MỤC LỤC
1. Khái niệm về người khuyết tật 0
2. Phân loại người khuyết tật 0
3. Một số đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của người khuyết tật 2
5. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người khuyết tật về mặt xã hội 4
6. Góc độ bảo vệ người khuyết tật về mặt y tế, xã hội 5
7. Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến người khuyết tật 6
8. Công tác xã hội đối với thương binh 6
9. Tăng cường thực hiện chính sách về việc làm cho người khuyết tật 7
10. Thực trạng việc chăm sóc, chữa trị cho người khuyết tật vận động 12
11. Điển hình tiên tiến: một thương binh vì người nghèo và trẻ em khuyết tật 15
1. Khái niệm về người khuyết tật
Khái niệm chung
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về người khuyết tật được đưa ra nhưng chung nhất là “người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong việc thực hiện chức năng so với những cá nhân bình thường khác”.
Việc sử dụng khái niệm “khuyết tật, tàn tật hay tật nguyền” ở Việt Nam vẫn chưa được thống nhất giữa các nhà chuyên môn. Ở đây chúng ta tạm thời dùng từ “khuyết tật” có nên chăng ta thay đổi cách gọi để mọi người nhìn nhận theo khía cạnh tích cực của nhóm đối tượng này.
Ví dụ: Ở một số nơi lại sử dụng nhóm từ “những người có nhu cầu đặc biệt”.
Khái niệm người khuyết tật trong Công tác xã hội
Người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các di chứng hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ.
2. Phân loại người khuyết tật
Dựa vào các căn cứ khác nhau, người khuyết tật được chia làm một số nhóm:
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề công tác xã hội với người khuyết tật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề công tác xã hội với người khuyết tật
1. Khái niệm về người khuyết tật
Khái niệm chung
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về người khuyết tật được đưa ra nhưng chung nhất là “người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong việc thực hiện chức năng so với những cá nhân bình thường khác”.
Việc sử dụng khái niệm “khuyết tật, tàn tật hay tật nguyền” ở Việt Nam vẫn chưa được thống nhất giữa các nhà chuyên môn. Ở đây chúng ta tạm thời dùng từ “khuyết tật” có nên chăng ta thay đổi cách gọi để mọi người nhìn nhận theo khía cạnh tích cực của nhóm đối tượng này.
Ví dụ: Ở một số nơi lại sử dụng nhóm từ “những người có nhu cầu đặc biệt”.
Khái niệm người khuyết tật trong Công tác xã hội
Người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các di chứng hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ.
2. Phân loại người khuyết tật
Dựa vào các căn cứ khác nhau, người khuyết tật được chia làm một số nhóm:
1. Về độ tuổi.
Có trẻ em khuyết tật (1 tháng tuổi - 18 tuổi)
Người lớn khuyết tật (18 tuổi trở lên).
2. Về nguồn gốc khuyết tật.
- Khuyết tật từ nhỏ, ngay từ khi sinh ra đã bị khuyết tật về một phần, chức năng nào đó của cơ thể.
- Khuyết tật do chiến tranh (thương binh): là người bình thường khi tham gia chiến đấu do hậu quả của bom đạn, kẻ thù… làm ảnh hưởng đến cơ thể.
- Khuyết tật do tai nạn lao động: trong quá trình sinh hoạt, làm việc do không cẩn thận đã dẫn đến chấn thương lớn làm ảnh hưởng lâu dài tới cơ thể dẫn đến hậu quả không đáng có. Vì vậy, việc đề cao vấn đề an toàn lao động là hết sức cần thiết.
- Khuyết tật do bệnh nói chung: là nhóm người khuyết tật do di chứng của những căn bệnh cũ để lại.
Ví dụ: Một số người do tai biến mạch máu não đã bị liệt nửa người hoặc toàn thân…
3. Về mức độ khả nang lao động.
- Những người khuyết tật nhóm 1: mất kahr năng lao động.
- Những người khuyết tật nhóm 2: tạm thời mất khả năng lao động hoặc còn khả năng lao động trong những lĩnh vực hạn chế.
Ví dụ: Người tàn tật do bị mất một chân họ vẫn có thể tham gia hoạt động và làm việc ở lĩnh vực khác như bán hàng, học tập…
- Những người khuyết tật nhóm 3: còn khả năng lao động trong những điều kiện được ưu ái.
Ví dụ: Người mù tại nhiều nơi được tạo điều kiện làm việc và học tập (chữ nổi), làm tăm…
4. Về tính chất bệnh tật.
Những người khuyết tật có thể được liệt vào các nhóm:
- Cơ động được: vẫn có thể có hoạt động, tham gia làm việc ở lĩnh vực có thể.
- Ít cơ động: hạn chế mức độ hoạt động.
- Bất động: không thể hoạt động cơ thể được (liệt).
à Tùy theo sự quy thuộc nhóm này hay nhóm khác mà giải quyết các vấn đề về bố trí công ăn việc làm và tổ chức sinh hoạt đời sống cho người khuyết tật.
Đối với những người khuyết tật ít cơ động (có khả năng di chuyển chỉ khi nhờ có xe lăn hay nạng chống) có thể làm việc ở nhà hoặc chuyên chở giúp họ đến nơi làm việc.
Đối với những người khuyết tật bất động không di chuyển được nếu không có người khác giúp đỡ họ có thể làm những công việc về trí óc như: nghiên cứu khoa học, viết sách báo, sáng tác văn học nghệ thuật…
Đối với những người bị mù nhưng vẫn đi lại được thì những người làm Công tác xã hội hay các tổ chức xã hội cần trực tiếp giúp đỡ họ…
3. Một số đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của người khuyết tật
Là một nhà Công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó khăn của người khuyết tật thì trước hết phải hiểu về tâm lý, nhu cầu của các nhóm người khuyết tật - nhóm yếu thế. Ngoài những nhu cầu chung nhất họ còn có những đòi hỏi riêng mà nhà Công tác xã hội cần chú ý:
- Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập… Do đó gia đình vfa xã hội cần có hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, làm tay chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi, nhà ở … cần có được các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật.
Ví dụ: Dạy chữ nổi Braile cho người mù, chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ câm điếc,…
- Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật được thể hiện rõ nét: khi họ mất đi khả năng hoạt động của cơ quan cảm giác nào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự nhận biết thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan còn lại này.
Ví dụ: Người mù do mất đi khả năng thị giác nên độ nhạy cảm của cơ quan thính giác, xúc giác phát triển. Với đặc điểm trên, khi thực hiện các hoạt động dạy học, dạy nghề… ta cần vận dụng tối đa sự tham gia của các cơ quan cảm giác còn lại (cần nghiên cứu, thiết kế nhiều đồ dùng học tập để khi giảng dạy người câm điếc ta tăng cường sử dụng hình ảnh trực quan, các động tác tay chân để mô phỏng, ngược lại với người mù phải tích cực hỗ trợ bằng các phương tiện nghe, sờ…
- Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động một trong các cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người khuyết tật giác quan, tật thần kinh… hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ do khối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế (những người tật vận động thì vẫn bình thường). Chính vì vậy trong hoạt động giáo dục, dạy nghề ta cần cung cấp thông tin qua nhiều kênh, nhiều nguồn bằng nhiều biện pháp để tăng cường lượng thông tin cho hoạt động nhận thức của đối tượng.
Ví dụ: Dạy trẻ câm điếc ta dùng hình ảnh để trẻ nhìn, dùng vật mà trực tiếp tiếp xúc được, thậm chí dùng độ rung của âm thanh để trẻ được cảm nhận.
- Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động, giao lưu hạn chế hơn so với người bình thường nếu không có hỗ trợ xã hội thì phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp. Do đó, gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập vào cuộc sống xã hội của những người bình thường.
Ví dụ: Tổ chức các câu lạc bộ, các sinh hoạt giải trí, thể thao… để họ có dịp được gặp, tạo cơ hội để trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ em bình thường để xóa bỏ mặc cảm.
- Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật: các công việc thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ. Việc làm vừa đem lại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập… điều này giúp họ giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc vào kinh tế, tâm lí bị bỏ đi…
- Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần được thích ứng với hoàn cảnh của người khuyết tật.
Ví dụ: Trong gia đình, tại trường học, các khu công cộng cần được thiết kế các phương tiện sinh hoạt phù hợp với nhu cầu người khuyết tật.
- Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nên người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt, nóng nảy… Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng. Cộng đồng và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa lánh, cần loại bỏ những tên gọi theo dị tật như “thằng què, con cụt”… xúc phạm đến họ.
- Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của than chủ. Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trỉa qua, nhưng họ lại là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật nguyên. Với sự hỗ trợ thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được nhiều thành tích cao trong lao động và học tập.
- Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy ảm và tế nhị, họ rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bình thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các nhóm tự giúp. Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn.
5. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người khuyết tật về mặt xã hội
- Những nhân vien Công tác xã hội phải nắm bắt được cac văn bản liên ngành về pháp lý xác định quy chế người khuyết tật.
Quyền lợi chung thuộc người khuyết tật được nêu trong Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc “Về quyền lợi của người khuyết tật”.
- Một số điều trong văn kiện pháp lý quốc tế đã nêu rõ: “Người khuyết tật có quyền được tôn trọng nhân phẩm, có quyển công dân, quyền lợi chính trị, có quyền được hưởng các biện pháp nhằm có được sự độc lập tự chủ càng nhiều càng tốt, có quyền được hưởng sự điều trị về y tế, về kỹ thuật nhằm phục hồi sức khỏe và vị thế trong xã hội, có quyền được đi học, đào tạo nghề nghiệp, tư vấn, bố trí công ăn việc làm và phải được bảo vệ trước bất cứ hình thức bóc lột nào”
- Các văn bản nền tảng mang tính pháp lý cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với ý nghĩa để xác định quyền hạn của người khuyết tật trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức từ thiện của các cá nhân với việc phục vụ xã hội đối với những người khuyết tật.
6. Góc độ bảo vệ người khuyết tật về mặt y tế, xã hội
- Hướng trợ giúp người khuyết tật về mặt y tế xã hội có một vị trí đáng kể trong tổng thể các biện pháp quan tâm xã hội về bố trí công ăn việc làm và về sinh hoạt đời sống cho những người khuyết tật.
- Người làm Công tác xã hội phải luôn sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật giải quyết hàng loạt vấn đề có tính chất pháp lý tâm lý học, sư phạm học, điều này rất quan trọng, có tính chất y tế, xã hội.
- Người làm Công tác xã hội phải nắm được các thủ tục gửi họ đi giám định y tế xã hội, xác định nguyên nhân và nhóm khuyết tật mức độ mất khả năng lao động, xác định các hình thức khối lượng và thời hạn phục hồi chức năng cho họ cũng như các biện pháp về mặt xã hội, nêu lên những kiến nghị và việc bố trí lao động cho họ.
- Sự trợ giúp về y tế, xã hội sẽ làm dịu đi nỗi đau của người khuyết tật, thúc đẩy quá trình phục hồi tâm lý cho họ. Phải đặt biệt quan tâm đến những gia đình người khuyết tật là trẻ nhỏ. Trẻ tàn tật cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về đời sống cho trẻ.
- Trong các trách nhiệm của người làm Công tác xã hội có việc tổ chức giúp đỡ y tế cho người khuyết tật, tổ chức khi tiến hành phục hồi chức năng trong điều kiện tập trung ở một số nơi quy định hay tại gia, giúp đỡ đi nghỉ ngơi, điều dưỡng chữa bệnh, mua sắm thiết bị luyện tập, chỉ bảo cụ thể cho cha mẹ trẻ khuyết tật, tổ chức sản xuất ở nhà cho họ…
7. Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến người khuyết tật
- Sự quan tâm của xã hội… không thể thiếu các cơ quan quản lý. Hệ thống quản lý các công việc về người khuyết tật nhiều cấp nhiều góc độ này đảm bảo đáp ứng được các nh cầu của đối tượng đặc thù này. Song một vấn đề chính còn tồn tại là khâu tổ chức làm thủ tục đầy đủ chứng nhận mức độ khuyết tật.
- Đối với 1 con người khuyết tật phải có lòng bao dung, từ tâm tham gia vào việc đảm bảo cho người khuyết tật có những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó. Chính sách nhà nước đối với người khuyết tật được thực hiện thông qua các cơ cấu tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội. Hiện nay nhiều tổ chức xã hội, ở nhiều quốc gia đã có nhiều chương trình hoạt động tích cực đưa người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng (các kỳ PARAGAMES). Việc tiến hành được các hoạt động này là cả một quá trình mà các nhà Công tác xã hội đã bỏ nhiều công sức. Họ đã và đang cố gắng tìm được nhiều hơn những người, tổ chức, các nhà bảo trợ hướng tới việc giúp đỡ cho người khuyết tật.
- Sự bảo trợ xã hội và Công tác xã hội phải đảm bảo cho họ có được những khả năng, những điều kiện ngang bằng nhau trong việc thực hiện các quyền của họ, loại bỏ những hạn chế trong sinh hoạt, tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia tích cực vào tất cả các mặt của đời sống xã hội. Họ cần được giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống.
8. Công tác xã hội đối với thương binh
Việt Nam, một đất nước đã phải chịu đựng cuộc chiến tranh hủy diệt thật tàn khốc trong thế kỷ XX. Đây là một cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng với truyền thống chống giặc ngoại xâm dân tộc Việt Nam đã anh hùng đánh thắng 2 đế quốc Pháp và Mỹ, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Thương binh, đây là nhóm người đã hi sinh một phần cơ thể hoặc đã mang trên mình di chứng của chiến tranh. Đó chính là một bộ phận những người có công với cách mạng. Đóng góp của họ mãi được tôn vinh, Tổ quốc luôn ghi ơn và toàn xã hội phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ họ.
- Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách trợ cấp thương binh (dựa vào từng loại thương tật). Hàng năm, có chế độ chăm sóc sức khỏe, định kì giám định thương tật để điều chỉnh chế độ đãi ngộ; vận động các tổ chức xã hội, các cấp cq, đoàn thể… thường xuyên quan tâm, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình họ cả vật chất và tinh thần.
- Tư vấn, giúp đỡ và ưu đãi trong vấn đề việc làm phù hợp với điều kiện thương tật. Phát huy mọi tiềm năng của họ sống có ích cho gia đình và đóng góp cho xã hội theo lời dạy của Bác “Tàn nhưng không phế”.
9. Tăng cường thực hiện chính sách về việc làm cho người khuyết tật
Sáng 15/12/2006, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, Hội người khuyết tật Hà Nội và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo “thực hiện các chính sách pháp luật về việc làm liên quan đến nhu cầu của người khuyết tật”. Hội thảo đã qui tụ đông đủ nhóm đại biểu có thể tư vấn và đưa ra được những chính sách, giải pháp thích hợp về vấn đề việc làm cho người khuyết tật, đó là đại diện của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. VCCI, ILO và một số chủ sử dụng lao động khuyết tật từ các miền trong cả nước…
*. Bức tranh “việc làm” của người khuyết tật.
Việt Nam hiện có trên 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số. Người khuyết tật ở độ tuổi lao động từ 16-55 đối với nữ và từ 16-60 đối với nam, chiếm trên 69%. Một thực tế là hơn 80% người khuyết tật sống ở nông thôn với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhieeuftr[r ngại về đi lại và giao tiếp với cộng đồng, xã hội. Trình độ học vẫn của người tàn tật cũng rất thấp, gần 36% không biết chữ, chỉ có 20,7% có trình độ tiểu học và 24,5% trung học cơ sở. Đại bộ phận tàn tật không thể sống tự lập, khoảng 70% phải sống dựa vào gia đình, chỉ khoảng trên 25% có hoạt động tạo thu nhập bằng các nghề thủ công truyền thống như đan lát mây, tre, làm chổi, dệt đay, bện thừng, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm… ở nhiều nơi, người khuyết tật còn làm việc theo tổ, nhóm trong các hợp tác xã, sản xuất kinh doanh do người khuyết tật tự thành lập. Nhiều người lại làm việc tại nhà, được giao nguyên liệu và thu nhận sản phẩm. Việc làm của người khuyết tật ở nông thôn đã góp phần nhất định vào thu nhập của gia đình và tạo cho họ một cuộc sống độc lập, tạo vị thế bình đẳng và hòa nhập nhất định.
Có việc làm và được làm việc luôn luôn là nguyện vọng cháy bỏng của người khuyết tật và mỗi quốc gia đều có quy định tỷ lệ nhận người khuyết tật vào làm việc trong doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ở Việt Nam, lĩnh vực này thực hiện chưa có hiệu quả, mặc dù văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành khá đầy đủ.
*Về việc làm cho người khuyết tật.
Nếu như năm 1995 mới có 177 cơ sở với trên 7.800 lao động là người tàn tật thì nay trên toàn quốc, hiện có hơn 400 cơ sở với khoảng hơn 20.000 người knt đang làm việc. Trong số đó, co nơi có trên 350 người khuyết tật đang làm việc như Công ty Chân - Thiện - Mỹ ở Hải Dương và Bắc Ninh, nhưng ngược lại cũng có những doanh nghiệp chỉ có 5 - 6 người. Riêng Hội người mù quản lý 146 cơ sở, thu hút khoảng 4.000 lao động. Quỹ quốc gia về việc làm đã giao cho tổ chức này quản lý trên 31 tỉ đồng, giúp khoảng 13 nghìn hội viên được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm…
Mặc dù các địa phương đã và đang cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với ntt, song việc làm cho đối tượng này vẫn là vấn đề rất nan giải và chưa có giải pháp hiệu quả. Cho đến nay, người khuyết tật và các tổ chức Hội của người khuyết tật tự vận động, tự tạo việc làm là chính thông qua việc thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sự trợ giúp theo quy định của pháp luật là rất hạn chế. Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật Việt Nam (VABED) được thành lập tháng 9/2003. Sau hơn 3 năm hoạt động, Hiệp hội đã phát triển từ 113 lên 240 cơ sở hội viên, trong đó cso 57 đơn vị có chức năng dạy nghề. Năm 2006, các cơ sở này đã đào tạo được 416 hội viên là người khuyết tật bằng ngân sách Nhà nước và đã có 70% số người sau khoa học đã được bố trí việc làm tại doanh nghiệp.
* Về tỷ lệ người khuyết tật mà các doanh nghiệp phải nhận vào làm.
Theo quy định hiện hành là 2% hoặc 3% tùy theo ngành nghề, hoặc phải đóng một khoản tiền trên cơ sở số người lao động tàn tật còn chưa đủ, vào quỹ việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, qua kiểm tra giám sát của ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì ngoài một vài điển hình tốt như Chi cục Thuế thành phần Hồ Chí Minh, Công ty Chân - Thiện - Mỹ đã nêu trên, Công ty Chanshins Đồng Nai và các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật… còn lại hầu như rất ít nơi thực hiện quy định này với nhiều lý do được đưa ra để từ chối nhận người khuyết tật vào làm việc. Mặt khác, do chỉ có khoảng 3% tổng số người khuyết tật được đào tạo nghề, vì vậy các doanh nghiệp cũng khó mà tìm được người khuyết tật đã được đào tạo nghề một cách bài bản.
Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, nhận nhiều lao động là người khuyết tật (thậm chí cao hơn tỷ lệ quy định) cũng chưa nhận được hỗ trợ theo quy định. Nguyên nhân là do Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật nhiều nơi chưa được hình thành và thậm chí cả cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật cũng chưa nhận được hỗ trợ này ngoài việc được miễn thuế thu nhập. Thực tế, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhận được sự hỗ trợ là do chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư của địa phương đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không phải là ưu đãi riêng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
* Về quỹ việc làm cho người khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quỹ, tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 6 tỉnh làm được điều này, và không có cơ quan nào giám sát và kiểm quán việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với quỹ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các địa phương thiếu quan tâm, chỉ đạo thực hiện và các ban, ngành Trung ương cũng chưa đôn đốc sát sao việc thực hiện. Ngoài ra, đối với các tỉnh, thành phố đã thành lập quỹ thì cũng chưa trích ngân sách dành cho quỹ, vì vậy, việc thực hiện còn rất bất cập.
* Về dạy nghề đối với người khuyết tật.
Còn rất khiếm tốn, hàng năm mới chỉ khoảng 100 cơ sở hướng nghiệp dạy nghề cho khoảng 5.000 đến 6.000 người khuyết tật. Con số này còn rất thấp so với nhu cầu, Riêng việc dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đã thu hút được những kết quả khả quan: năm 2005 với 11,5 tỷ đồng đã đào tạo 3.400 người khuyết tật, năm 2006 với 18 tỷ đồng, dự kiến đào tạo được 5.500 người khuyết tật. Theo quy định, mỗi người khuyết tật học nghề ngắn hạn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng, trong đó có 300.000 đồng học nghề, còn 240.000 đồng là hỗ trợ đi lại, ăn, ở.
Có thể thấy, công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho người khuyết tật nói riêng: Nội dung, chương trình, nghề đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu, quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành; chưa có những giáo trình và các thiết bị dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật; đội ngũ giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực kĩ thuật, sư phạm và quản lý.
* Chính sách và pháp luật phải được thực hiện.
Nhìn lại bức tranh học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Việt Nam trong 5 năm qua, chúng ta thừa nhận ràng tuy đã có một bước tiến bộ tích cực song rõ ràng việc thực hiện lp và chính sách về việc làm đối với người khuyết tật chưa nghiêm, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chính vì vậy, người khuyết tật vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận dạy nghề vf việc làm.
Để người khuyết tật có thể tự lập bằng chính nghề nghiệp bản thân, không phải là gánh nặng của gia đình theo như những định kiến của xã hội, các đại biểu trong hội thảo trên đã đưa ra những vấn đề cần được giải quyết như sau:
- Hoàn thiện luật pháp và chính sách về người khuyết tật và lao động là người khuyết tật để thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật, trước mắt rà soát đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
- Tuyên truyền, phổ biến luật pháp và chính sách đối với người khuyết tật đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân và gia đình người khuyết tật, đặc biệt là Thông tư 19 ngày 19/5/2005 của Liên Bộ Lao động - TBXH-TC-KHĐT hướng dẫn các nghị định 81 và 116/2004/NĐ-CP về lao động là người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về linh vực khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, đặc biệt là việc làm của họ vf nêu gương điển hình về việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế.
- Cần thực hiện ngay những quy định trong quyết định 239 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010. Cụ thể 100% các công trình xây dựng và giao thông công cộng được thiết kế và xây dựng mới phải theo quy định hiện hành để phù hợp với việc tiếp cận của người khuyết tật, 80.000 người khuyết tật được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trong 5 năm.
- khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tác tuyển dụng và hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật. Tập trung chỉ đạo các địa phương thành lập Quỹ việc làm cho người khuyết tật. Cần phát huy hơn nữa hiệu quả qux này và cần thực hiện nghiêm túc chế độ thưởng phạt doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
- Tăng cường khả năng tiếp cận và cung cấp các dịch vụ việc làm cho người khuyết tật.
- Sớm thành lập hội đồng tư vấn doanh nghiệp để tư vấn về lĩnh vực tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, bao gồm đại diện các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về tuyển dụng lao động của người khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận với nội dung giáo dục và đào tạo phù hợp, sau đó hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuẩn bị trước khi có việc làm. Hệ thống đào tạo của những trường dạy nghề chính quy, các trung tâm đào tạo việc làm Nhà nước cũng như tư nhân cần từng bước tham gia vào công tác đào tạo người khuyết tật với sự hỗ trợ của Nhà nước. Cải tiến và hoàn thiện sớm giáo trình, giáo án, thiết bị dạy nghề và đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề cho người khuyết tật. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình đào tạo, đồng thời tạo cầu nói giữa đầu ra của các trường dạy nghề và đầu vào của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, tự tạo việc làm và cung cấp kỹ năng quản trị doanh nghiệp nhỏ vf cực nhỏ cho người khuyết tật, đồng thời giúp chọ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi theo quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành Quỹ quốc gia về việc làm có quy định ưu tiên cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật.
10. Thực trạng việc chăm sóc, chữa trị cho người khuyết tật vận động
Là một đất nước còn nghèo, trải qua nhiều năm chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động ở nước ta chiếm số lượng lớn. Theo các con số điều tra cho thấy, trong 5,4 triệu người khuyết tật cả nước thì số lượng người khuyết tật vận động chiếm hơn một phaanfba, tức là khoảng 1,8 triệu người. Về nguyên nhân, trước đây chủ yếu là do hậu quả của chiến tranh, các vết thương do bom mìn, còn ngày nay, đó là những thương tích do tai nạn giao thông. Theo thống kê của ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông, mỗi ngày ở nước ta có khoảng trên 30 người chết vf hàng trăm người bị thương. Số nạn nhân bị thương này phần lớn thường bị chấn thương sọ não, liệt chi, gãy chân tay và để lại những hậu quả rất nặng nề cho bản thân, gia đình và cả xã hội. Cùng với đó, còn phải kể đến một bộ phận không nhỏ những người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin đã qua nhiều thế hệ mà những thương tích loại này rất phức tạp như khiếm khuyết bộ phận cơ thể, thiểu năng trí tuệ v.v… Ngoài ra, do điều kiện phát triển của nền kinh tế, tuổi thọ của nhân dân ngày càng cao, kéo theo số người cao tuổi tăng lên và nguy cơ tàn tật vận động cũng tăng theo.
Người tan tật vận động bao gồm các khiếm khuyết, dị tật ở tứ chi hoặc hậu quả của tổn thương nơi khác như sọ não… có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải, đỏi hỏi phải có can thiệp về y học, phục hồi mang tính chuyên khoa sâu, đồng bộ và thời gian dài. Hiện nay, ở nước ta có một hệ thống các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng đã và đang tích cực hỗ trợ,giúp đỡ người khuyết tật vận động. Đây là những đơn vị được hình thành từ rất sớm vì mục đích điều trị, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho các thương binh, bệnh binh tỏng hai cuộc kháng chiến, có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm qua. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước, hàng năm, các cơ sở này đã khám cho hàng vạn lượt người, phẫu thuật chỉnh hình cho hơn 300 người, sản xuất và cung cấp chân, tay giả và dụng cụ chỉnh hình cho hàng vạn người. Ngoài các đối tượng chính sách như thương binh, người có công, nạn nhân chất độc da cam, còn có một số lượng lớn là các đối tượng xã hội như người khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Mặc dù có rất nhiều các chương trình phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng mang tính nhân đạo, miễn phí đang được Nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội triển khai, song so những khó khăn về địa lý, điều kiện kinh tế, mà vẫn còn một bộ phận lớn những người khuyết tật vận động ít có thông tin và không tiếp cận được với các chương trình, dự án hỗ trợ, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc, người khuyết tật sống ở các vùng miền núi, cùng sâu, vùng xa… Cùng với đó là tâm lý coi thường về bệnh tật, cho rằng những thương tổn, khiếm khuyết đó trước mắt chưa ảnh hưởng đến sinh mạng nên khi xảy ra các biến chứng, bệnh nặng mới tìm đến các cơ sở y tế và có đến cũng thường rất muộn mà không biết rằng có một hệ thống chỉnh hình phục hồi chức năng có thể can thiệp, giải quyết được vấn đề của họ từ rất sớm và rất đơn giản với chi phí không cao, thậm chí còn được hỗ trợ miễn phí đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ.
Trước thực trạng đó, trong những năm trở lại đây, hệ thống các đơn vị chỉnh hình phục hồi chức năng đã chủ động phối hợp với các tổ chức như Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, ủy ban đời sống - Gia đình và trẻ em và các địa phương có đông người khuyết tật vận động để tiếp cận và giúp đỡ họ. Ngoài việc thăm khám, tư vấn, hướng dẫn người khuyết tật tự điều trị tại cộng đồng, các bác sỹ đã lựa chọn bệnh nhân có thể phẫu thuật được để đưa về các cơ sở điều trị chỉnh hình phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ chỉnh hình. Với sự quan tâm đó, nhiều người khuyết tật đã hồi phục trở lại cuộc sống bình thường. Đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều trẻ em tàn tật, sự can thiệp thành công trong những trường hợp này hết sức có ý nghĩa cho bản thân trẻ tàn tật trong tương lai, giúp chotrer tự tin hơn, hòa nhập với cộng đồng.
Hiện nay, các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng đang đứng trước những thuận lợi, cơ hội cũng như những thách thức mới. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, các đơn vị này có nhiều điều kiện để ứng dụng kỹ thuật mới, trang thiết bị mới trong chữa trị, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Xét trên giác độ tổ chức, quản lý, vừa qua Nhà nước có quy định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Đó là những yếu tố thuận lợi để các cơ sở chỉnh hình vươn lên đáp ứng yêu cầu không chỉ của những đối tượng diện chính sách mà cả của những người tàn tật vận động trong toàn xã hội. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức là không nhỏ trong đó thách thức lớn nhật lại nằm trong chính đội ngũ những người làm công tác chỉnh hình phục hồi chức năng và đòi hỏi họ phải cố gắng vượt qua.
Yêu cầu lớn nhất đối với họ là phải có tâm trong sáng và phải có tri thức nhằm bắt kịp những tiến bộ của thời đại và ứng dụng có hiệu quả trong thực tế. Cùng với đó, trình độ chuyên môn của các nhân viên chăm sóc người khuyết tật cũng còn nhiều hạn chế, hiện mới chỉ có khoảng 55% số nhân viên của đội ngũ này được qua đào tạo và lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp cho chuyên ngành này còn chưa phát triển. Do vậy, việc đào tạo lại, ồi dưỡng cán bộ đang là một trong những thách thức lớn nhất của lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng hiện nay.
Ngoài ra, do đặc điểm đặc thù của người tàn tật ở Việt Nam phần lớn là người nghèo nên rất cần sự trợ giúp của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để sự giúp đỡ đó có hiệu quả, đến được đúng nơi, đúng địa chỉ và đem lại cơ hội thụ hưởng cho những đối tượng tàn tật khó khăn nhất cũng còn là vấn đề đáng bàn, có như vậy những người khuyết tật vận động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mới có cơ hội vượt qua khó khăn và hòa nhập cộng đồng.
11. Điển hình tiên tiến: một thương binh vì người nghèo và trẻ em khuyết tật
Vượt lên gian khó.
Anh Lương Công Xuân sinh năm 1960 tại một làng quê thuộc xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong một gia đình anh có tơi 7 người con. Đến tuổi trưởng thành, anh lên đường nhập ngũ và bị thương nặng trong một lần làm nhiệm vụ ở biên giới phía Bắc. Sau hai năm điều trị, năm 1983 anh xuất ngũ trở về quê hương.
Nhìn cảnh quê nghèo, gia đình khốn khó, bao đêm anh trằn trọc với ý nghiaxp hải làm một việc gì đó để có thể thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình. Nhưng việc nhẹ nhàng thì không có vốn để làm, thấy một số gia đình xung quanh đóng gạch bán aanh cũng lân la tìm hiểu cách làm. Công việc này quả là nặng nhọc đối với một thương binh hạng 1/4, cân nặng chỉ 45 kg. Nhất là mỗi khi anh dẫm đất cho nhuyễn để đóng gạch, cái chân bị gãy như oằn xuống.
Vượt qua mọi vất vả, đau đớn, cuối cùng anh cũng đóng đủ một lò gạch, song thật đáng buồn, do than kém và thiếu kinh nghiệm, mấy vạn gạch ra lò thì có tới 85% bị non, không sử dụng được. Không bỏ cuộc, anh tiếp tục làm lò thứ hai nhưng tồi số gạch đủ tiêu chuẩn cũng chỉ đạt 50%. Vây là anh đành phải bán gạch, cầm số tiền ít ỏi đi tìm một nghề khác phù hợp hơn.
Bôn ba nhiều tình thảnh gừ Nam ra
Bắc với bao dự định không thành, cuối cùng anh đã tìm được một nghề phù hợp hơn cả với sức khỏe của mình: Nghề may. Hướng đi mới này tưởng như triển vọng nhưng khi bắt tay vào học, bao khó khăn, vất vả lại dồn dập đến với anh. Chỉ riêng việc đơn giản nhất là xâu sợi chỉ vào kim máy người thường chỉ làm trong vài chục giây, còn anh người đã hỏng hoàn toàn con mắt trái, phải mất 15 - 20 phút. Song, với ý chí và nghị lực của một người lính anh quyết không lùi bước. Sau khi thành nghề, dành dụm được chút vốn liếng, năm 1987 anh trở về quê làm một gian nhà nhỏ bên bên sông Thương vf mở hiệu may. Từ đó, cuộc sống của anh và gia đình được cải thiện phần nào.
Hai năm sau, anh xây dựng gia đình với một cán bộ thống kê huyện hiền lành, nhân hậu và lần lượt 2 đứa con ra đời. Đôi vợ chồng trẻ vẫn đang phải vật lộn với biết bao khó khăn của cuộc sống thì rủi ro lại đến với gia đình anh. Những tài sản đáng giá nhất trong nhà là một chiếc xe đạp, một đầu máy khâu và vài chục mét vải để làm nghề đã bị kẻ gian đột nhập lấy đi hết. Không nản chí, anh vay Ngân hàng 100 nghìn đồng để nuôi lợn và cấy lúa nhưng “họa vô đơn chí”, lơn mới nuôi được nửa tháng đang lớn nhanh trông thấy thì lại bị kẻ gian bắt trộm.
Với quyết tâm theo đuổi nghề may, anh cùng vợ con dời quê Tân Liễu ra thị trấn Yên Dũng vay vốn tiếp tục làm ăn. Ban đầu, khuôn mặt nhiều vết sẹo cỏ vẻ dữ đẳn của anh khiến mọi người e ngại nhưng dần về sau, hiểu được tính cách cởi mởi, chan hòa, trung thực của anh chị, khách đến với cửa hiệu ngày càng đông. Ấy vậy mà cả một năm miệt mài làm việc, khi tính toán lại hầu như không có lãi. Đã thế, giá vải lại đột ngột hạ làm cho số hàng tồn của anh giá trị giảm xuống chỉ còn một nửa.
Tuy kết quả kinh doanh không như mong đợi nhưng anh cũng đã đúc rút được ít nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Nhận thức sâu sắc câu thành ngữ “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” anh đánh liều bán một đầu máy khâu để lấy tiền đi học khóa kỹ thuật cắt may nâng cao. Những kiến thức mới và sự tự trau dồi, học hỏi thêm từ đồng nghiệp đã giúp tay nghề của anh ngày càng vững vàng, kinh tế gia đình trở nên khấm khá.
Còn sức khỏe còn cố gắng.
Khi có điều kiện đi thăm đồng đội cũ, Xuân nhận thấy cuộc sống của các anh ở làng quê vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn mà một trong những vấn đề nan giải nhất là công ăn việc làm của con em họ. Điển hình là gia đình một anh ban thận là thương binh nặng có 3 con gái đã đến tuổi trươgnr thành nhưng chỉ ở nhà quanh quẩn với ruộng lúa, vườn rau, thu nhập rấ thấp. Trên đường trở về nhà, anh ấp ủ suy nghĩ phải làm gì đó giúp đồng đội của mình và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Nhằm giúp các cháu có cơ hội tìm việc làm, anh chị mở lớp dạy nghề may trong đó đối tượng ưu tiên tuyển trước hết là con em thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, con em hội viên Hội Người mù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong huyện. Những cháu thuộc hộ nghèo được miễn toàn bộ học phí, những gia đình có kinh tế khá giả hơn cũng chỉ phải đóng từ 30 - 50% học phí theo mức chung cùng thời điểm để cơ sở có tiền mua vải và phụ kiện phục vụ cho việc thực hành. Trong 10 năm (1994 - 2004), anh chị đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 1000 em. Sau khi thành nghề, nhiều em đã vào làm việc tại các doanh nghiệp may trong Nam và ngoài Bắc. Một số khác đi xuất khẩu lao động hoặc mở hiệu may ở quê nhà.
Không dừng lại ở đó, sau khi hình thành chương trình sư phạm dạy nghề ở Trường đại học Công nghiệp Hưng Yên, anh Xuân dốc toàn bộ vốn liếng của gia đình và vay mượn thêm của ngân hàng, bạn bè đầu tư xây dựng một trung tâm dạy nghề mang tên hai vợ chồng anh: Tân Xuân. Cuối năm 2003, cơ sở này đã đi vào hoạt động, mỗi năm đào tạo các nghề may dân dụng, may công nghiệp, gò, hàn, cơ khí, mây tre dan, ngoại ngữ, tin học cho khoảng 500 lao động. Song song đó, anh còn mở một Văn phòng giới thiệu việc làm miễn phí cho các đối tượng là con thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình nghèo. Nhằm mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng để phù hợp với xu thế phát triển, anh tiếp tục nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Tân Xuân thành Công ty TNHH Vạn Xuân do chính anh làm giám đốc. Hiện doanh nghiệp có khoảng 20 cán bộ, nhân viên, doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đất nước ngày càng đổi mới nhưng Yên Dũng quê anh vẫn là một huyện nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và còn rất nhiều lao động nông nhàn. Thế là người giám đốc - thương binh lại một mình một xe rong ruổi khắp các tỉnh thành phía Bắc để tìm một nghề có thể sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ nhằm giúp người dân quê anh có thể tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Sau vài tháng đi nhiều nơi, tìm hiểu nhiều nghế, anh nhận thấy việc làm giỏ sợi xuất khẩu ở Xí nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn (Chương Mỹ, Hà Tây) rất thích hợp để phát triển ở quê nhà. Cảm phục ý chí và nghị lực của một thương binh nặng, giám đốc xí nghiệp Ngọc Sơn đã quyết định ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật đan móc sợi về cho Yên Dũng. Đến nay, công việc này đã tạo việc làm cho hơn 1000 lao động ở các xã, thị trấn trong huyện với thu nhập từ 300 - 600 nghìn đồng/người/tháng.
Bản thân là một thương binh nặng nên xanh Xuân cảm thông sâu sắc với những trẻ em khuyết tật. Từ năm 2004 anh đã mời nghệ nhân ở làng nghề Quất Động (Hà Tây) về dạy nghề thêu cho các em thuộc đối tượng này. Tính đến nay đã có 70 em được học nghề và hiện có 26 em đang làm việc tại cơ sở sản xuất tranh thêu nghệ thuật của anh, nhờ vạy, cuộc sống của các em đã có nhiều thay đổi. Em Nguyễn Thị Loan, 16 tuổi, ở thôn BuifBeens, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng tâm sự: Gia đình em có 5 chị em, bố mẹ làm ruộng, hoàn cảnh khó khăn. Chân em bị tàn tật, hầu như không đi lại được, tâm trạng luôn bi quan, chán nản. Từ khi được nhận vào làm công ty Vạn Xuân, do vận động nhiều, tinh thần thoải mái, sinh hoạt điều độ, sức khỏe của em đã khá hơn lên nhiều. Ngoài việc được ăn ở tại công ty, được đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng em còn gửi được 500 nghìn đồng về giúp đỡ gia đình.
Nhận xét về những lao động “đặc biệt” của mình, anh Xuân cho biết: Mặc dù không may bị những khiếm khuyết về thể chất nhưng cac em lại có sự kiên trì, bền bỉ, bàn tay khéo léo nên các em đã chịu khó lao động và có thu nhập, sức khỏe khá hơn rất nhiều, nên phần nào tôi cũng tự hào về việc giúp ích cho đời thực hiện cầu của Bác Hồ dạy “tàn nhưng không phế”.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (38).doc