Đề tài Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu: 4 2.1. Mục đích nghiên cứu: 4 2.2. Đối tượng nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Bố cục khoá luận: gồm ba phần: 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1: Những nhận thức cơ bản về du lịch và văn hoá truyền thống của dân tộc 6 1. Những khái niệm cơ bản về du lịch: 6 1.1. Khái niệm du lịch: 6 1.2. Một số khái niệm liên quan: 11 1.3. Sơ lược về sự phát triển của du lịch 15 1.4. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 18 2. Nhận thức cơ bản về văn hoá 21 2.1. Khái niệm văn hoá 21 2.2. Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể 23 2.3. Khái niệm truyền thống và hiện đại 23 2.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá 24 Chương 2: Thực trạng du lịch Việt Nam với vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Việt 28 2.1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. 28 2.1.1. Vai trò của nghành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân: 28 2.1.2. Vai trò của du lịch đối với văn hoá – xã hội 31 2.2 Thực trạng du lịch Việt nam với vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Việt 32 2.2.1. Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể 39 2.2.2 Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phi vật thể: 56 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát huy vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống 66 3.1 Một số giải pháp để phát huy vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống: 66 3.2. Một số kiến nghị 72 PHẦN 3. KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính dân tộc, nghệ thuật chạm khắc trang trí điêu luyện. Đình Đình Bảng trông về hướng Nam, nguyên trước đây có cả tam quan, tả vu và hữu vu. Nhưng những kiến trúc đó đã bị phá hoại hoàn toàn trong thời gian kháng chiến chống thực dân pháp. Nay đình chỉ còn lại tòa bái đường, ống muống và hậu cung nối liền với nhau tạo thành một khối chữ “công”. Trong quá trình lịch sử từ ngày dựng đình tại khu vực Đình Bảng chưa có biến cố nào gây tác hại thay đổi ngôi Đình, những thành phần kiến trúc và lối cấu trúc vẫn được giữ nguyên, nên đình Đình Bảng có thể được xem như một tài liệu gốc để tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVIII. Khi đến thăm đình Đình Bảng, du khách còn được thưởng thức công trình quan trọng nhất về nghệ thuật cũng như về kiến trúc chính là toà Bái Đường. Toà này được xây dựng trên một nền cao hai bậc, cạp đá xanh xung quanh rất bề thế và vững chắc. Bốn mái Đình xoè rộng ra bốn phía tránh nắng hắt, mưa xiên. Các toà mái uốn cong nhẹ nhàng, duỗi ra cho đến đoạn chót thì cong vút lên, bắt gặp độ cong của tòa mái lên, tạo thành đầu đao như cánh của một bông sen. Hai đầu dốc mái có nắp riềm và vỉ ruồi trang trí mây, hoa, lá bằng kỹ thuật chạm thủng tỉ mỉ và công phu. Hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc được thể hiện rõ nét. Không thể đem ngôi đình đồ sộ này so sánh với hình ảnh nhà sàn trống đồng Đông Sơn, nhưng ta vẫn thấy sự đồng nhất rất rõ giữa hai mẫu hình ấy. Như vậy, Đình Đình Bảng là sự nối tiếp, kế thừa của một truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Không chỉ là công trình mang tính khoa học cao, Đình Đình Bảng còn là một tác phẩm nghệ thuật trang trí kiến trúc nổi tiếng. Ván nong gạch vòng xung quanh toà Bái Đường như một vòng hoa nghệ thuật, làm cho kiến trúc bề thế mà duyên dáng, chúng nối tiếp nhau chạy vòng quanh đình được chạm nổi hồi văn nền gấm chữ “ vạn”. Chốt bẩy là những con rồng mình nhỏ nhắn, hai chân nắm hai sợi râu mép, dáng hình ngộ nghĩnh nét mặt như cười, 28 con rồng là 28 hình ảnh sinh động, đa dạng. Trên tám đầu bẩy trước còn đặt thêm tám đầu rồng, nghê để đỡ mái cũng là tác phẩm điêu khắc không đồng bản, mang một ấn tượng đẹp từ bên ngoài. Trong lòng đình là tất cả những tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc nửa đầu thế kỷ XVIII. Khi bước vào bái đình ta sẽ chiêm ngưỡng ngay bức cửa võng lớn ở cung ngoài thuộc gian giữa, phủ kín một diện rộng. Màu váng son choáng lộng của cửa vọng làm rực lên cả gian đình. Đề tài trang trí là các đồ án chữ triện, chữ công, hoa, lá, và các con vật trong bộ tứ quý. Nhìn toàn thể thấy có phần rườm rà,nhưng vẫn chặt chẽ, tươi mát, các chi tiết có rậm, nhưng không rối, càng nhìn càng cảm thấy say mê tài của các nghệ nhân trang trí. Không thể không nhắc đến hai tác phẩm tượng tròn, tạc hai con nghê gỗ ở đầu dư của xà hạ. Đôi ghê không nằm mà ngồi xổm, chống thẳng hai chân trước như hai trục đỡ vững chắc.Trông tư thế trang nghiêm mà không cứng nhắc, lại rất sôi động. Đây là những tác phẩm quý có giá trị văn hoá cao. Suốt hai trăm năm từ khi xây dựng cho đến nay, đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm của nhân dân địa phương và một vùng xứ Bắc, làng cũ quê xưa: “ Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đinh Diềm.” Trong hệ thống tài nguyên hữu thể của Bắc Ninh, nổi trội lên là đình Đình Bảng vì những giá trị đặc sắc bậc nhất về kiến trúc, cũng như nghệ thuật trang trí của nó. Đây vừa là một tài sản kiến trúc vô giá cần được quan tâm, bảo tồn và giữ gìn. Đây vừa là một điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Ninh cũng như của cả nước. Hàng năm điểm du lịch đình Đình Bảng đón hàng trăm, hàng nghìn người tham quan và con số đó ngày càng tăng. Việc du lịch phát triển đã tác động lớn đến môi trường, không gian văn hoá, kinh tế, đời sống của nhân dân trong vùng. Đồng thời trong đó du lịch cũng thể hiện được vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Chính vì đình Đình Bảng là tài nguyên văn hoá và cũng là tài nguyên du lịch nên những giá trị kiến trúc độc đáo này được giữ gìn một cách cận thận nhằm lưu lại một nền văn hoá một thời cũng như phục vụ điều kiện tham quan. Điều này có tác động đến các ban quản lý di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống có hiệu quả để phục vụ du lịch. Hơn nữa, khi du lịch phát triển những giá trị kiến trúc nghệ thuật, hay những tác phẩm quý giá của đình Đình Bảng đã được khai thác sử dụng, điều này khẳng định giá trị của văn hoá truyền thống nước ta. Nó không bị quên lãng mà luôn luôn trở thành một kho tàng kiến thức cho du khách tìm hiểu, khai thác. Sự phát triển du lịch tạo ra sự giao lưu văn hoá. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một làm mất bản sắc riêng của vùng mà nó luôn được bảo tồn và phát huy hơn nữa trong tương lai. Vậy du lịch có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Ngoài Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Đình Đình Bảng, Bắc Ninh còn được biết đến với đền Đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu Bắc Ninh,…Với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá này, du lịch đều thể hiện được một cách rõ nét vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Ngày nay, khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng đông (đến 4/2008 chúng ta đã đón 1,69 triệu lượt khách ước tính con số này còn tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo ) và mức chi trả cho hoạt động du lịch của họ tại Việt Nam ngày tăng, đã phản ánh được rằng Việt Nam có du lịch hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Phần lớn khách quốc tế tới nước ta đều cho rằng họ đi du lịch là để khám phá, khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam, khám phá những điều kỳ diệu của các danh thắng mà chỉ ở Việt Nam mới có để từ đó họ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tất cả điều đó có lẽ du khách sẽ tìm thấy được khi họ có những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, cả ở di sản thế giới cũng như di sản ở Bắc Ninh. Điều đó khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của du lịch nước ta. Cũng như vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc qua hệ thống văn hoá vật thể, mà tiêu biểu là các di tích lịch sử, di sản văn hoá nơi kết tinh mồ hôi và xương máu, trí tuệ và tình cảm, bàn tay tài khéo léo và óc sáng tạo…của các thế hệ dân làng trong thời kỳ lịch sử lao động sản xuất, chiến đấu nhằm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Du lịch làng nghề: trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tê, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo không thể thay thế,một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế còn là một cách thức giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài để phát triển du lịch bền vững. Việt Nam là một quốc gia có bề dầy truyền thống lịch, là đất nước có rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Điểm đặc trưng của làng nghề Việt Nam chính là sự gắn bó, tồn tại song song với lịch sử dân tộc. Các làng nghề ra đời dựa trên các nền văn hoá, văn minh của dân tộc. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng phía Bắc, được phân chia thành các nhóm khác nhau. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương – viện phó viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, làng nghề là một nét đặc thù của Việt Nam với sự kết hợp độc đáo cùng các lễ hội, phong tục, tập quán các vùng, miền. Hiện cả nước có 1500 làng nghề thủ công, trong đó có 300 làng nghề truyền thống với hơn 150 năm tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về việc khai thác và phát triển hình thức du lịch làng nghề. Hiện nay, du lịch làng nghề đang là hình thức ngày càng hấp dẫn du khách, là một ưu tiên trong phát triển du lịch Việt Nam bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại. Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó Bắc Ninh được biết đến là một vùng quê nổi tiếng cò nhiều làng nghề truyền thống như: làng Mái ( làng Tranh Đông Hồ), làng Đồng Kỵ,… là những nơi tiêu biểu cho việc phát triển làng nghề Việt Nam. Du khách trong nước và quốc tế ngày càng ưa chuộng những tour du lịch làng nghề truyền thống nói trên với mong muốn được chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công độc đáo được làm ra dưới bàn tay tài hoa của những nhà nghệ nhân, và được thấy trong đó cả một chiều dài lịch sử – văn hoá lâu bền. Việc phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống giúp khách có được những điều kiện để học hỏi về sản phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất. Điều này giáo dục ý thức của cộng đồng và du khách trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Điều đó tạo ra sự tham gia tự nguyện của cả cộng đồng,đó chính là chìa khoá làm nên sự thành công trong bảo tồn làng nghề truyền thống cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cả dân tộc ta. Bảo tồn làng nghề truyền thống giờ đây đã là mối quan tâm chung của cả quốc gia. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương với kinh nghiệm hiện nay của Việt Nam, du lịc tại các làng nghề đã có sự sóng đôi trong các phương án và sáng kiến bảo tồn các giá trị văn hoá. Sự phát triển du lịch ở các làng nghề đã hướng tới phát triển bền vững theo xu hướng bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, năm 2004 dự án nghiên cứu khả thi về phát triển du lịch liên quan đến làng nghề thủ công dọc hành lang Đông – Tây đã được đề xuất và được thông qua. Viện nghiên cứu Châu Á cũng đã tiến hành nghiên cứu, có sự hợp tác tổ chức chương trình hội thảo du lịch làng nghề tại Việt Nam. Những nghiên cứu này có giá trị lớn với Việt Nam để có các phương pháp phát triển du lịch mà có thể bảo tồn giá trị văn hoá Việt Nam. Các giải pháp phát triển du lịch làng nghề nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cần phải có sự đồng thuận thực hiện được nhiều phía, từ trung ương đến địa phương, phát huy cả nguồn lực trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch đã lôi kéo được nhiều bên và nhiều tổ chức tham gia cùng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. Bàn về bảo tồn và giữ gìn các làng nghề truyền thống có một số ý kiến cho rằng: nghề thủ công đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, kết hợp được các yếu tố truyền thống và hiện đại, phát triển kinh tế,phát triển du lịch với bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống dân tộc. Sự đa dạng về văn hoá được phản ánh qua các sản phẩm thủ công truyền thống. Việc phát triển du lịch tại các làng nghề đã thực hiện hàng loạt biện pháp, áp dụng các sáng kiến, để phát triển làng nghề thủ công tạo ra sản phẩm cung cấp cho khách du lịch. Đây cũng là cách thức hữu hiệu để bảo tồn và giữ gìn làng nghề truyền thống. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá thông qua phát triển du lịch các làng nghề truyền thống đã trở thành mối quan tâm của cả quốc gia dân tộc. Đặc biệt, với Bắc Ninh - nơi có các sản phẩm thủ công của làng nghề đa dạng, độc đáo đã trở thành một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hoá, tham quan du lịch của du khách, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh , bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Hiện tại, ở Bắc Ninh du lịch làng nghề đã có những bước phát triển nhất định. Nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển, gắn kết làng nghề truyền thống với phát triển du lịch. Du lịch tại các làng nghề giúp cho các làng nghề tiêu thụ được nhiều sản phẩm, kích thích sản xuất sản phẩm và làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường khả năng lựa chọn của du khách với sản phẩm du lịch của Việt Nam, tăng cường khả năng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trong tour, tăng cường mức độ hấp dẫn và ấn tượng với du khách, thoả mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, muốn tìm hiểu về văn hoá làng, xã, gắn liền với nó là những sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề mang tính độc đáo, nghệ thuật cao. + Làng tranh Đông Hồ: “ Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát, có nghề làm tranh” ( ca dao) Làng Mái là làng Đông Hồ – quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng, nằm cạnh sông Đuống. Vì được khai sinh từ một mảnh đất có nền tảng văn hoá và truyền thống thủ công nên Đông Hồ đã sớm nổi lên như một điểm sáng văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần đáng tự hào của miền quê Kinh Bắc. Trong khi các dòng tranh như tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, bị hiện đại hoá, thất truyền đến nay hầu như không còn nữa thì tranh Đông Hồ đến nay vẫn được duy trì và đứng vững, thu hút sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ngày nay, có thể xem Đông Hồ như một trung tâm sản xuất tranh dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, tranh Đông Hồ không còn hưng thịnh như xưa. Trước đây, hầu hết các gia đình trong làng đều làm tranh nhưng bây giờ chỉ còn lại ba hộ: ông Nguyễn Đăng Chế, ông Nguyễn Hữu Sam và ông Trần Nhật Tấn. Nhưng dẫu sao ta vẫn tự hào rằng nghề làm tranh Đông Hồ vẫn tồn tại, và không những thế sản phẩm của nó còn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như: Nhật Bản, Singapo, Đức, Hoa Kỳ,… Khi đến thăm làng tranh Đông Hồ du khách du khách được cung cấp thông tin về kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian của làng Đông Hồ phải trải qua các quy trình như: Sáng tác mẫu tranh: đây là khâu quan trọng nhất, từ chọn nội dung đến hình thức. Vì vậy, nghệ nhân phải có một trình độ hiểu biết nhất định, có óc sáng tạo và tình cảm sâu đậm. Để vẽ mẫu hoàn hảo thì phải tốn hàng tháng và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Các mẫu tranh sau khi đã được bổ sung thường được vẽ bằng mực nho lên giâý mỏng để khi dán sấp lên mặt gỗ, nét vẽ thấm vào mặt sau tờ giấy, nhờ đó người thợ mới khắc được lên bề măt gỗ. Khắc ván: trước tiên phải chọn ván in, chất liệu được làm từ thiên nhiên, từ các loại cỏ cây gần gũi với đời thường vì thế nó tạo nên một nét độc đáo cho riêng dòng tranh này. In tranh: là giai đoạn phức tạp nhất, gồm nhiều khâu khác nhau như: bối điệp, nhuộm giấy, in và tô màu và thường được làm khi thời tiết khô ráo. Ngoài ra, những nội dung và giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ cũng được du khách cảm nhận một cách sâu sắc. Khi nhìn ngắm những bức tranh Đông Hồ du khách có cảm giác được trở về với cuộc sống thôn dã của những người nông dân Việt Nam. Nội dung tranh rất phong phú và đa dạng, tất cả đều được bắt nguồn từ phong tục tập quán, từ những sự kiện lịch sử, từ nếp sống sinh hoạt thường ngày của người mà nên, ví dụ có những bức tranh có đề tài lấy từ truyện cổ tích, ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, thảo hiền, trừng trị gian ác, như tranh Sơn Tinh – Thuỷ Tinh,Thạch Sanh , Kiều,… Tranh về đề tài lịch sử, ca ngợi những vị anh hùng dân tộc như tranh: Bà Trưng, Bà Triệu,… Tranh phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc như tranh: Hứng Dừa, Đánh Ghen, Đánh Vật,… Loại tranh khắc gỗ Đông Hồ không chỉ hấp dẫn ở nội dung tư tưởng mà còn thoả mãn yêu cầu thẩm mỹ của người xem. Chính vì cái đẹp ấy đã làm nó sống mãi. Dù nhu cầu thẩm mỹ xã hội đã thay đổi nội dung tranh luôn luôn kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tạo nên nét đẹp của dân tộc Việt Nam.Đặc biệt khi cuộc sống được nâng cao, nhu cầu du khách tăng thì làng tranh Đông Hồ còn trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Đến thăm làng tranh Đông Hồ du khách không chỉ cảm nhận trực tiếp vẻ đẹp của những tác phẩm làng nghề thủ công mà còn hiểu được vẻ đẹp của con người làng Mái. Mặt khác khi đến nơi đây họ còn muốn mua những bức tranh đó làm quà kỷ niệm. Điều này đã kích thích tiêu thụ sản phẩm nơi đây. Giúp cho việc sản xuất được đảm bảo diễn ra thường xuyên và phát triển rộng khắp. Điều này có vai trò quan trọng trong viêc duy trì và phát huy sự tồn tại của làng tranh Đông Hồ. Với làng nghề Đồng Kỵ ( Từ Sơn) – một làng nghề truyền thống, chuyên làm các đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Những nét chạm trổ nổi tiếng bao đời nay, vẫn được thể hiện trên các sản phẩm tinh xảo, theo phong cách cổ. Phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống, Đồng Kỵ đã trở thành vùng quê trù phú. Du khách đến đây có thể lựa chọn nhiều mặt hàng như: vải may quần, áo, đồ dùng học tập… Tóm lại, du lịch có vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như đã được phân tích đối với văn hoá vật thể của nước ta trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Còn đối với văn hoá phi vật thể vai trò của du lịch được thể hiện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. 2.2.2 Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phi vật thể: Là một đất nước được biết đến có nền văn hoá đa dạng và phong phú, không chỉ ở hệ thống giá trị văn hoá vật thể mà còn ở những nét đẹp trong giá trị văn hoá phi vật thể, tiêu biểu là các lễ hội, âm nhạc, ẩm thực, phong tục, tập quán… Lễ hội ở Việt Nam là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng, phong phú và độc đáo. Sự kết hợp giữa lễ hội và di tích lích sử – văn hoá đã tạo nên sự hấp dẫn kỳ diệu đối với du khách, giúp khai thác tốt hơn các loại hình du lịch này. Có thể nói, di tích lích sử văn hoá chính là những công trình, hiện vật, dấu tích,… tồn tài dưới dạng vật chất trong khi đó lễ hội là những giá trị tinh thần, là cái hồn nhằm chuyển tải những nét đẹp truyền thống đến muôn đời sau. Việc lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộcqua các hình thức du lịch và phát triển cho phù hợp với thời đại mới là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây được xem là thế mạnh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á .Không chỉ có nước ta mà hầu như các nước trên thế giới đều có lễ hội. ở mỗi nơi, lễ hội có hình thức và nội dung khác nhau, về ý nghĩa màu sắc và tình cảm… Nhưng tất cả đều có một cái chung: đó là hoạt động văn hoá mang tính nhân loại. Lễ hội có hai mảng yếu tố cấu thành : lễ gồm những nghi thức nghi lễ, cách ứng xử của con người và cộng đồng người đối với tiền thân, thần linh ; hội là những hoạt động vui chơi, thể thao,văn hoá, về tính chất nội dung: lễ hội thường mang màu sắc tôn giáo và lễ hội gắn liền với các tập tục sinh hoạt sản xuất, những sự kiện lịch sử. Đối với Việt Nam lễ hội dành vị trí trung tâm của sự ngưỡng vọng cho con người . Một đặc điểm của lễ hội Việt Nam là thời gian tổ chức hầu như quanh năm và những giá trị truyền thống văn hoá Vịêt Nam ít tính chất thần bí, giầu tính nhân bản. Hầu hết các lễ hội đều gắn liền với một thần linh, có thể là người thường được thiêng liêng hoá. Đó chính là những nhân vật lịch sử có công với đất nước. Ngoài lễ hội gắn với các danh nhân lịch sử, sự độc đáo lễ hội Việt Nam còn thể hiện ở các lễ hội gắn liền với nền văn minh lúa nước. Đó là lễ hội liên quan đến nghề nông, biểu hiện tâm tư tình cảm đối với các vị thần, đối với trời đất đã ban cho con người nguồn sống vô tận, thể hiện niềm khát khao có những vụ bội thu, ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và lao động. Hiện tại chúng ta có những lễ hội lớn tầm cỡ quốc gia như: hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Lim, … và hàng nghìn lễ hội khu vực khác. Ngày nay, khi du lịch phát triển, đặc biệt du lịch văn hoá ngày càng thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thì việc khai thác và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của dân tộc là điều kiện giúp cho ngành du lịch tăng sự phong phú của các chương trình du lịch. Đồng thời du lịch cũng tạo sự giao lưu văn hoá, tìm hiểu văn hoá của các dân tộc và việc giới thiệu cho du khách các lễ hội truyền thống của Việt Nam sẽ làm tăng thêm cho nhân dân thế giới sự hiểu biết về dân tộc Việt Nam, qua đó tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường các mối quan hệ. Vì vậy, vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được thể hiện một cách rõ nét. Ngoài ra khi du khách tham gia vào các lễ hội cùng người dân địa phương đã làm cho quy mô của lễ hội được mở rộng lớn hơn,sự sôi động và nội dung của lễ hội cũng phong phú hơn. Điều này giúp cho các lễ hội ngày càng phát triển rộng hơn và được duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, nó vẫn kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Bắc Ninh nơi vốn được coi là làng quê cổ kính của Việt Nam thì các hoạt động văn hoá, nghệ thuật với các nội dung hấp dẫn được tổ chức thường xuyên. Nơi đây đã sản sinh cho Việt Nam rất nhiều thuần phong mỹ tục. Hệ thống lễ hội và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của vùng đất này. Trong đó hội Lim được coi là một lễ hội lớn và gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Đây là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở miền Bắc. Hội Lim diễn ra trên mảnh đất Nội Duệ. Vào ngày 11 tháng giêng ( âm lịch) tại thị trấn Lim đã xuất hiện nhiều du khách nam thanh, nữ tú từ phương xa tới, các nhà trọ, khách sạn đã trật kín chỗ. Họ tới đây sớm để tham dự hôị Lim với đầy đủ các nghi lễ linh thiêng. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm và diễn ra tại ba địa phương bao quanh đó là xã Nội Duệ, Liên Bão, và thị trấn Lim với nhiều hoạt động của cả phần lễ và phần hội. Tại khu vực trung tâm lễ hội, dựng chín bức trướng ở phần lăng tướng quân Nguyễn Đình Diễn phục vụ việc tế lễ. Từ ngày 10 tháng giêng (âm lịch), tất cả các đình, đền, chùa trên địa bàn ba địa phương nêu trên đều mở cửa phục vụ việc tế lễ dâng hương. Ngày 13 tháng giêng – chính hội sẽ được tổ chức rước từ Nội Duệ về đồi Lim và lễ dâng hương, tế lễ ở lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân. Phía trước trước chùa Hồng Ân dựng sân khấu trung tâm và bốn lán Quan họ. Các trò vui dân gian sẽ được mở rộng thật hấp dẫn và đặc sắc trên đồi Lim như: vật, cờ người, dệt cửi, chọi gà, tổ tôm điếm, đu tiên, đập niêu, bịt mắt bắt dê … Đặc biệt, khi du khách đến với hội Lim còn được quấn hút và say mê hơn cả vẫn là các loại hình sinh hoạt văn hoá Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hoá chung của cả dân tộc. Các liền anh, khăn xếp, áo the, liền chị áo mớ ba, mớ bẩy, nón thúng quai thao đã sẵn sàng đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ. Bằng những lời ca đối đáp diễn ra trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những chiếc thuyền thúng giữa ao, hồ- dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trươg Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Hát Quan họ thường được tổ chức từ ngày 12 tháng giêng tại Lim, cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim), Đình Cả, Lô Bao, Duệ Khánh ( Nội Duệ) , Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị ( Liên Bão). Để thoả mãn những du khách sành sỏi quan họ, thích một không khí đầm ấm gia đình, hát đối đáp Quan họ cũng sẽ được tổ chức tại các gia đình nghệ nhân ở Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông ( thị trấn Lim). Tại những địa điểm trên đồi Lim, hay trên thuyền , trong nhà du khách sẽ được thưởng thức hàng trăm làn điệu dân ca,quan họ thể hiện trong lối chơi đối đáp đạt tới trình độ nghệ thuật cao và là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca, nhạc hoạ nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thuỷ chung làm giá trị cao cả và lâu bền nhất. Điều này được phản ánh trong câu ca: “ Hôm nay sum họp trúc mai Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm” Hội Lim chính là nơi trúc mai sum họp tương phùng, tương ngộ. Bên cạnh những khuôn mặt chị Hai, anh Ba, thợ cấy, thợ cày đi trẩy hội còn có cả sự góp mặt của du khách thập phương. Vậy có thể nói, Hội Lim mang đậm bản sắc văn hoá Việt trên vùng đất Kinh Bắc – là một trong những vùng đất tiêu biểu của cội nguồn văn hoá dân tộc, đáp ứng được tình cảm, sự mến mộ của du khách thập phương. Khi đó nó có tác dụng kích thích du lịch phát triển. Và du lịch lại có sự tác động trở lại với hội Lim. Nhờ có du lịch mà những câu ca, điệu hát, những phong tục,tập quán của người dân Kinh Bắc được mọi người biết đến cùng nâng niu và gìn giữ. Du lịch khai thác và sử dụng yếu tố truyền thống trong hội Lim như một tài nguyên, vậy nên du lịch có những phương pháp bảo tồn phát triển chính nguồn tài nguyên đó để hướng tới phát triển du lịch bền vững. Các nhà quản lý và những nhà nghiên cứu đã tìm ra biện pháp để bảo tồn giá trị văn hoá quý giá này làm cho hội Lim sẽ sống mãi với thời gian và mang đậm nét riêng của dân tộc Việt Nam. Âm nhạc: nước ta có truyền thống lâu đời về âm nhạc. Ngay từ thời cổ xưa cư dân Việt Nam đã rất say mê với âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử, người Việt Nam đã sáng tạo ra rất nhiều nhạc cụ và các thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục con cháu truyền thống của cha ông,đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh, để bay lên những ước mơ về cuộc sống tương lai tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Trải qua bao thiên biến ngày nay Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho đến những dạng có sự phát triển cao với kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Chúng ta đang sống và làm việc trong thời kỳ đổi mới, giao lưu văn hoá đã tạo điều kiện cho văn hoá phương Tây, trong đó có âm nhạc, nghệ thuật, xâm nhập vào Việt Nam. Trong khi mở cửa, hoà nhập với thế nhập với thế giới bên ngoài chúng ta hết sức coi trọng vốn văn hoá dân tộc. Chất liệu quan trọng để tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh những loại hình tạm coi là hiện đại như phim, sân khấu opera, nhạc giao hưởng,… luôn song hành tồn tại các loại sân khấu chèo, tuồng, cải lương, dân ca,… Đối với khách nước ngoài sức hấp dẫn của chương trình tham quan không phải vị họ được thưởng thức các loại hình nghệ thuật phương tây ở Việt Nam. Các loại hình nghệ thuật truyền thống là đối tượng mà họ hướng tới để khám phá thưởng thức. Đặc biệt quan họ – một loại dân ca đăc sắc của vùng đất Kinh Bắc. Dân ca Quan họ nổi tiếng không chỉ là ở những lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi trai gái hoặc với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca nơi khác. Đến với Quan họ Bắc Ninh là đến với lời ca, tiếng hát trữ tình dịu dàng, đằm thăm, làm say lòng người. Hình thức đối đáp giao duyên giữa nam và nữ trong quan họ gắn bó chặt chẽ với đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng người Việt và trở thành đặc trưng văn hoá của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Điều này lý giải tại sao Quan Họ lại nằm trong danh sách đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Bắc Ninh có 44 làng Quan Họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hoá Quan họ. Trước đây, mỗi làng Quan họ có thể có nhiều bọn quan họ nam hoặc nữ, mỗi bọn có chừng năm đến sáu người. Người đứng đầu được gọi là anh Cả hay chị Cả, thường là những người có tuổi, giữ vai trò tổ chức chỉ đạo,liên hệ với những Quan họ bạn, giữ gìn tiếp xúc cho đúng thủ tục. Sau anh Cả có các anh Hai, Ba,… sau chị cả là các chị Hai, Ba,…Những tên này được đặt theo thứ tự thời gian nhập bọn trươc hoặc sau. Văn hoá Quan họ là kết quả của sự suy ngẫm, sáng tạo không biết mệt mỏi của người dân. Bằng những lời ca mộc mạc, chân thành nhưng thấm đẫm tình người, họ có thể nói với chính mình, với bạn bè về những ước mơ, khát vọng, những tâm trạng buồn, vui, yêu ghét, nhở thương: “ Người ơi, người ở đừng vê Người về em những khóc thâm Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa” Ngày nay, khi du lịch phát triển, khách du lịch muốn nghe và thưởng thức những lời ca, làn điệu Quan họ của người dân Kinh Bắc. Điều này đã kéo theo sự phát triển của Quan họ, Quan họ sẽ ngày càng hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Âm thanh Quan họ giàu làn điệu, mỗi làn điệu đã đạt tới trình độ ca khúc hoàn chỉnh, có phong cách riêng. Mỗi bài hát theo từng làn điệu đều có lời thơ chữ tình, âm hưởng ngọt ngào, giai điệu nhẹ nhàng, ấm áp tình người. Có thể nói về mặt sáng tạo, nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao nghệ thuật thí ca, xứng đáng tôn vinh và giữ gìn. Việc phát triển du lịch tại Bắc Ninh có vai trò to lớn trong việc khôi phục các giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời, du lịch cũng giống như một kênh, một biện pháp để quảng bá giá trị văn hoá Quan Họ tới nhân dân cả nước và thế giới. Giúp cho văn hoá Quan Họ có được vị trí xứng đáng trong đời sống của người dân Việt Nam cũng như toàn cầu. Ẩm thực : với sự phát triển của du lịch trên thế giới và nhu cầu giao lưu hội nhập, ẩm thực đã trở thành một ngành được các nhà chuyên môn nghiên cứu. Đó là “ văn hoá ẩm thực”, “ nghệ thuật ẩm thực”,… Sự giao lưu đã làm cho một số nền văn hoá ẩm thực nổi tiếng có một số loại thức ăn , đồ uống là đặc sản của một vùng, một quốc gia, có loại thuộc về những món ăn truyền thống. Mặc dù có sự giao lưu nhưng những thói quen, tập quán trong ẩm thực của mỗi dân tộc rất khó thay đổi. Có thể nói nguyên nhân chính là ẩm thực đã gắn liền với điều kiện tự nhiên về sản xuất lương thực,thực phẩm và thói quen đó đã “thấm sâu vào máu” của dân tộc. Ăn uống là nhu cầu lịch sử tự nhiên của con người trong ba nhu cầu cơ bản: ăn, mặc , ở. Từ ngàn xưa con người đã chú ý tới cách chế biến món ăn và cách ăn. Cách ăn ở đây không phải đơn giản là ăn như thế nào, ăn bằng gì, mà trong đó chứa đựng nhiều yếu tố kể cả văn hoá. Chẳng hạn như nghệ thuật nấu nướng,chọn lựa những ẩm thực bổ dưỡng có tác dụng chữa bệnh. Nghệ thuật trang trí món ăn, quan hệ ứng xử của thành viên trong gia đình trong bữa ăn, lễ nghi đón tiếp khách trong bữa ăn … chẳng thế mà ông cha đã dạy “học ăn, học nói” hoặc “ ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Tất cả những yếu tố đó được lưu truyền, bổ sung, nâng cao qua các thời đại và trở thành văn hoá ẩm thực của dân tộc. Việt Nam với các món ăn truyền thống như Bánh Chưng, Bánh Dày, có món nổi tiếng đặc trưng của một vùng như: Chả Cá Lã Vọng, Nem Sài Gòn, bánh cuốn Thanh Trì,bánh phu thê Bắc Ninh,… Đó là một kho tàng quý giá để thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ẩm thực dân tộc của du khách trên thế giới. Khám phá cái lạ trong món ăn truyền thống của dân tộc không chỉ để thưởng vị ngon của nó mà còn giúp du khách hiểu biết thêm lịch sử dân tộc, hay hiểu biết thêm về triết lý của dân tộc Việt, hiểu về tình yêu thiên nhiên đất nước và lòng tôn kính công lao của cha ông. Để bảo tồn và phát huy các món ăn dân tộc truyền thống, nhiều hoạt động quảng bá các món ăn Việt Nam đã được thực hiện. Năm 1996 tổng cục du lịch đã tổ chức hội thi nấu ăn toàn quốc với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp phát huy khả năng chuyên môn về chế biến các món ăn dân tộc. Sài Gòn Tourist tổ chức “tuần lễ món ăn Việt Nam”.Năm 2000, hưởng ứng chương trình du lịch “ Việt Nam điểm hẹn của thiên niên kỷ mới”,các công ty du lịch khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đã tổ chức tuần lễ , tháng món ăn Việt Nam để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước. Khách sạn Continental tổ chức “ tháng món ăn Việt Nam” công ty du lịch Huế tổ chức Festival Huế, công ty du lịch Quảng Ninh tổ chức “ Hạ Long Festival”… Những hoạt động vừa kết hợp các lễ hội truyền thống vừa trình diễn cho du khách nghệ thuật ẩm thực truyền thống dân tộc. Với bánh Phu Thê - một đặc sản của vùng quê Đình Bảng, một nét đặc trưng của nền văn hoá Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng được thưởng thức thì không thể quên được hương vị độc đáo của nó. Bánh Phu Thê đã có mặt ở làng quê Bắc Ninh từ rất lâu rồi. Đây là một loại bánh sang trọng dùng trong những dịp lễ tết, cưới hỏi hay dùng làm quà biếu. Theo chân khách hành hương bánh Phu Thê đã đi khắp trong nam ngoài bắc, và từng xuất ngoại qua nhiều nước. Một số người Hàn Quốc sau khi được mời ăn loại bánh này đã mua hẳn một vali bánh về làm quà. Bánh được gói bằng lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh Phu Thê không khoe mui , toả hương như bánh rán, bánh Khúc, chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa nó mới gây nên sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen , nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi. người ta còn cho thêm đường trắng cùi dừa, hạt sen, và các hương ngũ vị. Tất cả như biểu tượng cho sự hoà hợp của đất trời và con người . Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh Chưng nhưng phải lựa chọn cẩn thận hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cộng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng. Bánh Phu Thê ngày càng được nhiều người ưa thích. Du lịch đã góp phần đáng kể trong việc tuyên truyền giới thiệu bánh Phu Thê đến mọi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này giúp cho bánh Phu Thê cũng như nhiều món ăn Việt Nam hay văn hoá ẩm thực Việt Nam có chỗ đứng trên nền văn hoá ẩm thực thế giới. Nhiều nhà hàng, khách sạn đã đưa bánh Phu Thê vào thực đơn để nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách cũng như sự khơi dậy niềm ham thích tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam. Đó là những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá ẩm thực truyền thống Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát huy vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống 3.1 Một số giải pháp để phát huy vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống: Sự phát triển của du lịch có những tác động nhất định tới nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Bên cạnh những tác động tích cực nó còn làm cho nền văn hoá truyền thống có những biến đổi như: bào mòn và ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại của du khách …Cho nên để phát huy tối đa vai trò của du lịch trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống cần có những giải pháp sau: Phát triển du lịch cần đi đôi với nhận thức đúng đắn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người làm kinh doanh du lịch và các cấp đảng uỷ, chính quyền các ngành và các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư làng xã với mỗi người dân trong mọi hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tại mỗi vùng địa phương cần phải xác định phát triển du lịch một cách có nguyên tắc và có những giải pháp cụ thể để bảo tồn những giá trị này . Phát triển du lịch dựa trên sự gắn bó mật thiết giữa du lịch và giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Từ đó có những biện pháp khai thác hợp lý, khi khai thác phải phát huy được giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, nghĩa là phải xác định vai trò quan trọng của du lịch trong việc bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống. Đôi khi phát triển du lịch nhưng mục tiêu kinh tế không được đặt lên hàng đầu. Tổ chức tất cả các hoạt động du lịch văn hoá theo mô hình hợp lý, kích thích tiêu thụ sản phẩm văn hoá qua đó vừa trực tiếp phục vụ nâng cao đời mọi mặt của dân làng, vừa đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động du lịch dịch vụ. Trong đó xu hướng gắn văn hoá với phát triển du lịch cần xử lý hài hoà lợi ích của các thành phần cộng đồng dân cư làng, xã nơi khai thác các giá trị văn hoá truyền thống. Và cũng nhờ phương thức đó mà các nguồn lực xã hội được huy động tối đa cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, đưa văn hoá trở thành một nhịp cầu giao lưu và hội nhập quốc tế. Tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu các bài tham luận của các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài về quản lý bảo tồn di sản và các giá trị văn hoá trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch ở Việt Nam, các vấn đề như quy hoạch, định hướng phát triển du lịch tại các khu vực có giá trị văn hoá phong phú và đa dạng. Xác định mức độ cần thiết của việc bảo tồn tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị của nền văn hoá truyền thống thì hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hết sức quan trọng, đặc biệt các chương trình quảng bá, xúc tiến tại nước ngoài. Qua đó tôn vinh những giá trị ưu tú trong văn hoá các dân tộc Việt Nam. Mặc dù còn là một ngành kinh tế mới nhưng với những đặc trưng của mình , du lịch có thể tạo ra sức bật lớn, lan toả nhanh. Để phát huy hết vai trò của ngành du lịch thì du lịch Việt Nam cần có chiến lược cụ thể hơn, căn bản hơn, trước hết từ công tác đào tạo con người, và quy hoạch cơ sở hạ tầng theo hướng coi du lịch là một kênh quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc và nâng cao vị thế đất nước. Với việc lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc qua hình thức du lịch và phát triển phù hợp với thời đại mới là vô cùng quan trọng. Xây dựng một hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Tránh tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu tôn trọng truyền thống văn hoá dẫn đến sự biến dạng lai tạp, mất bản sắc dân tộc. Ngành du lịch nên có những hình thức tái đầu tư trở lại hoặc hỗ trợ các địa chỉ và hoạt động văn hoá truyền thống hàng năm từ doanh thu ngành du lịch và bằng tài trợ trực tiếp để bảo vệ tôn tạo, chống xuống cấp một số di tích văn hoá. Tổ chức các lễ hội dân gian, các lớp tập huấn truyền nghề từ các nghệ nhân cao tuổi cho đến các lớp trẻ tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hoá truyền thống trong tất cả các tầng lớp xã hội. Tăng cường công tác giáo dục về truyền thống văn hoá, lịch sử cho cộng đồng, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trân trọng các giá trị văn hoá dân tộc cho mỗi người dân. Có chiến lược đào tạo để bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng và văn minh trong phục vụ. Phân loại các điểm, các khu du lịch theo ý nghĩa và vai trò, các chuyên đề du lịch cần phát huy, khai thác. Từ những phân tích ý nghĩa, vai trò của một số điểm du lịch, khu du lịch ta they mỗi nhóm tài nguyên du lịch đều chứa đựng những ý nghĩa nhất định đối với nhu cầu của khách du lịch. Có nhóm chứa đựng ý nghĩa truyền thống dân tộc, có nhóm chứa đựng ý nghĩa về kinh tế nhóm thì chứa đựng ý nghĩa về văn hoá, nhân văn, nhóm chứa đựng giá trị tâm linh,…Nói chung, ý nghĩa của các tài nguyên du lịch là đa dạng và phong phú và mỗi tài nguyên đều có thế mạnh và những hạn chế trong việc khai thác, phát huy ý nghĩa của nó đối với từng loại hình du lịch. Nhìn lại thực tế chúng ta thấy ngành du lịch và xã hội còn thiếu về hệ thống tư liệu nghiên cứu, phản ánh hệ thống các giá trị của các tài nguyên du lịch. Khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam, nhất là khách du lịch balô thường họ phải tham khảo sách giới thiệu chỉ dẫn về du lịch Việt Nam do các tác giả nước ngoài xuất bản. Không những khách nước ngoài mà ngay cả những công ty du lịch khi cần đến tư liệu cũng phải cần đến sách nước ngoài để tham khảo. Tuy chưa phong phú nhưng đã có một số tài liệu nghiên cứu giới thiệu, cung cấp nhận thức ý nghĩa về các điểm du lịch, các khu du lịch.Mặc dù còn nặng về giới thiệu về lịch sử hình thành và tồn tại của các điểm, các khu mà bỏ qua những giá trị về bản sắc văn hoá, nhân văn chứa đựng trong bản thân nó hoặc chứa đựng trong những truyền thuyết gắn liền với sự tồn tại của di tích đó. Nhưng nó có tác dụng lớn trong việc quảng bá những nơi mà khách chưa đến tham quan và đưa lại một nguồn khách du lịch không nhỏ cho các điểm du lịch đó. Duy tu tôn tạo các di tích, các điểm, khu du lịch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và lễ hội `Các điểm du lịch, các di tích, làng nghề truyền thống là những thứ có ý nghĩa vật thể trong hoạt động du lịch, nếu không có những giá trị vật thể này thì du lịch sẽ mất hết ý nghĩa của nó. Quan sát trực tiếp là hoạt động mang ý nghĩa sinh động nhất trong du lịch bởi vậy việc bảo tồn duy tu có tầm quan trọng trong du lịch. Duy tu và tôn tạo các di tích, các điểm, các khu du lịch là một việc làm rất khó, tốn kém thời gian, tiền của. Nếu tôn tạo không đúng quy trình kỹ thuật và nguyên tắc thì việc tôn tạo duy tu sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn mà nhiều khi còn phản tác dụng. Bởi vậy công việc duy tu, tôn tạo đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bên tham gia như: nhà khoa học , sử học, các nhà nghệ nhân, nhà kiến trúc xây dung, nhà quy hoạch,… Một đòi hỏi khắt khe của các di tích, các tài nguyên du lịch là phải giữ được tính nguyên thể của nó. Có như vậy mới hấp dẫn du khách và phát huy được ý nghĩa của chính nó. Do đặc tính này nên khi có kế hoạch duy tu tôn tạo một di tích, một quần thể du lịch cần phải lập kế hoạch một cách chi tiết: phần nào có khả năng duy tu, tôn tạo , phần nào để nguyên trạng và phần nào cần cải tạo. Tất cả việc đó cần phải được tiến hành một cách hài hoà, để khi hoàn thành công trình có vẻ đẹp tôn nghiêm của nó. Ngoài việc quan tâm duy tu, tôn tạo các tài nguyên vật chất, cần có một đường lối chủ trương nhằm khôi phục các tài nguyên phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như các sinh hoạt dân gian, các lễ hội,cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp uỷ, các ngành đoàn thể trong việc tổ chức lễ hội. Các di tích trong lễ hội cần được tôn tạo trùng tu để không bị xuống cấp và mất đi vẻ uy nghi vốn có của nó. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như: điện nước, đường giao thông, và các công tác vệ sinh môi trường an ninh trật tự được đảm bảo,… để tạo tâm lý an toàn cho khách Đầu tư sản xuất đi đôi với việc xây dung và khôi phục một số sản phẩm vật chất và văn hoá mang tính đặc trưng để thu hút khách tới lễ hội nói riêng và phục vụ cho việc phát triển đất nước nói chung. Khôi phục các làng nghề truyền thống, công nghiệp càng phát triển thì các làng nghề truyền thống càng thu hút khách du lịch. Các làng nghề này không chỉ thu hút khách du lịch bởi các sản phẩm vật chất nguyên gốc được sản xuất bằng các phương pháp thủ công mà nó còn thu hút khách du lịch bởi những giá trị phi vật chất đó là quy trình sản xuất, cách sản xuất thủ công nhưng lại tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Cách sản xuất, quy trình sản xuất mới là yếu tố kích thích trí tò mò của du khách vừa đáp ứng vừa thoả mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Khách đến thăm làng tranh Đông Hồ chưa hẳn là để mua một bức tranh mà để tìm hiểu về cách thức làm tranh Đông Hồ. Sauk hi thoả mãn nhu cầu tìm hiểu người ta lại muốn mua một vài sản phẩm để làm kỷ niệm. Có nhận biết được điều này thì các làng nghề cũng như ngành du lịch mới phát huy được giá trị của các làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề cần chú ý: Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung. Cần nghiên cứu tiềm năng du lịch, thị trường khách, đánh giá năng lực của cộng đồng trong phát triển du lịch, quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững du lịch làng nghề Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề và du lịch làng nghề. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp đào tạo nghệ nhân, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, trang bị những kiến thức văn hoá, chuyên môn kỹ thuật và cách thức quản lý kinh doanh trong cơ chế thị truờng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong việc xây dựng nâng cao nhận thức vai trò vị trí của du lịch làng nghề. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tuyên truyền cổ động nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu làng nghề, đa dạng hoá sản phẩm làng nghề tạo sự hấp dẫn với khách du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những bước tiến bộ trong nhận thức, phát triển trong hoạt động kinh doanh và đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đã quan tâm lập ra ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, đã ban hành pháp lệnh du lịch và đang soạn thảo luật du lịch. Đội ngũ cán bộ kinh doanh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với tiềm năng của mình du lịch sẽ ngày càng phát triển và phát huy được vai trò của nó trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. 3.2. Một số kiến nghị - Có đường lối kế hoạch nhằm tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong xã hôị thấy được du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà nó còn có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, góp phần bảo vệ duy tu các di tích, tôn tạo và bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra quy mô to lớn của các lễ hội. Du lịch giúp các cộng đồng cư dân các vùng miền có cơ hội được giao lưu với nhau, từ đó mà hiểu nhau hơn và có tinh thần tương thân tương ái tốt hơn… - Phải có cơ quan chuyên trách đủ khả năng tập hợp thông tin tư liệu về các tài nguyên du lịch của đất nước, nghiên cứu các giá trị nhân văn truyền thống và các giá trị khác của nó để biên tập, giới thiệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhu cầu du lịch và nhận thức đúng đắn về vai trò của du lịch trong các tầng lớp dân cư xã hội. - Phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nhằm tạo đựơc đội ngũ nhân lực đủ năng lực trí tuệ nhằm cung cấp cho ngành du lịch. Phát triển du lịch phải gắn liền với văn hoá dân tộc nhằm hướng tới du lịch bền vững tạo ra phong cách riêng độc đáo đậm đà nét Việt Nam. - Kiên quyết loại bỏ những ảnh hưởng sai lệch về văn hoá, những hiện tượng lai căng văn hoá, làm bào mòn nền văn hoá dân tộc làm mất đi nét đẹp của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. - Nhanh chóng xây dựng các văn bản pháp quy để xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành du lịch, nhằm hướng nó phát triển một cách bền vững có định hướng, tránh được những hoạt động lệch lạc để lại hậu quả và di chứng xấu cho sự phát triển của ngành. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên vùng, liên khu vực, không những thế nó còn mang tính xã hội cao nên hành lang pháp lý không chỉ là có giá trị điều tiết, hướng dẫn dưới góc độ quản lý nhà nước mà còn là cơ sở điều tiết mối quan hệ xã hội trong du lịch và sự hợp tác giữa các vùng, các miền thuộc phạm vi quản lý hành chính khác nhau nhưng lại nằm trong một tổng thể khu du lịch thống nhất. PHẦN 3. KẾT LUẬN Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng: du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta, phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà các nước đang theo đuổi: đó là tỷ trọng dịch vụ cao trong thu nhập quốc dân. Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định rằng việc phát triển ngành du lịch và một số ngành dịch vụ khác sẽ từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững. Đồng thời những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam, qua đó được khẳng định tôn vinh và nâng cao lên một tầm mới. Ngoài ra, du lịch còn có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, các bậc tiền bối đã dạy: “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Ngày nay, du lịch đóng vai trò đưa người dân đi không phải một “ngày đàng” mà nhiều “ ngày đàng”, và tất nhiên, người đi du lịch sẽ học được rất nhiều “ sàng khôn”. Nâng cao dân trí thông qua du lịch sẽ mang lại hiểu quả rất đa dạng, nhiều mặt bởi hình thức của nó là thông qua hoạt động thực tiễn, cảm nhận và ghi nhận một cách rất trực tiếp và được minh hoạ bởi những ví dụ hoàn cảnh cụ thể. Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện và cơ hội để các cộng đồng có thể giao lưu với nhau một cách thuận tiện, dễ dàng không bị dàng buộc bởi các rào cản như chế độ chính trị, sự khác nhau về tôn giáo hay đẳng cấp xã hội. Nhờ thông qua du lịch mà hàng triệu khách du lịch quốc tế đã đến tham quan và giao lưu với nước ta. Du lịch là một ngành kinh tế non trẻ ở Việt Nam thậm chí trước đây còn có nhận thức sai lầm rằng: du lịch là ngành ăn chơi nên không được quan tâm đầu tư, phát triển đúng mức và đúng tiềm năng của đất nước. Trải qua thời gian và những hiệu quả kinh tế xã hội do du lịch mang lại, nhận thức về vai trò của du lịch đã ngày càng được cải thiện và phát triển theo chiều hướng tích cực. Những nhận thức đúng đắn và tích cực đang được củng cố và phát triển. Tuy vậy, trong xã hội vẫn đang tồn tại một xu hướng khá phổ biến là chỉ quan tâm khai thác nguồn lợi kinh tế của hoạt động du lịch. Những khai thác chủ quan tức thời, thiếu hiểu biết sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với tương lai phát triển du lịch của nước nhà. Nó sẽ nhanh chóng phá vỡ hoặc làm lu mờ những giá trị thực những giá trị thực của các tài nguyên du lịch, làm ô nhiễm môi trường, từ đó làm mất đi lợi thế so sánh về du lịch của nước ta. Để cho ngành du lịch phát triển một cách bền vững, phát huy được những giá trị của nó, Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các tổ chức tham gia vào quá trình hoạt động du lịc. Giúp cho mọi người hiểu được sản phẩm du lịch bao giờ cũng có hai giá trị kết tinh trong đó là giá trị vật thể và giá trị phi vật thể, có như vậy ta mới giữ gìn được bản sắc của dân tộc và vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống mới được thể hiện rõ nét. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] .Luật Du Lịch 2006 [2]. Trần Đức Thanh -Nhập Môn Khoa Học Du Lịch –NXB Đại H ọc Quốc Gia Hà Nội. [3 ]. Trần Quốc Vượng- Cơ Sở văn hoá – NXB Giáo Dục [4 ]. Đinh Trung Kiên -Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch- NXB Quốc Gia. [5 ] .Ứng X ử V ăn Ho á Du L ịch. [6 ]. Tr ần Ng ọc Th êm -C ơ S ở V ăn Ho á- NXB Gi áo D ục. [7 ]. Đ ào Duy Anh - V ăn Ho á S ử C ư ơng- NXB Th ông Tin. [8 ]. Nh ững Th ách Th ức C ủa V ăn Ho á Vi ệt Nam Trong Q úa Tr ình H ội Nh ập Kinh T ế Qu ốc T ế.- NXB V ăn Ho á Th ông Tin Th ư Vi ện V ăn Ho á. [9 ]. H ội Th ảo Ph át Tri ển S ản Ph ẩm Du L ịch tr ên c ơ s ở khai th ác c ác gi á tr ị v ăn ho á Vi ệt c ổ- B ộ V ăn Ho á Th ể Thao v à D u L ịch. [10 ]. B ùi Th ị H ải Y ến- Tu y ến Đi ểm Du L ịch Vi ệt Nam- NXB Gi áo D ục. [11].Trang web của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam MỤC LỤC bánh phu thê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 150.doc
Tài liệu liên quan