Đề tài Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh

LỜI MỞ ĐẦU Ngày 1/4/1990 hệ thống Kho Bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính chính thức được thành lập và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước. Suốt chặng đường 17 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp và sự phối kết hợp chặt chẻ của các cơ quan Ban ngành Trung ương, địa phương, bằng sự phấn đấu nổ lực không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, khẳng định được vai trò là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong bộ máy hành chính công quyền của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ Ngân sách nhà nước, các quỹ Tài chính của Nhà nước, huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển và là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán Ngân sách Nhà nước. Sự ra đời của hệ thống Kho bạc Nhà nước có thể khẳng định đó là kết quả tất yếu, khách quan xuất phát từ yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý kinh tế, cải cách nền Tài chính quốc gia, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước để vận hành một cơ chế quản lý mới-cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trong đó việc tập trung, phân phối và sử dụng có hiệu quả các quỹ tiền tệ của Nhà nước nói chung và quỹ Ngân sách Nhà nước nói riên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, góp phấn không nhỏ vào kết quả chung của ngành Tài chính trong khu vực. Nhằm mục đích tìm hiểu những tác động đến quá trình quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, những hiệu quả mà quá trình quản lý đó đã mang lại và để kiểm tra những kiến thức đã được các Thầy Cô trao dồi. Em xin phép trình bày đề tài: “ Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh ”. Qua đó giúp cho Em thấy rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của ngành Kho Bạc đối với sự phát triển kinh tế nước nhà cũng như việc áp dụng chính sách, chế độ, nguyên tắc về quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn, từ đó giúp cho bản thân có được những kiến thức mới nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn ngày một hoàn thiện hơn. LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I.Lịch sử hình thành NSNN 1. Sự ra đời của Ngân sách Nhà nước: 2. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 3. Bản chất của Ngân sách Nhà nước: II.Vai trò của Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế xã hội. III. Phân cấp quản lý Ngân sách 1.Hệ thống Ngân sách Nhà nước: 2.Phân định thu chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương: IV. Kho Bạc Nhà nước và vai trò của Kho Bạc Nhà nước trong quản lý quỹ NSNN. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÀ VINH TRÊN ĐỊA BÀN TRONG THỜI GIAN QUA I.Đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của Tỉnh Trà Vinh II.Giới thiệu vài nét về Kho Bạc Nhà Nước Trà Vinh 1.Nhiệm vụ của KBNN Trà Vinh: 2. Tổ chức bộ máy của Kho Bạc Nhà Tỉnh Trà Vinh: III. Kết quả thực hiện công tác quản lý quỹ Ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. IV. Một số công tác liên quan đến quỹ Ngân sách Nhà nước 1.Công tác quản lý điều hoà vốn và thu chi tiền mặt: 2.Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước: 3.Công tác kế toán Kho bạc: 4.Công tác đảm bảo an toàn kho quỹ: V. Những vấn đề cần khắc phục, chấn chỉnh, sửa chữa trong quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước trong thời gian qua. CHƯƠNG III NHỮNG KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Phương hướng hòan thiện công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến năm 2010: 2. Những kiến nghị góp phần hòan thiện công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến năm 2010. Kết luận

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trên 19.000 triệu đồng điều này cho thấy khả năng khai thác nguồn thu này trên địa bàn Tỉnh thực hiện tốt, nguồn thu này có tốc độ tăng cao chủ yếu từ các hộ kinh doanh thủy sản chuyển lên thành doanh nghiệp nên có số thuế giá trị gia tăng kê khai tăng. + Thuế thu nhập trên địa bàn có số thu biến động tăng giảm qua các năm và không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, nguồn thu này chủ yếu thu từ các cá nhân trúng thưởng từ hoạt động xổ số kiến thiết và một số ít từ các doanh nghiệp nhà nước Trung ương. Năm 2005 thu 13.161 triệu đồng so với kế hoạch 13.500 triệu đồng không đạt chỉ chiếm 97,48%; năm 2006 thu 12.032 triệu đồng so với kế hoạch 17.500 triệu đồng chỉ đạt 68,75%, giảm so với năm 2005 1.129 triệu đồng. Riêng năm 2007 là năm có số thu đạt chỉ tiêu kế hoạch giao số thu là 18.000 triệu đồng so với kế hoạch 17.500 đạt 102,85% việc này cho thấy khi lập kế hoạch giao chỉ tiêu đã sát với tình hình thực tế của địa phương. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu ngân sách Nhà nước và số thu có xu hướng giảm dần vì do có chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: năm 2005 thu được 51 triệu đồng, năm 2006 thu 36 triệu đồng giảm 15 triệu đồng; năm 2007 thu 25 triệu giảm 11 triệu so với năm 2006, giảm 26 triệu đồng so với năm 2005. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất có số thu biến động rỏ nhất và tăng nhiều ở năm 2006 do tình hình chung là biến động đất đai nên có nhiều hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất: năm 2006 là 8.122 triệu đồng so với năm 2005: 5.004 triệu đồng tăng 3.118 triệu đồng và số thu năm 2007: 9.500 triệu đồng tăng 1.378 triệu đồngso với năm 2006, số thu qua các năm đều đạt chỉ tiêu giao. + Nguồn thu từ thuế chuyển giao quyền sử dụng đất nguồn thu này vượt so với kế hoạch giao ở 2 năm 2005 và 2007: năm 2005 kế hoạch 5.000 triệu đồng thu được 16.653 triệu đạt 333,06%; năm 2007 kế hoạch 20.000 triệu đồng thu được 22.000 triệu đồng đạt 110%; riêng năm 2006 kế hoạch giao quá cao 24.000 triệu nhưng thu chỉ được15.110 triệu đồng đạt 62,69%. Nguyên nhân chủ yếu do có thay đổi chủ trương và cách tính thuế. + Thuế nhà đất đây là số thu ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm, các nguồn thu này đều đạt và thu vượt kế hoach chỉ tiêu giao: năm 2005 thu được 1.771 triệu đồng so với kế hoạch 1.400 triệu đồng đạt 126,50%; năm 2006 thu được 2.275 triệu đồng so với kế hoạch 1.800 triệu đồng đạt 126,39% tăng 504 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 thu được 2.500 triệu đồng so với kế hoạch 2.000 triệu đồng đạt 125,% và tăng 225 triệu đồng so với năm 2006. Qua bảng số liệu trên cho thấy thuế nhà đất hàng năm đều tăng do Tỉnh Trà Vinh mới phát triển là trung tâm kinh tế xã hội nên tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. + Nguồn thu từ tiền thuê đất nguồn thu này chiếm tỷ trọng ít trong tổng thu ngân sách nhà nước, số thu 2 năm 2005-2006 không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao do diện tích đất thuê chưa chính xác, các đơn vị chờ làm hợp đồng thuê đất nên chưa nộp đủ số tiền theo thông báo của cơ quan thuế: năm 2005 thu được 448 triệu đồng so với kế hoạch 500 triệu đồng chỉ đạt 89,60%; năm 2006 thu được 373 triệu đồng so với kế hoạch 600 triệu đồng chỉ đạt 62,17%, Riêng năm 2007 thu 700 triệu đồng so với kế hoạch 700 triệu đồng đạt 100%, tăng so với năm 2005 là 252 triệu đồng và năm 2006 là 327 triệu đồng. + Nguồn thu từ phí xăng dầu qua bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2005 và 2006 nguồn thu này đều không đạt chỉ tiêu giao do tình hình tiêu thu xăng dầu trên địa bàn có nhiều biến động, nguồn thu này chỉ phát sinh ở công ty xăng dầu Trà vinh và công tác lập kế hoạch giao chỉ tiêu chưa sát với thực tế: số thu năm 2005: 9.500 triệu đồng so với kế hoạch 12.100 triệu đồng chỉ đạt 78,51%; năm 2006 thu được 10.233 triệu đồng so với kế hoạch 12.500 triệu đồng đạt 81,86%. Riêng năm 2007 thu 16.500 triệu đồng so với kế hoạch đạt 126,92%, đồng thời tăng so với năm 2005 là 7.000 triệu đồng và năm 2006 là 6.267 triệu đồng. + Nguồn thu từ lệ phí trước bạ có số thu đạt kế hoạch chỉ tiêu giao hàng năm, nguồn thu này chủ yếu thu từ các giao dịch mua bán, hóa giá nhà, đất… năm 2005 thu 11.721 triệu đồng so với kế hoạch 11.500 triệu đồng đạt 101,92%; năm 2006 thu 15.801 triệu đồng so với kế hoạch 13.500 triệu đồng đạt 117,04%; năm 2007 thu 21.000 triệu đồng so với kế hoạch 19.000 triệu đồng đạt 110,52%. + Thu phí lệ phí nguồn thu này phát sinh nhiều ở xã phường thị trấn và một số đơn vị hành chính khác, số thu đều đạt chỉ tiêu giao hàng năm năm 2005 thu 19.670 triệu đồng so với kế hoạch 13.000 triệu đồng đạt 151,31%; năm 2005 thu 23.876 triệu đồng so với kế hoạch 16.000 triệu đồng đạt 149,23%; năm 2007 thu 18.000 triệu đồng so với kế hoạch 14.000 triệu đồng đạt 128,57%. + Thu khác (thu tiền bán nhà, KHCB nhà, thu tại xã…) nguồn thu này chủ yếu từ bán nhà thuộc quỹ nhà đất của nhà nước nguồn thu này có xu hướng giảm nguyên nhân chủ yếu là do quỹ nhà giảm dần và một số yếu tố khách quan khác ảnh hưởng chung của biến động thị trường bất động sản năm 2005 thu được 61.570 triệu đồng so với kế hoạch 15.000 triệu đồng đạt 410,47%; thu năm 2006 thu được 17.523 triệu đồng so với kế hoạch 10.100 triệu đồng đạt 173,50%, giảm so với năm 2005 là 44.047 triệu đồng; năm 2007 thu 19.800 triệu đồng so với so với kế hoạch 19.100 đạt 103,66% số thu này có tăng so với năm 2006 có tăng 2.277 triệu đồng nhưng số tăng không đáng kể. + Thu bổ sung ngân sách đều tăng dần qua các năm: năm 2006 thu 786.686 triệu đồng so với năm 2005 thu 688.191 triệu đồng tăng 98.495 triệu đồng; năm 2007 thu 1.168.836 triệu đồng so với năm 2006 tăng 382.150 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn thu trên địa bàn Tỉnh không đủ bù chi cho bộ máy quản lý hành chính, khả năng khai thác các nguồn thu có hạn. Qua bảng số liệu 3 năm liên tục 2005-2007 nguồn thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh, ta thấy có những ưu khuyết điểm sau: * Ưu điểm: + Mọi khoản thu Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản đều được tập trung và phản ánh trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. + Đảm bảo điều tiết số thu của Ngân sách Nhà nước cho các cấp Ngân sách theo đúng quy định, điện báo, báo cáo kịp thời về Kho bạc Nhà nước cấp trên và các cơ quan hữu quan. + Có trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan Thuế và Kho bạc Nhà nước trong việc xác định, kiểm tra đôn đốc và thu nộp các khoản thuế theo luật định. + Kiểm tra, kiểm soát từng khoản thu, từng đối tượng nộp đảm bảo tập trung ngay vào Ngân sách. + Kho bạc cùng với ngành Thuế tổ chức bố trí thời gian thu nộp thuận lợi cho người nộp. * Khuyết điểm: + Do chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế trong nước, tình trạng chiếm dụng vốn vẫn còn mặc dù cơ quan thuế đã đưa ra một số biện pháp ngăn chặn. Vì vậy, có một số nguồn thu không đạt so với kế hoạch đề ra. Sở dĩ chưa đạt được chỉ tiêu pháp lệnh giao là do tình hình thất thu thuế còn phổ biến, nợ thuế còn tồn đọng ở hộ kinh doanh lớn làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách. + Việc triển khai thu thuế trực tiếp qua Kho bạc chưa rộng, việc thực hiện thuế chưa nghiêm, tình trạng không cân bằng xã hội của thuế còn phổ biến. Tóm lại: Thu ngân sách nhà nước qua các năm 2005 đến năm 2007 cho thấy cơ cấu nguồn thu Ngân sách nhà nước và xu hướng phát triển nguồn thu của tỉnh chưa thật vững chắc chủ yếu dựa vào nguồn thu xổ số kiến thiết, trong khi đó nguồn thu từ hoạt động của nền kinh tế là cơ sở vững chắc cho thu ngân sách nhà nước nhưng chưa mạnh, nhất là thu từ các doanh nghiệp có xu hướng giảm, thu từ khu vực ngoài quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng khá nhưng vẫn thấp hơn thu từ xổ số kiến thiết. Nguồn thu của tỉnh chưa đủ bù chi do đó trong tổng thu cho thấy thu từ trợ cấp ngân sách cấp trên tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, do thay đổi chính sách tiền lương trong giai đoạn này đã làm ảnh hưởng thiếu hụt rất lớn về các khoản chi lương cho toàn địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế của Tỉnh đi lên từ xuất phát điểm quá thấp, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó yếu tố chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao hơn so với các tỉnh cùng trong khu vực, trình độ chuyên môn, kỷ thuật của lao động cũng như trình độ quản lý còn thấp, chưa tương xứng với tốc độ phát triển chung của đất nước. 2.Đánh giá kết quả chi NSNN năm 2005-2007 Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội và Nghị định số 60/2003/ND9-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước: -Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định. -Thực hiện kiểm soát, thanh toán trực tiếp các khoản chi ngân sách nhà nước cho đơn vị, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. -Tổ chức hạch toán, kế toán các khoản chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. -Thống kê, báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nước cho cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước cấp trên theo chế độ thống kê, báo cáo do Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước Trung ương quy định. -Đối chiếu, xác nhận số thực chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách hàng, tháng, quý năm. -Thực hiện thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền... * Đánh giá kết quả thực hiện Chi Ngân sách Nhà nước năm 2005-2007: SỐ LIỆU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2005 Đơn vị: triệu đồng Nội Dung Chi Ngân Sách địa phương Dự toán Thực hiện % TH/DT Tỷ trọng A. Chi Cân đối Ngân sách 881.333 1.213.185 137,65 100 1. Chi Đầu tư phát triển 294.053 402.877 137,01 33,21 2.Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 32.149 2,65 3.Chi thường xuyên 536.004 634.248 118,33 52,28 - Chi SNKT 51.232 63.855 124,64 5,26 - Chi GD đào tạo 243.932 268.849 110,21 22,16 - Chi y tế 46.949 51.532 109,76 4,25 - Chi KHCNMT 6.535 4.407 67,44 0,36 - Chi VHTT 10.446 11.681 111,82 0,96 - Chi Phát thanh, truyền hình 5.495 6.734 122,55 0,56 - Chi TDTT 3.501 4.259 121,65 0,35 - Chi đảm bảo XH 37.837 41.413 109,45 3,41 - Chi quản lý HC 107.360 152.880 142,40 12,60 - Chi an ninh QP 11.754 12.845 109,28 1,06 - Chi Chương trình mục tiêu DSKHHGĐ 3.481 3.399 97,64 0,28 - Chi trợ giá hàng chính sách 4.262 2.855 66,99 0,23 - Chi khác Ngân sách 3.220 9.539 296,24 0,79 4.Chi bổ sung quỹ dự trử tài chính 800 800 100 0,07 5.Chi chuyển nguồn 143.111 11,79 6.Dự phòng ngân sách 21.763 7.Chi cải cách tiền lương 28.713 B. Các khoản chi từ nguồn thu để lại 72.176 C.Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 198.952 318.891 160,29 1.Bổ sung cân đối 236.469 2.Bổ sung có mục tiêu 82.422 D. Tổng cộng (A + B+C) 1.080.285 1.604.252 148,05 SỐ LIỆU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2006 Đơn vị: triệu đồng Nội Dung Chi Ngân Sách địa phương Dự toán Thực hiện % TH/DT Tỷ trọng A. Chi Cân đối Ngân sách 1.067.698 1.417.477 133,16 100 1. Chi Đầu tư phát triển 359.470 312.602 86,96 22,05 2.Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 69.893 4,93 3.Chi thường xuyên 641.299 804.524 125,45 56,76 - Chi SNKT 58.007 71.157 122,67 5,01 - Chi GD đào tạo 297.751 357.864 120,19 25,25 - Chi y tế 57.699 71.663 124,20 5,06 - Chi KHCNMT 8.422 8.038 95,44 0,57 - Chi VHTT 12.062 13.050 108,19 0,92 - Chi Phát thanh, truyền hình 8.438 7.006 83,03 0,49 - Chi TDTT 3.798 3.487 91,81 0,25 - Chi đảm bảo XH 49.807 45.510 91,37 3,21 - Chi quản lý HC 120.858 179.445 148,48 12,66 - Chi an ninh QP 12.801 27.487 214,73 1,94 - Chi Chương trình mục tiêu DSKHHGĐ 4.017 3.603 89,70 0,25 - Chi trợ giá hàng chính sách 4.419 3.938 89,12 0,28 - Chi khác Ngân sách 3.220 12.276 381,24 0,87 4.Chi bổ sung quỹ dự trử tài chính 800 800 100 0,06 5.Chi chuyển nguồn 229.658 16,20 6.Dự phòng ngân sách 23.370 7.Chi cải cách tiền lương 42.759 B. Các khoản chi từ nguồn thu để lại 82.851 C.Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 250.531 423.199 168,92 1.Bổ sung cân đối 373.362 2.Bổ sung có mục tiêu 49.837 D. Tổng cộng (A + B+C) 1.318.229 1.923.527 145,91 SỐ LIỆU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2007 Đơn vị: triệu đồng Nội Dung Chi Ngân Sách địa phương Dự toán Thực hiện % TH/ DT Tỷ trọng A. Chi Cân đối Ngân sách 1.307.196 2.036.165 155,77 100 1. Chi Đầu tư phát triển 365.488 567.549 155,29 27,87 2.Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 55.330 2.72 3.Chi thường xuyên 874.169 1.104.477 126,35 54,24 - Chi SNKT 82.613 110.967 134,32 5,45 - Chi GD đào tạo 436.048 545.821 125,17 26,81 - Chi y tế 122.417 149.125 121,82 7,32 - Chi KHCNMT 8.521 10.123 118,80 0,50 - Chi VHTT 14.879 15.900 106,86 0,78 - Chi Phát thanh, truyền hình 9.754 10.775 110,47 0,53 - Chi TDTT 4.932 5.403 109,55 0,27 - Chi đảm bảo XH 18.609 22.766 122,34 1,12 - Chi quản lý HC 147.227 195.208 132,60 9,60 - Chi an ninh QP 16.871 20.660 122,46 1,01 - Chi Chương trình mục tiêu DSKHHGĐ 4.429 5.379 121,45 0,26 - Chi trợ giá hàng chính sách 4.754 4.250 89,40 0,21 - Chi khác Ngân sách 3.115 8.100 260,03 0,40 4.Chi bổ sung quỹ dự trử tài chính 1.000 1.000 100 0,05 5.Chi chuyển nguồn 307.800 15,12 6.Dự phòng ngân sách 30.262 7.Chi cải cách tiền lương 36.277 B. Các khoản chi từ nguồn thu để lại 112.176 C.Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 347.526 490.495 141.14 1.Bổ sung cân đối 400.250 2.Bổ sung có mục tiêu 90.245 D. Tổng cộng (A + B+C) 1.654.722 2.638.827 159,47 BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU SO SÁNH SỐ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM Đơn vị: triệu đồng Nội Dung Chi Ngân Sách địa phương 2005 2006 2007 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện A. Chi Cân đối Ngân sách 881.333 1.213.185 1.067.698 1.417.477 1.307.196 2.036.165 1. Chi Đầu tư phát triển 294.053 402.877 359.470 312.602 365.488 567.549 2.Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 32.149 69.893 55.330 3.Chi thường xuyên 536.004 634.248 641.299 804.524 874.169 1.104.477 - Chi SNKT 51.232 63.855 58.007 71.157 82.613 110.967 - Chi GD đào tạo 243.932 268.849 297.751 357.864 436.048 545.821 - Chi y tế 46.949 51.532 57.699 71.663 122.417 149.125 - Chi KHCNMT 6.535 4.407 8.422 8.038 8.521 10.123 - Chi VHTT 10.446 11.681 12.062 13.050 14.879 15.900 - Chi Phát thanh, truyền hình 5.495 6.734 8.438 7.006 9.754 10.775 - Chi TDTT 3.501 4.259 3.798 3.487 4.932 5.403 - Chi đảm bảo XH 37.837 41.413 49.807 45.510 18.609 22.766 - Chi quản lý HC 107.360 152.880 120.858 179.445 147.227 195.208 - Chi an ninh QP 11.754 12.845 12.801 27.487 16.871 20.660 -Chi Chương trình mục tiêu DSKHHGĐ 3.481 3.399 4.017 3.603 4.429 5.379 - Chi trợ giá hàng chính sách 4.262 2.855 4.419 3.938 4.754 4.250 - Chi khác Ngân sách 3.220 9.539 3.220 12.276 3.115 8.100 4.Chi bổ sung quỹ dự trử tài chính 800 800 800 800 1.000 1.000 5.Chi chuyển nguồn 143.111 229.658 307.800 6.Dự phòng ngân sách 21.763 23.370 30.262 7.Chi cải cách tiền lương từ 10% TK 28.713 42.759 36.277 B. Các khoản chi từ nguồn thu để lại 72.176 82.851 112.176 C.Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 198.952 318.891 250.531 423.199 347.526 490.495 1.Bổ sung cân đối 236.469 373.362 400.250 2.Bổ sung có mục tiêu 82.422 49.837 90.245 D. Tổng cộng (A + B+C) 1.080.285 1.604.252 1.318.229 1.923.527 1.654.722 2.638.827 Qua bảng bảng số liệu chi ngân sách 3 năm liền 2005-2007 cho thấy số thực hiện chi cân đối ngân sách nhà nước hàng năm đều chi vượt cao hơn dự toán. Trong tổng chi cân đối ngân sách gồm những nội dung chi chủ yếu sau: 1- Chi đầu tư phát triển là một trong những nội dung chi được Tỉnh quan tâm chú trọng vì Tỉnh Trà Vinh được tách ra từ Tỉnh Cửu Long củ nên cơ sở vật chất, kiến trúc, đường xá cần phải đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng… số chi này chiếm tỷ trọng khá cao: năm 2005 tổng số chi 402.877 triệu đồng so với dự toán 294.053 triệu đồng đạt tỷ lệ 137,01%; năm 2006 số chi 312.602 triệu đồng so với dự toán 359.470 triệu đồng đạt tỷ lệ 86,96%, số chi này thấp hơn năm 2005 là 90.275 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu là do các công trình kéo dài nhiều năm trước và số phát sinh tập trung thanh toán vào năm 2005; năm 2007 tổng số chi 567.549 triệu đồng so với dự toán 365.488 triệu đồng đạt tỷ lệ 155,29% tăng nhiều hơn so với số chi năm 2006 là 254.947 triệu đồng hay tăng 81,56%. 2- Chi trả gốc, lãi huy động đầu tư hàng năm đều có phát sinh chủ yếu số chi này do Tỉnh không tập trung kịp thời các nguồn thu, nên ứng vốn nhàn rổi của Kho bạc… để đảm bảo chi cho hoạt động: năm 2005 chi trả 32.149 triệu đồng, năm 2006 chi 69.893 triệu đồng cao hơn so với năm 2005 37.744 triệu đồng và năm 2007 chi 55.330 triệu đồng. 3- Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi cân đối ngân sách Tỉnh, đây là nội dung chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước và trong cân đối ngân sách, chi thường xuyên được đảm bảo từ nguồn thu mang tính chất thường xuyên như thuế, phí và lệ phí…. Chi thường xuyên gồm những nội dung chi chủ yếu sau: + Chi sự nghiệp kinh tế khoản chi này chi cho sự nghiệp Nông-Lâm–Ngư nghiệp, sự nghiệp địa chất, thủy lợi, thủy văn, kiến thiết thị chính, giao thông..Năm 2005 chi 63.855 triệu đồng so với dự toán 51.232 triệu đồng vượt 24,64%; năm 2006 chi 71.157 triệu đồng so với dự toán 58.007 triệu đồng vượt 22,67; năm 2007 chi 110.967 triệu đồng so với dự toán 82.613 triệu đồng vượt 34,32%. + Chi giáo dục đào tạo là khoản chi nhằm bảo đảm hoạt động của sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học nội dung chi gồm chi cho sự nghiệp giáo dục trước khi đến trường, chi đào tạo huấn luyện cán bộ, chi đào tạo sau và trên đại học, chi nghiên cứu sinh…. Năm 2005 đã thực chi 236.454268.849 triệu đồng so với dự toán 243.932 triệu đồng vượt dự toán 10,21%; năm 2006 thực chi 357.864 triệu đồng so với dự toán vượt 20,67%, tăng 89,015 triệu đồng; năm 2007 chi 545.821 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 187.957 triệu đồng. Đây là số chi lớn nhất trong tổng chi kinh phí thường xuyên hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước cho thấy chủ trương của Tỉnh là ưu tiên hàng đầu cho giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ, tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà trong tương lai. + Chi y tế là khoản chi nhằm phục vụ các biện pháp và chính sách bảo vệ sức khỏe cho người dân, chi cho công tác phòng bệnh như tiêm vacxin, chế biến vacxin, chi chữa bệnh như chi cho mạng lưới y tế từ tỉnh xuống tới địa phương, chi công tác bài trừ bệnh xã hội, chi cho hoạt động sinh đẽ có kế hoạch, chi cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về y tế. Trong các khoản chi cho sự nghiệp y tế thì chi cho bệnh viện chiếm tỷ trọng lớn vì: Bệnh viện là trung tâm bộ mặt của ngành y tế, sử dụng phần lớn kinh phí thuộc sự nghiệp y tế, mạng lưới bệnh viện, trạm xá đa dạng và rộng khắp các nơi từ Tỉnh xuống tới Huyện, xã…, tất cả các nghiệp vụ y tế đều tập trung trong bệnh viện. Năm 2005 đã thực chi 51.532 triệu đồng so với dự toán 46.949 triệu đồng đạt tỷ lệ 109,76%; năm 2006 thực chi 71.663 triệu đồng so với dự toán 57.699 triệu đồng vượt 22,67% hay tăng so với 2005 là 20.131 triệu đồng; năm 2007 thực chi 149.125 triệu đồng so với dự toán vượt 21,82% và tăng so với năm 2006 77.462 triệu đồng. + Chi về khoa học công nghệ môi trường số chi này tương đối cao cho thấy Tỉnh đã tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỷ thuật vào các lỉnh vực mủi nhọn về sản xuất Công -Nông –Lâm -Ngư nghiệp, 2 năm 2005 và 2006 chi thấp hơn dự tóan và số chi tập trung ở năm 2007: 10.123 triệu đồng so với năm 2005 tăng 2.085 triệu đồng, nguồn chi này vượt dự toán là do nguồn kinh phí các năm trước được phép chuyển sang năm sau. + Chi Văn Hoá Thông Tin là khoản chi nhằm bảo đảm hoạt động cho lĩnh vực này nội dung chi gồm chi cho thông tin tuyên truyền, xây dựng cơ sở vật và đào tạo sự văn hóa nghệ thuật. . . Năm 2005 đã chi 11.681 triệu đồng so với dự toán 10.446 triệu đồng vượt dự toán 11,82%; năm 2006 thực chi 13.050 triệu đồng so với dự toán vượt 8,19% tăng 1.369 triệu đồng; năm 2007 chi 15.900 triệu đồng tăng so với năm 2006 tăng 1.850 triệu đồng. + Chi phát thanh truyền hình gồm chi mua sắm sữa chữa các phương tiện thu phát hình, chi cho phóng viên, biên sọan tin tức và các tiết mục họat động. Số chi này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi trong cân đối ngân sách, năm sau chi cao hơn năm trước, năm 2006 chi 7.006 triệu đồng so với năm 2005 chi 6.734 triệu đồng tăng 272 triệu đồng; năm 2007 chi 10.775 triệu đồng tăng so với năm 2006 tăng 3.769 triệu đồng, số chi tăng hàng năm do Tỉnh đầu tư mua sắm, thay thế máy móc củ, lạc hậu.. + Chi thể dục thể thao khoản chi này chủ yếu chi cho quản lý sân vận động, câu lạc bộ, bể bơi, bồi dưỡng vận động viên, tổ chức các buổi thao diễn, thi đấu nhưng số vượt là không lớn lắm. Năm 2005 chi 4.259 triệu đồng so với dự toán 3.501 triệu đồng vượt 21,65%, số chi năm 2006 là 3.487 triệu đồng so với dự toán 3.798 chỉ đạt 91,37% ; năm 2007 chi 5.403 triệu đồng so với dự tóan 4.932 vượt 9,55%. + Chi đảm bảo xã hội khoản chi này chi ưu đãi cho gia đình chính sách, thương binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân phục viên, chi trợ cấp nhà trẻ, chi các trại xã hội, chi cứu tế xã hội thiên tai, lủ lụt. Năm 2006 chi 45.510 triệu đồng so với năm 2005 41.413 triệu đồng tăng 4.097 triệu đồng, năm 2007 chi 22.766 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 22.744 triệu đồng. + Chi quản lý hành chính khoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nội dung chi gồm cho cho hoạt động quyền lực của cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền nhà nước (ủy ban nhân dân các cấp), các cơ quan luật pháp, các cơ quan quản lý kinh tế-văn hóa-xã hội, chi hoạt động chính trị ngoại giao, chi bầu cử, điều tra dân số. Đặc điểm của chi quản lý hành chính là mang tính chất phi sản xuất. Năm 2005 đã thực chi 152.880 triệu đồng so với dự toán 107.360 triệu đồng đạt tỷ lệ 142,40%; năm 2006 chi 179.445 triệu đồng cao hơn năm 2005 26.565 triệu đồng; năm 2007 chi 195.208 triệu đồng cao hơn năm 2006 15.763 triệu đồng. Mặc dù khoản chi trên vẫn còn cao so với dự toán nhưng sẽ có xu hướng giảm dần một cách tương đối, xu hướng giảm dần khoản chi này xuất phát từ những lý do sau: Hoàn thiện bộ máy quản lý hành chính, áp dụng hình thức khoán quỹ tiền lương và hoạt động phí, do việc nâng cao trình độ cán bộ công chức, do áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào công tác quản lý. + Chi an ninh quốc phòng năm 2005 thực chi 12.845 triệu đồng so với dự toán 11.754 đạt 109,28%; năm 2006 chi 27.487 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 14.642 triệu đồng; năm 2007 chi 20.660 và giảm so với 2006 là 6.827 triệu đồng. Số chi trong năm 2006 có biến động do một số nhiệm vụ chi cho nội dung này tăng và khỏan chi này do tính chất đặc thù riêng kho bạc nhà nước chỉ kiểm sóat theo nội dung quy định tại thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/03/2004 và thông tư số 54/2004TTLT-BTC-BCA ngày 10/06/2004 giữa Bộ Tài chính, Bộ Công an và Bộ quốc phòng. + Chi trợ giá hàng chính sách do Trà Vinh là địa phương vùng sâu, ưu đãi chính sách dân tộc nên được trợ giá một số mặt hàng thiết yếu phuc vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng. Số chi này đều chi thấp hơn dự tóan được giao hàng năm; năm 2005 chi 2.855 triệu đồng thấp hơn dự tóan 1.407 triệu đồng, năm 2006 chi 3.938 triệu đồng thấp hơn dự tóan 481 triệu đồng; năm 2007 số chi 4.250 triệu đồng thấp hơn 504 triệu đồng. + Chi khác hàng năm đều chi vượt nhiều so với dự tóan do hoàn trả các khoản thu năm trước, chi khen thưởng và chi phí xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chi hỗ trợ hoạt động hội khuyến học và hỗ trợ khác. Năm 2005 chi 9.539 triệu đồng so với dự tóan 3.220 triệu đồng vượt 196,24%; năm 2006 chi 12.276 triệu đồng so với dự tóan 3.220 triệu đồng vượt 281,24% năm 2007 chi 8.100 triệu đồng so với dự tóan 3.115 triệu đồng vượt 160,03%. - Chi bổ sung quỹ dự trử trong 2 năm 2005, 2006 đều cố định 800 triệu đồng/năm, riêng năm 2007 là 1.000 triệu đồng. - Tỉnh Trà Vinh là một trong những địa phương hàng năm được Trung ương chi trợ cấp ngân sách do nguồn thu không đảm bảo chi cho hoạt động trên địa bàn, trong năm 2005 đã chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 318.891 triệu đồng so với dự toán 198.952 triệu đồng vượt 60,28%, trong đó chi bổ sung cân đối là 236.469 triệu đồng; năm 2006 chi 423.199 triệu đồng cao hơn năm 2005 là 104.308 triệu đồng; năm 2007 chi bổ sung 490.495triệu đồng cao hơn năm 2006 67.296 triệu đồng. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới qua bảng số liệu trên cho thấy số chi này hàng năm đều tăng lên đáng kể nguyên nhân là do trong giai đọan này có thay đổi chính sách về tiền lương… Thông qua tình hình thực hiện về quản lý chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước có những ưu khuyết điểm sau: * Ưu điểm: - Công tác kiểm soát chi đã thực sự phát huy tác dụng trong việc quãn lý quỹ Ngân sách Nhà nước. Đến nay đa số các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước đã chấp hành tốt việc kiểm soát chi của Kho bạc. Cụ thể trong việc sử dụng kinh phí hạch toán chi tiêu đúng định mức chế độ quy định của Bộ Tài chính, đặc biệt việc quyết toán các khoản tạm ứng hàng tháng kịp thời không còn tình trạng kéo dài và chậm trễ. -Thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước. - Trên từng địa bàn, cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát thanh toán kịp thời đáp ứng nhu cầu chi, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương theo kế hoạch và đột xuất nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ quy định của Nhà nước. * Hạn chế: -Việc phê duyệt và phân bổ dự toán của một số bộ ngành cho đơn vị trực thuộc còn chậm và chưa sát thực tế, vẫn còn tình trạng cấp dự toán bổ sung nhiều lần trong năm, việc thẩm tra của cơ quan Tài chính chưa chuẩn xác dẫn đến một số đơn vị thụ hưởng khi xây dựng phân bổ dự toán có nhóm mục thừa, nhóm mục thiếu sau đó tiến hành điều chỉnh làm cho công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước mang tính hình thức chưa phát huy được vai trò tác dụng của công tác này. -Việc Kho bạc nhà nước nơi giao dịch trực tiếp với các đơn vị thụ hưởng ngân sách từ chối thanh toán một số khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định chỉ mang tính sửa sai, chưa có tác dụng gắn trách nhiệm chế độ thủ trưởng trong việc chuẩn chi, thu hồi về cho ngân sách các khoản chi sai chế độ định mức.. Tóm lại Từ khi thực hiện sửa đổi luật ngân sách chuyển từ cơ chế cấp phát Hạn mức kinh phí sang cấp phát bằng Dự toán nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và chủ động sử dụng kinh phí của từng ngành, đơn vị khi được giao dự toán. Trong công tác quản lý cấp phát chi Ngân sách, mọi khoản chi qua Kho bạc đã kiểm soát chặt chẽ đúng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Kho bạc nhà nước, tuyệt đối từ chối các khoản chi không có trong dự toán, những khoản chi không đúng tiêu chuẩn định mức..tránh tình trạng chạy chi ngân sách cuối năm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn như cơ chế kiểm soát còn nhiều nội dung chi vận dụng riêng cho từng lĩnh vực, ngành không thống nhất chung theo mục lục ngân sách đã ban hành. Chi thường xuyên tăng chi cao hơn dự tóan do một số nguyên nhân chủ yếu như: việc thay đổi chính sách sách tiền lương từ mức lương tối thiểu 350.000 đồng lên 450.000 đồng đã ảnh hưởng rất nhiều trong việc chi trả tiền lương cho bộ máy quản lý hành, các khoản chi vượt dự toán đều có dự toán bổ sung, lập dự toán chưa sát với số thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn, nhưng đối với sự cố gắng kiên trì, chịu khó tìm tòi và nắm vững nghiệp vụ của cán bộ công chức Kho bạc đã giúp Kho bạc Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ được giao. IV. Một số công tác liên quan đến quỹ Ngân sách Nhà nước 1.Công tác quản lý điều hoà vốn và thu chi tiền mặt: Để đảm bảo khả năng thanh toán cấp phát tại từng đơn vị Kho bạc và trong hệ thống Kho bạc thì Kho bạc Nhà nước phải thực hiện công tác điều hòa vốn. Tại Kho bạc Nhà nước Trà Vinh, việc điều chuyển vốn được chuyển từ Kho bạc Tỉnh về nhiều hơn do ở Huyện thu không đủ chi, vì kinh phí hàng tháng kể cả dự toán kinh phí và tiền gởi của đơn vị dự toán thuộc Ngân sách Trung ương, Ngân sách Tỉnh chuyển về cho các đơn vị có mở tài khoản tại Kho bạc rất nhiều nên lượng tiền mặt không đủ đáp ứng kịp thời cho đơn vị. Do vậy mà Kho bạc Tỉnh phải chuyển vốn xuống cho Kho bạc Huyện trực thuộc. Hiện nay, việc điều chuyển vốn từ Kho bạc Tỉnh xuống Kho bạc Huyện chủ yếu được thực hiện chuyển khoản qua Ngân hàng nông nghiệp đóng trên địa bàn các huyện. Đối với Kho bạc huyện điều chuyển vốn về Kho bạc Tỉnh khi vào vụ thuế nông nghiệp tiền mặt thừa nhiều so với định mức tồn ngân quỹ của Kho bạc Tỉnh đã quy định. Riêng đối với các đơn vị giao dịch, hàng quý lập kế hoạch tiền mặt gởi đến Kho bạc để Kho bạc căn cứ vào đó để lập kế hoạch tiền mặt gởi về Kho bạc cấp trên để Kho bạc cấp trên căn cứ vào đó điều chuyển vốn cho Kho bạc cấp dưới. Qua công tác quản lý điều hòa vốn và tiền mặt trong hệ thống Kho bạc thông qua hệ thống Ngân hàng nông nghiệp dựa trên kế hoạch tình hình thực tế phát sinh trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc định mức tồn ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt Kho bạc Nhà nước cấp trên thông báo, tránh được tình trạng ứ đọng ở từng đơn vị Kho bạc Nhà nước nhất là vào mùa thu thuế cao điểm, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ vốn thanh toán kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu chi của các đơn vị giao dịch. Trong những năm qua công tác quản lý thu, chi , thanh toán bằng tiền mặt đã được các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc tổ chức thực hiện tốt, có nhiều chủ động cân đối vốn tiền mặt, trong thu chi chấp hành tốt các quy định về quản lý thu, chi của Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên việc thanh toán bằng tiền mặt cho các đơn vị sử dụng ngân sách các khoản mua sắm trang thiết bị, thanh toán vốn đầu tư …còn nhiều bất cập, có tình trạng chiếm dụng vốn, thanh toán không đúng theo hợp đồng, xảy ra những tình trạng tiêu cực khác như mất quỹ, tiền rút về sử dụng sai mục đích. Qua đó việc quản lý biên chế quỹ tiền lương là một chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước cải thiện tình trạng thu, chi ngân sách đảm bảo chi đúng, chi đủ kịp thời các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Kho bạc là đầu mối trực tiếp quản lý và cấp phát tiền mặt các khoản cho đơn vị hưởng lương từ ngân sách. Vì vậy, Kho bạc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý biên chế quỹ lương. 2.Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước: Thực hiện Thông tư số 18/2006TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghi định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ nội vụ quy định về kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đây là bước thí điểm ở một số cơ quan nhà nước về khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng chính phủ chuyển sang thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Thực tiễn yêu cầu quản lý cho thấy, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc là một đòi hỏi khách quan hết sức cấp bách trong quá trình đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Nhà nước. Trong thời kỳ Nhà nước đổi mới cơ chế kế hoạch hóa cũng như các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực lập và phân bổ Ngân sách Nhà nước, chuyển hẳn cách quản lý ngân sách sang phương thức dự toán. Dự toán ngân sách được duyệt là mức tối đa được chi có tính pháp lệnh và đây cũng là căn cứ quan trọng để quản lý chi tiêu đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, ngăn chặn tình trạng sử dụng kinh phí sai mục đích, lãng phí. Để tăng cường kiểm soát chi ngân sách Nhà nước đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả lập lại kỷ cương kỷ luật trong quản lý Ngân sách Nhà nước phân định trách nhiệm của cơ quan Tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan thụ hưởng Ngân sách. Tăng cường kiểm soát chi là hết sức cần thiết hoàn toàn phù hợp với yêu cầu quản lý cơ chế quản lý, cải tiến chế độ cấp phát quản lý chi Ngân sách Nhà nước là một yêu cầu rất cần thiết của ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước, việc cấp phát vốn ngân sách đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đúng mục đích, sát thực tế, chặt chẽ, chống thất thoát vốn, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước phải kiểm soát được việc sử dụng các khoản cấp phát đó đúng mục đích dự toán được duyệt hay không? Góp phần ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng chi tiêu Ngân sách Nhà nước sai mục đích là lãng phí công quỹ. Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi hiện nay của các đơn vị sử dụng ngân sách vừa sử dụng dự toán giao thực hiện chế độ tự chủ giao chung vào nhóm mục chi khác và phần dự toán giao không thực hiện chế độ tự chủ giao theo 4 mục chi theo quy định tại thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính, việc này đã làm cho khối lượng quản lý và kiểm soát chi của Kho bạc tăng lên, đơn vị sử dụng ngân sách phải theo dõi riêng 2 nguồn kinh phí . 3.Công tác kế toán Kho bạc: Kế toán Kho bạc là công cụ quan trọng để quản lý và điều hành hoạt động của ngành. Trong những năm qua, kế toán Kho bạc thực hiện việc phản ánh ghi chép hàng ngày đầy đủ mọi khoản thu chi Ngân sách Nhà nước các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Kho bạc Nhà nước. Qua đó, quá trình hoạt động nội dung và chất lượng công tác kế toán ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Thông qua kế toán Kho bạc phản ánh ghi chép tình hình thu chi theo niên độ, theo từng cấp ngân sách, từng khoản thu chi giúp cơ quan Tài chính, Chính quyền và Kho bạc Nhà nước cấp trên nắm bắt kịp thời diễn biến thu chi ngân sách trên địa bàn, tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo thu chi theo mục lục ngân sách quy định. Bên cạnh việc đó, việc quản lý các tài khoản cũng được kiểm tra chặt chẽ, phát hiện những điểm sai như phát hành Séc quá số dư, ghi sai tính chất kinh tế… - Về thanh toán: Việc cấp phát, chi trả Ngân sách Nhà nước thông qua công cụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước trong những năm qua đã cải thiện đáng kể, cùng với việc phát triển hệ thống thanh toán thì hệ thống thanh toán nội bộ Kho bạc Nhà nước (thanh toán liên kho bạc) đã được xác lập, từng bước được tinh học hóa, nhờ vậy đã tạo điều kiện cấp phát, chi trả thuận tiện cho khách hàng, giảm đáng kể lượng thanh toán chi trả Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt. Đến nay thì hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước đã thực sự hòa nhập với môi trường thanh toán chung, đủ điều kiện phục vụ thanh toán nhanh. 4.Công tác đảm bảo an toàn kho quỹ: Trong những năm qua, việc đảm bảo an toàn tiền và tài sản Nhà nước rất được chú trọng, nhất là quy trình xuất nhập quỹ, quản lý kho, kiểm kê, kiểm đếm đóng bó niêm phong… được thực hiện đúng quy trình, việc kiểm quỹ hàng ngày rất được coi trọng. Thực hiện tốt công tác hạch toán kho quỹ, mở sổ sách thống kê theo dõi chặt chẽ tiền và tài sản, đảm bảo các nguyên tắc quản lý kho quỹ, chế độ bảo quản chìa khóa, kho, két, phòng chống cháy nổ, chống mối mọt. Việc trang bị hệ thống kho, két sắt, máy đếm tiền tương đối đầy đủ. Ngoài ra cán bộ kho quỹ luôn được rèn luyện và nâng cao tay nghề. Qua đó đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thể hiện tính trung thực, liêm khiết của người cán bộ kho quỹ để ngày càng nâng cao uy tín của ngành. 5.Công tác thống kê và thông tin kinh tế: Đây là công tác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cơ quan Tài chính, Thuế, Chính quyền các cấp và báo cáo về Kho bạc Nhà nước cấp trên những thông tin nhanh phục vụ cho công tác điều hành Ngân sách Nhà nước trên địa bàn. 6.Công tác huy động vốn: Kho bạc Nhà nước với vai trò là Ngân hàng chính phủ, Kho bạc đứng ra huy động vốn cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu Kho bạc để bù đắp bội chi ngân sách và để đầu tư phát triển. Tuy nhiên với tình hình kinh tế địa phương chưa phát triển mạnh, mức thu nhập của người dân còn thấp làm cho công tác huy động vốn của Kho bạc Trà Vinh còn gặp nhiều khó khăn. 7.Công tác thanh toán vốn đầu tư: Đầu tư xây dựng cơ bản theo các mục tiêu kinh tế, xã hội là một nhiệm vụ chính trị, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi hàng năm của ngân sách Nhà nước. Công tác này đòi hỏi phải nắm vững, tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính chất pháp quy của nhà nước về quản lý xây dựng cơ bản, phải có kiến thức cần thiết am hiểu về kỷ thuật chuyên môn. Mặc dù công tác thanh toán vốn đầu tư rất mới mẻ đối với Kho bạc nhưng do nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác này nên các cán bộ Kho bạc đã không ngừng học tập công văn, chỉ thị, học hỏi kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cho đến nay công tác thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc đã từng bước ổn định. V. Những vấn đề cần khắc phục, chấn chỉnh, sửa chữa trong quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước trong thời gian qua. Qua 15 năm hoạt động hệ thống Kho bạc nhà nước Trà Vinh đã từng bước ổn định và phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới quản lý tài chính-ngân sách. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hệ thống Kho bạc nhà nước Trà Vinh cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định: Một là Trong lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính: Sự gắn kết giữa khâu quản lý quỹ ngân sách nhà nước với các khâu khác của chu trình quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt là khâu lập dự toán và phân bổ ngân sách chưa cao vẫn còn tình trạng cấp bổ sung dự toán nhiều lần trong năm. Công tác tập trung nguồn thu ngân sách nhà nước còn hạn chế nhất định như chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về thu ngân sách nhà nước dùng chung trong ngành tài chính, quy trình thủ tục thu ngân sách nhà nước, chưa hiện đại cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước vẫn chưa có biện pháp cam kết chi tiêu, phân định trách nhiệm chưa thật sự chặt chẽ khi còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Do kho bạc Nhà nước chưa được giao trách nhiệm quản lý toàn bộ các quỹ tài chính nhà nước, các khoản chi ngân sách nhà nước từ nhiều nguồn vốn khác nên dẫn đến thiếu thống nhất và làm giảm hiệu quả của công tác quản lý tài chính. Hai là Quản lý quỹ Kho bạc nhà nước mới chỉ chú trọng đến mục tiêu an toàn và đáp ứng khả năng thanh toán của ngân sách nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chưa tính đến mục tiêu hiệu quả và chưa được coi là một chức năng của Kho bạc nhà nước. Ba là Hiệu quả công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển chưa cao, thể hiện công tác kế hoạch hóa chưa được chú trọng, chưa có sự gắn kết giữa quản lý ngân quỹ với hoạt động vay nợ còn những bất cập về tính công khai, minh bạch, tính thanh khoản và kỹ thuật phát hành.Việc phân tích, đánh giá nợ từ trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Bốn là Công tác kế toán và báo cáo tài chính: Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước chưa tập trung thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung và phương pháp dẫn đến số liệu thu, chi ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính, cơ quan thu không thống nhất. Chưa có hệ thống thông tin tập trung có khả năng thu thập, xử lý, khai thác, truyền và nhận dữ liệu về tài chính kế toán một cách kịp thời, đầy đủ và thống nhất. Năm là Công nghệ thông tin Kho bạc nhà nước: Trang thiết bị, hạ tầng truyền thông chưa đáp ứng yêu cầu tin học hóa của Kho bạc nhà nước. Việc xây dựng và triển khai một số chương trình ứng dụng còn chậm, thiếu tính thích hợp, chất lượng chưa cao. Nhân lực công nghệ thông tin Kho bạc nhà nước còn thiếu khả năng thiết kế hệ thống và chưa chuyên nghiệp. Sáu là Về hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ của Kho bạc nhà nước: Nhiệm vụ của một số đơn vị, bộ phận trong nội bộ Kho bạc nhà nước, giữa Kho bạc nhà nước và một số đơn vị liên quan trong hệ thống cơ quan Tài chính còn một số điểm chưa thống nhất, hạn chế hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành Kho bạc nhà nước. Hiệu quả công tác quản lý cán bộ còn thấp, trình độ năng lực của cán bộ có nơi thừa có nợi còn thiếu so với yêu cầu công tác. CHƯƠNG III NHỮNG KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Phương hướng hòan thiện công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến năm 2010: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra hàng loạt các giải pháp tài chính, tiền tệ, tín dụng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được ngân sách cấp kinh phí. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hóa công nghệ giám sát. Chuẩn mực hóa hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế,…Mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng,.. Xuất phát từ thực trạng hoạt động của Kho bạc nhà nước, yêu cầu của cải cách và phát triển tài chính công, tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy việc xây dựng phướng hướng hoàn thiện công tác quản lý quỹ Ngân sách nhà nước đến năm 2010 là vấn đề cần thiết khách quan. Chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước là cơ sở động lực để Kho bạc nhà nước cải cách và phát triển vững chắc, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai minh bạch. Phương hướng hoàn thiện hoàn thiện và phát triển chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước để đến năm 2010 tạo dựng được nền tảng xây dựng Kho bạc nhà nước hiện đại với một số nhiệm vụ sau: - Hoàn thiện thể chế chính sách và quy trình nghiệp vu; - Hiện đại hóa công nghệ quản lý đặc biệt là công nghệ tin học nhằm hướng tới xây dựng kho bạc điện tử; - Kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực. 2. Những kiến nghị góp phần hòan thiện công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến năm 2010. 2.1. Hiện đại hóa cơ chế quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước: - Hoàn thiện quy trình thu ngân sách nhà nước theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế. Quy định rỏ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan thu, cơ quan tài chính, ngân hàng, Kho bạc nhà nước và đối tượng nộp thuế trong công tác tổ chức thu, nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tất cả các khoản thu của ngân sách nhà nước đều phải tập trung đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc nhà nước. - Thực hiện trao đổi thông tin về thu ngân sách nhà nước giữa các hệ thống Thuế-Hải quan-Kho bạc nhà nước-Cơ quan tài chính, thống nhất kế toán thu ngân sách nhà nước về một đầu mối do cơ quan Kho bạc nhà nước thực hiện; thực hiện các giao dịch điện tử trong công tác thu nộp ngân sách nhà nước như nộp thuế qua thẻ tín dụng, qua mạng.. -Xây dựng cơ sở dử liệu dùng chung trong ngành tài chính về quản lý thu ngân sách nhà nước nhằm thiết lập hệ thống báo cáo thống kê thống nhất về thu ngân sách nhà nước, phù hợp với chế độ kế toán nhà nước. 2.2. Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho Bạc nhà nước: - Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo yếu tố đầu vào sang thực hiện, quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách, thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả. - Cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước gắn với việc phân định rỏ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc nhà nước và các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. - Cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi đảo bảo đơn giản, rỏ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, từng bước xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. - Giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc Nhà nước. - Kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tăng cường thanh toán trực tiếp từ Kho bạc nhà nước cho các cá nhân, đơn vị cung cấp hàng hóa. 2.3.Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ: -Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý ngân quỹ, xác định rỏ cơ chế, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính và các cơ quan khác có liên quan trong việc quản lý ngân quỹ, quản lý tài khoản Kho bạc nhà nước, dự báo luồng tiền đầu tư ngân quỹ.. nhằm đáp ứng 02 yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý ngân quỹ Kho bạc nhà nước là an toàn và hiệu quả. 2.4. Cải cách công tác quản lý nợ trái phiếu Chính phủ: -Cần mở rộng việc huy động vốn qua thi trường chứng khoán thông qua các phương thức đấu thầu, bảo lảnh phát hành, giảm dần khối lượng phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc nhà nước. -Đa dạng hóa các công cụ huy động vốn dưới hình thức tín phiếu, trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau để phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và nhu cầu của cá nhà đầu tư. -Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ hướng tới mục tiêu minh bạch, hiện đại và thanh khoản cao, gắn với sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và sự hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. -Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý toàn diện các thông tin về giao dịch phát hành, thanh toán, mua lại và chuyển đổi trái phiếu Chính phủ. 2.5. Hoàn thiện và cải cách công tác kế toán: -Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán theo hướng thống nhất dữ liệu, báo cáo tài chính, đảm bảo phù hợp với tổ chức bộ máy hành chính và cơ chế quản lý tài chính-ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rỏ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị kế toán tập trung, phụ thuộc giữa cơ quan Kho bạc với các ngành, địa phương trong việc xử lý chứng từ ban đầu, tổng hợp số liệu, trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính. 2.6.Hiện đại hóa hệ thống thanh toán Kho bạc nhà nước. -Hiện đại hóa công tác thanh toán của Kho bạc nhà nước trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa tối đa quy trình nghiệp vụ nhằm tăng tốc độ xử lý các giao dịch đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. -Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống Kho bạc nhà nước, tham gia thanh toán điện tử song phương giữa Kho bạc nhà nước với các đơn vị thanh toán, mở rộng thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí thanh toán… 2.7. Hiện đại hóa công nghệ thông tin Kho bạc nhà nước. -Phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa công nghệ thông tin của Kho bạc nhà nước, triển khai hệ thống an toàn bảo mật hệ thống thông tin vận hàng các ứng dụng hiện đại, trực tuyến và tập trung. -Thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu, bao gồm các dữ liệu về thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý nợ và các hoạt động nghiệp vụ khác của Kho bạc nhà nước để phục vụ cho công tác quản lý, đảm bảo cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu về tài chính-ngân sách, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành nội bộ Kho bạc nhà nước. -Thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm họa… 2.8.Cải cách tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước và phát triển nguồn nhân lực. -Xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo lộ trình đến năm 2010 nhằm kiện toàn bộ máy Kho bạc nhà nước gắn với cải cách hành chính theo hướng hiện đại, tin gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là chuyên môn hóa và quản lý theo chức năng, phân định rỏ phạm vi và phân cấp quản lý, gắn nhiệm vụ, trách nhiệm với quyền hạn và các phương tiện thực hiện, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là thủ trưởng đơn vị trong thực thi công vụ. - Đổi mới công tác quản lý cán bộ nhằm sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi, xây dựng được đội ngũ cán bộ trẻ giử các chức vụ lãnh đạo, đảm bảo tính ổn định kế thừa và phát triển. - Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hóa đối với số công việc hoặc lĩnh vực không cần phải bố trí cán bộ trong biên chế. Kết luận Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã trải qua một chặng đường củng cố, hoàn thiện về các mặt với không ít khó khăn thử thách. Đối với hoạt động của cả hệ thống mới ra đời còn quá ngắn, nhưng thực tế hoạt động Kho bạc đã đi sâu vào cuộc sống, ngày càng phát triển và trưởng thành vững mạnh đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống Tài chính tiền tệ Nhà nước. Qua đó Kho bạc Nhà nước nói riêng đã từng bước phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhất là trong việc quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, luôn xác định mối quan hệ thu và chi Ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả mà Kho bạc Nhà nước đạt được trước hết là có sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Kho Bạc nhà nước và sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan Tài chính - Thuế với sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng - Chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các cán bộ ngành đã phấn đấu vượt qua khó khăn, đoàn kết thống nhất giữ vững kỷ cương, kỷ luật, điều đó có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động, chất lượng công tác của ngành trong những năm qua. Tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý Tài chính tiền tệ hiện nay cũng còn một số mặt thiếu sót, hạn chế như đã nêu ở phần trước. Vì vậy đã khắc phục dần những tồn tại, nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước, giúp Kho bạc Nhà nước thực hiện được vai trò nhiệm vụ của mình, cần phải hoàn thiện cơ chế thu trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Bằng những hiểu biết của bản thân, kết hợp với nghiên cứu cơ chế hoạt động của Kho bạc Nhà nước Trà Vinh trong thời gian qua, Em xin trình bày những kiến nghị và đề xuất những giải pháp như trên về vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước trong tình hình hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_tot_nghiep_kbnn_hay_2818.doc
Tài liệu liên quan