MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1 : Tổng quan 4
1.1. Nội dung của công tác CSSK thai sản và trẻ sơ sinh: 4
1.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai- trẻ sơ sinh ở Việt Nam hiện nay 6
1.3. Một số giải pháp và mục tiêu đến năm 2010 : 9
1.4. Khái quát về bối cảnh địa lý, kinh tế, văn hoá - xã hội và hệ thống y tế của 3 xã nghiên cứu 10
Chương 2. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu 12
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 14
3.1. Kiến thức –thực hành chăm sóc thai sản : trước, trong và sau sinh. 14
3.2. Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám 21
3.3. Một số kiến thức và thực hành của bà mẹ về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh: 23
3.4. Thăm dò một số yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành CSSK của các bà mẹ .27
Chương 4. Bàn luận 32
4.1. Kiến thức và thực hành cssk trước, trong, sau sinh của các bà mẹ tại 3 xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương : 32
4.2. Kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám . 38
4.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh: 40
4.4. Những yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức , thực hành của các bà mẹ 43
Kết luận 46
Kiến nghị 48
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG KHOÁ LUẬN
Các bảng
Bảng 3.1: Nơi khám thaii
Bảng 3.2: Dự kiến thời gian đẻ của các bà mẹ
Bảng 3.3: Chuẩn bị tại gia đình đồ dùng và phương tiện cần thiết cho việc sinh đẻ
Bảng 3.4: Lý do đẻ tại nhà.
Bảng 3.5: Số lượng các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ được các bà mẹ nhận biết
Bảng 3.6: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế của các bà m
Bảng 3.8: Trình độ văn hoá của các bà mẹ
thuốc.
Bảng 3.9: Nguồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu biết về CSSK thai sản và trẻ sơ sinh.
Các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Số lần khám thai của các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén
Biểu đồ 3.2 : Lý do đi khám thai
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ trong khi mang thai.
Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ uống viên sắt của bà mẹ trong khi mang thai.
Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A
Biểu đồ 3.6: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám trong khi có thai
Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ.
Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ :
Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ
Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra
Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu ốm ở trẻ vùa đẻ ra được nhận biết
Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu ốm được nhận biết ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
Biểu đồ 3.13. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị khó thở
Biểu đồ 3.14: Cách xử trí khi trẻ bị sốt
Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước.
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bà mẹ tham dự các buổi nói chuyện, sinh hoạt về CSSK bà mẹ khi mang thai do trạm y tế, y tế thôn bản, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Điều này không chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội Chương trình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 trong đố Việt Nam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đó CSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [9].
Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS. Tuy nhiên Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản khoa, cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là 85 trên 100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong chu sinh là 21‰ [4]. Giáo dục sức khoẻ (GDSK) nâng cao nhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế được coi là những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng trên đây.
Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là ba xã nghèo ở phía Bắc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là địa bàn sơ tán của Trường Đại học Y Hà Nội trong những năm chiến tranh, và hiện nay là địa bàn của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội thực hành về y tế cộng đồng. Thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong những năm vừa qua, Trường đã phối hợp với tổ chức Thầy thuốc thế giới hỗ trợ một dự án Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong đó hoạt động trọng tâm là hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên theo đánh giá cuối dự án và báo cáo năm 2002 của trung tâm y tế huyện, tình hình sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại đây hiện là một trong các vấn đề nổi cộm: chỉ có 75% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần, số ca đẻ tại nhà chiếm đến 33%, ở một số xóm xa xôi, tỷ lệ đẻ tại nhà có thể đạt tới mức 50%. Các hoạt động y tế trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc chăm sóc thai nghén, sinh đẻ và sau sinh do điều kiện địa lý của vùng miền núi, địa hình không thuận tiện cho đi lại và tiếp cận các dịch vụ y tế. Việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) khi thai nghén, sinh đẻ và sau sinh phần lớn được thực hiện tại nhà theo phong tục và kinh nghiệm địa phương [11]. Một trong những hoạt động Nhà Trường dự định hỗ trợ tiếp cho địa phương trong thời gian tới là đào tạo một số kiến thức và kỹ năng GDSK sinh sản cho các cán bộ y tế thôn bản và qua họ kết hợp tiến hành các GDSK sinh sản cho các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại đây. Để có một chương trình đào tạo và GDSK sinh sản phù hợp, hiệu quả và theo hướng hợp tác cộng đồng phải dựa trên thực tiễn của cộng đồng. Do đó, một nghiên cứu về kiến thức chăm sóc SKSS, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh được tiến hành, mà trong đề tài này tập trung ở nhóm các bà mẹ có con dưới 1 tuổi, qua đó giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả trên nhóm đối tượng này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
*Mô tả thực trạng một số kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003.
*Phân tích một số ưu điểm và tồn tại trong nhận thức và thực hành của các đối tượng về những nội dung nêu trên và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại 3 xã trên đây.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chăm sóc sức khoẻ thai sản và trẻ sơ sinh tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí phải chăng, an toàn, chưa thấy trường hợp nào xảy ra tai biến.
Bảng 3. 4: Lý do đẻ tại nhà
Lý do
Đẻ rơi
Muốn đẻ ở nhà
Khác
Tổng số
Số lượng bà mẹ
8
3
1
12
%
66,6
25,0
8,3
100
Theo bảng 3.5, trong số 12 trường hợp đẻ tại nhà, phần lớn các bà mẹ cho biết là do đẻ rơi, không kịp đến các cơ sở y tế. Lý do muốn đẻ tại nhà chiếm tỷ lệ ít hơn. Một trường hợp lý do khác ở đây là tiết kiệm tiền.
3.1.5.3.Uống vitamin A trong vòng 2 tháng đầu sau đẻ :
Biểu đồ 3. 5 :Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A
Biểu đồ 3.5 cho thấy đa số bà mẹ không được uống Vitamin A trong vòng 2 tháng đầu sau đẻ.
Khi thảo luận nhóm các bà mẹ cho biết họ hầu như không có thông tin gì về sự cần thiết phải uống vitamin A sau đẻ.
3.1.5.4. Chế độ ăn, nghỉ của phụ nữ sau sinh :
Trong các cuộc thảo luận nhóm, hầu hết các bà mẹ cho biết hiện nay sau sinh phụ nữ không còn nhiều tục lệ ăn kiêng khắt khe như xưa. Phần lớn các bà mẹ ăn uống bình thường. Lý do không ăn kiêng của chị em phần lớn là do điều kiện kinh tế eo hẹp. Một bà mẹ phát biểu: “ Nhà nghèo chỉ làm ruộng, không có nghề phụ, không có tiền nên có gì ăn nấy như mọi người trong gia đình thôi. Có gì lạ để ăn đâu mà kiêng.” (ÔL3).
Một số bà mẹ thì vẫn ăn kiêng rau cải (sợ đi giải nhiều) hoặc chất tanh (cá mè, cua ốc), thịt trâu (sợ lạnh). Hầu hết chị em kiêng một cách thụ động do các vấn đề tâm lý như: “Ăn thì cũng tốt nhưng nhỡ sau này bị hậu sản thì lại bảo là tại ăn tham.” (HT7), hoặc “Nhiều người kiêng thì mình cũng kiêng để khỏi áy náy nếu có bị làm sao” (PL4)
Qua thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết thời gian nghỉ ngơi sau sinh phụ thuộc điều kiện trong gia đình. Thông thường thời gian nghỉ sau sinh của chị em khoảng 1-3 tháng.
Cá biệt có trường hợp mới một tháng đã ra làm đồng: “Nhà chỉ có hai vợ chồng với hai ông bà già, đang vào vụ gặt thì cả nhà phải đi làm hết thôi.” ( ÔL 5 .
3.2. KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẦN PHẢI ĐI KHÁM :
Biểu đồ 3.6: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải
đi khám trong khi có thai
Biểu đồ 3.6 cho thấy ba dấu hiệu nguy hiểm mà người phụ nữ kể được nhiều nhất là đau bụng, ra máu âm đạo, sốt cao. Những dấu hiệu khác liên quan đến nhiễm độc thai nghén hầu như bà mẹ không biết đến.
Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ.
Biểu đồ 3.7 cho thấy ra máu âm đạo nhiều & chuyển dạ trên 12 giờ là hai dấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ được biết với tỷ lệ cao nhất. Các dấu hiệu sốt cao, ngôi không thuận, tỷ lệ người biết ít hơn, các dấu hiệu còn lại tỷ lệ đối tượng biết rất ít, nhất là những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén.
Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ :
Biểu đồ 3.8 cho thấy ba dấu hiệu được nhận biết với tỷ lệ cao là ra máu âm đạo nhiều, đau bụng, sốt cao. Rất ít người biết sản dịch có mùi hôi là nguy hiểm. Vẫn không có bà mẹ nào biết về những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén.
Bảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết :
Số lượng dấu hiệu
Thời điểm xuất hiện
0
1
2
3
4
Trước sinh
43,4
27,3
13,1
11,2
5,0
Khi chuyển dạ
21,3
15,1
28,5
20,9
13,2
Sau sinh
13,8
15,8
39,7
20,8
9,9
Bảng 3.6 cho thấy đối với những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai,rất nhiều bà mẹ không kể được bất cứ một dấu hiệu nguy hiểm nào. Gần một nửa trong số họ chỉ kể được một đến hai dấu hiệu. Số bà mẹ nêu được ba đến bốn dấu hiệu nguy hiểm còn ít hơn nữa.
Đa số bà mẹ kể được hai đến ba dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, số bà mẹ nhận biết được một hoặc bốn dấu hiệu là tương đương nhau, chiếm tỷ lệ ít hơn, còn đến hơn 1/5 các bà mẹ không kể được một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi chuyển dạ.
Trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đẻ, số bà mẹ nhận biết được từ hai đến ba dấu hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất, số không nhận biết được dấu hiệu nào hoặc chỉ biết một dấu hiệu chiếm tỷ lệ thấp hơn và số bà mẹ biết được hơn bốn dấu hiệu chiếm tỷ lệ ít nhất.
3.3. MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH:
3.3.1. Kiến thức và thực hành cho con bú:
Có 87,6% bà mẹ đã cho con bú sữa non còn lại 12,4% bà mẹ vắt sữa non bỏ đi không cho con bú.
Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ đã kể được những tác dụng của sữa mẹ như hợp với sự tiêu hoá của trẻ, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn trẻ ăn sữa ngoài, đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên hầu hết các bà mẹ không biết những tác dụng đặc biệt của sữa non và coi sữa non cũng như sữa thường. Một bà mẹ đã có hai con cho biết ý kiến: “ Chỉ được biết sữa mẹ là tốt thôi, cứ đẻ ra là cho bú ngay chứ cũng chẳng phân biệt sữa non hay sữa thường.”
Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ
Biểu đồ 3.9 cho thấy đa số bà mẹ cho con bú ngay sau đẻ và số bà mẹ cho con bú sau vài giờ chiếm tỷ lệ ít hơn. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ bà mẹ cho con bú sau đẻ 24 giờ.
3.3.2 Kiến thức về những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh:
Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra
Biểu đồ 3.10 cho thấy trong 5 triệu chứng được coi là ốm ở trẻ vừa sinh ra, dấu hiệu khó thở được nhắc tới với tỷ lệ cao nhất, các dấu hiệu yếu- không cử động, màu da không bình thường, người lạnh được ít bà mẹ nhận biết hơn. Dấu hiệu thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút được nhận biết với tỷ lệ thấp nhất.
Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ vừa đẻ ra được nhận biết :
Biểu đồ 3.11 cho thấy số bà mẹ không biết một dấu hiệu bệnh nào ở trẻ vừa đẻ ra chiếm tỷ lệ cao nhất, đến hơn 1/2 số các bà mẹ. Số bà mẹ nhận biết được một dấu hiệu bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng 1/5, còn lại rất ít bà mẹ biết được 2 đến 4 dấu hiệu .
Bảng 3.6: Nhận biết các dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7ngày đầu sau sinh
Dấu hiệu bệnh
Tỷ lệ bà mẹ nhận biết được ( % )
Khó thở
31,2
Vàng da
4,7
Tím tái
2,8
Sốt
52,3
Không ăn, không bú
48,5
Nôn, bụng chướng
13,3
Hôn mê, lịm
5,7
Khóc, cử động bất thường
43,8
Tiêu chảy
31,4
Táo bón
3,8
Mắt có gỉ
5,7
Viêm rốn
15,2
Bảng 3.7 cho thấy sốt, không ăn, không bú, khóc, cử động bất thường, khó thở, tiêu chảy là những dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7 ngày đầu sau sinh được nhiều bà mẹ biết tới. Những dấu hiệu ít được nhận biết hơn là vàng da, tím tái, mắt có gỉ, viêm rốn, nôn liên tục, bụng chướng, hôn mê, lịm.
Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7 ngày đầu sau sinh
Biểu đồ 3.12 cho thấy trong những dấu hiệu ốm ở trẻ sơ sinh trên 7 ngày tuổi, đa số các bà mẹ đã nhận biết được từ hai đến bốn dấu hiệu, số bà mẹ không kể được dấu hiệu nào chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.
3.3.3. Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm :
Nghiên cứu này chỉ phỏng vấn những trường hợp trẻ sơ sinh có biểu hiện mắc một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như khó thở, sốt, viêm rốn (cuống rốn đỏ, chảy nước) và đánh giá những cách xử trí mà bà mẹ đã áp dụng trên thực tế. Trong số 105 bà mẹ được hỏi, có
- 13 trẻ đã từng bị khó thở trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
- 16 trường hợp sốt.
- 20trường hợp cuống rốn đỏ, chảy nước.
Cách xử trí mà bà mẹ đã áp dụng:
Biểu đồ 3.13: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị khó thở
Khi hỏi 13 bà mẹ có con bị khó thở, biểu đồ 3.13 cho thấy phần lớn trong số họ đã đưa trẻ đi khám ngay, số bà mẹ sử dụng y học cổ truyền chiếm tỷ lệ ít hơn. Những xử trí khác như giữ ấm cho trẻ, giữ trẻ ở tư thế đầu cao, tiếp tục cho trẻ bú được rất ít bà mẹ áp dụng.
Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ có cho biết một số bài thuốc y học cổ truyền hay được sử dụng như: dùng lá hẹ hấp với sữa cho trẻ uống.
Biểu đồ 3.14: Cách xử trí khi trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt, biểu đồ 3.14 cho thấy số bà mẹ dùng thuốc cổ truyền để điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất, số bà mẹ đưa trẻ đi khám ngay chiếm tỷ lệ thấp hơn. Số bà mẹ đã biết cởi bỏ bớt quần áo, đắp khăn ướt và lau mình cho trẻ bằng khăn ấm chỉ chiếm khoảng 1/3. Rất ít bà mẹ mua thuốc tây về tự điều trị.
Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ đã kể ra nhiều cách hạ sốt bằng y học cổ truyền như cho trẻ uống nước lá rau ngót dã, uống và đắp lá nhọ nồi, diếp cá.
Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước
Khi hỏi cách xử trí của 20 bà mẹ có con bị viêm rốn với dấu hiệu cuống rốn trẻ đỏ và chảy nước, biểu đồ 3.15 cho thấy phần lớn các bà mẹ mua thuốc về tự điều trị. Số bà mẹ dùng thuốc y học cổ truyền chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tiếp đến là cách xử trí tiếp tục cho trẻ bú và đưa trẻ đi khám ngay. Rất ít bà mẹ có cách xử trí ban đầu là giữ rốn khô, thoáng và giữ ấm cho trẻ.
Các bà mẹ cho biết, trong thảo luận nhóm, những cách tự điều trị như rắc thuốc clo rô xit, rắc tro cây núc nác, lá chè nhai nhỏ vào rốn hoặc dùng nước chè tươi đặc rửa rốn.
Trong các trường hợp trẻ bệnh, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ rất ít, thậm chí không liên lạc với y tế thôn bản.
3.4. THĂM DÒ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CSSK CỦA CÁC BÀ MẸ:
3.4.1. Điều kiện kinh tế và trình độ văn hoá của các bà mẹ:
Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế của các bà mẹ
Xếp loại kinh tế
Tần số
Tỷ lệ
Giàu
Khá
Trung bình
Nghèo
1
12
69
23
1,0
11,4
65,7
21,9
Bảng 3.7 cho thấy phần lớn các bà mẹ được phỏng vấn sống trong điều kiện kinh tế trung bình, số hộ nghèo chiếm hàng thứ hai, hơn 1/5 tổng số, số họ có kinh tế khá chiếm tỷ lệ thấp hơn và chỉ có duy nhất một hộ giàu.
Bảng 3.8: Trình độ văn hoá của các bà mẹ
Văn hoá
Tần số
Tỷ lệ
Mù chữ
Biết đọc, viết,cấp 1
Cấp 2
Cấp 3và cao hơn
0
13
80
12
0,0
14,3
76,2
9,5
Qua bảng có thể thấy số bà mẹ có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp hai chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đó là các bà mẹ đã tốt nghiệp cấp một hoặc biết đọc biết viết. Số bà mẹ tốt nghiệp cấp ba trở nên chiếm tỷ lệ thấp hơn. Không có trường hợp nào mù chữ.
3.4.2. Phong tục tập quán của địa phương
Các bà mẹ cho biết tại địa phương còn phổ biến tục kiêng người ngoài đến thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu, vì vậy y tế thôn bản thường không đến thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian này.
Việc kiêng không ăn một số thức ăn của các bà mẹ cũng phụ thuộc vào tập quán của từng dân tộc, niềm tin có từ lâu đời đối với tác dụng, tác hại của những thức ăn đó mặc dù không có phân tích khoa học nào chứng minh. Ngoài ra người dân địa phương còn có thói quen sử dụng những bài thuốc lá để chữa những chứng bệnh thường gặp. Các bà mẹ kể ra rất nhiều bài thuốc.
3.4.3. Đánh giá của các bà mẹ về hoạt động của y tế địa phương:
Bảng 3.9: Nguồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu biết về CSSK thai sản và trẻ sơ sinh.
Nguồn thông tin
N
%
Từ cán bộ trạm y tế
80
76,2
Từ y tế thôn bản
12
11,4
Từ người thân trong gia đình
3
2,9
Tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng
10
9,5
Bảng 3.10 cho thấy phần lớn các bà mẹ đánh giá cán bộ trạm y tế là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích nhất, y tế thôn bản đóng vai trò ít quan trọng hơn, số bà mẹ tự tìm hiểu qua ngưòi thân hoặc qua các thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bà mẹ tham dự các buổi nói chuyện, sinh hoạt về CSSK bà mẹ khi mang thai do trạm y tế, y tế thôn bản, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức
Biểu đồ 3.16 cho thấy có hơn một nửa số bà mẹ không tham dự những buổi nói chuyện, sinh hoạt hướng dẫn CSSK khi mang thai.
- Tỷ lệ bà mẹ được y tế thôn bản thăm khám sau đẻ: 10,2%
- Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú sớm và bú sữa non sau đẻ: 82,5%
Qua nghiên cứu định tính bằng thảo luận nhóm:
- Nhiều bà mẹ cho biết từ khi có sự tuyên truyền vận động thường xuyên của y tế thôn bản, họ cảm thấy tự tin và hăng hái khi đi khám thai, không còn e ngại, nhất là những trường hợp có thai lần đầu.
- Đánh giá về thái độ làm việc của nhân viên y tế tại địa phương, các bà mẹ có nhận xét chung là nhân viên y tế làm việc nhiệt tình, lại toàn người cùng làng xã nên dễ tiếp xúc.
- Thảo luận nhóm về vai trò của nhân viên trạm y tế và y tế thôn bản đối với việc trang bị kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới thai nghén, sinh đẻ, một số bà mẹ cho biết họ có được dặn dò nếu thấy có dấu hiệu sốt, đau bụng, ra máu âm đạo là phải đến khám ngay. Tuy nhiên phần lớn bà mẹ nói rằng nhân viên y tế chỉ rặn chung chung là nếu thấy gì bất thường thì đi khám ngay. Nhưng họ lại không nói rõ dấu hiệu gì là bất thường.
- Về việc cung cấp những thông tin về bệnh tật và cách xử trí ban đầu những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng tương tự. Các bà mẹ cho biết hầu hết sau đẻ tại trạm y tế xã, trước khi về nhà họ không được dặn dò gì về cách theo dõi sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Đối với việc cho con bú, hầu hết các bà mẹ chỉ được nhắc nhở cho con bú sớm sau đẻ mà không được giải thích cặn kẽ những ưu điểm của sữa mẹ, và đặc biệt là những ưu điểm của sữa non .
- Đánh giá về chức năng thực hành của các nhân viên y tế thôn bản, nhiều bà mẹ chỉ biết y tế thôn bản là những người đi tuyên truyền vận động đi khám thai, đưa giấy báo tiêm chủng, hướng dẫn KHHGĐ.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CSSK TRƯỚC, TRONG, SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI 3 XÃ HỢP THÀNH, PHỦ LÝ, ÔN LƯƠNG :
Thai nghén đối với người phụ nữ là một hiện tượng sinh lý mang nhiều tính chất đặc biệt rất dễ chuyển thành bệnh lý, vì thế người phụ nữ khi mang thai cần được ngành y tế chăm sóc theo dõi sát hơn các đối tượng khác. Một trong những công việc có ý nghĩa nhất của chăm sóc thai sản là đi khám thai trong thời kỳ có thai vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm được bệnh tật và tử vong cho cả mẹ và con. Theo Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS ban hành năm 2002 của Bộ Y Tế trong quá trình mang thai mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất 3 lần để đánh giá tình trạng của bà mẹ và của thai, lần thứ nhất trong 3 tháng đầu, lần thứ 2 trong 3 tháng giữa, lần 3 trong 3 tháng cuối.
- Kết quả điều tra tỷ lệ đi khám thai trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi được thể hiện ở biểu đồ 1 là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực hành chăm sóc thai sản tại 3 xã. Với tỷ lệ 100% bà mẹ có đi khám thai và 81% khám thai trên 3 lần đã cho thấy hầu hết các đối tượng phụ nữ có thai trên địa bàn đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ khi mang thai và thực hiện khá tốt Chuẩn quốc gia về CSSK sinh sản.
Đối với các xã miền núi đa phần người dân là nghèo ( theo số liệu bảng 3.8: 1/5 số bà mẹ sống trong gia đình xềp loại kinh tế nghèo, 67,7% có điều kiện kinh tế trung bình) thì đây là con số hết sức đáng khích lệ vì theo Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001- 2010 chỉ tiêu cần đạt được là 90% tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai trước khi sinh và 60% số phụ nữ đang mang thai được thăm khám trên 3 lần [2].
Thảo luận nhóm cho thấy nguyên nhân của kết quả trên đây là do hầu hết các chị em đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc khám thai đối với sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, con số 17,1% bà mẹ không khám thai đủ số lần theo quy định vẫn là điểm tồn tại cần tác động trong thời gian tới. Đặc biệt trong các lý do không khám thai đủ số lần, lý do chính là bà mẹ thấy người khoẻ nên không đi khám. Như vậy vẫn còn những bà mẹ chưa nhận thức được ý nghĩa của việc khám thai đầy đủ. Vì vậy việc tuyên truyền cho các bà mẹ cần được đẩy mạnh để mọi phụ nữ có thai đều đi khám thai đầy đủ.
Về nơi khám thai, kết quả ở bảng 2 cho thấy hầu hết các bà mẹ chọn khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước ( 96,2% ). Điều tra của tác giả Trần Việt Anh về tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại huyện Đông Anh-Hà Nội năm 2000, cũng cho kết quả tương tự: 97,8% thai phụ khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước. Điều này cho thấy xu hướng chung tại các vùng nông thôn, phụ nữ khi mang thai thường khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước. Nghiên cứu cho thấy tại ba xã miền núi có nhiều dân tộc khác nhau như Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương nhưng rõ ràng tỷ lệ thai phụ đi khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước không hề thua kém một địa phương ở ngay sát thủ đô Hà Nội.
Trong thảo luận nhóm, khi được hỏi về sự lựa chọn nơi khám thai, các bà mẹ cho biết họ rất tin tưởng vào công tác khám chữa bệnh của trạm y tế xã, đã quen với việc đi khám tại trạm y tế mỗi khi bị ốm vì vậy khi có thai cũng khám tại đây. Mỗi tháng ở các trạm có một ngày riêng để khám thai. Theo các bà mẹ thì đi khám thai tại trạm rất dễ dàng, nhân viên y tế cũng là người quen, cùng làng xã nên nhiệt tình. Thêm vào đó, tại ba xã hầu như không có phòng khám tư nào. Ngoài ra chỉ có một trường hợp khám thai tại bệnh viện huyện. Đây là gia đình xếp loại giàu nhất làng nên muốn đi khám thai tại bệnh viện huyện cho tốt. Như vậy trạm y tế xã đã tạo được niềm tin đối với người dân, trong đó có các bà mẹ mang thai.
Nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành của các bà mẹ về việc đi khám thai là một ưu điểm nổi bật của địa phương. Những thành công này cần được phát triển và củng cố bền vững nhưng cũng chỉ ra nhu cầu đầu tư cho các trạm y tế xã cả về nhân lực cũng như trang thiết bị để đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác khám thai tại địa phương.
- Tiêm phòng uốn ván đảm bảo cho bà mẹ không bị uốn ván sau đẻ và đảm bảo cho con không bị uốn ván sơ sịnh. Vì thế đây là một nội dung quan trọng của công tác chăm sóc thai sản. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván khi mang thai là 94,3% (biểu đồ 3.3), cao hơn so với 91% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván theo thống kê toàn quốc năm 2003 [4]. Tuy nhiên số được tiêm đủ hai mũi là chỉ là 82.9% và vẫn còn 4,7% bà mẹ không tiêm phòng uốn ván trong suốt thời kỳ thai nghén. Như vậy việc tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ mang thai đã được thực hiện chưa đầy đủ. Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện khi bà mẹ đi khám thai. Những trường hợp không tiêm phòng đủ số lần đều do bà mẹ không đi khám thai không đủ số lần (số liệu về việc khám thai đã cho biết 17,1% bà mẹ không khám thai đủ 3 lần) do đó cần tích cực tuyên truyền giáo dục để người phụ nữ đi khám thai và tiêm phòng uốn ván đầy đủ hơn.
- Về việc uống bổ xung viên sắt, tại ba xã có 11/105 bà mẹ không biết, hay vì một lí do nào đó không được uống viên sắt (chiếm 10,5%, biểu đồ 3.4). Những bà mẹ này có nguy cơ rất cao dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén và trẻ sơ sinh của các bà mẹ này cũng có nguy cơ cao thiếu sắt. Sự thiếu hụt yếu tố vi lượng này có thể gây nhiều rối loạn dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như thiếu máu, giảm khả năng đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị chảy máu sau đẻ, thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Điều đáng lưu ý hơn nữa là trong số 94 bà mẹ ( chiếm 88% ) có uống viên sắt thì có tới 35 bà mẹ ( chiếm55% ) uống không đầy đủ, uống dưới 90 ngày. Số người này nhớ thì uống không nhớ thì thôi, uống vài ngày cách quãng rồi bỏ. Nếu so sánh với Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản thì rõ ràng thực hành uống bổ sung viên sắt của các bà mẹ khi có thai chưa đạt [3]. Qua thảo luận nhóm cho thấy các bà mẹ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc uống bổ xung viên sắt, dẫn tới việc họ không chú ý quan tâm và thực hiện không tốt. Vì vậy việc tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho các bà mẹ và nhắc nhở họ là biện pháp khắc phục tồn tại này.
- Vấn đề uống vitamin A sau đẻ của các bà mẹ cũng đáng báo động. Có gần 2/3 số bà mẹ được hỏi là không biết, hay không được uống vitamin A (biểu đồ 3.5). Điều này do nhiều nguyên nhân như do số bà mẹ được thăm khám sau đẻ rất ít, trạm y tế không đủ thuốc hoặc do hiểu biết của các bà mẹ chưa cao. Theo chúng tôi số lượng bà mẹ được uống cả viên sắt và vitamin A còn thấp hơn nữa. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Trần Hùng Minh trong nghiên cứu tại Quảng Xương : 76,3% bà mẹ có sử dụng vitamin A sau khi sinh [13]. Như vậy hướng dẫn bà mẹ uống vitamin A còn là một nội dung chưa được phổ biến nhiều trong các chương trình CSSK bà mẹ- trẻ sơ sinh.
- Nghiên cứu định tính qua thảo luận nhóm cho thấy hầu hết các bà mẹ uống viên sắt và vitamin A theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ở trạm. Họ biết làm thế thì tốt cho sức khoẻ nhưng không nêu được ý nghĩa của những loại thuốc này. Thực trạng này phản ánh một điều rằng bản thân các bà mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc uống viên sắt và vitamin A, chưa nhận thấy việc bỏ qua, không uống các chất bổ sung sẽ có thể đưa đến nhiều hậu quả cho thai nhi lúc ra đời cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Cán bộ y tế ở địa phương cần quan tâm hơn về vấn đề này, tăng cường giáo dục vận động việc uống viên sắt và Vitamin A cho các bà mẹ có thai, kết hợp với hướng dẫn và cung cấp các loại thuốc này bằng những hình thức phù hợp điều kiện sống của các bà mẹ, đảm bảo việc uống viên sắt đầy đủ ở 100% phụ nữ có thai .
- Chế độ ăn nghỉ của bà mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh là một vấn đề khá rộng. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin bàn về hai vấn đề là chế độ làm việc, nghỉ ngơi và chế độ ăn của các bà mẹ. Để có được nhiều thông tin đa dạng về vấn đề này chúng tôi đã sử dụng hình thức thảo luận nhóm tập chung . Đây là một kỹ thuật nghiên cứu định tính phù hợp cho việc tìm hiểu về niềm tin, thái độ, hành vi trong quần thể, lại gần gũi với các hình thức sinh hoạt tại cộng đồng, giúp các bà mẹ thoải mái, tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên có phần hạn chế do kỹ thuật này không cho phép đưa ra tần số phân bổ của các niềm tin và các hành vi trong cộng đồng. Thảo luận nhóm đă cho thấy các bà mẹ đã có kiến thức về chế độ ăn uống bồi dưõng khi có thai và sau khi sinh nở nhưng do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên thực tế họ không được hưởng những chế độ ưu tiên mà lẽ ra họ phải được nhận. Những tập tục ăn kiêng ít được áp dụng. Các bà mẹ có kiến thức về việc nghỉ lao động nặng trước và sau khi sinh nhưng do điều kiện gia đình, do đặc thù của lao động nông nghiệp là theo mùa vụ nên thời gian nghỉ của chị em còn ít. Nhưng vẫn còn có quan niệm sai lầm như cho rằng làm càng nhiều thì đẻ càng dễ. Thực trạng trên đây không chỉ phụ thuộc vào sự tác động của hệ thống y tế mà lại phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện kinh tế, tuổi tác, số con của bà mẹ và đặc biệt là những phong tục tập quán của địa phương. Vì vậy muốn cải thiện chế độ ăn nghỉ cho bà mẹ không chỉ dựa vào sự tuyên truyền giáo dục của y tế mà cần sự tác động của toàn cộng đồng. Về phía y tế, trạm y tế các xã, mà cụ thể là nhân viên của trạm, đội ngũ y tế thôn bản cần cung cấp những kiến thức, thông tin về chế độ ăn uống, bồi dưỡng, nghỉ ngơi của bà mẹ và trẻ nhỏ, tuyên truyền giáo dục không chỉ các bà mẹ mà cả những người thân trong gia đình để họ tạo điều kiện cho người phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn .
- Trong chuẩn bị của bà mẹ cho sinh nở, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ quan tâm nhiều về quần áo ( 99,0% bà mẹ), tiền (81,9% bà mẹ) và thực phẩm (61,9% bà mẹ) (bảng 3.4) vì đây là những thứ cần thiết nhất và sự chuẩn bị này cũng phù hợp với phong tục địa phương. Đối với việc chuẩn bị nơi sinh có quá nửa số bà mẹ không chuẩn bị vì họ cho rằng cứ khi nào chuyển dạ thì đến trạm y tế. Đây là điều bất cập vì như thế nếu trạm y tế không có đủ điều kiện để xử trí những ca đẻ khó thì sẽ rất chậm trễ trong việc cấp cứu sản phụ.
Về dự kiến thời gian đẻ, vẫn còn một nửa số bà mẹ chưa tính thời gian sinh theo tuần. Công việc này tuy rất đơn giản nhưng giúp bà mẹ có dự tính phù hợp cho việc sinh nở, phát hiện nguy cơ thai già tháng.
Những phân tích trên cho thấy những người phụ nữ đã biết sự cần thiết phải chuẩn bị trước sinh nhưng chưa thật đầy đủ. Điều này một phần do điều kiện kinh tế, trình độ văn hoá của người mẹ, mặt khác cũng phụ thuộc vào khả năng tuyên truyền và quản lý thai nghén của dịch vụ y tế tại địa phương. Thực tế, hơn một nửa số phụ nữ được hỏi không tham dự những buổi nói chuyện về CSSK khi có thai, có thể chính vì vậy họ vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ ra đời.
Vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn sản phụ về công tác chuẩn bị trước khi sinh nở. Việc chuẩn bị chu đáo này không những thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ của chính mình, đến đứa con sắp ra đời mà còn giúp cán bộ y tế có sự dự phòng để sẵn sàng giải quyết khi biến cố xảy ra.
- Chăm sóc bà mẹ lúc sinh đẻ là rất quan trọng vì đây là giai đoạn có nhiều nguy cơ đối với tính mạng cả mẹ và con. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bà mẹ sinh con tại trạm y tế (88,5%). Khi thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết lý do đẻ tại trạm y tế là vì đa số khám thai tại đây, khoảng cách từ nhà đến trạm gần hơn so với đến bệnh viện huyện, chi phí phải chăng, đảm bảo an toàn, chưa thấy trường hợp nào xảy ra tai biến. Như vậy, phần lớn các bà mẹ đã có sự lựa chọn an toàn và hợp lý cho việc sinh đẻ.
Tuy nhiên một điều đáng quan tâm là nghiên cứu cho thấy vẫn còn 11,5% bà mẹ đẻ tại nhà. Vào cuối những năm 90, việc sinh đẻ tại nhà vẫn còn khá phổ biến ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam năm 1999 cho biết vẫn còn 23% bà mẹ sinh con tại nhà [5]. Nghiên cứu của tác giả Trần Hùng Minh về chăm sóc SKSS tại Quảng Xương –Thanh Hoá năm 2000 cũng ghi nhận tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà rất cao: 21,6%, trong khi tỷ lệ khám thai ở đây cũng đạt tới trên 95% [13]. Như vậy mặc dù bà mẹ có nhận thức và thực hành tốt về việc đi khám khi mang thai nhưng điều này vẫn chưa đảm bảo họ sẽ sinh con tại trạm y tế xã. Tỷ lệ này là cao gấp đôi khi so sánh với số liệu của một số nghiên cứu tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng như tại Kim Bảng năm 1998, chỉ có 5,2% bà mẹ sinh con tại nhà [19], tại Đông Anh –Hà Nội năm 2000, tỷ lệ này chỉ là 5,5% [1].
Trong số các trường hợp đẻ tại nhà, bảng 3.5 cho thấy phần lớn các bà mẹ cho biết là do đẻ rơi, không kịp đến các cơ sở y tế, những trường hợp này đều được sự chăm sóc của nhân viên trạm y tế xã hoặc y tế thôn bản. Do còn đến 50% bà mẹ không tính thời gian dự kiến đẻ theo tuần và không chuẩn bị sẵn nơi đẻ nên số trường hợp đẻ không kịp đến trạm là điều dễ hiểu. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn cho các bà mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc đẻ. Bên cạnh đó do điều kiện địa hình đồi núi, đường sá xa xôi và không thuận tiện cho đi lại nên rất dễ xẩy ra trường hợp bà mẹ chuyển dạ mà không đưa được tới trạm y tế xã, nhất là những ca chuyển dạ trong đêm, khi mưa lũ.
Có 25% trường hợp đẻ ở nhà do bà mẹ cho rằng ở nhà đủ điều kiện cho cuộc đẻ và mời người đỡ đẻ về nhà đều là những trường hợp đẻ lần thứ 2-3 chứ không phải con đầu lòng. Như vậy vẫn có những bà mẹ chưa nhận thức được sự nguy hiểm khi sinh con tại nhà. Cá biệt có 1 trường hợp do điều kiện kinh tế khó khăn nên mẹ chồng đỡ đẻ cho con dâu, mặc dù chi phí cho một lần đẻ tại trạm y tế không nhiều, khoảng 100 nghìn đồng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ mối liên quan giữa tai biến sản khoa và việc sinh đẻ tại nhà, thiếu sự hỗ trợ chuyên môn của cán bộ y tế. Vì vậy các chương trình chăm sóc sức khoẻ trong thời gian tới cần giải quyết triệt để tồn tại này. Một mặt cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho các bà mẹ khi mang thai có thể có những nguy hiểm xảy ra khi đẻ tại nhà, mặt khác hỗ trợ những gia đình nghèo để họ có thể sinh con tại trạm y tế xã với mức chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, cán bộ y tế 3 xã cần có sự chuẩn bị nhân lực và bộ đỡ đẻ sạch lưu động để có thể hỗ trợ những ca sinh tại nhà, nhằm giảm thiểu tai biến có thể xảy ra .
4.2. KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ NHỮNG DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẦN PHẢI ĐI KHÁM .
Kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến thai nghén, sinh đẻ rất cần thiết, giúp các bà mẹ chủ động đi khám để phát hiện sớm bệnh và được xử trí kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, đặc biệt là sẩy thai và tử vong mẹ. Những kiến thức này lại càng đặc biệt quan trọng đối với bà mẹ ở những vùng sâu vùng xa, miền núi, những nơi còn nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chính vì vậy nghiên cứu này không chỉ điều tra kiến thức, thực hành của các bà mẹ trong việc khám thai thông thường mà còn đi sâu vào những kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai, trong chuyển dạ và sau đẻ, nhằm cung cấp thông tin xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp.
Trong phần này, số bà mẹ không kể được bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào chiếm từ 9,9% đến 43,4%, số bà mẹ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng không nhiều, khoảng 20% (bảng 3.6). Những dấu hiệu được nhiều bà mẹ biết là nguy hiểm đều là những dấu hiệu dễ nhận thấy và thường gặp như: ra máu âm đạo, đau bụng, sốt cao, chuyển dạ kéo dài. Các bà mẹ hầu như không có hiểu biết về những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén (phù, đau đầu, nhìn mờ, co giật) mặc dù đây là một bệnh lý rất nguy hiểm liên quan đến thai nghén. Nghiên cứu của tác giả Trần Hùng Minh tại Quảng Xương cũng ghi nhận những kết quả tương tự : 20% đến 45% bà mẹ không biết những dấu hiệu nguy hiểm. Như vậy đây cũng là tình trạng chung phổ biến ở nhiều vùng. Một nguyên nhân khác có thể thấy là rất ít bà mẹ nhận thức được việc đi khám thai là để phát hiện, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Họ vẫn còn tư tưởng mang thai là một điều bình thường.
Đặc biệt biểu đồ 3.7 cho thấy rất nhiều bà mẹ, trong số đó có những bà mẹ sinh con tại nhà ( 12/105 bà mẹ ) không biết các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ như ngôi không thuận, không sổ rau trên 30 phút, nước ối xanh, nâu, vàng, bẩn. Thiếu hiểu biết cộng với thiếu sự hỗ trợ của y tế có thể tạo nên những hậu quả lớn, nguy cơ tử vong bà mẹ và trẻ trong cuộc đẻ tăng cao.
Ra máu âm đạo là dấu hiệu nguy hiểm thường gặp cả trước, trong và sau sinh, cũng là nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ và thai nhi, thường được
Và trong khi phần lớn (45,6%) các bà mẹ không được thăm khám sau đẻ thì hiểu biết của họ về những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ hậu sản cũng còn rất hạn chế. Bảng 3.6 cho thấy, cứ mười bà mẹ thì có một trường hợp không nhận biết được một dấu hiệu nguy hiểm nào.
Như vậy có thể thấy rõ sự thiếu hụt kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến thai sản là rất trầm trọng. Mặc dù trong số 105 bà mẹ được phỏng vấn chưa có trường hợp nào sảy ra tai biến khi sinh nở nhưng sự thiếu hụt kiến thức này đòi hỏi phải được tác động để ngăn ngừa một cách chủ động các biến chứng có thể xảy ra.
4.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH:
4.3.1. Kiến thức và thực hành cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ:
Biểu đồ 3.9 cho thấy chỉ có một nửa số bà mẹ cho trẻ bú ngay sau đẻ còn lại rất nhiều bà mẹ cho con bú sau đẻ vài giờ đến hơn một ngày trong số đó 87,6% các bà mẹ đã cho trẻ bú sữa non. Trong thảo luận nhóm,rất nhiều bà mẹ đã có hiểu biết về tác dụng tốt của sữa mẹ nhưng lại không biết những tác dụng đặc biệt của sữa non. Vì vậy vẫn còn 12,4% số bà mẹ theo quan điểm cổ hủ, sai khoa học vắt bỏ sữa non.
Nghiên cứu của Trần Hùng Minh tại Quảng Xương - Thanh Hoá cũng cho biết 68% bà mẹ cho trẻ bú ngay sau đẻ, 22% cho bú sau vài giờ, 10% trẻ được bú sau sinh 24 giờ [13]. Qua thảo luận nhóm chúng tôi biết được những lý do bà mẹ không cho trẻ bú ngay sau sinh. Các bà mẹ thường nghĩ là ngay sau sinh còn chưa có sữa. Và thực tế chỉ có 82,5% bà mẹ được nhân viên y tế tuyên truyền về việc cho trẻ bú sữa non và bú sớm. Như vậy kiến thức và thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sơ sinh bú còn thiếu sót, cán bộ của trạm y tế xã, đội ngũ y tế thôn bản cần đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích cho các bà mẹ những tác dụng của sữa non và việc cho trẻ bú sữa sớm sau khi sinh để các bà mẹ hoàn toàn tự tin thực hiện tốt việc này.
4.3.2. Kiến thức về trẻ sơ sinh bị ốm:
Trong thời kỳ hậu sản 6 tuần sau sinh, ngoài những vấn đề sức khoẻ của bản thân, bà mẹ còn phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới chăm sóc trẻ sơ sinh.Thời kỳ sơ sinh là khoảng thời gian trẻ còn non nớt, khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài còn kém nên dễ mắc bệnh, bệnh dễ chuyển thành nặng nhưng lại ít biểu hiện và khó phát hiện. Đặc biệt thời kỳ này trẻ thường chỉ được chăm sóc ở nhà, có khi là chỉ trong một buồng nhỏ của bà mẹ, người chăm sóc thường là mẹ hoặc bà. Do tập quán kiêng đi thăm bà đẻ trong tháng đầu, trẻ sơ sinh ít được tiếp xúc với bên ngoài và cũng ít được tiếp xúc với các dịch vụ y tế hơn là lứa tuổi ngoài sơ sinh. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh tại cộng đồng còn ít được đề cập. Do vậy nghiên cứu này đưa ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu một số kiến thức, thực hành của các bà mẹ về nhận biết và xử trí bệnh ở trẻ sơ sinh.
Khi được hỏi dấu hiệu nào xuất hiện ở trẻ vừa sinh ra chứng tỏ trẻ bị ốm thì đa số bà mẹ kể được dấu hiệu thở khó khăn và yếu không cử động được. Đây là 2 dấu hiệu dễ quan sát thấy, cũng là những dấu hiệu mà bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng được bà mẹ chú ý đầu tiên để đánh giá tình trạng sức khoẻ đứa trẻ. Dấu hiệu thở nhanh >= 60 lần/ phút rất ít người được hỏi biết vì đây là dấu hiệu cần quan sát kỹ, biết cách đếm nhịp thở, rõ ràng nếu không được cán bộ y tế hướng dẫn thì người dân khó tự biết được. Điều tra của Bigit Westphal Victor, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thị Kim Thanh [11] cho thấy đến chính người tình nguyện cũng chỉ có 10% là có kỹ năng đếm nhịp thở tốt, trong khi số chưa tốt chiếm tới 33.3%. Đây là dấu hiệu có giá trị cho việc xác định mắc bệnh đường hô hấp, một bệnh nặng, hay gặp ở trẻ sơ sinh vì vậy cần hướng dẫn không chỉ cho y tế thôn bản mà cần hướng dẫn cả cho các bà mẹ để phát hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Trong 5 dấu hiệu bị ốm của trẻ vừa đẻ ra, biểu đồ 3.10 cho thấy số người không kể được dấu hiệu nào chiếm tỷ lệ rất lớn: 57,1%.
Khi được hỏi về dấu hiệu bị ốm ở trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày tuổi, bảng 3.7 cho thấy các dấu hiệu kể được nhiều nhất là sốt, bỏ bú, khóc, cử động bất thường với tỷ lệ khoảng 50%. Cũng như trên đã nói vì đây là những dấu hiệu thường gặp và dễ nhận biết nên các bà mẹ biết nhiều hơn. Dấu hiệu mắt có gỉ, hôn mê, vàng da, nôn liên tục là những dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm nhưng hầu như các bà mẹ không biết đến, số người kể được chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 5%. Lý giải về vấn đề này có thể là do các dấu hiệu này ít gặp hơn và đòi hỏi cần có sự tinh tế và kỹ năng nhận biết thì mới phát hiện được. Tuy nhiên những dấu hiệu này cũng rất quan trọng và cần thiết phải nhận biết được để đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Còn 17,1% bà mẹ không có kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày tuổi.
Như vậy, có thể thấy các bà mẹ chỉ phát hiện được những triệu chứng bệnh đơn giản và còn rất thiếu những kiến thức cơ bản để phát hiện dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh. Do vậy, trong thời gian tới các bà mẹ cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng nhận biết các dấu hiệu bệnh để đưa trẻ đi khám kịp thời.
4.4.3. Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị bệnh:
Để đánh giá khả năng xử trí của các bà mẹ khi trẻ sơ sinh bị ốm, cụ thể là khi trẻ có các dấu hiệu: khó thở, sốt, cuống rốn đỏ, chảy nước, chúng tôi đã hỏi những bà mẹ có con đã mắc các bệnh này trong thời kỳ sơ sinh. Kết quả cho thấy rất nhiều bà mẹ dùng thuốc cổ truyền để tự điều trị khi trẻ sơ sinh bị bệnh. Qua thảo luận nhóm chúng tôi đã đánh giá khá cao kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc dân tộc của người dân địa phương như cách hạ sốt trẻ bằng cho uống và chườm các loại nước lá như nhọ nồi, sài đất, rau ngót v.v. Tuy nhiên cũng có những xử trí kém hiệu quả cần được loại bỏ như cách chữa khó thở bằng nước lá hẹ, đắp lá chè, tro cây núc nác vào rốn để chữa viêm rốn...
Trong khi nguyên tắc cơ bản của mọi xử trí ban đầu đối với trẻ sơ sinh là đảm bảo giữ trẻ ấm, đảm bảo dinh dưỡng thì nghiên cứu cho thấy còn nhiều người không biết áp dụng những hành động đơn giản này để giảm bớt mức độ nặng của bệnh, giúp trẻ thoải mái hơn trước khi đưa trẻ đi khám.
Đặc biệt, với việc xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước, biểu đồ 3.15 cho thấy rất nhiều bà mẹ tự điều trị bằng cách rắc thuốc kháng sinh vào rốn hay đắp lá chè, lá thuốc mà không biết điều đầu tiên phải làm là giữ cho rốn trẻ khô và thoáng. Trong phần đánh giá kiến thức, bảng 3.7 cho thấy chỉ có 15,2% bà mẹ nhận biết viêm rốn là dấu hiệu nguy hiểm nhưng thực tế cho thấy trẻ có thể bị tử vong do nhiễm trùng rốn. Vẫn có những người không biết cách hoặc xử trí không đúng như đắp thuốc hay lá lên là điều cần phải quan tâm.
Trong cả 3 tình huống trẻ sơ sinh bị bệnh, hầu như các bà mẹ không liên lạc với y tế thôn bản mặc dù đây được coi là cánh tay nối dài của y tế địa phương, là đại diện gần gũi nhất của y tế bên cạnh người dân. Mặc dù nghiên cứu về duy trì mạng lưới người tình nguyện tại Phủ Lý, Hợp Thành [11] cho thấy đa số các bà mẹ đánh giá cao vai trò của những nhân viên y tế thôn bản trong việc vận động TCMR, KHHGĐ, VSMT nhưng về lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh thì có vẻ như các bà mẹ còn chưa tin tưởng vào khả năng xử trí bệnh tật của đội ngũ này. Thêm vào đó, chỉ có 10,5% bà mẹ và trẻ sơ sinh được y tế thôn bản thăm khám sau đẻ. Theo quy định của Bộ Y tế thì y tế thôn bản có nhiệm vụ định kỳ thăm khám sản phụ và trẻ sơ sinh sau đẻ, phát hiện và sử dụng những bài thuốc nam thông thường để chữa những biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ.. Như vậy muốn phát huy tác dụng của đội ngũ này rõ ràng là phải xây dựng những chương trình đào tạo thường xuyên để nâng cao chất lượng chuyên môn đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của nhân viên y tế thôn bản.
Ngoài những cách xử trí trên, hầu hết bà mẹ đưa trẻ sơ sinh đi khám ngay. Thảo luận nhóm các bà mẹ cho biết họ thường đưa trẻ đến trạm y tế, chứng tỏ trạm y tế có được vị trí quan trọng trong xu hướng tìm kiếm dịch vụ y tế tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu và những phân tích trên cho thấy khả năng xử trí ban đầu của người dân khi trẻ sơ sinh bị ốm còn chưa hiệu quả. Vai trò của đội ngũ y tế thôn bản chưa được đánh giá cao.
4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CSSK CỦA CÁC BÀ MẸ:
Nghiên cứu cho thấy điều kiện kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và những hành vi CSSK của các bà mẹ. Trong sự khó khăn chung của địa phương, phần lớn các bà mẹ đợc hỏi có điều kiện kinh tế chỉ ở mức trung bình và còn khá nhiều bà mẹ ở mức nghèo (65,7% trung bình, 21,9% nghèo- bảng 3.8 ). Đây là một trong những lý do khiến bà mẹ không đi khám thai đủ số lần quy định, không uống đầy đủ viên sắt và đẻ tại nhà. Điều kiện kinh tế eo hẹp cũng không cho phép những người phụ nữ khi mang thai có chế độ bồi dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và thai nhi.
Bên cạnh đó là hạn chế về trình độ học vấn của các bà mẹ. Bảng 3.9 cho thấy đa số các bà mẹ mới tốt nghiệp cấp hai ( chiếm 76% ), một số bà mẹ mới tốt nghiệp cấp một hoặc chỉ biết đọc, biết viết. Số bà mẹ học hết cấp ba và cao hơn còn quá khiêm tốn ( 9,5% ). Với trình độ thấp thì khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội bị hạn chế. Ngược lại không có điều kiện hoạt động xã hội thì họ càng không nâng cao được sự hiểu biết của mình, trong đó có những hiểu biết về CSSK cho bản thân khi mang thai và cho trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu cho thấy còn tồn tại sự ràng buộc của các phong tục tập quán đối với những hành vi CSSK của các bà mẹ như tục ăn kiêng, thói quen xử dụng các cây thuốc nam, tục kiêng không gặp người ngoài trong tháng đầu sau đẻ. Để thấy được những mặt tốt, mặt xấu của những phong tục tập quán này cần những nghiên cứu phân tích đi sâu hơn.
Tuyên truyền giáo dục là một hướng tác động quan trọng trong việc trang bị những kiến thức cho các bà mẹ.. Bảng 3.10 cho thấy trạm y tế đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị những kiến thức cho các bà mẹ. Tuy nhiên thảo luận nhóm cho thấy trạm y tế chưa chú ý đến việc giáo dục những kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm trước, trong và sau sinh cũng như kiến thức về các biểu hiện bệnh ở trẻ sơ sinh và cách xử trí ban đầu trong những trường hợp này. Những dấu hiệu bệnh tật và cách xử trí ban đầu hầu hết dựa trên kinh nghiệm của bà mẹ hoặc của những người xung quanh, nhất là những bà mẹ khác và những người già trong cộng đồng.
Việc nhận thức kém của bà mẹ không chỉ do trình độ dân trí thấp, kinh tế kém mà ở đây có vẻ như chưa phát huy hết vai trò của y tế địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục bà mẹ. Các hoạt động tuyên truyền GDSK của trạm y tế xã phối hợp với các ban ngành khác chưa thu hút được sự tham gia của phần đông số bà mẹ, cụ thể là có đến 58,1% bà mẹ không tham dự các buổi nói chuyện GDSK khi mang thai.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên 105 bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành và Ôn Lương, tỉnh Thái Nguyên và những phân tích trong phần bàn luận cho phép đưa ra một số kết luận sau đây:
1. Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về CSSK khi mang thai, khi đẻ và sau đẻ có những ưu điểm và tồn tại sau :
- 100% bà mẹ khám thai ít nhất 1 lần trong đó 88,6% khám trên 3 lần. Nơi khám thai được lựa chọn chủ yếu là trạm y tế xã.
- 94,3% bà mẹ có tiêm phòng uốn ván và 89,5% uống viên sắt nhưng chỉ có 55,3% uống đủ 90 ngày, chỉ có 41% uống vitamin A sau đẻ. Các bà mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và vitamin A.
- Thực hành của các bà mẹ về các nội dung CSSK khi có thai còn thụ động do kiến thức về những vấn đề này chưa đầy đủ.
- Khoảng một nửa số bà mẹ không tham dự những buổi nói chuyện , sinh hoạt về làm mẹ an toàn, chăm sóc thai nghén.
- Đa số bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế nhà nước ( 88,5% ). Có 11,5% trường hợp sinh con tại nhà. Vẫn còn những bà mẹ nhận thức không đúng về việc sinh con tại nhà.
- Chế độ lao động và nghỉ ngơi, dinh dưỡng khi có thai và sau khi sinh còn chưa phù hợp. Thời gian nghỉ ngơi trước và sau đẻ còn quá ngắn, ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bà mẹ và việc chăm sóc trẻ.
- Số bà mẹ không kể được bất cứ dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, trong chuyển dạ và trong thời kỳ hậu sản chiếm từ 9,9% đến 43,4%.
- Những dấu hiệu được nhiều bà mẹ biết là nguy hiểm đều là những dấu hiệu dễ nhận thấy và thường gặp như: ra máu âm đạo, đau bụng, sốt cao, chuyển dạ kéo dài.
- Các bà mẹ hầu như không có hiểu biết về những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén.
2. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh:
- Nhận thức của các bà mẹ về dấu hiệu bị bệnh ở trẻ sơ sinh còn sơ sài, rất nhiều bà mẹ còn không nhận biết được dấu hiệu nguy hiểm nào.
- Thực hành cho trẻ bú sữa non và bú sớm sau sinh chưa được làm tốt: 12,4% bà mẹ không cho trẻ bú sữa non và 42% bà mẹ cho trẻ bú sau đẻ vài giờ hoặc vài ngày.
- Xử trí ban đầu của bà mẹ trong những trường hợp trẻ sơ sinh bị ốm còn kém hiệu quả. Nhiều bà mẹ sử dụng các bài thuốc dân gian trong việc chữa bệnh cho trẻ.
3. Các yếu tố nổi bật tác động đến kiến thức, thực hành CSSK thai sản và trẻ sơ sinh của các bà mẹ:
- Điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ văn hoá hạn chế của các bà mẹ ảnh hưởng lớn đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ.
- 76,2 % bà mẹ đánh giá nguồn thông tin hữu ích nhất giúp họ có kiến thức về CSSK khi mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh là từ trạm y tế.
- Công tác tuyên truyền GDSK cho các bà mẹ về CSSK khi thai nghén và chăm sóc trẻ sơ sinh mới tập chung ở một số nội dung bề nổi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm cho bà mẹ trong khi có thai, khi chuyển dạ, sau sinh, các dấu hiệu và cách xử trí bệnh trên trẻ sơ sinh.
KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục cho các bà mẹ kiến thức và thực hành CSSK khi có thai nhất là những kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai thai, khi chuyển dạ, sau đẻ và những dấu hiệu bệnh lý của trẻ sơ sinh để bà mẹ chủ động phát hiện và đi khám, hướng dẫn cụ thể những xử trí ban đầu đơn giản nhưng hiệu quả nhằm giảm bớt mức độ nặng của bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải, cách phân loại những bệnh nặng, nhẹ để có hướng xử trí thích hợp.
Cần đầu tư nhiều hơn cho các trạm y tế cả về trang thiết bị và nhân lực vì hầu hết các dịch vụ y tế mà người dân sử dụng là ở trạm y tế xã.
Phát huy hơn nữa hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản, cộng tác viên dân số trong việc tuyên truyền, giáo dục những kiến thức và vận động thực hành chăm sóc sức khoẻ thai sản và trẻ sơ sinh.
Cán bộ y tế địa phương kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức khác cần tìm hiểu các phong tục tập quán, các bài thuốc dân gian để biết mặt lợi và hại nhằm hạn chế những kinh nghiệm và cách xử trí sai lầm, cổ hủ, phản khoa học trong việc điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh nói riêng và sức khoẻ của cả cộng đồng nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Việt Anh (2000). Mô tả tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại Đông Anh –Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ Y tế (2001). Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001- 2010.
Bộ Y tế (2002). Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Bộ Y tế (2004). Niên giám thống kê y tế năm 2003
Bộ Y tế và UNFPA (1999). Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản khoa thiết yếu.
Bộ Y tế (2000). “Chuyên mục sức khoẻ sinh sản”, Tạp chí bác sĩ gia đình.
Bộ Y tế (2000). “Chuyên mục chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh “, Tạp chí bác sĩ gia đình.
Cordaid (2004). Cẩm nang dành cho nhân viên y tế về chăm sóc trẻ bị bệnh dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học.
Vương Tiến Hoà (2001). Sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản Y học.
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch- Chữ thập đỏ Việt Nam ( 2000 ). Người tình nguyện và sức khoẻ sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Y học.
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch- Chữ thập đỏ Việt Nam- Trường Đại học Y Hà Nội- Đơn vị nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng ( 2000 ). Người tình nguyện và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nhà xuất bản Y học.
Nguyễn Mạnh Hùng. ( 2002 ). Đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu tại 30 xã của tỉnh Lạng Sơn. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Trần Hùng Minh (2002). “Report: Knowledge, practice and coverage survey in Quảng Xương district- Thanh Hóa province”, NGO network for health.
Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học
Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội (1999). Hướng dẫn chẩn đoán cộng đồng và thực hành giáo dục sức khoẻ môi trường
Uỷ ban về các vấn đề xã hội (1998). Báo cáo tại Hội nghị quốc gia về dân số và phát triển.
Trịnh Thanh Thuỷ (1998). Thực hành nuôi con và tình trạng dinh dưỡng trẻ em sau ba năm thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng tại Sóc Sơn. Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Nguyễn Thế Vỹ, Phạm Văn Thái (1999). Nghiên cứu tình hình chăm sóc bà mẹ trẻ em tại Kim Bảng, Hà Nam Đề tài NCKHSV, Trường Đại học Y Hà Nội.
Bùi Thị Xuân. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và con sau sinh của người Tày và người Sán Dìu ở huyện Phú Lương huyện Thái Nguyên.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN:
Bà mẹ có con dưới 1 tuổi
Mỗi nhóm bao gồm 6 đến 8 người
Ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp của đối tượng tham gia thảo luận nhóm
Nêu rõ mục đích thảo luận cho đối tượng rõ
MỤC ĐÍCH:
Thu thập các kinh nghiệm địa phương, phong tục tập quán, những niềm tin, thái độ, hành vi trong CSSK thai nghén, trong và sau sinh.
Xin các chị cho biết ở địa phương mình phụ nữ có thai được chăm sóc thế nào?
Khi có thai phụ nữ ăn uống thế nào? được ăn gì? và kiêng ăn gì? Tại sao?
Phụ nữ có thai làm việc như thế nào? Có việc nào họ phải kiêng không làm không? Tại sao? Có được nghỉ trước khi sinh không? Thường nghỉ bao nhiêu lâu?
Khi có thai phụ nữ ở địa phương (bản thân chị) có đi khám thai không? Khám ở đâu? có tiêm phòng uốn ván và uống bổ sung viên sắt, vitamin A không? Tại sao?
Khi phụ nữ có thai xuất hiện các triệu chứng bất thường ví dụ như: Đau bụng, ra huyết, phù, sốt, đau đầu....thì các chị làm gì? Đi khám ở đâu? giải thích tại sao? Các chị có được ai hướng dẫn về những dấu hiệu này không?
Xin các chị cho biết phụ nữ ở địa phương (bản thân chị) đẻ ở đâu? ai đỡ? Tại sao?
Tại địa phương mình có những kinh nghiệm gì chăm sóc phụ nữ trở dạ?
Sau khi đẻ xong chi phải kiêng những gì? Phụ nữ sau đẻ nghỉ làm việc nặng bao lâu?
Hãy kể những dấu hiệu nào được coi là bất thường ở phụ nữ sau đẻ? Cách giải quyết? Tại sao?
Trẻ sơ sinh có được mẹ cho bú ngay không? Tại sao?
Xin hay kể những dấu hiệu được cho là bất thường hay nói cách khác là dấu hiệu mắc bệnh của trẻ sơ sinh? Chị có biết bài thuốc dân gian nào để chữa những chứng bệnh đó không?
Trẻ từ 0-11 tháng được cho ăn như thế nào? các chị thường cho trẻ bú đến khi nào?
3. Các phong tục tập quán của địa phương
- Y tế thôn bản có đến thăm khám sau đẻ không?
- Y tế thôn bản thường làm những công việc gì ?
Họ có nhiệt tình không ?
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
CSSK Chăm sóc sức khoẻ
CSSKBMTE Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em
CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
SKSS Sức khoẻ sinh sản
SDD Suy dinh dưỡng
TCMR Tiêm chủng mở rộng
UBND Uỷ ban nhân dân
UNFPA Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
YHCT Y học cổ truyền
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG KHOÁ LUẬN
Các bảng
Bảng 3.1: Nơi khám thaii
Bảng 3.2: Dự kiến thời gian đẻ của các bà mẹ
Bảng 3.3: Chuẩn bị tại gia đình đồ dùng và phương tiện cần thiết cho việc sinh đẻ
Bảng 3.4: Lý do đẻ tại nhà.
Bảng 3.5: Số lượng các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ được các bà mẹ nhận biết
Bảng 3.6: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế của các bà m
Bảng 3.8: Trình độ văn hoá của các bà mẹ
thuốc.
Bảng 3.9: Nguồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu biết về CSSK thai sản và trẻ sơ sinh.
Các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Số lần khám thai của các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén
Biểu đồ 3.2 : Lý do đi khám thai
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ trong khi mang thai.
Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ uống viên sắt của bà mẹ trong khi mang thai.
Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A
Biểu đồ 3.6: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám trong khi có thai
Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ.
Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ :
Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ
Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra
Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu ốm ở trẻ vùa đẻ ra được nhận biết
Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu ốm được nhận biết ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
Biểu đồ 3.13. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị khó thở
Biểu đồ 3.14: Cách xử trí khi trẻ bị sốt
Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước.
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bà mẹ tham dự các buổi nói chuyện, sinh hoạt về CSSK bà mẹ khi mang thai do trạm y tế, y tế thôn bản, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40027.doc