Trong điều kiện ngày nay khi mà đất nước đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của các nghành, lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta càng trở nên quan trọng. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ bản mà chủ yếu là hoạt động xây lắp chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động. Trước đây, mô hình xây lắp chỉ tồn tại trong các công ty, tổng công ty nhà nước thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, theo sự phát triển của đất nước và nền nền kinh tế mà cụ thể là trong cơ chế thị trường hiện nay thì hoạt động xây lắp được diễn ra trong các thành phần kinh tế khác nhau bao gồm cả công ty, tổng công ty, và các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác nhau, được thực hiện theo hình thức đấu thầu. Theo đó hoạt động xây lắp không chỉ tổ chức tiêu thụ sản phẩm xây lắp đơn thuần như công trình xây dựng mà còn tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ các sản phẩm khác nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường, bắt kịp với sự phát triển chung. Do vậy, hoạt động xây dựng cơ bản nói chung và xây lắp nói riêng sẽ vừa mang tính đặc thù của ngành nhưng cũng mang những nét chung của các ngành sản xuất kinh doanh khác. Đặc điểm này đòi hỏi các daonh nghiệp phải nắm rõ và có cách ghi nhận và phương pháp kế toán chính xác và thích hợp, giúp cho người quan tâm đến lĩnh vực xây lắp có cái nhìn sâu sắc và thiết thực hơn trên phương diện kế toán tài chính. Qua đó CMKT số 14, 15 tạo cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp, giúp cho việc ghi nhận và phản ánh thông tin trên các báo cáo được trung thực và hợp lý.
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới đồng thời cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới.Trên con đường hội nhập, mỗi hoạt động, mỗi ngành, lĩnh vực đều đang gắng hết sức mình, nỗ lực đóng góp vào sự thành công chung của đất nước.Trong đó thì lĩnh vực xây dựng cơ bản mà cụ thể là hoạt động xây lắp cũng không phải là ngoại lệ.Hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản là hoạt động đóng một vai trò quan trọng và chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đây cũng là hoạt động hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này có những nét đặc thù riêng và có những sự khác biệt đáng kể so với các ngành sản xuất khác. Do vậy xét trên phương diện kế toán tài chính thì chính điều đó đã chi phối trực tiếp đến nội dung và phương pháp kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng và hoạt động xây dựng cơ bản nói chung. Mặt khác do hoạt động xây lắp có tính đặc thù riêng như vậy nên việc hạch toán và ghi nhận kêt quả sẽ có những nét riêng biệt cần chú ý. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp” nhằm làm rõ hơn cách xác định chính xác doanh thu, chi phí phát sinh của hoạt động xây lắp theo hợp đồng xây dựng đã được ký kết giữa nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư( khách hàng ) tuân theo chuẩn mực kế toán số 15 và việc ghi nhận doanh thu tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác tuân theo chuẩn mực kế toán số 14. Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” được vận dụng vào hạch toán doanh thu tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp được ghi nhận và hạch toán giống như trong các doanh nghiệp sản xuất khác. Chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” được vận dụng vào việc hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu – chi phí có liên quan đến công tác xây lắp thông qua hợp đồng xây dựng, việc ghi nhận đúng và chính xác các khoản doanh thu và chi phí này sẽ làm căn cứ chính xác để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Với nội dung như vậy đề tài gồm có những phần chính sau đây:
Phần 1: Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt nam số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp.
Phần 2: Một số nhận xét về thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
Đặc điểm tổ chức kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
Đặc điểm sản xuất xây lắp - sản phẩm xây lắp
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân các tổ chức nhận thầu xây lắp giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công từng xí nghiêp, đội xây dựng…thuộc các thnàh phần kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này có quy mô sản xuất khác nhau, hình thức quản lý khác nhau nhưng đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp. Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác so với các sản phẩm trong các ngành sản xuất khác và có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán.
Đối với sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc… thì có đặc điểm là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian xây lắp kéo dài, trải qua nhiều kỳ kế toán…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro thì phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận giữa nàh thầu xây lắp với chủ đầu tư( gái đấu thầu) do đó tính chất hang hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ vì tất cả đã có trong hợp đồng xây dựng hay hợp đồng giao nhận thầu, trong hợp đồng đã quy định rõ giá cả, người mua- người bán sản phẩm xây lắp có trứoc khi tiến hành xây dựng.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như: xe máy, thiết bị thi công, người lao động…thì phải di chuyển đến nơi sản xuất, nơi đặt sản phẩm để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó đặc điểm này đã làm cho công tác kế toán, công tác quản lý, hạch toán tài sản, vật tư, thiết bị trở nên rất phức tạp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết làm cho công trình dễ hư hỏng xuống cấp, công tác quản lý về mặt con người, vật tư, tài sản trở nên khó khăn hơn.
Sản phẩm xây lắp từ khi khi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình( nhà, cầu, đường…). Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau theo từng hạng mục công trình, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của yếu tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Đặc điẻm này cũng đòi hỏi việc tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo công trinh đúng như thiết kế, dự toán và đảm bảo thời gian hoàn thành đúng theo tiến độ để có thể đưa vào sử dụng sau khi hoàn thành. Trong điều kiện như vậy các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình( chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành mới trả alị cho đơn vị xây lắp. Thời hạn bảo hành công trình tối thiểu 24 tháng, mức 3% giá trị xây lắp đối với công trình quan trộng của nhà nước và công trình nhóm A, 12 tháng đối với công trình khác với mức 5% giá trị xây lắp. Tiền bảo hành công trình được tính lãi suất như tiền gửi ngân hàng.
Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng theo hợp đồng đã ký kết thì doanh nghiệp kinh doanh xây lắp còn tổ chức tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người mua như: xi măng, gạch, bê tông, kết cấu, vữa xây dựng, nhà ở, dịch vụ cho thuê nhà ở, các sản phẩm và dịch vụ khác… Đối với các sản phẩm và dịch vụ này thì không có những đặc điểm mang tính đặc thù, tuy nhiên đối với mỗi sản phẩm và dịch vụ khác nhau thì cần có những công tác tổ chức và quản lý khác nhau, những chính sách tiêu thụ riêng đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra thuận lợi và thời gian thu hồi vốn nhanh. Quá trình tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này diễn ra giống như đối với các doanh nghiệp sản xuất khác.
Đặc điểm kế toán trong đơn vị kinh doanh xây lắp.
Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp, cụ thể là:
Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình …từ đó hạch toán chi phí thích hợp.
Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành…từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp theo một trong các phương pháp: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỉ lệ.
Xuất pháp từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, được thể hịên theo mẫu bảng dự toán chi phí xây dựng.
Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
1. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
Tiêu thụ sản phẩm xây lắp hay bàn dao công trình là quá trình mà doanh nghiệp xây lắp bàn dao khối lượng xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành cho người giao thầu( chủ đầu tư hoặc khách hàng) theo hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Sản phẩm bàn giao có thể là các công trình, hạng mục công trình hoặc giai đoạn công việc thực hiện ... đã được thoả thuận trong hợp đồng nhận thầu. Bên cạnh việc bàn giao công trình theo hợp đồng đã ký kết doanh nghiệp xây lắp còn có những sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhu cầu người mua( các loại nhà ở, sản phẩm khác...) nên còn phát sinh quá trình tiêu thụ sản phẩm giống như những ngành nghề khác.
Kế toán tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi đây là giai đoạn giá trị sản phẩm được thực hiện mà qua đó doanh nghiệp kinh doanh xây lắp mới có thể duy trì và phát triển hoạt động cảu mình. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên khi tiêu thụ sản phẩm(đối với bàn giao công trình xây lắp) doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải chịu trách nhiệm bảo hànhỉan phẩm đã được bàn giao, khoản tiền và thời gian bảo hành sản phẩm đươcj ghi trong hợp đồng giao nhận thầu. Khoản tiền bảo hành được bên A ( bên chủ đầu tư – khách hàng) giữ lại để thanh toán sau hoặc yêu cầu doanh nghiệp xây lắp nộp vào ngân hàng khi bàn dao công trình. Kế toán bàn giao công trình phải theo dõi và kiểm tra chặt chẽ tình hình doanh thu và chi phí phát sinh khi thực hiện quá trình bàn giao công trình để từ đó xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ.
Đối với các sản phẩm xây lắp khác được xác định là tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp thì cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất khác thì tiêu thụ là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất để thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Các nghiệp vụ cần được hạch toán ở giai đoạn này là xuất sản phẩm để bán và thanh toán với người mua, tính các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản chiết khấu thương mại, gảim giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu thuần và cuối năm xác định lẵi lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
2. Kế toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong trường hợp sản phẩm xây lắp là các công trình hoàn thành bàn giao – Tuân theo chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng”
Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định doanh thu có thể xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp thích hợp để xác định phần công việc hoàn thành tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng.
Khái niệm hợp đồng xây dựng
Theo Chuẩn mực kế toán số 15 thì có thể hiểu “ Hợp đồng xây dựng là văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau vầ mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng”. Hợp đồng xây dựng có thể được thoả thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ như: một chiếc cầu, một toà nhà, một con đường, hoặc xây dựng một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng như một nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt may...
Hợp đồng xây dựng gồm có 2 loại là hợp đồng xây dựng với đơn giá cố định và hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm.
Hợp đồng xây dựng với giá cố định là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp nhận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi có biến động về giá cả thì mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí được phép thanh toán, cộng thêm một khoản được tính bằng tỉ lệ % trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản chi phí cố định.
Hợp đồng xây dựng còn bao gồm hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản như: Hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát, hợp đồng quản lý dự án và kiến trúc, hợp đồng phục chế hay phá huỷ tài sản và khôi phục môi trưòng sau khi phá huỷ tài sản.
Ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo CMKT 15
Doanh thu của hợp đồng xây dựng
Theo CMKT số 15, doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
Doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng và.
các khoản tăng giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ sảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy doanh thu cảu hợp đồng xây dựng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.Ví dụ:
Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu.
Doanh thu đã được thoả thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lí do giá tăng lên.
Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thoả thuận trong hợp đồng.
Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.
Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng. Ví dụ: Sự thay đổi yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế của tài sản và những thay đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng.Sự thay đổ này chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi.
Có khả năng chắc chắn khách hàng sẽ chấp nhận các thay đổi và doanh thu phát sinh từ các thay đổi đó; và
Doanh thu có thể xác định đựơc một cách đáng tin cậy.
Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu( ví dụ như hoàn thành sớm hợp đồng...). Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi:
Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng.
Khoản tiền thưởng đó có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng, ví dụ: Sự chậm chễ do khách hàng gây nên,sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các chanh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh thu tăng lên từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, cá khoản thanh toán khác chỉ được tính vào daonh thu của hợp đồng xây dựng khi:
Các thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường.
Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy.
Quy định về ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
Theo CMKT số 15 quy định về ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng thì doanh thu và chi phí cuả hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp sau:
2.2.2.1. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng đựơc ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí có liên quan đến hopự đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu.
Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp sau đây.
- Tỉ lệ % giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng.Trong đó những chi phí liên quan tới phần công việc hoàn thành sẽ được tính vào chi phí cho tới thời điểm đó. Những chi phí không được tính vào phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng có thể là: Chi phí của hợp đồng liên quan đến các hoạt động trong tương lai như chi phí NVL đã được chuyển tới địa điểm xây dựng hoặc được dành ra cho việc trong hợp đồng nhưng chưa được lắp đặt, chưa sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì sẽ dao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. Kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc hoàn thành trong kỳ( không phải hoá đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng để đòi tiền, kế toán căn cứ vào hoá đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thnah toán theo tiến độ kế hoạch.
- Đánh giá phần công việc đã hoàn thành hoặc tỉ lệ % giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng thì sẽ dao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.
2.2.2.2. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng vơi phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hoá đơn đã lập. Kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách đòi tiền và phản náh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. Doanh nghiệp xây lắp có thể lập các ước tính về doanh thu một cách đáng tin cậy khi đã thoả thuận trong hợp đồng các điều kiện sau:
- Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên đối với tài sản được xây dựng
- Các điều kiện để thay đổi giá trị hợp đồng
- Phương thức và thời hạn thanh toán
Doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét để khi cần thiết phải điều chỉnh lại các dự toán và chi phí của hợp đồng xây dựng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Mặt khác trong chuẩn mực cũng quy định đối với từng loại hợp đồng xây dựng mà kết quả hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy khi thoả mãn các điều kiện sau:
Tổng doanh thu của hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy
Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng
Chi phí để hình thành hợp đồng và phần công việc hoàn thành tại thời điểm lập BCTC được tính toán một cách đáng tin cậy
Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể được xác định rõ ràng và tính toán một cách đáng tin cậy để tổng chi phí thực tế cảu hợp đồng có thể so sánh được với tổng dự toán
Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp
Trong trường hợp này tiêu thụ sản phẩm xây lắp cũng chính là việc bàn dao công trình cho khách hàng hay chủ đầu tư. Khi công trình xây lắp hoàn thành bàn dao phải tuân theo đúng các thủ tục nghiệm thu và các điều kiện , giá cả đã quy định trong hợp đồng xây dựng. Việc bàn giao, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa đơn vị nhận thầu và chủ đầu tư được thực hiện qua chứng từ: hoá đơn GTG( hoặc hoá đơn bán hàng nếu DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), hó đơn này được lập cho từng công trình có khối lượng xây lắp hoàn thành có đủ điều kiện thanh toán và là cơ sở cho đơn vị nhận thầu và chủ đầu tư thanh toán
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD
Tài khoản này sử dụng trong trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch và dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của hợp đồng xây dựng dở dang.
Hạch toán TK 337 cần tôn trọng một số quy định sau:
TK 337 chỉ áp dụng đối với truờng hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. TK này không áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện được khách hàng xác nhận.
Căn cứ để ghi vào bên nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ( không phải hóa đơn) do nhà thầu tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận.
Căn cứ để ghi vào bên có TK 337 là hoá đơn được lập trên cơ sở tiến độ thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng. Số tiền ghi trên hoá đơn là căn cứ để ghi nhận số tiền nhà thầu phải thu của khách hàng, không phải là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang
Bên có: Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang
Số dư bên nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch giữ doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang
Số dư bên có: Phản ánh số tiền chệnh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vu, lao vụ mà doanh nghiệp xây lắp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng(đã thực hiện) bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán nếu có. Giá trị của hàng bán được được thoả thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc ghi trên các chứng từ khác có liên quan.
Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hoặc chưa thu tiền ngay( do các thoả thuận về thanh toán hàng bán) sau khi doanh nghiệp kinh doanh xây lắp đã cung cấp cho khách hàng
Trường hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra vnđ theo tỉ giá thực tế phát sinh hoặc tỉ giá dao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNNVN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp xây lắp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu được ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: DN kinh doanh xây lắp CKTM, giảm gía hàng bán, cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại( do không đảm bảo về quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng kinh tế và DN kinh doanh xây lắp phải nộp thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu, thuế VAT được tính trên doanh thu thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong 1 kỳ kế toán.
Kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp hạch toán tài khoản này tuân theo chuẩn mực kế toán Việt nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”, sẽ được làm rõ hơn ở phần sau....cần tôn trọng khi hạch toán,,, Đưa phần này vào phần sau,
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên nợ:
+ Số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu thực tế cảu sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác đinh là tiêu thụ trong kỳ kế toán
+ Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Bên có: Doanh thu được thực hiện trong kỳ của DN kinh doanh xây lắp
TK 511 không có số dư cuối kỳ, tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu bán hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ hạch toán
TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành. Dùng để phản ánh doanh thu bán sản phẩm xây lắp, kể cả các sản phẩm khác như bán vật kết cấu, bê tông, cấu kiện...Tài khoản này dùng để phản ánh cả doanh thu nhận thầu phụ xây, lắp( đối với nhà thầu phụ), hoặc doanh thu nhận thầu chính xây, lắp(đối với Tổng thầu chính xây dựng).
+ TK 51121 – Doanh thu bán sản phẩm xây, lắp
+ TK 51122 – Doanh thu bán sản phẩm khác
TK 153 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu bán hàng của khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán.
TK 5114 – Doanh thu trợ cấp trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp xây lắp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
2.3.1.3. TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại theo giá tiêu thụ nội bộ, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ.
Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ
TK 5121 – Doanh thu bán hàng hoá
TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp
TK 51221 – Doanh thu bán sản phẩm xây lắp
TK 51222 – Doanh thu bán sản phẩm khác
TK5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Nội dung và phương pháp hạch toán
2.3.2.1. Trường hợp quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập hoá hơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hoá đơn ghi:
Nợ TK 131 : Phải thu khách hàng
Có TK 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
Trường hợp bán hàng tiêu thụ bằng ngoại tệ thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết về số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỉ giá thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỉ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ lien ngân hàng do NHNNVN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi ra vnđ hạch toán vào TK 511
2.3.2.2. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch khi kết quả hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành( không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định ghi:
Nợ TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 5112
Căn cứ váo hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng
Có TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Khi nhận được tiền do khách hàng trả hoặc nhận tiền do khách hàng ứng trước, ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 131: Phải thu khách hàng
2.3.2.3. Trường hợp khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng ví dụ: Sự chậm chễ do khách hàng gây nên, sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các chanh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311
2.3.2.4. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng hoặc đạt hoặc vượt 1 số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng(đối với công trình xây dựng bàng nguồn vốn nhà nước mức thưởng không quá 12% giá trị hợp đồng làm lợi), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 511
Có Tk 33311
2.3.2.5. Trường hợp thu phí bảo hành công trình
Căn cứ vào giá trị công ttrình xây lắp thực hiện trong kỳ( từng phần hoặc khi hoàn thnàh toàn bộ công trình) mà bên dao thầu đã chấp nhận thanh toán(đã thu tiền hoặc chưa thu được tiền), căn cứ vào quy chế bảo hành công trình xây dựng xác định khoản bảo hành công trình xây dựng mà bên A giữ lại chưa thanh toán, hoặc doanh nghiệp xây lắp gửi tiền vào ngân hàng về khoản tiền bảo hành công trình xay lắp theo quy định, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 144, 244( Phí bảo hành công trình), hoặc
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ nếu có
Có TK 511
Có TK 333( 3331): Thuế GTGT phải nộp
2.3.2.6. Trường hợp nhà thầu chính có hoạt động tổng nhận thầu xây dựng, khi xác định doanh thu xây lắp ở Nhà thầu chính( bao gồm cả doanh thu của Nhà thầu chính và Nhà thầu phụ), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ 144, 244( nộp phí bảo hành)
Nợ TK 133 : (liên quan đến khối lượng xây lắp của Nhà thầu phụ)
Có TK 511
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2.3.2.7. Doanh nghiệp xây lắp đã lập hoá đơn GTGT thanh toán cho công trình nhưng khi ký duyệt quyết toán giá trị công trình có điều chỉnh giảm khối lượng phải thanh toán thì phải lập chứng từ, hoá đơn GTGT điều chỉnh giảm giá trị công trình( giống như giảm giá hàng bán), ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, 131
Chú ý: Khi bàn dao công trình thì bên cạnh các bút toán ghi nhận doanh thu nêu trên, kế toán phải căn cứ vào giá thành thực tế của công trình xây lắp hoàn thành bàn dao để ghi nhận vào TK 632 “ Giá vốn hàng bán” nhằm xác định kết quả kinh doanh:
Nếu công trình do doanh nghiệp xây lắp thực hiện, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nếu công trình do nhà thầu phụ thực hiện:
+ Nhà thầu phụ bàn dao công trình hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Khi được xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
Đối với giá trị xây lắp nhà thầu phụ bàn dao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 632
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
2.3.2.8. Trường hợp đối với hoạt động giao thầu nội bộ tại đơn vị cấp dưới:
Khi thực hiện bàn giao sản phẩm giao khoán hoàn thành với đơn vị cấp trên theo giá giao khoán quy định trong hợp đồng giao khoán nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 336( 3362): Thanh toán về khoản giao thầu nội bộ
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 512( 5122): Doanh thu bán sản phẩm xây lắp
Có TK 33311.
2.3.2.9. Hạch toán chi phí sửa chữa bảo hành công trình
- Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 335: CHi phí phải trả
Khi phát sinh chi phí sửa chữa va bảo hành công trình, như CPNVLTT, CPNCT, chi phí sử dụng máy thi công, kế toán phản ánh vào các tài khoản chi phí có liên quan, ghi:
Nợ TK 621: CPNVLTT
Nợ TK 622: CPNCTT
Nợ TK 623: CP sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: CPSXC
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112, 152, 153, 334, 338...
Cuối kỳ kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động sửa chữa và nảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621, 622, 623, 627
Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng ghi,:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả( nếu đã trích trước)
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 711: Thu nhập khác
2.3.2.10. Trường hợp xuất hiện nghi ngờ về khả năng không thu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã ghi trong Báo cáo KQHĐKD thì những khoản không có khả năng thu được đó phải được lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Trường hợp số dự phòng được lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trược chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Trương hợp ngược lại thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 139
Có TK 642
2.3.2.11. Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi( ví dụ như không đủ tính thực thi về mặt pháp lí như có sự nghi nhờ về hiệu lực của nó hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ cảu mình...) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong ky, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
2.3.2.12. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng:
Nguyên vật liệu, phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 154
Thu từ bán nguyên vật liệu thừa và phế liệu, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 154
Có TK 3331
Thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã khấu hao hết vào giá trị hopự đồng khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi:
Phản ánh số thu về thanh lý máy móc thiết bị thi công ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 154
Có TK 3331
Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị( nếu có), ghi
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Ghi giảm TSCĐ là máy móc thiết thị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211: TSCĐHH
Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong trường doanh nghiệp kinh doanh xây lắp tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác như: bán vật kết cấu, bê tông, cấu kiện,dịch vụ cho thuê nhà ở... Tuân theo CMKTVN số 14
3.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 511, 512, 133, 331,131, ...
3.1.1. TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung và kết cấu của TK 511 đã được phản ánh ở phần 2 và đều tuân theo CMKTVN số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”
Tuy nhiên theo CMKTVN số 14 thì khi hạch toán TK 511 cần tôn trọng một số quy định sau:
TK 511 chỉ phản ánh doanh thu cảu khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán , dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân birtj doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Đối với sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là tổng giá thanh toán.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu.
Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng phần hoa hồng được hưởng
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận
Những sản phẩm hàng hoá được xác định tiêu thụ nhưng vì lí do về chất lượng, quy cách kỹ thuật ...người mua từ chối thanh toán gửi trả lại cho người bán (đơn vị kinh doanh xây lắp) hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận hoặc người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng CKTM thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK 531- Hàng bán bị trả lại, TK 532 - Giảm giá hàng bán, TK 521 – CKTM.
Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa dao hàng cho người mua, thị trị số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên có TK 131 - Phải thu khách hàng về khảon tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán tào TK 511 về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
Đối với trường hợp cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài.
Theo CMKTVN số 14, không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:
Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất dao cho bên ngoài gia công chế biến.
Trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành.
Số tiền thu được về nhượng bán thanh lý TSCĐ
Trị giá sản phẩm, hàng hóa đang gửi bán, dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp thuận thanh toán.
Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi chưa được xác định là tiêu thụ
3.1.2. TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, ...hạch toán toàn ngành.
Kết cấu tài khoản giống như ở phần 2 và hạch toán tuân theo CMKT số 14.
3.2. Nội dung và phương pháp hạch toán
Theo CMKTVN số 14, cụ thể đối với doanh nghiệp kinh doanh xây lắp thì sẽ có những trường hợp tiêu thụ chủ yếu sau đây:
Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Trường hợp giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc tại các phân xưởng sản xuất không qua kho, thì số sản phẩm này khi đã giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ:
Căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh DTBH phát sinh
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511
Có TK 33311
Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 155: Theo giá thực tế xuất kho, hoặc
Có TK 154: Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành( nếu giao hàng tại xưởng không qua kho)
Trường hợp giao hàng tại kho của bên mua hoặc tại một địa điểm khác được thoả thuận thì sản phẩm khi xuất kho chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm xuất gửi bán theo hợp đồng
Nợ TK 157
Có TK 155
Có TK 154: Gửi bán thẳng không qua kho
Khi được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511
Có TK 33311
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
Khi doanh nghiệp kinh doanh xây lắp xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính trên tỷ lệ % trên giá ký gửi của số hàng thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này được doanh nghiệp kinh doanh xây lắp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Nội dung hạch toán cụ thể như sau:
Phản ánh giá trị thực tế xuất kho hàng ký gửi
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Có TK 155: Thành phẩm
Căn cứ vào bảng kê hoá đơn bán ra của hàng bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả, ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền nhận được sau khi trừ hoa hồng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng qua đại lý
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Phản ánh trị giá vốn của hàng ký gửi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi bán
Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển dao được xác định là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu để nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một khoảng thời gian xác định và phải chịu 1 khoản lãi suất đã quy định trước trong hợp đồng. Khoản lãi do bán trả góp không được phản ánh vào TK511 mà hạch toán vào TK515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Doanh thu bán hàng trả góp phản ánh vào TK511 được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần.
Trình tự hạch toán như sau:
Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511( 5113): Giá trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Khi thực thu bán hàng lần tiếp sau, ghi:
Nợ TK111, 112...
Có TK 131
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả góp từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515
Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận tiền trước của nhiều năm:
Doanh thu của năm tài chính bằng tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản. Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều kỳ, nhiều niên độ kế toán , kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 33311
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu của kỳ kế toán
Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không được thực hiện nếu có, ghi:
Nợ TK 3387
Nợ TK 531: TH đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 33311: Số tiền trả lại cho KH về thuế GTGT
Có TK 111, 112, 3388...: Tổng số tiền trả lại.
Đối với trường hợp hàng hoá xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc
Khi doanh nghiệp kinh doanh xây lắp ( công ty, đơn vị cấp trên) xuất hàng hoá đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc( các chi nhánh, cửa hàng) phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào PXK kiêm vận chuyển nội bộ xác định giá vốn của hàng hoá xuất bán cho các đơn vị trực thuộc để bán, ghi
Nợ TK 157
Có TK 155, 156...
Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến, kế toán căn cứ vào PXK kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 155, 156: Giá bán nội bộ
Có TK 336: Phải trả nội bộ
Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc( là đơn vị chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) , bán hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến phải lập hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra theo quy định.
Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311
Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc lập chuyển đến phải lập hoá đơn GTGT phản ánh hàng hoá tiêu thụ nội bộ gửi cho các đơn vị trực thuộc. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 136: Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 33311
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:
Nợ TK 632
Có TK 157
Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được hoá đơn GTGT về hàng hoá tiêu thụ nội bộ do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến trên cơ sở số hàng hoá đã bán, căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 156: Hàng hoá( Nếu chưa kết chuyển giá vốn)
Có TK 632: Giá vốn hàng bán( Nếu đã kết chuyển giá vốn)
Trường hợp khi xuất hàng hoá giao cho các đơn vị trực thuộc, công ty, đơn vị cấp trên không sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ mà sử dụng ngay hoá đơn GTGT thì khi xuất hàng hoá phải lập hóa đơn GTGT
Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ váo hoá đơn GTGT pảhn ánh doanh thu bán hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 136: Giá bná nội bộ đã có thuế GTGT
Có TK 512: Doanh thu nội bộ
Có TK 33311
Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc khi nhận được hoá đơn GTGT và hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên giao cho để bán, căn cứ vào hoá đơn GTGT và chứng từ có liên quan phản ánh giá vốn của hàng nhập kho theo giá bán nội chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 155, 156: Giá bná nội bộ chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 336: Tổng giá thanh toán nội bộ
Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc xuất bán hàng hoá chịu thuế GTGT do công ty, đơn vị cấp trên giao cho để bán phải lập hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp.
MỘT SỐ NHẬN XÉT
Hoạt động xây lắp là một hoạt động mang tính đặc thù, tuy vậy bên cạch đó vẫn có những nét giống với các hoạt động của các nghành khác. Vì thế đặc điểm kế toán doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp cũng vừa có những nét khác biệt nhưng cũng có những nét tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Tính đặc thù ở đây được thể hiện rõ nét nhất ở việc tiêu thụ các sản phẩm xây lắp là các công trình hoàn thành bàn giao hay còn gọi là “ Kế toán bàn giao công trình” giữa nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư( khách hàng) được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng. Trong đó thì việc xác dịnh chính xác phần công việc đã hoàn thành sẽ làm căn cứ để ghi nhận doanh thu, điều này được thực hiện theo CMKTVN số 15 “ Hợp đồng xây dựng”. Ta cần chú ý một số điểm chính sau:
Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng là cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng các phương pháp đó có thể là
Tỷ lệ % giữa chi phí thực tế phát sịnh của phần công việc hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán.
Đánh giá phần công việc hoàn thành
Tỷ lệ % khối lượng xây lắp hoàn thành
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được thực hiện theo hai cánh, tuân theo CMKT số 15
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì:
+ Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao cho các bộ phận liên quan xác định giá trị và lập chứng từ phản ánh doanh thu của hợp đồng xây dựng trong kỳ.
+ Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ ( Không phải hoá đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Nhà thầu lập hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng để đòi tiền, kế toán căn cứ vào hoá đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện:
+ Nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ.
+ Khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành, kế toán phải lập hoá đơn gửi cho khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận.
Khi công trình xây lắp hoàn thành giao phải thực hiện theo đúng các thủ tục nghiệm thu và các điều kiện, giá cả đã được quy định.Khi đó việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Sau đó nhà thầu xây lắp phải thực hiện công việc bảo hành công trình theo quy định đã ghi trong hợp đồng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện ngày nay khi mà đất nước đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của các nghành, lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta càng trở nên quan trọng. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ bản mà chủ yếu là hoạt động xây lắp chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động. Trước đây, mô hình xây lắp chỉ tồn tại trong các công ty, tổng công ty nhà nước thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, theo sự phát triển của đất nước và nền nền kinh tế mà cụ thể là trong cơ chế thị trường hiện nay thì hoạt động xây lắp được diễn ra trong các thành phần kinh tế khác nhau bao gồm cả công ty, tổng công ty, và các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác nhau, được thực hiện theo hình thức đấu thầu. Theo đó hoạt động xây lắp không chỉ tổ chức tiêu thụ sản phẩm xây lắp đơn thuần như công trình xây dựng mà còn tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ các sản phẩm khác nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường, bắt kịp với sự phát triển chung. Do vậy, hoạt động xây dựng cơ bản nói chung và xây lắp nói riêng sẽ vừa mang tính đặc thù của ngành nhưng cũng mang những nét chung của các ngành sản xuất kinh doanh khác. Đặc điểm này đòi hỏi các daonh nghiệp phải nắm rõ và có cách ghi nhận và phương pháp kế toán chính xác và thích hợp, giúp cho người quan tâm đến lĩnh vực xây lắp có cái nhìn sâu sắc và thiết thực hơn trên phương diện kế toán tài chính. Qua đó CMKT số 14, 15 tạo cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp, giúp cho việc ghi nhận và phản ánh thông tin trên các báo cáo được trung thực và hợp lý.
Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Nguyễn Thị Đông đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.Tuy nhiên do việc nghiên cứu đề tài trên phương diện lý thuyết và trong thời gian ngắn nghiên cứu đề tài, lượng tài liệu dùng để nghiên cứu còn hạn chế do đó đề tài chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan – Nhà xuất bản ĐHKTQD 2006
Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt nam - TS. Nguyễn văn Bảo – Nhà xuất bản LĐXH 2004
26 Chuẩn mực kế toán tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính
Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt nam vào các phần hành kế toán doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Nhà xuất bản Tài Chính 2004
Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành – Đinh Quốc Khánh – Nhà xuất bản Tài Chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33065.doc