Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty xây dựng Sông Đà 12 giai đoạn 1996 - 2000 và dự đoán 2002 - 2003

Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở công ty XD Sông Đà không nhiều, nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và ban lãnh đạo trong công ty tham gia góp ý kiến để cho đề tài của em được chặt chẽ và khả thi hơn.

doc75 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty xây dựng Sông Đà 12 giai đoạn 1996 - 2000 và dự đoán 2002 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có trách nhiệm áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành về tổ chức chứng từ, tài khoản sổ sách kế toánvà lập báo cáo tài chính... +Phòng kinh doanh :có trách nhiệm tổ chức tiếp thị đấu thầu, chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của công ty, xem xét , cân đối thời gian và năng lực hiện có của công ty, chịu trách nhiệm mua vật tư đầu vào... +Phòng kinh tế kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm. Giám sát thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch , lập dự toán tham gia đấu thầu, thanh quyết toán các công trình và lập dự toán tính toán khối lượng các công trình. +Phòng quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ giám sát kiểm tra kỹ thuật các công trình nhằm đảm bảo chất lượng, có niệm vụ lập các bảng thiết kế, tính toán các công trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công các công trìnhvà an toàn cho người lao động. + Các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc : tuỳ theo nhiệm vụ và chức năng của mình mà phân bố cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với xí nghiệp của mình. Các xí nghiệp, chi nhánh này hạch toán độc lập , hàng quý mới gửi lên công ty. II Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 Công ty xây dựng Sông Đà 12 là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú. Do vậy , để đánh giá được doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì công tác thống kê ở công ty có vai trò rất quan trọng và do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Những cán bộ làm công tác thống kê lập kế hoạch các báo cáo thống kê định kỳ theo tháng, quý, năm để nộp cho công ty.v.v..trong các báo cáo này các chỉ tiêu như : giá trị sản xuất, doanh thu được phân tổ theo xí nghiệp, theo các chi nhánh, chỉ tiêu hiện vật được phân tổ theo các loại sản phẩm chủ yếu. Để phân tích doanh thu và lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, phòng kinh tế kế hoạch lập các bảng và tình hình thực hiện các năm trong đó tính các chỉ số hoàn thành kế hoạch của một số chỉ tiêu như: doanh thu , lợi nhuận , các khoản giảm trừ doanh thu và một số chỉ tiêu khác có liên quan. Như vậy công tác thống kê ở đây mới chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo thống kê và so sánh các chỉ tiêu, cán bộ thống kê chưa sử dụng hết các phương pháp như: hồi qui tương quan, dãy số thời gian ; phương pháp chỉ số... để đi sâu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. Họ chưa tìm hiểu xem nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành kế hoạch, đến sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh với mối liên hệ đến các chỉ tiêu khác như: năng suất lao động; nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty xây dựng Sông Đà 12 là hết sức cần thiết. 1. Phân tích biến động chung doanh thu và lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 Phân tích tổng hợp doanh thu và lợi nhuận của công ty là quá trình đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của công ty sau 1 năm hoặc một thời kì thông qua hệ thống chỉ tiêu kết quả. Việc phân tích này giúp cho công ty có cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được những thành công cũng như khó khăn, hạn chế của công ty để từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Theo tình hình thực tế của công ty để phân tích, tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Sông Đà 12 trong giai đoạn 1996-2001. Ta sẽ phân tích tổng hợp các chỉ tiêu như: doanh thu; doanh thu thuần; lợi nhuận. Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 1996 - 2001. Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 DT Giá trị 186.835 225.645 270.131 218.178 289.935 312.728 % - 120,77 119,72 80,77 132,89 107,86 M Giá trị 1.024 2.209 2.510 1.710 1.066 1.275 % - 215,72 113,63 68,13 62,34 119,61 * Xét về doanh thu: Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty đều có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, năm 1999 tổng doanh thu của công ty lại giảm khá nhiều(giảm 19,23%) .Nguyên nhân chủ yếu ,làm giảm tổng doanh thu trong năm này là do tổng giá trị sản xuất kinh doanh giảm kết hợp với việc giá bán một số sản phẩm công nghiệp bị giảm như:sản phẩm xi măng, vỏ bao xi măng... *Xét về lợi nhuận: Nhìn vào bảng trên ta thấy,tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 1997 là 115,72% so với năm 1996 là do một số nguyên nhân sau: +Do công tác tổ chức sản xuất xây lắp ngoài hai đơn vị cũ là chi nhành Hoà Bình và xí nghiệp Sông Đà 12-4, công ty đã mở rộng ra thêm một số đơn vị như: xí nghiệp Sông Đà 12-1, trạm Bút Sơn, đội xây lắp công ty... +Do giá trị sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt do có chế độ ưu đãi của Tổng công ty nên giá thành sản xuất một số sản phẩm giảm Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty trong hai năm 1999, 2000 lại có xu hướng giảm mạnh đặc biệt là năm 2000 giảm 37,66%so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận trong hai năm này là do: +Do chất lượng các sản phẩm bao bì, may mặc chưa được nâng cao và đảm bảo ổn định lâu dài. +Do giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cao hơn kế hoạch và luôn biến động nên các đơn vị chưa có biện pháp khắc phục kịp thời cụ thể để thực hiện giảm chi phí , giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu +Đa số các công trình trúng thầu đều có giá trị nhỏ , các công trình lại nằm phân tán ở các tỉnh nên việc quản lý chất lượng bị hạn chế. Mặc dù quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn, các chỉ tiêu GO, G, của công ty đều đạt giá trị cao nhưng lợi nhuận của công ty lại chưa tương xứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó , công ty cần có những biện pháp để tăng lợi nhuận lên cao hơn nữa. Việc phân tích đánh giá tổng hợp doanh thu và lợi nhuận của công ty Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 đã cho ta một cách nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc phân tích này lại không cho phép ta xem xét được nguyên nhân tại sao các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty lại có lúc tăng,lúc giảm. Do đó, ta phải đi phân tích chi tiết hơn các chỉ tiêu của doanh thu và lợi nhuận của công ty. 2. Phân tích tổng doanh thu của công ty xây dựng Sông Đà 12. 2.1Phân tích biến động tổng doanh thu Bảng 3: Một số chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 186835 225645 270131 218178 289935 312728 - 38810 44486 -51953 71757 22793 - 1,2077 1,1972 0,8077 1,329 1,0786 - 38810 83296 31343 103100 125893 T - 1,2077 1,4458 1,1678 1,5518 1,6738 gi - 1868,35 2256,45 2701,31 2181,78 2899,35 - Nhìn vào bảng phân tích doanh thu của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 ta thấy : - Liên tục trong các năm 1996-2001 doanh thu sản suất kinh doanh của công ty XD Sông Đà 12 tăng giảm không đều là do các nguyên nhân : + Năm 1997 : công ty đã chủ động trong việc tiếp thị đấu thầu tìm kiếm việc làm để bù vào khối công việc không được giao trong kế hoạch năm ( kính Đáp Cầu : 12 tỉ ; trạm biến áp Hải Phòng : 6 tỉ ...).Số công trình thắng thầu so với các công trình đấu thầu là 20/26 đạt tỉ lệ 77% ; công ty đã thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn : Nhà trẻ Thanh Xuân ; Hệ thống cấp nước Bắc Ninh ...Bên cạnh hoạt động xây lắp , hoạt động công nghiệp , sản xuất khác... của công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể . Do đó tổng doanh thu của công ty năm 97 tăng 20,77% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 38810 triệu đồng và giá trị 1% tăng là 1868,35 triệu đồng. + Năm 1998 : trong năm này , mặc dù gặp những khó khăn trong công tác xây lắp và sản xuất công nghiệp ; một số dự án do chủ đầu tư thiếu vốn nên không thực hiện được ; số dự án đấu thầu ít ; khối lượng sản xuất xi măng không đạt kế hoạch... nhưng tổng doanh thu của công ty vẫn tăng 19,72% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 44486 triệu đồng và giá trị 1% tăng là 2256,45 triệu đồng. + Năm 1999 : có thể nói đây là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn ở tất cả các lĩnh vực : sản xuất xây lắp ; sản xuất công nghiệp ; hoạt động kinh doanh xi măng , đặc biệt là sản xuất công nghiệp . Trong năm này do giá bán sản phẩm công nghiệp giảm ( xi măng giảm 20.000đ/tấn ; vỏ bao xi măng giảm 300đ/vỏ ); kết hợp với công tác vận tải gặp khó khăn , vận tải đường thuỷ bị mất nguồn cung ứng than lớn cho các nhà máy xi măng do quy định mới của tổng công ty xi măng Việt Nam , khối lượng vận chuyển than cho xuất khẩu cũng bị giảm nên đã làm cho tổng doanh thu năm 1999 giảm đi rất nhiều + Năm 2000 : trong năm này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều thuận lợi , bên cạnh các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao , thì trong năm này công ty tiếp nhận thêm xí nghiệp may Sông Đà ; điều này đã làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên rất cao , đạt 71757(trđ) so với năm 1999 + Năm 2001 : tốc độ tăng doanh thu của công ty tuy có tăng trưởng nhưng ở mức thấp chỉ đạt 7,86% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 22793 triệu đồng và giá trị 1% tăng 2899,35 triệu đồng. Mặc dù trong 6 năm doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty tăng giảm không đồng đều , nhưng nếu lấy năm 1996 làm gốc thì doanh thu của công ty sau 6 năm đã tăng so với năm 1996 là 67,38% tức là 125.893(trđ). Đây cũng là kết quả đáng khích lệ của công ty. 2.2. Phân tích cơ cấu doanh thu theo mặt hàng: Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc nhóm hàng. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng có những đặc điểm kinh doanh kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau. Mặt khác trong những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm ra những mặt hàng chủ yếu. Đó là những mặt hàng có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, phân tích tổng doanh thu trong doanh nghiệp cần phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có mặt hàng chủ yếu để thấy được sự biến đổi tăng hoặc giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng, nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 4: Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu doanh thu năm 2000 - 2001. Mặt hàng ĐV Năm 2000 Năm 2001 + % 1. Xi măng Sông Đà Trđ 74.069 74169 100 100,14 2. May mặc Trđ 29.600 17989 - 11611 60,77 3. Sản phẩm xây lắp Trđ 33.466 51695 18229 154,47 4. Các sản phẩm khác Trđ 152.800 168875 16075 110,52 Tổng Trđ 289.935 312728 22973 107,86 Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong hai năm 2000 và 2001 doanh thu từ hoạt động các sản phẩm khác luôn đạt cao nhất, kế đó là doanh thu từ sản phẩm xi măng Sông Đà và sản phẩm xây lắp. Doanh thu từ các sản phẩm khác đạt giá trị cao nhất bởi vì đây là những sản phẩm có tính chất truyền thống của Công ty. Những sản phẩm này bao gồm: Kinh doanh vật tư thiết bị và xuất nhập khẩu, sửa chữa và gia công cơ khí ... Tuy nhiên nếu xét theo số tương đối và số tuyệt đối thì doanh thu về sản phẩm xây lắp lại đạt giá trị cao nhất (năm 2001 doanh thu từ sản phẩm này tăng 18229 triệu đồng so với năm 2000 hay tăng 54,47%) Trong 4 loại sản phẩm trên thì sản phẩm may mặc tuy đạt được doanh thu nhưng so với năm 2000 doanh thu của loại sản phẩm này lại giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối (giảm 11611 triệu đồng tương ứng với giảm 39,23%). Nguyên nhân của việc giảm doanh thu từ sản phẩm may mặc là do một số nguyên nhân sau: - Do năm 2001 bên cạnh những hợp đồng sản xuất về may mặc mà Công ty đã ký trong năm 2000 thì sang năm này các hợp đồng sản xuất may mặc Công ty nhận được không nhiều, đa số là các hợp đồng có giá trị nhỏ. Mặc khác, do chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc tăng lên làm cho giá thành của các sản phẩm may mặc Công ty sản xuất ra có xu hướng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp sản xuất may mặc khác. Do đó, sức cạnh tranh về sản phẩm may mặc của Công ty trên thị trường không cao dẫn đến doanh thu từ sản phẩm này bị giảm. 2.3. Phân tích biến động và cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động: Phân tích biến động và cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động là căn cứ để phân tích và đánh giá sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của các lĩnh vực để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc hoạch định các chiến lược đầu tư. Phương pháp phân tích doanh thu theo lĩnh vực hoạt động là việc so sánh giữa doanh thu thực hiện từ các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo với doanh thu thực hiện từ các lĩnh vực hoạt động ở kỳ trước. Công ty xây dựng Sông Đà 12 là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Do đó, để thuận tiện cho việc phân tích doanh thu ta chia tổng doanh thu của Công ty thành: + Doanh thu từ hoạt động xây lắp. + Doanh thu từ sản xuất công nghiệp. +Doanh thu từ hoạt động kinh doanh. + Doanh thu từ hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí. Bảng 5: Một số chỉ tiêu doanh thu từ lĩnh vực hoạt động Công ty năm 2000 - 2001. Lĩnh vực hoạt động Sản xuất công nghiệp Sản xuất xây lắp Kinh doanh Vận tải và sửa chữa cơ khí 2000 2001 2000 2001 2000 2001 2000 2001 DT Qui mô (Trđ) 104669 92158 33466 51695 140500 163850 11300 5025 Cơ cấu (%) 36,10 29,47 11,54 16,53 48,46 52,4 3,9 1,60 Từ kết quả bảng trên ta thấy: Doanh thu từ các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2000 và 2001 xét về qui mô và co cấu có sự tăng (giảm) cụ thể như sau: - Doanh thu từ hoạt động xây lắp và hoạt động kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 đều tăng cả về qui mô lẫn cơ cấu. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt giá trị cao nhất (chiếm 48,46% tổng doanh thu vào năm 2000 và 52,4% vào năm 2001). Doanh thu từ hoạt động xây lắp trong năm 2001 tuy có tăng cả về qui mô lẫn cơ cấu nhưng nếu so sánh doanh thu từ hoạt động này với tổng doanh thu thì nó lại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn (chỉ chiếm 11,54% trong năm 2000 và 16,53% vào năm 2001). Tuy nhiên, hoạt động xây lắp là 1 ngành nghề mới của Công ty nên trong tương lai doanh thu từ hoạt động này sẽ còn chiếm tỉ trọng cao hơn nữa trong tổng doanh thu của Công ty. Hai hoạt động còn lại, doanh thu năm 2001 so với năm 2000 đều giảm cả về qui mô lẫn cơ cấu. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (chiếm 36,10% năm 2000 và 29,47% năm 2001). Nguyên nhân của việc doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn đạt giá trị cao là do Công ty mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất xây lắp của Tổng Công ty và của Công ty. Hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí là một ngành nghề truyền thống của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này chủ yếu là phục vụ cho tổng Công ty và Công ty cho nên doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này là không đáng kể. Từ khi bước vào cơ chế thị trường, hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí được Công ty mở rộng hơn. Ngoài việc phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển và sửa chữa cơ khí cho các Công ty khác nhưng số lượng nhận thầu không nhiều, phần lớn các hợp đồng có giá trị không lớn. Hơn nữa do các thiết bị phục vụ cho hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí hầu hết đã gần hết khấu hao nhưng chưa được thay mới nên làm cho doanh thu từ hoạt động này đạt thấp, chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ phân tích các chỉ tiêu cơ cấu doanh thu của từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xem các chỉ tiru này tăng (giảm) bao nhiêu, mỗi chỉ tiêu chiếm tỉ trọng như thế nào trong tổng doanh thu mà cần phải xem xét những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự tăng giảm doanh thu. Do đó, để có thể nhận thức và đánh giá một cách chính xác doanh thu của Công ty ta cần phải phân tích các mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, để từ đó có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tăng doanh thu. a) Phân tích biến động của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của hai nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm và lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp bằng phương pháp hệ thống chỉ số. Ta có phương trình kinh tế: DT = ồ p1 q' Trong đó: p: là giá bán đơn vị sản phẩm. q': là số lượng từng loại sản phẩm tiêu thụ. Ta có hệ thống chỉ số sau: Hay : I (DT ) = I(p) x I(q') Bảng 6: Các chỉ tiêu phân tích trong mô hình Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 p0 q1' (trđ) p0 (trđ) q0' p0 q0' (trđ) p1 (trđ) q1' p1 q1' (trđ) 1. Xi măng sông đà (tấn) 0,726 102023,41 74069 0,724 102443,37 74169 74373,89 2. Sản phẩm may mặc (cái) 0,0561 527629,23 29600 0,0571 314.943 17989 17668,302 3. Sản phẩm xây lắp (m3) 1,12 29880,35 33466 1,10 46995,45 51695 52634,90 4. Sản phẩm khác (tấn) 0,576 265277,77 152.800 0,572 295236,01 168875 170055,94 Tổng - - 289.935 - - 312728 314733,03 Từ kết quả bảng trên ta có: Biến động tương đối: 1,0786 = 0,9936 x 1,0855 107,86% = 99,36% x 108,55% Biến động tuyệt đối: D DT = DT1 - DT0 = ồ p1 q1' - ồ p0 q0' = ồ (p1 q1' - p0 q1') + ồ (p0 q1' - p0 q0') 22739 = -2005,03 + 24798,03 Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Sông Đà 12 năm 2001 tăng 7,86% so với năm 2000 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do giá bán đơn vị sản phẩm bình quân giảm (cụ thể là do giá bán của sản phẩm xi măng giảm: 0,002 triệu đồng; sản phẩm xấy lắp giảm: 0,02 triệu đồng làm cho tổng doanh thu của Công ty giảm 0,64% hay giảm 2005,03triệu đồng Do qui mô và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng 8,55% hay tăng 24798,03 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng tổng doanh thu của Công ty. b) Phân tích sự biến động của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh: Theo ảnh hưởng của tỉ trọng doanh thu trong tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị sản xuất bằng phương pháp biến động riêng. Để phân tích doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của hai nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế Hay: DT = d DT x GO Trong đó: dDT :là tỉ trọng doanh thu trong tổng giá trị sản xuất. GO: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Bảng 7: Giá trị các chỉ tiêu phân tích trong mô hình Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 + 1. Doanh thu (DT) Trđ 289935 312728 22793 2. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh (GO) Trđ 323441 433.970 110529 Trđ 0,8964 0,7206 - 0,1758 Từ số liệu bảng trên ta có: - Biến động tuyệt đối của tổng doanh thu: D DT = DT1 - DT0 = 312.728 - 289935 = 22793 - Do ảnh hưởng của tỉ trọng tổng doanh thu trong tổng giá trị sản xuất: D DT(d DT) = d (DTo) . GO0 (- 1) = 0,8964 x 323441 x( 0,8039 - 1) = - 56855,765 - Do ảnh hưởng của tổng giá trị sản xuất kinh doanh: D DT(GO) = d(DT0) . GO0 (i (GO) -1) = 0,8964 x 323441 x (1,3417 - 1) = 99069,938 - Do ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố: D DT(c) = D DT - (D DT(DT) + D DT (GO)) = 22793 - ( - 56855,765 + 99069,938) = - 19421,173 - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: D DT = (D DT+ D DT(GO)) 22793 = - 56855,765 + 99069,938 + (- 19421,173) Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Tổng doanh thu của công ty năm 2001 tăng 22793 triệu đồng so với năm 2000 là do ảnh hưởng của ba nhân tố: - Do tỉ trọng doanh thu trong tổng giá trị sản xuất giảm 0,1758 lần làm cho tổng doanh thu của công ty giảm 56855,765 triệu đồng. - Do tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng 110529 triệu đồng làm cho tổng doanh thu của công ty tăng 99069,938 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng doanh thu của công ty đồng thời cũng cho ta thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng. - Do ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố làm cho tổng doanh thu của công ty giảm 19421,173 triệu đồng. c) Phân tích sự biến động của doanh thu theo ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động và qui mô mở vốn lưu động bằng phương pháp Poromajewa. Để phân tích biến động doanh thu của công ty xây dựng Sông Đà 12 theo ảnh hưởng của hai nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế sau: Hay: I(DT) = I (Lvl) x I (VL). Trong đó: LVl: Số vòng quay vôn lưu động VL: Tổng vốn lưu động Bảng 8: Các chỉ tiêu phân tích trong mô hình Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 + 1. DT Trđ 289.935 312.7280 22793 2. VL Trd 100372 138749 38377 3. Vòng 2,8886 2,2539 - 0,6347 Từ bảng số liệu trên ta có thể tính được: - Lượng tăng giảm tuyệt đối: D DT = DT1 - DT0 = 312728 - 289.935 = 22793 (Trđ) Do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động: Do ảnh hưởng của qui mô vốn lưu động: Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố: D DT = D DT (Lvl) + D DT(Vl) 22793 = 30797,18 + 53590,18 Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Doanh thu của công ty năm 2001 tăng 22793 triệu đồng so với năm 2000 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do số vòng quay của vốn lưu động giảm 0,6347 vòng làm cho tổng doanh thu của công ty giảm 30797,18 triệu đồng. Đây là nhân tố có ảnh hưởng không tốt đến tổng doanh thu của công ty. Số vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2001 giảm chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả cao, lượng vốn ứ đọng nhiều, - Do qui mô vốn lưu động tăng 38377 triệu đồng làm cho tổng doanh thu của công ty tăng 53590,18 triệu đồng. 3) Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến doanh thu thuần: Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính toán các chỉ tiêu lãi (lỗ). Kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Do vậy việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến doanh thu thuần có vị trí hết sức quan trọng trong việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu thuần ta có phương trình kinh tế sau: DT' = DT - GG - HTL - GTK. Hay DT' = DT ( 1- TGG - T HTl - T GTK) Trong đó: TGG : Tỉ suất giảm giá hàng bán trên doanh thu T HTL : Tỉ suất hàng bán bị trả lại trên doanh thu T GTK : Tỉ suất các khoản giảm trừ khác (chiết khấu, thuế sản xuất .... trên doanh thu Bảng 9: Các chỉ tiêu phân tích trong mô hình Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 + % 1. Doanh thu ( DT) 289.935 312.728 22793 107,86 2. Doanh thu thuần (DT') 269.450 291.540 22090 108,20 3.Giảm giá hàng bán(GG) 1.750 1.268 - 482 0,7246 4. Hàng bán bị trả lại (HTL) 3.565 2.950 - 615 0,8275 5. Các khoản giảm trừ khác (GTK) 15.170 16.970 1800 111,87 6. 0,006 0,0041 - 0,0019 + 0,6833 7. 0,0123 0,0094 - 0,0029 0,7642 8. 0,0523 0,0543 +0.002 103,82 Từ kết quả bảng trên ta thấy: - Lượng tăng giảm tuyệt đối của tổng doanh thu thuần: D DT' = DT'1 - DT'0 = 22793 (trđ) - Do ảnh hưởng tổng doanh thu: D DT'(DT) = (1- TGGo - T HTLo - T GTKo) - DT0 ( 1- T GGo - T HTL o - T GTKo) = D DT x (1 - TGGo - T HTL o - T GTKo) = 21183,81 (trđ) - Do ảnh hưởng của tỉ suất giảm giá hàng bán trên tổng doanh thu: D DT'(GG) = - DT1 . (T GG1 - TGGo ) = - 22793 x (0,0041-0.006) = + 43,31 - Do ảnh hưởng của tỉ suất hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu D DT'(THTL) = - DT1 . (T HTL1 - THTLo ) =-22793 x(0,0094 – 0,0123) =+66,10 - Do ảnh hưởng của tỉ suất các khoản giảm trừ khác: D DT'(T GTK) = - DT1 . ( TGTK1 - T GTKo) = - 22793 x (0,0543 - 0,0523) = -45,586 - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: D DT' = D DT'(DT) + D DT'() + D DT'() + D DT'() 22.090 = 21183,81 + 43,31 + 66,10 + (-45,586) Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Doanh thu thuần của công ty năm 2001 tăng 22090 triệu đồng so với năm 2000 là do ảnh hưởng của 4 nhân tố: - Do tổng doanh thu tăng 22793 làm cho tổng doanh thu thuần của công ty tăng 21183,81 triệu đồng. - Do tỉ suất giảm giá hàng bán trên doanh thu giảm 0,0019 lần làm cho tổng doanh thu thuần của công ty tăng 43,31 triệu đồng. - Do tỉ suất hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu giảm 0,0029 lần làm cho tổng doanh thu thuần của công ty tăng 66,10 triệu đồng. - Do tỉ suất các khoản giảm trừ khác tăng 0,002 lần làm cho tổng doanh thu thuần của công ty giảm 45,586 triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy tổng doanh thu thuần của công ty tăng lên chủ yếu là do tổng doanh thu, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Điều này chứng tỏ chất lượng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra đều đạt chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường. 4. Phân tích tổng mức lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 Lợi nhuận chính là chỉ tiêu kết quả biểu hiện mức độ lãi, lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , là chỉ tiêu mà căn cứ vào đó doanh nghiệp phải đóng thuế lợi tức với nhà nước . Đối với các doanh nghiệp khi tính các chỉ tiêu lợi nhuận người ta thường tính các chỉ tiêu lãi gộp , lãi thuần . Chỉ tiêu để doanh nghiệp đóng thuế với nhà nước là chỉ tiêu lãi thuần. Thực lãi thuần là số tiền mà doanh nghiệp còn lại sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà nước. Lãi của công ty XD Sông Đà là tổng toàn bộ lãi do hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty tạo ra. Để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của công ty ta sẽ dùng các phương pháp phân tích sau: 4.1 Phân tích biến động lợi nhuận Bảng 10: Một số chỉ tiêu phân tích biến động lợi nhuận Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 M 1024 2209 2510 1710 1066 1275 - 1185 301 -800 -644 209 - 1185 1486 686 42 251 - 2,1572 1,1363 0,6813 0,6234 1,1961 - 2,1572 2,4512 1,6670 1,041 1,2451 - 10,24 22,09 25,1 17,1 10,66 Nhìn vào bảng trên ta thấy : - Năm 1997 lợi nhuận của công ty tăng 1185 (trđ) so với năm 1996 tương ứng với tốc độ tăng là 115,72% ; giá trị 1% tăng 10,24(trđ) . Đây là năm lợi nhuận công ty có sự tăng vọt : sở dĩ lợi nhuận của công ty trong năm này tăng vọt lên là do công ty thực hiện đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất kinh doanh . Bên cạnh những ngành nghề truyền thống như : hoạt động vận tải , sửa chữa và gia công cơ khí ; hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị và xuất nhập khẩu ...những ngành nghề mới như hoạt động xây lắp , hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm này đã đi vào hoạt động . Mặc dù giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, doanh thu thuần của công ty trong năm này không cao nhưng do công ty đã thực hiện các biện pháp tăng lợi nhuận nên lợi nhuận của công ty trong năm này tăng lên rất cao . - Năm 1998 lợi nhuận của công ty tăng 301(trđ) so với năm 1997 , tương ứng với tốc độ tăng là 13,63%, giá trị 1% tăng là 22,09 (trt). - Năm 1999 và năm 2000: lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách trầm trọng (năm 1999 giảm 800trđ so với năm 1998, năm 2000 giảm 644trđ so với năm 1999).Ta có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu giảm lợi nhuận bắt đầu từ năm 1998. Nguyên nhân giảm lợi nhuận trong hai năm này là do năm 1999 doanh thu và giá trị gia tăng của công ty đều giảm rất nhiều, nên dẫn đến lợi nhuận của công ty năm 1999 cũng bị giảm theo. Trong năm 2000 mặc dù doanh thu và giá trị gia tăng của công ty có tăng , đặc biệt doanh thu của công ty tăng rất nhiều, tăng 71757trđ so với năm 1999 ( tăng 32,9%) nhưng do biến động của nến kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do chỉ số lạm phát đạt rất thấp nên việc chịu ảnh hưởng nền kinh tế đến công ty cũng là điều không tránh khỏi. Việc thị trường đầu ra cho các sản phẩm hoạt động kinh doanh của công ty có bị thu hẹp , thị trường nội bộ của các công trình lớn, trọng điểm trong tổng công ty hầu như không có nhu cầu cung cấp vật tư thiết bị kết hợp với việc giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp cao hơn kế hoạch giá thành như: giấy, nhựa đối với sản xuất bao bì, than đối với sản xuất xi măng; giá các sản phẩm may bị khống chế nhất là các hợp đồng gia công ...Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến các sản phẩm công nghiệp như : xi măng , may mặc...mà công ty sản xuất ra không có sức cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm sút ( năm 1999 lợi nhuận giảm 31,87% so với năm 1998 ; năm 2000 lợi nhuận giảm 37,66% so với năm 1999) -Năm 2001 : Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện giảm chi phí đầu vào , tiết kiệm vật tư nguyên vật liệu để từ đó giảm giá thành sản xuất ...nhưng lợi nhuận của công ty đã có dấu hiệu tăng lên : Năm 2001 lợi nhuận của công ty tăng 209 (trđ) so với năm 2000 tương ứng với lượng tăng tương đối là 19,61% ; giá trị 1% tăng là10,66(trđ) Như vậy ta có thể thấy , lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XD Sông Đà 12 trong 6 năm tăng giảm không đều nhưng nếu lấy năm 1996 làm gốc thì lợi nhuận năm 2001 của công ty sau 6 năm tăng 24,51% tức là tăng 251(trđ) .Đây là kết quả khá khiêm tốn nhưng cũng là thành quả đáng khích lệ đối với công ty trong giai đoạn nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn . 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận: a) Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của ba nhân tố: Giá bán đơn vị sản phẩm (p); giá thành đơn vị sản phẩm (z) và lượng bán bằng hệ thống chỉ số. Để phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của ba nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế sau: M = Z (p - z ) . q' Hay: I (M) = I(P) x I (Z) x I (q) Từ bảng kết quả bảng 11 trên ta có: Biến động tương đối của tổng lợi nhuận: 1,1916 = 0,3927 x 1,7523 x 1,7379 119,61% = 39,27% x 175,23% x 173,79% Biến động tuyệt đối của tổng lợi nhuận: DM = ồ( p1 - z1) . q'1 - ồ( p0 - z0).q'0 = 1275 - 1066 = 209 Do ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm: DM (P) = ồ( p1 - z1) . q'1 - ồ( p0 - z1).q'1 = - 1971,43 Do ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản phẩm: DM(Z) = ồ( p0 - z1) . q'1 - ồ( p0 - z0).q'1 = 1393,8 Do ảnh hưởng của lượng sản phẩm tiêu thụ: DM(q') = ồ( p0 - z0) . q'1 - ồ( p0 - z0).q'0 = 786,63 Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Tổng lợi nhuận của công ty năm 2001 tăng 19,61% so với năm 2000 tương ứng với 209 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố: - Do giá bán đơn vị hàng hoá bình quân tăng làm cho lợi nhuận của công ty giảm 60,73% hay giảm 1971,43 triệu đồng. - Do giá thành đơn vị sản phẩm bình quân giảm làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 175,23% hay tăng 1393,8 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của công ty. Có thể nói, giá thành đơn vị bình quân sản phẩm của công ty giảm là dấu hiệu đáng mừng cho công ty .Việc giá thành đơn vị sản phẩm của công ty giảm chứng tỏ công ty đang thực hiện các biện pháp giảm giá thành đơn vị sản phẩm để tạo cho các sản phẩm có được sức cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác .Tuy nhiên nhìn vào bảng 11 ta thấy: bên cạnh giá thành đơn vị của các sản phẩm: xi măng sông Đà ,sản phẩm xây lắp , các sản phẩm khác thì giá thành đơn vị của sản phẩm may mặc lại tăng lên ( tăng 0,0007 triệu đồng /sản phẩm ). Đây chính là nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của công ty. -Do qui mô và cơ cấu của lượng bán tăng( cụ thể: sản xuất xi măng tăng 419,96 tấn, sản phẩm xây lắp tăng: 17115,1 m2...) làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 73,79% hay tăng 786,63 triệu đồng. Như vậy, tổng lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 của công ty tăng lên là do giá thành đơn vị hàng hoá và lượng bán tăng lên. Tuy vậy, nếu công ty tiếp tục áp dụng chiến lược giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành đồng thời áp dụng chỉ tiêu giá bán một cách hợp lý thì tổng lợi nhuận của công ty sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. b. Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng cuả các nhân tố: tổng doanh thu bán hàng, tỉ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu, tỉ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu và tỉ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu. Để phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận theo ảnh hưởng của ba nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế sau: M = DT - DT - GV -C Hay: M = DT.(1-TGT – TGV – TC) Trong đó: GT : các khoản giảm trừ GV : giá vốn hàng bán C : tổng chi phí tiêu thụ TGT : tỉ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu TGV : tỉ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu TC : tỉ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu Bảng 12: Các chỉ tiêu phân tích trong mô hình Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 ± % 1. Tổng lợi nhuận 1066 1275 209 119,61 2.Tổng doanh thu 289935 312728 22793 107,86 3. Các khoản giảm trừ 20485 21188 703 103,43 4. Giá vốn hàng bán 224950 230795 5845 102,60 5. Tổng chi phí tiêu thụ 43434 59470 16036 136,92 0,0707 0,0678 -0,0029 95,90 0,7759 0,7380 - 0,0379 95,12 0,1498 0,1902 0,0404 127,0 Từ kết quả bảng trên áp dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn ta có: -Biến động tuyệt đối của tổng lợi nhuận -Do ảnh hưởng của tổng doanh thu ==82,0548 -Do ảnh hưởng của tỉ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu - Do ảnh hưởng của tỉ suất tổng giá vốn bán hàng trong tổng doanh thu -Do ảnh hưởng của tỉ suất tổng chi phí tiêu thụ trong doanh thu Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: Từ kết quả tính toán trên ta thấy : Tổng lợi nhuận của công ty năm 2001 tăng 209 triệu đồng so với năm 2000 là do ảnh hưởng của bốn nhân tố: -Do tổng doanh thu của công ty tăn 22793 triệu đồng làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 82,0548 triệu đồng. -Do tỉ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu giảm 0,0029 lần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 906,9112 triệu đồng. - Do tỉ suất giá vốn bán hàng trong tổng doanh thu giảm 0,0379 lần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 12634,211 triệu đồng. -Do tỉ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu tăng 0,0404 lần làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm 12634,211 triệu đồng. Như vậy nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của công ty là tỉ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu giảm, tiếp đó là tỉ suất các khoản giảm trừ giảm và do tổng doanh thu tăng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty là tỉ suất chi phí tiêu thụ tổng doanh thu. Việc tỉ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu tăng chứng tỏ tổng chi phí tiêu thụ của công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 ( tăng 16036 triệu đồng). Lợi nhuận của công ty sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu công ty thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu thụ . c. Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố về tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn kinh doanh. Để phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố về tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn kinh doanh ta có phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chúng như sau: hay M =RDTx LV x V Trong đó: RDT : mức doanh lợi (tỉ suất lợi nhuận) LV : vòng quay của tổng vốn sản xuất kinh doanh V : tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân Bảng 13: Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố về tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 ± % 1. Lợi nhuận Trđ 1066 1275 209 119,61 2. Tổng doanh thu Trđ 289935 312728 22793 107,86 3.Tổng vốn sxkd bình quân Trđ 238758 280191 41433 117,35 4. Trđ/Trđ 0,0037 0,0041 0,0004 110,81 5. Vòng 1,2143 1,1161 -0,0982 91,91 6. Trđ - 1157,0683 - - 7. Trđ - 1258,8729 - - Từ kết quả mô hình trên ta có: Hay : I(M)= Thay số vào ta có: Biến động tương đối: 1,1961= 1,1019 x0,9191 x 1,1081 119,61% =110,81% x 91,91% x110,81% Biến động tuyệt đối: M1- M0 =( - ) +( -)+(-) 1275-1066= (1275 -1157, 0683 ) + (1157,0683 -1258,8729) + (1258,8729 -1066 ) 209 = 117,9317 + (-101,8046) +192,8729 Từ kết quả tính toán ta thấy: tổng lợi nhuận của công ty năm 2001 tăng 19,61% so với năm 2000 hay 209 triệu đồng ,do ảnh hưởng của ba nhân tố: Do mức doanh lợi tăng 0,0004 trđ/trđ làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 117,9317 triệu đống hay tăng 10,81%. Do số vòng quay của tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân giảm 0,0982 vòng, làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm 101,8046 triệu đồng hay giảm 8,09%. Đây là nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của công ty. Từ bảng trên ta thấy số vòng quay của tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân giảm chứng tỏ việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh của công ty là không đạt hiệu quả do lượng vốn bị ứ động nhiều ( đặc biệt là vốn lưu động ) nhiều khoản chi phí phát sinh không đáng có dẫn đến chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên. Do quy mô và cơ cấu của tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân tăng 41433 triệu đồng, làm cho lợi nhuận của công ty tăng 192,8729 triệu đồng hay tăng 10,81%. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của công ty. Như vậy qua phân tích trên ta thấy: lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu là do số vốn sản xuất kinh doanh bình quân toàn công ty tăng, tiếp đó là mức doang lợi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu số vòng quay của tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân lại giảm đi nên làm cho lợi nhuận của công ty cũng bị giảm. Lợi nhuận của công ty sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu công ty có các biện pháp tăng số vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh. Bởivì, qua các số liệu trong bảng trên số vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh trong hai năm 2000 và 2001 đạt thấp : tốc độ quay vòng của vốn sản xuất kinh doanh năm 2000 chỉ đạt 1,2143 vòng/ năm; năm 2001 đạt 1,1161 vòng/ năm 5. Dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Dựng Sông Đà 12 Để dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh của công ty XD Sông Đà 12 cho các năm 2002 – 2003 ta dùng một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn : +Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân : +Dựa tốc độ phát triển trung bình : +Dựa vào hàm xu thế : Từ nguồn số liệu thu thập được ta sẽ tiến hành dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12. 5.1 Dự đoán doanh thu của công ty XD Sông Đà 12 Bảng:1 Lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân Tốc độ phát triển bình quân Xu thế tuyến tính Dạng hàm Tỷ số tương quan: r 0,84845 0,84011 0,51039 Sai số mô hình: Se 329474270 3391924363 8525342375,3 Từ ba mô hình dự đoán trên ta chọn mô hình lượng tăng (giảm ) tuyệt đối để dự đoán, vì mô hình này có Se nhỏ nhất trong hai mô hình còn lạị. +Dự đoán giá trị doanh thu cho năm 2002: h=1 (trđ) +Dự đoán giá trị doanh thu cho năm 2003: h=2 (trđ) 5.3 Dự đoán lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 Bảng 2 Lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân Tốc độ phát triển bình quân Xu thế tuyến tính Dạng hàm Tỷ số tương quan: r 0,86522 0,87249 0,25604 Sai số của mô hình:Se 8742076,2 3556888,446 1801018,8 Từ ba mô hình dự đoán trên ta chọn mô hình xu thế tuyến tính để dự đoán, vì mô hình này có Se nhỏ nhất trong hai mô hình còn lại. +Dự đoán lợi nhuận cho năm 2002 : t = 7 (trđ) +Dự đoán lợi nhuận cho năm 2003 : t = 8 (trđ) III . Một số kiến nghị nhằm nâng cao trong hoạt động doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XD Sông Đà 12 - Làm thế nào để sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi là một trăn trở đối với các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường hiện nay.Trả lời câu hỏi này, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm ra phương cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận của mình. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty XD Sông Đà 12 hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên vấn đề nâng cao doanh thu và lợi nhuận là một vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty. Sau một thời gian tìm hiểu, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty XD Sông Đà12 giai đoạn 1996-2001 em xin nêu một số ý kiến góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Về vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy khối lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh lớn nhưng hiệu quả sử dụng vốn của công ty đạt chưa cao do lượng vốn bị ứ đọng nhiều. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng ứ đọng vống công ty nên mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, nên mở rộng tìm kiếm thị trường để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩmvà thực hiện các chiến lược về tiếp thị đấu thầu để tăng các dự án trúng thầu. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, công ty nên tích cực huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn : ngoài vốn tự có, vốn đi vay và vốn tín dụng...công ty nên kêu gọi vốn đầu tư trức tiếp từ nước ngoài,bên cạnh đó công ty nên thực hiện cổ phần hoá toàn công ty. 2. Giải pháp về thị trường Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm được thị trường, phải căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi dự án đầu tư đi vào hoạt động Đối với hoạt động xây lắp và hoạt động sản xuất công nghiệp, đây là hai ngành nghề mới của công ty do đó nên tập trung vào các công trình lớn, trọng điểm của nhà nước: các nhà máy thuỷ điện, các công trình xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn,các công trình dân dụng ,khu chung cư...công ty nên thực hiện đa dạng hoá các ngành nghề sản phẩm đặc biệt là đối với sản phẩm may mặc. Đối với hoạt động vận tải và kinh doanh vật tư thiết bị là lĩnh vực truyền thống của công ty , do đó công ty cần tập trung vào nhiệm vụ cung cấp vật tư thiết bị nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án xây dựng và sản xuât công nghiệp. Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tổng công ty trên cơ sở tăng sức cạnh tranh tổng hợp nâng cao khả năng thắng thầu. Phát triển thị trường nội địa, sử dụng nguyên liệu trong nước tạo nên thế chủ động, bước đầu tích luỹ tạo nguồn vốn đầu tư cho phát triển chiều sâu, lâu dài hướng tới xuất khẩu. Coi thị trường nội địa có ý nghiã quan trọng đủ sức tự cứu mình khi các rủi ro bấp bênh có thể có khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài. 3. Giải pháp về khoa học công nghệ Tiến độ khoa học công nghệ là yếu tố quyết định và là nền tảng để nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm tới, khi mà nền kinh tế nước ta phải theo xu thế hoà nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, sức cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn thì đòi hỏi giải pháp kỹ thuật phải có bước tiến vững mạnh. Trước hết, công ty phải tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 cho các sản phẩm công nghiệp như: xi măng, bao bì, may mặc,xây lắp...có như vậy sản phẩm công ty mới đảm bảo chỗ đứng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, công ty nên tổ chức tốt việc đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để quản lý tối đa các dây chuyền công nghệ sản xuất công nghiệp,các phương tiện thiết bị máy móc thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong công ty có thể đạt được các mục tiêu sau: + áp dụng khoa học công nghệ để chuyển hướng kinh doanh tăng năng suất lao động từ đó tăng sản lượng. + áp dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. + áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu của thị trường đồng thời việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phải có vốn đầu tư. Vì vậy, để thành công trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh phải có giải pháp đồng bộ và tối ưu trong việc xác định nhu cầu của thị trường, lựa chọn công nghệ phù hợp và có giải pháp đúng đắn về huy động vốn và sử dụng vốn. 4. Giải pháp về lao động Trong quá trình nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực vật chất là rất quan trọng nhưng yếu tố con người lại có vai trò quyết định. Con người hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, con người sản xuất và kinh doanh. Phát huy nhân tố con người là chủ trương có tính chiến lược của đảng và nhà nước ta. Hiện nay, ở công ty XD Sông Đà 12 cán bộ công nhân viên đã và đang làm việc rất có hiệu quả. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý và điều hành sản xuất, về chất lượng sản phẩm xây lắp , sản phẩm công nghiệp công ty cần tiến hành đào tạo mới, đào tạo lại và kết hợp với tuyển dụng để đảm bảo đủ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn , trình độ tay nghề nắm bắt được những công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến. Mặt khác để nâng cao năng suất lao động, công ty cần có kế hoạch đào tạo lao động trực tiếp như: tổ chức lớp học chuyên ngành cho người lao động; thường xuyên đào tạo nâng bậc hàng năm cho công nhân viên chức; đào tạo mới và đào tạo lại cho công nhân viên chức tham gia vào sản xuất công nghiệp, sản xuất xây lắp... Đối với lực lượng lao động gián tiếp, công ty cần cử cán bộ công nhân viên chức đi học sau đại học, cử đi học thêm ngành nghề nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ và tiếp nhận các ngành như: xây dựng ,silicát, sản xuất thép, kinh tế, tài chính... cử đi tập huấn các lớp quản lý nghiệp vụ hàng năm như: tiếp thị đấu thầu, quản lý dự án, quản lý ISO...để bổ xung lực lượng theo yêu cầu quản lý kinh doanh từng thời kỳ. IV. Kết luận Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nến kinh tế thị trướng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân phải có những chuyển biến mạnh mẽ. Đồng thời, việc đánh giá và phân tích doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải được tăng cường và đổi mới một cách phù hợp. Công ty XD Sông Đà 12 đã nhận thức được điều đó hơn bao giờ hết, nên đã có những quyết định đầu tư hợp lý nhất: về vốn, về con người, về cơ sở vật chất kỹ thuật. Với nhiều điểm mạnh công ty XD Sông Đà cần phát huy đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tiến xa hơn tạo cho công ty có một vị trí quan trọng không chỉ trong tổng công ty mà còn trong toàn bộ ngành xây dựng. Đồng thời góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở công ty XD Sông Đà không nhiều, nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và ban lãnh đạo trong công ty tham gia góp ý kiến để cho đề tài của em được chặt chẽ và khả thi hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, các thầy cô giáo trong khoa thống kê và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Công Nhự đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị trong công ty XD Sông Đà 12 đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp đỡ em về mặt thực tiễn và cung cấp những tài liệu quan trọng làm cơ sở để em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Một số vấn đề chung về doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. 2 I- Doanh thu, lợi nhuận và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. 2 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - NXB Thống kê Hà Nội - 1999 2. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp - Trường ĐH tài chính kế toán 3. Giáo trình lý thuyết thống kê - NXB Giáo dục 1998 4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam - NXB chính trị quốc gia 1999 5. Giáo trình thống kê kinh tế - NXB Thống kê Hà Nội 2000 6. Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 12 7. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại-dịch vụ-NXB Giáo dục 8. Giáo trình kế toán doanh nghiệp –Trường ĐH Kinh tế quốc dân 9. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Viện ĐH Mở Bảng1.3: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 Danh mục Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Triệu đồng 254111 279820 308347 310347 323441 433970 1. Giá trị xây lắp Triệu đồng 14320 50800 63480 58344 41800 80060 2. Giá trị sản xuất cn Triệu đồng 26393 64411 89087 93989 115419 105330 - Sản xuất xi măng Sông Đà Tấn 30093 54356 67323 76196 86959 90257,65 _Sản xuất vỏ bao xi măng Ngàn vỏ 1734 9560 14114 17415 16033 16657 _ Sản xuất sản phẩm may xuất khẩu. Sản phẩm 108000 118240 29851 18000 300410 584795 _ Sản xuất cột điện li tâm Cột - - 1274 1725 3424 7556 3. Giá trị kinh doanh Triệu đồng 183620 141598 131875 140001 149555 241080 - Kinh doanh vật tư thiết bị Triệu đồng 113373 39142 39567 42550 48053 50430 - Tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Triệu đồng - 78274 74869 90128 93497 99910 - Giá trị nhập khẩu Triệu đồng 70247 24182 17439 7323 8005 90720 4. Giá trị sản xuất khác Triệu đồng 29778 23013 23905 18221 16666 7500 - Giá trị vận tải Triệu đồng 24989 19246 18088 13572 13147 3250 - Sửa chữa và gia công cơ khí Triệu đồng 3755 3767 5817 4649 3519 4250 5. Tổng doanh thu Triệu đồng 186835 225645 270131 218178 289935 312728 6. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 1024 2209 2510 1710 1066 1275 Bảng 11: Phân tích biến động lợi nhuận theo ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm và lượng bán Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 ồ(p0 - z1) . q'1 (Trđ) ồ(p0 - z0) . q'1 (Trđ) P0 (Trđ) Z0 (Trđ) q0 M0 (Trđ) P1 (Trđ) Z1 (Trđ) q1 M1 (Trđ) 1. Xi măng Sông Đà (Tấn) 0,726 0,7239 102023,41 212 0,724 0,7216 102443,37 249 450,75 215,13 2. Sản phẩm may mặc (Cái) 0,0561 0,0557 527629,23 215 0,0572 0,0564 314493 251 - 94,34 125,80 3. Sản phẩm xây lắp (m3) 1,12 1,096 2880,35 310 1,10 1,0918 46995,45 385 1325,27 1127,89 4. Sản phẩm khác (Tấn) 0,576 0,5747 265277,77 329 0,572 0,5707 295236,01 390 1564,75 383,81 Tổng - - - 1066 - - - 1275 3246,43 1852,63 Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Hải Phòng Phòng quản lí kĩ thuật Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tổ chức kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Chi nhánh Hoà Bình Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc kinh doanh Xí nghiệp Sông Đà 12-5 Xí nghiệp Sông Đà 12-2 Xí nghiệp Sông Đà 12-1 Chi nhánh miền trung Chi nhánh Sơn La Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Xí nghiệp Sông Đà 12-6 Chi nhánh Na Hang Nhà máy thép Việt- ý Nhà máy xi măng Sông Đà Xí nghiệp may Sông Đà Xí nghiệp sản xuất bao bì Sơ đồ tổ chức sản xuất Công ty xây dựng sông đà 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0001.doc