Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (từ 1987 - 1989) nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990 - 1997. Mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đều được thực hiện vượt mức khá cao. Trong thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn tránh được "cơn bão" của cuộc khủng khoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
46 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của đầu tư đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo hướng tiến bộ và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước (bao gồm các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể và kinh tế hồn hợp ). Cơ cấu của các thành phần đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm tỷ trọng của kinh tế nhà nước phù hợp với chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư
Nền kinh tế bao cấp đã chỉ rõ những nhược điểm của mình với 2 thành phần kinh tế và nguồn vốn chỉ do ngân sách cấp, do đó không mang lại hiệu quả cao. Nhưng từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì nền kinh tế không chỉ tồn tại 2 thành phần như trước đây là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà đã xuất hiện thêm các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự xuất hiện này là sự đa dạng về nguồn vốn đầu tư do các thành phần kinh tế mới mang lại. Các thành phần kinh tế mới đã bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để phát triển kinh tế. Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá nhân tham gia đầu tư làm kinh tế.Vốn đầu tư của họ có thể đến được những nơi, những lĩnh vực mà nhà nước chưa đầu tư đến hoặc không có đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá nguồn vốn là một yếu tố không thể thiếu được trong đầu tư phát triển.
Chương II
Đánh giá một số tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở Việt Nam
I/Tổng quan chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Theo báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005, 2006, 2007 và những tháng đầu năm 2008 của Chính phủ, theo thông cáo báo chí các năm 2005, 2006, 2007, và thông báo Tổng điều tra dân số năm 2007 cuả Tổng cục Thống kê, và theo các báo cáo của nhiều đảng bộ tỉnh và thành phố tại các Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ vừa qua, nhìn riêng về góc độ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước theo định hướng do Đại hội X của Đảng đề ra, bước đầu chúng ta có thể khẳng định cơ cấu của nền kinh tế nước ta gần 3 năm qua đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước ta 3 năm qua là bức tranh của một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với cơ cấu nội bộ được sắp xếp, tổ chức tương đối hoàn chỉnh đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình, các thành phần kinh tế phát triển khá mạnh mẽ. Khu vực kinh tế Nhà nước 3 năm qua luôn luôn duy trì tỷ lệ khoảng 38,4% và đang được đổi mới, tổ chức lại giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yêú của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân, và hợp tác xã) phát triển nhanh đã chiếm tỷ lệ khoảng 45 đến 46% và hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xoá đói giảm nghèo.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng cao, có nhiều dự án có nguồn vốn lớn, khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng từ 15 đến 17,5 %
Ba năm qua, kinh tế ngành cũng có nhiều biến đổi tích cực: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 40,6 – 40,7%, tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 38,7 – 38,8%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20,6 – 20,7%. Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trong nhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong công nghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng phát triển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh.
Ba năm qua ,kinh tế vùng phát triển khá ngoạn mục và đồng đều. Ngoài bốn vùng kinh tế trọng điểm là: Đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long, các vùng kinh tế khác như Tây Bắc, Tây Nguyên đều có những bước phát triển đột phá. Tính đến tháng 7-2007 cả nước đã có 577 cụm công nghiệp, trong đó có 168 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Gắn liền với sự phát triển ngành nghề sản xuất, cơ cấu lao động 3 năm qua đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, và lao động trong nông nghiệp đang giảm đi. Một thực tế đáng buồn là tỷ trọng lao động qua đào tạo để đáp ứng với nghề nghiệp mới còn rất hạn chế, người ta ước tính tỷ lệ này vẫn chỉ dừng ở mức khoảng 20 đến 30%.
II/ Tác động của đầu tư tới tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Viêt Nam:
1/Chuyển dịch cơ cấu ngành:
Kinh tế ngành có nhiều biến đổi tích cực: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 40,6 – 40,7%, tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 38,7 – 38,8%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20,6 – 20,7%. Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trong nhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong công nghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng phát triển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh.
Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
GDP
8,15
5,76
4,77
6,79
6,89
7,08
7,34
7,79
8,44
8,17
8,44
NLTS
4,33
3,53
5,53
4,63
2,89
4,17
3,62
4,36
4,02
3,3
3,0
CNXD
12,62
8,33
7,68
10,07
10,39
9,48
10,48
10,22
10,69
10,37
10,4
DV
7,14
5,08
2,25
5,32
6,10
6,54
6,45
7,26
8,48
8,29
8,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008)
1.1/ Thực trạng ngành nông nghiệp:
Sau khi gia nhập WTO,nỗi lo lớn nhất của Đảng,Nhà nước,Chính phủ là vấn đề nông nghiệp.Bởi ngành nông nghiệp vốn có năng suất,chất lượng,hiêu quả và sức cạnh tranh kém,liêu có đứng vững khi hội nhập.
Năm 2007 cũng đầy thách thức khó khăn khi giá cả tăng cao kéo theo mặt bằng giá tăng mạnh.Ngoài ra thiên tai cũng gây thiệt hại nặng nề(11.514tỷ đồng,tương đương với 0,7% GDP).Sản lượng lúa chỉ bằng năm 2006,nước ta mất khoảng 700 nghin tấn do mưa lũ. Đó là chưa kể tới thiêt hại do dịch bệnh của gia súc,gia cầm.
Cả nước đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.trong đó giá trị nông nghiệp đạt gần 200 nghìn tỷ đồng,tăng 4,6% so với năm2006.Tổng sản phhẩm nông-lâm-thuỷ sản tăng 3,4% đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Chúng ta vẫn giữ được vị trí thứ 2 về xuất khhẩu gạo, đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta và hạt tiêu,là một trong 10 nước hàng đầu về thuỷ sảnRiêng trong nông nghiêp có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1tỷ USD, đó là thuỷ sản(3,8 tỷ USD),gỗ(2,4 tỷ USD),cà phê(1,86 tỷ USD),gạo(1,46 tỷ USD) và cao su(1,4 tỷ USD).
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói chung mấy năm gần đây là chậm ,hầu như không đáng kể(năm 2006 là 20,26% xuống 20,23% năm 2007,mục tiêu của chính phủ là 19,5).
1.2/Thực trạng ngành công nghiệp
Liên tục trong nhiều năm lại đây(kể từ năm 1991) sản xuất công nghiệp đều ở mức hai con số. Đặc biệt hai nnăm 2005,2006 có mức tăng trưởng cao nhất(lần lượt 17,2 % và 17%) và thời kỳ kế hoạch 5năm 2001-2005 là thời kì có tốc độ tăng bình quân cao nhất 16%(1996-2000 là 13,9%,1991-1995 là 13,2%,1986-1990 là 5,9%).Như vậy,ngành công nghiêp nước ta từ sau năm 2000 đến nay đã chuyển sang giai đoan mới với tốc đôj tăngg trởng cao và ổn định,năm 2006 tốc độ tăng trưởng đã đạt mức thang mới.
Năm 2006 giá trị sản xuất toàn ngành (tính theo giá cố định năm 1994) tăng 17%,giá trị tăng them 10,2% so với năm 2005 .Trong đó giá trị sản xuất khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 9,1%,khu vực ngoài quốc doanh 23,9%,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%.
Trong ngành công nghiệp cấp 1,giá trị sản xuấtt nganh công nghiẹp chế biến tăng cao nhất(18.8%),ngành sản xuất và phânn phối điện nước tăng 13%,thấp nhất là ngành khai thác mỏ tăng 1,1% (do giá trị sản xuất ngành dầu khí-chiếm 65% tổng ngành khai thác-giảm 6,5% so với năm2005).
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh,thành phố đều tăng so với năm 2005. Đại đa số các tỉnh,thành phố có quy mô công nghiêp lớn đều tăng trưởng ở mức khá,,từ 13-trên 25%(trừ Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 4% dô ngành dầu khí giảm và Đà Nẵng tăng 7,7% do khu vực có vốn ĐTNN tăng chậm và khu vực DNNN địa phương sụt giảm lớn).
Bảng 2: Mức tăng trưởng sản xuất công nghiêp ở các tỉnh,thành phố
trong năm 2006
Tỉnh,thành phố
Mức tăng trưởng
Hà nội
16,0
Hải phòng
18,0
TP.Hồ Chí Minh
13,6
Vĩnh Phúc
25,6
Hà Tây
23,3
Hải dương
23,2
Quảng Ninh
18,0
Khánh Hoà
16,1
Bình dương
25,3
Đồng Nai
22,0
Cần Thơ
22,0
( nguồn:Bộ kế hoạch đầu tư)
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
(1)Một số mục tiêu hướng tới chưa cao và còn nhiều hạn chế.Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao phát triển còn chậm,chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành và ở mức thấp nhất trong khu vực(năm 2005 mới đạt 19,9%,trong khi năm 1998 xingapo đã đạt 73%, Thailand đạt 30,8%, Malaysia đạt 51,1%, philipin 29,1%, inđô 29,7%).
(2)Số lượng cơ sở công nghiệp tăng nhanh,nhưng quy mô phô biến là nhỏ và trình độ công nghệ thấp.
(3)Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh tuy có tiên bộ,nhưng vẫn còn thấp(còn trên 6000 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ với tổng số tiền là trên 7500 tỷ đồng).
1.3/Thực trạng ngành dịch vụ:
Tổ chức thương mại thế giới đã chia các hoạt động khác nhau thành 12 ngành, đó là:dịch vụ kinh doanh;dịch vụ bưu chính viễn thong;dịch vụ xây dựng và các dich vụ lien quan khác;dich vụ phân phối; dịch vụ giáo dục;dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính;các dịch vụ xã hội và lien quan đến lữ hành;các dịch vụ lien quuan đến giải trí,thể thao;dịch vụu vận tải và các dịch vụ khác Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ở Việt Nam,nhà nước đã có nhiều chủ trương,chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triên của ngành dịch vụ.Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995 đạt 8,6%,nhưng sang giai đoan 1996-2000 tốc độ châm lại và chỉ đạt 5,7%,và có xu hướng tăng lên(năm 2001 đạt 6,1%, năm 2002 đạt 6,54%, năm 2003 đạt 6,57%),và khôi phục (năm 2005 đạt 8,48%,năm 2006 đạt 8,29%,năm 2007 đạt 8,5%).
Tỷ trọng ngành dịch vụ ở Việt Nam con chưa cao(dưới 40%),tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ đang co xu hướng tăng nhẹ trong nhưng năm gần đây(tỷ trọng GDP ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm xuống 20,23% năm 2007 so với năm 2006 là 20,26%,khu vực công nghiep-xây dựng tăng chiếm 41,7% so với 41,56% năm 2006,ngành dich vụ chiếm 38,07% năm 2007).
1.4/Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (từ 1987 - 1989) nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990 - 1997. Mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đều được thực hiện vượt mức khá cao. Trong thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn tránh được "cơn bão" của cuộc khủng khoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Trong đầu tư, yếu tố vốn giữ một vai trò quan trọng, tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và cơ chế quản lý mới, có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, vốn đầu tư phát triển hàng năm không ngừng tăng, các nguồn vốn huy động tham gia đầu tư ngày càng đa dạng.
Trước hết là nguồn vốn Nhà nước: là nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút các nguồn vốn trong dân cư và vốn đầu tư nước ngoài, quy mô vốn Nhà nước liên tục tăng lên trong thời gian qua. Tính từ giai đoạn 2001-2007, tổng số vốn Nhà nước đưa vào nền kinh tế là khoảng hơn 1000 nghìn tỷ đồng. Vốn Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Tỷ trọng này trung bình trong 7 năm vừa qua ước khoảng 50% trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 24.45%, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước chiếm khoảng 13.19%, vốn tự có và vốn khác chiếm khoảng 12.36% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đặc biệt trong đó phải kể đến vốn ODA đã bổ sung một phần rất quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2001-2005 số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Nhà nước đạt khoảng 14.7 tỷ USD, năm 2006 là 3.74 tỷ USD, năm 2007 là hơn 4.4 tỷ USD, tuy vậy số vốn giải ngân mới chỉ đạt được khoảng phân nửa trong số vốn mà các nhà tài trợ đã cam kết.
Bên cạnh vốn Nhà nước, vốn ngoài quốc doanh bao gồm vốn của khu vực dân cư và tư nhân đã đạt được mức độ tăng trưởng nhanh chóng, và là nguồn đầu tư lớn thứ hai. Tính từ 2001-2007, tổng số vốn ngoài quốc doanh đã tăng lên gần 5 lần từ 38.5 nghìn tỷ lên đến 187.8 nghìn tỷ cùng với đó là cơ cấu vốn đầu tư ngoài quốc doanh trong tỷ trọng tổng vốn đầu tư đã tăng lên từ 22.6% năm 2001 lên 40.7% năm 2007.
Bảng 3: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
( sơ bộ)
Tổng số
170496
200145
239246
290927
343135
398900
461900
( Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê)
Bảng 4: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
170496
200145
239246
290927
343135
398900
Nông, lâm, ngư nghiệp
16142
17584
20220
22963
25749
29843
Trong
đó
Nông nghiệp và lâm nghiệp
13629
14605
17077
18113
20079
22123
Thuỷ sản
2513
2934
3143
4850
5670
7720
Công nghiệp và xây dựng
72250
84734
98794
124372
146104
163831
Trong đó
Công nghiệp
63204
74244
87286
113175
132902
148588
Xây dựng
9046
10490
11508
11197
13202
15243
Dịch vụ
82104
97827
120232
143592
171282
205226
( Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006)
Bảng 5: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Nông, lâm, ngư nghiệp
9.46
8.78
8.45
7.89
7.50
7.48
Công nghiệp, xây dựng
42.38
42.34
41.29
42.75
42.58
41.07
Dịch vụ
48.16
48.88
50.26
49.36
49.92
51.45
(Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006)
Đầu tư cho công nghiệp tỷ trọng căn bản và có xu hướng tăng.
Đầu tư cho nông nghiệp có gia tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có phần giảm xuống.
Đầu tư cho dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu.
Các dịch vụ đang được đánh giá cao như tài chính, tín dụng chưa được đầu tư thoả đáng (xấp xỉ 5.1% trong tổng vốn đầu tư)
Các chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư hợp lý đã góp phần tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng6: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua các năm, %
Năm
1990
1995
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
GDP
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông - lâm - thủy sản
38,74
27,18
25,77
24,53
23,24
23,03
22,54
21,8
20,9
20,26
20,23
Công nghiệp và xây dựng
22,67
28,76
32,08
36,73
38,13
38,49
39,47
40,2
41,0
41,56
41.7
Dịch vụ
38,59
44,06
42,15
38,73
38,63
38,48
37,99
38,0
38,1
38,18
38,07
( Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê)
Với mục tiêu về cơ cấu kinh tế được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 là đến năm 2010 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16%, công nghiệp 41%, còn dịch vụ là 43%.
Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.
Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
2/ Chuyển dịch cơ cấu vùng-lãnh thổ:
Ở nước ta hiện nay, khi phân tích cơ cấu vùng, lãnh thổ, thường chia làm 7 vùng kinh tế gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong tất cả các vùng, lãnh thổ đó, khu vực kinh tế đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ luôn là 2 khu vực có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư cao nhất cả nước. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ trong giai đoạn từ 2001-2005 tỷ lệ vốn đầu tư vào khu vực chiếm khoảng 27.7% vốn đầu tư toàn quốc và vùng Đông Nam bộ là hơn 30%. Như vậy chỉ tính riêng 2 khu vực này đã chiếm quá nửa tỷ trọng vốn đầu tư vào nước ta.
* Về nguồn vốn từ Nhà nước: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cũng chính là những vùng tiếp nhận vốn đầu tư nhà nước nhiều nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên trong các nguồn vốn đầu tư Nhà nước các vùng lãnh thổ kém phát triển hơn thường nhận được tỷ trọng đầu tư lớn hơn từ ngân sách Nhà nước. Với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ điện nước còn kém thì nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ kinh tế
Loại vùng
1996-2000
2001-2004
1996-2004
Trung du và vùng núi phía Bắc
7.00
7.10
7.05
Đồng Bằng Bắc Bộ
28.30
27.70
28.00
Bắc Trung Bộ và duyên hải mi ền Trung
16.40
17.40
16.90
Tây Nguyên
4.10
4.00
4.05
Đông Nam Bộ
31.30
30.60
30.95
Đồng Bằng sông Cửu Long
12.90
13.20
13.05
( Nguồn: Ngô Doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị Quốc Gia, 2006)
Bảng 8: Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005
Tổng vốn đầu tư Nhà nước
( nghìn tỷ đồng)
Tỷ trọng trong tổng đầu tư trên toàn quốc
(%)
Đầu tư từ ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng)
Tỷ trọng đầu tư ngân sách Nhà
nước trong tổng đầu tư Nhà nước
(%)
Tổng
498.1
100
211.7
42.5
Trung du và miền núi phía Bắc
48.4
9.7
27.7
57.2
Đồng bằng sông Hồng
115.1
23.1
43.5
37.8
Bắc Trung Bộ
47.0
9.4
26.0
55.3
Duyên Hải Miền Trung
57.7
11.6
24.1
41.8
Tây Nguyên
25.4
5.1
10.0
39.4
Đồng Bằng sông Cửu Long
81.0
16.3
37.1
45.8
Đông Nam Bộ
123.5
24.8
43.3
35.1
( Nguồn: Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương.)
* Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: cơ cấu đầu tư FDI theo vùng lãnh thổ cũng rất chênh lệch nhau, chủ yếu tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỉ trọng rất thấp. Cụ thể, số vốn thực hiện tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ chiếm 61.6%, khu vực Đông Bắc bộ 7.1%, đồng bằng sông Hồng 5.3%, Tây Nguyên 5.6%, khu vực Tây Bắc chỉ có 0.4%. Các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Vũng Tàu...là những địa phương có nhiều dự án ĐTNN tìm đến. Cụ thể:
- Các tỉnh phía Bắc thu hút 2220 dự án với vốn đầu tư khoảng 24 tỷ USD từ năm 1988 đến 2007 chiếm 26% về số dự án, 19% về vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước. Hà nội chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng, tiếp đến là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh.
- Các tỉnh phía Bắc và Nam Trung Bộ trong đó có Quảng Nam và Đà Nẵng đặc biệt là Phú Yên hiện đang đứng đầu các tỉnh miền Trung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên còn dưới mức yêu cầu và tiềm năng.
- Các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào thu hút 5452 dự án với tổng vổn 46.8 tỷ USD vốn thực hiện đạt 15.68 tỷ USD chiếm 63% về số dự án 56% về vốn đăng ký và 51% về vốn thực hiện của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn đầu tư còn thấp so với các vùng khác. Chỉ chiếm 3.6% số dự án 4.4% về vốn đăng ký và 3.2% về vốn thực hiện của cả nước.
Bảng 9 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ 2001-2005
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
KTTĐ Bắc Bộ
Số vốn
38982.3
161713.2
48125.8
54471.5
61832.2
Cơ cấu
24.11
24.08
23.39
25.76
28.00
KTTĐ Miền Trung
Số vốn
10393.6
11643.0
14300.2
16791.5
18971.0
Cơ cấu
6.43
6.57
6.95
7.94
8.59
KTTĐ Miền Nam
Số vốn
51329.6
59343.0
72949.4
87006.8
94855.1
Cơ cấu
31.74
33.5
35.45
41.14
42.97
Toàn quốc
161713.2
177082.0
205782.3
211475.3
220762.0
( Nguồn: Ban nghiên cứu phát triển vùng- Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch đầu tư)
Sự dịch chuyển cơ cấu theo vùng, lãnh thổ giai đoạn 2001-2007
Như vậy, có thể thấy trong thời gian cơ cấu đầu tư đã có những bước dịch chuyển theo hướng tương đối tích cực, theo hướng khai thác lợi thế từng vùng để phát triển. Đó là tập trung vào những vùng KTTĐ, tuy vậy cũng đang có bước dịch chuyển tích cực với các vùng khác, những vùng lân cận, vùng sâu, vùng xa.
Có thể nói rằng, việc phân chia vốn đầu tư vào các vùng về quy mô và cơ cấu như thế nào là xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau: đó là cơ chế và chính sách của Nhà nước, nguồn lực của địa phương, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống sản xuất cũng như những thế mạnh riêng khác của vùng
- Đối với các vùng kinh tế trọng điểm: Đây là những vùng, lãnh thổ được xem như là có tính chất động lực của cả nước. Và là những vùng có lợi thế so sánh đặc biệt so với các vùng khác. Trong đó, KTTĐ Bắc Bộ có những lợi thế quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, là nơi tập trung nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao; kết cấu hạ tầng khá nhất trong cả nước hay như vùng KTTĐ miền Nam là vùng kinh tế năng động nhất nước, đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển thị trường xuất khẩu. Do đó các vùng này luôn thu hút được lượng lớn FDI đổ vào, số vốn FDI vào đây chiếm tới 84% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài cùng trọng điểm.
- Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho các vùng KTTĐ, Nhà nước trong thời gian qua đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho các vùng chậm phát triển, các vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều cơ chế, chính sách đối với vùng miền núi nói chung và khu vực khó khăn đã được ban hành có tác động tích cực và đem lại kết quả tương đối tốt. Tại các vùng khó khăn trong những năm gần đây khi có các chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình cơ sở hạ tầng nông thôn.... đã hình thành được nhiều trung tâm cụm xã, hàng trăm km đường giao thông, nhiều trường học, cơ sở y tế... được xây dựng và được cải thiện đáng kể.
- Đối với các vùng lãnh thổ, chúng ta đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi, điện nước, còn yếu kém...nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.
- Cơ chế, chính sách cởi mở đối với các cửa khẩu quốc tế đã tạo điều kiện cho một số cửa khẩu trở thành khu kinh tế cửa khẩu có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở khu vực biên giới.
3/Tác động của đầu tư tới các thành phần kinh tế:
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác.
Đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP đều tăng nhanh.
Bảng 10: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
( sơ bộ)
Tổng số
170496
200145
239246
290927
343135
398900
461900
Vốn nhà nước
101973
114738
126558
139831
161635
185100
200000
Vốn ngoài quốc doanh
38512
50612
74388
109754
130398
150500
187800
Vốn đầu tư nước ngoài
30011
34795
38300
41342
51102
63300
74100
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê năm 2007)
Như vậy, có thể thấy cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong thời gian qua đã có bước dịch chuyển quan trọng với xu hướng: giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Nhà nước, tăng dần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi cơ cấu đầu tư trên được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần trong giai đoạn hiện nay. Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng số vốn đã giảm từ 59.8% năm 2001 xuống 46.4% năm 2006 và trong năm 2007 ước đạt chỉ còn khoảng 43.3% cùng với đó tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước vào GDP trong cơ cấu GDP đã giảm từ 38.4% năm 2001 xuống 37.2% năm 2006. Về vốn ngoài quốc doanh, với sự tăng lên về vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh cũng đã có những đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của quốc gia. Tuy cơ cấu GDP theo giá hiện hành chúng ta không thấy rõ sự thay đổi này, tuy vậy tốc độ tăng GDP theo giá so sánh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã tăng từ 6.36% năm 2001 lên 8.19% năm 2007. Đặc biệt là sự thu hút mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tăng từ 13.76% năm 2001 lên 17.02% năm 2006.
Bảng 11: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001-2006
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cơ cấu GDP (giá hiện hành)
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Kinh tế nhà nước
38.40
38.38
39.08
39.23
38.42
37.32
Kinh tế ngoài quốc doanh
47.84
47.86
46.45
45.61
45.68
45.66
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13.76
13.76
14.47
15.17
15.89
17.02
Tốc độ tăng GDP (giá so sánh)
6.89
7.08
7.34
7.79
8.43
Kinh tế nhà nước
7.44
7.11
7.65
7.75
7.36
Kinh tế ngoài quốc doanh
6.36
7.04
6.36
6.95
8.19
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
7.21
7.16
10.52
11.51
13.20
(Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ)
Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, tỷ trọng của vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm khoảng gần 50% tổng vốn đầu tư nhưng tỷ trọng này đã có xu hướng giảm dần trong thời gian qua. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hình thành, phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện. Vốn đầu tư Nhà nước chỉ chủ yếu tập trung cho các dự án công cộng không thu hồi được vốn, hỗ trợ đầu tư cho các vùng còn khó khăn, đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng nông nghiệp, các cơ sở sản xuất giống cây và giống con, hạ tầng lâm nghiệp, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế xã hội, văn hoá, thể dục thể thao...có tác động là vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác. Ngoài ra nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thành các công trình trọng điểm của quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, các ngành.
Vốn DNNN sau một thời kỳ giảm đã tăng trở lại vào năm 2005 do tiến trình cổ phần hoá được đẩy mạnh. Đối với các DNNN trực tiếp sản xuất kinh doanh, có điều kiện thu hồi vốn thì Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính, vay và trả nợ đúng thời hạn, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn đầu tư các DNNN tự huy động thêm từ nguồn khấu hao cơ bản, từ nhà xưởng mặt bằng chưa dùng đến hoặc dùng chưa có hiệu quả, từ các nguồn lợi nhuận sau thuế sẽ được khuyến khích đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với chủ trương huy động, phát huy tối đa các nguồn vốn tiết kiệm từ tư nhân, dân cư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tỷ trọng vốn ngoài quốc doanh được huy động vào nền kinh tế đã không ngừng tăng lên trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, từ 22.6 % năm 2001 đã tăng 14% lên tới 38% năm 2005 và đặc biệt trong năm vừa qua, năm 2007 tỷ trọng của nguồn vốn này là 40.7%. Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân này được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng và tiềm năng to lớn của khu vực này trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chương III
Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thời gian tới
1/Kinh nghiệm một số nước đi trước
Bài học cho Việt Nam từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số quốc gia,thông qua những mô hình chuyển dịch đã được các nước áp dụng
Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được áp dụng:
(1)Mô hình chuyển dịch cơ cấu trong những nền kinh tế phát triển theo hướng “ cổ điển”.
Đây là những nước có quy mô lãnh thổ và dân số tương đối lớn, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng, có trình độ kỹ thuật – công nghệ khá phát triển và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo... có thể đáp ứng được giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp.
Đặc trưng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các nước theo mô hình phát triển này là diễn ra theo thứ tự: công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, giao thông vận tải và bưu điện, nông nghiệp và cuối cùng là các lĩnh vực dịch vụ và viễn thông.
Công cuộc công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra một cách từ từ, tiệm tiến, kém hiệu quả và phải kéo dài hàng trăm năm. So với các nước công nghiệp mới thì mức tăng trưởng của các nước theo mô hình cổ điển trước đây là không cao, song quá trình chuyển dịch cơ cấu này đã không gây ra những mất cân đối trầm trọng và áp lực tích luỹ vốn lớn cho nền kinh tế.
(2)Mô hình chuyển dịch cơ cấu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung:
Tập trung ưu tiên cao độ cho phát triển công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa (70 – 90% tổng đầu tư cho công nghiệp), với mục tiêu đảm bảo độc lập tự chủ của nền kinh tế, đồng thời làm cơ sở phát triển kinh tế, nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, đuổi kịp trình độ thế giới.
Các chỉ tiêu hiện vật được xem là cơ sở quan trọng nhất tính toán cân đối ngành. Ngược lại, các chỉ tiêu gía trị, như thước đo khách quan đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu ngành, không được coi là căn cứ để ra quyết định phân bổ nguồn lực.
Quá trình công nghiệp hóa và chuyển dich cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp phi kinh tế, chủ yếu là các các biện pháp hành chính mệnh lệnh... mà bỏ qua nguyên tắc tự nguyện trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa.
(3)Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (hướng nội).
Tư tưởng chủ đạo của mô hình là phát triển mạnh việc sản xuất các sản phẩm trong nước để thay thế các sản phẩm xưa nay vẫn phải nhập ngoại đã từng là trào lưu phổ biến của hầu hết các nước đang phát triển sau chiến tranh Thế giới Hai.Sự phát triển này về lý thuyết có nhiều điểm tích cực: Tiết kiệm ngoại tệ, khai thác nguồn lực trong nước và tạo thêm nhiều việc làm... Song trên thực tế cho thấy mô hình này chỉ tác dụng trong giai đoạn đầu.
Do áp dụng mạnh các chính sách bảo hộ mậu dịch nên sản xuất của các ngành được bảo hộ đã sớm rơi vào tình trạng trì trệ, kém hiệu quả, thị trường không đủ lớn để kích thích sản xuất. Mặt khác sự phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng lớn do phải nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị, do đó mâu thuẫn với mục tiêu cơ bản là độc lập về kinh tế với bên ngoài.
(3)Mô hình công nghiệp hóa hướng xuất khẩu (hướng ngoại):
Mô hình này lấy trọng tâm là phát triển các ngành phục vụ xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương của mỗi quốc gia để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, hướng tới một cơ cấu kinh tế không cân đối và hình thành các cực tăng trưởng của nền kinh tế.
Đối với các nước đang phát triển, giai đoạn đầu ưu tiên đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động ( công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác...) dưới nhiều hình thức như: chế biến – xuất khẩu, gia công, liên doanh, đầu tư nước ngoài... sau vươn lên sản xuất xuất khẩu các sản phẩm tinh xảo có hàm lượng công nghiệp cao.
Chính sách hướng ngoại bị phụ thuộc rất nhiều vào biến động của thị trường thế giới và môi trường quốc tế chắc chắn sẽ không còn thuận lợi cho việc áp dụng mô hình này trong những thập niên qua.
2/Quan điểm của nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay:
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8,5%-9% và phấn đấu đạt trên 9%, chủ động thực hiện các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế thế giới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 10 giải pháp chủ yếu sau: tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tập trung sức phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Trước mắt, rà soát loại bỏ ngay những giấy phép, quy định gây ách tắc hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy chế, chính sách về nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, bảo đảm cho quy hoạch đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển. Đồng thời thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các dự án lớn đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với các bộ, ngành phải tiến hành rà soát để loại bỏ ngay những giấy phép, quy định không còn phù hợp gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Đổi mới thủ tục cấp đăng ký kinh doanh theo hướng hợp nhất giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành mã số doanh nghiệp trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bộ Tài chính đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng cơ sở, công nghệ của các trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm đáp ứng yêu cầu về tăng quy mô và mở rộng thị trường. Tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Bộ Xây dựng phải đề ra các giải pháp quản lý và phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; kiềm chế sự tăng giảm đột biến của bất động sản, nhất là giá căn hộ cho người thu nhập thấp.
Về nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực, nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường biện pháp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trong từng cấp học, trong cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo ở các cấp, các địa phương. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong đào tạo.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ học nghề đối với lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số... đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai trong cả nước việc cho vay với lãi suất thích hợp để học nghề ở mọi trình độ, từ đó nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo.
Về cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng: Bộ Nội vụ tiếp tục cải cách chế độ công chức, công vụ. Thực hiện nghiêm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp. Xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp.
Thanh tra Chính phủ tập trung chỉ đạo giải quyết có kết quả khiếu nại, tố cáo của công dân; có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm giải quyết tốt các vụ khiếu kiện tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Thành lập các đoàn thanh tra của Trung ương về các địa phương có nhiều khiếu kiện để cùng địa phương giải quyết dứt điểm.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các địa phương tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, từng bước thực hiện chương trình Chính phủ điện tử, đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính và ứng dụng công nghệ.
3/Giải pháp đề xuất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư, gắn với quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế.
Giải pháp này đòi hỏi các tỉnh, thành phố trong cả nước phải rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng vùng từng tỉnh, thành phố; cập nhật các dự báo, xem xét lại các khả năng hiện thực, xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các nguồn tiềm năng trong vùng, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và nâng cao mức mức sống của dân cư. Các bộ, ngành ở trung ương cần nhanh chóng tổ chức lại và tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ để nâng chất lượng công tác dự báo, nhất là dự báo thị trường trong nước và ngoài nước, cập nhật và thông báo thường xuyên những dự báo cho các địa phương, các ngành hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh... giúp họ điều chỉnh kịp thời cơ cấu sản xuất.
Thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế, tiền thu từ đất để khuyến khích đầu tư theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đi cùng với đó, công tác giải phóng mặt bằng cần được thực hiện một cách có hiệu quả, tránh tình trạng chậm trễ, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Rà soát lại tất cả các quy hoạch ngành và sản phẩm quan trọng để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đi đôi với tăng cường chỉ đạo thực hiện theo đúng quy hoạch, bảo đảm kỷ cương trong công tác quy hoạch, tránh tình trạng “quy hoạch một đằng kế hoạch một nẻo”. Các ngành, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển theo quy hoạch nhưng cũng tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch một cách tuỳ tiện, gây tác động xấu đến tác động đến chiến lược và quy hoạch phát triển chung của cả nước.
Thứ hai, huy động nguồn vốn đầu tư hướng vào các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành, các vùng kinh tế. Các chương trình đầu tư cần hướng vào các mục tiêu thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
Tập trung nguồn lực trong nước và ODA để giải quyết bất cập về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước, viễn thông, bến bãi, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án BOT và BT... nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tư từ ngân sách nhà nước thì không đủ sức làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách theo một cơ cấu thích hợp sẽ là một giải pháp cực kỳ quan trọng để thu hút các nguồn khác cùng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư ưu đãi để thực hiện nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến, trang bị lại các thiết bị cho các sở công nghiệp có lợi thế để thúc đẩy nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng sản phẩm.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hinh doanh nghiệp phát triển. Tập trung vào cơ chế một cửa thực sự, tiến hành rà soát giảm thiểu các loại giấy phép, thời gian cũng như chí phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư, không hạn chế về quy mô đầu tư, cần đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tục cho vay của các ngân hang thương mại, để huy động và cho vay với mức độ tốt nhất.
Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn và thị trường bất động sản. Cần tích cực đẩy mạnh chương trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt đẩy mạnh việc cổ phần hóa để thu hút vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khóan. Nếu có các quy định để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế từng bước phải niêm yết cổ phiếu và huy động qua thị trường chứng khóan.tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hóa các dịch vụ giao dịch, tăng cường mối liên hệ giữa các tổ chức tài chính với người sản xuất bằng các hoạt động đầu tư vốn. Các ngân hàng tăng cường vốn và hình thức cho vay chung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn. Đối với thị trường bất động sản, cần sớm hình thành cơ chế bất động sản theo cơ chế giá bất động sản theo thị trường, có chính sách để dễ dàng chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hóa thì đất đai mới có thể trở thành nguồn vốn quan trọng cho phát triển.
Đối với nguồn nước ngoài:
từng ngành cần xây dựng và công bố danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài . Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như: ngân hàng, bảo hiểm, hàng không.... cần có quy định rõ về tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp. Đối với các ngành nghề còn lại, cần mở rộng hơn tỷ lệ 30% như quy định hiện nay. Nghiên cứu để sớm rút ngắn diện các dự án phải cấp phép đầu tư, chuyển sang hình thức chủ đầu tư đăng ký dự án, nghĩa là chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm.
Cần bảo đảm thực hiện các quy tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Làm sao tạo nên một phản ứng dây chuyền tốt cho các nhà đầu tư lôi kéo các nhà đầu tư sau. Việt Nam đang được đánh giá có những lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: thể chế chính trị, xã hội ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động có tinh thần cần cù chịu học hỏi, có trình độ.... Nên rất cần hoàn thiện những yêu cầu khác để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cần khẳng định vai trò rất quan trọng của khoa hoc và công nghệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động đẻ chuyển đổi nhanh, cơ cấu sản xuất từng vùng, từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu quản lý khoa học và công nghệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các ngành khoa học, các viện nghiên cứu trực tiếp, ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất, các địa phương trong viêc nghiên cứu đề tài, thực hiện cơ chế thưởng phạt thích đáng cho những công trình có tác động lớn, mang tính khoa học và thực tiễn khác. Hỗ trợ kinh phí cho các viện nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất. Bên cạnh đó, cần nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Thứ tư, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trước hết cần quán triệt và nhất quán một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc như quan điểm phát triển, mô hình phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế theo từng giai đoạn để làm căn cứ cho các ngành, vùng lãnh thổ..... Xác định cơ cấu kinh tế phù hợp. Một số quan hệ trên tầm vĩ mô như: tích luỹ đầu tư, tiêu dùng, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, ngoài quốc doanh....Cần được thống nhất trong nhận thức và điều hành của các ngành, các cấp.
Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích, dự báo các khả năng, hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực để tập trung cho việc chuyển dich cơ cấu kinh tế. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát luật pháp, chinh sách được ban hành.
Thực hiện nghiêm túc các quy đinh của luật đầu tư, luật đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm hiệu quả các dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước để chống tham nhũng, lãng phí, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn vào đầu tư.
Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng. Trước khi ban hành chính sách mới, cần thăm dò dư luận rộng rãi xem tác động và các lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Qua bài viết có thể thấy rằng cơ cấu của nền kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước ta 3 năm qua là bức tranh của một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với cơ cấu nội bộ được sắp xếp, tổ chức tương đối hoàn chỉnh đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững.Qua đó ta cũng thấy được vai trò quan trọng của đầu tư đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đầu tư có tác động thúc đẩy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,với một cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển ngày càng bền vững.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo Ts.Trần Mai Hương đã chỉ dẫn giúp em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế đầu tư- Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. PGS.TS. Từ Quang Phương.- Nhà xuất bản ĐạI học Kinh tế quốc dân. Năm 2007.
Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hộI 5 năm 2001- 2005- Nhà xuất bản ĐạI học Kinh tế quốc dân.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1996- 2010. Tác giả: Lê Huy Đức, 1996.
Niên giám thống kê 2006.
Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Báo Đầu tư.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5990.doc