* Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm thị trường, hệ thông các chính sách vĩ mô của nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng trong nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường là yếu tố quyết định để người sản xuất giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất là gì? ; sản xuất như thế nào? nhu cầu thị trường là cơ sở để xây dựng một cơ cấu kinh tế. Trong khi đó thị trường nông thôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn “đầu ra”, mà còn cung cấp “đầu vào”, vốn , lao động, vật tư, kĩ thuật, dịch vụ. cho hoạt động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt trong nông thôn. Nền sản xúât muốn phát huy được hiệu quả nếu sản phẩm của nó được thị trường chấp nhận
Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế là công cụ kinh tế quả lí vĩ mô quan trọng nhất mà nhà nươc có thể sử dụng để thực hiện chức năng điều tiết kinh tế của mình. Nhà nước có thể sử dụng các chính sách kinh tế để kích thích tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát triển. Khi nhà nước tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp sẽ có những chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất.
* Nhân tố về tổ chức và kĩ thuật : Đó là các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn, sự phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
76 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998 - 2005 và dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo
Nhận xét:
Sản lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Do bản thân năng suất tăng (giảm).
Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng tăng (giảm).
4- Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn:
4.1 – Khái niệm:
Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp. Ngày nay, dự đoán được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, kinh tế – chính trị – xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau.
Nghiên cứu thống kê không những có nhiệm vụ phản ánh quy luật biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua, mà còn phải nhìn nhận sự phát triển của hiện tượng ở trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý quy luật tự nhiện.
Trong việc phân loại dự đoán, xét theo chiều dài của thời gian dự đoán, về cơ bản chia làm ba loại: Dự đoán dài hạn, dự đoán trung hạn, và dự đoán ngắn hạn. Dự đoán thống kê dài hạn với khoảng thời gian từ 10 năm trở lên, mang tính chất chiến lược về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ... Dự đoán thống kê trung hạn với khoảng thời gian từ 3-10 năm, nhằm phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Dự đoán thống kê ngắn hạn với khoảng thời gian dưới 3 năm( dự đoán hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm, 3 năm). Kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời và hữu hiệu.
Tài liệu thường được sử dụng để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn là dãy số thời gian - tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn có ưu điểm là khối lượng tài liệu không cần nhiều việc xây dựng các mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ thuật tính toán.
Trong việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn thì yêu cầu cơ bản là tài liệu phải chính xác, phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được.
Độ dài của dãy số thời gian: Cho dãy số thời gian có nhiều các mức độ thì dự đoán càng sát thực tế, nếu dãy số thời gian quá ngắn (ít các mức độ) thì không ảnh hưởng tới sự tác động của hiện tượng thời gian trước, dài quá lại có sức ỳ của thời gian trước. Tốt nhất là số liệu 9-10 năm liền.
Trong dự đoán, tiêu chuẩn để dự đoán thời gian tốt là thường xét tổng bình phương độ lệch của thực tế và dự đoán là nhỏ nhất (phương pháp bình phương nhỏ nhất).
Có nhiều phương pháp dự đoán khác nhau nhưng nó được phân thành ba nhóm phương pháp cơ bản. Đó là phương pháp dự đoán chuyên gia, phương pháp dựa vào phương trình hồi quy và phương pháp dự đoán dựa vào dãy số thời gian. Phương pháp dự đoán chuyên gia là dự đoán dựa vào ý kiến của các chuyên gia, của những người nắm được cụ thể một vấn đề cụ thể nào đó để dự đoán. Phương pháp dự vào phương trình hồi quy để dự đoán trên cơ sở biết các mức độ của biến độc lập trong tương lai.
4.2 - Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn:
* Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp này có thể được sử dụng khi các lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp sỉ bằng nhau .
Lượng tăng hoặc (giảm) bình quân được tính theo công thức:
Từ đó ta có mô hình dự đoán:
Trong đó : yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
l : Tầm xa dự báo
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
: Mức độ dự đoán thời gian thứ (n+l)
* Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm ()
Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức:
Trong đó : y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian
Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
Từ công thức trên ta có mô hình dự đoán sau:
+Dự đoán theo năm:
+ Dự đoán theo các mức độ của thời gian dưới một năm (tháng, quý)
Trong đó: Dự đoán của thời gian j (j = 1,2,3...,m),của năm i (i=1,2,3...,n)
* Dự đoán dựa vào phương trình hồi qui theo thời gian
Dựa vào dãy số thời gian ta có:
Có thể tiến hành dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi qui:
* Dự đoán dựa vào san bằng mũ
Với một số phương pháp dự đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, nghĩa là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm cho mô hình chở nên cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán, các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét một cách không như nhau: các mức độ càng mới càng cần phải được chú ý nhiều hơn. Và do đó mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng. Một trong những phương pháp đơn giản để xây dựng mô hình dự đoán như vậy là phương pháp san bằng mũ.
Giả sử ở thời gian t, có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là dự đoán mức độ của hiện tượng ở thời gian tiếp sau đó (t+1) có thể viết:
Đặt ta có:
được gọi là các tham số san bằng mũ với và nằm trong khoảng
Từ các công thức trên cho thấy việc lựa chon tham số san bằng có ý nghĩa quan trọng: Nếu được lựa chọn càng lớn thi các mức độ càng cũ của dãy số thời gian càng it được chú ý và ngược lại. Để chọn phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng và những kinh nghiệm nghiên cứu đã qua. Giá trị tót nhất là giá trị làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất.
* Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
Ở mô hình này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó một số mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán.
* Quá trình hồi quy bậc p - kí hiệu AR (p)
Trong đó:
: các tham số hồi quy.
at là một quá trình dừng đặc biệt đơn giản.
Một số quá trình AR đơn giản:
Quá trình bậc 1:AR(1)
hàm tự tương quan:
với k =1®
Quá trình bậc 2: AR(2)
Hàm tương quan:
Với
Quá trình bình quân trượt bậc q -kí hiệu MA (q)
Quá trình bậc 1:MA(1)
Quá trình bậc 2: MA(2)
Quá trình hồi quy bình quân trượt bậc p, q-kí hiệu ARMA (p,q)
Đó là sự kết hợp giữa AR (p) và MA (q).
hay
Trong thực tế, ARMA(1,1) thường được sử dụng:
Nhìn chung mọi kết quả dự đoán là không thể chính xác với thực tế của hiện tượng xảy ra, vẫn luôn tồn tại sai số của dự đoán với thực tế. Sau khi tính toán chọn ra mô hình có SSE nhỏ nhất để tiến hành dự đoán, khi đó kết quả dự đoán là sát với thực tế nhất, để từ kết quả dự đoán đó có thể căn cứ điều chỉnh đưa ra những quyết định kịp thời và quan trọng.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH
CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN
GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007
I – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN
1 - Về mặt xã hội :
Thọ Xuân là một huyện bán trung du nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, về vị trí địa lý, Thọ Xuân giáp với các huyện khác của tỉnh là :
- Phía bắc giáp huyện Ngọc Lặc, huyện Yên Định.
- Phía nam giáp huyện Triệu Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa.
- Phía Tây giáp huyện Thường Xuân.
Thọ Xuân có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế toàn diện và đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất. Thọ Xuân có 38 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 30035,58 ha (theo số liệu năm 2005). Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 18211,53 ha chiếm 60,63%.
- Đất phi nông nghiệp 8805,12 ha chiếm 29,32%.
- Đất chưa sử dụng là 3015,9 ha chiếm 10,05%.
Các loại đất khác như sau :
- Đất lâm nghiệp là 2122,32 ha chiếm 7,06%.
- Đất chuyên dùng là 4446,83 ha chiếm 14,8%.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,36 ha chiếm 4,88%.
Thọ Xuân có 5 xã miền núi đó là các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu, Quảng Phú. Về cơ cấu dân tộc huyện Thọ Xuân gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái chung sống tạo nên sự đa dạng cho văn hóa và nền kinh tế cũng trở nên phong phú hơn với nhiều loại hàng hóa đặc thù.
Dân số trung bình năm 2005 là 235.531 người với tổng số 56.258 hộ, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 41,14% dân số của huyện
Về giao thông, Thọ Xuân là huyện nằm trên trục đường quốc lộ 47 từ Thanh Hóa sang Lào với chiều dài 30 km và hàng ngàn km đường huyện lộ và đường liên xã đan xen thành một hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị với các huyện khác và giữa các xã trong huyện. Bên cạnh đó với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy và một hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên lợi thế lớn cho Thọ Xuân phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi cho năng suất cao.
Về các mặt đời sống xã hội luôn được bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhân dân như y tế, giáo dục, văn hóa thông tin... Tính đến năm 2005 toàn huyện đã có 230 làng văn hóa, trong đó có 75 làng văn hóa cấp huyện và 43 làng văn hóa cấp tỉnh; có 35.741 hộ đạt gia đình văn hóa. Về mặt giáo dục, tính đến cuối năm 2005 toàn huyện có 38 trường học đạt chuẩn quốc gia, 223 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 1.343 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 2 em học sinh giỏi cấp quốc gia. Về y tế thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ 14 xã, thị trấn xây dựng chuẩn y tế, cho đến nay toàn huyện có 26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế...
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Thọ Xuân cũng từng bước khẳng định sự đi lên của mình với nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của huyện, các chính sách này càng có ý nghĩa hơn trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
2 - Về mặt kinh tế :
Về mặt kinh tế, Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện hàng năm. Do điều kiện về tự nhiên cũng như tập quán sản xuất đã áp đặt cho sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính có truyền thống lâu đời đối với người lao động huyện Thọ Xuân. Nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó thế mạnh là trồng lúa nước và chăn nuôi đàn gia súc lớn như trâu, bò, lợn. Bước vào thời kì đổi mới, Thọ Xuân vẫn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế huyện với phương châm là chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh cùng sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất trồng trọt của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ những chính sách hợp lý trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, đó là các nghị quyết số 05, 06 của Huyện ủy về xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đã được đẩy mạnh, việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào đồng ruộng đã được mở rộng, các loại giống lúa lai chiếm 67,9% so với tổng số diện tích cấy lúa. Trong chăn nuôi tính đến thời điểm năm 2005 toàn huyện có các chỉ tiêu như sau: tổng đàn lợn có 97.973 con, tổng đàn trâu, bò có 37.330 con, tổng đàn gia cầm có 859 nghìn con. Riêng từ năm 2002 trở lại đây ngành chăn nuôi của huyện du nhập và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở một số xã, và thực tế đã chứng minh lối đầu tư vào chăn nuôi bò sữa có hiệu quả cao, đem lại một nguồn thu lớn cho người nông dân, góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.
Với nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, các ngành thủ công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cũng có một vị trí và vai trò khá quan trọng trong tổng thể kinh tế huyện. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống cũng được quan tâm phát triển như kéo sợi, dệt vải, dệt lụa ( xã Xuân Lai ); đan lát, làm cót (xã Thọ Nguyên); làm giắng, thuyền nan, thừng, chão (xã Bắc Lương); làm bánh gai, nem chua... cũng đem lai một nguồn thu khác cho người lao động, điều đó không những giải quyết được một số lao động lớn mà còn hình thành nên các làng nghề truyền thống giúp cho các ngành nghề đó không bị mai một mà còn phát triển mở rộng thị trường ra các huyện, các tỉnh khác.
Về công nghiệp, huyện có các vùng chuyên môn hóa tập trung quanh 2 nhà máy lớn là công ty cổ phần nhà máy đường Lam Sơn và công ty cổ phần nhà máy giấy Mục Sơn. Giá trị sản xuất của 2 vùng này chiếm phần lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Theo số liệu năm 2005 của phòng thống kê Thọ Xuân, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt 68.103 triệu đồng, tăng 9,3% so với cùng kì năm 2004. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất mía đường là một trong những nguyên nhân đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp của toàn huyện vì nó kéo theo sự phát triển của các ngành công-nông nghiệp hỗ trợ và cả các ngành dịch vụ.
Về thương mại dịch vụ ngày nay đã có bước phát triển mới với nhiều loại hình dịch vụ phổ biến như internet, bưu chính, các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch ... Tuy nhiên tiềm năng của nhóm ngành này vẫn chưa được khai thác hết, vì có điều kiện sẵn có cho nên về lâu dài các ngành này sẽ được phát triển một cách toàn diện về quy mô và chất lượng.
Tóm lại, do điều kiện thiên nhiên ưu đãi và do tập quán sản xuất lâu đời Thọ Xuân đã tận dụng tốt những lợi thế đó và trở thành huyện có sản lượng lương thực lớn trong tỉnh, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp chính.
Những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng dần qua các năm, đóng góp nhiều cho tổng giá trị sản xuất trong kinh tế huyện.
Bảng 02 : Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân giai đoạn 1995-2005 theo giá cố định 1994
( Đơn vị tính : triệu đồng)
Năm
Giá trị sản xuất nông nghiệp
1995
345557
1996
271695
1997
315622
1998
328886
1999
380645
2000
368399
2001
441475
2002
440926
2003
524231
2004
654787
2005
667223
(Nguồn : Niên giám Thống kê Thọ Xuân qua các năm)
II – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ DIỆN TÍCH LÚA HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ 1995-2005
1 – Diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm:
Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp với trên 60% diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây lúa là cây trồng chủ yếu nên diện tích trồng lúa trong nông nghiệp huyện chiếm tỉ trọng lớn và ổn định qua thời gian dài. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thọ Xuân là 30.304,7 ha, tính bình quân đầu người là 776 , nếu tính cho từng loại đất thì diện tích bình quân đầu người đất nông nghiệp 682,7 / người; đất lâm nghiệp là 82,3 /người; đất chuyên dùng là 211,5 /người; đất chưa sử dụng là 69,5/người. Với một huyện đồng bằng, dân số đông như Thọ Xuân mà có diện tích bình quân đất nông nghiệp tương đối lớn là một lợi thế lớn cho việc sản xuất nông nghiệp ở Thọ Xuân. Mặt khác sự phân bố đất đai trong huyện là tương đối phù hợp với quy mô dân số. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người có sự đồng đều giữa các xã, không có sự chênh lệch lớn tạo nên sự cân bằng trong việc phân bố nguồn lao động giữa các xã và các vùng trong huyện.
2 - Diện tích và cơ cấu các loại đất của Huyện Thọ Xuân:
Diện tích đất Huyện Thọ Xuân phần lớn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, diện tích dành cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ vẫn đang được khai thác với dự đoán trong tương lai sẽ tăng nhiều.
Bảng 03: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2005:
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng số
30035,58
100
I – Đất nông nghiệp
18211,53
60,63
Đất trồng cây hàng năm
13510,78
44,98
Đất trồng cây lâu năm
1878,47
6,25
Đất nuôi trồng thủy sản
598,31
2,00
Đất nông nghiệp khác
2223,97
7,4
II- Đất phi nông nghiệp
8808,15
29,33
III- Đất chưa sử dụng
3015,93
10,04
Đất bồi chưa sử dụng
1125,95
3,75
Đồi núi chưa sử dụng
1821,62
6,06
Núi đá không có cây
68,36
0,23
Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân
Như số liệu đã thu được từ bảng trên có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất huyện Thọ Xuân. So với năm 2004 diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp huyện tăng 10,01%, nguyên nhân là do chuyển diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm 10,04% trong tổng diện tích đất, đây là nguồn dự trữ bổ sung quan trọng cho các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng Trong đó số diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vẫn chiếm phần lớn có thể chuyển sang trồng mía và chăn nuôi đàn bò sữa đạt hiệu quả cao.
3- Phân tích các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm
Diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây có thời gian tồn tại thường không quá một năm, nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Diện tích gieo trồng phản ánh quy mô sản xuất thực tế của đơn vị sản xuất.
Bảng 04: Diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân từ 1998-2005
Năm
Diện tích (ha)
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
(ha)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc
(ha)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
1998
15616
-
-
-
-
1999
15278
-338
97,84
-338
97,84
2000
15393
115
100,75
-223
98,57
2001
15816
423
102,75
200
101,28
2002
15432
-384
97,57
-184
98,82
2003
15477
45
100,36
-139
99,11
2004
15391
-86
99,44
-225
98,56
2005
15200
-191
98,76
-416
97,33
Tổng cộng
123712
-
-
-
-
Trung bình
15464
-59,43
99,61
-
-
(Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)
Từ bảng trên chúng ta nhận thấy diện tích gieo trồng lúa có được sự ổn định qua các năm, sự biến động tăng giảm là không đáng kể, tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 99,61% cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp đồng thời tăng tỉ trọng của các ngành khác. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu này diễn ra chậm và chưa rõ ràng, ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Diện tích gieo trồng lúa năm 1999 so với năm 1998 giảm 2,16% tương ứng với 338 ha. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 0,75% tương ứng với 115 ha. Năm 2001 so với năm 2000 diện tích gieo trồng tăng 2,75% tương ứng với 423 ha. Qua đó thấy rõ chiến lược phát triển kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm trong thời kì 1998-2001, nông nghiệp được đầu tư phát triển toàn diện với nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, mục tiêu đặt ra cho đến năm 2005 là tổng sản lượng lương thực trong một năm trên địa bàn huyện đạt 130 ngàn tấn. Sự tăng lên của diện tích gieo trồng trong thời kì này là do thực hiện tốt diện tích gieo trồng một vụ lên 2 vụ. Trong toàn bộ thời kì nghiên cứu, diện tích gieo trồng lúa đã giảm 416 (ha), trung bình hàng năm giảm 59,43 (ha) là do có sự chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác sang gieo trồng các loại hoa màu có hiệu quả kinh tế cao hơn như ớt ngọt xuất khẩu, dưa leo, ngô ngọt nhằm khai thác tối đa tiềm năng kinh tế từ các loại mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu này, đây là một định hướng mới đúng đắn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Dự đoán trong các năm tiếp theo diện tích gieo trồng lúa còn tiếp tục giảm khi trên địa bàn huyện tiếp tục đầu tư phát triển các loại cây rau màu cao cấp, các loại mặt hàng nông nghiệp đang được thị trường ưa chuộng, đồng thời đưa các giống lúa lai có năng suất cao nhằm bảo đảm lương thực sản xuất ra vẫn ở mức ổn định trên một diện tích gieo trồng ít hơn, tức là nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 ha canh tác hàng năm.
* Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm:
Bảng 05: Diện tích canh tác và gieo trồng lúa năm 1998 và 2005 huyện Thọ Xuân- Thanh Hóa
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu Năm
1998
2005
- Diện tích gieo trồng lúa (D)
15616
15500
- Diện tích canh tác lúa (d)
13462
13025
H (lần)
1,16
1,19
(Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)
Hệ thống chỉ số:
Tính toán các chỉ tiêu cần thiết:
(ha)
Thay vào hệ thống chỉ số ta có:
Biến động tương đối:
Biến động tuyệt đối:
15500-15616 = (15500-15109) + (15109-15616)
-116 (ha) = 391 (ha) + (-507) (ha)
Nhận xét: Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 giảm 0,74% tương ứng với 116(ha) là do ảnh hưởng của:
- Do hệ số sử dụng ruộng đất năm 2005 tăng 1,0259 lần so với năm 1998 làm cho diện tích gieo trồng tăng 391 ha.
- Do diện tích đất canh tác cây lúa năm 2005 giảm 3,25% so với năm 1998 làm cho diện tích gieo trồng lúa giảm đi 507 ha.
III- PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN THỜI KÌ 1998-2005
1- Tốc độ phát triển của năng suất lúa qua các năm:
Năng suất lúa là chỉ tiêu số lượng và được xác định theo công thức:
Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm từng loại thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong vụ hoặc tính cho cả năm.
Năng suất cây trồng là chỉ tiêu chất lượng đánh giá tổng hợp kết quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong trồng trọt, đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Bảng 06: Năng suất lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005
Năm
Năng suất (tạ/ha)
Tốc độ phát triển (%)
1998
45,1
-
1999
53,3
118,18
2000
49,3
92,5
2001
54,9
111,36
2002
56,7
103,28
2003
59,0
104,05
2004
60,4
102,37
2005
62,0
102,65
Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân
Nhận xét: Nhìn chung trong toàn bộ thời kì năng suất lúa của huyện tăng dần qua các năm với mức tăng ổn định. Tuy nhiên năng suất lúa năm 2000 so với 1999 giảm đáng kể do sự ảnh hưởng của thời tiết. Mặc dù trong năm này diện tích gieo trồng là khá lớn nhưng do ảnh hưởng của bão lụt và thiên tai đã làm mất trắng một phần lớn sản lượng lúa toàn huyện dẫn đến năng suất lúa giảm 7.5% so với năm 1999 tương ứng với mức năng suất 4 (tạ/ha). Nguyên nhân tăng năng suất là do sự ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào đồng ruộng cùng với sự thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống lúa lai cho năng suất cao vào sản xuất đồng thời với việc đầu tư thâm canh, kết hợp các biện pháp luân canh tăng vụ phù hợp với khả năng của đất. Tốc độ tăng bình quân cả thời kì là 104.65% nói lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp huyện ngày càng được nâng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kết hợp với việc đưa các giống lúa lai cho hiệu quả kinh tế cao đã thực sự cho thấy đường lối đầu tư và phát triển kinh tế trong thời kì hướng đến năm 2010 là đúng đắn và đã phát huy được hiệu quả.
2 - Phân tích biến động năng suất lúa bình quân
Năng suất lúa bình quân được quyết định bởi năng suất của từng loại giống lúa thực tế gieo trồng trên diện tích đất canh tác. Toàn huyện Thọ Xuân gieo trồng các giống lúa chủ yếu như lúa lai Trung Quốc, thuần Trung Quốc, giống X.
Bảng 07: Cơ cấu giống lúa:
Giống lúa
Năm 1998
Năm 2005
Tốc độ tăng (%)
DT ()
(ha)
NS ()
(tạ/ha)
DT ()
(ha)
NS ()
(tạ/ha)
DT
NS
Toàn huyện
15616
45.1
15200
62.0
99.26
137.47
Lai Trung Quốc
2015
49.0
6110
68.4
308.19
139.6
Thuần Trung Quốc
2437
43.2
5523
61.4
234.8
142.29
Giống X
3008
45.4
2400
52.8
79.78
116.3
Giống khác
8156
44.6
1167
50.3
14.3
111.66
Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân
Ta có hệ thống chỉ số:
Trong đó: : Năng suất lúa bình quân toàn huyện năm 2005
: Năng suất lúa bình quân toàn huyện năm
: Năng suất lúa bình quân năm 1998 với cơ cấu gieo trồng năm 2005.
Ta có : = 62,0 (tạ/ha)
= 45,1 (tạ/ha)
=
= 45,99 (tạ/ha)
Thay vào hệ thống chỉ số ta có:
Biến động tương đối:
1,3747 = 1,34811,0197
137,47% = 134,81%101,97%
Biến động tuyệt đối:
16,9 = 16,01 + 0,89 (tạ/ha)
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích trên cho thấy năng suất lúa bình quân năm 2005 so với năm 1998 tăng 37,47% tương ứng với 16,9 (tạ/ha), là do các nguyên nhân sau:
- Do bản thân năng suất từng giống lúa năm 2005 tăng so với năm 1998 là 34,81% làm cho năng suất lúa bình quân tăng 16,01 (tạ/ha). Cụ thể : Năng suất giống lai Trung Quốc tăng cao nhất từ 49,0 (tạ/ha) năm 1998 lên 68,4 (tạ/ha) năm 2005, tăng thấp nhất là nhóm các giống lúa khác chỉ tăng từ 44,6 (tạ/ha) năm 1998 lên 50,3 (tạ/ha) năm 2005.
- Do cơ cấu diện tích gieo trồng các giống lúa thay đổi làm cho năng suất lúa bình quân tăng lên 1,97% tương ứng với 0,87 (tạ/ha). Cơ cấu diện tích gieo trồng từng loại giống cũng có sự thay đổi mạnh mẽ, diện tích gieo trồng các giống lúa lai cho năng suất cao tăng lên nhanh chóng trong khi các giống lúa cho năng suất thấp giảm đi rõ rệt. Cụ thể: diện tích gieo trồng giống lai Trung Quốc năm 1998 thấp nhất ( 2015 ha) nhưng đến năm 2005 đã tăng lên với diện tích gieo trồng cao nhất (6210 ha), giống thuần Trung Quốc tăng ít, trong khi giống X và các giống khác giảm mạnh rõ rệt.
Để đạt được năng suất lúa ngày càng cao trên 1 ha diện tích gieo trồng là do sự nhận thức nhạy bén của các cấp lãnh đạo, của UBND huyện đã nắm bắt kịp thời và chỉ đạo đúng đắn đưa các giống lúa cho năng suất cao vào sản xuất trên đồng ruộng, qua đó thay đổi cơ cấu gieo trồng tạo hiệu quả kinh tế cao trên mỗi ha diện tích gieo trồng. Cũng cần phải nói đến sự thay đổi trong nhận thức của người nông dân đã ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào đồng ruộng, đồng thời biết cách khắc phục những khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế.
III – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN LƯỢNG LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005
1 – Phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân trong giai đoạn 1998-2005 bằng phương pháp dãy số thời gian:
Sản lượng lúa đạt được qua các năm tăng khá cao. Đây là một thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua, việc đưa các loại giống lúa mới vào sản xuất đã đạt được những hiệu quả thiết thực tạo ra một khối lượng lớn lương thực đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện và xuất bán sang các vùng lân cận.
Ta có bảng sau:
Bảng 08: Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân giai đoạn 1998-2005:
Năm
Sản lượng
(tấn)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (tấn)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng tuyệt đối định gốc (tấn)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
1998
70428
-
-
-
-
1999
81432
11004
115,62
11004
115,62
2000
75887
-5545
93,19
5459
107,75
2001
86830
10943
114,42
16402
123,89
2002
87499
669
100,77
17071
124,24
2003
91314
3815
104,36
20886
129,66
2004
92961
1647
101,8
22533
131,99
2005
94240
1279
101,38
23812
133,81
Tổng cộng
680591
23812
-
-
-
Trung bình
85073,88
3401,71
104,25
-
-
(Nguồn : Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)
Qua quan sát bảng số liệu trên ta thấy rằng: nhìn chung sản lượng lúa tăng nhanh qua các năm, sản lượng lúa trung bình đạt được hàng năm cả thời kì là 85073,88 tấn, với tốc độ phát triển trung bình năm là 4,25%/năm. Nhìn chung sản lượng lúa thu được tăng trong hầu hết các năm trong thời kì với mức tăng mạnh, năm 1999 là năm có tốc độ tăng mạnh nhất trong cả thời kì (đạt 115,62%), tuy nhiên năm 2000 so với năm 1999 sản lượng lúa giảm do ảnh hưởng của thời tiết, Năm 1999 là năm có sản lượng thu được tăng nhiều nhất trong thời kì đạt 11004 tấn, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 669 tấn, năm 2003 tăng 3815 tấn so với năm 2002 Nhìn chung sản lượng lúa thu được hàng năm tăng trung bình là 3401,71 tấn/năm. Điều này khẳng định sự tăng lên về hiệu quả sử dụng đất, mặc dù diện tích sản xuất giảm do chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác nhưng sản lượng lúa thu được vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Bảng 09: Cơ cấu sản lượng lúa chia theo mùa vụ thời kì 1998-2005:
Năm
Sản lượng lúa (tấn)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Vụ chiêm xuân
Vụ mùa
Vụ chiêm xuân
Vụ mùa
Vụ chiêm xuân
Vụ mùa
1998
42810
27618
-
-
-
-
1999
44645
36787
1835
9169
104,29
133,2
2000
45071
29916
426
-6871
100,95
81,32
2001
50560
36270
5489
6354
112,18
121,24
2002
48173
39326
-2387
3056
95,28
108,43
2003
49934
41380
1761
2054
103,66
105,22
2004
49670
43291
-264
1911
99,47
104,62
2005
50213
44027
543
736
101,1
101,7
Tổng
381076
298615
7403
16409
-
-
Trung bình
47634,5
37326,88
1057,57
2344
102,3
106,89
(Nguồn : Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)
* Vụ chiêm xuân: Thời kì 1998-2005 sản lượng lúa trung bình của vụ chiêm xuân là 47634,5 tấn, với mức tăng trung bình hàng năm là 1057,57 tấn, đạt tốc độ tăng trung bình là 2,3%. Lượng tăng tuyệt đối năm 2001 là cao nhất, đạt 5489 tấn, trong toàn bộ thời kì nghiên cứu có 2 thời điểm sản lượng lúa chiêm xuân giảm là vào năm 2002 và 2004, giảm tương ứng 2387 tấn và 264 tấn, nguyên nhân là do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng.
* Vụ mùa: Sản lượng lúa mùa trung bình cả thời kì là 37326,88. Trung bình mỗi năm tăng 2344 tấn, với tốc độ tăng bình quân là 6,89%. Nhìn chung trong cả thời kì nghiên cứu sản lượng lúa mùa đều tăng so với năm trước, năm 1999 đạt mức tăng tuyệt đối cao nhất là 9169 tấn. Năm 2000 sản lượng vụ mùa giảm mạnh là do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 6 làm mất trắng nhiều diện tích gieo trồng lúa.
2- Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005 :
Như các số liệu đã đưa ở trên, sản lượng lúa huyện Thọ Xuân hàng năm là khá cao và đạt được mức tăng ổn định. Sản lượng phụ thuộc vào 2 nhân tố năng suất và diện tích gieo trồng và được biểu diễn thông qua công thức sau đây:
Sản lượng = năng suất diện tích
Áp dụng hệ thống chỉ số:
Trong đó : Q: sản lượng thu hoạch (tấn)
N : năng suất thu được trên mỗi ha gieo trồng (tạ/ha)
D : diện tích gieo trồng lúa (ha)
: năng suất và diện tích năm 1998
: năng suất và diện tích năm 2005
Theo số liệu từ bảng 03 ta có: = 15616 (ha)
= 15200 (ha)
Theo bảng 04 ta có : = 45.1 (tạ/ha)
= 62.0 (tạ/ha)
(tạ) = 68552 (tấn)
Thay vào hệ thống chỉ số ta có:
Số tương đối:
1.3381 = 1.3747 0.9734
(33.81%) (37.47%) (-2.66%)
Số tuyệt đối:
94240-70428=(94240-68552) + (68552-70428)
(23812) = (25688) + (-1876) (tấn)
Nhận xét:
Sản lượng lúa năm 2005 tăng 33.81% tương ứng với 23812 tấn so với năm 1998 là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
- Do năng suất lúa năm 2005 tăng 37.47% so với năm 1998 làm cho sản lượng tăng tương ứng 25688 tấn.
- Do cơ cấu diện tích gieo trồng thay đổi: diện tích gieo trồng lúa năm 2005 giảm 2.66% so với năm 1998 làm cho sản lượng giảm tương ứng 1876 tấn.
Những phân tích so sánh trên đây không chỉ cho biết rõ thực trạng của hiện tượng phát sinh và phát triển như thế nào mà còn đi sâu tìm hiểu yếu tố tác động đến sự thay đổi sản lượng, yếu tố nào là chính nhằm giúp các nhà quản lý có căn cứ đầu tư thâm canh, thay đổi cơ cấu diện tích trồng lúa sao cho tỉ trọng diện tích cấy lúa có năng suất cao tăng dần và giảm tỉ trọng diện tích cấy lúa có năng suất thấp.
3 – Dự đoán sản lượng lúa huyện Thọ Xuân đến năm 2007:
Việc dự đoán sản lượng cho các năm tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, qua việc dự đoán có thể cho biết khả năng về sản lượng thu được trong thời kì tới để từ đó vạch ra những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế. Việc dự đoán được tiến hành trên cơ sở các số liệu đã đạt được qua các năm bằng các phương pháp bình quân trượt, chỉ số mùa vụ, hàm xu thế
a- Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:
Ta có lượng tăng tuyệt đối trung bình là:
== = 3401.71 (tấn)
Mô hình dự báo là : = 94240 + 3401.71(l) (1)
Dự đoán cho năm 2006: thay l=1 vào ta có :
=94240 + 3401.71*1 = 97642 (tấn)
Dự đoán cho năm 2007: thay l=2 vào ta có:
=94240 + 3401.71*2=101043 (tấn)
Như vậy dựa vào mô hình dự đoán trên ta có thể dự báo được khả năng đạt được về sản lượng lúa năm 2006 là 97642 (tấn), năm 2007 là 101043 (tấn).
b- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình:
Theo tính toán ở bảng 06, ta có tốc độ phát triển trung bình năm là 1.0454 lần.
Mô hình dự báo là: = (2)
Theo mô hình này chúng ta dự đoán được sản lượng năm 2006, 2007 là: lần lượt thay h=1, h=2 vào mô hình ta được kết quả dự đoán như sau:
= 94240*1.0425 = 98245 (tấn)
= 94240*1.0425=102420 (tấn).
Theo phương pháp này ta phải căn cứ vào sai số chuẩn thông qua việc tính toán SSE để lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất.
Bảng tính SSE:
Năm
yt
l
e2(1)
h
e2(2)
1998
70428
-7
70428
0
-7
70421
49
1999
81432
-6
73830
57790404
-6
73414
64288324
2000
75887
-5
77231
1806336
-5
76534
418609
2001
86830
-4
80633
38402809
-4
79787
49603849
2002
87499
-3
84035
11999296
-3
83178
18593344
2003
91314
-2
87437
15031129
-2
86713
21169201
2004
92961
-1
90838
4507129
-1
90398
6568969
2005
94240
0
94240
0
0
94240
0
SSE
129537103
160642345
Trong đó: e2(1) = (yt-)2
e2(2) = (yt-)2
Từ đó ta tính được các SE của 2 mô hình trên theo công thức :
Ta có : SE (1) = 4646,45
SE (2) = 5174,33
Căn cứ vào các SE vừa tính toán ta thấy SE của mô hình 1 nhỏ hơn, do đó mô hình 1 là mô hình dự đoán tốt nhất. Theo mô hình này, sản lượng lúa dự báo năm 2006 là 97642 (tấn), sản lượng dự báo năm 2007 là 101043 (tấn).
c- Dự báo dựa vào hàm xu thế:
Từ các số liệu đã phân tích ở trên, dựa vào kết quả thăm dò bằng đồ thị ta có thể hồi quy theo các dạng hàm tuyến tính, bậc hai, bậc 3.
Tiến hành hồi quy bằng chương trình SPSS ta có các kết quả sau :
Dạng hàm
SE
Hệ số
p_value
3372,52
= 70541,07
0,0000
= 3229,5
0,0008
3333,16
= 66417,94
0,0000
= 5703,38
0,0612
= -274,87
0,3340
3726,46
= 66537,57
0,0019
= 5578,92
0,5387
= -242,25
0,9131
= -2,41
0,9881
Từ bảng tính trên ta có SE của hàm bậc 2 là nhỏ nhất, do đó ta chọn hàm bậc2 làm mô hình dự đoán.
Phương trình hồi quy là :
= 66417,94 + 5703,38t - 274,87.t
Theo đó kết quả dự đoán là :
Năm
Dự đoán điểm
Cận dưới
Cận trên
2006
95483.55357
80776.17544
110190.9317
2007
95964.31548
75750.95763
116177.6733
So sánh các SE ta rút ra mô hình dự đoán tối ưu là mô hình hàm bậc 2 :
= 66417,94 + 5703,38t - 274,87.t
Theo đó kết quả dự đoán là :
- Dự đoán sản lượng năm 2006 : 95483,55357 (tấn)
- Dự đoán sản lượng năm 2007 : 95964,31548 (tấn)
IV- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ TỚI
1- Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong những năm vừa qua:
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp huyện Thọ xuân đã đạt được những thành tựu đáng kể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đã và đang diễn ra theo xu hướng tích cực là: ổn định diện tích cây lương thực, đi sâu vào tăng năng suất cây trồng, giảm một số cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế cao chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu các loại, tăng cả về diện tích và sản lượng để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và phục vụ cho xuất khẩu.
Nhưng để đạt được kết quả theo định hướng trên ngành nông nghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng từ một nền nông nghiệp độc canh, chuyển sang một nền nông nghiệp đa canh, phát triển sản xuất hàng hoá với ngành nghề đa dạng.
Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục:
Thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của huyện Thọ xuân theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, vấn đề lao động ở đây chủ yếu là lao động thủ công, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu.
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện Thọ xuân còn phân tán, manh mún, quy mô sản xuất hộ gia đình còn nhỏ. Đất đai bị phân tán, không có sự hợp nhất, thích hợp cho lao động thủ công, không thể thực hiện được quá trình cơ giới hoá.
Thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông nghiệp không ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng, hầu hết các nhưng thị trường tiêu thụ khá khó khăn
Vấn đề về vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn. Nhiều vùng, khu vực cần có sự đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp, song tỷ trọng vốn đầu tư ngày một giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp.
2 – Giải pháp đặt ra cho sự phát triển của nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong thời kì sắp tới:
* Một là: phải có chính sách đồng bộ về Tài chính - Ngân hàng hỗ trợ tích cực để đầu tư cho sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.
Để phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nói riêng, trước hết ta phải đề cập tới tài chính và khả năng đầu tư. Cần phải tính toán đến một chi phí đầu tư rộng lớn trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo sự chuyển dịch một cách đồng bộ cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Sự thay đổi cây trồng, thời gian canh tác trong nông nghiệp không phải là một sớm, một chiều thực hiện được. Cần phải có một nguồn vốn lớn, đủ mạnh để hỗ trợ một cách tích cực sự thay đổi đó.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài ngân sách được sử dụng như một tài trợ ưu đãi trong đầu tư, phần còn lại thông qua các hình thức tín dụng. Như nghị quyết số 20/98 ngày 2/12/1998 của Quốc hội khoá X đồng thời xây dựng chính sách đầu tư theo mô hình tổng hợp nguồn lực. Tất cả các nguồn vốn đầu tư đến từ : nguồn trong nước, nguồn nước ngoài, nguồn tại chỗ, nguồn tự có từ nguồn lợi khác, trong đó nguồn trong nước là quyết định, nguồn tại chỗ là cơ bản, nguồn bên ngoài (nước ngoài, địa phương khác) là quan trọng. Cần phải xây dựng những dự án đầu tư tổng thể vào nông nghiệp làm thế nào để cứ một đồng vốn đấu tư trở về ngân sách phải kéo theo, thu hút theo nhiều lần vốn của thành phần kinh tế khác. Cần phải xây dựng một hệ thống chính sách phát triển tổng quốc gia, trong đó chính sách đầu tư là bộ phận cấu thành quan trọng và xuyên suốt. Xây dựng chính sách tín dụng cho nông nghiệp vừa thích ứng với cơ chế thị trường vừa tuân thủ điều kiện vĩ mô của nhà nước, xoá bỏ mọi bao cấp qua con đường tín dụng, lấy tín dụng là phương thức đầu tư chủ yếu với nguồn vốn, phân biệt rạch ròi chính sách tài trợ xã hội với đầu tư tín dụng. Thống nhất các loại hình tín dụng nông nghiệp theo một số quy chế nhất định, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể như: Ngân hàng người nghèo, ngân hàng phát triển nhà, ngân hàng tài trợ xuất khẩu nông sản, quỹ tín dụng nông dân. Có thể nói, chính sách tài chính, tín dụng là một trong những bộ phận chủ yếu của khuyến nông và bộ phận sản xuất trong nông nghiệp.
* Hai là: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng và đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá phải đi đôi với việc tạo lập và tìm kiếm một thị trường tiêu thụ vững chắc.
Trước hết, cần phải áp dụng một cách chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học. Giá trị nông sản hàng hoá sẽ tăng lên rất nhiều nếu thông qua một công nghệ chế biến bảo quản hữu hiệu và thiết thực. Vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm trong sản xuất công nghiệp trong kinh tế thị trường là khâu tiêu thụ sản phẩm , nâng cao năng suất nông sản hàng hoá phải gắn với nhu cầu thị trường, giới hạn của sản xuất nông phẩm hàng hoá chính là lợi nhuận biên. Đây là vấn đề mà người sản xuất cần quan tâm và phải nhận biết một cách tinh nhạy và kịp thời tiếp đến là vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ trở thành một điều kiện thiết yếu của sản xuất nông nghiệp, để có thể quyết định một cách chắc chắn hơn trong đầu tư kinh tế nông nghiệp.
* Ba là: đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh tế nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển rộng rãi các tổ chức kinh tế từ hợp tác xã, hộ nông dân và khuyến khích phát triển mạnh các trang trại trồng trọt . Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng là sự chuyển dịch sản phẩm trong nông nghiệp, theo kinh nghiệm thì nó diễn ra hết sức nhạy cảm ở các hộ nông dân và các trang trại trồng trọt trong nông nghiệp.
* Bốn là: Cần có một chính sách sử dụng đất nông nghiệp đúng đắn. Nâng cao tiến độ cấp giấy phép sử dụng đất cho nông dân, để họ có thể dùng giấy đó làm tài sản thế chấp vay vốn tại các ngân hàng và điều cơ bản là họ có thể yên tâm đầu tư trên mảnh đất của chính họ.
Huyện cần mở rộng các trường dạy nghề, các trung tâm truyền bá kỹ thuật nông nghiệp, ở nông thôn, cần có chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho con em nông dân nghèo để giải quyết vấn đề thất học ở nông thôn ...
3- Kiến nghị:
Là một huyện thuần nông, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, điểm xuất phát chưa cao vì vậy bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp từ nay đến năm 2007và tiếp theo là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc sản xuất xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp có hiệu quả, theo mục tiêu đã định tôi xin kiến nghị:
- Tập trung cao độ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân, mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân, tiếp tục đẫy mạnh phong trào thi đua sản xuất ở nông thôn.
- Huy động vốn của nhân dân cùng với khai thác cao hơn nguồn vốn bên ngoài, đẩy mạnh việc kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, nâng cấp trạm bơm, lưới điện, thông tin... tạo đà phát triển kinh tế theo chiều sâu.
- Tập trung cao cho chương trình tự túc giống lúa lai từ nay đến năm 2005 tự túc một phần, từ 2006 trở đi ít phải nhập giống từ bên ngoài.
- Qui hoạch, thành lập các cụm kinh tế nhằm tạo nhiều thị trường trao đổi hàng hoá mở rộng và thành lập thêm cơ sở chế biến nông sản, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc hơn trong thời gian tới./.
KẾT LUẬN
Thọ Xuân vẫn là một huyện nghèo với nền sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế từ trước đến nay. Trong những năm gần đây, quán triệt chính sách phát triển toàn diện của UBND và các cấp lãnh đạo huyện Thọ Xuân, cơ cấu kinh tế đã có những nét thay đổi tích cực cho thấy đây là một thị trường giàu tiềm năng cho sự đầu tư và phát triển thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp khác.
Mục tiêu từ nay đến năm 2010 của huyện Thọ Xuân là chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Muốn vậy Thọ Xuân cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát huy hết mọi tiềm năng nguồn lực cho phát triển đó là: tài nguyên đất đai, vốn lao động, khoa học công nghệ với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp thu đổi mới và cũng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp thu đổi mới và củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách xã hội có quan điểm đúng đắn về phát triển văn hoá - giáo dục, tạo động lực cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu lực và vai trò quản lý của nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại phòng thống kê Thọ Xuân, em nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế của huyện vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài và sự giới hạn về kiến thức em cũng không đi sâu vào phân tích, định hướng phát triển kinh tế của huyện Thọ Xuân. Một lần nữa xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng thống kê huyện Thọ Xuân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về nghiệp vụ và số liệu cho em hoàn thành chuyên đề này, cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Quang đã giúp em hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Bảng A : Năng suất lúa huyện Thọ Xuân phân theo xã từ năm 1998-2004
Đơn vị tính : tạ/ha
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
45.14
53.4
50.0
55.0
56.7
58.97
60.4
TT Thọ xuân
46.6
56
52.6
57.0
59.3
62.4
63.9
TT Lam Sơn
45.6
52.4
49.7
55.2
56.3
59.0
60.7
TT Sao Vàng
Xuân Khánh
43.7
55.2
51.6
55.7
57.4
58.3
61.8
Thọ Nguyên
44.3
55.3
50.0
57.2
58.5
60.0
51.5
Xuân Thành
44.4
56.8
53.4
55.5
56.6
58.7
62.1
Hạnh Phúc
50
57
55.0
57.0
58.2
62.0
63.5
Bắc Lương
47.2
55.0
51.0
56.0
57.5
60.0
60.5
Nam Giang
46.6
55.5
46.8
57.0
59.0
61.0
62.9
Xuân Phong
48.7
56.4
46.2
50.3
55.9
60.0
60.9
Thọ Lộc
46.1
54.8
49.0
55.0
57.6
59.0
62.4
Xuân Trường
43.3
53.0
52.2
56.0
56.5
60.5
62.5
Xuân Hòa
43.8
53.7
49.6
57.0
57.4
60.8
62.2
Thọ Hải
45.3
55.2
50.3
54.0
58.4
57.9
60.9
Tây Hồ
45.7
56.0
53.0
56.0
58.4
57.9
60.9
Xuân Quang
48.0
55.8
50.5
56.0
57.0
58.8
60.8
Xuân Giang
49.0
54.4
49.8
55.0
56.2
57.7
57.8
Xuân Sơn
46.3
57.8
51.0
55.8
57.7
60.1
59.5
Xuân Hưng
44.0
49.7
49.8
52.0
54.4
57.0
58.5
Thọ Diên
45.6
50.6
49.0
53.5
55.3
56.9
57.9
Thọ Lâm
48.0
55.8
63.0
57.0
54.4
56.1
56.2
Thọ Xương
46.2
50.0
50.0
56.7
55.8
57.4
59.3
Xuân Bái
44.5
54.0
50.5
55.5
55.1
57.8
59.8
Xuân Phú
42.0
45.6
45.0
47.4
51.2
52.3
53.3
Xuân Thắng
40.0
46.7
44.4
47.5
51.6
52.6
54.5
Xuân Lam
44.3
56.0
52.2
57.3
57.7
59.5
60.8
Xuân Thiên
49.4
55.3
51.0
54.7
55.0
58.2
57.6
Thọ Minh
39.3
50.6
51.8
50.7
55.0
56.9
56.4
Xuân Châu
35.5
44.7
40.0
50.5
54.2
55.1
55.3
Thọ Lập
43.6
49.6
48.3
53.5
54.0
56.7
57.8
Quảng Phú
38.4
46.5
38.0
52.4
56.7
53.3
52.5
Xuân Tín
45.0
52.8
55.0
55.6
59.0
61.0
63.7
Phú Yên
47.5
56.4
54.2
56.3
59.2
61.2
62.3
Xuân Yên
43.8
53.6
51.5
56.3
56.6
59.8
62.0
Xuân Lai
48.7
54.3
52.6
58.0
59.8
61.4
64.0
Xuân Lập
45.7
53.4
47.9
53.6
55.6
59.4
61.5
Thọ Thắng
43.0
49.5
44.8
53.2
54.6
56.6
56.6
Xuân Minh
43.3
52.4
48.2
53.6
57.7
58.0
62.1
Xuân Tân
44.3
52.6
49.0
55.8
57.3
60.4
52.0
Xuân Vinh
45.3
49.3
50.4
61.0
57.5
59.7
60.8
Thọ Trường
43.3
55.3
48.8
53.3
55.9
60.0
60.5
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Thọ Xuân
Bảng B: Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân phân theo xã giai đoạn 1998-2004
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
71268
82476
78354
87972
88438
92276
82888
TT Thọ xuân
175
210
191
214
216
236
222
TT Lam Sơn
561
621
599
701
694
719
718
TT Sao Vàng
Xuân Khánh
1745
2203
2020
2182
2250
2309
2437
Thọ Nguyên
1846
2307
2075
2346
2299
2373
2583
Xuân Thành
1668
2003
1945
2187
2243
2324
2496
Hạnh Phúc
1424
1690
1633
1690
1726
1835
1880
Bắc Lương
2137
2383
2223
2465
2510
2622
2644
Nam Giang
2903
3531
2970
3614
3748
2869
3964
Xuân Phong
2985
3460
2856
3522
3458
3711
3769
Thọ Lộc
2515
2987
1676
3088
3233
3310
3464
Xuân Trường
1918
2317
2287
2508
2531
2712
2800
Xuân Hòa
2460
2968
2784
3306
3376
3617
3644
Thọ Hải
2382
2903
2653
2945
3213
3382
3343
Tây Hồ
1472
1810
1700
1811
1928
1944
1945
Xuân Quang
2056
1321
2125
2433
2339
2482
2411
Xuân Giang
2496
2770
2536
2887
3020
3100
3043
Xuân Sơn
2110
2548
2525
2955
2911
3044
3005
Xuân Hưng
1855
2005
2006
2037
2074
2174
2177
Thọ Diên
1810
1974
1964
2150
2164
2226
2132
Thọ Lâm
1655
1924
2354
2115
1893
1995
1970
Thọ Xương
1210
1243
1241
1706
1645
1699
1719
Xuân Bái
953
810
971
1027
1071
1132
1103
Xuân Phú
1322
1354
1355
1429
1542
1577
1578
Xuân Thắng
1016
1187
1128
1208
1253
1305
1351
Xuân Lam
1073
1370
1281
1490
1385
1428
1369
Xuân Thiên
2632
2826
2605
2789
2621
2712
2612
Thọ Minh
1109
1458
1493
1477
1466
1497
1468
Xuân Châu
1316
1514
1481
1939
1897
1930
1930
Thọ Lập
1696
1918
1746
2101
2044
2149
2218
Quảng Phú
1094
869
925
1561
1194
1327
1329
Xuân Tín
2914
3399
3548
3626
3669
3789
4163
Phú Yên
2158
2555
2469
2589
2666
2763
2800
Xuân Yên
588
749
716
783
787
832
845
Xuân Lai
2026
2253
2183
2436
2452
2557
2688
Xuân Lập
2708
3163
2835
3178
3171
3385
3640
Thọ Thắng
854
992
896
995
972
1009
1071
Xuân Minh
2229
2661
2391
2667
2872
2895
3048
Xuân Tân
1427
1691
1635
1841
1850
1934
2010
Xuân Vinh
2491
2661
2782
3206
3241
3317
3300
Thọ Trường
1509
1958
1655
1813
1880
2035
2033
Nguồn : Niên giám phòng thống kê Thọ Xuân – Thanh Hóa.
Bảng C: Hồi quy bằng SPSS các dạng mô hình bậc nhất, bậc hai và bậc 3
MODEL: MOD_1.
_
Dependent variable.. SL Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .93017
R Square .86521
Adjusted R Square .84275
Standard Error 3372.51525
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 438049380.0 438049380.0
Residuals 6 68243154.9 11373859.1
F = 38.51370 Signif F = .0008
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 3229.511905 520.390402 .930167 6.206 .0008
(Constant) 70541.071429 2627.842716 26.844 .0000
_
Dependent variable.. SL Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .94355
R Square .89028
Adjusted R Square .84639
Standard Error 3333.15773
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 450742832.6 225371416.3
Residuals 5 55549702.2 11109940.4
F = 20.28556 Signif F = .0040
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 5703.386905 2370.886084 1.642694 2.406 .0612
Time**2 -274.875000 257.158702 -.729909 -1.069 .3340
(Constant) 66417.946429 4650.237146 14.283 .0000
_
Dependent variable.. SL Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .94355
R Square .89029
Adjusted R Square .80800
Standard Error 3726.46727
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 450746301.8 150248767.3
Residuals 4 55546233.1 13886558.3
F = 10.81973 Signif F = .0217
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 5578.928571 8308.450822 1.606848 .671 .5387
Time**2 -242.250000 2084.060135 -.643276 -.116 .9131
Time**3 -2.416667 152.898804 -.052288 -.016 .9881
(Constant) 66537.571429 9182.115589 7.246 .0019
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Niên giám thống kê của huyện Thọ Xuân qua các năm
2/ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Thọ Xuân
3/ Giáo trình thống kê nông nghiệp
4/ Tạp chí con số và sự kiện
5/ Văn kiện đại hội đảng bộ huyện khoá 13, 14
6/ Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa từ năm 1998 – 2004.
7/ Giáo trình thống kê kinh tế
8/ Giáo trình lý thuyết thống kê
9/ Tạp chí cộng sản.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7720.doc