Đề tài Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang triển khai thực hiện chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2006

Trong thời gian sắp tới để chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các đoàn thể, ban ngành, nhất là đội ngũ cán bộ phụ nữ tích cực, sáng tạo trong công tác. Hội phụ nữ huyện cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như: cho vay vốn, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, vận động giúp đỡ nhau trong các tầng lớp phụ nữ, đồng thời thực hiện việc biểu dương, khen thưởng những phụ nữ nghèo vượt khó vươn lên, nuôi con thành đạt, xem đó là những tấm gương để xã hội noi theo, học tập. Đây là một chương trình quan trọng để góp phần phát triển kinh tế địa phương, vừa là chiếc cầu nối để gắn bó phụ nữ với Hội

pdf54 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang triển khai thực hiện chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng uy tín của mình chị đã thuyết phục được cộng đồng người Chăm cho phép phụ nữ Chăm vào Thánh đường hội họp, là việc từ xưa đến nay chưa có trong Hồi giáo. Nhận thức được vai trò, vị trí của cán bộ trên các lĩnh vực của xã hội, ngoài sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Đảng, bản thân chị em đã không ngừng nổ lực phấn đấu rèn luyện, nâng cao trình độ thông qua học tập, bồi dưỡng và kết hợp với thực tiễn phong trào. Do vậy, sau 30 năm đất nước thống nhất, đội ngũ cán bộ nữ cũng như cán bộ Hội đã trưởng thành rõ rệt. Nếu như năm 1975, An Giang không có nữ tiến sĩ và thạc sĩ thì nay đã đào tạo được 13 nữ/44 người, 51 chị đang theo học. Nữ có trình độ Cao Đẳng, Đại học 3.264 chị. Riêng cán bộ chủ chốt Hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở có 17 chị tốt nghiệp đại học, cử nhân, 17 chị tốt nghiệp cao cấp chính trị, 152 chị có trình độ trung cấp, 5.350 chị em nữ đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang 29 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý An Giang đang cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mở cửa, hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, những thành quả đó có sự đóng góp to lớn của các cấp Hội và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh. Điều đó càng khẳng định, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ An Giang nói riêng rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà Đảng và Bác Hồ đã khen tặng. 2.2. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ năm 2001 đến năm 2006. 2.2.1. Thực trạng đời sống phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 2.2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới. Chợ Mới là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Có diện tích đất tự nhiên là 35.571 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 24.579 ha, số dân là 368.477 người, mật độ dân số trung bình 998 người/km2, chỉ sau thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc [12] . Huyện gồm 2 thị trấn và 16 xã là: thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông, xã Mỹ Hội Đông, Kiến An, Long Điền A, Tấn Mỹ, Long Điền B, Kiến Thành, Mỹ Hiệp, Mỹ An, Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Kiến, Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hội An, Hòa Bình, Hòa An. Về vị trí địa lý, phía Đông giáp thị xã Cao Lãnh, phía Tây giáp huyện Phú Tân, Châu Thành, phía Nam giáp thành phố Long Xuyên và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), phía Bắc giáp huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). Chợ Mới cách thành phố Long Xuyên 30 km, đây là trung tâm của tỉnh nên thuận lợi cho việc học tập, tiếp thu khoa học - công nghệ phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trang 30 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Với địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có nhiều sông ngòi kênh rạch, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nên người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Với tình trạng đất hẹp, người đông mà chỉ đơn thuần sản xuất nông nghiệp thì rất khó cải thiện đời sống. Vì thế, ngoài việc sản xuất nông nghiệp nhân dân Chợ Mới còn sản xuất một số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: ngành mộc, đan bồ, vẽ tranh trên kiếng, chằm nón, xay xát gạo, cầu lôngTính đến cuối năm 2005, toàn huyện có 4.046 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với 15.589 lao động, đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương. [12;27]. Lĩnh vực thương mại và dịch vụ phát triển khá nhanh, sức mua tăng, mẫu mã hàng hóa đa dạng, tình trạng khan hiếm hàng và giá tăng đột biến ít xảy ra. Hiện nay, toàn huyện có 64 chợ, trong đó có 06 chợ loại II, 58 chợ loại III. Từ năm 2001-2005, đã tiến hành nâng cấp 25 chợ, xây dựng mới 03 chợ với tổng số vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng [15]. Với mạng lưới thương mại - dịch vụ khá phát triển là điều kiện thuận lợi trong việc mua bán, phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Trong quá trình phát triển, huyện Chợ Mới rất chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải. Đến nay hệ thống giao thông trên địa bàn đã phát triển tương đối hoàn chỉnh với 187 km đường nhựa, gồm 39 km đường tỉnh lộ và 148 km đường hương lộ, là huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình bêtông hóa 100% các tuyến lộ nông thôn. Mạng lưới giao thông phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, việc buôn bán với các địa phương lân cận, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa[15]. Về văn hóa - thông tin, trong những năm qua công tác thông tin tuyên truyền đạt kết quả tích cực. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền trực quan, panô, khẩu hiệu, hệ thống truyền thanh xã, thị trấn Trang 31 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý đã chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến mọi người dân. Phong trào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư” đã được quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng. Tính đến cuối năm 2005 toàn huyện đã công nhận 65.763 hộ văn hóa, 115 ấp văn hóa, 16 ấp tiên tiến và 1 xã, thị trấn văn hóa [15]. Về giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Năm học 2005-2006, tỉ lệ tốt nghiệp ở các cấp học đều đạt từ 70-99%. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư kiên cố hóa, với 370 phòng học mới, không còn tình trạng học ca ba. Hiện nay, huyện có ba trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia: Mẫu giáo thị trấn Chợ Mới, Mầm non thị trấn Mỹ Luông và Tiểu học A thị trấn Chợ Mới [15]. Với sự phát triển cả về qui mô và chất lượng của ngành giáo dục, sẽ cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Về y tế, những năm qua việc chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được nâng cao, mạng lưới y tế xã - thị trấn được tập trung củng cố nâng cao chất lượng hoạt động. Từ năm 2000 huyện đã đạt chỉ tiêu: 100% xã có bác sĩ, nữ hộ sinh (hoặc y sĩ sản nhi), 100% ấp có nhân viên y tế hoạt động, đã đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Nhân dân ngày càng có ý thức trong việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh [15]. Từ những điều kiện trên, huyện có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển đáng kể, GDP bình quân đầu người tại địa phương tính đến năm 2006 là 9,95 triệu đồng/người/năm tăng 4,25 triệu đồng so với năm 2002.[12;29]. Có thể nói, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và những thành tựu về kinh tế - xã hội đã đạt được trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của huyện Chợ Mới trong những năm tiếp theo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trang 32 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý 2.2.1.2. Thực trạng đời sống phụ nữ huyện Chợ Mới. Chợ Mới với tổng số dân là 368.477 người, trong đó nữ chiếm khoảng 50,4% [12;12]. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tham gia vào các hoạt động kinh tế để tạo ra nguồn thu nhập cùng nam giới nuôi sống gia đình. Bên cạnh đó, phụ nữ còn đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, phụ nữ luôn thể hiện vai trò trên các lĩnh vực đời sống xã hội, với truyền thống giỏi việc nước đảm việc nhà, phụ nữ đã khắc phục khó khăn vừa tham gia lao động sản xuất, vừa đảm đang trong công việc gia đình. Nhằm giúp các tầng lớp phụ nữ trong huyện phát huy vai trò tích cực, cùng nam giới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã thực hiện các chương trình như: Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, tiết kiệm, nuôi con khỏe dạy con ngoan, dân số kế hoạch hóa gia đình và thành lập các câu lạc bộ vì sự tiến bộ phụ nữ, từ đó đã tập hợp đông đảo phụ nữ tham gia và mang lại hiệu quả tích cực. Với mục đích nâng cao cuộc sống cho phụ nữ ở nông thôn, trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã thực hiện chương trình liên tịch với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp với Ban xóa đói giảm nghèo của địa phương, nhằm giúp cho phụ nữ có việc làm ổn định, nâng cao đời sống gia đình thông qua các dự án hỗ trợ vốn cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏNgoài ra, Hội phối hợp với chương trình khuyến công dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ trẻ tuổi, nhất là các em học sinh không có điều kiện học tập, phụ nữ vùng nông thôn chưa có việc làm ổn định. Thông qua các hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, đời sống cũng như nhận thức của các tầng lớp phụ nữ trong huyện đã dần dần được nâng lên. Phụ nữ đã được tạo điều kiện để tham gia vào các Trang 33 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý hoạt động xã hội và trong từng lĩnh vực đều có sự đóng góp tích cực của lực lượng phụ nữ. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 51%, chị em đã tích cực học tập, tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất và cải thiện đời sống gia đình. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển, có nhiều chị em đã tham gia lao động trong các cơ sở: sản xuất gạch mộc, đan lát, chằm nón với mức thu nhập khoảng 600.000đ/tháng. Ngoài ra, còn có đông đảo lực lượng lao động nữ là công nhân may giày da, may công nghiệp, sản xuất cầu lông, chế biến thủy sảnvới mức thu nhập khoảng từ 800.000 đến 1.000.000đ/tháng đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đóng góp vào các khoản chi tiêu trong gia đình, tạo ra sản phẩm cho người tiêu dùng tại địa phương, mở rộng thị trường và phục vụ xuất khẩu. Lĩnh vực dịch vụ - thương mại, lực lượng lao động nữ tham gia ngày càng đông, nhiều phụ nữ đã không ngừng cải tiến phương thức mua bán, để nắm bắt kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập. Tính đến nay trong toàn huyện có khoảng 16 nữ doanh nghiệp quản lí giỏi, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống cho lao động nữ. Điển hình như chị Nông Thị Hoàng Trang - nữ doanh nghiệp cầu lông Hoàng Yến, được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, từ mặt hàng cầu lông hiện nay, cơ sở của chị đã tăng thêm một số mặt hàng khác như: bím lục bình, các sản phẩm sành sứ, và đã mở rộng được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Từ đó, hằng năm cơ sở tạo ra việc làm ổn định cho gần 150 lao động nữ tại địa phương với mức lương khoảng 800.000đ/tháng. Đối với lực lượng nữ công nhân viên chức trong các ngành hành chính sự nghiệp, đã được các cấp ủy quan tâm, tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi Trang 34 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý mới đất nước. Tính đến nay, số lượng nữ công nhân viên chức trong toàn huyện là 511 người, trong đó có 27 cán bộ nữ giữ vai trò lãnh đạo. Với vai trò là người lãnh đạo, quản lí các chị đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong quản lí, điều hành đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đời sống vật chất được nâng lên, nên vấn đề chú ý bảo vệ sức khỏe cũng được nhiều phụ nữ trong huyện quan tâm và tích cực tham gia phong trào rèn luyện bảo vệ sức khỏe như: đi bộ, tập dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu,Hội phụ nữ huyện cũng thường xuyên kết hợp với bệnh viện huyện, bệnh viện thành phố như bệnh viện Từ Dũ tổ chức các buổi tư vấn, khám sức khỏe cho chị em phụ nữ, các thai phụ nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban điều hành công tác Đào tạo nghề - giải quyết việc làm - Xuất khẩu lao động và giảm nghèo huyện Chợ Mới thì đến cuối năm 2006 trong toàn huyện vẫn còn 5.259 hộ nghèo. Trong hoàn cảnh chung của hộ gia đình nghèo, thì phụ nữ là người chịu thiệt thòi nhất, họ chủ yếu làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập thấp, không ổn định. Vừa chăm lo con cái, vừa quán xuyến công việc gia đình, đồng thời phải tham gia sản xuất kinh tế phụ giúp gia đình, làm cho người phụ nữ không có thời gian để nghỉ ngơi, cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội. Phụ nữ vùng nông thôn Chợ Mới thường có trình độ văn hóa thấp, ít có cơ hội tiếp cận các chính sách của Nhà nước, họ nhận thức rất mơ hồ về quyền lợi của bản thân, ít có cơ hội tham gia các buổi tập huấn, không có điều kiện tiếp cận với các kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, được dạy nghề nhưng chưa mạnh dạn đi tìm việc làm nên không tạo ra thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, còn một hiện tượng cần phải thừa nhận là có không ít phụ nữ sử dụng thời gian rỗi của mình vào các mục đích không lành mạnh, họ thường sử dụng thời gian rỗi để bàn tán việc gia đình người khác, tụ tập bài bạc, số đề, Trang 35 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Từ thực trạng đời sống của phụ nữ trong huyện, thiết nghĩ trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức trong chị em phụ nữ nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, trong các hộ nghèo có ý chí tự vươn lên, chủ động tìm giải pháp thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, khắc phục sự tự ti, mặc cảm, phó thác gánh nặng gia đình cho nam giới, nâng cao nhận thức cho phụ nữ biết bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của bản thân cũng như gia đình góp phần xây dựng gia đình theo bốn tiêu chuẩn: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 2.2.2. Thực tế triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến năm 2006. 2.2.2.1. Mục tiêu của chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ năm 2001 đến năm 2006. Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 02 năm 2002, tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua Nghị quyết với nhiều vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ. Đại hội đã nhất trí phát động phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và đề ra sáu chương trình hoạt động trọng tâm của công tác Hội nhiệm kỳ 2002 – 2007: Một là, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ. Hai là, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Ba là, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Bốn là, xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Năm là, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ. Trang 36 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Sáu là, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân và tăng cường hội nhập quốc tế. Trong đó, chương trình II - “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là sự tiếp nối chương trình “Vận động phụ nữ tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo việc làm, tăng thu nhập” từ nhiệm kỳ Đại hội VIII và được nâng cao, phát triển hơn, rộng hơn cả về phạm vi, chất lượng của chương trình nhằm động viên phụ nữ không chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng, để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu cơ bản của chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” với các nội dung: Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu 80% trở lên số hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Thứ hai, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trang trại và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm việc làm cho phụ nữ. Thứ ba, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dịch vụ việc làm của Hội, góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho phụ nữ. Căn cứ vào những mục tiêu của chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” được xác định tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã tiến hành triển khai thực hiện chương trình tại địa phương mang những nội dung cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Trang 37 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý 2.2.2.2.Nội dung của chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ năm 2001 đến năm 2006. Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện Chợ Mới, một huyện với lợi thế phát triển nông nghiệp, đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, vì vậy, công tác trọng tâm là phải phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân. Theo số liệu thống kê, đến năm 2002 số hộ nghèo trong toàn huyện là 2.263 trên 75.086 hộ dân, chiếm tỷ lệ 3,03%, dân số trong độ tuổi lao động là 217.161 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động làm nội trợ và có việc làm không ổn định là 8.756 người, chiếm 4,03% [12;18]. Qua số liệu thống kê cho thấy, số hộ nghèo và tỷ lệ người không có việc làm trong toàn huyện vẫn còn khá cao. Do đó, để góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương, cũng như thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã xác định thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là một trong những công tác trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ 2001 – 2006. Thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã đề ra một số công tác trọng tâm cần thực hiện như: hỗ trợ vốn, thành lập các nhóm phụ nữ tiết kiệm, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật cho phụ nữ. Từ năm 2001 - 2006 Hội đã tham gia thực hiện một số dự án như: dự án “Dạy nghề và hỗ trợ tín dụng để giải quyết việc làm cho phụ nữ có thu nhập thấp” của tổ chức ILO/Nhật Bản về mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ, dự án “Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm” do tổ chức Nông lương thế giới, Ngân hàng thế giới tài trợ. Chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể: Trang 38 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý a/. Hỗ trợ và bồi dưỡng kiến thức quản lí sử dụng vốn. Nhân dân Chợ Mới chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, sau mùa vụ, phụ nữ ở nông thôn có thời gian nhàn rỗi nhưng do thiếu vốn và không có tay nghề nên không thể sử dụng thời gian đó vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Từ đó, công tác hỗ trợ vốn và dạy nghề cho phụ nữ, mà đặc biệt là phụ nữ nghèo, đã được Hội phụ nữ huyện xem là vấn đề cốt lõi, nhằm giải quyết tình trạng trên. Thực hiện công tác hỗ trợ vốn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã tích cực khai thác các nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Trong nhiều năm qua, Hội đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo, đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo, trong đó có hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ tự vươn lên để ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Ngoài ra, các cấp Hội còn vận động các nguồn vốn nhàn rỗi, cho mượn hoặc cho vay thỏa thuận giữa chị em khá giúp chị em nghèo, để phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt là nguồn vốn tiết kiệm phụ nữ, Hội đã quan tâm chỉ đạo các cấp Hội cơ sở hình thành các tổ nhóm “Phụ nữ tiết kiệm”. Mô hình tổ “Phụ nữ tiết kiệm” với phương thức ban đầu Hội sẽ đứng ra huy động chị em tham gia vào tổ, nhóm, tùy theo quy định mà vào mỗi tháng hoặc mỗi tuần chị em sẽ nộp một số tiền nhất định được qui ước phù hợp với khả năng, số vốn đó sẽ được giúp đỡ theo hình thức xoay vòng cho mỗi thành viên, có sự ưu tiên cho những chị em gặp nhiều khó khăn trong kinh tế hoặc gặp rủi ro, tai nạn. Từ nguồn vốn này đã giúp cho chị em phụ nữ nghèo được vay vốn sản xuất, mua bán nhỏ,cải thiện được đời sống kinh tế gia đình, nuôi con ăn học và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, củng cố và phát huy tinh thần tương trợ, hợp tác cộng đồng. Trang 39 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Không chỉ huy động được nguồn vốn đến với phụ nữ nghèo mà còn giúp đỡ để chị em sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả cao. Hội đã hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, biết hạch toán lỗ lãi trên đồng vốn được vay và đầu tư vào loại hình sản xuất có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giới thiệu gương điển hình. Đặc biệt, từ năm 2005, tham gia thực hiện dự án “ Dạy nghề và hỗ trợ tín dụng để giải quyết việc làm cho phụ nữ có thu nhập thấp” tại xã An Thạnh Trung, Hội đã tổ chức được bốn lớp tập huấn khởi sự kinh doanh cho 100 phụ nữ, tham gia lớp học, phụ nữ được trang bị những kiến thức về cách ghi chép sổ sách kế toán, cách tính giá thành sản phẩm, giúp cho các chị có phương thức tính toán trong công việc kinh doanh mua bán của mình. Những việc làm này có ý nghĩa trong việc bảo toàn và hoàn trả vốn lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn và cũng là sự đảm bảo chữ tín của Hội đối với các cơ quan, ban ngành, tổ chức trong nước và quốc tế. Qua đó, có thể khai thác thêm được nhiều nguồn vốn vay. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng, phương thức hỗ trợ bằng hiện vật cũng được thực hiện, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với Chi cục Thú y giao 20.100 con gà cho 180 hộ tại ba xã: An Thạnh Trung, Kiến Thành, Long Điền B thuộc dự án “Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm” do tổ chức Nông lương thế giới, Ngân hàng thế giới tài trợ, nhằm hỗ trợ con giống, bước đầu giúp các hộ chăn nuôi khắc phục những tổn thất do dịch cúm gia cầm gây ra. b/. Hướng dẫn phổ biến khoa học - kỹ thuật Sự giúp đỡ phụ nữ trong việc phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vốn, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải giúp chị em sử dụng nguồn vốn vay vào hoạt động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã phối hợp cùng một số ban ngành khác thực hiện công tác hướng dẫn phổ biến khoa học - kỹ thuật, nhằm nâng cao kiến thức cho phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh. Hội đã phối hợp với Hội nông dân, Trung tâm học tập cộng đồng, Trạm thú y, Trạm khuyến nông đẩy Trang 40 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý mạnh công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, mở các buổi tập huấn, hội thảo trang bị kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho người vay vốn, hướng dẫn chị em mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Thông qua dự án “Dạy nghề và hỗ trợ tín dụng để giải quyết việc làm cho phụ nữ có thu nhập thấp” được thực hiện tại xã An Thạnh Trung, Hội đã phối hợp với các cơ quan hữu quan mở bốn lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi heo cho 52 phụ nữ, một lớp tập huấn về nuôi lươn, một lớp tập huấn về trồng gừng. Tham gia các lớp tập huấn, đã mang lại cho phụ nữ nhiều kiến thức mới, ứng dụng được khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. c/. Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ Phụ nữ nghèo có địa chỉ là đối tượng phụ nữ làm chủ hộ nghèo, phụ nữ đơn thân, tàn tật. Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn huyện có 5.706 hộ nghèo, trong đó phụ nữ là chủ hộ có 1.711 hộ. Phụ nữ nghèo có địa chỉ luôn luôn là đối tượng được Hội phụ nữ ưu tiên giúp đỡ về vốn, kiến thức nhằm giúp chị em vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ huyện phát động trong cán bộ, hội viên quần chúng phụ nữ phong trào xoá nhà tranh, tre lá, vận động quỹ tình thương để cất sửa nhà cho chị em phụ nữ đơn thân, tàn tật, phụ nữ làm chủ hộ nghèo giúp chị em ổn định cuộc sống gia đình yên tâm sản xuất. d/. Dạy nghề, giới thiệu việc làm Theo số liệu của Phòng thống kê huyện, năm 2002 số người trong độ tuổi lao động toàn huyện là 217.161 người, chiếm tỉ lệ 60,6%. Từ đó cho thấy nguồn nhân lực của huyện rất dồi dào. Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực lớn đối với huyện trong vấn đề giải quyết việc làm, vì hiện nay, chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lượng nguồn lao động qua đào tạo còn ít. Vấn đề thiếu tay nghề dẫn đến thiếu việc làm là vấn đề phổ biến nhất ở huyện, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trang 41 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến tình trạng nhiều phụ nữ bị bán vượt biên sang Campuchia để hành nghề mại dâm. Phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ không có tay nghề, thiếu việc làm, không được hỗ trợ tạo điều kiện có một nghề nghiệp ổn định thì vấn đề này sẽ ngày càng phát triển hơn. Tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc của nhiều phụ nữ trong huyện, nên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã kết hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện, Trung tâm dịch vụ việc làm Hội phụ nữ tỉnh mở các lớp dạy nghề như: cắt may, thêu ren, chằm nón,Thông qua dự án “Dạy nghề và hỗ trợ tín dụng để giải quyết việc làm cho phụ nữ có thu nhập thấp” thực hiện tại xã An Thạnh Trung cũng đã dạy một số nghề mới cho phụ nữ như: may dân dụng, nghề móc len, kết thảm lục bình. Qua công tác dạy nghề cho phụ nữ, Hội sẽ tập hợp được nhiều đối tượng nữ thanh niên, phụ nữ nghèo là lao động nhàn rỗi ở địa phương được học nghề. Bên cạnh mở các lớp dạy nghề, Hội đã liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương, nhằm giải quyết nguồn lao động đã được đào tạo nghề như: cơ sở cầu lông Hoàng Yến, công ty may giày da, may công nghiệp, chế biến thủy sản Hội cũng phối hợp với Phòng Thương binh xã hội huyện giới thiệu lao động nữ làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, cũng như xuất khẩu lao động, từ đó đã giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nữ vùng nông thôn. Được hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cải thiện đời sống kinh tế gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đó luôn luôn là nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp phụ nữ. Đời sống kinh tế ổn định, sẽ là một nhân tố quan trọng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhận thấy những vấn đề khó khăn mà phụ nữ huyện đang gặp phải trong việc phát triển kinh tế gia đình, do đó, trong quá trình thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã xây dựng nội dung chương trình hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ đa dạng, phong phú, thiết thực phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi Trang 42 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý và nhu cầu của phụ nữ. Từ đó đã duy trì, mở rộng số lượng phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, tăng sức hấp dẫn của Hội. Hội đã tăng cường hướng về cơ sở với phương châm nơi nào có phụ nữ thì nơi đó có tổ chức Hội. 2.2.2.3. Một số kết quả và hạn chế của thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ năm 2001 đến năm 2006. a/. Kết quả Trong nhiệm kỳ 2001-2006, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới đã phát huy truyền thống đoàn kết các tầng lớp phụ nữ trong huyện khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu tích cực thi đua thực hiện các phong trào đã góp phần đáng kể vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó, nổi bật là hoạt động triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” của Hội tại huyện Chợ Mới, chương trình đã thực sự mang lại những kết quả thiết thực cho các tầng lớp phụ nữ huyện nhà. Hoạt động hỗ trợ vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập được Hội phụ nữ huyện xác định là vấn đề trọng tâm trong việc giúp đỡ phụ nữ phát triển kinh tế. Qua nhiệm kỳ, Hội đã tích cực khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hội viên, Hội đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải quyết cho gần 23.692 lượt chị em có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để sản xuất, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập với tổng số vốn gần 27.345.430.000 đồng. Bên cạnh nguồn vốn cho vay, Hội đã chỉ đạo cho các cấp Hội cơ sở thành lập được 342 tổ phụ nữ tiết kiệm với 5.614 thành viên nhằm huy động nguồn vốn sẵn có trong chị em. Từ đồng vốn được hỗ trợ, nhiều phụ nữ có điều kiện để sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ,Qua đó, đã giúp cho 618 phụ nữ thoát nghèo, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương, tỉ lệ hộ nghèo trong huyện giảm dần qua các năm từ năm 2001 đến năm 2006, nếu như năm 2001 số hộ nghèo là 2.902 / 74.661 hộ dân chiếm tỉ lệ là 3.88% thì năm 2002 số hộ nghèo là 2.263 / 75.086 hộ dân chiếm tỉ lệ là 3.01%, năm 2003 số hộ nghèo là 1.514 / 75.315 hộ dân chiếm tỉ lệ là 2.01%, năm 2004 số hộ nghèo là 1.114 / 75.575 Trang 43 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý hộ dân chiếm tỉ lệ là 1.47%, năm 2005 số hộ nghèo là 6.540 / 75811 hộ dân chiếm tỉ lệ là 8.62%, đến năm 2006 số hộ nghèo là 5.259 / 78.251 hộ dân chiếm tỉ lệ là 6.72%. Sỡ dĩ hộ nghèo năm 2005 và năm 2006 tăng lên là vì xếp theo tiêu chuẩn hộ nghèo mới. Trong công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, Hội đã kết hợp với các ngành mở được 1.342 điểm tập huấn với 33.260 lượt phụ nữ tham dự. Với những kiến thức về tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được tập huấn, nhiều chị đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, cải thiện mức thu nhập của gia đình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Kết quả qua nhiệm kỳ, đã có 56 chị được bình chọn nữ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh, trung ương. Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2001 đến năm 2006, Hội đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện, mở 140 lớp dạy nghề với 4.354 chị tham gia. Công tác dạy nghề đã giúp cho nhiều phụ nữ có được công việc làm ổn định. Bên cạnh việc dạy nghề, Hội đã giới thiệu 7.976 lao động nữ có việc làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, hướng dẫn 14 lao động nữ xuất khẩu lao động tại thị trường Malaysia và Đài Loan. Được tạo điều kiện có việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Từ đó, phụ nữ sẽ từng bước vươn lên bình đẳng cùng nam giới. Nhằm giúp đỡ phụ nữ nghèo có nhà ở ổn định, yên tâm sản xuất. Hội đã phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ huyện phát động phong trào xóa nhà tranh, tre lá. Qua đó, đã vận động trong tầng lớp phụ nữ đóng góp cất, sửa chữa 649 căn nhà, tổng trị giá trên 1 tỷ đồng. Phong trào cất sửa nhà tình thương cho phụ nữ nghèo, không chỉ là sự hỗ trợ về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong chị em phụ nữ, là nguồn động viên to lớn giúp nhiều phụ nữ vươn lên trong cuộc sống. Trang 44 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Nguyên nhân kết quả đạt được: Chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đạt được những kết quả như trên có thể kể đến một số nhân tố: - Các cấp Đảng bộ địa phương luôn quan tâm lãnh đạo sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. - Được sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban ngành, Mặt trận, các Đoàn thể, sự ủng hộ của toàn xã hội trong quá trình thực hiện chương trình tại địa phương. - Đặc biệt là vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chợ Mới, các cấp Hội phụ nữ đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có tâm huyết, đoàn kết và có nhiều sáng tạo trong công tác hỗ trợ phụ nữ nâng cao đời sống kinh tế gia đình. - Nhân tố quan trọng tạo nên kết quả chương trình là các tầng lớp phụ nữ ngày càng có ý thức đầy đủ hơn về vai, trò trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội, ý chí tự lực, quyết tâm vượt khó vươn lên cùng với tinh thần đoàn kết của đông đảo phụ nữ toàn huyện. b/. Hạn chế Từ những kết quả trên phần nào cho thấy chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đã có những đóng góp tích cực hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện chương trình vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Trong công tác hỗ trợ vốn, Hội phụ nữ huyện đã tích cực huy động được nguồn vốn đến với các tầng lớp phụ nữ trong huyện với tổng số vốn gần 27.345.430.000 đồng. Tuy nhiên, qua thực tế, việc sử dụng nguồn vốn trong đối tượng được nhận hỗ trợ chưa thật sự phát huy hiệu quả, dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn và không được tiếp tục hỗ trợ vốn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vốn chỉ mới chủ yếu tập trung vào đối tượng phụ nữ nghèo, chưa có nhiều sự hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trang 45 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm đã được Hội phụ nữ huyện tích cực phối hợp với các ban ngành huyện thực hiện, mở được 140 lớp dạy nghề. Tuy nhiên, những ngành nghề được đào tạo như: may dân dụng, thắt bím lục bình, chằm nón, thêu, móc len,chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều chị em chưa thật sự gắn bó với nghề, tình trạng thiếu việc làm trong phụ nữ vẫn còn cao. Từ năm 2001 đến năm 2006, Hội phụ nữ huyện đã tham gia thực hiện một số dự án, nhằm hỗ trợ phụ nữ về vốn, kiến thức khoa học - kỹ thuật, tay nghề, đã mang lại kết quả tích cực, nâng cao mức thu nhập cho phụ nữ. Tuy nhiên, các dự án chỉ được thực hiện tập trung ở một số xã, chưa được nhân rộng trong toàn huyện. Công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo có địa chỉ chưa đạt hiệu quả cao. Qua nhiệm kỳ, chỉ mới giúp đỡ cho 618 phụ nữ thoát nghèo trong tổng số 3000 phụ nữ. Trình độ năng lực, tư duy của một bộ phận cán bộ Hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác, một số nơi cán bộ Hội chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ, chưa sâu sát cơ sở. Nguyên nhân hạn chế: - Nhiều phụ nữ sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, thất bại trong việc sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật nên trong trồng trọt, chăn nuôi không mang lại hiệu quả. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn vay chưa phát huy được hiệu quả - Những ngành nghề được đào tạo như: may dân dụng, thắt bím lục bình, chằm nón, thêu, móc lenchỉ mang tính chất thời vụ, thu nhập thấp và không ổn định, vì thế mặc dù được đào tạo nhưng nhiều chị em vẫn chưa thật sự gắn bó với nghề. - Thông qua công tác vận động, tuyên truyền của các cấp Hội phụ nữ trong huyện, đã có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận Trang 46 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý thức của các tầng lớp phụ nữ về vai trò và khả năng của bản thân trong việc phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương phụ nữ có ý chí vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống gia đình, vẫn còn một bộ phận phụ nữ thụ động trong cuộc sống, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, được giúp đỡ đào tạo nghề nhưng không mạnh dạn tìm việc làm, hoặc do không bằng lòng với mức lương được trả mà không làm việc. - Công tác huấn luyện nghiệp vụ quản lý chương trình chủ yếu dừng lại ở cấp huyện, việc tổ chức tập huấn lại cho cán bộ xã, ấp còn hạn chế, mặt khác, thiếu sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình ở cơ sở, công tác tổng kết, đánh giá mô hình và hiệu quả chương trình còn hạn chế. Trước những hạn chế nêu trên cần có những giải pháp thiết thực để loại bỏ dần những vấn đề còn tồn tại, thực hiện chương trình ngày càng có hiệu quả hơn, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần tạo nên động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện Chợ Mới và tỉnh An Giang. 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong những năm sắp tới. 2.3.1. Tập trung huấn luyện cán bộ Hội phụ nữ về kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Có thể nói, cán bộ Hội phụ nữ giữ vai trò quan trọng, là người trực tiếp vận động, tổ chức và cùng hội viên thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua thực tế, thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” ở huyện Chợ Mới trong những năm qua, đã khẳng định vai trò tích cực của cán bộ Hội, là người hướng dẫn phụ nữ hoạt Trang 47 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý động kinh tế, từng bước cải thiện đời sống gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình, do có sự hạn chế về trình độ năng lực, nên một số cán bộ Hội chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, cần nâng cao về kiến thức và kỹ năng cho cán bộ Hội, thực hiện tốt công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, với một số công tác cụ thể: Thứ nhất, tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ Hội phụ nữ huyện, xã, ấp về cách thức tổ chức, quản lý các tổ, nhóm “Phụ nữ tiết kiệm” nhằm củng cố và nâng cấp chất lượng hoạt động, đạt hiệu quả cao trong việc huy động nguồn vốn sẵn có trong chị em phụ nữ. Thứ hai, thực hiện việc đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho cán bộ Hội ở huyện, xã, thị trấn được tham gia các lớp tập huấn do Trung ương Hội, Tỉnh Hội tổ chức, nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, đồng thời trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phương khác. Thứ ba, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ Hội trong công tác, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm được những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trong hội viên để có biện pháp kịp thời giúp đỡ. 2.3.2. Tiếp tục vận động các nguồn vốn trong nước và quốc tế để tăng nguồn vốn vay cho phụ nữ. Ưu tiên hỗ trợ vốn thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút lao động. Trong những năm qua, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện công tác hỗ trợ vốn cho phụ nữ đạt những kết quả tích cực, đã giúp đỡ cho nhiều phụ nữ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Với kết quả đạt được, trong thời gian tới, Hội cần tăng cường phối hợp với Ngân hàng chính sách trên cơ sở Nghị quyết liên tịch đã được kí kết và chương trình hành động hằng năm, mở rộng nguồn vốn vay đến với phụ nữ có nhu cầu được hỗ trợ. Đồng thời, tiếp tục vận động phụ nữ tham gia nhóm “Phụ nữ tiết kiệm” nhằm tạo nguồn vốn tại chỗ trong chị em giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Trang 48 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Ngoài các nguồn vốn trong nước, Hội cần tích cực tranh thủ các dự án quốc tế để tăng nguồn vốn hỗ trợ cho phụ nữ. Thực hiện công tác này có hiệu quả, cần phải nâng cao năng lực của cán bộ Hội tham gia thực hiện dự án, hướng dẫn phụ nữ sử dụng vốn mang lại hiệu quả, từ đó, tạo được chữ tín của Hội đối với tổ chức quốc tế để có thể khai thác thêm nhiều nguồn vốn vay. Bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ vốn cho phụ nữ thực hiện xoá đói giảm nghèo, cần quan tâm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ do nữ làm chủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thu hút nhiều lao động nữ, để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng cơ sở sản xuất, từ đó, thu hút nhiều lao động nữ, cũng như có điều kiện cải thiện mức lương cho người lao động. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay trong phụ nữ, hướng tới các hoạt động hỗ trợ vốn phải dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. 2.3.3. Tăng cường phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và xã hội, các ban ngành liên quan củng cố, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, chỉ thực sự đạt được hiệu quả khi mang lại cho phụ nữ một việc làm ổn định. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với nhiều ban ngành huyện cũng như tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cần tích cực phối hợp với các ban ngành thực hiện một số công tác: Thứ nhất, thực hiện việc khảo sát thực tế ở địa phương những ngành nghề đang thiếu nguồn lao động, phù hợp với phụ nữ, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho phụ nữ đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường. Thứ hai, tăng cường phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện, mở các lớp dạy nghề như: may dân dụng, giày da, để giới thiệu lao động làm việc tại các xí nghiệp may trong và ngoài tỉnh. Trang 49 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Thứ ba, quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp ở địa phương, để kí kết các hợp đồng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho những lao động được trung tâm đào tạo. Thứ tư, tăng cường phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, thực hiện việc hướng dẫn, giới thiệu xuất khẩu lao động. Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội Phụ nữ chỉ thực sự đạt hiệu quả cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa các ban ngành trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, đồng thời, nó cần phải có nhân tố quan trọng là ý thức phấn đấu để có một việc làm ổn định của chính phụ nữ. 2.3.4. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm hướng dẫn phụ nữ sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Từ nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều phụ nữ đã có điều kiện để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, do nhiều chị em không có kiến thức về khoa học - kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh nên gặp thất bại dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn. Từ đó, cho thấy công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho phụ nữ áp dụng vào sản xuất là rất cần thiết, để mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đồng vốn vay. Trong những năm qua, Hội phụ nữ huyện đã kết hợp với nhiều ban ngành thực hiện công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đã giúp cho nhiều phụ nữ có kiến thức khoa học và ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội phụ nữ huyện cần thực hiện: Tăng cường kết hợp với các ngành nông nghiệp, khuyến công tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tập huấn cho phụ nữ cách tính toán trong kinh doanh Đồng thời, tiếp tục phát triển mô hình câu lạc bộ nữ khuyến nông, thường xuyên tổ chức Hội thi Phụ nữ với khuyến nông, thông qua hội thi cung cấp những kiến thức về khoa học - kỹ thuật cho phụ nữ. Trang 50 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý Thành lập câu lạc bộ nữ doanh nghiệp, thông qua hoạt động của câu lạc bộ sẽ khuyến khích phụ nữ làm kinh tế giỏi phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật, cách thức làm ăn cho phụ nữ khác, giúp đỡ lẫn nhau tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 2.3.5. Phát động thường xuyên các phong trào như “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” hay phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” để động viên phụ nữ tự vươn lên thoát nghèo. Trong những năm qua, các phong trào như “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” hay “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” đã được thường xuyên phát động và nhận được sự hưởng ứng tích cực trong các tầng lớp phụ nữ. Các phong trào đã thực sự phát huy tác dụng, thúc đẩy phong trào thi đua hăng hái tham gia lao động sản xuất trong các tầng lớp phụ nữ. Phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” với mục đích tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp phụ nữ giúp đỡ nhau thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm và cuộc sống đạt chất lượng tốt hơn. Phong trào không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn gắn kết tình yêu thương trong chị em phụ nữ, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Phát động phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” sẽ khuyến khích bản thân phụ nữ tích cực lao động, thi đua làm ăn giỏi, làm giàu chính đáng. Từ đó, sẽ làm xuất hiện thêm nhiều gương phụ nữ lao động sản xuất giỏi, những nữ doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, xây dựng đời sống kinh tế gia đình ổn định. Phát động hai phong trào “Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” và “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, với sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp phụ nữ trong phong trào, là một giải pháp về mặt tinh thần nhằm động viên phụ nữ thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đạt kết quả tốt hơn. Với một số giải pháp được nêu trên, hy vọng rằng có thể giúp cho việc thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tốt hơn trong những năm sắp tới. Kết Trang 51 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý quả tích cực của chương trình sẽ không chỉ nâng cao đời sống vật chất cho phụ nữ mà còn đóng góp tích cực vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. PHẦN KẾT LUẬN Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân Việt Nam. Đảng ta luôn quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là phụ nữ. Đảng khẳng định: mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để phát huy sức mạnh toàn dân phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Bộ Chính trị đã lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp động viên các tầng lớp phụ nữ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, trở thành người phụ nữ “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ xem sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, Đảng bộ huyện Chợ Mới luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các cấp Hội phụ nữ phát huy vai trò của mình trong mọi hoạt động phong trào phụ nữ. Với đặc điểm của huyện, phụ nữ chiếm 50,4% dân số. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận đáng kể phụ nữ ở vùng nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp, tình trạng bị phân biệt đối xử trong gia đình do lệ thuộc kinh tế vào nam giới vẫn còn phổ biến. Để giải Trang 52 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý quyết thực trạng trên, Hội phụ nữ huyện Chợ Mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, đã triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”. Trong những năm qua, chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho các tầng lớp phụ nữ giúp họ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế gia đình, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Trong thời gian sắp tới để chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các đoàn thể, ban ngành, nhất là đội ngũ cán bộ phụ nữ tích cực, sáng tạo trong công tác. Hội phụ nữ huyện cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như: cho vay vốn, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, vận động giúp đỡ nhau trong các tầng lớp phụ nữ, đồng thời thực hiện việc biểu dương, khen thưởng những phụ nữ nghèo vượt khó vươn lên, nuôi con thành đạt, xem đó là những tấm gương để xã hội noi theo, học tập. Đây là một chương trình quan trọng để góp phần phát triển kinh tế địa phương, vừa là chiếc cầu nối để gắn bó phụ nữ với Hội Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, là chính bản thân phụ nữ phải nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội, có ý chí cố gắng, không an phận, biết vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Huyện Chợ Mới đang cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mở cửa, hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Những năm sắp tới có nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Công cuộc đổi mới toàn diện cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với các cấp Hội và sự lớn mạnh của phong trào phụ nữ. Trên cơ sở những kết quả mà phụ nữ huyện Chợ Mới đã đạt được trong thời gian qua, sẽ tạo điều kiện tiền đề để Hội phụ nữ cùng với phong trào Trang 53 Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý phụ nữ huyện Chợ Mới có những bước phát triển vững chắc hơn nữa trong những năm tiếp theo. Trang 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1284.pdf
Tài liệu liên quan