Đề tài Vai trò của gia đình miền núi trong việc Giáo dục con cái ( Nghiên cứu trường hợp xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục gia đình đóng vai trò là bước đầu tiên có tính chất nền móng trong việc xã hội hoá con người. Nếu giáo dục gia đình được thực hiện tốt thì xẽ hình thành những cá nhân tốt và ngược lại. Chính những tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái làm cho giáo dục gia đình đạt hiệu quả. Như K. Mác đã nói: “ Không có nơi bảo tồn nào thiêng liêng hơn cõi lòng của cha mẹ, là người bạn thông cảm nhất, là mặt trời của tình yêu mà ngọn lửa của nó sưởi ấm đến tận cùng những khát vọng sâu kín nhất trong lòng mình”. Nhận thức các cấp chính quyền và của cha mẹ trong việc giáo dục con cái được nâng lên Gia đình là trường học đầu tiên con người lớn lên và có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời con người. Ngày nay gia đình còn kết hợp với xã hội để giáo dục một cách tự giác và có mục đích đến từng giai đoạn phát triển của trẻ, nhằm phát triển toàn diện nhân cách, tạo khả năng thích ứng với đời sống xã hội và vì mục tiêu phát trển của xã hội. Cha mẹ giữ vai trò chính và quan trọng trong giáo dục “Bản sắc” con cái. Nói đến giáo dục con cái là nói đến sự giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người có ích cho gia đình và cho xã hội. Về giáo dục đạo đức: hầu hết các gia đình đều nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái và họ mong muốn con cái của mình trở thành những người sống trung thực, sống lương thiện và có ích cho xã hội. Về định hướng bậc học cho con: Các gia đình đều nhận thức được tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay, Sự đầu tư cho giáo dục tri thức đã được tăng lên, sự đầu tư này được thể hiện không chỉ về mặt tinh thần mà còn được đầu tư cả về vật chất. 2. Khuyết nghị Về phí gia đình Để việc giáo dục con cái đươc thực hiện tốt, các thành viên trong gia đình cần phải có sự phối hợp nhất trí cao, tất cả mọi người trong gia đình ( ông bà, cha mẹ ) cần phải quan tâm sâu sát đến đời sống tinh thần của trẻ, dạy dỗ trẻ một cách toàn diện. Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc đạy dỗ con hàng ngày. Về phía xã hội Nhà nước và chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cái; tăng cường các hình thức trao đổi thông tin về phuơng pháp giáo dục trong gia đình.

pdf31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của gia đình miền núi trong việc Giáo dục con cái ( Nghiên cứu trường hợp xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục đạo đức - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục định hướng nghề nghiệp. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái Khách thể nghiên cứu Các gia đình, các cơ quan đoàn thể, các em học sinh xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 5 Phạm vi thời gian : Từ ngày12/5 đến ngày 27 tháng 9 năm 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi 300 hộ gia đình thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nội dung thể hiện các chỉ báo như tuổi, nghề nghiệp, mức sống, giới tính, số con, phương pháp giáo dục của gia đình, học vấn… Các kết quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS nhằm xác lập tính tương quan giữa các dữ liệu xã hội cần tìm hiểu. 5.2 Phương pháp quan sát Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương, chúng tôi quan sát thực tế cuộc sống của những người được phỏng vấn; quan sát hành vi, cử chỉ của họ để có được những nhận định chung nhất về điều kiện và hoàn cảnh sống của người dân trong địa bàn nghiên cứu. Qua đó thu thập thông tin liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đại diện 05 hộ gia đình tại xã Tân Lập. Nội dung của phỏng vấn là đi sâu tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở miền núi của người dân tái định cư. Các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi chưa khai thác hết. 5.4 Phương pháp phân tích tài liệu Tìm đọc các tư liệu liên quan đến giáo dục, gia đình… từ đó phân tích tài liệu. Xử lý tài liệu có liên quan theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Trong xã hội ngày nay, giáo dục gia đình là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 6 - Các bậc cha mẹ đều mong muốn con học cao tuy nhiên thời gian dành cho việc giáo dục con cái ngày càng ít đi. 7. Khung lý thuyết: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI XÃ TÂN LẬP Nhận thức chung về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái Nhận thức của Đảng và Nhà nước Nhận thức của đoàn thể xã hội Nhận thức của cha mẹ về vai trò của chính mình trong GD Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái Vai trò chủ quan của gia đình trong việc giáo dục con cái Vai trò khách quan của gia đình miền núi trong việc GD con cái Vai trò mong muốn của gia đình trong viêc THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 7 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận của đề tài: Chúng tôi dựa trên quan điểm của phép biện chứng duy vật lịch sử để nghiên cứu về gia đình với tư cách là “tế bào của xã hội”. Gia đình là một trong những môi trường quan trọng nhất của quá trình xã hội hoá con người. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là giáo dục trẻ em. Trong quá trình đó vai trò của cha mẹ là cực kỳ quan trọng. Cha mẹ thực hiện chức năng chăm sóc giáo dục con về mọi mặt như: đạo đức, tri thức. Đó là vai trò không thể thiếu của cha mẹ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Theo lý thuyết cấu trúc chức năng của Parson: “ Với chức năng xã hội hoá của gia đình, đứa trẻ được hướng vào những quy chuẩn phù hợp với vai trò sau này mà nó sẽ đảm nhận. Những gì đứa trẻ được học là những khuôn mẫu về vai trò và sự mong đợi đảm nhận vai trò mà cha mẹ, thầy giáo và những người đỡ đầu của cộng đồng đã thực hiện”. Theo quan điểm hệ thống: Quan điểm này xem xét hoạt động giáo dục là một trong những hoạt động sống cơ bản của các bậc cha mẹ trong việc thực hiện chức năng của thiết chế gia đình. Chức năng giáo dục trong gia đình cần phải THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 8 được đặt trong mối quan hệ với các chức năng khác như: chức năng tái sản xuất con người, chức năng phát triển kinh tế… để từ đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của các chức năng. Tác giả khác với K. Mác ở chỗ, Mác phân tích sự bất công kinh tế còn tác giả thì phân tích sự bất công thể hiện qua hệ thống tâm thế hành vi (Habitus,do TS Trịnh Văn Tùng dịch). Chúng ta nên hiểu như thế nào về khái niệm này, có áp dụng được trong phân tích vai trò hay không? Câu trả lời mang tính tích cực bởi vì hệ thống tâm thế hành vi chính là hệ thống thói quen vô thức. Trong trường hợp này, những tương tác giữa người cha và người mẹ, giữa cha mẹ và con cái… cũng mang tính vô thức rất nhiều. Do vậy hệ thống tâm thế hành vi vừa là sản phẩm mà con cái đưa vào trong chúng, thẩm thấu chúng hay nội hoá chúng vừa là mô hình khách quan ( vì chúng không can thiệp được) và (vừa là điều kiện để tái tạo các thực hành cá nhân). 2. Những tiếp cận lý thuyết và khái niệm: Các lý thuyết:  Lý thuyết “Cấu trúc chức năng” của T. Parson.  Lý thuyết “Cấu trúc tái sinh” của Pierre Bourdieu  Lý thuyết “tương tấc biểu trưng”  Lý thuyết xã hội học gia đình  Lý thuyết xã hội học giáo dục ( tham khảo tài liệu của GS TS Lê Ngọc Hùng). Các khái niệm công cụ: 2.2.1 Khái niệm “vai trò”: Khái niệm này xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với những công trình nghiên cứu của Horton Cooley, H. Meal… Nó được dùng như một trong những yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội, cũng như để tìm hiểu sự phát triển của nhân cách. H. Mead mô tả vai trò như là kết quả của một quá trình tương tác mang tính chất sáng tạo. Theo Fitcher: “ Khi một khuôn mẫu tác phong trong tình trạng tương hỗ với nhau được tập trung vào một nhiệm vụ xã hội thì sự chi phối đó là vai trò xã THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 9 hội. Như vậy vị trí cho biết mỗi người là ai, còn vai trò cho biết người ta làm gì ở vị trí đó”. Theo T.Parson, vai trò thể hiện ở những hành vi hoặc những mô hình hành vi thuộc phạm trù khẳng định bản sắc mà quá trình tương tác giữa các cá nhân và cấu trúc xã hội. Theo Meisonneuve, vai trò có 3 sắc thái, trong tâm lý xã hội học 3 sắc thái hoặc 3 cấp độ của vai trò đó là: sắc thái thiết chế, sắc thái cá nhân và sắc thái tương tác. Ở cấp độ thiết chế, vai trò được định nghĩa như là tổng thể các hành vi chuẩn mực của một chủ thể khi chủ thể đó có một địa vị xã hội tương ứng. Những hành vi đó phù hợp với lứa tuổi tương ứng, giới tính tương ứng, vị trí tương ứng, nghề nghiệp tương ứng và vị trí chính trị tương ứng (Meisonneuve, 1973, trang72. ). Như vậy, người ta phân biệt hai loại vai trò thiết chế và vai trò chức năng trong các nhóm và tổ chức. Khi nghiên cứu vai trò mang tính thiết chế người ta thường định hướng công việc của mình là phân tích nhiệm vụ nhóm hoặc các vai trò thuộc phạm vi liên cá nhân mang tính tích cực hay tiêu cực. Những phân tích đó nhằm đến việc duy trì sự cố kết và sự hài lòng, sự đóng góp các nhu cầu của cá nhân này so với các cá nhân khác. Ở cấp độ cá nhân thì vai trò được định nghĩa là tập hợp các hành vi cho phép cá nhân đó khẳng định mình. Ở cấp độ tương tác người ta quan tâm đến sự tiến triển của vai trò thông qua sự chờ đợi của cá nhân khác hoặc nhóm người khác. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi phân tích những chờ đợi của gia đình, nhà trường, và xã hội. Đối với các hành vi của trẻ dựa vào các vị trí tương ứng ( Đảng và Nhà nước, đoàn thể và gia đình) và dựa vào tình hình của các địa phương (đặc thù các gia đình ở đó). Căn cứ vào sự tiến triển của các tương tác giữa các nhóm tác nhân nêu trên, chúng tôi hy vọng phân tích được sự chuyển dạng cách thức thể hiện của con cái đối với người khác hoặc đối với môi trường trung sống . Kết luận: Vai trò trong nghiên cứu này được phân tích ở cấp độ tương tác trong và ngoài thiết chế gia đình. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 10 2.2.2 Khái niệm “ Gia đình” Trước hết cần phải nói rằng không có định nghĩa đơn nhất về gia đình đương đại: một mặt có nhiều hình thức gia đình từ gia đình có hôn nhân đến gia đình chung sống, từ gia đình cổ điển đến gia đình đơn thể (chỉ một bố hoặc một mẹ) cho đến gia đình tái cấu trúc ( bỏ nhau rồi lấy lại). Mặt khác, các cá nhân và thiết chế thay đổi quan điểm tuỳ theo quan tâm của họ về gia đình. Vào lúc sinh ra, lúc hôn nhân, lúc chết gia đình có biểu tượng khác nhau.Trong hộ tịch gia đình cũng khác theo quan niệm của thể hiện trong chính sách xã hội.Gia đình là nhóm thành phần có nhiều định nghĩa. “ Gia đình là nhóm xã hội gồm hai hoặcnhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần”. Do đặc thù của các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống… trong hộ bộ gia đình và các mối quan hệ với bên ngoài mà mỗi gia đình hình thành nên một nền văn hoá riêng góp phần xây dựng nền văn hoá chung của cả xã hội. Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái là chức năng quan trọng nhất. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục bản sắc của con người (con em họ). Quả thực như vậy gia đình là cái địa điểm đóng góp phần xây dựng bản sắc của cá nhân trong cuốn sách hôn nhân và quá trình xây dựng bản sắc của cá nhân. Trong cuốn sách “ hôn nhân và quá trình xây dựng bản sắc” năm 1960) Hal Bwachs đã vận dụng các tư tưởng của Mead, Parsons, Berger và kellner để nhận định rằng cuộc sống chung có tác động thừa nhận và khẳng định thế giới quan của mỗi người. Nghĩa là nó có tác động làm ổn định bản sắc của con người. Như vậy gia đình là một không gian xã hội hoá thứ hai đối với người lớn, nhưng lại là không gian xã hội hoá thứ nhất đối với trẻ em. Đầu những năm 1990 có nhiều công trình nghiên cứu đã bổ sung để làm phong phú vấn đề này. Got Man phê bình thái độ quay lưng với gia đình, cho rằng cá nhân có thiên hướng phát triển độc lập. Tác giả đã phân tích cách thức THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 11 mà một đứa trẻ hấp thụ di sản văn hoá từ bố mẹ ( 1988, 1985). Phân tích của tác giả đã khẳng định rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình xã hội hoá của trẻ em.Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ giành một chương để phân tích nhận thức của đoàn thể, Đảng, nhà nước và gia đình. Kanf Mann (1992) chỉ ra rằng thói quen hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng gia đình và xây dựng bản sắc của cá nhân. Sự kháng cự trong việc chia sẻ nhiệm vụ gia đình giữa các cặp vợ chồng hay sự kháng cự với cá nhân khác chứng minh rằng: Cá nhân được xây dựng thông qua sự chế ngự thế giới riêng bao quanh nó. Chính vì vậy, sự ổn định của thế giới sự vật cũng quan trọng không kém so với sự ổn định trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Ơ đây chúng tôi muốn nói rằng, nếu nhận thức của cha mẹ về vai trò giáo dục của mình trong gia đình đối với con cái chỉ dừng lại ở mức cảm tính và không ổn định thì sự giáo dục đó ít có cơ hội thành công. Tương tự như vậy,Schwartz (1990) rất thấu hiểu giới hạn chuẩn mực vợ chồng. Điều này có nghĩa là người chồng và người vợ luôn luôn giữ cho mình một phạm vi riêng. Phạm vi đó không nhầm lẫn với cuộc sống chung của gia đình, nếu nhận thức về giáo dục con cái giữa họ có sự chênh lệch lớn thì giáo dục có hiệu quả hay không? Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi quan tâm khi nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Khái niệm “Giáo dục” Theo Từ điển tiếng việt giáo dục được hiểu là những hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, tập thể của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần có những phẩm chất, năng lực cần thiết theo yêu cầu đặt ra. Khi xem xét giáo dục như một “thiết chế xã hội”, chúng ta có thể thấy chức năng chủ yếu của giáo dục là xã hội hoá cá nhân nhằm nâng cao dân trí tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước. Trong phạm vi mỗi gia đình, việc thực hiện tốt chức năng giáo dục sẽ thoả mãn nhu cầu của chính các bậc cha mẹ, làm thoả mãn nhu cầu của xã hội từ đó góp phần tích cực vào quá trình xã hội hoá cá nhân. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 12 “ Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Các cá nhân tiếp thu các kinh nghiệm xã hội thông qua việc họ thâm nhập vào hệ thống các mối quan hệ. Mặt khác các cá nhân tham gia tái tạo lại hệ thống khinh nghiệm, hệ thống các quan hệ xã hội cũng. Thông qua chính việc tham gia vào hệ thống xã hội đó” (theo Andreeva). Giáo dục là một quá trình tổng hợp các phương tiện, vật chất và tinh thần của cá nhân, gia đình và xẫ hội để hình thành con người, trẻ em, học sinh và các sinh viên thuộc các hệ thống giáo dục.Giáo dục có nhiều hình thức và tác động lẫn nhau bởi vì có nhiều mối quan hệ khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường xã hội hoá. ( TS Trịnh Văn Tùng, lược dịch và định nghĩa lại). Như vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích giáo dục gia đình dưới góc độ xây dựng “bản sắc” con người. Còn những giáo dục truyền đạt lại kiến thức hướng nghiệp là chúng tôi không quan tâm mà chúng tôi chỉ quan tâm đến việc thiết chế giáo dục con cái trong gia đình. 3. Tổng quan nghiên cứu: Ở Việt Nam, các nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình đã được coi trọng từ rất lâu và rất nhiều các cơ quan, trung tâm nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ ( nay là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ ) đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “ vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” mã số KX 07 – 09. Nghiên cứu có những nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về xã hội hoá con người và chức năng xã hôi hoá của con người trong lịch sử và hiện đại. -Phân tích vai trò của gia đình Việt nam trong việc tổ chức đời sống con người, nuôi dưỡng đào tạo lớp trẻ, hoàn thiện nhân cáh con người trưởng thành. - Trách nhiệm và hạn chế của giáo dục gia đình trong tình hình hiện nay, những điều kiện, biện pháp, chính sách cần thiết nhằm giúp gia đình làm tròn chức năng đó. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu vấn đề gia đình. Bài viết của PGS. TS Mạc Văn Trang về một số khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia đình hiện nay và sự ảnh hưởng của gia đình trong việc hình THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 13 thành nhân cách trẻ. Trong đó, Ông đưa ra một số kiểu giáo dục có khuynh hướng đáng no ngại như: + Kiểu gia đình “không có thời gian” để quan tâm đến con trẻ. Những gia đình này bố mẹ mải lo làm ăn kinh tế, lo sự ghiệp… uỷ thác việc giáo dục con cái cho ông bà,cho nhà trường, hoặ là để trẻ tự xoay sở. + Kiểu gia đình quá nuông chiều con, không uốn nắn trẻ theo yêu cầu chung của xã hội mà muốn con mình được đặc biệt ưu đãi hơn. Trong những gia đình này, đứa trẻ được đáp ứng mọi yêu cầu theo ý muốn của chúng, dẫn đến sự ỷ lại, tính thiếu tự lập của đứa trẻ khi lớn lên. + Kiểu gia đình quá kỳ vọng ở trẻ, bắt ép trẻ học quá sức và gò ép theo ý của cha mẹ. Cuốn sách “ Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá” của tác giả Lê Ngọc Văn, nội dung chính đề cập tới vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá đối với các thành viên; so sánh sự giống và khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại thực hiện chức năng này. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 14 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế – văn hoá - xã hội Tân Lập là một trong 81 điểm tái định cư theo dự án của tỉnh Sơn La, là một trong bốn điểm đã hoàn thành khảo sát và tiến hành di dân.Một điểm dự án di dân tái định cư mẫu thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho những bước tổ chức di dân tiếp theo đã được xây dựng tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu , Sơn La trên diện tích quy hoạch 1.347 ha với 411 căn nhà sàn và trệt kết cấu khung bê tông, tường gạch, mái ngói hoặc tấm lợp kèm theo các công trình hạ tầng ( điện, đường, trường, trạm thuỷ lợi, nước sinh hoạt,…). Hiện nay dự án đã vận hành tiếp nhận 1.791 hộ dân với 8.539 nhân khẩu thuộc mặt bằng công trường phải di chuyển trước khi đáp ứng tiến độ khởi công nhà máy về định cư. Theo một cán bộ tỉnh Sơn La thì chính sách đền bù, hỗ trợ di dời tái định cư được áp dụng là rất thoả đáng. Các hộ gia đình chuyển về tái định cư ở Tân Lập ( gồm 8 điểm: tiểu khu 32 Tà Phình, bản Hoa, bản Dọi, bản Ôn, Nậm Khao, Nậm Tôm, Nà Pháy, Loóng Cóc). Công tác di dân, thực hiện đền bù đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo di dân Tái định cư, có nhiệm vụ tiếp nhận các hộ dân, phân cong trách nhiệm cụ thể, tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ dân dưới nhiều hình thức. Phát triển kinh tế : Hiện nay, các hộ gia đình tái định cư không chỉ được cấp nhà mà còn nhận đất sản xuất là 1,4 ha/ hộ. Bên cạnh đó các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là Ban quản lý dự án di dân của tỉnh và trực tiếp là Ban chỉ đạo di dân tái định cư của xã Tân Lập đã tạo điều kiện cho những hộ dân đang định cư tại đây, cấp đất trồng chè, cung cấp giống cây trồng và vật nuôi, hướng dẫn trực tiếp tới từng hộ gia đình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Để ổn định lâu dài đời sống của người dân nơi đây, cũng như chuẩn bị đón tiếp các hộ sắp chuyển về, xã tập trung thâm canh tăng vụ, hướng dẫn người dân chăm sóc và khai thác triệt để diện tích trồng chè kinh doanh, phục hồi và trồng mới diện tích chè trong dự án di dân. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 15 Các điểm tái định cư ở Tân Lập (gồm 8 điểm) đang phát triển mô hình bản, làng văn hoá mới gắn với sản xuất. Các hộ gia đình tái định cư được tập huấn tiếp cận khoa học – kỹ thuật, được chuyển giao kỹ thuật chăm sóc chè chất lượng cao, chăn nuôi bò thịt, bò sữa cũng như được cung cấp giống cây trồng và vật nuôi, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng mà ở dây là nông trường Cờ Đỏ của xã Tân Lập. Tân lập đang hình thành một địa bàn sản xuất với cơ cấu cây trồng, vật nuôi chất lượng cao theo hướng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, mở ra triển vọng ấm no cho đồng bào thay vì sống cảnh đói nghèo, tạm bợ. Về văn hoá - xã hội – giáo dục: Khoảng 400 ngôi nhà theo kiểu nha sàn, nhà trệt khung bê tông, sàn bê tông, tường gạch, mái ngói hoặc tấm lợp ( mẫu thiết kế có tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia, và các hộ dân tái định cư) nhằm gìn giữ truyền thống của các dân tộc miền núi. Công tác xây dựng mô hình bản, làng văn hoá được quan tâm và đang được quán triệt trong toàn xã. Hiện tại xã Tân Lập đã có nhà văn hoá, nơi tập trung sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền, phát động các phong trào văn hoá văn nghệ. Các công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các hộ gia đình tái định cư ở đây được quan tâm, gắn liền với cơ sở hạ tầng mà Ban quản lý dự án di dân cung cấp. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã được Đảng bộ , Ban quản lý dự án và nhân dân toàn xã quan tâm. Dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhưng công tác giáo dục vẫn được quan tâm. Cụ thể là Đảng bộ, Đoàn thanh niên đã tổ chức tuyên truyền cho các hộ gia đình tái định cư mà ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số về việc giáo dục phổ cập đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Đặc biệt là phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, bên cạnh đó vẫn còn cho mở các lớp học xoá mù cho người dân vào buổi tối để tiến tới hoàn thành xoá mù cho người dân vùng cao. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 16 Tình hình an ninh trên địa bàn cũng khá ổn định. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và an ninh địa phương. Nhìn chung bộ mặt kinh tế, xã hội của xã trong những năm qua đã có nững thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao hơn, từ cơ sở hạ tầng hạn hẹp của dự án di dân. Các hoạt động kinh tế vẫn còn mang tính chất thời vụ. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình vẫn chủ yếu vào cây chè. Mà đa số các hộ đã quen với việc trồng lúa nương, mới làm quen với các kỹ thuật trồng chè, với giống cây nên năng suất còn chưa cao. Với kế hoạch đã đề ra của công tác di dân và tái định cư thì Tân Lập vẫn được nhìn nhận là mô hình thí điểm, để từ đó hoàn thiện và tiếp tục chỉnh sửa cho các dự án di dân tiếp theo trên địa bàn toàn tỉnh Sơn la nói riêng và toàn quốc nói chung. Đây là một khó khăn rất lớn cho xã trong những năm tới cần giải quyết. 2.2 Nhận thức chung về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái: Gia đình là tế bào của xã hội, một xã hội ổn định, tốt đẹp khi mà các tế bào xã hội ấy là các gia đình có luân thường đạo lý và hạnh phúc vững bền. Để có một gia đình hạnh phúc êm ấm, ngoài việc những thành viên trong gia đình không ngừng vun đắp, dựng xây cho tổ ấm ấy bằng những nỗ lực của bản thân, thì việc giáo dục trong gia đình có một vai trò rất quan trọng, điều đó đem hạnh phúc đến mỗi gia đình, đồng thời mang lại sự ổn định, sự tốt đẹp cho xã hội. 2.2.1 Nhận thức của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một quan điểm rất đúng đắn, đó là: coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà trẻ em chính là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là những chu nhân tương lai của đất nước. Do đó trẻ em luôn là mối quan tâm đặc biệt. Đây không chỉ biểu hiện tình cảm và đạo lý của dân tộc mà còn là trách nhiệm của các tổ chức xã hội, đoàn thể và đặc biệt là gia đình. Phẩm chất và giá trị của con người phụ thuộc rất lớn vào gia đình và nền giáo dục của gia đình. Nếu giáo dục trong gia đình được các bậc cha mẹ quan tâm thì sẽ tạo nền tảng vững chắc cho những đứa con THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 17 trở thành người có nhân cách đạo đức tốt, có trí tuệ, năng lực giúp ích cho xã hội. 2.2.2 Nhận thức của đoàn thể xã hội: Hiện nay, trên toàn xã hiện có15/18 bản có nhà văn hoá. Các nhà văn hoá diễn ra hoạt động sinh hoạt như hoạt động đoàn thể, hoạt động văn nghệ và hoạt động thể thao. Tại 3 bản chưa có nhà văn hoá thì chính quyền và người dân cũng rất mong muốn như: “Cán bộ xã cũng rất muốn, bà con cũng rất muốn nhưng do chưa có kinh phí, chưa có diện tích đất nên đành chịu. Tất nhiên là chúng tôi cũng cố gắng để bà con ở ba bản này có nhà văn hoá càng sớm càng tốt.” (1). Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, và do cuộc sống chưa ổn định nên hầu hết chính quyền địa phương và gia đình chưa quan tâm đến vấn đề vui chơi giải trí của trẻ em. Các hoạt động tổ chức ở nhà văn hoá chủ yếu cho thanh thiếu niên và người lớn. “ Về hoạt động văn nghệ thì mỗi lần có đoàn chiếu phim về xã hay các bản, hoặc mỗi lần có đội văn nghệ biểu diễn bà con đều hào hứng đi xem. Hoạt động thể dục thể thao chủ yếu là bóng truyền và bóng đá; lực lượng tham gia chủ yếu là thanh thiếu niên. Hình ảnh: Các em cùng núi, dân tộc thiểu số thường thiệt thòi hơn các bạn cùng lứa ở đồng bằng hay ở thành thị. Các em không có khu vui chơi dành riêng cho THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 18 mình.Vào ngày mùa, cha mẹ thường đi làm từ sáng đến tối mới về, ngoài giờ đi học thì các em không ai quản lý, các em chơi ở sân trường. Theo quan sát của chúng tôi thì không thấy có sự phân biệt giữa nam và nữ. các em chia bè ra rồi chơi. Khác với trẻ em thành phố có điều kiện đi chơi nhiều nơi, có nhiều loại hình giải trí phong phú chơi điện tử, đi chơi công viên, đi xem xiếc,… còn các em ở đây chơi trò đuổi nhau, chơi trò ô tô đâm vào nhau. Ô tô của các em chỉ là những viên gạch được bọc trong tờ giấy, không phải là chiếc ô tô đồ chơi có thể chạy bằng pin của trẻ em thành phố. 2.2.3 Nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục con cái: Ơ nước ta trong những năm qua, cùng với những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, đời sống các tầng lớp nhân dân dược nâng lên rõ rệt. Cùng với đó, các nhu cầu của nhân dân từng bước được cải thiện và ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên những mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng ngày càng gia tăng, như mại dâm, ma tuý, HIV/AIDS… đã và đang tác đọng đến mỗi con người, từng gia đình và toàn xã hội; điều đó đồi hỏi việc giáo dục trong gia đình cần được xem xét, nhình nhận đúng đắn hơn. Trong thực tế ta thấy, có nhiều bậc cha mẹ kể cả ở vùng đòng bào đồng bằng cũng như miền núi; và từ nông thôn đến thành thị đều có quan niệm sai lầm rằng con cái là sở hữu của họ, nên họ đương nhiên cho mình cái quyền quyết định về số phận con cái. Suốt thuở ấu thơ của đứa trẻ sống hầu như hoàn toàn tuỳ thuộc vào cha mẹ, đây cũng là thời kỳ rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất cũng như nhân cách của đứa trẻ. Nừu hiểu được tầm quan trọng này, các bậc làm cha làm mẹ sẽ phải có trách nhiệm hơn về “ sản phẩm” mà họ đã sáng tạo ra - đó là con cái họ, để rồi có những đối xử phù hợp, khoa học. Khi đứa trẻ ra đời thì cha mẹ chúng là những thầy cô đầu tiên của trẻ. Những ý niệm sơ khởi của bế về các mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình đi kèm với ngôn ngữ và cử chỉ mà bé nên biểu hiện với từng thành viên trong gia đình; những gì thì được khuyến khích và những gì thì bị ngăn chặn, đây cũng là những ý niệm đầu tiên của trẻ về cách cư xử. Ngày xưa, việc dậy THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 19 con cũng được cha ông ta rất coi trọng, thế hệ chúng ta, ai cũng từng được nghe lời dặn dò: dạy con từ thuở còn thơ. Với nhiều bậc cha mẹ mọi hành động của con trẻ, dù nếu náo cũng thấy hay, thấy ngộ nghĩnh, thích thú; như khi thấy trẻ con nói chưa sõi mà đã biết chửi bậy, biết giành đồ chơi của bạn… Nhiều bậc cha mẹ cho đó là con họ khôn ngoan, đôi khi còn cổ vũ cho chúng làm việc đó và họ suy nghĩ rằng chúng còn quá bé, chưa biết được hành vi ấy là xấu. Điều đó thật sai lầm, vì tuy trẻ con chưa biết gì nhưng chúng rất nhạy cảm trước mội thái độ của người lớn và những ấn tượng ấy sẽ ghi rất rõ trong tâm hồn đứa trẻ. Về mặt vật chất, con cái thừa hưởng ở cha mẹ gien di truyền như là dòng dõi huyết thống. Cơ thể của con cái là được sinh ra từ cha mẹ; chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng có những ảnh hưởng rrát quyết định về mặt thể chất cũng như tinh thần của thai nhi. Nừu người mẹ không được ăn uống đầy đủ, khi đau ốm bệnh hoạn không được thuốc men đúng lúc thì đứa bé sinh ra sẽ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh và suốt cuộc đời nó sẽ phải chịu đựng những khổ sở do một cơ thể yếu đuối mang lại. Nếu đời sống tinh thần của người mẹ thường bị khủng bố và bức bách, lo âu phiền muộn thì đứa trẻ sinh ra cũng yếu đuối, kém tự tin hay tinh thần bất định. Để đo được nhận thức của cha mẹ thông qua hành vi và đặc biệt là hành vi chăm sóc thai nhi.(*). Hiện nay, ở đây vẫn còn có trường hợp phụ nữ khi mang thai không đi khám thai định kỳ: 59 phụ nữ ( chiếm 22,3% ) trong số 210 hộ gia đình được hỏi. Bảng : Thời gian phụ nữ được nghỉ lao động nặng Trước khi sinh con Sau khi sinh con 0 tháng 56 29,5 7 3,8 1 -3 tháng 128 67,3 143 76,8 4 - 6 tháng 3 1,6 33 17,8 7 -9 tháng 1 0,5 Đa phần phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh được nhgỉ từ 1- 3 tháng chiếm tương ứng 67,3 và 76,8; có trường hợp phụ nữ vẫn phải làm công việc THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 20 nặng nhọc khi sắp sinh (29,5) và khi sinh con sinh con xong nghỉ mấy ngày thì họ làm việc luôn, nhưng số này không chiếm nhiều (3,8%). Qua việc chăm sóc phụ nữ khi mang thai và có con nhỏ ta có thể đo được nhận thức của gia đình đối với việc giáo dục con cái. Vì thông qua hành vi quan tâm chăm sóc của các thành viên trong gia đình (cụ thể là phụ nữ có thai hoặc con nhỏ) cũng dần tác động đến nhận thức về trách nhiệm của mình đối với các thành viên trong gia đình của trẻ sau này. “Ví dụ, khi phỏng vấn tại một gia đình ở thôn Nà Tân tôi quan sát được một trường hợp, chị con dâu vai địu một cháu bé khoảng 8 tháng tuổi trên lưng, nhưng vẫn vần và chuyển một bao ngô rất nặng từ dưới sàn lên tầng trên, trong khi đó người chồng và bố chồng lại đang ngồi thản nhiên uống nước”; hoặc khi thực hiện phỏng vấn chị Hội trưởng Hội phụ nữ Thôn Nà Tân, chị cho biết: “Phụ nữ trong các gia đình ở đây không có chế độ là nghỉ ngơi trước và sau khi sinh con trong khoảng thời gian là bao nhiêu, có người sinh xong một vài hôm, họ dậy được, đi lại được là họ lại làm việc nặng trong nhà bình thường…”. Vì vậy mà nhận thức về việc chăm sóc các bà mẹ trẻ em không được trẻ hấp thu một cách đầy đủ từ những người thân trong gia đình chúng. Có thể nói rằng ở địa bàn nghiên cứu nói riêng và ở miền núi nói chung, người dân chưa có nhận thức đầy đủ về việc giáo dục con cái, một số người không biết hoặc chưa biết là phải giáo dục con cái ngay từ trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai người mẹ được nghỉ ngơi, chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng, tinh thần thoải mái thì đứa trẻ sau này ra đời sẽ giảm thiểu được bệnh tật, phát triển toàn diện về thẻ chất và tinh thần. Suốt quãng đời ấu thơ khi đứa trẻ sống gần như hoàn toàn tuỳ thuộc vào cha mẹ cũng là thời kỳ rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển thể chất cũng như nhân cách của đứa trẻ. Tóm lại, giáo dục trong gia đình có tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người, là cơ sở đầu tiên để con người phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và cho xã hội. Giáo dục trong gia đình còn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình. Vì mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể, việc giáo dục THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 21 của gia đình bắt đầu từ khi sinh ra cho đến cuối đời. Trong một xã hội, con người giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng hình thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục trong gia đình. Cách giáo dục và nuôi dưỡng sai lạc có thể để hoạ lại cho cả đời người; ngược lại, cách giáo dục và nuôi dưỡng đúng đắn là nền tảng của hạnh phúc. Con người làm nên gia đình và xã hội, do đó con người có hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới hoà bình, thịnh vượng. 2.3 Vai trò giáo dục con cái của cha mẹ miền núi phía bắc qua trường hợp tại xã Tân Lập 2.3.1 Vai trò khách quan của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái. Theo Meisonneuve, vai trò có 3 sắc thái, trong tâm lý xã hội học có 3 sắc thái hoặc 3 cấp độ của vai trò đó là: sắc thái thiết chế, sắc thái cá nhân và sắc thái tương tác. Ơ trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm chủ yếu cấp độ tương tác trong và ngoài thiết chế gia đình. a) Trong gia đình Trẻ khi sinh ra không lựa chọn gia đình, không lựa chọn bố mẹ mà đó là sự “duyên số”. Có đứa trẻ sinh ra sung sướng, còn có những đứa trẻ sinh ra đã nghèo khổ. Việt Nam ta có câu: “ Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” Hay: “Trứng rồng lại nở ra rồng, Cây thông lại nở cây thông rườm rà” Để nói rằng địa vị, vị thế sẵn có của gia đình ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ.Trẻ sinh ra trong gia đình khá giả, cha mẹ là người có tri thức, cư xử đúng mực, thì con cái học được điều tốt từ ông bà, cha mẹ trong gia đình. Trình độ học vấn cha mẹ, tri thức của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách cua trẻ. Trong các gia đình miền núi, gia đình đông con không có đủ điều kiện cho con ăn học đến nơi đến chốn hoặc do quan niệm nên người ta thường cho con cái học để biết chữ, không phải học để thành tài cho nên con cái THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 22 học hết THCS, THPT, chỉ có rất ít em học đại học. Có sự phân biệt giữa nam và nữ, các trẻ em gái thường phải nghỉ học sớm hơn trẻ em trai lý do ở nhà phụ giúp cha mẹ, do quan niệm con gái học nhiều làm gì, rồi nó đi lấy chồng là con nhà người ta. “ Con gái không cần phải học nhiều, biết chữ là được, sớm muộn rồi cũng lấy chồng, phục vụ nhà chồng, Còn con trai là trụ cột trong gia đình thì phải được quan tâm hơn, cho ăn học đến nơi đến chốn”. (*) Từ cách cư xử với những người trong gia đình , trong họ hàng và những người xung quanh thì con cái học được cách phải cư sử với mọi người, vad tự ngấm vào trong là biết yêu thương và tôn trọng bố mẹ. Trẻ sinh ra trong gia đình giàu có, có điều kiện học tập tốt hơn, và được giáo dục toàn diện hơn trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó. Đặc biệt những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình miền núi đã có sự thiệt thòi hơn những đứa trẻ sinh ra ở đồng bằng, ở đô thị. b) Yếu tố bên ngoài gia đình Có thể thấy được sự khác biệt về cách chăm sóc trẻ em giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi. Ơ miền núi do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu nhiều nên các khu vui chơi giải trí dành cho các em không có. Điều kiện kinh tế kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo đói cao chiếm đa số. Ruộng nương ở xa nhà, cha mẹ đi nương thường mang theo cơm để ăn, buổi trưa không về nhà.Vào ngày mùa cha mẹ đi làm suốt từ sáng sớm đến tối mới về, không có nhiều thời gian dạy dỗ con cái. Tập quán kết hôn sớm, cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo dục con cái. Những người trở thành cha mẹ khi còn quá trẻ, chưa đủ kinh ngiệm nuôi dạy, chăm sóc dậy bảo con cái. Đặc biệt đối với người dân tái định cư, bên cạnh các yếu tố khách quan đó thì concái họ chịu ảnh hưởng cách đối xử của người dân sở tại. Những người dân bản địa coi gia đình người dân tái định cư là những người lấn chiém đất đai, lấy nước,..của họ, họ không cho con cái mình chơi với trẻ em định cư. Các em tái định cư di học bị các bạn xa lánh, không chơi cùng; khi tan học còn bị các THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 23 bạn dân bản địa đánh, ném đất đá làm cho nhiều em có tâm lý sợ sệt không muốn đi học nữa, có tư tưởng ghét thù dân bản địa, kể cả người lớn cũng có thái độ phân biệt rõ ràng… điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Có thể thấy rằng môi trường bên trong và bên ngoài gia đình rất quan trọng, và ảnh hưởng rất lớn đến gia đình trong việc giáo dục con cái và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ . 2.3.2 Vai trò chủ quan của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái Bác đã từng dạy chúng ta: “ phải nuôi dạy, giúp cho nhi đồng phát triển sức khoẻ và trí óc, thành những trẻ em có 4 tính tốt: Hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà”. “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây nên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Giáo dục các em là việc chung của Gia đình- Nhà trường- Xã hội, bố mẹ,thày giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”.(1). Theo quan niệm của chúng tôi mặc dù người đàn ông và người phụ nữ có phát triển riêng, nhưng khi lập gia đình cần phải có sự thống nhất tương đối giữa họ trong việc giáo dục con cái. Do vậy chúng tôi quan tâm đến việc phân tích vai trò chủ quan của cha mẹ miền núi trong việc giáo dục con cái. Sự tồn tại một phạm trù riêng như vậy trong gia đình cho phép cá nhân tạo thêm năng lực để xây dựng thêm bản sắc riêng. “ Mẹ dạy thì con khéo Cha dạy thì con khôn” Trước đây người cha thường là người quyết định trong gia đình, người đảm bảo cho sự tồn tại của gia đình. Còn người mẹ thì nắm giữ vai trò là người chăm sóc con cái, thoả mãn yêu cầu hằng ngày của con cái. Quyền điều hành cơ bản vẫn nằm trong tay người cha. Khi nước ta chưa phát triển, trong những gia đình nông nghiệp, làm nghề thủ công,.. hằng ngày đứa trẻ phải chứng kiến cảnh lao động của người cha và nó cũng tự mình thực hiện những công việc đơn giản hỗ trợ cha. Mặt khác, người cha tiến hành những công việc xã hội, đứa trẻ cũng được chứng kiến và đó trở thành hình mẫu cho chúng sau này khi trưởng thành. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 24 Nhưng phần lớn thời gian ở nhà, chúng tiếp xúc với mẹ, mẹ không chỉ là người chăm sóc, mà còn là người giáo dục chúng, trực tiếp khen, thưởng, phạt chúng… Ngày nay, cha mẹ cùng tham gia vào công việc xã hội. Cấu trúc, vai trò trong gia đình có nhiều thay đổi. Người cha phải tham gia nhiều hơn vào việc giáo dục con cái. Bảng: thời gian cha mẹ dành cho việc chăm sóc con cái 6 tiếng Nam 83 64,3% 13 61,9% 10 58,8% 8 42,1% Nữ 46 35,7% 8 38,1% 7 41,2% 11 57,9% Tổng 100 100 100 100 Qua bảng số liệu trên, số người trả lời tỷ lệ nghịch với số giờ họ dành cho chăm sóc con cái. Có nghĩa là số giờ dành cho con cái tăng thì số người trả lời giảm. Ơ đây có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong việc chăm sóc con cái, người cha thường dành thời gian chăm sóc con cái hơn người mẹ. Trong đó 2 tiếng (nam: 64,3%; nữ: 35.7%); 2-4 tiếng (nam: 61,9%; nữ: 38,1%); 5-6 tiếng ( nam:58,8%; nữ:41,2%). Anh hưởng của cha mẹ tới con cái đều để lại những “dấu vết” trong tâm hồn trẻ. Quyền lực tương đối của hai vợ chồng có liên quan nhiều đến vị trí, vị thế nghề nghiệp của cha hoặc của mẹ, trình độ học vấn và phẩm chất nhân cách của họ. Từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách giáo dục con cái trong gia đình, ảnh hưởng đến cái tôi của đứa trẻ.Mặc dù, những năm đầu tiên, sự chăm sóc trực tiếp đứa trẻ là người mẹ còn các thành viên khác có thể là những người giúp những công việc khác nhau. Nhưng ngày nay, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái có tính chất bổ sung cho nhau, khi bổ sung cho nhau, cha mẹ cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục con cái một cách đa dạng. Con cái thường trông đợi ở người cha sự cương quyết, tinh thần trách nhiệm .. còn ở người mẹ sự dịu dàng, nhiệt tình, âu yếm, gần gũi trong cuộc sống gia đình. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 25 Quan hệ cha mẹ, con cái trong gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ tạo nên bầu không khí tâm lý thân thiện, yêu thương, hoà hợp trong gia đình mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. 2.3.2.1 Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em: Giáo dục trong gia đình cần nhất là tình yêu thương, sự quan tâm đúng mức, sự hiểu biết và tế nhị.Trước hết, các bậc cha mẹ phải có tinh thần trách nhiệm với những đứa con của họ; thứ hai là tình yêu thương quan tâm và sự uốn nắn đúng mức kịp thời. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình ngoan ngoãn và thành đạt, nhưng dạy con ngoan thật là khó, khó vì phải hiểu chúng và thường xuyên uốn nắn kịp thời, đồng thời cũng là uốn nắn mình, phải rèn mình nghiêm khắc để là tấm gương cho con cái noi theo. “Không dạy đạo đức thì còn dạy cái gì nữa, mà cũng phải dạy từ khi các con còn nhỏ chúng mới biết nghe lời cha mẹ, chứ để lớn nó học bạn thói hư tật xấu thì không dạy được nữa” (1). Thông qua những công việc chăm sóc, giáo dục và sự quan tâm của cha mẹ có thể giúp cho trẻ học các khuôn mẫu hành vi có được ở người cha mẹ, đồng thời trẻ cũng thấy được cảm giác an toàn và cân bằng trong đời sống tâm lý, tình cảm của mình. Ngoài ra, việc này còn có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình, gắn kết tình cảm của con cái với cha mẹ, họ hàng và tăng cường vị trí, hình mẫu của người cha, người mẹ trong tâm hồn trẻ. Giáo dục đạo đức cho con cái trước hết phải bắt đầu từ trong gia đình. Đối với mỗi thành viên, gia đình là “cái nôi” thân yêu nuôi dưỡng, giáo dục và nâng đỡ mình suốt đời, là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách trong cả cuộc đời, là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện lối sống có nghĩa, có đạo lý để thực hành trong cộc đời, là nơi để thế hệ già có thêm dinh dưỡng tinh thần, đem kinh nghiệm sống truyền lại cho con cháu. “Người mẹ phải gần gũi con cái, giáo dục cho con từ lời ăn tiếng nói và quan trọng nhất là phai uốn nắn trẻ dần dần”. (*) THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 26 Trẻ em ngay từ nhỏ phải được uốn nắn, biết tônti trật tự trong gia đình, biết lễ phép kính trọng với ông bà, cha mẹ. Ngoài dạy con tính ngoan ngoãn lễ phép. Cha mẹ còn dạy con cái tính kỷ luật, tính tiết kiệm, tính trung thực, không được nói dối bố mẹ dù là điều nhỏ nhất. Viịec rèn luyện đạo đức cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ và cả đến khi trưởng thành cũng đã và đang được các bậc cha mẹ quan tâm. Mục tiêu của nội dung giáo dục là phải dậy cho con cái trưởng thành trở thành co ngoan, sống theo đúng những chuẩn mực mà xã hội đặt ra.Gia đình có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc nuôi dạy con cái và hình thành nhân cách. Ông, bà, cha, mẹ… là những tấm gương cho con trẻ noi theo. Chính vì yêu cầu đó mà vị thế của người lớn trong gia đình rất quan trọng đối với trẻ em. Song cũng cần lưu ý rằng, những mặt trái cũng được phản ánh vào trẻ em: “ Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, “Con nhà công không giống lông cũng giống cánh”. Cha mẹ, anh chị là những người đi trước nêu gương cho thế hệ sau. Thực tiễn cho thấy có những gia đình, dồng họ, thôn làng có nhiều người đỗ đạt. Đấy cũng có thể nói những tấm gương đi trước đã soi đường cho thế hệ sau. Nhiều tấm gương gia đình, dòng họ, thôn làng đã trở thành ước mơ lý tưởng của những người lớp sau, của thế hệ trẻ… Hướng cho trẻ có ý chí, lòng quyết tâm rèn luyện trở thành người có ích ch xã hội. Như vậy có thể thấy được rằng các gia đình đều coi trọng đạo đức bởi vì đạo đức là cái gốc của mỗi con người. Trong xã hội và trong mỗi gia đình Việt Nam nếu thiếu đi tình htưong và lòng nhân ái đối với nhau có nghĩa là mất đi “ chất keo” gắn con người thành gia đình, thành hàng xóm cộng đồng. 2.3.2.2 Định hướng học tập cho con cái: Bên cạnh vấn đề quan tâm giáo dục đạo đức, vấn đề định hướng học tập cho con cái cũng được các gia đình quan tâm. “Trước kia ở đây các gia đình đều chỉ cho con cái học hết lớp 9 thì thôi học, nhất là con gái thì chỉ học hết lớp 6 thôi. Nhưng bây giờ khác rồi, các chú đều được đi học, những cháu nào thi đỗ vào trường coa đẳng, đai học đều được gia đình quan tâm lắm”. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 27 Bảng : Định hướng bậc học cho con trai và con gái Hết PTTH THCN Cao đẳng Đại học Tổng Con trai 56,5 6,1 1,7 35,7 100 Con gái 59,2 7,1 2,0 31,6 100 Mong muốn con cái được học hành thành đạt có lẽ là nguyện vọng của hầu hết các bậc làm cha, làm mẹ. Nhìn chung các bậc cha mẹ đều muốn cho con cái học cao, đa số từ hết trung học ttrở lên. Phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng: “ Có học vẫn hơn”. Người có học có kiến thức sẽ dễ tìm việc hơn, người có bằng cấp cao hơn cũng có cơ hội thăng tiến hơn. Qua bảng số liệu ta thấy, không có sự khác biệt về định hướng bậc học cho con trai và con gái. Cha mẹ hầu hết chỉ định hướng cho con cái học hết cấp 3, việc mong muốn cho con trai và con gái tiếp tục học cao lên là ngang nhau. Số người mong muốn cho co trai học hết PTTH là 24,5% thì số người mong muốn cho con gái học hết PTTH là 21,9%. Tương tự, số người mong cho con trai học đến đại học là 15,5% thì số người mong cho con gái học đến đại học là 11,7%. Trong một xã hội, con người được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng hình thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục trong gia đình. Vì mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể, việc giáo dục của gia đình bắt đầu từ khi sinh ra cho đến cuối đời. Vai trò của ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân khác trong gia đình đối với giáo dục là rất quan trọng, đều ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách. Giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và cho xã hội. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 28 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục gia đình đóng vai trò là bước đầu tiên có tính chất nền móng trong việc xã hội hoá con người. Nếu giáo dục gia đình được thực hiện tốt thì xẽ hình thành những cá nhân tốt và ngược lại. Chính những tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái làm cho giáo dục gia đình đạt hiệu quả. Như K. Mác đã nói: “ Không có nơi bảo tồn nào thiêng liêng hơn cõi lòng của cha mẹ, là người bạn thông cảm nhất, là mặt trời của tình yêu mà ngọn lửa của nó sưởi ấm đến tận cùng những khát vọng sâu kín nhất trong lòng mình”. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 29 Nhận thức các cấp chính quyền và của cha mẹ trong việc giáo dục con cái được nâng lên… Gia đình là trường học đầu tiên con người lớn lên và có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời con người. Ngày nay gia đình còn kết hợp với xã hội để giáo dục một cách tự giác và có mục đích đến từng giai đoạn phát triển của trẻ, nhằm phát triển toàn diện nhân cách, tạo khả năng thích ứng với đời sống xã hội và vì mục tiêu phát trển của xã hội. Cha mẹ giữ vai trò chính và quan trọng trong giáo dục “Bản sắc” con cái. Nói đến giáo dục con cái là nói đến sự giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người có ích cho gia đình và cho xã hội. Về giáo dục đạo đức: hầu hết các gia đình đều nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái và họ mong muốn con cái của mình trở thành những người sống trung thực, sống lương thiện và có ích cho xã hội. Về định hướng bậc học cho con: Các gia đình đều nhận thức được tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay, Sự đầu tư cho giáo dục tri thức đã được tăng lên, sự đầu tư này được thể hiện không chỉ về mặt tinh thần mà còn được đầu tư cả về vật chất. 2. Khuyết nghị Về phía gia đình Để việc giáo dục con cái đươc thực hiện tốt, các thành viên trong gia đình cần phải có sự phối hợp nhất trí cao, tất cả mọi người trong gia đình ( ông bà, cha mẹ.. ) cần phải quan tâm sâu sát đến đời sống tinh thần của trẻ, dạy dỗ trẻ một cách toàn diện. Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc đạy dỗ con hàng ngày. Về phía xã hội Nhà nước và chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cái; tăng cường các hình thức trao đổi thông tin về phuơng pháp giáo dục trong gia đình. MỤC LỤC PHẦN I. ............................................................................................................. 2 THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 30 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 2 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................... 3 2.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................. 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ................................................. 5 5.2 Phương pháp quan sát ........................................................................... 5 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 5 5.4 Phương pháp phân tích tài liệu .............................................................. 5 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Khung lý thuyết: .......................................................................................... 6 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 7 1. Cơ sở lý luận của đề tài: .............................................................................. 7 2. Những tiếp cận lý thuyết và khái niệm: ....................................................... 8 2.2.1 Khái niệm “vai trò”: ........................................................................... 8 2.2.2 Khái niệm “ Gia đình” ...................................................................... 10 3.Tổng quan nghiên cứu: ............................................................................... 12 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 14 2.1 Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế – văn hoá - xã hội ....................... 14 2.2 Nhận thức chung về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái:...... 16 2.2.1 Nhận thức của Đảng và Nhà nước: .................................................... 16 2.2.2 Nhận thức của đoàn thể xã hội: ......................................................... 17 2.2.3 Nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục con cái: ........................... 18 2.3 Vai trò giáo dục con cái của cha mẹ miền núi phía bắc qua trường hợp tại xã Tân Lập .................................................................................................... 21 THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 31 2.3.2 Vai trò chủ quan của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái .. 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 28 1.Kết luận ...................................................................................................... 28 2.Khuyết nghị................................................................................................ 29 Về phía gia đình ......................................................................................... 29 Về phía xã hội ............................................................................................ 29 THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXHH079Vaitrocuagiadinh.pdf
Tài liệu liên quan