Đề tài Vai trò của người phụ nữ tỉnh yên bái trong công việc gia đình hiện nay

Nhà Nước và các cấp chính quyền nên đầu tư vốn cho những gia đình phụ nữ nghèo, khuyên bảo và đưa ra cách thức làm giàu cho họ. Các tổ chức xã hội cần tuyên truyền sâu rộng đến tận các xã, các bản làng để người phụ nữ có khả năng tự nhận thức một cách toàn diện hơn - Ngoài ra còn khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ đội sản xuất như thêu may, đan, làm nghề thủ công, điều này có thể tạo cơ hội cho những phụ nữ nông thôn miền núi có thể tách khỏi công việc gia đình mà nhờ đó họ có thể có những thu nhập bằng tiền mặt của riêng họ. Bên cạnh đó qua sinh hoạt của những nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về vấn đề xã hội cũng như kiến thức về nuôi dạy con cái trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với công tác của hội phụ nữ tại phường như : Công tác kế hoạch hoá gia đình, kiến thức nuôi con, dạy con và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Với sự phát triển của kinh tế thị trường trong tương lai không xa chúng tôi cho rằng công việc gia đình của phụ nữ nông thôn đặc biệt là công việc nội trợ sẽ trở thành một loại công việc có thể xác định được giá trị vật chất giống như các loại công việc sản xuất khác.

doc63 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của người phụ nữ tỉnh yên bái trong công việc gia đình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười cha dạy con theo định hướng lớn lên theo từng gia đoạn cuộc đời, người mẹ dạy con tỷ mỷ, sâu sát từng ngày. Mặt khác hai vợ chồng cùng lo dạy dỗ con cái không có nghĩa là nhất thiết mỗi một việc, cả cha cả mẹ đều súm vào rầy la, khuyên bảo có khi như vậy trẻ lại khép kín hơn. Tuy vậy ta chỉ có thể một người rầy la còn một người là chỗ dựa tinh thần cho trẻ động viên an uỉ trẻ nhận lỗi và sửa lỗi. Thông thường người cha nghiêm khắc, người mẹ dụi dàng nên trong nhiều trường hợp người mẹ cần đóng vai trò làm chỗ dựa tinh thần cho trẻ tuy nhiên tuyệt đối không được làm cho trẻ hiểu lầm là cha không thương đó là điều mà người mẹ cần khéo léo. Đó đây hàng ngày chúng ta phải nghe những câu răn đe của những người mẹ khi dỗ con : " Không nín mẹ gọi bác sĩ ". " Cho tiêm hoặc uống thuốc ". " Ngoan thì mẹ cho đi nhà trẻ "... Chính vì những lời doạ nạt đó mà trẻ có thể thôi không khóc nhưng tai hại là cháu có ác cảm với bác sĩ mỗi khi khám bệnh, khám sức khoẻ các cháu sẽ sợ. Nuôi dạy con là một phương pháp khoa học, không đơn giản nó đòi hỏi bậc làm mẹ phải có ý thức và phương pháp dạy tuỳ vào từng hoàn cảnh. Giáo dục nhân cách cho trẻ là rất khó, giáo dục trẻ em đã bị tổn thương lại càng khó hơn, muốn đối phó với mọi nguy cơ cần trang bị đầy đủ kiến thức, có trình độ học vấn thì mới có thể dạy con một cách hoàn thiện được. Qua tìm hiểu sự quan tâm của người mẹ đến việc tu dưỡng đạo đức của con cái thì thấy : + Có 41% người phụ nữ ở trình độ cấp I được hỏi cho rằng có chăm sóc con cái chiếm 90,2%, trong đó có 4 người không trả lời chiếm 9,8% ở nội dung giáo dục đạo đức cho con cái. + Có 218 người ở trình độ cấp II trả lời có chăm sóc con cái chiếm 91,7% ở nội dung giáo dục đạo đức. + 124 người ở trình độ cấp III chiếm 88,7% có quan tâm giáo dục con cái ở nội dung giáo dục đạo đức + Và có một người ở trình độ đại học chiếm 100,0% trả lời có giáo dục đạo đức cho con cái. Như vậy có thể nói việc dạy con tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh gia đình và phụ thuộc vào sự nhận thức của các bậc cha mẹ, nếu người mẹ hoặc người bố có học thức kém thì làm sao dạy con được. Đó là một sự bất công quá lớn đối với gia đình nghèo bởi vì họ không được đi học, không có kiến thức thì làm sao họ dạy bảo con cái trong xã hội ngày càng phát triển này. Đối với những người phụ nữ nông thôn suốt ngày chỉ quanh quẩn với luỹ tre làng, lớn lên lấy chồng sinh con và chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của người đi trước, thậm chí bỏ mặc cho nhà trẻ hoặc ông bà trông giúp, khi lớn bỏ mặc cho xã hội hoặc nhà trường, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tâm lý của đứa trẻ, dẫn đến tính trạng bỏ nhà ra đi của đứa trẻ, lang thang bụi đời. Để dạy con cái cách làm người mỗi chúng ta ai cũng phải tự trang bị cho mình những tri thức tối thiểu để làm cha, làm mẹ, và nhất là những người mẹ. Vì vậy xã hội cần tạo mọi điều kiện nâng cao trình độ học thức cho người phụ nữ để cho họ vươn lên trong mọi lĩnh vực của sự mong đợi thời mở cửa. Bởi vì sự tham gia của người phụ nữ vào chức năng giáo dục con cái hiện nay có ý nghĩa là một biểu hiện, một giá trị có ý nghĩa phát trong nội dung cuộc sống tự thân nó lại chứa đầy mâu thuẫn. Từ đó các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều phương hướng ứng sử để có thể giải phóng người phụ nữ, đó cũng là cách giải pháp về : " Công xã giáo dục " mà chính một nhà lý luận của phụ nữ Simone de Beauvoir cũng đã nói. " Tôi nghĩ rằng phải loại bỏ gia đình, tôi hoàn toàn đồng ý với những dự định do người phụ nữ tạo ra và thỉnh thoảng cũng do người đàn ông tạo ra là thay thế gia đình hoặc những công xã hoặc bởi những hình thức khác còn đang phải được chúng ta sáng tạo ra. Theo bà " Làm mẹ mãi mãi vẫn là hình thức tốt nhất để biến người phụ nữ thành nô lệ ". [18,53] Dạy dỗ con cái dù đó là trách nhiệm chung của cả cha lẫn mẹ nhưng con càng nhỏ thì vai trò của người mẹ càng quan trọng. Con người ta ai cũng bước vào cuộc đời bắt đầu từ lòng mẹ và đều " bản thiện " cả. Nhưng rồi có người sẽ lương thiện, cống hiến, có kẻ sẽ tội lỗi hại đời và người mẹ lúc này lại là người có công lao, trách nhiệm liên quan. Chính vì vậy thiên chức làm mẹ, trách nhiệm giáo dục con cái theo kiểu làm mẹ của người phụ nữ vô cùng lớn lao và không ai có thể thay thế được. III.3.3./ Vai trò của người phụ nữ trong công việc nội trợ gia đình Cũng như phân tích ở trên ta thấy hình ảnh người phụ nữ hiện nay là người đóng vai trò chính trong gia đình, người mẹ hiền, người vợ đảm đang và cũng là người nội trợ tích cực.Hình ảnh người phụ nữ mờ nhạt trong xã hội cũ đang dần dần được tô đậm lên và xứng đáng với công lao đích thực của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình và xã hội. Như vậy tính theo thời gian do chính sách của Nhà Nước cũng như nền kinh tế thị trường xã hội hiện nay đã tác động vào nhận thức của người phụ nữ, nhưng sự chuyển biến về sự phân biệt giới trong phân công lao động trong gia đình hầu như không thay đổi nhiều. Quan niệm trước kia vẫn luôn coi trọng công việc gia đình nhất là công việc nội trợ là công việc của người phụ nữ , hay nói cách khác " thiên chức " của người phụ nữ. Trong tứ đức của Khổng Tử nho giáo đã quy định cho phụ nữ việc " Nữ công gia chánh ", quan niệm này đã tồn tại ở Việt Nam cũng như các nước khác, nó đã ăn sâu vào nhận thức của mỗi người và coi đó như là một giá trị đích thực để đánh giá người phụ nữ.Những tiến bộ của xã hội hiện nay cũng như những đóng góp của phụ nữ vàoxã hội là một điều mà chúng ta phải thừa nhận. Không nên coi công việc gia đình chỉ rành riêng cho phụ nữ như trước kia nữa, mà nên có cách nhìn nhận về công việc đó như là một công việc chung trong gia đình, bên cạnh đó cần có thêm sự chia sẻ của người chồng. Ngày nay các phong trào của phụ nữ càng cao, những quan điểm tiến bộ về phụ nữ trong xã hội đã ngày càng khẳng định vai trò vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Trong lý thuyết " Bước đi tiến bộ " của Young và Willmost đã đề cập đến"gia đình đối xứng " nghĩa là " Trong gia đình đối xứng " mỗi cặp vợ chồng con cái tập trung vào nhà cửa và phần lớn thời gian sống ở đấy, có sự bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới và ít có sự phân biệt vai trò giữa hai giới. [19, 53] Như vậy sự nhận thức về vị trí cũng như vai trò của người phụ nữ hiện nay cho chúng ta thấy ngươì phụ nữ không thua kém nam giới trong mọi lĩnh vực, họ cũng tham gia lao động xã hội thậm chí còn tích cực hơn. Nhưng thực tế xã hội lại cho chúng ta thấy tuy cũng có xu hướng tích cực tham gia vào xã hội như nam giới nhưng người phụ nữ lại chịu thiệt thòi nhiều hơn, ít có cơ may hơn nam giới. Vấn đề tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc nội trợ, phải chăng là xã hội vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề về quan niệm đối sử với phụ nữ. Điều này được chứng minh khi đi thực tế và được thực hiện phỏng vấn sâu với những người dân Yên bái , hầu như tất cả các câu trả lời của các chị đều giống nhau : " Chúng tôi thường đi làm về muộn, đã vậy lai còn tranh thủ đi chợ và nấu ăn ". Vấn đề ở đây không phải là công việc nấu ăn qua nặng nhọc đối với các chị, đó chỉ là công việc trong phần việc gia đình mà thôi. Song cái mà tôi muốn đề cập ở đây là sự quan tâm của người chồng đối với công việc nhà cho vợ. Các chịở xã Y Can còn nói : " Chồng tôi rất ít quan tâm đến việc nhà cho vợ, đặc biệt là sức khoẻ ". Như vậy công việc gia đình không chỉ là sự phân chia lao động mà còn đề cập đến việc chăm sóc sức khoẻ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người phụ nữ. Nhà nghiên cứu Oakey một trong những nhà xã hội học đầu tiên khi phát triển các kỹ năng trách nhiệm đối với người nội trợ : " Sự từ chối thường xuyên không thừa nhận công việc nội trợ là một lao động vất vả và cũng là nguyên nhân phản ánh địa vị thấp của phụ nữ trong xã hội "[20, 53] Như vậy đa phần người chồng coi công việc nội trợ không phải là công việc của mình, còn người phụ nữ lại thực hiện công việc này một cách tự nguyện, tự giác không đòi hỏi được trả công.tìm hiểu thêm việc thực hiện công việc gia đình của người phụ nữ, chúng ta đi xem xét bảng tương quan của người tham gia với công việc gia đình hiện nay, chúng tôi lấy hai công việc mà người phụ nữ làm nhiều nhất đó là : + Đi chợ, nấu ăn + Dọn dẹp, lau chùi, giặt giũ. Bảng2 : Tương quan theo tuổi với công việc phải làm % Người thực hiện Người thực hiện Vợ Chồng Cả hai Người khác Tuổi 1. Đi chợ, nấu ăn < 25 Tuổi 68,9% 5,3% 10,5% 5,3% 25-35 68,9% 3,4% 29,1% 35-45 77,5% 20,1% 5,6% 45-55 89,2% 25,0% 5,3% 10,7% >55Tuổi 97,9% 18,5% 2,3% 27,6% 2. Dọn dẹp, lau chùi, giặt giũ < 25Tuổi 61,1% 5,6% 33,3% 25-35 Tuổi 58,3% 3,4% 20,0% 35-45 Tuổi 73,0% 20,1% 11,9% 13,4% 45-55 Tuổi 84,0% 17,9% 16,0% 21,3% > 55 Tuổi 89,5% 17,3% 11,4% 35,1% Theo như bảng2 chúng ta thấy một thực tế công việc nội trợ gia đình hầu như người phụ nữ làm, và ở độ tuổi càng cao thì mức độ tham gia của người phụ nữ càng tăng từ 68,9% ở độ tuổi dưới 25 đã tăng lên 97,9% ở độ tuổi trên 55 với công việc đi chợ nấu ăn. Và việc lau chùi, giặt giũ cũng vậy từ 61,1% ở độ tuổi dưới 25 tăng lên 89,5% ở độ tuổi trên 55, bà Lán xã Nga Quán nói : " Về già chúng tôi chẳng làm được gì cả, chỉ giúp con cháu về công việc nội trợ mà thôi ". Như vậy sự tham gia của phụ nữ vào công việc gia đình có xu hướng gia tăng ở độ tuổi về già, có thể nói rằng ở độ tuổi này phụ nữ càng có nhiều thời gian thực hiện công việc gia đình nhiều hơn, có thể vì lý do sức khoẻ mà không tham gia vào lao động sản xuất, bởi vậy lúc này hầu hết thời gian họ nghỉ ngơi và làm các công việc nhà. Song nhìn một cách tổng quát nhất thì người phụ nữ trong mọi lúc, mọi nơi và ở mọi lứa tuổi thì họ vẫn là người thực hiện chính các công việc trong gia đình. Chỉ đến khi xã hội bắt đầu công nghiệp hoá và gắn liền với nó là quá trình đô thị hoá lúc này mô hình vai trò mới có sự biến đổi và phân công lại giữa vợ và chồng, người chồng đi làm. người vợ chỉ ở nhà nội trợ không phải đi làm ngoài. Người chồng là trụ cột về kinh tế đem lại thu nhập, người vợ chăm sóc chồng con, chắc chắn rằng ở nước ta mô hình phân công vai trò này chỉ có một bộ phận ở dân cư đô thị, và chỉ đến khi ở giai đoạn công nghiệp hoá cao thì một lần nữa mô hình phân công vai trò này trong gia đình lại biến đổi. Nền sản xuất xã hội ở quy mô công nghiệp hoá cao kéo người phụ nữ ra khỏi công việc nội trợ, tham gia vào lực lượng xã hội vì nhu cầu của nền sản xuất hay nhu cầu của người tiêu dùng trong gia đình tăng lên và vì quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực. Theo sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn tỷ lệ không nhất trí với sự phân công vai trò này là 32,4%, trong đó ở đô thị cao hơn ở nông thôn và 37,3% so với 27,6% theo sự khác biệt giới tính, phụ nữ không nhất trí với ý kiến này cao hơn nam giới 36,8% so với 28,0%. Việc tham gia vào quyết định trong các công việc gia đình thể hiện địa vị và quyền lực của mỗi giới, vai trò người vợ, người nội trợ thể hiện trong việc phụ nữ vẫn là người quyết định chủ yếu chi tiêu ăn uống hàng ngày, việc chi tiêu chữa bệnh và học hành cho con cái mặc dù người chồng có sự chia sẻ trách nhiệm nhưng phụ nữ vẫn là người quyết định chính. Ngược lại trong những quyết định quan trọng như mua sắm đồ dùng đắt tiền và hôn nhân của con cái thì vai trò của phụ nữ nơi đây cũng tăng lên đáng kể, song người chồng vẫn là người quyết định chính. Một chỉ báo khá rõ về địa vị thấp hơn của phụ nữ so với người chồng trong gia đình là người vợ thường thay đổi thói quen của mình để làm hài lòng chồng trong đời sống gia đình khi không có sự nhất trí giữa hai người. ở Yên Bái hiện nay vẫn còn ảnh hưởng của phong tục tập quán nên người phụ nữ ở đây chưa nói lên được điều gì để tự mình thoát khỏi khổ cực, vừa lao động sản xuất lại vừa lao động trong gia đình, trong khi đó quyền quyết định vẫn thuộc về người chồng nhiều hơn. Qua thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy công việc nội trợ của người phụ nữ nơi đây bao gồm cả việc nhà và những hoạt động kinh tế, bên cạnh những công việc hiển nhiên là việc nội trợ như đi chợ, giặt giũ quần áo, dọn dẹp... thì có một số lao động đem lại thu nhập cho gia đình như nấu rượu, nuôi lợn.. lại bị coi là lao động nội trợ. Qua bản phỏng vấn sâu các hộ gia đình tại Yên Bái chúng tôi nhận thấy hầu hết phụ nữ ở đây sử dụng thời gian trong ngày cho những loại công việc có tính chất gần như nhau : 5.00h-7.00h : Dậy nhóm bếp, nấu cơm, nấu rượu, quét dọn nhà cửa... 7.00h - 11.00h : Đi chợ, làm đồng, làm thuê 11.00h - 14.00h : Nghỉ trưa, quét dọn, giặt giũ quần áo 14.00h - 17.00h : Giặt giũ, quét dọn , cho lợn ăn, tưới rau, làm đồng 17.00h - 20.00h : Nấu cơm, quét nhà, tắm giặt, ăn cơm, bảo con học 20.00h - 21.00h : Xem vô tuyến, ngủ 21.00- 24.00h : Ngủ Đối với tất cả các gia đình nông thôn hiện nay nấu rượu hàng ngày để có bỗng rượu nuôi lợn là hoạt động phổ biến, công việc này thường xuyên do phụ nữ đảm nhận và luôn được coi là một loại cộng việc nội trợ cho gia đình. Bên cạnh đó việc trồng rau hay nuôi gà đẻ trứng để tạo thêm nguồn thức ăn cho gia đình của phụ nữ cũng bị coi là công việc nội trợ, đây là vấn đề bất lợi đối với người phụ nữ khi tính thu nhập của họ đóng góp với hộ gia đình, cô Hiền thôn Hoà Bình xã Y Can nói : " Cả ngày cũng chỉ những việc trong gia đình và ngoài đồng ruộng mà thôi, nhưng ngày nào cũng phải dậy sớm từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối mới được nghỉ ngơi, ngoài ra ở xã tôi cũng chẳng có việc làm phụ " Năm 1983, Gabbraith đã đưa ra cách tính giá trị thay thế quy ra tiền mặt, ông cho biết mỗi năm trung bình một người làm công việc nội trợ có giá trị tương đương khoảng 25.000 đô la. Cách tính này do công ty bảo hiểm Mỹ tính cho những người chồng phải làm công việc nội trợ cho vợ vì vợ ốm hoặc chết.[21, 53] ở Việt Nam để đo được giá trị của công việc nội trợ mà người phụ nữ nông thôn hiện nay đang làm là một điều rất khó, như vậy công việc nội trợ sẽ có thể tính tương đương theo giá trị của từng phần công việc. Muốn làm được điều này phải tính chính xác thời gian mà người phụ nữ Yên Bái phải sử dụng khi làm một việc nào đó của công việc nội trợ. Tuy nhiên cách tính này ít có kết quả mong đợi, bởi vì chính người phụ nữ Yên Bái cũng khó xác định được tính chất những loại công việc mà họ đang làm. Hiện nay với sự phát triển của nên kinh tế thị trường, phụ nữ Yên Bái đã và đang tham gia vào nhiều loại hình hoạt động kinh tế đem lại thu nhập cho hộ gia đình . Vì thế sự tính toán thời gian sao cho có hiệu quả kinh tế đối với từng loại công việc sẽ thay đổi sự phân công lao động truyền thống ở nông thôn, đặc biệt nông thôn miền núi nói chung và Yên Bái nói riêng. Miền núi trong tương lai không xa chúng tôi cho rằng công việc nội trợ của người phụ nữ sẽ trở thành một loại công việc có thể xác định được giá trị vật chất giống như các loại công việc sản xuất khác. Muốn xã hội phát triển trước tiên phải phát triển con người, trong đó có cả nam lẫn nữ, lúc đó mới tồn tại phát triển một xã hội văn minh, và phụ nữ không nên tự giam mình vào các công việc nội trợ trong gia đình. Quan tâm đến người phụ nữ chính là quan tâm đến hạnh phúc gia đình của họ, người phụ nữ ở đây đồng thời là người phụ nữ đảm đang nên việc quan tâm giải quyết những khó khăn của họ cũng chính là quan tâm đến hạnh phúc và tiến bộ xã hội. Vì vậy phụ nữ Yên Bái không thể nào làm tốt các chức năng tái sản xuất ra xã hội, nếu người phụ nữ không có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với xã hội qua con đường trực tiếp tham gia sản xuất xã hội và quản lý xã hội. Họ sẽ không có điều kiện phát triển kiến thức mọi mặt để trao đổi, chuyện trò bàn bạc với chồng con, chưa nói đến giúp đỡ chồng, hướng dẫn con. Hơn thế dù mai đây người ta có giả thuyết rằng người phụ nữ sẽ được đào tạo thành tiến sĩ, phó tiến sĩ về hoạt động nội trợ thì người phụ nữ cũng không thể có sự bình đẳng với chồng một khi họ phụ thuộc kinh tế vào chồng. Như vậy từ những vấn đề bất bình đẳng trên chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng một lần nữa đối với những người đàn ông - người chồng - người cha hãy giúp đợ những người vợ - người mẹ như một trách nhiệm, một sự biểu lộ quan tâm bởi đó không phải là một "yêu cầu ", một " kêu gọi " ở người đàn ông mà còn là một trách nhiệm pháp lý của người chồng đối với người vợ, của người làm cha đối với những đứa con, của kẻ làm con, làm cháu đối với ông bà, cha mẹ, đối với những người thân quyến tàn tật, già cả ốm đau trong gia đình. Qua đó có thể nói lên rằng bình đẳng nam - nữ, ý nghĩa nhân đạo sâu sa nó không phải là ở chỗ thực hiện công bằng một cách bình quân về mặt số học. Điều thiết yếu chính là tạo ra một cuộc sống mà người phụ nữ Yên Bái cũng như người phụ nữ Việt Nam nói chung được tự mình làm chủ lấy cuộc sống, tương lai và vận mệnh của mình, của gia đình mình. Trong gia đình ấy người chồng là người bạn trung thuỷ tôn trọng và chia sẻ tất cả gắng nặng với người vợ người mẹ. Nhưng làm được điều này trước mắt chúng ta còn cả một chặng đướng dài mà người phụ nữ Yên Bái nói riêng và người phụ nữ trong cả nước nói chung phải vượt qua trở ngại từ phía chính mình, từ xã hội với những điều kiện kinh tế chưa cao, và trình độ văn hoá còn nghèo nàn. Hy vọng rằng những người phụ nữ sẽ thực hiện được sứ mệnh của mình trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam. Các cấp chính quyền địa phương cần xây dựng củng cố mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo trước mắt, cần tạo nên những nhóm trẻ tại hộ gia đình nhằm giảm nhẹ công việc gia đình cho những bà mẹ trẻ. Bên cạnh đó Nhà Nước cần sớm nghiên cứu tổng thể về vấn đề công việc nội trợ ở nông thôn, nhất là những nơi xa xôi hẻo lánh , từ đó đưa ra những văn bản pháp lý kịp thời đối với những phụ nữ làm công việc nội trợ trong xã hội cũng như trong từng gia đình. III.3./ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái hện nay 1./ Nguyên nhân do phong tục tập quán Đã hàng ngàn năm nay kể từ khi nền văn minh khổng giáo giữ ngôi thống trị đất nước của chúng ta về mặt đời sống tinh thần, đại bộ phận nước ta nói đến gia phong là nói đến nếp sống gia đình theo đạo lý khổng giáo. Dưới thời phong kiến là như vậy, đây là một xã hội luôn đem lại đau khổ và bất hạnh nhất đối với người phụ nữ, được đánh giá bằng luật pháp trói buộc người phụ nữ. Như luật nhà chồng có quyền cầm bá người vợ, nếu người vợ đi ngoại tình thì bị coi là nô tì trong gia đình, nếu không sai phạm thì phải thờ chồng nuôi con, chồng chết không được đi lấy chồng khác nếu không sẽ bị phạt 100 chượng. ở xã hội đó người phụ nữ luôn phải đi làm lẽ, ngoài xã hội không được tham gia hội hè, không được ra đình, chùa, nếu qua thì phải cúi người. Lao động của phụ nữ được coi là lao động phụ, không được đánh giá cao, không được tham gia quản lý sản phẩm. Bên cạnh đó người con gái phải phục tùng cha mẹ, chồng con và họ hàng, phụ nữ nếu lấy chồng cũng đều do cha mẹ sắp đặt, không được tự do yêu đương, hẹn hò, nếu không sẽ bị cạo trọc đầu, bôi vôi và đuổi khỏi làng. Khi về nhà chồng phải phục tùng cha mẹ chồng và người chồng, làm lụng suốt cả ngày không được nghỉ ngơi mà vẫn coi là con ở, nô tỳ. Nếu làm không đúng người chồng có quyền đánh chửi và đuổi về nhà mẹ đẻ, thời phong kiến là như thế, và sang những thời thuộc địa nửa phong kiến cũng cơ bản là như vậy. Trong hiện thực gắn với hình thái kinh tế xã hội phong kiến, gia phong Khổng giáo không thể không vướng những vết đen cơ bản của nó, trong đó thường biểu hiện rõ ở người nam giới và nó còn ảnh hưởng cho đến ngày nay ở những vùng kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn như Yên Bái với quan niệm cho rằng vị trí của người phụ nữ chỉ là phụ, nó mang tính chất ít quan trọng hơn công việc của người chồng nhất là nội trợ.Chú Bình xã Nga Quán nói : " Phụ nữ là người chân yếu tay mềm, chỉ nên ở nhà cơm nước trông con cái, chợ búa là được rồi, với lại họ cũng mong muốn như vậy mà ". Như vậy người phụ nữ là người có vị trí thấp nhất trong gia đình, thậm chí những quan niệm về người phụ nữ trước kia có thể tính trước những năm 20 của thế kỷ này còn quan niệm rằng: " Phụ nữ chỉ là vật phụ thuộc vào đàn ông không có tư cách riêng của mình, do đó phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi đối sử của chồng với mình " [22,23- 53] Hay " Người phụ nữ phải biết coi mình như một con ở trong cuộc đời người đàn ông, lấy việc hy sinh cho chồng con là đạo sung sướng " [22,23- 53] Từ những quan niệm sai lệch về người phụ nữ như vậy là một nguyên nhân dẫn đến nam giới có cách nhìn sai lầm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhất là công việc nội trợ. Hay cũng chính từ nguyên nhân sai lệch này đã khiến cho chính bản thân chị em phụ nữ nhận thức sai đi về vai trò của mình mà đợt đi khảo sát vừa qua đã chứng minh cho chúng tôi thấy rõ điều đó. Chính chị em phụ nữ đã coi công việc nội trợ gắn với vai trò của mình, tâm sự với cô Bống xã Y Can được biết : " Hầu như bọn tôi ở đây đều đảm nhận mọi công việc mà xã hội cho rằng đó là trách nhiệm của phụ nữ, chồng chủ yếu lo kiếm tiền còn người vợ thì chủ yếu đảm nhận mọi việc trong gia đình, chăm sóc chồng con, nội trợ. Với lại ở nơi đây công việc này chủ yếu là do phụ nữ chúng tôi chứ ai lại bắt chồng mình làm những công việc như vậy " Qua đó cũng cho chúng tôi thấy được một điều là dù xã hội có thay đổi nhiều đi chăng nữa thì trong tiềm thức của mỗi người dân nông thôn đều có chung một suy nghĩ gán cho phụ nữ vai trò nữ công gia chánh, phụ nữ vẫn phải là người nội trợ, chăm sóc con cái. Điều này chỉ tồn tại ở một số vùng nông thôn hẻo lánh, chậm phát triển, nên con người ở đây còn chưa nhận thức đúng về vai trò của người vợ - người mẹ - người nội trợ. Tuy vậy trong thời đại ngày nay nước ta nói riêng cũng như các nước đang phát triển trên thế giới nói chung đang trên đà phát triển toàn xã hội, cho dù Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, song với điều kiện kinh tế phát triển hiện nay của nước ta cũng đòi hỏi người phụ nữ tham gia vào lao động xã hội một cách tích cực hơn. Để làm được điều này không có gì tốt hơn là tăng tầm hiểu biết cũng như nhận thức xã hội của chị em ngày càng cao để chị em có điều kiện tiếp thu tri thức xã hội. Trong công việc cũng đòi hỏi một sự nhìn nhận đúng đắn của người chồng và người chồng cũng nên chia sẻ, giúp đỡ chị em trong mọi lĩnh vực. Như vậy vấn đề nhận thức đúng đắn về vai trò vị trí của người phụ nữ trong gia đình là điều rất quan trọng, nó đòi hỏi xã hội cũng như gia đình với sự tiến bộ chung của toàn nhân loại hãy nên có cách nhìn nhận theo đúng chức năng, vai trò mà người phụ nữ đảm nhận. 2./ Nguyên nhân do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn Nói đến hanh phúc gia đình chúng ta thường đề cập tới các nhân tố về mặt tinh thần mà ít coi trọng tới yếu tố kinh tế, thậm chí cho rằng đặt vấn đề kinh tế trong khái niệm hạnh phúc là không đúng đắn. Thực tế yếu tố này có tác động gì đến sự bền vững của gia đình không? Điều này đã đặt ra bao nhiêu câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, và bao nhiêu điều thắc mắc của mọi người. Nhưng có thể nói trong tình hình kinh tế khó khăn kéo dài như hiện nay, và trong các chức năng chủ yếu của gia đình nổi trội nhất vẫn là chức năng kinh tế. Bên cạnh đó các chức năng khác của gia đình lại bị mờ nhạt đi, mà điều chủ yếu để duy trì mái ấm thì không phải chỉ có chức năng kinh tế mà là mối liên hệ tình cảm, bầu không khí của tình thương yêu và cảm thông sâu sắc. Sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau nằm ngoài sự chi phối của chức năng kinh tế, một tỷ lệ không nhỏ cho rằng túng thiếu quá không thể có hạnh phúc, đó là một thực tế phổ biến. Thế nhưng không phải có nhiều tiền, có mức sống vật chất cao là người ta có ngay hạnh phúc, một khi các gia đình đã có cuộc sống kinh tế ổn định cơ bản, người ta còn phải phấn đấu cho một tương lai mà chức năng tình cảm hoàn toàn thống trị ở gia đình. Một khi con người không phải lo toan từng bữa ăn thì con người ta sẽ quan tâm đến những bông hoa và những nụ cười, nhưng cuộc sống con người không ai hoàn hảo cả, khi sinh ra ai cũng mong muốn như nhau, có cuộc sống ổn định, gia đình ấm êm, vì vậy mà cuộc sống cứ sô đẩy họ ra khỏi ước mơ của mình. Xã hội sinh ra sự phân tầng ngày càng lớn, người giàu cứ giàu và người nghèo càng nghèo thêm, người giàu lại có điều kiện học hỏi và tiến thân, còn người nghèo lại bị ràng buộc bởi luỹ tre làng không có đủ điều kiện để tự khẳng định mình trong cuộc sống đầy sự bon chen này. Nhất là những người nông thôn miền núi ở tỉnh Yên Bái, thực tế cho thấy khi sản xuất diễn ra trên mảnh đất của họ thì khối lượng công việc mà người phụ nữ đảm nhận lớn hơn nam giới rất nhiều, nam giới thường tự cho mmình quyền quyết định mọi công việc, đồng thời chỉ làm những việc mà xã hội gán cho vai trò của mình như cày bừa, trồng rừng, làm nhà sửa nhà..... Còn người phụ nữ phải có nhiệm vụ gieo cấy, chăm sóc gặt hái, cất giữ và tìm thị trường tiêu thụ, có những người phải làm những công việc nặng nhọc vượt quá sức khoẻ của mình như phun thuốc sâu, cày bừa nữa... Nơi đây thu nhập lớn nhất cho gia đình chủ yếu là nguồn chăn nuôi mà đặc biệt công việc này lại do người phụ nữ làm là chính. Ngoài ra người phụ nữ còn chủ động tận dụng thời gian lao động bất cứ lúc nào vì lợi ích thiết thực của gia đình, họ phải luôn gắng công, gắng sức vào môi trường kinh tế gia đình, vì vậy họ càng bộc lộ tính cần cù, chịu khó, đức hy sinh ở mức độ cao nhất. Trách nhiệm của người phụ nữ không chỉ biểu hiện trong lao động sản xuất tăng thu nhập cho gia đình mà còn rất nhiều trọng trách nặng nề khác chồng chất lên đôi vai của họ khi đời sống kinh tế còn khó khăn. Trong tổng số 400 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 136 hộ đều do nữ đảm nhận mọi công việc nội trợ từ cơm nước, giặt giũ đến chợ búa, tính toán như thế nào cho vừa đồng tiền lại vừa hợp khẩu vị cho cả nhà. Vì không có thu nhập cao nên bữa ăn của gia đình chỉ phụ thuộc vào khả năng tự cung tự cấp của mảnh vườn, ao cá trong nhà, cuộc sống của người nông dân miền núi tỉnh Yên Bái nói chung và ở hai xã Nga Quán và Y Can noí riêng còn vất vả, người dân ở hai xã này chủ yếu sống bằng đồng ruộng và chăn nuôi, nếu gia đình nào có điều kiện thì góp vốn buôn bán nhỏ. Nhìn chung cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn vất vả, cơ sở vật chất không có, phương tiện sản xuất lại thô sơ chủ yếu là sức lao động của con người. Khi đi phỏng vấn mọi người đều kiến nghị là Nhà Nước không cho vay vốn để làm ăn, nếu có cho vay thì hạn lại qua ngắn, phải chăng đó là lý do dẫn đến nghèo đói, hay là người dân không biết cách làm ăn. Khi hỏi : " Theo ông, bà những gia đình trong làng xã ta nghèo và rất nghèo là do những nguyên nhân nào ? ". thì chúng tôi nhận được câu trả lời chủ yếu là do thiếu vốn 48,8% và thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động 17,0%,gặp rủi ro bệnh tật 23,4%, và nguyên nhân kế tiếp là đẻ nhiều,không biết quản lý.... . Vì vậy từ nghèo đói đã kéo theo hàng loạt nguyên nhân khác nào là kinh tế chậm phát triển dẫn đến trình độ nhận thức kém và đẻ quá nhiều, như vậy người dân ở đây nếu không nhận thức đúng đắn sẽ suốt đời sống trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, cho nên sinh ra nhiều tệ nạn xã hội và kéo theo người phụ nữ suốt đời bươn chải với cuộc sống, vật lộn với thời gian mà các cụ vẫn thường nói : " Bán mặt cho đất,bán lưng cho trời " là như vậy đó. Đã thế lại còn không đủ ăn, đủ tiêu thì người phụ nữ làm sao có thời gian đầu tư cho bản thân mình được, các chị sẽ bị đẩy lùi vào lịch sử với vị trí phụ thuộc vào nam giới nếu các chị không tự mình khẳng định. Về mức thu nhập của phụ nữ ở một số hộ khá giả chiếm 10-20%, nhưng nhìn chung ngoài chỉ số tài sản, mức độ chi tiêu hàng ngày trung bình đầu người đạt 3-5 triệu đồng/ năm. Trong số 400 hộ điều tra có : + 17% số hộ có mức thu trung bình là 41.000đ/ 1 tháng + 22,1 % số hộ có mức thu từ 42.000đ- 50.000đ/1tháng + 20,6% số hộ có mức thu 60.000đ/1 tháng + 10% số hộ có mức thu dưới 100.000đ/ 1tháng Đây là tổng thu trên cơ sở những tính toán của người trả lời, chưa trừ chi phí, và từ nguồn thu đó các gia đình đều phải đi vay để khắc phục tình tràng thiếu lương thực. Tìm hiểu mức độ thu nhập của người phụ nữ trong gia đình so với người chồng, chúng tôi thấy 37,2% có mức thu nhập thấp hơn, 31,8% ngang bằng và 30,9% cao hơn. Điều này cho thấy mức thu nhập không còn là đặc quyền của người chồng nữa,mà sự đóng góp về kinh tế cũng như vai trò của người phụ nữ đã tăng lên. Nổi bật nhất ở hai xã miền núi nơi chúng tôi khảo sát số phụ nữ có đóng góp thu nhập gần như cao hơn nam giới , chủ yếu tập trung ở những gia đình lên khai hoang, bản tính của người Việt cần cù hơn, phát huy tốt hơn trong điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi. Đó cũng là lý do tại sao người phụ nữ lại không phát huy vai trò của mình trong xã hội, và tại sao họ lại an phận, có thể nói rằng trong những gia đình nghèo bao giờ người phụ nữ cũng vất vả nhất, bởi vì họ chấp nhận làm rất nhiều công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy họ mới không có thời gian học tập, không có thời gian học hỏi các bạn bè vùng khác, cho nên cái nghèo luôn sánh vai cùng họ làm cho họ không ngẩng đầu lên được. Để khắc phục tình trạng này Nhà Nước nên đầu tư vốn cho các chị làm ăn, thời hạn ít nhất từ 2 năm trở nên, ngoài ra cần kêu gọi xã hội giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn để họ tự tin vượt qua mọi thử thách để vươn lên. Bên cạnh đó các cán bộ xã cần năng cao trình độ nhận thức thì mới lãnh đạo được dân chúng làm ăn, phát huy sức lực của bản thân lên làm giàu cho gia đình và xã hội. 3./ Nguyên nhân do trình độ học vấn Nói đến chất lượng lao động nữ nông thôn , người ta nghĩ ngay đến trình độ học vấn và tình trạng sức khoẻ. Nói chung học vấn của nữ giới thường thấp hơn nam giới , ở những gia đình nghèo điều này càng được khẳng định rõ, có những nguyên nhân tâm lý xã hội ảnh hưởng đến tình tràng này như : " Trọng nam khinh nữ " trước đây vẫn còn tồn tại. Phụ nữ chỉ việc lấy chồng đẻ con, chăm sóc gia đình là an phận, nên ít được đi học, còn nam giới có cơ hội tìm việc làm ngoài xã hội bằng con đường học vấn phổ thông. Khoán sản thời kỳ đầu cũng là sức ép đối với việc cho con cái đi học, đối với dân miền núi thì lại còn khó khăn hơn vì cơ sở vật chất thấp kém, thiếu giáo viên. Trong mẫu điều tra có : + 23,8% phụ nữ mù chữ ở trình độ văn hoá cấp I + 67,4% phụ nữ mù chữ ở trình độ cấp II + 8,8% phụ nữ mù chữ ở trình độ cấp III Như vậy cho chúng tôi thấy đa số phụ nữ mù chữ ở trình độ cấp II, và số năm đi học trung bình của phụ nữ xã Nga Quán cũng chỉ đật 6,16%, trong đó có 7,3% giúp con học bài, 85,5% chỉ đôn đốc giờ giấc. Tình trạng cho con gái đi học ít hơn con trai, buộc con gái phải thôi học do kinh tế còn khó khăn. Bên cạnh đó những hiểu biết thông thường về nghề nghiệp, y tế sức khoẻ rất thấp, chỉ có 6% số người đã từng tham gia lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi ngắn ngày, 68,3% nói rằng họ học qua kinh nghiệm của người đi trước, và 65,3% tự làm và tự rút kinh nghiệm qua đài, ti vi. Do nhận thức như vậy cùng với tập quán kết hôn sớm, đẻ dày, đẻ nhiều đã làm cho sức khoẻ của phụ nữ giảm sút. Tỷ lệ này ở miền núi cao hơn đồng bằng, phụ nữ ở miền núi rất ít đi khám thai, sau khi sinh thì nghỉ ngơi rất ít. Như vậy nhận thức và sức khoẻ của các chị em nghèo miền núi ở tình trạng như vậy rất khó cho việc nâng cao tính tự chủ, tích cực của họ trong thị trường kinh tế đòi hỏi sự năng động cao. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay vai trò của họ vẫn lớn trong việc tạo ra thu nhập cho gia đình và đảm đương các công việc hầu hết trong gia đình và trong lao động sản xuất. Tỷ lệ những công việc có hai vợ chồng tham gia đã cao hơn, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều việc mà tập quán tâm lý vẫn cho rằng đó là việc của phụ nữ. Qua đó cũng cho chúng ta thấy rằng trình độ học vấn rất quan trọng, nó quyết định toàn bộ cuộc sống con người, những người không có học vấn dẫn đến văn hoá kém và kéo theo nhiều tiêu cực khác nữa. Như vậy những phụ nữ ở Yên Bái thì sao? Các chị cũng thuộc vào những người ít học vấn, cho nên các chị quanh đời chỉ có làm ruộng và chăn nuôi, chăm sóc gia đình mong sao có cuộc sống ổn định là được Nhưng cuộc sống đâu có được như các chị mong muốn, cứ như vậy các chị sẽ bị cái nghèo bám theo và vòng luẩn quẩn cứ vây quanh các chị. Trước hết muốn thoát khỏi nghèo đói phụ nữ cần nâng cao trình độ học vấn, đó cũng là chìa khoá để giải quyết những bất cật hiện nay, điều này đòi hỏi một cách cấp bách sự hỗ trợ của xã hội đối với các địa phương, nhất là vùng núi xa xôi hẻo lánh, điều đó sẽ tạo điều kiện thu hút học sinh đến trường, thế hệ tương lai sẽ không rơi vào tình trạng thất học Và với lao động nữ cần tiếp tục phổ cập giáo dục cấp I, cấp II song song với việc tuyên truyền bồi dưỡng những hiểu biết xã hội, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ. Đối với hai xã miền núi địa bàn rộng, đường sá xa xôi cách trở, số lượng trường lớp ít phần lớn tập trung ở một hai địa điểm trung tâm xã, rõ ràng đây là khó khăn không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục phổ cập tiểu học nhất là các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa. Thêm vào đó những những chi phí cho giáo dục lại bao gồm những khoản tiền như xây dựng trường, tiền học thêm, tiền bảo hiểm y tế sức khoẻ, tiền sách vở, quỹ các loại.... Tuy nhiên không nhiều nhưng đối với những gia đình nghèo đó lại là một gánh nặng, do vậy mà tình trạng bỏ học của những gia đình nghèo tăng lên, bố mẹ mà không có cái chữ trong đầu thì con cái khó mà chăm chỉ học hành khi không có ai kèm cặp chúng. Cô Sanh thôn Quyết Tiến xã Y Can nói: " Nhà đã nghèo lại phải nuôi ba con ăn học tốn lắm, nhiều lúc lại phải đi vay, còn học thêm nữa chứ, suốt ruột lắm, chúng tôi trước kia không được học hành nên bây giờ chẳng biết cái gì để kèm cặp cho con cái cả, chỉ lo lắng đôn đốc giờ giấc của con cái mà thôi " Có thể nói rằng trình độ văn hoá thấp ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình giáo dục và xã hội hoá ở trẻ em, chỉ vì luẩn quẩn trong làng xã, trong gia đình nên trẻ em chỉ có một loại hình thông tin, một môi trường giáo dục là gia đình, trong đó chủ yếu là người mẹ. Việc chúng sẽ nhận được gì, học được gì ở những người cha, người mẹ có tri thức thấp như vậy ?. Và chính vì chi thức kém nên thế giới quan của phụ nữ cũng hạn hẹp và sai lệch, chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự hình thành của trẻ em ở đây.Do vậy trình độ học vấn của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và việc học hành của con cái. Chỉ cần có trình độ học vấn thôi cũng làm tăng khả năng phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đi khám thai và tỷ lệ sinh đẻ. Những người phụ nữ có học vấn bao giờ cũng có năng xuất lao động cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp, điều này thể hiện rõ ở nhận thức của người phụ nữ về việc giáo dục con cái, nâng cao năng lực và trí tuệ cho bản thân mình. 4./ Nguyên nhân do hoạt động của hội phụ nữ tỉnh chưa đạt hiệu quả và hệ thống truyền thông còn hạn chế Các hoạt động phong trào của hội đã có bề rộng và bề sâu nhưng chưa nhiều giữa các vùng các miền. Tính chất mặt trận liên hiệp còn hạn chế và môi trường quốc tế như bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội... Về vấn đề vận động và tuyên truyền đến tận địa bàn cơ sở cũng chưa hiệu quả vì có nhiều phụ nữ còn tự ti, thiếu ý chí trong việc quyết tâm nâng cao địa vị của mình trong xã hội. Và một số cán bộ hội còn thiếu ý thức và trách nhiệm của mình trong công việc. Bên cạnh đó hệ thống truyền thông còn rất hạn chế, vì tỉnh Yên Bái còn rất nhều xã không có điện do đó đã kìm hãm việc tuyên truyền, chẳng hạn như xã Y Can thì quá khó khăn đường giao thông chưa có, điện cũng không, cả xã chỉ có mấy chục cái ti vi và đài bán dẫn. Đời sống chưa cao nên người dân không có điều kiện đọc sách báo, nghe đài hay xem ti vi, bên cạnh đó xã Nga Quán còn có nhiều điểm thuận lợi nhất là đường giao thông xiên suốt đến tận thị xã, cuộc sống có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên trong điều kiện còn khó khăn như hiện nay ở hai xã Y Can và Nga Quán thì đài và ti vi là những người tuyên truyền đắc lực, là sân khấu nhỏ bé của mỗi gia đình. Phụ nữ có thể vừa kết hợp làm các công việc gia đình, vừa xem, nghe, giải thích và bàn luận với cả gia đình. Những dạng văn hoá như vậy cần được khuyến khiách và phát triển, hội phụ nữ nên có những biện pháp cụ thể để cho chị em phụ nữ được mở mang tầm hiểu biết của mình qua hệ thống truyền thông gián tiếp. Tóm lại những người phụ nữ ở nơi đây có rất nhiều nhu cầu và có lẽ phải dành cho họ một sự giúp đỡ đáng kể mới mong cải thiện được một phần tình trạng đói nghèo và nâng cao vai trò của họ trong gia đình và xã hội. III.4./ Dự báo về xu hướng trong công việc gia đình của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong những năm tới Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước đã nhìn nhận về quyền của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn miền núi nói riêng một cách rõ rệt. Người phụ nữ trước kia vẫn cho là phụ thuộc dưới quyền lãnh đạo của nam giới của xã hội và của gia đình. Nay từ sau quá trình đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và sản xuất dựa trên đơn vị hộ gia đình, điều đó thể hiện ở chỗ trên thế giới cũng như ở Việt Nam vị trí người phụ nữ làm chủ hộ gia đình đã được ghi nhận và có sự gia tăng đáng kể. Trong số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và cuộc nghiên cứu lịch sử của cuộc sống Việt Nam năm 1991 không cho phép chúng tôi có một kêt luận chắc chắn nào, nhưng chúng vẫn giúp chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần nghiên cứu. ở Việt Nam cũng gợi ra rằng việc phụ nữ làm chủ hộ tự nó không gây ra tình trạng nghèo khổ như ở các nước khác có lẽ sự nghèo khổ đó ở các nước đó do một cái gì gây nên chứ không phải do giới tính làm chủ hộ hay thậm chí do việc thiếu đàn ông trong hộ. Tuy nhiên ở nước ta có lẽ không phải là độc nhất, nhưng dù sao đây cũng là trường hợp lý thú giúp ta suy nghĩ lại khái niệm nữ làm chủ hộ và tìm cách tiếp cận có khả năng giải thích bức tranh phức tạp này. Hiện nay đất nước đang đi vào thế kỷ 21, nhân loại đang bước nào nền văn minh trí tụệ - văn minh truyền tin, do đó quá trình phát triển quốc gia dân tộc không chỉ phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào nguồn lực của con người với khả năng trí tuệ năng động. Phụ nữ nông thôn ngày nay nói riêng và phụ nữ trong cả nước nói chung chính là nguồn sinh lực dôì dào, khả năng tiềm ẩn của xã hội, tài nguyên vô giá của đất nước. Nếu nguồn lực này được giải phóng, được bồi dưỡng, được khai thác sử dụng và phát huy cả trí khí lẫn trí tuệ, cả chất sám và tay nghề để đi vào phát triển đất nước thì có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Dự báo trong tương lai của thế kỷ 21 thì một trong mười xu thế là phụ nữ tham gia lãnh đạo, phụ nữ lãnh đạo sẽ có hiệu quả cao hơn nam giới, nhất là với các dịch vụ kinh doanh. Tỉnh Yên Bái nơi chúng tôi khảo sát luôn là một trong những tỉnh đang và sẽ cố gắng hết khả năng của mình phát huy, học hỏi quyết tâm cải thiện cuộc sống, giải phóng khỏi tập quán lạc hậu, trình độ dân trí phát triển và đặc biệt là mở nhiều lớp tập huấn xoá mù chữ cho mọi tầng lớp nhất là đối với phụ nữ.Bên cạnh đó hội Phụ Nữ tỉnh đang vạch ra chiến lược giúp đỡ những phụ nữ nghèo vươn lên bằng cách đứng ra tín chấp cho phụ nữ nghèo vay vốn để làm ăn, đồng thời tuyên truyền vận động chương trình kế hoạch hoá gia đình và giúp phụ nữ biết cách tự hoàn thiện mình đúng với vai trò, vị trí mà xã hội mong đợi. Tuy nhiên những xu hướng này cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, mặt tích cực là đã được nhiều người dân ủng hộ và tham gia, còn mặt tiêu cực là chưa có đủ kinh phí và sự cố gắng của các cán bộ không hết mình. Còn nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cho người phụ nữ như trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp chuyên môn, rồi lao động và việc làm ít được đào tạo phần lớn là lao động giản đơn, lương thấp, sức khoẻ có hạn. Trong lĩnh vực gia đình thì lại co nhiều băn khoăn như chi phí học hành, chữ bệnh....Đó cũng là những vấn đề buộc Đảng và Nhà Nước phải quan tâm nhiều hơn nữa tới người phụ nữ nhất là phụ nữ Yên Bái, các nhà lãnh đạo nên động viên khuyến khích phụ nữ nâng cao trình độ, đoàn kết rộng rãi, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất tinh thần nâng cao kiến thức mọi mặt của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Tỉnh Yên Bái trong tương lai không xa luôn phát huy là một tỉnh miền núi tiên tiến, đẩy lùi nạn nghèo đói, phát triển đội ngũ cán bộ nữ trên các bình diện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ hội ngày càng vững mạnh để phát huy có hiệu quả vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho phụ nữ. Dự báo trong năm tới toàn bộ gia đình phụ nữ nghèo tỉnh Yên Bái sẽ được vay vốn với thời hạn dài hơn để làm ăn, đó cũng là một trong những nét tiêu biểu để xây dựng một tỉnh miền núi vững mạnh, thực hiện dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng văn minh, xứng đáng với lời nói của Bác Hồ kính yêu. phần IV: Kết luận, kiến nghị và giải pháp 1. Kết luận Từ hướng tiếp cận hệ thống và dưới góc độ nghiên cứu dựa trên hệ thống lý thuyết của xã hội học và các xã hội học chuyên ngành, một số lý thuyết của các ngành khoa học khác, chúng tôi đã chia hầu hết các hoạt động trong gia đình của người phụ nữ thành ba phần chính. Đó là hoạt động lao động sản xuất của người phụ nữ, nuôi dạy con cái và làm công việc nội trợ. Qua việc nghiên cứu ban đầu về công việc gia đình của người phụ nữ nông thôn miền núi, chúng tôi rút ra một số nhận định sơ bộ sau : - Sự chia sẻ việc nhà giữa vợ và chồng còn ít,ở nơi đây do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến. - Sự phân định mờ nhạt giữa công việc nội trợ và những hoạt động kinh tế đem lại thu nhập cho hộ gia đình làm tăng sự phụ thuộc kinh tế của người phụ nữ đối với chồng. - Gánh nặng công việc gia đình của người phụ nữ nơi đây làm cho thời gian nghỉ ngơi và những hoạt động văn hoá giải trí của họ giảm. - Trong gia đình cụ thể là trong hoạt động làm kinh tế. người phụ nữ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho hộ gia đình. -Do hạn chế về học vấn nên người phụ nữ không có cơ hội để kèm cặp dạy dỗ con cái trong học tập - Sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị thường diễn ra đối với nam giới, còn phụ nữ ở tại làng đảm nhiệm cả lao động nội trợ và lao động sản xuất trong hộ gia đình. Vô hình chung quá trình này đã kìm hãm sự chuyển đổi phân công lại vai trò trong hộ gia đình, thực tế đã chứng minh công việc gia đình đặc biệt là công việc nội trợ không phải là hoạt động thiên định dành riêng cho phụ nữ. Vì trên thực tế nhiều người chồng vẫn đảm nhiệm tốt công việc nội trợ khi vợ vắng nhà, đây là một quan điểm mấu chốt cần thay đổi trong chiến lược bình đẳng giới đối với gia đình ở nông thôn miền núi. 2. Kiến nghị: Để hiểu đúng về cồng việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái chúng tôi có một số kiến nghị sau : + Về phía người phụ nữ. Phải biết lôi kéo các thành viên cảu mình trong gia đình, chia sẻ trách nhiệm cho các thành viên, xoá bỏ tự ti, tự mình phải nâng cao trình độ mọi mặt tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức vươn lên tự khẳng định mình trong gia đình và xã hội. + Về phía gia đình. Nâng cao nhận thức của người chồng về công việc gia đình đặc biệt là công việc nội trợ để thay đôỉ những hành vi của chồng, con, từ đó chia sẻ nhiều hơn cho phụ nữ. Điều này không chỉ có ý nghĩa duy trì và phát huy tình yêu trong cuộc sống mà còn mang lại hạnh phúc và tiếng cười cho xã hội. + Về phía chính quyền địa phương. -Các cấp chính quyền địa phương cần xây dựng củng cố mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo, trước mắt cần tạo nên những nhóm trẻ tại hộ gia đình nhằm làm giảm nhẹ công việc gia đình cho nhuững bà mẹ trẻ. - Mở nhiều lớp tập huấn cho phụ nữ để họ có điều kiện tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình + Về phía xã hội. - Nhà Nước cần sớm nghiên cứu tổng thể về vấn đề về vấn đề công việc gia đình ở thành thị và ở nông thôn từ đó đưa ra những văn bản pháp lý kịp thời đối với những phụ nữ làm công việc nội trợ trong xã hội cũng như trong từng gia đình - Các phương tiện thông tin đại chúng cần góp phần xây dựng một nhận thức đúng trong xã hội về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Cần phải xác định rõ là : Trách nhiệm đối với gia đìnhcủa người phụ nữ không chỉ căn cứ vào khả năng kiếm tiền của họ mà còn tính đến vai trò làm mẹ trong công việc nuôi dạy những người công dân tốt cho xã hội sau này - Nhà Nước và các cấp chính quyền nên đầu tư vốn cho những gia đình phụ nữ nghèo, khuyên bảo và đưa ra cách thức làm giàu cho họ. Các tổ chức xã hội cần tuyên truyền sâu rộng đến tận các xã, các bản làng để người phụ nữ có khả năng tự nhận thức một cách toàn diện hơn - Ngoài ra còn khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ đội sản xuất như thêu may, đan, làm nghề thủ công, điều này có thể tạo cơ hội cho những phụ nữ nông thôn miền núi có thể tách khỏi công việc gia đình mà nhờ đó họ có thể có những thu nhập bằng tiền mặt của riêng họ. Bên cạnh đó qua sinh hoạt của những nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về vấn đề xã hội cũng như kiến thức về nuôi dạy con cái trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với công tác của hội phụ nữ tại phường như : Công tác kế hoạch hoá gia đình, kiến thức nuôi con, dạy con và giữ gìn hạnh phúc gia đình... Với sự phát triển của kinh tế thị trường trong tương lai không xa chúng tôi cho rằng công việc gia đình của phụ nữ nông thôn đặc biệt là công việc nội trợ sẽ trở thành một loại công việc có thể xác định được giá trị vật chất giống như các loại công việc sản xuất khác. 3: Giải pháp a, Khoa học kỹ thuật ngày càng đuợc áp dụng rộng rãi, theo đó người ta luôn làm hợp lý hơn khi tạo công ăn việc làm mang lại giá trị thặng dư cho ngươì lao động. Đối với nước ta điều đó còn rất xa đặc biệt là người nông dân khu vực miền núi (Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đường giao thông đi lại khó khăn, điện còn có nhiều nơi chưa có). Vậy người phụ nữ muốn nâng cao trình độ học vấn của mình cần chú ý nắm bắt thông tin xã hội qua bạn bè, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một vấn đề rất khó bởi vìphụ nữ còn phải chăm lo công việc gia đình nên có rất ít thời gian học hỏi tự mình thoát khỏi nâng cao trình độ cho mình, vì vậy phụ nữ cần lôi kéo các thành viên trong gia đình để bớt đi phần nào gánh nặng trong công việc b, Phụ nữ cần tính toán sao cho phù hợp, chú ý trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, cung cách làm ăn của họ, tiếp thu tư tưởng đúng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào gia đình c, Nam giới nên quan tâm động viên vợ con mình, cần tranh thủ thời gian giúp đỡ vợ con trong công việc gia đình góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ và hạnh phúc. Tài liệu tham khảo : 1. Kết quả điều tra tai hai xã Y Can và Nga Quán thuộc huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái 2. Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay (Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1997) Chủ biên : PTS. Đỗ Thị Bình 3. Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1996) Chủ biên : Tương Lai 4. Nhận diện gia đình Việt Nam hện nay Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ - Viện khoa học xã hội Việt Nam - Hà Nội 1991 5. Caroline.o.n moser. Kế hoạch hoá về giới và phát triển (Nhà xuất bản phụ nữ) 6. Gia đình Việt Nam thời mở cửa (Tủ sách tâm lý xã hội - Nguyễn Thị Oanh - Nhà xuất bản trẻ) 7. Hội thảo khoa học " Người phụ nữ mới " ngày 8-9 tháng 9 năm 1988 Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ - Ban tuyên giáo hội LHPNVN 8. Việt Nam qua lăng kính giới - Phân tích thực gnhiệm dựa và số liệu điều tra hộ gia đình , báo cáo tóm tắt . Hà Nội 8-1995 (Chương trình phát triển LHQ) 9. Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam Trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ. GS: Lê Thi (Nhà xuất bản phụ nữ) 10. Phụ nữ và phát triển - Khoa phụ nữ hoặc - Đại học mở bán công TPHCM 11. Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam - Hà Nội 1990 Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ - VKHXHVN 12. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng chủ biên - Xã hội học - NXBĐHQG Hà Nội 1997 13. Tony Bilton và các tác giả - Nhập môn xã hội học - NXBKHXH1993 14. Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới. 15. Tống văn Chung - Bài giảng xã hội học nông thôn 16. Lê Thái Thị Băng Tâm - Xã hội học gia đình 17. Caroline.o.n moser- Kế hoạch hoá về giới và phát triển. NXB PN. 1996 18. Simone de Beauvoir trong "Những nghiên cứu xã hội học gia đình Việt Nam". NXB KHXH. HN - 1996- Tương Lai chủ biên 19. Tony Bilton - Nhập môn xã hội học - Trang 148. NXB KHXH -1993 20. Tony Bilton - Nhập môn xã hội học - Trang 166. NXB KHXH -1993 21. Sandra Christie, "Women, Wonk, and the Workplace" trong cuốn " Gender Roles" Pretice Hall, Engle wood, 1990. Nguyên bản tiếng anh. 22& 23. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 4.1997 Mục lục : Trang: Phần I: Một số vấn đề lý luận chung 4 I: Lý do chọn đề tài 4 II: Đối tượng- khách thể - phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 6 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Khách thể nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4.Mục tiêu nghiên cứu III: Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6 6 1. Giả thuyết nghiên cứu 2. Khung lý thuyết IV: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 8 1. Cơ sở lý luận 2. Phương pháp nghiên cứu 3. ý nghĩa khoa học của đề tài 4.ý nghĩa thực tiễn của đề tài. V: Hệ các khái niệm. 12 10 1. Khái niệm gia đình. 2. Khài niệm hộ gia đình. 3. Khái niệm gia đình hiện nay. 4. Khái niệm bất bình đẳng. 5. Khái niệm phụ nữ. 6. Khái niệm công việc gia đình. 7. Khái niệm giới. 8. Khái niệm vai trò xã hội. 9. Khái niệm vai trò giới. 10. Khái niệm địa vị xã hội. 11. Khái niệm nông thôn. Phần II: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 18 16 1. Tổng quan. 2. Một số đặc điểm KT-VH-XH của tỉnh Yên Bái. Phần III: Kết quả nghiên cứu. 22 19 III.1.1. Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái tham gia hiện nay. 22 III.1.2. Thực trạng nhìn nhận của người dân Yên Bái về vai trò của người phụ nữ 25 III.2. Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay. 27 III.2.1. Vai trò làm kinh tế. 27 III.2.2. Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái. 32 III.2.3. Vai trò trong công việc nội trợ. 40 III.3. Nguyên nhân. 46 39 III.4. Dự báo 54 45 Phần IV: Kết luận - kiến nghị và giải pháp. 56 47 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. 3. Giải pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0057.doc
Tài liệu liên quan