Đề tài Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động đến nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1985-2000

Những năm 1990 chắc chắn là một thập kỷ bất ổn đối với xã hội Nhật Bản. Sau một nửa thế kỷ tăng trưởng kinh tế "thần kỳ" và chuyển đổi thành công thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng trì trệ với một núi các khoản nợ xấu đè lên khu vực tài chính. Nguyên nhân một phần là do việc định giá lại giá trị của đồng Yên Nhật sau thỏa ước Accord năm 1985. Nhưng không thể phủ nhận thực trạng điều hành yếu kém ở thời điểm bấy giờ của Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Tác động của việc tăng giá đồng Yên chắc chắn sẽ không nghiêm trọng đối với nền kinh tế nội địa của Nhật Bản nếu các chính sách đưa ra có được sự kịp thời và tính hiệu quả cần thiết trước những bất ổn vĩ mô đã được dự báo từ trước. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc có một hệ thống kinh tế, tài chính hoạt động độc lập, minh bạch theo quy luật thị trường để có thể phản ứng tốt hơn trước mỗi bất ổn xảy ra. Và đây cũng là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động đến nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1985-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngoại thương cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận GV hướng dẫn: cô Vương Thị Bích Ngà Nhóm thực hiện: MARQUA 2 Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động đến nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1985-2000 Danh sách nhóm thực hiện: Trịnh Ngọc Linh K48C 0953015447 (nhóm trưởng) Phan Hoàng Quang Nhật K48C 0953015537 Nguyễn Đăng Hưng K48C 0953015522 Nguyễn Như Anh Tú K48C 0953015588 Nguyễn Thị Cẩm Tú K48C 0953015587 Nguyễn Huy Chương K48C 0953015509 Võ Khánh Trình K48C 0953015583 MỤC LỤC Phần I: Cơ sở lý thuyết về tỉ giả và tác động của việc nâng giá tiền tệ 5 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tỉ giá 5 1.1 Khái niệm về tỉ giá và phương pháp yết giá 5 1.2 Chức năng của tỉ giá 6 1.3 Các nhân tố tác động lên tỉ giá 7 Chương 2: Lý luận về nguyên nhân và tác động của việc nâng giá tiền tệ 8 2.1 Khái niệm nâng giá tiền tệ 8 2.2 Nguyên nhân việc nâng giá tiền tệ 8 2.3 Tác động của việc nâng giá tiền tệ 10 Phần II: Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động của nó lên nền kinh tế Nhật Bản từ 1985- 2000 11 Chương 3: Tổng quan về thỏa ước Plaza và giá trị đồng Yên sau thỏa ước 11 3.1 Hoàn cảnh kí kết thỏa ước 11 3.2 Nội dung thỏa ước 12 3.3 Giá trị đồng Yên sau thỏa ước. 14 Chương 4: Giá trị đồng Yên Nhật và các chính sách của Chính phủ và NHTW Nhật Bản trong giai đoạn 1985- 2000 16 4.1 Giai đoạn 1985- 1989, sự hình thành nền kinh tế bong bóng 17 4.2 Giai đoạn 1990 – 1993, nền kinh tế bong bóng nổ tung 19 4.3 Giai đoạn 1994- 1996, giai đoạn phục hồi yếu của nền kinh tế Nhật 20 4.4 Giai đoạn 1997-2000, giai đoạn khủng hoảng trầm trọng 20 Chương 5: Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên lên một số mặt của nền kinh tế Nhật bản giai đoạn 1985- 2000 21 5.1 Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên đến thị trường chính khoán và thị trường bất động sản tại Nhật Bản 21 5.2 Ảnh hướng của việc nâng giá đồng Yên lên tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 23 Phần 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kiểm soát nền kinh tế hiệu quả sau khi nâng giá đồng Yên của Nhật Bản 26 Chương 6: Bài học từ những chính sách thiếu hiệu quả của chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản. 26 6.1 Chính sách tiền tệ mở rộng trong một thời gian dài 26 6.2 Chính sách tài khóa mở rộng thiếu hiệu quả 27 Chương 7: Bài học từ việc cải cách toàn diện nền kinh tế theo hướng tự do hóa để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng trong tương lai 29 7.1 Tình trạng yếu kém, lạc hậu của hệ thống kinh tế Nhật Bản 29 7.2 Cuộc cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. 30 7.3 Kết luận đưa ra từ thực tế nâng giá tiền tệ của Nhật Bản. 31 Phần I: Cơ sở lý thuyết về tỉ giả và tác động của việc nâng giá tiền tệ Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về tỉ giá Khái niệm và phương pháp yết giá Khái niệm Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng 1 đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái. Ví dụ: một người nhập khẩu nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ séc có mệnh quá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy, giá của 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ. Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở 1 khía cạnh khác: đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của 2 nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh 2 đồng tiền vàng của 2 nước khác nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của 2 đồng tiền 2 nước khác nhau. So sánh hàm lượng vàng của 2 tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay nói 1 cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bảng vị vàng. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó, ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của 2 tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ. Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau. Một tấn lúa mì loại 1 ở Anh co giá là 100 GBP, ở Mỹ là 178 USD. Ngang giá sức mua là 1 GBP = 1 / 100 = 1,78 USD Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ Phương pháp yết tỷ giá: Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, TGHĐ thường được yết giá như sau: USD / CNY = 8,15/75 USD / VND = 15.840/45 Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là 1 đơn vị tiền tệ. Các đồng CNY, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là 1 số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng. Tỷ giá đứng sau 8,15 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng. Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng. Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh, gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối. 1.2. Chức năng của tỷ giá hối đóai Chức năng so sánh sức mua: Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thị trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia. Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quan trọng trong việc họach định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển các họat động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong nước. Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn định TGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh tóan quốc tế. Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. 1.3 Các nhân tố tác động lên ti giá Các nhân tố tác động trực tiếp lên tỷ giá Họat động của NHTW trên thị trường ngọai hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hương làm tỷ giá thay đổi đat đến mục tiên đề ra bằng dự trữ ngọai hối của mình. Các họat động can thiệp trực tiếp của NHTW sẽ tạo ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, tạo ra áp lực lạm phát hay giảm phát khônng mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy sẽ NHTW thường sử dụng thêm nghiệp vu thị trường mở. Ngòai ra còn phải kể đến các can thiệp hành chính của chính phủ như biện pháp kết hối hay quy định hạn chê về đối tượng được mua ngọai tệ, mục đích sử dụng ngoai tệ v.v… Tuy nhiên với xu thế mở cửa tự do hóa thương mại hiện nay thì các biện pháp hành chính ngày càng trở nen không phù hợp mà thay vào đó là chuyển sang các công cụ thị trường Các nhân tố gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu : Khi NHTW tăng mứa lãi suất tái chiết khấu dẫn đến làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngọai tệ chạy vào làm nội tệ lên giá và ngược lại Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngọai tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. Hạn ngạch: Khi dỡ bỏ hạn ngạch sẽ có tác dụng tăng nhập khẩu, sẽ có tác dụng lên tỷ giá giống thuế quan thấp Giá cả: Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược khiến khối lượng xuất tăng lên, tăng cung ngọai tệ khiến cho nội tệ lên giá. Đối với việc bù giá sẽ cho kết quả ngược lại Điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngọai tệ đối với các NHTM : Khi ngọai tệ khan hiếm trên FOREX, NHTW có thể tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với huy động bằng ngọai tệ của các NHTM, làm chi phí sử dụng vốn ngọai tê tăng, tăng kinh doanh có lãi thì NHTM phải hạ lãi suất huy động ngọai tệ, việc sở hữu ngọai tệ trở nên kém hấp dẫn hơn việc nắm giữ nội tệ, làm tăng cung ngọai tê trên FOREX. Chương 2: Lý luận về nguyên nhân và tác động của nâng giá tiền tệ Khái niệm về nâng giá tiền tê Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó, tức là làm cho tỷ giá cua ngọai hối so với tiền tệ nâng giá bị sụt xuống, hạ thấp tỷ giá hối đóai xuống Nguyên nhân của việc nâng giá tiền tệ Một quốc gia có thể nâng giá tiền tệ là do 4 nguyên nhân chính sau - Do áp lực của nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của họ vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh tóan quốc tế dư thừa. Trung Quốc là một ví dụ điển hình trong thời gian này. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa xuất khẩu tràn ngập thị trường nước ngoài với ưu thế là giá rẻ do Nhà nước của Trung Quốc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Điều này tạo ra sự đe dọa lớn đối với các ngành sản xuất của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Dưới sức ép từ Mỹ và các nước khác trên thế giới, Trung Quốc đã phải đồng ý thi hành chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ. - Tránh những đồng tiền mất giá chạy trốn vào nước mình Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh”nền kinh tế để tránh những khung hỏang về cơ cấu thì sẽ nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước mình. Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền kinh tế... Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lainếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đứa nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định. Khi một quốc gia đang tăng trưởng nóng cần phải có biện pháp giảm xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài, đồng thời cần phải khuyến khích nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó cần phải hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc nhà nước đưa ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục tiêu “giảm nhiệt” cho nền kinh tế, mỗi quốc gia cần phải biết cách lựa chọn thời điểm để tiến hành nâng giá tiền tệ sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngòai xây dưng một nền kinh tế của mình “trong lòng” các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngòai, vấn đề sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia. Chính phủ của các nước có thể xem xét sử dụng biện pháp nâng giá tiền tệ để có thể nâng cao sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước khác trên thế giới. Một khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài, từ đó sẽ khiến nền kinh tế của nước nhận đầu tư sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế của nước đầu tư. Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước có nền kinh tế đã phát triển, lượng vốn đang ở trạng thái bão hòa, không còn có thể tăng được hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư mong muốn di chuyển nguồn vốn của mình ra những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Tác động của việc nâng giá tiền tệ Mặt tích cực Đối với một quốc gia nợ nước ngoài nhiều và kéo dài, nâng giá tiền tệ tức là làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng nội tệ của nước đó giảm xuống. Nâng giá tiền tệ làm cho giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền của mọi tầng lớp trong xã hội được tăng lên, do đó sức mua của toàn xã hội tăng lên, lưu thông hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, tác động tích cực tới thu ngân sách nhà nước và khuyến khích các yếu tố kích thích sản xuất. Khuyến khích dòng vốn từ trong nước chảy ra nước ngoài với mục đích đi du lịch, chuyển kiểu hối và đầu tư. Nâng giá tiền tệ về bản chất là mang tính quốc tế, cho nên nó có ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Mặt tiêu cực Khi ngân hàng trung ương ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau: Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tỷ giá thị trường) nên sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Hạn chế thu hút vốn đầu tư, kiều hối, du lịch vào trong nước. Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường khan hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh “ mua bán tranh ép” hay “ bán thì cưỡng ép còn mua thì phân phối”. Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc. Một mặt, họ găm giữ ngoại tệ; mặt khác, họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối càng tỏ ra căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ. Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển ngoại thương và khiến cho các nguồn lực trong xã hội phân bổ kém hiệu quả. Và trong trường hợp của Nhật Bản vào giai đọan 1985 – 1987, khi thực hiện nâng giá tiền tệ thi nguyên nhân chính là do áp lực của các cường quốc khác trong thời kì này là muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình. Phần II: Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động của nó lên nền kinh tế Nhật Bản từ 1985- 2000. Chương 3: Tổng quan về thỏa ước Plaza và giá trị đồng Yên sau thỏa ước 3.1. Hòan cảnh kí kết thỏa ước Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và “tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế giới (gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản - TG)” Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách tỷ giá hối đoái “đồng Yên yếu”. Việc duy trì một đồng Yên yếu so với đồng USD kéo dài mấy thập niên đã giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh so với hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ. Nhờ đó, trong suốt thập niên 1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản đánh bại hầu như tất cả các địch thủ kinh tế ở bất cứ lĩnh vực nào mà các công ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh. Các nền kinh tế - đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản bị mất dần thị phần của nhiều sản phẩm mang tính biểu tượng vào tay Nhật Bản. Được mệnh danh là “những kẻ luôn luôn chiến thắng”, các ngành công nghiệp và các công ty Nhật Bản đã đẩy đối thủ phương Tây vào cuộc tháo chạy kéo dài, kể cả ở những mặt trận vốn được coi là niềm tự hào của họ. Ô tô và hàng điện tử gia dụng là những ví dụ điển hình cho chiến thắng kinh tế huy hoàng của Nhật Bản và là nỗi cay đắng của các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Tây Âu trong giai đoạn này1. “Chẳng có quốc gia công nghiệp nào có được thặng dư mậu dịch về sản phẩm chế tạo với Nhật Bản” (L. Thurow 1994). Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng nặng nề trong quan hệ buôn bán với Nhật. Khi phân tích nguyên nhân sinh ra mối đe dọa từ phía Nhật Bản, một cường quốc công nghiệp bị chiến tranh tàn phá chỉ mới phục hồi nhưng lại luôn luôn có thặng dư thương mại với phần còn lại của thế giới, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách hàng đầu của các nền kinh tế phương Tây nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn, thậm chí có thể coi là quyết định, của chính sách tỷ giá hối đoái mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng. Đó là chính sách có mục tiêu duy trì đồng Yên giá trị thấp so với đồng USD, được Chính phủ Nhật Bản kiên trì áp dụng trong hơn 20 năm, biến nó thành động lực quan trọng bậc nhất, giúp nền kinh tế Nhật Bản triển khai thành công mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp Nhật Bản, các Chính phủ phương Tây đã sử dụng chính nó để "phản đòn". Họ đi tới kết luận vốn rất thông thường về mặt lý thuyết rằng việc thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá đồng USD, tăng giá đồng yên sẽ “triệt tiêu” động lực tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản, giúp các nền kinh tế phương Tây thoát khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch trường kỳ trong quan hệ thương mại với Nhật. Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm kiếm một giải pháp nhằm chặn đứng xu hướng gia tăng thặng dư thương mại theo cấp số nhân của Nhật và giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại tương ứng của Mỹ. Giải pháp được chọn để đạt mục tiêu là phá giá mạnh đồng USD, tăng giá các đồng tiền khác, trong đó, đích ngắm chính là đồng Yên. 3.2.Nội dung thỏa ước Plaza Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp( HÌNH). Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Thoả thuận Plaza (Plaza Accord) năm 1985 là điểm mốc quan trọng, lúc đó một USD là 240 Yen. Nhóm G5 áp lực Nhật chấp nhận đồng thuận trên nhằm tăng giá đồng Yen và giảm giá đồng USD. Nhật chấp nhận vì không muốn các nước G5, đặc biệt là Mỹ đưa ra các biện pháp bảo vệ thị trường, ngăn chặn hàng Nhật Trong vòng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của cácngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu. Mục đích của việc phá giá đồng đô-la Mỹ là: Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,5% GDP; Giúp kinh tế Mỹ hồi phục từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980. Để kiềm chế lạm phát hồi đầu thập niên 1980, Cục dự trữ liên bang dưới quyền Paul Volker đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất được nâng lên rất cao, trên 10%. Kết quả là các dòng vốn trên thế giới đổ dồn về Mỹ. Dollar Mỹ, vì thế lên giá, khiến cho xuất khẩu của Mỹ giảm trong khi nhập khẩu vào nước này tăng lên. Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai trở nên xấu đi. Thỏa ước Plaza đã thành công trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Tây Âu nhưng thất bại trong mục tiêu cơ bản là hạn chế thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Lý do là sự thâm hụt này bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế chứ không từ các yếu tố tiền tệ. Hàng chế tạo của Mỹ trở nên cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng không thành công tại thị trường Nhật Bản do các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản.Thực tế, điều này cũng không thực sự đem lại nhiều ngạc nhiên. Nhằm đối phó với những bất lợi của thỏa ước Plaza, Nhật Bản đã thực thi chính sách tín dụng lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp sản xuất trong khi ngầm bảo đảm cho các khoản vay của ngân hàng. Kết quả là hàng hóa dành cho xuất khẩu tiếp tục tăng lên mặc dù hàng hóa dành cho tiêu dùng bị giảm đi. Và chính vì thế, thặng dư thương mại với Mỹ vẫn tăng lên. Biểu đồ 3.2. : So sánh về tài khỏan vãng lai dựa trên % GDP danh nghĩa giữa 3 quốc gia Mĩ, Nhật Bản và Đức từ năm 1980 – 2008 (Nguồn: Domestic-Demand-Led Economic Growth: Japan’s Lesson Learned; Mashahiko Nakazawa) Giá trị đồng Yên Nhật sau thỏa ước BẢNH SO SÁNH ĐỒNG YEN QUA CÁC THỜI KỲ Sau thế chiến lần thứ hai, kinh tế Nhật đã dựa vào thương mại quốc tế để phát triển vì Nhật thiếu tài nguyên thiên nhiên. Xuất khẩu do đó là con bài chủ lực để Nhật nhập khẩu nguyên liệu nhằm phát triển trong khi bằng mọi cách bảo vệ thị trường nội địa. Hàng hoá nội địa do đó đắt so với các nước khác. Chính vì vậy Chính phụ Nhật Bản đã kiên trì theo đuổi chính sách giữ đồng Yen yếu cũng là lý do bảo đảm hàng hoá Nhật xuất khẩu rẻ trên thị trường thế giới và làm cho hàng hoá nước ngoài đắt trên thị trường nội địa. Đầu những năm 1970, một USD có lúc lên tới 370 Yen. Thực tế của Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thành tích xuất, nhập khẩu, được phản ánh trong một nguyên lý kinh tế học đơn giản, thông thường nhưng rất hiệu quả: một chế độ tỷ giá, trong đó, đồng nội tệ bị “đánh giá thấp” so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, giúp nền kinh tế thu được thặng dư thương mại; ngược lại, đồng nội tệ được “đánh giá cao” trong quan hệ tỷ giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và cản trở xuất khẩu, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây thâm hụt mậu dịch.  Biểu đồ 3.3 Tỷ giá JPY/USD từ năm 1971 – 1999 (Nguồn : Domestic-Demand-Led Economic Growth: Japan’s Lesson Learned; Mashahiko Nakazawa) Tuy nhiên sau cuộc gặp lịch sử Plaza, trước áp lực rất mạnh của Mỹ và các đối tác châu Âu, Nhật Bản buộc phải chấp nhận nâng giá đồng Yên. Hiệp ước Plaza có tác dụng tức thì. Giá trị đồng Yên nhanh chóng tăng vọt. Biểu đồ trên cho thấy ngay sau Thỏa ước Plaza, trong năm 1985, đồng Yên lập tức tăng giá 30%. Và chỉ sau đó chưa đầy một năm rưỡi, đồng Yên lại tăng giá thêm 50%. Từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1987, giá trị tỷ giá của đồng Yên đã nhân đôi. Thật sự đã diễn ra một sự đảo ngược tỷ giá. Đi vào chi tiết, đàu tháng 12/1985 cho đến trước khi có thỏa ước Plaza, 1 usd đỏi được 240 yen. Trước khi dĩen ra thỏa ước Plaza 1 ngày, con số này là 241. 7 yen tren 1 usd. Tháng 11/1986 : tỉ giá là 162.29 yen trên 1 usd, Tháng 11/1987 ; con số này chỉ còn 128.59 yen trên 1 usd. Đỉnh đỉem là vào ngày 4 tháng 1 năm 1988, 1 usd chỉ còn đổi ra được 121 yen, gàn nhu là bằng ½ khi so sánh vào tháng 12 năm 1985. Chương 4: Giá trị đồng Yên Nhật và các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra trong giai đoạn 1985-2000 Như đã nói ở phần trên, việc kí kết thỏa ước Plaza vào tháng 9 năm 1985 dẫn tới việc Nhật Bản phải tăng giá đồng Yên trong những năm tiếp theo. Việc đồng Yên tăng giá trong bối cảnh trước đó đồng tiền này luôn được định giá ở mức thấp so với đồng USD đòi hỏi chính phủ Nhật Bản cũng như ngân hàng trung ương nước này (BOJ) phải có những chính sách phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì mức tăng trưởng cao trong khoảng 4 thập niên trước đó. Nhưng dựa trên những kết quả ghi nhận được từ thực trạng nền kinh tế nước này trong khoảng thời gian 15 năm sau khi kí kết thỏa ước Plaza, tức là từ 1985 đến 2000, rõ ràng việc điều tiết vĩ mô của Nhật Bản trong khoảng thời gian này đã mắc phải nhiều sai lầm dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Vào thời điểm cuối những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản ở trong tình trạng “nền kinh tế bong bóng”, giá cổ phiếu và bất động sản leo thang ở mức chóng mặt. Nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1990 kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính, thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất nước này cũng tụt dốc không phanh. Tất cả những sự sụp đổ hay tụt dốc đó có thể đã không diễn ra nếu như chính phủ Nhật Bản và BOJ phản ứng mạnh mẽ và ngay lập tức đối với những hệ quả từ việc định giá lại đồng Yên vào năm 1985. Như vậy rõ ràng chúng ta phải xem xét những chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ Nhật Bản và BOJ trong khoảng thời gian 1985-2000 như một cách đánh giá ở 8tầm vĩ mô tác động của việc nâng giá đồng Yên lên tổng thể nền kinh tế Nhật. Giai đoạn 1985 đến 1989, sự hình thành nền kinh tế bong bóng: Thỏa ước Plaza được kí kết ngày 22/9 năm 1985 vào thời điểm mà nền kinh tế Nhật đã có những dấu hiệu chững lại sau mấy thập niên tăng trưởng thần kì. Ngay trong những vòng đàm phán dẫn đến thỏa ước Plaza cũng đã ghi nhận điều này. Khoảng thời gian trước khi kí kết thỏa ước, chính sách kinh tế của Nhật bản tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều tiết vĩ mô. Bằng chính sách tiền tệ nới lỏng bắt đầu từ tháng 8 năm 1980, nền kinh tế nước này đã sớm vượt qua được những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng giá dầu lần thứ 2 năm 1979, mang lại mức tăng trưởng không cao nhưng ổn định. GDP thực được giữ ở mức 3% trong nửa đầu thập niên 80. Các số liệu về nền kinh tế đều khả quan trong năm 1985. Đầu năm 1986, BOJ bắt đầu nhận ra sự đầu cơ trong nền kinh tế. Họ nhận thấy các dòng tiền chuyển dịch nhiều vào nhà đất và chứng khoán đẩy giá trị của 2 thị trường này lên rất cao bất chấp bối cảnh tương lai của nền kinh tế Nhật không thật sự rõ ràng. Và bấy giờ BOJ đã nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế do chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài gây ra. Mặc dù đưa ra những cảnh báo như vậy nhưng BOJ vẫn tiếp tục hạ thấp lãi suất trong thời gian trên. Từ mức trên 8% vào cuối năm 1985, lãi suất qua đêm giảm xuống chỉ còn nhỉnh hơn 2.5% vào tháng 2 năm1987 (biểu đồ 2.1). Điều này phần lớn là do các áp lực chính trị từ giới lãnh đạo nảy sinh từ những hệ quả của việc nâng giá tiền tệ của Nhật Bản. Các áp lực này đòi hỏi BOJ phải đưa ra một chính sách nhằm chặn đứng nguy cơ suy thoái về kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Chính sách này khiến cho hiện tượng đầu cơ trong kinh tế Nhật Bản ngày càng rõ ràng hơn. Sự tăng giá quá mức của thị trường chứng khoán và nhà đất chứng tỏ những bong bóng lớn đã hình thành và có thể vỡ bất kì lúc nào. Tuy nhiên, BOJ đã không tăng lãi suất khiến cho tình trạng này kéo dài 2 năm rưỡi cho đến khi đổ vỡ vào đầu năm 1990. Vào ngày 29/3/1987, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện gói cứu trợ khẩn cấp cho nền kinh tế do sự tăng giá đột ngột của đồng yên đã sau thỏa ước Plaza đã gây ảnh hưởng nặng nề đặc biệt trên phương diện xuất khẩu và nhiều lịnh vực khác. Gói cứu trợ này ước tính khỏang 6.000 tỉ yên, tập trung vào đầu tư công và giảm thuế . Chính sách tài khóa này đưa ra nhưng lại không có động thái hỗ trợ cụ thể của bên phía BOJ ngoài việc hạ lãi suất. Qua đó thể hiện sự thiếu đồng bộ trong điều tiết vĩ mô của chính phủ Nhật Bản. Đây là giai đoạn mà chính sách vĩ mô của Nhật Bản tỏ ra khá chậm trễ dẫn tới sự mất ổn định trong tỉ giá hối đoái và dần làm xấu đi tình trạng kinh tế bong bóng vốn đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Biểu đồ 2.1: Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn của Nhật Bản từ 1/1982 đến 1/2008 (Nguồn: Time of troubles: The Yen & Japan’s economy, 1985-2008; Maurice Obstfeld, University of California) Đến giữa năm 1989 BOJ đã từ bỏ chính sách tiền tệ đã kéo dài một thập kỷ và bắt đầu thắt chặt lãi suất tái chiết khấu. Điều này nhằm chặn đứng sự gia tăng của các bong bóng tài sản và duy trì sự ổn định giá cả trong nước. Mức chiết khấu tăng gấp 5 lần, và đạt tới 6% vào năm 1990 (Biểu đồ 2.1), cao hơn mức lãi suất chiết khấu ở thời điểm kí kết thỏa ước Plaza. Điều này rõ ràng là sai lầm, khi các bong bóng tài sản mở rộng ở mức tối đa thì chính phủ Nhật Bản mới tiến hành thắt chặt tín dụng. Sự chậm trễ này là mở đầu cho một giai đoạn sụp đổ của nền kinh tế Nhật vốn đang chịu chi phối của những bong bóng tài sản lớn, và hệ quả là kéo lùi thành tựu tăng trưởng của Nhật Bản trong những thập niên trước đó. 4.2.Giai đoạn 1990 đến 1993, nền kinh tế bong bóng nổ tung: Sau khi quy định tăng lãi suất chiết khấu của BOJ được đưa ra tháng 5 năm 1989 và quy định về hạn chế giao dịch đất đai của chính phủ Nhật Bản năm 1990 được ban hành, trong năm 1990 và 1991, thị trường chứng khoán và sau đó là thị trường nhà đất nước này đều giảm giá nghiêm trọng. Để đối phó với tình hình này, BOJ dần nới lỏng tiền tệ trong tháng 7 năm 1991. Tuy nhiên, lập trường của BOJ với tình hình lúc đó khá lạc quan và do đó họ không nhận ra rằng các bong bóng đã nổ và nền kinh tế đang bước vào chu kì giảm phát nợ.  Rõ ràng rằng BOJ đã không nhận ra các nguy cơ giảm phát nợ tại thời điểm đó và theo đuổi một chính sách chống lạm phát "lạc quan''. BOJ chỉ thực sự nhận ra nguy cơ này vào năm 1992. Trong tháng 4 năm 1992, BOJ đã giảm lãi tái suất chiết khấu đến 5 lần. Cuối cùng, tỷ lệ chiết khấu đã giảm 0,5%, mức thấp nhất trong lịch sử của BOJ, trong tháng 9 năm 1995. Mục tiêu của nó tất nhiên là để phục hồi từ sự trì trệ kéo dài. Tuy nhiên, số lượng lớn các khoản nợ đã tích lũy trong suốt thời kỳ bong bóng đã tạo nên một gánh nặng nặng cho người tiêu dùng, các công ty kinh doanh, và các tổ chức tài chính hơn mức mà BOJ dự kiến. Nhiều chỉ số kinh tế và chỉ số cho thấy số liệu bi quan. Các số liệu thống kê về kinh tế cho thấy rằng mức tiêu thụ hàng hóa và đầu tư cho kinh doanh của nền kinh tế giảm mạnh, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Nhật Bản trở nên hết sức u ám. Trong bản tin tháng 5 năm 1992 của ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ, họ công nhận rằng “tình hình đã trở nên hết sức nghiêm trọng và các bong bóng nợ đã ở mức không kiểm soát được”. Nhưng khi BOJ nhận thức được điều này thì mọi chuyện đã quá muộn. Một câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra khi BOJ sớm nhận thức về điều này, có lẽ tình trạng đổ vỡ nghiêm trọng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, các chính sách của BOJ một lần nữa lại tỏ ra quá chậm chạp, và nền kinh tế Nhật Bản phải bước vào một giai đoạn trì trệ kéo dài. Giai đoạn 1994-1996, giai đoạn phục hồi yếu của nền kinh tế Nhật: Trong 2 năm 1994 và 1995, nền kinh tế Nhật ít nhiều có những dấu hiệu phục hồi mờ nhạt. Các chỉ số niềm tin tiêu dùng và chỉ số triển vọng kinh doanh đã chạm đáy trong quý cuối cùng của năm 1993 và bắt đầu cải thiện từ đầu năm 1994. Tỷ lệ lợi nhuận tính trên doanh số bán hàng của các công ty dần được cải thiện, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn còn tình trạng trì trệ. Những thành tựu này có được là do BOJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ của mình cùng với sự can thiệp bằng chính sách tài khóa của chính phủ Nhật. Lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh từ mức 1.75% vào tháng 9 năm 1993 xuống còn 0.5% tháng 9 năm 1995. Chính phủ Nhật đẩy mạnh chi tiêu công. Ngoài ra, bộ tài chính Nhật Bản (MOF) cũng đưa ra kế hoạch “tái tổ chức hệ thống tài chính Nhật Bản” thể hiện quyết tâm giải quyết vấn đề nợ xấu và công khai số nợ xấu của nền kinh tế là 400 tỷ USD. Tất cả nhằm tránh cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tránh khỏi nguy cơ trì trệ kéo dài. 4.4.Giai đoạn 1997-2000, giai đoạn khủng hoảng trầm trọng: Bất chấp các nỗ lực nhằm giải quyết, các khoản nợ xấu vẫn là vật cản quá lớn cho sự phục hồi kinh tế và nền kinh tế Nhật vẫn ở trong tình trạng trì trệ.  Trong tình hình đó, nhằm tránh nguy cơ thâm hụt về dài hạn của ngân sách Chính phủ do chính sách tài khóa mở rộng kéo dài và áp lực từ việc gia tăng phúc lợi xã hội do dân số Nhật ngày càng có xu hướng già đi, tháng 4 năm 1997, thủ tướng Nhật khi đó là ông Hashimoto đã quyết định tăng thuế tiêu dùng từ 3% lên 5%. Ngoài ra Chính phủ còn xóa bỏ việc miễn thuế thu nhập. Thật không may, cuộc đại khủng hoảng kinh tế Đông Á lại xảy ra vào tháng 7/1997. Hai sự kiện này làm sụt giảm tổng cầu, gây áp lực giảm phát, tạo sự rối loạn trước tiên ở hệ thống tài chính. Hệ quả của nó là các ngân hàng và công ty tài chính Nhật Bản đổ vỡ theo dây chuyền trong suốt 2 năm 1997 và 1998. Chính phủ Nhật Bản dường như bất lực trước cuộc khủng hoảng này do lúc này nền kinh tế Nhật đã rơi vào bẫy thanh khoản khi mà lãi suất dưới 1% được duy trì quá lâu khiến cho những chính sách tiền tệ đưa ra không còn tính hiệu quả nữa. Chính sách tài khóa mở rộng cũng không thể thực hiện mạnh mẽ để cứu nền kinh tế được nữa do gánh nặng thâm hụt ngân sách của nền kinh tế Nhật đã trải qua quá trình hơn 10 năm. Chương 5: Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên lên một số mặt của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1985-2000. 5.1.Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên đến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tại Nhật Bản: Đầu năm 1986, giá cổ phiếu và đất đai bắt đầu tăng mạnh hơn những năm trước. Nguyên nhân là do có sự đầu cơ trong xã hội từ việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng trong khoảng thời gian trước đó, từ đây đã đánh dấu sự xuất hiện các bong bóng lớn trong thị trường chứng khoán và bất động sản tại Nhật. Sự tăng giá này, dễ thấy là cực kỳ không bền vững. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhật Bản đã không tăng lãi suất cho đến khi tình trạng bóng bóng kéo dài hai năm rưỡi. Biểu đồ 5.1a: Chỉ số Nikkei 225 từ 1980- 2010. (Nguồn: Domestic-Demand-Led Economic Growth: Japan’s Lesson Learned; Mashahiko Nakazawa) Có thể thấy trên biểu đồ 2.2 và 2.3, bắt đầu từ năm 1986 sau khoảng 4 năm giá nhà đất và chỉ số Nikkei 225 đã tăng gấp đôi giá trị. Đặc biệt là giá nhà đất của 6 thành phố lớn tại Nhật chênh lệch rất lớn so với mức giá bình quân trên toàn quốc. Điều này rõ ràng là rất bất thường có thể khẳng định rằng đã có những bong bóng tài sản hình thành do việc cấp tín dụng quá dễ dàng trong thời điểm đó. Mà nguyên nhân sâu xa chính là việc đồng Yên được định giá lại dẫn tới những thay đổi trên thị trường tín dụng Nhật Bản. Vào thời điểm này, việc cho vay quá mức cùng với tâm lí đám đông đã đẩy thị trường chứng khoán và nhà đất lên mức cao chưa từng có. Những kỳ vọng này sau đó mau chóng đổ vỡ vào giữa năm 1989, khi Ngân hàng Nhật Bản áp dụng mức lãi suất cứng rắn. Chỉ số Nikkei tiếp tục tăng cho đến cuối năm 1989. Đến cuối năm 1990, chỉ số Nikkei đứng ở mức chỉ khoảng 23.000 - giảm 41% từ đỉnh cao của bong bóng chứng khoán. Vào mùa hè năm 1992 Nikkei đứng ở khoảng 18.000. Giá bất động sản cũng giảm gần một nữa giá trị từ đỉnh cao năm 1992 đến giai đoạn cuối năm 2000. Biểu đồ 5.1b: Biểu đồ so sánh giá nhà đất trung bình với giá nhà đất tại 6 thành phố lớn của NB ( 1970-2008) (Nguồn: Domestic-Demand-Led Economic Growth: Japan’s Lesson Learned; Mashahiko Nakazawa) 5.2.Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên đến tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản: Sau khi kí kết thỏa ước Plaza các ngành công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản lâm vào tình trạng khó khăn do đồng yên lên giá. Những nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải cắt giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, việc tăng giá đồng Yên cũng làm chi phí nhân công đội lên (hình 5.2a) khiến vấn đề cắt giảm chi phí cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc cắt giảm các chi phí sản xuất, các doanh nghiệp còn chuyển sản xuất ra nước ngoài như một giải pháp thay thế xuất khẩu. Ở một số sản phẩm như radio, tivi màu và các đồ điện gia dụng khác, tỷ lệ sản xuất ở nước ngoài đã lên tới đỉnh cao là 50%, trong một số trường hợp còn lên tới 60-70%. Thái Lan, Malaysia và một vài nơi khác ở châu Á là địa điểm được lựa chọn để sản xuất các linh kiện, phụ tùng máy móc "made in Japan". Suy thoái đã kéo dài suốt cho đến tháng 3, tháng 4/1987. Tuy nhiên, vào đầu mùa xuân năm 1987, kinh tế Nhật đã có sự chuyển biến rộng khắp. Giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu giảm rõ ràng (biểu đồ 5.2b) đã mang lại lợi nhuận cho các ngành công nghiệp điện, khí đốt và các ngành khác có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong lãnh thổ nước Nhật. Giá nhập khẩu giảm chủ yếu do ảnh hưởng của sự sụt giảm giá dầu thô, mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của Nhật Bản (Biểu đồ 2.5).Vì giá ở nước ngoài tương đối ổn định nên các công ty đã không thể chuyển được gánh nặng của đồng yên mạnh hơn bằng cách tăng giá ở nước ngoài lên được mà phải cắt giảm giá bằng cách hợp lý hóa các hoạt động của mình và sản xuất nhiều hơn ở nước ngoài. Việc các hàng chế tạo nhập khẩu từ chỗ chiếm 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 1985 đã tăng vọt lên gần một nửa vào năm 1987, phản ánh việc nhập khẩu các linh kiện và phụ tùng tăng mạnh. Biểu đồ 5.2a: Chênh lệch giá hàng xuất nhập khẩu và giá nhân công của Nhật Bản (1978-2007) (Nguồn: Time of troubles: The Yen & Japan’s economy, 1985-2008; Maurice Obstfeld, University of California) Biểu đồ 5.2b: Giá dầu thô thế giới (1981-1988) Mặc dù giá hàng xuất khẩu có giảm (nhờ giá nguyên vật liệu giảm) song vẫn không bù đắp được tác động của đồng yên giá cao. Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Tuy vậy, sự phục hồi nhanh chóng của hoạt động đầu tư và của các khu vực khác của kinh tế Nhật đã khiến cho tăng trưởng kinh tế, từ năm 1985, phải dựa vào cầu nội địa. Trước năm 1985, cầu nước ngoài tăng liên tục. Song từ năm 1986, cầu nước ngoài đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và sự phục hồi chỉ do cầu nội địa thúc đẩy. Sự phục hồi này làm cho đầu tư tư bản được mở rộng, không chỉ trong ngành công nghiệp ô tô và máy điện như dự tính mà còn cả trong các ngành thương mại và dịch vụ. Biểu đồ 5.2c: Biểu đồ so sánh tỉ trọng hàng nhập khẩu của Nhật Bản trong 2 năm 1985 và 1990 (Nguồn: Domestic-Demand-Led Economic Growth: Japan’s Lesson Learned; Mashahiko Nakazawa) Việc nâng giá đồng Yên còn dẫn tới một hệ quả là thay đổi trong tỉ trọng hàng nhập khẩu của Nhật Bản. Nhìn vào biểu đồ 5.2c, ta có thể thấy trong vòng 5 năm đó Nhật Bản đã giảm đáng kể lượng nhập khẩu dầu thô nhập khẩu, đồng thời gia tăng khá lớn lượng hàng chế tạo, máy móc, phương tiện và thực phẩm nhập về. Điều này có thể lí giải là qua việc nâng giá đồng Yên, các doanh nghiệp Nhật Bản đã di chuyển nguồn lực ra nước ngoài để sản xuất. Vào năm 1990, các doanh nghiệp tại Nhật Bản chỉ sản xuất một phần dây chuyền sản phẩm của mình tại nội địa. Đồng thời, mức gia tăng về lượng thực phẩm nhập khẩu cũng phản ánh mức độ chi tiêu ngày càng tăng của người Nhật trong giai đoạn này. Phần III: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kiểm soát nền kinh tế thiếu hiệu quả sau khi nâng giá đồng Yên của Nhật Bản. Chương 6: Bài học từ những chính sách thiếu hiệu quả của Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản 6.1. Chính sách tiền tệ mở rộng trong một thời gian dài Nhật Bản là quốc gia đã sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng trong một thời gian rất dài, gần 2 thập kỉ, xen lẫn với một vài khoảng thời gian ngắn tiền tệ bị thắt chặt. Nhưng nhìn chung, kể từ đầu thập niên 80, chính sách tiền tệ mở rộng được BOJ thực hiện kéo dài và liên tục với lãi suất tái chiết khấu thường xuyên giữ ở mức thấp và có lúc xấp xỉ mức 0. Điều này dẫn tới một hiện tượng mà người ta gọi nó là bẫy thanh khoản. Chúng ta có thể định nghĩa về bẫy thanh khoản (liquidity trap) như sau: Là hiện tượng xảy ra khi nền kinh tế trì trệ trong một thời gian dài, lãi suất danh nghĩa gần bằng 0 và ngân hàng trung ương không thể thúc đẩy nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ thông thường. Lúc đó, mọi người không kỳ vọng vào thu nhập từ việc đầu tư, vì vậy họ ưa giữ tiền mặt hoặc tài khoản ngắn hạn thay vì đầu tư dài hạn. Điều này làm cho suy thoái trở nên trầm trọng hơn. Trong điều kiện bình thường, ngân hàng trung ương có thể kích thích nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất hoặc tăng cung tiền. Tuy nhiên, khi lãi suất đã ở mức gần bằng 0, ngân hàng trung ương không thể tiếp tục giảm để kích thích tăng trưởng kinh tế được nữa. Ngân hàng trung ương cũng có thể bơm thêm tiền vào lưu thông thông qua các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại. Nhưng không may, do lãi suất quá thấp, các ngân hàng thương mại không sẵn sàng cho vay, vì thế lượng tiền mới được bơm thêm đó không thể tràn hết ra thị trường và đem lại kết quả gì đáng kể. Nhật Bản nửa sau thập niên 90 đã rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản. Chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng liên tục nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi sự sụp đổ kể từ năm 1990. Lãi suất chiết khấu giữ ở mức 0,5% và lãi suất ngắn hạn cũng xấp xỉ như vậy trong những năm cuối thập kỷ này. Lúc đó, chính sách tiền tệ mở rộng dường như không còn hiệu quả nữa. Một điều nữa mà BOJ đã sai lầm là họ thường quyết định thay đổi chính sách tiền tệ của mình rất chậm so với những biến động thực tế của nền kinh tế Nhật. Điển hình là việc giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu trong suốt thời gian các bong bóng tài sản hình thành vào khoảng cuối những năm 80, và chỉ tăng lãi suất khi những bong bóng này đã lớn một cách tối đa. Yếu tố mở đầu cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến những thành tựu của tăng trưởng tại Nhật Bản. 6.2. Chính sách tài khóa mở rộng Các chương trình kích thích kinh tế trọn gói: Đây là giải pháp truyền thống mà Chính phủ Nhật thường sử dụng để khắc phục khủng hoảng chu kỳ. Đó là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình kích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông qua việc mở rộng đầu tư công vào các chương trình phúc lợi công cộng. Kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ, Chính phủ Nhật đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói với tổng chi phí lên tới 107.000 tỷ yên. Đây chính là những biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm tạo nên đòn bẩy cần thiết cho nền kinh tế sớm khắc phục được khủng hoảng. Cắt giảm thuế và xóa một phần nợ cho các công ty kinh doanh bất động sản: Đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm trợ giúp các công ty đang đứng trước bờ vực phá sản sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng. Lấy ví dụ là chính sách thời thủ tướng Keizo Obuchi (người kế nhiệm Hashimoto vào năm 1998) đã thực hiện giảm thuế thu nhập 9.000 tỷ yên (2% GDP). Mức thuế thu nhập cao nhất của cả cấp quốc gia và cấp địa phương đã được giảm từ 65% xuống còn 50%. Việc giảm thuế này được hy vọng là sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và kích thích tinh thần làm việc chung. Tuy nhiên, chính sách tài khóa mở rộng cũng không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Nền kinh tế Nhật Bản vẫn hết sức trì trệ. Nguyên nhân của sự kém hiệu quả đó có thể kể ra là: Chính sách tài khóa đưa ra thường không đồng bộ với chính sách tiền tệ, làm giảm hiệu quả từ việc tăng đầu tư công đến nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm cao của người dân Nhật : Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới. Một mặt, đặc điểm này là yếu tố quan trọng làm nên sự "thần kỳ Nhật Bản" trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới II. Mặt khác, nó lại là một trong những tác nhân gây ra sự trì trệ của nền kinh tế Nhật trong những năm 1990 do làm hạn chế tác động của chính sách tài khóa. Hệ thống thuế thiếu hợp ở Nhật Bản vô tình khuyến khích người dân tiết kiệm bằng cách áp mức thuế khá thấp lên các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính. Dân số Nhật Bản ngày càng bị già hóa gây ngày càng gây nhiều sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và trở thành gánh nặng lớn cho một nền kinh tế đang trì trệ. Ngoài ra chính sách tài khóa mở rộng làm ngân sách của chính phủ Nhật bị thâm hụt nặng nề, từ thặng dư ngân sách 1,3% GDP vào năm 1990 đến thâm hụt gần 5% GDP vào năm 1996. Gánh nặng về thâm hụt ngân sách này tạo nên những lo ngại về nguy cơ chính phủ đánh mất năng lực thanh toán trong dài hạn. Điều này càng khiến mối lo ngại trong dân chúng tăng lên, vì vậy họ vẫn giữ tỷ lệ tiết kiệm cao kể cả khi thu nhập có tăng. Một yếu tố nữa là những thay đổi về lối sống của người tiêu dùng Nhật Bản: Từ cuối những năm 1970, lối sống của người tiêu dùng Nhật Bản đã thay đổi nhiều. Thay đổi đáng kể nhất là sự gia tăng về tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu tiêu dùng của người Nhật. Người tiêu dùng đã chuyển từ việc mua hàng hóa sang mua dịch vụ, đặc biệt là du lịch, giáo dục và giải trí. Dịch vụ chiếm khoảng 40% chi tiêu của người tiêu dùng. Ngoài ra, do đồng Yên mạnh hơn, người Nhật vô tình trở nên giàu có hơn và việc đi du lịch nước ngoài đã bùng nổ mạnh mẽ: ước tính 8-10% dân số Nhật Bản đi du lịch nước ngoài mỗi năm. Vì vậy, việc gia tăng tiêu dùng của họ lại ít có tác động đến sản xuất trong nước. Cuối cùng, đó là sự mất lòng tin của các doanh nghiệp vào tình hình kinh tế khiến cho hoạt động đầu tư và sản xuất không được kích thích phát triển như mong đợi. Và chính sách tài khóa của chính phủ Nhật Bản không thể đạt được những mục tiêu như kế hoạch đã đề ra. Chương 7: Bài học từ việc cải cách toàn diện nền kinh tế theo hướng tự do hóa để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng trong tương lai: 7.1.Tình trạng yếu kém, lạc hậu của hệ thống kinh tế Nhật Bản: Đặc trưng của mô hình kinh tế Nhật Bản cũng như nhiều nước châu Á khác trong thập kỷ 90 và thời gian trước đó là chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism). Trong đó, liên kết giữa các quan chức chính phủ thuộc bộ Tài chính (MOF), bộ Công thương quốc tế (MITI) và BOJ với giới doanh nghiệp tư nhân rất chặt chẽ, dẫn đến tệ nạn tham nhũng, vụ lợi cá nhân, đặc biệt gây hại cho việc lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. Hệ thống tài chính Nhật Bản đã nhiều năm tồn tại dưới sự kiểm soát chặt chẽ của MOF và BOJ, còn MITI nắm quyền lực lớn, cấu kết với giới doanh nhân, điều phối hoàn toàn chiến lược công nghiệp đối ngoại cũng như đối nội. Một cựu viên chức cấp cao Nhật đã nhận xét: "Chỉ có một từ để chỉ những đỉnh cao chỉ huy bằng tiếng Nhật, ít ra là xuyên suốt những năm 70, đó là MITI." Vào những năm trước 1990, Nhật Bản có tới 7 trong số 10 ngân hàng đứng đầu thế giới nhưng từ cuối thập niên 90, theo kết quả điều tra xếp hạng giữa 20 ngân hàng đầu thế giới và 20 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản thì các ngân hàng Nhật Bản có thứ hạng rất thấp so với các ngân hàng nước ngoài, cụ thể là đã tụt hậu khoảng 10 năm so với các ngân hàng Mỹ. Có tình trạng này là do các ngân hàng ở Mỹ cũng như ở nhiều nước tư bản phương Tây khác luôn phải vươn lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhờ đó mà lớn mạnh hơn, trong khi các ngân hàng Nhật Bản lại được tồn tại trong một môi trường đầy những chính sách bảo hộ của nhà nước trong nhiều năm, do đó khó trụ vững trước sóng gió của cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và tự do cạnh tranh, mô hình nhà nước "chỉ đạo" thị trường vốn đã rất thành công của Nhật Bản không những không còn phù hợp mà còn gây trở ngại rất lớn khi nền kinh tế nước này lâm vào tình trạng khủng hoảng. 7.2. Cuộc cải cách nền kinh tế theo hướng tự do hóa cải cách kinh tế theo xu hướng tự do hóa để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai: Các chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Nhận ra những yếu kém từ trong cơ cấu của hệ thống kinh tế, tài chính, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một loạt chính sách cải cách. Trong đó, tiêu biểu là việc BOJ không còn phụ thuộc vào chính phủ như trước đây nữa mà chính thức hoạt động độc lập theo Luật Ngân hàng mới vào năm 1997. Ngoài ra, chính phủ cũng tái cơ cấu MOF và các ngân hàng thương mại. Mặc dù quá trình cải cách có đem lại một số kết quả đáng khích lệ song nhìn chung sự thay đổi này vẫn chưa thực sự tạo ra những khác biệt căn bản trong việc vận hành hệ thống kinh tế. Thay đổi căn bản cách thức vận hành và kiểm soát đó mới chính là điều mà cải cách kinh tế cần đạt tới. Có thể kể ra một số hạn chế chủ yếu của cải cách kinh tế như sau: Việc thực hiện các giải pháp cải cách chưa thực sự triệt để, đặc biệt là các giải pháp đụng chạm đến lợi ích của các nhóm đặc quyền như các giải pháp liên quan đến thuế thu nhập, trợ cấp nông nghiệp, việc xóa bỏ độc quyền hoặc giảm sự can thiệp của nhà nước trong một số ngành then chốt như tài chính, viễn thông, bưu điện¼ Các chương trình cải cách kinh tế dường như mới chỉ dừng lại ở việc chữa trị cho mô hình kinh tế cũ (khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế hay khủng hoảng tài chính) mà chưa thực sự tìm ra được một mô hình mới cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Theo đánh giá của một số học giả Mỹ, sự chậm trễ trong cải cách kinh tế ở Nhật Bản có thể được lý giải bởi những lý do sau: Người Nhật vẫn còn lòng tin vào giá trị của hệ thống hiện tại do nó đã đem lại sức mạnh cho đất nước hàng thập kỷ sau chiến tranh. Bản chất gắn kết nội bộ của các nhân tố chủ yếu trong hệ thống hiện tại. Lợi ích của các nhóm đặc quyền rất lớn và họ chiếm một số lượng khá lớn trong dân số. Quá trình giải điều tiết và cải cách hành chính là do chính bộ máy quan liêu thực hiện chứ không phải do sức ép chính trị rộng khắp từ các cử tri. Tuy cuộc cải cách về hệ thống kinh tế thực sự chưa đưa đến hiệu quả tức thời, nhưng bước đầu nó đã làm thay đổi ở một mức độ nhất định trong điều hành kinh tế tại Nhật Bản. Điều này giúp Nhật Bản trong những năm tiếp theo không bị lún sâu thêm vào khủng hoảng và lấy lại niềm tin của người dân nước này. 7.3.Kết luận đưa ra từ thực tế việc nâng giá tiền tệ của Nhật Bản: Những năm 1990 chắc chắn là một thập kỷ bất ổn đối với xã hội Nhật Bản. Sau một nửa thế kỷ tăng trưởng kinh tế "thần kỳ" và chuyển đổi thành công thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng trì trệ với một núi các khoản nợ xấu đè lên khu vực tài chính. Nguyên nhân một phần là do việc định giá lại giá trị của đồng Yên Nhật sau thỏa ước Accord năm 1985. Nhưng không thể phủ nhận thực trạng điều hành yếu kém ở thời điểm bấy giờ của Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Tác động của việc tăng giá đồng Yên chắc chắn sẽ không nghiêm trọng đối với nền kinh tế nội địa của Nhật Bản nếu các chính sách đưa ra có được sự kịp thời và tính hiệu quả cần thiết trước những bất ổn vĩ mô đã được dự báo từ trước. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc có một hệ thống kinh tế, tài chính hoạt động độc lập, minh bạch theo quy luật thị trường để có thể phản ứng tốt hơn trước mỗi bất ổn xảy ra. Và đây cũng là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan final.doc
Tài liệu liên quan