Đề tài Vai trò của sinh viên trong việc quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống đến với giới trẻ
Từ các số liệu thu thập được, nhóm 9 đề xuất một số phương án để nâng cao lòng nhiệt huyết của sinh viên đối với các LNTT, cũng như phát huy vai trò của các bạn trẻ trong việc quảng bá hình ảnh LNTT
Về phía các bạn sinh viên IBD, điều cốt lõi đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của họ về LNTT. Để làm được điều này, chúng tôi nghĩ nên tổ chức thường xuyên những buổi tham quan hoặc hoạt động ngoại khóa tại các LNTT. Chỉ khi các bạn trực tiếp được sống và tham gia các hoạt động tại LNTT thì các bạn mới có thể cảm nhận được tinh thần và ý nghĩa mọi thứ ở nơi đó. Qua những buổi ngoại khóa như vậy, sự yêu thích LNTT trong các bạn sẽ tự động được nâng cao, khiến cho các bạn tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh LNTT.
Ngoài ra, các bạn sinh viên IBD có một lợi thế riêng, đó là lợi thế về ngoại ngữ. Các bạn có thể dựa vào lợi thế này để giới thiệu hình ảnh các LNTT đến với bạn bè quốc tế qua các phương tiện truyền thông (đặc biệt là các mạng xã hội) hoặc làm tour guide cho bạn bè quốc tế.
Hơn nữa, vì là sinh viên kinh tế, nên các bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi sinh viên kinh doanh sản phẩm từ LNTT. Khi tham gia các hoạt động này, không những các bạn vừa có thể trải nghiệm thực tế những kiến thức được học, mà đây còn là một kênh quảng bá hình ảnh LNTT cực kì hiệu quả.
Một ý tưởng khác mang tính thời đại khác là các bạn cũng có thể tổ chức những cuộc thi làm phim mini hoặc các cuộc thi ảnh về LNTT. Mặc dù để thực hiện ý tưởng này cần nhiều tiềm lực về tài chính cũng như chất xám nhưng không thể phủ nhận khả năng thành công trong mặt quảng bá hình ảnh LNTT của nó.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của sinh viên trong việc quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống đến với giới trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐẾN VỚI GIỚI TRẺ
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: Nhóm 9: Nguyễn Ngọc Trâm
Vũ Hằng Nga
Trần Linh Phương
Phạm Duy Anh
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Hồ Hoàng Lan
THỜI GIAN: 18/ 06/ 2010
MỤC LỤC:
ĐẶT VẤN ĐỀ (lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu)
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1: Khái niệm LNTT
1.2: Nét đẹp LNTT
1.3: Giá trị kinh tế của các LNTT
1.4: Vai trò sinh viên
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT – GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Điều này được thể hiện rõ qua các giá trị văn hóa được lưu truyền đến tận ngày nay như các làng nghề truyền thống (LNTT) . Tuy nhiên, một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay lại đang có xu hướng ngày càng thờ ơ với các tài sản văn hóa thú vị cấp quốc gia này. Qua đó, gián tiếp khiến các LNTT ngày càng được ít quan tâm hơn, ngày càng bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền, trong khi chính giới trẻ chúng ta có thể thay đổi được điều này. Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Vai trò của sinh viên trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT đến với giới trẻ”. Đây là một đề tài mở và rất thiết thực trong việc duy trì và bảo tồn các LNTT.
Khi quyết định thực hiện đề tài này, chúng tôi có 2 mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là nâng cao nhận thức của sinh viên đối với các LNTT nói chung , cũng như tầm quan trọng trong việc gìn giữ tài sản văn hóa quốc gia này. Cuối cùng là qua đó cho sinh viên thấy được vai trò quan trọng của họ trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT đến với giới trẻ.
Đối tượng nghiên cứu được chọn là sinh viên IBD từ khóa 2 đến khóa 5. Sở dĩ chúng tôi chọn sinh viên IBD vì họ là những người trẻ, năng động và đại diện cho một bộ phận tiêu biểu giới trẻ hiện nay. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả nhất là phát phiếu hỏi gồm các câu hỏi có liên quan đến LNTT. Dựa vào đó chúng tôi đã tổng hợp được các thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu cua rmình.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1: Khái niệm LNTT:
“Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: Thứ nhất đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm; Thứ hai tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Thứ ba phải gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.” (Hoàng Văn Thức, 2002. Thực trạng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống của Thủ đô giai đoạn 2001 – 2010. Cục Thống kê Việt Nam xuất bản.)
Một số hình ảnh về LNTT:
Làng đan rế nồi ở U Minh
Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội
1.2: Nét đẹp của LNTT:
Các LNTT thể hiện các giá trị văn hóa đã được đúc kết từ lâu đời. “ Mỗi một sản phẩm, một nghề, một làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống. Những sản phẩm đó được những bàn tay, khối óc người thợ gửi gắm vào đó những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, sản phẩm của nghề và LNTT đồng thời là sản phẩm mang đậm nét văn hóa. Khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề và làng nghề truyền thống không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng dân cư” (theo báo Đại đoàn kết)
Sản phẩm đặc trưng nhất của gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình hoa lam và bình tỳ bà, còn được gọi là bình Cha, bình Mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực với âm dương, trời đất, vợ chồng.
Họa tiết trên mỗi chiếc bình Chu Đậu thường là một câu chuyện, một tích nào đó của Việt Nam, hoặc kể về cảnh sinh hoạt trong đời sống người Việt.
1.3: Giá trị kinh tế của các LNTT:
LNTT mang lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ. “Hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề với 53 nhóm nghề. Việt Nam ước tính có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển: Tơ lụa Vạn Phúc, Đồng Ngũ Xã, gỗ Sơn Đồng, thêu Quất Động có hàng nghìn năm lịch sử, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng, kim hoàn Định Công, khảm Chuôn Ngọ... có bề dày lịch sử gần 100 năm... Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Thị trường trong nước cũng có điều kiện phát triển như mặt hàng nội, ngoại thất, sản phẩm văn hoá tâm linh... Sự phát triển ấy không bảo lưu cái cũ mà bắt gặp sự giao thoa với thế giới. Đời sống của người dân ở nơi có làng nghề thường cao hơn những làng thuần nông từ 3-5 lần. Các làng nghề thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động phụ lúc nông nhàn. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của làng nghề đã lên tới hơn 700 triệu USD/năm.” (theo báo Người cao tuổi).
1.4: Vai trò của giới trẻ trong việc quảng bá hình ảnh LNTT:
“Giờ đây chỉ còn rất ít các bạn trẻ tại các làng nghề mong muốn được tiếp tục giữ gìn truyền thống của cha ông mình. Thêm nữa, tình trạng giới trẻ ngày càng thích thú với trò chơi điện tử hiện đại và Internet, các bạn trẻ đã dần mất đi sự tìm tòi khám phá, mất đi niềm tự hào về một nền văn hóa đặc sắc đa dạng. Nhận thức được vấn đề này, các thành viên trong Myhanoi tổ chức thực hiện dự án mang tên “Em tập làm nghệ nhân” nhằm quảng bá hình ảnh của các làng nghề truyền thống tại Hà Nội cũng như giúp giới trẻ Hà Nội được dịp tiếp xúc với các nghệ nhân và học hỏi các cách làm nghề truyền thống. Thông qua hoạt động này, các bạn trẻ được nâng cao hiểu biết của mình cũng qua đó giữ gìn và phát huy một trong những vốn quý của nền văn hóa Hà Nội truyền thống. Đối tượng tác động của dự án tập trung vào đối tượng là các trẻ từ 12 – 14 tuổi tại lớp học đặc biệt dành cho trẻ em nghèo, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, trẻ rất ít cơ hội được tiếp cận và tìm hiểu về văn hóa truyền thống cũng như ít có những không gian vui chơi. Trước hết, tổ chức sẽ thực hiện tại trường Trung học cơ sở Trung Mầu thuộc huyện Sóc Sơn. Dự án này cũng giúp nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa và truyền thống của các làng nghề tại Hà Nội cho người dân, đặc biệt là giới trẻ, đồng thời đây cũng là cách để giới thiệu và quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống tại Hà Nội với người Việt Nam và khách nước ngoài.”
(theo www.1000namthanglonghanoi.vn )
Điểu này chứng tỏ giới trẻ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn cũng như quảng bá hình ảnh LNTT. Họ hoàn toàn có thể làm người đi tiên phong tạo ra xu hướng mang các giá trị văn hóa truyền thống đến với giới trẻ hiện nay.
Chương 2: Phân tích thực trạng
Về mức độ quan tâm của giới trẻ đối với các LNTT hiện nay, có sự phân chia khá rõ ràng.
Chúng tôi đã có một câu hỏi thể hiện vấn đề này:
“ Bạn có quan tâm đến các làng nghề truyền thống Việt Nam không?
Có
Không
Không quan tâm nhiều lắm”
Trong câu hỏi này, chỉ có 20% số người được hỏi là không quan tâm đến các LNTT. Con số còn lại 80% thể hiện sự quan tâm nhất định của giới trẻ đối với LNTT ( 40% khẳng định có quan tâm, 40% không quan tâm nhiều lắm).. Điều này khẳng định LNTT vẫn có chỗ đứng nhất định trong giới trẻ hiện nay.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận là càng ngày giới trẻ càng thờ ơ với các LNTT. Vậy đâu là nguyên do đứng đằng sau sự việc này.
“Theo bạn, tại sao ngày nay giới trẻ lại thờ ơ với các làng nghề truyền thống?
Vì các địa điểm đó không thu hút giới trẻ
Vì không được nhà nước quan tâm đúng mức nên các LNTT không được quảng bá nhiều
Giới trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về các làng nghề
Ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………”
Trong xã hội hiện nay, giới trẻ được bao quanh bởi rất nhiều loại hình giải trí đa dạng (xem phim, shopping, chơi thể thao…), vậy nên cũng dễ hiểu khi mà các LNTT không thu hút giới trẻ có đến 20% số người được hỏi cho rằng họ thà đến rạp xem phim, nơi mà họ được phục vụ chu đáo, ngồi điều hòa, thưởng thức những bộ phim mới nhất… còn hơn là đến 1 LNTT xa xôi nào đó.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, 40% số người được hỏi giải thích cho sự thờ ơ của họ đối với các LNTT là vì theo họ, nhà nước chưa quảng bá các LNTT nhiều, nên chẳng mấy ai biết đến mấy địa danh văn hóa này, ngoại trừ những LNTT nổi tiếng từ lâu và được biết đến nhiều như làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc…
40% còn lại thì lựa chọn phương án: vì họ chưa có đủ thông tin cần thiết cũng như nhận thức đúng đắn về các làng nghề.
Ngoài ra còn có rất nhiều phương án khác như:
Giới trẻ bị thu hút bởi công nghệ cao từ các nước khác và do họ bị bão hòa văn hóa nên biết nhiều văn hóa nước ngoài hơn là văn hóa Việt Nam
Vì LNTT ko có những hoạt động thu hút giới trẻ nhiều như những hoạt động thời đại.
Vai trò của các sản phẩm thủ công truyền thống đang dần thay thế bởi các sản phẩm công nghệ cao
Một số LNTT không chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải nên gây ô nhiễm môi trường
Một vấn đề đã được chúng tôi tìm hiểu sâu, đó là sự tồn tại những hạn chế quanh việc quảng bá hình ảnh LNTT.
“ Theo bạn, hiện còn tồn tại những hạn chế gì quanh việc quảng bá hình ảnh LNTT? ( Bạn có thể chọn 2 đáp án)
A.Thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết bị hạn chế
B.Giới trẻ không quan tâm nhiều đến LNTT
C.Ngày càng nhiều các LNTT bị mai một, biến mất
D. Không có sự kết hợp với các ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao như du lịch…”
Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là nhận thức của giới trẻ về các LNTT. Điều này được thể hiện khi chính các bạn trẻ cũng thừa nhận rằng chính bản thân giới trẻ hiện nay không quan tâm nhiều đến LNTT ( là phương án được lựa chọn nhiều nhất). Vì thế đây là vấn đề cần giải quyết đầu tiên khi muốn thu hút giới trẻ đến với LNTT.
Ngoài ra, việc ngày càng nhiều các LNTT bị mai một hoặc biến mất đã khiến giới trẻ ngày càng thờ ờ với các LNTT. Thêm vào đó là tình trạng thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết về hạn chế về LNTT. Hầu như tất cả các LNTT trên Việt Nam không có website quảng bá thông tin chính thức.
Một trong những vấn đề hạn chế sự quảng bá hình ảnh đó là các LNTT không có sự kết hợp với các ngành dịch vụ mang lợi nhuận cao như du lịch, trong khi những “cái bắt tay chéo” này có thể mang lại hiệu quả rất cao.
Vậy giới trẻ có thể đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề quảng bá hình ảnh LNTT – 1 vấn đề mang tầm…vĩ mô này không? Câu hỏi này đã được các bạn trẻ khẳng định: CÓ!
“Bạn nghĩ sinh viên có đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT không?
Có vì sinh viên là những người năng động, đón đầu cái mới nhanh và khả năng tạo ra xu hướng cao
Không, vấn đề này thuộc về các cơ quan nhà nước”
Đến 80% số người được hỏi chọn phương án A, điều này chứng tỏ giới trẻ rất tự tin vào khả năng tạo ra xu hướng của mình. Vấn đề còn tồn tại bây giờ chỉ là liệu các LNTT có đủ sức hấp dẫn lôi kéo họ hay không. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận giới trẻ hơi thụ động khi phó mặc vấn đề này cho các cơ quan nhà nước, được chứng tỏ qua 20% số người chọn phương án B.
Vậy những người trẻ năng động nằm trong con số 80% trên có thể làm gì để chứng minh vai trò của họ? Một câu hỏi của chúng tôi đã bám sát vấn đề này:
“Theo bạn, sinh viên có thể làm gì để quảng bá hình ảnh các LNTT? (Đánh số thứ tự từ 1 => 5 theo thứ tự ưu tiên giảm dần)
1. Làm các bộ phim giới thiệu về các LNTT hoặc các bộ phim lấy bối cảnh tại các LNTT
2. Tham gia kinh doanh hoặc phân phối các sản phầm từ LNTT:
3. Tổ chức các cuộc thi hoặc hội trại tìm hiểu về LNTT:
4. Tổ chức các buổi triền lãm, hội chợ trưng bày các sản phẩm từ LNTT:
5. Làm tour guide giới thiệu các LNTT:"
Phương án 5 làm tour guide giới thiệu các LNTT nhận được sự đồng tình nhiều nhất. Vì đây là một công việc đơn giản nhưng hiệu quả khá cao. Ngoài ra nó chỉ cần sự hiểu biết nhất định, lòng nhiệt tình mà không cần các kĩ năng chuyên môn nhiều nên phù hợp với sinh viên. Ban đầu bạn có thể làm tour guide cho một vài người bạn , rồi từ đó mở rộng ra cả lớp, cả khoa, cả trường. Chỉ chừng đó là đã đạt được hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT.
Hai phương án cũng nhận được nhiều sự ủng hộ đó là tổ chức các cuộc thi hoặc hội trại tìm hiểu về LNTT, cũng như tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ trưng bày các sản phẩm từ LNTT. Tuy nhiên để thu được hiệu quả cao từ các hoạt động này, bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố hấp dẫn của chương trình để người xem không cảm thấy nhàm chán.
Muốn tham gia kinh doanh, phân phối các sản phầm từ LNTT, hoặc thực hiện các bộ phim về LNTT cần đòi hỏi tiềm lực nhiều nên 2 phương án này không được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều lắm.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT – GIẢI PHÁP
Từ các số liệu thu thập được, nhóm 9 đề xuất một số phương án để nâng cao lòng nhiệt huyết của sinh viên đối với các LNTT, cũng như phát huy vai trò của các bạn trẻ trong việc quảng bá hình ảnh LNTT
Về phía các bạn sinh viên IBD, điều cốt lõi đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của họ về LNTT. Để làm được điều này, chúng tôi nghĩ nên tổ chức thường xuyên những buổi tham quan hoặc hoạt động ngoại khóa tại các LNTT. Chỉ khi các bạn trực tiếp được sống và tham gia các hoạt động tại LNTT thì các bạn mới có thể cảm nhận được tinh thần và ý nghĩa mọi thứ ở nơi đó. Qua những buổi ngoại khóa như vậy, sự yêu thích LNTT trong các bạn sẽ tự động được nâng cao, khiến cho các bạn tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh LNTT.
Ngoài ra, các bạn sinh viên IBD có một lợi thế riêng, đó là lợi thế về ngoại ngữ. Các bạn có thể dựa vào lợi thế này để giới thiệu hình ảnh các LNTT đến với bạn bè quốc tế qua các phương tiện truyền thông (đặc biệt là các mạng xã hội) hoặc làm tour guide cho bạn bè quốc tế.
Hơn nữa, vì là sinh viên kinh tế, nên các bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi sinh viên kinh doanh sản phẩm từ LNTT. Khi tham gia các hoạt động này, không những các bạn vừa có thể trải nghiệm thực tế những kiến thức được học, mà đây còn là một kênh quảng bá hình ảnh LNTT cực kì hiệu quả.
Một ý tưởng khác mang tính thời đại khác là các bạn cũng có thể tổ chức những cuộc thi làm phim mini hoặc các cuộc thi ảnh về LNTT. Mặc dù để thực hiện ý tưởng này cần nhiều tiềm lực về tài chính cũng như chất xám nhưng không thể phủ nhận khả năng thành công trong mặt quảng bá hình ảnh LNTT của nó.
Một điều cần được chú trọng là các bạn nên tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông (Internet, báo chí, TV…) để quảng bá hình ảnh LNTT một cách sâu rộng và phong phú hơn. Khi các bạn đủ khả năng để biến nó thành 1 sự kiện xã hội, 1 trào lưu thì nhà nước cũng sẽ có phải có cái nhìn khác về vấn đề này. Họ sẽ đầu tư vào các LNTT nhiều hơn để nó trở về với đúng vị trí : một tài sản văn hóa quốc gia được trân trọng và bảo tồn.
Về phía xã hội, các cơ quan chức năng cần tạo nhiều điều kiện hơn cho sinh viên để họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Ví dụ: ban giám hiệu trường đại học có thể cấp ngân sách hỗ trợ kinh phí cho sinh viên trong các cuộc thi kinh doanh hay làm phim về LNTT. Điều này sẽ giúp sinh viên thấy được rằng những việc họ làm là không vô ích và họ có thêm động lực để cố gắng hoàn thành công việc.
KẾT LUẬN
Hi vọng thông qua đề tài này, mọi người sẽ hiểu thêm về LNTT cũng như vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn, quảng bá hình ảnh LNTT. Đây là đề tài đầu tiên mà nhóm 9 thực hiện nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía các bạn . Xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC
Mẫu phiếu hỏi được sử dụng:
Chào bạn, chúng tôi là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh quốc tế. Hiện nay chúng tôi đang làm đề tài nghiên cứu về vai trò của sinh viên trong việc quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống (LNTT) đến với giới trẻ. Phiếu hỏi này là một trong những công cụ phục vụ cho bài nghiên cứu của nhóm. Hi vọng bạn sẽ bớt chút thời gian hoàn thành phiếu hỏi để giúp chúng tôi có những thông tin chính xác về lĩnh vực này. Rất cảm ơn bạn J.
1/ Bạn có quan tâm đến các làng nghề truyền thống Việt Nam không?
Có
Không
Không quan tâm nhiều lắm
2/ Theo bạn chúng ta sẽ thu được lợi ích gì khi bảo tồn cũng như quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống?
LNTT có đóng góp khá đáng kể vào nền kinh tế quốc dân
Giữ gìn được những nét văn hóa xưa được thể hiện qua hình ảnh các LNTT
LNTT có thể là các địa điểm thu hút khách du lịch trong cũng như ngoài nước
Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………………
3/ Theo bạn, tại sao ngày nay giới trẻ lại thờ ơ với các làng nghề truyền thống?
Vì các địa điểm đó không thu hút giới trẻ
Vì không được nhà nước quan tâm đúng mức nên các LNTT không được quảng bá nhiều
Giới trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về các làng nghề
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………………………………
4/ Theo bạn những hoạt động nào sau đây sẽ thu hút bạn cũng như giới trẻ đến với các LNTT? (Đánh số thứ tự từ 1 đến 5 theo chiều hướng ưu tiên giảm dần
Tổ chức các tour du lịch sinh thái đến các LNTT với giá ưu đãi và nhiều hoạt động thú vị, bổ ích :
Tích cực quảng bá hình ảnh các LNTT đến với giới trẻ qua các phương tiện truyền thông (TV, Internet, Facebook…):
Đưa các LNTT vào trong sách giáo khoa:
Các LNTT cải tiến mẫu mã cũng như giảm giá thành sản phẩm sao cho vừa giữ được nét văn hóa dân tộc vừa có nét hiện đại thu hút được giới trẻ:
Các trường đại học kết hợp với các LNTT cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………………………………
5/ Bạn nghĩ sinh viên có đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT không?
Có vì sinh viên là những người năng động, đón đầu cái mới nhanh và khả năng tạo ra xu hướng cao
Không, vấn đề này thuộc về các cơ quan nhà nước
6/ Theo bạn, sinh viên có thể làm gì để quảng bá hình ảnh các LNTT? (Đánh số thứ tự từ 1 => 5 theo thứ tự ưu tiên giảm dần)
Làm tour guide giới thiệu các LNTT:
Tổ chức các cuộc thi hoặc hội trại tìm hiểu về LNTT:
Tham gia kinh doanh hoặc phân phối các sản phầm từ LNTT:
Tổ chức các buổi triền lãm, hội chợ trưng bày các sản phẩm từ LNTT:
Làm các bộ phim giới thiệu về các LNTT hoặc các bộ phim lấy bối cảnh tại các LNTT:
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………………………………
7/ Theo bạn, hiện còn tồn tại những hạn chế gì quanh việc quảng bá hình ảnh LNTT? ( Bạn có thể chọn 2 đáp án)
Thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết bị hạn chế
Giới trẻ không quan tâm nhiều đến LNTT
Ngày càng nhiều các LNTT bị mai một, biến mất
Không có sự kết hợp với các ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao như du lịch…
Ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………
Một lần nữa xin cảm ơn bạn đã tham gia vào cuộc điều tra của chúng tôi!
.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT
Tên công việc
Người thực hiện
Thời gian
1
Hoàn thành đề cương sơ bộ chi tiết
Cả nhóm
23/05/2010
2
Hoàn thành xong phiếu hỏi
Cả nhóm
27/05/2010
4
Phát phiếu hỏi cho sinh viên IBD
Cả nhóm
28/05/2010
5
Tổng hợp thông tin và xử lí dữ liệu
Cả nhóm
30/05/2010
6
Viết báo cáo
Trâm viết đề cương chính, mọi người chỉnh sửa và bổ sung thêm nội dung
12/06/2010
7
Thuyết trình
Cả nhóm
18/06/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26724.doc