Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính. Nếu bảng cân đối kế toán những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết chi phí và thu nhậpphát sinh dể tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những vấn đề liên quan đéen luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng chi trả hay không cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được xác định trong thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng).
98 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lợi cao nhất cho doanh nghiệp.
-Vòng quaydự trữ = Doanh thu / Dự trữ
Dự trữ là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường, liên tục, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mỗi doanh nghiệp cần phải duy trì một mức dự trữ hợp lý. Trong sản xuất và tiêu thụ, dự trữ là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng dự trữ và hàng tồn kho có vai trò rất lớn để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách bình thường, nhiên nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì hệ số vòng quay dự trữ càng cao thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đánh giá là tốt vì như vậy thời hạn hàng hoá, thành phẩm nằm trong kho càng ngắn, vật tư luân chuyển càng nhanh, nhu cầu vốn đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có cùng mức doanh thu và rủi ro tài chính sẽ càng giảm. Nhưng nếu mức tồn kho quá thấp có thể không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hoặc các hợp đồng tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ sau.
-Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu/360
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chính sách tín dụng...
Các khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước... Số liệu của chỉ tiêu này được lấy từ phần tài sản của Bảng cân đối kế toán.
-Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Doanh thu / Tài sản lưu động
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. Nó phản ánh một đồng vốn lưu động mà doanh nghiệp đang sử dụng đem lại mấy đồng doanh thu.
-Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu / Tài sản cố định
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định, cho biết một đồng tài sản cố định (TSCĐ) trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tính đến thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định - Hao mòn luỹ kế.
-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản
Hệ số này làm rõ khả năng triệt để tận dụng vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Bảng: Chỉ tiêu khả năng hoạt động
STT
Chỉ tiêu
đơn vị
1999
2000
2001
2002
1
Tiền và CK dễ bán
1000đ
1422301
5243965
13018421
8071763
2
Các khoản phải thu
1000đ
27572125
62852254
87554776
145908787
3
Dự trữ
1000đ
3074825
6831754
8430118
18144895
4
Tài sản lưu động
1000đ
32750898
75639800
109659574
172628572
5
Tài sản cố định
1000đ
30604309
24757531
57454985
63058465
6
Tài sản
1000đ
63355208
100423871
167094560
235687038
7
Doanh thu
1000đ
94665691
130056827
179508429
264170013
8
Vòng quay tiền
Vòng
66.558
24.801
13.789
32.728
9
Vòng quay dự trữ
Vòng
30.787
19.034
21.294
14.559
10
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
104.853
173.976
175.589
198.838
11
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
3.093
5.253
3.124
4.189
12
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
2.989
1.719
1.637
1.530
13
Hiệu suất sử dụng tài sản
1.494
1.295
1.074
1.121
(Trích báo cáo tài chính 1999, 2000, 2001, 2002)
Biểu đồ: Vòng quay tiền
Vòng quay tiền của công ty giảm dần qua các năm, năm 1999 là 66.558 vòng, năm 2000 giảm xuống 24.801 vòng, và năm 2001 là 13.789,. Do tốc độ tăng của tiền chứng khoán dễ bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên vòng quay tiền giảm dần. Năm 1999 tiền và chứng khoán dễ bán là 1.4 tỷ, năm 2000 là 5.2 tỷ tăng 3.8 tỷ tương ứng 368% so với năm 1999, năm 2001là 13 tỷ tăng 7.8 tỷ tương ứng 150%. Doanh thu năm 1999 là 94.7 tỷ , năm 2000 là 130 tỷ tăng 35.3 tỷ tương ứng 37%, năm 2001 là 179.1 tỷ tăng 49.1 tỷ tương ứng 38%. Sang năm 2002 vòng quay tiền tăng 32.728 vòng do tiền của công ty giảm 4.9 tỷ tương ứng 38%. Tuy vòng quay tiền giảm chưa chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, mà phải kết hợp phân tích với các chỉ tiêu khác.
Biểu đồ: Vòng quay dự trữ
Vòng quay dự trữ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay dự trữ của công ty qua các năm đạt mức rất cao. Tuy nhiên không ổn định, năm 1999 là 30.787 vòng, sang năm 2000 thì giảm mạnh xuống còn 19.034 vòng, năm 2001 tăng lên 21.94 vòng, năm 2002 lại giảm xuống 14.559 vòng. Vòng quay dự trữ giảm do tốc độ tăng của khoản mục dự trữ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, dự trữ năm 1999 là 3.1 tỷ, năm 2000 là 6.8 tỷ tăng 3.7 tỷ tương ứng 120% so với năm 1999, năm 2001 là 8.4 tỷ tăng 1.6 tỷ tương ứng 30% so với năm 2000, năm 2002 là 18.1 tỷ tăng 9.7 tỷ tương ứng 115.5% trong khoản mục dự trữ thì thành phẩm tồn kho tăng chủ yếu. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp, trong phối hợp giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm cho thành phẩm tồn đọng tăng lên.
Biểu đồ: Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng cao năm 1999 là 104.853 ngày, năm 2000 là 173.976 ngày, năm 2001 là 175.589 ngày, năm 2002 là 198.38 ngày, do tốc độ khoản phải thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy khoản phải thu của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn:năm 2000 doanh thu 100 tỷ thỉ khoản phải thu là 63tỷ chiếm 63%, năm 2001 doanh thu là 180 tỷ thì khoản phải thu là 88 tỷ, chiếm gần 50% doanh thu, năm 2002 doanh thu là 264 tỷ thì khoản phải thu là 146 tỷ chiếm55.3% doanh thu. Phải thu khách hàng chiếm một lượng lớn trong khi đó phải trả cho người bán thì lại thấp hơn nhiều, năm 2001 là 19 tỷ, năm 2002là 24 tỷ, doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn hơn rất nhiều khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được của người khác. Mặc dù khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, dựa vào chính sách này thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp được mở rộng tuy nhiên vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong khâu thanh toán.
Bán chịu là một cách thứ thu hút khách hàng để tăng doanh thu. Việc bán chịu sẽ giúp giảm chi phí tồn kho của hàng hoá, làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào hao mòn vô hình của thiết bị, máy móc. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Việc bán chịu có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là việc tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ, giá trị hàng hoá lâu được thực hiện làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn, xác suất không trả tiền của người bán làm lợi nhuận bị giảm. Các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều ( ứ đọng trong khâu thanh toán ), ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu là công việc quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu là công việc rất quan tâm tới thời gian thu hồi khoản phải thu thông qua chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân.
Biểu đồ: Hiệu suất tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng cao vào năm 2000, đạt 5.253, có nghĩa cứ một đồng vốn bỏ đầu tư vào TSCĐ thì đem lại cho doanh nghiệp 5.253 đồng doanh thu do TSCĐ không được đầu tư mới mà TSCĐ được khấu hao dần nên giá trị còn lại giảm trong khi đó doanh thu tăng cao nên hiệu suất TSCĐ cao vào năm , song chỉ tiêu này có xu hướng giảm năm 2001 chỉ đạt 3.124 do doanh nghiệp đầu tư một lượng vốn lớn vào TSCĐ, năm 2002 lại tăng lên 4.189 có nghĩa một đồng vốn đầu tư vào TSCĐ thu về 4.189 đồng doanh thu do giá trị còn lại tài sản cố định giảm.
. Biểu đồ: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1999 là 2.988 có nghĩa một đồng vốn bỏ vào đầu tư thì tạo ra 2.988 đồng doanh thu, năm 2000là 1.719, năm 2001 là 1.637, năm 2002 là 1.53. Điều này cho thấy quy mô càng được mở rộng thì hiệu quả sử dụng tài sản giảm dần.
Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng không cao và cũng có xu hướng giảm dần năm 1999 là 1.494, năm 2000 là 1.295, sang năm 2001 chỉ còn là 1.074, năm 2001 tăng nên 1.121. Do doanh nghiệp đầu tư mới vào tài sản cố định làm tăng năng suất, hiệu quả tăng.
Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy khả năng hoạt động của công ty may Đức Giang có xu hướng giảm dần qua các năm.
4-Chỉ số về khả năng sinh lời
Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế. Họ đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu, vốn đầu tư có khả năng sinh lời nhiều nhất. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá tổng hợp kết quả đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì phần lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tương đối thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Khi phân tích khả năng sinh lợi công ty may Đức Giang sử dụng các tỷ suất sau:
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được chia thành hai tỷ suất:
+Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu=Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu
+Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Hai chỉ tiêu này đều phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cho thấy có mấy đồng trước thuế hay lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. Hai chỉ số này chỉ khác nhau ở chỗ là có phản ánh sự điều tiết của thuế đối với thu nhập hay không
-Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng được chia thành hai tỷ số
+Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản = LNTT / Tổng tài sản
+Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = LNST / Tổng tài sản
Hai chỉ tiêu trên cũng chỉ khác nhau ở chỗ có phản ánh sự điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế (LNTT) và lãi vay (LV) hay lợi nhuận sau thuế (LNST) để so sánh với tổng tài sản.
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = LNST / VCSH
Trong hoạt động quản lý, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, nhà quản lý tài chính luôn phải tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư , doanh nghiệp phải tính đến lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Thuế cũng tác dộng đến việc thiết lập cơ cấu vốn bởi khoản nợ có lợi thếnhất định về chi phí so với vốn chủ sở hữu. Đối với doanh nghiệp chi phí trả lãi là chi phí giảm thuế do đó nếu doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta dùng chỉ tiêu doanh lợi tài sản được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho tổng tài sản. Điều này là do lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp sử dụng nợ khác so với lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn tự có dẫn đến lợi nhuận sau thuế là khác nhau. Thuế thu nhập điều tiết thu nhập của doanh nghiệp đồng thời công ty may Đức Giang cũng là một công ty có số vốn đầu tư lớn, sử dụng nợ nên chịu sự tác động lớn của thuế do đó khi ứng dụng phân tích tỷ số khả năng sinh lợi thì phân tích các tỷ số
-Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = LNST / Doanh thu, tỷ suất này còn được gọi doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
-Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = LNST / Tổng tài sản, tỷ suất này còn được gọi là doanh lợi tài sản ROA.
-Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = LNST / Vốn chủ sở hữu, tỷ số này còn được gọi là doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố. Vì thế, khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Do đó, các chỉ số này luôn luôn được các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm.
Mỗi chỉ tiêu trên đây đều phản ánh một khía cạnh nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi các chỉ tiêu được sử dụng kết hợp với nhau để tạo ra một bức tranh rõ nét nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1
Lợi nhuận sau thuế
3233466
5067563
5117200
5407958
2
Doanh thu
94665691
13005687
179508429
264170012
3
Tài sản
63355208
100423871
167094560
235687038
4
Vốn chủ sở hữu
25032707
37840047
31483518
29448386
5
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
0.0342
0.0390
0.0285
0.0205
6
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
0.1292
0.1339
0.1625
0.1836
7
Doanh lợi tài sản
0.0510
0.0505
0.0306
0.0229
(Trích báo cáo tài chính 1999, 2000, 2001, 2002)
Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm, năm 2000 là 5.067 tỷ tăng 1.844 tỷ tương ứng với 57% so với năm 1999, năm 2001 là 5.117 tăng không đáng kể so với năm 2000 do doanh nghiệp mới đầu tư lớn vào TSCĐ,chưa thu hồi đựoc vốn và chưa thâm nhập vào thị trường mới như Mỹ sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, năm 2002 là 5.408 tỷ tăng gần 300trđ, đây là kết quả của việc mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất.
Doanh thu không phải là chỉ tiêu tài chính cuối cùng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bởi doanh thu còn cần phải so sánh với chi phí. Chi phí chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu, còn lợi nhuận chiếm tỷ lệ nhỏ.
Biểu đồ: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu là lợi nhuận. Năm 1999, cứ 1đồng doanh thu thì có 0.0342 đồng lợi nhuận, năm 2000 cứ 100 đồng doanh thu thì có 3.9 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 1999, nhưng sang năm 2001 thì cứ 1 đồng doanh thu chỉ có 0.0285 đồng lợi nhuận giảm nhiều so với năm 2000, năm 2001 giảm còn 0.0205 có nghĩa cứ trong một trăm đồng doanh thu thì có 2.05 đồng là lợi nhuận sau thuế. Do lợi nhuận tăng không đáng kể trong khi đó doanh thu tăng cao, cho thấy hoạt động kém hiệu quả nên công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp.
Biểu đồ: Doanh lợi tài sản
Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ta còn so sánh với tổng tài sản để xem xét khi bỏ đầu tư một đồng vốn vào tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng tính chỉ tiêu, doanh lợi tài sản của doanh nghiệp không cao có xu hướn giảm qua các năm, trong các năm từ 1999 đến 2001, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất vào năm 1999 doanh lợi tài sản là 0.0510, có nghĩa là cứ bỏ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sinh ra 5.1 đồng lợi nhuận. Năm 2001, doanh lợi tài sản chỉ còn 0.0306 có nghĩa là bỏ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 3.6 đồng lợi nhuận. Điều này do năm 2001 doanh nghiệp đầu lớn vào tài sản cố định để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, tài sản chưa khấu hao làm cho giá trị tài sản tăng cao làm giảm chỉ tiêu doanh lợi tài sản. Năm 2002, doanh lợi tài sản là 2.0229 giảm so với năm 2001 do hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng nhưng chưa cao tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nhiều.
Biểu đồ: Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Bên cạnh việc đánh giá khả năng sinh lời bằng doanh lợi tài sản, ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu. Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh nếu bỏ 1 đồng vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng tính toán cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm, có nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra ngày càng thu nhiều lợi nhuận. Khi doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng có thể là do lợi nhuận tăng vốn chủ sở hữu giảm, hoặc tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ. Trong tình hình tài chính của côngty may Đức Giang, ta thấy trong năm 2001 doanh nghiệp đầu tư lớn vào TSCĐ, phần lớn được tài trợ bằng vốn vay dài hạn, chỉ một phần nhỏ được tài trợ bằng VCSH, và nguồn VCSH giảm, mặt khác lợi nhuận tăng, do vậy doanh lợi VCSH tăng. Năm 2002, vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm. Ta thấy đây không phải là dấu hiệu đáng mừng mà thực chất hoạt động kinh doanh không tốt.
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời là những chỉ tiêu tài chính được nhiều đối tượng quan tâm, nó cũng là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá xem hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả không.
Trên đây là toàn bộ hoạt động phân tích tài chính mà công ty may Đức Giang nên tiến hành khi phân tích tài chính. Từ đó có thể đánh giá được thực trạng hoạt động tài chính của công ty và đưa ra các quyết định tài chính dựa trên cơ sở đó để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
5-Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng và việc sử dụng nguồn vốn đó. Do đó việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn là cần thiết, nâng cao chất lượng của phân tích tài chính. Trong hoạt động phân tích tài chính, công ty may Đức Giang không thực hiện phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, việc này làm giảm hiệu quả công tác phân tích tài chính, làm hạn chế độ tin cậy của các quyết định đưa ra. Nguyên nhân do nguồn thông tin không đầy đủ: công ty may Đức Giang không lập đủ các báo cáo tài chính (bảng tài trợ), trình độ nhân viên còn hạn chế.
ứng dụng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn:
Bảng: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000 so với năm1999
Năm 2001 so với năm2001
Năm 2002 so với năm2002
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Tiền
3822
268.8
7775
67.4
4946
38
Khoản phải thu
35280
128
24703
39.3
65542
81.5
Dự trữ
3757
122.2
1598
23.4
2826
11.9
TSLĐ khác
30
4.4
73
10.3
155
24.3
Chi sự nghiệp
17
TSCĐ
5575
203
32960
150.3
12748
23.2
Đầu tư tài chính dài hạn
217
10.4
683
34.2
2677
105.2
Chi phí XDCBDD
56
5.3
963
15695
Nợ ngắn hạn
12470
108.3
10004
41.7
40190
118.3
Nợ dài hạn
8836
35.6
62330
99.6
27366
28.5
Nợ khác
2928
147.4
720
14.7
3074
54.6
Vốn chủ sở hữu
12807
51.2
6354
16.8
1739
5.6
Tổng
42889
42889
74090
74090
88479
88479
Từ bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy, trong năm 2000 nguồn vốn tăng lên 42889 trđ, tốc độ tăng khá lớn. Trong tổng số vốn được cung ứng, các nguồn cung ứng khá đồng đều, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 29.9%, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 29.1%, nợ dài hạn là 20.6% và phần TSCĐ hao mòn được khấu hao chuyển thành nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tăng 12807 trđ tương ứng 51.2% so với năm 1999 do doanh nghiệp tăng các quỹ dự phòng tiền lương, quỹ khen thưởng. Nợ ngắn hạn tăng 12470 trđ tương ứng 108% so với năm 1999 thì trong đó khoản phải trả cho người bán cung ứng hơn 10 tỷ chiếm 83.4%, đây là nguồn vốn được hình thành bằng cách chiếm dụng vốn. Với tổng số vốn được cung ứng, doanh nghiệp chủ yếu dùng để tài trợ cho khoản phải thu chiếm 82.3%, trong khoản phải thu thì tài trợ hết cho khoản phải thu khách hàng, có nghĩa trong tổng số vốn được cung ứng thì doanh nghiệp bị chiếm mất 82.3%, chỉ còn một phần nhỏ được sử dụng tài trợ cho tiền và dự trữ. Điều này chính sách tín dụng của công ty là mở rộng thị trường và quan hệ với khách hàng. Nói chung tỷ lệ khoản phải thu của doanh nghiệp cao gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không thanh toán tuy nhiên doanh nghiệp cũng đảm bảo cho khả năng thanh toán bằng cách cung ứng cho khoản mục tiền là 3822 trđ chiếm tỷ trọng 10.3% tổng nguồn cung ứng. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 23.8% cũng tương đối lớn đây là nguồn thích hợp để cho doanh nghiệp đầu tư vào những tài sản cố định nhưng khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp giảm chứng tỏ doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực vào mở rộng thị trường chứ chưa đầu tư vào TSCĐ để mở rộng sản xuất.
Sang năm 2001, nguồn vốn tăng lên đáng kể 74090 trđ so với năm 2000. Điều này cho thấy công ty không ngừng mở rộng quy mô phát triển. Nguồn vốn được khai thác chủ yếu bằng nợ dài hạn, nợ dài hạn tăng 62330 trđ chiếm 84.1% còn nợ ngắn hạn chỉ chiếm là 13.5%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm 6384 trđ tương ứng giảm 16.8% so với năm 2000, nguồn vốn này giảm thông qua việc cắt giảm các quỹ dự phòng. Năm 2001, việc sử dụng vốn của công ty tập trung vào tài trợ cho TSCĐ với nguồn cung ứng là 32960 trđ tương ứng chiếm 44.5% tổng nguồn cung ứng và khoản phải thu là 24703 chiếm 33.3% nguồn cung ứng và một phần được sử dụng để cân đối phần giảm vốn chủ sở hữu. Như vậy, so với năm 2000 việc tài trợ cho các khoản phải thu giảm, doanh nghiệp giảm tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp tài trợ cho TSCĐ toàn bộ bằng nợ dài hạn, điều này phù hợp với đặc điểm của TSCĐ là thời gian hoàn vốn lâu, số vốn đầu tư lớn từ đó làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Qua đây có thể thấy, doanh nghiệp thu hẹp chiến lược mở thị trường mà bắt đầu thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất. Công ty may Đức Giang thực hiện xây dựng các nhà công nghệ cao để năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời cũng cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên...Ngoài ra, công ty còn sử dụng vốn tài trợ cho khoản mục tiền và dự trữ. Khoản mục tiền tăng 7775 trđ tương ứng 67.4% so với năm 2000, chiếm 10.5% tổng số vốn cung ứng thêm.
Năm 2002, số vốn được cung ứng tăng 88479 trđ, trong đó nguồn vốn được huy động từ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 45.4%, nợ dài hạn chiếm 30.9%, và một phần chuyển từ khoản khấu hao TSCĐ chiếm 14.4%. Nợ ngắn hạn 40190 trđ tương ứng 118.3% so với năm 2001, trong đó vay ngắn hạn tăng 18415 trđ tương ứng với 200.2% so với năm 2001, chiếm 45.8% nợ ngắn hạn và khoản phải trả tăng 21775 trđ tương ứng 87.8% so với năm 2001, chiếm 54.2% nợ ngắn hạn. Khoản phải trả chính là khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng được trong quá trình hoạt động. Năm 2002, vốn được sử dụng phần lớn tài trợ cho khoản mục phải thu 65541 trđ chiếm 74.1% và khoản xây dựng cơ bản dở dang là 15698 trđ chiếm 17.7% tổng số vốn cung ứng, ngoài ra công ty còn sử dụng để cân đối nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2002, công ty tăng việc tài trợ cho khoản phải thu một lượng lớn điều này cho thấy công ty tiếp tục thu hút khách hàng mở rộng thị trường thông qua chính sách tín dụng trả chậm. Qua đây ta thấy sự thống nhất trong chiến lược của công ty, công ty đầu tiên mở rộng thị trường, tiếp mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời thu hẹp tốc độ mở rộng thị trường, sau đó tăng cường mở rộng thị trường để phù hợp khả năng cung cấp. Tuy nhiên, việc tăng khoản phải thu tạo ra rủi ro lớn gây ứ đọng vốn, mặt khác doanh nghiệp giảm khoản mục tiền càng làm tăng rủi ro thanh toán nếu không có những chính sách phù hợp.
Ngoài việc phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng giảm tiên và nguyên nhân tăng giản tiền để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Tình hình tăng giảm tiền của công ty may Đức Giang
Năm 2001
-Các khoản làm tiền tăng
+TSLĐ khác: 73
+Chi phí XDCBDD: 963
+Nợ ngắn hạn: 10004 trđ
+Nợ dài hạn: 62330 trđ
+Nợ khác: 2928
-Các khoản làm tiền giảm
+Khoản phải thu: 24703
+Dự trữ: 1598
+TSCĐ: 32960
+Chi sự nghiệp: 17
+Đầu tư tài chính dài hạn: 683
+Vốn chủ sở hữu: 6354
-Tăng tiền mặt cuối kỳ: 7775
Năm 2002
-Các khoản làm tiền tăng
+TSLĐ khác: 155
+TSCĐ: 12748
+Nợ ngắn hạn: 40190 trđ
+Nợ dài hạn: 27366
+Nợ khác: 3074
-Các khoản làm tiền giảm
+Khoản phải thu: 24703
+Dự trữ: 1598
+ Chi phí XDCBDD: 963
+Chi sự nghiệp: 17
+Đầu tư tài chính dài hạn: 683
+Vốn chủ sở hữu: 1739
-Giảm tiền mặt cuối kỳ: 4946
Chương iii
một số giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính công ty may Đức Giang
I-Định hướng phát triển công ty may Đức Giang trong thời gian tới
Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2002, căncứ vào nhiệm vụ, kế hoach sản xuất kinh doanh năm 2003 của tổng công ty giao cho công ty may Đức Giang trong đại hội công nhân viên chức đã đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:
1-Mục tiêu chung
-Phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng triệt để năng lực sản xuất- đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng kinh tế từ 35% trở lên.
a-Tổ chức thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp .
2-Chỉ tiêu cụ thể về sản xuất kinh doanh năm 2003
Tổng doanh thu : 350 tỷ đồng
(trong đó doanh thu bán FOB và nội địa chiếm 75%).
Kim ngạch xuất khẩu : tăng 25%
Nộp ngân sách đạt : tăng 10%
Lợi nhuận : 10 tỷ đồng
Tổng số CBCNV : 3.500 người
Thu nhập bình quân : 1.650.000 đồng
- Sản lượng
+ Jacket : 2.661.984 chiếc
+ Sơ mi : 3.706.560 chiếc
+ Quần âu : 1.010.880 chiếc
3-Chỉ tiêu về năng suất lao động :
Phấn đấu phát huy và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa các loại cữ gá, mẫu dưỡng áp dụng trong các dây chuyền sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động.
-áo jacket đạt : 2,5 chiếc/người/ca trở lên
-áo sơ mi : 15 chiếc/người/ca trở lên
-Quần âu : 10 chiếc/người/ca trở lên
Phấn đấu giảm thời gian giãn ca, thêm giờ làm 15% so với năm 2002 nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người lao động.
3-Phấn đấu thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp.
4- Chăm lo đời sống cán bộ CNV
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% CBCNV, duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca đảm bảo đủ định lượng. Tổ chức cho 30-40% đi thăm quan học tập trong nước và nước ngoài. Tổ chức tốt các đợt thi đua, phong trào luyện tay nghề thành thợ giỏi, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến, thực hành tiết kiệm, duy trì và phát huy thành tích trong phong trào văn hoá, văn nghệ thể dục – thể thao.
Thực hiện tốt qui chế dân chủ, duy trì lịch tiếp dân hàng tuần, lắng nghe ý kiến của CBCNV, thực hiện đầy đủ nội dung thoả ước lao động tập thể, nội qui, qui chế của công ty, đảm bảo công bằng, công khai và khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Phát động và tổ chức cho 100% CBCNV và tập thể tổ sản xuất đăng ký thực hiện nếp sống văn hoá công nghiệp.00
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV , cử số cán bộ trong diện qui hoạch đi đào tạo các lớp quản lý của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam ; duy trì và nâng cao chất lượng lớp đại học Mỹ thuật thời trang, lớp cao cấp lý luận chính trị ; thường xuyên tổ chức cho Cán bộ Đảng viên, CNV được học tập các chỉ thị Nghị quyết của Đảng, nghe nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới và thành tích xuất sắc đã đạt được trong năm 2002, toàn thể cán bộ Đảng viên và công nhân viên Công ty May Đức Giang quyết tâm đoàn kết nhất trí cao, phát huy nội lực, đầu tư chiều sâu, khai thác triệt để và có hiệu quả các công trình nhà công nghệ cao số 1 và số 2, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại các liên doanh May Việt Thành (Bắc Ninh), May Hưng Nhân (Thái Bình) và May Việt Thanh (Thanh Hoá) ... tạo sức mạnh tổng hợp với quyết tâm đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 35 – 40%, đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường Mỹ để đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng 25% đến 30%... hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho CBCNV... xây dựng Công ty May Đức Giang liên tục phát triển đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến lược tăng tốc của ngành Dệt – May Việt Nam từ nay đến năm 2010.
II- giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh và phân tích tài chính của công ty may Đức Giang
Trong hoàn cảnh đang chuẩn bị cổ phần hoá của công ty may Đức Giang, hoạt động phân tích tài chính hết sức quan trọng, nó đánh giá tình trạng tài chính của công ty, đánh giá giá trị của doanh nghiệp, do vậy ứng dụng phân tích tài chính vào công ty may Đức Giang là cần thiết.
1-Giải pháp ứng dụng phân tích tài chính
1.1-Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán
Theo trình tự phân tích tài chính, bước đầu tiên là thu thập thông tin, xử lý thông tin, cuối cùng là dự đoán và ra quyết định. Trong bước thứ nhất, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này bao gồm thông tin kế toán và các thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán thực sự quan trọng, các thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp hoạt động phân tích tài chính có thể thực hiện, và được thực hiện chuẩn xác, hiệu quả hơn, bởi vì mọi hoạt động phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên các số liệu kế toán được lập hành quý, hàng năm Qua việc thực trạng hoạt động kế toán, ta thấy để ứng dụng phân tích tài chính có hiệu quả trước hết phải hoàn thiện công tác công tác kế toán, kiểm toán.
Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp những nguồn thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác, cho hoạt động phân tích. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp, các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội, và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có 18 người trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ đảm trách khối lượng công việc quá nhiều nên không xử lý kịp thời các nghiệp vụ phát sinh dẫn đến những sai sót.
Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn tài sản và phân tích các hoạt động tài chính trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đổi mới và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để thích nghi với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới trong cơ chế quản lý là hết sức cần thiết.
Một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán tại các doanh nghiệp thường làm theo hướng dẫn từ trên xuống nhằm đối phó với cơ quan thuế. Sự vênh nhau giữa cách tính thông thường trên sổ sách với thực tế khiến nhà quản lý rất lúng túng khi chỉ đạo kinh doanh. Do vậy, đơn vị cần phải thực hiện báo cáo kế toán đúng thực tế nhằm có những giải pháp phù hợp với tình hình. Mặt khác công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung đều rất cần những thông tin cập nhật hàng ngày, nhanh, chính xác, toàn diện. Để đáp ứng được nhu cầu này Tổng công ty nên từng bước tin học hoá mọi khâu trong quá trình quản lý kinh doanh, trước hết nên ứng dụng tin học trong công tác kế toán để giảm nhẹ việc ghi chép, tính toán thủ công, tăng độ chính xác để theo kịp những biến đổi hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả phân tích tài chính.
Song song với những công việc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát hiện những sai phạm hoặc lầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ càng chặt chẽ thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài chính càng chính xác. Để hỗ trợ cho công tác này cần tổ chức tốt công tác kế toán, chuyển đổi theo chế độ kế toán mới nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh
1.2-Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong công tác phân tích tài chính, muốn ứng dụng phân tích tài chính vào doanh nghiệp thì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng bởi vì không thể thực hiện phân tích tài chính bởi một nhân viên không có nghệp vụ phân tích tài chính. Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn. Nếu tất cả các yếu tố có tác động đến phân tích tài chính đều thuận lợi nhưng công tác phân tích được giao cho người yếu về chuyên môn nghiệp vụ phân tích, thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và các quyết định đưa ra không sử dụng được, nếu sử dụng sẽ mang lại những thiệt hại cho doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không có công tác phân tích tài chính, hoặc nếu có thì giao cho phòng tài chính kế toán thực hiện mà chuyên môn chính của họ là kế toán chứ không phải tài chính. Công ty may Đức Giang cũng không ngoại lệ. Việc phân tích tài chính của công ty mới chỉ được thực hiện dưới hình thức thuyết minh báo cáo tài chính, chưa tạo đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của đơn vị; các nhân viên chưa có chuyên môn về phân tích tài chính. Hơn nữa, với những thay đổi của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam có thể nói là thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.
Để phân tích tài chính, người phân tích phải là những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty, nắm vững quy chế, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp nên chú trọng tổ chức đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính thông qua việc tổ chức cho nhân viên tham gia học tập tại các trường đại học, hay tổ chức các khoá học ngắn để nâng cao trình độ, công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán do Bộ tài chính mở. Thêm vào đó, công ty may Đức Giang hoạt động chính trong lĩmh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may nên trong xu thế hội nhập hiện nay đội ngũ kế toán của công ty rất cần thiết phải biết các chế độ kế toán quốc tế, vì vậy công ty nên cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán Quốc tế do các tổ chức tài chính Quốc tế mở ở Việt Nam và nếu có điều kiện nên cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát thực tế công tác phân tích tài chính.
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu thế biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước...
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là không có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng tài chính - Kế toán thực hiện. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên trách việc phân tích tài chính của công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong số nhân viên của công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty.
Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Bên cạnh đó, công ty nên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
1.3-Sử dụng đầy đủ thông tin
Để công tác phân tích tài chình đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều nguồn thông tin
Với nguồn thông tin bên ngoài
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Đây là chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của Tổng công ty. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và thường không chính xác, cập nhật. Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính của mình cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp, theo quy định của Nhà nước phải công khai một số tỷ lệ tài chính. Vì vậy, các cơ quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp có ba loại sổ sách hạch toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính ở nước ta chưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên các chỉ tiêu trung bình ngành dù quan trọng nhưng hiện tại, công ty chỉ nên xem đó là tiêu chuẩn để tham khảo. Do đó, các cán bộ giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường mới là quan trọng. Nguồn thông tin bên ngoài cần bao gồm những thông tin về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình..., đặt mua các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới.
Với nguồn thông tin bên trong
Tổng công ty cần thu thập tất cả các số liệu kế toán cần thiết để lập đầy đủ các báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu cho phân tích tài chính. Các thông tin này phải được cung cấp một cách kịp thời, cập nhật, đầy đủ để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả.
Hiện nay, công ty chưa tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đây là một thiếu sót của công ty mặc dù vẫn biết rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa được quy định là bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhưng nó vẫn được khuyến khích lập và sử dụng. Bởi thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ có những thông tin rõ nét về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Mặt khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp các thông tin để tạo ra tài sản tương tiền, cung cấp các thông tin về nguồn tiền hình thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường... để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, công ty cũng chưa lập bảng tài trợ, đây là công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý tài chính. Nó cho biết nguồn hình thành các nguồn vốn cung ứng và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đây là nguồn thông tin giúp cho việc thực hiện phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính. Vì vậy, việc lập đủ các báo cáo tài chính sẽ tạo ra một ấn tượng tốt về quy củ trong quản lý tài chính của công ty trước các đối tác, tạo nên lợi thế cho công ty trong thời gian tới.
1.4-Máy tính hoá các thiết bị làm việc
Hiện nay, công ty may Đức Giang đang chuẩn bị cổ phần hoá nê khối lượng công việc của các nhân viên phòng tài chính – kế toán tăng nên nhiều. Cho nên đâu tư thiết bị tin học cho phòng là cần thiết để tạo điều kiện trong việc lập đủ các báo cáo để sử dụng cho phân tích tài chính.
2-Kiến nghị
-Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác: yêu cầu các doanh nghiệp phải lập đẩy đủ các báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính.
-Yêu cầu thực hiện công khai tài chính: Bắt buộc các doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính để công bố trên các phương tiện thôngtin đại chúng, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,trên cơ sở đó buộc các doanh nghiệp phải phân tích tài chính từ đó đưa ra các quyết định để có thể tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh.
-Để tạo thuận lợi cho việc phân tích và nâng cao chất lượng phân tích, Nhà nước đưa ra chuẩn hoá, thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.
-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp.
-Tổng công ty hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ phân tích tài chính trong việc tổ chức lớp học cho nhân viên của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty.
-Bộ tài chính cần có sự ổn định tương đối trong việc ra các chế độ, chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hạch toán kinh doanh, lập báo cáo kế toán tài chính và dễ dàng tính các chỉ tiêu trong phân tích tài chính: Bộ cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để có thể sớm bổ xung cho các tài liệu khác như BCĐKT, BCKQKD khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác nên có quy định cụ thể về vấn đề doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan cấp trên. Bộ tài chính cần có hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.
Chính phủ cần sớm có các quy định mang tính chất bắt buộc đối với việc phân tích tài chính hàng năm của doanh nghiệp, đưa ra hệ thống chỉ tiêu trong từng ngành để các doanh nghiệp có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của mình, hoàn chỉnh hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam để tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước.Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư..., hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh...
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Đây là vấn đề cơ bản, quyết định sự phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp. Chính phủ nên nghiên cứu và ban hành các nghị định, quy chế quản lý tài chính theo sát, phù hợp với thực tế nhằm tạo nền tảng cho các doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tiến tới tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh.
Với các khoản nợ khó đòi hiện nay, Nhà nước chỉ cho phép trích lập dự phòng theo tinh thần thông tư số 64TC /TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ tài chính. Cũng theo thông tư này, việc xử lý xoá nợ đối với các con nợ là pháp nhân phải có quy định của toà án phá sản doanh nghiệp hoặc quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp xử lý xoá nợ đối với những khoản nợ nhỏ mà không có khả năng đòi được, đã treo nợ từ nhiều năm hoặc đối với những khoản công nợ nhỏ mà khoảng cách từ đơn vị tới khách nợ quá xa nếu đi để thu hồi được công nợ thì chi phí cho việc đòi nợ còn lớn hơn số nợ thu được.
Phần kết luận
à
Được đi thực tập để cọ xát với thực tế chuyên môn nói riêng, thực tế cuộc sống nói chung đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập vừa qua, với vốn kiến thức đã được thầy giáo, cô giáo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và sự hướng dẫn của TS. Đào Văn Hùng em đã hoàn thành đề tài: "ứng dụng phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty may Đức Giang"
ở một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng của bản thân, em đã giải quyết được yêu cầu và mục đích đặt ra. Song, đây là một vấn đề tổng quát, phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập không dài, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của các thầy, các cô và các cô chú trong công ty may Đức Giang giúp đỡ em để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH KTQD- NXB Giáo Dục- 1998.
2. Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường ĐH KTQD.
3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM- NXB Thống kê- 1999.
4. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê- 1999.
5. Kế toán- Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính Hà Nội- 1996.
6. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Josetts Peyard. Đỗ Vưn Thuận dịch. NXB Thống Kê- 1997.
7. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. PGS- PTS Phạm Thị Gái . Trường ĐH KTQD. NXB Giáo Dục- 1997.
8. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Năng Phúc. ĐH KTQD- NXB Thống Kê, Hà Nội-1998.
9. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, Hà Nội- 1997.
10. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH Tài chính- Kế toán. NXB tài chính- 1999.
Lời mở đầu 1
CHương I các phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp 2
I-Tầm quan trọng của phân tích tài chính 2
1-Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 2
2-Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
II-Mục tiêu phân tích tài chính 6
1-Đối với nhà quản trị 7
2-Đối với nhà đầu tư 7
3-Đối với người cho vay 8
III-thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 8
1-Bảng cân đối kế toán 9
2-Báo cáo kết quả kinh doanh 11
3-Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) 12
4-Thuyết minh báo cáo tài chính 12
5-Bảng tài trợ 13
iv-trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp 14
1-Thu thập thông tin 14
2-Xử lý thông tin 14
3-Dự đoán và quyết định 15
V-phương pháp phân tích tài chính 15
1-Phương pháp so sánh 15
2-Phương pháp phân tích tỷ số 16
3-Phương pháp phân tích Dupont 17
4-Nội dung phân tích tài chính 20
4.1-Phân tích các tỷ số tài chính 20
4.1.1-Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 20
4.1.2-Các tỷ số về khả năng cân đối vốn 22
4.1.3-Tỷ số về khả năng hoạt động 24
4.1.4-Tỷ số về khả năng sinh lời 25
4.2-Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 27
Chương ii thực trạng về phương pháp phân tích tài chính 29
của công ty may đức giang 29
I-Tổng quan Về công ty may Đức giang 29
1-Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty may Đức giang 29
2-Đặc điểm của công ty may Đức Giang 32
3-Đặc điểm tổ chức sản xuất 34
3.1-Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 34
3.2-Thiết bị sản xuất của Công ty may Đức Giang 34
3.3- Đặc điểm kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty May Đức Giang 36
3.3.1-Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm: 36
3.3.2-Bộ phận sản xuất phụ: 36
3.3.3-Bộ phận phục vụ 37
4- Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty May Đức Giang 38
5-Đặc điểm công tác kế toán của Công ty May Đức Giang 43
II-thực trạng phân tích tài chính của công ty may đức giang 45
1-Phương pháp phân tích tài chính của công ty may Đức Giang 45
1.1-Chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính 45
1.2-Phương pháp phân tích tài chính được sử dụng tại công ty may Đức Giang 46
13-Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính 47
Phần II-tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 49
2-Đánh giá phương pháp phân tích tài chính của công ty may Đức Giang 50
III-ứng dụng phân tích tài chính vào công ty may Đức Giang 54
1-Chỉ tiêu khả năng thanh toán 54
2-Khả năng cân đối vốn (cơ cấu vốn) 59
3-Khả năng hoạt động 65
4-Chỉ số về khả năng sinh lời 73
5-Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 79
Chương iii 83
một số giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính công ty may Đức Giang 83
I-Định hướng phát triển công ty may Đức Giang trong thời gian tới 83
1-Mục tiêu chung 83
2-Chỉ tiêu cụ thể về sản xuất kinh doanh năm 2003 83
3-Chỉ tiêu về năng suất lao động : 84
II- giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh và phân tích tài chính của công ty may Đức Giang 85
1-Giải pháp ứng dụng phân tích tài chính 85
1.1-Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán 85
1.2-Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính 87
1.3-Sử dụng đầy đủ thông tin 89
1.4-Máy tính hoá các thiết bị làm việc 91
2-Kiến nghị 91
Phần kết luận 94
Tài liệu tham khảo 95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7032.doc