Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).
Thành phần thực vật có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài.
Động vật
Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài voọc Cát Bà (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi nhầm là voọc đầu trắng, tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu cung cấp của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007). Động vật phù du 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài
16 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng mô hình hàm cầu du lịch cho Vườn quốc gia Cát Bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A.Phần mở đầu
I.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, môi trường đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân loại. Việc nhận thức về môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người ngày càng được nâng cao. Khái niệm môi trường theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các yếu tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan... và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Trong đó, chính con người cũng là yếu tố quan trọng tác động tới quá trình vận động và phát triển của môi trường.
Điều đó có nghĩa là môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau: không có một hoạt động kinh tế nào lại không dựa vào môi trường và lại không gây ra những tác động đến môi trường. Ngược lại, không có một sự biến đổi nào của hệ thống môi trường lại không gây ra những tác động ngược trở lại đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
Môi trường có ba chức năng cơ bản đối với xã hội loài người: môi trường là không gian sống và cung cấp những điều kiện hỗ trợ cuộc sống cho con người; môi trường cung cấp các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho các hoạt động của con người; đồng thời môi trường cũng chứa đựng và hấp thụ chất thải do con người tạo ra trong các hoạt động của mình.
Vườn quốc gia Cát Bà có rừng nhiệt đới, hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng, nhiều loài quý hiếm. Thực tại số lượng khách du lịch đến thăm quan vườn quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học các loài động, thực vật đã điều tra hiện tại của vườn còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Vì vậy, việc xác định giá trị thực của vườn là rất cần thiết để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch kết hợp với mục tiêu bảo tồn.
Đó chính là lý do toi chọn đề tài:
“Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng mô hình hàm cầu du lịch cho Vườn quốc gia Cát Bà”
II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu:
Qua phương pháp chi phí du lịch, nhằm xác định lợi ích từ hoạt động du lịch hàng năm Vườn Quốc Gia Cát Bà đem lại cho cộng đồng, bên cạnh đó xác định giá trị môi trường của nó để làm căn cứ cho trong việc quy hoạch phát triển, hướng tới phát triển bền vững.
b) Nhiệm vụ
Tổng quan cơ sở lí luận về tổng giá trị kinh tế và định giá môi trường, đặc biệt về phương pháp chi phí du lịch để áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
Khái quát thực trạng môi trường và hoạt động du lịch của vườn quốc gia Cát Bà
Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch, xác định chất lượng môi trường vườn quốc gia Cát Bà
III. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp thực địa
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel, Mfit 286
B.Giải Quyết Vấn Đề
I.Cơ sở lý luận
1. Phương pháp chi phí du lịch (TCM)
a. Khái niệm
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó.
Phương pháp này được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của các khu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới để tổ chức các hoạt động giải trí như picnic, đi dạo. Thực chất những nơi có chất lượng môi trường tốt là những nơi người ta phát triển du lịch và có nhiều khách tham quan nghỉ ngơi. Do đó, nếu căn cứ vào chi tiêu của khách đến nghỉ ngơi ở vị trí du lịch thì có nghĩa là chất lượng môi trường tỷ lệ thuận với chi phí của du khách. Nếu xét về cầu thì:
Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên
b. Nội dung
Bản chất của phương pháp chi phí du lịch là sử dụng các chi phí của khách du lịch làm đại diện cho giá. Mặc dù chúng ta không quan sát được con người mua chất lượng hàng hoá môi trường nhưng chúng ta lại quan sát được cách họ đi du lịch để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Đi du lịch là tốn tiền và cũng tốn thời gian. Các chi phí du lịch này có thể làm đại diện cho cái giá mà con người phải trả để hưởng thụ được cảnh quan môi trường. Có thể sử dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng đường cầu cho các cảnh quan môi trường này. Bằng cách thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm), chúng ta có thể ước lượng giá sẵn lòng trả tổng cộng cho những cảnh quan môi trường cụ thể.
Các bước thực hiện phương pháp TCM như sau:
Bước 1:
Xác định vị trí mà chúng ta cần đánh giá, sau đó chọn một số người thường xuyên lui tới đó.
Bước 2:
Sử dụng hệ thống phiếu điều tra, đánh giá, bảng hỏi đã thiết kế sẵn để phỏng vấn từng khách du lịch. Chúng ta hỏi khách du lịch về:
Họ tới từ đâu (thành phố nào, nước nào)
Số khách trên một phương tiện chuyên chở tới
Phương tiện chuyên chở (ô tô, máy bay, xe máy)
Thời gian đi đến và ở tại địa điểm
Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi
Thu nhập của khách
Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở)
Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.
Trong đó có hai nội dung cơ bản mà ta không thể bỏ qua, đó là quãng đường mà họ lui tới địa điểm nghiên cứu là bao xa và số lần lui tới trong 1 năm.
Bước 3:
Tiến hành phân nhóm các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là những người có khoảng cách tương tự nhau chúng ta gộp vào một nhóm.
Bước 4:
Ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là bước quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các cảnh quan môi trường.
Thứ nhất là về chi phí của chuyến đi: chi phí toàn bộ của chuyến đi sẽ được tính như sau:
P = e + f + ac + w(t1 + t2) + ct
Trong đó: e (entrance fee) là vé vào cổng
f (food and drink) là chi phí ăn uống
ac (accomodation) là chi phí nghỉ ngơi
w (wages) là thu nhập bình quân
t1 là thời gian đi trên đường
t2 là thời gian lưu lại điểm giải trí
ct (cost of transport) là chi phí phương tiện giao thông
Như vậy, chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm: vé vào cổng, chi phí nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đường đi và trong thời gian lưu lại khu giải trí, chi phí phương tiện giao thông.
Thứ hai là về số lần đi lại: thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn khách ta sẽ xác định được trong 1 năm họ lui tới vị trí này mấy lần.
Bước 5:
Xem xét mối quan hệ giữa chi phí của chuyến đi và số lần đi tới vị trí đánh giá của các nhóm thông qua các số liệu điều tra, tính toán ở trên.
Theo Freeman (2003) thì hàm cầu cá nhân ở vùng thứ i là:
xi = f(P, M)
Trong đó: x là số lần viếng thăm
P là tổng chi phí của chuyến đi
M là thu nhập của cá nhân
i = (1,m) với m là số vùng xung quanh vùng giải trí.
Toàn bộ vùng sẽ có nhu cầu là:
nixi = nif(P,M)
Trong đó: ni là số người ở vùng i đến thăm quan.
Số lần đến
Chi phí đi lại
Đường cầu về giải trí
Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí
= lợi ích của khu vực tự nhiên (theo giả định)
Hình 3: Đồ thị hàm cầu về giải trí trong TCM
Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại được coi là thể hiện nhu cầu giải trí. Có nghĩa là chúng ta giả định rằng chi phí đi lại thể hiện giá trị giải trí và số lần đi lại thể hiện lượng giải trí.
Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số giả thiết sau phải được thoả mãn:
Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.
Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.
Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại giống nhau, có như vậy thì ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.
Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.
c. Ưu điểm
Đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn vì việc đánh giá môi trường thông qua hưởng thụ là hoàn toàn chính xác.
Xem xét trên góc độ kinh tế, phương pháp chi phí du lịch cho chúng ta một cách nhìn nhận tương đối dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Nếu công việc điều tra, phỏng vấn khách quan và đúng quy trình thì kết quả mang lại phục vụ tốt cho công tác chính sách.
d. Hạn chế
Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp có những du khách cho rằng vị trí đánh giá rất có ý nghĩa với họ. Do vậy, thay vì thường xuyên đến họ mua luôn nhà gần vị trí đó để ở. Trong trường hợp đó việc xác lập cự ly phải được xem xét và tính toán lại.
Cũng có trường hợp khi chúng ta điều tra gặp phải những đối tượng không phải bỏ chi phí (thường xảy ra ở những vị trí gần với địa bàn cư trú) nhưng lại đánh giá rất cao chất lượng môi trường ở đó. Như vậy, không thể định giá môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch mà phải sử dụng phương pháp khác.
Phương pháp chi phí du lịch chỉ cho phép chúng ta tính tổng giá trị kinh tế TEV mà không tính được các thành phần chứa trong đó.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này chúng ta còn gặp phải một số trở ngại khác như: sự trả lời không chính xác theo mẫu hoặc những vấn đề liên quan đến lợi ích của những người không sử dụng trực tiếp Trong trường hợp đó đòi hỏi người đánh giá phải có những cách xử lý về mặt kỹ thuật phù hợp.
Tóm lại, đo lường sự thay đổi chất lượng môi trường là công việc khó khăn. Cái mà người ta muốn đo lường là giá trị thay đổi chất lượng môi trường tại một địa điểm. Phương pháp chi phí du lịch chỉ đại diện cho giá sẵn lòng chi trả cho một mức chất lượng môi trường. Với những khó khăn này, TCM được sử dụng hạn chế trong phân tích chi phí lợi ích. Tuy nhiên, nó lại rất hữu dụng trong việc tính giá trị kinh tế của một khu rừng, vườn quốc gia hay hệ sinh thái.
II.Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch tại vườn quốc gia Cát Bà
1.Tổng quan về Vườn quốc gia Cát Bà
1.1.Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Bản đồ quần đảo Cát Bà, vùng rừng quốc gia Cát Bà được khoanh màu xanh đậm
VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 35 hải lý về phía đông. Có tọa độ địa lý:
20°43′50″-20°51′29″ vĩ bắc.
106°58′20″-107°10′50″ kinh đông.
Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đàm, Trân Châu, Hiền Hào.
Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha. Trong đó có 9.800 ha là rừng núi và 5.400 ha là mặt nước biển.
Điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia Cát Bà nhìn từ đỉnh Cao Vọng
Địa hình
Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50-200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Địa chất
Đá mẹ chủ yếu của đảo là đá vôi.
Đất đai
VQG Cát Bà gồm có 5 nhóm đất chính:
Nhóm đất trên núi đá vôi: Đó là loại đất phong hóa màu nâu đỏ hoặc nâu vàng phát triển trên đá vôi và sa thạch, tầng đất >50 cm, pH = 6,5-7. Phân bố dưới tán rừng, rải rác trong vườn.
Nhóm đất đồi feralit màu nâu vàng hoặc nâu nhạt phát triển trên sản phẩm đá vôi ít chua hay gần trung tính. Trong nhóm đất này còn có loại feralit màu trắng xám hay mầu nâu vàng phát triển trên diệp thạch sét chua vùng đồi trọc, tầng đất mỏng, cấu tượng xấu, nhiều đá lẫn, dất khô dời rạc.
Nhóm đât thung lũng cạn phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm đá vôi, tập trung ở các thung lũng, được rừng tự nhiên che phủ.
Nhóm đất thing lũng ngập nước, phát triển chủ yếu do quá trình bồi tụ, mùa mưa thường ngập nước, tầng đất mặt trung bình hoặc mỏng.
Nhóm đất bồi tụ ngập mặn do sản phẩm bồi tụ ở cửa sông, phát triển trên vung ngập mặn ở Cái Viềng, Phù Long.
Tài nguyên sinh vật
Thực vật
Đơn ưu cây Và nước tại khu vực ao ếch-phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).
Thành phần thực vật có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài.
Động vật
Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài voọc Cát Bà (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi nhầm là voọc đầu trắng, tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu cung cấp của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007). Động vật phù du 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài
2. Bước đầu xây dựng mô hình đường cầu du lịch cho VQG Cát Bà bằng phương pháp chi phí du lịch
2.1.Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
a.Thu thập thông tin
Như trong cơ sở lý luận đã trình bày, những bước đầu tiên của phương pháp chi phí du lịch là lập phiếu điều tra phỏng vấn khách du lịch những thông tin cần thiết.
b. Lấy mẫu
Hầu hết những thông tin cơ bản đã được phỏng vấn, tuy nhiên do bảng hỏi quá dài và người Việt Nam dường như vẫn chưa quen với những loại câu hỏi này nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thu thập đủ những thông tin cần thiết. Chính vì vậy mà trong tổng số 124 phiếu điều tra thì chỉ có 35 phiếu được sử dụng. Do không đủ thời gian, kinh phí cũng như kinh nghiệm nên số lượng mẫu không lớn, tuy nhiên lượng mẫu này có thể cung cấp những thông tin cơ sở trong việc ước lượng nhu cầu du lịch ở vườn quốc gia Cát Bà. Và để áp dụng phương pháp chi phí du lịch ta giả định mẫu được lựa chọn ra là hoàn toàn ngẫu nhiên.
c. Xử lý thông tin
Sau khi chọn ra được mẫu, các số liệu được phân loại và tổng hợp trên Excel. Những số liệu tổng hợp này sẽ được xử lý thông qua phần mềm kinh tế lượng Mfit286 để phục vụ cho việc tính chi phí du lịch ở vườn quốc gia Cát Bà.
2.2. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho vườn quốc gia Cát Bà
a. Phân vùng xuất phát
Khách du lịch đến VQG Cát Bà bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế. Nhưng đối với khách nước ngoài có một vài thông tin mà ta không biết rõ, như: chi phí từ nước ngoài đến Việt Nam, tổng số dân của vùng, mục đích đến Việt Nam là chỉ đi du lịch ở Cát Bà hay còn kết hợp với mục đích khácDo đó, nếu tính cả cho khách nước ngoài thì rất khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, để xây dựng đường cầu về giải trí đối với Cát Bà, tôi chỉ tính cho khách nội địa.
Vùng
Tỉnh, Thành phố
Tổng số dân (1000 người)
Tổng số đoàn
Sốlượng khách (theo mẫu)
1
Hải Phòng
1095,4
5
50
2
Hà Nội
3082,8
4
43
3
Thái Nguyên
1770,8
2
23
4
Huế
1119,8
2
10
Trong khi phân chia như trên ta sẽ phải giả định chi phí mỗi khách trong một đoàn là như nhau.
b. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát
Như trong mô hình mẫu đã đề cập thì hàm cầu cá nhân ở vùng thứ i là:
xi = f(P, M)
Trong đó: x là số lần viếng thăm/năm
P là tổng chi phí của chuyến đi
M là thu nhập của cá nhân
Trong thực tế nếu điểm du lịch này là một công viên hay một khu vui chơi giải trí (tức là những nơi ta thường xuyên lui tới) thì hoàn toàn có thể áp dụng mô hình trên. Tuy nhiên, đối với vườn quốc gia Cát Bà thì lượng khách đến đây không thường xuyên như những nơi giải trí thông thường, họ chỉ đến đây một lần trong năm hoặc một vài lần trong một vài năm. Vì vậy, ta phải thay thế số lần viếng thăm/năm (xi) của một cá nhân bằng tỷ lệ số lần tham quan trên 1000 dân (VR – Visitation Rate) cho phù hợp với mô hình của vườn quốc gia Cát Bà.
c. Ước lượng chi phí cho một chuyến du lịch đến Cát Bà
Để ước lượng chi phí cho một chuyến du lịch đến Cát Bà ta cần giả định tổng chi phí của mỗi người trong một đoàn là gần như nhau.
Chi phí toàn bộ được thể hiện như sau:
P = e + f + ac + w(t1 + t2) + ct
Như vậy, theo phần cơ sở lý luận ta có thể thấy toàn bộ chi phí của chuyến đi bao gồm 5 thành tố cơ bản. Trên thực tế, tổng chi phí du lịch còn có thể bao gồm cả những chi phí thuê hướng dẫn viên du lịch, chi phí mua sắm đồ lưu niệm, hàng hoá. Song ở đây, chúng ta bỏ qua những chi phí này vì hầu hết khách đến đây là để thăm quan và nghỉ ngơi.
Năm chi phí cơ bản:
c.1. Chi phí vé thăm quan (e)
c.2. Chi phí ăn uống (f)
c.3. Chi phí nghỉ ngơi (ac)
c.4. Chi phí thời gian (chi phí cơ hội – OC)
c.5. Chi phí phương tiện giao thông (ct)
c.6. Tổng hợp các chi phí
Qua tính toán ở trên, ta sẽ có tổng chi phí của từng người
Tổng chi phí trung bình của một người, cho một chuyến đi du lịch VQG Cát Bà ở từng vùng, được tính bằng cách cộng tổng chi phí của từng người ở mỗi vùng, sau đó chia cho số lượng khách của vùng đó. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Tổng hợp các chi phí
Vùng
Tổng chi phí trung bình / 1 người / 1 chuyến P (1000 VNĐ)
1
547
2
649,7
3
734,3
4
1467
d. Xây dựng mô hình đường cầu du lịch
Như đã trình bày ở trên, tỷ lệ số lần thăm quan phụ thuộc vào chất lượng môi trường, thu nhập của khách du lịch và chi phí của chuyến đi. Tuy nhiên, việc xác định chất lượng môi trường ở Cát Bà chưa được nghiên cứu một cách chính xác, và trong bài viết này đã giả định thu nhập là một yếu tố không đổi.
Vì vậy, tỷ lệ số lần thăm quan phụ thuộc chặt chẽ vào chi phí chuyến đi. Mô hình hàm cầu sẽ là: VR = f(P).
d.1. Giả thiết mô hình tuyến tính
Ta sẽ có mô hình bậc 1 như sau:
VRi = a + bPi (i = 1,2,3,4)
Trong đó: a và b là các tham số cần xác định.
VRi là tỷ lệ số lần thăm quan /1000 người /năm
Pi là chi phí trung bình /người /chuyến của vùng i.
Hai giá trị VRi, Pi đã được tính toán ra thành bảng sau:
Bảng 5: Giá trị VRi và Pi ở các vùng
Vùng
VR
P
1
4,16
547
2
1,27
649,7
3
1,18
734,3
4
0,8
1467
Dùng phương pháp hồi quy thông qua phần mềm Mfit286, ta sẽ thu được kết quả như sau:
a = 3,7164
b = - 0,0021941
Do đó xác định được hàm cầu như sau:
VR = 3,7164 – 0,0021941P
3. Những kết quả thu được sau khi áp dụng phương pháp chi phí du lịch cho VQG Cát Bà
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp ứng dụng nhận thức về nhu cầu để định giá môi trường. Qua việc thu thập thông tin về khách du lịch, tổng hợp các thông tin bằng phần mềm Excel và xử lý thông tin qua Mfit286, tôi đã xác lập được hàm cầu du lịch cho VQG Cát Bà
Việc tính toán ra những giá trị cụ thể sẽ mang tính thuyết phục cao, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời những kết quả này có thể trở thành những tài liệu hữu ích cho việc hoạch định chính sách hoặc tính ra mức giá phù hợp cho VQG Cát Bà.
4. Những khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí du lịch tại VQG Cát Bà
Trong khi điều tra khách du lịch do thiếu kinh nghiệm cũng như khoảng thời gian điều tra ngắn nên không thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết. Số lượng thông tin thu được cũng như số khách phỏng vấn còn chưa nhiều.
Do vậy nên kết quả có thể vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan.
Mô hình chi phí du lịch ở đây là mô hình giản đơn và chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu.
5. Kiến nghị
Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Mở rộng thời gian điều tra, phỏng vấn khách tại nhiều thời điểm trong năm. Từ đó ta sẽ có những số liệu tương đối chính xác về lượng khách của các vùng đến Cát Bà hàng năm, tăng độ tin cậy của kết quả tính ra.
Trên cơ sở thu thập được các số liệu ta sẽ phân vùng xuất phát đầy đủ và chính xác hơn. Nghĩa là ta sẽ phân thành nhiều vùng hơn, mỗi vùng cách Cát Bà 1 khoảng cách nhất định và mỗi vùng bao gồm một số tỉnh, thành phố gần nhau. Từ đó tính được ra giá trị của VQG Cát Bà lớn hơn.
Bóc tách các chi phí của khách nước ngoài dành cho đi du lịch VQG Cát Bà để nhằm đưa mẫu khách nước ngoài vào mô hình. Đồng thời đưa cả biến thu nhập vào mô hình. Việc làm này khá khó khăn, tuy nhiên nếu làm được sẽ xây dựng được một mô hình hoàn hảo, định giá sát nhất các giá trị mà VQG Cát Bà đem lại.
C. Kết luận
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá gia tăng, khiến cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Ngày nay đã có nhiều người hiểu được rằng việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ. Nhưng bên cạnh đó có những người vẫn ra sức tàn phá thiên nhiên bởi theo họ “môi trường là của chung, là thứ vô hạn”. Bởi vậy, việc lượng hoá được những giá trị môi trường đem lại là điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của con người cũng như bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đề tài “Bước đầu ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng mô hình hàm cầu du lịch cho Vườn quốc gia Cát Bà” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xây dựng mô hình hợp lý về nhu cầu cho VQG Cát Bà theo phương pháp chi phí du lịch để ước tính giá trị kinh tế của Vườn.
Tính toán được hàm cầu du lịch cho Vườn là:
VR = 3,7164 – 0,0021941P.
Đó chính là cơ sở để xác định tổng giá trị kinh tế mà Cát Bà đem lại cho con người. Qua đó, tài liệu này sẽ góp phần tính ra mức giá vào cửa cho vườn quốc gia Cát Bà, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Cát Bà.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi được những hạn chế như: chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu, chưa đưa được mẫu khách nước ngoài vào mô hìnhVì vậy, mô hình xây dựng vẫn chưa được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các kết quả sẽ là tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6092.doc