Đề tài Vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay

Vấn đề đạo đức sinh viên hiện nay có những biểu hiện rất đa dạng và có phần phức tạp. Sinh viên phần đông đã và đang phát huy được những mặt ưu điểm, tích cực trong lối sống, cần cù, chăm chỉ học tập, hoạt bát, năng động, sáng tạo, phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc đồng thời tiếp thu những cái mới lành mạnh, tiến bộ phù hợp với lối sống của xã hội hiện nay. Song, còn có một bộ phận nhỏ sinh viên đang xa rời các giá trị đạo đức truyền thồng,lười biếng, thiếu ý thức học tập, cư xử thiếu văn hoá Còn vi phạm pháp luật như nghiện hút, trộm cắp, thập chí còn cướp của, giết người . Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, lối sống tiến bộ, lành mạnh cho sinh viên luôn là vấn đề bức thiết có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Bởi lẽ nó là nền tảng, là sức mạnh nội tại chủ đạo quá trình khơi dậy tính tích cực của sinh viên.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang A-Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại,tồn tại trong mọi xã hội và ở trong các hệ thống đạo đức khác nhau.Đó là những quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con người,cần thiết cho việc giữ gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày cho mọi người. Hay nói cách khác đó là những nguyên tắc,tiêu chuẩn đã được xã hội thừa nhận là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Do quá trình rèn luyện theo tiêu chuẩn mà có được. Mặt khác,những phẩm chất đạo đức cao đẹp lại giúp cho con người tự điều nhỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội, để đạt được những tiêu chuẩn đạo đức chung của xã hội.Qúa trình đó hoà lẫn vào nhau và thúc đẩy không ngừng làm mỗi thành viên, mỗi cộng đồng.Cũng như toàn xã hội ngày càng phát triển. Hiện nay số lượng sinh viên tại các trường đại học,cao đẳng rất lớn, sinh viên sẽ tạo cho xã hội nguồn nhân lực dồi dào bởi vì : Sinh viên là lực lượng tri thức trẻ,có tính sáng tạo, có trình độ học vấn cao. Nhạy cảm trong cuộc sống, có ý chí và nghị lực, luôn hướng đến tương lai với nhiều ước mơ hoài bão góp phần quyết định vào sự tiến bộ của xã hội. Việc tìm hiểu ý thức đạo đức của sinh viên luôn là vấn đề bức thiết và vô cùng quan trọng vì qua đó chúng ta mới dự báo được tình hình sinh viên, là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo và giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho sinh viên,phát huy tính tích cực, xây dựng lối sống tiến bộ,lành mạnh trong sinh viên và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức của sinh viên. Nó tác động rất lớn tới việc bảo vệ và sử dụng nguôn nhân lực này. Nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh – giàu đẹp. B- Nội dung 1. Vị trí vai trò của sinh viên và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta 1.1. Vị trí và vai trò của sinh viên Sinh viên là bộ phận quan trọng của xã hội và sinh viên cũng là những công dân của xã hội.Họ mang đầy đủ các quyền hạn và nghĩa vụ của một công dân trước pháp luật. Đặc biệt họ được xã hội quan tâm chăm sóc và đào tạo một cách có hệ thống để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội trong tương lai. Sinh viên là những tri thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vì, sinh viên là bộ phận tiên tiến của xã hội, có trình độ học vấn cao. Có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh biết thay đổi linh hoạt, thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. 1.2 Tầm quan trọng của việc giáo giục đạo đức cho sinh viên hiện nay Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, trước hết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho toàn xã hội,đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Bởi lẽ, một thực tế không thể phủ nhận được là do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà trường, nên có những biểu hiện của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức,có thể nói không đầy đủ, thậm chí còn sai lệch ở một số thành viên. Trong quá trình xây dựng đất nước nếu chúng ta chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá,đạo đức truyền thống thì sự phát triển xã hội sẽ trở nên lệch lạc,không bền vững. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Trước hết, chúng ta phải coi trọng và quan tâm một cách thực sự đến công tác tuyên truyền và giáo dục đạo đức cho toàn xã hội và đặc biệt là thế hệ trẻ. Không những chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong gia đình,trong nhà trường, mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức ngoài xã hội. Giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo, khả năng thích nghi tạo nên đội ngũ cán bộ có trình độ và văn hoá cao thúc đẩy nhanh quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường tạo nên môi trường lý tưởng cho sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao ý thức trách nhiện của sinh viên đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.Bởi vì giáo dục đạo đức trong nhà trường làm cho sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết,có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho họ nhận thức những giá trị đạo đức truyền thống như: Lòng nhân ái,tinh thần yêu nước, đức tính cần cù,chị khó, vị tha, trung thực……Là những giá trị đích thực cao đẹp của mỗi con người,hơn nữa làm cho họ nhận thức được sự cần thiết phải thường xuyên tự rèn luyện tư tưởng, nâng cao năng lực và phẩm chất của mình. Giáo dục đạo đức trong nhà trường làm cho sinh viên biết trân trọng, yêu qúy, cố gắng tiếp thu và thực hiện các gía trị đạo đức đích thực, đồng thời không tiếp nhận những phản giá, tích cực đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống. 2. Vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay 2.1. Các nhân tố tác động đến sinh viên 2.1.1 Các gía trị đạo đức truyền thống Các giá trị đạo đức truyền thống ảnh hưởng tích cực đến tinh thần và lối sống của sinh viên. Khi phải đối diện với các vấn đề của thực tế, sinh viên một mặt muốn giữ lại các giá trị truyền thống, mặt khác lại muốn phá bỏ cái barie của đạo đức truyền thống khi phải xử lý cùng một vấn đề. Điều này thường xảy ra trong các vấn đề liên quan đến đối nhân xử thê,tiền bạc, tình bạn, tình yêu, đặc biệt là đến các cặp giá trị như nghĩa vụ và quyền lợi, cái chung và cái riêng,cá nhân và cộng đồng, lý tưởng và thực tế …Khi đối chiếu với các thang bậc đạo đức hay phi đạo đức. Trong thời kì chuyển đổi nền kinh tế cũng như sự đổi mới trên các lĩnh vực khác. Sinh viên luôn có xu hướng vừa bảo tồn cái đã có vừa gia nhập cái mới. Trong truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ giá trị nói chung, những giá trị đó đã quy định, chi phối cách ứng xử của con người Việt Nam. Các giá trị đó là: Lòng yêu nước, yêu lao động. yêu con người …..Tạo thành các giá trị truyền thống của dân tộc ta. 2.1.2 Sự thay đổi môi trường sống và môi trường học tập Sự thay đổi môi trường sống và môi trường học tập từ cấp ba lên đại học, làm cho sinh viên có nhiều biến chuyển về cách sống, cách làm việc, cách học tập và cách nhìn nhận những vấn đề chung của xã hội. Nó có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến sinh viên. Tác động tích cực thể hiện ở chỗ : Làm cho sinh viên trưởng thành hơn, bạo dạn hơn, nhận thức một vấn đề có chiều sâu, có ý thức độc lập hơn, tự chủ hơn, sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân gia đình và xã hội, môi trường đại học, cao đẳng sẽ giúp cho sinh viên chuẩn bị sẵn sàng hành trang bước vào tương lai. Mặt tác động tiêu cực : Với sự thay đổi của môi trường sống và môi trường học tập, những sinh viên sau khi rời khỏi gia đình không chịu sự giám sát của gia đình như trước khi vào đại học, cao đẳng nên đã tự buông thả bản thân mình, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội mà không rút chân ra được, bị hút vào con đường sa đoạ dẫn đến bị vi phạm pháp luật, vi phạm những giá trị đạo đức truyền thống thiêng liêng. 2.1.3.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lối sống tư tưởng đạo đức của sinh viên Nền kinh tế thị trường là yếu tố tích cực thúc đẩy sự năng động và sáng tạo,cổ vũ sự cách tân và phát triển của đất nước. Song nền kinh tế thị trường ấy để lại cho chúng ta không ít những tiêu cực của xã hội, trong đó có cả sự suy thoái đạo đức, mặc dù đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong kinh tế thị trường lợi ích đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ của con người, thông qua cac mối quan hệ lợi ích trong xã hội theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về lợi ích. Đạo đức gắng liền với lợi ích của con người, chính vì vậy quan hệ lợi ích góp phần tích cực điều tiết hành vi đạo đức của con người, làm cho đạo đức xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, lành mạnh hơn. Nhưng do nền kinh tế thị trường đi liền với cuộc sống và khi tiền bạc trở thành mục tiêu của cuộc sống thì những định hưóng, mục tiêu, lý tưởng của thanh niên cũng bị phụ thuộc vào đồng tiền, sinh viên chỉ mong tìm được những việc làm, nghành nghề hấp dẫn, có thể giúp họ mau chóng trở nên giàu có, những ngành nghề cao quý hoặc được xã hội coi trọng nhưng không đưa lại những cơ hội kiếm được nhiều tiền không còn hấp dẫn thế hệ trẻ, thậm chí họ còn bất chấp thủ đoạn vi phạm các giá trị đạo đức và pháp luật để đạt được mục tiêu của mình…… Có thể nói ngoài vai trò tích cực, kinh tế thị trường còn là một thách thức, một môi trường tiêu cực đối với đạo đức xã hội. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta không tiếp nhận nó vì kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng và cần thiết để xây dựng một xã hội phát triển. Chúng ta phải biết thích ứng với nó và vẫn có thể tìm được một thang giá trị kinh tế mới phát triển. 2.2 Thực trạng của vấn đề đạo đức sinh viên hiện nay Theo chuyên đề nghiên cứu thuộc chương trình KHCBN cấp nhà nước đã được khảo sát 2271 học sinh –sinh viên ở 13 trường đại học và 13 trường THPT đại diện cho cả ba miền Bắc- Trung- Nam với một bộ công cụ khảo sát ( gồm 127câu hỏi bao quát 21 chỉ số ) đánh giá từng cá nhân ở cả 3 phương diện : Nhận thức, thái độ, hành vi. Sau khi xử lí kết quả khảo sát, có thể phân các đối tượng kiểm tra thành 3 nhóm sau: Nhóm tiên tiến. Đây là nhóm có biểu hiện tích cực phù hợp với những yêu cầu của xã hội cả về nhận thức, thái độ và hành vi. Nhóm chậm tiến : Đây là nhóm có những biểu hiện sai lệch thiếu hụt đáng kể về nhận thức, thái độ và hành vi. Nhóm bình thường ; Đây là nhóm không có những biểu hiện tích cực, vượt trội,cũng như không có những biểu hiện sai lệch, thiếu hụt đáng kể. Từ việc phân tích kết quả khảo sát có thể rút ra một số nhận định có tính khái quát. Trong sinh viên có sự phân hoá khá rõ rệt, tỷ lệ giữa các nhóm có sự chênh lệch khá lớn : Nhóm tiên tiến : 16,82% sinh viên Nhóm chậm tiến: 16,07% sinh viên Nhóm bình thường: chiến khoảng 67%sinh viên. Thông qua kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy được một số mặt tích cực và một số mặt tiêu cực của đạo đức sinh viên hiện nay. 2.2.1 Mặt tích cực Đa số sinh viên vẫn coi trọng các gía trị đạo đức truyền thống của dân tộc như: Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, những người có công với dân tộc, đất nước cụ thể là : Có nhận thức,thái độ, coi trọng các giá trị trên với tỷ lệ từ 79,7%_ 96,3% sinh viên. Có những hành vi thể hiện giá trị nói trên, với tỷ lệ khoảng 44,8%-77,7sinh viên. Sống nhân ái,nhân nghĩa: Phần đông sinh viên thừa nhận giá trị này và có những việc làm, hành vi cụ thể,thể hiện sống nhân ái nhân nghĩa, Trân trọng pháp luật:Sinh viên chấp nhận giá trị này khá cao ( 93,8%sv). Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy có sự không phù hợp khá rõ rệt giữa ý thức và hành vi tôn trọng pháp luật của đa số sinh viên. Trung thực,thẳng thắn, trọng lẽ phải :Phần đông sinh viên nhận thấy cần phải sống trung thực. Tự xem mình là người sống trung thực, trọng lẽ phải:Bày tỏ thái độ ân hận khi phải nói dối hoặc làm việc không trung thực. Tinh thần trách nhiện : 78-80% sinh viên coi trọng ý thức trách nhiệm khi được giao công việc. Biết giữ chữ tín : 88,7% sinh viên chấp nhận giá trị này, tỏ ra băn khoăn khi thất hứa với người khác. Yêu lao động : 76,1% sinh viên đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa “lao động là sáng tạo”; 78,7%bày tỏ thái độ yêu lao động. Gĩư gìn và bảo vệ môi trường sống: Vấn đề này đang được rất nhiều sinh viên quan tâm và có ý thức trách nhiệm với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của mình. Nhìn chung những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vẫn được số đông sinh viên coi trọng, tuy vẫn chưa thể hiện qua hành vi, hoạt động. Hiện nay đa số sinh viên có nhận thức đúng về những giá trị thể hiện lẽ sống của cá nhân phù hợp với lý tưởng của Đảng, của nhân dân như: 90- 95% sinh viên được điều tra coi:“ Tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc như là những giá trị tư tưởng quan trọng”, 90-95% sinh viên xem học tập là mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất vào lúc này, 75-85% sinh viên muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước, phấn đấu cho lí tưởng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Đồng thời sinh viên cũng nhận thức đúng về một lối sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, ứng xử có văn hoá (80-90%sv). Sinh viên đang có xu hướng hình thành lối sống năng động, nhạy cảm, tích cực thích nghi với những điều biến đổi của sự phát triển kỹ thụât, văn hoá, xã hội…… Trong quá trình học tập sinh viên luôn tự xác định cho mình một mục tiêu học tập, tự trao dồi kiến thức bằng nhiều cách khác nhau: ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. Có nhiều cách tiếp cận tri thức và nhiều phương pháp học tập khác nhau sao cho có hiệu quả nhất. Với mục đích học rõ ràng, tích cực và phương pháp học hiệu quả, sinh viên hiện nay không ngừng trang bị tri thức,hướng đến tương lai.Sinh viên luôn có ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự vươn lên lập thân, lập nghiệp, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Nói chung, phần đông sinh viên luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức của nhân loại. Từ đó xây dựng cho mình một ý thức sống, một lối sống lành mạnh, có văn hoá, luôn giữ vững tư tưởng chính trị và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù, không ngừng học hỏi, rèn luyện để thực hiển ức mơ, hoài bão của mình, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. 2.2.2 Mặt tiêu cực Bên cạnh những yếu tố tích cực thì những yếu tố tiêu cực trong sinh viên cũng rất lớn. Do sự tác động của cơ chế thị trường và một số nguyên nhân khác, một số bộ phận sinh viên có sự giao động về nhận thức,có những hành vi sai trái liên quan đên một số giá tri đạo đức quan trọng như: Trung thực, thẳng thắn, không ân hận khi có hành vi dối trá, tinh thần trách nhiện kém, không có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống(29,8% sinh viên thể hiện thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, ít quan tâm đến giữ gìn và bảo vệ môi trường sống). Đối với một số giá trị đạo đức có ý nghĩa quan trọng thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá như: Giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, giữ chữ tín, đặc biệt là tôn trọng pháp luật, ….Thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa nhận thức đầy đủ, chưa có hành vi tương ứng. Tiêu cực rõ rệt nhất là biểu hiện tính cá nhân, thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên. Họ có ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân, cái cá nhân nhiều khi lấn áp cái cộng đồng, lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc qua một cuộc điều tra 92,8%thanh niên được hỏi đã chọn địa vị xã hội; 87,2%chọn sự giàu có, 77%chọn nghề nghiệp có thu nhập cao làm định hướng giá trị sống ; 64,8% cho việc vào đoàn thanh niên cộng sản là theo phong trào. Thực trạng trên đây là hiện tượng đáng báo động, bởi lối sống thực dụng, ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, về trách nhiệm không phải là những giá trị đạo đức chuẩn của người Việt Nam. Một bộ phận sinh viên lai thờ ơ với lý tưởng, mất niềm tin vào cuộc sống, có thái độ bàng hoàng với những người xung quanh. Sự hy vọng và quan tâm đến người khác thấp đi và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế, thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Cùng với sự du nhập lối sống và công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã dần làm cho không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại. Từ đó hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu sự tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị giao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh nền kinh tế mở của. Các quan niệm đạo đức trong một số bộ phận sinh viên đang bị lệch lạc đặc biệt là quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất mọi lúc mọi nơi. Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Có thể thấy một biểu hịên đáng buồn là nhiều sinh viên cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Nhiều sinh viên đi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp hoặc đi thi hộ trong các kì thi ….Hiện tượng mua bằng bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng ngại là 53,6% cho rằng đó là chuyện bình thường không liên quan đến đạo đức không đáng phê bình. Một số bộ phận sinh viên thể hiện lối sống vô kỉ luật, có ý thức học tập rất kém hoặc không có ý thức học tập, học một cách tiêu cực, lười nhiều hơn chăm. Hiện tượng học thiếu mục đích, học không thực, không vì kiến thức đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ sinh viên. Rất nhiều sinh viên bỏ học bỏ buổi mà họ có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là: Chán học, muốn đi chơi, vì học thêm mà bỏ học chính…… Tóm lại các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được đúc rút qua nhiều thế hệ tương đối ổn định.Những truyền thống đạo đức cơ bản như: Yêu người, thương người sống nhân nghĩa, cần cù, hiếu học, tôn sư trọng đạo, vì cộng đồng…Đang có những biến đổi mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đặc biệt là sự vận động ấy thể hiện rất rõ nét trong sinh viên đối tượng trẻ có trình độ học vấn cao, rất nhạy cảm trước mọi biến chuyển của xã hội cũng như dễ chịu ảnh hưởng và tiếp thu cái mới. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đến nhận thức và tư tưởng của lớp trẻ. 2.3 Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến ý thức đạo đức của sinh viên hiện nay những nguyên nhân đó có thể chia làm hai nguyên nhân chính là: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 2.3.1. Nguyên nhân khách quan Chưa định hướng kịp thời, chưa kiểm soát đầy đủ những tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập ( thay đổi một số giá trị, du nhập những hình thức không lành mạnh của lối sống phương tây.) Hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới đất nước vì vậy mặt trái của kinh tế thị trường tác động vào nhiều lĩnh vực, nhiều mặt cả vật chất lẫn tinh thần trong đó tác động cả đến tinh thần, ý thức, thái độ, hành vi của sinh viên: Làm cho không ít sinh viên có lối sống thực dụng ; Coi nhẹ học hành hoặc làm cho sinh viên dễ sa vào trạng thái cực đoan trong nhận thức và hành động dẫn đến hành vi lệch chuẩn. Hiện tượng tham nhũng tiêu cực ngoài xã hội chưa được khắc phục dẫn đến mất lòng tin của sinh viên. Người lớn không gương mẫu ( từ gia đình đến ngoài xã hội ), một số người tha hoá về đạo đức, lối sống, trong đó có cán bộ quản lí xã hội, đảng viên, giáo viên. Công tác quản lý giáo dục còn chưa đồng bộ và thống nhất giữa các địa phương, khu vực và các trường học. Nội dung, phương thức, công tác giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục chính trị tư tưởng nói riêng chưa kịp thời đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mong muốn của sinh viên.Trong quản lý giáo dục còn nhiều biểu hiện tiêu cực mang tính thương mại hoá như: Làm bằng giả, dạy thêm tràn lan, thu phí tuỳ tiện, lộ đề thi….. Đã làm ảnh hưởng đến nhân cách và niềm tin của sinh viên vào một môi trường giáo dục lành mạnh và một xã hội công bằng, văn minh…… Nhìn chung, công tác giáo dục và đào tạo, tư tưởng chính trị, lối sống chưa được coi trọng đúng mức, chưa có biện pháp đồng bộ, có hiệu quả, thúc đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo. Quá trình đánh giá hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo, còn nặng về kết quả học tập văn hoá, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, lý tưởng, lối sống của sinh viên. Phương pháp và hình thức giáo dục- đào tạo còn khô cứng, áp đặt, nặng về thuyết giáo, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Do nhận thức nông cạn, thiếu định hướng một bộ phận sinh viên đã không có tư tưởng phấn đấu, không tự chủ, dẫn đến lối sống buông thả trở thành thói quen từ đó quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập, không chịu tu dưỡng bản thân, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỉ luật, quen với lối sống hưởng thụ, học đòi theo cách sống sa hoa, lãng phí, chạy theo văn hoá không lành mạnh, sa đoạ về đạo đức dần sa vào cuộc sống bạo lực, phi nhân tính, vi phạm pháp luật. Một số sinh viên cho rằng các giá trị đạo đức truyền thống xưa không còn phù hợp với xã hội mới. Họ cho quan niêm: “ Tiền là tất cả”. “ tiền là trên hết”. “ có tiền là có tất cả”……coi nhẹ và khinh thường các giá trị đạo đức xã hội. Không ít tình trạng sinh viên vì đồng tiền và danh dự mà trà đạp lên quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè, quan hệ gia đình. Đặt “lợi ích” làm trọng, lấy mức độ giàu nghèo để xác định các quan hệ ( tình ban, tình yêu). Có nhều sinh viên sau khi rời khỏi gia đình bước vào cuộc sống xã hội đã không vượt qua được những cám dỗ, bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. - Mặc dù nhận thức được sự nguy hiểm của các tệ nạn xã hội nhưng vẫn “ đâm đầu” vào, không chịu sủa chữa sai lâm, phó thác cuộc sống cho số phận. Nhiều sinh viên vẫn còn “ mê tín, dị đoan” coi sự thất bại gặp phải trong cuộc sống là do số phận đã sắp đặt, không thể thay đổi. 3. Những phương hướng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không? Phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên” (Hội nghị lần IV Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII) Là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh được sống trong điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm với cái mới, được đào tạo bài bản, nhưng vốn sống và sự từng trải chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường, trước những biến động về chính trị quốc tế, đặc biệt do sự ảnh hưởng của sự thoái hoá, biến chất của một số bộ phận cán bộ, đảng viên, một số sinh viên có sự dao động, khủng hoảng niềm tin, lí tưởng cách mạng. Thực trạng đó đòi hỏi phải đề cao công tác giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng cho sinh viên. 3.1. Sự quan tâm của đảng và nhà nước đến vấn đề giáo dục sinh viên Đảng ta luôn xác định thanh niên là lực lượng trụ cột của sự nghịêp đổi mới. Tại nghị quyết đại hội V của đảng xác định rõ ; Đảng ta luôn nhận định rằng công tác vận động thanh niên có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một vấn đề chiến lược của cách mạng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chuyên chính, vô sản. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của công tác thanh niên là : Giáo dục cho thế hệ trẻ nâng cao ý thức làm chủ phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Nhanh chóng khắc phục những biểu hiện không lành mạnh trong một bộ phận thanh thiếu niên ra sức đào tạo, rèn luyện thanh niên thành những con người mới phát triển toàn diện, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Bồi dưỡng các thế hệ thanh niên, hướng thanh niên trở thành những con người phát triển toàn diện là một khâu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cho thanh niên của Đảng và của Bác Hồ. Từ bài học của quá khứ và nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ phải được xác định là trách nhiệm to lớn của mọi cấp uỷ đảng, mọi cán bộ, đảng viên của tất cả các nghành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Phải là công việc được quan tâm đặc biệt, đầu tư đúng mức, chuẩn bị công phu, do lực lượng chuyên trách có năng lực đảm nhận. Là công việc thường xuyên liên tục và nhiệm vụ trung tâm trong các hoạt động phải bằng các hoạt động thực tiễn, tấm gương cách mạng mà giáo dục lý tưởng, đạo đức để từ đó tuổi trẻ hiểu được những giá trị đạo đức đích thực. Thông qua lịch sử và truyền thống cách mạng để giáo dục lý tưởng, đạo đức. Tôn tạo bảo quản và phát huy các tác dụng các di tích lịch sử, tổ chức tốt có chiều sâu các lễ hội. Lưu gương các cá nhân và tập thể điển hình trong lịch sử và đấu tranh cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tạo ra nhiều diễn đàn chính trị xã hội để thanh niên trình bày quan điểm nguyện vọng, lắng nghe ý kiến lớp người đi trước và cùng giúp nhau trong nhận thức và hành động. 3.2. Xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ lành mạnh Việc xây dựng đạo đức trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đạo đức xã hội. Về mặt nhận thức, cần coi trọng việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân.Mặc dù hệ thống đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng về bản chất là hệ thống mở, nhưng cần phải có một hệ thống quy định đạo đức gia đình cụ thể. Đây là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và của các nhà nghiên cứu hiện nay. Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những quy tắc truyền thống như: Tôn kính, phụng dưỡng ông bà cha mẹ đề cao việc tu dưỡng bản thân; Xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời trong nội dung đạo đức gia đình cũng cần tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ như: Tư tưởng bình đẳng cộng đồng, chính trực,tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu như: Thôi gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê. Đồng thời cũng không chấp nhận nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh, cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa tiền bạc, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, người già cả ốm đau trong gia đình. Trong gia đình các bậc cha mẹ phải hiểu biêt sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và dạy con cái. Những hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, nhân cách văn hoá đang trở thành phong trào rộng rãi cần đưa hoạt động này vào phát triển chiều sâu. Xã hội đã khẳng định người phụ nữ, hội phụ nữ có vai trò tích cực trong hoạt động này. Song chúng ta phải thừa nhận rằng đạo đức trong gia đình là do cả nam và nữ trong gia đình đóng góp xây dựng. Những người cha người chồng và con trai không thể đứng ngoài hoạt động xây dựng đạo đức gia đình của chính mình. Gia đình chính là tế bào của xã hội. 3.3. Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường Mục tiêu của giáo dục đại học hiện nay là : “ Hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đào tạo những người lao động tự chủ,sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nứơc, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có khả năng góp phần dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời đại ( qui chế công tác học sinh, sinh viên _Bộ giáo dục và đào tạo). Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phải nhằm mục tiêu hình thành nhận thức cơ bản về những chuẩn mực xã hội trong sinh viên cũng như hình thành tâm lí tình cảm, thói quen, tự giác, xử sự theo các chuẩn mực xã hội. Một số giải pháp được đề xuất ở các trường như sau. + Nghiên cứu một cách tổng thể những kiến thức pháp luật thiết yếu cho sinh viên nói chung và cho từng chuyên nghành nói riêng. + Bổ sung một phần đạo đức học cho tất cả các sinh viên nhằm cung cấp cơ sở lý luận ban đầu cho việc hình thành ý thức đạo đức của sinh viên. + Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo đức, pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng theo kế hoạch của hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật từ trung ương đến địa phương. + Triển khai đánh giá đạo đức sinh viên hàng năm ( hiện nay Bộ G D ĐT đã thống nhất chủ trương và đang xúc tiến xây dựng quy định). + Chú ý phát huy nhân tô tích cực, nêu gương tốt trong mọi hoạt động của sinh viên. + Tạo dư luận xã hội đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, vi phạm đạo đức, vi phạm phát luật trong sinh viên. + Cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm của các bộ phận phục vụ, giữ nghiêm kỉ cương giảng dạy tạo thuận lợi và niềm tin đối với sinh viên. + Thực hiện phương châm đa dạng hoá các loại hình hoạt động, gắn “ học với hành” tạo điều kiện cho sinh viên phát huy cao độ khả năng nghiên cứu, học tập và rèn luyện như : Tổ chức các hình thức hỗ trợ học tập, tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá thể thao, tổ chức các loại hình hoạt động xã hội, tổ chức thăm quan du lịch, du khảo, giã ngoại để hướng thanh niên về với cội nguồn….. 3.4. Đối với sinh viên Sinh viên phải luôn nhận thức được tầm quan trọng của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy: Sinh viên phải luôn nêu cao ý thức, tinh thần và trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Sinh viên phải giữ gìn bảo vệ và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc như : Yêu lao động và lao động sáng tạo với ý thức trách nhiệm và hiệu quả cao, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, lòng yêu nước. Sinh viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có nhận thức đúng đắn về những biến động chính trị trên thế giới và chủ trương mở cửa, giao lưu hợp tác quốc tế, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Sinh viên phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng chống lại âm mưu “ Diễn biến hoà bình” của địch, vừa tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Sinh viên phải có ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, năng động và sáng tạo trong tiếp thu tri thức mới, tự vươn lên lập thân, lập nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc. Sinh viên phải có niềm tin vững chắc đối với Đảng cộng sản Việt Nam và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. C- Kết luận Vấn đề đạo đức sinh viên hiện nay có những biểu hiện rất đa dạng và có phần phức tạp. Sinh viên phần đông đã và đang phát huy được những mặt ưu điểm, tích cực trong lối sống, cần cù, chăm chỉ học tập, hoạt bát, năng động, sáng tạo, phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc đồng thời tiếp thu những cái mới lành mạnh, tiến bộ phù hợp với lối sống của xã hội hiện nay. Song, còn có một bộ phận nhỏ sinh viên đang xa rời các giá trị đạo đức truyền thồng,lười biếng, thiếu ý thức học tập, cư xử thiếu văn hoá … Còn vi phạm pháp luật như nghiện hút, trộm cắp, thập chí còn cướp của, giết người …. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, lối sống tiến bộ, lành mạnh cho sinh viên luôn là vấn đề bức thiết có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Bởi lẽ nó là nền tảng, là sức mạnh nội tại chủ đạo quá trình khơi dậy tính tích cực của sinh viên. D- Danh mục tàI liệu tham khảo 1. đỗ Lan Hiền: “Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường” Tạp chí triết học số 4 năm 2002. Th.s . Đỗ Tường Vi: “ Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong thời kì mới” Tạp chí giáo dục số 8 năm 2001. p G S. TS. Hà Nhật Thăng : “ Thực trạnh đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên” Tạp chí giáo dục số 39 năm 2002. Lê Thị Tuyết Ba : “ Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong đIều kiện kinh tế thị trường” Tạp chí triết học năm 2002. Nguyễn Huy Bằng : “ Các quan đIểm đánh giá đạo đức sinh viên hiện nay” Đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 4 năm 2000. Nguyễn Huy Bằng : “ Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách sinh viên” Đại học và giáo dục chuyên nghiệp tháng 12 năm 2000. Nguyễn Ngọc Hà : “ Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thai đạo đức ở nước ta hiện nay” Tạp chí triết học số 3 năm 2002. Nguyễn Đình Hoà : “ Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” Tạp chí triết học số 6 năm 2002. Nguyễn Thị Khoa “ Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường” Tạp chí triết học số 4 năm 2002. Nguyễn Ngọc Thu : “ Hồ CHí MINH với giáo dục cái đẹp cho tuổi trẻ” Tạp chí cộng sản số 5 năm 2004. Nguyễn Tiến Thủ : “ Triết học về con người với giáo dục nhân cách trong trường”. Đại học và giáo dục chuyên nghiệp tháng 3 năm 2001. Nguyễn Đình Tường: “ Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”. Tạp chí triết học số 6 năm 2003. Trần Thị Nguyệt : “ Đôi điều về ý thức học của sinh viên hiện nay” Tạp chí sinh viên số 11 năm 2003. Trần Nguyên Việt : “ Gía trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường” Tạp chí triết học số 5 năm 2002. Trương Giang Long : “ Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ” Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6 năm 2001. Võ Minh Tuấn : “ Toàn cầu hoá với đạo đức sinh viên hiện nay.” Tạp chí thanh niên số 22 năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35564.doc
Tài liệu liên quan