Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - Thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005

- Các biện pháp để phát triển CN - TCQD ở CHDCND Lào + Phải có biện pháp mở rộng thị trường + Phải có luật kinh tế vững chắc + Cho vay vốn tin chấp + Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Nâng cao trình độ công nhân viên chức.

doc74 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - Thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của dãy số thời gian và trên cơ sở đó đưa ra được những dự đoán chính xác hơn. Một trong những phương pháp cơ bản của phương pháp thích nghi là phương pháp san bằng mũ. * Dự đoán bằng phương pháp hồi quy tương quan. Bản chất của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng để ngoại suy cho tương lai. Trong dự đoán bằng phương hồi quy tương quan có thể dùng cả hồi quy tương quan cặp và hồi quy tương quan bội. * Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia. Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia thường được dùng trong trường hợp thiếu thông tin, những hiện tượng phát triển không đều đặn các bước nhảy vọt không lường trước được. Vì vậy chỉ còn dựa vào ý kiến các chuyên gia là các nhà khoa học am hiểu sâu sắc về hiện tượng cần dự báo, nhằm nêu ra các đường nét đại cương của hiện tượng đó trong tương lai phương pháp này đòi hỏi phải chọn được số chuyên gia đúng yêu cầu, có cách lấy ý kiến khác nhau một cách khoa học. Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự báo như phương pháp phỏng vấn, hội đồng, chương trình tương tác thay đổi. Trong đó phương pháp DELPHI là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất và thường được sử dụng nhất. e. Phương pháp chỉ số. "Chỉ số thống kê là phương pháp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế xã hội". Phương pháp chỉ số có tác dụng biểu hiện biến động của hiện tượng kinh tế xã hội qua thời gian, không gian, phân tích nhiệm vụ kế hoạch và thực hiện kế hoạch, ngoài ra còn phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp. Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại. - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu có chỉ số chỉ tiêu chất lượng, chỉ số chỉ tiêu số lượng. + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng nói lên biến động của các chỉ tiêu chất lượng như giá cả giá thành. + Chỉ số chỉ tiêu khối lượng nói lên biến động của các chỉ tiêu khối lượng như hàng hóa. - Căn cứ vào phạm vi tính toán có chỉ số số cá thể và chỉ số chung. + Chỉ số (cá thể) nói lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp và chỉ số cá thể là cơ sở để tính các chỉ số chung. Công thức : Trong đó : ix : Chỉ số cá thể hiện tượng x X1 : mức độ hiện tượng X kỳ nghiên cứu Xo : mức độ hiện tượng X kỳ gốc + Chỉ số chung : nói lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp. Tùy theo mục đích nghiên cứu có các loại chỉ số chung sau : * Chỉ số phát triển dùng để nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng qua thời gian. Công thức : Trong đó : Ix - chỉ số chung của nhân tố X1, Xo - mức độ của nhân tố X kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Y - quyền số của chỉ số Ix + Chỉ số không gian : Nhằm so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế qua điều kiện không gian khác nhau có công thức : Trong số : XA và XB - mức độ nhân tố X của không gian A và B. Y - Quyền số của chỉ số Ix + Chỉ số kế hoạch : biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng chỉ tiêu. Chỉ số kế hoạch : Chỉ số hoàn thành kế hoạch : Tuỳ vào tình hình thực tế và mục đích nghiên cứu mà quyền số y được lấy từ số thực tế ở kỳ nghiên cứu hay từ chỉ tiêu kế hoạch. - Hệ thống chỉ số được hình thành trên cơ sở một tập hợp các chỉ số có liên hệ với nhau và có nhiều loại hệ thống chỉ số : + Hệ thống chỉ số kế hoạch : biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển. Chỉ số phát triển = Chỉ số kế hoạch X Chỉ số hoàn thành kế hoạch + Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau. Cơ sở để hình thành hệ thống chỉ số là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu. Chẳng hạn từ mối liên hệ. Mức tiêu thụ hàng hóa = Giá cả x Lượng hàng hóa tiêu thụ Ta xây dựng được hệ thống chỉ số : Chỉ số mức tiêu thụ hàng hóa = Chỉ số giá cả x Chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ Hệ thống chỉ số có tác dụng. + Phân tích mối liênhệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động xác định vai trò ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu. + Trong trường hợp, lợi dụng hệ thống chỉ số có thể tính toán các chỉ số chưa biết khi biết các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số. + Để phân tích sự tăng trưởng kinh tế qua các chỉ tiêu thống kê, người ta sử dụng các công thức: t0 = Yj / Y0 và Tj = Yj / Y j-1 Trong đó: t0 : Tốc độ tăng trưởng định gốc. T1: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn. Yj:: Là quy mô chỉ tiêu phân tích năm thứ j. Y0:: Là quy mô của chỉ tiêu phân tích năm được chọn làm gốc so sánh Yj-1: là quy mô của chỉ tiêu phân tích năm trước năm thứ j Cùng với việc phân tích của các chỉ tiêu thì sự biến động về kết cấu của mỗi chỉ tiêu tăng trưởng cũng có vai trò quan trọng về việc đánh giá tình hình phát triển của công nghiệp do đó đối với một số chỉ tiêu trên ta nghiên cứu thêm về mặt biến động kết cấu. Ta có các công thức sau: Kij = Vij / S Yij Trong đó: Kij : Là tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích năm thứ i thuộc ngành thứ j Vij : là quy mô của chỉ tiêu phân tích tỷ trọng năm thứ i thuộc ngành thứ j S Yij: là tổng quy mô của chỉ tiêu năm thứ i thuộc ngành thứ j  Chương III Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 1985 - 1998 3.1. Đánh giá chung tốc độ phát triển công nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ giai đoạn 1985 - 1998. Trước hết, để tránh tình trạng đánh giá công nghiệp một cách chủ quan duy ý chí, chúng ta cần phải có những quan điểm đúng đắn, chỉ khi thấm nhuần những quan điểm này, chúng ta mới có thể đánh giá công nghiệp – thủ công quốc doanh đúng mức và khách quan. 1. Quan điểm lịch sử :Việc đánh giá công nghiệp - thủ công quốc doanh chúng ta không thể chỉ căn cứ vào số liệu tại thời điểm trước mắt vốn công nghiệp ngoài quốc doanh bởi hoàn cảnh ra đời của phần lớn là các doanh nghiệp - thủ công quốc doanh trước đây khác xa với các doanh nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công quốc doanh của Lào có một số doanh nghiệp thành lập vào thời kỳ chiến tranh, nhằm phục vụ yêu cầu của nền kinh tế thời chiến tranh, theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, không chủ ý đúng mực tới hiệu quả kinh tế. Do vây vốn đâu tư thường lớn, thiết bị không phù hợp, thiếu đồng bộ, giá trị sử dụng thấp, cho đến nay đã trở nên cũ và lạc hiệu. khi chuyển sang cơ chế thị trường, phải tính toán đến hiệu quả kinh tế và hoạt đông trong môi trường canh tranh nên các doanh nghiệp quốc doanh thương chậm thích nghi với cơ chế mới và hiệu quả không cao so với các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế khác. 2. Quan điểm thực tiễn: Việc đánh giá kết quả của công nghiệp phải căn cứ vào vấn đề thực tiễn của công nghiệp - thủ công quốc nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, trước hết phải căn cứ vào kết quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế xã hội. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng của công nghiệp - thủ công trong mối quan hệ với toàn bộ nền kinh tế qua các năm của từng thời kỳ. Bên cạnh đó trên điều kiện cụ thể chưa thuận lợi cho giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đã hạn chế nhất định kết quả hoạt động kinh doanh của công nghiệp. Đó là giai đoạn quá độ có sự đan xen giữa hai cơ chế cũ và mới. Khi đánh giá vai trò chủ đạo của công nghiệp không thể tách rời hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội mà phải gắn quá trình đó trong sự tác động lẫn nhau mà phải tính đến hiệu quả của từng doanh nghiệp công nghiệp - thủ công và sự tác động tích cực của công nghiệp tới các thành phần kinh tế khác. Phải gắn sự phát triển tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội, vấn đề xã hội bức bách nhất đó là để đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động , từ đó mà góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng của đổi mới. 3. Quan điểm hệ thống: Khi đánh giá vai trò chủ đạo của công nghiệp - thủ công quốc doanh không thể tách rời từng khâu của qua trình tài sản xuất xã hội mà phải ngắn quá trình đó trong sự tắc động lẫn nhau, phải tính đến hiệu quả của từng doanh nghiệp, từng khâu, từng ngành và toàn bộ ngành kinh tế tính đến mỗi quan hệ hợp tác giữa công nghiệp – thủ công quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh. Điều quan trọng hàng đầu là phải xét tới vai trò chủ đạo và sự tác động tích cực của công nghiệp – thủ công quốc doanh tới các thanh phần kinh tế khác. 4. Quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội : Phải ngắn sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội. Đảng và nhà nước Lào đã chỉ rõ phải xem hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển với chức năng nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp – thủ công quốc doanh trong cơ chế thị trường hoạt động của công nghiệp – thủ công quốc doanh không thể chạy qua lợi nhuận bằng bất cứ giá nào mà phải luôn ngắn mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu kinh tế xã hội hiện nay. Trong chừng mực nhất định cần ưu tiên cho những vấn đề xã hội bức bách nhất đó là đảm bải việc làm và đời sống của người lao động từ đó mà góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng của đổi mới là ổn định kinh tế xã hội. 3.2. Phân tích tình hình phát triển cơ cấu của công nghiệp 3.2.1. Phân tích chỉ tiêu kết quả của công nghiệp quốc doanh: Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh tổng hợp kết quả sản xuất. tuy nhiên chỉ tiêu này với phương pháp tính toán SNA mới chỉ được áp dụng từ đầu năm 1994 ở Lào. Từ năm 1993 trở về trước, các cơ sở công nghiệp vẫn áp dụng chế độ báo cáo cũ và tính toán giá trị tổng sản lượng. Nghiên cứu nội dung tính toán và ý nghĩa của hai chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất và giá trị tổng sản lượng, ta có thể sử dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng để phần tích tình hình phát triển kết quả sản xuất của công nghiệp – thủ công quốc doanh vì chúng có nội dung và ý nghĩa cần tương đương nhau. Qua bảng trên ta thấy, công nghiệp quốc doanh tạo ra một khối lượng tổng sản lượng rất lớn từ 43.550.754 nghìn kíp năm 1990 lên 90.287.042 nghìn kíp. Năm 1998 chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp (khoảng 91%) điều này khẳng định vai trò không thể thiếu được của công nghiệp quốc doanh trong nội bộ ngành công nghiệp và trong thực tế công nghiệp quốc doanh hầu hết các ngành sản xuất quan trọng có tính chất chi phối với toàn bộ ngành công nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong toàn quốc. Phân tích vai trò và sự phát triển của công nghiệp - thủ công nghiệp quốc doanh. Từ năm 1990 đến năm 1998 công nghiệp - thủ công nghiệp ở Lào đã đi vào con đường cải tổ kinh tế, kinh tế nhiều thành phần đã có sự phát triển ổn định, giá trị tổng sản lượng có chiều hướng tăng lên ta có thể xem bảng dưới đây Nhìn bảng trên ta thấy tốc độ phát triển bình quân năm 1990 đến 1998 của giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng 12,8%. Nếu lấy năm 1990 làm gốc ta thấy cứ kế tiếp đến là 1 năm giảm, 1 năm tăng dần như tính lặp lại. Điều này cũng phản ánh CNQĐ trong những năm qua đã có sự tiến độ mặc dù gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu đổi mới, chưa quen hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Biểu đồ 1. Tốc độ phát triển của giá trị tổng sản lượng. Như vậy nhìn chung giá trị tổng sản lượng công nghiệp - Thủ công quốc doanh trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao điều đó đã ảnh hưởng tích cực tới tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp và tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa dạng cung cấp cho thị trường. Từng bước khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Có được những kết quả trên là do các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh đã đa dạng cả về hình thức sở hữu, về mặt hàng, ngành nghề kinh doanh và quản lý các doanh nghiệp đã phát huy ngày càng rõ hơn quyền tự chủ kinh doanh (bao gồm các hoạt động liên hoàn về sản xuất, thương mại và dịch vụ). Điều này được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây - Các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở định hướng kế hoạch của nhà nước, dự đoán nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài, tự giao dịch, liên hệ và ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng. - Chủ động sắp xếp bố trí lại dây truyền sản xuất cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh và phương hướng sản phẩm đã được xác định. - Chủ động chấn chỉnh bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm, giảm các khâu, các cấp không cần thiết, giảm số người ở các bộ phận gián tiếp. Sắp xếp đổi mới lực lượng lao động, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động, thực hiện chế độ tiền lương gắn với hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị và năng suất cá nhân, không hạn chế mức thu nhập. - Chủ động giải quyết vốn dưới nhiều hình thức như vay tín dụng ngân hàng, vay nước ngoài. - Mở rộng liên doanh liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác để giải quyết các nhu cầu về vốn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác kinh doanh với các nước. - Chủ động tính toán hiệu quả ở tất cả các khâu từ đầu tư cơ bản đến giải quyết các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) đến khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo kinh doanh có lãi. Những cố gắn trên đây của các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh có được là do ảnh hưởng rất lớn của những chính sách, biện pháp khuyến khích của Nhà nước như trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp quốc doanh, không can thiệp sâu vào nội bộ doanh nghiệp, giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, cho phép các doanh nghiệp được huy động vốn dưới nhiều hình thức, cho phép tự do liên doanh liên kết... hàng loạt các văn bản pháp quy ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, trong đó quan trọng nhất là luật đầu tư nước ngoài. 3.2.2. Phân tích cơ cấu nội bộ công nghiệp quốc doanh: a. Phân tích giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh theo cấp quản lý Để nghiên cứu tỷ trọng và sự biến động của các bộ phận cấu thành công nghiệp quốc doanh, từ đó thấy được bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh trong những năm qua, chúng ta nghiên cứu chi tiết công nghiệp quốc doanh theo hai bộ phận: công nghiệp quốc doanh trung ương và công nghiệp quốc doanh địa phương. Biểu đồ 2. Tỷ trọng CN QDTW so với tỷ trọng CN QD ĐF. Biểu đồ cho thấy công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm trên 80% giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh nhưng có xu hướng tăng dần năm 1990 công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 73,7% nhưng đến năm 1998 chiếm 92,70% và công nghiệp quốc doanh địa phương có xu hướng giảm dần từ 26,30% năm 1990 xuống 7,30% năm 1998 điều này chứng tỏ ở lào có một sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ công nghiệp quốc doanh. * Công nghiệp quốc doanh địa phương: Từ năm 1990 một số doanh nghiệp dã được sự hỗ trợ của nước ngoài và Trung ương đã mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần và chuyển dần sang sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Để thấy rõ hơn tốc độ phát triển của từng khu vực CNQD ta nghiên cứu tốc độ phát triển định gốc của chúng. Tốc độ phát triển định gốc giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương. Về tốc độ phát triển định gốc cả công nghiệp quốc doanh trung ương và công nghiệp quốc doanh địa phương đều đạt khá cao nhưng tốc độ phát triển của công nghiệp quốc doanh địa phương lại luôn nhỏ hơn. Về tốc độ phát triển bình quân, chung toàn ngành công nghiệp quốc doanh là 28% của công nghiệp quốc doanh trung ương là 60% và công nghiệp quốc doanh địa phương là 2,8% trong các năm qua đã phát huy tốt thế mạnh, tập chung đầu tư, nắm bắt thị trường, đã ổn định và phát triển nhanh, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh của cả nước. Tóm lại qua việc phân tích giá trị tổng sản lượng giữa hai khu vực của công nghiệp quốc doanh đã cho thấy trong nội bộ công nghiệp quốc doanh có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, công nghiệp quốc doanh địa phương có xu hướng phát triển nhanh hơn, đã kịp thời hoà nhập và thích nghi với cơ chế mới, các doanh nghiệp công nghiệp địa phương đã tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần nên đã đạt mức tăng trưởng cao. Đối với công nghiệp quốc doanh trung ương do ảnh hưởng của cơ chế cũ nên nhiều doanh nghiệp bị phá sản, vì kinh doanh không có hiệu quả nên ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công nghiệp quốc doanh trung ương. b. Phân tích giá trị tổng sản lượng theo nhóm ngành A (Tư liệu sản xuất) và B (Tư liệu tiêu dùng): Số liệu thực tế về giá trị tổng sản lượng theo nhóm A, B và sự biến động của nó được trình bày trong bảng 3.5 Dựa theo số lượng trên ta có thể minh hoạ bằng biểu đồ 3-4 Biểu đồ 3. Giá trị tổng sản lượng phân theo nhóm A và B. Qua biểu trên ta thấy công nghiệp quốc doanh nhóm B chíêm tỉ trọng lớn hơn và có xu hướng ổn định năm 1990 chiếm 64,5% đến năm 1998 chiếm 55,6%. Như vậy ta thấy công nghiệp thủ công quốc doanh có sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn quốc, ngoài ra một số mặt hàng trong thời gian qua đã tìm được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Còn công nghiệp nhóm A sản xuất tư liệu sản xuất chíêm tỉ trọng nhỏ hơn vì thực tế công nghiệp nhóm A cần phải đầu tư nhiều vốn và có trình độ kỹ thuật cao trong điều kiện hiện nay nền công nghiệp mới chuyển đổi cơ chế nên chưa có động lực lớn để phát triển. Mặt khác, Lào vẫn phải dùng con đường nhập khẩu các thiết bị ngoài nước để trang bị cho các ngành. Tốc độ phát triển giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh nhóm A và nhóm B. Số hiệu trên bảng 3-6 cho ta thấy giá trị tổng sản lượng của công nghiệp nhóm A và B đều tăng so với năm 1990. Trong đó tốc độ tăng của công nghiệp quốc doanh nhóm B thấp hơn công nghiệp quốc doanh nhóm A. Điều này cho ta thấy công nghiệp nhóm A cần phải đầu tư lâu dài, với khối lượng vốn lớn, trình độ kỹ thuật cao, nên trong một thời gian nhất định chưa phát huy được khả năng, về lâu dài sẽ dần dần nâng giá trị tổng sản lượng và đẩy mạnh tốc độ phát triển. Trong công nghiệp nhóm B sản xuất hàng tiêu dùng trong các năm qua có sự phát triển nhanh là do chủ yếu sản xuất hàng hoá tiêu dùng dễ dàng có thể thay đổi mẫu, khai thác được vật liệu tại chỗ và thu hồi vốn nhanh, đòi hỏi vốn đầu tư không lớn trừ một số ngành kỹ thuật cao, nên khả năng phát triển công nghiệp của nhóm B có điều kiện phát triển hơn. Như vậy, qua nghiên cứu giá trị tổng sản lượng công nghiệp phân theo hai nhóm A và B ta thấy cả hai nhóm đều có khả năng phát triển trong đó công nghiệp nhóm A có tốc độ phát triển nhanh hơn chút ít. Như vậy để cân đối về kinh tế của một nước cần phải có sự phát triển đồng đều giữa công nghiệp nhóm A và B. Trong công nghiệp nhóm A cần phải có sự hiện đại về kỹ thuật nhằm sản xuất ra những sản phẩm có thể cạnh tranh với hàng ngoại và cung cấp ngày càng nhiều tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân. 3.2.3. Phân tích giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh phân theo ngành. Trên toàn quốc ở Lào, công nghiệp thủ công quốc doanh có nhiều ngành tạo nên gía trị tổng sản lượng số tuyệt đối và tỷ trọng của mỗi ngành không giống nhau trong những năm qua, tỷ trọng này có nhiều thay đổi ta có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm 1: Là những ngành có tỷ trọng trên 10% gồm : công nghiệp điện năng (chiếm khoảng 19,62%), công nghiệp chế biến gỗ (chiếm khoảng 19,32%), công nghiệp sản xuất thuốc lá (chiếm khoảng 11,30%). Đây là những ngành có tỷ trọng lớn nên sự biến đổi này của các ngành này có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tổng sản lượng của công nghiệp - thủ công quốc doanh. Nhóm 2: là những ngành có tỷ trọng nhỏ hơn 10%, trong đó có ngành công nghiệp khai thác chiếm khoảng 3,04% và có sự phát triển ổn định nói chung các ngành đều có xu hướng tăng tỷ trọng, trong đó công nghiệp may có xu hướng tăng nhanh từ 0,96% năm 1990 lên 11,7% năm 1998, sản lượng từ 565.920 triệu kip năm 1991 lên 982.500 triệu kip, công nghiệp kim loại, công nghiệp da, công nghiệp hoá chất nhìn chung có xu hướng ngày càng tăng lên và có sự ổn định nói chung các ngành đều có xu hướng tăng tỷ trọng lên. Còn ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, công nghiệp dệt vải, công nghiệp in và giấy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm như công nghiệp dệt vải: từ 0,37% năm 1990 xuống 0,2% năm 1998 do có sự cạnh tranh của thị trường nhập khẩu nhiều hơn sản xuất trong nước. Như vậy ta thấy các ngành có tỷ trọng lớn như công nghiệp điện năng, công nghiệp sản xuất thuốc lá, công nghiệp gỗ, công nghiệp sản xuất hoá chất là hợp lý. Mặt khác công nghiệp nguyên vật liệu chíêm tỉ trọng rất nhỏ trong khi đó công nghiệp sản xuất thuốc lá lại quá cao, điều này bất hợp lý cần phải giải quyết sớm sự bất hợp lý này. Để nghiên cứu sâu hơn sự tăng trưởng của các ngành ta xem xét tốc độ tăng trưởng của chúng. Qua bảng số liệu 3.7 trong giai đoạn 1990 - 1998 nhìn chung các ngành công nghiệp có tỷ trọng cao và những ngành công nghiệp then chốt đều có tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Một số ngành do có sự độc quyền của Nhà nước và do kết quả đầu tư trước đây đã phát huy tác dụng. Ngành công nghiệp thuộc da và sản phẩm da có tốc độ tăng trưởng cao bình quân tăng vì trước đây ngành này có sản lượng thấp, hiệu quả sản xuất kém nhưng trong các năm gần đây được đầu tư của nước ngoài và liên doanh nên đã phát huy tác dụng như giầy da nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành công nghiệp có tốc độ tăng hàng năm là 67,88% đang dần nâng tỷ trọng của mình. Trong tương lai có thể tốc độ phát triển cao hơn và tỷ trọng lớn hơn. Ngành công nghiệp điện năng có tốc độ tăng trưởng hàng năm đang nâng tỷ trọng của mình tương lai có thể tốc độ phát triển cao hơn và tỷ trọng lớn hơn các công nghiệp khác do chính sách khuyến khích phát triển những ngành có kỹ thuật cao của nhà nước để tạo thành ngành mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế. Hiện nay ở Lào đã và đang thi công nhiều công trình để mở rộng nhà máy điện, đây sẽ là một nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ở Lào. Một số ngành công nghiệp quan trọng mà công nghiệp cần phải nắm hiện đang có tỷ trọng nhỏ cũng phát triển mạnh mẽ như ngành công nghiệp da có tốc độ phát triển bình quân cao , công nghiệp khai thác có tốc độ phát triển bình quân ổn định, ngành chế biến gỗ, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị... cơ sở sản xuất gạch ngói đã chú ý tới đổi mới dây chuyền công nghệ, đã và đang mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu xây dựng của thị trường. Một số ngành biết phát huy ưu thế vốn, kỹ thuật của công nghiệp quốc doanh và tạm thời chưa bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh đã có tốc độ tăng cao. 3.2.4. Phân tích công nghiệp quốc doanh theo lãnh thổ. Để xem xét tỷ trọng và sự đóng góp về giá tổng sản lượng của công nghiệp thủ công quốc doanh ở các khu vực khác nhau, từ đó thấy được vai trò của từng khu vực và sự hợp lý của chúng ta phân tích công nghiệp quốc doanh theo các tỉnh và thành phố như sau: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu giá trị tổng sản lượng của công nghiệp -thủ công quốc doanh ở các tỉnh thành phố có thay đổi ít chút và được tập trung vào các thành phố lớn, trong đó tỷ trọng lớn nhất là nhưng Viêng chăn , xa văn na khêt . Những tỷ trọng của các tỉnh huyện giảm dần, đây là một sự chuyển biến không tốt vì xí nghiệp công nghiệp lớn hiện nay đặt tại trung tâm thành phố nó ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể chung trong những năm gần đây . 3.3. Phân tích tình hình phát triển về nguồn lực lao động công nghiệp-thủ công quốc doanh. ở phần trên chúng ta đã nói lên phần nào sự tăng trưởng về kết quả sản xuất của công nghiệp quốc doanh. Nhưng để đạt được kết quả như vậy công nghiệp quốc doanh đã sử dụng những nguồn lực vào sản xuất như thế nào? để biết được điều này, chúng ta phải phân tích các chỉ tiêu nguồn lực đó là lao động và vốn sản xuất. 3.3.1 Phân tích tình hình lao động của công nghiệp quốc doanh Lao động công nghiệp quốc doanh và tỷ trọng của chúng. Qua bảng trên cho ta thấy số lao động trong ngành công nghiệp từ 1990 đến 1998 tăng ( 80.010 -16522) = 63.488, tỷ trọng lao động của công nghiệp quốc doanh chiếm bình quân 89,6% lao động ngành công nghiệp. Điều đó khẳng định rõ vai trò của công nghiệp quốc doanh chi phối rất lớn số lao động và số lượng do các lao động làm ra. Qua bảng trên ta thấy trong vòng 9 năm từ 1990 -1998 lao động của toàn bộ công nghiệp và tổ chức quốc doanh có thay đổi. Nói chung tổng thể có tăng nhưng do bước vào cơ chế thị trường cạnh tranh do vậy một số ngành phải sắp xếp lại lao động cho hợp lý và có hiệu quả hơn. Điều đó cũng khẳng định công nghiệp - tổ chức quốc doanh luôn được mở rộng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân. Đó cũng là đường lối chủ trương và chính sách của đảng, Nhà nước Lào trong giai đoạn mới. Về tốc độ phát triển của lao động công nghiệp - tổ chức quốc doanh phần lớn có xu hướng tăng đặc biệt có công nghiệp khai thác năm 1993/1992 tăng 204% công nghiệp Da năm 1993/1992 tăng 392,9%, Công nghiệp giấy và in năm 1994/1993 tăng 215,7% nhưng bên cạnh đó công nghiệp KL năm 1996/1995 giảm 27,4% năm 1998/1997 giảm 25,1%, công nghiệp sản xuất thiết bị năm 1998/1997 cũng giảm 32,7%. Còn lại các ngành công nghiệp khác đều tăng. Đây chính là chủ trương đường lối của Đảng và nhiều nước Lào nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động, không ngừng tăng tổng giá trị sản lượng các ngành công nghiệp. Sau đây ta nghiên cứu tình hình lao động của công nghiệp - tổ chức quốc doanh theo cấp quản lý : Bảng trên cho thấy trong khi lao động của toàn bộ ngành công nghiệp thay đổi không nhiều qua 8 năm, thì số lượng lao động của doanh nghiệp quốc doanh bước vào cơ chế thị trường phải tổ chức lại lực lượng lao động để kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời trong giai đoạn này cũng có nhiều doanh nghiệp không làm ăn nổi đã phải đóng cửa hoặc giải thể làm cho lực lượng lao động của công nghiệp quốc doanh giảm xuống. Về tốc độ phát triển định gốc của lao động công nghiệp thủ công quốc doanh có xu hướng giảm đi so với năm 1991 trong đó giảm nhiều là ngành công nghiệp da từ 100% năm 1991 còn 21,46%, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá giảm từ 100% năm 1991 còn 39,84%; các ngành khác thì giảm chút ít. Trong đó ngành công nghiệp may, công nghiệp điện năng, công nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp chế biến gỗ có xu hướng ngày càng gia tăng, thu hút lao động đáp ứng thêm nhu cầu việc làm của xã hội, về tốc độ phát triển lao động bảng 3.13 cho ta thấy lao động ở hầu hết các ngành đều giảm theo xu hướng chung của công nghiệp thủ công quốc doanh các ngành có tỷ trọng lớn có tốc độ giảm lao động bình quân hàng năm cao không những làm giảm tỷ trọng của chúng mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến lao động toàn ngành như công nghiệp nguyên vật liệu, giảm bình quân trong năm là 37,15% các ngành khác cùng đều giảm lực lượng lao động của mình. Trong đó đáng kể nhất là chế biến gỗ giảm bình quân hàng năm, giảm 31,48%. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh bước vào cơ chế thị trường... Bởi vì khi chuyển sang cơ chế mới các doanh nghiệp phải tự chủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có việc trả lương cho lao động, nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thu nhập không đủ trả lương thì sẽ phải đóng cửa hoặc người lao động sẽ bỏ đi tìm nơi làm việc khác.Vì thực tế là rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã rơi vào tình trạng này dẫn đến lực lượng lao động giảm hầu hết ở các ngành trong những năm vừa qua. Trong xu thế giảm lao động chung của công nghiệp thủ công quốc doanh cùng nổi bật một số ngành đã có những biện pháp thu hút lao động thêm công ăn việc làm cho xã hội như ngành công nghiệp điện năng tăng từ 72,23% hàng năm, ngành công nghiệp máy móc thiết bị tăng từ 89,87% hàng năm, ngành sản xuất hoá chất tăng 87,16% hàng năm. Và đặc biệt là ngành công nghiệp may tăng 68,47% hàng năm, và các ngành khai thác cũng có xu hướng tăng hàng năm. Do trong những năm qua đã chủ động tạo nguồn hàng, tìm kiến thị trường, đa dạng sản xuất nhiều mặt hàng với sự đảm bảo chất lượng để đáp ứng cho xã hội ngày càng được cải thiện từng bước. Vì vậy các doanh nghiệp của ngành may không những đảm bảo được việc làm cho số công nhân hiện đang có của mình và còn thu hút thêm rất nhiều lao động góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. Sau đây ta nghiên cứu tình hình lao động của công nghiệp thủ công quốc doanh theo cấp quản lý ta có bảng số liệu sau: Lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh theo cấp quản lý Bảng 3.12 Năm Toàn bộ LĐ của CNQD (người) LĐ CN trung ương (người) Tỷ trọng LĐ CNQDTW (%) LĐ CNQDĐP (người) Tỷ trọng LĐ CNĐP (%) 1991 18227 3463 19,0 14764 81,0 1992 21.440 8149 38,0 13295 62,0 1993 30.789 10.776 35,0 20.013 65,0 1994 41,173 15.440 37,5 25733 62,5 1995 56635 19.822 35,00 38613 65,0 1996 58.065 21.136 36,4 36929 63,6 1997 69.702 25.999 37,3 43.703 62,7 1998 71.002 25.561 36,0 45.441 64,0 Bảng số liệu cho ta thấy công nghiệp - thủ công quốc doanh trung ương có xu hướng tăng lực lượng lao động từ 19,0% năm 1991 lên 36,0% năm 1998. Lao động công nghiệp thủ công địa phương chiếm phần lớn số lượng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh (khoảng 64%) và xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 81% năm 1991 và xuống 64% năm 1998/ Như vậy tình hình lao động của công nghiệp quốc doanh theo cấp quản lý tương đối ổn định trong quá trình chuyển đổi cơ chế có sự chọn lọc và tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo về cơ cấu và số lượng. Đánh giá chung về tình hình lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh toàn quốc trong 8 năm qua : công nghiệp thủ công quốc doanh có xu hướng tăng dần, những ngành có khả năng thu hút lao động còn quá ít điều đó nói lên rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã chú ý tới vấn đề hiệu quả sử dụng lao động trong cơ chế thị trường. Sắp xếp lại cơ cấu lao động do cơ chế cũ để lại chọn lọc những lao động có trình độ kỹ thuật và dần dần loại bỏ các khâu trung gian, và nó đã giải quyết được một lượng lao động lớn chiếm khoảng 85% lao động trong ngành công nghiệp, đây là một lực lượng lớn nhằm tạo ra một sản lượng công nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật cao nhằm thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại đất nước. Tuy nhiên, số lượng lao động một số ngành giảm trong các năm cũng làm cho nạn thất nghiệp tăng do vậy mục tiêu đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh cần chú trọng phát triển ở những ngành mới hoặc mở rộng sản xuất những cơ sở đang làm ăn có hiệu quả nhằm thu hút thêm nguồn lao động. 3.3.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh của công nghiệp - thủ công quốc doanh. Khối lượng vốn sản xuất kinh doanh của công nghiệp quốc doanh. Bảng số 3.13 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 CNQD (nghìn kip) 1812424 1727353 2019858 2809855 2683101 3536495 3629715 6169495 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 95,31 116,9 139,1 95,5 131,8 102,6 169,9 Qua số liệu trên ta thấy vốn sản xuất của công nghiệp quốc doanh toàn quốc trong 8 năm qua tăng khá nhanh từ 1812424 nghìn kip năm 1991 lên 6169495 nghìn kíp năm 1998 nhưng vốn sản xuất ở đây được tính theo giá thực tế các năm vì vậy nó chưa phản ánh một cách trung thực tốc độ tăng vốn vì còn bị ảnh hưởng của lạm phát. Nếu tính cả yếu tố lạm phát, vốn sản xuất của công nghiệp - thủ công quốc doanh, vẫn có chiều hướng gia tăng theo con số thống kê cho thấy. Riêng năm 1992 - 1993 hai năm này lạm phát có sự ổn định, ngoài ra từ năm 1994 trở đi thì lạm phát ngày càng tăng dần riêng năm 1995 tăng nhanh nhất điều này chứng tỏ công nghiệp - thủ công quốc doanh khi chuyển sang cơ chế mới đã đa dạng hoá cả về hình thức thu hút vốn, không chỉ từ nguồn đầu tư của Nhà nước mà còn do các nguồn vốn tư đầu tư, vốn huy động cổ phần, vốn vay nước ngoài, vốn hợp tác kinh doanh để tạo mọi điều kiện mở rộng sản xuất đầu tư thêm các dụng cụ nhằm làm tăng giá trị tổng sản lượng. 3.4. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế công nghiệp-thủcông quốc doanh : Qua phân tích các chỉ tiêu kết quả và nguồn lực lao động ở trên đã cho ta thấy tình hình chung công nghiệp - thủ công quốc doanh đang được phục hồi và phát triển. Nó thể hiện ở chỗ giá trị tổng sản lượng liên tục tăng qua các năm và xu thế còn có thể tăng nữa do vốn đầu tư ngày càng nhiều, nhưng nó chưa cho ta thấy hiệu quả hoạt động của công nghiệp - thủ công quốc doanh như thế nào, vì vậy trong phần này chúng ta sẽ phân tích hiệu quả kinh tế của công nghiệp - thủ công quốc doanh thông qua 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là năng suất lao động và hiệu suất sử dụng vốn. 3.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Phân tích các chỉ tiêu năng suất lao động của công nghiệp quốc doanh căn cứ vào giá trị tổng sản lượng và lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh phân theo ngành ta tính được năng suất lao động trong bảng 3.14. Căn cứ vào năng suất lao động hàng năm ta có thể phân loại các ngành công nghiệp quốc doanh thành các nhóm sau: - Nhóm 1: có năng suất lao động rất cao trên 200 nghìn kíp / người / năm như công nghiệp điện năng, công nghiệp sản xuất chế gỗ , thuốc lá, KL đây là những ngành chiếm tỷ trọng lớn về giá trị tổng sản lượng, đồng thời do đặc điểm của từng ngành, ngành điện năng chỉ cần những lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao và hiện nay ở Lào đang cần nhiều lao động, ngành công nghiệp sản xuất hoá chất có giá trị lao động quá khứ lớn so với lao động sống do đặc thù riêng của hai ngành nêu trên năng suất lao động bình quân 1 lao động / năm cao hơn rất nhiều so với năng suất lao động chung của công nghiệp - thủ côgn quốc doanh. - Nhóm 2: gồm những ngành có năng suất lao động từ 1000 - 2000 nghìn kip / người / năm , công nghiệp khai thác (4 nghìn kip) công nghiệp chế biến gỗ là 3 triệu kíp, còn công nghiệp dệt là 2 nghìn kíp. Nhóm 3: gồm những ngành còn lại có năng suất dưới 1000 nghìn kip / người / năm. Như vậy trong các năm qua công nghiệp quốc doanh toàn quốc ở Lào đã sử dụng lực lượng lao động của mình một cách khá hiệu quả. Một số ngành công nghiệp quan trọng đã có hiệu quả sử dụng lao động rất cao. Về tốc độ phát triển năng suất lao động bình quân hàng năm, mọi ngành đều có tốc đọ tăng cao về tốc độ tăng chung của công nghiệp quốc doanh trong năm qua (1990 - 1998). Chứng tỏ trong giai đoạn này công nghiệp quốc doanh đã tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả trên góc độ sử dụng lao động, đây cũng chính là đòi hỏi của cơ chế thị trường để công nghiệp quốc doanh có thể tồn tại, phát triển, phát huy chung những thế mạnh của mình. Trong đó các ngành công nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm cao là công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị tăng 98,87%, công nghiệp sản xuất hoá chất tăng 87,16%... những ngành công nghiệp này trước đây được Nhà nước đầu tư khá lớn nhưng mấy năm trở về đây Nhà nước đã đổi mới cơ chế, Nhà nước không giữ vị trí đạc quyền trên thị trường do vậy đã có tốc độ tăng năng suất lao động cao. Năng suất lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh có sự tăng nhanh liên tục đã ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tổng sản lượng của ngành. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của năng suất lao động và kết cấu lao động tới giá trị tổng sản lượng ta dùng phương pháp chỉ số để phân tích. Gọi Q0 : Q1 là giá trị tổng sản lượng của các ngành trong hai năm 1991 và 1998. L0 : L1 là số lao động của các ngành W0 : W1 là năng suất lao động bình quân chung của công nghiệp quốc doanh d0 : d1 là tỷ trọng lao động của các ngành trong tổng số lao động CNQD. Ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số sau : SQ = W. SL Nhưng do W = SWd cho nên SQ = SWd. SL Từ bảng 3.15 năng suất lao động binh quan, số lao đọng và tỷ trọng ta có thể tính được như: ồW1d1 = 113568,566 ; ồW0d0 = 332745,167; ồW0d1 = 342347,799 Dựa vào kết quả trên ta có thể thay vào cộng thức như sau: 1,65 = 0,326 x 1,047 x 4,824 Như vậy giá trị tổng sản lượng công nghiệp - thủ công quốc doanh năm 1998 so với năm 1990 tăng 1,65 nghìn kip. Nguyên nhân do năng suất lao động 1998 tăng 0,326 ; số lượng lao động 1998 tăng 4,824 tỷ trọng lao động của 1998 tăng 1,047. Chính là giá trị tổng sản lương năm 1998 tăng 38.388.936 nghìn kip,số lượng lao đọng năm 1998 tăng 56.282 người. Do đó kết câu lao đọng trong các ngành công nghiệp-thủ công quốc doanh co su hướng thay đổi làm cho giá trị tổng sản lượng thay đổi. Như vậy năng suất lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh tăng nhanh liên tục đã ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tổng sản lượng tuy rằng lao động tăng nhưng giá trị tổng sản lượng luôn luôn giảm. 3.4.2. phân tích hiệu suất vốn sản xuất công nghiệp - thủ công quốc doanh. Biểu số 3.16 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Trung bình Hiệu suất vốn (kíp/kíp) 21,04 33,29 24,25 29,64 34,00 27,66 27,34 21,27 27,44 Qua số liệu trên ta thấy bình quân 1 kíp vốn đưa vào sản xuất tạo ra 27,41 kíp sản lượng chứng tỏ sử dụng vốn của công nghiệp - thủ công quốc doanh đạt hiệu quả cao và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn của công nghiệp - thủ công quốc doanh lớn là do vốn sản xuất của công nghiệp - thủ công quốc doanh phần lớn là tài sản có giá trị lớn, nhưng hầu hết đều là những máy móc thiết bị cũ đến nay ngoài ra nguyên nhân khác nữa là từ chi chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều các thành phần kinh tế có sự cạnh tranh kể từ năm 1991 tốc độ đầu tư đã tăng lên rất nhanh chủ yếu vào ngành công nghiệp mũi nhọn. Chính vì vậy làm cho hiệu suất vốn sản xuất có xu hướng tăng, tuy nhiên xu hướng này chỉ tạm thời vì một khi những công trình mới xây dựng đưa vào hoạt động nó sẽ làm tăng giá trị tổng sản lượng do đó sẽ nâng dần hiệu quả sử dụng vốn ta có thể dùng chỉ tiêu (hay suất đầu tư biên cho một đơn vị sản lượng) để đánh giá tình hình thu hút và sử dụng vốn của công nghiệp thủ công quốc doanh trong thời kỳ 1991 - 1998. 3.4.3. Dự đoán giai đoạn 1999 - 2005 (giá trị tổng sản lượng CN – TCQD). Theo bảng 3.1. (tốc độ phát triển của giá trị tổng sản lượng CNQD ở CHDCND Lào) và sơ đồ tốc độ phát triển định gốc. Nếu tính từ 1990 gần như mang tính quy luật theo phườngpháp ngoại suy đơn giản : Yđ = Yi + DY Trong đó : Yđ - Mức dự đoán Yi - Giá trị tổng sản lượng thời kỳ tiền sử DY : Mức tăng bình quân thời kỳ tiền sử. Theo số liệu thực tế ta có bảng sau : Bảng 3.17 STT Năm Số chênh lệch tăng giảm 1 1990 – 1991 -20.919.248 2 1991- 1992 25.363.999 3 1992 – 1993 - 7.415.968 4. 1993 – 1994 28.889.352 5 1994 – 1995 - 1.551.562 6 1995 – 1996 7.648.562 7 1996 – 1997 - 779.394 8 1997 – 1998 7.153.309 Tổng số 38.388.936 Qua 8 năm (1990 - 1998) tổng sản lượng công nghiệp - TCQD tăng bình quân là : Y1999 = Y1998 + DY (1990 - 1998) = 97.440.806 + 4.789.617 = 102.239.424 Y2000 = 102.239.424 + 4.789.617 = 107.038.040 Y2005 = 107.038.040 + (5 x 4.798.617/ 23.993.085) = 131.031.125 Từ số liệu dự đoán cho ta thấy rằng, mỗi năm giá trị tổng sản lượng sẽ tăng lên 4 triệu KIP. 3.5. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công giai đoạn 1999 - 2005. I. Từ năm 1990 đến năm 1998, ngành công nghiệp - thủ công ở Cộng hòa xã hội dân chủ nhân dân Lào tập trung được một lượng vốn tương đối lớn chủ yếu tập trung vào các cơ sở vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Tư nhân và cá thể, để đầu tư vào sản xuất công nghiệp, sản xuất ra mặt hàng để tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu được một phần nào đó để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. + Qua quá trình nghiên cứu ta thấy được vị trí quan trọng của công nghiệp - thủ công trong nền kinh tế quốc dân nói chung và sự phát triển sản xuất ở Lào nói riêng. Ngành công nghiệp - thủ công đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người và nuôi sống hàng nghìn người ăn theo, chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho họ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ. + Công nghiệp - thủ công đã đáp ứng cho xã hội hàng ngàn chủng loại mặt hàng phục vụ sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng của thành phố, các địa phương lân cận đặt giá trị tổng sản lượng cao. Các cơ sở đã bắt đầu mạnh dạn đi vào chiều sâu, cải tiến trang thiết bị máy móc, cải tiến và mua mới dây chuyền công nghệ thay đổi quá trình sản xuất đáp ứng được phần nào của kinh tế thị trường. + Sản xuất ở ngành điện lực năm 1990 bao gồm 218,2 MW trong đó có điện lực bao gồm 203,8 MW và máy chạy bằng dầu hỏa có công suất là 15 MW. Tuy rằng ở Lào đang phát triển về công nghiệp điện rất mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Mạng lưới từ trung ương chưa phân bố đến địa phương, thôn xã. + Trong những năm vừa qua đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của đầu tư tư nhân trong đó kể cả đầu tư nước ngoài về công nghiệp - thủ công được cải thiện có tính tập trung và phát triển từng bước. Nổi bật nhất đó là điện lực và may đo. Điện lực đáp ứng cho đời sống và sử dụng vào sản xuất và có một phần để xuất khẩu. Việc hoàn thiện nhà máy điện đó là bước quan trọng đối với nền kinh tế Lào hiện nay. Song song với việc phát triển điện lực để phục vụ cho toàn xã hội, Đảng và Nhà nước cũng có cơ chế mới để cải thiện ngành công nghiệp - thủ công và chế biến có nhiều doanh nghiệp, mới được thành lập để trên cả toàn quốc về công nghiệp chế biến thực phẩm và, nước giải khát và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Đến năm 1995 ở Lào đã xây dựng hoàn thành được một xí nghiệp xi măng và sản xuất được sản phẩm vật liệu xây dựng. ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng cũng được thành lập trong đó có cả nhà máy lắp giáp máy móc thiết bị và một bộ phận hàng điện. Năm 1997 có hơn 2000 doanh nghiệp được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp - công nghiệp lên 15.931 doanh nghiệp thu hút được gồm 69.702 lao động, trong khi đó năm 1992 mới có doanh nghiệp 10.825 doanh nghiệp, năm 1995 có năng suất lao động là 56.635 lao động. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này là sự góp phần tạo công ăn việc làm cho mọi người trong toàn xã hội và góp phần cho ổn định xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân nói riêng. Tóm lại trong cơ chế mới thị trường hiện này ngành công nghiệp - thủ công quốc doanh và ngoài quốc doanh trên toàn quốc đã dần dần thay thế vị trí trước đây, đó là thay đổi về mặt cơ cấu quản lý Nhà nước chỉ quản lý một số doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó là mũi nhọn của Nhà nước thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn. Đó cũng là một tất yếu khách quan, cơ sở nào năng động, biết bỏ vốn đúng lúc đúng chỗ, tiếp thị mau chóng... sẽ tồn tại trong cơ chế thị trường, được Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển. II. Vấn đề để phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công giai đoạn 1999 - 2005 ở Lào. Tiếp tục khắc phục khó khăn, phấn đấu ổn định về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có định hướng kế hoạch khai thác nhiều tiềm năng của các thành phần kinh tế, phải mở rộng nhiều hình thức liên doanh liên kết với nước ngoài để mở rộng thị trường tăng khả năng xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, chăm lo đời sống của người lao động... Cũng như trích báo cáo của đại hội Đảng khóa VI và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 1675 ngày 29/11/1992 . Cụ thể Bộ Công nghiệp - Thủ công đã đề ra biện pháp như sau: - Tạo điều kiện để các cơ sở toàn quốc của tất cả các thành phần kinh tế trụ vững được những năm vừa qua tiếp tục củng cố để phát triển , đồng thời cho giải thể những cơ sở làm ăn không hiệu quả . - Nhà nước cần đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là công nghiệp - thủ công quốc doanh. Đối với cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm cần phải có những quy định chặt chẽ và kiểm tra nghiêm ngặt hơn nhất là đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, còn đối với công nghiệp ngoài quốc doanh là những mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm để tránh làm hàng giả, làm thiệt hại đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín người sản xuất và niềm tin vào Nhà nước. - Những cơ sở sản xuất quốc doanh và công tư hợp doanh không có khả năng khôi phục sản xuất thì kiên quyết giải thể. Đối với một số cơ sở sản xuất không sử dụng hết máy móc thiết bị mà thiếu vốn kinh doanh nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay ngân hàng. Để tăng thêm vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất đang có hiệu quả. - Các cơ quan giao dịch xuất nhập khẩu phải có tính tích cực nắm bắt các nhu cầu của thị trường quốc tế, tìm khách hàng, cần tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất có thể tự mình ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Cần bỏ hình thức quan hệ vòng vèo qua nhiều khâu trung gian, khó khăn cho các doanh nghiệp. - Nhà nước cần phải có biện pháp để tránh khỏi các doanh nghiệp độc quyền. Nếu độc quyền theo kinh tế thị trường hiện nay thì sẽ kìm hãm về mặt chất lượng. Sản phẩm sản xuất ra kém vì không có cạnh tranh kinh tế đây là vấn đề rất quan trọng cho nên Nhà nước phải có biện pháp để khôi phục lại những doanh nghiệp công nghiệp đó. - Nhà nước cần phải có luật đầu tư, luật kinh doanh rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư vào trong nước ngày càng tăng lên. Tất cả mọi mặt vì lợi ích chung toàn xã hội và toàn quốc. - Cần có chế độ chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh hơn nữa. Vì đó là hình thức sản xuất có nhiều ưu việt trong cơ chế mới. Ngòai ra cần có biện pháp quản lý chặt chẽ về vấn đề này, nhằm loại bỏ hiện tượng thất thu thuế như hiện nay đối với những người sản xuất trong khu vực này bởi vì ranh giới giữa người sản xuất cá thể công nghiệp và những người làm kinh tế gia đình hiện nay vẫn chưa rõ ràng lắm. - Muốn cho mặt hàng sản xuất trong nước tiêu thụ được thì Nhà nước cần có một biện pháp chặt chẽ chống nạn buôn lậu, đánh thuế cao đối với những mặt hàng mà khả năng ở trong nước có thể sản xuất được có được như vậy mới khuyến khích được sản xuất trong nước phát triển. - Chính sách thuế cũng phải được cải tiến sao cho người sản xuất nộp thuế mà không cho mình bị thiệt thòi. Hiện nay nhiều khi thuế không thực sự là công bằng, nhiều cơ sở sản xuất lớn mà thuế không đáng là bao nhiêu, trong khi đó các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ bị đánh thuế rất cao. Chủ yếu là do các cơ quan hữu trách không làm đúng, làm đủ yêu cầu quản lý của Nhà nước gây ra nhiều phiền hà cho người sản xuất. Mặt khác do chính sách của Nhà nước từ trước tới nay là đánh thuế theo doanh thu, cho nên không phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất. Đề nghị thời gian tới sẽ thực hiện việc không đánh thuế doanh thu nữa mà chuyển sang đánh thuế giá trị gia tăng, đây là loại thuế đảm bảo sự công bằng giữa các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần chống thất thu thuế cho Nhà nước. -Nhà nước phải nhanh chóng chuyển hẳn sang tính toán các chỉ tiêu theo SNA vì hệ thống chỉ tiêu cũ đã bộc lộ nhược điểm và không còn phù hợp với cơ chế mới, từ đó để có thể thay đổi được một số chỉ tiêu trong nền kinh tế nói chung và ngành thống kê nói riêng như là: thay đổi chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng bằng tổng giá trị sản xuất hoặc là để có làm rõ thêm nữa về các chỉ tiêu như chi phí trung gian, giá trị tăng thêm,... là các vấn đề mà ở Lào chưa làm được - Công nghiệp - thủ công ngoài quốc doanh là khu vực rất phức tạp, bộ máy quản lý và nắm vững khu vực này rất khó khăn, dẫn đến việc thống kê ở đây nhất định là không chính xác. Ngành thống kê phải kết hợp chặt chẽ với các ngành thống kê của các cơ quan, các phòng thống kê của các tỉnh, thành phố, huyện, quận... và các cơ quan hữu trách. Nhằm làm cho việc thống kê và nghiên cứu trong khu vực này được tốt hơn. Giải quyết tốt những vấn đề đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, giúp họ nắm được kiến thức và quy luật hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi vì một số nguyên nhân quan trọng làm cho các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động kém hiệu quả là do sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết thị trường . III. Kết luận Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công quốc doanh ở CHDCND Lào là hết sức cần thiết song cũng rất phức tạp. Vấn đề phân tích tình hình phát triển của ngành CN - TCQD vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, các vấn đề có liên quan đến sản xuất sản phẩm vật chất, năng suất lao động, vốn sản xuất kinh doanh ở toàn quốc. Cần được tiếp tục nâng cao luận án này đã góp phần làm sáng tỏ và giải quyết một số vấn đề. 1. Thực trạng phát triển CN - TC QD ở CHDCND Lào. Khẳng định ý nghĩa và thực trạng phát triển CN - TCQD không chỉ trong việc nghiên cứu tầm quan trọng của CN - TC QD mà còn nghiên cứu về đặc điểm CN - TCQD ở CHDCND Lào. 2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích tình hình phát triển CN - TCQD, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Để phân tích và đánh giá đúng đắn tình hình phát triển kinh tế - xã hội cần có chế độ điều tra định kỳ với sự tinh thông nghiệp vụ, thống nhất cao của điều tra viên, kết hợp sử dụng khai thác tối đa các thông tin khác. 3. Phân tích rõ hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển CN - TCQD ở CHDCND Lào hiện nay. 4. Lựa chọn một số phương pháp tài khoản sử dụng trong phân tích để thực hiện các nhiệm vụ. 5. Các đề xuất, kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích được lựa chọn đã được vận dụng trong chương III khẳng định tính khả thi của chúng, từ nghiên cứu ở chương. * Có thể rút ra nhận xét : - Phát triển CN - TCQD ở CHDCND Lào có tốc độ tăng trưởng khá, song tiêu thụ sản phẩm còn có nhiều khó khăn. - Các biện pháp để phát triển CN - TCQD ở CHDCND Lào + Phải có biện pháp mở rộng thị trường + Phải có luật kinh tế vững chắc + Cho vay vốn tin chấp + Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Nâng cao trình độ công nhân viên chức. Danh mục tài liệu tham khảo và tư liệu sử dụng 1. Số liệu thống kê cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội trung tâm thống kê Lào năm 1975 - 1995 (BASIC STATIS TICS ABOUT THE SOCIO - ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE LAO P.D.R) 1975 - 1995. 2. Số liệu thống kê cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội 199 - 1998. Trung tâm thống kê Lào năm 1996 - 1997 và 1998 (BASIC STATIS TICS ABOUT THE SOCIO - ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE LAO P.D.R) 1996 - 1997. 3. Số liệu thống kê cơ bản Bộ Công nghiệp thủ công năm 1989 qua các năm đến năm 1998. 4. Giáo trình lý thuyết thống kê. Nhà xuất bản giáo dục 1998. 5. Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 1999 6. Giáo trình thống kê kinh tế - Nhà xuất bản giáo dục - 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0010.doc
Tài liệu liên quan