Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2007

MỞ ĐẦU Qua nhiều năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đát nước đã bước sang một trang khác đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO tham gia vào quá trình thương mại quốc tế , mọi doanh nghiệp trong nước dều bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới vừa nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức . NHTM cũng vậy không chỉ tham vào mà còn nắm giữ vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế, ngân hàng thương mại đảm bảo dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế đang phát triển như nước ta Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Qua quá trình thực tập tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN cũng như tìm hiêu hệ thống ngân hàng nông nghiêp em đã thu được một số kiến thức thực tế về tín dụng ngân hàng. Với những điều kiện nêu trên nên em đã chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2007" Đề tài gồm hai chương chính: Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng Chương II: Vận dụng các phương pháp thống kê vào phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007 Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi nhiều sai sót. Em mong được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn TS. Bùi Đức Triệu đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt đề tài đã chọn! LỜI NÓI ĐẦU Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT ĐỒNG HỶ TN I. Khái niệm về NHTM 1. Khái niệm 2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM) 2.1. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng 2.2. NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán 2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng 2.4 NHTM “tạo ra tiền” 3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 3.1. Nghiệp vụ tạo vốn 3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn 3.3. Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh 4. Vai trò của ngân hàng thương mại với nền KTQD II. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Khái niệm tín dụng 2. Các loại tín dụng ngân hàng 2.1. Theo mục đích cho vay 2.2. Theo thời hạn cho vay 2.3. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 2.4. Theo phương pháp hoàn trả 2.5. Theo xuất xứ tín dụng III. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ 1. Hệ thống chỉ tiêu cho vay 1.1. Nhóm chỉ tiêu huy động nguồn vốn 1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay 2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay cua ngân hàng IV. Lựa chọn phương pháp phân tích 1.yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu 2. Phương pháp phân tích 2.1. Phân tổ thống kê 2.2. Bảng thống kê 2.3. Đồ thị 2.4. Dãy số thời gian 2.5. Phương pháp chỉ số 2.6. Dự đoán thống kê Chương II: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT ĐỒNG HỶ I. Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam 1. Agribank - Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam 2. Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Thái Nguyên 2.1. Sơ đồ tổ chức 2.2. Những thành tích đạt được trong quá trình phát triển 3. Khái quát hoạt động của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷgiai đoạn 2004-2007 II. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ giai đoạn 2004-2007 1. Công tác huy động nguồn vốn 2. Hoạt động cho vay 2.1. Doanh số cho vay 3. Nhóm chỉ tiêu chất lượng tín dụng 3.1. Dư nợ 3.2. Nợ quá hạn III. Kiến nghị và giải pháp KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích 1.yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu - Đảm bảo tính hệ thống: nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong hệ thống phải thể hiện rõ các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và từng mặt của hiệu quả. - Đảm bảo tính hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của thu chi ngân sách, số lượng các chỉ tiêu đưa ra không thừa, không đưa vào thông tin thừa - Đảm bảo tính thống nhất: Các chỉ tiêu tính toán phải thống nhất về nội dung, phương pháp, phạm vi tính toán, phải phù hợp với quy định trong nước và quốc tế, đảm bảo tính so sánh được. Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phải tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu thu và các chỉ tiêu chi để so sánh với nhau. Các chỉ tiêu cần đảm bảo nguyên tắc này thì các kết quả thu được mới có ý nghĩa kinh tế. - Đảm bảo tính khả thi: Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở các nguồn thu, các khoản chi của ngân sách đồng thời cho phép giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa nhu cầu thu thập thông tin với khả năng cng cấp thông tin và tính toán các chỉ tiêu đề ra, đồng thời phải tránh việc đưa ra các chỉ tiêu không thực hiện được. 2. Phương pháp phân tích 2.1.Phân tổ thống kê KN : “Phân tổ thống kê là căn cứ vào một ( hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau”. Bước đầu tiên của phân tổ thống kê cần là phải lựa chọn tiêu thức phân tổ , Khi lựa chọn tiêu thức phân tổ cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện tài liệu thực tế , cơ sở phân tích lý luận Phân tổ thống kê là phương pháp căn bản để tiến hành tổng hợp thống kê Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê , đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thê phân tổ tổng nguồn vốn huy động theo các tổ như nguồn vốn huy động nội tệ , nguồn vốn huy động ngoại tệ …. Nhờ phân tổ giải quyết các vấn đề Phân tổ giúp phân chia các loại hình tín dụng khác nhau , do hoạt động tín dụng cực kì phức tạp : Ví dụ cho vay dài hạn, cho vay trung hạn , cho ngắn hạn Phân tổ biếu hiện kết cấu của các chỉ tiêu Phân tổ biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu 2.2 Bảng thống kê Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của tài liệu đối với giai đoạn phân tích cần trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này Bảng thống kê là một hình thức trình bày tài liệu một cách hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu Về hình thức : bảng thống kê bao gồm các hàng ngang cột dọc , các tiêu đề , tiêu mục và các tài liệu con số Về nội dung : bảng thống kê bao gồm 2 phần : phần chủ đề và phần giải thích Phần chủ đề ( còn gọi là phần chủ từ) nói lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê, tổng thể này được phân thành những đơn vị nào nhằm giải đáp vấn đề: đối tượng nghiên cứu của bảng thống kê là những đơn vị nào, loại hình gì? Phần giải thích ( còn gọi là phần tân từ ) gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu nói chung , cũng như trong công tác nghiên cứu hoạt động tín dụng . Các số liệu trong bảng thông kê đã được sắp xếp lại một cách khoa học , nên có thể giúp ta đối chiếu , phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau Ví dụ : bảng 1 thống kê quy mô huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ giai đoạn 2004-2007 Năm 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 99.623 124.312 148.300 176.147 Theo đồng tiền + VNĐ 98.918 119.360 134400 168.397 +USD 705 4952 13.900 7.750 Theo kỳ hạn tiền gửi +KKH 20.473 17.897 6600 16.734 + Có KH 79.150 106414 141.700 159.413 Theo đối tượng + Doanh nghiệp 18.448 16.563 13.800 16.502 + Cá nhân 81.175 107.749 134.500 159.645 2.3 Đồ thị Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nhằm mục đích hình tượng hóa : Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian Kết cấu của hiện tượng theo thời gian Trình độ phổ biến của hiện tượng. So sánh các mức độ của hiện tượng Tình hình thực hiện kế hoạch -Mối liên hệ giữa các hiện tượng Trong công tác thống kê ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện. Ví dụ : biểu đồ 1 quy mô huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ gia đoạn 2004-2007 2.4 Dãy số thời gian Khái niệm về dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Thời gian có thể là ngày ,tuần ,tháng ,quí ,năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.Dãy số thời gian trên có khoảng cách thời gianlà một năm. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối ,số tương đối ,số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng )của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời diểm. Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô của hiện tượng trong từng khoảng thơì gian nhất định. Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm, phản ánh qui mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng là : - Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. - Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải được thống nhất - Các khoảng thời gian trong dãy số nên băng nhau,nhất là đối với dãy số thời kỳ Trong thực tế ,do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan ,các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh dãy số trước khi phân tích Việc áp dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ giúp ta xác định được quy luật về xu hướng biến động qua thời gian của các chỉ tiêu như: tổng vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ…, đồng thời cũng cho ta thấy được mức độ của sự biến động và dự báo được sự phát triển hoạt động tín dụng trong tương lai. 2.5 Phương pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sanh giữa hai mức độ của một hiên tượng nghiên cứu Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo những góc độ khác nhau một số cách phân loại cơ bản bao gồm : - Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh chỉ số được phân biệt thành chỉ số phát triển , chỉ số kế hoạch , chỉ số không gian -Căn cứ vào phạm vi tính toán chia lam hai loại : chỉ số đơn và chỉ số cá thể -Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu phân biệt hai loại chỉ số : chỉ tiêu khối lượng , chỉ tiêu chất lượng 2.6 Phương pháp hồi quy và tương quan Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, có thể phân thành hai loại: mối liên hệ hàm số và mối liên hệ tương quan. Mối liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có một giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ. Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả Phân tích hồi quy tương quan giai quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau : - Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ - Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan Ý nghĩa của phân tích hồi quy tương quan : Là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, như mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất, mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mối liên hệ giữa các yếu tố phát triển kinh tế và phát triển xã hội... Phương pháp phân tích hồi quy tương quan còn được vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự đoán thống kê… 2.6 Dự đoán thống kê Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng các sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian Dựa vào độ dài thời gian dự đoán có thẻ phân dự đoán thành 3 loại : Dự đoán ngắn hạn : tầm dự đoán dưới 3 năm Dự đoán trung hạn : tầm dự đoán từ 3 đến 5 năm Dự đoán dài hạn : tầm dự đoán từ 5 năm trở lên Chương II : VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT ĐỒNG HỶ I . Ngân hàng NN&PTNN việt nam 1. Agribank- Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Luôn giữ vững vị thế dẫn đầu Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK  hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Agribank là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Agribank còn là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002. Không chỉ có vậy, Agribank còn là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD. Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Định hướng phát triển AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính- ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch  cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. Xây dựng ngân hàng theo mô  hình ngân hàng  2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK  đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.  2. Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Thái Nguyên  Ngân hàng NN&PTN huyện Đồng Hỷ tỉnh TN được thành lập theo quyết định số 340 năm 1998 của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng NN&PTNT huyện Đồng Hỷ tỉnh TN được thành lập với chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn 2.1 Sơ đồ tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Trưởng P.Kế toán Trưởng P.Hành chính Phòng giao dịch Giám Đốc Trưởng P.Tín dụng Thủ quỹ Phát triển thẻ Thanh toán quốc tế Tín dụng Kế toán Kiểm soát viên Bảo vệ Kiểm ngân Kiểm soát nội bộ NV bảo vệ NV lái xe NV hành chính Kiểm soát viên kế toán Các kế toán viên NV thanh toán quốc tế Kế toán viên tổng hợp NV tín dụng KH NV tín dụng DN Phó phòng 2.2) Những thành tích đạt được trong quá trình phát triển Ttrong quá trình phát triển của mình ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ luôn hoàn thành tốt các kế hoạch được giao , là đơn vị trong sạch vững mạnh GD Vũ Tuyết Ngân , PGD Nguyễn Thị Lập luôn là chiến sỹ thi đua nhiều năm liền 2003 Ngân hàng được thống đốc NHNN tặng bằng khen cho tập thể 2006 GD Vũ Tuyết Ngân được thống đốc tặng NHNN bằng khen 2007 PGD Nguyễn Thị Lập được thống đốc NHNN tặng bằng khen 3 Khái quát hoạt động của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷgiai đoạn 2004-2007 -Năm 2004 hoạt động của ngân hàng duy trì được nhịp độ phát triển và có tốc độ tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng . Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 6000 triệu nhờ việc áp dụng đa dạng các hình thức huy động như : tiết kiệm bậc thang , tiền gửi tiết kiệm dự thưởng . Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm 7,66% chủ yếu tăng trưởng dư nợ ở khu vực kinh tế hộ gia đình , cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn , cho vay nhu cầu đời sống , người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài -Năm 2005 huy động vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Chính vì vậy , ngay từ đầu năm NH Đồng Hỷ đã bố trí cán bộ làm công tác huy động vốn nhằm tận dụng vốn nhàn rỗi có trong dân . Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn áp dụng đúng lãi suất chỉ đạo của cấp trên nguồn vốn huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nguồn vốn ( tốc độ tăng nguồn vốn dân cư là 32,37% tổng nguồn vốn huy động tăng 24,78% ) Trong đó tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 64,69 % chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện cho hoạt động tín dungjcos thể chủ độngmở rộng dư nợ trung và dài hạn , nhờ đó dư nợ trung dài hạn tăng 16,18% -Năm 2006 quy mô huy động nguồn vốn tăng 19,29% thấp hơn so với tôc độ tăng cưa năm 2005 . Tăng trưởng tín dụng thấp so với năm trước 5,6 % . Nợ xấu tăng cao -Năm 2007 Công tác huy động vốn được quan tâm hơn nữa trong tổng nguồn vốn huy động có kì hạn 159.413 triệu thì nguồn vốn có kì hạn từ 12 tháng trở lên chiếm 70,08% trong tổng nguồn vốn , như vậy nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN có tính ổn định lớn . Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 37% đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ . Vốn ngân hàng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương tạo bước phát triển bền vững . Bảng 1Công tác huy động vốn ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007 ( đơn vị : triệu đồng ) Năm 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 99.623 124.312 148.300 176.147 Theo đồng tiền + VNĐ 98.918 119.360 134400 168.397 +USD 705 4952 13.900 7.750 Theo kỳ hạn tiền gửi +KKH 20.473 17.897 6600 16.734 + Có KH 79.150 106414 141.700 159.413 Theo đối tượng + Doanh nghiệp 18.448 16.563 13.800 16.502 + Cá nhân 81.175 107.749 134.500 159.645 4. Mục tiêu của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN năm 2008 Căn cứ vào mục tiêu của ngân hàng cấp trên căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Đồng Hỷ , NN&PTNT Đồng Hỷ TN đề ra mục tiêu cho hoạt động của mình năm 2008 như sau : Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 216 tỷ tăng 23 % so với năm 2007 Tổng dư nợ 31/12/2008 : 170 tỷ tăng 25 % so với năm 2007 Nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ Tài chính phấn đấu đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ . Nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN và đống góp các khoản khác cho người lao động II.Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ giai đoạn 2004-2007 1.Công tác huy động nguồn vốn Hoạt động huy động vốn là cơ sở đẻ ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ của mình vì vậy huy động vốn luôn được các ngân hàng coi trọng -Công tác huy động vốn luôn được ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Thường xuyên quan tâm chú trọng và đã thu được những thành công đáng kể Bảng 2 : Các chỉ tiêu thể hiện mức độ biến động của tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ năm chỉ tiêu δi ( triệu đồng Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 99.623   - -    -   - -    - -  2005 124.312 24.689 24.689 124,78 124,78 24,78 24,78 996,23 2006 148.300 23.988 48.677 119,3 148,86 19,30 48,86 1243,12 2007 176.147 27.847 76.524 118,78 176,81 18,78 76,81 1483,00 bình quân 137.096 25.508   x 120,95   x 20,95   x   x Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2004 đạt 99.623 triệu đồng thì đến năm 2005 tăng lên 124.312 triệu đồng tăng so với năm trước 24.689 triệu đồng , tỷ lệ tăng 24,78% và liên tục tăng theo các năm sau đó Tốc độ phát triển bình quân là 120,9% với nguồn vốn huy động bình quân các năm là 100.391 triệu đồng , tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 20,95 % . Tuy nhiên ttóc độ tăng huy động nguồn vốn chưa đạt như kế hoạch , mới đạt 96,57 % kế hoạch được giao do kinh tế trên địa bàn chưa phát triển mạnh , nhiều hộ mới đủ ăn , không có tiền tích lũy . Gía cả thường xuyên biến động Ngoài ra đến năm 2007 ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, cũng như khách hàng đã có thêm nhiều lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác Dù vậy xét trên cả giai đoạn thì ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn cho hoạy động tín dụng của mình , ngân hàng không đẻ xẩy ra tình trạng thiếu vốn cho vay trong cả giai đoạn -Biểu đồ 2 huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Hoạt động huy động vốn thu được kết quả tốt là do : Huy động vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . Ngay từ đầu năm ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ đã bố trí cán bộ tín dụng Làm công tác huy động vốn cả ngày nghỉ .. Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn áp dụng lãi suất đúng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên , tăng cường các hình thức quảng cáo .. Mặt khác kinh tế địa phương củng phát triển ổn định Nhờ vậy nguồn vốn ngân hàng huy động được tăng dều hàng năm từ 99.628 triệu đồng năm 2004 lên 176.147 triệu đồng năm 2007 - Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền Bảng 3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền NN&PTNT Đồng Hỷ qua các năm 2004-2007 Năm Nguồn vốn huy động(triệu đồng) Theo loại tiền Tỷ trọng(%) Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ 2004 99.623 98.918 705 99,29 0,71 2005 124.312 119.360 4.952 96,02 3,98 2006 148.300 134.400 13.900 90,63 9,37 2007 176.147 168.397 7.750 95,60 4,40 bình quân 137.096 130.269 6.826,8 Bảng trên cho thấy sự chênh lệch giữa nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ , tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng nội tệ trong 4 năm lúc nào cũng chiếm hon 90% tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động bình quân bằng VND giai đoạn 2004-2007 là 130.269 triệu đồng , bằng ngoại tệ 6.826,8 triệu đồng tốc độ phát triển của việc huy động vốn bằng ngoại tệcao hơn VND trong giai đoạn này là do người lao động nước ngoài gửi tiền về nhờ thế tốc độ tăng bình quân của công tác huy động vốn bằng ngoại tệ luôn cao , ngoài ra nhờ do biến động giá cả nên nhiều cá nhân có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ , tuy nhiên lượng tiền huy động bằng ngoại tệ vẫn còn quá thấp Ngân hàng cần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối thu hút thêm khách hàng tăng nguồn vốn bằng ngoại tệ Bảng 4 : các chỉ tiêu biến động của nguồn vốn huy động bằng nội tệ ngân hàng giai đoạn 2004-2007 Năm Nội tệ δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 98.918 - - - - - - - 2005 119.360 20.442 20.442 120,67 120,67 20,67 20,67 989,18 2006 134.400 15.040 35.482 112,6 135,87 12,60 35,87 1193,6 2007 168.397 33.997 69.479 125,3 170,24 25,30 70,24 1344 bình quân 130.269 23.160 x 119,52 x 19,52 x x - Trong công tác huy động vốn bằng đồng nội tệ , tốc độ tăng bình quân trong 4 năm đạt 119,52 % , giá trị huy động bình quân bằng đồng nội tệ là 130.269 triệu đồng , quy mô huy động nội tệ từ 98.918 triệu đồng lên 168.397 triệu đồng vào năm 2007 tăng 69.479 triệu đồng là số vốn bổ sung hiệu quả đẻ ngân hàng thực hiên tốt hoạt động tín dụng của mình cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức cá nhân trong nước -Bảng 5 : các chỉ tiêu biến động của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng 2004-2007 năm Ngoại tệ δi ( triệu đồng Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 705 2005 4.952 4.247 4.247 702,41 702,41 602,41 602,41 7,05 2006 13.900 8.948 13.195 280,69 1971,6 180,69 1871,63 49,52 2007 7.750 -6.150 7.045 55,755 1099,3 -44,24 999,29 139 bình quân 6826.8 2348.3 346,29 246,29 - Năm 2005 nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 4.952 triệu đồng đạt 198% kế hoạch được giao tăng 4.247 triệu đồng so với năm 2004 , tỷ lệ tăng 602,41% toàn bộ nguồn vốn huy động ngoại tệ đều là tiền gửi dân cư sở dĩ năm này có tốc đọ phát triển cao về huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ là do người lao động nước ngoài gửi về . Tốc độ tăng nguồn vốn ngoại tệ quy đổi cả gai đoạn là 246,29% đây là mottj tốc độ tăng rất cao không chỉ chứng tỏ hiệu quả của hoạt động cho người đi lao động nước ngoài vay mà còn cho thấy xu hướng tích trữ tiền bằng ngoại tệ của người dân địa phương Ngân hàng cần tiếp tục huy động vốn ngoại tệ , thực hiện chi trả kiều hối thuận tiện , nhanh chóng , thu hút thêm khách hàng đén giao dịch tăng số dư nguồn vốn ngoại tệ Cơ cấu huy động vốn theo thời gian Bảng 6 Tỷ trọng vốn huy động theo hình thức huy động giai đoạn 2004-2007 Năm Nguồn vốn huy động (triệu đồng) Theo kỳ hạn tiền gửi Tỷ trọng(%) Không KH Có KH Không KH Có KH Dưới 12 Tháng Trên 12 tháng Dưới 12 Tháng Trên 12 tháng 2004 99.623 20.473 22.451 56.699 20,56 22,53 56,88 2005 124.312 17.897 25.988 80.426 14,39 20,9 64,69 2006 148.300 5.500 37.700 95.700 3,7 25,4 70,9 2007 176.147 16.734 35.955 123.458 9,5 20,41 70.09 Việc nhận biết cơ cấu vốn huy động theo thời gian giúp ngân hàng sử dụng tốt vốn của mình cho mục đích kinh doanh tiền tệ Tỷ lệ tiền gửi không kì hạn giảm liên tục trong suốt 4 năm , trong khi đó tiền gửi có kì hạn tăng trưởng ở mức cao đến năm 2007 trong tổng nguồn vốn huy động nguồn vốn có kì hạn 159.413 triệu đồng chiếm 90,49% trong tổng nguồn vốn , trong đó nguồn vốn có kì hạn từ 12 tháng trở lên 123.458 triệu đạt 70,09% trong tổng nguồn vốn . Như vậy nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ có tính ổn định lớn, thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn -Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng Bảng7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng giai đoạn 2004-2007 Năm Nguồn vốn huy động(triệuđ) Theo đối tượng Tỷ trọng(%) Doanh nghiệp Cá nhân Doanh nghiệp Cá nhân 2004 99.623 18.466 81.175 18,5 81,5 2005 124.312 16.563 107.749 13,3 86,7 2006 148.300 13.800 134.500 9,3 90,7 2007 176.147 16.502 159.645 9,37 90,63 - Trong 4 năm phát triển tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp tổ chức luôn thấp hơn nhiều so với vốn huy động từ các cá nhân và có xu hướng giảm - Vốn huy động cá nhân có xu hướng tăng là do : kinh tế tại địa phương phát triển ổn định , Theo đó các khách hàng là cá nhân cũng ngày càng tin tưởng vào uy tín cũng như các dịch vụ mà ngân hàng Đồng Hỷ cung cấp từ 5497 khách hàng gửi tiền , 470 cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng năm 2004 với giá trị huy động 81175 triệu đồng chiếm 81,5% tổng nguồn vốn huy động đến năm 2005 có 8040 gửi tiền tiết kiệm 570 khách hàng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng Với giá trị là 107749 triệu đồng chiếm 86,7% tổng nguồn vốn huy động đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất khả quan , nơi vốn được coi còn cất rất nhiều vốn nhàn rỗi của người việt nam Mặt khác đó còn là thành quả của nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn, bằng nhiều biện pháp khác nhau như : với khách hàng gửi tiền ngân hàng phục vụ cả ngoài giờ giao dịch , tổ chức thu tiền gửi lưu động hoặc tại nhà khi khách hàng yêu cầu hay đa dạng các hình thức huy động …. Bảng 8 : các chỉ tiêu biến động nguồn vôn theo đối tượng cá nhân năm Cá nhân (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 81.175 - - - - - - - 2005 107.749 26.574 26.574 132,74 132,74 32,7367 32,737 811,75 2006 134.500 26.751 53.325 124,83 165,69 24,8271 65,691 1077,5 2007 159.645 25.145 78.470 118,7 196,67 18,6952 96,668 1345 bình quân 120.767 26.157 x 125,42 x 25,4197 x x Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư tăng liên tục về số tuyệt đối trong cả giai đoạn 2004- 2007 đến năm 2007 số vốn huy động bình quân trong 4 năm đạt 120.767 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 25,41% . Đến năm 2007 vốn huy động cá nhân đạt 159.645 triệu đồng chiếm 90,63% tổng nguồn vốn huy động được trong năm cho thấy quy mô huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là từ các cá nhân gửi tiền Vốn huy động cá nhân cao cũng cho thấy sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng cũng như hiệu quả của công tác huy động vốn Với những lợi thế về sự tin tưởng của khách hàng cá nhân là đối tượng cung cấp chủ yếu nguồn vốn huy động , ngân hàng cần quan tâm đạc biệt đến đối tượng này nhằm tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình Bảng 9 : các chỉ tiêu biến động theo đối tượng các tổ chức , doanh nghiệp năm Tổ chức (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 18466 2005 16563 -1903 -1903 89.695 89.695 -10.305 -10.31 184.66 2006 13800 -2763 -4666 83.318 74.732 -16.682 -25.27 165.63 2007 16502 2702 -1964 119.58 89.364 19.5797 -10.64 138 bình quân 16333 -654.67 97.531 -2.4692 -Trái với hoạt động huy động vốn cá nhân , huy động vốn theo đối tượng là các tổ chức doanh nghiệp của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ lại có xu hướng giảm trong cả giai đoạn với tốc độ giảm bình quân là 2,4% làm cho tỷ trọng huy động vốn của đối tượng này ngày càng giảm , năm 2004 tỷ trọng tiền gửi của đối tượng này đạt 18.466 triệu đồng chiếm 18,5% thì đến năm 2007 con số này chỉ đạt 16.502 triệu đồng chiếm 9,37% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động được Để cải thiện tình trạng này ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến các đối tượng là doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế phát triển các biện pháp huy động vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng này nhằm tranh thủ được nguồn vốn nhàn rỗi của họ Duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp có tiền gửi tại ngân hàng 2. Hoạt động cho vay 2.1. Doanh số cho vay : là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của bất kì ngân hàng thương mại nào , trong những năm qua ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN đã thực hiện nhiều biện pháp , dịch vụ phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế của địa phương đồng thời cũng nâng cao doanh số cho vay của mình Bảng 10: Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động của doanh số cho vay của NN&PTNT Đồng Hỷ năm DS cho vay (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 82.994 - - - - - - - 2005 114.883 31.889 31.889 138,42 138,42 38,42 38,42 829,94 2006 121.987 7.104 38.993 106,18 146,98 6,18 46,98 1148,83 2007 171.018 49.031 88.024 140,19 206,06 40,19 106,06 1219,87 bình quân 122.721 29.341 x 128,27 x 28,27 x x Trong giai đoạn 2004- 2007 doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục về số tuyệt đối , doanh số cho vay bình quân 122.718 triệu đồng , tốc độ tăng bình quân 120% cho thấy hoạt động kinh doanh đang phát triển tốt , thể hiện phần nào khả năng sinh lợi của ngân hàng Đến năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn còn cao 70.642 triệu đồng chiếm 61,4% thì đén năm 2007 khi mà quy mô huy động nguồn vốn trung và dài hạn đạt 70.09% thì cơ cấu cho vay đã có bước chuyển dịch doanh số cho vay trung và hạn đã chiếm tỷ trọng cao hơn , tập trung vốn cho vay theo các chương trình kinh tế của tỉnh như trồng chè , phát triển kinh tế trang trại , rõ ràng vốn ngân hàng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương tạo bước phát triển vững chắc - Sự tăng trưởng doanh số cho vay của ngân hàng luon đạt mức cao và ổn định trước hết là do nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế tại địa phương ngoài ra còn do ngân hàng đã thực hiên nhiều dịch vụ cho vay mới … Biểu hiện biến động doanh số cho vay giai đoạn 2004-2007 Biểu đồ 3: Biến động doanh số cho vay của NN&PTNT Đồng Hỷ qua các năm 2.2 Doanh số thu nợ : là chỉ tiêu cho thấy khả năng thu hồi cá khoản cho vay trong kì , trong hoạt động tín dụng ngân hàng cần chú ý đẩy cao doanh số thu nợ Bảng 11:Chỉ tiêu biểu hiện sự biến động về quy mô của doanh số thu nợ theo thời gian năm DS thu nợ (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 77.562 - - - - - - - 2005 97.928 20.366 20.366 126,26 126,26 26,2577 26,258 775,62 2006 115.711 17.783 38.149 118,16 149,19 18,1593 49.185 979,28 2007 133.881 18.170 56.319 115,7 172,61 15,7029 72,612 1157,1 bình quân 106.271 18.773 x 120,04 x 20,04 x x Doanh số thu nợ của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN trong giai đoạn này phát triển ổn định tốc độ tăng bình quân của 4 năm là 20,04% doanh số thu nợ cả thời kì đạt 106.271 triệu đồng sở dĩ doanh số thu nợ khá cao là do cơ cấu cho vay vẫn còn chủ yếu là cho vay ngắn hạn như năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn là 60.755 triệu đồng chiếm 62,04% tổng dư nợ cả năm Tốc độ tăng bình quân của doanh số thu nợ giai đoạn 2004-2007 đạt 20,04 % gần bằng tốc độ tăng của doanh số cho vay thể hiên khả năng chi trả tôt của khách hàng Tuy thu nợ đã đạt chỉ tiêu dề ra xong vẫn còn thấp so với tiềm năng một số khách hàng vẫn còn thiếu ý thức tự giác trả nợ về phái cán bộ tín dụng chưa thục sự quan tâm đến chỉ tiêu này .. Ngân hàng thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng kiểm tra giám sát vốn vay theo quy định , tích cực thu nợ đến hạn Biểu dồ 4 : biến dộng doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2004-2007 3. Nhóm chỉ tiêu chất lượng tín dụng 3.1 Dư nợ : Dư nợ thể hiện số vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khách hàng chưa hoàn trả Dư nợ là chỉ tiêu quan trọng trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng của bất kì ngân hàng thương mại nào Bảng 12 : :Chỉ tiêu biểu hiện sự biến động về quy mô dư nợ giai đoạn 2004-2007 Năm Dư nợ(triệuđ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 76.279 - - - - - - - 2005 93.233 16.954 16..954 122,226 122,226 22,226 22.226 0,222263 2006 99.500 6.267 23.221 106,722 130,442 6,722 30.442 0,067219 2007 135.987 36.487 59.708 136,670 178,276 36,670 78.276 0,366704 Bình quân 100.391 19902.7 x 121,87 x 21,873 x x Dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng lên từ 76.562 triệu đồng lên 135.987 triệu đồng năm 2007 , dư nợ bình quân của giai đoạn này là 1001320 triệu đồng , tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn đạt 21, 873 % Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ các năm lại có sự trồi sụt đáng kể từ 22,22 % năm 2005 đén năm 2006 lại giảm còn 6,7 % trong 3 năm dư nợ tăng 23.221 triệu đồng là do: Bắt dầu năm 2005 ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ đã chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác về lãi suất cho vay trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng không được điều chỉnh vì do ngân hàng NN&PTNT cấp trên quy định Mặt khác còn do doanh số cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn Đến năm 2007 thì tốc độ tăng dư nợ đạt trên 36% một phần là nhờ những nghiệp vụ tín dụng mới mà ngân hàng áp dụng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong khi lãi suất cho vay là do ngân hàng cấp trên quy định Dù dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ngân hàng nhung không nên vì thế mà đẩy cao dư nợ một cách bất hợp lý mà khi thực hiện cho vay cần đặc biệt chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng không phải cứ dư nợ cao là đạt hiệu quả tín dụng Biểu đồ 5 : biến động doanh số dư nợ giai đoạn 2004-2007 Bảng 13: Cơ cấu dư nợ và các chỉ tiêu biến động dư nợ theo khách hàng Năm Dư nợ (triệu đồng) Theo đối tượng khách hàng Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp Cá nhân Doanh nghiệp Cá nhân 2004 76.562 4.249 72.283 5,56 94,64 2005 93.233 10.280 82.953 5 95 2006 99.500 9900 89600 9,94 90,06 2007 135.987 12879 123.108 9,47 90,53 Dư nợ ở khu vực kinh tế hộ gia đình , cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp , nông thôn , cho vay nhu cầu đời sống , cho vay người lao dộng làm việc có thời hạn ở nước ngoài tuy có xu hướng giảm về số tương đối nhưng vẫn tăng ở số tuyệt đối từ 72.283 triệu đồng lên 123.108 triệu đồng năm 2007 Tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân luôn chiếm hơn 90% và luôn tăng về số tuyệt đối trong cả giai đoạn thể hiện sự tin tưởng của người dân vào ngân hàng Dư nợ theo đối tượng là các tổ chúc , doanh nghiệp đã tăng lên cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối cho thấy ngân hàng không chỉ phát triển cho vay cá nhân mà đã phát triển thêm cho việc phát triển tín dụng với đối tượng doanh nghiệp Bảng 14 các chỉ tiêu biến động dư nợ theo cá nhân ngân hàng giai đoạn 2004-2007 năm Dư nợ cá nhân (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 72.283 - - - - - - - 2005 82.953 10.670 10.670 114,76 114,76 14,7614 14,761 722,83 2006 89.600 6.647 17.317 108,01 123,96 8,01297 23,957 829,53 2007 123.108 33.508 50.825 137,4 170,31 37,3973 70,314 896 bình quân 91.986 16.942 x 120,06 x 20,0572 x x Biến động dư nợ của ngân hàng giai đoạn này phát triển theo chiều hướng tốt cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối , dư nợ bình quân cả kì tăng 20,05 % với giá trị bình quân đạt 91.986 triệu đồng nguyên nhân do : Các dịch vụ tín dụng của ngân hàng ngày càng đa dạng thích hợp với kinh tế hộ gia đình phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn : dịch vụ cho vay kinh doanh dịch vụ thương mại , cho vay phục vụ đời sống đầ tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đặc biệt năm 2007 dư nợ cá nhân đạt 123.108 triệu đồng tăng 37,39% so với năm 2006 một phần do vào năm này ngân hàng tập trung vốn ngắn hạn cho các chương trình kinh tế của tỉnh đáp ưng đầy đủ nhu cầu vốn trồng mới chè , phát triển kinh tế trang trại đầu tư cho vùng rau sạch chăn nuôi lợn lạc Ngoài ra dư nợ tăng cao còn vì các khoản cho vay dài và trung hạn chưa dến kì thanh toán Bảng 15 :các chỉ tiêu biến động dư nợ theo đối tượng DN năm Dư nợ DN (triệu đ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc liên hoàn định gốc 2004 4.249 - - - - - - - 2005 10.280 6.031 6.031 241,94 241,94 141,939 141,94 42,49 2006 9.900 -380 5.651 96,304 233 -3,6965 133 102,8 2007 12.879 2.979 8.630 130,09 303,11 30,0909 203,11 99 bình quân 9.327 28.76.7 x 156,11 x 56,1112 x x Biến động dư nợ của đối tượng doanh nghiệp có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối từ 4.249 triệu đồng năm 2004 lên 12.897 năm 2007 nhưng giảm về tốc đọ tăng tương đối Năm 2005 tổng dư nợ là 93.233 triệu đồng đạt 100.25 % kế hoạch đề ra tăng 16.954 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 22,22 % thì đến năm 2006 tốc độ tăng dư năm chỉ đạt 6,7 % là do trong năm này đã cố khá nhiều các doanh nghiệp trong địa bàn thực hiện cổ phần hóa huy động vốn của các cổ đông nên nhu cầu vay vốn đã giảm xuống trong khi ngân hàng chưa có các biện pháp tín dụng khách bổ sung để dẩy cao doanh số cho vay nên vào năm 2006 dư nợ của đối tượng doanh nghiệp trong tổng dư nợ giảm Rõ ràng tỷ trọng dư nợ cuả doanh nghiệp của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Là quá thấp , đó cũng là do doanh số cho vay của ngân hàng với đối tượng này còn thấp , trong những năm tiếp theo ngân hàng cần cải thiện tình trạng này bằng những chính sách tín dụng phù hợp với chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm thu hút đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này đến với mình Bảng 16 :Cơ cấu dư nợ theo thời gian của ngân hàng giai đoạn 2004-2007 Năm Dư nợ (triệu đồng) Theo kì hạn cho vay Tỷ trọng (%) Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn 2004 76.279 32.600 43.679 - 42,73 57,26 - 2005 93.233 42.485 49.200 1.548 45,56 52.77 1,66 2006 99.500 43600 55700 1400 43,81 55,97 0,22 2007 135.987 67.925 66393 1.668 49,94 48,82 1,24 Qua bảng trên ta thấy cơ cấu dư nợ của ngân hàng theo thời gian ngắn hạn của cả giai đoạn dao động 42,73 % đến 49, 94 % cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng phục vụ nhu cầu đời sống nên tỷ lệ tăng ổn định ít biến động theo thời gian Còn về dư nợ trung và dài hạn nhờ trong công tác huy động vốn nguồn tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng cao tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng có thể mở rộng dư nợ trung và dài hạn , ngân hàng cung cấp đày đủ vốn dài hạn cho nhu cầu vay dài hạn . Dư nợ dài hạn đến 31/12/2005 đạt 1.548 triệu đồng cho 233 hộ trồng và thâm canh chè . Đầu tư của ngân hàng đã góp phần vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bền vững hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không chỉ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ mà còn thúc đảy kinh tế địa phương phát triển 3.2 Nợ quá hạn Nợ quá hạn phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Nó phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định và cho vay của ngân hàng nói chung và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ tín dụng. - Bảng 17 : các chỉ tiêu biến động nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2004-2007 Năm Nợ quá hạn(triệuđ) δi ( triệu đồng) Ti(%) ai(%) gi Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 2.906 - - - - - - - 2005 5.312 2.406 2.406 182,794 182,794 82,794 82,794 0,827942 2006 30.474 25.162 27.568 573,682 1048,658 473,682 948,658 4,736822 2007 20.622 -9.852 17.716 67,671 709,635 -32,329 609,635 -0,32329 Bình quân 100.391 5905.33 x 274,72 x 174,716 x x hoạt động cho vay là khoản mục sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro , nên khi thực hiện cho vay cần quan tâm đến chất lượng của hoạt động này Trong giai đoạn 2004-2007 tốc độ tăng nợ quá hạn bình quân lên đến 174,716 % đặc biệt năm 2006 số nợ quá hạn tới 30.474 triệu đồng chiếm hơn 22% tổng dư nợ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nay vì : Đồng Hỷ có 20 thị xã thị trấn trong đó có 16 xã vùng núiKhả năng tổ chức sán xuất còn kém mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa ít , khả năng phát huy hiệu quả vốn vay ngân hàng chưa cao . Măt khác ý thức trả nợ của người dân còn kém Về phía ngân hàng thương mại, khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp Ngân hàng cần chú ý không chỉ nâng cao doanh số cho vay hay doanh số thu nợ mà còn cân để ý đến chất lượng của hoạt động tín dụng hơn nữa nhằm giảm số nợ quá hạn đến mức tối đa có thể thì mới đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Biểu đồ 6 : biến động nợ quá hạn ngân hàng giai đoạn 2004-2007 Bảng 18: Cơ cấu nợ quá hạn phân theo nhóm Năm Nợ quá hạn phân loại theo nhóm tỷ trọng (%) nhóm 2 nhóm 3 nhóm 4 nhóm 5 nhóm 2 nhóm 3 nhóm 4 nhóm 5 2005 5.312 4.444 110 633 124 83,66 2,07 11,92 2,33 2006 30.474 28.100 975 330 1.366 92,21 3,20 1,08 4,48 2007 20.622 14.425 3.200 2.981 16 69,95 15,52 14,46 0,08 Dễ thấy tỷ trọng nợ quá hạn nhóm 5 của ngân hàng vào năm 2006 là quá cao lên dến 1.366 triệu đồng đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn cần hạn chế tối đa Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ : 0,92% , 2006 : 2,3% , 2007 : 4,55% tuy chưa đén 5% song cho thấy chiều hướng xấu đi trong chất lượng tín dụng của ngân hàng vì : Việc trả lãi và chuyển nợ quá hạn theo lãi với nông dân còn gặp nhiều khó khăn do hộ vay theo số tiền nhỏ trả lãi không đúng theo ngày định kì nên phá sinh nhiều nợ quá hạn theo lãi Một số doanh nghiệp do chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quản lý kinh doanh kém hiệu quả chưa trả được nợ Trước tình hình này ngân hàng cần triển khai các biên pháp đẻ không chỉ tăng trưởng dư nợ mà còn nâng cao chất lượng tín dụng , phân loại khách hàng đua ra định hướng đầu tư cho khách hàng nhằm đảm bảo có được khả năng thu hồi nợ cao nhất 3.3 Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình Bảng 19 :Khả năng sử dụng vốn của chi nhánh qua thời gian cua ngân hàng Năm Nguồn vốn huy động(triệu đồng) Dư nợ (triệu đồng) Dư nợ/Nguồn vốn( lần) 2004 99.623 76.562 0,76 2005 124.312 93.233 0,74 2006 148.300 99.500 0,67 2007 176.147 135.987 0,77 Bảng trên cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng la khá tốt , riêng năm 2006 khả năng sử dụng vốn của ngân hàng giảm xuống còn 0.67 điều nay lí giải tại sao số tiền nợ quá hạn năm 2006 là cao nhất 30474 triệu đồng 5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay Cho vay là hoạt động tín dụng chủ yếu tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ là hoạy động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vì vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay luôn được ngân hàng chú trọng Bảng 20 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng Năm Doanh số cho vay(triệu đ) Nguồn vốn huy động(triệu đ) Lãi suất cho vay bình quân năm(%) 2004 82994 99.623 12 2005 114883 124.312 12,6 2006 121.978 148.300 12,6 2007 171.018 176.147 12,6 Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N Y 122720.5000 36390.51038 4 X1 137095.5000 32752.43808 4 X2 12.4500 .30000 4 Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .970(a) .940 .821 15396.28959 .940 7.880 2 1 .244 a Predictors: (Constant), X2, X1 b Dependent Variable: ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 3735762003.793 2 1867881001.896 7.880 .244(a) Residual 237045733.207 1 237045733.207 Total 3972807737.000 3 a Predictors: (Constant), X2, X1 b Dependent Variable: Y Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 14122.892 527910.387 .027 .983 X1 1.101 .420 .991 2.623 .232 X2 -3401.101 45817.305 -.028 -.074 .953 a Dependent Variable: Residuals Statistics(a) Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 82994.0000 165205.7969 122720.5000 35288.15667 4 Residual -12559.4219 6747.2212 .0000 8889.05194 4 Std. Predicted Value -1.126 1.204 .000 1.000 4 Std. Residual -.816 .438 .000 .577 4 a Dependent Variable: Y R square =0.997.Nghĩa là 94% sự biến động của doanh số cho vay được giải thích bởi sự biến động của hai nhân tố nguồn vốn huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân.Trong đó hệ số tương quan đơn của Vốn huy động là beta 1= 0,991 , của lãi suất cho vay là Beta2 =.028.vì vậy doanh số cho vay chịu ảnh hưởng của tổng nguồn vốn huy động.hơn ảnh hưởng của lãi suất cho vay Như vậy ngân hàng với sự tin tưởng của các cá nhân tổ chức tại địa bàn cần nâng cao hơn nữa hoạt động huy động nguồn vốn phục vụ cho chức năng nhiệm vụ của mình luôn đáp ứng đày đủ nhu cầu vốn kinh doanh sản xuất trên địa bàn, góp phần thúc đảy sự phát triển của kinh tế địa phương Mô hình hồi quy Y = 14122,892+1,101X1 +-3401,101X2 Trong đó: Y là giá trị hồi quy của doanh số cho vay X1: tổng nguồn vốn huy động bình quân( tỷ đ/năm) X2: Lãi suất cho vay bình quân (%/năm) III Kiến nghị và giải pháp Nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ là khá tốt : cơ cấu tín dụng đã có những thay đổi mang tính ổn định bền vững Nguồn vốn tăng trưởng thấp , chưa đạt chỉ tiêu ngân hàng cấp trên giao . Công tác tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng còn hạn chế . Lượng khách hàng đông lại chỉ có một cửa thu chi tiền mặt nên còn chậm trong khâu thu chi tiền mặt Dư nợ nhiều khi chưa đạt kế hoạch đạt ra , tăng trưởng tín dụng còn chậm so với các ngân hàng thương mại khác Việc phân kì trả nợ và trả lãi của nhiều món vay không theo nguồn thu thực tế chưa phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng Kiến nghị : Ngân hàng cần xác định chính xác hơn việc phân kì trả nợ chú trọng đến việc giám sát thu nợ Giảm bớt các thủ tục phức tạp trong hoạt động tín dụng Thực hiên tốt hơn nữa công tác huy động vốn , đa dạng hóa nguồn vốn huy động Giải pháp thực hiện : Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương bằng nhiều biện pháp như áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn , triển khai tốt việc thông tin tuyên truyền trên địa phương Duy trì tốt các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế cá nhân có tài khoản tiên gửi tại ngân hàng Tiếp tục mở rộng vốn huy động vốn ngoại tệ , chi trả kiều hối , chuyển tiền thuận tiện nhanh chóng thu hút thêm khách hàng đén giao dịch Bồi dưỡng trình độ của các nhân viên tín dụng đặc biệt là các cán bộ thẩm định hợp đồng vốn vay . Chất lượng nhân viên cao đồng nghĩa với việc các hợp đồng vay vốn không đạt tiêu chuẩn sẽ giảm đáng kể Giao chỉ tiêu công tác cụ thể cho cán bộ tín dụng , phân loại nợ quá hạn , nợ xử lý để có biện pháp thu hồi KẾT LUẬN Trên cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, thực tiễn hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở tham khảo, thu thập, phân tích, tổng hợp những ý kiến, đánh giá, số liệu... trên cơ sở thực tế và trên nhiều tài liệu khác nhau, em đã mạnh dạn áp dụng phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ : - Củng cố và nâng cao những kiến thức đã học ở trường trong điều kiện thực tế tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ. - Việc phân tích hoạt động cho vay là một yêu cầu quan trọng đối với tất cả các ngân hàng nhằm đánh giá thực chất hoạt động của mình cũng như yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo đối với NHNN, từ đó có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của mình Đề tài là sự vận dụng phương pháp luận thống kê vào phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các đơn vị kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Một lần nữa em chân thành cảm ơn TS Bùi Đức Triệu đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo thường niên của chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Bảng cân đối kế toán chi nhánh Giáo trình thống kê Giáo trình phân tích tài chính Giáo trình thống kê tài chính Giáo trình tín dụng Ngân hàng Trang web của ngân hàng ngân hàng NN&PTNT MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH26.doc
Tài liệu liên quan