Lời mở đầu
Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước tư từ trước đến nay. Bác Hồ đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục bằng câu nói bất hủ:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
Câu nói này hiện nay vẫn là phương châm hoạt động, là kim chỉ nam cho các cơ quan, đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Và trong thời đại hiện nay, giáo dục càng trở nên là một thiết chế quan trọng trong một xã hội hiện đại vì nó góp phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước.
Tuy nhiên trong giáo dục ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót. Điển hình là việc giáo dục tri thức cho trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc.
Nghiên cứu đề tài trên có ý nghĩa quan trọng cho những lý luận về hoạt động giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn xã Tân Lập nói riêng. Nó giúp cho cộng đồng và gia đình hiểu rõ hơn tính cấp thiết của giáo dục trong thời đại hiện nay. Từ đó mỗi gia đình sẽ có những mối quan hệ đặc biệt hơn nữa trong việc giáo dục con của mình.
Ngoài ra, nó còn giúp cho mỗi thành viên trong từng gia đình có những cách nhìn khoa học về việc giáo dục con em mình. Từ đó sẽ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
Và ý nghĩa quan trọng nhất là từ những sự quan tâm giáo dục tri thức cho trẻ em của cộng đồng và gia đình hôm nay sẽ góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho xã Tân Lập hiện nay.
Kết luận
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của gia đình trong hoạt động giáo dục tri thức cho trẻ em (Qua khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước tư từ trước đến nay. Bác Hồ đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục bằng câu nói bất hủ:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
Câu nói này hiện nay vẫn là phương châm hoạt động, là kim chỉ nam cho các cơ quan, đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Và trong thời đại hiện nay, giáo dục càng trở nên là một thiết chế quan trọng trong một xã hội hiện đại vì nó góp phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước.
Tuy nhiên trong giáo dục ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót. Điển hình là việc giáo dục tri thức cho trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Ở các vùng này trẻ em có thực sự được quan tâm đến việc phát triển tri thức và sự quan tâm của gia đình và cộng đồng đến việc giáo dục tri thức cho trẻ em có thực sự triệt để? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Vai trò của gia đình trong hoạt động giáo dục tri thức cho trẻ em (Qua khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La).
Ý NGHĨA LÝ LUẬN.
Nghiên cứu đề tài trên có ý nghĩa quan trọng cho những lý luận về hoạt động giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn xã Tân Lập nói riêng. Nó giúp cho cộng đồng và gia đình hiểu rõ hơn tính cấp thiết của giáo dục trong thời đại hiện nay. Từ đó mỗi gia đình sẽ có những mối quan hệ đặc biệt hơn nữa trong việc giáo dục con của mình.
Ngoài ra, nó còn giúp cho mỗi thành viên trong từng gia đình có những cách nhìn khoa học về việc giáo dục con em mình. Từ đó sẽ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
Và ý nghĩa quan trọng nhất là từ những sự quan tâm giáo dục tri thức cho trẻ em của cộng đồng và gia đình hôm nay sẽ góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho xã Tân Lập hiện nay.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
Qua nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về tình hình giáo dục của xã Tân Lập nói riêng và của tỉnh miền núi Sơn La nói chung. Phát hiện ra những bất cập và những khó khăn trong công tác giáo dục ở xã Tân Lập.
Tìm hiểu mối quan hệ của từng gia đình từ việc giáo dục con em mình.
Đưa ra những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp nhằm cải thiện tình hình giáo dục trong xã.
Giúp các nhà quản lý giáo dục đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp và hiệu quả đối với việc giáo dục trên địa bàn miền núi.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục đích:
- Nghiên cứu, tìm hiểu những hoạt động giáo dục trẻ em trong từng gia đình của địa bàn xã Tân Lập, vai trò của từng gia đình trong giáo dục tri thức cho trẻ em.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận: Các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
- Nghiên cứu thực tế: Các hoạt động giáo dục hiện nay của từng thành viên trong gia đình đối với con em mình.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
*Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của gia đình trong hoạt động giáo dục tri thức cho trẻ em (qua khảo sát tại xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La).
* Khách thể nghiên cứu: Những gia đình có con em trong độ tuổi đi học trong địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
* Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động giáo dục tri thức cho trẻ em trong mỗi gia đình, mối quan tâm của gia đình đối với việc phát triển tri thức cho trẻ em, vai trò của gia đình đối với việc phát triển tri thức cho trẻ em.
- Cách ứng xử của từng thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
- Cách giáo dục của bố mẹ, anh chị đối với con em đang ở độ tuổi đi học.
- Định hướng bậc học cho trẻ em ở mỗi gia đình.
- Đầu tư trong giáo dục ở mỗi gia đình (thời gian và tiền học)
- Điều kiện học hành của trẻ em trong mỗi gia đình.
(Vì điều kiện thời gian, không gian và các điều kiện khách quan khác, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số hoạt dộng làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em trên địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La).
* Phạm vi khảo sát: Khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La.
* Thời gian khảo sát: Tháng 5 - 2007.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
* Một số lý thuyết liên quan đến đề tài:
- Lý thuyết hành động xã hội:
Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, đảng phái chính trị...
Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.
Theo nhà xã hội học Đức Mac. Webor: "Hành động xã hội là một hành vi một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định". Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể.
- Lý thuyết tương tác xã hội.
Hành động xã hội là cơ sở, là tiền đồ của tương tác xã hội. Nói cách khác, không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội. Các hành động vật lý chỉ có thể tạo ra các tương tác vật lý, các hành động xã hội được thể hiện trong các loại tương tác xã hội khác nhau.
Tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác.
- Lý thuyết biến đổi xã hội.
Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi. Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta nhận thấy sự bíên đổi đó không còn là mới mẻ, nó sẽ trở nên dường như chuyện thường ngày. Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc xã hội (hay tổ chức của xã hội nào đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn thành viên của một xã hội. Còn những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý.
Biến đổi xã hội là một quá trình quá đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
* Thao tác hoá khái niệm:
+ Khái niệm gia đình
+ Khái niệm giáo dục
+ Khái niệm vai trò.
* Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề xã hội chính là vấn đề khách quan tồn tại ngoài ý muốn con người. Theo Baker: vấn đề xã hội là những cái rắc rối mà chúng ta gặp trong cuộc sống.
Trước sự tác động về biến đổi kinh tế, xã hội, con người phải không ngừng nâng cao tri thức, và giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi gia đình. Ngoài sự giáo dục về nhân cách, lối sống, giáo dục tri thức cùng giữ vai trò quan trọng để hình thành một con người có ích cho xã hội. Và ngoài sự giáo dục của nhà trường, gia đình cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn bảng hỏi
+ Phỏng vấn sâu
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Trẻ em đến độ tuổi đi học được đi học đầy đủ.
- Trẻ em được đầu tư về cơ sở vật chất để đi học (sách vở, quần áo, tiền học...)
- Trẻ em được tạo điều kiện về thời gian cho việc học hành.
- Trẻ em được quan tâm giáo dục toàn diện về thể chất và tri thức
- Trẻ em được định hướng về trình độ học vấn (Trung học, cao đẳng, đại học...).
- Bình đẳng nam nữ trong giáo dục.
* Khung lý thuyết
Vai trò của gia đình
Giáo dục tri thức cho trẻ em
Cơ sở vật chất giáo dục
Định hướng bậc học
Đầu tư tiền học
Đầu tư thời gian
VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Về kinh tế
+ Sản xuất nông nghiệp:
Trong những năm qua, đảng bộ xã Tân Lập đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác khuyến nông, tuyên truyền trong cán bộ đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của việc thâm canh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, chủ động phối hợp với trạm khuyến nông của huyện, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông dân, trong nhiệm kỳ xã đã mở được 17 lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cho 1720 lượt người, trong đó mở 8 lớp ở 8 điểm tái định cư cho 490 lượt người về công tác bảo vệ thực vật, chăm sóc lúa, ngô, chè; cải tạo ruộng đất; chăn nuôi bò sữa, cá, gà, lợn... để nhân dân biết kỹ thuật trồng, chăm sóc, và thâm canh đạt kết quả cao. Nhờ đó, từ một xã luôn thiếu đói về lương thực những năm trước đây nay đã có lương thực bán ra thị trường.
+ Sản xuất lâm nghiệp
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác giao đất, giao rừng đã được tiến hành rất sớm. Từ năm 2001 đến nay xã đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho 584 hộ, hàng năm đã triển khai hoàn thành kế hoạch trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán trong nhân dân theo chỉ tiêu được giao.
+ Thương mại, dịch vụ.
Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ của xã Tân Lập phát triển mạnh, mạng lưới kinh doanh dịch vụ được mở rộng đến khắp các bản vùng sâu, vùng xa, góp phần cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác phát triển đã tạo thêm công ăn việc, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào việc tăng thu ngân sách cho địa phương.
- Về văn hoá - xã hội
+ Giáo dục
Công tác giáo dục được đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm, duy trì, củng cố và phát triển. Năm 1997 xã đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học, xoá mù chữ. Năm 2003 được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đến năm 2004 xã được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục được toàn thể nhân dân trong xã chăm lo.
+ Văn hoá thông tin
Trong 5 năm qua cấp ủy, chính quyền xã Tân Lập tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn xã, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt, học tập NQTW 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Y tế
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện nghiêm túc. Mạng lưới y tế từ xã đến bản được củng cố, việc sơ cứu, cấp cứu tại trạm xá xã được quan tâm, công tác vệ sinh phòng bệnh được chú trọng. Trong những năm qua toàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình có tiến bộ. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều tích cực thực hiện tốt các biện pháp tránh thai do vậy tỷ lệ tăng dân số của xã Tân Lập trong những năm qua giảm.
+ Về công tác xã hội
Trong 5 năm qua Tân Lập đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thông qua các dự án cho vay hỗ trợ việc làm, vay để đầu tư phát triển sản xuất. Thông qua các chương trình dự án và với sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể cộng với sự cố gắng của từng hộ gia đình năm 2005 toàn xã không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 8,3% giảm 1,4% so với năm 2000.
Công tác xã hội, công tác nhân thọ, từ thiện được quan tâm, đặc biệt là đối với các gia đình chính sách, các hộ nghèo, trẻ mồ côi, người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa... được thường xuyên quan tâm, giúp đỡ.
Đời sống nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Toàn xã có 1761 hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia, chiếm tỉ lệ 96% so với tổng số hộ trong xã. Có 1400 hộ được xem tivi chiếm tỉ lệ 78,1%. 20 hộ có điện thoại chiếm 1,1%. 775 hộ có đài catset, toàn bộ xã có 800 xe máy, 24 ô tô vận tải, 4 máy kéo, 150 máy cày tay.
- Về chính trị:
Đảng bộ đã tổ chức triển khai phổ biến, quán triệt học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, lập trường tư tưởng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng Bộ đã xây dựng được quy chế làm việc và duy trì thực hiện theo đúng quy chế, duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt của BCH và chế độ sinh hoạt của chi bộ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, phát huy trí tuệ tập thể trong việc tham gia đóng góp xây dựng nghị quyết, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận các tổ chức chính trị, xã hội. Các bộ máy chính trị như HĐND, UBND, Mặt trận xã được củng cố, kiện toàn.
Công tác quốc phòng, an ninh được chú trọng đẩy mạnh, giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội - chính trị ở địa bàn xã còn ở một số thiểu số, khuyết điểm.
+ Kinh tế của xã tuy có bước phát triển nhưng chưa vững chắc, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, tư tưởng sản xuất theo kiểu quảng canh vẫn còn. Việc xây dựng mô hình, nhân điển hình sản xuất giỏi còn rất hạn chế. Việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, chưa phát huy tiềm năng, lợi thế của xã.
+ Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa trung tâm xã còn nhiều khó khăn.
Tình trạng lén lút tái trồng cây thuốc phiện, tình trạng nghiện hút, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các chất ma tuý còn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây mất ổn định chính trị.
Giáo dục có bước tiến bộ nhưng chưa bền vững, tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng. Công tác quản lý, đặc biệt là quản lý nội trú còn yếu, chất lượng học tập của học sinh còn chưa cao.
+ Một số cấp uỷ cơ sở chưa coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc bổ sung, điều chỉnh quy chế làm việc của cấp uỷ cơ sở chưa kịp thời.
Tinh thần trách nhiệm của một số đảng viên chưa cao, có đảng viên chưa thực sự gương mẫu trong sinh hoạt và công tác, vi phạm phẩm chất, lối sống của người cán bộ đảng viên. Đấu tranh phê bình và tự phê bình 2 trong chi bộ chưa mạnh, năng lực của một số cán bộ, nhất là các hộ cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới.
Thực trạng bậc học của trẻ em.
Nhìn chung, công tác giáo dục của xã Tân Lập được đảng bộ và chính quyền, nhân dân duy trì, củng cố và phát triển. Năm 1997 xã đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học, xoá mù chữ; Năm 2003 được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đến năm 2004 xã được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Theo điều tra thực tế tại một số bản ở xã Tân Lập, các gia đình cũng cho con em mình đi học đúng độ tuổi. Tuy nhiên cũng có gia đình cho con em mình bỏ học. Ta lấy điển hình người con thứ nhất của các gia đình để nghiên cứu:
Đã bỏ học
Total
Có
Không
Đánh giá mức sống của gia đình
Rất nghèo
26
42
68
Nghèo
12
20
32
Trung bình
0
5
5
Khá
1
5
6
39
72
111
Bảng 1: Thống kê số trẻ em bỏ học
Qua bảng điều tra ta thấy trong tổng số 111 gia đình được hỏi về người con đầu tiên trong độ tuổi đi học thì có 39 người đã bỏ học (chiếm 35,1%) và còn 72 người (chiếm 64,9%).
Số liệu cho thấy thực trạng trẻ em bỏ học ở xã Tân Lập khá cao, đặc biệt ở các hộ nghèo.
Về lý do bỏ học, ta thấy có cả lý do về chủ quan và khách quan. Theo điều tra thì các lý do chủ yếu sau:
- Không đủ tiền cho con đi học: 71% số gia đình
- Con học lực yếu: 8,9%
- Ý muốn của con: 20%
- Bổ sung vào lao động gia đình: 42%
- Trường học quá xa nhà: 24,4%.
- Phải trông em nhỏ: 6,7%
Như vậy ta thấy có 4 trên 6 lý do chính của việc trẻ em bỏ học có xuất phát từ phía gia đình.
Hầu hết trẻ em bỏ học ở trong các gia đình nghèo. Do không đủ tiền cho con đi học và do thiếu lao động trong gia đình.
Theo điều tra về định hướng bậc học cho con em trong từng gia đình, ta có số liệu sau:
Đối với con trai:
Định hướng bậc học cao nhất
Total
Hết PTTH
THCN
Cao đẳng
Đại học
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
35
6
1
18
60
Hỗn hợp
22
1
1
12
36
Phi nông nghiệp
8
0
0
11
19
Total
65
7
2
41
115
Đối với con gái:
Định hướng bậc học cao nhất
Total
Hết PTTH
THCN
Cao đẳng
Đại học
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
38
6
1
15
60
Hỗn hợp
13
0
1
10
24
Phi nông nghiệp
7
1
0
6
14
Total
58
7
2
31
98
Số liệu trên cho thấy theo điều tra 115 hộ gia đình có con trai thì đa số chỉ định hướng cho con em mình học hết PTTH (chiếm 56,5%). Số gia đình định hướng cho con em mình đi học cũng chiếm phần nhiều: 41/155 (chiếm 35,6%) số còn lại là THCN (6,0%) và cao đẳng (1,7%).
Đối với các gia đình có con gái thì ta cũng có những số liệu tương tự: Điều tra 98 gia đình có con gái thì có 58 gia đình định hướng cho con em mình học hết PTTH (chiếm 59,2%) 7 gia đình định hướng cho con em mình học THCN (chiếm 7,1%), 2 gia đình định hướng cho học cao đẳng (chiếm 2,0%) và có 31 gia đình định hướng cho con em mình đi học đại học (chiếm 31,6%).
Như vậy ta thấy đa số các gia đình đã có định hướng cho con em mình trong việc học hành. Và việc định hướng này phần nào nói lên vai trò của gia đình đối với việc giáo dục tri thức cho trẻ em. Và như ta thấy ở đây không có sự bất bình đẳng giữa con trai và con gái trong gia đình trong việc định hướng bậc học, đó là điều đáng mừng ở một xã nghèo thuần nông như xã Tân Lập.
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức.
Như đã nói ở trên, việc giáo dục tri thức cho trẻ em thì ngoài công tác giáo dục ở nhà trường, vai trò giáo dục của mỗi gia đình cũng góp một phần quan trọng.
Theo điều tra về nhận thức của mỗi gia đình trong việc giáo dục tri thức thì đa số các gia đình có mức sống trung bình trở lên có nhận thức tốt hơn so với các gia đình nghèo. Theo phỏng vấn sâu chị Lò Thị Dung ở bản Nậm Tân - xã Tân Lập (một gia đình có mức sống khá) thì chị luôn muốn con của mình sẽ vào đại học và sau này có cuộc sống ổn định, làm công chức. Mặc dù con của chị chỉ mới học lớp 2 nhưng nhận thức về việc định hướng bậc học cho con đã có nhiều tiến bộ.
Còn theo phỏng vấn sâu anh Vi Văn Toan ở hạn Hoa II (một gia đình nghèo) thì anh chỉ định hướng cho con mình học hết phổ thông rồi ở nhà làm nông nghiệp. Với định hướng như vậy, anh đã cho con cả nghỉ học từ năm lớp 9 để phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Còn người con thứ 2 đang học lớp 4 thì anh vẫn cố gắng cho đi học tiếp (theo anh nói thì bởi vì nhà nước khong thu tiền học trong bậc tiểu học).
Như vậy ta thấy có sự định hướng khác nhau ở mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau.
Hành động của gia đình trong việc giáo dục tri thức.
Theo số liệu điều tra bằng bảng hỏi thì hầu hết các thành viên trong gia đình đều dành thời gian trong ngày để giáo dục con cái:
Đối với người chồng:
Giáo dục con cái
Total
Có
Không
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
123
4
127
Hỗn hợp
55
0
55
Phi nông nghiệp
31
2
33
Total
209
6
215
Như vậy theo điều tra 215 người đàn ông trong gia đình thì 209 người trả lời là có dành thời gian cho việc giáo dục con cái (chiếm 97,2%).
Đối với người vợ.
Giáo dục con cái
Total
Có
Không
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
115
6
121
Hỗn hợp
44
3
52
Phi nông nghiệp
25
3
28
Total
189
12
201
Theo điều tra 201 người phụ nữ trong gia đình thì có 189 người dành thời gian để giáo dục con cái (chiếm 94%)
Như vậy mỗi thành viên trong gia đình đều có ý thức giáo dục con cái. Ngoài thời gian đi làm, mỗi ngày họ thường dành khoảng 2 tiếng đồng hồ cho việc giáo dục con cái (theo số liệu điều tra).
Tuy nhiên việc giáo dục tri thức cho trẻ em ở trong gia đình lại cho chỉ số rất thấp. Điển hình trong việc kèm con học:
Kèm con học
Total
Có
Không
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
28
130
153
Hỗn hợp
8
60
68
Phi nông nghiệp
1
41
42
Total
12
231
263
Ta thấy ở đây theo điều tra 263 hộ gia đình thì chỉ có 32 hộ có kèm cặp con em mình trong việc học hành (chiếm 12,16%). Như vậy việc thu nhận kiến thức của trẻ em hầu hết là ở trường học. Gia đình chỉ có vai trò định hướng, đầu tư và giáo dục nhân cách cho trẻ em.
Như ta đã biết, Tân Lập là một xã còn nghèo nhưng công tác giáo dục và xã hội hoá giáo dục được toàn thể nhân dân trong xã chăm lo. Từ năm học 2002 đến nay, toàn xã đã huy động được 257.116.000 đồng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Do điều kiện một số nơi thiếu giáo viên, xã đã huy động nhân dân đóng góp được 25860000đồng để trả tiền công cho giáo viên dạy học. Theo quan sát của chúng tôi, mỗi ban đều có nhà văn hoá và đây là nơi học tập chính cho trẻ em trong bản. Tuy nhiên, điều kiện vật chất như sách vở, đồ dùng học tập của trẻ em theo như chúng tôi quan sát thì còn thiếu rất nhiều. Khi học tập thì hầu hết các em phải dùng chung sách giáo khoa. Khi được hỏi về điều kiện vật chất cho việc học của các em, chúng tôi thu được nhũng số liệu sau:
Sách vở, đồ dùng học tập khi tới trường
Total
Đủ
Tương đối đủ
Thiếu
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
37
46
5
88
Hỗn hợp
17
15
8
40
Phi nông nghiệp
8
16
2
26
Total
62
77
15
154
Như vậy ta có thể thấy đa số gia đình chỉ lo tương đối đầy đủ đồ dùng học tập cho các em. Qua khảo sát 154 gia đình thì có 62 gia đình lo đầy đủ dụng cụ học tập cho các em (chiếm 40,2%). Có 77 gia đình chỉ lo tương đối đầy đủ dụng cụ học tập cho các em (chiếm 50%) còn lại 15 gia đình không lo đủ dụng cụ học tập cho các em (chiếm 9,8%).
Ở nước ta, bậc tiểu học được nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền học. Còn bậc trung học trở lên thì phải đóng khoảng 100.000đồng cho một năm học. Tuy nhiên một số loại tiền như xây dựng trường lớp, quỹ lớp, học thêm, mua sách vở đồ dùng học tập cũng chiếm một khoản lớn trong các gia đình. Theo số liệu điều tra, một gia đình có một đứa con đi học thì phải đóng góp khoảng 500000 một năm. Nếu gia đình đông con trong độ tuổi đi học thì con số này phải nhân lên nhiều lần. Đối với các gia đình nghèo thì việc lo cho con cái đi học quả thật là rất vất vả.
Ngoài thời gian đi học, các em còn phải phụ giúp gia đình trong các việc nhà như nấu cơm, trông em nhỏ. Nếu lớn hơn các em phải đóng góp sức lao động trong việc làm nương rẫy. Như vậy thời gian học bài và làm bài ở nhà của các em rất ít. Theo điều tra thì đa số các em chỉ dành khoảng 2 tiếng học bài và làm bài vào buổi tối. Thời gian đó có lẽ là không đủ để các em ôn lại những kiến thức đã học. Vì thế theo quan sát của chúng tôi thì các em bị hổng kiến thức rất nhiều.
Như chúng tôi quan sát thì 98% các hộ gia đình trong địa bàn xã có tivi. Và như chúng ta đã biết, các chương trình tivi luôn có phần giáo dục. Nhưng theo chúng tôi nhận thấy thì rất ít gia đình quan tâm đến mảng giáo dục trên tivi.
Total
Có
Không
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
5
143
148
Hỗn hợp
22
63
65
Phi nông nghiệp
2
39
41
9
245
254
Như ta thấy theo điều tra 251 hộ gia đình thì chỉ có 9 gia đình quan tâm đến các chương trình giáo dục (chiếm 3,5%) còn lại là các gia đình chỉ quan tâm đến các chương trình khác như thời sự, giải trí, phim ảnh... Như vậy càng khẳng định thêm là hầu hết các gia đình giao phó việc giáo dục tri thức cho nhà trường, vì nếu họ quan tâm đến các chương trình giáo dục, họ cũng có thêm nhiều kiến thức để dạy bảo con cái. Việc này cũng có ảnh hưởng tới sức học của trẻ em trong xã. Theo phỏng vấn sâu về trình độ của một số người lớn ở trong xã thì thấy rằng đa số họ chỉ qua những lớp xoá mù chữ, thậm chí một số người còn chưa biết chữ, tiếng Kinh chỉ vừa đủ giao tiếp. Do đó việc kèm cặp con cái học ở nhà đối với họ là rất khó khăn. Hơn nữa, chương trình giáo dục hiện nay rất đa dạng, được cải biên và nâng cao rất nhiều, do đó kể cả những người đã từng đi học cũng rất khó kèm cặp con em mình học với những chương trình mới này. Từ đó càng khẳng định thêm rằng vai trò của gia đình đối với việc giáo dục tri thức cho trẻ em chỉ ở mức đầu tư thời gian, tiền bạc, cơ sở vật chất cho việc học tập của trẻ.
Hầu hết các gia đình trên địa bàn xã Tân Lập đều là các gia đình thuần nông. Vậy khi giáo dục cho con em mình, họ quan tâm đến vấn đề gì?
Vấn đề quan tâm nhất về giáo dục
Total
Tri thức kiến thức
Lao động
Giới tính SKSS
Đạo đức ứng xử
Khác
Nghề nghiệp của hộ gia đình
Thuần nông
64
17
1
14
5
101
Hỗn hợp
33
4
0
5
0
42
Phi nông nghiệp
25
5
0
0
0
30
122
26
1
19
5
173
Như vậy ta có thể thấy đa số các gia đình quan tâm đến trình độ, tri thức, kiến thức của con em mình. Theo điều tra 173 hộ gia đình có trẻ em đang ở độ tuổi đi học thì có 122 hộ trả lời là quan tâm đến tri thức, kiến thức của con em mình (chiếm 70,5%). Con số này rất đáng mừng vì khi họ quan tâm đến vấn đề tri thức, kiến thức thì họ sẽ có định hướng tốt hơn cho con em mình. Ngoài tri thức ra thì có 26 người quan tâm tới vấn đề lao động của trẻ em (chiếm 15%) nghĩa là họ chỉ quan tâm trẻ em được giáo dục sẽ lao động như thế nào con số này tập trung nhiều ở các hộ thuần nông. Về giới tính và sức khoẻ sinh sản thì có rất ít người quan tâm. Theo điều tra 173 hộ gia đình thì chỉ có 1 hộ quan tâm đến vấn đề giới tính và sức khoẻ sinh sản (chiếm 0,6%). Con số này cũng rất đáng lo ngại. Theo chúng tôi quan sát thì độ tuổi lập gia đình ở đây rất sớm khoảng 15 - 18 tuổi là đã lấy chồng, lấy vợ và sinh con. Vì theo quan niệm của họ thì lấy vợ về để có thêm lao động trong gia đình. Về đạo đức, ứng xử thì có 19 người quan tâm trong giáo dục con em mình (chiếm 11%). Vấn đề đạo đức là vấn đề rất quan trọng trong giáo dục nhưng theo điều tra thì cũng chỉ có 7 người quan tâm. Ngoài ra còn có 5 người quan tâm đến các vấn đề khác (chiếm 2,9%).
Một vấn đề rất ảnh hưởng tới việc giáo dục trẻ em ở xã Tân Lập. Đó là mối quan hệ qua lại giữa các hộ gia đình tái định cư và các hộ gia đình bản địa đã sinh sống ở đây từ lâu. Theo phỏng vấn sâu các hộ gia đình ở đây thì giữa dân tái định cư và dân bản địa ở đây có mâu thuẫn nặng nề, mà trẻ em tái định và trẻ em bản địa lại học cùng trường, cùng lớp nên hay xảy ra đánh nhau. Ngoài ra các em ở xa trường học cũng rất hay bị chặn đánh ở dọc đường đi học. Do đó các em ở các hộ tái định cư luôn có tâm lý sợ đi học và rất dễ bỏ học giữa chừng. Hơn nữa do ở địa bàn miền núi nên đường đi lại rất khó khăn. Có nhiều chặng đường rất nhiều đèo, dốc, vắng vẻ, có nhiều nơi trẻ em phải vượt suối để đi học và còn rất nhiều khó khăn khách quan khác. Vì vậy các gia đình lại có vai trò động viên, khuyến khích con em mình vượt qua khó khăn để tiếp tục đi học. Theo phỏng vấn sâu ông trưởng bản Hoa II thì chính con gái của ông khi đi học đã từng bị ném đá làm bị thương ở đầu nhưng ông vẫn động viên con tiếp tục đi học. Đây là một điển hình, gương mẫu trong việc chăm lo cho giáo dục tri thức cho trẻ em. Nhiều gia đình còn dành nhiều thời gian đưa đón con em mình đi học. Đó cũng là sự động viên cho trẻ em tiếp tục đến trường.
Tuy nhiên, cũng vì những lý do trên, một số gia đình đã chiều ý con, cho con bỏ học giữa chừng. Các gia đình này chiếm khoảng 35% tổng số các gia đình có con em đang ở độ tuổi đi học trong toàn xã. Như gia đình anh Lò Văn Bản ở bản Nậm Tân. Theo phỏng vấn sâu thì anh có 2 đứa con trai đều bỏ học giữa chừng vì hay đánh nhau với bạn trong lớp. Theo anh thì không đi học thì ở nhà đi nương, đi rẫy càng kiếm được nhiều tiền.
Như đã nói ở trên, việc giáo dục ở xã Tân Lập không có sự phân biệt nam và nữ. Trẻ em trai và gái ở đây đều được đi học giống nhau, và sự quan tâm của gia đình tới các em cũng không có gì phân biệt. Theo điều tra sự quan tâm của gia đình đối với các vấn đề giáo dục giữa trẻ em nam và nữ ở xã Tân Lập cho thấy.
Vấn đề quan tâm nhất về giáo dục
Total
Tri thức
Kiến thức
Pháp luật
Giới tính SKSS
Đạo đức
Giới tính
Nữ
65
5
2
0
7
79
Nam
108
9
0
1
13
131
Total
173
14
2
1
20
210
Ta thấy rằng số trẻ em nam và nữ được quan tâm ở đây tuy có chênh lệch nhưng cũng không đáng kể. Theo như phân tích định hướng về học tập cho con trai và con gái ở trên thì ta thấy dường như không có sự chênh lệch. Và theo như chúng tôi quan sát trên địa bàn xã thì sự giáo dục của các em trai và gái trong các gia đình ở đây rất đồng đều. Rất ít thấy sự bất bình đẳng nam nữ trong giáo dục. Khi được hỏi về việc lo cho con trai và con gái trong gia đình, người dân ở đây còn bảo rằng vật chất để lo cho một người con gái trong gia đình người dân tộc Tháo còn nhiều hơn lo cho một người con trai. Có lẽ đây là tục lệ lâu đời của người Thái. Với những con số trên ta thấy rất đáng mừng, vì đối với những dân tộc ở các vùng miền xa xôi của tổ quốc, việc trọng nam khinh nữ ở nhiều nơi còn rất nặng nề. Tuy nhiên ở xã Tân Lập, các gia đình đã có những suy nghĩ tiến bộ và ít thấy có sự bất bình đẳng trong cuộc sống nói chung và trong giáo dục nói riêng. Đây là điều rất đáng khích lệ.
Có lẽ còn nhiều điều nói lên vai trò của các gia đình trong địa bàn xã Tân Lập đối với việc giáo dục tri thức cho trẻ em. Nhưng vì thời gian khảo sát tại địa bàn không cho phép để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Tôi chỉ đưa ra một số nội dung chính nhằm làm sáng tỏ phần nào những giả thuyết của mình. Và trên đây là những số liệu khảo sát dựa trên các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Trong quá trình điều tra vẫn còn nhiều bất cập chưa được làm sáng tỏ. Mong các thầy cô thông cảm.
KẾT LUẬN
Giáo dục luôn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa của tổ quốc, giáo dục tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có những đường lối, chính sách của Đảng, việc giáo dục ở các vùng này đã có sự phát triển vượt bậc so với những năm trước đây.Tầm quan trọng của giáo dục đã được phổ biến rộng rãi trong từng gia đình, giúp họ cho mọi người ý thức được sự cần thiết của tri thức trong thời đại mới. Từ đó mỗi thành viên trong mỗi gia đình sẽ có những sự giúp đỡ cụ thể trong việc học hành của con em mình.
Đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xã nghèo, thuần nông như xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, việc giáo dục còn gặp nhiều khó khăn thì việc phổ biến cho người dân về vai trò của từng thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục cho con em họ cũng là một chính sách quan trọng.
Theo khảo sát trên địa bàn xã thì cho thấy xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Trẻ em ở trong độ tuổi đi học được đến lớp đày đủ. Việc xã hội hoá giáo dục được toàn thể nhân dân trong xã chăm lo.
Tuy nhiên trong địa bàn xã vẫn còn nhiều trẻ em bỏ học giữa chừng vì các lý do khác nhau. Vì vậy chưa thể nói rằng toàn bộ trẻ em trong địa bàn xã được đi học đầy đủ. Đây là vấn đền cần tới các cơ quan quản lý giáo dục giải quyết.
Việc đầu tư cho giáo dục cho trẻ em như sách vở, quần áo, tiền học... cũng được các gia đình quan tâm nhưng phần nhiều chỉ là tương đối đủ. Số gia đình lo đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình còn thấp (chỉ chiếm 40,2%) và còn nhiều gia đình vẫn lo thiếu điều kiện vật chất giáo dục cho con em mình. Điều này cũng không thể tránh khỏi vì trong địa bàn xã còn nhiều hộ rất nghèo.
Hầu hết các gia đình trong xã đều làm nông nghiệp nên ngoài thời gian học trên lớp, trẻ em phải phụ giúp gia đình trong lao động sản xuất nên thời gian học bài và làm bài ở nhà của các em còn ít. Theo điều tra thì các em chỉ dành khoảng 2 tiếng vào buổi tối để học bài và làm bài ở nhà. Thời gian này là không đủ đối với các em học ở cấp THPT trở lên. Vì vậy lượng kiến thức các em được học ở lớp không được ôn tập lại đầy đủ. Vì thế, sức học của các em ở vùng này thường không được tốt.
Ở đây, ngoài việc chăm lo giáo dục tri thức, các em còn được các bậc phụ huynh giáo dục về đạo đức, lối sống. Các em từ bé đã được ông bà, cha mẹ dạy bảo các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Vì vậy theo chúng tôi quan sát, lối sống, cách ứng xử đối với mọi người trong gia đình và cộng đồng của các em rất đúng mực và mang phong cách truyền thống của dân tộc mình. Như vậy, ta có thể nói rằng trẻ em ở đây đã được quan tâm giáo dục toàn diện về đạo đức, lối sống và tri thức, kiến thức.
Như đã phân tích ở trên, ngay từ bé, trẻ em ở đây đã được cha mẹ định hướng về trình độ học vấn, về bậc học. Tuy nhiên ta có thể thấy có sự khác biệt trong định hướng về bậc học ở các gia đình có điều kiện kinh tế và các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Theo như phỏng vấn các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì họ chỉ cố gắng cho con em mình học hết PTTH. Có gia đình buộc phải cho con em mình bỏ học giữa chừng vì không có điều kiện cho con đi học tiếp. Đối với các gia đình khả giả trong kinh tế thì họ luôn muốn con em mình sẽ được học các bậc cao hơn như cao đẳng, đại học. Vì vậy, họ luôn đầu tư về mọi mặt và khích lệ con em mình cố gắng trên con đường học tập.
Tân Lập tuy là một xã nghèo ở miền núi nhưng theo chúng tôi nhận thấy sự phân biệt giữa nam và nữ ở đây không còn nữa. Mọi trẻ em dù là trai hay gái đều được các gia đình đầu tư cho đi học đầy đủ. Đây là một nếp sống mới rất đáng khích lệ.
Nói tóm lại, gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em. Qua khảo sát xã Tân Lập - Mộc Châu Sơn La cho thấy đa số các gia đình ở đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tri thức và cũng ý thức được vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ em. Mặc dù mỗi gia đình có cách quan tâm, đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình nhưng nhìn chung các gia đình đều cố gắng đầu tư về mọi mặt, tạo điều kiện tốt nhất để con em mình đi học được đầy đủ. Đây là điều rất đáng khích lệ, động viên trong từng gia đình. Phải làm sao để mỗi gia đình là một hạt nhân để đưa nền giáo dục tri thức phát triển đi lên trong thời đại mới này - một thời đại rất cần tới những người có tri thức.
KIẾN NGHỊ
Hiện nay, nhờ có những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền giáo dục của nước ta đang từng bước phát triển đi lên. Nhiều trường học kiên cố được mở ra trên toàn quốc phục vụ cho công tác giáo dục. Cơ sở vật chất giáo dục ngày càng được cải thiện. Công tác đào tạo cán bộ được chăm lo, giáo viên được nâng cao trình độ. Do đó sự phát triển tri thức của trẻ em được đảm bảo.
Tuy nhiên ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, công tác giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Theo khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La, chúng tôi thấy cơ sở vật chất giáo dục ở đây còn thiếu thốn nhiều. Trường học tuy đã được kiên cố hoá nhưng dụng cụ giáo dục còn thiếu. Trẻ em đi học còn gặp nhiều khó khăn như trường học ở xa nhà, đường xá khó đi lại...
Ở các gia đình thì điều kiện học hành còn thiếu thốn như bàn ghế, ánh sáng, dụng cụ... Thời gian học bài và làm bài còn ít.
Do đó cần có những kiến nghị đối với những ban ngành quản lý giáo dục như sau:
- Cần đầu tư hơn nữa công tác giáo dục, mở các lớp ở các bản xa, hẻo lánh, khó đi lại.
- Đào tạo các cán bộ giảng dạy, giáo viên cho đủ trình độ, phù hợp với các cấp học.
- Cần tích cực tuyên truyền cho mỗi gia đình về tầm quan trọng của việc học hành, yêu cầu các gia đình quan tâm hơn nữa tới việc học hành của con em mình.
- Cần mở các quỹ giáo dục, giúp đỡ trẻ em nghèo được đến trường. Có những phần thưởng khuyến khích những em có thành tích tốt trong học tập.
LỜI KẾT
Hiện nay vào thời điểm này, hàng vạn học sinh trên cả nước đang háo hức bước vào năm học mới. Chúng ta mừng khi thấy nền giáo dục của nước ta ngày càng phát triển. Chúng ta mừng khi thấy trẻ em Việt Nam được cắp sách tới trường đầy đủ. Chúng ta mừng khi không còn tình trạng bệnh thành tích trong giáo dục. Tuy nhiên chúng ta cũng buồn khi thấy trẻ em phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. Vì thế chúng ta càng khâm phục hơn những tấm gương vượt khó trong học tập.
Mỗi năm, các trường Đại học trên cả nước đón hàng nghìn sinh viên từ khắp các vùng miền xa xôi về học đại học. Và con số này tăng dần theo mỗi năm. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chính sách cho sinh viên vay vốn để học tập chính sách này đã làm giảm đáng kể những sinh viên không thể nhập học vì hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những chính sách như vậy.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi để phát triển mỗi con người. Vai trò của mỗi gia đình trong việc phát triển nhân cách, tri thức của mỗi con người là rất lớn. Vì vậy, mỗi gia đình hãy dành sự quan tâm hơn nữa tới việc giáo dục trẻ em, để trẻ em hôm nay trở thành những người có ích cho đất nước trong ngày mai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1941.doc