Mục tiêu của phân tổ thống kê là sắp xếp `tài liệu thu thập ban đầu thành các nhóm khác nhau theo một hay vài tiêu thức chủ yếu, đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu khác nhau . biểu hiện một khái cạnh khác nhau của tập hợp thông tin. Số lượng tổ phụ thuộc vào và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu . Lượng thông tin càng nhiều phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phâl thành nhiều tổ. Nói cách khác khi phân tổ phải chú ý đến mối quan hệ giữa lượng và chất trong phân tích , tức là phải xem xét sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì dẫn đến sự thay đổi về chất.Khi phâl tích có thể chọn khoảng cách tổ bằng nhau hay không bằng nhau theo một hay nhiều tiêu thức ,phân tổ đơn , kết hợp. Hay phân tổ lại , phâl tổ nhiều chiều
Đối với phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau và theo một tiêu thức thì có thể xác định
62 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động lực lượng lao động (LLLĐ) nước ta giai đoạn 1998 - 2005 và dự báo cho giai đoạn 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kỳ và dãy số thời điểm đều có các mức độ là số tuyệt đối
(hay còn gọi là dãy số tuyệt đối). Trên cơ sở dãy số tuyệt đối ta có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số trung bình là các dãy số mà trong đó các mức độ của nó là các số tương đối.
4.1.2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian:
Khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ).
Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích.
4.2. Các chỉ tiêu phân tích.
Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây:
4.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau:
Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau:
Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:
Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau:
Trong đó, ti (i = 1,2...n) là độ dài thời gian có mức độ Yi
4.2.2. Lượng (tăng) giảm tuyệt đối.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-).
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) sau đây:
*Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn(hay từng thời kỳ) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i - 1 và thời gian i). Công thức tính như sau:
di : là đại lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
*Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số(yi). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu kí hiệu Di là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, ta có:
Mối liên hệ giữa lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
*Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn . Nếu kí hiệu d là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình ta có:
4.2.3. Tốc độ phát triển.
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thương được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau:
*Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính :
ti : Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i - 1
yi-1 : Mức độ của hiện tượng thời gian i - 1
yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
* Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính :
Trong đó: Ti : Tốc độ phát triển định gốc
Yi : Mức độ của hiện tượng thời gian
Y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số
Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tổng tốc độ phát triển định gốc
t2.t3....tn = Tn
Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó.
*Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì vậy các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích. Nên để tính tốc độ phát triển bình quân ta sử dụng công thức số trung bình nhân.
Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển trung bình thì công thức tính như sau:
4.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng
(+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
* Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (hay từng thời kỳ) là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu ai (i = 1,2...n) là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì:
* Tốc độ tăng (giảm) định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai (i = 1,2...n) là các tốc độ tăng (giảm) định gốc thì:
* Tốc độ tăng (giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời kỳ nghiên cứu.
Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng (giảm) trung bình
4.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao giờ. Nếu kí hiệu gi (i = 2,3...n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì:
Lưu ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng/giảm liên hoàn, đối với tốc độ tăng/giảm định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng Y1/100
Chương III
Phân tích biến động LLLĐ nước ta
Trong giai đoạn 1998-2005
I. Tình hình lao động nước ta giai đoạn 1998-2005
Nước ta là một nước có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động cao. Vì vậy tình hình lao động việt nam trở thành vấn đề xã hội gay gắt là mối quan tâm lớn của đảng và nhà nước ta. Dân số tăng nhanh, dẫn đến tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 3% một năm. Mỗi năm có hàng triệu thanh niên bước vào tuổi lao đông và cần việc làm, số hoc sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường tăng . Điều đó làm cho nguồn cung lớn về sức lao động giảm, Tạo sức ép mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm. Trong khi cầu không đáp ứng đủ.
Trong khi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế. Do đó số lượng lao động trong khu vưc nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (58.35%), công nghiệp và xây dựng chiếm 16.96% và trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 24.69% năm 2003. Cơ cấu lao động đang có sự thay đổi theo hướng tăng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động trí thức nhằm đáp ứng sự chuyển cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, hội nghị TW VI ( khóa IX) họp tháng 7-2002 đánh giá: Bước sang thế kỷ XXI, đội ngũ lao động của nước ta đã có những bứơc phát triển mới, lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng 17.2%/năm, số tiến sỹ và tiến sỹ khoa học tăng 7%/năm, số lao động đã qua đào tạo đạt 20% năm 2000 (năm 1996 là 13%). Tuy vậy, vấn đề lao động ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2003 được Bộ Lao Động TB-XH công bố: Dân số nước ta năm 2003 là 80.90 tr. người. Dân số từ 15 tuổi trở lên là 58.499 triệu người, số người thuộc lực lượng lao động chiếm 70.62% (khoảng 41.313 triệu người). LLLĐ chiếm tỷ trọng lớn ở nông thôn, số lao động không biết chữ là 4.24%, số lao động tốt nghiệp hết cấp III là 18.27% nhưng lại có sự cách biệt rõ rệt giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ lao động chưa biết chữ ở nông thôn cao gấp 6 lần ở thành thị, trong khi đó tỉ lệ lao động có trình độ từ trung học trở lên ở thành thị cao gấp 3 lần so với nông thôn. Trong số lao động đã qua đào tạo cũng có sự khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn. ở thành thị tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thụât (CMKT) là 45.46% ở nông thôn là 13.47%. Vấn đề đào tạo ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập về vấn đề cân đối cung và cầu. Số lao động có trình độ đại học còn ít và không cân đối so với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ lao động tính theo tỉ lệ giữa lao động trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là 1/1.75/2.3. Đây là một cơ cấu rất bất hợp lý và kéo dài dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Trong cơ cấu đội ngũ lao động của các cơ sở của nước ta thì đội ngũ công nhân và lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 78.85%, đội ngũ lao động đã qua đào tạo KT, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ là 21.15%. Trong khi tỉ lệ này ở các nước phát triển tương ứng là 28% và 72%. Số lao động được đào tạo của nước ta vẫn tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Là một nước sản xuất nông nghiệp chiếm phần chủ đạo mà số kỹ sư nông nghiệp rất ít ỏi (chiếm khoảng 8.1% trong cơ cấu đào tạo cán bộ có trình độ đại học). Trong khi chúng ta đang từng bước thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước, nguyên nhân của tình trạng này là do thời gian vừa qua nước ta đã không có được những chính sách định hướng rõ rệt trong công tác đào tạo. hơn nữa, một bộ phận không nhỏ dân cư còn nặng tư tưởng khoa cử, coi đại học là dân trí. Bằng mọi cách phải học đại học mà không quan tâm đến đầu ra. Đã làm cho nhu cầu đào tạo và thực tế tách xa nhau. Bên cạnh đó tuy đông về số lượng nhưng chất lượng lao động nước ta lại rất thấp kém cả về thể lực lẫn trí lực. Số lao động có trình độ đã thấp trong cơ cấu lao động lại lạc hậu chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc CNH-HĐH và trình độ chưa theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, gây khó khăn trong phát triển KT-XH.
Sự phân bố lao động giữa các vùng hiện nay là rất bất hợp lý, các chính sách phát triển vùng kinh tế đã thu hút một lượng lớn lao động. Nhưng hiện nay nhiều vùng có sự dư thừa lớn lao động, dẫn đến sự di chuyển tự do lao động từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên miền núi tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và tác động tiêu cực đến môi trường xã hội.
Mặt khác, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn bám trụ ở thành thị nơi có nhiều cơ hội làm việc đã và đang làm quá tải nguồn cung lao động ở các thành phố lớn. Trong khi đó, các vùng sâu, vùng xa và nhiều vùng nông thôn lại rất cần những nguồn lao động đó nhưng lại không có chính sách gì để thu hút thành phần lao động đó về địa phương mình.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng bắt đầu hình thành với quy mô thị trường còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Quản lý nhà nước về lao động còn thấp còn nhiều bất câp, năng lực về hoạch định chính sách và thực thi chính sách còn nhiều thấp kém. Đặc biệt là việc cung cấp thông tin về thị trường lao động gây nên tình trạng cung thừa mà cầu vẫn cứ thiếu.
Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có nhiều cố gắng trong soạn thảo chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, phát triển kinh tế và cải tạo mạnh mẽ hệ thống đào tạo. Nên hàng năm đã giải quyết được khoảng 40 vạn chỗ làm việc mới. Tuy vậy, vấn đề việc làm hiện nay vẫn còn nhiều việc đáng bàn. Nhất là tình trạng thiếu việc làm ở lứa tuổi thanh niên, phần đông trong số đó không có nghề và lại thiếu vốn. Vấn đề việc làm ở nông thôn gần đây cũng là một tâm điểm cần chú ý khi ở đây tập trung phần lớn dân cư và số lượng lao động.
Với tình hình hiện nay, có thể khẳng định rằng tiềm năng lao động nước ta là rất lớn và ngày càng phát triển. Để sử dụng một cách có hiệu quả cần phải có sự giải quyết đồng bộ giữa những bộ ngành có liên quan. Sau đây là một số thông tin về lao động nước ta giai đoạn 1998-2005.
II.Phân tích xu thế biến động chung LLLĐ ở Việt Nam giai đoạn 1998-2005.
Sự phát triển của LLLĐ có liên quan đến vấn đề phân bổ và phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế. Do đó, việc xem xét và đánh giá tình hình của lực lượng lao động là rất cần thiết, là cơ sở để sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến sử dụng lao động.
1.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Qua các chỉ tiêu đó, ta thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của LLLĐ nước ta. Từ đó có những giải, định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế của đất nước. Các chỉ tiêu tính toán thể hiện qua biểu sau:
Biểu số 2: Tổng hợp xu hướng biến động của LLLĐ
giai đoạn 1998-2005.
Năm
LLLĐ
i (tr.người)
ti (%)
ai (%)
gi(tr.người)
1998
35.187
-
100
-
-
1999
35.588
0.401
101.14
1.14
0.35487
2000
36.579
0.991
102.78
2.78
0.35588
2001
37.783
1.204
103.30
3.30
0.36579
2002
38.643
0.859
102.28
2.28
0.37783
2003
39.489
0.847
102.19
2.19
0.38643
2004
40.716
1.227
103.11
3.11
0.39489
2005
41.313
0.596
101.47
1.47
0.40716
Bình quân
38.150
0.875
102.32
2.32
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy LLLĐ nước ta giai đoạn 1998-2005 tăng tương đối đều qua các năm. Từ năm 1998-2001 tốc độ tăng tương đối nhanh, năm 1999 chỉ tăng hơn năm 1998 là 1.14% (tương ứng với lượng tăng lao động tăng thêm là 0.401tr.người).Vậy mà năm 2001 tăng lên 3.30% so với năm 2000 làm cho lượng tuyệt đối tăng lên là 1.204 tr.người. Tốc độ tăng có xu hướng giảm vào năm 2002 và năm 2003 nhưng lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2004. Năm 2004 đã tăng thêm 1.227 tr.người so với năm 2003 với tốc độ tăng 3.11%. Và LLLĐ lại có xu hướng giảm mạnh vào năm 2005 trong năm này chỉ tăng thêm 0.596 tr.người với tốc độ tăng là 1.47% so với năm 2004.
Tuy tốc độ tăng có lên xuống thất thường qua từng năm nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1998-2005, LLLĐ nước ta vẫn tăng thêm 0.875 tr.người/năm với tốc độ tăng bình quân là 2.32%.
Biểu số3: Tổng hợp xu hướng biến động lao động giai đoạn 1998-2005
chia theo nhóm tuổi.
Năm
Nhóm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
15-24
9.132
8.799
8.493
8.578
8.444
8.860
8.869
8.896
i(lần)
0.333
0.306
0.085
0.134
0.416
0.009
0.027
ti (lần)
1
0.964
0.965
1.01
0.984
1.049
1.001
1.003
25-34
10.495
10.652
10.707
10.600
10.896
11.155
11.346
11.165
i(lần)
0.157
0.055
0.107
0.296
0.259
0.191
0.181
ti (lần)
1
1.015
1.005
0.99
1.028
1.024
1.017
0.984
35-44
8.550
9.101
9.874
10.394
10.896
10.872
11.217
11.497
i(lần)
0.551
0.773
0.52
0.502
0.024
0.345
0.28
ti (lần)
1
1.064
1.085
1.053
1.048
0.998
1.032
1.025
45-54
4.006
4.403
4.919
5.565
5.823
5.952
6.544
7.175
i(lần)
0.397
0.516
0.646
0.258
0.129
0.592
0.631
ti (lần)
1
1.099
1.117
1.131
1.046
1.022
1.099
1.096
55-59
1.373
1.237
1.253
1.267
1.225
1.228
1.289
1.412
i(lần)
0.136
1.253
0.014
0.042
0.003
0.061
0.123
ti (lần)
1
0.901
0.016
1.011
0.967
1.002
1.05
1.095
>=60
1.631
1.396
1.333
1.379
1.359
1.422
1.451
1.168
i(lần)
0.331
0.063
0.046
0.02
0.063
0.029
0.283
ti (lần)
1
0.856
0.955
1.035
0.985
1.046
1.02
0.805
Qua biểu trên ta thấy, lao động trong độ tuổi 15-24 có xu hướng giảm liên tiếp từ những năm 1998-2002. Trung bình mỗi năm giảm 0.1376 tr.người. Có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2002-2005. Mặc dù vậy, nhìn toàn bộ từ năm1998-2005 thì lượng lao động là không tăng với tốc độ phát triển trung bình là 0.996% nên số lượng lao động thuộc nhóm tuổi này đã giảm 33714người. Mặc dù số người bước vào tuổi lao động hàng năm vẫn tăng đều nhưng số lao động trong nhóm tuổi này vẵn giảm qua các năm có thể giải thích là do nhóm tuổi này chiếm phần lớn là học sinh, sinh viên vẵn còn đang đi học, không tham gia vào lực lượng lao động. Hai nhóm có số lao động tăng nhiều nhất là những lao động thuộc nhóm 25-34 và35-44 tuổi. Đây là lực lượng lao động chủ yếu trong tổng số. Tập trung phần lớn lao động có tay nghề, có kinh nghiệm làm việc. Hằng năm tăng khoảng 0.096 tr.người thuộc nhóm 25-34 vào tuổi lao động và một lượng không nhỏ khoảng 0.421 tr.người thuộc nhóm 34-44 tuổi. Song song với sự gia tăng lao động ở nhóm tuổi 45-54 LLLĐ. Đây là một lực lượng lớn và cũng là một khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Hai nhóm tuổi cuối có xu hướng giảm, số người bước ra khỏi tuổi lao động tăng và những người không thuộc LLLĐ ngày càng giảm. Chứng tỏ rằng mức sống của dân cư đã có sự tăng lên, kéo theo nhu cầu làm việc giảm (66142 người).
Biểu số 4: Tổng hợp xu hướng biến động và phát triển của LLLĐ
theo trình độ CMKT
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
35.187
35.588
36.579
37.783
38.643
39.489
40.716
41.313
i (lần)
0.401
0.991
1.204
0.859
0.847
1.227
0.596
ti (lần)
1
1.011
1.058
1.033
1.023
1.022
1.031
1.015
Không có CMKT
31.316
31.072
31.677
32.441
32.680
32.680
33.090
32.575
i (lần)
0.244
0.605
0.764
0.239
0
0.41
0.515
ti (lần)
1
0.992
1.019
1.024
1.007
1
1.013
0.984
Có trình độ sơ cấp học nghề
3.870
4.516
4.901
5.342
5.963
5.962
7.626
8.737
i(lần)
0.646
0.385
0.441
0.621
0.001.
1.664
1.111
ti (lần)
1
1.167
1.085
1.090
1.116
0.999
1.279
1.146
Từ CNKT có bằng trở lên
2.555
3.103
3.505
3.816
4.513
4.513
4.800
4.887
0.548
0.402
0.311
0.697
0
0.287
0.087
ti (lần)
1
1.214
1.130
1.089
1.183
1
1.064
1.018
Nhìn chung, trình độ CMKT của lao động nước ta giai đoạn 1998-2005 đã có sự tiến bộ rõ rệt, số lao động không có CMKT năm 2005 đã giảm so với năm 2004 là 0.515 tr.người Nhưng trong cả giai đoạn thì vẫn tăng tuy không nhiều, trung bình hàng năm tăng khoảng 0.18tr.người.
Trình độ CNKT có bằng trở lên tăng lên liên tục qua các năm, với tốc độ bình quân là 9.707%/năm. Số lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên cũng tăng đều qua các năm, hàng năm có khoảng 0.695tr.người bổ sung vào LLLĐ.
Sự biến động tích cực này là một thành quả đáng mừng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét đặc biệt là trong việc đào tạo nghề. Giữa đào tạo và thực tế phải có sự liên kết với nhau. Có như vậy, chúng ta mới có thể tận dụng tối đa nguồn lực này.
2. Xu thế phát triển của LLLĐ nước ta.
Sự biến động của hiện tượng theo thời gian chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có yếu tố tác động vào hiện tượng và xu hướng phát triển cơ bản. Có nhiều cách để xác định được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng như: Mở rộng khoảng cách thời gian, dãy số trung bình trượt và hồi quy theo thời gian.
Sau đây em sẽ sử dụng phương pháp hồi quy theo thời gian để xác định xu hướng phát triển cơ bản của LLLĐ qua các năm từ 1998-2005. Mô hình hồi quy tốt nhất là mô hình có SSEmin.
Để thấy rõ chiều hướng phát triển của LLLĐ, ta khảo sát đường hồi quy thực tế. Ta có đồ thị như sau:
Đồ thị cho ta xây dựng hàm xu thế tuyến tính. Như trên đã khẳng định hàm xu thế tốt nhất là hàm có SSEmin vậy hàm tuyến tính đã phải là hàm tốt nhất chưa. Chúng ta sẽ khảo sát một số hàm khác và so sánh giữa các SSE để tìm ra mô hình tốt nhất. Vận dụng phần mềm SPSS ta có một số kết quả sau:
Đồ thị đường hồi quy lý thuyết theo một số phương pháp:
SSE của các phương pháp trên:
Phương pháp Linear (Đường thẳng) SSE =0,20472.
Phương pháp Logarith (Hàm logarit) SSE= 0.81518.
Phương pháp Inverse (Hyperbol) SSE =1.44627.
Phương pháp Quadrati (Đường cong) SSE = 0.21848.
Qua đồ thị thực nghiệm trên và dựa vào các SSE ta chọn mô hình xu thế tuyến tính. Dựa vào kết quả của bảng dưới đây ta sẽ xây dựng mô hình.
MODEL: MOD_3.
_
Dependent variable.. LLLD Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99656
R Square .99312
Adjusted R Square .99198
Standard Error .20472
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 36.317430 36.317430
Residuals 6 .251449 .041908
F = 866.59419 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time .929893 .031588 .996556 29.438 .0000
(Constant) 33.977857 .159513 213.010 .0000
Hàm xu thế tuyến tính có dạng:
= 33,978 +0.929 t.
iII. Sự biến động về cơ cấu của LLLĐ nước ta giai đoạn 1998-2005
1. LLLĐ (Dân số hoạt động kinh tế.)
Sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân tạo ra sự biến động của nguồn lao động. Dân số trung bình hàng năm giai đoạn 1998-2005 như sau:
Biểu đồ 5.Dân số trung bình hàng năm giai đoạn 1998-2005
Đơn vị tr. người
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
DSTB
73.20
73.40
75.50
76.60
77.63
78.68
79.72
80.90
Nguồn số liệu :Tổng cục dạy nghề.
Dân số tăng tương đối đều qua từng năm bình quân mỗi năm tăng 1.1 triệu người .
Tốc độ phát triển trung bình là 101.44%.Cùng với sự gia tăng về dân số thì số dân bước vào tuổi lao động cũng gia tăng .Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Biểu số 6: Dân số từ 15 tuổi trở lên và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động giai đoạn 1998-2005.
ĐVtính
Năm
1998
2004
2005
Dân sô từ 15 tuổi
tr.người
47.620
57.024.
58.499
LLLĐ
tr.người
35.187
40.717
41.313
tỉ lệ tham gia LLLĐ
%
73.89
71.40
70.62
Qua biểu trên ta they, cùng với sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động, số người tham gia vào lực lượng lao động cũng tăng tuy không đồng thời. Tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động năm1998 là 73.89% nhưng đến năm 2005 chỉ là 70.62%. Điều này có thể thấy tốc độ tăng của dân số lớn hơn tốc độ tăng của LLLĐ. Ta sẽ thấy rõ hơn số lượng người thuộc lực lượng lao động thông qua biểu sau :
Biểu số 7: LLLĐ nước ta giai đoạn 1998-2005
Đơn vị:tr.người
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
LLLĐ
35.187
35.588
36.579
37.784
38.643
39.489
40.716
41.313
Nguồn Bộ Lao động – Thương binh –Xã hội.
Với tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 102.3%. Như vậy tính từ năm 1998-2005, số người trong độ tuổi lao động bình quân mỗi năm tăng 0.76575 tr. người. Vậy là hàng năm có có gần một triệu người bước vào tuổi lao động. Số người thuộc LLLĐ tăng nhanh làm nhu cầu về việc làm tăng, dẫn đến sự khó khăn trong việc phát triển KT-XH
Biểu diễn dưới dạng biểu đồ ta có:
LLLĐ chia theo nhóm tuổi.
Biểu số 8: Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi.
Đơn vị: tr.người.
Năm
Nhóm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
15-24
9.132
8.799
8.493
8.578
8.444
8.860
8.869
8.896
25-34
10.495
10.652
10.707
10.600
10.896
11.155
11.346
11.165
35-44
8.550
9.101
9.874
10.394
10.896
10.872
11.217
11.497
45-54
4.006
4.403
4.919
5.565
5.823
5.952
6.544
7.175
55-59
1.373
1.237
1.253
1.267
1.225
1.228
1.289
1.412
>=60
1.631
1.396
1.333
1.379
1.359
1.422
1.451
1.168
Biểu số 9: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi năm1998-2005
đơn vị: (%)
Năm
1998
2004
2005
Chung cả nước
15-24
25-34
35-44
45-54
55-59
Từ 60 tuổi trở lên
100
25.95
29.83
24.30
11.39
3.90
4.90
100
21.78
27.87
27.55
16.07
3.17
3.563
100
24.72
29.93
25.57
12.37
3.48
3.92
Qua hai biểu trên cho ta they, lực lượng lao động nước ta nhìn chung là trẻ. LLLĐ trong nhóm tuổi 25-34 chiếm tỷ lệ cao nhất năm 1998 là 10.459 tr.người chiếm tới 29.83% còn năm 2005 là 29.93%. Đâylà LLLĐ chủ yếu của nền kinh tế. Do sự tăng dân số nhanh và tương đối đều trong nhiều năm đã làm dân số bước vào tuổi lao động chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong LLLĐ. Năm 2000 là 10.495 tr.người chiếm 29.83% và có xu hướng giảm vào năm 2005 khi tỷ lệ này chỉ còn 24.72% trong tổng số LLLĐ. Điều này cũng dễ hiểu khi có sự tăng lên dân số trong độ tuổi này còn lực lượng lao động lại có xu hướng giảm. Có thể giải thích một bộ phận trong nhóm tuổi này không tham gia hoạt động kinh tế như học sinh, sinh viên đang trong qúa trình học tập. Các nhóm sau đều có xu hướng giảm đặc biệt là nhóm sau độ tuổi lao động. Như vậy với lực lượng lao động trẻ đang hoạt động kinh tế là một lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế xét về mặt số lượng. Tuy nhiên với mục tiêu phát triển đất nước lâu dài, ta cần phải xem xét lực lượng lao động theo chiều sâu, nghĩa là xem xét về mặt chất lượng của LLLĐ.
LLLĐ nước ta tuy có sự thay đổi lớn về số lượng tuy vậy, cơ cấu lao động thay đổi không nhiều qua các năm, số lao động trẻ vẫn chiếm chủ yếu trong tổng số lao động. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu LLLĐ theo nhóm tuổi năm 2005.
1.2. LLLĐ theo trình độ văn hóa và trình độ CMKT
Như đã nói ở trên, chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Một trong những chiến lược phát triển và nâng cao nguồn nhân lực là sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong những năm vừa, qua chúng ta đã và đang cố gắng nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động. Việc đầu tư này đã có những bước tiến đáng mừng tuy vẫn còn thấp. Tỉ lệ không biết chữ giảm chưa nhiều từ 5.72% năm 1998 xuống 4.42% năm 2005. Trong khi tỉ lệ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông tăng không đáng kể từ 13.78% lên 18.37% vào năm 2005. Điều này thể hiện qua biểu sau:
Biểu số 10: Cơ câú lao động chia theo trình độ văn hóa phổ thông 1996-2003
Đơn vị: (%)
Năm
1998
2004
2005
Không biết chữ
5.72
3.74
4.24
Chưa TN cấp I
20.72
15.80
15.48
TN cấp I
27.70
31.71
31.51
TN cấp II
32.08
30.46
30.40
TN cấp III
13.78
18.29
18.37
Cả nước
100
100
100
Nhìn chung, trình độ văn hóa của LLLĐ nước ta trong giai đoạn này đã có những chuyển dịch mặc dù còn chậm chạp. Tuy nhiên, trình độ văn hóa của LLLĐ lại có sự bất cân đối giữa các vùng trong cả nước. Đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn.
Bên cạnh đó còn có sự bất cập trong trình độ văn hóa giữa nam và nữ. Quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở nước ta tuy ngày nay, số phụ nữ có trìnhđộ học vấn ngày càng gia tăng nhưng so với nam giới thì vẫn còn thấp hơn và được thể hiện qua biểu sau:
Biểu số 11: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa chia theo giới tính
giai đoạn 1998-2005.
Chung
Nam
Nữ
Năm
1998
2005
1998
2005
1998
2005
Không biết chữ
5.72
4.24
4.36
3.26
7.04
5.26
Chưa TN cấp I
20.72
15.48
18.27
14.14
23.12
16.86
TN cấp I
27.70
31.51
28.22
31.57
27.29
31.45
TN cấp II
32.08
30.40
33.58
31.10
30.60
29.68
TN cấp III
13.78
18.37
15.55
19.93
12.05
16.75
Nhìn vào biểu trên ta they, số lao động không biết chữ ở nữ năm 2005 so với năm 1998 đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên so với mặt bằng chung cả nước thì tỉ lệ này vẫn còn cao. Trong khi đó tỉ lệ lao động nữ tốt nghiệp cấp III thấp hơn rất nhiều so với nam. Chính điều này đã làm cho cơ hội tìm việc làm của phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với lao động nam. Người phụ nữ sẽ có ít khả năng kinh nghiệm trong những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật.
* Theo vùng kinh tế.
Trong 8 vùng kinh tế, Tây Bắc là vùng mà dân số thuộc lực lượng lao động có trình độ học vấn thấp nhất. Tỉ lệ chưa biết chữ năm 1998 là 19.81% và năm 2005 lại tăng lên 20%, tiếp đến là Tây Nguyên là hai nơi có tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung cả nước. Và nơi có tỉ lệ chưa biết chữ thấp nhất là Đồng bằng sông hang năm 1998 là 1.57% đến năm 2005 chỉ còn 0.56%, đây cũng là vùng có tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông cao nhất so với mặt bằng chung của cả nước. Ta thấy, tỉ lệ chưa biết chữ ở Tây Bắc là cao nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng rất thấp chỉ chiếm 10.39% và vùng có tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông thấp nhất trong cả nước là ĐBSCL, chỉ có 9.38% trong tổng số LLLĐ của vùng có trình độ từ trung học trở lên. Nhìn chung, các vùng lãnh thổ phía băc (Từ Bắc Trung Bộ trở ra) trình độ học vấn của lao động cao hơn hẳn các vùng còn lại. Ta sẽ thấy cụ thể qua các biểu sau:
Biểu số 12: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ
phổ thông và vùng năm 2005.
Chưa biết chữ
Chưa TN cấp I
TN cấp I
TN cấp II
TN cấp III
Cả nước
4.24
15.48
31.51
30.40
18.38
ĐBSH
0.53
4.59
19.16
49.69
26.03
Đông Bắc
6.57
12.78
26.81
35.52
18.32
Tây Bắc
20.00
22.16
27.79
19.66
10.39
Bắc Trung Bộ
1.74
10.13
29.90
39.16
19.07
DH-Nam Trung Bộ
3.02
17.30
38.48
24.16
17.02
Tây Nguyên
11.38
16.64
32.30
24.91
14.77
Đông- Nam Bộ
2.74
15.67
36.34
22.16
23.09
ĐBSCL
5.64
29.11
42.07
13.80
9.38
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.
Trình độ CMKT (trình độ nghề nghiệp) của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của cá nhân người lao động cũng như năng suất lao động chung của toàn bộ xã hội. Trong cuộc tổng điều tra về lao động, việc làm. Những người có trình độ CMKT bao gồm:
- Công nhân kỹ thuật không có bằng: gồm những ngưòi đã được hoặc không được đào tạo trong các trường lớp dạy nghề, họ không có bằng nhưng lại có kinh nghiệm thực tế, đã đạt trình độ kỹ thuật từ bậc ba trở lên (xét trong khu vực kinh tế nhà nước) hay đã làm việc liên tục từ 5 năm trở lên ( nếu làm ở ngoài khu vực kinh tế)
- Công nhân kỹ thuật có bằng: gồm những người đã được cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp của các trường đào tạo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau ĐH
Ta có biểu sau:
Biểu số 13: Lực lượng lao động chia theo trình độ CMKT năm 1998-2005.
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
35.187
35.588
36.579
37.783
38.643
39.489
40.716
41.313
Không có CMKT
31.316
31.072
31.677
32.441
32.680
32.680
33.090
32.575
Có trình độ sơ cấp học nghề
3.870
4.516
4.901
5.342
5.963
5.962
7.626
8.737
Từ CNKT có bằng trở lên.
2.555
3.103
3.505
3.816
4.513
4.513
4.800
4.887
Qua bảng trên ta they, trình độ CMKT của lực lượng lao động đã có sư gia tăng qua từng năm. Năm 1998 lực lượng lao động cả nước là 35.187 triệu người, trong đó số người không có CMKT rất cao 31.316 triệu người chiếm khoảng 89%, số người có CMKT là 3.870 tr.ng (chiếm khoảng 10%) nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 8.737 tr.ng (chiếm 21.25% trong tồng số lực lượng lao động). Sự chuyển dịch đó cho thấy chất lượng của lực lượng lao động có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên số người thuộc lực lượng lao động không có CMKT vẫn chiếm tỉ lệ cao (chiếm 78.84%)vào năm 2005. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rất lớn.
Tỷ lệ lao động có trình độ CMKT của khu vực thành thị cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Năm 1998 lao động có CMKT ở thành thị là 31.59% và tăng lên rất nhanh, đến năm 2005 đã chiếm 45.46% trong tổng số lao động. Trong khi đó, ở nông thôn tỷ lệ này là 7.39% vào năm 1998 và tăng lên không đáng kể năm 2005 tỷ lệ đó là 13.47%. Điều này cũng dễ hiểu khi thành thị tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hiện đại, các ngành công nghiệp mũi nhọn, dẫn đến số lao động có trình độ CMKT cao còn ở nông thôn sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và chính điều đó là một bước cản lớn trong phát triển kinh tế công nghiệp nông thôn.
Trình độ CMKT của lao động nữ thấp hơn lao động nam. Năm 1998, số lao động nữ có trình độ CMKT chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động nữ. Trong khi đó thì số lao động nam có trình độ CMKT chiếm khoảng 15%. Số lao động có trình độ ở nước ta ngày càng gia tăng ở cả lao động nam và nữ nhưng vẫn có sự cách biệt khá lớn giữa nam và nữ. Năm 2005 tỷ lệ này ở nữ là 17.41% trong khi đó ở nam là 24.90%. Đáng chú ý hơnlà trình độ CMKT của lao động nữ ở nông thôn còn rất thấp. Số lao động nữ có trình độ tập trung phần lớn ở thành thị, nơi có nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Biểu số 14: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ CMKT, theo khu vực và theo giới tính 1998-2005
Năm
1998
2004
2005
Cả nước
- Không có CMKT
- Có CMKT
Trong đó CMKT có bằng
100
89.00
11.00
7.26
100
81.27
18.73
11.79
100
78.85
21.15
11.83
Thành thị
- Không có CMKT
- Có CMKT
Trong đó CMKT có bằng
100
68.41
31.59
23.52
100
56.00
44.00
34.33
100
54.54
45.46
30.58
Nông thôn
- Không có CMKT
- Có CMKT
Trong đó CMKT có bằng
100
92.61
7.39
4.66
100
87.90
12.10
5.79
100
86.53
13.47
5.84
Nữ
- Không có CMKT
- Có CMKT
Trong đó CMKT bằng
100
90.12
9.88
6.67
100
--
--
--
100
82.59
17.41
10.35
Nam
- Không cóCMKT
- Có CMKT
Trong đó CMKT có bằng
100
85.21
14.79
10.37
100
--
--
--
100
75.10
24.90
13.27
Qua các biểu trên, ta thấy rằng trình độ phổ cập giáo dục phổ thông ở nước ta tương đối cao nhưng trình độ CMKT của lao động thì vẫn còn thấp. có thể thấy rằng, hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp chưa tương ứng với nhau, chưa cân đối. Như vậy có sự bất hợp lý trong công tác đào tạo ở nước ta và cần thiết phải có những điều chỉnh -đăc biệt là cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
1.3. LLLĐ chia theo nhóm ngành kinh tế
Nghiên cứu vấn đề này ta sẽ biết tình hình phân bố và sử dụng lao động ở nước ta trong giai đoạn này. Đồng thời, ta có thêm những nhận xét đánh giá và biết được sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế trong tương lai. Thông qua tỉ lệ tham gia của lao động trong từng nhóm ngành kinh tế so với tổng số lao động trong cả nước.
Biểu số 15: Số lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế - giai đoạn 1998-2005.
Đơn vị : tr.người.
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Chung cả nước.
33.978
34.352
34.800
35.679
36.205
37.677
39.289
39.585
Nông, Lâm, ngư nghiệp
23.431
22.589
23.017
22.863
22.669
23.648
24.023
23.099
Công nghiệp, xây dựng cơ bản.
3.698
4.170
4.049
4.434
4.744
5.432
5.912
6.713
Dịch vụ.
6.849
7.593
7.734
8.382
8.792
8.597
9.354
9.773
Biểu số1 6: Cơ câú lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế
giai đoạn 1998-2005.
Đơn vị :%
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
68.96
65.76
59.32
64.08
62.61
62.84
61.14
58.35
công nghiệp, xây dựng cơ bản
10.88
12.14
11.64
12.43
13.10
14.42
15.05
16.96
Dịch vụ.
20.16
22.10
22.22
23.49
24.29
22.74
23.81
24.69
Nhìn vào biểu trên ta thấy, số lao động làm việc trong ngành nông lâm có xu hướng giảm - năm 1998 là 23.431tr.người (chiếm tới 68.96% tổng số lao động) nhưng đến năm 2003 chỉ còn 58.35% (khoảng 23.099 tr.người). Lao động ở những ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt. Qua cơ cấu lao động ta thấy rằng cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp giảm một tỉ trọng đáng kể. Mặc dù vậy, tỉ trọng lao động của ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao (khoảng 53%) vào năm 2005.
Bên cạnh tỉ lệ dân số có việc làm còn có một bộ phận không nhỏ dân số thuộc lực lượng lao động không có việc làm.Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội cần lưu ý nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội nói chung.
2. Thất nghiệp và thiếu việc làm
2.1. Thất nghịêp
- Theo vùng kinh tế.
Sự khác nhau về điều kiện KT-XH và các chính sách phát triển ở từng vùng nên tình trạng thất nghiệp ở các vùng cũng rất khác nhau.
Ta sẽ thấy điều đó qua bảng sau đây:
Biểu số1 7:Tỷ lệ thất nghiệp theo vùng kinh tế.
Đơn vị: (%)
Năm
Vùng
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
5.89
6.03
6.82
6.71
6.42
6.28
6.01
5.78
ĐBSH
7.54
7.64
8.28
7.91
7.34
7.07
6.64
6.37
Đông Bắc
6.84
6.61
6.57
6.80
6.49
6.73
6.10
5.94
Tây Bắc
4.48
4.64
5.92
5.59
6.02
5.62
5.11
5.19
Bắc Trung Bộ
7.03
6.72
7.25
7.02
6.87
6.72
5.82
5.45
DH M.Trung
5.37
5.58
6.69
6.30
6.31
6.16
5.50
5.46
Tây Nguyên
4.68
5.07
5.86
5.40
5.16
5.55
4.90
4.39
Đông Nam Bộ
5.36
5.77
6.43
6.44
6.16
5.92
6.30
6.08
ĐBSCL
4.79
4.70
6.44
6.40
6.15
6.08
5.50
5.26
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng phía Bắc cao hơn hẳn các vùng phía Nam. Tỷ lệ thất nghiệp ở ĐBSH cao nhất trong cả nước năm 1998 là 7.54% và có xu hướng giảm (vào năm 2005 là 6.37%). Đây vẫn là tỉ lệ cao so với cả nước, tiếp đến là Bắc Trung Bộ với 7.03% vào năm 1998 đã giảm xuống thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước vào năm 2005 chỉ còn là 5.45% thấp hơn cả Đông Nam Bộ. Đông Bắc là vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ 3 sau hai vùng trên. Ngoại trừ Tây Bắc, các vùng này đều có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Còn các vùng phía Nam lại có tỉ lệ thấp hơn so với cả nước, thấp nhất là Tây Nguyên. Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt là ở các vùng phía Bắc - nơi có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của cả nước.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn rất thấp (khoảng 1.18% năm 2005) làm cho tỷ lệ thấp nghiệp chung của cả nước thấp. Do tính chất mùa vụ ở nông thôn và sự thống kê không đầy đủ nên ở đây ta chỉ đề cập đến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.
Biểu số 18:Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị chia theo nhóm tuổi
Đơn vị:(%)
Năm
1998
2004
2005
Số thất nghiệp
393836
569013
570581
Tỉ lệ
5.67
5.84
5.60
15-24
10.53
16.08
14.14
25-24
6.24
5.54
6.00
35-44
3.74
3.55
3.45
45-54
2.78
3.08
3.32
55-59
2.30
2.92
1.93
>=60
1.83
0.87
0.56
Qua bảng ta thấy rằng tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng: năm 1998 là 5.67% nhưng đến năm 2004 tăng lên 5.84% và chỉ giảm rất ít vào năm 2005. Trong tổng số người thất nghiệp ở khu vực thành thị theo nhóm tuổi: Nhóm có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là nhóm tuổi 15-24, chiếm tới 10.53% vào năm 1998 và tăng lên 14.14 % vào năm 2005. Nhóm tuổi 25-34 có tỷ lệ thất nghiệp cũng khá cao so với các nhóm tuổi còn lại. Nhóm tuổi càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp lại càng giảm. Vì nhu cầu tìm việc ở những người ngoài tuổi lao động không cao. Còn ở những nhóm tuổi 35-44 hay 45-54 thì đây là những nhóm ổn định nhất, phần lớn họ đã có kinh nghiệm làm việc nên khả năng thất nghiệp là thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động.
2.2 Thiếu việc làm .
Biểu số 19: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động
ở khu vực nông thôn.
Đơn vị: (%)
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
+Từ 15 tuổi trở lên
70.88
73.28
73.88
74.37
75.54
77.94
Trong đó nữ:
70.93
73.20
73.38
74.3
75.50
77.74
Trong tuổi LĐ
71.13
73.56
74.16
74.26
75.42
77.65
Trong đó nữ:
71.18
73.49
73.68
74.16
75.35
77.36
Việc sử dụng thời gian lao động không hiệu quả là một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập của người lao động giảm. Qua số liệu trên ta thấy rằng, lao động ở nông thôn chỉ sử dụngkhoảng 2/3 số thời gian lao động của mình. Trong đó, số lao động nữ có thời gian lao động cao hơn so với mặt bằng chung.
3. Dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người không tham gia hoạt động kinh tế (có thể là đang đi học, làm những công việc nội trợ cho bản thân và cho gia đình, những người già , ốm đau ).
Biểu số 20: Dân số không hoạt động kinh tế chia theo các nguyên nhân.
Đơn vị :Tr. người.
Năm
Nhóm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
12.433
13.741
14.725
15.282
15.641
---
16.307
17.185
Đi học
3.480
4.094
4.932
5.586
6.118
2.655
36.135
6.426
Nội trợ
2.698
2.846
2.826
2.916
2.833
5.103
2.633
2.727
Già
4.222
4.921
5.221
5.152
5.116
0.947
5.356
5.875
ốm đau, bệnh
1.198
1.027
0.892
9.340
0.846
---
0.968
0.533
Lý do khác
8.341
8.527
0.853
0.693
0.727
---
1.214
1.629
Nhìn một cách tổng quát, số dân không hoạt động kinh tế năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 1 triệu người. Do số lượng chuyển vào nguồn lao động tăng đã kéo theo số người đi học tăng rất nhanh qua từng năm. Cùng với sự tăng lên của điều kiện sống nên một phần dân số đã không tham gia hoạt động kinh tế mà chuyển sang làm việc gia đình và số lượng người ốm, yếu bệnh tật không làm việc được cũng giảm.
Biểu số 21: Cơ cấu dân số không hoạt động kinh tế chia theo các nguyên nhân.
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
100
Đi học
27.99
29.79
33.50
36.55
39.12
28.18
37.62
38.63
Nội trợ
21.70
20.71
19.19
19.08
18.12
17.22
16.15
15.55
Già
33.96
35.82
35.46
33.72
32.71
33.10
32.85
33.76
ốm đau,bệnh
9.64
7.47
6.06
6.11
5.41
6.14
5.94
6.69
Lý do khác
6.71
6.21
5.79
4.53
4.65
5.36
7.44
6.37
IV. Dự đoán thống kê ngắn hạn LLLĐ ở Việt Nam giai đoạn 2006-2007
Sự phát triển của LLLĐ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, dự đoán sự gia tăng của nó là cần thiết qua đó ta sẽ có cơ sở để điều chỉnh cho thích hợp.
Có nhiều phương pháp dự đoán thống kê để vận dụng vào dự đoán LLLĐ. Em sẽ dự đoán quy mô LLLĐ nước ta trong hai năm 2006 và năm 2007 bằng một số phương pháp sau:
1. Dự đoán LLLĐ dựa vào lượng tăng /giảm tuyệt đối trung bình.
Mô hình dự đoán có dạng sau:
(h= 1, 2, là tầm dự đoán)
là lượng tăng/giảm tuyệt đối trung bình và = 0.875tr.người.
Yn = 41.313tr.người. (n =8)
Dự đoán
Năm 2004: = 41.313 +0.875 * 1 =42.188(Tr.người)
Năm 2005: = 41.313 + 0.875 *2 = 43.063 (Tr.người)
2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Mô hình dự đoán có dạng sau:
=Yn * ()h
Năm 2006 =41.313 * 1.0232 =42.271(Tr.người)
Năm 2007 = 41.313 * (1.0232)2 = 43.253 (Tr.người)
3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Như trên đã nói, hàm xu thế tốt nhất của LLLĐ là hàm xu thế tuyến tính. Do đó ta sẽ dự đoán dựa vào hàm này.
= 33,978 +0.929 t
Dựa vào phần mềm SPSS ta có kết quả sau:
Biểu số 22
LLLĐ
Năm
Dự đoán điểm
Dự đoán khoảng
Cận dưới
Cận trên
35.187
1998
34.90775
34.31154
35.50396
35.588
1999
35.83764
35.27229
36.40300
36.579
2000
36.76754
36.22373
37.31134
37.784
2001
37.69743
37.16472
38.23014
38.643
2002
38.62732
38.09461
39.16003
39.489
2003
39.55721
39.01341
40.10102
40.716
2004
40.48711
39.92175
41.05246
41.313
2005
41.41700
40.82079
42.01321
.
2006
42.34689
41.71186
42.98192
.
2007
43.27679
42.59634
43.95723
Với khoảng tin cậy 95% thì LLLĐ nước ta năm 2006 trong khoảng từ 41.41186 tr.người đến 42.98192 tr.người.Và năm 2007 LLLĐ nước ta ở trong khoảng từ 42.59634 tr.người đến 43.95723 tr.người.
- Dự đoán điểm ta thấy rằng năm 2006 theo ước tính nước ta có 42.34689 triệu lao động. Còn năm 2007 sẽ có khoảng 43.27679 tr.người.
4. Dự đoán bằng san bằng mũ.
Biến động của LLLĐ nước ta giai đoạn 1998-2005 theo thời gian có xu thế tuyến tính không có biến độngthời vụ, để dự đoán ta sử dụng mô hình sau:
= Ao(t) +A1(t)
Trong đó:
Ao(t) =Yt +(1- ) Ao (t-1) + A1 (t-1).
A1(t) = Ao (t) – Ao (t-1) + (1- ) A1 (t-1)
và là các tham số san bằng, nhận giá trị trong khoảng (0,1) Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. Ta sẽ dự đoán quy mô của LLLĐ năm 2006-2007 dựa vào phương pháp này.
Dự đoán bằng mô hình Simple.
Dựa vào SPSS ta có 10 giá trị nhỏ nhất của như sau:
The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE
1.000000 14.76330
.9000000 15.71971
.8000000 17.05472
.7000000 18.84795
.6000000 21.20157
.5000000 24.21246
.4000000 27.89834
.3000000 32.03976
.2000000 35.91714
.0000000 36.56888
Như vậy, theo mô hình Simple với 10 giá trị của ta có 10 giá trị của SSE tương ứng với =1 sẽ cho SSE =14.76330 là giá trị nhỏ nhất.
Bây giờ ta sẽ tính SSEmin theo mô hình Holt.
Dự đoán bằng mô hình Holt
The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE
1.000000 .0000000 .74079
.9000000 .0000000 .75897
.8000000 .0000000 .78369
.7000000 .0000000 .81695
.6000000 .0000000 .86100
1.000000 .2000000 .86142
.9000000 .2000000 .88249
.8000000 .2000000 .91303
.5000000 .0000000 .91868
.7000000 .2000000 .95656
Như vậy, theo mô hình Holt với 10 giá trị của và ta có 10 giá trị SSE tương ứng. Với =1 và =0,0 cho SSE =0.74079 nhỏ hơn. Do đó ta tiến hành dự đoán theo mô hình Holt.
Kết quả dự đoán là:
Năm 2006: 42.34410 tr.người.
Năm 2007: 43.21924 tr.người.
Như vậy, qua một số mô hình dự đoán ta thấy rằng: LLLĐ nước ta trong hai năm 2006-2007 sẽ thêm khoảng hơn một triệu lao động.
kết luận và kiến nghị
Qua việc phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về lao động ở Việt Nam giai đoạn 1998-2005 như sau:
Trong giai đoạn này do dân số chuyển vào tuổi lao động cao đã làm nguồn lao động tăng làm cho nhu cầu về việc làm gia tăng. Theo dự báo LLLĐ tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo và đến năm 2007 sẽ có khoảng 43.27679 tr.người. Tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên vùng núi cao nguyên. Việc phát triển kinh tế một cách tự phát đó làm tác động xấu đến môi trường sống tạo sức ép lên nhiều địa phương.
Nền kinh tế đã có sự chuyển biến giữa các ngành tuy ở mức độ chậm nhưng dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên lao động trong ngành công nghiệp lại tăng chưa cao, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ vẫn như ở dạng tiềm năng.
Nguồn lao động đông và trẻ, hiện tại lượng lao động thuộc nhóm tuổi 15-24 đang hoạt động kinh tế chưa cao, nhưng đây sẽ là lợi thế lớn vì số người thuộc nhóm này đang đi học rất cao. Xét về lâu dài, đây là một thế mạnh lớn về nguồn nhân lực. Tuy vậy, trình độ văn hóa phổ thông và trình độ tay nghề của lao động trong giai đoạn này vẫn còn rất thấp. Lao động phổ thông chiếm tỉ trọng rất lớn. Những người được đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn lao động.
Số người tham gia hoạt động kinh tế tăng lên đáng kể, tỉ lệ thất nghiệp cũng có giảm. Đây là một kết quả đáng mừng trong việc giải quyết việc làm ở nước ta. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh phía Bắc rất đáng lo ngại số, lao động thất nghiệp tăng lên hàng năm và cao hơn mức trung bình của xã hội.
Số lượng không tham gia vào LLLĐ tăng ở nhóm trẻ (những người bước vào tuổi lao động và đang đi học) giảm tỉ lệ ở nhóm người ốm yếu điều đó chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện sẽ kéo theo chất lượng về lao độngcũng ngày càng tến bộ.
Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tuy có phần tăng thêm nhưng vãn ở mức thấp.
Nhìn lại những gì chúng ta đã đạt được và những gì còn hạn chế, vẫn còn nhiều vấn đề không thể giải quyết ngay được. Nhưng giúp ta có những kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc đó.
Hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng hơn một triệu người bước vào tuổi lao động. Số lượng đó không ngừng gia tăng trong các năm tới. vì vậy, việc phát triển KT-XH tạo ra những ngành nghề thu hút LLLĐ lớn đó cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp sao cho phù hợp. Theo em, có một số hướng giải quyết sau:
1. Cần có một hệ thống thông tin đầy đủ về LLLĐ nước ta, đặc biệt là những thông tin về thị trường lao động. Đồng thời phải nắm bắt được xu hướng phát triển của nó trong thời gian tới, ít nhất là 5 năm trở lên.
2. Phát triển sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề góp phần thu hút lao động. Tạo điều kiện pháp lý với mục đích tăng cường tự tạo việc làm và tìm kiếm thị trường lao động nước ngoài.
2.1. Phát triển sản xuất.
Những đổi mới trong phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải tạo đáng kể đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lao động lớn chưa có việc làm:
- Do sự gia tăng quá nhanh của dân số trong độ tuổi lao động cùng với sự dư thừa từ quá trình điều chỉnh cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước.
- Sự bất hợp lý trong phân bố lao động gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực.
Vì vậy cần phát triển sản xuất và chú ý đầu tư vào những ngành thu hút nhiều lao động như: Dệt may, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thủy sản.
Hiện tại nước ta vẫn còn nghèo, việc thu hút vốn từ nước ngoài là rất cân thiết, phải tăng cường hợp tác quốc tế để để tận dụng những công nghệ ở các nước tiến tiên vào sản xuất.
2.2. thực hiện đa dang hóa ngành nghề.
Hỗ trợ vốn đầu tư vào những ngành có triển vọng, các ngành kinh tế mới. Đặc biệt là những ngành có sức hút lao động cao. Khuyến khích cung ứng đầu vào và hỗ trợ đầu ra của sản phẩm.
2.3. Tự tạo việc làm
Cần có một cách tiếp cận tổng hợp với các chính sách- kết hợp khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô ổn định với việc phát triển xã hội có lợi cho các nhóm bị cô lập tạo việc làm đàng hoàng với mức lương thỏa đáng. Chính sách tạo việc làm phải là một phần của chiến lược kinh tễ vĩ mô, tổng thể được thiết kế nhằm kích thích tăng trưởng, tạo ra công bằng xã hội. Muốn vậy, đòi hỏi phải có cam kết và các chính sách cụ thể từ phía các nhà lãnh đạo trung ương. Có năng cao khả năng tuyển dụng đến mấy cũng bằng thừa nếu không có việc làm. Mặt khác, không thể đạt được tăng trưởng nếu người lao động không được đào tạo theo đúng nhu cầu của thị trường.
2.4. Tìm kiếm thị trường lao động việc làm ngoài nước.
Hiện nay, nhu cầu việc làm ở nước ta rất cao trong khi đó khả năng đáp ứng ở trong nước chỉ được một phần nhỏ. Chính vì vậy, trong lĩnh vực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa và thị trường lao động. Chúng ta đã giải quyết được rất nhiều việc làm qua kênh thông tin này. Tuy nhiên, do thiếu thông tin về thị trường lao động quốc tế, người lao động Việt Nam đã chịu rất nhiều thiệt thòi trong cơ hội tìm kiếm việc làm và chính sách ưu đãi ở nước sở tại.
Về phương diện này, chúng ta cần phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước, việc thu thập thông tin từ thị trường này là rất quan trọng. Do đó, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ nước ta và nước mà chúng ta định xuất khẩu lao động.
3. Đào tạo nghề cho người lao động
Như trên đã khẳng định, nguồn lực lớn nhất ở nước ta hiện nay là nguồn lao động. Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt số lượng còn mặt chất lượng là một điều đáng lo ngại. Lao động với trình độ thấp và rất bất cân đối trong nền kinh tế. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống đào tạo lạc hậu ở nước ta dẫn đến tình trạng trình độ của người lao động lệch so với yêu cầu thực tế. Đứng trước tình thế đó, giữa các cấp bộ ngành phải quan hệ chặt chẽ để tìm ra giải pháp đào tạo phục vụ cho yêu cầu thực tế. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi khoa học công nghệ vạo sản xuất thì vấn đề lao động được đào tạo trước đó không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy cần phải quan tâm đến vấn đề đào tạo lại nhằm mục đích sử dụng hợp lý hơn lượng lao động đó.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình lý thuyết thống kê -NXB Thống kê.
2.Giáo trình dân số và phát triển –NXB Nông nghiệp.
3.Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay –NXB Thống kê.
4.Vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998-2006.
NXB Lao động- Thương Binh– Xã Hội.
4.Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam & một số vấn đề về lý luận và thực tiễn (NXB Khoa Học – Xã Hội).
5. Một số tạp chí.
6. Giáo trình Kinh tế lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5531.doc