Đề tài Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007

Năm 2007 cũng là năm Techcombank tăng cường việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy của một số khối, phòng ban hội sở để tách bạch và chuyên môn hoá ở từng khâu trong quy trình hoạt động cũng như mảng hoạt động nhằm tăng năng suất lao động và kiểm soát rủi ro được tốt hơn. Phòng kiểm toán nội bộ của Techcombank đã được thành lập đầu năm 2007 và dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình thực hiện nhằm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với tình hình hoạt động của các chi nhánh về các phương diện Kế toán, tín dụng, thanh toán Khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp cũng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2007 và đem lại những chuyển biến tích cực trong phục vụ phân nhóm khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2007, bên cạnh đó các trương chình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật vơi HSBC, Techcombank cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí là Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân, Giám đốc khối Vận hành hệ thống, Giám đốc Marketing, Đồng Giám đổcTung tâm Thẻ và tín dụng tiêu dùng, Giám đốc Trung tâm Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân, và tiếp nhận chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ cùng với sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu khẳng định các giá trị đóng góp của mình vào hoạt động của ngân hàng và đem lại những kết quả tích cực.

doc67 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã có nhu cầu nhất định của những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế. Một lần nữa Techcombank lại là một trong những ngân hàng đầu tiên cung cấp giải pháp cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) cho khách hàng của mình, những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến mà 123 Mua là một ví dụ. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử khác được Techcombank triển khai thành công trong năm 2007 có thể kể đến như sản phẩm F@st Sbank cung cấp cầu nối cho nhà đầu tư với các công ty chứng khoán, sản phẩm Telebank cho Prudential, thẻ Metro gift, giải pháp thanh toán cho Pacific Airline. Càng ứng dụng công nghệ hiện đại thì ngân hàng càng phải đối mặt với những vấn đề “hậu cần” như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm máy chủ, máy trạm, đường truyền, và cuối cùng, nhưng ko kém phần quan trọng là an ninh bảo mật hệ thống. Năm 2007, Techcombank đã xây dựng và đưa vào vận hành một trung tâm dữ liệu (Data Center) hoàn toàn mới với các trang thiết bị hiện đại như hệ sàn nâng, hệ thống chống cháy tự động bằng khí Nitrogen, hệ thống điều hòa đa điểm tại chỗ. Theo kịp sự phát triển về mạng lưới của ngân hàng, năm 2007 TTCN đã triển khai hạ tầng cho hàng chục chi nhánh phòng giao dịch mới, nâng cấp hệ thống đường truyền công nghệ mới như cáp quang, megawan, đảm bảo liên lạc giữa từng chi nhánh với trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất. Nhận thức rõ rủi ro về bảo mật thông tin luôn song hành cùng sự phát triển của các hệ thống công nghệ, Techcombank đã thành lập một phòng chuyên biệt phụ trách công tác bảo mật. Bên cạnh đó bộ phận kiểm toán IT độc lập cũng được thành lập nhằm đảm bảo các hoạt động IT phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quản lý công nghệ quốc tế như Cobit, Iso 270001. Có thể nói trong năm 2007, Techcombank đã tiến một bước dài về công nghệ, giữ vững vị thế là một ngân hàng hiện đại, đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ vào chiến lược kinh doanh của mình. Techcombank nói chung và TTCN nói riêng cũng nhận rõ các thách thức mới đang ở phía trước trên con đường phát triển và đội ngũ cán bộ, chuyên viên TTCN cần không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tinh thần làm việc chuyên nghiệp để chinh phục những đỉnh cao mới mà trước hết là hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2008 do ban Tổng giám đốc giao. 1.3.6. Quản trị rủi ro tổng hợp Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và do đó để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu thì năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng phải tốt. Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Techcombank như vậy về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, năm 2007 tiếp tục đánh giá một bước phát triển mới trong công tác này, đặc biệt là những phát triển trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, vốn luôn được xác định là rủi ro chính cần được kiểm soát chặt chẽ của Techcombank. Nếu như năm 2006, việc thành lập phòng Quản trị rủi ro của Hội sở được xem là bước đầu tiên quan trọng trong việc thống nhất quản lý toàn bộ các rủi ro, thì năm 2007, việc thành lập tiếp các khối Tín dụng và Quản trị rủi ro trên cơ sở tư vấn của HSBC được coi như bước phát triển hoàn tất về cơ cấu cho công tác quản trị rủi ro của Techcombank. Với việc thành lập khối, công tác quản trị rủi ro và định giá tài sản của Techcombank, cả về tầng vi mô và vĩ mô đã được độc lập hoàn toàn với mảng kinh doanh, giúp ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn khi kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Song song với việc cải tổ cơ cấu, mảng rủi ro tín dụng năm qua cũng nhận được nhiều sự thay đổi về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó phải kể đến mảng rủi ro tín dụng doanh nghiệp với việc cải tổ về quy trình phê duyệt tín dụng và quy trình thẩm định. Các quy trình mới này đã góp phần vào việc tăng trưởng vượt bậc về tín dụng của Techcombank trong nửa cuối năm 2007 mà vẫn kiềm chế được rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Ngoài ra mảng rủi ro tín dụng bán lẻ cũng là một trọng tâm phát triển trong năm 2007 cùng với tham vọng đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ của Techcombank. Tiếp nối những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ theo danh mục đã bắt đầu được gây dựng năm 2006, rủi ro bán lẻ đã được trực tiếp các chuyên gia của HSBC xây dựng và chịu trách nhiệm trước ban điều hành. Theo đó, lần đầu tiên, việc phê duyệt tự động những sản phẩm tín dụng tiêu dùng đã được thực hiện trên hệ thống xếp hạng ngân hàng (Scoring) được tích hợp tập trung trong hệ thống IT. Đây có thể nói là điểm đột phá nhất của Techcombank trong rủi ro tín dụng của năm 2007. Công tác rủi ro thị trường trong năm 2007 cũng có những bước phát triển cơ bản tiếp nối nền tảng đã xây dựng những năm qua. Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003. Trong năm 2007, các mô hình này được tiếp tục cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và sửa đổi các khoản mục cho khớp với các hoạt động phát sinh mới của Techcombank. Ngoài chính sách quản trị rủi ro lãi suất với báo cáo khe hở kỳ hạn (GAP analysis) vẫn đang được tiến hành đều đặn, giúp Techcombank duy trì khe hở kỳ hạn trong hạn mức an toàn cho phép, các kỹ thuật về thời lượng (Duration and Modified Duration)) – mô hình tiên tiến hơn trong quản trị rủi ro lãi suất – đang đi những bước cuối cùng của công việc nghiên cứu và sớm áp dụng trong đầu năm 2008. Trong quản trị rủi ro thanh khoản thì hệ thống hạn mức ròng tiền ra tối đa (MCO) vẫn được duy trì và kiểm soát tốt, giúp ban điều hành và phòng Nguồn vốn có được cái nhìn kịp thời về diễn biến thanh khoản và ra quyết định kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, những kỹ thuật Stress Testing (xây dựng các giả định khủng hoảng và biện pháp ứng phó) cũng đang được nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt trong năm 2007, hệ thống quản trị rủi ro đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống hạn mức cho kinh doanh ngoại hối theo mô hình Value at Risk (VAR). Hệ thống này giúp Techcombank nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro phát sinh. Bộ phân quản trị rủi ro hoạt động, với chức năng ban đầu là kiểm toán IT đã có những thành công bước đầu trong năm 2007. Hệ thống kiểm toán IT độc lập với Trung tâm IT, sử dụng chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng điện tử (COBIT) đã giúp cho ban điều hành có cái nhìn toàn diện hơn về những rủi ro tiềm ẩn của hệ thống. Ngoài ra, chính sách về an ninh và bảo mật thông tin theo chuẩn Iso 17799 cũng đã được ban hành, đưa vào công tác bảo mật thông tin của Techcombank từng bước vào chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, quy trình áp dụng Basel II, được nghiên cứu trong năm 2006, đã dần định hình các bước ro ràng và sẽ đi vào áp dụng cụ thể đầu năm 2008. Như vậy, hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank đã không ngừng được củng cố một cách đồng bộ và dần được nâng cấp cho phù hợp với các chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở quan trọng để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. 1.3.7. Quản lý chất lượng Một năm nhiều hoạt động dự án cải tiến với trọng tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm hướng tới sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ trong hoạt động ngân hàng. Các dự án đã ghi nhận được nhiều kết quả có ý nghĩa và tác động tích cực trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng hiện nay. Cùng với sự hiện diện của các chuyên gia HSBC trong năm 2007 đã giúp cho Phòng Quản lý chất lượng có được cơ hội để tiếp cận với nhiều phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới, từ đó đổi mới hệ thống chất lượng của mình đạt chuẩn mực quốc tế, khẳng định vai trò của chất lượng với các hoạt động khác trong hệ thống Techcombank. Với mạng lưới hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển cả vê chiều rộng và chiều sâu, tính đến năm 2007 Techcombank đã có tới gần 130 điểm giao dịch trải rộng trên hơn 23 tỉnh thành của cả nước với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng. Hoạt động chất lượng năm 2007 đã luôn song hành trong việc triển khai, đánh giá chất lượng nội bộ và không ngừng cải tiến kiên tục đảm bảo có được sự vận hành đồng bộ, thống nhất trên toàn Techcombank. Một trong nhưng mối quan tâm hàng đầu là lam thế nào để đảm bảo chất lượng hoạt động của toàn hệ thống ở mức tố nhất có thể. Quá trình kiểm soát, nghiên cứu và cải tiến chất lượng được tiến hành thường xuyên, liên tục và đa minh chứng được tinh hiệu quả trong thực tế. Tháng 10/2007, Techcombank đã tổ chức đánh giá chất lượng Breau Veritas tái chứng nhận Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 lần thứ hai 2007 – 2010. Với định hướng kinh doanh năm 2008, hơn bao giờ hết các yêu cầu chất lượng cần được cụ thể hóa bằng việc cải tiến năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng mục tiêu phát triển của Techcombank và đạt được những chuẩn mực của một ngân hàng hiện đại. Hệ thống chất lượng Techcombank đã có được những thành công bước đầu nhưng không vì đó mà cho phép mình bằng lòng với thực tại, nhiều dự án đổi mới chất lượng theo mô hình tiên tiến đã và đang được tiếp tục đẩy mạnh – khẳng định Techcombank với hệ thống chất lượng toàn diện. 1.3.8. Hoạt động marketing 1.3.8.1. Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường Trong năm 2007, phòng Marketing đã có nhiều hoạt động điều tr, nghiên cứu thị trường, đưa ra các thông tin làm cơ sở cho việc lập chiến lược, ra quyết định các hoạt động kinh doanh của Ngan hàng. Có thể kể đến các chương trình điều tra như điều tra độ nhận biết thương hiệu, điều tra về sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng Techcombank. Các điều tra, nghiên cứu để phục vụ cho dự án nghiên cứu thương hiệu, tái định cũng được thực hiện. Phòng còn tiến hành điều tra, nghiên cứu và cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các biến động của nên kinh tế, các ngành kinh tế xuất nhập khẩu và chủ chốt. Ngoài ra, các điều tra phục vụ các hội thảo, hội nghị Khách hàng của Khối Khách hàng doanh nghiệp cũng được tiến hành thường xuyên. Điều tra online về đồng phục Điều tra online về hành vi, thói quen sử dụng thẻ Visa của nội bộ nhân viên Techcombank Cung cấp thông tin cá ngành cho cán bộ quản lý Techcombank. 1.3.8.2. Dịch vụ khách hàng 24/7 – Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Năm 2007 đánh giá một bước phát triển mới đối với dịch vụ khách hàng (DVKH). Ban DVKH ngày càng thực hiện tốt vai trò đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trong năm 2007, Ban DVKH đã trả lời trên 80.000 cuộc gọi, hơn 3.600 thư, chủ yếu với nội dung tư vấn về sản phẩm dịch vụ và trợ giúp khách hàng. Ngoài ra, trong năm 2007, khách hàng cũng được cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích. Khi gọi điện đến số điện thoại của Ban DVKH (04.39427444) khách hàng có thể đăng ký mở tài khoản, phát hành thẻ F@st Access, thẻ Visa Debit, dịch vụ Homebanking Ban DVKH luôn cố gắng làm hài lòng khách tối đa bằng việc phối hợp với các bộ phận liên quan để đáp ứng yêu cầu khách hàng sớm nhất, đề xuất những dịch vụ mới qua số hotline để ngày càng tăng thêm sự thuận tiện cho khách hàng. Trong năm tới, nhằm hoàn thiện hơn hoạt động này, Techcombank sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống hiên tại lên thành Contact Center. Như vậy, trong thời gian tới, ngoài các kênh hỗ trợ đang sử dụng (điện thoại, email) Ban DVKH sẽ có thể triển khai hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh hơn : web chat, fax, trả lời tự động 1.3.8.3. Các chương trình Marketing toàn hệ thống Phòng Marketing cũng đã tập trung đẩy mạnh thực hiện và hố trợ các chương trình marketing trên toàn hệ thống như chương trình Visa Power Branch, sản phẩm cho vay trả góp, các chương trình gửi tiết kiệm “Tài lộc đón xuân”, “Gửi Techcombank, trúng Mercedes” đợt 1 và 2, “Tiết kiệm tích lũy bảo gia” Đồng thời các hoạt động truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank thường xuyên được tiến hành. 1.3.8.4. Quản trị thông tin, hình ảnh – Truyền thông, báo chí Năm 2007, dự án tái định vị thương hiệu và các hoạt động khác liên quan đến thương hiệu của Techcombank được triển khai mạnh mẽ. Thông tin về các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng liên tục được cập nhật đến khách hàng của Techcombank nói riêng, công chúng nói chung trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng như báo giấy, báo hình, báo tiếng, báo mạng Đông đảo cổ đông của Techcombank đã được tiếp cận kịp thời các tin tức về tình hình hoạt động của ngân hàng qua các kênh như website của ngân hàng, họp đại hội cổ đông qua đó giúp cho họ có được những quyết định đúng đắn, thực hiệ tốt các quyên lợi và trách nhiệm của mình. Cập nhật và quản trị thông tin trên website cũng được thực hiện tốt, đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ. Thống kê cho thấy trong năm 2007 đã có gần 3,5 triệu lượt khách hàng truy cập website Techcombank, cho thấy đây là một kênh thông tin quan trọng tiếp cận khách hàng. Hoạt động truyền thông nội bộ được đẩy mạnh, giúp toàn thể nhân viên ngân hàng hiểu rõ hơn về các chương trình, sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 1.3.8.5. Tổ chức sự kiện Năm 2007 có thể nói là một năm cảu các sự kiện ở Techcombank với hàng loạt các sự kiện ra mắt sản phẩm mới (F@st i-bank, F@st VietPay, F@st Sbank, các sản phẩm Bancassurace, các chương trình tiết kiệm như “ Gửi Techombank trúng Mercedes”), các lễ kí kết, gặp mặt, các lễ khai trương phòng giao dịch, chi nhánh Phòng Marketing đã chủ động phối hợp tổ chức các sự kiện này thành công, hiệu quả, góp phần nâng cao hình ảnh Techcombank. 1.3.8.6. Quảng cáo – Tài trợ Các hoạt động quảng cáo và tài trợ trong năm 2007 được triển khai theo đúng định hướng tiếp cận khách hàng, trọng tâm ở miền Nam. Thương hiệu Techcombank đã đến được với đông đảo khán giả thông qua chương trình “Bản tin tài chính” và “Gõ cửa ngày mới” trên VTV1, “Khoảnh khắc vàng”, “Gia đình online” trên VTC1Ngân hàng cũng thực hiện quảng cáo các sản phẩm dịch vụ trên xe bus tại Hà Nội, quảng cáo pano tấm lớn tại Nha Trang, Huế, Bình Dương, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng cáo bảng LED Cầu Giấy tại Hà Nội, biển quảng cáo tại sân bay, quảng cáo thông qua treo banner tại các trục đường chính tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, thực hiện quảng cáo trên báo điện tử vnexpress.net, ngóiao.net, quảng cáo trên các báoCác hoạt động quảng cáo này góp phần mang hình ảnh Techcombank đến gần hơn với khách hàng. Ngoài ra, Techcombank còn tài trợ các chương trình mang tính cộng đồng xã hội – xây dựng hình ảnh một ngân hàng vì cộng đồng. Các chương trình có thể kể đến như tài trợ chương trình Tết trung thu cho trẻ em, đi bộ vì người nghèotại thành phố Hồ Chí Minh, ủng hộ nạn lũ lụt tại miền Trung, tài trợ khám chữa bệnh cho người nghèo tại miền Bắc Năm 2008, các hoạt động Marketing sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên toàn hệ thống, đảm bảo xây dựng hình ảnh thương hiệu về một Techcombank – một trong những ngân hàng uy tín hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện nhất tại Việt Nam. 1.3.9. Quản trị nhân sự và đào tạo Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển kinh doanh theo định hướng mới trong năm 2007 và các năm kế tiếp, khối Quản trị nguồn nhân lực đã tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức để có thể chuyên môn hóa các phòng, ban để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh và phát triển mạng lưới của ngân hàng. Năm 2007, Techcombank đã lựa chọn và tuyển dụng số lượng nhân sự lớn nhất từ trước đến nay. Mặc dù nhân viên mới được tuyển dụng với số lượng lớn song việc chuẩn hóa các nội dung đào tạo theo từng chức danh/nhóm chức danh công việc đã đảm bảo nhân viên mới được đào tạo bài bản nên các nhân viên này đã nhanh chóng nắm bắt công việc, phát huy khả năng của bản thân. Tính đến 31/12/2007, Techcombank đã cử 7531 lượt cán bộ tham dự các chương trình đào tạo (bằng 170% so với thực hiện năm 2006) với số giờ bình quân tham gia đào tạo của mỗi cán bộ nhân viên là 55,68h/người (bằng 120% so với thực hiện năm 2006) – hoạt động đào tạo tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào kết quả chung của ngân hàng. Cuối năm 2007, đầu 2008, khối Quản trị nhân sự bắt đầu ký kết hợp tác đào tạo với các trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời sẽ tiếp xúc và đặt hàng với một số trung tâm đào tạo để thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với bước phát triển mới, trong đó tập trung vào lớp cán bộ nguồn, đó là những tài năng tương lai, ứng cử vào các vị trí lãnh đạo của ngân hàng trong một tương lai không xa. Khóa đào tạo Tổng số khóa học Tổng số lượt CBNV được đào tạo (lượt) Tổng thời gian đào tạo (giờ) Bình quân thời gian đào tạo/1 CBNV (giờ/CBNV) Tổng số 291 7.351 122.547 55,68 Khóa nội bộ 126 4.621 55.305 25,13 Khóa bên ngoài 165 2.730 67.242 30,55 1.3.10. Hướng tới 2008 Tổng tài sản tăng 70% so với năm 2007, đạt 68.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động dan cư đạt 35.000 tỷ đồng và các tổ chức kinh tế 16.000 tỷ đồng (tăng 100%); Vốn tự có năm 2008 đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 100%); Phát hành thêm 300.000 thẻ, đưa con số lũy kế thẻ lên 650.000 thẻ, lắp đặt mới thêm 170 ATM và 1.000 POS; Thu nhập dịch vụ đạt 360 tỷ đồng (tăng 80%); tỷ lệ thu nhập dịch vụ/thu nhập hoạt động thuần là 20% trong năm 2008; Dư nợ cho vay đạt 32.000 tỷ đồng (tăng 60%). Tỷ lệ nợ loại 3-5 thấp hơn 2% tổng dư nợ; ROE duy trì ở mức 18% đến 20% CHƯƠNG II - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK GIAI ĐOẠN 2001 – 2007. 2.1. Tổng quan về kết quả kinh doanh 2.1.1. Mục tiêu của phân tích kết quả kinh doanh Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá họat động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Phân tích kết quả nhằm: Làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực trạng đó; so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh; Làm rõ mục tiêu kết quả mà mà ngân hàng cần dạt đến; Chẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả để cải tiến và thay đổi; Tính toán và dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó quyết định phương hướng hoạt động cụ thể. 2.1.2. Phương pháp phân tích Ngân hàng phân tích các nhân tố theo thời gian để thấy mức đô biến thiên về quy mô của một loại khoản mục và ảnh hưởng của sự thay đổi đó tới kết quả kinh doanh. Ngân hàng cũng tiến hành phân tích theo tỷ trọng các khoản mục để thấy tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng số, tìm khoản mục có giá trị lớn , hoặc khoản mục cần quan tâm; thấy được sự thay đổi cấu trúc tài sản, nợ, chi phí, thu nhập và ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh. Ngân hàng tiến hành so sánh các chỉ tiêu kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy rõ những nhân tố làm thay đổi kết quả dự kiến. 2.1.3. Kết quả và lựa chọn kết quả kinh doanh Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của nhân hàng thương mại là tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu - Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn của chủ. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước còn phải thực hiệ một số chỉ tiêu phi lợi nhuận khác. Ngân hàng thường chia các chỉ tiêu kết quả thành hai nhóm: Nhóm 1: phản ánh khả năng sinh lời gồm: Quy mô và tốc độ tăng huy động tiền gửi Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ Chi phí Hiệu suất tín dụng Lợi nhuận ròng / vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng / tổng tài sản Nhóm 2: phản ánh tính an toàn, gồm: Nợ quá hạn (hoặc dự phòng tổn thất) / dư nợ Khe hở thanh khoản Khe hở lãi suất Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả, trong đó chỉ tiêu này lại có ảnh hưởng đến chỉ tiêu khác. Ví dụ , thu lãi là một chỉ tiêu kết quả bị ảnh hưởng bởi một chỉ tiêu khác là quy mô và cấu trúc dư nợ. Ngân hàng phân biệt các chỉ tiêu trung gian và các chỉ tiêu cuối cùng, các chỉ tiêu phản ánh bản chất nhất hoạt động, mà ngân hàng cần đạt đến trong một môi trường nhất định và theo một quan điểm lợi ích nào đó. Ví dụ, các chỉ tiêu thu nhập ròng và các chỉ tiêu gắn với thu nhập ròng thường được coi là chỉ tiêu kết quả cuối cùng. Các chỉ tiêu về cho vay, huy động sẽ được phản ánh tập trung qua chỉ tiêu thu nhập ròng và được sử dụng để phân tích chỉ tiêu thu nhập ròng. 2.1.4. Đánh giá kết quả phân tích Ngân hàng tiến hành đánh giá kết quả phân tích để thấy rõ thành công và chưa thành công trong hoạt động của ngân hàng. Việc đánh giá kết quả đúng sẽ cho thấy vị thế của ngân hàng, lợi thế cũng như khó khăn ngân hàng phải đối đầu. 2.1.5. Nội dung phân tích - Phân tích hoạt động của ngân hàng - Tính toán và lựa chọn các kết quả chủ yếu - Phân tích sự thay đổi và nguyên nhân của sự thay đổi trong các chỉ tiêu kết quả. Ngân hàng là một trung gian tài chính. Hầu hết hoạt động của ngân hàng là hoạt động tài chính: Huy động, cho vay, đầu tư, thanh toán, mua bán ngoại tệ và chứng khoán Do vậy, nội dung chính của phân tích hoạt động của ngân hàng thương mại là phân tích hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Việc tính toán và lựa chọn các chỉ tiêu kết quả cần phân tích trong từng thời kì là cần thiết để tập trung nỗ lực của ngân hàng vào mục tiêu trọng tâm hoặc những mảng hoạt động còn yếu, cần mở rộng của ngân hàng. 2.1.6. Tài liệu phân tích 2.1.6.1. Bảng cân đối tài sản Bảng cân đối tài sản gồm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Cân đối tài sản thường lập cho cuối kì (ngày, tuần, tháng, năm). Cân đối có thể lập theo giá trị sổ sách hoặc theo giá trị thị trường, phản ánh qui mô, cấu trúc nguồn vốn và tài sản của ngân hàng và đặc biệt sự biến động của chúng qua các thời điểm. Bên cạnh đó ngân hàng có thể lập bảng cân đối theo số trung bình. Giá trị ròng của ngân hàng là chênh lệch giá trị tài sản trừ đi giá trị các khoản nợ. Khi giá trị thị trường của tài sản giảm, vốn chủ sở hữu cũng giảm theo. Dựa trên bảng cân đối, nhà quản lí có thể phân tích sự thay đổi về qui mô, cấu trúc của từng nhóm tài sản và nguồn, tốc độ tăng trưởng và mối liên hệ giữa các khoản mục. 2.1.6.2. Báo cáo thu nhập Báo cáo thu nhập trong kì phản ánh các khoản thu, chi diễn ra trong kì. Thu nhập của ngân hàng gồm thu lãi và thu khác. Thu lãi từ các tài khoản sinh lãi như thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi chứng khoán Thu khác bao gồm các khoản thu lãi ngoài như thu phí, chênh lệch giá Chi phí của ngân hàng gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản chi phí khác như tiền lương, tiền thuê Chênh lệch thu – Chi từ lãi = Thu lãi – Chi trả lãi Chênh lệch thu – Chi khác = Thu khác – Chi khác Thu nhập ròng trước thuế = Thu lãi + Thu khác – Chi lãi – Chi khác Thu nhập ròng sau thuế = Thu nhập ròng trước thuế – Thuế thu nhập Báo cáo thu nhập phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh. 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh 2.2.1. Phân tích chỉ tiêu tài sản 2.2.1.1. Qui mô và cơ cấu tài sản Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là tìm kiếm các khoản vốn (huy động vốn) để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đặc thù đó nên phần lớn tài sản của ngân hàng là các loại tài sản chính, gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê – mua, các chứng khoán, các khoản tiền gửi Một phần nhỏ trong khối tài sản của ngân hàng là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thức khác nhau, vì những mục tiêu khác nhau song đều tập trung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Các khoản mục tài sản gồm có: Ngân quỹ: + Tiền mặt trong két + Tiền gửi tại ngân hàng khác Chứng khoán Tín dụng + Phân loại theo thời hạn bao gồm: Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn + Phân loại theo hình thức tài trợ bao gồm: Cho vay, bảo lãnh và cho thuê + Phân loại theo đảm bảo bao gồm: Không có đảm bảo, có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố. + Phân loại theo rủi ro, tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. + Ngoài ra phân loại tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp) hoặc theo đối tượng tài trợ (hàng hoá hoặc bất động sản) hoặc theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng) Các tài sản khác + Tài sản uỷ thác + Phần hùn vốn (liên kết) + Các loại tài sản khác (nhà cửa và trang thiết bị) Qui mô và cơ cấu tài sản của ngân hàng Techcombank từ năm 2005 đến năm 2007 được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2001-2007 Loại tài sản 2005 2006 2007 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tiền mặt tại quỹ và giấy tờ có giá 162,33 1.5 203,94 1.2 496,17 1.3 Tiền gửi tại NHNH 326,11 3.1 409,28 2.4 1298,68 3.3 Tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác 2632,58 24.7 4458,31 25.7 9303,69 23.5 Chứng khoán đầu tư 1942,62 18.2 2876,80 16.6 6842,17 17.3 Các khoản cho vay và ứng trước cho KH 5293,06 49.6 8696,10 50.2 20486,13 51.8 Đầu tư, góp vốn 11,84 0.1 30,78 0.2 36,93 0.1 Tài sản cố định 148,65 1.4 338,30 2.0 436,97 1.1 Tài sản khác 148,93 1.4 312,84 1.8 641,75 1.6 Tổng tài sản 10666,12 100.0 17326,35 100.0 39542,49 100.0 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Techcombank 2001-2007) Từ bảng trên ta thấy, tài sản của ngân hàng tăng mạnh trong 3 năm. Cơ cấu tài sản cho thấy Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 50%) và có xu hướng gia tăng từ 49,6% năm 2005 đến 51,8% năm 2007. Tài sản lớn thứ hai là Tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác (trên 20%). Hai loại tài sản trên chiếm tới khoảng 75% tổng tài sản của ngân hàng. Xếp thứ ba về tỉ trọng trong tổng tài sản là đầu tư chứng khoán (chiếm 16-18%). Khoản mục tài sản Đầu tư, góp vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất (dưới 1%). Tài sản cố định của ngân hàng chỉ chiếm từ 1-2%. Cho thấy, trong mục tiêu kinh doanh, ngân hàng chú trọng vào việc cho vay vốn nhất do đó việc phân tích vấn đề cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng Techcombank. 2.2.1.2. Phân tích biến động tổng tài sản qua các năm 2001 – 2007. a) Phân tích đặc điểm biến động của tài sản qua thời gian Bảng 2.2: Biến động tài sản trong giai đoạn 2001-2007 Năm Tổng tài sản (tỷ đồng) Biến động di Di ti Ti ai Ai gi 2001 2388,20 - - - - - - - 2002 4059,82 1671,62 1671,62 1,70 1,70 0,70 0,70 23,882 2003 5510,43 1450,61 3122,23 1,36 2,31 0,36 1,31 40,598 2004 7667,46 2157,03 5279,26 1,39 3,21 0,39 2,21 55,104 2005 10666,11 2998,65 8277,91 1,39 4,47 0,39 3,47 76,674 2006 17326,35 6660,24 14938,15 1,62 7,25 0,62 6,25 106,661 2007 39542,5 22216,15 37154,3 2,28 16,56 1,28 15,56 173,263 Bình quân 12451,55 6192,38 x 1,62 x 0,62 x x (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank 2001-2007) Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy tổng tài sản của ngân hàng Techcombank tăng trung bình hàng năm là 12451,55 tỷ đồng, tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 1,62 lần hay 162%, tốc độ tăng hàng năm là 62%. Nhìn chung tổng tài sản của ngân hàng Techcombank tăng khá cao qua các năm, tổng tài sản có xu hướng tăng đều từ năm 2003 đến năm 2005 (năm sau tăng gấp hơn 1.3 lần tức là tăng hơn 30% so với năm trước), đến năm 2006 tăng nhanh hơn tổng tài sản tăng gấp 1.62 lần (tăng 62%) so với năm 2005 và tăng mạnh vào năm 2007, tổng tài sản tăng gấp 2.28 lần tức là tăng 128% so với năm 2006 do năm 2007 kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ phát triển tài sản của năm 2007 so với năm 2001 là 16.56 cho thấy sự tăng trưởng rất lớn qua 6 năm. b) Phân tích xu thế biến động tài sản của ngân hàng từ năm 2001 đến năm 2007 Bảng 2.3: Xu thế biến động tài sản theo thời gian Năm Tài sản (tỷ đồng) t 2001 2388,2 1 2002 4059,82 2 2003 5510,43 3 2004 7667,46 4 2005 10666,11 5 2006 17326,35 6 2007 39542,5 7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Techcombank 2001-2007) Ta có đồ thị biểu hiện biến động tài sản theo thời gian như sau: Đồ thị 2.1: Đồ thị biểu hiện sự biến động của tài sản theo thời gian Nhìn vào dạng đồ thị ta thấy hàm xu thế của tài sản có thể biểu thị dưới hai dạng : hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ. Hàm xu thế tuyến tính Hàm xu thế tuyến tính có dạng sau: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây: Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phương trình hàm xu thế của tài sản: cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài yếu tố thời gian đến qui mô tổng tài sản. cho biết sau mỗi năm tổng tài sản sẽ tăng thêm 5112,56 tỷ đồng. Sai số chuẩn của mô hình là: SE = 7372,36 Hàm mũ Mô hình xu thế hàm mũ có dạng Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0, b1: Giải hệ phương trình, sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phươmg trình hàm xu thế mũ: Sai số chuẩn của mô hình: SE = 6821,18 Sai số chuẩn của hàm xu thế mũ nhỏ hơn sai số chuẩn của hàm xu thế tuyến tính nên ta chọn hàm xu thế của tài sản là hàm xu thế mũ. Đồ thị 2.2: Đồ thị biểu thị hàm giá trị quan sát, hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ của tài sản 2.2.2. Phân tích chỉ tiêu nguồn vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn bao gồm: Vốn chủ sở hữu: + Nguồn vốn hình thành ban đầu + Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động + Các quỹ + Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Nguồn tiền gửi: + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch) + Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư + Tiền gửi của các ngân hàng khác Nguồn đi vay: + Vay Ngân hàng nhà nước + Vay các tổ chức tín dụng khác + Vay trên thị trường vốn Các nguồn khác: + Nguồn vốn uỷ thác + Nguồn trong thanh toán + Nguồn khác Phân tích qui mô và cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.4 : Kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2001-2007 Loại nguồn vốn 2005 2006 2007 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) 1. Tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 150.1 1.41 57.88 0.33 301.99 0.76 2. Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tài chính khác 2903.95 27.23 5070.85 29.27 8458.9 21.39 3. Nguồn vốn uỷ thác 110.88 1.04 277.31 1.60 161.17 0.41 4. Tiền gửi của khách hàng 6195.07 58.08 9566.04 55.21 24476.58 61.90 5. Phát hành giấy tờ có giá - 0.00 192.24 1.11 1750.72 4.43 6. Dự phòng chung cho các cam kết phát hành 2.4 0.02 5.28 0.03 25.22 0.06 7. Nợ phải trả khác 233.82 2.19 367.01 2.12 638.18 1.61 8. Dự phòng thuế phải nộp 60.48 0.57 28.06 0.16 156.32 0.40 9. Vốn cổ phần 617.66 5.79 1500 8.66 2521.31 6.38 10. Thặng dư vốn cổ phần 213.24 2.00 3.94 0.02 476.78 1.21 11. Các nguồn vốn khác 0.37 0.00 0.37 0.00 0.37 0.00 12. Lợi nhuận để lại 127.8 1.20 171.12 0.99 428.64 1.08 13. Các quỹ 50.34 0.47 86.25 0.50 146.32 0.37 Tổng nguồn vốn 10666,12 100.0 17326,35 100.0 39542,49 100.0 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank 2001-2007) Trong cơ cấu của nguồn vốn qua ba năm ta thấy được: nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 60% tổng nguồn vốn), tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính khác đứng thứ hai (chiếm trên 20% tổng nguồn vốn). Vốn cổ phần đứng vị trí thứ ba chiếm khoảng 6-8% tổng nguồn vốn. 2.2.3. Phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu 2.2.3.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu theo thời gian Bảng 2.5: Biến động doanh thu theo thời gian Năm Tổng doanh thu (tỷ đồng) Biến động di Di ti Ti ai Ai gi 2001 149.03 - - - - - - - 2002 311.61 162.58 162.58 2.09 2.09 1.09 1.09 1.490 2003 386.23 74.62 237.2 1.24 2.59 0.24 1.59 3.116 2004 496.63 110.4 347.6 1.29 3.33 0.29 2.33 3.862 2005 905 408.37 755.97 1.82 6.07 0.82 5.07 4.966 2006 1398 493 1248.97 1.54 9.38 0.54 8.38 9.050 2007 2653.29 1255.29 2504.26 1.90 17.80 0.90 16.80 13.980 Bình quân 899.97 417.38 x 1.65 x 0.65 x x (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank 2001-2007) Kết quả tính toán cho thấy: mức độ trung bình qua thời gian của doanh thu là 899.97 tỷ đồng, lượng tăng tuyệt đối bình quân là 417.38 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là 165%, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 65% một năm. Nhìn chung doanh thu của ngân hang Techcombank có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, doanh thu của ngân hàng năm 2001 là 149.03 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 2653.29 tỷ đồng (tăng gấp 17,8 lần). Lượng tăng tuyệt đối năm 2001 là 162.58 tỷ đồng thì năm 2007 là 1225.29 tỷ đồng. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn năm 2002 là 1.49 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã là 13.98 tỷ đồng. 2.2.3.2.Phân tích xu thế biến động doanh thu của ngân hàng từ năm 2001 đến năm 2007. Bảng 2.6: Biến động tổng doanh thu theo thời gian Năm Tổng doanh thu (Tỷ đồng) t 2001 149.03 1 2002 311.61 2 2003 386.23 3 2004 496.63 4 2005 905 5 2006 1398 6 2007 2653.29 7 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank 2001-2007) Đồ thị 2.3: Đồ thị biểu hiện sự biến động của doanh thu theo thời gian Nhìn vào dạng đồ thị ta thấy hàm xu thế của doanh thu có thể biểu thị dưới hai dạng : hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ. *) Hàm xu thế tuyến tính Hàm xu thế tuyến tính có dạng sau: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây: Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phương trình hàm xu thế của tài sản: cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài yếu tố thời gian đến qui mô doanh thu. cho biết sau mỗi năm tổng doanh thu sẽ tăng thêm 364,44 tỷ đồng. Sai số chuẩn của mô hình là: SE = 443,59 *) Hàm mũ Mô hình xu thế hàm mũ có dạng Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0, b1: Giải hệ phương trình, sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phươmg trình hàm xu thế mũ: Sai số chuẩn của mô hình: SE = 290,03 Sai số chuẩn của hàm xu thế mũ nhỏ hơn sai số chuẩn của hàm xu thế tuyến tính nên ta chọn hàm xu thế của tổng doanh thu là hàm xu thế mũ. Đồ thị 2.4: Đồ thị biểu thị hàm giá trị quan sát, hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ của doanh thu 2.2.4. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu lợi nhuận trong doanh thu Bảng 2.7: Cơ cấu lợi nhuận trong doanh thu Năm Doanh thu (Tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2001 149.03 6.75 4.5 2002 311.61 6.88 2.2 2003 386.23 29.34 7.6 2004 496.63 77.23 15.6 2005 905 206.15 22.8 2006 1398 256.91 18.4 2007 2653.29 510.38 19.2 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank 2001-2007) Từ bảng trên ta thấy ngân hàng ngày càng làm ăn hiệu quả do tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu ngày càng tăng, năm 2001 tỷ lệ này chỉ ở mức 4.5% thì năm 2007 đã là 19.2%. 2.2.4.2. Phân tích đặc điểm biến động của lợi nhuận theo thời gian Bảng 2.8: Đặc điểm biến động của lợi nhuận theo thời gian Năm Lợi nhuận (tỷ đồng) Biến động di Di ti Ti ai Ai gi 2001 6.75 - - - - - - - 2002 6.88 0.13 0.13 1.02 1.02 0.02 0.02 0.068 2003 29.34 22.46 22.59 4.26 4.35 3.26 3.35 0.069 2004 77.23 47.89 70.48 2.63 11.44 1.63 10.44 0.293 2005 206.15 128.92 199.4 2.67 30.54 1.67 29.54 0.772 2006 256.91 50.76 250.16 1.25 38.06 0.25 37.06 2.062 2007 510.38 253.47 503.63 1.99 75.61 0.99 74.61 2.569 Bình quân 156.23 83.94 x 2.30 x 1.30 x x (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank 2001-2007) Kết quả tính toán cho thấy: mức độ trung bình qua thời gian của lợi nhuận là 156.23 tỷ đồng, lượng tăng tuyệt đối bình quân là 83.94 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là 230%, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 130% một năm. Nhìn chung lợi nhuận của ngân hang Techcombank có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, lợi nhuận của ngân hàng năm 2001 là 6.75 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 510.23 tỷ đồng (tăng gấp 75.61 lần). Lượng tăng tuyệt đối năm 2002 là 0.13 tỷ đồng thì năm 2007 là 253.47 tỷ đồng. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn năm 2002 là 0.068 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã là 2.569 tỷ đồng. 2.2.4.3. Phân tích xu thế biến động lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2001 đến năm 2007. Bảng 2.9: Biến động của lợi nhuận theo thời gian Năm Lợi nhuận (Tỷ đồng) t 2001 6.75 1 2002 6.88 2 2003 29.34 3 2004 77.23 4 2005 206.15 5 2006 256.91 6 2007 510.38 7 (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank 2001-2007) Xu thế biến động của lợi nhuận theo thời gian được biểu hiện ở đồ thị dưới đây: Đồ thị 2.5: Đồ thị biểu hiện sự biến động của lợi nhuận theo thời gian Nhìn vào dạng đồ thị ta thấy hàm xu thế của lợi nhuận có thể biểu thị dưới hai dạng : hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ. Hàm xu thế tuyến tính Hàm xu thế tuyến tính có dạng sau: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây: Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phương trình hàm xu thế của tài sản: cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài yếu tố thời gian đến qui mô lợi nhuận. cho biết sau mỗi năm tổng lợi nhuận sẽ tăng thêm 78,13 tỷ đồng. Sai số chuẩn của mô hình là: SE = 82.59 Hàm mũ Mô hình xu thế hàm mũ có dạng Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0, b1: Giải hệ phương trình, sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả sau: Phươmg trình hàm xu thế mũ: Sai số chuẩn của mô hình: SE = 121.38 Sai số chuẩn của hàm xu thế mũ lớn hơn sai số chuẩn của hàm xu thế tuyến tính nên ta chọn hàm xu thế của lợi nhuận là hàm xu thế tuyến tính. Đồ thị 2.6: Đồ thị biểu thị hàm giá trị quan sát, hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế mũ của lợi nhuận 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank 2.3.1. Phân tích sự biến động doanh thu năm 2007 so với năm 2001 do ảnh hưởng của hai nhân tố: hiệu năng tổng vốn ( Hv ) và tổng vốn kinh doanh (V) Hiệu năng sử dụng vốn theo doanh thu được tính theo công thức sau: Mối quan hệ đó được xây dựng qua phương trình kinh tế tổng quát sau: hay Ta có bảng số liệu sau: Doanh thu (tỷ đồng) Tổng vốn (tỷ đồng) Hiệu năng (lần) Hv0V1 DT0 DT1 V0 V1 Hv0 Hv1 149.03 2653.29 2388.2 39542.5 0.0624 0.0671 2467.56 Thay số vào phương trình trên ta có: 17.8 = 1.08 x 16.56 Lượng tăng giảm tương đối: DIDT = 17.8 – 1 = 16.8 lần hay 1680% = 1.08 – 1 = 0.08 lần hay 8% = 16.56 – 1 = 15.56 lần hay 1556% Lượng tăng giảm tuyệt đối: = 2653.29 – 149.03 = 2504.26 tỷ đồng = 2653.29 – 246756 = 185.73 tỷ đồng = 3190.54 – 1398 = 2318.53 tỷ đồng Nhận xét: Doanh thu năm 2007 so với năm 2001 tăng 17.8 lần hay tăng 2504.26 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do hiệu năng tổng vốn năm 2007 so với năm 200 tăng 0.08 lần hay tăng 8% làm cho doanh thu tăng 185.73 tỷ đồng. - Do tổng vốn năm 2007 so với năm 2001 tăng 15.56 lần hay 1556% làm cho doanh thu tăng 2318.53 tỷ đồng. Như vậy nhân tố chính làm tăng doanh thu là tổng vốn. 2.3.2. Phân tích biến động lợi nhuận năm 2007 so với năm 2001 do ảnh hưởng của hai nhân tố: tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh và tổng vốn. Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh được tính theo công thức sau: Mối quan hệ đó được xây dựng qua phương trình kinh tế tổng quát sau: hay Ta có bảng số liệu sau: Lợi nhuận (tỷ đồng) Tổng vốn (tỷ đồng) Tỷ suất lợi nhuận (lần) Hv0V1 LN0 LN1 V0 V1 R0 R1 6.75 510.38 2388.2 39542.5 0.0028 0.0129 111.76 Thay số vào phương trình trên ta có: 75.61 = 4.57 x 16.56 Lượng tăng giảm tương đối: DIDT = 75.61– 1 = 74.61 lần hay 7461% = 4.57 – 1 = 3.57 lần hay 357% = 16.56 – 1 = 15.56 lần hay 1556% Lượng tăng giảm tuyệt đối: = 510.38 – 6.75 = 503.63 tỷ đồng = 510.38 – 111.76 = 398.62 tỷ đồng = 111.76 – 6.75 = 105.01 tỷ đồng Nhận xét: Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2001 tăng 74.61 lần hay tăng 503.63 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do tỷ suất lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.57 lần hay tăng 357% làm cho lợi nhuận giảm 503.63 tỷ đồng. - Do tổng vốn năm 2007 so với năm 2001 tăng 15.56 lần hay 1556% làm cho lợi nhuận tăng 105.01 tỷ đồng. Như vậy nhân tố chính làm tăng lợi nhuân là tỷ suất lợi nhuận. 2.4. Một số chỉ tiêu khác 2.4.1. Thu nhập lãi ròng Thu nhập lãi ròng = Thu lãi – chi lãi Thu nhập tiền lãi ròng phản ánh qui mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng: Huy động vốn để cho vay và đầu tư. Tiền lãi ròng càng lớn thì thu nhập ròng của ngân hàng càng cao. ĐVT: T ỷ đồng Năm Thu lãi Chi lãi Thu nhập lãi ròng 2001 154.241 130.58 23.661 2002 283.56 214.761 68.799 2003 347.096 236.12 110.976 2004 442.263 264.929 177.334 2005 790.227 438.961 351.266 2006 1207.503 750.056 457.447 2007 2326.002 1400.728 925.274 2.4.2. Các tỷ lệ sinh lời - Hệ số thu nhập trên tài sản: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm Lợi nhuân sau thuế (Tỷ đồng) Tổng tài sản (Tỷ đồng) ROA (%) 2001 6.75 2388.2 0.28 2002 6.88 4059.82 0.17 2003 29.34 5510.43 0.53 2004 77.23 7667.46 1.01 2005 206.15 10666.11 1.93 2006 256.91 17326.35 1.48 2007 510.38 39542.5 1.29 - Hệ số lợi nhuận trên vốn ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) Vốn của chủ (Tỷ đồng) ROE (%) 2001 6.75 115.516 5.8 2002 6.88 135.847 5.1 2003 29.34 208.875 14.0 2004 77.23 515.107 15.0 2005 206.15 1009.41 20.4 2006 256.91 1761.69 14.6 2007 510.38 3573.42 14.3 2.5. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Techcombank 2.5.1. Một số giải pháp 2.5.1.1. Tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngân hàng cần tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ sở an toàn và sinh lời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động, phát triển bền vững của Techcombank như: Tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận (ROE, ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các tỷ lệ về khả năng thanh toán, đạt mức cao, tỷ lệ nợ xấu thấp ở thị trường Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.5.1.2. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới. Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phòng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng. Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinhngân hàng cần phải nâng cao năng lực marketing, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. 2.5.1.3. Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Ngân hàng cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực với khu vực, quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.5.1.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Ngân hàng cần tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế, ngoại ngữ, tin học; Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao ở các nghiệp vụ, có khả năng tạo doanh số, lợi nhuận nhiều cho Techcombank. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên Techcombank. Thực hiện chương trình tính đầy đủ chi phí, hiệu quả đến từng đơn vị sản phẩm, cá nhân. 2.5.2. Kiến nghị 2.5.2.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ Chính Phủ cần cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính nói riêng theo hướng đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần nâng cao tính độc lập tự chủ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước thực sự đóng vai trò và chức năng của một Ngân hàng Trung Ương. Có như vậy, Ngân hàng Nhà nước mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường với quá trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ. 2.5.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản cố định; quản trị vốn; kiểm tra nội bộ; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Xay dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro Giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong việc quản lý các ngân hàng thương mại, áp dụng các thông lệ quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. KẾT LUẬN Hoà chung vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam một mặt sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trường; mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro khi mức vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực, trình độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chưa phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ công nghệ còn lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn... Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập. Bằng những phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh, đề tài “ Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007” đã phần nào phản ánh được kết quả kinh doanh của Ngân hàng Techcombank giai đoạn 2001 – 2007 và đưa ra được một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em kính mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS.Trần Ngọc Phác , TS. Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. TS.Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình Thống kê kinh tế 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm, PGS.TS. Nguyễn Công Nhự (2004), Giáo trình Thống kê kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Báo cáo thường niên của ngân hàng Techcombank 2001-2007 Một số trang Web: www.techcombank.com.vn www.sbv.gso.vn www.gso.gov.vn Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2404.doc
Tài liệu liên quan