MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lý thuyết áp dụng 2
3. Khái nệm “trường điểm” 3
PHẦN NỘI DUNG 4
1. Thực trạng 4
1.1. “Lo cho con vào trường điểm, dù phải tốn kém đến mấy!” 4
1.2. Những tập hồ sơ “chất núi!” 7
2. Nguyên nhân 9
2.1. Cơ chế xét tuyển 9
2.2. Thực tế tâm lý của trường 10
2.3. Tâm lý của các bậc phụ huynh 10
3. Tác động của hiện tượng “chạy trường điểm” 13
3.1. Nạn "chạy trường điểm" tràn lan phá vỡ sự công bằng, dân chủ trong giáo dục 13
3.2. Một thực tế có thể thấy là hiện tượng "chạy trường điểm" vô hình chung đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục 14
3.3. Hiện tượng này cũng đã ảnh hưởng đến các em học sinh 15
3.4. Những tác động khác 17
3.5. Hậu quả 18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19
1. Kết luận 19
2. Khuyến nghị 19
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chạy trường điểm ở một số thành phố hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề “chạy trường điểm” ở một số thành phố hiện nay
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường giáo dục trong nhà trường, cụ thể là các yếu tố cơ sở vật chất trường lớp, chất lượng giáo viên... có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập của các em học sinh.
Hiện nay, tại 1 số địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xuất hiện các “trường điểm” vẫn có tiếng là có cơ sở giáo dục tốt, giáo viên giỏi và đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập. Và theo lẽ tất yếu, mong muốn con em mình được vào học trong những ngôi trường như vậy là tâm lý phổ biến ở rất nhiều phụ huynh.
Suy nghĩ gắn liền với hành động, đã và đang có rất nhiều phụ huynh học sinh đã bỏ công sức tiền của và vận dụng tối đa các mối quan hệ để lo cho con mình vào học các “trường điểm”. Chuyện chạy trường chạy lớp diễn ra nóng nhất vẫn là ở các lớp đầu cấp tiểu học và trung học cơ sở. Con sốt chạy trường điểm đang ngấm ngầm diễn ra và ngày càng trở nên quyết liệt, đã có ý kiến cho rằng tỉ lệ chọi vào 1 số trường điểm còn cao hơn cả vào đại học!!!
Rõ ràng hiện tượng này đã và đang gây ra những sức ép tiêu cực lên đời sống xã hội, đối tượng chịu tác động trực tiếp của nó chính là nhà trường, phụ huynh và các em học sinh. Nếu như không được ngăn chặn và xoá bỏ, “chạy trường điểm” rất dễ trở thành nhân tố làm mài mòn các giá trị chuẩn mực trong giáo dục.
Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản, cốt lõi của hiện tượng trên? Cuộc đua vào trường điểm đó đã gậy ra những ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?Liệu có thể có những giải pháp hiệu quả nhằm chấm dứt tình trạng trên?...Đây chính là những nội dung cơ bản mà tiểu luận “Vấn đề chạy trường điểm ở một số thành phố hiện nay” đã bước đầu đặt ra và thực hiện khảo sát nhằm tìm ra câu trả lời.
2. Lý thuyết áp dụng
Trong tiểu luận này chúng tôi sử dụng lý thuyết “hành động xã hội” của M.Weber và lý thuyết “lựa chọn duy lý”.
Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber
*M.Weber đã định nghĩa xã hội học là khoa học giải nghĩa hành động xã hội và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội.
*Theo Weber nghiên cứu hành động xã hội mà chỉ xem xét và phân tích những đặc điểm quan sát được từ bên ngoài thì không đủ, thậm chí là không có ý nghĩa xã hội vì nghiên cứu như vậy sẽ dẫn tới rất khó có thể hiểu và nắm bắt những hiện tượng bên trong của hành động xã hội. Do đó trong tiểu luận này chúng tôi không dừng lại ở mô tả hiện tượng chạy trường điểm mà hướng tới tìm ra nguyên nhân cốt lõi bên trong của hiện tượng này.
*Hành động xã hội được Weber định nghĩa là hành động được chủ thể gán cho 1 ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác.
M.Weber đã phân hành động xã hội ra làm 4 loại:
Hành động duy lý công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc và tính toán lựa chọn công cụ phương tiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân)
Hành động cảm tính: là hành động do các trang thái xúc cảm và tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét mối quan hệ giữa công cụ thực hiện và mục đích hành động.
Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền từ đời này qua đời khác.
Trong tiểu luận này, chạy trường điểm là hành động duy lý công cụ vì chủ thể là các phụ huynh học sinh đã lựa chọn công cụ và phương tiện như tiền bạc, công sức và vốn xã hội có được từ các mối quan hệ nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đó là con em mình được vào học tại các trường điểm.
3. Khái nệm “trường điểm”
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì: trường điểm là trường có cơ sở vật chất trường tốt, khang trang đẹp đẽ; trường có tỉ lệ tốt nghiệp cao, đào tạo nhiều học sinh giỏi và được nghe có nhiều giáo viên dạy giỏi, chăm sóc tốt, tổ chức bán trú tốt...
Xây dựng thương hiệu trong giáo dục, phải dựa vào 5 tiêu chí sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục đào tạo cho từng trường.
- Xây dựng hệ thống quản lý trong nhà trường, hiệu quả, thiết thực, chặt chẽ.
- Chọn lọc, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tâm huyết, chất lượng đồng đều.
- Xây dựng cơ sở vật chất tốt, đảm bảo điều kiện học tập, thí nghiệm.
- Quản lý học sinh tốt, phối hợp nhà trường và gia đỡnh chặt chẽ.
PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. “Lo cho con vào trường điểm, dù phải tốn kém đến mấy!”
Nhu cầu thực tế rất nhiều nhưng khả năng đáp ứng của các trường chỉ có hạn, do đó lo cho con được vào trường điểm thực sự là thử thách lớn đối với các bậc phụ huynh.Cứ đến dịp cuối hè và đầu mỗi năm học, cuộc đua và trường điểm thực sự trở nên nóng bỏng, là mối quan tâm chính yếu nhất của các gia đình có con bước vào năm học đầu cấp. Không chỉ cần nhiều tiền, cần công sức mà còn cần có các mối quan hệ thuận lợi và cần biết cách để huy động tối đa những lợi thế đó.
Tháng 7, cuộc đua khối THCS, tiểu học đến hồi kết, cũng là lúc hoạt động "chạy" trường cho các bé mầm non bắt đầu sôi động. Các trường mầm non 3 sao (trường thuộc Sở GD&ĐT, nằm ở trung tâm, trang bị hiện đại) cực kỳ hút phụ huynh, với mức giá lên tới hàng triệu đồng.
Bất chấp cái nắng hè oi bức, một tuần nay, chị Thu ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) tất bật đến các trường mầm non danh tiếng của quận Hoàn Kiếm để lo một suất học cho cô con gái 3 tuổi. Các mối quan hệ gia đỡnh, bạn bố đều được huy động tối đa."Tôi đó đến 3 trường mầm non mà bạn bè giới thiệu. Đến trường nào, người ta cũng bảo nhiều hồ sơ trái tuyến lắm rồi, xin một suất khó lắm. Tối qua, hai vợ chồng phải nhờ người quen dẫn đến tận nhà hiệu trường, xin xỏ mói, cụ giỏo mới hứa là sẽ cố gắng giỳp", chị Thu nói. Để có được lời hứa này, gia đỡnh chị Thu đó chi 3 triệu đồng. (Theo “'Chạy' trường mầm non nóng bỏng dịp hè”.Vn.express)
Thực tế là vẫn có một “mặt bằng giá cả” tuỳ theo trường. Các phụ huynh kháo với nhau rằng đắt giá nhất là một số trường thuộc quận Hoàn Kiếm-HN như Tràng An, Trần Quốc Toản, Thăng Long... Giá một suất để “chạy” vào những trường này nghe nói nhiều trăm USD. Thậm chí, có trường hợp PH “khoe” rằng họ chạy trường cho con hết gần 1000 USD!?( Theo “Mùa “chạy trường”: Bắt đầu nóng” VNNet)
"Vợ chồng tôi thay phiên nhau chực chờ gần 1 tháng ở nhà cô hiệu trưởng. Nhiều hôm tôi đi theo cô về tận nhà, nhưng khi bấm chuông gia đỡnh lại núi là cụ đi vắng. Có lẽ cảm động sự kiên trỡ ấy, cụ đó đồng ý nhận cháu vào học với giỏ 3 "vộ" (300 USD). Vất vả, tốn kém nhưng vợ chồng tôi đó được toại nguyện", chị Hoa nói. !?( Theo “Mùa “chạy trường”: Bắt đầu nóng” VNNet)
Nếu chấp nhận cho con học đúng tuyến, cha mẹ chẳng phải nhọc công gỡ, chỉ cần đăng ký tại phường là yên tâm. Tuy nhiên, đích nhắm của các phụ huynh lại là các trường có tên tuổi, với chất lượng giáo dục cao, cơ sở vật chất tốt. Nhưng hầu hết các trường này chỉ tiêu tuyển sinh lại rất hạn chế trong khi số học sinh xin vào lại rất cao, có trường tuyển sinh lớp 1 mà tỷ lệ chọi lên tới 1/4.
Có các mối quan hệ tốt và có giá trị là điều không thể thiếu để có thể đảm bảo kết quả thành công trong mỗi lần chạy trường điểm của các bậc phụ huynh. Để có thể lọt qua cánh cửa hẹp ấy, ngoài việc tự thân vận động, bậc phụ huynh thường phải tận dụng tối đa các mối quen biết để nhờ vả. Thư tay, bút phê trên những lá đơn xin học được chuyển tới tấp đến hiệu trưởng các trường trọng điểm. Ngoài quan chức đương nhiệm của Sở GD&ĐT, những người có chức vụ tại các ban, ngành trong thành phố, giáo viên lâu năm trong nghề cũng được nhiều người thân và không thân “chọn mặt gửi vàng”.
Một phụ huynh khẳng định, con họ (đang là HS lớp 1) được vào học trường T. S là nhờ “mua suất” (3 triệu đồng) của một cán bộ làm ở UBND quận. Trường H.N.A có tiếng là đầu bảng của VN, là điển hỡnh của loại trường "quan hệ" khủng khiếp này. Có người bảo phần lớn các suất đều được dành cả cho Sở, bản thân trường và giáo viên chỉ được một tỷ lệ phần trăm nhỏ có tính chất "chấm mút" thôi. Đó là lý do vỡ sao cỏc vị phụ huynh cả nước năm nào cũng kêu, nhưng cơ quan chức năng thỡ im thin thớt.
Tại trường THCS T.V Hà Nội, có 3 tiêu chuẩn để được xét duyệt trái tuyến thỡ tiờu chuẩn hàng đầu được nói thẳng ra đến mức không thể tin được là “tiêu chuẩn quan hệ”. Hai tiêu chuẩn sau được gọi là có, nhưng lại được giải thích trắng ra là nếu không có tiêu chuẩn đầu thỡ hai tiờu chuẩn sau chẳng giải quyết được cái gỡ. (theo bức thư của Nguyễn Hoa Phương gửi xahoi@vnexpress.net)
Có những bậc phụ huynh có con vài năm nữa mới vào lớp dầu cấp song cũng đã lo lắng “chạy” khắp nơi để “đặt chỗ trước”
Ra Giêng, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 đôn đáo lo "chạy trường". Hiệu trưởng một trường phổ thông cho biết, có PH con mới 2 – 3 tuổi, đó đánh tiếng “dành cho em một suất”...
Chị H. có cậu con trai đầu lũng sinh năm 1999, tháng 9 tới, cháu mới bắt đầu vào học lớp 1. Học trường nào thỡ “hạ hồi phõn giải” vỡ mẹ chỏu đang phải “chạy”. Công cuộc “chạy” của chị H. được khởi động từ hè năm ngoái – nghĩa là khi chưa bắt đầu thời gian chính thức tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2004 – 2005.( Theo: “Mùa “chạy trường”: Bắt đầu nóng”VietNamNet)
Lo lắng như thế nhưng theo một vài phụ huynh có kinh nghiệm, việc chạy trường không hề đơn giản dù đó quen biết, vỡ cỏc chỗ đều được đặt trước cả năm trời. Thậm chí, không biết "chạy" đúng đường thỡ bao nhiờu tiền cũng đổ sông đổ biển. "Giá" vào trường tùy theo chất lượng và tiếng tăm, thường là 5-10 triệu đồng một suất, có trường hợp phải mất 15 triệu để con vào lớp 1.
Vất vả trong chuyện chạy xin học trường điểm đối với các bậc phụ huynh không chỉ dừng lại ở chuyện phải có tiền, phải có các mối quan hệ “thân sơ”mà trong 1 số trường hợp còn thêm những vất vả của chuyện học trái tuyến.
Anh M. nhà ở bờn quận 8, làm việc tại một cụng ty ở quận 1 có con năm nay vào lớp 1, cho biết: “Tôi không dám xin cho cháu học ở trường điểm, chỉ mong xin qua bên kia cầu Chà Và để học, tiện đường đưa đón nhưng cũng không biết làm sao”. “Bên kia” cầu Chà Và, tức là quận 5 với vài trường tiểu học cũng thuộc loại có tiếng, nhưng chuyện xin vào cũng không dễ vỡ… trỏi tuyến. Giải quyết “cửa ải trỏi tuyến” này, cú phụ huynh thường trú ở Tân Bỡnh, đó tớnh chuyện mua căn nhà nhỏ gần một trường điểm ở quận 1 để xin con học cho… đúng tuyến. Một hiệu trưởng trường điểm ở quận 3 cũng cho biết, có năm chỉ một tháng gần nhập học có hơn mươi trường hợp vừa nhập khẩu cho đúng tuyến và sau khi được vào học lại dời hộ khẩu về… “nguyên quán”. (Theo “Cuộc 'chạy đua' vào trường điểm”(Vn. express))
Qua những phân tích trên có thể thấy, lo cho con vào học trường điểm thực sự là 1 cửa ải khó khăn mà các bậc phụ huynh phải vượt qua và không có gì chắc chắn ở tỉ lệ thành công trong cuộc chạy đua đó bởi “cầu” thì nhiều mà “cung” thì có hạn! Dẫu vậy với suy nghĩ tất cả vì tương lai con cái mình, đa số các bậc phụ huynh đều chấp nhận thử thách, sử dụng hết mọi khả năng có thể có.
Và đối tượng phải chịu sức ép từ những cuộc chạy đua quyết liệt đó không chỉ là các bậc phụ huynh mà còn với cả các trường học, các giáo viên.
1.2. Những tập hồ sơ “chất núi!”
Trường Bỡnh Minh được Sở Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển vào 3 lớp 1, tương đương với số lượng 120 học sinh. Nhưng số lượng đơn xin vào học cao gấp 4-5 lần, nên từ đầu tháng 5, nhà trường đó phải khoỏ sổ. (Theo “Quyết liệt các cuộc chạy đua vào trường điểm”.VNNet.)
Thực hiện chỉ tiờu tuyển sinh có những trường đã thực hiện tuyển hết số lượng học sinh đúng tuyến, sau đó mới giải quyết các trường hợp trái tuyến. Nhưng rồi lại xuất hiện “vấn đề” : vỡ số lượng tuyển vào chỉ có hạn, trong khi đó số lượng đơn xin cho con vào học của các phụ huynh nhiều gấp 3-4 lần, mà phần lớn đều là những đối tượng có công đóng góp đối với các phong trào dạy tốt, học tốt của nhà trường.
Khụng riờng gỡ cỏc trường tiểu học bị quá tải đơn xin vào học, mà tại các trường THCS, số HS xin vào cũng đông không kém. Ông Đinh Văn Bỡnh - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Chu Văn An năm học 2004-2005 là 10 lớp 6. Nếu tính trung bỡnh mỗi lớp khoảng 45-48 học sinh, thỡ số lượng HS được tuyển vào của trường khoảng 450 em. Tính đến ngày 20/7/2004, nhà trường đó tuyển được 260 HS đúng tuyến, 25 HS học lớp tiếng Pháp, 5 trường hợp con thương binh quận Tây Hồ trái tuyến, 1 chắt của một bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3 trường hợp con của bộ đội đang công tác tại Điện Biên và quần đảo Trường Sa... thỡ số lượng HS đầu vào đó hơn 300 em. . (Theo “Quyết liệt các cuộc chạy đua vào trường điểm”.VNNet.)
Cô Trần Thị Thảo, Hiệu trưởng trường tiểu học Bỡnh Minh (quận Hoàn Kiếm), tõm sự, những ngày này bà không dám nghe điện thoại nếu cuộc gọi từ số máy lạ. Năm nay, trường tiểu học Bỡnh Minh chỉ được tuyển 120 học sinh lớp 1 nhưng đến nay lượng hồ sơ xin học đó lờn đến gần 300. (Theo “Cuộc đua "nước rút" vào trường điểm”. VNNet)
Mỗi năm vào khoảng tháng 6, tháng 7, những cảnh chờ chực xin cho con vào trường điểm là cảnh tượng dễ bắt gặp:
Ngày 20-6, Trường Mầm non Bé Ngoan, quận 1, dán thông báo tuyển 30 cháu/mỗi lứa tuổi, không tuyển cháu 4 tuổi vỡ đó quỏ đông. Nhiều phụ huynh đến trước đó nhưng... đó hết chỗ!
5 giờ 30 ngày 3-7, nhiều phụ huynh đó cú mặt để nộp đơn xin cho con vào Trường Mầm non trọng điểm Gũ Vấp. Nhà trường phải mời công an đến ổn định trật tự. Mới 6 giờ, trường tuyên bố... đủ hồ sơ. Không ít phụ huynh đó thất vọng ra về.
Từ ngày 1 đến 5-7, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, quận 1, đó nhận gần 2.000 hồ sơ xin vào lớp 1 chương trỡnh tăng cường tiếng Anh, trong khi chỉ tiêu của trường là 120 học sinh.
Sáng 14-7, ngày đầu tiên nhận hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận 4, rất đông phụ huynh chờ trước cổng từ 5 giờ sáng, đến 7 giờ 30 trường mới chính thức nhận hồ sơ và quang cảnh hỗnloạn đó diễn ra sau đó. Trường này chỉ nhận 135 học sinh lớp 1.
(Theo: “Tìm giải pháp chấm dứt chạy trường điểm” VNExpress)
Như vậy là xuất phát từ nhu cầu của các bậc phụ huynh và cơ chế tuyển sinh, vào đầu mỗi năm học, người ta lại được chứng kiến cảnh phụ huynh chèn nhau vào nộp hồ sơ xét tuyển ở các trường điểm và số lượng hồ sơ vì thế nhiều gấp chục lần so với chỉ tiêu của các trường.
Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng phụ huynh dù vất vả và tốn kém vẫn tìm mọi cách lo cho con mình vào trường điểm và các trường “có tiếng” trên địa bàn các thành phố, thị xã hàng năm vào đầu năm học vẫn phải tiếp nhận và xử lý số lượng hồ sơ đăng kí xét tuyển quá tải???
2. Nguyên nhân
2.1. Cơ chế xét tuyển
Hiện nay trong cơ chế xét tuyển vào các lớp đầu cấp còn chưa có sự thống nhất và còn nhiều “kẽ hở”. Và hiện tượng chạy trường điểm đã nảy sinh từ chính những “kẽ hở” đó.
Phải nói rằng việc xây dựng các trường điểm là 1 chủ trương tốt của ngành giáo dục cả nước và các địa phương với mục đích muốn tạo ra những "trường chuyên, lớp chọn", hoặc trường điểm... để tạo cơ hội sàng lọc và phát triển những học sinh có năng khiếu chuyên biệt. Nhưng một khi các trường thương hiệu tốt không đủ chỗ cho tất cả những ai muốn vào thỡ cỏi xấu sẽ nảy sinh ở chỗ: sẽ cú những tiờu cực trong việc "tỡm" này.
Cái khó trong tuyển sinh lớp 1 là các trường không biết dựa vào tiêu chí nào để xét tuyển khi mà Luật GD quy định mọi trẻ em 6 tuổi đều được quyền đến trường. Tiêu chí ưu tiên hàng đầu của các trường là HS “đúng tuyến”. Số chỉ tiêu cũn lại dành để tuyển HS “trái tuyến”. Tuy nhiên, một số trường có tiếng là “điểm” lại bị sức ép căng thẳng giữa cung – cầu diện “trái tuyến”. Với những trường này, tiêu chí để tuyển sinh trái tuyến là mối quan hệ. Người không có mối quan hệ thỡ “chạy” để có mối quan hệ.
Như vậy chính cơ chế tuyển học sinh đúng tuyến và trái tuyến là kẽ hở làm nảy sinh các tiêu cực. Sau khi đó tuyển xong học sinh đúng tuyến, những trường cũn chỉ tiờu được phép tuyển học sinh trái tuyến. Theo lệ các trường, mỗi giáo viên sẽ có vài suất trái tuyến dành cho người thân. Các suất cũn lại do lónh đạo nhà trường quyết định. Một số trường do lượng hồ sơ xin học trái tuyến quá lớn, dẫn tới tiờu cực. Bên cạnh đó có 1 thực tế đang diễn ra, đó là đang có sự chênh lệnh chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất giữa các trường trong thành phố. Điều này càng khiến cho tiêu cực dễ phát triển.
2.2. Thực tế tâm lý của trường
Có một thực tế là các trường cũng rất thích nhận học sinh trái tuyến từ những gia đỡnh quyền thế hoặc cú điều kiện kinh tế. Ngoài khoản lệ phí "chạy" trường, phụ huynh những em này rất "quan tâm" đến các thày, cô giáo và thường hào phóng đóng góp tiền ủng hộ nhà trường. Họ cũng rất tích cực cho con em đi học thêm. (Theo VNExpress)
2.3. Tâm lý của các bậc phụ huynh
Hiện nay báo chí nói nhiều đến “nạn chạy trường”. Tuy nhiờn, khụng nờn nhỡn nhận chữ "nạn" ở đây hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực, vỡ tõm lý chung của những người làm bố làm mẹ, ai cũng mong muốn con em mỡnh được vào các trường có chất lượng giáo dục, có điều kiện bán trú tốt là hoàn toàn chính đáng. Nhỡn nhận một cỏch cụng bằng, lựa chọn trường nào để học cho con em mỡnh là nhu cầu chớnh đáng của phụ huynh học sinh. Đầu tư cho giáo dục ở mỗi gia đỡnh luụn là đầu tư cao nhất và đó là sự đầu tư tích cực cho tương lai. Anh N.N.K (P. Phúc Đồng, Q. Long Biên) nói: “Tôi muốn con tôi được học ở nơi tốt nhất mà tôi có thể lo được”. Không chỉ là nhu cầu cần được chọn trường tốt mà các PH sống ở HN cũn cú một nhu cầu khác: sắp xếp việc học của con thuận lợi với hoàn cảnh gia đỡnh. Cú nhiều PH muốn xin cho con học ở trường gần nơi mỡnh cụng tỏc - đương nhiên là trái tuyến. Hơn nữa, việc người sống một nơi – hộ khẩu một nơi là hiện tượng khá phổ biến đối với các hộ dân trên địa bàn Thủ đô. Đây cũng là một “kênh” góp phần quá tải nhu cầu học trái tuyến. (Theo “Mùa “chạy trường”: Bắt đầu nóng” VietNamNet)
Điều cần lưu ý là bờn cạnh việc lo lắng sự học cho con, chỏu, cỏc phụ huynh bước vào cuộc đua “chạy trường điểm” mà không thể hỡnh dung hết rằng điều này đang ngày càng “biến tướng” và trở thành một căn bệnh món tớnh nơi chốn học đường.
Chạy trường giờ không cũn là nhu cầu bức thiết để có trường cho con học mà giống như một cái “mốt”. Thấy con người ta chạy mỡnh cũng chạy. Bởi vậy mà cái sự hơn kém nhau bây giờ không phải là cái alô hay chiếc Dylan, @ (vốn đẫm mùi vật chất), mà là: "Con ông học trường nào, cũn con tui học trường điểm".(Theo “Ghi - nét chạy trường”)
Không ít phụ huynh muốn cho con vào các trường có tiếng để... giải quyết khâu oai với bạn bè, họ hàng, và để minh chứng: các ông bố bà mẹ đó có "máu mặt"! Và chính những cuộc "chạy đua không cân sức" của các bậc phụ phuynh mà giá vào các trường điểm ở Hà Nội hiện nay đó được tính bằng tiền đô và cũn tiếp tục "leo thang" sau mỗi năm học!!!Nhiều phụ huynh coi việc cho con học trường điểm như là cách thể hiện sự giàu có bởi các phụ huynh không thể "dửng dừng dưng" với chuyện con mỡnh cú thể học ở những trường "thường thường bậc trung" khi mà họ không thiếu tiền (có khi khụng thiếu quyền?!) và con mỡnh khụng đến nỗi "kém". Tại một số trường mầm non khu phố cổ, chiều chiều, các loại xe @, Dylan xếp hàng dài. Người dân trên phố Thợ Nhuộm, cũng đó quỏ quen với cảnh những chiếc ụtụ đời mới đưa đón các quý tử .(Theo “ ‘Chạy' trường mầm non nóng bỏng dịp hè”(vn express))
Rõ ràng chỉ vì lí do muốn thể hiện mình mà cố sức đua tranh chạy trường điểm là hiện tượng tâm lý rất tiêu cực hiện đang tồn tại ở nhiều phụ huynh, hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở mức sẽ gây ra những tiêu cực từ việc sử dụng tiền và các mối quan hệ vào việc chạy chọt mà nguy hiểm hơn nó còn có thể để lại trong chính con cái của những bậc phụ huynh đó tâm lý trông chờ, thụ động, ỷ lại vốn thường thấy ở những cô cậu con nhà giàu.
Cũng có những bậc phụ huynh chỉ chăm chăm lo cho con mình vào trường điểm chứ không mấy để ý đến sức học của con mỡnh. Cỏc Sở GD&ĐT quy định rừ học hố nhằm củng cố kiến thức, khắc phục tỡnh trạng mất căn bản, chuẩn bị năm học mới chứ không phải để giữ chỗ vào trường. Song, những đứa trẻ thường phải học trước ít là vài tháng, nhiều là cả năm để... cha mẹ yên tâm. Không ít trường hợp, gia đỡnh tốn tiền vất vả lo cho con vào trường chuyên nhưng học sinh đó lại không theo kịp, sức học đuối dần, rồi lại phải chuyển trường khác. ( Theo “Cuộc 'chạy đua' vào trường điểm”(Vn. express)
Đa số các bậc phụ huynh khi có con bước vào những năm học đầu cấp đều rất quan tâm thu thập thông tin về các trường vốn có tiếng về chất lượng giảng dạy và học tập. Và rất nhiều phụ huynh ghi nhận thông tin một cách bị động, chỉ chăm chú nghe theo mà không quan tâm đến cái thực chất bên trong, họ chỉ "nghe nói" trường này, trường kia dạy tốt nên cố mà chạy cho con, chứ hoàn toàn "mù mờ" về chất lượng dạy và học thực của trường đó! Từ nhiều năm nay, dư luận xó hội hết sức bức xỳc về vấn đề chạy trường điểm vào đầu mỗi năm học trong khi như thế nào là một trường điểm, một trường có chất lượng thỡ lại là những khỏi niệm mơ hồ đối với nhiều bậc phụ huynh. Tiêu chí đầu tiên và có thể cũng là duy nhất để đánh giá một trường chất lượng theo cách nghĩ của phần lớn cha mẹ học sinh, là nhỡn vào tỷ lệ học sinh trường đó lên lớp 10 hay thi được vào đại học càng cao thỡ cú nghĩa trường đó "tốt".
Họ chỉ nghe thụng tin từ bạn bố, từ những phụ huynh khỏc..., thấy trường nào đông người "chạy" thỡ mỡnh cũng cố "chạy". Điều này đó dẫn đến tỡnh trạng trong khi một số trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu, thỡ một số trường khác số lượng đơn xin vào chất cao như núi.
Anh Hoàng Long Ch. (ngừ 165, Thỏi Hà) đang có ý định "chạy" cho con vào Trường T.A đó khụng ngần ngại bộc bạch: "Biết là vào trường này khó khăn vô cùng, nhưng vợ chồng tôi sẽ cố lo bằng được, tốn kém bao nhiêu không thành vấn đề, miễn là cháu được học trường tốt". Khi được hỏi: "Từ đâu mà anh biết trường này tốt", anh trả lời không cần suy nghĩ: "Nghe nhiều người bảo thế!" (?). Hầu như tất cả phụ huynh đều cho rằng: Vào những trường tốt, đương nhiên con họ sẽ học tốt mà không cần biết học lực của con mỡnh như thế nào.
Một quan chức của Sở Giỏo dục và Đào tạo Hà Nội đã cho biết: Một số trường có chất lượng giảng dạy văn hoá hết sức bỡnh thường, nhưng do đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm thư viện, tổ chức các buổi học thêm về đàn organ, vừ thuật, mỳa, hỏt... nờn đánh trúng tâm lý của các bậc phụ huynh là mong muốn cho con mỡnh phỏt triển hoàn hảo nhiều mặt. Chớnh vỡ vậy mà cỏc trường này lập tức có bề nổi, hàng năm lượng đơn xin học trái tuyến dồn về ồ ạt, gạt đi không hết. (Theo: “ ‘Chạy đua’ vào trường "điểm"”. Vn Net)
Và chính các em học sinh sẽ là những đối tượng trực tiếp chịu hậu quả nếu như sự lựa chọn đó của cha mẹ các em là sai lầm và sai lầm đó nảy sinh từ tâm lý nóng vội và chỉ biết tiếp thu thông tin thụ động và 1 chiều.
3. Tác động của hiện tượng “chạy trường điểm”
Cũng không có gì là xấu khi các bậc phụ huynh cố gắng tìm cho con em mình trường tốt, thầy tốt. Tuy nhiên, hiện tượng "chạy trường điểm" như hiện nay thì đã tác động rất lớn đến hệ thống giáo dục, đến giáo viên, đến các bậc phụ huynh và đến cả con em họ.
3.1. Nạn "chạy trường điểm" tràn lan phá vỡ sự công bằng, dân chủ trong giáo dục
Sẽ càng xấu hơn khi chủ trương tốt của ngành giáo dục cả nước và các địa phương là muốn tạo ra những "trường chuyên, lớp chọn", hoặc trường điểm... để tạo cơ hội sàng lọc và phát triển những học sinh "gà nũi" sẽ lại là mảnh đất tốt nhất cho tiêu cực nảy sinh.Tuy muốn con em được học trường tốt là nhu cầu chính đáng của cha mẹ học sinh, nhưng dường như đây chỉ là cuộc chơi của những gia đình có điều kiện mà thôi. Đầu tư cho giáo dục ở mỗi gia đỡnh luụn là đầu tư cao nhất và đó là sự đầu tư tích cực cho tương lai. Có lẽ vỡ thế, cỏc bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ mọi chi phớ cốt sao con mỡnh được học hành tốt nhất (theo quan điểm của họ) từ đó tạo thành một thói quen: chạy trường. Điều cần lưu ý là bên cạnh việc lo lắng sự học cho con, cháu, các phụ huynh bước vào cuộc đua “chạy trường điểm” mà không thể hỡnh dung hết rằng điều này đang ngày càng “biến tướng” và trở thành một căn bệnh món tớnh nơi chốn học đường.
Thông thường, việc "chạy trường điểm" diễn ra nhiều nhất ở cấp tiểu học (vào lớp 1) và cấp THCS (vào lớp 6). Mặc dù vậy, để vào những trường mầm non tốt, các bậc phụ huynh cũng cần tới vài triệu đồng.
Còn để vào được lớp 1 của trường điểm, các bậc phụ huynh sẽ phải mất vài trăm đô, thậm chí có người mất cả nghìn đô. Riêng với khối THCS thường cao hơn bậc tiểu học 2-3 "vé". Lý do là nếu học trường THCS có chất lượng cao thì con em sau này dễ trúng tuyển vào các trường THPT danh tiếng, cơ hội vào đại học sẽ nhiều hơn.
Cùng với tiền, để vào các trường điểm, cha mẹ học sinh phải có các mối quan hệ tốt. Người ta thường nói với nhau rằng, để tham gia cuộc đua maratông chạy trường, các "vận động viên phụ huynh" không thể thiếu bảo bối cực kỳ quan trọng: "thư tay" (lớ ngớ không quen làm sao tiếp cận được hiệu trưởng). Trường cỡ nào thì "thư" có giá trị tương ứng cỡ đó. Có những PH tỏ ra sẵn sàng “chi” rất nhiều tiền nhưng lại không tỡm được “dây” (mối quan hệ). Vỡ thế, “mối quan hệ” để vào một số trường càng trở nên đắt giá, thậm chí thành... vô giá!
Như vậy có điều kiện về kinh tế và có các mối quan hệ xã hội rộng là những điều kiện tiên quyết đối với các bậc phụ huynh trong việc lo cho con cái được vào học tại các trường điểm. Nhưng trong thực tế xã hội, đâu phải gia đình nào cũng có đầy đủ các điều kiện như thế? Cuộc chiến "vào trường điểm" phải chăng chỉ thích hợp với các gia đình có điều kiện mà thôi? Và ở 1 mức độ nào đó, phải chăng hiện tượng chạy trường điểm là 1 minh chứng cho hiện tượng sự chênh lệch trong mức sống sẽ là nhân tố tác động và gây ra sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội.
3.2. Một thực tế có thể thấy là hiện tượng "chạy trường điểm" vô hình chung đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Bởi lẽ, nó là sức ép với các trường, gây phá vỡ qui mô các lớp học. Bình thường theo qui định của Bộ Giáo dục số học sinh trong một lớp ở cấp 1 là 35 em, số học sinh trong một lớp ở cấp 2 là 45 em. Nhưng hiện nay ở nhiều trường điểm, số lượng học sinh trong một lớp đã vượt quá con số này 10-15 em. Như vậy, giáo viên sẽ không có điều kiện quan tâm, dạy dỗ các em như bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.
3.3. Hiện tượng này cũng đã ảnh hưởng đến các em học sinh
Thật buồn cười là người lớn nhiều lúc ao ước "bao giờ cho đến ngày xưa", không phải lo nghĩ gì, đi học về là đi chơi. Vậy mà cũng chính người lớn lại "cướp" đi những ngày tháng vui vẻ của con em mình, gò ép chúng học. Một thực tế đang diễn ra hiện nay là ở tất cả các cấp học, sức ép học hành, thi cử đang đè nặng lên đôi vai không chỉ của học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh. ở mọi cấp học, học sinh và cả phụ huynh đều chuẩn bị bước vào một “mùa thi” nóng bỏng, căng thẳng. ở bậc tiểu học là cuộc... “thi chạy” vào trường điểm. Tiếp đó, các em học sinh THCS sẽ phải cạnh tranh để được học ở các trường cấp III danh tiếng... và cuối cùng là cuộc “vượt vũ môn” đầy cam go, vất vả của các sĩ tử để vào được trường Đại học, với tỷ lệ “chọi” đôi khi lên 1/100, 1/120... Có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh liên quan đến học đường như cận thị, vẹo cột sống... tăng cao. Nguyên nhân chính của tỡnh trạng này là cỏc em phải học hành quỏ nhiều. Ngày nào đến lớp cũng phải đeo trên lưng một đống sách vở nặng trĩu. Nhiều “trường điểm” vỡ chạy theo thành tớch mà đề ra những quy định khắt khe, bắt học sinh học thêm quá sức. Ngoài việc học chính khóa ở trường, các em cũn phải “nhồi nhột” rất nhiều kiến thức vi tớnh, ngoại ngữ, nhạc họa... thời gian nghỉ ngơi thường cũng chỉ ở dạng “chơi mà học”... những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bỡnh thường của trẻ.
Một chuyên gia trong ngành giáo dục phải thốt lên: "Nếu cha mẹ chỉ để tâm đến kết quả mà không biết trong trường đó có những hoạt động gỡ thỡ nhà trường đó không khác gỡ "mỏy xay". Nếu cỏc trường chỉ quan tâm dạy chữ thôi sẽ cho ra xó hội rặt một loạt "gà cụng nghiệp". Kiến thức quan trọng, nhưng dạy cho học sinh làm người cũn quan trọng hơn".
Hiện tượng “chạy trường điểm” làm các em vất vả khi phải đi học xa, trái tuyến. Nhiều phụ huynh nhà ở gần trường học nhưng lại cố cho con theo học tại một trường khác có tiếng là “trường điểm” với cơ sở vật chất tốt, có phong trào dạy tốt, học tốt… và rồi sau đó mỗi ngày phải chấp nhận sự vất vả cho chính mình và con em mình khi phải vượt một quãng đường xa để tới trường.
Về ảnh hưởng của hiện tượng "chạy trường điểm" với học sinh, một giáo viên kỳ cựu đã khuyến cáo: "Đừng vì quá kỳ vọng vào con mà các bậc phụ huynh làm khổ chính con em mình, cố chạy vào trường điểm, trường chất lượng cao mà không căn cứ vào lực học của con. Hãy để cho trẻ được học tập, vui chơi trong một môi trường tự nhiên, bình thường nhất. Thực tế đã cho thấy, kết quả của những học sinh có học lực trung bình ngày càng giảm sút khi phải học quá sức mà vẫn không thể theo kịp các bạn khác".
Đặc biệt nghiêm trọng là rất có thể hiện tượng này để lại những tác động đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Theo ý kiến của một bạn đọc trên diễn đàn edu.net.on, khi nói đến mối liên quan giữa hiện tượng chạy trường điểm khi còn nhỏ và hiện tượng đi chùa thầy khi là sinh viên…: "Lúc nhỏ, là học sinh thì được bố mẹ chạy cho vào trường điểm, lên đại học là sinh viên thì tự mình "đi chùa thầy", lớn lên nữa thì hối lộ cấp trên để thăng quan tiến chức, để nhận được hợp đồng". Và rồi sau tất cả những chuyện đó, người ta luôn tặc lưỡi rằng "xã hội bây giờ là thế, ai mà chả vậy".
Việc được vào trường điểm, ỏp lực của cha mẹ đối với cỏc con khiến cho cỏc em khụng chỉ phải học tập quỏ sức mà cũn khiến cỏc em rơi vào tỡnh trạng lo lắng, sợ hói, chỏn nản, mệt mỏi. Sức ộp để vào trường điểm khụng chỉ là quỏ sức đối với cha mẹ mà chớnh cỏc em cũng cảm thấy nặng nề. Và hậu quả sẽ thật khó lường khi sức ép tâm lý ấy trở nên quá mức chịu đựng đối với những đứa trẻ đang trong tuổi lớn. Một vớ dụ hết sức điển hỡnh và cũng đau lũng trước sức ộp nặng nề của trường điểm lờn cỏc em đú là một bé gái người Trung Quốc đó phải tự vẫn vỡ khụng cú điểm đủ cao để đựơc vào trường điểm.
Trương Thêu Thêu, một nữ sinh 13 tuổi ở khu tự trị Ninh Hạ Hồi, tây bắc Trung Quốc đó uống thuốc trừ sõu tự vẫn hụm 10/7 vừa qua do không đủ điểm vào trường học mà em đó chọn.
Cha của Trương trở về nhà sau giờ làm và phát hiện con gái chỉ cũn là xỏc khụng hồn trờn ghế sofa. Nữ sinh này đó uống hết một chai thuốc trừ sõu.
Trong bức thư vĩnh biệt, Trương Thêu Thêu viết: ''Cha, mẹ thõn yờu! con rất buồn vỡ khụng thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi vừa qua và không thể vào trường học đó nếu gia đỡnh khụng cú nhiều tiền. Con biết, cha mẹ khụng cú nhiều tiền như vậy. Lựa chọn cuối cùng của con là chấm dứt cuộc sống và tiết kiệm tiền cho cha mẹ''.
Một giáo viên (đề nghị giấu tên) thuộc trường tiểu học mà em Trương Thêu Thêu học nói: ''Trương là nạn nhân của hệ thống giáo dục hiện nay. Nó ép buộc học sinh và cha mẹ chúng phải nỗ lực vào được trường chuyên lớp chọn. Các bậc phụ huynh và học sinh phải tham gia vào một cạnh tranh khắc nghiệt để giành được một vị trí trong các trường điểm''.
Rõ ràng, đây là một hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khoẻ và cả quá trình học tập của các em học sinh.
3.4. Những tác động khác
Cuộc đua chạy vào trường điểm vào đầu mỗi năm học không chỉ tác động tới phụ huynh, tới học sinh mà còn tạo sức ép đối với giáo viên và những người làm công tác quản lý của trường điểm đó. Phụ huynh thỡ tốn kộm, mệt mỏi và ngay cả thầy cụ cũng hết sức khú xử, phiền hà. Một cô giáo đang là giáo viên trường tiểu học T.L than thở: “Bạn bè, họ hàng đều nhờ mỡnh xin cho con cỏi họ vào học. Nhận thỡ khụng được, mà từ chối thỡ mất lũng nhau (...) Cụ hiệu trưởng của mỡnh mới thật sự khổ, suốt ngày lo nơm nớp, không dám nghe điện thoại số lạ, đi làm về là đóng cửa kín mít, chẳng dám tiếp khách nữa”.
Thư tay, bút phê trên những lá đơn xin học được chuyển tới tấp đến hiệu trưởng các trường trọng điểm. Ngoài quan chức đương nhiệm của Sở GD&ĐT, những người có chức vụ tại các ban, ngành trong thành phố, giáo viên lâu năm trong nghề cũng được nhiều người thân và không thân “chọn mặt gửi vàng”.
Một giáo viên cho biết, chưa hết tháng 5 mà trong tay chị có gần chục hồ sơ xin học của người quen. Tuy nhiên, mỗi giáo viên chỉ được xin tối đa 1 suất nên không ít người phải dùng đến bài "ở ẩn" để thoát khỏi những lời "gửi gắm".
3.5. Hậu quả
Và một khi hiện tượng chạy trường điểm đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng quyết liệt như thế thì tránh sao được hiện tượng suy giảm đạo đức trong môi trường giáo dục phổ thông. Nhiều người đã và đang tự đặt ra câu hỏi: nhà trường Việt Nam vô hỡnh chung có phải là nơi "nuôi dưỡng" và "đào tạo" cho những hành động "chạy chọt"? Việc nhận tiền của cha mẹ học sinh có phải là hành vi "nhận hối lộ" và việc "chạy" của cha mẹ học sinh có phải là hành vi "đưa hối lộ" ?./.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi gia đình đang ngày càng được nâng cao, rõ nhất là các gia đình ở thành phố, thị xã. Chính vì vậy các bậc phụ huynh càng có điều kiện để chăm lo cho con cai họ và học tập là một trong những vấn đề được quan tâm và được các gia đình đầu tư nhiều nhất. Cũng sẽ khụng cú gỡ là xấu khi chỳng ta cố gắng tỡm cho con mỡnh trường tốt, thầy tốt. Một khi các trường thương hiệu tốt không đủ chỗ cho tất cả những ai muốn vào thỡ cỏi xấu sẽ nảy sinh ở chỗ: sẽ cú những tiờu cực trong việc "tỡm" này. Và cuộc đua “chạy trường điểm” đã nảy sinh, đã và đang diễn ra quyết liệt vào đầu mỗi năm học, nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.
-Bên cạnh nguyên nhân cơ chế tuyển sinh còn nhiều hạn chế, những tiêu cực nảy sinh từ chính các “trường điểm”, nhận thức và tâm lý của các bậc phụ huynh là nhân tố cơ bản đã thúc đẩy và tăng sức ép, làm cho hiện tượng chạy trường điểm ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng. Mong muốn cho con cái vào học những trường có tiếng đã khiến các vị phụ huynh không ngại ngần bỏ ra công sức, tiền của, thời gian và tận dụng tối đa các mối quan hệ.
-Sức ép “trường điểm” đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến phụ huynh, học sinh và chính các giáo viên.
-“Cuộc đua chạy trường điểm” không chỉ gây sức ép tâm lý lên đời sống xã hội mà còn là nhân tố tác động và làm suy giảm các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong giáo dục, là môi trường cho các tiêu cực nảy sinh.
2. Khuyến nghị
* Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
- Cần tạo ra chất lượng giáo dục đồng đều giữa các địa bàn, đảm bảo các điều kiện học tập và đầu tư cơ sở vật chất đồng đều giữa các trường. Phải giữ nghiêm pháp lệnh: Học sinh ở đâu về đó học, giảm số học sinh trỏi tuyến, khống chế số HS trỏi tuyến (tất nhiên, có một số rất nhỏ học sinh do hoàn cảnh gia đỡnh quỏ đặc biệt, cũng phải xem xét chuyển trường cho các em). Và các cựu trường điểm buộc phải nhận tất cả học sinh trên địa bàn. Như vậy, chúng ta sẽ san sẻ được học sinh giỏi về tất cả các trường, lúc đó phụ huynh học sinh mới yên tâm đưa con về học tại địa phương.
- Cần có các biện pháp thông tin tư vấn để các phụ huynh và học sinh có những đánh giá đúng và những lựa chọn trường học phù hợp.
- Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh những hiện tượng chạy và nhận hối lộ trong giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần dân chủ và tránh hiện tượng bất bình đẳng trong giáo dục.
* Đối với các trường học: Cần thực hiện đúng những quy định của Bộ giáo dục, xử lý nghiêm khắc các giáo viên cố ý làm trái các quy định chung.
* Điều tiên quyết là chính các phụ huynh phải tự loại bỏ tâm lý phải cho con cái vào học các trường điểm, các trường có tiếng thì mới yên tâm, phải lo “chạy trường điểm” cho con em mình. Đừng vì quá tin tưởng vào chất lượng đào tạo và học tập của những ngôi trường đó, vì có điều kiện kinh tế và có các mối quan hệ rộng mà vô tình tạo nên sức ép tâm lý cho chính mình, cho con cái mình và cho xã hội./.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (41).doc