Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002

Hiện nay, việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô và việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn này, từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư là yêu cầu cấp bách đối với Thành phố Hà Nội và đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng. Để có thể làm tốt được điều này, đặt ra cho ngành Thống kê phải làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các nguồn thông tin có liên quan một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các cấp, các ngành có liên quan.

doc81 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt, lượng vốn đầu tư tăng gần 3,8 lần so với năm 1995 và tăng gấp 3,2 lần so với năm 2001. Sở dĩ cần có sự đột biến trong năm 2002 là do thực trạng của ngành cấp nước hiện nay, năm 2002 cũng là năm mà Thành phố có tốc độ đô thị hoá cao (2.5%-2.8%) đòi hỏi ngành cấp nước cũng phải mở rộng theo để đáp ứng nhu cầu trên. Thêm vào đó là sự xuống cấp, lạc hậu của những nhà máy nước cũ, do vậy trong giai đoạn này Thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng thêm 3 nhà máy nước mới là: Pháp Vân, Mai Dịch và Ngọc Hà. Với việc xây dựng thêm 3 nhà máy nước này khi đi vào hoạt động, thì việc cấp nước cho khu vực nội thành sẽ có sự bổ xung đáng kể, lượng nước bình quôn đầu người sẽ tăng, hiện tượng thiếu nước thường xuyên sẽ ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, hệ thống Cấp nước Hà Nội vẫn còn tồn tại những bất cập cục bộ ở một số nơi có mạng lưới đường ống áp lực thấp, như ở quận Ba Đình và quận Đống Đa, là nơi có hệ thống ống nước cũ kỹ, mà mật độ dân cư lại đông đúc. Thấy rõ được nhu cầu cấp thiết đó năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 435/TTG ngày 26/9/1996 Dự án cải tạo và mở rộng hệ thống Cấp nước giai đoạn bốn với tổng mức vốn đầu tư là 48.38 triệu USD. Những hạng mục của nhà máy là xây dựng hai nhà máy nước với tổng cộng là 18 giếng, lắp đặt 21km đường ống chuyền dẫn và 930km đường ống phân phối. Mục tiêu của dự án là nâng tổng công suất lên 450000m3/ ngày đêm. Nhưng với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, điều đó vẫn chưa đủ, cần có sự lỗ lực hơn nữa cho vấn đề đảm bảo nước sạch cho người dân Thủ đô. 2.2.2) Thoát nước. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Thoát nước 16248 17440 167457 422999 448600 256000 406401 324110 Biểu đồ 3: biểu diễn sự biến động của vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng lĩnh vực Thoát nước. Qua bảng3 và biểu đồ 3 có thể thấy rằng, vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng lĩnh vực Thoát nước chia làm hai giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn 1995-1999, trong giai đoạn này có sự biến động rất lớn qua các năm, lượng vốn đầu tư liên tục tăng và tăng với tốc độ nhanh. Năm 1995 là 7.89% (16248 triệu đồng) so với tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng , năm 1996 là 5.38% (17440 triệu đồng). Mặc dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư có giảm so với năm 1995 nhưng lượng vốn đầu tư vẫn tăng. Đến năm 1998 tỷ lệ này là 60.11% (422999 triệu đồng) một tỷ lệ rất lớn, cao hơn nữa, năm 1999 là 56.26% (448600 triệu đồng). Có thể thấy mặc dù trong giai đoạn này sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đến nước ta là rất lớn nhưng Chính quyền Thành phố vẫn dành cho ngành Thoát nước một lượng vốn đầu tư rất lớn, cao nhất trong các năm từ trước đến nay. Bởi vì trong giai đoạn 1995-1999 là giai đoạn mà dự án Thoát nước giai đoạn I đi vào hoạt động, cao điểm là trong các năm 1998-1999, các cống Thoát nước ở những khu vực chính được xây dựng lại mới hoàn toàn với tiêu chuẩn đảm bảo thoát nước nhanh. Lượng vốn đầu tư cho Thoát nước đô thị giai đoạn này đã chứng tỏ sự quan tâm của Chính quyền Thành phố đối với lĩnh vực Cấp-Thoát nước, giải quyết dứt điểm những rắc rối mà ngành Thoát nước đang gặp phải, nhưng chưa đủ, giai đoạn 2000-2002. Trong giai đoạn này Thành phố tiếp tục hoàn thành nốt dự án Thoát nước giai đoạn I, trong các năm sau của giai đoạn này lượng vốn đầu tư không còn được cao như các năm trước đó, bởi vì những hạng mục chính của dự án đã được hoàn thành. Năm 2000, tỷ trọng vốn đầu tư là 33.4% (256000 triệu đồng) trong tổng vốn đầu tư và bằng 57% so với năm 1999. Năm 2002 tỷ lệ này là 30% (324110 triệu đồng) trong tổng vốn đầu tư . Mặc dù dự án Thoát nước giai đoạn I đã đi vào kết thúc trong thời kỳ này, nhưng tỷ lệ và lượng vốn đầu tư cho ngành vẫn lớn, bởi vẫn chưa đảm bảo cho việc Thoát nước khi xảy ra mưa lớn. Đáng chu ý là dự án nạo vét các con sông trong khu vực nội thành như: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Lừ và Sét. Tổng chiều dài của các con sông này khoảng 40 km, dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2005, đối với dự án này hàng năm phải đầu tư một lượng vốn rất lớn. Khi dự án được hoàn thành thì việc thoát nước cho khu vực nội thành sẽ đảm bảo được khoảng 95% lượng nước thải. Cùng với dự án nạo vét các con sông, xây dựng hệ thống cống rãnh mới Thành phố còn tiến hành xây dựng các đập chứa nước, với diện tích hàng trăm ha tại các khu vực ven đô (Tây Hồ và Pháp Vân…). Các đập chứa nước này sẽ là nơi thu hút hầu hết lượng nước thải từ khu vực nội thành, qua các khâu xử lý rồi được dẫn đi tưới tiêu cho những vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Đây là một quy trình khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài chức năng là các đập chứa nước thải cho Thành phố thì các đập chứa nước này còn có tác dụng như là ‘’lá phổi’’ điều hoà khí hậu cho Thành phố khi mà các hồ trong nội thành mất dần chức năng điều hoà và không đủ để điều hoà. Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của các dự án này là rất lớn, nếu thực hịên tốt sẽ giải quyết được cả hai vấn đề. Những gì mà ngành Cấp-Thoát nước Hà Nội đã và đang thực hiện là hết sức to lớn, là sự cố gắng hết mình của chính quyền Thành phố, của ngành và của Nhân dân Thủ đô. Nhưng những sự cố gắng đó là vẫn chưa đủ so với thực tại và yêu cầu đặt ra, nhất là hệ thống Cấp –Thoát nước ở khu vực ngoại thành, vùng nông thôn như: Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm . Đại bộ phận dân cư ở các khu vực này vẫn phải dùng nước giếng khoan, giếng đào mà chưa qua xử lý sinh học, trong khi đó tỷ lệ Asen trong nước ngầm ở Hà Nội là rất lớn so với mức chuẩn. Sự cố gắng giải quyết trong vấn đề cấp thoát nước ở khu vực nội thành đã vất vả nay lại thêm khu vực ngoại thành là vất vả nhân đôi, nhưng vì sự phát triển chung của ngành, của Thành phố, của đất nước và của nhân dân cần nỗ lực hơn nữa. 2.3) Đối với lĩnh vực Nhà ở. Lĩnh vực Nhà ở tại các khu vực đô thị cũng là vấn đề nhức nhối không kém vấn đề giao thông. Để thấy rõ được sự quan tâm của Thành phố Hà Nội cho lĩnh vực Nhà ở qua các năm ta thể hiện số liệu về vốn đầu tư qua biểu đồ sau: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nhà ở 3466 2943 18482 33135 9743 - 73204 198066 Biểu 4: biểu diễn sự biến động vốn đầu tư lĩnh vực sự nghiệp Nhà ở. Qua số liệu bảng 2 và biểu 4 có thể thấy rằng, lượng vốn đầu tư cho sự nghệp Nhà ở cũng được chia làm hai giai đoạn rõ ràng. Giai đoạn từ 1995-1999 có tỷ lệ vốn đầu tư rất ít, năm 1995 tỷ trọng vốn đầu tư cho sự nghiệp Nhà ở ở Thủ đô Hà Nội chỉ là 1.69% (3466 triệu đồng) so với tổng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Năm 1997 là 4.71% (1842 triệu đồng), trong giai đoạn này tốc độ đô thị hoá diễn ra chưa cao, vấn đề Nhà ở còn chưa bức xúc, vì vậy tỷ lệ vốn đầu tư dành cho Nhà ở còn khá khiêm tốn là điều dễ hiểu. Giai đoạn 2001-2002 tình hình có khác, trong giai đoạn này Hà Nội với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, thêm vào đó là sự gia tăng dân số cơ học mạnh mẽ thì vấn đề Nhà ở càng trở lên căng thẳng hơn bao giờ hết. Vì vậy, trong giai đoạn trên lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng rõ rệt, năm 2001 là 9.13% (73204 triệu đồng) trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô, con số này năm 2002 đã là 12.83% (198066 triệu đồng), gấp 57.1 lần so với năm 1995 và gấp 2.7 lần năm 2001. Sự gia tăng mạnh của vốn đầu tư ở lĩnh vực này được thể hiện thông qua hàng loạt các khu chung cư cao tầng ở ven đô như khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Pháp Vân…được mọc lên, sẽ giải quyết được phần nào khó khăn về Nhà ở cho Thành phố Hà Nội, đồng thời nó cũng góp phần giải quyết tốt trong việc di dời dân cho việc tạo mặt bằng xây dựng và mở rộng các công trình giao thông trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề xã hội cũng ngày càng hạn chế và kiểm soát được tốt hơn. 2.4) Đối với lĩnh vực VH-NH. Cùng với nhu cầu về vật chất trong đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về lĩnh vực tinh thần của con người cũng ngày càng được tăng theo. Đặc biệt đối với người dân Thủ đô Hà Nội, lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật cũng đòi hỏi rất lớn, là nơi có trình độ dân trí cao nhất cả nước vì vậy nơi đây cũng là nơi có nhu cầu thưởng thức Văn hoá-Nghệ thuật cao. Đồng thời Hà Nội còn là cái nôi văn hoá của cả nước, cấc hoạt động Văn hoá-Nghệ thuật nơi đây được diễn ra thường xuyên hơn bất cứ nơi nào. Do đó đòi hỏi Thành phố phải có một hệ thống Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển tương ứng để đáp ứng nhu cầu của cả nước và của người dân Thủ đô nói riêng. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 VH-NT 19892 62650 35083 37940 49766 109000 99254 31422 Biểu 5: biểu diễn sự biến động vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật . Qua bảng 2 và biểu 5 cho thấy lượng vốn đầu tư ở lĩnh vực này ngày một tăng, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước. Năm 1995 tỷ trọng vốn đầu tư là 9.66% (19892 triệu đồng) trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô, đến năm 1997 là 7% (35083 triệu đồng), mặc dù năm 1997 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối. Năm 2000 tỷ lệ này đạt mức cao nhất từ trước tới nay, chiếm 14.22% (109000 triệu đồng), cao hơn gấp 5.5 lần so với năm 1995. Bởi trong năm 2000 là năm mà Thành phố Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động Văn hoá-Nghệ thuật như: chào đón Thiên niên kỷ mới, kỷ niệm 900 năm Thăng Long Hà Nội. Đồng thời trong những năm này Thành phố tiến hành xây dựng, cải tạo nhiều cơ sở Văn hoá-Nghệ thuật, các khu vui chơi như: Rạp hát, công viên…. Đến năm 2000 tỷ lệ này có giảm còn 12.3% (99245 triệu đồng) và năm 2002 là 2.03% (31422 triệu đồng), nhưng chắc chắn trong những năm tới tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực này sẽ tăng bởi đến năm 2010 là năm mà Thành phố kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, ngày hội lớn của Thủ đô cũng như của nước. 2.5) Lĩnh vực Ytế-TDTT. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Ytế-TDTT 23923 7265 25315 25866 21815 52855 33963 154850 Biểu 6: biểu diễn sự biến động của lượng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng lĩnh vực Y tế-TDTT. Trong giai đoạn 1995-2001, lượng vốn đầu tư cho Y tế-TDTT không có sự biến động mạnh, xu hướng có tăng nhưng không đáng kể. Mặc dù vậy trong giai đoạn này, Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực vẫn tăng đáng kể, do ở đây đã thu hút được khu vực tư nhân và nước ngoài đầu tư vào. Năm 1995, lượng vốn đầu tư cho Ytế-TDTT chỉ chiếm 11.6% ( 23923 triệu đồng) trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng , đến năm 1996 tỷ lệ này chỉ còn 2.24% (7265 triệu đồng), bởi trong năm này Ngân sách Thành phố chủ yếu dành cho hai ngành Cấp-Thoát nước và Giao thông đô thị (chiếm 88.3%). Vấn đề đã thực sự thay đổi trong năm 2002, qua biểu đồ 6 ta có thể thấy lượng vốn đầu tư cho ngành Ytế-TDTT tăng rất cao so với các năm trước đó. Mặc dù chỉ chiếm 10.3% (154850 triệu đồng) nhưng đã gấp 6.47 lần năm 1995, và gấp 4.6 lần năm 2001 (33963 triệu đồng). Sở dĩ lượng vốn đầu tư tăng mạnh trong năm 2002 là do để chuổn bị cho Sea Games 22 diễn ra tại Việt Nam mà Hà Nội là nơi chính sẽ diễn ra các nội dung thi đấu chính của đại hội. Do vậy, để đảm bảo SeaGames 22 thành công tốt đẹp đòi hỏi Thành phố cũng như cả nước phải có một hệ thống Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực thật tốt, hiện đại. Bởi đây còn là dịp để Hà Nội giới thiệu với bạn bè quốc tế trong khu vực và trên thế giới về con người và những giá trị truyền thống của Thủ đô gần nghìn năm tuổi, nâng cao vị thế của Thủ đô và cả nước trên thế giới, qua đó để Thành phố thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô cũng như của cả nước. Có thể thấy rằng, những gì mà Thành phố Hà Nội đã làm trong thời gian qua trong việc đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô là rất lớn, lượng vốn đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước, đang từng ngày hiện đại hoá Thủ đô. Tuy vậy, thực tế cho thấy cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý qua các năm dẫn đến tình trạng mất cân đối, mà yêu cầu của sự phát triển tổng hợp kinh tế – xã hội đòi hỏi không thể bỏ qua một lĩnh vực nào, do đó trong thời gian tới, Thành phố cần đổi mới hơn nữa cơ cấu đầu tư Cơ sở hạ tầng, đồng thời để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước thì Thành phố cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. PHÂN TÍCH MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 1995-2002. 1. Tình hình biến động chung của vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội thời gian qua. Vốn đầu tư chính là điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư theo mục đích và yêu cầu của chủ đầu tư. Chủ đầu tư mà được nghiên cứu ở đây là Nhà nước, đầu tư Cơ sở hạ tầng với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Theo sự phân tích ở trên ta cũng thấy được phần nào xu hướng phát triển chung của vốn đầu tư xây dựng và phát triển lĩnh vực Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua, nhưng cụ thể xu hướng đó như hế nào và tăng (giảm) với lượng bao nhiêu thì chúng ta chưa được biết rõ. Để thấy rõ được xu hướng trên ta lập bảng tính toán các chỉ tiêu biểu hiện tốc độ phát triển và lượng tăng (giảm) của tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng trong các năm qua như sau: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn ĐT 205837 324370 501011 703662 797385 766417 802232 1543808 Biểu 7: Biểu diễn sự biến động của tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Qua bảng 4 và biểu 7 cho thấy rằng tổng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002 có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Năm 1995 lượng vốn đầu tư là 205837 triệu đồng, năm 1996 tăng 57.59% tương ứng với 118533 triệu đồng so với năm 1995. Năm 1997 tăng 54.46% so với năm 1996 hay tăng 176641 triệu đồng , ngoại trừ năm 2000 lượng vốn đầu tư có giảm so với năm 1999 là 3.88% hay giảm 30968 triệu đồng, nhưng nếu so với năm 1995 thì vẫn tăng 272.34% tương ứng với 591548 triệu đồng. Đặc biệt năm 2002 là năm mà Thành phố có lượng vốn đầu tư tăng mạnh nhất cả về số tương đối và tuyệt đối. Cụ thể tăng 92.44% tương ứng là 741756 triệu đồng so với năm 2001. Nếu xét chung trong cả giai đọan từ năm 1995-2002 thì mỗi năm lượng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thủ đô đạt tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 133.35% tức là mỗi năm tăng 33.35% hay 191138.7 triệu đồng. Làm cho tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng toàn Thành phố trung bình mỗi năm đạt mức 705590.25 triệu đồng, trong khi đó tổng thu Ngân sách của Thành phố mỗi năm khoảng 3500000 triệu đồng, tức là hàng năm vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 20.2% trong tổng thu Ngân sách và khoảng 35% tổng chi ngân sách của Thành phố. Như vậy có thể thấy sự cố gắng hết mình của Chính quyền Thành phố trong việc huy động tối đa nguồn lực tự có cho đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. 2. Phân tích một số xu hướng biến động cơ bản của tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. Các phương pháp Thống kê đã chứng minh được rằng: sự biến động về mặt lượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (ngẫu nhiên). Lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật trên, có nghĩa là nó chịu sự tác động của những yếu tố chủ quan (cơ chế, chính sách...) và những yếu tố khách quan (khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế...). Trong đó các yếu tố chủ quan sẽ xác lập nên xu hướng phát triển cơ bản của lượng vốn đầu tư. Để phân tích xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, trong Thống kê có nhiều phương pháp như: +Phương pháp bình quân trượt. +Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. +Phương pháp hồi quy theo thời gian. Tuỳ vào đặc điểm số liệu có mà áp dụng phương pháp nào cho thích hợp. Trong phần này sẽ dùng phương pháp Hồi quy theo thời gian để tìm xu hướng phát triển cơ bản của lượng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở thủ đô Hà Nội qua các năm. Ta có số liệu về vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng từ năm 1995-2002 như sau: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 205837 324370 501011 703662 797385 766417 802232 1543808 Ta sẽ đi tìm hàm xu thế cho dãy số trên, nhưng vấn đề là tìm tìm hàm xu thế nào thì trong thống kê có nhiều dạng hàm khác nhau. Vậy để xác định được hàm nào là hàm xu thế tốt nhất thì trong Thống kê xác định dựa vào đồ thị và SE. Để thấy được xu hướng biến động của lượng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Hà Nội qua các năm ta thể hiện số liệu trên biểu đồ sau: Biểu 8: Thể hiện sự biến động của tổng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng cho thủ đô Hà Nội. Qua bảng 4 và biểu 8 ta sẽ đi xác định các hàm xu thế cho dãy số trên bằng các hàm sau: 2.1) Hàm xu thế Tuyến tính. Hàm xu thế tuyến tính có dạng như sau: Để xác định được các tham số của hàm xu thế trên ta dựa vào hệ phương trình chuổn sau: Trên thực việc xác định hàm xu thế dựa vào hệ phương trình chuổn là rất mất thời gian và nhiều khi không có độ chính xác cao. Ngày nay, với việc phát triển của công nghệ thông tin, trong thống kê người ta dùng phần mềm SPSS, thì việc xác định các dạng hàm xu thế là rất nhanh và có độ chính xác cao. Từ dãy số liệu trên, sử dụng SPSS cho ta kết quả như sau: MODEL: MOD_1 Dependent variable.. VON Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .90541 R Square .81977 Adjusted R Square .78974 Standard Error 186745.85769 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 951769279299.4 951769279299.4 Residuals 6 209244092176.1 34874015362.7 F = 27.29165 Signif F = .0020 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 150536.285714 28815.51143 .905414 5.224 .0020 (Constant) 28176.964286 145511.2000 .194 .8528 The following new variables are being created: Theo kết quả trên ta xác định được phương trình hàm xu thế tuyến tính như sau: Và có chỉ tiêu SE = 186745.86 2.2) Hàm xu thế dạng Mũ. Sử dụng SPSS ta có kết quả như sau: MODEL: MOD_2. _ Dependent variable.. VON Method.. EXPONENT Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .94081 R Square .88512 Adjusted R Square .86598 Standard Error .22731 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 2.3886631 2.3886631 Residuals 6 .3100154 .0516692 F = 46.22990 Signif F = .0005 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time .238480 .035074 .940810 6.799 .0005 (Constant) 206672.108025 36605.24303 5.646 .0013 The following new variables are being created: Name Label FIT_2 Fit for VON from CURVEFIT, MOD_2 EXPONENTIAL Theo kết quả tính toán ở trên ta phải tính lại SE và hệ số b1. Ta có: Và từ lnb1=0.23848; Vậy b1= 1.265 Từ đây ta xây dựng được hàm xu thế dạng mũ như sau: 2.3) Hàm xu thế Parabol. Theo kết quả tính toán trên SPSS ta có như sau: MODEL: MOD_3. _ Dependent variable.. VON Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .91743 R Square .84167 Adjusted R Square .77834 Standard Error 191740.71093 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 977190870332.8 488595435166.4 Residuals 5 183822501142.7 36764500228.5 F = 13.28987 Signif F = .0100 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 39825.678571 136385.7999 .239535 .292 .7820 Time**2 12301.178571 14793.11701 .682122 .832 .4436 (Constant) 212694.642857 267506.0255 .795 .4626 The following new variables are being created: Name Label FIT_3 Fit for VON from CURVEFIT, MOD_3 QUADRATIC Vậy hàm xu thế Parabol có dạng như sau: Với chỉ tiêu SE = 191740.71 Hàm xu thế bậc Ba. Theo kết quả tính toán trên SPSS ta có: MODEL: MOD_4. _ Dependent variable.. VON Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .95813 R Square .91802 Adjusted R Square .85653 Standard Error 154257.65001 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 1065831681130 355277227043.5 Residuals 4 95181690345.1 23795422586.3 F = 14.93049 Signif F = .0123 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 668941.875541 343929.5203 4.023411 1.945 .1237 Time**2 -152612.775974 86269.96994 -8.462650 -1.769 .1516 Time**3 12215.848485 6329.268045 5.519379 1.930 .1258 (Constant) -391989.857143 380094.9994 -1.031 .3607 The following new variables are being created: Name Label FIT_4 Fit for VON from CURVEFIT, MOD_4 CUBIC Từ đây ta xác định được hàm xu thế bậc Ba như sau: Với chỉ tiêu SE = 154257.65 Theo kết quả trên, bằng cách so sánh các chỉ tiêu SE của các hàm trên, ta thấy rằng hàm xu thế bậc Ba là tốt nhất, bởi có SE là nhỏ nhất. 3) Dự đoán Thống kê ngắn hạn. Dự đoán Thống kê ngắn hạn hiểu theo cách chung nhất là đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học về mức độ hoặc là trạng thái có thể có ở trong tương lai. Theo lý thuyết thì có nhiều phương pháp để dự đoán Thống kê ngắn hạn như: Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình. Dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Dựa vào hàm xu thế... Trên cơ sở các hàm xu thế đã xác định được ở phần trên, ta sẽ đi xác dự đoán lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội trong những năm sắp tới dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế. Theo kết quả phần trên, ta đã xác định được hàm xu thế bậc Ba là hàm xu thế tốt nhất đối với dãy số trên. Hàm xu thế bậc Ba có dạng: 3.1) Dự đoán cho năm 2003. Với t=1 tại năm 1995. Vậy tại năm 2003 thì t=9. =2172205.714 (Tr.đ) 3.2) Dự đoán cho năm 2004. Tại năm 2004 thì t=10. Ta có: =325989.786 (Tr.đ) Tình hình đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua như đã được trình bày ở các phần trên, phần nào cũng chứng tỏ được sự quan tâm của Chính quyền Hà Nội cho sự nghiệp CNH-HĐH nói chung của Thủ đô. Bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Nhưng cụ thể hơn ta sẽ đi vào đánh giá ở từng lĩnh vực. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC TRONG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ. Mọi hoạt động đầu tư đều phải tính toán đến các chỉ tiêu chi phí bỏ ra và kết quả thu được trong quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình đầu tư thường kéo dài qua nhiều năm với nhiều biến động, trong quá trình thực hiện đầu tư này vốn bị ứ đọng, vì vậy việc đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư là rất quan trọng. Để đánh giá kết quả đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội trong thời gian qua có thể dùng 2 loại chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chất lượng + Chỉ tiêu khối lượng. 1) Chỉ tiêu khối lượng: Đó chính là tổng số vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội đã được thực hiện, đã được chuyển hoá từ dạng tài chính sang dạng vất chất. Việc phân tích và đánh giá này đã được thực hiện ở các phần trên, nhưng để phản ánh rõ hơn về kết quả đầu tư ta nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu sau. 2) Chỉ tiêu chất lượng. 2.1) Đánh giá kết quả chung. Kết quả của quá trình thực hiện đầu tư chính là giá trị tài sản mới tăng, năng lực huy động thêm…những kết quả này sẽ trực tiếp phát huy tác dụng trong quá trình sử dụng và vận hành những tài sản này. Những kết của việc đầu tư này sẽ được sử dụng để phục vụ cho toàn dân, mang tính phúc lợi là chủ yếu, do đó việc xác định các chỉ tiêu kết quả mang tính xã hội là rất khó. Hoặc nếu có tính được thì cũng chỉ phản ánh được phần nào chứ không thể phản ánh toàn diện. Một trong những chỉ tiêu biểu hiện kết quả chung đó là chỉ tiêu: giá trị tài sản mới tăng của các công trình hoàn thành bàn giao, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Chỉ tiêu Năm TỔNG VỐN ĐẦU TƯ Cơ sở hạ tầng (tr.đ) GIÁ TRỊ TÀI SẢN MỚI TĂNG (TR.Đ) Hiệu quả đầu tư(%) 1995 205837 200495 97.41 1996 324370 295392 91.07 1997 501011 255621 51.02 1998 703662 155468 22.09 1999 797385 472943 59.31 2000 766417 461869 60.26 2001 802232 518872 64.68 2002 1543808 850327 55.11 Tổng số 5644722 3210987 56.89 Qua bảng 5 ta thấy rằng: giá trị tài sản mới tăng của các công trình hoàn thành bàn giao có xu hướng tăng qua các năm, nhưng hiệu quả đầu tư tính theo trị tài sản thì không đều. Cụ thể, năm 1995 và năm 1996 là 2 năm có hiệu quả đầu tư cao nhất, với số vốn đầu tư là 205837 triệu đồng và giá trị tài sản tăng thêm trong năm là 200495 triệu đồng, hiệu quả đầu tư là 0.9741 triệu đồng/triệu đồng, tức là cứ 1 triệu đồng vốn đầu tư bỏ ra thì thu được 0.9741 triệu đồng giá trị tài sản. Trong giai đoạn này thì năm 1998 có hiệu quả đầu tư thấp nhất (0.2209 triệu đồng). Mức giá trị tài sản đạt cao nhất là năm 2002, điều này cũng dễ hiểu bởi cũng là năm có số vốn đầu tư đạt mức cao nhất trong các năm, với 1543808 triệu đồng vốn đầu tư bỏ ra và thu được 850327 triệu đồng giá trị tài sản, hiệu quả đầu tư là 0.5511 triệu đồng/triệu đồng, xấp xỉ mức hiệu quả trung bình của cả giai đoạn (0.5689 triệu đồng/triệu đồng). Mặc dù vậy, hai chỉ tiêu trên là: chỉ tiêu giá trị tài sản mới tăng và hiệu quả đầu tư Cơ sở hạ tầng chưa phản ánh đúng được kết quả thực tế của hoạt động này mang lại. Bởi vì của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là: ‘’quá trình thực hiện đầu tư có thời gian dài và có độ chễ về mặt thời gian’’. Do vậy chỉ tiêu giá trị tài sản mới tăng của năm nay có một phần kết quả từ việc đầu tư vốn từ những năm trước đó. Ví như giá trị tài sản mới tăng của năm 1995 , 1996…còn có cả vốn đầu tư từ các năm 1993, 1994 hay cả những năm trước đó nữa mà đến giai đoạn này mới bàn giao tài sản. Do đó chỉ tiêu hiệu quả đầu tư như trong bảng 5 cũng không phản ánh đúng thực chất của chỉ tiêu nghiên cứu. Vì vậy, khi xem xét và nghiên cứu chỉ tiêu này chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo, mức độ tin cậy không cao, cần có các chỉ tiêu khác cụ thể hơn mà vẫn phản ánh đúng kết quả đầu tư đem lại. 2.2) Đánh giá kết quả từng lĩnh vực. Để khắc phục được những hạn chế như ở phần 2.1 trên, ta chỉ sử dụng số liệu của các năm từ 1998 trở lại đây để đánh giá kết quả đầu tư đem lại. Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư đem lại là một chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng đồng vốn được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả kinh tế và các chi phí bỏ ra trong khoảng thời gian tương ứng để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng không phải chỉ thu được từ kết quả trực tiếp (TSCĐ), mà còn từ kết quả gián tiếp, kết quả xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư Cơ sở hạ tầng thì hiệu quả gián tiếp, hiệu quả xã hội là chủ yếu và biểu hiện rõ nét nhất, bởi xuất phát từ tác dụng của Cơ sở hạ tầng là mang tính phúc lợi xã hội, phục vụ cho quảng đại quần chúng Nhân dân. Để phản ánh đầy đủ hiệu quả đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội đem lại trong thời gian qua, ta đi sâu vào đánh giá từng lĩnh vực. 2.2.1) Lĩnh vực Cấp- Thoát nước . a) Cấp nước. Kết quả được thể hịên trong bảng sau: Bảng 6: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1)Số nhà máy sx nước hiện có. Nhà máy 14 13 13 14 14 2) Đường ống dẫn nước tăng thêm. Km 2.4 - 23.1 10 30 3) Trạm nước tăng áp hiện có. Trạm 12 14 11 11 11 4) Tuyến ống phân phối tăng thêm. Km 29.2 - 44.2 80 80 5) Sản lượng nước bình quân ngày. 1000 m3/ngày 395 398.5 400 430 480 6) Hệ số lãng phí nước. % 35 55.5 50.5 50 45 7) Số giếng nước hiện có. Giếng 127 161 161 135 139 8) Lượng nước bình quân người/ngày. Lít 100 100 110 110 140 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Hà Nội 2000; 2002. Cục thống kê Hà Nội Qua bảng 6 cho thấy, trong năm 1998 toàn Thành phố có 14 nhà máy sản xuất nước sạch với 12 trạm nước tăng áp và 127 giếng nước với công suất là 395000m3/ngày, đến năm 1999 thì số nhà máy nước giảm xuống còn 13 nhà máy và năm 2002 là 14 nhà máy, với 11 trạm nước tăng áp hiện có. Nhưng không vì vậy mà sản lượng nước bình quân ngày giảm, trái lại còn tăng từ 395000 m3/ngày lên 480000 m3/ngày. Đó là kết quả đầu tư của ngành nước đem lại bằng việc thay đổi, cải tạo và cải tạo nâng cấp công suất cấp nước của các nhà máy nước hiện có. Kết quả đầu tư đem lại còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu khác như: lắp đặt thêm các đường ống dẫn và phân phối nước. Năm 1998 Thành phố đã lắp đặt thêm được 2.4km đường ống dẫn nước và 29.2km đường ống phân phối nước, đến năm 2002 con số này là 30km đường ống dẫn nước và 80km đường ống phân phối nước. Như vậy, nếu tính tổng từ năm 1998-2002 thì trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 65.5km đường ống dẫn và 233.4km đường ống phân phối nước được lắp đặt. Đó quả là một con số có ý nghĩa hết sức to lớn đối với người dân Thủ đô trong việc cung cấp nước sạch. Cũng chính vì vậy mà sản lượng nước bình quân người/ngày cũng được nâng nên rõ rệt. Năm 1998 sản lượng nước bình quân người/ngày là 100lít, đến năm 2002 là 140lít. Mặc dù vậy, bên cạnh những cố gắng của ngành Cấp nước Thủ đô còn có những tồn tại như ở một số khu dân cư sống trên những nền đất cao thì nước còn chưa được cung cấp một cách đầy đủ và đều đặn. Mới chỉ có khoảng 75-80% dân cư được cung cấp nước sạch đầy đủ. Hơn nữa, việc sử dụng nước trong sinh hoạt một cách lãng phí là hiện tượng ở đây. Năm 1998, hệ số lãng phí nước ở Hà Nội là 55.5%, năm 2002 có giảm (45%) nhưng vẫn cao hơn định mức (25%). Thiết nghĩ rằng, nếu chỉ cần giải quyết được sự lãng phí nước như hiện nay thì việc với sản lượng nước 480000m3/ngày cũng đã đủ cung ứng cho người dân Thủ đô. Vấn đề đặt ra cho ngành nước Hà Nội cần giảm thiểu hệ số lãng phí nước như hiện nay, nhưng chỉ với sự cố gắng của ngành nước không thì chưa đủ mà đối với từng người dân cần có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất. b) Ngành Thoát nước : Bảng 7: Năm Chỉ tiêu đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1) Kênh mương Thoát nước Km 38.6 38.6 38.6 36.8 36.8 2) Sông Thoát nước Km 37.8 36.8 36.8 38.6 38.6 3) Hệ thống thoát nước ngầm Km 182 184 195 208 208 4) Hệ thống xử lý nước thảI ha 600 600 600 600 600 5) Giải quyết điểm úng cục bộ Điểm 3 16 6 5 12 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2001, 2002. Cục thống kê Hà Nội. . Như phân tích ở trên đã thấy được lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ngành Thoát nước đô thị những năm gần đây tăng nhanh chóng, nhất là từ khi dự án thoát nước giai đoạn I đi vào hoạt động, và dự án nạo vét các con sông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Năm 1995, lượng vốn đầu tư cho ngành Thoát nước đô thị là 16248 triệu đồng, đạt đến mức cao trong năm 1998 là 422999 triệu đồng và năm 1999 là 448600 triệu đồng, các năm sau ổn định. Đã chứng tỏ sự quan tâm của Thành phố cho ngành Cấp-Thoát nước. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung nâng cao công suất thoát nước của hệ thống thoát nước thông qua các hoạt động: nạo vét cống ngầm và xây dựng thêm. Năm 1998 toàn Thành phố có 182km cống ngầm, nhờ việc đầu tư mạnh trong giai đoạn này mà đến năm 2002 đã có 208km, tăng hơn so với năm 1998 là 33km. Cùng với hệ thống thoát nước ngầm này thì Thành phố với 4 con sông (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) cũng là chức năng thoát nước cho khu vực nội thị, với tổng chiều dài khoảng 38.6km vòng vèo chảy trong lòng Thành phố. Nhưng tình trạng của các con sông này đến năm 1997 trở nên rất nghiêm trọng, lượng rác thải từ các khu dân cư ven sông ngày càng đổ xuống đây nhiều, làm ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước và suy thoái môi trường sống. Trước tình trạng đó Thành phố đã có kế hoạch đầu tư mỗi năm hàng trăm tỷ đồng để cải tạo các con sông này. Hiện nay đã thực hiện được 80% công việc và góp phần thoát nước cho Thành phố. Vì vậy, trong năm 1998 Thành phố đã giải quyết được 3 điểm úng cục bộ, năm 1999 cao nhất với 16 đỉêm đến năm 2002 là 12 điểm. Về cơ bản Hà Nội đã giải quyết được vấn đề ngập úng cục bộ. Tuy vậy, thoát nước Hà Nội vẫn còn những tồn tại lớn sau: + Sự chắp vá trong vấn đề xây lắp, hiện tượng xây rồi lại đào lấp vẫn còn xảy ra thường xuyên. + Hệ thống nước thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, từ các bệnh viện…chưa qua xử lý mà tự do chảy ra các con sông. + Chưa tính được lệ phí cho những người có nước thải ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố. + Tại các khu vực ngoại thành chưa có hệ thống thoát nước riêng. 2.2.2) Đối với lĩnh vực Giao thông đô thị. Kết quả được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 8: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1) Đường xây dựng mới. Km 10.98 15.3 10.5 3.6 15.5 2) Đường rải thảm mới. 1000m2 250.4 39.2 250 420 450 3) Diện tích vỉa hè nát mới. 1000m2 45.5 284.8 320.6 320 370 Với những gì mà ngành Giao thông đã đạt được trong thời gian qua là hết sức to lớn, từ năm 1998 đến nay đường rải thảm mới được là 1409600m2 và xây dựng mới được 55.88km đường, thêm vào đó là 1340880m2 diện tích vỉa hè được nát mới. Là do trong thời gian này, Thành phố đã xây dựng và cải tạo một loạt các tuyến đường mới. Tuy vậy, vấn đề giao thông đô thị vẫn là vấn đề còn nhiều rắc rối chưa được khắc phục, cụ thể: + Thiếu vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. + Công tác quản lý mặt bằng còn nhiều bấp bênh, dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị nhiều khi còn chưa đảm bảo đúng tiến độ. + Tình trạng người dân thường xuyên đào lấp đường gây cản trở giao thông. 2.2.3) Đối với lĩnh vực nhà ở. Kết quả đầu tư trong lĩnh vực Nhà ở được thể hiện thông qua chỉ tiêu: diện tích nhà ở xây dựng mới trong năm. Kết quả cụ thể được phản ánh qua bảng sau: Bảng 9: Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1) Trung ương xây dựng. 35350 36098 82128 155217 335417 2) Địa phương xây dựng: -Ngân sách trung ương -Ngân sách địa phương -Vốn khác -Nhân dân tự xây dựng -Vốn nhận thầu -Vốn xây nhà để bán và Liên doanh. 303841 6638 14284 - 253600 - 29319 380413 - 3024 15000 236349 - 76040 515382 - - - 410405 - 104977 688223 - 84547 - 425855 - 177821 601406 - 11342 - 415000 - 176064 Tổng số 339191 416511 597510 843440 936883 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2001, 2002. Cục thống kê Hà Nội. Vấn đề nhà ở hiện nay cũng là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Năm 1998, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực nhà ở là 33135 triệu đồng thì đã tạo được 339191m2 nhà ở, đến năm 2001 với số vốn đầu tư là 73204 triệu đồng tạo được 843440m2 diện tích nhà ở. Năm 2002, với số vốn đầu tư cao nhất (198066 triệu đồng) số diện tích nhà ở xây dựng được là 936883m2 tăng 10.79% so với năm 2001. Với sự gia tăng vốn đầu tư liên tục qua các năm thì vấn đề nhà ở đối với người dân đô thị ngày càng được cung cấp đầy đủ hơn, góp phần giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các chiến lược phát triển Cơ sở hạ tầng đô thị. 2.2.4) Đối với lĩnh vực VH-NT. Kết quả của việc đầu tư Cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 I. Văn Hoá 1)Tổng số sách XB. -Sách -bản 2) Thư viện -Số thư viện -Số sách hiện có 3) Chiếu bóng - Lượt người xem - Doanh thu đầu sách 1000bản thư viện 1000bản 1000lượt triệu đồng - 230 1119 - 14 480 - 497 733 - 274 1267 - 14 484 - 439 489 - 260 1060 - 11 333 - 606 1553 - 270 1242 - 11 350 - 667 3137 - 240 1501 - 11 370 - 579 3549 II. Nghệ Thuật 1) Lượt người xem. 2) Doanh thu 1000lượt triệu đồng - 2048 5304 - 153 6474 - 706 7041 - 650 6360 - 672 6720 Nguồn số liêu: Niên giám thống kê 2001,2002. Cục thống kê Hà Nội. Qua bảng trên cho thấy, lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội cũng tăng qua các năm, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu doanh thu của lĩnh vực này. Doanh thu đối với ngành Văn hoá năm 1998 là 1042 triệu đồng, đến năm 2001 là 3137 triệu đồng và năm 2002 là 3549 triệu đồng tăng 13.13% so với năm 2001. Đối với ngành Nghệ thuật, năm 1998 đạt doanh thu là 3370 triệu đồng, năm 2000 là 7041 triệu đồng và năm 2002 giảm xuống còn 6720 triệu đồng. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật thì sự phát triển còn chưa theo hướng tích cực, các giá trị truyền thống của dân tộc còn chưa được phát huy mà có nguy cơ bị mai một dần. Trong điều kiện mở cửa như hiện nay, cùng với việc phát triển kinh tế phải đống nghĩa với việc chấp nhận những luồng văn hoá từ nước ngoài vào, mà hơn ai hết là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên là những người dễ tiếp thu nhất. Vì vậy, cần phải có định hướng phát triển kinh tế nhưng vẫn phải giữ được những truyền thống của Nhân dân ta Như vậy kết quả đầu tư phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô trong những năm qua là hết sức to lớn và có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội, kinh tế – xã hội không ngừng được phát triển, thu nhập người dân tăng dần qua các năm, đời sống Nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đó cũng thể hiện được phần nào những kết quả từ việc đầu tư đem lại trong việc hiện đại hoá Nền kinh tế Thủ đô, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 1. Định hướng đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng 1.1) Định hướng chung: Như đã phân tích ở trên cho thấy Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua, nhưng điêù đó vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội thủ đô trong tương lai. Do vây, trong những năm tiếp theo này cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cho Cơ sở hạ tầng với mục tiêu tổng quát là đưa Hà Nội đến năm 2010 trở thành Thủ đô hiện đại- văn minh. Muốn vậy thì Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Cụ thể: + Ưu tiên đầu tư, phát triển cho lĩnh vực: Giao thông và Cấp-Thoát nước trước tiên. + Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng phải đồng bộ theo quy hoạch tổng thể ban đầu. + Trong điều kiện hạn chế về vốn thì phải hoàn thành từng phần, chánh tình trạng đầu tư manh mún gây thất thoát, lãng phí… + Các công trình của hệ thống Cơ sở hạ tầng này sau khi đưa vào sử dụng phải được bảo vệ, tu bổ và cải tạo một cách thường xuyên để nâng cao thời gian sử dụng hiệu quả đầu tư. 1.2) Định hướng cụ thể từng lĩnh vực. Trên cơ sở định hướng chung đó cần có những định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực. 1.2.1) Cấp nước đô thị. Đối với lĩnh vực cấp nước đô thị phải từng bước cải tạo để nâng cao cả về số lượng và chất lượng, để làm được điều này thì cần phải làm được những công việc cụ thể sau: + Đối với các nhà máy cấp nước thì tiến hành hịên đại hoá những nhà máy hiện có nhằm phát huy tối đa công suất của các nhà máy này đồng thời xây dựng thêm một số nhà máy mới ở các khu vực ngoại thành. +Phấn đấu tới năm 2005 sao cho 95% dân số Hà Nội được cấp và sử dụng nước sạch, với sản lượng nước bình quân khoảng 200-210 lít/người. +Bên cạnh việc nâng cao sản lượng nước bình quân thì việc giảm hệ số lãng phí nước cũng rất cần thiết và quan trọng, hệ số lãng phí nước ở Hà Nội hiện nay là rất cao khoảng 50%, do vậy mục tiêu là đến năm 2005 giảm tỷ lệ này xuống còn khoảng 30-35%, Và đến 2010 đạt mức chuổn cho phép là 25%. +Ngành cấp nước cần phải hướng tới việc tự hoạch thu, chi cho mình, hiện nay việc thu không đủ bù đắp chi phí do giá nước còn thấp và lượng nước thất thoát còn rất cao, vì vậy phải xây dựng được bảng giá nước sao cho phù hợp. 1.2.2) Thoát nước. Tiến hành đánh giá và rà soát lại toàn bộ hệ thống thoát nước của khu vực nội thành, trên cơ sở đó có kế hoạch tu bổ, cải tạo và xây dựng thêm mới. Đối với các khu vực đô thị mới cần tách riêng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa. Tiếp tục xây dựng các đập chứa nước thải và nước mưa tại các khu ngoại thành, tại đây được xử lý rồi đưa đi tưới tiêu cho khu vực sản xuất nông nghiệp xung quanh. Xây dựng các trạm bơm có công suất lớn tại những đập chứa nước này để đảm bảo thoát nước nhanh khi các đập này quá tải. Cần nhanh chóng hoàn thiện dự án cải tạo các con sông trong khu vực nội thành vào năm 2005 để giải quyết dứt điểm hiện tượng nước trong mùa mưa đối với khu vực ngoại thành chưa có hệ thống thoát nước, khi mà quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì việc có một hệ thống thoát nước ở đây là không thể không có. Do vậy ngay từ bây giờ thành phố cần nghiên cứu và khảo sát cho hệ thống thoát nước ở khu vực này. 1.2.3) Hệ thống giao thông đô thị. Các kết cấu hạ tầng giao thông đi qua các đô thị phải được bố trí quy hoạch hợp lý, đường sắt, đường cao tốc qua các đô thị lớn không được giao cắt đồng mức, đồng thời phải đảm bảo lộ giới, hành lang an toàn giao thông theo quy định. Cần nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống đường bộ đường cao tốc tại các vành đai bao quanh thành phố như: tuyến đường vành đai 2 và 3 nhằm khếp kín cả khu vực bắc nam sông Hồng; mở rộng các tuyến đường ngoài bãi sông Hồng Nhật Tân- Yên Phụ… Phấn đấu đến năm 2002 tại các nút giao thông quan trọng và các ngã tư có đường sắt đi qua đều có cầu vượt, mà trước mắt trong năm 2003 này sẽ khởi công xây dựng cầu vượt tại Ngã tư sở và cầu vượt Thanh Trì, đây là hai công trình lớn và quan trọng trong năm. Hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông cho các khu đô thị mới quy hoạch theo hướng hiện đại, đảm bảo mức độ thông thoáng và cảnh quan đô thị. Trên cơ sở quy hoạch lại hệ thống đường phải sắp xếp các bến, bãi đỗ xe cho hợp lý với định mức 4-7% diện tích xây dựng. 1.2.3) Một số lĩnh vực khác. Đối với một số lĩnh vực như: Nhà ở, Văn hoá-Nghệ thuật, Y tế- TDTT…đối với những lĩnh vực này có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào đây. Do vậy ở những lĩnh vực này thành phố nên giảm bớt gánh nặng cho mình bằng cách tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư cho những lĩnh vực này. Nhưng cần phải có định hướng từ phía nhà nước để vừa phát triển Cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực này mà vẫn theo định hướng của mình. 2. Những giải pháp cho việc phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng thủ đô. Căn cứ vào thực trạng của đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô trong những năm qua thấy rằng khó khăn lớn nhất mà thành phố đang phải đối mặt là vốn đầu tư và chất lượng các công trình. Mà để có được hệ thống Cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ thì trước hết phải có một lượng vốn lớn trong một thời gian dài. Do vậy, để phát triển hơn nữa Cơ sở hạ tầng cần phải có những giải pháp cho việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. 2.1) Giải pháp về vốn cho đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô. Như đã phân tích ở các phần trên thấy rằng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội hiện nay chủ yếu được cấp từ Ngân sách của thành phố, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực này có nhưng không đáng kể. Do vậy, với một ngân sách hạn hẹp lại phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực thì không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để được mà cần phải có thêm các nguồn khác hỗ trợ, bổ xung cho Ngân sách. Theo ‘’định hướng quy hoạch tổng thể phát triển Hà Nội đến năm 2010’’ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hướng đầu tư trong giai đoạn đầu (2000-2005) là: ưu tiên phát triển, hiện đại hoá Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thủ đô, là bước đi đầu tiên cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao mức sống cho người dân Thủ đô. Từ định hướng trên, các các chuyên gia phát triển đô thị cho rằng: giai đoạn đầu Hà Nội cần khoảng 1.2 tỷ USD cho các công trình kỹ thuật hạ tầng. Cụ thể ngành Cấp nước cần khoảng 378 triệu USD, Thoát nước cần khoảng 100 triệu USD, Giao thông đô thị cần khoảng 500 triệu USD… với số vốn lớn như vậy thì Ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được từ 20-25% so với yêu cầu trong thời gian tới thành phố cần phải huy động từ nhiều nguồn, và tuỳ vào từng lĩnh vực cụ thể mà có giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phù hợp. Đối với lĩnh vực Giao thông đô thị và Cấp- Thoát nước đô thị, đây là những lĩnh vực chủ yếu mang tính công ích, mang tính toàn dân. Do vậy cần tập trung Ngân sách cho các lĩnh vực này. Đồng thời có thể kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài cho lĩnh vực này dưới các hình thức BOT, BTO, BT…trong việc sử dụng nguồn vốn ODA phải tính được khả năng thanh toán và luôn chủ động trong vấn đề giải ngân. Hơn nữa, nhà nước có thu hút vốn đầu tư thông qua hình thức phát hành trái phiếu đô thị, đây là hình thức còn rất mới mẻ ở nước ta. Nhưng nếu thúc đẩy được hình thức huy động vốn này thì sẽ tạo được nguồn vốn rất lớn và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay đối với Hà Nội khi mà Ngân sách không đủ để phân bổ cho nhiều lĩnh vực khác nhau . Ngoài ra cần tăng cường các hoạt động đối ngoại, thu hút vốn đầu tư của các tài chính, tiền tệ nước ngoài như: UECF, ADB, WB…để đầu tư, cải tạo, xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. 2.2) Giải pháp về xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng phải lấy mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và vì lợi ích phục vụ Nhân dân làm chính + Phát triển một hệ thống Cơ sở hạ tầng phải đồng bộ, đủ sức thích ứng với các hoạt động kinh tế – xã hội. +Thực hiện chế độ khoán thầu trong xây dựng Cơ sở hạ tầng, phải luôn lấy lợi ích toàn dân làm mục tiêu cuối cùng. +Nhà nước và toàn dân phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đầu tư phát triển và bảo vệ các công trình hạ tâng cơ sở, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Tóm lại: Với tầm quan trọng là trung tâm kinh tế- chính trị-văn hoá của cả nước, việc đầu tư phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc này đòi hỏi không chỉ riêng đối với chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội mà còn với cả nước. Vì vậy mọi người đều phải thấy được trách nhiệm của mình đối với Thủ đô, trái tim của cả nước. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hà Nội là việc làm có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước cũng như trong quá trình phát triển kinh tế Thủ đô. Nó là yếu tố quyết định đến hình thái Nền kinh tế Thủ đô, tạo ra cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, đưa Hà Nội phát triển đi lên để trở thành Thủ đô Hiện đại-Văn minh, có tầm cỡ trong khu vực và trên Thế giới, xứng đáng là trái tim của cả nước. Hiện nay, việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô và việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn này, từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư là yêu cầu cấp bách đối với Thành phố Hà Nội và đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng. Để có thể làm tốt được điều này, đặt ra cho ngành Thống kê phải làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các nguồn thông tin có liên quan một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các cấp, các ngành có liên quan. Trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thủ đô, thì việc đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Nhận thức được vai trò quan trọng của Cơ sở hạ tầng đối với cả nước nói chung và với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Từ đó đánh giá đúng thực trạng của hệ thống Cơ sở hạ tầng, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng. Cuối cùng tôi xin cám ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Thống kê, các bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, em thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Trần Ngọc Phác, là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều trong suốt thời gian thực tập và cả trong qúa trình nghiên cứu Luận văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thanh Bình: Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. NXB Thống kê 1995. Bộ xây dựng: Định hướng quy hoạch tập tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. NXB Xây dựng 1999. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình kinh tế đầu tư. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình lý thuyết thống kê. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình thống kê kinh tế. Tạp chí Kinh tế đầu tư. Tạp chí Giao thông vận tải - xây dựng. Tạp chí Kinh tế phát triển. Các văn bản pháp luật có liên quan. LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 3 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ. 3 1. Khái niệm và vai trò của Đầu tư. 3 1.1. Khái niệm: 3 1.2. Sự cần thiết của Đầu tư. 4 2. Đặc điểm và vai trò của Đầu tư phát triển. 4 2.1. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển và các hình thức đầu tư trong lĩnh vực Hạ tầng cơ sở Thủ đô. 6 2.2. Vai trò của Đầu tư phát triển đối với Hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội. 6 3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 9 3.1. Khái niệm. 9 3.2. Dự án đầu tư. 9 3.3. Nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 10 3.4 Các nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 12 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 15 1. Khái niệm về Cơ sở hạ tầng. 15 2. Vai trò của Cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. 16 3. Ý nghĩa của việc nâng cao và mở rộng hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT ở Thủ đô Hà Nội 19 3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế: 20 3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội: 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SƠ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 22 I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THỦ ĐÔ. 22 1. Vị trí của Thủ đô Hà Nội. 22 2. Thực trạng kinh tế - xã hội. 22 2.1. Sản xuất công nghiệp. 22 2.2. Sản xuất nông nghiệp. 23 2.3. Thương mại và dịch vụ. 23 2.4. Một số vấn đề xã hội. 23 II THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 25 1. Hệ thống Cấp - Thoát nước đô thị. 25 1.1. Hệ thống cấp nước. 25 1.2. Hệ thống Thoát nước. 27 2. Hệ thống Giao thông Thủ đô. 28 3. Thực trạng Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Nhà ở . 31 4. Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Văn hoá - Nghệ thuật . 31 5. Lĩnh vực Y tế-Thể dục thể thao. 32 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CSHT CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 33 I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2002. 33 1. Tình hình đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội trong thời gian qua. 33 2 . Đánh giá tình hình đầu tư phát triển một số lĩnh vực quan trọng trong hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô giai đoạn 1995-2002. 38 2.1. Lĩnh vực Giao thông, vận tải. 38 2.2. Lĩnh vực Cấp - thoát nước đô thị. 41 2.3. Đối với lĩnh vực Nhà ở. 45 2.4. Đối với lĩnh vực VH-NH. 46 2.5. Lĩnh vực Ytế-TDTT. 48 II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 1995-2002. 49 1. Tình hình biến động chung của vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội thời gian qua. 49 2. Phân tích một số xu hướng biến động cơ bản của tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. 52 2.1. Hàm xu thế Tuyến tính. 53 2.2. Hàm xu thế dạng Mũ. 55 2.3. Hàm xu thế Parabol. 56 2.4. Hàm xu thế bậc Ba. 57 3. Dự đoán Thống kê ngắn hạn. 58 3.1. Dự đoán cho năm 2003. 58 3.2. Dự đoán cho năm 2004. 58 III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC TRONG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ. 59 1. Chỉ tiêu khối lượng: 59 2. Chỉ tiêu chất lượng. 59 2.1. Đánh giá kết quả chung. 59 2.2. Đánh giá kết quả từng lĩnh vực. 61 IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 69 1. Định hướng đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng 69 1.1. Định hướng chung: 69 1.2. Định hướng cụ thể từng lĩnh vực. 69 2. Những giải pháp cho việc phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71 2.1. Giải pháp về vốn cho đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71 2.2. Giải pháp về xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. 72 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0018.doc
Tài liệu liên quan