Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí ô tô và xe máy công trình thời kỳ 1997-2004

Chất lượng rất phẩm của công ty là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty.Trong thời gian thực tập vừa qua em thấy chất lượng sản phẩm của công ty là rất tốt. Với nhiều sản phẩm có chất lượng cao không kém gì với nhiều sản phẩm khác trong nước và các nước trong khu vực, nhưng không vì vậy mà công ty chủ quan không thường xuyên cố gắng khắc phục những khó khăn để chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao hơn nữa. * Về công tác cung ứng vật tư nguyên liệu : Hiện nay nguyên vật liệu của vật tư cung ứng của công ty còn chủ yếu là của nước ngoài. Vì vậy muốn công ty được phát triển hoàn thiện hơn nữa thì công ty cần chú ý tìm những nguồn vật tư trong nước mà chất lượng không thua kém gì của nước ngoài. * Về công tác thống kê : Hiện nay công tác thống kê của công ty còn chưa được quan tâm nhiều , vì vậy việc không ngừng nâng cao và phát triển công tác thông kê là hết sức cần thiết. Bởi công tác thông kê sẽ giúp cho công ty hiểu biết rõ về thị trường hơn, từ đó sẽ có được những bước đi đúng đắn hơn nữa.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí ô tô và xe máy công trình thời kỳ 1997-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức: = Từ đó ta có mô hình dự đoán: = yn + *h (h = 1, 2, 3, …) Trong đó: yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. 4.2.3. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Ta đã biết tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức: = Trong đó: y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên, có mô hình dự đoán sau: = yn x ()h h = 1, 2, 3, .... là tầm xa của dự đoán. Điều kiện để sử dụng mô hình là các ti (i = ) xấp xỉ nhau. Tiêu chuẩn chọn mô hình dự đoán tốt nhất: - Căn cứ vào SEE hoặc SE: có nhiều phương pháp cho SEE, có nhiều phương pháp cho SE. - Dựa vào kiểm định mô: kiểm định F hoặc kiểm định t trong hồi qui tương quan. - Căn cứ vào ý nghĩa thực tế của giá trị dự đoán. Chương III:Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thông kê để phân tích nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình thời ỳ 1997 - 2004. I. Thực trạng của công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình 1. Đặc điểm tình hình chung Công ty được thành lập với tên gọi là công ty cơ khí ôtô - xe máy công trình. Là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất các loại máy phục vụ cho ngành giao thông vận tải như máy lu, ôtô, máy công trình, trạm trộn bê tông.... Công ty cơ khí ôtô - xe máy công trình thuộc tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải, được thành lập ngày 04-10-1956 theo quyết định của bộ giao thông vận tải. Từ ngày mới được thành lập mới chỉ là một xưởng máy công trình, sau 20 năm đã trở thành một nhà máy lớn của ngành giao thông vận tải chuyên sản xuất các loại xe lu và đến năm 1993 mở rộng quy mô sản xuất các loại trạm trộn bê tông, bánh lốp... Chiếm thế mạnh trong thị trường toàn quốc và đến năm 1995 được nâng cấp thành công ty Cơ khí ôtô- xe máy công trình thuộc bộ giao thông vận tải. Với đội ngũ lãnh đạo rất nhiệt tình, thông minh và sáng tạo luôn luôn tìm hiểu thị trường từ đó có những biện pháp cụ thể và đúng đắn như luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là lãnh đạo công ty đã đưa ra một mô hình tổ chức đầy đủ, khoa học và đem lại hiệu quả cao nhất phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Công ty Từ năm 1981 đến năm 1995 Xưởng máy công trình được đổi tên thành “Nhà máy cơ khí công trình” trực thuộc tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải - Bộ giao tông vận tải. Mặt hàng chủ yếu cuae Công ty là các loại lu bánh thép, lu rung, các loại tram trôn bê tông nhựa nóng, trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn cấp phối... Từ năm 2001 đến nay Công ty cơ khí công trình được đổi tên thành “Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình” trực thuộc tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải, nay là Tổng Công ty công nghiệp ôtô Việt Nam-Bộ Giao thông vận tải. Ngoài các mặt hàng truyền thống phục vụ xây dựng đường bộ, Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dây truyền sản xuất ôtô vận tải có tải trọng từ 500 kg đến 5 tấn, Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình đã được đảng và nhà nước khen thưởng: - 03 Huân chương lao động hạng ba những năm 1959 đến 1963 - 02 Huân chương lao động hạng hai những năm 1962-1986 - 01 Huân chương lao động hạng một năm 1996 Và rất nhiều cờ luân lưu của chính phủ, của bộ... Uy tín của Công ty với các địa phương, các ngành ngáy càng đượccải tiến, vữmg vàng chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, kỹ thuật càng tiến bộ. Giá thành sản phẩm được hạ nhiều so với các đợn vị khác,sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 40 tỉnh thành trong cả nước. Tính đến 31/12/2003 tổng vốn kinh doanh của Công ty là: 2.060 tr đồng Trong đó + Vốn cố định :1.481 triệu đồng + Vốn lưu động : 579 triệu đông Bao gồm các nguồn vốn + Vốn ngân sách nhà nước cấp : 1487 triệu đồng + Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 481 triệu đồng + Vốn vay : 102 triệu đồng 1.1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Sản phẩm chủ yếu của công ty cơ khí ôtô và Xe máy công trình có thể chia thành các nhóm hàng chủ yếu sau: - Trạm trộn bê tông nhựa nóng: Đây là sản phẩm chủ lực của Công ty. Sản phẩm này của Công ty đã chiếm 60% thị trường trong cả nước, có trang bị các phụ tùng công nghệ cao của Tây Đức, Mỹ... và áp dụng công nghệ điều khiển tự động và tinh học nên đã nâng cao được chất lượng, độ tin cậy và tính hiện đại, đáp ứng những yêu cầu công nghệ cao trong công nghệ làm đường. Các trạm bê tông này có tính năng và chất lượng tương đương với các sản phẩm trong khu vực Đông Nam á, nhưng giá rẻ hơn nên đã thắng thầu được nhiều hợp đồng cung ứng, đồng thời được các tư vấn nước ngoài chấp nhận. Sản phẩm thi công tại các đường Bắc Thăng Long - Nội Bài,đường quốc lộ năm, thi công đoạn đường cho Nhật ở Nghi Sơn... - Hệ thống thiết bi xi măng- cấp phối - Thiết bị lu lèn - Các thiết bi chủng loại khác nhau như: Nồi nấu nhựa gián tiếp, sửa chữa và sản xuất các loại máy nghiền sàng đá, sửa chữa các loại máy nghiền đá của Đức, Tiệp, sản xuất các thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông vận tải... - Xe ôtô tải các loại có trọng tải dưới 5 tấn: Hiện nay công ty đang hợp tcs với tập đoàn ôtô nhãn hiệu FAW tải trọng 1950 kg, xe tải thùng tự đổ CA 304D và xe tải thùng cố định CIA104AD. Sắp tới công ty sẽ ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với tập đoàn ôtô HUYN DAI- Hàn Quốc để sản suất mác xe HD 65, HD 72 loại xe thùng cố định và thùng tự đổ. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý tại công ty Hiện nay Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình có 763 cán bộ công nhân viên trong đó có 78 kỹ sư kinh tế và kỹ thuật, 88 cán bộ Cao đẳng và trung cấp, 597 công nhân sản xuất chính và phụ. Bộ máy quản ký bố trí như sau: Xí nghiệp I Xí nghiệp II Xí nghiệp III Xí nghiệp ôtô Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng và thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đây là kiểu cơ cấu áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Công ty có hai cấp quản lý là cấp công ty và cấp Xí nghiệp theo sơ đồ tổ chức sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cơ khí công trình Giám Đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật – chất lượng Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cơ khí Phân xưởng lắp ráp II Phân xưởng lắp ráp I Phòng kỹ thuật chất lượng Phân xưởng cơ khí Phân xưởng lắp ráp II Phân xưởng lắp ráp I Phòng kinh tế kế hoạch Kinh tế tài chính Phòng nhân chính: tổ chức cán bộ, LĐTL, HCQT, BV Kinh tế tài chính Toàn bộ hoạt động sản xuất kịnh doanh của công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của ban Giám đốc. Ban giám Đốc chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống công nhân viên trong Công ty, trong Giám đốc có một Giám đốc có chức năng chỉ đạo bộ máy quản lý được chuyên môn hoá đến từng phân xưởng, từng phòng ban. Một phó Giám đốc đảm nhiệm công tác kinh doanh điều hành kế hoạch tác nghiệp hàng ngày và công tác nội chính, một phó giám độc phụ trách kỹ thuật. Dưới ban Giám đốc là các phòng ban và các phân xưởng với chức năng như sau: - Đứmg đầu doanh nghiệp là Giám đốc: Giám đốc là chủ tài khoản, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao. - Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty, làm công tác đoàn thể. Ngoài ra Phó Giám đốc là người tay mặt Giám đốc phụ trách điều hành toàn bộ công ty khi giám đốc uỷ quyền. - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý lao động và xây dựng đơn giá tiền lương, thực hiện các chế độ chĩnh sách, phối hợp với các phòng ban lập dự toán sửa chữa và mua sắm tài sản, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán công ty, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính của Công ty cho giám đốc. - Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ khai thác thị trường, chào hàng và bán sản phẩm của công ty. Chịu trách nhiệm khai thác hợp đồng với khách hàng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tham gia điều hành quá trình sản xuất kinh doanh và tham gia điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế hoạch thị trường là đầu mối sử lý thông tin đầu vào của Công ty. - Phòng vật tư thiết bị: chịu trách nhiệm cung cấp vật tư , quản lý vật tư tồn kho, quản lý máy móc thiết bị, điện năng cung cấp cho toàn công ty, kiểm soát biểu giá vật tư thiết bị, phụ tùng dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế các bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm sao cho đảm bảo về mặt mỹ thuật và các yêu cầu thiết kế theo đúng hợp đồng hợp đồng đã ký với khách hàng. Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xí nghiệp sản xuất chế tạo các sản phẩm đúng mẫu mã, đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình công nghệ đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến, hiệu chỉnh hoàn thiện công nghệ chế tạo các sản phẩm của công ty để nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư mà chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi nhằm giảm giá thành sản phẩm. - Phòng xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và bảo trì các công trình kiến trúc của Công ty đồng thời tham gia đấu thầu một số công trình xây dựng nhằm mở rộng lĩnh vực hoạt động của Công ty và góp phần năng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. 2. Định hướng sắp xếp đổi mới của công ty Ngày nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người luôn phải nâng cao trình độ phù hợp với bước tiến của xã hội. Xuất phát từ tình hình trên muốn phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty cơ khí công trình đã nghiên cứu, với đầu tư sức lực trí tuệ, tập trung vốn để sản xuất chế tạo những loại công trình ngang tầm quốc tế. Từ khi bắt đầu thành lập ( tháng 10-1956) Công ty cơ khí công trình chuyên sản xuất các loại bánh lu bánh thép... tuy có được địa bàn rộng nhưng cơ sở sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu, các nhà xưởng chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp kém kể từ năm 1993 Công ty cơ khí công trình lại càng có sự đổi mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng trong thực tế như sản xuất lắp đặt các loại trạm trộn bê tông này mà bộ giao thông đã khuyến khích phát triển khắp các mạng lưới giao thông toàn quốc và cấm nhập khẩu Bên cạnh đó Công ty liên tục mở những lớp huấn luyện đào tạo những công nhân kỹ thuật có tay nghề cao như gò hàn điện để kịp thời áp dụng được quy trình công nghệ đưa cào sản xuất. Hàng năm liên tục có tuyển dụng công nhân kỹ thuật trẻ để thay thế cho những thợ già, trải qua bao nhiêu năm dài của thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp. Cho đến ngày nay Công ty cơ khí công trình có được bộ máy lãnh đạo đầy kinh nghiệm và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Đồng thời cũng là một đơn vị luôn luôn dẫn đầu trong tổng Công ty cơ khí. Công ty sẽ tiến hành khảo sát thị trường nước ngoài trong khu vực chào hàng và chọn và chọn thêm đối tác tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế và tới đây có sản phẩm trạm trộn bê tông 80 tấn/ha xuất sang các nước trong khu vực . Bảng 1:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1997-2004 TT Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu Tr.đồng 11000 16000 18000 21000 24500 28000 30500 33000 2 Lợi nhuận Tr.đồng 550 570 600 635 660 690 710 750 3 Nộp ngân sách Tr.đồng 233 241 235 242 245 250 252 255 4 Lao động Người 233 238 257 285 295 336 356 381 5 Lơng bình quân Tr.đồng 500 550 450 400 420 380 350 345 6 Sản phẩm chủ yếu -Sản phẩm lắp đặt -Trạm trộn bê tông nhựa nóng 20-40 tấn/h -Lu bánh lốp -Sản xuất trạm nghiền sàng đá 33 m3/h -Sản xuất kinh doanh khác Bộ Bộ Chiếc Bộ 4 2 1 6 4 2 7 6 2 8 7 3 8 4 2 9 5 5 7 6 3 9 8 4 II. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình 1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Doanh nghiệp phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp cả về số lượng, chất lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động lao động vào sản xuất kinh doanh là tốt. Để thấy được sự biến động về số lượng lao động của công ty ta xem bảng sau. Bảng 2: số lao động của Công ty thời kỳ1997-2004 Chỉ tiêu Năm Số lao động bình quân (người) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (%) Tốc độ tăng bình quân (%) 1997 233 - - - 7.62 1998 238 5 102.16 2.16 1999 257 19 107.98 7.98 2000 285 28 110.89 10.89 2001 295 10 103.5 3.5 2002 336 41 113.9 13.9 2003 356 30 105.95 5.95 2004 388 32 108.99 8.99 Qua số liệu trên ta thấy, lượng lao động của công ty tăng bình quân mỗi năm là 7.62% hay tăng 24 người. Năm 1998 số lượng lao động bình quân tăng 2.16% hay tăng 5 người ,năm 1999 số lượng lao động tăng 7.98% hay tăng 19 người. Năm 2000 số lượng lao động bình quân tăng 10.89% hay tăng 5 người ,năm 2001số lượng lao động tăng 3.5% hay tăng 10 người. . Năm 2002 số lượng lao động bình quân tăng 13.9% hay tăng 41 người ,năm 2003 số lượng lao động tăng 5.95% hay tăng 30 người. Năm 2004 số lượng lao động bình quân tăng 8.99% hay tăng 32 người. Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng lên còn chưa cao. Hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách giảm biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước, đòi hỏi công ty phải rất chú trọng đến việc sử dụng sao cho có hiệu quả tốt nhất, cũng như thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ tay nghề hơn nữa. Với yêu cầu chung là người lao động phải lao động phải làm ra sản phẩm với năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt nhất có thể được. Bảng 3: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty thời kỳ 1997 - 2004 STT Năm Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 11000 16000 18000 21000 24500 28000 30500 33000 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 550 570 600 635 660 690 710 750 3 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 1100 1300 1450 1650 1850 2000 2250 2500 4 Số lao động bình quân (người) 233 238 257 285 295 336 356 388 5 Năng suất lao động bình quân theo doanh thu (triệu đồng/người 47.21 67.23 70.04 73.68 62.02 83.33 85.67 85.05 6 Mức doanh lợi theo lao động (triệu đồng/người 2.36 2.39 2.33 2.23 2.24 2.05 1.99 1.93 7 Thu nhập bình quân (1000 đồng) 1000 1100 900 800 840 760 700 690 STT Năm Chỉ tiêu Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 1998/ 1997 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/2000 2002/ 2001 2003/2002 2004/2003 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 5000 2000 3000 3500 3500 2500 2500 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 20 30 35 25 30 20 40 3 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 200 150 200 200 150 250 250 4 Số lao động bình quân (người) 5 19 28 10 41 20 32 5 Năng suất lao động bình quân theo doanh thu (triệu đồng/người) 20.02 2.81 3.64 -11.65 21.3 2.34 -0.62 6 Mức doanh lợi theo lao động (triệu đồng/người) 0.03 -0.06 -0.01 0.1 -0.19 -0.06 -0.06 7 Thu nhập bình quân (1000 đồng) 100 -200 -100 40 -80 -60 -10 STT Năm Chỉ tiêu Tốc độ phát triển ( % ) 1998/ 1997 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 145.5 112.5 116.7 116.7 114.3 108.9 108.2 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 103.6 105.3 105.8 102.9 104.5 102.9 105.6 3 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 118.2 111.5 113.8 112.1 108.1 112.5 111.1 4 Số lao động bình quân (người) 102.1 107.9 110.9 103.5 113.9 105.9 109.0 5 Năng suất lao động bình quân theo doanh thu (triệu đồng/người) 142.4 104.2 105.2 84.2 134.3 102.8 99.3 6 Mức doanh lợi theo lao động (triệu đồng/người) 101.3 97.5 95.7 100.4 91.5 97.1 97.0 7 Thu nhập bình quân (1000 đồng) 110.0 82.0 88.9 105.0 90.5 92.1 98.6 Qua số liệu trên ta thấy. * Năng suất lao động bình quân theo doanh thu nhìn chung đều tăng qua các năm, chỉ có năm 2001 và năm 2004 là giảm. Năm 1997 cứ bình quân mỗi lao động thì tạo ra 47.21 triệu đồng, năm 1998 tạo ra 67.23 triệu đồng và năm 1999tạo ra 70.04 triệu đồng, Năm 2000 cứ bình quân mỗi lao động thì tạo ra 73.68 triệu đồng, năm 2001 tạo ra 62.02 triệu đồng và năm 2002 tạo ra 83.33 triệu đồng năm 2003 tạo ra 85.67 triệu đồng và năm 2004 tạo ra 85.05 triệu đồng.. Như vậy số doanh thu thuần được tạo ra tính trên mỗi lao động năm 1998 tăng 42.4% so với năm 1997 hay tăng 20.02 triệu đồng, năm 1999 tăng 4.2% so với năm 1998 hay tăng 2.81 triệu đồng, năm 2000 tăng 5.2% so với năm 1999 hay tăng 3.64 triệu đồng, năm 2001 giảm15.8% so với năm 2000 hay giảm 11.65 triệu đồng, năm 2002 tăng 34.3% so với năm 2001 hay tăng 21.3 triệu đồng, năm 2003 tăng 2.8% so với năm 2002 hay tăng 2.34 triệu đồng, năm 2004 giảm 0.7% so với năm 2003 hay giảm 0.62 triệu đồng * Mức doanh lợi bình quân theo lao động năm 1997 cứ 1 lao động thì tạo ra được 2.36 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra được 2.39 triệu đồng lợi nhuận và năm 1999 tạo ra được 2.33 triệu đồng lợi nhuận, năm 2000 cứ 1 lao động thì tạo ra được 2.23 triệu đồng lợi nhuận, năm 2001 tạo ra được 2.24 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 tạo ra được 2.05, năm 2003 tạo ra được 1.99 triệu đồng lợi nhuận, năm 2004 tạo ra được 1.93 triệu đồng lợi nhuận.. Như vậy số lợi nhuận được tạo ra tính trên 1 lao động năm 1998 tăng 1.3% so với năm 1997 hay tăng 0,03 triệu đồng , số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 lao động năm 1999 giảm 2.5% so với năm 1998 hay giảm 0.06 triệu đồng, số lợi nhuận được tạo ra tính trên 1 lao động năm 2000 giảm 4.3% so với năm 1999 hay giảm 0,01 triệu đồng , số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 lao động năm 2001 tăng 0.4% so với năm 2000 hay tăng 0.1 triệu đồng, số lợi nhuận được tạo ra tính trên 1 lao động năm 2002 giảm 8.5% so với năm 2001 hay giảm 0.19 triệu đồng , số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 lao động năm 2003 giảm 2.9% so với năm 2002 hay giảm 0.06 triệu đồng, số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 lao động năm 2004 giảm 3% so với năm 2003 hay giảm 0.06 triệu. * Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1997 là 1000 nghìn đồng, Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1998 là 1100 nghìn đồng tăng 10% so với năm 1997 hay tăng100 nghìn đồng, năm 1999 đạt 900 nghìn đồng giảm 18% so với năm 1998 hay giảm 200 nghìn đồng, Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2000 là 800 nghìn đồng giảm 11.1% so với năm 1999 hay giảm 100 nghìn đồng, năm 2001 đạt 840 nghìn đồng tăng 5% so với năm 2000 hay tăng 40nghìn đồng, Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2002 là 760 nghìn đồng giảm 9.5% so với năm 2001 hay giảm 80 nghìn đồng, năm 2003 đạt 700 nghìn đồng giảm 7.9% so với năm 1998 hay giảm 60 nghìn đồng, Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2004 là 690 nghìn đồng giảm 7.4% so với năm 2003 hay giảm 10 nghìn đồng. Ta thấy thu nhập bình quân của người lao động qua các năm đều giảm chỉ có duy nhất năm 2001 là tăng so với năm 2000 nhưng mức thu nhập còn thấp so với các năm trước đó. Điều đó chứng tỏ những năm gần đây công ty việc làm ăn của công ty chưa thật sự là thuận lợi, và tốt đẹp. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố dịnh đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm...Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình những năm trước đây mặt bằng nhà xưởng hầu như đã cũ và khấu hao hết, những nhà xưởng, kho bãi được xây dựng từ chế độ cũ đến nay điều kiện sản xuất rất khó khăn, máy móc thiết bị cũ và có phần lạc hậu. Do vậy trong những năm gần đây công ty đã tập trung triển khai xây dựng một số công trình lớn để sử dụng cho sản xuấ kinh doanh, sửa chữa và nâng cấp nhà xưởng đã hư hỏng. Trong bối cảnh cạnh tranh và hoà nhập hiện nay của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đổi mới và nâng cao chất ;ượng sản phẩm. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm gần đây công ty đã tập trung hướng giải quyết bằng cách thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cấp tài sản cố định, tăng năng suất lao động, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty đã xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị mới đưa vào sản xuất kinh doanh : như năm 1998 công ty lắp đặt thêm dây truyền sản xuất bia hơi và sữa đậu nành. Với hướng đi đầu tư theo chiều rộng là hợp lý, nhưng sử dụng như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả là điều rất khó. Để biết được công ty sử dụng có hiệu quả hay không yếu tố tài sản cố định, ta cần phân tích để từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác. ở phần phân tích dưới đây, tài sản cố định được dùng để phân tích là những tài sản cố định được tính theo nguyên giá tài sản cố định. 2.1. Phân tích tốc độ tăng hiệu quả tài sản cố định theo giá trị sản suất trong giai đoạn 1997-2004 Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân STT Năm Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 11000 16000 18000 21000 24500 28000 30500 33000 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 550 570 600 635 660 690 710 750 3 TSCĐ bình quân (triệu đồng) 4400 4450 4650 4700 4850 4900 4950 5500 4 Hiệu suất TSCĐ 2.5 3.6 3.87 4.47 5.05 5.7 6.16 6.0 5 Suất hao phí TSCĐ 0.4 0.3 0.26 0.22 0.2 0.18 0.16 0.17 6 Mức doanh lợi TSCĐ 0.125 0.13 0.13 0.135 0.136 0.14 0.14 0.137 STT Năm Chỉ tiêu Tốc độ phát triển ( % ) 1998/ 1997 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 145.5 112.5 116.7 116.7 114.3 108.9 108.2 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 103.6 105.3 105.8 102.9 104.5 102.9 105.6 3 TSCĐ bình quân (triệu đồng) 1.01 1.04 1.01 1.03 1.02 1.01 1.11 4 Hiệu suất TSCĐ 1.44 1.08 1.16 1.13 1.13 1.08 0.97 5 Suất hao phí TSCĐ 0.75 0.87 0.85 0.91 0.9 0.89 0.06 6 Mức doanh lợi TSCĐ 1.04 1.00 1.04 1.01 1.03 1.00 0.98 2.2. Phân tích Từ kết quả tính toán trên cho thấy. * Về hiệu suất sử dụng vốn cố định : năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 2,5 triệu đồng doanh thu thuần, năm 1998 tạo ra được 3.6 triệu đồng tăng 44% so với năm 1997 , năm 1999 tạo ra được 3.87 triệu đồng tăng 8% so với năm 1998, năm 2000 tạo ra được 4.47 triệu đồng tăng 16% so với năm 1999 , năm 2001 tạo ra được 5.05 triệu đồng tăng 13% so với năm 2000, năm 2002 tạo ra được 5.7 triệu đồng tăng 13% so với năm 2001 , năm 2003 tạo ra được 6.16 triệu đồng tăng 8% so với năm 2002, năm 2004 tạo ra được 6 triệu đồng giảm 3% so với năm 2003. * Về suất hao phí tài sản cố định : năm 1997cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ thì cần phải tiêu hao 0,4 triệu đồng giá trị tài sản cố định, năm 1998 cần 0,3 triệu đồng giảm 25% so với năm1997, năm 1999 cần 0,26 triệu đồng giảm 13% so với năm 1998, năm 2000 cần 0.22 triệu đồng giảm 15% so với năm1999, năm 2001 cần 0,2 triệu đồng giảm 9% so với năm 2000, năm 2002 cần 0,18 triệu đồng giảm 10% so với năm2001, năm 2003 cần 0.16 triệu đồng giảm 11% so với năm 2002, năm 2004 cần 0.17 triệu đồng tăng 6% so với năm 2002. * Mức doanh lợi tài sản cố định : năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 0,125 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra 0,13 triệu đồng tăng 4% hay tăng 0,005 triệu đồng so với năm 1997, năm 1999 thì tạo ra được 0.13triệu đồng tăng 0% hay tăng 0,00 triệu đồng so với năm 1998, năm 20000 tạo ra 0,135 triệu đồng tăng 4% hay tăng 0,005 triệu đồng so với năm 1999, năm 2001 thì tạo ra được 0.136 triệu đồng tăng 1% hay tăng 0,001 triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tạo ra 0,14 triệu đồng tăng 3% hay tăng 0,004 triệu đồng so với năm 2001, năm 2003 thì tạo ra được 0.14 triệu đồng tăng 0% hay tăng 0,00 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 thì tạo ra được 0.137 triệu đồng giảm 2% hay giảm 0,003 triệu đồng so với năm 2003, 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.1 Phân tích hiệu quả chung của tài sản lưu động Bảng 5 : Các chỉ tiêu sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) STT Năm Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 11000 16000 18000 21000 24500 28000 30500 33000 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 550 570 600 635 660 690 710 750 3 TSLĐ bình quân (triệu đồng) 5500 5550 5750 6700 6850 6900 7550 8000 4 Hiệu suất TSLĐ 2.0 2.9 3.13 3.134 3.58 4.06 4.04 4.13 5 Suất hao phí TSLĐ 0.5 0.34 0.32 0.32 0.28 0.25 0.25 0.24 6 Mức doanh lợi TSLĐ 0.1 0.103 0.104 0.09 0.096 0.1 0.094 0.094 STT Năm Chỉ tiêu Tốc độ phát triển ( % ) 1998/ 1997 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 145.5 112.5 116.7 116.7 114.3 108.9 108.2 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 103.6 105.3 105.8 102.9 104.5 102.9 105.6 3 TSLĐ bình quân (triệu đồng) 1.01 1.04 1.17 1.02 1.01 1.09 1.06 4 Hiệu suất TSLĐ 1.45 1.08 1.0 1.14 1.13 1 1.02 5 Suất hao phí TSLĐ 0.68 0.94 1 0.875 0.89 1 0.96 6 Mức doanh lợi TSLĐ 1.03 1.01 0.87 1.07 1.04 0.94 1 Qua số liệu bảng 7 cho ta thấy. * Về hiệu suất sử dụng vốn lưu động : năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 2 triệu đồng doanh thu thuần, năm 1998 tạo ra được 2.9 triệu đồng tăng 45% so với năm 1997 , năm 1999 tạo ra được 3.13 triệu đồng tăng 8% so với năm 1998, năm 2000 tạo ra được 3.134 triệu đồng tăng 0% so với năm 1999 , năm 2001 tạo ra được 3.58 triệu đồng tăng 14% so với năm 2000, năm 2002 tạo ra được 4.06 triệu đồng tăng 13% so với năm 2001 , năm 2003 tạo ra được 4.04 triệu đồng tăng 0% so với năm 2002, năm 2004 tạo ra được 4.13 triệu đồng tăng 2% so với năm 2003. * Về suất hao phí tài sản lưu động : năm 1997cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ thì cần phải tiêu hao 0.5 triệu đồng giá trị tài sản cố định, năm 1998 cần 0.34 triệu đồng giảm 32% so với năm1997, năm 1999 cần 0.32 triệu đồng giảm 6% so với năm 1998, năm 2000 cần 0.32 triệu đồng giảm 0% so với năm1999, năm 2001 cần 0,28 triệu đồng giảm 12.5% so với năm 2000, năm 2002 cần 0.25 triệu đồng giảm 11% so với năm 2001, năm 2003 cần 0.25 triệu đồng không giảm so với năm 2002, năm 2004 cần 0.24 triệu đồng tăng 4% so với năm 2002. * Mức doanh lợi tài sản lưu động : năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 0,1 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra 0,103 triệu đồng tăng 3% hay tăng 0,003 triệu đồng so với năm 1997, năm 1999 thì tạo ra được 0.104 triệu đồng tăng 1% hay tăng 0,001 triệu đồng so với năm 1998, năm 20000 tạo ra 0.09 triệu đồng giảm13% hay giảm 0.014 triệu đồng so với năm 1999, năm 2001 thì tạo ra được 0.096 triệu đồng tăng 7% hay tăng 0,006 triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tạo ra 0,1 triệu đồng tăng 4% hay tăng 0,004 triệu đồng so với năm 2001, năm 2003 thì tạo ra được 0.094 triệu đồng giảm 6% hay tăng 0,006 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 thì tạo ra được 0.094 triệu đồng không giảm so với năm 2003, 3.2. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động : Bảng 6 : Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân STT Năm Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 11000 16000 18000 21000 24500 28000 30500 33000 2 Lợi nhuận (Triệu đồng) 550 570 600 635 660 690 710 750 3 TSLĐ bình quân (triệu đồng) 5500 5550 5750 6700 6850 6900 7550 8000 4 Số vòng quay VLĐ(lần) 2.0 2.9 3.13 3.134 3.58 4.06 4.04 4.13 5 Độ dài lưu động 1 vòng quay VLĐ ( ngày) 160 170 165 175 180 185 170 175 Qua số liệu trên ta thấy. * Về số vòng quay vốn lưu động năm năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động quay được 2 lần, năm 1998 tạo ra được 2.9 lần tăng 45% so với năm 1997 , năm 1999 tạo ra được 3.13 lần tăng8% so với năm 1998, năm 2000 tạo ra được 3.134 lần không tăng so với năm 1999 , năm 2001 tạo ra được 3.58 lần tăng 14% so với năm 2000, năm 2002 tạo ra được 4.06 lần tăng 13% so với năm 2001 , năm 2003 tạo ra được 4.04 lần không tăng so với năm 2002, năm 2004 tạo ra được 4.13 lần tăng 2% so với năm 2003. * Về độ dài vòng quay vốn lưu động : năm 1997 bình quân 1 vòng quay của vốn lưu động là 160 ngày, năm 1998 là170 ngày tăng 10 ngày so với năm 1997 , năm 2000 là 165 ngày giảm 5 ngày so với năm 1999, năm 2001 là175 ngày tăng 10 ngày so với năm 1999 , năm 2002 là 180 ngày tăng 5 ngày so với năm 2001, năm 2003 là 170 ngày giảm 10 ngày so với năm 2002, năm 2004 là 175 ngày tăng 5 ngày so với năm 1999. Nhìn chung số vòng quay của các năm đều tăng đây là điều rất tốt đối với doanh nghiệp * Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : năm 1998 để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu thuần thì cần phải tiêu hao 0,445 triệu đồng vốn lưu động, năm 1999 cần tiêu hao 0,442 triệu đồng giảm 0,003 triệu đồng so với năm 1998 và năm 2000 cần tiêu hao 0,483 triệu đồng hay tăng 0,041 triệu đồng so với năm 1999. 4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để biết được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ta cần nghiên cứu cơ cấu vốn theo nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động. Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7 : Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động. Chỉ tiêu Năm Tổng vốn SXKD (triệu đồng) Trong đó Vốn CĐBQ (triệu đồng) Vốn LĐBQ (triệu đồng) Vốn cố định Vốn lưu động Tuyệt đối (triệu đồng) % so với tổng vốn Tuyệt đối (triệu đồng) % so với tổng vốn 1997 10060 4500 44.7 5560 55.3 4400 5500 1998 10140 4550 44.94 5590 55.06 4500 5550 1999 10330 4700 45.5 5630 54.5 4650 5750 2000 10510 4750 45.2 5760 54.8 4700 6700 2001 11750 4880 41.5 6870 58.5 4850 6850 2002 11870 4950 41.7 6920 58.3 4900 6900 2003 12840 5250 41.0 7590 59.0 4950 7550 2004 14160 5840 41.2 8320 58.8 5500 8000 Qua số liệu trên ta thấy. * Vốn cố định của doanh nghiệp năm 1997 chiếm 44.7% tổng vốn kinh doanh, năm 1998 chiếm 44.94% ,năm 1999 chiếm 45.5%, năm 2000 chiếm 45.2% tổng vốn kinh doanh, năm 2001 chiếm 41.5% ,năm 2002 chiếm 41.7%, năm 2003 chiếm 41.0% tổng vốn kinh doanh, năm 2004 chiếm 41.2% ,năm 1999 chiếm 45.5%. * Vốn lưu động của doanh nghiệp năm 1997 chiếm 55.3% tổng vốn kinh doanh, năm 1998 chiếm 55.06% ,năm 1999 chiếm 54.5%, năm 2000 chiếm 54.8% tổng vốn kinh doanh, năm 2001 chiếm 58.5% ,năm 2002 chiếm 58.3%, năm 2003 chiếm 59.0% tổng vốn kinh doanh, năm 2004 chiếm 58.8% ,năm 1999 chiếm 45.5%. Qua bảng trên ta thấy , vốn lưu động của doanh nghiệp qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh, do đó cơ cấu vốn của doanh nghiệp là khá thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Là điều kiện tốt để doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. Bảng 8 : Vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm Vốn CĐBQ (triệu đồng) Vốn LĐBQ (triệu đồng) Tổng vốn BQ (triệu đồng) 1997 4400 5500 9900 1998 4500 5550 10050 1999 4650 5750 10400 2000 4700 6700 11400 2001 4850 6850 11700 2002 4900 6900 11800 2003 4950 7550 12500 2004 5500 8000 13500 Qua số liệu trên ta thấy, khối lượng vốn bình quân của công ty qua các năm nhì chung đều tăng. Điều đó cho ta thấy chi phí đầu vào của công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình ngày càng tăng. Vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì cần tăng nhanh kết quả sản xuất với tốc độ tăng hơn tốc độ tăng của yếu tố đầu vào thì công ty mới hoạt động tốt và đảm bảo có hiệu quả được. 5. phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả sản xuất kinh doanh. 5.1. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến GO và DT . Gọi số lượng lao động bình quân năm 2003 là Gọi số lượng lao động bình quân năm 2004 là Năng suất lao động bình quân tính theo GO theo giá so sánh năm 2003 là WGo và năm 2004 là WG1. Năng suất lao động bình quân theo doanh thu, theo giá so sánh năm 2003 là WDo và năm 2004 là WD1. Ta có: WGo x = GO0 = GO2003 WG1 x = GO1 = GO2004 WD0 x = DT0 = DT2003 WD1 x = DT1 = DT2004 Bảng 9 : Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao động bình quân đến GO, DT GO (triệu đồng) (người) W (triệu đồng/người) WGO x GO0 GO1 WG0 WG1 37500 40600 356 388 105.3 104.6 40856.4 DT (triệu đồng) S T(người) W (triệu đồng/người) WD0 x DT0 DT1 WD0 WD1 30500 33000 356 388 85.7 85.05 33251.6 Trong đó : WG0 x là GO năm 2004 tính theo năng suất năm 2003. WD0 x là DT năm 2004 tính theo năng suất năm 2003. Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của GO, DT do ảnh hưởng của năng suất lao động và lượng lao động hao phí như sau : * Theo GO : Số tương đối GO1 WG1 x WG0 x = x GO0 WG0 x WG0 x IG0 = IWG x I Thay giá trị : 40600 40600 40856.4 = x 37500 40856.4 37500 1,08 = 0.99 x 1.09 Số tuyệt đối DGO = (GO1 - GO0) = (WG1 x - WG0 x ) + (WG0 x - WG0 x ) Thay số DG0 = (40600 - 37500 ) = (40600 - 40856.4) + (40856.4 - 37500) 3100 = -256.4 + 3356.4. *Theo doanh thu Số tương đối DT1 WD1 x WD0 x = x DT0 WD0 x WD0 x Thay số 33000 33000 33251.6 = x 30500 33251.6 30500 1.08 = 0.99 x 1.09 Số tuyệt đối DDT = (DT1 - DT0) = (WD1 x - WD0 x ) + (WD0 x - WD0 x ) DDT = (33000- 30500 ) = (33000 - 33251.6 ) + (33251.6 - 30500) 2500 = -251.6 + 2751.6 Qua số liệu trên ta thấy * Giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2004 so với năm 2003 tăng 8% hay tăng 3100 triệu đồng là do tác động của 2 nhân tố : + Do năng suất lao động bình quân giảm từ 105.3 lên 104.6 triệu đồng/người nên đã làm cho GO theo giá so sánh giảm lên 1% hay giảm 256.4 triệu đồng. + Do tổng số lao động bình quân tăng 32 người nên đã tạo cho GO theo giá so sánh tăng lên 9% hay tăng 3356.4. triệu đồng. * Doanh thu (DT) năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 8% hay tăng 2500 triệu đồng là do ảnh hưởng của nhân tố : + Do năng suất lao động bình quân theo doanh thu giảm từ 85.7 lên 85.3 triệu đồng/người nên đã làm cho doanh thu năm 2004 so với năm 2003 giảm lên 1 % hay giảm 251.6 triệu đồng. + Do tổng số lao động bình quân tăng 32 người nên đã tạo cho doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 9% hay tăng 2751.6 triệu đồng. 5.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. 5.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất tài sản cố định là giá trị tài sản cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu = Hiệu suất sử dụng tầi sản cố định x Giá trị tài sản cố định bình quân. Lợi nhuận = Mức doanh lợi tài sản cố định x Giá trị tài sản cố định bình quân. Gọi hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2003 và năm 2004 lần lượt là Hk0 và Hk1. Mức doanh lợi tài sản cố định lần lượt là Rk0 và Rk1. Giá trị tài sản cố định bình quân năm 2003 và năm 2004 lần lượt là và DT0 = Hk0x DT1 = Hk1x LN0 = Rk0 x LN1 = Rk1 x Bảng 10 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ bình quân DT (triệu đồng) (triệu đồng) Hk (tr.đ/tr.đ) Hk0 x DT0 DT1 Hk0 Hk1 30500 33000 4950 5500 6.16 6 33880 LN (triệu đồng) ( (triệu đồng) Rk (tr.đ/tr.đ) Rk0 x LN0 LN1 Rk0 Rk1 710 750 4950 5500 0.143 0.136 786.5 Trong đó : + Hk0 x là DT năm 2004 với hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm 2003 + Rk0 x là LN năm 2004 với mức doanh lợi như năm 2003 Ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của DT, LN do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân như sau : * Phân tích doanh thu. Số tương đối DT1 Hk1 x Hk0 x = x DT0 Hk0 x Hk0 x Thay số 33000 33000 33880 = x 30500 33880 30500 1,08 = 0.97 x 1,11 Số tuyệt đối DDT = DT1 - DT0 = (Hk1 x – Hk0 x ) + (Hk0 x – Hk0 x ) = 33000 - 30500 = (33000- 33880) + (33880- 30500 ) 2500 = -880 + 3380 * Phân tích lợi nhuận Số tương đối LN1 Rk1 x Rk0 x = x LN0 Rk0 x Rk0 x ILN = IR x I Thay giá trị 750 750 786.5 = x 710 786.5 710 1.06 = 0.95 x 1.11 Số tuyệt đối DLN = LN1 - LN0 = (Rk1 x -Rk0 x ) + (Rk0 x – Rk0 x ) 750 - 710 = (750 - 786.5) + ( 786.5 - 710 ) 40 = -36.5 + 76.5 Qua số liệu tính toán trên ta thấy : *Doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8% hay tăng 2500 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố. + Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm từ 6.16 xuống 6 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho DT giảm 3% hay tăng 880 triệu đồng. + Do giá trị tài sản cố định bình quân tăng từ 4950 lên 550 0triệu đồng nên đã làm cho DT tăng 11% hay tăng 3380 triệu đồng. * Lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 tăng 6% hay tăng 40 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : + Do mức doanh lợi năm 2004 giảm 0,143 xuống 0,136 triệu đồng/triệu đồng so với năm 2003 nên làm cho LN của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 5% hay giảm 36.5 triệu đồng. + Do giá trị tài sản cố định bình quân tăng 4950 lên 5500 triệu đồng nên đã tạo cho LN tăng lên 11% hay tăng 199,7 triệu đồng. 5.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và khối lượng tài sản lưu động bình quân đến DT và LN. Gọi hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 2003 và 2004 lần lượt là HV0, HV1. Mức doanh lợi tài sản lưu động năm 2003 và 2004 là RV0, RV1. Khối lượng tài sản lưu động bình quân năm 2003 và năm 2004 là V0, V1 Bảng 11 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ BQ đến DT và LN. DT (triệu đồng) V (triệu đồng) HV HV0 x V1 DT0 DT1 V0 V1 HV0 HV1 30500 33000 7550 8000 4.04 4.13 32320 LN (triệu đồng) V (triệu đồng) RV RV0 x V1 LN0 LN1 V0 V1 RV0 RV1 710 750 7550 8000 0.094 0.094 752 Trong đó: HV0 x V1 là DT năm 2004 với hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 2003. RV0 x V1 là LN năm 2004 với mức doanh lợi của năm 2003. Từ số liệu trên ta phân tích : * Phân tích doanh thu : Số tương đối DT1 HV1 x V1 HV0 x V1 = x DT0 HV0 x V1 HV0 x V0 Thay giá trị 33000 33000 32320 = x 30500 32320 30500 1,08 = 1.02 x 1.06 Số tuyệt đối DDT = DT1 - DT0 = (HV1 x V1 - HV0 x V1) + (HV0 x V1 - HV0 x V0) 33000 - 30500 = (33000 - 32320) + (32320- 30500) 2500 = 680 + 1820 * Phân tích LN Số tương đối LN1 RV1 x V1 RV0 x V1 = x LN0 RV0 x V1 RV0 xV0 Thay số 750 750 752 = x 710 752 710 1,06 = 0.997 x 1.059 Số tuyệt đối DLN = LN1 - LN0 = (RV1 x V1 - RV0 x V1) + (RV0 x V1 - RV0 x V0) 750- 710 = (750 - 752) + (752 - 710) 40 = -2 + 42 Qua số liệu tính toán trên ta thấy : * Doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8% hay tăng 2500 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : +Do hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng từ 4.04 lên 4.13 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 2 % hay giảm 680 triệu đồng, +Do khối lượng tài sản lưu động bình quân tăng 450 triệu đồng làm cho doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 6% hay tăng 1820 triệu đồng. * Lợi nhuận của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 6% hay tăng 40 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : +Do mức doanh lợi của năm 2004 không thay đổi so với năm 2003 đã làm cho lợi nhuận giảm 0.3% hay giảm 2 triệu đồng. +Do khối lượng tài sản lưu động bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng 450 triệu đồng nên làm cho lợi nhuận tăng 5.9% hay tăng 42 triệu đồng. 5.3. Phân tích ảnh hưởng hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh và khối lượng vốn bình quân đến GO và LN. Ta có GO = Hiệu suất tổng vốn x Tổng vốn bình quân Và LN = Mức doanh lợi tổng vốn x Tổng vốn bình quân Gọi hiệu suất tổng vốn năm 2003 và năm 2004: HTV0, HTV1 Mức doanh lợi tổng vốn năm 2003 và 2004 : RTV0, RTV1 Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2003 và năm 2004 : TV0, TV1 Ta có: GO0 = HTV0 x TV0 GO1 = HTV1 x TV1 LN0 = RTV0 x TV0 LN1 = RTV1 x TV1 Bảng 12: Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất tổng vốn và khối lượng vốn bình quân. GO (triệu đồng) TV(triệu đồng) HTV HTV0 x TV1 GO0 GO1 TV0 TV1 HTV0 HTV1 37500 40600 12500 13500 2.78 3.01 37530 LN (triệu đồng) TV (triệu đồng) RTV RTV0 x TV1 LN0 LN1 TV0 TV1 RTV0 RTV1 710 750 12500 13500 0,057 0,056 769.5 Trong đó : HTV0 x TV1 là GO năm 2004 với hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh như năm 2003. RTV0 x TV1 là LN năm 2004 với mức doanh lợi như năm 2003. *Phân tích GO GO1 HTV1 x TV1 HTV0 x TV1 = x GO0 HTV0 x TV1 HTV0 x TV0 Thay số 40600 40600 37530 = x 37500 37530 37500 1,083 = 1.082 x 1,001 DGO = GO1 - GO0 = (HTV1 x TV1 - HTV0 x TV1) + (HTV0 x TV1 - HTV0 x TV0) 40600 - 37500 = (40600 - 37530) + (37530- 37500) 3100 = 3070 + 30 * Phân tích lợi nhuận LN1 RTV1 x TV1 RTV0 x TV1 = x LN0 RTV0 x TV1 RTV0 x TV0 750 750 769.5 = x 710 769.5 710 1,056 = 0.975 x 1.084 DLN = LN1 - LN0 = (RTV1 x TV1 - RTV0 x TV1) + (RTV0 x TV 1 - RTV0 x TV0) 750 - 710 = (750 - 769.5) + (769.5 - 710) 185 = -169,2 + 354,2 Kết quả tính toán trên ta nhận thấy : * Giá trị sản xuất năm 2004 tăng 8.3% so với năm 2003 hay tăng 3100 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng từ 2.78 lên 3.01 triệu đồng/triệu đồng nên làm cho GO tăng 8.2% hay giảm 3080 triệu đồng. + Do khối lượng tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên từ 1250 lên 1350 triệu đồng đã làm cho GO tăng 0.1% hay tăng 30 triệu đồng. * Lợi nhuận của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 5.6 % hay tăng 185 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do mức doanh lợi tổng vốn sản xuất kinh doanh giảm từ 0.57 xuống 0.56 triệu đồng/triệu đồng nên làm cho LN của công ty năm 2004 giảm 2.5% so với năm 2003 hay giảm 169,2 triệu đồng. + Do khối lượng tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên 100 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 8.4% hay tăng 354,2 triệu đồng. 5.4. Phân tích mức doanh lợi bình quân mỗi lao động và tổng số lao động bình quân tới lợi nhuận. Ta có LN = Mức doanh lợi theo lao động x Số lao động bình quân. Gọi mức doanh lợi theo lao động năm 2003 và 2004 : RL0, RL1. Số lao động bình quân năm 1999 và 2000 : , . Ta có: LN0 = RL0 x LN1 = RL1 x Bảng 13: Phân tích ảnh hưởng của mức doanh lợi và tổng số lao động bình quân đến LN. LN (triệu đồng) (người) Rl (triệu đồng/người) Rl0 x LN0 LN1 Rl0 Rl1 710 750 356 388 1.99 1.93 772.12 Ta có hệ thống chỉ số : Số tương đối : LN1 RL1 x RL0 x = x LN0 RL0 x RT0 x Thay giá trị : 750 750 772.12 = x 710 772.12 710 1.06 = 0.97 x 1.09 Số tuyệt đối : DLN = LN1 - LN0 = (RL1 x – RL0 x ) + (RL0 x – RL0 x ) 750 - 710 = (750- 772.12) + (772.12- 710) 40 = -22.12 + 62.12 Qua số liệu tính toán trên ta thấy Lợi nhuận năm 2004 của công ty so với năm 2003 tăng 6% hay tăng 40 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố + Do mức doanh lợi bình quân mỗi lao động giảm từ 1.99 đến 1.93 triệu đồng/người đã làm cho LN của công ty năm 2004 giảm 3% hay giảm 22.12 triệu đồng. + Do số lao động bình quân năm 2004 tăng 32 người so với năm 2003 nên đã làm cho LN năm 2000 tăng 9 % hay tăng 62.12 triệu đồng. III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí ôtô và xe máy công trình 1. Một số kiến nghị * Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng rất phẩm của công ty là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty.Trong thời gian thực tập vừa qua em thấy chất lượng sản phẩm của công ty là rất tốt. Với nhiều sản phẩm có chất lượng cao không kém gì với nhiều sản phẩm khác trong nước và các nước trong khu vực, nhưng không vì vậy mà công ty chủ quan không thường xuyên cố gắng khắc phục những khó khăn để chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao hơn nữa. * Về công tác cung ứng vật tư nguyên liệu : Hiện nay nguyên vật liệu của vật tư cung ứng của công ty còn chủ yếu là của nước ngoài. Vì vậy muốn công ty được phát triển hoàn thiện hơn nữa thì công ty cần chú ý tìm những nguồn vật tư trong nước mà chất lượng không thua kém gì của nước ngoài. * Về công tác thống kê : Hiện nay công tác thống kê của công ty còn chưa được quan tâm nhiều , vì vậy việc không ngừng nâng cao và phát triển công tác thông kê là hết sức cần thiết. Bởi công tác thông kê sẽ giúp cho công ty hiểu biết rõ về thị trường hơn, từ đó sẽ có được những bước đi đúng đắn hơn nữa. 2. Giải pháp * Giải pháp về vốn : Vốn cũng là một vấn đề hết sức cần thiết của công ty, để có được một lượng vốn ổn định thì công ty không chỉ dựa vào nguồn vốn có sẵn mà cần phải huy động cả vốn của các thành viên trong công ty bởi đó là một lượng vốn tương đối lớn mà lại nhàn rỗi thành viên trong công ty. Hiện nay việc cổ phần hoá công ty đã được áp dụng ở nhiều nơi và em nghĩ đó cũng là một cách quan trọng để công ty có thể áp dụng tốt để có được một lượng vốn tương đối tốt để phát triển công ty. * Giải pháp về thị trường: Thị trương là đầu ra của công ty vì vậy mà công ty có tồn tại và phát triển được thì phải có được một thị trường lỡn và ổn định, muốn có được thị trường tốt thì công ty cần phải không ngừng phát triển thị trường trong và ngoài nước muốn vậy thì công tác thị trường như ma kết tinh là hết sức cần thiết. kết luận Ngày nay với sự tự do phát triển của các công ty khiến cho công ty có quyền tự do quyết định những bước đi cho công ty của mình, nhưng cũng vì thế mà sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn rất nhiều vì vậy muốn cho công ty mình được phát triển thì bộ máy lãnh đạo là vô cùng quan trọng và quét định hướn đi đúng đắn của công ty mình. Điều đó đã làm cho công ty mình phải tự đi lên và không còn cơ hội sai lầm. Bởi nếu đi không đúng thì công ty sẽ đi đến con đường phá sản rất dễ dàng. Việc quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giýp cho việc hiểu biết thêm về công ty của mình hơn, từ đó đưa ra được những bước đi đúng đắn hơn, làm cho công ty luôn phát triển với cườgn độ cao nhất có thể. Những vốn nhàn rỗi hay những vốn không được sử dụng đúng đắn gây hiệu quả không cao cho công ty, và đặc biệt ban lãnh đạo sẽ có được những viện pháp cụ thể nhất để khắc phục những khó khăn của công ty mình, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển cao hơn nữa. Trong thời gian thực tập vừa qua ban lãnh đạo và nhân viên của công ty cơ khí ôtô và xe may công trình đã giúp đỡ em rất nhiều, và cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo PGS. TS.nguyễn công nhự đã tạo điều kiện cho em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do trình độ có hạn nên em chỉ mới nghiên cứu được những vấn đề cơ bản, và chắc chắn không tránh khỏi nhứng sai xót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em sẽ làm ngày càng hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn!. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Lý thuyết thống kê - NXB Giáo Dục Giáo trình Thống kê Công nghiệp – NXB Thống kê Giáo trình Thống kê Kinh tế – NXB Giáo Dục Các tạp chí Cộng Sản, báo công nghiệp, tạp chí nghiên cứu kinh tế Một số tài liệu khác về ngành cơ khí. Nhận xét của đơn vị thực tập ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29396.doc
Tài liệu liên quan