Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994-2004

Phân tích thống kê tình hình phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 1994-2004 cho chúng ta thấy nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Nhờ phân tích thống kê mà ta có thể nhận định được thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp , và xu hướng phát triển nông nghiệp nước ta trong các giai đoạn khác nhau.

doc71 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích tình hình sự biến động của từng hoạt động nói trên dựa vào việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian để thấy được tốc độ tăng cũng như tốc độ phát triển của từng hoạt động nói trên. Biểu 5:biểu biến động về giá trị sản xuất hoạt động trồng trọt theo giá so sánh năm 1994(đơn vị :tỷ đ): Năm Trồng trọt Biến động Lượng tăng giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng ĐG LH ĐG LH ĐG LH 1994 61660.00 1995 66183.40 4523.40 4523.40 1.0734 1.0734 0.0734 0.0734 1996 69620.20 7960.20 3436.80 1.1291 1.0519 0.1291 0.0519 1997 74492.50 12832.50 4872.30 1.2081 1.0700 0.2081 0.0700 1998 77298.20 15638.20 2805.70 1.2536 1.0377 0.2536 0.0377 1999 82945.60 21285.60 5647.40 1.3452 1.0731 0.3452 0.0731 2000 90858.20 29198.20 7912.60 1.4735 1.0954 0.4735 0.0954 2001 92907.00 31247.00 2048.80 1.5068 1.0225 0.5068 0.0225 2002 98060.70 36400.70 5153.70 1.5903 1.0555 0.5903 0.0555 2003 101786.24 40126.24 3725.54 1.6508 1.0380 0.6508 0.0380 Sơ bộ2004 106581.16 44921.16 4794.92 1.7285 1.0471 0.7285 0.0471 Nguồn số liệu niên giám thống kê 2003 và báo cáo sơ bộ 2004 Dựa vào bảng biến động về giá trị sản xuất của ngành trồng trọt cho thấy lượng tăng giảm tuyệt đối về giá trị sản xuất của ngành trồng trọt qua các năm đều tăng cụ thể là: Năm 1995 so với 1994 giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 4523,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển đạt 107,34 %, tốc độ tăng đạt 7,34%, qua các năm giá trị sản xuất ngành trồng trọt đều tăng cho tới năm 2004 thì giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đạt 106581,16 tỷ đồng, tăng 44921,16 tỷ đồng so với năm 1994( tương ứng với tốc độ phát triển đạt 172,85 tỷ đồng tăng 72,85%) Còn so với năm 2003 thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 4794,92 tỷ đồng đạt 104,71% về tốc độ phát triển tương ứng với tốc độ tăng là 4,71%. Trong giai đoạn này thì năm tăng nhiều nhất là năm 2000 về lượng tăng tuyệt đối liên hoàn tăng7912,6 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ phát triển đạt 109,54 % hay tốc độ tăng là 9,54%, chính vì vậy mà làm cho giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nói chung năm 2000 tăng nhanh và đạt tốc độ cao nhất trong giai đoạn này.Với việc vận dụng các chỉ tiêu trong phương pháp thống kê về dãy số thời gian cho ta thấy được lượng tnăg giảm tuyệt đối của giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm cũng như tốc độ phát triển cũng như tốc độ tăng của nó. Tương tự với giá trị sản xuất của ngành trồng trọt ta cũng có bảng biến động về giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi : Biểu 6:bảng biến động giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi theo gía so sánh năm 1994(tỷ đồng): Năm Chăn nuôi Biến động Lượng tăng giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng ĐG LH ĐG LH ĐG LH 1994 12999.00 1995 13629.20 630.20 630.20 1.0485 1.0485 0.0485 0.0485 1996 14347.20 1348.20 718.00 1.1037 1.0527 0.1037 0.0527 1997 15465.40 2466.40 1118.20 1.1897 1.0779 0.1897 0.0779 1998 16204.20 3205.20 738.80 1.2466 1.0478 0.2466 0.0478 1999 17337.00 4338.00 1132.80 1.3337 1.0699 0.3337 0.0699 2000 18505.40 5506.40 1168.40 1.4236 1.0674 0.4236 0.0674 2001 19282.50 6283.50 777.10 1.4834 1.0420 0.4834 0.0420 2002 21199.70 8200.70 1917.20 1.6309 1.0994 0.6309 0.0994 2003 22907.31 9908.31 1707.61 1.7622 1.0805 0.7622 0.0805 Sơ bộ 2004 23438.98 10439.98 531.67 1.8031 1.0232 0.8031 0.0232 Nguồn số liệu niên giám thống kê 2003 và báo cáo sơ bộ 2004 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy về giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự biến động không đồng đều tuy lượng tăng giảm tuyệt đối đều tăng song qua tính toán các chỉ tiêu về lượng tăng giảm liên hoàn cũng như tốc độ phát triển và tốc độ tăng liên hoàn ta tháy rõ tốc độ tăng không đồng đều. Nếu như năm 1997 so với năm 1996 thì giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 1118,2 tỷ đồng nhưng cho đến năm sau tức là năm 1998 thì lượng tăng chi đạt 738,8 tỷ đồng.Và tới năm 1999 thì lượng tăng lại tăng nhanh, tăng 1132,8 tỷ đồng, nhưng tốc độ này cũng không duy trì được lâu đến năm 2001 thì lượng tăng chỉ đạt 777,1 tỷ đồng rồi sau đó lượng tăng lại tăng. Trong giai đoạn này năm 2002 là năm có lượng tăng liên hoàn nhiều nhất tăng 1917,2 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ phát triển đạt109,94 %, tốc độ tăng liên hoàn đạt 9,94%. Năm 2004 là năm chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 nên làm cho giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi không tăng được nhiều so với các năm trước và đây cũng là lý do mà làm cho lượng tăng của năm 2004 chỉ tăng có 531,67 tỷ đồng, và tốc độ phát triển của giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chỉ đạt 102,32%, tương ứng với tốc độ tăng liên hoàn chỉ đạt có 2,32%. Đây là năm mà ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và trở ngại do dịch cúm gia cầm. Vì vậy giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong năm 2004 đóng góp vào giá trị sản xuất chung của ngành nông nghiệp không nhiều. Ngoài hai nhân tố đóng góp vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp cũng đóng góp một phần giá trị vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Vì đặc điểm sản xuất của nền nông nghiệp nước ta nên hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp cũng chưa được phát triển như ở nhiều nước nhưng cũng đã đóng góp một phần vào giá trị sản xuất chung của ngành nông nghiệp. Đối với các tỉnh phía bẵc thì dịch vụ trong nông nghiệp chưa thực sự tách biệt, nhưng đối với một số tỉnh phía Nam thì dịch vụ trong nông nghiệp có sưj rõ rệt hơn.Với đặc điểm riêng của mình hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp trong giai đoạn này cũng có những biến động cụ thể là: Biểu 7: Bảng biến động giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trong nông nghiệp theo giá so sánh năm1994 giai đoạn 1994-2004: Năm GTSXDV(tỷđ) Biến động Lượng tăng giảm tuyệt đối(tỷ đ) Tốc độ phát triển(lần) Tốc độ tăng(lần) ĐG LH ĐG LH ĐG LH 1994 2339.30 1995 2494.50 155.20 155.20 1.0663 1.0663 0.0663 0.0663 1996 2521.90 182.60 27.40 1.0781 1.0110 0.0781 0.0110 1997 2572.30 233.00 50.40 1.0996 1.0200 0.0996 0.0200 1998 2600.30 261.00 28.00 1.1116 1.0109 0.1116 0.0109 1999 2650.30 311.00 50.00 1.1329 1.0192 0.1329 0.0192 2000 2748.10 408.80 97.80 1.1748 1.0369 0.1748 0.0369 2001 2800.00 460.70 51.90 1.1969 1.0189 0.1969 0.0189 2002 2889.60 550.30 89.60 1.2352 1.0320 0.2352 0.0320 2003 2957.51 618.21 67.91 1.2643 1.0235 0.2643 0.0235 2004 3025.82 686.52 68.32 1.2935 1.0231 0.2935 0.0231 Nguồn số liệu niên giám thống kê 2003 và báo cáo sơ bộ 2004 2 – Phân tích xu hướng biến động và dự báo khả năng đạt được trong năm 2005-2006 Để tìm xu hướng biến động của hiện tượng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp số trung bình, phương pháp hồi quy, phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Với số liệu năm, để biểu hiện su hướng biến động cơ bản của giá trị sản xuất ta dựa vào phương pháp hồi quy: Đồ thị1 : giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994-2004 Trong đó: Y(trục tung) là giá trị sản xuất nông nghiệp Trục hoành ( year) là năm Với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 1994-2004 ta có thể xây dựng dạng hàm xu thế như sau: (kết quả tính toán hàm xu thế được tính bằng phần mềm SPSS) Biểu 8: một số hàm xu thế Dạng hàm Hàm xu thế Hệ số tương quan Sai số mô hình Tuyến tính =69963.1164 + 5722,94t 0.99769 1360.86109 Parabol =7158.212 + 4976.136t + 62.234t2 0.99815 1291.52976 Bậc 3 = 74038.833 + 2946.124t + 467.336t2 – 22.506t3 0.99859 1028.03280 Hàm số mũ = 73581.227*1.057t 0.99742 0.01399 Nhìn vào bảng trên ta thấy hàm bậc ba là hàm có hệ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình nhỏ . Vì vậy để biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng ta có thể xử dụng hàm xu thế bậc ba là hiệu quả nhất : = 74038.833 + 2946.124t + 467.336t2 – 22.506t3 Dự đoán quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2005-2006 bằng hàm xu thế đã chọn ở trên: = 74038.833 + 2946.124t + 467.336t2 – 22.506t3 Ta có thể tìm được giá trị dự đoán như sau: + Dự đoán điểm : Năm 2005: (t=12) == 74038.833 + 2946.124*12 + 467.336*144 – 22.506*1728 = 137798.337 Năm 2006: (t=13) == 74038.833 + 2946.124*13 + 467.336*169 – 22.506*2197 = 141872.547 + Dự đoán khoảng: + t* Sp ≥ ≥ - t* Sp Trong đó : Sp : là sai số dự đoán t: là giá trị theo bảng T- student với = 0.05 thì t(11- 4)=t,7=2.365 ta có: Sp = Se* Trong đó: Se: là sai số mô hình hồi quy n: số quan sát l : thời hạn dự đoán Se= Kết quả tính toán được bằng SPSS Se=1028.03280 Năm 2005:(l=1) Sp = 1028.0328 Sp= 1224.387 137798.337 - 2.365*1224.387≤ ≤137798.337 + 2.365*1224.387 134902.662 ≤ ≤ 140694.0123 Năm 2006:(l=2) Sp = 1028.0328 Sp= 1274.247 137798.337 - 2.365*1274.247≤ ≤137798.337 + 2.365*1274.247 134784.7437 ≤ ≤ 140811.9303 Vậy nếu như xu thế phát triển trong 11 năm qua tiếp tục diễn biến như vậy và cố định các nhân tố chủ quan bên ngoài cho đến năm 2005,2006 thì với độ tin cậy 95% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tương ứng 137798.337 ( tỷ đồng) và 141872.547 ( tỷ đồng) . 2.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt a- xu hướng biến động Hàm xu thế phát triển của giá trị sản xuất ngành trồng trọt Biểu 9: một số hàm xu thế Dạng hàm Hàm xu thế Hệ số tương quan Sai số mô hình Tuyến tính = 56432.416 + 4570.252t 0.99735 1164.73041 Parabol = 56932.238 + 4339.565t + 19.234t2 0.99742 1219.23601 Hàm bậc ba =59160.471 + 2499.028t + 386.515t2 – 20.405t3 0.99798 1153.88435 Hàm mũ =59244.717*1.057t 0.99592 0.01754 Nhìn vào bảng trên ta thấy hàm bậc ba là hàm có hệ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình nhỏ . Vì vậy để biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng ta có thể xử dụng hàm xu thế bậc ba là hiệu quả nhất : =59160.471 + 2499.028t + 386.515t2 – 20.405t3 b- Dự đoán Dự đoán quy mô giá trị sản xuất ngành trồng trọt Việt Nam năm 2005-2006 bằng hàm xu thế đã chọn ở trên: =59160.471 + 2499.028t + 386.515t2 – 20.405t3 Ta có thể tìm được giá trị dự đoán như sau: + Dự đoán điểm: Năm 2005: (t=12) ==59160.471 + 2499.028*12 + 386.515*144 – 20.405*1728 = 109547.0258( tỷ đồng ) Năm 2006: (t=13) == 59160.471 + 2499.028*13 + 386.515*169 – 20.405*2197 = 112139.085( tỷ đồng ) + Dự đoán khoảng: Se=1153.88435 Năm 2005:(l=1) Sp = 1153.88435 Sp= 1374.2763 109547.0258- 2.365*≤ ≤109547.0258+ 2.365*1224.387 106296.8658 ≤ ≤ 112797.1858 Năm 2006:(l=2) Sp = 1153.88435 Sp= 1430.239652 112139.085- 2.365*1144.4891≤ ≤112139.085+ 2.365*1144.4891 108756.568≤ ≤ 115521.602 Vậy nếu như xu thế phát triển trong 11 năm qua tiếp tục diễn biến như vậy và cố định các nhân tố chủ quan bên ngoài cho đến năm 2005,2006 thì với độ tin cậy 95% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tương ứng là 109547.0258( tỷ đồng )và 112139.085( tỷ đồng ). 2.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi a- xu hướng biến động Hàm xu thế phát triển của giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Biểu 10: một số hàm xu thế Dạng hàm Hàm xu thế Hệ số tương quan Sai số mô hình Tuyến tính = 1089.138t + 11221.159 0.99164 495.37429 Parabol = 12312.009 + 585.669t + 41.956t2 0.99737 295.431 Hàm bậc ba =12592.738 + 353.785t + 88.230t2 – 2.571t3 0.99752 306.456 Hàm mũ =12042.143*1.063t 0.99592 0.01754 Nhìn vào bảng trên ta thấy hàm Parabol là hàm có hệ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình nhỏ . Vì vậy để biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng ta có thể xử dụng hàm xu thế Parabol là hiệu quả nhất : = 12312.009 + 585.669t + 41.956t2 b- Dự đoán Dự đoán quy mô giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2005-2006 bằng hàm xu thế đã chọn ở trên: + Dự đoán điểm :+ Dự đoán điểm: Năm 2005: (t=12) ==12312.009 + 585.669*12 + 41.956*144 25381.67158( tỷ đồng ) Năm 2006: (t=13) == 12312.009 + 585.669*13 + 41.956*169 27016.27(tỷ đồng ) + Dự đoán khoảng:22956.31018 ≤ ≤ 25625.332337 ( tỷ đồng ) Se=295.431 Năm 2005:(l=1) Sp = 295.431 Sp= 351.858 25381.67158- 2.365*351.858≤ ≤25381.67158+ 2.365*351.858 24549.52665 ≤ ≤ 26213.81651 Năm 2006:(l=2) Sp = 295.431 Sp= 366.1867245 27016.27- 2.365*366.1867245≤ ≤27016.27+ 2.365*366.1867245 26150.2384≤ ≤ 27882.3016 Vậy nếu như xu thế phát triển trong 11 năm qua tiếp tục diễn biến như vậy và cố định các nhân tố chủ quan bên ngoài cho đến năm 2005,2006 thì với độ tin cậy 95% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tương ứng 25381.67158( tỷ đồng ) và 27016.27(tỷ đồng ). 2.3. Giá trị sản xuất dịch vụ ngành nông nghiệp a- xu hướng biến động Hàm xu thế phát triển của giá trị sản xuất dịch vụ ngành nông nghiệp Biểu11: một số hàm xu thế Dạng hàm Hàm xu thế Hệ số tương quan Sai số mô hình Tuyến tính = 2309.551t + 63.554 0.99080 30.34188 Parabol = 2336.975 + 50.897t + 1.055t2 0.99187 30.27190 Hàm bậc ba =2285.599 + 93.333t - 7.414t2 + 0.471t3 0.99339 29.18839 Hàm mũ =2328.332*1.0239t 0.99047 0.01149 Nhìn vào bảng trên ta thấy hàm bậc ba là hàm có hệ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình nhỏ . Vì vậy để biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng ta có thể xử dụng hàm xu thế bậc ba là hiệu quả nhất : =2285.599 + 93.333t - 7.414t2 + 0.471t3 b- Dự đoán Dự đoán quy mô giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp Việt Nam năm 2005-2006 bằng hàm xu thế đã chọn ở trên: + Dự đoán điểm: Năm 2005: (t=12) ==2285.599 + 93.333*12- 7.414*144 + 0.471*1728 = 3150.99921( tỷ đồng ) Năm 2006: (t=13) == 2285.599 + 93.333*13 - 7.414*169 + 0.471*2197 = 3280.749( tỷ đồng ) + Dự đoán khoảng 3010.62683 ≤ ≤ 3291.37159 Se=29.18839 Năm 2005:(l=1) Sp = 29.18839 Sp= 34.7634 3150.99921- 2.365*34.7634≤ ≤3150.99921 + 2.365*34.7634 3068.7838 ≤ ≤ 3233.214586 Năm 2006:(l=2) Sp = 29.18839 Sp= 36.179009 3280.749- 2.365*36.179009≤ ≤3280.749+ 2.365*36.179009 3195.185643 ≤ ≤ 3318.809217 Vậy nếu như xu thế phát triển trong 11 năm qua tiếp tục diễn biến như vậy và cố định các nhân tố chủ quan bên ngoài cho đến năm 2005,2006 thì với độ tin cậy 95% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tương ứng 3150.99921( tỷ đồng )và 3280.749( tỷ đồng ). (Do nguồn số liệu hạn chế cho nên quá trình phân tích xin dừng tại đây) Chương III Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời gian tới I- Đánh giá chung theo hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam 1. những thành tựu trong những năm qua - Nhìn chung qua quá trình phân tích cho thấy kết quả sản xuất nông nghiệp tăng từ 64876.8 tỷ đồng năm 1994 lên 153955 tỷ đồng năm 2003 với tốc độ bình quân năm đạt 104300.793 tỷ đồng. Nét nổi bật trong sản xuất lương thực 10 năm qua là sản lượng tăng nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng sản lượng lương thực cao hơn tốc độ tăng dân số nên lương thực bình quân đầu người cũng tăng dần qua các năm: từ 358.2 kg năm 1994 tăng lên 458.2 năm 2000. Nếu tính theo quy định mới, tức là chỉ tính sản lượng lương thực có hạt, không kể khoai lang, sắn thì năm 2000 sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 433.9 kg. Trong sản xuất lúa ở tất cả các vùng đều tăng nhanh và ổn định cả về diên tích và năng suất Cùng với mở rộng diện tích, 10 năm qua sản lượng lúa nước ta còn đạt được tiến bộ về thâm canh tăng năng suất và năng cao chất lượng gạo. Trình độ thâm canh lúa của nông dân không ngừng tăng lên cùng với tác động tích cực của khoa học kỹ thuật, đưa năng suất lúa từ1994 là 35.2 tạ\ha lên 42.5 tạ/ha năm 2000 bình quân hàng năm tăng trên 1 tạ/ha . - Về trồng trọt trong 10 năm qua diện tích cây trồng tăng nhanh qua các năm bình quân tăng 7.5% , và đã đóng góp một phần vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1994 là 49920.7 tỷ đồng năm 2004 là 111171.8 tỷ đồng chiếm 76.65%. ngành trồng trọt trong những năm qua cũng đã có nhưng biến đổi lớn, trong ngành đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ tập trung sản xuất vào vụ Đông xuân vì thời gian này có nhiều lợi thế về thời tiết, giống, giá bán cao. Giảm dần các giống có năng xuất thấp, tăng những giống có năng suất và chất lượng cao. - Chăn nuôi phát triển nhanh và toàn diện tốc độ tăng trưởng cao nhất là trong thời gian gần đây năm 2000 là 18505.4 tỷ đông thì đến sơ bộ năm 2004 là 23438.98 tỷ đồng ( thời kỳ này tăng 126.67 %) . Đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường . Đến 1.7.2002 cả nước có 2048 trang trại chăn nuôi, tăng 286 trang trại các trang trại chủ yếu là chăn nuôi bò sữa, lợn thịt hướng nạc, vịt siêu trứng ...tuy nhiên toàn ngành cũng không it những vấn đề đặt ra: 2. Những nhược điểm và vấn đề đặt ra. Thứ nhất: Nhược điểm lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp nước ta là sức cạnh tranh của các nông sản hàng hoá còn hạn chế trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhược điểm này thể hiện trên tất cả các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó rõ nét nhất là: chất lượng còn thấp, chi phí cao, chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, quy cách và mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một số thí dụ cụ thể: lúa gạo là nông sản chủ yếu, tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng chất lượng lại chưa cao. Tỷ trọng các loại gạo chất lượng thấp còn lớn (trên 60%) và không giảm, gạo có chất lượng cao chiếm tỷ lệ nhỏ và tăng chậm. Đối với gạo xuất khẩu, gạo hạt dài, thơm ngon, không bạc bụng vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn, nên giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn gạo Thái Lan cùng loại từ 10 - 15USD/tấn. Rau quả với sản lượng hàng triệu tấn, sản xuất quanh năm, mùa nào thức ấy song chất lượng và độ sạch thấp, nên chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước, xuất khẩu tăng chậm và không vững chắc: 1996 = 90 triệu USD, 1997 = 71,2; 1998 = 52,6; 1999 = 104,9 triệu USD, năm 2001 - 2002 tuy có khởi sắc nhưng cũng chưa tương xứng với khả năng. Cà phê cũng trong tình hình tương tự, chủ yếu là cà phê vối, trong khi thị trường cần cà phê chè. Thịt lợn tỷ lệ nạc còn thấp nên chủ yếu chỉ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu khó khăn, giá trị thấp: 1996 = 10,2 triệu USD, 1997 = 28,8 triệu USD, 1998 = 12 triệu USD, 1999 = 15 triệu USD và năm 2001 - 2002 khoảng 16 triệu USD quá thấp so với tiềm lực và yêu cầu phát triển sản xuất. Thêm vào đó, tỷ trọng nông sản qua chế biến công nghiệp lại rất thấp và tăng chậm: chè 55%, rau quả 5%, thịt 1%, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, nông sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế. Thứ hai: Quá trình chuyển sang nông nghiệp hàng hoá phát triển không đều: trong khi các tỉnh Nam bộ và Tây Nguyên chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá với sản lượng hàng hoá nhiều (lúa gạo ở ĐBSCL, cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, điều ở Đông Nam bộ, trái cây ở ĐBSCL), tỷ suất hàng hoá cao thì ở các vùng miền Trung, miền Bắc lại diễn ra chậm, nhiều vùng như miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ vẫn duy trì phương thức tự cung tự cấp là chủ yếu, lấy phương châm tự túc lương thực thực phẩm làm mục tiêu, còn sản phẩm hàng hoá ít, chỉ là phần dư ra sau tiêu dùng của từng hộ. Đồng bằng Sông Hồng là vùng trọng điểm lúa của cả nước, lại là vùng có thế mạnh về sản xuất nông sản hàng hoá vụ đông, chăn nuôi lợn, nhưng tính chất hàng hoá của vùng này còn mờ nhạt so với ĐBSCL, Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Điều này thể hiện rõ ở chỗ tỷ suất hàng hoá trong nông nghiệp còn thấp và tăng chậm: 1996 = 39,8%, 2000 = 41,9%, 2001 = 42%, 2002 = 44%, riêng ngành trồng trọt còn thấp hơn 29,6%; 32,6%, 31% và 33% trong các năm tương ứng. Sự phát triển không đều về sản xuất nông sản hàng hoá thể hiện rõ trên tất cả các ngành và sản phẩm, từ trồng trọt đến chăn nuôi, từ lương thực đến rau quả và cây công nghiệp. Thứ ba: tình trạng cung vượt cầu diễn ra phổ biến và kéo dài đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến giá lương thực, thực phẩm, thủy sản, nguyên liệu giấy giảm và đứng ở mức thấp, kéo theo thu nhập của nông dân và sức mua ở thị trường nông thôn tăng chậm. Lúa gạo, rau quả tươi, thịt lợn, thịt gia cầm, cà phê, cao su, thủy sản, nguyên liệu giấy... đều xuất hiện tình trạng ứ đọng sản phẩm do tốc độ tăng trưởng sản xuất cao hơn tốc độ tăng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tình trạng này tồn tại ngay cả trong những năm, những vùng bị thiên tai, dẫn đến giá cả giảm trên phạm vi cả nước. Chỉ số giá cả hàng lương thực, thực phẩm từ 1996 đến nay tăng không đáng kể: 1996 = 4,4%; 1997 = 1,6%; 1999 giảm 1,9% và 2000 – 2001 tiếp tục giảm, riêng giá lương thực trong 5 năm chỉ có năm 1998 tăng, 4 năm còn lại giảm sút lớn: 1999 giảm 7,8%, 2000 giảm 7,9% và năm 2001 giảm, năm 2002 tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt mức 1998, trong khi đó giá hàng hoá phi lương thực và dịch vụ vẫn tăng. Thứ 4: cơ cấu nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn mất cân đối, năm 2002: nông nghiệp 76,9%, lâm nghiệp 4,27%, thủy sản 18,8% nhưng chuyển dịch chậm. Năm 2001 ba tỷ lệ tương ứng là 76,41%, 4,69% và 18,9%, vị trí của lâm nghiệp quá mờ nhạt. Trong nội bộ nông nghiệp cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi vẫn mất cân đối. Năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi mới chiếm 17,1% giá trị sản xuất nông nghiệp, so với 16,84% của năm 1999, 16,9% năm 1998, 16,7% năm 1997 và 16,6% năm 1996. Như vậy mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính đến năm 2000 nâng tỷ trọng chăn nuôi là 30% giá trị sản xuất nông nghiệp không đạt được. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng chuyển dịch rất chậm. Xu hướng quá xem trọng cây lương thực, xem nhẹ các cây trồng khác vẫn phổ biến ở các vùng, các địa phương, kể cả miền Nam và miền Bắc. Cho đến nay, cây lương thực vẫn chiếm 63 - 64% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và từ 83 – 84% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là không hợp lý. Xu hướng độc canh cây lúa vẫn còn diễn ra ở một số vùng và địa phương, rõ nhất là tình trạng sản xuất 3 vụ lúa ở ĐBSCL vẫn tiếp diễn đến năm 2002 và 2003 dù Nhà nước có chủ trương hạn chế. Nguyên nhân của những nhược điểm trên có nhiều, một phần do tác động của các yếu tố khách quan như thiên tai, thị trường thế giới, tập quán sản xuất và tiêu dùng của dân cư, điểm xuất phát thấp, nhưng mặt chủ yếu vẫn là do các yếu tố chủ quan: công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển biến chậm so với yêu cầu của thị trường - vùng nào, năm nào, trồng cây gì, nuôi con gì, sản lượng, chất lượng, chủng loại như thế nào... chưa được xác định rõ ràng. Thêm vào đó công tác tổ chức, chỉ đạo của các ngành, các cấp nhất là địa phương và cơ sở chưa đồng bộ, chưa gắn sản xuất với thị trường, chỉ quan tâm đến số lượng và tốc độ tăng trưởng, ít chú ý đến chất lượng, giá trị, giá cả, chủng loại nông sản sản xuất. Các cơ chế và chính sách của Nhà nước cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá, lấy thị trường làm mục tiêu, nhưng chậm sửa đổi. Đầu tư vẫn dàn đều, chú ý chiều rộng, xem phụ chiều sâu nên năng suất, chất lượng nông sản chưa cao. Công nghệ sau thu hoạch và nhất là công nghệ chế biến nông sản còn chưa theo kịp yêu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và thế giới. Bà con nông dân hiểu biết quá ít về cơ chế thị trường, đến sản xuất hàng hoá, lại thiếu vốn nên số đông vẫn sản xuất những nông sản truyền thống với công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh. Nông dân nhiều vùng vẫn duy trì quá lâu tình trạng tự cung tự cấp và độc canh lúa với phương thức sản xuất phân tán, manh mún, kỹ thuật lạc hậu nên chất lượng và hiệu quả thấp. Tình trạng tự phát trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất diễn ra phổ biến trong nông, lâm nghiệp, thủy sản kéo dài và đến năm 2003 vẫn tiếp diễn. Những nhược điểm tuy còn nhiều và có mặt còn nghiêm trọng, song đó không phải là cơ bản. Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp từ TW đến địa phương và hơn 13 triệu hộ nông dân cả nước đã thấy rõ và tìm mọi giải pháp để khắc phục hoặc hạn chế, trong đó có nhiều giải pháp đã phát huy tác dụng tích cực. Chủ trương tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sửa đổi Luật đất đai cho thông thoáng hơn, miễn giảm thuế và quota xuất khẩu nông sản, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay vốn đến hộ nông dân với mức 30 triệu đồng không thế chấp, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, và đầu năm 2003 thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho các hộ nông dân cả nước... là những bằng chứng cụ thể. Các giải pháp đồng bộ và tích cực đó đã hạn chế khó khăn, phát huy thuận lợi, tạo điều kiện cho nông nghiệp nước ta hoàn thành vượt mức các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. II- Hướng phát triển trong thời gian tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết định chiến lược phát triển nông thôn nông nghiệp đến năm 2010 với các chỉ tiêu định lượng rất cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (kể cả Lâm nghiệp và Thuỷ sản) bình quân hàng năm từ 4.0 - 4.5%. Đến năm 2010, Tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp (mở rộng) trong GDP khoảng 16% - 17%; Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp (nghĩa hẹp) khoảng 25%. Sản lượng Thuỷ sản đạt khoảng 3.0 - 3.5 triệu tấn (trong đó 1/3 là sản phẩm nuôi trồng). Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD, trong đó Thuỷ sản khoảng 3.5 tỷ USD. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động nông thôn, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại. Để cụ thể hoá chiến lược đó, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng làn thứ V (khoá IX) đã ra nghị quyết quan trọng về “đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, xây dựng nông thôn ngày càng giầu đẹp, văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý”... Mục tiêu cụ thể của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 do Quốc hội thông qua, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP 20 - 21%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông Lâm ngư nghiệp 4.8%. 1. Tổng sản lượng lương thực có hạt: Mục tiêu 40 triệu tấn vào năm 2010 là khiêm tốn và hoàn toàn có thể vượt xa kế hoạch vì những lý do sau đây: Năm 2000, sản lượng lương thực có hạt đạt 34,5 triệu tấn, năm 2002 đạt 36,9 triệu tấn. Thực tế sản xuất lương thực 15 năm đổi mới 1986 - 2000 cho thấy mức tăng sản lượng thực có hạt bình quân 1,2 triệu tấn/ năm, riêng lúa 1,25 triệu tấn/ năm. 10 năm cuối cùng Thập kỷ 90, Sản lượng lương thực có hạt tăng thêm 16,6 triệu tấn, bình quân 1,46 triệu tấn /1 năm, riêng lúa tăng 12,7 triệu tấn. Bình quân 1,27 triệu tấn/năm. Trong khi đó mục tiêu đề ra từ năm 2001 chỉ tăng bình quân 0,55 triệu tấn/năm. Dự báo đến 2006 sản lượng lương thực có hạt đạt 40 triệu tấn (vượt 4 năm so với kế hoạch) 2. Tốc độ tăng trưởng của Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Kết quả đạt được hay không của mục tiêu này phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của cả ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ năm 2003 đến 2010, dự báo khả năng nông nghiệp và thuỷ sản sẽ duy trì được tốc độ khá cao như 10 năm của thập kỷ 90, nên tốc độ tăng trưởng chung khu vực nông lâm thuỷ sản có triển vọng đạt và vượt mục tiêu đề ra là 4,8%. Cơ sở của dự báo này là: Dự báo tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 3 năm 2003 - 2005 sẽ đạt từ 4.3 đến 4.5% thấp hơn tốc độ tăng trưởng 15 năm trước đó: 1986 - 2000 tăng bình quân 5.75% , thời kỳ 1996 - 2000 tăng 6.45%. Cơ sở của dự báo này là cả hai ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi đều có triển vọng phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng toàn ngành sẽ chậm lại do giá trị 1% tăng lên của thời kỳ này lớn hơn nhiều so với các thời kỳ trước đó và tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tốc độ tăng trưởng trồng trọt từ 3-4%, chăn nuôi từ 5-6%. Thực tế 2 năm 2001 – 2002 trồng trọt tăng 3,89%, chăn nuôi tăng 7%. III- Một số kiến nghị và giải pháp trong công tác phân tích thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2001 - 2010 là đẩy nhanh CNH, HĐH, đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị TW5 (Khoá IX) (3-2002) đã ra 3 Nghị quyết quan trọng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp và nông thôn. Đó là “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”; “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể” và “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Trên cơ sở thực tế Việt Nam, và quá trình phân tích thống kê tôi có một số ý kiến như sau 1- Tăng cường, hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp Tăng cường, hoàn thiện quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp là giải pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa cấp bách và lâu dài. Trong những năm trước mắt, sớm quy hoạch và định hướng phát triển ( cả trung hạn và dài hạn ) cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn và các loại cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Việc quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất phải dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá được các yếu tố, điều kiện nhu cầu thị trường ( đối với khu vực, ngành hàng và từng loại sản phẩm) , gắn với kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Những năm qua, việc xây dựng quy hoạch tổng thể đã được triển khai, đã hình thành được một số vùng nông sản chuyên canh như lúa, cà phê, cao su... nhưng hàng chục triệu nông dân vẫn tiến hành sản xuất trong tâm trạng không rõ số phận hàng hoá gắn với lợi ích mình sẽ ra sao. Người sản xuất hầu như không nắm vững yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng sản phẩm và giá cả, họ chọn giống và kỹ thuật theo kinh nghiệm truyền miệng là chủ yếu, bán khi lời khi lỗ, có khi càng trúng mùa càng lỗ( vì do rớt giá ), không chủ động được đầu vào đầu ra.Điều đó chứng minh sản xuất nông nghiệp cần phải có chiến lược, phương án cụ thể cho từng cây, con, từng loại sản phẩm. 2- Đẩy nhanh phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp - Tiền đề của sự phân công lao động là năng suất lao động nông nghiệp, mà trước hết và chủ yếu là năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực phải đạt ở mức nhất định đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cần thiết cho xã hội, mới tạo nên sự phân công giữa những người sản xuất lương thực với những người sản xuất nguyên liệu công nghiệp, chăn nuôi, tạo nên sự phân công lao động giữa những người làm nông nghiệp và những người làm các ngành khác ...để tăng sản lượng lương thực chúng ta nên đầu tư vào thay đổi giống mới , hệ thống tưới tiêu, phân bón. Hiện nay sản lượng lương thực của chúng ta vẫn còn rất thấp theo số liệu thống kê năm 2000 năng suất lúa của nước ta mới chỉ đạt 40 ta/ha trong khi đó Ôxtrâylia( năm 1993- 84.2 tạ/ha) Nhật Bản( năm 1992- 64.2 tạ/ha) Trung Quốc (60 tạ/ha), theo tính toán của các nhà khoa học sản lượng lúa chênh lệch giữa ruộng được tưới tiêu 100% và ruộng không được tưới là 645 kg/ha, nếu đầu tư đúng mức thì Việt Nam vẫn còn nhiều khả năng tăng năng suất, hiệu quả ở các vùng đất trồng lúa. - Chuyển một bộ phận lao động trồng cây lương thực sang phát triển cây công nghiệp, cây công nghiệp là loại cây mà sản phẩm của nó có tỷ suất nông sản hàng hoá cao. Hầu hết sản phẩm của các loại cây công nghiệp, ngay từ đầu đã là hàng hoá. Nó là nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến và nguồn hàng hoá xuất khẩu, cho nên đây là nguồn thu trực tiếp và hiệu quả trong nông nghiệp cần phải phát triển có quy hoạch và có trọng tâm. - Dành lao động thoả đáng cho phát triển các loại cây rau, hoa, quả thực phẩm , trong những năm qua nhiều địa phương đã chuyển “ vườn ra đồng” và đã cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nhưng phương thức sản xuất còn theo lối quảng canh, chưa đi vào thâm canh tăng năng suất để có tỷ suất cao.Vì vậy, trong những năm tới cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, kết hợp giữa sản xuất tập trung với thâm canh phát triển phân tán trong hộ nông dân. Để thực hiện phương hướng và mục tiêu trên cần phải đầu tư thêm một lực lượng lao động nhất định để cải tạo đất, cải tạo và nâng cấp các vườn cây hiện có. Để sử dụng lực lượng lao động này có hiệu quả cần phải “ hình thành các vùng sản xuất tập trung... rau, hoa, quả phát triển nhanh và hoàn chỉnh các vành đai, các vùng rau, hoa tập trung gần các thành phố lớn, như : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng , Huế , Đà Lạt... đồng thời ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các giống mới có chất lượng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích và tăng thu nhập cho người trồng rau, hoa, quả , đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và khu vực. - Tăng lao động để phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, từng bước phát triển cân đối với trồng trọt Chăn nuôi là một ngành nông nghiệp có tỷ suất hàng hoá cao. Sự phát triển của chăn nuôi luôn luôn gắn với phát triển của trồng trọt, trồng trọt tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, đồng thời đòi hỏi chăn nuôi phải phát triển để giải quyết sức kéo và phân bón cho nó. Vì thế trồng trọt và chăn nuôi phải phát triển cân đối với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển 3- Cần phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của kinh tế hộ Các hình thức dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là làm đất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trứ sâu dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi, tưới, tiêu nước, chế biến và tiêu thụ nông sản ...Trong nền nông nghiệp các hình thức dịch vụ đó trở thành lĩnh vực hoạt động riêng, do các đơn vị chuyên môn tiến hành, phục vụ cho các đơn vị kinh tế nông nghiệp. Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện thâm canh, tăng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, nâng cao năng suất lao động. Do đó làm tăng sản lượng nông sản hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân. Cho nên đây là nhu cầu tất yếu, phổ biến hiện nay của kinh tế hộ nông dân nước ta. Việc xây dựng và phát triển các hình thức, các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phải dựa trên cơ sở tính toán xác định được nhu cầu nói chung của nhiều hộ nông dân; phải dự kiến được sự phát triển, tăng lên của nhu cầu đó trong một thời gian tương đối dài , phải kế thừa và tận dụng các hình thức, các cơ sở, tổ chức dịch vụ nông nghiệp hiện có; đồng thời tuỳ theo nhu cầu mà phát triển các hình thức, các tổ chức dịch vụ mới hoặc mở rộng, phát triển các hình thức, các tổ chức dịch vụ. Do đó, Nhà nước phải có một chiến lược phát triển các dịch vụ nông nghiệp gắn liền với chiến lược phát triển nền nông nghiệp - Phương thức chung của sự đổi mới đó là : + Bảo đảm đáp ứng kịp thờ, đầy đủ, các nhu cầu dịch vụ khác nhau cho kinh tế hộ nông dân ở các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau. + Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế cùng tham gia tiến hành các hoạt động dịch vụ; trong đó dịch vụ quốc doạn phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn. + Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ trong hoạt động kinh doanh; đồng thời có sự giúp đỡ và hướng dẫn của Nhà nước. Kết Luận Phân tích thống kê tình hình phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 1994-2004 cho chúng ta thấy nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Nhờ phân tích thống kê mà ta có thể nhận định được thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp , và xu hướng phát triển nông nghiệp nước ta trong các giai đoạn khác nhau. Xu hướng của ngành nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh cả trong nước và ngoài nước. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách nhưng ngành nông nghiệp vẫn phát triển vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đóng góp phần không nhỏ trong sự đi lên của kinh tế đất nước. Với đặc điểm là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời vừa bảo đảm phát triển bền vững, nhà nước cũng như các cấp ngành cần có sự quan tâm và giúp đỡ hơn nữa để ngành nông nghiệp đi lên tương xứng với vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo PGT-TS Bùi Huy Thảo và các cô chú chuyên viên công tác tại Vụ Nông,Lâm nghiệp và Thuỷ sản đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Phụ lục Một số kết quả tính toán bằng phương pháp SPSS 1 DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 2297909265. Xây dựng hàm xu thế toàn ngành nông nghiệp MODEL: MOD_12. _Dependent variable.. y Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99769 R Square .99539 Adjusted R Square .99488 Standard Error 1360.86302 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 3602733803.5 3602733803.5 Residuals 9 16667533.3 1851948.1 F = 1945.37509 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 5722.947273 129.753197 .997695 44.106 .0000 (Constant) 69963.116364 880.029002 79.501 .0000 _Dependent variable.. y Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99815 R Square .99631 Adjusted R Square .99539 Standard Error 1291.52698 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 3606057001.3 1803028500.6 Residuals 8 13344335.6 1668041.9 F = 1080.92516 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 4976.127692 543.244985 .867500 9.160 .0000 Time**2 62.234965 44.092004 .133674 1.411 .1958 (Constant) 71581.225455 1418.365143 50.467 .0000 _Dependent variable.. y Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99859 R Square .99718 Adjusted R Square .99597 Standard Error 1208.03247 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 3609185939.7 1203061979.9 Residuals 7 10215397.2 1459342.5 F = 824.38634 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2946.131838 1476.542797 .513606 1.995 .0862 Time**2 467.333916 279.713792 1.003786 1.671 .1387 Time**3 -22.505497 15.369818 -.532331 -1.464 .1865 (Constant) 74038.825758 2139.399123 34.607 .0000 _Dependent variable.. y Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99742 R Square .99484 Adjusted R Square .99427 Standard Error .01399 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .33986154 .33986154 Residuals 9 .00176241 .00019582 F = 1735.55373 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.057158 .001411 2.711270 749.487 .0000 (Constant) 73581.219910 665.857863 110.506 .0000 2. Xây dựng hàm xu thế giá tri sản xuất ngành trồng trọt MODEL: MOD_8. _Dependent variable.. y Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99735 R Square .99471 Adjusted R Square .99413 Standard Error 1164.73041 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 2297592185.0 2297592185.0 Residuals 9 12209372.4 1356596.9 F = 1693.64394 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 4570.251818 111.052688 .997354 41.154 .0000 (Constant) 56432.416364 753.195973 74.924 .0000 _Dependent variable.. y Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99742 R Square .99485 Adjusted R Square .99356 Standard Error 1219.23601 Analysis of Variance:.8 1148954632.9 Residuals 8 11892291.6 1486536.5 F = 772.90714 Signif F = .0000 ------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 4339.565105 512.837794 .947011 8.462 .0000 Time**2 19.223893 41.624031 .051688 .462 .6565 (Constant) 56932.237576 1338.974628 42.519 .0000 _Dependent variable.. y Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99798 R Square .99596 Adjusted R Square .99424 Standard Error 1153.88435 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 2300481413.8 766827137.9 Residuals 7 9320143.6 1331449.1 F = 575.93426 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2499.027797 1410.359124 .545356 1.772 .1197 Time**2 386.515152 267.176068 1.039229 1.447 .1912 Time**3 -20.405070 14.680890 -.604174 -1.390 .2072 (Constant) 59160.471212 2043.503974 28.951 .0000 _Dependent variable.. y Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99592 R Square .99185 Adjusted R Square .99095 Standard Error .01754 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .33707201 .33707201 Residuals 9 .00276847 .00030761 F = 1095.78498 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.056917 .001767 2.707210 597.995 .0000 (Constant) 59244.717366 671.940592 88.170 .0000 3. Xây dựng hàm xu thế giá tri sản xuất ngành chăn nuôi MODEL: MOD_10. _Dependent variable.. y Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99164 R Square .98336 Adjusted R Square .98151 Standard Error 495.37429 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 130484504.8 130484504.8 Residuals 9 2208561.1 245395.7 F = 531.73105 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1089.138545 47.232085 .991643 23.059 .0000 (Constant) 11221.158727 320.343585 35.029 .0000 _Dependent variable.. y Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99737 R Square .99474 Adjusted R Square .99342 Standard Error 295.43071 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 131994831.5 65997415.8 Residuals 8 698234.4 87279.3 F = 756.16341 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 585.669175 124.264729 .533242 4.713 .0015 Time**2 41.955781 10.085838 .470652 4.160 .0032 (Constant) 12312.009030 324.444339 37.948 .0000 _Dependent variable.. y Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99752 R Square .99505 Adjusted R Square .99292 Standard Error 306.45608 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 132035658.7 44011886.2 Residuals 7 657407.3 93915.3 F = 468.63367 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 353.785089 374.572318 .322116 .945 .3764 Time**2 88.229767 70.958352 .989745 1.243 .2537 Time**3 -2.570777 3.899046 -.317579 -.659 .5308 (Constant) 12592.737879 542.727031 23.203 .0000 _Dependent variable.. y Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99766 R Square .99533 Adjusted R Square .99481 Standard Error .01474 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .41664800 .41664800 Residuals 9 .00195625 .00021736 F = 1916.85090 Signif F = .0000 ------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.063478 .001495 2.711930 711.387 .0000 (Constant) 12042.142773 114.809236 104.888 .0000 4. Xây dựng hàm xu thế giá tri sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp MODEL: MOD_11. _Dependent variable.. y Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99080 R Square .98169 Adjusted R Square .97966 Standard Error 30.34188 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 444302.71 444302.71 Residuals 9 8285.67 920.63 F = 482.60729 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 63.554036 2.892985 .990804 21.968 .0000 (Constant) 2309.551236 19.621180 117.707 .0000 _Dependent variable.. y Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99187 R Square .98380 Adjusted R Square .97975 Standard Error 30.27190 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 445257.28 222628.64 Residuals 8 7331.10 916.39 F = 242.94149 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 50.896750 12.733034 .793478 3.997 .0040 Time**2 1.054774 1.033466 .202600 1.021 .3373 (Constant) 2336.975358 33.244839 70.296 .0000 _Dependent variable.. y Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99339 R Square .98682 Adjusted R Square .98118 Standard Error 29.18839 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 446624.64 148874.88 Residuals 7 5963.74 851.96 F = 174.74352 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 93.333221 35.676119 1.455060 2.616 .0346 Time**2 -7.413702 6.758424 -1.424019 -1.097 .3090 Time**3 .470471 .371364 .995159 1.267 .2457 (Constant) 2285.599939 51.692005 44.216 .0000 _Dependent variable.. y Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99047 R Square .98104 Adjusted R Square .97893 Standard Error .01149 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .06149843 .06149843 Residuals 9 .00118876 .00013208 F = 465.59905 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.023927 .001122 2.692508 912.579 .0000 (Constant) 2328.331893 17.304276 134.552 .0000 Tài liệu tham khảo Giáo trình Lý thuyết Thống kê - Trường ĐHKT Quốc dân Hà Nội Giáo trình kinh tế nông nghiệpTạp chí kinh tế và phát triển Giáo trình: ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê Niên gián thống kê năm 2003-NXB Thống kê 2004 Phương pháp biên soạn SNA ở Việt Nam Tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-200, Tổng cục Thống kê Báo cáo tình hình sản xuất Nông lâm, nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2001 đến 6 tháng đầu năm 2003 Toàn cảnh kinh tế Việt Nam Số liệu thống kê năm 1975-2000, Tổng cục thống kê 10. Tạp chí kinh tế và phát triển 11. Tạp chí con số và sự kiện Mục lục Chương I. Những vấn đề chung về kết quả sản xuất nông nghiệp và phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp 1 I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2 a). Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2 b).Những đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp 4 II- Một số khái niệm về kết quả sản xuất nông nghiệp 7 1. Kết quả sản xuất 7 2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất 7 3. đơn vị đo lường 7 III- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất nông nghiệp 8 1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất 8 2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 9 3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sản phẩm ngành nông nghiệp 9 3.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi 10 3.1.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi bao gồm Giá trị sản phẩm chính và Giá trị sản phẩm phụ 10 3.1.2 Giá trị sản xuất trồng trọt là giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ trồng trọt bao gồm 10 3.1.3 Giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp 10 3.1.4 Giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt và chăn nuôi bao gồm 11 4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp 11 4.1.1. Tổng giá trị sản xuất 11 4.1.2. Giá trị tăng thêm 15 5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 17 IV. Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất 19 1- Phương pháp phân tổ 19 2- Phương pháp Bảng thống kê 20 3- Phương pháp Dãy số thời gian 20 3.1. Khái niệm 20 3.2. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian. 21 3.3. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian 21 4- Phương pháp dự báo thống kê ngăn hạn 23 4.1 Khái niệm 23 4.2 Tác dụng của dự báo thống kê ngăn hạn 23 4.3 Đặc điểm của phương pháp dự báo thống kê 23 Chương II . Phân tích thực trạng kết quả sản xuất nông nghiệp việt nam thời kỳ 1994- 2004 25 I- khái quát chung ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994- 2004 25 1- Về sản xuất nông nghiệp 25 2. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có nhiều khởi sắc 29 3. Các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển và tăng trưởng ổn định 29 4. Chăn nuôi phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh 31 5. Xuất hiên các mô hình phát triển nông, lâm, thuỷ sản 32 5.1. Mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp 32 5.2. Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh 32 5.3. Mô hình gắn nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp, xuất khẩu 33 5.4. Mô hình HTXNN dịch vụ kinh tế hộ 34 II- Hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp 35 1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 35 2- phân tích xu hướng biến động và dự đoán khả năng đạt được trong năm 2005-2006 35 III- Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích 36 1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 36 2 – Phân tích xu hướng biến động và dự báo khả năng đạt được trong năm 2005-2006 42 2.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 45 2.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 46 2.3. Giá trị sản xuất dịch vụ ngành nông nghiệp 48 Chương III- Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời gian tới 50 I- Đánh giá chung theo hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam 50 1. những thành tựu trong những năm qua 50 2. Những nhược điểm và vấn đề đặt ra 51 II- Hướng phát triển trong thời gian tới 53 1. Tổng sản lượng lương thực có hạt 54 2. Tốc độ tăng trưởng của Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 54 III- Một số kiến nghị và giải pháp trong công tác phân tích thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp 55 1- Tăng cường, hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp 56 2- Đẩy nhanh phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp 56 3- Cần phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của kinh tế hộ 58 Kết Luận 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0008.doc
Tài liệu liên quan