Đề tài Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn

Kết luận Trong thời gian qua, làng nghề Sóc Sơn đã khôi phục, phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành quả được coi là trực tiếp đó là tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Sóc Sơn. Các làng nghề Sóc Sơn ngày càng mở rộng và phát triển, còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Sóc Sơn theo hướng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH Sóc Sơn

doc99 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào thực tế, chưa biến thành hành động. Có các chính sách khuyến khích sản xuất nhưng vấn đề giải quyết mặt bằng sản xuất, cấp đất cho các cơ sở sản xuất vẫn rất khó khăn và thậm chí còn không hề có sự quan tâm giúp đỡ nào về vấn đề này. Cấp chính quyền chưa có sự phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Về Nguyên vật liệu cho làng nghề thủ công mỹ nghệ như gỗ ngày càng khan hiếm do tình trạng buôn bán, xuất khẩu trái phép làm gia tăng sự khan hiếm nguyên vật liệu. Cho đến nay, việc mua nguyên vật liệu đều do cơ sở tự lo mà không hề có một tổ chức hay tập thể nào đứng ra lo việc này, trong khi một số nước như Trung Quốc, Inđônêxia thì đã có chính sách và hành động tập trung vùng nguyên liệu cho các làng nghề. 2.3.5. Vấn đề môi trường tại các làng nghề. Như trên ta đã thấy sản xuất tại các làng nghề có những hạn chế như: quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, lao động thủ công là chính, sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, chất thải (rắn, lỏng, khí..) có nồng độ ô nhiễm cao không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ra ảnh xấu đến sức khoẻ người lao động và sức khoẻ cộng đồng. Ở làng nghề mộc như mộc Lai Cách: yếu tố gây ô nhiễm môi trường chính tại đây là tiếng ồn, bụi, hơi dung môi và nhiệt. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa , máy tiện, máy bào,máy phun sơn, máy chuốt, xẻ mây song…Tại các vị trí này, tiếng ồn vượt 85 dBA, cá biệt tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 95 dBA. Do đặc thù là làng nghề nên nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho người công-nông dân và gia đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn đến cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia đình mức ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lên tới 78 dBA, vượt quá tiêu chuẩn cho phép tiếng ồn trong khu dân cư (tiêu chuẩn XD: 175:1990, mức tiếng ồn cho phép là : từ 22h-6h: 40dBA; từ 6h-22h: 55 dBA). Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiểu vị trí trước cửa nhà, mức tiếng ồn lên tới 80-82 dBA. Các cấp chính quyền và người dân địa phương các làng nghề đều nhận thức được khá rõ về môi trường, song các làng nghề với tính chất là những cơ sở sản xuất hộ gia đình nhỏ, thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chắp vá thiếu đồng bộ thì vấn đề ô nhiếm môi trường có thể xảy ra hay không chỉ được tính bằng thời gian nhanh hay chậm mà thôi. Như vậy, giải quyết ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang và sẽ là vấn đề nan giải. Nan giải ở chỗ làm sao phải cân bằng được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 3.1. Định hướng phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 3.1.1. Nâng cao vai trò, vị trí của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông thôn. Hiện nay, việc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng CNH-HĐH, trong đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn là căn cứ quan trọng để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên phạm vi cả nước khi chuyển sang giai đoạn phát triển theo hướng CNH-HĐH. Xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH-HĐH, đổi mới bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập, sức mua và đời sống cho nông dân, giảm sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về mức sống cũng như sự hưởng thụ các thành quả do công cuộc đổi mới đem lại. Lao động nông thôn Việt Nam nói chung, huyện Sóc Sơn nói riêng là lao động nông nghiệp với kỹ thuật canh tác lạc hậu, chủ yếu vẫn là lao động thuần nông, năng suất lao động, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp và không ổn định. Các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo hướng “ly nông bất ly hương” cũng chưa có tác động đáng kể trong việc tạo việc làm cho nông dân vào những tháng nông nhàn, lao động trong các làng nghề thời gian qua có tăng lên đáng kể song so với dân số nông thôn thì vẫn chiếm tỷ trọng rất ít ỏi. Bởi vậy luồng lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm vẫn ngày càng tăng, làm nảy sinh thêm nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội cho cả khu vực thành thị cũng như nông thôn. Do vậy, để đánh giá được đầy đủ vai trò của phát triển ngành nghề nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cần căn cứ vào đầu ra của lao động, và đầu vào ngành nghề tại thời điểm xuất phát và tại thời điểm đánh giá. Trong đó cần chú ý cả về cơ cấu số lượng và chất lượng trên các mặt chủ yếu sau: Thứ nhất là chuyển dịch lao động nông nghiệp từ độc canh, thuần lúa, tự cung tự cấp sang lao động sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa canh với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thứ hai là chuyển dịch lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề. Thứ ba là chuyển dịch lao động từ thuần nông và kiêm ngành nghề sang lao động chuyên hoạt động trong khu vực ngành nghề phi nông nghiệp. Thứ tư là chuyển dịch lao động từ lao động thủ công sang lao động kỹ thuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thứ năm là chuyển dịch từ lao động nông thôn sang lao động thành thị trong quá trình phát triển đô thị hoá và mở rộng thị trường lao động trong khu vực. 3.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT, mở mang các làng nghề mới. Phát triển làng nghề gắn với làng nghề văn hoá du lịch. Làng nghề là điểm dân cư tập trung, có nhiều loại hình sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú gắn bó với nông thôn; có thể sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm cho một số lượng lao động xã hội; đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Vì vậy cần tích cực củng cố và phát triển LNTT, mở mang làng nghề mới trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng sau: Thứ nhất là củng cố làng nghề hiện có. Ổn định được sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất từng hộ, từng tổ chức kinh tế chặt chẽ, tổ chức các dịch vụ sản xuất hợp lý. Tổ chức tiếp thị, từ đó nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp và có biện pháp củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các cơ sở quản lý ngành, các huyện cần hướng dẫn giúp đỡ các làng nghề thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước. Thứ hai là xây dựng mô hình làng nghề mới trong thời kỳ đẩymạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Xây dựng quy hoạch Kinh tế xã hội của làng nghề trong những năm trước mắt và phương pháp phát triển lâu dài. Nếu có điều kiện kết hợp xây dựng làng văn hoá thành “làng nghề-văn hóa du lịch”. Xây dựng mô hình quản lý theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển làng nghề. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch bao gồm: nhà xưởng sản xuất, khu vực trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, kết hợp với hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện, trường học…và các điều kiện cần thiết cho hệ thống xử lý môi trường. Sở xây dựng phối hợp với các ngành liên quan (địa chính, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn..) cùng với huyện giúp đỡ quy hoạch các làng điểm. Thứ ba là phát triển các nghề mới và làng nghề mới ở các nơi thuần nông. Việc phát triển nghề mới ở những vùng thuần nông trước đây chưa có nghề là một việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài trong nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH. Tổ chức nghiên cứu học tập ở các địa phương khác những nghề phù hợp với điều kiện địa phương để hướng dẫn tổ chức sản xuất, từ sản xuất nhỏ thí điểm mở rộng diện trong làng xã. Khuyến khích người lao động ở những nơi chưa có nghề tìm tòi học tập nghề mới và đầu tư phát triển sản xuất. Để thực hiện phương hướng trên, trước hết cần phải có những bước đi thích hợp nhằm phát triển thêm nhiều làng nghề mới, từ những làng thuần nông và trong những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Bên cạnh đó việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các LNTT, các làng nghề hiện có, cần có kế hoạch phát triển dần từng bước thêm nhiều làng nghề mới. Đối với các làng nghề hiện đã và đang có các ngành nghề phi nông nghiệp hoạt động, nhưng còn chiếm tỷ lệ không đáng kể mà sản phẩm của nó có nhu cầu lớn trên thị trường, thì cần có chủ trương kế hoạch và biện pháp hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ trong làng. Những làng cũng đã có một số hộ, lao động làm một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp, nhưng sản phẩm của nó có nhu cầu rất ít trên thị trường thì có kế hoạch giúp đỡ chuyển hướng mặt hàng, mẫu mã, công nghệ sản xuất đối với những hộ này cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời có biện pháp thúc đẩy phát triển thêm nhiều hộ trong làng nghề mới, nhằm hình thành các làng nghề mới với các ngành nghề mới thích ứng. Đối với các làng nghề thuần nông, cần có kế hoạch và biện pháp thúc đẩy sự thâm nhập, “cấy” các nghề mới để phát triển dần từng bước trở thành các làng nghề mới. Những làng nghề này có thể cho du nhập phát triển nghề thông qua việc học tập, phổ biến, lan toả từ các LNTT, các làng nghề đã có, mà sản phẩm của chúng còn có nhu cầu lớn trên thị trường và có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, nhất là thị trường thế giới. Đồng thời có thể bằng cách cho du nhập, phát triển những ngành nghề mới, thực hiện trước hoặc sau công đoạn sản xuất sản phẩm của các LNTT, các làng nghề hiện có ở lân cận, nhằm tạo ra những tụ điểm các làng nghề, có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa các làng nghề để sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Cần có kế hoạch cho du nhập, phát triển một số ngành nghề hoàn toàn mới, công nghệ tiên tiến khác hẳn với các nghề ở địa phương kết hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện mở cửa để các doanh nghiệp trung ương, các tỉnh, thành phố, nước ngoài vào đầu tư với các hình thức liên doanh liên kết, thuê đất…nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn vốn thu cho ngân sách nhà nước. Thứ tư là xây dựng và phát triển LNTT gắn với làng nghề văn hoá du lịch. Các làng nghề huyện Sóc Sơn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo không những đáp ứng cho sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, mang đậm bản sắc nhân văn và bản sắc dân tộc. Thăm làng nghề ở đây là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề, thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán, nếp sống và các nghi thức phường hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Phần lớn các làng nghề đều có cảnh quan đẹp, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa, bến nước, đình chùa, đền, miếu gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân gian. Hiện nay, trong cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông thôn được chú trọng, các nghề truyền thống đang từng bước phục hồi, tạo nên sinh khí, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. Huyện Sóc Sơn là một huyện có truyền thống văn hiến và cách mạng, ở đây có nhiều điểm di tích văn hoá đã được xếp hạng như: đền Gióng, Chùa non nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sử hội nghị Trung Giã, tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Bỏi vậy, xây dựng và phát triển LNTT gắn liền với du lịch Sóc Sơn là một hướng đúng đắn và rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay mà huyện đang hướng tới. 3.1.3. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Đẩy mạnh phát triển những làng nghề mà sản phẩm của nó đang có nhu cầu lớn trên thị trường, đồng thời tập trung phát triển mạnh những sản phẩm có lợi thế, những mặt hàng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu. Các LNTT của ta khá đa dạng và phong phú, song khả năng xuất khẩu, giá trị và hiệu quả kinh tế cũng như khả năng thu hút lao động đối với từng loại sản phẩm, từng ngành nghề cũng rất khác nhau. Trong điều kiện đó, cần tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm ngành nghề mà sản phẩm của nó được coi là xuất khẩu mũi nhọn. Đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gỗ, trạm khắc, các sản phẩm nhà tre độc đáo, các đồ nội ngoại thất bằng tre độc đáo và đẹp mắt, sang trọng… cần cải tiến mẫu mã, nâng cao trình độ tinh xảo và chất lượng của các loại hàng hoá này để có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đối với những làng nghề đã đổi mới được sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, cần tập trung vào việc ổn định thị trường, đồng thời tích cực tìm hiểu nghiên cứu để thâm nhập mở rộng thị trường. Tiếp tục cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới và hiện đại công nghệ nhằm theo kịp với sự biến đổi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. 3.1.4. Phát triển LNTT trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. Chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất trong các làng nghề. Công nghệ cổ truyền có đặc trưng độc đáo, tinh xảo với công cụ thủ công dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ, sản xuất mang tính đơn chiếc, năng suất thấp, chất lượng không cao. Tuy nhiên, xét về mặt công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các làng nghề ta có thể phân ra thành hai loại: một loại không thể thay thế hoàn toàn công nghệ thủ công truyền thống bằng máy móc hiện đại như ngành nghề trạm khắc, đóng nhà tre, đan nát. Ở đây công nghệ chủ yếu dựa vào bàn tay khéo léo của người lao động, chỉ hỗ trợ cho sản xuất chứ không thể thay thế được toàn bộ công nghệ cổ truyền. Loại hai là có thể thay thế được toàn bộ công nghệ cổ truyền bằng công nghệ máy móc hiện đại như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, rèn, đúc, luyện kim, cơ khí.. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trên nguyên tắc “hiện đại hoá công nghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại” hay “kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại”, cần theo hướng bảo tồn (duy trì) các công nghệ cổ truyền độc đáo, tinh xảo mà các công nghệ máy móc hiện đại không thể thay thế được. Trong những trường hợp này, cần phải cố gắng tới mức tối đa việc áp dụng, cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn sản xuất sản phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công, song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của các sản phẩm. Mặt khác, cần tập trung đổi mới từng bước và toàn diện công nghệ sản xuất thủ công bằng công nghệ bán cơ khí, cơ khí hoá từng sản phẩm và toàn bộ, tiến dần lên bán tự động và tin học hoá tự động hoá ở một số khâu, công đoạn sản xuất. Đây là hướng chủ đạo trong bảo tồn và phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn đến năm 2010. 3.2. Giải pháp phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Vấn đề quan trọng không chỉ là số lượng mà là chất lượng nguồn nhân lực. Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề: Một là: hoàn thiện quy hoạch các ngành nghề làm căn cứ cho công tác lập kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong các làng nghề. Công tác quy hoạch các ngành nghề TTCN phải căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của người lao động ở nông thôn, bao gồm các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới với các tiêu chí rõ ràng. Trên cơ sở tính toán lạo năng lực sản xuất hiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề làm căn cứ cho công tác kế hoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn. Công tác quy hoạch và kế hoạch sản xuất trong các ngành nghề tiểu thủ công phải gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhất là quy hoạch phân bổ, sử dụng và đào tạo nguồn lao động cho các ngành nghề theo trình độ và đặc điểm của từng loại ngành nghề TTCN. Hai là, hoàn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn huyện Sóc Sơn phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của huyện. Khôi phục và phát triển nhành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động vào các ngành nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và lao động trong huyện. Phát triển ngành nghề TTCN gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn. Phát triển ngành nghề TTCN là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa và tạo nghề nghiệp trong nông nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sóc Sơn. Vì vậy, Thành phố và huyện cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nghề trong các ngành tiểu thủ công và các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề trong các ngành nghề và làng nghề. Quan điểm và các chính sách đào tạo nghề trrong các ngành nghề TTCN cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong dân vào sự nghiệp đào tạo, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ba là: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của ngành nghề TTCN và các làng nghề phù hợp với địa phương và sản phẩm có thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài. Khuyến khích các trường, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh mời các chuyên gia và nghệ nhân của nước ngoài vào giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường các sản phẩm TTCN. Hình thức đào tạo này sẽ tạo ra sự kết hợp kỹ thuật truyền thống của nghề nghề thủ công truyền thống với kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, tiếp thu công nghệ hiện đại vào phát triển các ngành nghề mới, từ đó sẽ nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Sóc Sơn. Bốn là: Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huyện Sóc Sơn cần hỗ trợ các trường dạy nghề trong huyện về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề. Giải pháp về vốn là rất quan trọng, nhằm đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp để phát triển các ngành nghề TTCN trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng CNH-HĐH. Năm là: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nghề cho người lao động trong các ngành nghề TTCN. Nội dung đào tạo cần tập trung vào những kiến thức chủ yếu cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống với công nghệ hiện đại. Phương pháp đào tạo nên kết hợp lý thuyết với thực hành, truyền thống với hiện đại, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề. Chính quyền huyện Sóc Sơn cần phối hợp với trường dạy nghề đưa chương trình hướng nghiệp vào các trường phổ thông, kết hợp dạy chữ và dạy nghề, để nâng cao trình độ văn hoá cho lao động trong các ngành nghề. Ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các trường dạy nghề, nhằm khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn đúng hướng sản xuất và những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm sản phẩm của từng ngành nghề TTCN. Sáu là: Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề TTCN đi đôi với việc nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiểu sản phẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tính nghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thị trường trong nước và thế giới. Khuyến khích mô hình dạy nghề trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề TTCN. Đây là mô hình đào tạo có hiệu quả đã được thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm, quyền lợi gắn với trình độ tay nghề. Để phát triển mô hình đào tạo này, trong thời gian tới, nhà nước cần hỗ trợ máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ mới và giảng viên, đồng thời các chủ cơ sở sản xuất trong các ngành nghề TTCN cần chủ động tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trực tiếp tại cơ sở của mình. Trong chương trình đào tạo hàng năm của thành phố, huyện cần bổ sung đào tạo, bồi dưỡng cho cả người thầy và người thợ. Đối với những nghệ nhân trong các LNTT, nhà nước, các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng và sử dụng hợp để họ mang hết khả năng và tâm huyết của mình trong việc dạy và truyền nghề cho thế hệ trẻ trrong các ngành nghề TTCN, của thời kỳ CNH-HĐH nông thôn Sóc Sơn. 3.2.2. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LNTT. Hiện nay, những trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất LNTT nói chung vẫn còn mang tính thủ công, đơn giản, dùng sức cơ bắp là chính và một ít được cơ giới hoá từng phần, từng khâu trong quá trình sản xuất. Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của LNTT. Có như vậy làng nghề mới có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại và tinh xảo, tăng thêm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây chính là mặt tác động trở lại của CNH-HĐH đến sản xuất ở LNTT. Trong điều kiện trên thế giới, quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn ba năm là một sản phẩm có thể mất đi, bị một sản phẩm khác thay thế và trong vòng một chục năm một hai chục năm một ngành sản xuất đang từ được xếp vào mặt trời mọc thì chuyển sang thành mặt trời lặn nên vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấn đề bức thiết. Nhưng sản xuất trong LNTT không thể đưa toàn bộ thiết bị hiện đại vào vì như vậy thì sản phẩm mà được sản xuất ra không còn mang tính văn hoá truyền thống hay nói cách khác là nó không còn là một sản phẩm của làng nghề theo đúng tính chất của nó nữa. Do đó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc: Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành. Nói cách khác là bản thân công nghệ truyền thống có yêu cầu do nó có nguy cơ không thể tồn tại được mà đòi hỏi phải được hiện đại hoá phần nào đó hay khâu nào đó của công nghệ cũ để có sự kết hợp được công nghệ truyền thống và công nghệ mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống hay công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mới về trình độ kỹ thuật, về quy mô sản xuất và quan trọng là về vốn đầu tư. Sở dĩ phải có sự thích hợp vì nếu quá hiện đại hay quy mô quá lớn hay vốn đầu tư quá nhiều thì LNTT khó có khả năng tiếp thu được. Mặt khác cần chú ý đến công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với nguyên liệu tại chỗ đồng thời chú ý đến có sở chế biến sản xuất nguyên vật liệu tại chỗ. Hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sản phẩm sản xuất ra không bị mất đi tính truyền thống, độc đáo của sản phẩm. Hiện đại hoá công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm môi trường. Vấn đề hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Có thể kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều công nghệ trên một sản phẩm. Việc đổi mới công nghệ đối với LNTT là vấn đề khó khăn, vượt quá khả năng của từng đơn vị sản xuất-kinh doanh trong làng nghề, do đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Do nhà nước không thể làm thay đơn vị sản xuất kinh doanh nên chỉ có thể giúp đỡ bằng các biện pháp hỗ trợ sau: — Phổ biến kiến thức, kỹ năng về sản xuất-kinh doanh và kỹ thuật công nghệ một cách thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau và bằng nhiều phương tiện. — Giới thiệu, giúp đỡ cho các LNTT quan hệ với các có quan tổ chức nghiên cứu khoa học để thúc đẩy hợp tác giữa làng nghề này với các tổ chức này nhằm giải quyết các vấn thực tiễn đặt ra. Để đảm nhiệm công việc này, tổ chức quản lý làng nghề có vai trò rất quan trọng. — Hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động yểm trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các LNTT. Ở những vùng có nhiều làng nghề hoặc nơi có LNTT phát triển có thể thành lập các trung tâm tư vấn với chức năng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ và giúp đỡ của các trung tâm này cần mang tính chất thường xuyên. Đổi mới kỹ thuật, công nghệ đã trở thành yêu cầu của bản thân làng nghề. Qua khảo sát cho thấy gần 30% số hộ được hỏi ý kiến đều cho rằng cần cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất. Để đổi mới công nghệ kỹ thuật sản xuất, từng bước hiện đại hoá công nghệ truyền thống ở LNTT cần lưu ý một số điểm sau đây: Cần có điều tra khảo sát toàn diện về LNTT qua đó nắm được yêu cầu về các loại công cụ, thiết bị. Có làm được như vậy mới có thể vạch ra được kế hoạch đồng bộ nhằm trang bị công cụ sản xuất, những công nghệ thích hợp để thúc đẩy LNTT phát triển. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả nguyên liệu truyền thống không thể thiếu được sản xuất ra sản phẩm mang tính độc đáo mang bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với đó là tìm kiếm hay tạo ra những nguyên liệu mới và những vật liệu phục để thay thế nhằm tiết kiệm nguyên liệu truyền thống, kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và nguyên liệu mới để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn hay giá thành rẻ hơn. Hiện nay do yêu cầu bảo vệ môi trường nên nhiên liệu than sẽ cần được thay thế. Năng lượng sạch có khả năng thay thế hiên nay là điện hay khí đốt. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho LNTT. 3.2.3.1. Thị trường vốn. Vốn là nhân tố cơ bản tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế. Công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế đòi hỏi phải huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó quan trọng nhất đó là vốn, tài chính. Một mặt, hiện chúng ta đang gặp khó khăn thiếu vốn, nhưng mặt khác, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các nguồn lực, bao gồm cả nguồn vốn nhà rỗi còn tồn đọng trong dân chưa được huy động vào sản xuất kinh doanh còn khá lớn. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các cơ sở ngành nghề, làng nghề ở nông thôn cần phải bảo đảm yêu cầu huy động tối đa mọi nguồn vốn nhà rỗi trong dân vào thực hiện công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế nông thôn. Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1-2 năm, cho cơ sở sản xuất CN-TTCN trong LNTT, làng nghề mới khôi phục và phát triển, sản xuất những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển mà thời gian đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề nên vay từ quỹ hỗ trợ phát triển huyện để đầu tư phát triển ngành nghề huyện và thành phố khuyến khích do UBND quy định trong từng thời kỳ thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh. Các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong làng nghề vay trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước hết, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển huyện xem xét giúp đỡ một số hộ ở làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. Ngoài ra cần giải quyết cho vay vốn lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người sản xuất chủ động trong hoạt động tài chính. Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp bên ngoài thông qua các chương trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề. Nghiên cứu sửa đổi quy định thế chấp khi vay vốn cho sát với từng loại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hộ kinh doanh trong LNTT. Huy động tối đa nội lực, các thành phần kinh tế ở địa phương cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mình huy động đóng góp để hình thành một nguồn vốn dùng vào mục đích hỗ trợ phát triển làng nghề, hỗ trợ việc xây dựng các dự án, đề án đổi mới công nghệ, khôi phục nghề cũ và phát triển nghề mới. Khi huy động phải hết sức dân chủ, quản lý chặt chẽ chi tiêu đúng mục đích. 3.2.3.2. Về nguyên liệu sản xuất: Quy hoạch và hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi bảo đảm số lượng và chất lượng nguyên liệu cho làng nghề nói riêng, cho công nghiệp chế biến nói chung. Giao cho các ngành chức năng nghiên cứu , đề xuất các chính sách bảo hộ hợp lý đối với làng nghề (cả đầu ra và đầu vào). Trước mắt thực hiện bảo hiểm trợ giá đối với một số loại cây trồng vật nuôi, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi để công ty xuất nhập khẩu nhập gỗ cho các Làng nghề sản xuất hàng mộc mỹ nghệ. Hình thành các tổ chức dịch vụ, khai thác, cung cập vật tư nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất phát triển. Nghiên cứu để thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại, khai thác cung cấp vật tư nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. 3.2.3.3. Thị trường tiêu thụ: Thị trường là nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện nay. Trong những năm qua sản phẩm hàng hoá của các làng nghề sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ, nhất là sau khi mất thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Trong những năm tới, mặc dù chủ trương của đảng và nhà nước khuyến khích sản xuất hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, song do nhiều yếu tố, nhiều làng nghề không sản xuất xuất khẩu mà chỉ tiêu dùng nội địa. Do vậy, định hướng thị trrường tiêu thụ cho làng nghề là thị trường nội địa là chính, thị trường xuất khẩu là quan trọng. Đối với thị trường nội địa: đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá đơn giản phục vụ tiêu dùng hàng ngày, sản phẩm gia dụng như đồ mộc, mộc mỹ nghệ, thêu ren. Đối với thị trường ngoài nước (xuất khẩu): tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá có chất lượng kỹ nghệ cao, sản phẩm có giá trị lớn như đồ mộc cao cấp, mộc thủ công mỹ nghệ và các đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Những giải pháp chính mở rộng thị trường tiêu thụ: ØTrước tiên người sản xuất trong các làng nghề cần tự điều tra nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng (trong nước và ngoài nước) nhằm định hướng cho sản xuất. Cụ thể cần quan tâm đến những vấn đề sau: Thu thập thông tin về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt số lượng, chất lượng, loại sản phẩm, hình thức, xử lý thông tin về thị trường và nghiên cứu để sản xuất những sản phẩm phù hợp. Lập kế hoạch cho sản xuất, quá trình thực hiện kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế trên thị trường. Chiến lược tiêu thụ: bao gồm cả việc tổ chức bán ra và tiếp tục thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh sản xuất. Cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, áp dụng kỹ thuật mới để có sản phẩm chất lượng cao, kỹ mỹ thuật đẹp và giá cả ngày càng hợp lý, có sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tổ chức liên hệ với nhau cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng thêm sức cạnh tranh. Ø Thành lập “Trung tâm thông tin thị trường và xúc tiến thương mại” với một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả (trong và ngoài nước) cho các doanh nghiệp, làng nghề, đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh có nhu cầu tìm hiểu. Cùng với các ngành chức năng hướng dẫn các chủ trương, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông và thực hiện nghĩa vụ. Môi giới và xúc tiến các hoạt động thương mại giúp các doanh nghiệp trong huyện có nhu cầu tìm hiểu. Tổ chức hội chợ, triển lãm của huyện và giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và trong nước. Ø Xây dựng trung tâm hoặc cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm công nghiệp, TTCN tại thị trấn Sóc Sơn hoặc một số điểm tại các làng nghề. Ø Đối với một số ngành hàng, làng nghề sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, sản lượng lớn, các ngành có chức năng cần tập trung giúp đỡ, hướng dẫn, đưa tiêu chuẩn quốc gia vào áp dụng và nếu đảm bảo, cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam để khách hàng tin tưởng và mới có khả năng mở rộng thị trường các mặt hàng. Ø Hướng dẫn một số làng nghề liên kết sản xuất phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, khôi phục cho các nhà máy, xí nghiệp lớn của trung ương, có thể dưới các hình thức đặt hàng, gia công để vừa tranh thủ được vốn, kỹ thuật, vừa có thị trường ổn định, sản lượng lớn. Thị trường tiêu thụ hàng hoá là một lĩnh vực rất rộng, phức tạp thường xuyên biến động. Do vậy nghiên cứu thị trường là một biện pháp sống còn quyết định đến sản xuất. Thành phố và huyện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các cơ sở, các làng nghề nói chung tiếp cận, tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ hội giao lưu thương mại thông thoáng. Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Sở công nghiệp thành phố và phòng kế hoạch huyện hướng dẫn tổ chức các làng nghề thành lập “hiệp hội ngành nghề để tăng sức cạnh tranh, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Tổ chức hội chợ tại thành phố, huyện, trong nước và nước ngoài. Hàng năm giành một khoản ngân sách cần thiết cho lĩnh vực này, cần có địa điểm thuận lợi để tổ chức các cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm làng nghề. Tổ chức tiếp thị, thông tin dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chống ép cấp, ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Các tổ chức các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề. Để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của làng nghề và lành mạnh hoá thị trường trong huyện, các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, chống gian lận thương mại. Để có thể làm tốt công tác maketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cần hình thành các hiệp hội chuyên ngành, làm nhiệm vụ tổ chức và thống nhất các hoạt động sản xuất cũng như quảng cáo tiếp thị, giá cả trên các thị trường, kể cả trong nước và ngoài nước. Cần nghiên cứu thị trường (bao gồm thị hiếu, sức mua, giá cả), để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất và điều chỉnh kỹ thuật phù hợp với từng thị trường. Công ty xuất nhập khẩu thành phố và huyện tìm thị trường và tập trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản phẩm.. Các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ, hướng dẫn các hiệp hội xúc tiến nghiên cứu và phát triển làng nghề với thị trường nước ngoài. Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề. Tiếp tục xây dựng và mở rộng các tuyến đường quốc lộ và các tuyến đường liên thôn và xã. Tiếp tục thực hiện bê tông hoá đường thôn, làng. Phát triển hệ thống điện, xây dựng thêm các trạm biến áp, xây dựng và nâng cấp các hệ thống đường điện nông thôn. Huyện phải tiếp tục chỉ đạo xây dựng hệ thống thoát nước thôn xóm, đảm bảo cho đời sống và sản xuất của người dân. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống trạm xá, trường học cho các xã trong huyện. Tăng cường khuyến khích lắp đặt hệ thống điện thoại, điện sinh hoạt một cách tích cực đến mọi người dân. Trong giải pháp về hạ tầng đối với làng nghề thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Các dự án đầu tư phát triển làng nghề được đưa vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương được các cấp, các ngành chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển có hiệu quả. Hiện nay, mặt bằng sản xuất cho các làng nghề đang trở thành những vấn đề bức xúc. Do tính chất quan trọng của làng nghề hiện tại và những năm tới, cần có nhận thức đúng và đủ vấn đề này. Giải quyết mặt bằng cho các làng nghề cần được bình đẳng như giải quyết mặt bằng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay các công ty TNHH. Quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Nhìn chung chỉ nên thực hiện những khâu, hoặc công đoạn sản xuất mang tính chuyên môn nói chung, còn ở những chi tiết cụ thể nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ thì vẫn đưa từng gia đình để phù hợp với điều kiện và tập quán lao động trong làng nghề. Xúc tiến quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở các địa phương và công bố rộng rãi để các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty, HTX biết để thuê đất phục vụ cho sản xuất. Huyện đang có những chủ trương và xúc tiến triển khai đề án quy hoạch mặt bằng cụm công nghiệp làng nghề sản xuất tập trung cho các làng nghề như: Mộc Lai Cách, làng thủ công nghiệp Thu Thuỷ. Lập quy hoạch, kế hoạch cho phát triển LNTT là biện pháp hết sức quan trọng trong việc sắp xếp bố trí các khu vực dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu, vừa đảm bảo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động và đi lại thuận lợi, vừa đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá, nhưng phải bảo vệ được cảnh quan sinh thái và môi trường sống trong lành cho khu vực dân cư của từng làng nghề, đây là vấn đề rất lớn và đòi hỏi bức xúc. Chính quyền địa phương cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất cao cho vừa hiện đại, vừa văn minh và đảm bảo được cuộc sống hài hoà, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp không gây sáo trộn làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong làng nghề. Hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện chính sách nhà nước. Chính sách, pháp luật. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho LNTT phát triển. Trong các năm qua, nhà nước đã ban hành rất nhiều luật và chính sách có liên quan một cách gián tiếp tới sự phát triển một cách gián tiếp tới sự phát triển làng nghề như Luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư, luật lao động và một số chính sách khác…thế nhưng đến nay chưa có một luật, chính sách nào được ban hành có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của LNTT. Các chính sách cho việc phát triển làng nghề phải đảm bảo sự đồng bộ và phải hướng vào mục tiêu đã định. Sự đồng bộ ở đây không phải chỉ được thể hiện ở số lượng các chính sách đảm bảo sự bao quát cả quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh mà nó còn phải thể hiện cả sự ăn khớp giữa quy hoạch với chính sách, ở sự khuyến khích với hạn chế, nhằm mục tiêu khuyến khích LNTT phát triển. Trong các chính sách đó cần chú ý các chính sách sau: Chính sách cơ cấu ngành nghề mặt hàng: Chú ý phát triển các ngành nghề và sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao như hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá chế biến nông sản, các mặt hàng truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà nhu cầu trên thị trường đang giảm sút thì nhà nước cần hỗ trợ. Chính sách bảo đảm vốn: nhà nước cần có chính sách cho vay vốn đối với các hộ làm nghề truyền thống ở các LNTT. Tìm các hình thức nhằm tăng số lượng và tỷ lệ các hộ ở LNTT được vay vốn. Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất vay vốn. Chính sách bảo hộ, bảo hiểm theo ngành nghề, mặt hàng: nhà nước cần có chính sách bảo hộ hàng nội địa phát triển, nhất là các sản phẩm tiêu dùng mà LNTT đã sản xuất được. Cần có chính sách hỗ trợ trong xuất nhập khẩu sản phẩm của làng nghề. Chính sách thuế: cần có một số khuyến khích nhất định về thuế đối với các sản phẩm cần bảo tồn và giữ gìn, đối với LNTT mới khôi phục, và cả đối với sản phẩm tận dụng nguyên liệu trong nước mà có khả năng xuất khẩu. Mặc dù vậy, thuế là nguồn thu chủ yếu của quỹ quốc gia nên yêu cầu không để bỏ xót. Thế nhưng thu đủ, đúng ở dây là vấn đề không dễ. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của làng nghề gắn liền với cơ sở hạ tầng nông thôn. Để phát triển làng nghề cần chú ý phát triển hạ tầng nông thôn. Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hạ tầng, tạo điều kiện phát triển LNTT. Việc xây dựng đường liên xã, liên thôn và đường điện ở xã cần được tiến hành thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Chính sách đất đai: sản xuất làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về mặt sản xuất. Hiện nay đa số các hộ gia đình đều tận dụng diện tích nhà ở để sản xuất kinh doanh nên diện tích dành cho kinh doanh rất chật hẹp nhưng khi muốn có chỗ để mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh thì họ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay có tới 2/3 số hộ kinh doanh ở làng nghề yêu cầu hoàn thiện chính sách này, nhất là vấn đề cho thuê đất. chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề vừa phải tuân thủ luật đất đai, luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vừa cần tận dụng các điều kiện thực tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế, xã hội. Có thể tận dụng cơ sở vật chất của HTX trước đây, hoặc tận dụng ao hồ, có thể được sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình. Cần có sự ưu đãi thuế sử dụng đất đai cho hộ sản xuất trong LNTT. Chính sách lao động: chính sách lao động chiếm vị trí quan trọng vì lao động đóng vai trò quyết định đối với sản xuất của LNTT, mặt khác nhiều vấn đề về lao động hiện nay nhà nước vẫn chưa có chính sách. Qua điều tra cho thấy 100% số người lao động được hỏi không biết về bảo hiểm, về luật lao động và những gì liên quan đến quyền lợi của người lao động. Chính sách lao động cần đi theo hướng: Thứ nhất, tăng cường số lượng và chất lượng lao động cho làng nghề và đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Thứ hai, cần có quy định buộc phải thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động giữa người lao động và chủ. Thứ ba, xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Thứ tư, xây dựng chế độ khen thưởng, phong danh hiệu “bàn tay vàng”, “lao động sáng tạo”, trả công cao và có các phần thưởng quốc gia, đãi ngộ thoả đáng về vật chất cũng như tinh thần đối với các nghệ nhân trong làng nghề.  - Chính sách chuyển giao công nghệ: Qua điều tra một số hộ sản xuất trong LNTT ở Sóc Sơn, 45.9% số hộ được hỏi có yêu cầu hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ. Để giúp đỡ cơ sở có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, ngoài sự hỗ trợ về vố, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo thiết bị mới, cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ nhập ngoại và hướng sản xuất cho người sản xuất để họ có khả năng và điều kiện lựa chọn. Bên cạnh đó phải có chính sách khuyến khích cơ sở nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, công cụ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Chính sách khuyến khích hình thành các hiệp hội nghề: Có thể nói rằng hiệp hội là tổ chức có lợi cho cơ sở sản xuất, cho người sản xuất ngành nghề trong LNTT. Thông qua hiệp hội, các cơ sở sản xuất, người sản xuất trong làng nghề được trao đổi và cung cấp những thông tin về nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là về vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, giá cả, thị trường, cũng thông qua hiệp hội, các cơ sở có điều kiện giúp đỡ nhau thông qua các dịch vụ kỹ thuật, quản lý, cung cấp vật tư, điều kiện và cơ hội hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó có sự trao đổi hợp tác nhằm giúp đỡ nhau như vậy mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của các đơn vị, các thành phần kinh tế trong các làng nghề để tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà con vươn ra cả thị trường nước ngoài. Quản lý nhà nước. Song song với việc bổ sung và hoàn thiện chính sách nhằm phát triển LNTT, việc bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề cũng cần được kiện toàn nhằm bảo đảm khả năng quản lý có hiệu lực đối với làng nghề. Vấn đề đặt ra là đối với việc xây dựng hệ thống quản lý nhà nước cần phải có tính hệ thống, đảm bảo có thể theo dõi, điều tiết sự phát triển của LNTT xuyên suốt trung ương đến cơ sở. Để làm được điều này cần thiết phải có các cơ quan quản lý chuyên môn đồng thời phải có sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các cơ quan có liên quan để tránh tình trạng có quá nhiều đầu mối quản lý nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đến cùng đối với các vấn đề mà LNTT đặt ra. Ngoài ra các hội nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể cũng là nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của LNTT. Để tạo điều kiện cho LNTT phát triển, cơ quan quản lý nhà nước ở Sóc Sơn cần làm một số việc sau: Tham mưu cho các cơ quan quản lý cấp trên chính sách các mặt nhằm tạo điều kiện cho LNTT phát triển. Theo dõi và căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi mà kịp thời tư vấn và đưa ra các giải pháp thích hợp để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt là về các mặt như thị trường sản phẩm, thị trường vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất, hình thức sản xuất…Đặc biệt là phải chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang nét văn hoá truyền thống. Nắm chắc các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của LNTT nhằm giúp đỡ cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác để từ đó đưa ra các quyết định đúng. Tạo điều kiện cho các hội nghề nghiệp được thành lập và hoạt động. 3.2.6. Về môi trường sinh thái: Việc mở rộng, khôi phục và phát triển TTCN, làng nghề ở Sóc Sơn đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Vì vậy, trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng sản xuất cho làng nghề, các cụm công nghiệp nhỏ tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiễm, xử lý rác thải bảo vệ môi trường. Kết luận Trong thời gian qua, làng nghề Sóc Sơn đã khôi phục, phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành quả được coi là trực tiếp đó là tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Sóc Sơn. Các làng nghề Sóc Sơn ngày càng mở rộng và phát triển, còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Sóc Sơn theo hướng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH Sóc Sơn. Một giá trị vô hình và to lớn không thể không kể đến là việc khôi phục và bảo tồn những nét văn hoá truyền thống mà những LNTT Sóc Sơn đã tạo ra. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phát triển các LNTT Sóc Sơn là một biện pháp quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu để phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sóc Sơn phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam, khu vực và cả thế giới. Kiến nghị. LNTT Sóc Sơn trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Đó là vấn đề vốn, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chính sách của nhà nước và trình độ và kỹ năng, tinh thần thái độ của người lao động. Đây là những vấn đề không phải có thể giải quyết một sớm một chiều và cũng không phải của một cơ quan nhất định nào đó, mà nó là vấn đề của mọi ngành, mọi cấp, vấn đề lâu dài của toàn thể xã hội. Bởi vậy, để giải quyết được các vấn đề đó một cách hiệu quả thì đòi hỏi các cấp chính quyền phải có sự phối hợp đồng bộ và sự đồng tình ủng hộ của toàn dân, toàn xã hội. Để các LNTT ngày càng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và nhu cầu giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân thì đề nghị các cấp chính quyền địa phương phải ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển, các chính sách phải cụ thể, đi vào thực tiễn sản xuất của các làng nghề chứ không chỉ là trên giấy tờ. Một định hướng quan trọng của phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới đó là kết hợp phát triển làng nghề với du lịch làng nghề. Bởi vậy tôi xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền phải nhanh chóng có quy hoạch và triển khai các dự án phát triển du lịch Sóc Sơn để kết hợp phát triển du lịch làng nghề Sóc Sơn một cách hiệu quả nhất. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các làng nghề trong tương lai. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. PHẠM VĂN VẬN và sự giúp đỡ của các đồng chí phòng KH-KT&PTNT huyện Sóc Sơn cho em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình! Em xin trân thành cảm ơn! Danh mục các tài liệu tham khảo: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Sóc Sơn. Đề án về chủ trương, giải pháp khuyến khích phát triển CN-TTCN làng nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010. Số liệu thống kê năm 2001-2005 của huyện Sóc Sơn. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới. Sách: Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội-1997. Trang web Đảng cộng sản Việt Nam: Đangcongsanvietnam.com.vn Phụ lục 1: kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006. Đơn vị: Triệu đồng. 2002 2003 2004 2005 2006 DT CP Lãi(lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) 1. Thu Thuỷ 3520 1024 2496 5157 1030 4127 7559 1319 6240 11597.5 3119.5 8478 13659 2739 10920 2. Xuân Dương 2852 739 2113 3695 776 2919 5180 1085 4095 7380 1476 5904 10185 2037 8148 3. Lai Cách 11075 3323 7752 15800 4740 11060 18258 5478 12780 29988 11996 17992 37895 10473 27422 4. Điệu Tân 2395 590 1805 3072 768 2304 3921 1363 2558 6507 2277 4230 7698 1998 5700 5. Đại Dương 0 0 0 0 0 0 3314 1274 2040 3420 1026 2394 4225 925 3300 Tổng 19842 5676 14166 27724 7314 20410 38232 10519 27713 58892.5 19894.5 38998 73662 18172 55490 Nguồn: phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0032.doc
Tài liệu liên quan