Đề tài Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay

Sản phẩm bảo hiểm nhóm: cho nhóm người lao động của doanh nghiệp, khuyến khích số đông người tham gia bảo hiểm và đảm bảo nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm thì doanh nghiệp nào có nhóm người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì càng được giảm phí bảo hiểm; Bảo hiểm cho cả trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc do mất sức lao động; Mức lương hưu có tính linh hoạt tăng dần theo sự thăng tiến trong công việc và thu nhập của người lao động; Quyền lợi trả cho người lao động chỉ khi có ký phát (ký hậu) của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho chủ doanh nghiệp - người đóng phí bảo hiểm vượt quy định của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo vệ quyền lợi cho người lao động hết lòng cống hiến và trung thành với doanh nghiệp. * Bên cạnh những vấn đề như về khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp và người lao động chưa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, khiến cho việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động còn bị hạn chế, nợ đọng bảo hiểm xã hội nguyên nhân căn bản là thị trường lao động của chúng ta chưa được linh hoạt, đồng bộ. Thị trường lao động của chúng ta gây khó khăn cho người lao động muốn dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, từ công ty này sang công ty khác, kèm theo nó là sự chuyển dịch các chế độ trong trường hợp này đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng bảo hiểm xã hội của chúng ta chưa gắn chặt với người lao động khi họ chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, ví dụ như người lao động ở ta chưa được cấp thẻ bảo hiểm xã hội cá nhân gắn chặt bảo hiểm xã hội với bản thân người đó. Khi có thẻ bảo hiểm xã hội cá nhân này thì người lao động sẽ ý thức tốt hơn về quyền và nghĩa vụ vủa mình trong đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, thị trường lao động Việt Nam hiện nay nguồn cung lao động thì rất lớn trong khi cầu về lao động đặc biệt lao động phổ thông còn chưa tương thích, chưa lớn hơn so với cung do đó số lượng người không có việc làm mất việc làm là còn lớn, do đó việc ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong đóng bảo hiểm xã hội là một vấn đề khó thi hành. Thêm vào đó, cách tiếp cận của chúng ta với thị trường bảo hiểm xã hội chưa thật là thị trường, chúng ta vẫn coi đó là một chính sách xã hội hơn là chính sách kinh tế. Trong bối cảnh, nhiều người sử dụng lao động còn ít quan tâm đến trách nhiệm của họ với tương lai người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, và ngay cả bản thân nhiều người lao động chưa quan tâm đến tương lai của mình. Do đó theo chúng tôi, ngoài các biện pháp khác như khởi kiện ra toà với doanh nghiệp nợ bảo hiểm với trình tự thủ tục đơn giản hơn, việc cần thiết phải làm là cần phải cấp cho người lao động 1 tấm thể bảo hiểm xã hội cá nhân. Việc làm này góp phần sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với việc đóng bảo hiểm xã hội và tương lai hưu trí của họ.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chế độ hưu trí là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia quan hệ lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và với thời gian bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Độ tuổi hưu trí và độ dài thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được pháp luật quy định khác nhau dựa trên cơ sở của điều kiện và mức độ lao động. Con người ta rồi ai cũng phải già đi, cũng phải đến lúc không còn sức lao động nữa, cũng tức là không còn có thể tự kiếm tiền để nuôi sống chính bản thân mình. Thật là khó khăn vì không phải ai cũng có con cái đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc đủ những nhu cầu của cuộc sống, vì dù có già đi chăng nữa con người ta vẫn còn rất nhiều nhu cầu cần sử dụng tới tiền. Hơn nữa có những người không muốn sống lệ thuộc vào con cái để có thể tự do hưởng thụ tuổi già theo ý mình, như thế không gì hơn là họ có thể tự chủ về tài chính, và bảo hiểm hưu trí chính là một giải pháp tuyệt vời đối với tất cả. Chính vì ý nghĩa lớn và tầm quan trọng của bảo hiểm hưu trí mà chúng tôi đi nghiên cứu đề tài “Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay”. VẤN ĐỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I/ Phần pháp lí về chế độ hưu trí: Các văn bản pháp luật: Luật bảo hiểm xã hội 2006. Nghị định 190/2007/ NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thông tư 02/2008/TT –BLĐTBXH ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghị định 152/2006/ NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006. Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH Quyết định 815/ 2007 QĐ- BHXH về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành về nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế văn hoá, xã hội (1966) MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BHXH 1, Khái niệm chung - Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội(khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006) - Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người lao động phải tham gia.(khoản 2 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006). - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hìn bảo hiểm mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với mức thu nập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội). - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không lien tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (khoản 5 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006) 2, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia BHXH 2.1, Quyền và trách nhiệm của người lao động được quy định tại điều 15, điều 16 . LBHXH 2006 Điều 15: Quyền của người lao động Người lao động có các quyền sau đây: 1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; 2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; 3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời. 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a) Đang hưởng lương hưu; b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này; 7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 16. Trách nhiệm của người lao động 1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây: a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. 2.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại điều 17, điều 18. LBHXH 2006 Điều 17. Quyền của người sử dụng lao động : Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: 1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc; d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này; g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động được quy định tại điều 12. LBHXH 2006 Điều 12. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động 1. Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2.3 Quyền và trách nhiệm của tổ chức BHXH được quy định tại điều 19, điều 20 LBHXH 2006: Điều 19. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: 1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật; 2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định; 3. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội; 4. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội; 5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; 7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây: 1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; 2. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; 3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn; 4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động; 5. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội; 7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội; 8. Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này; 9. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 10. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; 11. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; 12. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 13. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội; 14. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội; 15. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.” 2.4 Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn được quy định tại điều 11. LBHXH 2006 Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn 1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động; c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Khiếu nại, tố cáo về BHXH được quy định tại điều 130 đến điều 132, LBHXH 2006 Điều 130. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội 1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 131. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại 1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau: a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại. Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết; b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án; d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 132. Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội Việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. II. BẢO HIỂM Xà HỘI BẮT BUỘC VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Hưởng lương hưu hàng tháng 1.1, Đối tượng tham gia Theo điểm a khoản 1 điều 2 quy định:”Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng không xác địn thời hạn,hợp đồng lao động có thời hằnt đủ 3 tháng trở lên; 1.2. Điều kiện hưởng Theo điều 50 LBHXH năm 2006, điều 26 NĐ 152/2006/NĐ-CP thì điều kiện hưởng lương hưu là: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 điều 2 của luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: a)Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi lăm tuổi; b)Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội và bộ y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hương lương hưu trong một số trường hợp dặc biệt khác do Chính phủ quy định.” “3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; 4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.” 1.3 Mức hưởng: a. Tỷ lệ lương hưu được quy định tại điều 52. LBHXH 2006: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.” b. Lương bình quân để tính lương hưu được quy định tại điều 59 và 60. LBHXH 2006: Điều59. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu năm cuối trước khi nghỉ hưu; b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tám năm cuối trước khi nghỉ hưu. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều60: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. c. Trợ cấp một lần khi nghĩ hưu được quy định tại điều 54. LBHXH 20061. “ 1.Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. d. Thủ tục hồ sơ: Qui định tại điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội và quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/2007 của BHXH Việt nam: - Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc; - Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn; - Đơn đề nghị hưởng lương hưu có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (nếu bảo lưu BHXH - mẫu số 12-HSB); - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động xác định tỉ lệ MSLĐ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa (nếu có). e. Thời hạn giải quyết: - 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. f. Điều chỉnh lương hưu được quy định tại điều 53 LBHXH 2006 Khi chỉ số giá sinh họat tăng và kinh tế tăng trưởng. Lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở tăng chỉ số sinh hoạt và mức tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ. 2. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 2.1 Điều kiện hưởng: a. Lãnh trợ cấp  ngay không chờ sau 12 tháng: - Đóng BHXH từ đủ 03 tháng  đến dưới 20 năm; bị suy giảm khả năng lao động trên 61%  hoặc hết tuổi lao động (Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi). - Đóng BHXH đủ 03 tháng trở lên, đi định cư hợp pháp ở nước ngoài; b. Chờ lĩnh trợ cấp sau 12 tháng: -Tham gia BHXH từ đủ 03 tháng đến dưới 20 năm, sau 12 tháng nghỉ việc không có việc làm. 2.2 Mức hưởng: - Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân. 2.3 Thủ tục hồ sơ: (Qui định tại điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội và quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/2007 của BHXH Việt nam) + Chờ sau 12 tháng, chưa có việc làm: - Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc; - Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn, hoặc quyết định phục viên; + Không chờ sau 12 tháng (ngoài những hồ sơ như chờ sau 12 tháng,kèm thêm) - Bản sao và dịch Visa (nếu định cư nước ngoài - có thị thực của UB phường/xã), hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động xác định tỉ lệ MSLĐ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa  (nếu có). 2.4 Thời hạn giải quyết: - 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trợ cấp 1 lần II. BẢO HIỂM Xà HỘI TỰ NGUYỆN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Hưởng lương hưu hàng tháng 1.1, Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng: được quy định tại Điều 69 LBHXH 2006 và điều 9/NĐ190/2007/NĐ-CP): “Điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hoặc Điều 30 Nghị định Ssố 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007. 2. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho đến khi đủ 20 năm. 1.2. Mức hưởng a, Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được quy định tại điều 71 LBHXH 2006 và điều 10 NĐ 190/2007/NĐ-CP: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 9 Nghị định này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định này hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 17 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 1%. 3. Khi tính mức lương hưu hằng tháng đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung. 4. Khi tính mức lương hưu hằng tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 11 Nghị định này, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm” b. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (điều 76. LBHXH 2006 và điều 16,17.NĐ190 ) Møc b×nh qu©n thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn = a) Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau: Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. b) Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau: Møc b×nh qu©n tiÒn l­¬ng, tiÒn c«ng vµ thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH Møc b×nh qu©n tiÒn l­¬ng, tiÒn c«ng th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc = x + Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn + Trong đó: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành. Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. c. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (điều 72.LBHXH 2006 và điều11.NĐ190) Tham gia BHXH trên 30 năm (đối với nam) và trên 25 năm (đối với nữ), ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng BHXH, kể từ năm thứ 31 trở đi (nam) và năm thứ 26 trở đi (nữ). cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. d. Thời điểm hưởng lương hưu: Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện. e. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm. 1.3. Thủ tục hồ sơ :Theo điều 123.LBHXH 2006 và điều 35.N Đ190 quy định: “ Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.” Điều 35. NĐ 190: “Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo Điều 123 và Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội 1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai cá nhân theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định. 2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo trước ít nhất là 3 tháng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi cư trú. 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Thời điểm hưởng lương hưu kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu.” Thời hạn giải quyết được quy định tại điều 124.LBHXH 2006: “Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người hưởng lương hưu; mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. “ 2. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưởng 2.1 Điều kiện hưởng được quy định tại điều 73.LBHXH 2006 và điều 13.NĐ190: “Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này; 2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 3. Ra nước ngoài để định cư.” “Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc).” 2. 2. Mức hưởng BHXH một lần được quy định tại điều 74.LBHXH 2006 v à đi ều 14 NĐ190 - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại điều16, điều17.NĐ190 (nếu có tháng lẻ thì được làm tròn) - Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại điều16.NĐ190 II/ Thực trạng bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam: Hiện nay, bảo hiểm hưu trí bắt buộc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người về hưu: Không có quỹ hỗ trợ mua nhà ở (ở Singapore, người lao động có thể đóng góp lương hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội và dùng quỹ này để mua nhà hay đầu tư sinh lợi); tiền lương không đủ để trang trải các nhu cầu tối thiểu như ăn, uống, chữa bệnh. Giải trí, du lịch trở thành xa xỉ… * Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một bước ngoặt lớn trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một phần trong lộ trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chăm lo an sinh xã hội cho nhân dân. Việc ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện xuất phát từ một vấn đề xã hội lớn và khá bức xúc của nhân dân là: Trong các năm qua, về bảo hiểm xã hội, do điều kiện thực tế của đất nước, nên chỉ mới thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có hưởng tiền lương, tiền công trên cơ sở hợp đồng lao động. Do vậy, nếu kể luôn cả người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác và những người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là ít. Do điều kiện kinh tế xã hội những năm qua chưa thuận lợi, nhất là mức thu nhập dân cư còn thấp, nên chưa thể mở rộng bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động. Do đó, còn rất đông đảo nông dân, người lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cá thể và những người tự tạo việc làm khác trong độ tuổi lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy, khi già yếu, ốm đau, từ trần, họ không được trợ cấp bảo hiểm xã hội. Nay, kinh tế xã hội của nước ta phát triển liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập của nhân dân đã khá hơn, đã đến lúc cần triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện là để chăm lo bảo hiểm xã hội cho các đối tượng nói trên. Mặt khác, tiến trình hoà nhập kinh tế quốc tế và trong kinh tế thị trường, thực hiện rộng rãi bảo hiểm xã hội sẽ làm giảm bớt phân hóa xã hội. Việc triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội lớn như thế nên đây là một bước ngoặt trong lộ trình thực hiện bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế ở nước ta. Chính sách này thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, là một bước tiến mới trong thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh. Nói nôm na là với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người nông dân, người làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ, người tự tạo việc làm nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được có lương hưu kèm theo chế độ bảo hiểm y tế, từ trần thì có mai táng phí và thân nhân được trợ cấp từ trần như mọi người lao động làm việc có hưởng tiền lương, tiền công. Ngoài ra còn có chế độ trợ cấp 1 lần khi đối tượng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do nhiều lý do khách quan. * Có thể nói, quy định khống chế mức trần đóng bảo hiểm xã hội của Luật bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007) không quá 20 tháng lương tối thiểu, đang tạo sự quan tâm sâu sắc của doanh nghiệp và người lao động. Với quy định này, người lao động làm việc dù lương cao đến đâu cũng chỉ được phép đóng bảo hiểm xã hội không quá 20 tháng lương tối thiểu. Như vậy, một bộ phận lớn người lao động có thu nhập cao, đang làm tại các doanh nghiệp, các tổ chức có yếu tố nước ngoài sẽ bị giảm quyền lợi một cách rõ rệt. “Quy định này tác động nhiều đến chính sách thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực cao cấp đang thiếu trầm trọng trên phạm vi cả nước. Thu hút chất xám không chỉ bằng chăm lo trước mắt mà còn phải đãi ngộ lâu dài”. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc giữ nhân viên giỏi rất được quan tâm. Ngoài lương, doanh nghiệp còn có nhiều chính sách phúc lợi khác để giữ lao động. Việc khống chế đóng bảo hiểm xã hội đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tìm một loại hình bảo hiểm khác để giúp nhân viên an tâm làm việc. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một giải pháp tốt cho doanh nghiệp. Mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, khoảng 8%/năm. Không ít doanh nghiệp còn có tốc độ phát triển cao hơn thế. Việc hình thành các công ty con, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động ra toàn quốc và nước ngoài, việc thành lập doanh nghiệp mới đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn vừa thành thạo kỹ năng quản lý vừa thành thạo kỹ năng chuyên môn. Với đội ngũ này, doanh nghiệp đào tạo tuyển dụng rất công phu, có thể 5 năm, 10 năm mới có người xứng tầm ở vị trí được giao. Nhất là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, họ luôn phải tuyển dụng và đào tạo người lao động Việt Nam dần dần thay thế vị trí của các chuyên gia nước ngoài (người từ nước có vốn đầu tư hoặc người từ các chi nhánh của công ty mẹ đến). Theo kinh nghiệm của nước ngoài, người chủ doanh nghiệp mua bảo hiểm cho người lao động như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí và hiện nay đã có điều kiện áp dụng tại Việt Nam để chống lại nguy cơ chảy máu chất xám. * Đầu năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội trong đó quy định: Cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ bảo hiểm mức tối đa (mức trần) bằng 20 lần mức lương tối thiểu, như hiện nay là 9 triệu đồng/tháng. Hàng loạt người lao động có thu nhập cao ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam đều ngỡ ngàng với chế độ này vì chế độ bao cấp về bảo hiểm xã hội đã hằn sâu vào tiềm thức con người Việt Nam trong đó doanh nghiệp phải đóng 15% và người lao động chỉ phải đóng 5% lương hàng tháng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để khi nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động được hưởng nguyên lương, nghỉ thôi việc và mất sức tính theo lương hiện hành, nghỉ hưu 75% lương bình quân của 10 năm cuối cùng. Có thể nói không ít người lao động có thu nhập cao có phản ứng với quy định bảo hiểm xã hội theo mức lương trần nói trên. Hầu hết họ lại là đội ngũ lao động chủ chốt của doanh nghiệp, là nguồn chất xám, công nghệ, kinh nghiệm và độ tinh xảo của doanh nghiệp, là tài sản vô hình có giá trị lớn quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế đây là chủ trương của Chính phủ sao cho chính sách bảo hiểm xã hội của nước ta tương đồng và hội nhập với bảo hiểm xã hội trên thế giới. Chế độ bảo hiểm xã hội theo mức trần trên vẫn đảm bảo cho người lao động thu nhập cao khi nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức thôi việc cũng có mức thu nhập tối đa (9 triệu đồng/tháng) không phải là thấp so với mức sinh hoạt hiện hành, đồng thời khi về hưu (giả sử lương cơ bản không tăng) thì cũng được lĩnh 75% của 9 triệu đồng/tháng với thời gian về hưu khoảng 10 năm, 20 năm sau thì lương hưu trí này cũng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu, kể cả đủ tiền vào viện dưỡng lão. Ngoài ra người lao động có thu nhập cao nếu muốn có mức lương hưu trí cao theo mức lương hiện hành của họ thì có thể tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện (khác hẳn về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nói trên). Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho người lao động có thu nhập cao hoặc người lao động tự do không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia. Tuy nhiên họ sẽ đóng 100% phí bảo hiểm thay vì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc họ chỉ đóng 25%, còn chủ doanh nghiệp phải đóng tới 75% phí bảo hiểm cho người lao động. Thực tế nhiều chủ doanh nghiệp đã thấy được vai trò vị trí của người lao động có thu nhập cao trong doanh nghiệp, quyết định sự thành công, làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nên vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm hưu trí cho đối tượng này với phần còn lại (phần vượt mức trần của bảo hiểm xã hội). Song để làm được như vậy doanh nghiệp vừa đảm bảo cho người lao động yên tâm công tác, đồng thời họ có biện pháp giữ chân người lao động, đó là nếu người lao động rời bỏ doanh nghiệp khi bị lôi kéo sang doanh nghiệp khác thì họ không được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí của doanh nghiệp đã đóng góp, quyền lợi của bảo hiểm hưu trí của người lao động đã rời bỏ sang doanh nghiệp khác được chuyển nhượng cho người lao động mới trong doanh nghiệp hay được hoàn trả cho chính chủ doanh nghiệp. * Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm hưu trí vượt mức trần của bảo hiểm xã hội, Bảo Việt Nhân thọ đã đưa ra thị trường 2 sản phẩm bảo hiểm hưu trí và đã đáp ứng phần nào nhu cầu nói trên, được chủ doanh nghiệp và người lao động hết sức hoan nghênh. Đó là 2 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm hưu trí tự nguyện: An hưởng hưu trí và An bình hưu trí. Mục đích của việc đưa ra hai sản phẩm này là nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng một quỹ hưu trí tự nguyện đối với những người làm nghề tự do, những người không thuộc đối tượng được mua bảo hiểm xã hội hoặc cho những người muốn bổ sung mức lương hưu được hưởng khi đến tuổi nghỉ hưu ngoài mức lương được nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội. An hưởng hưu trí thiết kế trên cơ sở thừa kế những ưu điểm của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ. Đối tượng tham gia sản phẩm là những người có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi. Điều đáng lưu ý là thời điểm lựa chọn nhận lương hưu khá linh hoạt. Khách hàng có thể lựa chọn thời điểm nhận lương hưu ở tuổi 56, 61 hoặc 66. Theo giải thích của Bảo Việt nhân thọ, trong quá trình tham gia bảo hiểm, nếu khách hàng không may gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng lao động thì từ thời điểm gặp rủi ro, khách hàng sẽ không phải đóng phí bảo hiểm nữa nhưng đến tuổi nghỉ hưu vẫn được nhận lương hưu hàng năm. Trường hợp khách hàng bị tử vong trong thời gian đóng phí, Bảo Việt nhân thọ sẽ trả cho gia đình khách hàng trợ cấp tử vong cộng với một mai táng phí (một mai táng phí bằng 1 năm lương hưu) và số tiền này luôn luôn lớn hơn số phí khách hàng đã đóng. “Đặc biệt, trong thời gian nhận lương hưu, nếu khách hàng gặp rủi ro dẫn đến tử vong, Bảo Việt nhân thọ sẽ đảm bảo cho khách hàng được nhận tối thiểu 11 năm lương hưu. Mức lương hưu nhận hàng năm là do khách hàng tự lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Đến độ tuổi nhận lương hưu, khách hàng sẽ được nhận lương hưu đến hết đời”, đại diện của Bảo Việt nhân thọ nhấn mạnh. Với những quyền lợi trong sản phẩm An hưởng hưu trí như vậy, Bảo Việt nhân thọ cho rằng hoàn toàn có thể đáp ứng được cho mọi đối tượng khách hàng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao, nhất là đối với những người lao động có mức lương cao hơn mức giới hạn đóng bảo hiểm xã hội như theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội mới, vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Sản phẩm An bình hưu trí đã được Bảo Việt triển khai bán cho khách hàng vào ngày 1/1/2003 trên phạm vi toàn quốc. Đây là sản phẩm được thiết kế với hệ thống quyền lợi phong phú, mô phỏng theo hình thức của chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành để giúp những khách hàng không được hưởng bảo hiểm xã hội của nhà nước tìm thấy một sự thay thế thoả đáng. An bình hưu trí còn có thể cung cấp nguồn thu nhập bổ sung cho cả những người đã có chế độ bảo hiểm Xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống được sung túc hơn. Chúng ta hãy so sánh hai loại hình bảo hiểm này theo một số tiêu chí sau: Tiêu chí An Bình Hưu trí Bảo hiểm xã hội Đối tượng tham gia Mọi đối tượng làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, tuổitừ 16-65. Tuổi bắt đầu nhận Niên kim (hay lương hưu) tùy chọn 56, 61 hoặc 66 (không phân biệt nam nữ) Làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp có trên 10 lao động.Tham gia tối thiểu là 15 năm đến tuổi nghỉ hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) Mức lương hưu có thể nhận được Từ vài chục nghìn/ tháng đến mức cao không giới hạn, tuỳ thuộc nhu cầu của người tham gia Giới hạn bởi mức lương thường xuyên của người tham gia, thường là khá thấp Cách thức nhận lương hưu Nhận hàng năm hoặc hàng quý; hoặc nhận lương hưu một lần vào ngày bắt đầu nhận niên kim, hoặc khi đã tham gia bảo hiểm từ 15 năm trở lên. Một lần hoặc hàng tháng Các quyền lợi khác Nhận mai táng phí, lãi chia thêm, vay tiền theo hợp đồng, vay phí tự động hoặc giảm mức lương hưu nhỏ hơn, tham gia thêm các loại hình bảo hiểm bổ sung Hưởng chế độ tử tuất và tai nạn lao động, thai sản... Phí đóng Tuỳ thuộc mức lương hưu mong muốn, tuổi người được bảo hiểm, tuổi bắt đầu nhận “lương hưu”, định kỳ đóng phí... Tuỳ vào mức lương cơ bản thường xuyên của người tham gia, được trích từ quỹ lương của tổ chức tham gia bảo hiểm An bình hưu trí chính là một sản phẩm đối trọng của sản phẩm Bảo hiểm xã hội, đồng thời sản phẩm này có khả năng cạnh tranh với các loại hình bảo hiểm hưu trí, các chế độ phúc lợi xã hội hiện có và đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam. * Trong một báo cáo mới đây về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã cảnh báo về nguy cơ “vỡ quỹ” qua xem xét tình hình thu - chi quỹ hưu trí, tử tuất. Theo đó, đối tượng và kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp tử tuất do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo tăng khá nhanh: năm 2002, quỹ bảo hiểm xã hội đã phải chi trả chế độ lương hưu và trợ cấp tử tuất cho 244.476 người (bình quân 20 người đóng/1 người hưởng bảo hiểm xã hội); đến 2006, quỹ bảo hiểm xã hội đã phải chi trả cho 596.350 người (bình quân 11 người đóng/1 người hưởng bảo hiểm xã hội ). Năm 2002, kinh phí chi trả quỹ bảo hiểm xã hội mới chiếm khoảng 37,1% tổng quỹ thu được trong năm, đến năm 2006 tỷ lệ này đã là 57%. Trong khi đó, theo nguyên tắc đóng – hưởng và cân đối thu - chi của quỹ thì đến năm 2015, quỹ bảo hiểm xã hội mới phải chi trả lương hưu và trợ cấp tử tuất cho những người về hưu đầu tiên. * Trong việc thực hiện trả lương hưu cũng có nhiều vấn đề bất cập: Quá quen với việc lĩnh lương qua Tổ trưởng Tổ hưu từ hàng chục năm nay, giờ phải tự đi lên phường ký nhận lương hằng tháng, các cụ, các bác, đặc biệt là những người cao tuổi, sức khỏe kém thì việc phải trực tiếp đi lĩnh lương là một điều rất đáng ngại. Các cụ tuổi cao, sức yếu, chưa kể lúc nắng mưa hay ốm đau lại còn phải đi lên phường để lĩnh lương. Cơ quan phường thì chật chội, có một cán bộ chi trả lương và phụ cấp thôi mà phải tiếp đón chi trả cho vài trăm người thì e rằng cả buổi cũng không xong… Còn biện pháp chi trả bằng thẻ ATM có vẻ cũng không khả thi lắm. “Trả qua máy ATM thì chỉ thuận lợi cho công chức tại chức thôi, họ còn trẻ còn khỏe. Đối với mấy ông bà già thì bấm số 3 thành ra số 7 nên họ rất sợ và ngại”_ đây là ý kiến của một cụ già về việc trả tiền lương hưu bằng thẻ ATM hiện nay. Việc đưa ra phương thức này không chỉ là một bước trong lộ trình thực hiện cải cách hành chính ngành bảo hiểm xã hội mà còn phù hợp với chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông của chính phủ. Phương thức mới này đã đáp ứng yêu cầu tạo cho người hưởng chế độ lương hưu hàng tháng đồng thời khắc phục được hưởng những tồn tại của các phương thức chi trả truyền thống nhất là bảo đảm được an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả. Thực hiện chủ trương của ngành một số bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đã mạnh dạn tổ chức thí điểm, trong đó những đơn vị triển khai đầu tiên là bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, hải phòng ….chi trả lương hưu qua thẻ ATM thực hiện tại 129 phường. Hệ thống ngân hàng đang cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu qua tài khoản thẻ ATM : ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đông Á, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực nghiên cứu, xây dựng phương án triển khai thí điểm và đã thực hiện thành công, vẫn còn nhiều tỉnh dè dặt, ngại đổi mới nên chưa muốn triển khai, hoặc một số tỉnh dã xây dựng phương án, tiến hành khảo sát nhưng không thực hiện được. Vì vậy sau hơn 1 năm triển khai, số người nhận được lương hưu qua tài khoản thẻ ATM chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Chế độ về bảo hiểm hưu trí là một vấn đề không phải là mới, nhưng liên quan đến chế độ này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như vậy. Vậy chúng ta có thể có những kiến nghị gì cho các vấn đề này? III/ Kiến nghị * Chính phủ cần thay đổi chính sách thuế đối với phần đóng bảo hiểm hưu trí theo mức lương hiện hành của người lao động nhưng vượt quá mức trần của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phí bảo hiểm do doanh nghiệp đóng bảo hiểm hưu trí cho người lao động phải là chi phí trước thuế, là một chi phí hợp lý hợp lệ của doanh nghiệp cũng như trước đây bảo hiểm xã hội không giới hạn mức trần. * Để hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần đưa ra sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu sau đây: Sản phẩm bảo hiểm nhóm: cho nhóm người lao động của doanh nghiệp, khuyến khích số đông người tham gia bảo hiểm và đảm bảo nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm thì doanh nghiệp nào có nhóm người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì càng được giảm phí bảo hiểm; Bảo hiểm cho cả trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc do mất sức lao động; Mức lương hưu có tính linh hoạt tăng dần theo sự thăng tiến trong công việc và thu nhập của người lao động; Quyền lợi trả cho người lao động chỉ khi có ký phát (ký hậu) của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho chủ doanh nghiệp - người đóng phí bảo hiểm vượt quy định của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo vệ quyền lợi cho người lao động hết lòng cống hiến và trung thành với doanh nghiệp. * Bên cạnh những vấn đề như về khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp và người lao động chưa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, khiến cho việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động còn bị hạn chế, nợ đọng bảo hiểm xã hội nguyên nhân căn bản là thị trường lao động của chúng ta chưa được linh hoạt, đồng bộ. Thị trường lao động của chúng ta gây khó khăn cho người lao động muốn dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, từ công ty này sang công ty khác, kèm theo nó là sự chuyển dịch các chế độ trong trường hợp này đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng bảo hiểm xã hội của chúng ta chưa gắn chặt với người lao động khi họ chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, ví dụ như người lao động ở ta chưa được cấp thẻ bảo hiểm xã hội cá nhân gắn chặt bảo hiểm xã hội với bản thân người đó. Khi có thẻ bảo hiểm xã hội cá nhân này thì người lao động sẽ ý thức tốt hơn về quyền và nghĩa vụ vủa mình trong đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, thị trường lao động Việt Nam hiện nay nguồn cung lao động thì rất lớn trong khi cầu về lao động đặc biệt lao động phổ thông còn chưa tương thích, chưa lớn hơn so với cung do đó số lượng người không có việc làm mất việc làm là còn lớn, do đó việc ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong đóng bảo hiểm xã hội là một vấn đề khó thi hành. Thêm vào đó, cách tiếp cận của chúng ta với thị trường bảo hiểm xã hội chưa thật là thị trường, chúng ta vẫn coi đó là một chính sách xã hội hơn là chính sách kinh tế. Trong bối cảnh, nhiều người sử dụng lao động còn ít quan tâm đến trách nhiệm của họ với tương lai người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, và ngay cả bản thân nhiều người lao động chưa quan tâm đến tương lai của mình. Do đó theo chúng tôi, ngoài các biện pháp khác như khởi kiện ra toà với doanh nghiệp nợ bảo hiểm với trình tự thủ tục đơn giản hơn, việc cần thiết phải làm là cần phải cấp cho người lao động 1 tấm thể bảo hiểm xã hội cá nhân. Việc làm này góp phần sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với việc đóng bảo hiểm xã hội và tương lai hưu trí của họ. KẾT LUẬN Vậy là chúng ta có thể hiểu thêm về chế độ bảo hiểm hưu trí. Đây là một vấn đề khá hay nhưng như chúng ta nhận thấy rất ít tranh chấp trong lĩnh vực này. Bởi vì chế độ pháp lí về chế độ hưu trí đã rất là cụ thể. Qua đây, có lẽ mỗi người đều nghĩ đến ý định mua cho mình một suất bảo hiểm hưu trí tự nguyện để chuẩn bị cho cuộc sống của mình sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11961.doc
Tài liệu liên quan