Đề tài Vai trò của Trần Hưng Đạo đối với cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông thế kỷ XIII
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẢY SINH VAI TRÒ CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO 3
2. TIỂU SỬ 4
3. VAI TRÒ CUA TRẦN HƯNG ĐẠO 4
3.1. Có ý chí quyết tâm đánh giặc, đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân Đại việt làm nên những chiến công hiển hách đánh bại ba lần xâm lược của nhà Nguyên – Mông bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc 4
3.2. Ông là người có đạo đức trong sáng luôn nêu cao quyết tâm giữ cho bằng được tình đoàn kết vì nghĩa lớn , góp phần đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù xâm lược 8
3.3. Ông là một nhà quân sự đại tài và là nhà văn hoá lớn của dân tộc 10
4. NGUỒN GỐC VÀ TÁC ĐỘNG 11
KẾT LUẬN 12
MỞ ĐẦU
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những trang sử vẻ vang đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, là sự kết tinh tuyệt vời của truyền thống Việt Nam, con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. Ngay từ thời các vua Hùng dựng nước với một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đất nước ta luôn luôn là dối tượng dòm ngó của đế chế phong kiến phương Bắc. Vốn sẵn tư tưởng bành trướng xuống phía Nam phong kiến Trung Hoa đã không ít lần tấn công xâm lược nhằm thôn tính Đại Việt. Nhưng mỗi lần quân xâm lược vào nước ta là mỗi lần chúng ta càng toả sáng rạng ngời cái vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam,con người Việt Nam. Bởi với tinh thần đoàn kết một lòng, với quyết tâm giữ nước và lòng tự hào dân tộc chúng ta đã viết lên những thắng lợi huy hoàng, chiến công hiển hách đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Những trận Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa đi vào lịch sử là niềm tự hào của bao thế hệ người Việt Nam và làm lên những thắng lợi ấy là công lao của toàn thể dân tộc sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hi sinh để chiến đấu với kẻ thù hung bạo.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của Trần Hưng Đạo đối với cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông thế kỷ XIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM
ĐỀ TÀI KHOA HỌC:
VAI TRÒ CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỐI VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN-MÔNG THẾ KỶ XIII
MỞ ĐẦU
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những trang sử vẻ vang đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, là sự kết tinh tuyệt vời của truyền thống Việt Nam, con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. Ngay từ thời các vua Hùng dựng nước với một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đất nước ta luôn luôn là dối tượng dòm ngó của đế chế phong kiến phương Bắc. Vốn sẵn tư tưởng bành trướng xuống phía Nam phong kiến Trung Hoa đã không ít lần tấn công xâm lược nhằm thôn tính Đại Việt. Nhưng mỗi lần quân xâm lược vào nước ta là mỗi lần chúng ta càng toả sáng rạng ngời cái vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam,con người Việt Nam. Bởi với tinh thần đoàn kết một lòng, với quyết tâm giữ nước và lòng tự hào dân tộc chúng ta đã viết lên những thắng lợi huy hoàng, chiến công hiển hách đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Những trận Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa…đi vào lịch sử là niềm tự hào của bao thế hệ người Việt Nam và làm lên những thắng lợi ấy là công lao của toàn thể dân tộc sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hi sinh để chiến đấu với kẻ thù hung bạo.
Nhưng bên cạnh sức mạnh của quần chúng thì các vị anh hùng dân tộc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Mỗi chiến công đánh giặc giữ nước đều gắn liền với tên tuổi một vị anh hùng, họ chính là người lãnh đạo và tổ chức nhân dân kháng chiến như: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 gắn liền với tên tuổi của Ngô Quyền; Lý Thương Kiệt vơí cuộc kháng chiến chống Tống lần hai 1075-1077; Trần Hưng Đạo với ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông; Lê Lợi - Nguyễn Trãi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn….
Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông là cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, gắn liền với công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo - một thánh nhân vĩ đại. Với tầm vóc lớn lao đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến này và về vai trò của Trần Hưng Đạo cũng như tìm hiểu về tài năng của ông. Với tính chất là một báo cáo khoa học nên trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ xin đưa ra một số đánh giá về công lao của Trần Hưng Đạo đối với ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông góp phần làm sáng tỏ thêm tài năng của ông.
NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẢY SINH VAI TRÒ CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
Anh hùng dân tộc là sự kết tinh tất cả những phẩm chất cao đẹp nhất. Họ là hiện thân của con người vừa có ý chí ,vừa có tàI năng. Xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định vì vậy anh hùng dân tộc bao giờ cũng mang đậm tinh thần thời đại. Khi sự sống còn của dân tộc bị đe doạ, lãnh thổ đất nước bị mũi giày quân xâm lược giày xéo, đời sống nhân dân lầm than cơ cực….Đó là lúc anh hùng dân tộc xuất hiện, đứng ra đảm nhận sứ mệnh lịch sử. Anh hùng Trần Hưng Đạo cũng xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử như vậy.
Đầu thế kỉ thứ XIII đế chế Mông Cổ hình thành và ngày càng lớn mạnh. Chúng nhanh chóng trở thành một đội quân xâm lược hùng mạnh nhiều lần dẫn quân chinh chiến xâm lược nhiều quốc gia ở Châu á và Châu Âu. Chúng đI đến đâu gieo chết chóc và tang thương đến đó và trở thành nỗi khiếp sợ của thé giới lúc bấy giờ. Bằng vó ngựa và cung tên cùng với bản lĩnh phi thường của người dân du mục quân Mông Cổ đã làm chủ được một vùng đất đai rộng lớn từ bờ biển Thái Bình Dương. Đội quân xâm lược của chúng chưa từng thất bại,nổi tiến với kị binh trăm trận trăm thắng. Năm 1258 sau khi đã thôn tính gần hết Trung Quốc,Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt mở rộng lãnh thổ và làm bàn đạp tấn công Nam Tống. Từ 1258-1288 ba lần chúng xâm lược nước ta đều mang theo đội quân đông đảo, hùng mạnh, lần sau đông hơn lần trước (lần một: 3 vạn quân; lần hai: 50 vạn quân;lần ba: 30 vạn quân) với âm mưu và thủ đoạn thâm độc hơn và quyết tâm xâm chiếm bằng được Đại Việt.
Trở lại với tình hình Đại Việt thế kỉ XIII nhà Trần thay thế nhà Lý thành lập vương triều Trần, không gây xáo trộn lớn, chế độ phong kiến tiếp tục phát triển và có những thành tựu nhất định cả về kinh tế chính trị văn hoá. Vài chục năm phát triển đất nước tuy chưa tạo dựng được gì gọi là nhiều nhưng bước vào cuộc kháng chiến chúng ta có nhiều thuận lợi trong tập hợp nhân dân, khơi dậy ý thức tự chủ, niềm tin vào triều đại. Nhưng so sánh với tiềm lực của kẻ thù lúc này thì chúng ta đang đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, một dân tộc đất không rộng người không đông phải chống lại đội quân hung bạo nhất trong lịch sử, chưa từng nếm mùi thất bại. Yêu cầu lịch sử đạt ra trong lúc này là cần có một vị anh hùng đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử giao phó: tổ chức lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thắng lợi. Trong lúc lịch sử đặt ra cấp thiết đó Trần Hưng Đạo xuất hiện, bằng tàI năng kiệt xuất với một lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm giữ nước ông đã đứng ra gánh vác trách nhiệm lịch sử trở thành người lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống xâm lược.
2. TIỂU SỬ
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn(1226-1300), sinh ra trong một gia đình quý tộc. Ông là con thứ hai của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, anh trai vua Trần TháI Tông và mẹ là Đoan Túc.Ngay từ thời niên thiếu ông đã được cha quan tâm tìm người tàI giỏi cả văn lẵn võ về làm gia sư dạy dỗ và ông sớm bộc lộ sự thông minh, tàI trí khác thường,tinh thông văn võ , sớm bộc lộ lòng yêu nước.Từ rất sớm ông đã là một vị quan lớn trong triều đình và được vua trọng dụng. Trong ba lần kháng chiến chống Nguyên –Mông với cương vị là Quốc công tiết chế- thống lĩnh toàn quân ông đã có công lao lớn trong việc đập tan quân xâm lược Mông Cổ, và có công lao lớn đối với vương triều Trần
3. VAI TRÒ CUA TRẦN HƯNG ĐẠO
3.1. Có ý chí quyết tâm đánh giặc, đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân Đại việt làm nên những chiến công hiển hách đánh bại ba lần xâm lược của nhà Nguyên – Mông bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
Ý chí quyết tâm của tràn hưng đạo thể hiện trước tiên ở việc ông đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử giao phó, không ngần ngại lo sợ trước sức mạnh của kẻ thù hung bạo. Trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, kẻ thù xâm lược lá đế chế lớn mạnh, đây là trách nhiệm nặng nề và khó khăn nhưng đồng thời nó thể hiên bản lĩnh của con người sẵn sàng hi sinh vì tổ quôc. Trong cả ba lần kháng chiến,với ý chí quyết tâm đó và được sự tin tưởng của vua Trần và toàn thể nhân dân ông đã giữ những chức vụ quan trọng bậc nhất và trở thành người lãnh dạo cuộc kháng chiến: trong lần thứ nhất ông là người đứng đầu một đạo quân bộ chận đánh địch ở biên giới; trong kháng chiến lần hai, ba ông giữ chức “ quốc công tiết chế ‘’ thống lĩnh quân đội.
Ý chí quyết tâm đánh giặc còn được thể hiện ở việc ông đã vạch ra kế hoạch đánh giăc chu đáo ở từng thời điểm cụ thể chặn từng bước tiến công của kẻ thù. Bằng kinh ngiệm của một nhà quân sự tàI ba Trần Hưng Đạo hiểu rõ lợi thế của kẻ thù là đội quân đông đảo với kị binh dày dạn kinh ngiệm chiến đấu lại thông thạo địa hình đồng bằng ,so sánh với đội quân Đại Việt lúc này lực lượngcòn mỏng lại không quen chiến trận thì quân xâm lược dễ dàng đánh bại chúng ta. Đồng thời, ông cũng nhận định điểm yếu của kẻ thù là không thể tiến hành chiến tranh lâu dài bởi nguồn lương thực và thời tiết …. Bởi vậy ông đã vạch ra kế hoạch đánh giặc độc đáo “tránh sức mạnh ban mai đợi lúc chiều tà’’. Khi địch mới vào nước ta chúng còn đang sung sức ta tạm lánh để bảo toàn lực lượng tránh tổn thất . Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của kế hoạch này.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai khi giặc đánh vào cửa ải Vĩnh Châu (Nội Bàng, Thiết Lược, Hải Phòng). Nhận thấy thế giặc còn mạnh, quân ta không thể chống cự được ông đã nhanh trí tổ chức cuộc rút lui chiến lược đưa hai vua Trần cùng triều đình lui về Vạn Kiếp an toàn . Cuộc hành quân đầy mưu trí của Trần Hưng Đạo đã gỡ một bàn thua trông thấy cho quân dân ta, chúng ta vừa bảo toàn được lực lượng, tránh thế mạnh như vũ bão của giặc, đồng thời đẩy giăc vào tình thế chủ động sang bị động đối phó với chúng ta. làm suy giảm sức mạnh ban đầu của chúng. Kế hoạch đã giành được kết quả đáng kể, quân giặc lâm vào tình trạng hoang mang lo sợ suy giảm đáng kể sức chiến đấu . Đồng thời đã tạo điều kiện cho chúng ta củng cố lại sức mạnh của mình, có thể phản công đánh lại quân giặc trong thời gian nhanh nhất. Sau một thời gian, củng cố luưc lương, tập luyện quan đôi nhận thấy quân giặc đang suy yếu do thiếu lương ăn , thời tiết thất thường ,tương quan lực lượng thay đổi Trần Quốc Tuấn lại ra một quyết định mơí: tổ chức phản công tiêu diệt giặc khi thời cơ tới.
Tháng 5 năm 1285 Trần Quốc Tuấn tiến công ra Bắc bất ngờ tấn công các căn cứ của địch ở phía nam Thăng Long . Đồng thời chỉ đạo những trận đánh quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc tiêu diệt kẻ thù như Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết. Ý chí quyết tâm đánh giặc còn thể hiện ở lời nói đầy khảng khái, đầy nhiệt huyết: “ Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng giặc. Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài, xin bệ hạ đừng lo”. Khi trả lời câu hỏi nên hàng hay nên đánh của vua Trần. Câu nói là sự đúc kết của tinh thần yêu nước và đó cũng là niềm tin vào chiến thắng sẽ giành được . Câu nói đó có ý nghĩa to lớn trong việc cổ vũ tinh thần và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân sĩ. Phải chăng đó chính là cội nguồn làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến? Sau này, trong bản Tuyên ngôn Độc Lập Hồ Chủ Tịch viết: “ Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ“. Đó chính là sự kế thừa tinh hoa trong lời nói của Trần Hưng Đạo.
Bằng những quyết định sáng suốt Trần Hưng Đạo và nhân dân Đại Việt đã đập tan 50 vạn quân xâm lược Nguyên Mông bảo vệ độc lập dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân Nguyên Mông quyết tâm phục thù hai lần thất bại trước chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc xâm lược nước ta . Cuộc xâm lược lần này lớn hơn hẳn về quy mô, tốc độ với thủ đoạn nham hiểm hơn Rút kinh nghiệm hai lần trước, quân giặc mang theo thuỷ binh khá mạnh và lương thực đầy đủ với những tên tướng lão luyện trong chiến đấu. Đất nước lại chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh mới. Lần này, Trần Hưng Đạo tiếp tục giữ chức Quốc công Tiết chế và ông vẫn là linh hồn của cuộc kháng chiến . Bằng tàI lãnh đạo của mình và kinh ngiệm đúc kết từ hai cuộc kháng chiến trước ông đã có những quyết định sáng suốt. Trước tiên, khi quân giặc sắp tràn vào biên giới ông đã nhận định tình hình:” Năm nay đánh giặc nhàn’’. Điều đó chỉ có được ở một vị tướng tài ba thể hiện một tầm nhìn chiến lược, quyết định những thắng lợi sau này . Sau khi nhận định kẻ thù Trần Quốc Tuấn đã tổ chức quân đội chặn từng bước tiến của địch. Ông nhận định đoàn thuyền lương đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xâm lược cuả quân giặc và nó quyết định trong việc bảo đảm lương thực cho quân giặc .Mặt khác, đoàn thuyền này lại không được bảo vệ kĩ càng, thuỷ binh của ta dễ dàng tiêu diệt. Bởi vậy, ông đã ra lệnh cho các tướng tấn công đoàn thuyền lương của địch ngay tại Vân Đồn.
Đúng như nhận định của ông đoàn thuyền lương không có lực lượng chiến đấu yểm hộ nên đã nhanh chóng bị tiêu diệt gọn. Đây chính là nguyên nhân khiến địch rơi vào thế bí, đồng thời nó thể hiện tầm nhìn của Trần Hưng Đạo làm nhụt ý chí chiến đấu của giặc khi gián tiếp đánh vào dạ dày của chúng. Sau khi mất đoàn thuyền lương cánh quân bộ tuy chiếm một số ưu thế nhưng do thiếu lương thực và bị tiêu diệt một phần thuỷ quân ở trận Vân Đồn – Cửa Lục quân giặc quyết định rút lui lần này Trần Quốc Tuấn đã tổ chức quân mai phục tiêu diệt nốt tàn binh của giặc. Ông quyết định chọn Bặch Đằng làm trận quyết chiến chiến lược. Nơi đây, trong lịch sử đã diễn ra hai trận đánh lớn : Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền tiêu diệt quân xâm lược Nam Hán và chiến thắng năm 981 của Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống. Đó là những trận quyết chiến có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ binh và thuỷ binh, có trận địa cọc và tận dụng triệt để yếu tố thời cơ. Kế thừa những bậc tiền bối, biết chắc quân địch khi rút khỏi nước ta sẽ tiến theo đường thuỷ ông đã tổ chức trận địa quyết chiến trên sông Bạch Đằng và trận địa này cũng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bộ binh và thuỷ binh với trận địa cọc trên sông. Tuy nhiên ông có sự sáng tạo trong cách đánh giặc khi quân địch rút lui về Trung Quốc theo đường thuỷ chúng không chủ trương rút theo đường sông Bạch Đằng mà rút theo các nhánh sông nhỏ toả ra biển về nước. Ông đã tài tình chỉ huy quân đội tổ chức đánh chặn các ngả sông buộc địch phảI rút theo sông Bạch Đằng về nước và vấp phảI trận địa mai phục của ta. Bởi vậy, chúng ta đã dễ dàng tiêu diệt được ba vạn thuỷ quân còn lại . Nhờ sự kế thừa phát huy nghệ thuật quyết chiến chiến lược của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt …ông đã tiêu diệt hoàn toàn ý chí xâm lược của chúng khiến chúng thất bại hoàn toàn trong lần xâm lược cuối cùng.
Với ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược, với một lòng yêu nước nồng nàn, bằng tài năng và trí tuệ kiệt xuất Trần Hưng Đạo đã làm nên những chiến công hiển hách cùng quân dân Đại Việt đập tan hoàn toàn quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc. Ông trở thành đại diện tiêu biểu cho thắng lợi của cuộc kháng chiến, là linh hồn của cuộc kháng chiến .
3.2. Ông là người có đạo đức trong sáng luôn nêu cao quyết tâm giữ cho bằng được tình đoàn kết vì nghĩa lớn , góp phần đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù xâm lược
Với bản lĩnh và kinh nghiệm của nhà quân sự đại tài Trần Hưng Đạo hiểu rằng để thắng được đạo quân xâm lược với lực lượng hùng hậu, kinh nghiệm chiến trường dày dặn chỉ có một cách duy nhất là phảI đoàn kết toàn dân tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân: “ trăm họ đều là binh ”. Bởi vậy, ông đã rất chú trọng tới việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân làm nền tảng cho cuộc kháng chiến. Ông đã thực hiện đoàn kết từ nội bộ triều đình tới các tướng lĩnh, quân sĩ và nhân dân tạo thành một khối đoàn kết từ trên xuống.
Trước tiên, để làm gương cho trăm họ ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nêu cao tinh thần đoàn kết của bản thân với vua và các tướng lĩnh. Xưa kia cha của Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu có mối thù cướp vợ với vua Trần là Trần TháI Tông, cha ông trong lúc lâm chung dặn rằng: “ Giết vua Trần trả thù cho cha” trong cảnh đất nước bị cảnh ngoại xâm,binh biến hỗn loạn với tàI năng của mình ông có thể thực hiện lời cha dặn cho tròn đạo hiếu.
Nhưng ông đã không làm như vậy mà đặt lợi ích dân tộc lên cao nhất quên đI hiềm khích xưa cùng vua Trần chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến lần hai khi hai vua cùng Trần Hưng Đạo ông theo vua tiến hành rút lui, lúc đó trong tay ông cầm một chiếc gậy có bịt sắt nhọn mọi người gườm mắt nhìn và tỏ vẻ lo ngại nhưng ông đã rút đầu sắt nhọn đi chỉ chống gậy không mà đi. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó là liều thuốc hoá giải mọi hiềm khích của ông với vua Trần khến vua và mọi người hoàn toàn tin tưởng vào ông . Hành động này đã được Sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá:’’ Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tuỳ thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai hoạ. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy.” Điều đó chứng tỏ ý nghĩa lớn lao của hành động này và cũng chứng tỏ sự khôn khéo và nhạy cảm trong việc đoàn kết nội bộ của Trần Hưng Đạo.
Từ việc đoàn kết trong bản thân của ông và vua Trần, đã mở rộng sang việc đoàn kết trong nội bộ các vương hầu quý tộc và tướng lĩnh cấp cao . Thể hiện ở việc ông cùng vua Trần tổ chức hội nghị Bình Than (1282) . Hội nghị tập hợp các vương hầu và trăm quan để bàn kế đánh giặc và chia nhau trấn giữ những nơI hiểm yếu. Hội nghị này đã động viên được tinh thần kháng chiến trong tầng lớp vương hầu quý tộc tạo sự nhất trí đồng lòng quyết tâm đánh giặc cao độ.
Đến 1285 khi quân thù đến sát biên giới, hội nghị Diên Hồng được triệu tập – là hội nghị của các phụ lão là những đại biểu uy tín của nhân dân, là những người dày dạn kinh nghiệm được vua mời đến bàn kế đánh giặc. Trong hội nghị này các vị đã đồng thanh hô to “ Đánh!”
Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết toàn dân và thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân. Chúng đã thực sự làm dấy lên một không khí sôi động của cả dân tộc, để thực hiện cho bằng được nhiệm vụ đánh giặc giữ nước.
Không chỉ đoàn kết trong nội bộ triều đình và tướng lĩnh ,Trần Quốc Tuấn đã khéo léo đoàn kết trong nội bộ quân sĩ thông qua Hịch tướng sĩ – Một áng thiên cổ hùng văn . Bằng lối văn hùng biện , lời lẽ lúc mềm dẻo lúc đanh thép, ông đã nêu lên dược những tấm gương trung dũng của người xưa và đương đại để kích thích lòng tự trọng của võ tướng và quân sĩ, vạch rõ tội ác lòng tham khôn cùng của bọn giặc Nguyên – Mông . Ông chỉ ra rằng chúng ta chỉ có hai con đường hoặc là đầu hàng bọn xâm lược chịu thân nô lệ kiếp ngựa trâu hoặc là chiến đấu hết mình để bảo vệ nền độc lập dân tộc . Cuối cùng, ông khẳng định rằng chỉ có một con đường duy nhất là đồng tâm hiệp lực chiến đấu bảo vệ độc lập . Đây chính là liều thuốc thần dược đánh thức tinh thần dân tộc và quyết tâm đánh giặc của quân sĩ . Nó tạo nên một không khí hào hùng của thời đại dấy lên quyết tâm đánh giặc đến cùng để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Đối với nhân dân là động lực chính của cuộc kháng chiến, là người quyết định tồn vong của dân tộc ông đã có những chính sách mềm dẻo, khôn khéo. Ông nhận thấy rõ vai trò sức mạnh của dân nên ngay từ đầu cuộc kháng chiến ông đã hết sức chăm lo đến đời sống nhân dân, dùng nhiều biên pháp cảI thiện đời sống nhân dân… Ông đã nhận định rằng:” Khoan thư sức dân là thượng sách để giữ nước ”. Những chính sách ấy đã có tác dụng tích cực nhờ có toàn dân ủng hộ chúng ta đã xây dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân , toàn dân đánh giặc:” Trăm họ đều là binh”.Và thực tế đã kiểm chứng được sự đúng đắn của chính sách này: không có nhân dân thì làm sao chúng ta có thể thực hiện được kế “thanh dã ” ba lần bỏ trống kinh thành Thăng Long khiến địch hoảng sợ , bối rối ; Nếu không có nhân dân ủng hộ làm sao chúng ta có thể rút lui an toàn…
Bằng những biện pháp khôn khéo Trần Hưng Đạo đã xây dựng được một khối đoàn kết toàn dân vững chắc từ trên xuống làm nền tảng cho việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân , góp phần quan trọng của cuộc kháng chiến
3.3. Ông là một nhà quân sự đại tài và là nhà văn hoá lớn của dân tộc
Bằng tài năng của mình Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau những kinh ngiệm quý giá, kế sách đánh giặc của ông đã góp phần làm phong phú thêm những kinh ngiệm đánh giặc giữ nước của dân tộc . Những kế sách đánh giặc giữ nước áp dụng trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo là sự kế thừa kinh ngệm của cha ông thời trước và là sự phát huy lên tầm cao mới , mang những nét độc đáo bổ xung vào kho tàng nghệ thuật quân sự của dân tộc . Nghệ thuật quân sự tàI tình của Trần Quốc Tuấn thể hiện trước tiên ở việc ông tổ chức đánh địch ở mọi nơI ,mọi lúc , dùng sức mạnh toàn quân ,toàn dân buộc chúng phảI tác chiến liên miên , mà không tổ chức được một trận đánh quyết liệt nào mang tính chiến lược để tiêu diệt chủ lực của ta .Trần Quốc Tuấn bằng cách vận dụng nghệ thuật quân sự này đã làm chuyển biến thế trận ngày càng có lợi cho ta , quân địch nhụt nhuệ khí và trở nên mệt mỏi , rơI vào khốn quẫn , toàn bộ lực lượng bị phân tán và phảI đối phó bị động . Như vậy ông đã nhận rõ được điểm mạnh , điểm yếu của địch để đề ra kế sách đánh giặc phù hợp “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng ”
Ngoài ra , ông còn sáng tạo nghệ thuật tiến công phản công rút lui chiến lược , tiêu diệt chiến lược và nghệ thuật quyết chiến . Những nghệ thuật quân sự này được ông đúc kết trong ” Binh thư yếu lược ” – cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho nền khoa học quân sự Việt Nam .Nó thể hiện tàI năng quân sự kiệt xuất của Trân Hưng Đạo , để cho đời sau học tập và phát huy lên trình độ cao hơn nữa .
Trần Hưng Đạo cũng llà nhà văn hoá lớn của dân tộc . Ông lầ tác giả lớn của nhiều thể loại văn học : thơ và chữ Nôm, hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược góp phần vào nền văn học thời Trần.
4. NGUỒN GỐC VÀ TÁC ĐỘNG
Để có được những công lao to lớn như vậy, xuất phát từ con người ông vốn là người có tài năng cộng với ý chí quyết tâm đánh giặc. Bên cạnh đó là cái truyền thống của gia đình quê hương và đất nước cũng như sự kế thừa của các anh hùng dân tộc trước đó.
Công lao của ông đã góp phần đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc không chỉ một lần mà cả ba lần với lực lượng chênh lệch, đánh bại đội quân chưa từng biết đến thất bại thể hiện tài năng lớn, đồng thời ông cũng góp phần phát triển đất nước với những kế sách đúng đắn.
Đối với thế hệ sau ông đã để lại nghệ thuật quân sự độc đáo sáng tạo để đời sau học tập và phát huy: “nghệ thuật chiến tranh nhân dân đoàn kết toàn dân và nghệ thuật rút lui chiến lược”. Để lại hào khí của thời đại cho đời sau : hào khí Đông A.
KẾT LUẬN
Với những công lao to lớn của mình trong ba lần kháng chiến ông không chỉ trở thành một đại diện tiêu biểu cho truyền thống dân tộc và các vị anh hùng dân tộc mà thế giới con ghi nhận ở ông là một trong mười vị tướng tài nhất. Bẩy mươi hai năm sống và chiến đấu ông đã trải qua ba lần binh biến và cống hiến trọn đời cho dân tộc không nghĩ đến bản thân là biểu tượng cho ý chí sắt đá của dân tộc.
Chiến công của ông được truyền từ đời này sang đời khác, ông trở thành đức thanh tin trong lòng mỗi người dân là niềm tự hào của cả dân tộc và ông trở thành bất tử trong đời sống của nhân dân.
Với sự ngưỡng mộ và niềm kính trọng của nhân dân, ông được phong là Thánh : Đức Thánh Trần và được nhân dân thờ phụng khắp mọi nơi, tên của ông được đặt cho các con đường, các trường học, các công trình quan trọng. Ông trở thành bất tử và công lao của ông đời đời được dân tộc Việt Nam nhớ ơn.
Trên đây là một số công lao của Trần Hưng Đạo, đó chỉ thể hiện một phần nhỏ tài năng của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo do tầm nhìn còn hạn chế của người viết. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Vũ Văn Quân. Em xin chân thành cám ơn sự đóng góp của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (51).doc