Tóm tắt. Bài báo cáo giới thiệu một số kết quả tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng
Bình sử dụng mô hình MIKE FLOOD. Các tài liệu lưu lượng đầu vào được mô phỏng từ mưa
bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết nối 1-2 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định bằng tài
liệu thực đo mực nước hai trận lũ lớn năm 1999 và 2000 tại trạm Lệ Thủy nằm giữa khu vực
nghiên cứu kết hợp với các tài liệu đo đạc diện ngập lụt của trận lũ lịch sử 1999. Kết quả tính toán
bằng mô hình tương đối phù hợp với thực đo chứng tỏ khả năng ứng dụng của mô hình trong công
tác xây dựng bản đồ ngập lụt và cảnh báo thiên tai lũ lụt cho khu vực hạ lưu.
Xin chân thành cảm ơn
Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình
10 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294
285
_______
Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống
sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình
Hoàng Thái Bình1,*, Trần Ngọc Anh2, Đặng Đình Khá2
1Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam
2Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tóm tắt. Bài báo giới thiệu một số kết quả tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng
Bình sử dụng mô hình MIKE FLOOD. Các tài liệu lưu lượng đầu vào được mô phỏng từ mưa
bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết nối 1-2 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định bằng tài
liệu thực đo mực nước hai trận lũ lớn năm 1999 và 2000 tại trạm Lệ Thủy nằm giữa khu vực
nghiên cứu kết hợp với các tài liệu đo đạc diện ngập lụt của trận lũ lịch sử 1999. Kết quả tính toán
bằng mô hình tương đối phù hợp với thực đo chứng tỏ khả năng ứng dụng của mô hình trong công
tác xây dựng bản đồ ngập lụt và cảnh báo thiên tai lũ lụt cho khu vực hạ lưu.
Từ khóa: MIKE FLOOD, bản đồ ngập lụt, hệ thống sông Nhật Lệ
1. Mở đầu∗
Lũ lụt miền Trung nói chung và trên lưu
vực sông Nhật Lệ nói riêng là một trong những
tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc
sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã
hội trong vùng. Vào những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI thiên tai lũ lụt đã liên tiếp
xảy ra ở lưu vực sông Nhật Lệ. Đặc biệt trận lũ
lịch sử vào tháng XI/1999 đã gây tổn thất hàng
trăm tỷ đồng và làm chết hàng chục người... [1-3].
Mặt khác lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng
nề, hàng ngàn hộ dân phải di dời khỏi các vùng
sạt lở, ngập lụt, hệ sinh thái môi trường các
vùng cửa sông ven biển bị hủy hoại nghiêm
trọng. Để tăng cường ứng phó với lũ lụt ngoài
các biện pháp công trình (đê kè, hồ chứa
thượng lưu,...) thì các biện pháp phi công trình
đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong
số đó có tính dài hạn và bền vững như các biện
pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư.
Mặt khác, ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các
biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo vùng
ngập, di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an
toàn,... đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế
các thiệt hại về tính mạng và tài sản nhân dân.
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: hoangthaibinh@yahoo.com
Để phát huy hiệu quả tối đa của các biện
pháp trên cần phải xây dựng bộ bản đồ ngập lũ
ứng với các trường hợp khác nhau phục vụ quy
hoạch và bộ công cụ cảnh báo, dự báo diện
ngập lụt phục vụ công tác ứng phó nhanh. Đồng
thời các công cụ này có thể được sử dụng để
ước tính các thiệt hại khi xẩy ra thiên tai. Mô
hình MIKE FLOOD là mô hình thuỷ động lực
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 286
học dòng chảy kết nối 1&2 chiều có khả năng
mô phỏng mực nước và dòng chảy trên sông,
vùng cửa sông, vịnh và ven biển, cũng như mô
phỏng dòng không ổn định hai chiều ngang trên
đồng bằng ngập lũ. Mô hình này kết hợp các ưu
điểm của mô hình 1 chiều cho mạng lưới sông
(thời gian mô phỏng ngắn) với các lợi thế của
mô hình 2 chiều (mô phỏng chính xác diện
ngập lụt và trường vận tốc trên bề mặt đồng
bằng ngập lũ) đồng thời tương thích với các cấu
trúc GIS thông dụng vì thế đã nhận được nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn ở Việt Nam
và trên thế giới [1,4].
Bài báo này giới thiệu một số kết quả ứng
dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt
cho lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình
thông qua việc hiệu chỉnh và kiểm định với trận
lũ năm 1999 và 2000. Kết quả mô phỏng của
mô hình sẽ được sử dụng để xây dựng bộ bản
đồ ngập lụt cho khu vực hạ lưu lưu vực sông
Nhật Lệ ở các nghiên cứu tiếp theo.
2. Giới thiệu vùng nghiên cứu
Sông Nhật Lệ có diện tích lưu vực 2.650
km2, nằm trong vùng trũng của duyên hải Trung
bộ (hình 1). Địa hình lưu vực sông Nhật Lệ chủ
yếu là đồi núi thấp, độ cao bình quân lưu vực
đạt 234 m và độ dốc đạt 20,1%, có hướng dốc
từ Tây sang Đông. Lưu vực có dạng hình tròn,
là tập hợp của 2 nhánh sông Kiến Giang và
Long Đại. Nhánh sông Kiến Giang có chiều dài
96 km chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc ở
phần thượng du, sau đó chuyển sang hướng
Đông Nam - Tây Bắc ở phần hạ lưu, chạy song
song với đường bờ biển và được ngăn cách với
biển bằng dãy đụn cát cao. Nhánh Long Đại
chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc với
chiều dài 93 km. Bề mặt lưu vực bị chia cắt
mạnh nên mạng lưới sông suối khá phát triển
với mật độ lưới sông 0,84 km/km2. Phần hạ lưu
sông khá trũng, thuận lợi cho việc tập trung
nước, đồng thời cửa Nhật Lệ đổ ra biển hẹp lại
có bar cát chắn ngang gây khó khăn cho thoát
lũ. Do vậy hàng năm khu vực luôn chịu ảnh
hưởng nặng nề của các trận lũ gây úng ngập
trên diện rộng và uy hiếp thành phố Đồng Hới
[1,2].
Hình 1. Sơ đồ lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 287
3. Giới thiệu mô hình MIKE FLOOD
Dòng chảy trong vùng ngập lũ là dòng chảy
2 chiều theo phương ngang, vừa có dòng chảy
tập trung trong các mạng lưới sông suối vừa có
dòng chảy tràn trên bề mặt, do vậy nếu sử dụng
mô hình 2 chiều để mô phỏng quá trình này thì
yêu cầu lưới tính khá chi tiết để mô tả đủ chính
xác các ảnh hưởng của dòng chảy tập trung
trong các kênh, rãnh. Mặt khác, dòng chảy tràn
trên bề mặt chỉ xuất hiện khi có mực nước trong
sông cao hơn cao trình bờ (hoặc đê), vì thế để
giảm thời gian và khối lượng tính toán có thể
kết hợp các ưu điểm của cả mô hình 1 và 2
chiều bằng cách chỉ kích hoạt mô đun tính toán
2 chiều khi xuất hiện dòng chảy tràn. Mô hình
MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô
hình MIKE 11 (tính toán thủy lực mạng sông 1
chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng
chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang)
bằng 4 loại kết nối: a) kết nối tiêu chuẩn: sử
dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp
vào vùng ngập 2 chiều; b) kết nối bên: sử dụng
khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi
mực nước trong sông cao hơn cao trình bờ thì
sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2
chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các
dạng liên kết qua công trình; và d) kết nối khô
(zero flow link): là kết nối không cho dòng
chảy tràn qua [1,4-6].
Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi
Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực chất là
phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và
MIKE 21 đã được xây dựng trước đó. Bộ mô
hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác
nhau, nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này
chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mưa-dòng
chảy NAM) để tạo dòng chảy biên đầu vào cho
mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với
mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21 [1, 4-6].
4. Ứng dụng MIKE FLOOD tính toán ngập
lụt lưu vực sông Nhật Lệ
4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Dữ liệu địa hình: Bản đồ mô hình số độ
cao khu vực nghiên cứu được xây dựng với độ
phân giải 30x30 m từ 28 tờ bản đồ địa hình tỷ lệ
1: 25.000 kết hợp với một số các số liệu cao độ
bổ sung thu thập từ các nguồn khác nhau
[3,7,8]. Các mặt cắt ngang sông cho khu vực
nghiên cứu đã thu thập bao gồm: 26 mặt cắt
trên sông Kiến Giang, 28 mặt cắt trên sông
Long Đại, 02 mặt cắt trên nhánh Hói Dài, 06
mặt cắt trên nhánh Sao Vàng và 09 mặt cắt trên
sông Nhật Lệ.
- Dữ liệu khí tượng thuỷ văn: đã thu thập
bao gồm số liệu mưa giờ tại Đồng Hới các năm
1999 và 2000; số liệu mực nước giờ tại các
trạm Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Hới các năm
1999 và 2000; số liệu trích lũ lưu lượng tại hai
trạm Kiến Giang và Tám Lu năm 1972 và quan
hệ H~Q của trạm Kiến Giang. Trên toàn bộ
vùng nghiên cứu hiện nay không có trạm đo lưu
lượng, do vậy để làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh
và kiểm định mô hình mưa-dòng chảy (NAM)
số liệu lưu lượng đã được tái tạo tại trạm Kiến
Giang sử dụng đường quan hệ Q~H.
4.2. Thiết lập mô hình MIKE FLOOD cho hệ
thống sông Nhật Lệ
- Xây dựng mạng lưới thuỷ lực một chiều
Mạng lưới thủy văn khu vực nghiên cứu
được mô tả bằng sơ đồ thủy lực bao gồm sông
chính là sông Kiến Giang với chiều dài 96 km,
gồm 200 nút tính toán với 26 mặt cắt, biên trên
là trạm thủy văn Kiến Giang, biên dưới là trạm
thủy văn Đồng Hới nằm cách cửa sông 2km.
Nhánh sông Long Đại dài 93 km, gồm 180 nút
tính toán với 28 mặt cắt, biên trên lấy tại vị trí
trạm thủy văn Tám Lu cũ, đổ vào dòng chính
Kiến Giang tại ngã ba Quán Trung. Ngoài ra,
mạng thủy lực còn bao gồm một số sông nhánh
như Hói Dài, kênh Sao Vàng… (hình 2).
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 288
Hình 2. Sơ đồ thủy lực mạng tính toán 1 chiều hệ thống sông Nhật Lệ.
- Xây dựng mạng thủy lực hai chiều
Giới hạn vùng ngập ở hạ lưu được xác định
trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với một số
các tài liệu khảo sát các trận lũ lịch sử nhằm
đảm bảo bao trùm toàn bộ vùng ngập lụt tối đa.
Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu với độ phân
giải 30 x 30m đã xây dựng ở trên được sử dụng
làm nền địa hình cho mô hình MIKE 21. Nền
địa hình này đã có kết hợp với các tài liệu về
mạng lưới đường sắt, các đường quốc lộ và tỉnh
lộ trong khu vực. Khu vực nghiên cứu được rời
rạc hóa theo lưới phần tử hữu hạn (FEM) với
khoảng cách các ô lưới là từ 200 – 250 m. Với
diện tích của phần tử lớn nhất là 62.500 m2, góc
nhỏ nhất 30o toàn bộ vùng ngập lụt chia thành
14.604 phần tử với 7.723 nút lưới (hình 3).
- Tiến hành kết nối (Coupling) trong MIKE
FLOOD
Sau khi xây dựng mạng lưới thủy lực trong
MIKE 11 và MIKE 21, chạy thông cả 2 mạng
thủy lực, tiến hành Coupling cả hai mạng thủy
lực trên trong MIKE FLOOD với các lựa chọn
thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Các lựa chọn kết nối trong Mike Flood
Tên sông Môđun Coupling Loại kết nối Số ô lưới kết nối trong Mike 21
Kiến Giang HD Bên 230
Long Đại HD Bên 27
Nhật Lệ HD Bên 80
Đập Mỹ Trung HD Công trình 6
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 289
Hình 3. Sơ đồ lưới phần tử hữu hạn dùng trong mô hình 2 chiều.
4.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE
FLOOD
Để có thể tiến hành tính toán, mô phỏng quá
trình dòng chảy lũ trên lưu vực bằng mô hình
thủy văn, thủy lực cần tiến hành các bước hiệu
chỉnh và kiểm định bộ thông số cho mô hình
tính toán. Do biên đầu vào của mô hình MIKE
FLOOD phải tính gián tiếp từ mưa bằng mô
hình NAM, do vậy trước hết phải kiểm định và
hiệu chỉnh mô hình NAM
- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM
Trên toàn lưu vực hiện không có tài liệu đo
lưu lượng, do vậy đường quan hệ Q-H tại trạm
Kiến Giang đã được sử dụng để phục hồi số
liệu lưu lượng cho các trận lũ nghiên cứu. Dựa
trên tình hình tài liệu đo đạc thủy văn cũng như
để phù hợp với tài liệu đo đạc địa hình, hai trận
lũ năm 1999 và 2000 đã được lựa chọn để hiệu
chỉnh và kiểm định mô hình. Cụ thể:
- Trận lũ từ ngày 10 đến ngày 16/11/2000
sử dụng cho hiệu chỉnh
- Trận lũ từ ngày 1 đến ngày 10/11/1999 sử
dụng cho kiểm định
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
NAM tại trạm Kiến Giang được biểu diễn trong
các hình 4 và 5. Kết quả hiệu chỉnh được đánh
giá bằng chỉ tiêu Nash là 75,2% và kiểm định là
72,3% [1] đều đạt loại khá và đảm bảo yêu cầu
cho các bước tính toán tiếp theo.
Hình 4. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM.
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 290
Hình 5. Kết quả kiểm định mô hình NAM.
- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE
FLOOD
Để tăng cường độ chính xác cũng như tiết
kiệm thời gian tính toán, mô hình kết nối 1-2
chiều MIKE FLOOD được hiệu chỉnh và kiểm
định với hai trận lũ năm 2000 và 1999 như trên.
Các kết quả tính toán so sánh với số liệu thực
đo trạm Lệ Thủy và biểu diễn trong các hình 6,
7 với kết quả hiệu chỉnh và kiểm định theo chỉ
tiêu Nash lần lượt đạt 87,4% và 88,9%, đạt loại
tốt.
- Đánh giá kết quả tính toán diện ngập lụt
trận lũ 1999
Nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tính toán
diện ngập lụt bằng mô hình kết nối đã xây
dựng, kết quả tính toán được xuất ra dưới dạng
file ASCII, và sau đó xử lý bằng phần mềm
ArcGis 9.1 nhằm xây dựng các vùng ngập lụt
với độ sâu ngập khác nhau thành các lớp thông
tin (layer) trên hệ GIS. Từ đó kết hợp với lớp
ranh giới hành chính có sẵn để tính toán diện
tích ngập ứng với các xã, huyện và cho toàn
vùng. Các số liệu tính toán được so sánh với số
liệu thống kê ngập lụt theo nghiên cứu của Dự
án hỗ trợ quản lý thiên tai tại Việt Nam do Bộ
NN&PTNT và UNDP phối hợp thực hiện năm
2004 [8]. Kết quả trong bảng 2 và hình 8 cho
thấy tuy rằng mô hình tính toán diện tích ngập
lụt có thiên lớn nhưng với sai số NASH=73,6%
đã chứng tỏ mô hình mô phỏng tương đối tốt
diện tích ngập lụt trong trận lũ năm 1999. Bản
đồ diện tích ngập lụt tương ứng với trận lũ 1999
đã được xây dựng với tỷ lệ 1/25.000 và được
minh họa trong hình 9
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 291
Hình 6. Kết quả hiệu chỉnh mô hình MIKE FLOOD.
Hình 7. Kết quả kiểm định mô hình MIKE FLOOD.
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 292
Hình 8. Kết quả so sánh diện ngập theo từng xã trận lũ năm 1999.
Hình 9. Bản đồ ngập lụt khu vực hạ lưu hệ thống sông Nhật Lệ trận lũ 1999.
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 293
5. Kết luận
Mô hình MIKE FLOOD ứng dụng tính toán
ngập lụt cho khu vực hạ lưu sông Nhật Lệ đã
được hiệu chỉnh và kiểm định với kết quả đánh
giá theo chỉ tiêu Nash đều lớn hơn 85% đạt loại
tốt. Riêng với diện ngập lụt so sánh theo số liệu
thống kê đạt loại khá (73,6%). Điều này chứng
tỏ mô hình đã mô phỏng tương đối tốt quá trình
ngập lụt trên lưu vực sông Nhật Lệ và bộ mô
hình có thể được sử dụng trong thực tế phục vụ
công tác cảnh báo, dự báo, phòng chống giảm
nhẹ thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng.
Bảng 2. Thống kê diện tích ngập theo xã lưu vực sông Nhật Lệ trận lũ 1999
STT Tên xã Diện ngập TT (ha)
Diện ngập
thống kê (ha)
[8]
STT Tên xã Diện ngập TT (ha)
Diện ngập
thống kê (ha)
[8]
1 Đồng Mỹ 68 45 18 Lộc Thuỷ 446 440
2 Đồng Phú 382 27 19 Liên Thuỷ 733 694
3 Đức Ninh 723 413 20 Mai Thuỷ 546 388
4 An Ninh 1497 1458 21 Mỹ Thuỷ 204 337
5 An Thuỷ 2190 2142 22 Phú Hải 336 231
6 Cam Thuỷ 403 416 23 Phú Thuỷ 1281 924
7 Dương Thuỷ 714 409 24 Phong Thuỷ 996 932
8 Duy Ninh 787 745 25 Sơn Thuỷ 1171 921
9 Gia Ninh 861 747 26 Tân Ninh 1284 1191
10 Hàm Ninh 1454 942 27 Tân Thuỷ 627 833
11 Hải Đình 150 93 28 Thanh Thuỷ 685 620
12 Hải Thành 172 64 29 TT. Kiến Giang 157 413
13 Hồng Thuỷ 1424 1188 30 Vạn Ninh 1314 1307
14 Hiền Ninh 793 648 31 Võ Ninh 592 1251
15 Hương Thuỷ 40 238 32 Vĩnh Ninh 1801 1104
16 Hoa Thuỷ 1741 1585 33 Xuân Thuỷ 483 444
17 Lương Ninh 681 681
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Thái Bình, Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ
lưu hệ thống sông Nhật Lệ (Mỹ Trung - Tám Lu -
Đồng Hới), Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009.
[2] Nguyễn Văn Cư, Một số nhận định về trận lũ từ
ngày 1-6/11/1999 vùng Trung bộ và kiến nghị
một số giải pháp cấp bách khắc phục sau lũ lụt,
Tuyển tập báo cáo hội nghị: “Khoa học, công
nghệ dự báo và phục vụ dự báo khí tượng thủy
văn”, tập 2, Hà Nội, 2000.
[3] Nguyễn Lập Dân, Nghiên cứu cơ sở khoa học
cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh
lũ lụt ở miền Trung, báo cáo tổng kết đề tài KC –
08 – 12, Lưu trữ tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, 2004.
[4] Đặng Đình Khá, Ứng dụng mô hình MIKE
FLOOD tính toán mức độ ngập lụt khu vực Bắc
Thường Tín, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2009.
[5] Denmark Hydraulic Institute (DHI), “MIKE
FLOOD Reference Manual” DHI, 2007, 514 pp.
[6] Denmark Hydraulic Institute (DHI), “MIKE
FLOOD User Guide” DHI, 2007, 514 pp.
[7] Nguyễn Lập Dân, Nghiên cứu hiện trạng, xác
định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
phòng chống bồi lấp cửa sông nhằm khai thông
luồng Nhật Lệ - Quảng Bình, Báo cáo tổng kết
đề tài, Hà Nội, 2007.
[8] Dự án hỗ trợ hệ thống quản lý thiên tai tại Việt
Nam – Bộ NN & PTNT và UNDP phối hợp thực
hiện (2004), Bản đồ ngập lũ lịch sử năm 1999.
H.T. Bình và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 285‐294 294
Simulation of flood inundation using MIKE FLOOD model in
Nhat Le river system - Quang Binh province
Hoang Thai Binh1, Tran Ngoc Anh2, Dang Dinh Kha2
1Institute of Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology,
18 Hoang Quoc Viet, Hanoi, Vietnam
2Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
This paper presents some results of flood and inundation simulation in Nhat Le river system,
Quang Binh province, central Vietnam using 1-2D coupled model MIKE FLOOD. The upstream and
inflow boundary were river discharge generated from rainfall data using hydrological model NAM.
The parameters of coupling model was calibrated and verified with observed data of 1999 and 2000
flood events at Le Thuy station in combination with investigated data of inundation area in 1999 flood
event. The fairly agreement between simulated and observed data shows the applicability of MIKE
FLOOD in establishing the inundation maps correspondence to designed floods as well as in land-use
planning and flood mitigation in downstream area of Nhat Le river system.
Keywords: MIKE FLOOD, inundation, flooding map, Nhat Le river.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1) Binh - Ngoc Anh - Kha.pdf