Đề tài Vai trò của sách Chính trị – Xã hội và hoạt động Phát hành sách Chính trị – Xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay

Đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập chủ quyền. Đi lên xây dựng CNXH như hiện nay là cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ. Đứng vững và phát triển kinh tế, kiên định với định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược cấp bách và lâu dài, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân ta. Đứng trước yêu cầu đổi mới để phát triển toàn diện đất nước thì những quan điểm chỉ đạo, những đường lối chính sách của Đảng giữ một vai trò sống còn. Như một cơ quan phát ngôn của Đảng và Nhà nước, sách Chính trị – Xã hội giữ một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Sách Chính trị – Xã hội không chỉ định hướng chúng ta về mặt tư tưởng chính trị mà nó còn định hướng cả về mặt kinh tế như việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng XHCN Trong khuôn khổ bài tiểu luận người viết chỉ xin đi vào tìm hiểu vai trò của sách Chính trị – Xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp một số tài liệu tham khảo. Do trình độ và thời gian có hạn bài viết có thể chỉ ở mức tổng quát nhất. Kính mong sự châm chước và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn sinh viên.

doc21 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của sách Chính trị – Xã hội và hoạt động Phát hành sách Chính trị – Xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến lớn. Đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới đã tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng làm cho chúng có nhiều thay đổi nhanh chóng. ở nước ta hiện nay, đã có nhiều thành phần kinh tế như : thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thành phần kinh tế tư nhân hoạt động với quy mô rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra với chủ trương của nhà nước mở rộng quan hệ với nước ngoài, hình thức liên doanh trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phổ biến. Việc mở rộng các thành phần kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta trở nên sôi động mở ra nhiều cơ hội mới để cho các thành phần kinh tế khai thác triệt để. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng gặp phải khó khăn do chính nó tạo ra. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế thị trường làm cho các ngành kinh tế không theo kịp. Do có sự phân hoá trong các ngành nghề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lí và tổ chức hoạt động kinh doanh để phù hợp với tình hình mới và đạt được hiệu quả kinh tế. đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế phải nghiên cứu tìm tòi hướng đi thích hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trải qua mười năm thử thách kể từ khi nhà nước ban hành đường lối kinh tế mới cho đến nay ngành xuất bản và phát hành đã tổ chức lại, đi dần vào thế ổn định và phát triển. Để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Việc xuất bản và phát hành sách nói chung cũng như sách Chính trị – xã hội nói riêng góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước hiện nay. Với vai trò ấy sách Chính trị – Xã hội giữ vai trò không thể thiếu được trong công cuộc đổi mới đang diễn ra ở Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa này tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của sách Chính trị – Xã hội và hoạt động Phát hành sách Chính trị – Xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay”. Trong khuôn khổ bài tiểu luận người viết chỉ xin đi vào tìm hiểu vai trò của sách Chính trị – Xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp một số tài liệu tham khảo. Do trình độ và thời gian có hạn bài viết có thể chỉ ở mức tổng quát nhất. Kính mong sự châm chước và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn sinh viên. Chương I Những vấn đề cơ bản về sách Chính trị – Xã hội I. Đặc trưng cơ bản của sách Chính trị – xã hội: Sách là một loại hình xuất bản phẩm đã có từ lâu. Trải qua quá trình phát triển, sách gắn chặt với bước tiến lịch sử của nhân loại. Sách ra đời là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, là tinh hoa, là trí tuệ của nhân loại. Chính vì vậy sách được xem như là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người. Vai trò nổi bật của sách đó làkhả năng lưu trữ, kết tinh, truyền bá tư tưởng, trí tuệ và tình cảm. Sách có tác dụng to lớn trong việc cung cấp một cách có hệ thống toàn diện, tin cậy về tri thức và đời sống con người. Qua sách, con người có điều kiện suy ngẫm liên hệ với bản thân mà đIũu chỉnh hành vi của mình. Trên cơ sở truyền bá tư tưởng sách làm cho con người có ý thức cao hơn, thống nhất tư tưởng và hành động nhằm dẫn dắt con người đi theo một mục đích chung phù hợp với lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc trên một quy mô rộng lớn sách đã thuật lại toàn bộ cuộc sống của loài người qua các thời kì lịch sử và lưu truyền những di sản tinh thần của lớp người đi trước cho thế hệ con cháu mai sau. Từ khi sách ra đời cho đến nay, loài người đã trải qua nhiều chế độ. Xã hội càng phát triển hoạt động con người càng có ý thức và càng rộng lớn thì vai trò của sách càng quan trọng, nhất là từ khi loài người bước vào thời kì cách mạng vô sản. Lê Nin cho rằng : Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Điều này càng khẳng định sách đã góp phần trực tiếp vào việc xây dựng một nền văn hoá mới, con người xã hội chủ nghĩa. Ngày nay nước ta đang đổi mời tư duy kinh tế, tập trung xây dựng nền kinh tế chính trị ổn định và phát triển nhằm đưa đất nước tiến nhanh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Một trong những phương tiện truyền bá tri thức chắc chắn và mạnh mẽ nhất đó là sách Chính trị – Xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để sách Chính trị - Xã hội phát huy được hết vai trò của mình đối với xã hội loài người. Sách Chính trị - Xã hội là một loại sách chứa đựng những nội dung những vấn đề tập trung vào lĩnh vực Chính trị – Xã hội. Dù ở góc độ nào, dù ở đề tàinghiên cứu hay giải thích đường lối, trích dẫn văn kiện Đảng và Nhà nước về tình hình chính trị, phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì mảng sách Chính trị - Xã hội bao giờ cũng chứa đựng những nội dung mang tính chính trị trực tiếp, tính cấp bách. Bạn đọc có thể nhận ra ngay khi đọc tiêu đề sách. Ví dụ như sách Mác - ĂngGhen toàn tập thì toàn bộ cuốn sách là những bài nói, bài viết của Mác, của ĂngGhen qua các thời kì năm tháng. Sách văn kiện Đảng thì tuyển chọn những văn kiện của các hội nghị trung ương, các đại hội Đảng để tuyển chọn vào sách. Nếu gọi là sách pháp luật thì đương nhiên phải đề cập đến những vấn đề luật pháp được Quốc hội, Nhà nước thông qua Sách quốc tế thì nội dung phải đề cập đến các vấn đề có liên quan tình hình đối nội, đối ngoại của Đảng ta những vấn đề tình hình thế giới. Xuất phát từ ý nghĩa này có thể hiểu khái niệm sách Chính trị - Xã hội như sau: Sách Chính trị - Xã hội là những xuất bản phẩm có nội dung về lí luận chính trị và thực tiễn chính trị của một quốc gia một chính phủ nhất định (trong những không gian và thời gian nhất định) nhằm mục đích tuyên truyền phổ biến động viên quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức chính trị và hết lòng phấn đấu vì mục tiêu chung của đất nước và nhân dân mình. Sách Lý luận chính trị là sách có nội dung về Lý luận cơ bản về học thuyết chính trị xã hội, thường được trình bày dưới dạng những quy luật chung những nguyên lý phổ biến mang tính khái quát rộng và tính khoa học cao. Hệ thống lý luận này được xác định trên cơ sở thực tiễn vận động của lịch sử xã hội và sau đó quay trở lại chỉ đạo hoạt động chính trị xã hội hay nói cách khác chỉ đạo hoạt động sáng tạo lịch sử của con người đương đại. Sách Lý luận chính trị bao gồm : Sách kinh điển của Mác - ĂngGhen, Hồ Chí Minh. Sách giáo khoa các bộ môn khoa học Mác Lê Nin chủ yếu áp dụng trong các trường chính trị, đại học, phổ thông trung học. Sách của các vị lãnh tụ Đảng và Nhà nước. Sách triết học và xã hội học. Sách thực tiễn chính trị là những sách trong mà đó những lý luận về chính trị được áp dụng để đề ra những phương châm, những giải pháp để giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội của thực tiễn. Sách thực tiễn chính trị bao gồm: Sách văn kiện ( Văn kiện Đảng và văn kiện Nhà nước). Sách giải thích về chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước. Sách Chính trị – xã hội cũng như các loại xuất bản phẩm khác đó là một loại hàng hoá đặc biệt. Nó có thuộc tính hàng hoá song trước hết và quan trọng hơn đó là sản phẩm văn hoá tinh thần trí tuệ “đem lại cho người Việt Nam chúng ta những chân lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ánh sáng đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Những kiến thức về lịch sử, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, về quản lý kinh tế xã hội; những hiểu biết về đất nước, dân tộc, con người về thế giới, về quá khứ, hiện tại và những dự báo về tương lai. Những thông tin cần thiết cho nhu cầu giải trí của con người, những giá trị của văn minh dân tộc và nhân loại Chính vì vậy mà sách vừa là công cụ để hiểu biết, vừa là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc bén vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, đưa đất nước phát triển lên phía trước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” Là hàng hoá, xuất bản phẩm nói chung vá sách Chính trị – xã hội nói riêng mang hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Thuộc tính giá trị của xuất bản phẩm có được là do kết quả của quá trìnhlao động sáng tạoqua công nghệ in ấn và được trao đổi trên thì trường. Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm được thể hiện bằng quá trình biến đổi nội dung tri thức của sách thành tư tưởng, phương châm hành động của con người. Ví dụ những tác phẩm vĩ đại của Mác và ĂngGhen được phổ biến rộng rãi trên thế giới cùng với tác phẩm của Lê nin là ngọn cờ tư tưởng và là vũ khí sắc bén của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa đế quốc vì một nền hoà bình dân chủ và xây dựng cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới. Tính đặc thù hàng hoá xuất bản phẩm được biểu hiện ở những khía cạnh sau: Đây là sản phẩm văn hoá góp phần tích cực vàoviệc hình thành nhân cách con người nâng cao nhận thức chính trị. Mỗi loại sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người, nội dung tri thức có thể chuyển từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giá trị và giá trị sử dụng của xuất bản phẩm nhiều khi không đồng nhất. Nếu như giá trị của hàng hoá biểu hiện bằng giá cả của nó trên thị trường mà giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh Với xuất bản phẩnm là hàng hoá đặc thù thì giá của nó được tính bằng lao động sáng tạo ra xuất bản phẩm và chi phí của quá trình sản xuất lưu thông sáng tạo ra xuất bản phẩm và chi phí của quá trình sản xuất lưu thông. Song lao động sáng tạo là lao động đặc thù, khó có thể lượng hoá một cách chính xác. Một điều chắc chắn rằng nếu tính đủ đầu vào của sách thì đầu ra sẽ rất cao. Vì thế để đảm bảo định hướng tuyên truyền giáo dục nhiều loại sản phẩm sẽ phải bán dưới gía thành. Điều này nói lên rằng giá trị trao đổi có thể thấp nhưng lại có giá trị sử dụng rất lớn. Đối với các loại sách Chính trị – xã hội cho đến nay để đảm bảo việc tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi đối tượng trong xã hội, nhiều loại sách của nhà xuất bản phải bán dưới giá thành hoăch phải trợ giá. - Mỗi loại xuất bản phẩm ( sách Chính trị – xã hội ) do mức độ nội dung tri thức quy định, nên nó có thể phù hợp với một nhóm hoặc vài nhóm độc giả nhất định, chứ không phải cho tất cả mọi người. + Ví dụ như cuốn “Một số vấn đề về quản lý Nhà nước” của NXB Chính Trị Quốc Gia với những kiến thức cơ bản về pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lý luận quản lý Nhà nước, quản lý ngành thanh tra, các luật cơ bản trong quản lý Nhà nước hiện hành đáp ứng nhu cầu tàI liệu học tập nghiên cứu cho các cán bộ quản lý Nhà nước các cấp cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thanh tra. + Giáo trình “Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam” là tài liệu học tập cho các lớp hệ Đại học chính trị thuộc Phân viện Hà Nội, học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. - Để có nhu cầu xuất bản phẩm phải trải qua một quá trình tuyên truyền vận động tích cực của người bán và phải có một quá trình nhân thức nhất định của người mua lúc đó mới có mối quan hệ cung cầu hàng hoá xuất bản phẩm trên thị trường. Cũng như các loại hàng hoá khác, sách Chính trị – xã hội cũng có đặc trưng riêng để có thể phân biệt với các loại sách khác. với chức năng và phương tiện truyền bá những vấn đề lý luận và chính trị của một quốc gia nhất định, sách Chính trị – xã hội có 5 đặc trưng: 1. Sách Chính trị – xã hội là loại sách thể hiện tính Đảng, tính giai cấp sâu sắc nhất. Trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là mặt chủ yếu của đời sống xã hội. Sách báo nói chung mà đặc biệt là sách Chính trị – xã hội nội dung phản ánh ý thức tư tưởng của con người, phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội. Trong công tác xuất bản: Tính giai cấp tính Đảng gọi là tính chiến đấu. Đặc trưng này không chỉ thể hiện ở nội dung sách mà còn thể hiện cả trong việc xuất bản và phát hành. Vấn đề thời gian, nội dung sách đề cập đến vấn đề gì, cuốn nào cần xuất bản trước, cuốn nào cần xuất bản sau, số lượng bán từng cuốn là bao nhiêu, việc định giá sách như thế nào, có đáp ứng kịp thời bạn đọc hay không đều xuất phát từ yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ nhất định, mỗi giai đoạn cụ thể. 2 Sách Chính trị – xã hội là sách có nội dung thiên về tính chính trị trực tiếp. Mọi vấn đề trong sách Chính trị – xã hội đều được thể hiện một cách công khai trực diện trong toàn bộ nội dung và hình thức cuốn sách mà không cần phải thông qua một nhân vật nào, một hình tượng nghệ thuật cụ thể nào, một hành động lời nói nào. Nếu như trong sách văn học nghệ thuật tính chính trị luôn thể hiện thông qua một vài nhân vật, mượn hình tượng nghệ thuật để thể hiện ý thức giai cấp của tác giả hoặc quan điểm ccủa giai cấp một thế hệ người. Trong sách khoa học kỹ thuật tính chính trị thể hiện mối quan hệ giữa những vấn đề được đề cập trong sáchvới việc thực hiện ccác nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ. Nói chung mỗi loại sách dù ít hay nhiều đều có một ý nghĩa chính trị nào đó, đều nhằm phục vụ một nhiệm vụ chính trị nhất định. Song tính chính trị của mỗi loại sách lại không giống nhau và do đó cách phục vụ nhiệm vụ chính trị của mỗi loại sách có những nét riêng biệt. Chính nhờ tính chính trị trực tiếp mà sách chính trị – xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đối với nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia mục đích của việc xuất bản và phát hành sách Chính trị – xã hội là nhằm giáo dục ý thức chính trị, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đông đảo quần chúng nhân dân, quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi vấn đề đề cập trong sách, mọi phương thức thể hiện trong sách đều nhằm cho người đọc nhận thức được mục tiêu cụ thể của giai cấp, con đường và phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu đó đồng thời nhận thức được ý thức chính trị trong mỗi cuộc sống hàng ngày của họ, giúp họ có thể tự điều chỉnh hành động của mình. 3. Sách Chính trị – xã hội trình bày vấn đề bằng hệ thống quan niệm bằng phân tích và phán đoán chính trị tác động trực tiếp vào lý trí người đọc. Trong sách Chính trị – xã hội tác giả nêu lên những kháI niệm, những quy luật phương pháp lập luận chứng minh giải thích. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả giả thuyết vấn đề được nêu ra từ 1 số văn kiện chính trị như sắc lệnh, nghị định, thông tư được thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ hành chính còn đại bộ phận sách Chính trị – xã hội chủ yếu được thể hiện bằng phong cách chính luận. Tuỳ từng đối tượng đọc và mục đích xuất bản, sách Chính trị – xã hội có thể được viết dưới dạng những bài báo, bản báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, dưới dạng văn kiện, chỉ thị nghị quyết. Ví dụ: phục vụ đối tượng ở trình độ phổ cập thì sách Chính trị – xã hội sẽ được viết dưới dạng phóng sự điều tra, các mẩu chuyện thời sự, bản thống kê, tập hồi ký diễn ca giải thích đường lối, đIũu lệ nghị quyết. Do đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong sách Chính trị – xã hội như vậy cho nên so với các loại sách khác, sách Chính trị – xã hội có khả năng giảI quyết một số vấn đề một cách rõ ràng, phân tích có lý lẽ làm cho người đọc hiểu vấn đề một cách trực tiếp. Mọi vấn đề được trình bày trong sách Chính trị – xã hội rất chính xác, chặt chẽ nghiêm túc. Nội dung sách phong phú về lý luận và thực tiễn đòi hỏi bạn đọc phải có tư duy rất nhiều bởi vì loạI sách này không phải là để giải trí như loại sách khác không dễ tiếp nhận như loại sách khác. Hình thức trình bày trên bìa sách Chính trị – xã hội. Hình thức trình bày trên sách Chính trị – xã hội trang nghiêm, chân phương, giản dị ít tranh vẽ, màu sắc nhưng không vì thế mà đơn đIửu tẻ nhạt. tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm của mặt hàng sách quy định đó là tính chính trị, không thể vẽ hoa lá, hình tượng nên so với các loại sách khác nó kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên đây chính là đặc điểm mà bạn đọc có thể nhận ra sách Chính trị – xã hội trong nhiều loại sách khác nhau. Đội ngũ tác giả của sách Chính trị – xã hội. Tác giả của sách Chính trị – xã hội là những nhà hoạt động chính trị tiêu biểu, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý nắm vững về quan đIúm đường lối của Đảng và có thực tiễn cách mạng. Đó là những nhà hoạt động chính trị trong các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước như: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Thủ tướng chính phủnhững cán bộ công tác trong cơ quan của Đảng như là viện nghiên cứu lịch sử Đảng, ban tuyên huấn trung ương, các trường chính trị của Đảng,trường Đảng của các tỉnh, thành phố. Đó là những cán bộ công tác trong cơ quan nhà nước như Viện nghiên cứu khoa học xã hội, các trường Đại học mà chủ yếu là các giáo viên thuộc các tổ bộ môn thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội như Lịch sử, Triết học, Luật học, Kinh tế học, Xã hội học. Tác giả của sách Chính trị – xã hội còn là những cán bộ công tác trong các tổ chức xã hội như : Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt nam, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, trường Công Đoàn trung ương và ngoài ra ở nột số các tổ chức Chính trị xã hội khác cũng tham gia nghiên cứu biên soạn sách Chính trị – xã hội. Trên đây là những đặc trưng cơ bản của sách Chính trị – xã hội nhằm giúp người đọc hiểu biết thêm về loại sác này đồng thời có thể đáp ứng đúng nhu cầu mua, đọc sách của mình. II. ý nghĩa của sách Chính trị – xã hội trong đời sống xã hội: Trong kho tàng sách báo của nhiều thế hệ để lại, sách Chính trị – xã hội luôn chiếm một khối lượng khá lớn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Sách đề cập toàn diện mọi vấn đề chính trị – xã hội khác nhau và một phần lớn trong số đó là sách chỉ đạo cho nhiều ngành khoa học. So với các phương tiện thông tin đại chúng khác như đài, tivi sách Chính trị – xã hội tạo cho bạn đọc chủ động về thời gian, có điều kiện nghiên cứu sâu và đầy đủ mọi vấn đề trong sách. Tiếp thu một cách chính xác các quan điểm, đường lối, những tư tưởng của Đảng do đó sách Chính trị – xã hội là phương tiện tuyên truyền sâu sắc nhất. 1. Sách Chính trị – xã hội thật sự trở thành phương tiện chỉ đạo cách mạng, phương tiện tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng trong mỗi thời kì cách mạng. Sách Chính trị – xã hội là công cụ đắc lực tạo cho Đảng có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ về tinh thần đối với quần chúng nhân dân. Điển hình như trước những năm 1930 nhiều tác phẩm, tư liệu của Hồ Chủ Tịch bằng nhiều con đường bí mật đưa vào Việt nam chuẩn bị cho giai cấp công nhânthành lập chính Đảng của mình như “Lênin và các dân tộc thuộc địa”, “Hành hình kiểu Luynxơ”. Sau năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch, ngay sau khi thành lập Đảng đã chú ý đưa sách Chính trị – xã hội đến với quần chúng nhân dân như “Bản luận cương cách mạng tư sản dân quyền” của đồng chí Trần Phú, cuốn “Tư bản luận” của C.Mác do đồng chí Lê Hồng Phong dịch, “ABC Macxit” của đồng chí Hà Huy Tập. Cùng với một số tài liệu biên soạn nghiên cứu dịch thuật về chủ nghĩa Mác – Lênin đã bất chấp sự khủng bố và đàn áp dã man của kẻ thù được bí mật lưu hành trong các nhà tù và trại giam. Những tài liệu này đã mở đường cho nhân dân Việt Nam thấy rõ con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một chế độ không có người bóc lột người. Thông qua đó ảnh hưởng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin của cách mạng tháng 10 Nga đã đến với những người yêu nước Việt Nam đặc biệt là tầng lớp trí thức. Thời kì mặt trận dân chủ Đông Dương, Đảng ta đã biết lợi dụng tình hình để tuyên truyền phổ biến tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối của Đảng và của Quốc tế cộng sản. Sau 1939 sách Chính trị – xã hội trở thành phương tiện tuyên truyền cương lĩnh cách mạng của Đảng, vận động quần chúng tham gia đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến đã bao đời áp bức bóc lột nhân dân ta đưa cách mạng tháng 8 đến thành công, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước tự do độc lập dân chủ của nước ta. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta, sách Chính trị – xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng giáo dục chiến sỹ và nhân dân trên mặt trận chiến đấu và sản xuất. Lịch sử Việt Nam là những trang vẻ vang về đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có thể nói trong sự nghiệp vẻ vang đó sách Chính trị – xã hội đã thực sự đóng góp một phần lớn lao, góp phần lập lên những chiến công hiển hách lẫy lừng. 2. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sách Chính trị xã hội có vai trò to lớn và quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lênin là đỉnh cao của văn hoá luôn soi sáng quá trình diễn biến phức tạp của lịch sử loài người và đặc biệt nó soi sáng quá trình diễn biến của chế độ tư bản chủ nghĩa và sự quá độ từ tư bản chủ nghĩa sang một chế độ ưu việt hơn: Chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cống hiến quan trọng bậc nhất với thời đại ngày nay trong việc đem lại cho nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, những người có lương tri, nhận thức và ý thức cách nhìn, tầm nhìn để thắp sáng những đIều có ý nghĩa sống còn với con người và cộng đồng người ở từng quốc gia dân tộc cho đến cả loài người trong hiện tại và tương lai để từ đó vươn lên khẳng định mình. Chính vì ý nghĩa lớn lao đó mà Đảng ta luôn coi trọng việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối chính sách của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị và tư tưởng. Điều này thể hiện trong các văn kiện của Đảng, trong nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh nhiều đến yêu cầu nâng cao trình độ lý luận Mác Lênin cho cán bộ Đảng viên. Ngay từ nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng chỉ rõ: Nâng cao nâng cao trình độ lý luận Mác Lênin cho cán bộ Đảng viên là một nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng Văn kiện Đại hội IV: Đại hội mở đầu cho giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng nhấn mạnh vấn đề: tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối chính sách của Đảng và đạo đức cách mạng cho quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, sách Chính trị – xã hội còn giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Sách Chính trị – xã hội là loại sách trực tiếp giáo dục cán bộ Đảng viên, nhân dân tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, ra sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, xây dựng tổ quốc Việt Nam giầu mạnh. Sách Chính trị – xã hội giáo dục ý thức lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức quý trọng và bảo vệ của công, đức tính trung thực, thật thà và lối sống giản dị, lành mạnh. Như vậy trong xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, sách Chính trị – xã hội có tác động giáo dục để giúp mỗi cán bộ Đảng viên có những phẩm chất như lập trường gia cấp, có tri thức, có tình cảm đẹp, có những bản lĩnh cần thiết để hành động một cách sáng tạo và hợp quy luật. Đó là những con người thấm nhuần lẽ sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. 3. Sách Chính trị – xã hội là tài liệu đáng tin cậy trong công tác huấn luyện và đào tạo cán bộ chính trị, là tài liệu giảng dạy chính trị trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, phổ thông trung học, là tài liệu nghiên cứu học tập chính trị cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Hiện nay sách Chính trị – xã hội đã được đưa vào hầu hết các tổ chức cơ quan, trường học nhằm trang bị những kiến thức cần thiết căn bản và coi đó là cơ sở chung trong mỗi công việc. Cho nên tuỳ từng đối tượng khác nhau cần những sách Chính trị – xã hội khác nhau để phục vụ cho công việc của mình. 4. Sách Chính trị – xã hội có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống mọi quan điểm tư tưởng sai lầm và thù địch. ĂngGhen đã chỉ ra rằng: cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng cộng sản không phải chỉ có hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế mà còn có hình thức đấu tranh lý luận. Trong đấu tranh lý luận tư tưởng sách Chính trị – xã hội là thứ vũ khí có sứ công phá mạnh mẽ, là một trong những phương tiện cơ bản chống mọi tư tưởng phong kiến, tàn dư của tư tương tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá của chủ nghĩa thực dân mới. Sách Chính trị – xã hội còn vạch trần và đấu tranh với những lý luận phản động, giúp nhân dân phân biệt rõ đúng sai, khắc phục những nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, khắc phục tư tưởng hoài nghi, dao động bi quan, tiêu cực. Lý luận chính trị một khi đã thâm nhập vào quần chúng sẽ biến thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn. Do đó, hơn bất kỳ một loại sách nào, sách Chính trị – xã hội là công cụ đắc lực đóng vai trò người tuyên truyền, người cổ động và tổ chức tập thể cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sách Chính trị – xã hội có ý nghĩa trong việc tuyên truyền những thắng lợi mà quân và dân ta đạt được trong hai cuộc kháng chiến, những chiến công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những thành tựu trong bước đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế. Nhiều cuốn sách Chính trị – xã hội đã được dịch ra nhiều thứ tiếng đã gây được tiếng vang lớn đối với thế giới đặc biệt là tác phẩm của Hồ Chủ Tịch những cuốn sách giới thiệu về những thắng lọi trong hai cuộc kháng chiến, những cuốn sách viết về đường lối phát triển kinh tế, đường lối chính sách mở cửa trong quan hệ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với thế giới. Nói tóm lại sách Chính trị - xã hội là một trong những loại sách tuyên truyền giáo dục chính trị sâu sắc nhất. Vai trò này không chỉ được phát huy qua các thời kỳ cách mạng mà còn có tác dụng to lớn trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Đối với các tổ chức chính trị – xã hội, các nhà chức trách, các doanh nghiệp mọi công dân ngoài nhu cầu hiểu biết kinh tế chính trị còn hành động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, không ngừng hoàn thiện làm cho pháp luật thực sự thể hiện ý chí của nhân dân, phù hợp với đIều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước. Để làm được điều đó đòi hỏi các cấp các ngành phải đồng lòng dốc sức tìm tòi phương hướng biện pháp để đạt được mục tiêu này. trong đó phải kể đến ngành xuất bản và phát hành, thử hỏi nếu không có những cuốn sách Chính trị – xã hội thì làm sao chủ trương đường lối của Đảng có thể đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Nhất là trong tương lai đất nước ta tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2003 đó là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ nền kinh tế, tăng cường mở rộng nền kinh tế đối ngoại tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn trong những năm tới. Sách Chính trị – xã hội là công cụ đắc lực, là cẩm nang vô cùng quý báu đối với những người hoạt động trong lĩnh vực chính trị, kinh tế đồng thời nó còn là tài liệu chuyển tải tri thức nâng cao trình độ đào tạo giáo dục trong các thế hệ tương lai của đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam. Vì vậy nhiệm vụ của ngành phát hành sách nói chung và Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia nói riêng không chỉ tổ chức hoạt động kinh doanh làm sao có lãi mà nhiệm vụ cao cả hơn cả là vì mục tiêu tuyen truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, trên cơ sở đó để ổn định chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, phấn đấu theo kịp và hoà nhập với nhịp độ phát triển kinh tế của các nước trong khối ASEAN. Đây là mục tiêu chính, chiến lược lâu dài mà toàn ngành ý thức được và vươn tới trong quá trình phát triển đất nước. Chương II: Tình hình hoạt động phát hành sách Chính trị – Xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay Với 1891 cuốn sách chính trị 9 tháng đầu năm 2002 đạt 178% so với cùng kỳ năm 2001, trong đó gần 100 cuốn tập trung vào các nhiệm vụ chính trị trọng tâm như Văn kiện Đảng toàn tập từ tập 16 đến tập 19 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Văn kiện các hội nghị Trung ương 5,6 và các Truyện để nghiên cứu hướng dẫn thực hiện những nội dung của hội nghị. Sách nghiên cứu lý luận tổng kết thành tựu cách mạng và hai cuộc chiến tranh giành độc lập, tổng kết thành tựu 45 năm đổi mới. Sách lịch sử truyền thống các địa phương, các ngành đơn vị, Sách hồi ký hồi ức của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sách viết về Người của hầu hết các nhà xuất bản. Đặc biệt Nhà xuất bản Công an nhân dân vừa hoàn thành tập sách lớn về Bác dày 634 trang khổ A4 rất đẹp. Sách hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Nhà nước và lực lượng vũ trang, sách Tôn giáo và các loại sách phục vụ cho hoạt động tôn giáo Quán triệt sâu sắc các nội dung nghị quyết Đại hội IX và chỉ thị 22CT/TƯ nhằm tuyên truyền và thúc đẩy phong trào hành động cách mạng trong mọi tầng lớp nhân dân. Sách chính trị 9 tháng qua đã giữ vững định hướng, không có sai sót về nội dung, phục vụ tốt việc nghiên cứu học tập, sinh hoạt chính trị của cán bộ Đảng viên và toàn xã hội, giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; đặc biệt chú trọng đến công tác dân tộc, bằng việc in nhiều ngữ dân tộc để phục vụ đến tận đồng bào vùng sâu vùng xa. Sách pháp luật là một bộ phận quan trọng trong mảng sách chính trị, 9 tháng qua đã xuất bản được 265 cuốn với 737.000 bản của 19 nhà xuất bản chuyên nghiệp và Xuất bản nhất thời. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là cơ quan chuyên trách xuất bản các bộ phận và dưới luật, 18 nhà xuất bản khác chỉ xuất bản các sách nghiên cứu tìm hiểu, hướng dẫn thi hành các bộ luật, số lượng không đáng kể, chỉ trên dưới 10 cuốn/ nhà xuất bản. So với các năm trước sách pháp luật năm nay đã xuất hiện một số bộ mang tính tổng hợp, quy mô về hình thức và số trang, số tập như: “Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục - đào tạo( Nhà xuất bản Thống kê).” Bộ sách “ Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành( Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) .” Sách pháp luật dành cho đồng bào dân tộc miền núi được nhiều nhà xuất bản quan tâm nhất là Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc đã tổ chức in bộ “Cẩm nang pháp luật” bằng nhiều ngữ phổ biến các quy định của Nhà nước về quyền công dân, về tổ chức bộ máy xã phường nhằm giúp đồng bào dân tộc nắm rõ thêm về đường lối chính sách của Đảng cũng như quyền lợi của mình. Tuy nhiên, do quá nhiều nhà xuất bản cùng xuất bản đề tài tìm hiểu luật dẫn đến một số cuốn xào xáo trùng lặp nhau, nhất là với những chủ đề nhạy cảm như: “Các văn bản pháp luật về đất đai, nhà ở”, “Tìm hiểu luật doanh nghiệp”, “Luật lao động”v.v một số nhà xuất bản in thêm phần văn bản luật để tăng độ dày của sách. Kết luận Những năm cuối thập kỷ 90 ở nước ta đánh dấu một bước phát triển quan trọng mở ra thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đảm bảo cho sự nghiệp này thành công quan điểm cơ bản của Đảng cơ bản là phải lấy việc phát huy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển đất nước. Nói cách khác nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực con người là một yếu tố quyết định làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Nhân tố con người là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Sách Chính trị – xã hội với những tri thức chứa đựng trong nó đã đóng góp một phần vào chiến lược phát triển con người. Thông qua việc thoả mãn nhu cầu sách Chính trị – xã hội của bạn đọc. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sách Chính trị – xã hội đã thực hiện chức năng làmmột chiếc cầu nối vững chắc trong việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến đường lối, chính sách, chế độ của Đảng – Nhà nước, trau dồi tư tưởng tình cảm đạo đức cách mạng, làm cho tư tưởng của Đảng thấm nhuần vào nhân dân trong mọi hoạt động đồng thời cổ vũ toàn dân đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới của đất nước. Ngoài ra hoạt động xuất bản và tiêu thụ sách Chính trị – xã hội còn có vai trò tác động tích cực tới việc hướng dẫn nhân dân đến với các xuất bản phẩm có nội dung lành mạnh, giúp nhân dân định hướng vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội và gia đình. Hoạt động xuất bản và tiêu thụ sách Chính trị – xã hội mang lại hiệu quả kinh tế đảm bảo sự phát triển cho Nhà xuất bản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường việc xuất bản và phát hành sách nói chung và sách Chính trị – xã hội nói riêng đạt được hiệu quả cao là một vấn đề quan trọng. Thực tế cho thấy thông qua việc xuất bản và phát hành sách Chính trị – xã hội trên thị trường đã mang lại hiệu quả kinh tế giúp cho Nhà xuất bản mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng nhanh vòng quay của vốn để tái sản xuất mở rộng kinh doanh. Nhờ đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất bản và phát hành, các Nhà xuất bản đã có điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mỗi người lao động, làm cho mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với Nhà xuất bản, phát huy cao nhất năng suất lao động của họ, kích thích họ làm việc có hiệu quả hơn để đẩy mạnh sự phát triển của Nhà xuất bản. Lời mở đầu Đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập chủ quyền. Đi lên xây dựng CNXH như hiện nay là cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ. Đứng vững và phát triển kinh tế, kiên định với định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược cấp bách và lâu dài, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân ta. Đứng trước yêu cầu đổi mới để phát triển toàn diện đất nước thì những quan điểm chỉ đạo, những đường lối chính sách của Đảng giữ một vai trò sống còn. Như một cơ quan phát ngôn của Đảng và Nhà nước, sách Chính trị – Xã hội giữ một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Sách Chính trị – Xã hội không chỉ định hướng chúng ta về mặt tư tưởng chính trị mà nó còn định hướng cả về mặt kinh tế như việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng XHCN Trong khuôn khổ bài tiểu luận người viết chỉ xin đi vào tìm hiểu vai trò của sách Chính trị – Xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp một số tài liệu tham khảo. Do trình độ và thời gian có hạn bài viết có thể chỉ ở mức tổng quát nhất. Kính mong sự châm chước và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn sinh viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0220.doc
Tài liệu liên quan