Đề tài Vấn đề thể loại và phân chia thể loại báo chí
I.Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống, bởi nhu cầu về thông tin xã hội của người dân ngày càng lớn. Sự phát triển của báo chí được đánh dấu một phần bởi sự phong phú và đa dạng khi thể hiện tin, bài dưới nhiều hình thức, các vấn đề được đề cập dưới nhiều góc độ, mức độ giúp cho độc giả có điều kiện tiếp cận thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Báo chí và phương pháp đào tạo báo chí là vấn đề đang được báo chí hiện nay quan tâm và tranh cãi. Dư luận giới truyền thông đang đứng trước 2 luồng quan điểm trái ngược nhau: nên hay không nên đào tạo báo chí theo kiểu phân chia thể loại? Vấn đề này thực ra vẫn chưa có giải pháp thoả đáng. Vì cho đến giờ phút này, riêng về việc phân chia thể loại đã có rất nhiêu ý kiến và quan điểm khác nhau. Vấn đề thể loại và phân chia thể loại báo chí vẫn là vấn đề được quan tâm nhất trong giới lí luận truyền thông.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề thể loại và phân chia thể loại báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống, bởi nhu cầu về thông tin xã hội của người dân ngày càng lớn. Sự phát triển của báo chí được đánh dấu một phần bởi sự phong phú và đa dạng khi thể hiện tin, bài dưới nhiều hình thức, các vấn đề được đề cập dưới nhiều góc độ, mức độ giúp cho độc giả có điều kiện tiếp cận thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Báo chí và phương pháp đào tạo báo chí là vấn đề đang được báo chí hiện nay quan tâm và tranh cãi. Dư luận giới truyền thông đang đứng trước 2 luồng quan điểm trái ngược nhau: nên hay không nên đào tạo báo chí theo kiểu phân chia thể loại? Vấn đề này thực ra vẫn chưa có giải pháp thoả đáng. Vì cho đến giờ phút này, riêng về việc phân chia thể loại đã có rất nhiêu ý kiến và quan điểm khác nhau. Vấn đề thể loại và phân chia thể loại báo chí vẫn là vấn đề được quan tâm nhất trong giới lí luận truyền thông.
II. Giải quyết vấn đề
1.Thể loại báo chí
Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về khái niệm này cả ở trong nước lẫn ngoài nước và chưa hoàn toàn thống nhất.
Trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống đều có sự phân nhóm giữa các yếu tố cấu thành nên nó bởi những thuộc tính riêng biệt. Đó được gọi là sự phân chia thể loại. Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô 1985 định nghĩa:“ Thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức và cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc, hay một nền nghệ thuật thế giới .”
Theo tác giả Đinh Hường “ thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị tư tưởng nhất định”. Còn tác giả Tạ Ngọc Tấn cũng quan niệm: “ thể loại tác phẩm là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại hình cuả tác phẩm báo chí”.
Sự phân chia thể loại dựa trên tiêu chí lựa chọn những đối tượng có chung những đặc điểm nội dung, hình thức,… những đặc điểm này thể hiện rõ ràng, dễ nhận thấy, và khi gộp nhóm những đối tượng có chung những đặc điểm ấy lại có thể phân biệt được chúng với những nhóm đối tượng khác dựa trên những đặc điểm chung của cả nhóm. Việc phân chia nhóm vào các thể loại nói trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại và cũng chỉ mang tính tương đối
Mỗi tác phẩm báo chí thường được xếp vào một thể loại cụ thể dựa trên các tiêu chí như: tác phẩm đó có dung lượng như thế nào, nói về vấn đề gì, cách thể hiện vấn đề của người viết, cảm xúc của người viết có được gửi gắm trong bài viết hay không?
Báo chí nói chung được chia thành các nhóm thể loại như: tin, phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh, xã luận, bình luận, tiểu luận, phê bình và giới thiệu tác phẩm, điều tra, điểm báo, thư của ban biên tập, ký và các thể loại trào phúng.
Ranh giới giữa các thể loại vẫn chưa được xác định một cách thật sự rõ ràng, vẫn còn tồn tại sự giao thoa giữa chúng. Ngoài ra, những dấu hiệu chung thì thì việc phân chia thể loại báo chí có thể dựa trên những dấu hiệu như:
* Đặc thù của đối tượng mô tả
* Chức năng và nhiệm vụ của tác phẩm báo chí
* Chiều rộng của sự phản ánh hiện thực và phạn vi của sự tổng kết và các kết luận
* Phương tiện tái hiện hình ảnh và mức độ truyền cảm
Việc sử dụng đúng thể loại báo chí là rất quan trọng, nó giúp cho nhà báo có thể thể hiện một cách chính xác nội dung, lựa chọn đúng cách trình bày tác phẩm báo chí của mình để nó đến với công chúng một cách có hiệu quả nhất
Để bài biết có thể truyền tải thông tin một cách tích cực nhất lại phụ thưộc không nhỏ ở chỗ người viết lựa chọn cách thể hiện nào để đăng tải thông tin ấy. Chính vì vậy việc nắm bắt chính xác các thể loại báo chí là rất quan trọng đối với những người làm báo.
2. Đào tạo theo thể loại hay đào tạo theo tin và bài
Hiện nay, đối với việc đào tạo báo chí xuất hiện hai luống ý kiến trái ngược nhau: 1 là đào tạo theo thể loại, 2 là đào tạo theo kiểu dạy viết tin bài…Những ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này dễ làm ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành…Đào tạo theo thể loại là nghiêng về lý thuyết, còn đào tạo theo tin và bài nghiêng về thực hành. Hiện nay trường nhân văn chủ yếu đào tạo theo lý thuyết, còn trường phân viện nghiêng về thực hành. Những sinh viên phân viện học rất ít kiến thức chung. Một sinh viên phân viện cho biết họ viết, viết và viết, cho đến khi nhuần nhuyễn, đến khi gặp một vấn đề là họ viết luôn, gần như không cần suy nghĩ…vì đã thành thói quen rồi. Kiểu đào tạo này cho ra những con gà nòi. Họ được đào tạo kỹ năng cứng. Còn đối với sinh viên nhân văn, họ học tất cả. Những môn chung thì nhiều vô kể, chiếm khá nhiều thời lượng chương trình đào tạo. Còn những môn liên quan đến báo chí thì học tản mạn, cái gì cũng biết một chút, một ít. Dương Đức Đà Trang, trưởng đại diện báo tuổi trẻ thành phố HCM trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí trường nhân văn đã nói- Chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian để học đại cương với một chương trình giàn trải một cách không cần thiết. Các bạn đang rơi vào tình trạng “ chuồn chuồn đạp nước”, cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu. Nói riêng môn các thể loại báo chí chính luận, theo chương trình cũng chỉ được học 4 trình, môn phát thanh 4 trình v.v. Với thời lượng như thế, sinh viên chưa kịp tiêu hóa lý thuyết chứ đừng nói gì đến thực hành. Đương nhiên với cách đào tạo này, ra trường bạn vẫn có thể làm việc tốt, chỉ cần kiên trì một chút vì bạn xuất phát điểm chậm hơn những người đã quá quen với công việc. Dó đó, họ đã được làm đi làm lại nhiều lần. Có được nền tảng lý thuyết tốt cũng giống như “ sức có khỏe thì mới gánh được nặng và đi được xa”. Vấn đề là sinh viên có nền tảng lý thuyết tốt hay không khi mà thời lượng giảng dạy dành cho lý thuyết không nhiều và họ cũng thường có tâm lý chán vì “ lý thuyết suông”.
Bác Hồ, trên cương vị là một nhà báo mà cả thế giới phải ngưỡng mộ đã từng nói: “lý thuyết mà không có thực hành chỉ là lý thuyết suông, thực hành mà không có lý thuyết chỉ đạo thì làm việc gì cũng hỏng”. Việc xem nhẹ bất kì yếu tố nào trong hai yếu tố này đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đó cũng chính là cách nhìn nhận đang tồn tại hiện nay. Cũng chính vì việc nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện như vậy mà dẫn đến những cuộc tranh luận không hồi kết về vấn đề đào tạo này. Thiết nghĩ, việc đào tạo theo thể loại và đào tạo theo tin bài đều quan trọng như nhau, đều cần thiết như nhau. Sinh viên báo chí rất cần được đào tạo cả lý thuyết và thực hành…để khi ra trường đỡ bỡ ngỡ, tránh tình trạng ôm một mớ lý thuyết nhưng khi chạm vào một vấn đề thực tế thì loay hoay không biết nên viết theo thể loại nào hoặc khi bị giao nhiệm vụ đi viết một bài phóng sự thì lại “viết nhầm” thành tường thuật. Thực tế là vẫn có trường hợp có sinh viên ra trường bị kêu là không biết viết tin, không biết viết phóng sự điều tra.v.v.
III. Kết thúc vấn đề
Trong điều kiện hiện nay, vẫn cần chú trọng việc giảng dạy và đào tạo theo thể loại báo chí. Vì việc sử dụng đúng thể loại báo chí rất quan trọng, nó giúp cho người làm có thể thể hiện một cách chính xác nội dung, lựa chọn đúng cách trình bày tác phẩm báo chí của mình để nó đến với công chúng một cách có hiệu quả nhất.
Còn đối với công chúng thì hầu như họ không mấy quan tâm tới vấn đề thể loại của bài viết, cái mà họ thật sự quan tâm là những thông tin mà bài viết mang lại. Nhưng để bài biết có thể truyền tải thông tin một cách tích cực nhất lại phụ thưộc không nhỏ ở chỗ người viết lựa chọn cách thể hiện nào để đăng tải thông tin ấy. Chính vì vậy, việc nắm bắt chính xác các thể loại báo chí là rất quan trọng đối với những người làm báo.
Không ai lại không biết, lý thuyết và thực hành vẫn là một vấn đề lớn khó giải quyết đối với nền giáo dục nước nhà hiện nay. Không phải chỉ riêng trong việc đào tạo báo chí, mà đối với tất cả các ngành học khác. Sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc dạy và học lý thuyết và thực hành đang làm cho sinh viên cũng như giảng viên cảm thấy lúng túng. Đến những vị đầu tàu của ngành giáo dục cũng đang bối rối chưa biết giải quyết thế nào. Những nguyên nhân như thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị, lương giáo viên thấp, sinh viên thì nghèo… vẫn là trở ngại chính. Tuy nhiên, giảm bớt những môn học đại cương không cần thiết để sinh viên có thể được học nhiều hơn về chuyên ngành ( cả lý thuyết lẫn thực hành) có lẽ là một sự lựa chọn không tồi trong thời điểm hiện tại.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 1.doc