Cần trao đổi thêm kiến thức đối với các phụ nữ mang thai và cho con bú, nhằm đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin và các chất vi lượng.
Phát triển kinh tế V.A.C ở những nơi có điều kiện tránh sử dụng phân tươi bón cây trồng, không lạm dụng các hoá chất , thuốc diệt côn trùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền
Có ý thức bảo vệ môi trường chung ở mọi nơi.
Tăng cường rèn luyện sức khoẻ cá nhân.
Tóm lại, để phát huy yếu tố con người và nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất và quá trình CNH-HĐH có hiệu quả, điều quan trọng hơn là chúng ta phải có chính sách đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đúng với những tư tưởng chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thể hiện một quan niệm mới về phát triển nguồn nhân lực với các tư tưởng chỉ đạo sau đây:
1. có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động;
2. Lấy kết quả và hiệu quả của công việc là thước đo đánh giá quan trọng nhất;
3. Phát triển nguồn nhân lực bám sát trị trường lao động;
4. Quản lý tốt phát triển nguồn nhân lực: có hệ thống chính sách đào tạo, sử dụng phù hợp nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng, chính sách lao động, phân công lao động, phân bổ nguồn nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng,.
5. Tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên, tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo,. là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động. ở đây, cần chú ý cả lợi ích vật chất, cả nhu cầu tính thần của con người;
6. Đặc biệt chú ý tới xây dựng và thi hành chính sách trọng dụng nhân tài
Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục nước nhà trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành CNH,HĐH làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc, có thể hội nhập vào xã hội tương lai mà loài người đang hướng tới. Trong công việc trọng đại này chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nhân tài có một ý nghĩa đặc biệt nhất là trong thời đại thông tin, công nghệ cao, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá.
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của yếu tố con người và các giải pháp phát huy vai trò con người trong thời kỳ CNH-HĐH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí hoá, điện khí hoá …lẫn tin học hóa . Chúng ta phải chuẩn bị một nguồn nhân lực phục vụ cả 3 nền kinh tế: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức.
Xem xét cụ thể, dân cư nước ta hiện nay đa số ở nông thôn, phần đáng kể tổng sản phẩm quốc nội do khu vực nông nghiệp đóng góp (trên phạm vi thế giới năm 1913 nông nghiệp đóng góp 70% vào thương mại thế giới, nay chỉ còn 17%); lao động nông nghiệp chiếm một phần lớn. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động trí thức, nhằm đáp ứng được chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) họp vào tháng 7-2002 đánh giá rằng bước sang thế kỷ XXI, đội ngũ lao động của nước ta đã có bước phát triển mới: “Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng 17,2%(từ 800000 năm 1995 lên 1300000 năm 2000). Số lao động đã qua đào tạo đạt 20% năm 2000(năm 1996 là 13%). Vậy chúng ta không đạt chỉ tiêu từ 25% lao động đã qua đào tạo vào năm 2000 như Nghị quyết Trung ương (Khoá VIII) đã đề ra ; tình hình nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng rất phức tạp.Theo kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2002 do Bộ lao động -thương binh-và xã hội công bố tháng10-2002, đến 1-7-12002 số người trong độ tuổi lao động là 60,66% (khoảng 48,5 triệu người), trong đó khoảng 40,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên (khu vực thành thị có khoản 9,7 triệu người, chiếm 23,87 % khu vực nông thôn khoảng 31 triệu người, chiếm76,13%). Số lao động không biết chữ là 8,74% và 80,31%lao động trình độ từ tiểu học trở lên: nhưng có khác biệt khá lớn giữa nông thôn và thành thị: tỷ lệ lao động chưa biết chữ nông thôn cao gấp 6 lần thành thị, trong khi đó tỷ lệ lao động ở thành thịcó trình độ từ trung học phổ thông trỏ lên cao gấp 8 lần ở nông thôn. Trong số lao động qua đào tạo(chiếm 19,62% đội ngũ lao động), cũng có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị: ở thành thị, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 44,60%, ở nông thôn là 11,89%. Tính đến tháng1-2000, trong khoảng 7,5 triệu người lao động thì đa số có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp :khoảng 4,9 triệu người có trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề; trình độ THCN:1,4 triệu , trình độ
CĐ-ĐH: 1,3 triệu;thạc sĩ hơn 10000 người. Riêng tíên sĩ và tiến sĩ khoa học đến tháng 5-2002 có khoảng13500 người. Vào cuối năm 2002 chúng ta có 1032 giáo sư và 4563 phó giáo sư .
Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ ĐH, THCN và công nhân kỹ thuật là 1:1,75:2,3 vẫn là một cơ cấu bất hợp lý và để kéo dài,dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của cán bổ trung cấp kỹ thuật.Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta đội ngũ công nhân và lao động đơn giản chiếm hơn 80% đội ngũ lao động; đội ngũ công nhân đã qua đào tạo; nhà kỹ thuật; quản lý; phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm 18%.Trong 50 năm qua , chúng ta đã đào tạo được hơn 1 triệu cán bộ các ngành kỹ thuật có trình độ đại học với cơ cấu ngành như sau:
Sư phạm : 33,3%
Khoa học kỹ thuật :25,5%
Khoa học xã hội: 17%
Y dược: 9,3%
Nông nghiệp: 8,1%
Khoa học tự nhiên: 6,8%
Rõ ràng cơ cấu ngành đào tạo như vậy là bất hợp lý, là một nước nông nghiệp mà chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành nông nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH.
Nước ta tiến hành CNH-HĐH trên cơ sở đan xen giữa hai nền văn minh chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp, cùng với một số nhân tố ban đầu của văn minh tri thức. Song về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu: Dân số nông thôn chiếm gần 80% dân số cả nước, đặc biệt trong đó, dân số trẻ (dưới 15 tuổi ) chiếm khá đông, hơn 1/3 tổng số; và lao động nông thôn chiếm hơn 70% tổng nguồn lao động xã hội, trong đó phần lớn lại chưa qua đào tạo, hầu hết đang lao động thủ công, bằng những kinh nghiệm, cổ truyền là chính. Nguồn nhân lực dồi dào ở khu vực nông thôn, do đó chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng kinh tế sức mạnh của nó chưa được phát huy đầy đủ do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế.
Nhiều nghiêm cứu đã chứng minh nếu tính chi phí trên một đơn vị sản phẩm, lao động nông thôn nước ta hiện nay đắt hơn so với lao động của nhiều nền kinh tế khác, và : tình hình này dẫn đến hai hậu quả lớn đối với nền kinh tế đang ở trong giai đoạn đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó là một môi trường đầu tư kém hấp dẫn và sức cạnh tranh thấp của sản phẩm.
Theo số liệu thống kê mới nhất công bố năm 2003, lao động nông thôn nước ta có 31012699 người đang tham gia hoạt động kinh tế, chiếm76,18% tổng số lao động cả nước có trình độ học vấn được phản ánh trong bảng 1.
Bảng 1. Trình độ học vấn của lao động nông thôn cả nước chia theo nông thôn- thành thị ( tính từ đủ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế)
Đơn vị tính:Người
Thứ tự
Trình độ học vấn
Tổng số
Chia Theo
Nông thôn
Thành thị
1
Chưa biết chữ
1523001
1428735
94266
2
Chưa tốt nghiệp Tiểu học
6434724
5629097
805627
3
Tốt nghiệp Tiểu học
12911678
10578521
2333157
4
Tốt nghiệp THCS
12400369
9710280
2690089
5
Tốt nghiệp THPT
7447084
3666066
3781018
Cộng
40716856
31012699
9704157
Nguồn Bộ lao động-Thương binh và xã hội, Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam 2002,Nxb. Lao động-Xã hội-Hà Nội,2003,tr.24 và 30.
Xét về trình độ học vấn (B.1), có 4,6% chưa biết chữ(chiếm 93,81% tổng số lao động chưa biết chữ của cả nước), 18,15% chưa tốt nghiệp tiểu học, 34,11% tốt nghiệp tiểu học,31,31% tốt nghiệp THCS và 11,82% tốt nghiệp THPT( so với các tỉ lệ tương ứng của lao động thành thị là 0,97%, 8,3%, 24,04%, 27,72% và 38,96%).
Xét trên về trình độ chuyên môn kỹ thuật(B.2), lao động khu vực nông thôn có 3751721 người đã qua đào tạo(B.2), mới đạt tỉ lệ 12,09% so với chỉ tiêu 22-25% lao động cả nước qua đào tạo do Đại Hội VIII đề ra. Chưa nói, phần lớn trong số này đang ở trình độ thấp (52,1% là những lao động có trình độ sơ cấp / chứng chỉ nghề và CNKT không có bằng), còn lại, CNKT:14,88%, THCN:20,43%, CĐ-ĐH: trở lên chiếm 12,59% (so với 21,98%, 30,58%,18,86%, và 28,57% là các tỉ lệ tương ứng của lao động thành thị).
Bảng 2. Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của lao động cả nước, chia theo nông thôn- thành thị (từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên)
Đơn vị tính:Người
Thứ tự
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tổng số
Chia Theo
Nông thôn
Thành thị
1
Sơ cấp/ có chứng chỉ nghề
1300947
993782
307165
2
Công nhân kỹ thuật không bằng
1592368
960745
631623
3
Công nhân kỹ thuật có bằng
1864015
558168
1305847
4
Trung học chuyên nghiệp
1571821
766611
805210
5
Cao đẳng, đại học và trên đạo học
1692646
472415
1220231
Cộng
8021797
3751721
4270076
Nguồn Bộ lao động-Thương binh và xã hội, Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam 2002, Sđd, tr.181,183
2. Kết quả điều tra của Đề tài cấp Nhà nước (thuộc Chương trình KHCN cấpNhà nước KX05 2001-2005) về trình độ đào tạo của lao động nông nghiệp –nông thôn được tiến hành tại 7 tỉnh và thành phố trong cả nước, cũng cho biết một số thực trạng tương tự.
Bảng 3.Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của lao động nông thôn qua điều tra khảo sát
Thứ tự
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Số người
Chiếm tỉ lệ(%)
Tổng số
990
100,00
I
Chưa qua đào tạo:
736
74,40
II
Đã qua đào tạo, chia theo cấp trình độ:
1
Nghề <6 tháng
79
7,96
2
Nghề 6-12 tháng
30
3,00
3
Nghề dài hạn(>1 năm)
37
3,76
4
Trung học chuyên nghiệp
68
6,88
5
Cao đẳng
15
1,50
6
Đại học
24
2,40
7
Sau ĐH
01
0,10
Nguồn số liệu Nhà nước KX05-10. Số liệu điều tra, 3-2003
Các số liệu trong Bảng 3 cho thấy, quá nửa (57,50%) số lao động có chuyên môn kỹ thuật ở đây cũng chỉ qua đào tạo nghề, số còn lại gồm THCN chiếm 26,77% và CĐ-ĐH trở lên chiếm 15,74%.
3.Mặt khác, theo dự báo của nhiều nhà khoa học, trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, với sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường thì trung bình mỗi người, trong cuộc đời lao động, có thể sẽ phải đổi nghề khoảng 4-5 lần. Như vậy, rõ ràng là người lao động, nếu muốn tiếp tục việc làm, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, cập nhật các kỹ nẵng, kiến thức mới một cách liên tục hoặc theo hoặc theo định kỳ, thậm chí phải được đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc,..
Nói tóm lại, những điều đã trình bày trên cũng nói rằng, muốn đáp ứng được yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực vươn tới một cuộc sống ấm no, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng đòi hỏi của CNH,HĐH đất nước thì lao động nông thôn nước ta sẽ phải cố gắng hơn nữa, vượt qua mọi thách thức do thực tiễn CNH,HĐH đặt ra.
3.Nguyên nhân làm hạn chế phát triển nguồn lực con người
Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người Việt Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, năng suất lao động còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tình trạng nghèo đói còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, do vậy, việc chăm sóc đầy đủ, đảm bảo những điều kiện cho con người phát triển toàn diện còn hạn chế.
Thứ hai, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh, với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả đánh thắng, chúng ta dồn sức người sức của để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, không có điều kiện chăm sóc cho con ngươi.
Hiện nay, hậu quả chiến tranh còn để lại rất nặng nề đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục khắc phục.
Thứ ba, Những ảnh hưởng của phong tục tập quán, thói quen của người sản xuất nhỏ như : thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, cách nhìn thiển cận, tâm lý tự ty, tính vị kỷ, cục bộ địa phương, kể cả tác phong gia trưởng trong giáo dục và đáng giá mỗi con người,...
Thứ tư, Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, một mặt cũng tạo ra những tác động tích cực, nhung mặt khác cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như : lối sống thực dụng, chỉ vì chức quyền, vì tiền mà không ít người có thể làm mọi việc bất chấp luân thường đạo lý. Điều đó gây ra những tác động xấu trong xã hội.
Thứ năm, Sự đầu tư cho giáo dục đào tạo còn hạn chế, “ công tác quản lý giáo dục-đào tạo có những mặt yếu kém bất cập.” Tình trạng tiêu cực trong giáo dục còn đang phổ biến ở nhiều nơi, chất lượng giáo viên còn hạn chế. Những điều đó đang ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trực tiếp ảnh hưởng tới việc phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
Thứ sáu, Những yếu kém trong quản lý nhà nước, hệ thống luật phát chưa đồng bộ, tính gia trưởng, sự bảo thủ trong một số cán bộ có chức có quyền, tâm lý đố kỵ, ghen ghét với những người có năng lực của một số người đang hạn chế phát huy nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay.
Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện tốt những giải pháp sau:
Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế
Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.
Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị.
Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ.
Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh, khai thác thế mạnh của các địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội, để cùng với Nhà Nước giải quyết những khó khăn của đất nước.
Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cần làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình phải lao động nghiêm túc, có chất lượng, có hiệu quả, tạo ra hàng hóa tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phê phán mạnh mẽ thói quen lười biếng, làm bừa, làm ẩu; ngăn ngừa làm ăn phi phát, phi đạo lý.
Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị
Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị(chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta), về luật phát, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.
Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có điều kiện tham gia công việc Nhà nước, công việc xã hội, thực sự là người làm chủ đất nước; khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong một số cơ quan nhà nước.
Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo, hay buông lỏng quản lý nhà nước trong một số ngành, một số địa phương.
Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ của mình
Trên cơ sở những thành qủa đạt được, mọi người mới có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội.
Thứ ba: trên lĩnh vực xã hội
Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.
Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tần lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Quan tâm tới những hộ nghèo, những gia đình khó khăn, những hộ chính sách xã hội, những vùng sâu, vùng xa tạo ra cơ hội phát triển cho mọi người, làm cho mọi người dân đều được hưởng những thành quả y tế, giáo dục, văn hóa,...
Thực hiện chính sách xoá đói, giàm nghèo, tập chung giải quyết những vấn đề cấp bách về lao động việc làm; trên cơ sở đó, người mọi người mới có điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trường rèn luyện phấn đấu, cống hiến sức mình cho đất nước, cho xã hội.
Thứ tư: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn. “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo nên sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.” , đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chăn đà suy thoái về đạo đức, lối sống.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ, các nghệ sĩ phải nâng cao trách nhiệm của mình trong sáng tác, biểu diễn, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, vô trách nhiệm với đất nước.
Dư luận xã hội phải lên tiếng ủng hộ những tác phẩm có hình thức, nội dung hay, phê phán những tác phẩm có hình thức và nội dung dở. Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, sao cho văn học nghệ thuật phải cổ vũ cho cái hay, cái đẹp, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao những giá trị nhân văn, phát huy những giá trị tốt đẹp trong con người Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta phải chăm lo tới việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ năm: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao phải thông qua giáo dục và đào tạo, vì vậy có các giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
a.Xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đào tạo liên thông là lộ trình khoa học đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực Việt Nam
Xã Hội hoá giáo dục
Trong những năm qua, thực hiện Nghị Quyết 90/cp và Nghị Quyết 73/cp của Chính Phủ, xã hội hoá giáo dục ở nước ta đã phát triển đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp nứơc nhà: màng lưới các cơ sở giáo dục phát triển,quy mô giáo dục tăng nhanh,đặc biệt đã hình thành phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ viên chức .Quy mô giáo dục tăng nhanh, bứơc đầu đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cả nứơc đã hoàn thành công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và đang phổ cập trung học cơ sở, một số tỉnh, thành phố đang phổ cập trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao. Cùng với việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục hàng năm, nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể nhất là nguồn tài chính do mở rộng hợp tác với các nước,các tổ chức quốc tế các cá nhân nước ngoài và Việt Kiều. Đến nay nhận thức xã hộ hoá giáo dục đã có những chuyển biến căn bản. Các cấp uy Đảng, các cấp chính quyền,các đoàn thể đã có nhiều biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia.
Sự nghiệp giáo dụcvà xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết bởi một số nguyên nhân sau:
Một là, để phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, không thể chỉ sử dụng duy nhất một loại vốn –vốn nhà nước. Với múc thu nhập ngân sách thấp, Nhà nước sẽ không đủ khả năng chi ngân sách để tạo bước chuyển cần thiết, nhằm biến chuyển xã hội Việt Nam thành một xã hội học tập. Việc thực hiện huy động các nguồn vốn phi Nhà Nước sẽ là biện pháp tốt để mở rộng quy mô giáo dục;
Hai là, kinh nghiệm phát triển giáo dục ở các quốc gia, đặc biệtlà những quốc gia có những điều kiện gần gũi vời Việt Nam như Sinhgapor,Malaysia đã cho thấy rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất, tạo sự chuyển biến lớn nhất đối với sự phát triển. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho con người, vì con người, vì con người, mà con người lại chính là động lực của sự phát triển. Do vậy, cần phát huy mọi nguồn vốn có thể huy động được để đầu tư cho giáo dục,quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đó, tức là phảI thực hiện xã hội hoá giáo dục;
Ba là, Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đang chịu sự chi phối của xu thế chi thức hoá, toàn cầu hoá kink tế, đang trên con đường hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục chính là việc làm nhằm góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập với xu thế chung đó, nhằm rút ngắn sụ tụt hậu của Việt Nam so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới;
Bốn là, việc xã hộ hoá giáo dục sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường công lập và ngoài công lập, tạo ra những “cú hích” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Rõ ràng, trong bối cảnh cạnh tranh lành mạnh đó, các trường tự phảI nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện “cái đào tạo mà thị trường cần chứ không phảI cái mà mà mình có “ qua đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chín mình.
Để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, việc làm trứơc mắt là phảI phát triển các trường ngoài công lập, gồm cac loại trường như dân lập, bán công …từng bước mở rộng các trường tư thục trong điều kiện thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng và quy trình giáo dục của các trường này.
Đối với các trường công lập, cũng cần thực hiện xã hội hoá từng bước. Chính sách thu học phí, cấp học bổng ở các trường đào tạo hiện nay là bước đi đúng, mang tính tạo nền tảng cho việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các trường. Bước tiếp theo cần mở rộng diện đào tạo, mở ra các đaò tạo ngắn hạn, trung hạn nhằm cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần thiết vừa phục vụ nhu cầu của thị trường lao động, vừa mang tính đi tắt, đón đầu nhằm đào tạo nhân lực cho xã hội, đồng thời thực hiện chế độ thu học phí theo phương châm xã hội hoá. Cũng cần nghiên cứu, xem xét việc chuyển một số trường hợp công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp.
Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục còn phảI mở rộng các quỹ khuyễn học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp,phù hợp với khả năng người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo. Cách làm này vừa có tính khuyến khích, tạo cơ hội học tập cho nhiều người, vừa mang tính xã hội và nhân văn cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng và tăng cường các mối quan hệ và nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, các tổ chức kinh tế-xã hội… là một việc làm cần thiết nhằm đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho việc quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉn cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.
Các trường, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp cũng cần phảI thiết lập mạng thông tin đào tạo, điều tra tổng thể nhu cầu đào tạo và xác định những kiến thức, kỹ năng cần đào tạo nhằm xây dựng nộ dung chương trình đào tạo chuẩn phù hợp với nhu cầu của thị trưòng lao động, tạo sức hút xã hội lớn đối với việc đào tạo từng chuyền ngành. Cũng cần thiết lập các trang website cho trường, cho từn chuyên ngành đào tạo, qua đó tăng cường sự hợp tác, tăng cường sự đầu tư của xã hội cho giáo dục- đào tạo.
Trong vấn đề xã hội hoá giáo dục, việc xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môI trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể mỹ, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, xây dựng các một đội ngũ các nhà giáo mẫu mực về mọi mặt; kiên quyết loại trừ các tệ nạn xã hội , tiêu cực trong giảng dạy và học tập là việc làm cơ bản , cần thiết tạo cơ sở cho việc xây dựng và củng cố niềm tin của nhà trường đối với xã hội, tăng cường sức hút của nhà trường, khuyến khích đầu tư xã hội vào trường. Để làm tốt việc này nhà trườn cần có sự phối hợp chặt chẽ với xã hội trong vấn đề xây dựng và phát triển trường. Rõ ràng, để thực hiện những bước đi nói trên, cần có những cách làm thích hợp để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân. Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về vấn đề xã hội hoá giáo dục và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp lãnh đạo cấp uỷ Đảng, sự giám sát của hội đồng nhân dân, sự giám sát của uỷ Ban nhân dân các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức Công Đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, hội học sinh- sinh viên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học và các đoàn thể tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu đặt ra là đến năm 2010, ở Việt Nam sẽ có 40%lực lượng lao động được qua đào tạo và đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản sẽ là một nước công nghiệp.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo
Mục tiêu cơ bản của giáo dục là tạo cơ hội cho người dân , có thể tham gia vào quá trình giáo dục.Muốn thực hiện được mục tiêu đó, cần thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Như vậy, đa dạng hoá các loại hình đào tạo thực chất là việc tạo ra nhiều hình thức đào tạo, với sự đa dạng về thời gian, không gian và kiến thức kỹ năng cần đào tạo đáp ứng nhu cầu học của người dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tham gia học tập. Xã hội được tác động củ các quan hệ cung- cầu trên thị trường đào tạo tuỳ thuộc vào thu cầu của xã hội đối với các loại hình đào tạo đó.
Trước hết, cần đề cập loại hình “đào tạo mới “ cho những người trên thực tế chưa qua đào tạo. Loại hình đào tạo này cũng có thể thực hiện đa dạng hoá thông qua việc tạo cơ hội cho người học có thể học nhiều ngành khác nhau,nhiều trường khác nhau…
Vấn đề “đào tạo lại” sẽ phải được đẩy mạnh khi các mối quan hệ thị trường trở nên phát triển . Doanh nghiệp, dưới tác động của sự cạnh tranh, có thể phảI thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến sự dư thừa lao động trên thị trường. Sự cuốn hút của một số ngành nghề có thu nhập cao có thể tạo ra những dòng di chuyển lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác … Do vậy, nhu cầu đào tạo lại, dạy nghề mới, nâng cao tay nghề ngày càng trở nên bức xúc. Cùng với sự đẩy mạnh CNH-HĐH, sự hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế khu vực và thế giới, những kiến thức thu được của người lao động sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, những đòi hỏi mới kiến thức –kỹ năng của người lao động luôn được đặt ra bởi thực tiễn, do vậy, cần phải đẩy mạnh đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao cho người lao động. Hình thức đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao vì thế sẽ có chỗ đứng ngày càng vững chắc. Đối với đội ngũ cán bộ công chức ngành, vấn đề đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao đã và đang được đặt ra, với mức độ bức xúc ngày càng lớn do yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi phải chuẩn hoá cán bộ theo xu hướng chuyên môn hoá cao độ.
Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn khó khăn, cần thiết phảI đẩy mạnh đào tạo theo hướng tăng cường cho xuất khẩu lao động. Đây là một cách làm hiệu quả bởi xuất khẩu lao động, ngoài ra việc tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, có tác phong làm việc công nghiệp còn góp phần tạo ra việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và gia đình họ, tăng thu cho ngân sách cho đất nước.
Song song với việc tổ chức các loại hình đào tạo theo “tính chất của quy mô đào tạo “ nói trên, cũng cần thực hiện đa dạng hoá cách thức đào tạo, mở rộng đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo từ nước ngoài …Việc đẩy mạnh đào tạo chính quy tập chung không cần phảI bàn tính nhiều do tính ưu việt của nó, do chỗ đứng của nó đã được khẳng định bởi chất lượng đào tạo cao. Song việc đào tạo tại chức, cần phảI thực hiện nghiêm minh quy chế đào tạo, coi đào tạo tại chức như là đào tạo chính quy, nâng cao chất lượng đào tạo tạo chức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xã hội thừa nhận chất lượng đào tạo tại chức không thua kém chất lượng đào tạo chính quy. Chỉ có như vậy, đào tạo tạo chức mới có chỗ đứng lâu dài, bền vững, phục vụ đắc lực cho đào tạo lại và đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho nề kinh tế quốc dân.
Đào tạo từ xa, với phương châm trọ giúp kiến thức, kỹ năng cho những ai do điều kiện, hoà cảnh không tham dự được những khoá đào tạo chính quy, là một trong những hình thức đào tạo đã và đang phát huy tác dụng. Với cách thức đào tạo này, cần phải đẩy mạnh việc đào tạo từ xa theo hướng liên kết các trường đào tạo có uy tín trên thế giới, kết hợp các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, thu hút các nguồn vốn quốc tế phục vụ cho đào tạo. Cùng với việc đẩy mạnh đào tạo thông qua đẩy mạnh hình thức du học, việc đẩy mạnh đào tạo từ xa đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng đi tắt, đón đầu và hội nhập, tạo đà cho sự phát triển bền vữn của nền kinh tế đất nước.
Đào tạo liên thông cho các bậc học
Đào tạo liên thông là quá trình cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một sổ trình độ khác hoặc tron các ngành khác nhau của một trình độ thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo. Như vậy, có thể liên thông là sự chuyển đổi giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giữa các bậc học mà không cần lặp lại những kiến thức đòi hỏi đã được tích luỹ. Trong nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị trường ngày nay, với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin và tri thức hoá, toàn cầu hoá kinh tế, đào tạo liên thông giữa các bậc học là một xu thế tất yếu khách quan. Điều đó được giảI thích bởi nhiều nguyên nhân:
Một là, khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, thị trường lao động được hình thành, nhu cầu lao động trên thị trường lao động biến đổi nhanh chóng. Việc thực hiện chuyển giáo công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật mới vào trong sản xuất và quá trình làm việc đòi hỏi một lực lượng lao động có khả năng cạnh tranh và thích nghi cao. Việc toàn cầu hoá, tri thức hoá kinh tế cùng với nhu cầu của thị trường đã tạo nên nhu cầu cao của xã hội về lao động tri thức có trình độ chuyên môn cao và thúc đẩy sự nỗ lực của mọi người của mọi người dân trong việc nâng cao trình độ học vấn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn tạo ra những bấp bênh trong vấn đề việc làm của người lao động. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, người lao động mất việc làm. Một số ngành nghề cũ bị mất đI thay vào đó là những ngành nghề mới. Chính thị trường, cùng với nhu cầu mạnh mẽ của người dân đã thúc đẩy mạnh mẽ sự đào tạo liên thông không những chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác( cùng một cấp đào tạo) mà còn ở việc nâng cao cấp đào tạo.
Hai là, trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và sự bùng nổ về tri thức thì ngay cả những người được đào tạo tốt khó mà theo kịp các sự biến đổi luôn diễn ra nhanh chóng về tri thức và công nghệ. Những kiến thức mà người dân lĩnh hội được sẽ trở lên lạc hậu nhanh chóng. Vì vậy việc tổ chức cập nhật, nâng cao ý thức của người dân một cách thường xuyên đóng vai trò rất lớn quan trọng trong thiết kế các chương trình đào tạo.
Ba là, cùng với xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra, xu hướng quốc tế của giáo dục-đào tạo càng trở nên mạnh mẽ xuất phát từ yêu cầu của việc giao lưu lao động quốc tế và giao lưu kiến thức, giao lưu về chương trình giáo dục-đào tạo của các nước trên thế giới. Vấn đề liên kểt trong đào tạo, trao đổi sinh viên với các quốc gia khác; du học của sinh viên; vấn đề giao lưu lao động quốc tế đang đặt ra những đòi hỏi mới về “quốc tế hoá” nội dung chương trình đào tạo. Như vậy, trong thiết kế nội dung chương trình đào tạo, cần tham khảo thêm nội dung đào tạo các cấp học của quốc gia khác nhằm thiết kế chương trình đào tạo mang tính chất “chung” giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong việc tìm tòi và thiết kế những cáI “ chung” đó trong nội dung chương trình đào tạo giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, vấn đề “liên thông đào tạo quốc tế “ sẽ nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Như vậy, việc liên thông đào tạo không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi của quốc gia mà mở rộng dần ra trên bình diện quốc tế. Xu hướng này từ lâu đã bộc lộ rõ ở các nước phát triển. Việc xúc tiến thành lập Đại học ASEAN và những nỗ lực nhằm tiến tới sự công nhận chất lượng đào tạo theo những tiêu chuẩn chung ở các nước ASEAN trong các hội nghị Thượng đỉnh gần đây không nằm ngoài xu thế chung đó.
Bốn là, đề giải quyết mối quan hệ số và chất lượng lao động theo vùng, miền, theo ngành nghề… trong lao động khi nguồn lực của Việt Nam còn hạn hẹp, cần dựa trên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống giáo dục-đào tạo trên cơ sở nghiên cứu, tìm tòi những giải phóng nhằm phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống. Một hệ thống giáo dục -đào tạo mở, với các chương trình liên thông mềm dẻo có thể giúp cho việc tận dụng ưu thế của mỗi cơ sở đào tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ sở này. Một hệ thống mở như vậy với những thể chế thích hợp có thể tạo ra hưóng đi giúp cho việc thực hiện giáo dục- đào tạo tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, tạo nhiều cơ hội cho người học thuộc dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùn xa … làm tăng tính công bằng xã hội.
Để thực hiện đào tạo liên thông, cần đa dạng hoá cơ cấu hệ thống trình độ và hình thức đào tạo. Điều đó đòì hỏi những người thiết kế các chương trình đào tạo phải tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm hình thành sự liên thông các trình độ đào tạo, giữa các hình thức đào tạo và giữa các trường lớp đào tạo. Điều đó phảI bố trí hợp lý các co sở đào tạo thành một mạng lưới tối ưu có phân cấp phân quyền tự chủ và tự chịu tránh nhiệm trong đào tạo. Mặt khác để cho sự liên thông trong đào tạo có hiệu quả, cần phảI thống nhất về nguyên tắc, nội dung đào tạo, thiết lập các tiêu chuẩn chung trong việc đánh giá chất lượng đào tạo, tạo ra sự thống nhất chung trong việc đánh giá chất lượng học tập giữa các trường lớp, lớp đào tạo, các bậc học. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ huy và điều phối sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo trong việc tạo ra sự kết hợp giữa các cơ sở đào tạo trong việc tạo ra sự liên thông này.
Để đáp ứng những yêu cầu tất yếu đó của đào tạo liên thông cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:
Nên tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Học theo tín chỉ có những ưu thế là học viên dễ dàng tích luỹ kiến thức, các trường đào tạo và học viên dễ dàng chủ động xây dựng kế hoạch học tập ;học viên dễ dàng chuyển đổi chuyên môn chính cả trong và sau quá trình đào tạo, có thể đạt nhiều văn bằng; các trường dễ dàng cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao hiệu quả đào tạo, cung cấp cho các trương đào tạo một “ngôn ngữ chung” trong đào tạo. Do vậy hệ thống tín chỉ là một phương tiện hữu hiệu cho việc đào tạo liên thông.
Các trường đào tạo cần tuân theo những quy định chung của Nhà Nước về cấu trúc và khối lượn kiến thức về từng bậc học, trong đó có sự thống nhất với mức độ hợp lý về nội dung chương trình ở các nhóm ngành, bao gồm những kiến thức với các yêu cầu bắt buộc, đồng thời đủ mềm để thích ứng các ngành đào tạo khác nhau. Trên cơ sở đó, các trường tự thiết kế các trường trình đào tạo theo môđun cho các ngành học của mình. Điều này sẽ đảm bảo có những học phần được thiết kế chung cho các nhóm ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận các học phần của các cơ sỏ đào tạo khác nhau.
Đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo, đồng thời quy định tính tự chịu trách nhiệm của các trường này thông qua một hệ thốn kiểm định chất lượng trên nhiều khía cạnh: chất lượng giảng dạy,chất lượng đào tạo, cơ sỏ vật chất phục vụ đào tạo…
Song, việc đào tạo theo học chế tín chỉ như đề cập đến ở trên là việc làm của tương lai. Trước mắt, để đào tạo liên thông khi các trường vẫn thực hiện đào tạo theo niên chế, cần đảm bảo nhưng yêu cầu cơ bản sau:
Các trường đào tạo cần dựa vào chương trình đào tạo của mình một khối kiến thức chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung của khối kiến thức này cho các ngành học và bậc học. Việc quy đinh đó sẽ tạo ra sự thống nhất trong việc dạy, học và đánh giá chất lượng học tập, làm cơ sở cho việc rút ngắn thời gian đào tạo khi thực hiện liên thông(cả dọc và nganh).
Khối kiến thức chung của các ngành học cùng khối nên đủ lớn để tạo điều kiện cho việc liên thông nganh.
Khi thiết kế nội dung đào tạo cho các bậc học cùng ngành đào tạo, các trường nên thực hiện thiết kế theo học phần( tín chỉ).
Xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đào tạo liên thông cho các bậc học là lộ trình khoa học đảm bảo sự phát triẻn bền vững cho nguồn nhân lực Việt Nam
Sự phát triển bền vững cho nguồn nhân lực của một quốc gia , là phát triển nguồn nhân lực phù hợp đảm bảo phù hợp với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Tức là đảm bảo cho nguồn nhân lực phù hợp với những yêu cầu và những đòi hỏi của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Trong bối cảnh và xu thế hiện nay, sự phát triển bền vững nguồn nhân lực được hiểu là sự phát triển đáp ứng các yêu cầu sau:
-Đảm bảo không tụt hậu so với các nước so với khu vực;
-Thúc đẩy sự rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước;
-Đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước;
-Đảm bảo đào tạo đón đầu, có được nguồn nhân lực sẵn sàng tiếp nhận các thành tựu khoa học -kỹ thuật và công nghệ mới;
-Đảm bảo hoà nhập nguồn nhân lực Việt Nam với thị trường lao động và khu vực thế giới.
Việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đào tạo liên thông cho các bậc học sẽ giúp cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhanh hơn đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước.
b. Giáo dục phổ thông điều kiện hàng đầu để phát huy nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng có vai trò hết sức quan trọng việc hình thành và phát triển nhân cách con người cũng như góp phần quan trọng vào tạo ta nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Hệ thống giáo dục quốc dân của ta có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển. Hệ thống đào tạo nhân lực có liên quan trực tiếp các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học… nhằm đào tạo ra lực lượng lao động có đủ chuyên môn và nghề nghiệp để đáp ứng thị trường lao động. ở đây, cũng cần khẳng định rằng: giáo dục phổ thông cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống đào tạo nhân lực bởi vì không ở đâu khác, chính nhà trường phổ thông là nơI trang bị cho học sinh hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn nước ta và hình thành cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Chính nhà trường phổ thông đã góp phần quyết định thế giới quan khoa học cho các em, nhân sinh quan và các phẩm chất đạo đức mới. Và chính vì thế nhà trường tạo ra cho các em có ý thức, có thái độ cần thiết để có thể học lên hoặc tham gia lao động.
Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay có 23959 trường (trong đó có 22199 trường tiểu học và trung học phổ thông ). Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt chuẩn quốc gia, xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đặc biệt một số tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục phổ thông đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên sự phát triển đó còn chưa đồng đều, còn có sự khác biệt giữa các vùng miền và đặc biệt là tỉ lệ học sinh được đào tạo nghề sẵn sàng đi vào lao động sản xuất lao động trực tiếp còn chiếm tỉ lệ rất thấp, tâm lý và tỉ lệ học sinh muốn thi vào đại học có tính phổ biến và chiếm tỉ lệ cao. Thực trạng này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ giáo dục phổ thông nước ta chưa đạt được tiến bộ cần thiết cả về nội dung phương pháp và phương diện để tham gia vào quá trìng nguồn nhân lực. Đội ngũ giáo viên nước ta hiện còn thiếu và yếu, nội dung chương trình đào tạo còn nặng nề và chưa gắn với cuộc sống. Đó cũng là những nguyên nhân có ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH,HĐH đất nước .
Hàng năm nước ta tuyển vào bậc trung học phổ thông trên 40 vạn học sinh. Say khi tốt nghiệp phổ thông có tới hơn một nửa số học sinh này bước vào thị trường lao động mà không được đào tạo nghề. Như vậy, số đông học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông để đi vào thị trường lao động không được chuẩnt bị kĩ năng lao động, không có trình độ tay nghề dù ở mức tối thiểu. Có lẽ, giáo dục phổ thông nước ta mới chỉ chủ yếu chuẩn bị cho học sinh cơ sở để học lên các bận tiếp theo.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước ta hiện nay, để phát huy nguồn nhân lực con người, phục vụ cho sự chuyển đổi kinh tế có lẽ cần thay đổi lại cách nghĩ, cách làm để hình thành và phát triển các kĩ năng kĩ thuật tổng hợp cho học sinh phổ thông, chuẩn bị tiền năng cho các em bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp.
Điều có tầm quan trọng hàng đầu là phải xuất phát từ định hướng cơ cấu nghề nghiệp, kết cấu lao động, dự báo nhu cầu nguồn lực của các ngành kinh tế quốc dân để tiến hành công tác giáo dục tổng hợp- hưóng nghiệp dạy nghề trong nhà trường phổ thông . Cần chú trọng nhu cầu thực tế của từng vùng, của từng địa phương để tăng cường công tác hướng nghiệp , đào tạo bồi dưỡng kĩ năng lao động, dạy nghề phổ thông, và kĩ năng cần thiết khác cho nghề nghiệp tương lai và cuộc sống trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta cần có những cải tiến quan trọng về nội dung và chương trình học trong nhà trưòng phổ thông, cần thiết kế nội dung, chương trình học vừa đảm bảo cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản, cần thiết, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ, nguyên lý kĩ thuật, tổ chức sản xuất. Đồng thời, chúng ta nên chú trọng chuẩn bị kỹ năng lao động tổng hợp, tham gia đào tạo nghề và chuẩn bị tiềm năng để đi vào lao động sản xuất trực tiếp.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ta hiện nay đòi hỏi công tác hướng nghiệp phải gắn bó chặt chẽ với giảI quyết việc làm cho thế hệ trẻ - lực lượng nòng cốt và là tương lai, sức mạnh của dân tộc. Nhà trưòng phổ thông phải phối hợp với các tổ chức xã hội khác, đặc biệt là các cơ sở sản xuất để tổ chức tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cho học sinh yư thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nhà trường cần tổ chức hướng nghiệp thông qua các môn học, đặc biệt là các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, cũng như hình thành ở học sinh ý thức tham gia đào tạo, tham gia thực hiện các biện pháp phân luồng lao động, tích cực tham gia lao động, học tập chuyên môn, kỹ thuật để sẵn sàng tham gia vào sự phân luồng, điều chỉnh ngành nghề, lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và thích ứng với nhu cầu lao động của xã hội, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao đông trong phạm vi toàn xã hội.
Quá trình CNH,HĐH ở nứơc ta đòi hỏi phải những bước đI thích hớp, có thể đi tắt,đón đầu, rút ngắn thời gian. Chúng ta có thể và cần thiết phải tạo ra những bước nhảy vọt. Trong bối cảnh đó, trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục hướng nghiệp vừa phải thực hiện những nhiệm vụ có tính chất đặc thù vừa phảI gắn với quá trình giáo dục đào tạo nguồn lực nói chung đáp ứng việc mở rộng các ngành nghề có sử dụng nhiều lao động, cũng như cần đI vào một số lĩnh vực hiện đại, có công nghệ cao. Nhà trường phổ thông cần tạo ra tiềm năng để học sinh có điều kiện đi vào lĩnh vực daỵ nghề có công nghệ cao. Muốn vậy, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cần gắn bó chặt chẽ với đào tạo nghề, gắn bó với phân công lao đông xã hội.
Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, giáo dục lao động và hướng nghiệp cần được xem xét ở bậc vĩ mô của chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của đất nước. Với ý nghĩa như vậy, giáo dục phổ thông cần được xem như điều kiện hàn đầu để phát huy nguồn lực con người phục vụ CHN,HĐH đất nước.
c. Một số giải pháp nâng cao trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực
Đối với Nhà nước:
Cần phải có một chiến lược đồng bộ về phát triển kinh tế- xã hội cho 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Bên cạnh sự chú ý đến việc phát huy nội lực của từng vùng cần chú ý đến việc phát huy nội lực của từng vùng cần có chính sách điều tiết vĩ mô thích hợp trong phạm vi cả nước.
Các dự án đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội đều phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: các sơ sở sản xuất gây hậu quả ô nhiễm môi trường trầm trọng cần mạnh dạn đóng cửa hoặc phải thay đổi quy trình công nghệ
Nhà nước cần đầu tư cho ngành y tế để tổ chức điều tra tình hình sức khỏe của nhân dân, phát triển kịp thời các ổ dịch bệnh, các bệnh mới phát sinh để có kế hoạch ngăn chặn kịp thời.
Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho cộng đồng dưới mọi hình thức truyền thông, giáo dục và thông tin.
Nhà nước tạo việc làm để tăng cường thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Các chính sách về chăm sóc sức khỏe cũng phảI phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội từng khu vực, địa phưong…
Nhà nước cần đầu tư xử lý các chất thảI làm ô nhiễm môi trường trước khi chúng được thảI vào môi trường.
Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa về bảo hộ lao động.
Đối với cộng đồng
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khoẻ và dinh dưỡng cho mọi đối tượng trong cộng đồng.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp cho cộng đồng phát triển kinh tế V.A.C, tăng lượng lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, và biết sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Đẩy mạnh các phong trào vệ sinh chung nguồn nước, nơi ở, môi trường, ..
Đối với cá nhân, gia đình
Cần trao đổi thêm kiến thức đối với các phụ nữ mang thai và cho con bú, nhằm đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin và các chất vi lượng.
Phát triển kinh tế V.A.C ở những nơi có điều kiện tránh sử dụng phân tươi bón cây trồng, không lạm dụng các hoá chất , thuốc diệt côn trùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền
Có ý thức bảo vệ môi trường chung ở mọi nơi.
Tăng cường rèn luyện sức khoẻ cá nhân.
Tóm lại, để phát huy yếu tố con người và nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất và quá trình CNH-HĐH có hiệu quả, điều quan trọng hơn là chúng ta phải có chính sách đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đúng với những tư tưởng chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thể hiện một quan niệm mới về phát triển nguồn nhân lực với các tư tưởng chỉ đạo sau đây:
có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động;
Lấy kết quả và hiệu quả của công việc là thước đo đánh giá quan trọng nhất;
Phát triển nguồn nhân lực bám sát trị trường lao động;
Quản lý tốt phát triển nguồn nhân lực: có hệ thống chính sách đào tạo, sử dụng phù hợp nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng, chính sách lao động, phân công lao động, phân bổ nguồn nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng,...
Tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên, tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo,... là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động. ở đây, cần chú ý cả lợi ích vật chất, cả nhu cầu tính thần của con người;
Đặc biệt chú ý tới xây dựng và thi hành chính sách trọng dụng nhân tài
Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục nước nhà trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành CNH,HĐH làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc, có thể hội nhập vào xã hội tương lai mà loài người đang hướng tới. Trong công việc trọng đại này chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nhân tài có một ý nghĩa đặc biệt nhất là trong thời đại thông tin, công nghệ cao, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá.
Kết luận
Phát triển con người toàn diện có nội hàn rất rộng, nhưng quan trọng nhất là phát triển nguồn lực con người ( nguồn nhân lực) đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Bởi vậy, chiến lược phát triển con người nói chung phải tập trung vào phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực thuộc phạm trù phát triển con người, nhưng nhấn mạnh phát triển con người như thế nào để đạt tới con người trưởng thành, có năng lực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và sử dụng năng lực đó một cách có hiệu quả. Có thể nói rằng, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nên kinh tế- xã hội. Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người, nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc hun đúc nên bản lĩnh, ý chí của con người trong lao động
Với ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực, cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, đẩy mạnh Công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập nói riêng. Chiến lược đó được xây dựng trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-LeNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăn năm thì phải trồng người” và “muốn có Chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa “. Là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức khoẻ, thể lực, phát huy tiềm năng lao động dồi dào của đất nước, hình thành nên nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý, trong đó đặc biệt là lao động có trình độ cao, làm chủ được tiến bộ khoa học công nghệ và thức khoa học tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng tâm hiệp lực quyết tâm đưa đất nước thói khỏi nghèo nàn lạc hậu, đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng văn minh”. Đó là chiến lược phát tr`iển con người lao động mới Việt Nam, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có nhân cách, có nhân cách, có khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tiễn sản xuất kinh doanh, lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả.
Mục lục
A.Mở đầu 1
B.Nội dung 2
Chương I Vai trò con người trong sự nghiệp CNH,HĐH 2
I. Một số quan điểm về con người, nguồn lực con người 2
A.Quan điểm về con người 2
1.Quan điểm về con người trước Mác 2
2.Quan điểm Mác-Lênin về bản chất con người 3
B.Quan điểm về nguồn lực con người 5
II. Vai trò con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH 6
1.Quan niệm về CNH,HĐH 6
2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá 8
3. Vai trò nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH-HĐH: 9
a. vai trò nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế 9
b. Vai trò nguồn lực trong lĩnh vực chính trị 9
c.Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá 10
Chương II Đáng giá vai trò con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH hiện nay 12
1.Vai trò con người và nguồn nhân lực đã đóng góp những mặt tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH: 12
2.Những thách thức về con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH 16
3.Nguyên nhân làm hạn chế phát triển nguồn lực con người 20
Chương III: Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay 22
Kết luận 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30034.doc