Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-Nông sản Việt Nam

Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản thì việc nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về mặt hàng nông sản từ đó có thể rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường nông sản. Điều đó sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh cho mặt hàng này. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường về mặt hàng nông sản là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường. Để thực hiện nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản đều nghiên cứu từ các công việc sau: - Nghiên cứu cung: Trước hết phải nắm được tình hình chung, đó là toàn bộ khối lượng hàng hóa nông sản đã, đang và có khả năng bán trên thị trường. - Nghiên cứu cầu: Vì nông sản là mặt hàng thiết yếu và có sức cạnh tranh, nên cần nghiên cứu từ những thị trường về hàng hóa nông sản đang bán trên thị trường mà xác định xem mặt hàng nông sản nào có thể thương mại hoá được.

doc99 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-Nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hàng kinh doanh đa dạng, trên nhiều khu vực, thị trường khác nhau cho nên Tổng công ty phải kinh doanh trong một môi trường kihn doanh gay gắt, khốc liệt. Không những Tổng công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài tại thị trường Việt Nam và các thị trường mà Tổng công ty có quan hệ xuất nhập khẩu. Với môi trường cạnh tranh như vậy, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh nước ngoài rất khó nhận biết do hệ thống thông tin của ta chưa tốt nên Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Tổng công ty cần đẩy mạnh công tác tìm hiểu, thăm dò các đối thủ cạnh tranh qua nhiều hình thức để có những phương án đưa ra, kịp thời đối phó. Qua việc xem xét một số vấn đề về môi trường kinh doanh của Tổng công ty ta thấy: * Thuận lợi: Với một lực mạnh cả về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất đã tạo cho Tổng công ty một lực đẩy mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với xu thế chung của đất nước là mở cửa, hội nhập đã mở ra cho Tổng công ty nhiều cơ hội lớn để xuất- nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp. * Khó khăn: Do còn hạn chế về nhiều mặt nên Tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn, Tổng công ty cần phải khắc phục bằng việc tìm hiểu rõ những nguyên nhân. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tận dụng tối đa các tiềm năng bên trong, biến nó thành sức mạnh chính của Tổng công ty. II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam 1. Chọn chỉ tiêu và phương pháp phân tích 1.1. Chọn chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản Để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty đòi hỏi chúng ra phải tính toán được đầy đủ các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu về xuất khẩu. Tuy nhiên do số liệu thu thập được không đầy đủ, việc tính toán lại phức tạp, do vậy trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta chỉ tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu quan trọng. Thứ nhất: Chỉ tiêu quy mô xuất khẩu. Chỉ tiêu này có thể tính theo đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. - Theo đơn vị hiện vật, chúng ta sẽ biết được tổng sản lượng nông sản thực tế đã xuất khẩu trong một giai đoạn, một năm hoặc một thời kỳ là bao nhiêu, với đơn vị tính là tấn hoặc triệu tấn. - Theo đơn vị giá trị (kim ngạch xuất khẩu) cho biết tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu trong một giai đoạn, một năm hoặc một thời kỳ là bao nhiêu, với đơn vị tính là VND hay USD. Qua việc tính chỉ tiêu quy mô xuất khẩu, nó phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động xuất khẩu, từ đó giúp ta đánh giá được tiềm năng kinh tế cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty. Thứ hai: Chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu. Chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu bao gồm các loại cơ cấu phân theo từng loại mặt hàng nông sản, cơ cấu phân theo thị trường xuất khẩu, hoặc từng loại mặt hàng kết hợp với thị trường. Theo mỗi loại, chúng ta có thể phân tích theo chỉ tiêu tuyệt đối hay chỉ tiêu tương đối. Chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu nông sản cho phép ta nghiên cứu từng mặt hàng nông sản, về khối lượng và tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng lượng xuất khẩu. Và việc phân tích chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu theo thời gian giúp chúng ta thấy được xu thế biến động của tỷ trọng từng mặt hàng nông sản được xuất khẩu. Qua đó đánh giá tiềm năng từng mặt hàng, phân tích xem mặt hàng nông sản nào là mặt hàng chủ lực có khả năng mở rộng thị trường. Từ đó có định hướng phát triển, mở rộng thị trường theo hướng tốt nhất. 1.2. Chọn phương pháp phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản Như trên đã trình bày, các phương pháp có thể vận dụng tính toán phân tích các chỉ tiêu thống kê hoạt động xuất khẩu nông sản bao gồm: phương pháp hồi qui tương quan, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số. Với nhiệm vụ phân tích là: - Tìm quy luật (quy luật xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc). - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (sử dụng phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp chỉ số). Xác định mức độ biến động (sử dụng phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số). Xác định vai trò của các nhân tố (sử dụng phương pháp hồi quy tương quan). Dự báo thống kê (sử dụng phương pháp hồi quy tương quan hoặc dãy số thời gian). 2. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu nông sản 2.1 Phân tích quy mô xuất khẩu Qua biểu ta thấy khối lượng các mặt hàng nông sản của Tổng công ty trong những năm qua thường xuyên có sự thay đổi, lúc tăng lúc giảm. Lý do chủ yếu là vì nhu cầu các mặ hàng nông sản trên thị trường thay đổi liên tục, cụ thể như sau: Lạc, trong những năm cuối thập kỷ 90 đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực và giữ vững được thị trường trong nhiều năm. Vào năm 2000 khối lượng xuất khẩu chỉ có 1980 tấn nhưng trong các năm tiếp theo khối lượng xuất khẩu đã dần tăng lên, năm 2001 là 3313 tấn, năm 2002 khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt tới 7502 tấn (gấp 3,78 lần so với năm 2000), năm 2003 đạt 7025 tấn (gấp 3,55 lần so với năm 2000). Đến năm 2004 do nhu cầu lạc trên thế giới giảm nên khối lượng lạc xuất khẩu của Tổng công ty cũng giảm đáng kể chỉ còn 2770 tấn (bằng 1/3 khối lượng lạc xuất khẩu của năm 2003) và năm 2005 chỉ đạt 2767 tấn. Hạt điều, là mặt hàng có khối lượng tăng nhanh và tương đối ổn định 5-6% từ năm 2000 đến năm 2004. Trong năm 2005, khối lượng xuất khẩu có giảm, xuống còn 784 tấn do giá điều trên thị trường thế giới tăng. Và trong những năm tới, hạt điều vẫn được xem là mặt hàng cần chú trọng của Tổng công ty. Tiêu, đây là mặt hàng nông sản có khối lượng được coi là tăng đều trong 3 năm 2000, 2001, 2002. Mặc dù vào năm 2001, giá tiêu trên thị trường thế giới giảm mạnh (887 USD/tấn) nhưng khối lượng mặt hàng này vẫn tăng 48,97% so với năm 2000. Tuy nhiên vào năm 2003 khối lượng tiêu xuất khẩu giảm xuống còn 1851 tấn (chỉ bằng 75,92% so với năm 2002). Trước tình hình đó, Tổng công ty đã có những biện pháp kịp thời trong việc đầu tư phát triển thị trường cho mặt hàng này và đến năm 2004 đã đạt được kết quả cao, khối lượng xuất khẩu tăng vượt bậc với 4095 tấn (tăng 221,23% so với năm 2003) và tiếp tục theo đà đến năm 2005 đạt 4121 tấn (tăng 100,63% so với năm 2004). Đây là một thành công đáng nể phục trong việc phát triển và mở rộng thị trường của Tổng công ty. Chè, từ năm 2000 đến năm 2002 khối lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty có tốc độ tăng mạnh. Năm 2000 xuất khẩu 185 tấn, nhưng qua năm 2001 đã đạt 785 tấn (tăng 424,32%) và duy trì đến năm 2002 xuất khẩu 805 tấn (tăng 2,55%). Nhưng từ năm 2003 trở lại đây, do thị trường tiêu thụ nói chung các loại đồ uống xuất hiện nhiều nên nhu cầu về chè có giảm. Vì vậy, khối lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty cũng giảm đáng kể xuống còn 384 tấn năm 2003 (bằng 47,7% so với năm 2002), năm 2004 là 335 tấn và đến năm 2005 chỉ còn 328 tấn. Bột sắn, là một trong ít các mặt hàng nông sản được Tổng công ty chú trọng, do thị trường xuất khẩu của mặt hàng này chủ yếu là ASEAN và Trung Quốc. Khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này cũng có thể coi là ổn định và tạo được sự kỳ vọng của Tổng công ty. Đặc biệt năm 2003 khối lượng xuất khẩu đạt 4294 tấn (tăng 4 lần so với năm 2002), năm 2004 giảm xuống còn 1862 tấn (bằng 43,36% so với năm 2003),và năm 2005 đạt 1864 tấn (tăng 0,1%). Nhìn chung, khối lượng hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động trên thị trường thế giới, Tổng công ty không có những biện pháp kịp thời để điều chỉnh dẫn đến sức cạnh trạnh trên thị trường giảm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất-kỹ thuật vẫn chưa được nâng cấp đồng bộ nên năng suất và chất lượng chưa cao, chưa tạo được uy tín. Tuy nhiên, cũng phải kể đến những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng mạnh như: hạt điều và tiêu. Trong đó, tiêu có khối lượng xuất khẩu lớn nhất với 4121 tấn với thị trường chủ yếu là Nga và EU, trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty. Hạt điều với khối lượng xuất khẩu tăng đều và lớn nhất là 935 tấn năm 2004, sang năm 2005 có xu hướng giảm và có khả năng tiếp tục giảm trong các năm sau, do dự báo trên thị trường thế giới giá điều sẽ tăng thêm vào đó có rất nhiều đối thủ lớn chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ khiến cho các doanh nghiệp như Tổng công ty không đủ khả năng để cạnh tranh. Giá cả hàng hoá là một trong những nhân tố quyết định đến tổng kim ngạch xuất khẩu và kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. Mỗi mặt hàng có một mức giá khác nhau tuỳ theo từng thời điểm, từng thị trường khác nhau. Giá tăng phản ánh chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ làm cho doanh thu của Tổng công ty tăng, còn giá thấp chứng tỏ chất lượng của sản phẩm giảm dẫn đến doanh thu giảm. Nhưng trong một số trường hợp giá cao chưa chắc chất lượng sản phẩm đã tốt mà cao do giá thành sản xuất cao, do vậy Tổng công ty cần chú ý tìm ra những biện pháp giúp làm giảm giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất có thể, có vậy mới tăng lợi nhuận cho Tổng công ty. Còn giá giảm phần lớn là do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường hoặc do có nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường Tổng công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua bảng trên ta thấy, giá các mặt hàng biến động không lớn. Trong đó hạt điều, tiêu, chè và bột sắn là các mặt hàng có mức giá tăng tương đối ổn định trong những năm gần đây. Đặc biệt, mặt hàng bột sắn trong năm 2001 giá chỉ bằng 97,79% so với năm 2000, nhưng từ năm 2002 trở đi giá tăng đều 3% mỗi năm. góp phần không nhỏ trong việc tăng cao giá trị kim ngạch của mặt hàng này. Giá điều, tiêu và chè có một chút biến động như giá điều năm 2002 chỉ bằng 93,03% so với năm 2001; giá tiêu năm 2001giảm mạnh bằng 59,9% so với năm 2000 và giá chè năm 2001 chỉ bằng 99,74% của năm 2000. Tuy nhiên Tổng công ty đã có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời về việc điều chỉnh sản xuất, thị trường cũng như giá cả nên giá cả 3 mặt hàng trên đã đi vào ổn định như ta quan sát ở bảng trên. Từ bảng 1, bảng 2 và dựa trên công thức: Qi = Ta có: Cách 1: Tính quy mô giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ năm 2000 đến năm 2005 bằng cách cộng tổng giá trị kim ngạch các năm. Q = Thay số từ bảng 3 vào ta có Q = 48.981.041 USD Như vậy quy mô giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản giai đoạn 2000-2005 là 48.981.041 USD. Cách 2: Tính tổng giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu bằng cách cộng tổng giá trị nông sản đã xuất ra các thị trường trong kỳ. Q = Thay số vào ta có: Q = 9.316.700 + 9.704.061 + 5.306.745 + 7.004.064 + 7.415.439 + 10.234.032 = 48.981.041 USD 2.2 Phân tích cơ cấu xuất khẩu a. Cơ cấu theo mặt hng xuất khẩu - Cơ cấu tuyệt đối Q = + + + + + + + + + + = 14.094.060 + 2.053.271 + 21.608.484 + 3.441.133 + 1.975.285 + + 660.765 + 3.500 + 373.599 + 4.770.944 = 48.981.041 USD - Cơ cấu tương đối Cơ cấu theo mặt hàng nông sản lạc năm 2000: d= = *100 = 23,79% Cơ cấu theo mặt hàng nông sản lạc năm 2005: d= = *100 = 16,09% Tính tương tự cho các mặt hàng còn lại tương ứng theo các năm từ năm 2000 đến năm 2005. Kết quả được ghi trong bảng sau. Bảng 5: Kết cấu nông sản xuất khẩu theo mặt hàng Đơn vị: % Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 100 100 100 100 100 100 Lạc 23,79 31,27 43,27 42,19 17,37 16,09 Điều 9,67 5,24 3,2 3,36 3,72 3,56 Tiêu 57,31 40,05 38,55 25,29 52,67 54,96 Chè 5,23 17,32 10,94 4,64 4,25 4,33 Bột sắn 1,7 3,26 2,21 8,14 3,41 3,55 Vừng - - - - 62,12 - Sắn lát - - - - - 0,00034 Đậu đỏ - - - - - 3,63 Hàng khác 2,27 2,85 1,82 16,36 12,34 13,82 b. Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu - Cơ cấu tuyệt đối Q = Q = Q + Q + Q + Q + Q + Q Q = 9.316.700 + 9.704.061 + 5.306.745 + 7.004.064 + + 7.415.439 + 10.234.032 = 48.981.041 USD - Cơ cấu tương đối (dựa vào số liệu bảng 4) Tỷ trọng nông sản xuất khẩu sang thị trường j năm thứ i d= Tỷ trọng nông sản xuất sang thị trường EU: d= = *100 = 21,3% Tỷ trọng nông sản xuất sang thị trường ASEAN: d= = *100 = 22,8% Tính tương tự cho các thị trường ở các năm. Ta có kết quả ở bảng sau Qua bảng tính trên ta thấy: EU và ASEAN là một trong các thị trường chiếm thị phần lớn của Tổng công ty. Nhập khẩu các mặt hàng nông sản tăng đều và ổn định qua các năm. Thị trường EU, theo dự báo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), mức tăng sản lượng và nhu cầu lương thực về các mặt hàng nông sản trên thế giới sẽ tăng bình quân 2%/năm trong thời kỳ tới, cao hơn so với giai đoạn thập kỷ 90 của thế kỷ trước và cao hơn so với mức tăng dân số. Tuy vậy nhu cầu nông sản của thị trường EU thời gian tới tăng không nhiều và có khả năng giảm, như năm 2004 giá trị các mặt hàng nông sản nhập khẩu là 1.964.851 USD giảm xuống 1.905.421 USD năm 2005 chiếm tỷ trọng 18,5% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty cần có chiến lược khai thác thị trường này một cách có hiệu quả, vì đây là một thị trường rất lớn và nhiều tiềm năng. Thị trường ASEAN là thị trường rất quan trọng của Tổng công ty. Đây là thị trường mang nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, về nếp sống và về lao động nên thị trường này tiêu thụ hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty. Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN nên cũng có những ưu đãi về chính sách thuế quan, giá xuất khẩu tạo điều kiện cho Tổng công ty đạt được giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Từ năm 2000 đến năm 2004 giá trị xuất khẩu luôn ổn định và tăng đều, đạt cao nhất là 2.029.412 USD năm 2004 và chiếm 19,1% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Mỹ là một thị trường lớn, có nhiều tiềm năng tuy nhiên lại là thị trường rất khó tính với các rào cản kỹ thuật cao như thị trường EU và những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp nó được coi là một hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào. Mặc dù vậy Tổng công ty vẫn đầu tư vào việc tiếp thị, phát triển thị trường này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm 2004 đạt 1.296.525 USD (gấp 5 lần so với năm 2000). Năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 1.237.095 USD, nhưng việc giảm này không đáng kể do phù hợp với xu hướng chung của thị trường thế giới, giá nguyên liệu biến động không ngừng như xăng, dầu gây khó khăn cho các nước xuất nhập khẩu. Thị trường Nga và Trung Quốc có thể coi là những bạn hàng lâu năm và thân thiết của Tổng công ty. Đặc biệt Trung Quốc là một láng giềng lớn và cũng là một thị trường nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới. Khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Chính phủ Trung Quốc phải cam kết mở rộng thị trường nội địa và tuân thủ những quy luật thương mại quốc tế. Đó chính là cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam tiến xa hơn vào thị trường Trung Quốc. Hàng năm nhu cầu về nông sản của Trung Quốc là rất lớn vì đây là quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Mặt khác, đây cũng được xem là thị trường “dễ tính” do các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Số liệu bảng trên cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm tăng đều và ổn định, luôn chiếm từ 13-15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. 2.3 Phân tích xu hướng biến động tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản Giá trị kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, khi vận dụng phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu xu hướng biến động cơ bản, mức độ biến động của chỉ tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: mở rộng khoảng cách thời gian, hàm xu thế, biến động thời vụ Qua phân tích ta nhận thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty biến động qua thời gian theo xu hướng chung là tăng dần. Do đó ta có thể dự đoán giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty từ năm 2000 đến năm 2005 biến động theo hàm xu thế tuyến tính, có dạng: Y = a + b.t Trong đó: Y : giá trị kim ngạch xuất khẩu. a, b : các tham số hồi quy. Để xây dựng được hàm hồi quy theo thời gian ta phải tính toán các tham số a và b bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất: Bảng 7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2000-2004 Đơn vị : USD Năm Y (USD) t t t*Y 2000 4.152.010 1 1 4.152.010 2001 5.307.958 2 4 10.615.916 2002 8.632.846 3 9 25.898.538 2003 9.972.980 4 16 39.891.920 2004 10.635.914 5 25 53.179.570 2005 10.279.333 6 36 61.675.998 Tổng 48.981.041 21 91 195.413.952 Thay số vào ta có: 48.981.041 = 6*a + 21*b 195.413.952 = 21*a + 91*b Giải hệ phương trình trên, ta được kết quả sau: a = 3.367.445,13 b = 1.370.303,34 Như vậy giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty biến động qua thời gian theo hàm xu thế có dạng: = 3.367.445,13 + 1.370.303,34*t Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam năm 2000-2005 tăng trung bình 1.370.303,34/năm. 2.4 Phân tích biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thời gian Nhận xét: Qua kết quả tính toán cho thấy: Giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình các năm từ 2000-2005 là 8.163.506,833 USD. Lượng tăng trung bình mỗi năm là 1.225.464,6 USD. Tốc đô phát triển trung bình 121,86%/năm. Tốc độ tăng trung bình là 21,86%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm từ 2000-2005 phát triển theo xu hướng tăng dần. Lượng tăng cao nhất là vào năm 2004, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 10.635.914 USD, tăng 6,65% so với năm 2003 tức là tăng 662.934 USD và tăng 156,16% (hay 6.483.904 USD) so với năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty lại giảm 3,35% hay giảm 356.581 USD so với năm 2004. Và sự biến động trên được giải thích bởi những nguyên nhân sau: - Sản lượng nông sản của Tổng công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Do việc ứng phó kịp thời với sự thay đổi của thị trường thế giới, tiếp thu công nghệ mới trên thế giới trong gieo trồng và chế biến các mặt hàng nông sản làm cho năng suất và chất lượng các mặt hàng nông sản tăng cao. Thêm vào đó là những chính sách mới, khuyến khích các doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị hội nhập WTO đã giúp cho Tổng công ty tạo được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tổng công ty đã xuất khẩu tới 64 nước trên thế giới, tăng 8 thị trường so với năm 2003 góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu. - Tuy nhiên đến năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty giảm (3,35% so với năm 2004) nguyên nhân do : + Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty giảm xuống còn 58 nước trên thế giới. + Quá trình đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu của Tổng công ty đã phần nào tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị. - Bên cạnh đó quan trọng nhất phải kể đến là sự biến động của thị trường thế giới. Giá các mặt hàng nguyên liệu đều tăng cao như xăng, dầu khiến cho chi phí đầu vào sản xuất đều tăng, cước phí vận chuyển, đơn giá lao động, tiền lương đều dẫn tới giá thành sản phẩm tăng cao trong khi đó giá đầu ra không thay đổi nhiều khiến cho sức cạnh tranh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. 2.5 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu a. Phân tích biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản do ảnh hưởng của yếu tố xu thế và yếu tố ngẫu nhiên Ta có phương trình hồi quy = 3.367.445,13 + 1.370.303,34*t Ta tính được mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố: yếu tố xu thế và yếu tố ngẫu nhiên đến biến động của chỉ tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu như sau: Ta có: : ảnh hưởng của yếu tố xu thế : ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên Qua bảng tính trên ta thấy: biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 so với năm 2000 như sau = + 6.127.323 = 6.851.516,7 + (-724.193,7) Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 so với năm 2000 tăng 6.127.323 USD do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do yếu tố xu thế làm giá trị kim ngạch xuất khẩu nông tăng 6.851.516,7 USD. + Do yếu tố ngẫu nhiên làm giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm 724.193,7 USD. b. Phân tích biến động tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 so với năm 2000 do ảnh hưởng biến động của kim ngạch xuất khẩu từng năm - Biến động tuyệt đối: 6.127.323 = 1.155.948 + 3.324.888 + 1.340.134 + + 662.934 + (-356.581) - Biến động tương đối: 2,47 = 0,97 x 1,07 x 1,15 x 1,63 x 1,28 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty năm 2005 tăng 147,57% so với năm 2000 (bảng 8) là do ảnh hưởng của các bộ phận sau: Do giá trị xuất khẩu năm 2001 tăng 1.155.948 USD so với năm 2000 hay tăng 27,84% làm cho tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2000-2005 tăng 1.155.948 USD tức là 27,84%. Do giá trị xuất khẩu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.324.888 USD tức 62,64% làm cho tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2000-2005 tăng lên 4.480.836 USD tức là tăng 107,92%. Do giá trị xuất khẩu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.340.134 USD hay 15.52%. Do năm 2004 tăng so với năm 2003 là 662.934 USD hay 6,65%. Và do giá trị xuất khẩu năm 2005 giảm 356.581 USD so với năm 2004, tức là giảm 3,35% làm cho tổng giá trị kim ngạch gia đoạn 2000-2005 cũng giảm 3,35%. c. Phân tích biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2005 so với năm 2000 do ảnh hưởng của từng thị trường. Bảng 10 Thị trường Đơn vị 2000 2005 EU USD 844.201 1.905.421 ASEAN - 948.760 1.969.982 Mỹ - 215.875 1.237.095 Nga - 498.761 1.519.982 Trung Quốc - 567.324 1.588.544 Thị trường khác - 1.037.089 2.058.310 Tổng - 4.152.010 10.279.333 - Biến động tuyệt đối: 6.127.323 = 1.021.220 + 1.021.222 + 1.021.220 + 1.021.221 + 1.021.220 + 1.021.221 (USD) - Biến động tương đối: 1,47 = 0,245 + 0,245 + 0,245 + 0,245 + 0,245 + 0,245 (lần) Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2005 so với năm 2000 tăng 6.127.323 USD tức là tăng 147% do ảnh hưởng của các thị trường như sau: do ảnh hưởng của thị trường EU là 24,5% tức là 1.021.220 USD, do ảnh hưởng của thị trường ASEAN là 24,5% tức là 1.021.222 USD, do ảnh hưởng của thị trường Mỹ là 24,5% (1.021.220 USD), do ảnh hưởng của thị trường Nga là 24,5% (1.021.221 USD), do ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc là 24,5% (1.021.220 USD) và do ảnh hưởng của các thị trường khác là 24,5% (1.021.221 USD). d. Phân tích biến động của giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2005 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu Để phân tích ta sử dụng mô hình: Q = Trong đó: pq: là giá và lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2005 pq: là giá và lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2000 Q,Q: tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000, 2005 Bảng 11 Chỉ tiêu 2000 2005 p q Q p q Q Lạc 499 1980 988.020 598 2767 1.654.666 Điều 545 737 401.665 467 784 366.128 Tiêu 1479 1609 2.379.711 1371 4121 5.649.891 Chè 1174 185 217.190 1358 328 445.424 Bột sắn 181 393 71.133 196 1864 365.344 Từ số liệu bảng trên, ta thay vào mô hình: Lạc: Biến động tương đối 1,67 = 1,19*1,39 Biến động tuyệt đối 666.646 = 273.933 + 392.713 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu lạc năm 2005 so với năm 2000 tăng 67% hay tăng 666.646 USD là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do đơn giá 1 tấn lạc tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu lạc tăng 19% hay tăng 273.933 USD. + Do lượng lạc xuất khẩu tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu lạc tăng 39% hay tăng 392.713 USD. Điều: Biến động tương đối 0,91 = 0,86*1,06 Biến động tuyệt đối -35.537 = - 61.152 + 25.615 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu điều năm 2005 so với năm 2000 giảm 9% hay giảm 35.537 USD là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do đơn giá 1 tấn điều giảm làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu điều giảm 14% hay giảm 61.152 USD. + Do lượng điều xuất khẩu tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu điều tăng 6% hay tăng 25.615 USD. Tiêu: Biến động tương đối 2,37 = 0,93*2,56 Biến động tuyệt đối 3.270.180 = - 445.068 + 3.715.248 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tiêu năm 2005 so với năm 2000 tăng 137% hay tăng 3.270.180 USD là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do đơn giá 1 tấn tiêu giảm làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu tiêu giảm 7% hay giảm 445.068 USD. + Do lượng tiêu xuất khẩu tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu tiêu tăng 156% hay tăng 3.715.248USD. Chè: Biến động tương đối 2,05 = 1,15*1,77 Biến động tuyệt đối 228.234 = 60.352 + 167.882 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chè năm 2005 so với năm 2000 tăng 105% hay tăng 228.234 USD là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do đơn giá 1 tấn chè tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu chè tăng 15% hay tăng 60.352 USD. + Do lượng chè xuất khẩu tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu chè tăng 77% hay tăng 167.882 USD. Bột sắn: Biến động tương đối 5,14 = 1,08*4,74 Biến động tuyệt đối 294.211 = 27.960 + 266.251 Nhận xét: Giá trị kim ngạch xuất khẩu bột sắn năm 2005 so với năm 2000 tăng 414% hay tăng 294.211 USD là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do đơn giá 1 tấn bột săn tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu bột sắn tăng 8% hay tăng 27.960 USD. + Do lượng bột sắn xuất khẩu tăng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu bột sắn tăng 374% hay tăng 266.251 USD. Như vậy do sự biến động của cả giá và lượng mà giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản có sự thay đổi, qua phân tích ta nhận thấy ảnh hưởng của lượng xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu mạnh hơn ảnh hưởng của giá xuất khẩu. 3. Dự đoán giá trị sản lượng xuất khẩu nông sản của Tổng công ty bằng hàm xu thế Việc dự đoán giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong những năm tới có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu năm tới sẽ giúp cho việc định hướng sản xuất, đề ra các chính sách phù hợp cũng như khuyến khích các cán bộ, công nhân viên phát huy khả năng của mình để đạt được mục tiêu đã định. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty biến động qua thời gian theo một hàm xu thế tuyến tính có đạng = 3.367.445,13 + 1.370.303,34*t Để dự đoán cho năm 2006, thay t = 7 vào phương trình Y = 3.367.445,13 + 1.370.303,34*7 = 12.959.568,51 USD Để dự đoán cho năm 2007, thay t = 8 vào phương trình Y = 3.367.445,13 + 1.370.303,34*8 = 14.329.871,85 USD Như vậy, theo kết quả trên giả trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty năm 2006 sẽ là 12.959.568,51 USD và năm 2007 sẽ là 14.329.871,85 USD III. Kiến nghị và giải pháp 1. Kiến nghị với Nhà Nước và Bộ chủ quản a/ Điều chỉnh chiến lược phát triển: Phát triển nông nghiệp trong tương lai phải dựa trên cơ sở nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng các nông sản theo hướng nông sản có giá trị và chất lượng. Thay đổi phương thức từ “số lượng là chính sang tư duy chất lượng và hiệu quả” để chuyển sản xuất các sản phẩm giá trị thấp sang sản phẩm có giá trị cao và các sản phẩm chế biến có chất lượng cao. Do vậy, vai trò của Nhà nước trong nghiên cứu, quy hoạch phát triển các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh sẽ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển nông nghiệp trong tương lai. Các cơ quan quản lý, nghiên cứu và doanh nghiệp cần có trách nhiệm lớn hơn trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp như tạo ra các giống cây trồng vật nuôi tốt, các dịch vụ khuyến nông, phòng chống dịch bệnh, bảo hiểm sản xuất... Đồng thời, Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô cần phải cân đối lợi ích giữa các ngành, các khu vực, để có sự đầu tư thoả đáng cho nông nghiệp và nông dân được tiếp cận với các đầu vào quan trọng như thuỷ lợi, điện, các loại vật tư, phân bón với chất lượng cao và giá thấp. b/ Đầu tư vào khoa học - công nghệ: Đóng góp của nghiên cứu khoa học và khuyến nông ngày càng có vị trí quan trọng nhưng vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp, chỉ chiếm vào khoảng 0,1% GDP nông nghiệp (Thái Lan vào khoảng 1,4 - 1,5%, cao hơn Việt Nam 14 - 15 lần). Nhưng đã có nhiều giống mới, nhiều tiến bộ kỹ thuật đựơc áp dụng đã mang lại hiệu quả cao. Cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra những “bứt phá” mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp về tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội và chiến lược cạnh tranh “chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và giá nhân công rẻ, sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa trên tiềm lực khoa học với chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và qui trình độc đáo hơn là xu hướng tiến bộ của thương mại quốc tế hiện nay”. c/ Phát triển công nghiệp chế biến: Phát triển công nghiệp chế biến vừa tạo ra giá trị tăng cao, vừa tạo đầu ra ổn định hơn cho sản xuất. Hơn nữa, chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thế giới, chiếm lĩnh thị trường và dành thị phần cho hàng hoá. Thái Lan xuất khẩu gạo đạt 6,67 triệu tấn (1999) và 6,6 triệu tấn (2000), tuy thị trường gạo có nhiều biến động về dung lượng và giá cả, nhưng lợi thế của gạo Thái Lan có chất lượng cao trên 28% gạo xuất khẩu là gạo hấp đã qua chế biến có thị trường tiêu thụ ổn định , nên chỉ phải chịu biến động về giá mà ít chịu biến động về số lượng hàng. Trái lại Việt Nam xuất khẩu gạo chịu biến động rất lớn về thị trường và giá cả vì gạo Việt Nam chất lượng thấp, không có bạn hàng lớn và ổn định. Một bất cập mà từ lâu nay chúng ta thường gặp đó là khi chưa có nhà máy chế biến thì nông sản ế thừa, giá thấp. Nhưng khi có nhà máy thì lại không có đủ nguyên liệu hoặc giá lại tăng lên làm cho giá thành sản phẩm chế biến cao, không hiệu quả. Cần được quán triệt Quyết định 80/TTg và mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông) tăng cường vai trò chỉ đạo thực hiện liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất phát triển một cách bền vững. d/ Các chính sách phát triển nông nghiệp cần hướng vào sản xuất những ngành và nông sản có lợi thế so sánh: Chính sách đầu tư: Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đồng bộ tới quá trình sản xuất - chế biến - lưu thông tiêu thụ và xuất khẩu, cụ thể ưu tiên đầu tư cho các yêu cầu sau: + Đầu tư cho các vùng sản xuất tập trung chuyên canh lớn tạo thành các vùng nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, thông tin...) + Đầu tư công tác nghiên cứu khoa học, trong đó chú ý đầu tư cho nghiên cứu giống, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật gắn liền với chính sách khuyến nông và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. + Đầu tư cho công việc nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến. + Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại cả tầm vĩ mô và vi mô... nhằm xây dựng một chiến lược thị trường vững chắc. Chính sách đất đai: Trước yêu cầu của sự phát triển cần xác định và quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, theo hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng mộtc cách đồng bộ (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội). Thực hiện các dự án qui hoạch sản xuất đã được duyệt. Đồng thời xử ký tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tạo điều kiện thực hiện tốt qui hoạch bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy cần tập trung các vấn đề sau: + Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho hộ nông dân. + Tạo điều kiện cho những người được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất chuyển sang nghề khác co thu nhập cao hơn, chuyển nhượng và khuyến khích dồn lô đổi thửa, mở rộng quy mô sản xuất kinh tế hộ và trang trại. + Nghiên cứu sự vận động có tính quy luật các yếu tố đầu vào của sản xuất có tính đặc biệt như đất đai, để sớm tạo môi trường và hành lang pháp lý về thị trường đất đai, tránh thị trường “kinh tế mua bán ngầm” như hiện nay làm cho Nhà nước khó quản lý và kiểm soát, vừa gây khó khăn cho quá trình tập trung đất đai để phát triển sản xuất và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát huy những ngành có lợi thế so sánh và tạo lập lợi thế hoặc ngay từ bây giờ chúng ta đã phải tạo ra cái lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp dài hạn phải có sự cân nhắc kỹcàng hơn đến các cam kết quốc tế. Đối với những ngành hàng hiện nay đang có chủ trương thay thế hàng nhập khẩu cần cân nhắc kỹ lưỡng mức độ, quy mô phát triển và bước đi, tập trung đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành. 2. Kiến nghị đối với Tổng công ty a. Kiến nghị trên phạm vi toàn doanh nghiệp: - Tổng công ty khẩn trương trong việc triển khai vừa xây dựng mới, vừa đầu tư chiều sâu cho một số nhà máy chế biến đã cũ không đảm bảo về năng suất, chất lượng cho xuất khẩu nhằm từng bước hiện đại hoá ngành chế biến nông sản. - Thay vì gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn đểphát triển thương hiệu của mình. Hiện nay hàng của Tổng công ty được xuất ra nước ngoài nhưng nhãn mác không phải của Tổng công ty, điều nay ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Tổng công ty. - Rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật và các chi phí sản xuất trước vụ sản xuất. Cần phải tiết kiệm, tìm các biện pháp để giảm giá thành của sản phẩm (định mức kinh tế kỹ thuật, bao bì, công nghệ, quản lý,phí các loại). - Thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến có chất lượng tốt, ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển Công ty mẹ giai đoạn 2006-2010 với tổ chức gọn nhẹ và đội ngữ cán bộ có đủ trình độ năng lực, chiến lược thị trường (đặc biệt đối với các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Nga, Mỹ, EU, Trung Quốc), chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng bá thương hiệu - Đẩy mạnh công tác thị trường, xúc tiến thương mại để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển trên nguyên tắc bảo toàn vốn, đúng pháp luật, duy trì và mở rộng các thị trường hiện có, tìm kiếm các thị trường mới. Cần nghiên cứu đa dạng các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh. - Nhanh chóng hoàn thiện WEBSITE của Tổng công ty đưa vào sử dụng, thường xuyên cập nhập thông tin để thực sự có ích cho người truy cập. b. Kiến nghị đối với công tác thống kê xuất nhập khẩu. - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê trong Tổng công ty. Việc có một hệ thống chỉ tiêu thống kê chặt chẽ và đầy đủ sẽ giúp Tổng công ty phân tích chính xác tình hình và tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. - Hiện nay ở Tổng công ty, công tác thống kê được thực hiện rải rác ở một số phòng ban như phòng kế hoạch-tổng hợp, phòng kế toán Do đó Tổng công ty cần hình thành một bộ phận thống kê độc lập, với nhiệm vụ làm công tác thống kê trên tất cả các khía cạnh, các lĩnh vực trong đó có thống kê hoạt động xuất nhập khẩu. - Để làm tốt công tác thống kê, Tổng công ty cần có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về ngoại ngữ nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay đầy biến động, thông tin thay đổi từng giờ. Tổng công ty có thể gửi cán bộ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo trong và ngoài nước. - Hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo thống kê. Số lượng các biểu mẫu, báo cáo hiện nay của Tổng công ty rất nhiều, do đó cần hoàn thiện để tránh những sai sót khi khai báo, hoặc tránh sự trùng hợp giữa các biểu mẫu. 3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam a. Về sản phẩm Tổng công ty vẫn hạn chế về số lượng, chủng loại các sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này Tổng công ty cần thực hiện những biện pháp sau: - Tạo nguồn nguyên liệu một cách đầy đủ, kịp thời: tạo nguồn nguyên liệu là một khâu rất quan trọng trong qua trình thực hiện công tác xuất khẩu. Tạo được nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Muốn có được nguồn nguyên liệu ổn định thì việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho Tổng công ty là một việc làm cần thiết. Sau đây là một số hình thức tạo nguồn: Thứ nhất, Tổng công ty thực hiện toàn bộ qua trình từ thu gom nông sản từng hộ nông dân nhỏ lẻ đến chế biến , bảo quản. Phương thức đảm bảo cho quá trình này được thống nhất theo một dây chuyền và Tổng công ty sẽ dễ dàng kiểm soát được mọi hoạt động, thu mua với giá gốc. Hình thức này chỉ áp dụng với những mặt hàng chủ lực, sẽ giúp Tổng công ty đỡ tốn kém chi phí. Thứ hai, Tổng công ty thu gom hàng hoá từ các đầu mối trung gian. Hình thức này chỉ áp dụng khi thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết hoặc đối với những mặt hàng mới tham gia vào xuất khẩu, vì với phương thức này chi phí sẽ cao do phải chia sẻ lợi nhuận với các đầu mối trung gian và không ổn định. Thứ ba, Tổng công ty thành lập các cơ sở sản xuất của mình tại vùng thu mua để đảm bảo nguồn nguyên liệu được liên tục và ổn định. - Đa dạng hoá mặt hàng: Tổng công ty cần tập trung vào một số hướng chính sau: + Tiếp tục phát triển những mặt hàng chủ đạo như: lạc, điều, cà phê vì các mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu theo hướng vững chắc và ổn định. + Tập trung vào các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa cao nhưng có vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch. + Ngoài các mặt hàng chủ yếu, Tổng công ty cần tiếp tục tìm kiếm những mặt hàng có tiềm năng nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. - Nâng cao chất lượng sản phẩm: + Tổng công ty có thể liên doanh, liên kết với các công ty có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới để tổ chức sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao. + Đầu tư, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới một số cơ sở chế biến. + Tổng công ty cũng cần phải chú trọng tới công tác bảo quản – một hoạt động hết sức quan trọng để giữ gìn, bảo đảm chất lượng cho sản phẩm. b. Về giá bán xuất khẩu Sản phẩm cạnh tranh ngoài chất lượng, mẫu mã đa dạng phong phú thì mức giá phù hợp sẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hay không mua. Do vậy, Tổng công ty cần xác định cho mình một mức giá xuất khẩu hợp lý đem lại lợi ích cao nhất cho Tổng công ty. - Quy hoạch vùng nguyên liệu đế chủ động thu mua. - Giảm tỷ lệ hao hụt, lãng phí trong quá trình chế biến. - Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, có chế độ khen thưởng thoả đáng nhằm khuyến khích người lao động sử dụng tiết kiệm. c. Về bao bì Bao bì của sản phẩm cũng là một nhân tố góp phần bảo vệ an toàn về số lượng, chất lượng cho sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, mặt khác bao bì cũng là một hình thức quảng cáo hết sức có hiệu quả. Chính vì vậy mà việc đầu tư xây dựng nhà máy bao bì cho riêng mình là một việc làm vô cùng cần thiết. d. Về lao động Con người trong kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Tổng công ty phải biết quản lý như thế nào cho phù hợp với từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể. Cùng với việc đầu tư công nghệ tiên tiến cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới. Vì vậy muốn tạo ra giá trị xuất khẩu cao phải kịp thời đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ và cho người lao động. Tổng công ty cần phải tạo môi trường làm việc thuận lợi và tiện nghi, có chính sách tiền lương hợp lý và sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và làm công tác xuất khẩu đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những cán bộ giỏi trong Tổng công ty để tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ khác, đồng thời cũng cần có chế độ xử phạt với những trường hợp có hành vi, phong cách làm việc không tốt cố tình làm tổn hại cho Tổng công ty. e. Về thị trường Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần có một thị trường ổn định và có nhiều thị trường để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình. Để có thể hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, Tổng công ty cần thực hiện những biện pháp sau: - Tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp cho Tổng công ty nắm bắt được xu hướng của thị trường, nhu cầu và tình hình cung cấp hàng nông sản trên thế giới để từ đó có những biện pháp cụ thể thâm nhập vào thị trường. Việc thu thập và xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thị trường, nó được thể hiện qua các nguồn sau: Ghi chép nội bộ: đây là nguồn thông tin hết sức chính xác, Tổng công ty có thể thu thập thông tin từ các báo cáo về đơn đặt hàng, tình hình tiêu thụ, giá cả. Qua sách báo, ấn phẩm: thông qua sách báo, chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo của chính phủ, của Bộ thương mại Tổng công ty có thể có những thông tin mới nhất được cập nhật hàng ngày. - Xây dựng chính sách marketing phù hợp trên thị trường xuất khẩu. Hoạt động marketing ngày càng phát triển và được thực hiện hoàn thiện hơn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Tổng công ty cần phải xây dựng chính sách marketing phù hợp, phải biết kết hợp hài hoà giữa các tham số giá cả, sản phẩm, phân phối xúc tiến một cách linh hoạt, thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường để đạt được hiệu quả cao với mức chi phí hợp lý nhất mà vẫn thu hút được khách hàng. - Các thị trường mà Tổng công ty cần tập trung. Mặc dù hiện nay, Tổng công ty đã có quan hệ bạn hàng với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên để có một hướng xuất khẩu nông sản vững chắc, hiệu quả Tổng công ty cần tập trung một số thị trường thiết yếu sau: thị trường EU, ASEAN, Mỹ, Nga, Trung Quốcvì đó là những thị trường luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch của Tổng công ty. KếT LUậN Qua phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam ta nhận thấy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty phát triển và tương đối ổn định. Xứng đáng là một trong những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo lập được một vị trí vững vàng trong hoạt động xuất khẩu nông sản ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Năm 2006 là năm hội nhập quốc tế và khu vực của Việt nam được mở sang một trang mới, thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Tổng công ty phải đối mặt với những thách thức khi hội nhập với nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt, những khó khăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, vốn, giá vật tư tăng, giá xuất khẩu một số sản phẩm giảm, nhưng Tổng công ty cũng có nhiều cơ hội để phát triển xuất khẩu do nhu cầu rau quả, nông sản thị trường thế giới tiếp tục tăng. Những biến đổi tỷ giá giữa đồng VND và USD sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất. Đồng thời, Tổng công ty cũng có cơ hội nhiều hơn nắm bắt những tiến bộ công nghệ mới về kỹ thuật cũng như về quản lý. Em hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ là một vài đóng góp nhỏ vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Em rất mong sẽ nhận được những góp ý, bổ sung từ phía thầy cô và cán bộ trong Tổng công ty. Xin cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Công Nhự, các thầy cô Khoa Thống kê cùng toàn thể cán bộ phòng KD-XNK 9 Tổng công ty rau quả - nông sản Việt Nam đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 1. Giáo trình lý thuyết thống kê Chủ biên PGS.PTS Tô Phi Phượng, NXB Giáo dục. 2. Giáo trình thống kê công nghiệp Chủ biên PGS.TS Nguyễn Công Nhự. NXB Thống kê. 3. Giáo trình kinh tế thương mại Chủ biên PGS.TS Đặng Đình Đào – PGS.TS Hoàng Đức Thân. Khoa Thương Mại-ĐH KTQD. NXB Thống kê. 4. Giáo trình Thương mại quốc tế Chủ biên PGS.TS Nguyễn Duy Bột. Khoa Thương Mại-ĐH KTQD. NXB Giáo dục 1997. 5. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 4/2001; số 5 và 6/2004 6. Tạp chí “Con số và sự kiện” 8/2000 ; 6/2004 7. Các báo cáo của Tổng công ty rau quả - nông sản Việt Nam Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động. Báo cáo tổng kết công tác các năm 2003, 2004, 2005 Tổng hợp báo cáo tài chính. Mục lục Trang Nhận xét của giáo viên phản biện Bảng 1: Khối lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu Đơn vị : Tấn Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 So sánh (%) 2001/2000 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 Lạc 1980 3313 7502 7025 2770 2767 167,32 226,44 93,64 39,43 99,89 Điều 737 775 827 890 935 784 105,16 106,74 107,62 105,06 83,85 Tiêu 1609 2397 2438 1851 4095 4121 148,97 101,71 75,92 221,23 100,63 Chè 185 785 805 384 335 328 424,32 102,55 47,70 87,24 97,91 Bột sắn 393 979 1043 4294 1862 1864 249,11 106,54 411,69 43,36 10,11 Vừng - - - - 622 - - - - - - Sắn lát - - - - - 35 - - - - - Đậu đỏ - - - - - 6 49 - - - - - (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam) Bảng 2: Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu Đơn vị : USD/Tấn Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 So sánh (%) 2001/2000 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 Lạc 499 501 498 599 667 598 100,40 99,40 120,24 111,3 89,65 Điều 545 359 334 377 423 467 65,87 93,03 112,87 112,20 110,40 Tiêu 1479 887 1365 1363 1368 1371 59,97 153,88 99,85 100,37 100,22 Chè 1174 1171 1173 1206 1649 1358 99,74 100,17 102,81 111,86 100,67 Bột sắn 181 177 183 189 195 196 97,79 103,39 103,28 103,17 100,51 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam) Bảng 3: Giá trị các mặt hàng nông sản xuất khẩu Đơn vị : USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Lạc 998.020 1659.813 3.735.996 4.207.975 1.847.590 1.654.666 14.094.060 Điều 401.665 278.225 276.218 335.530 395.505 366.128 2.053.271 Tiêu 2.379.711 2.126.139 3.327.870 2.522.913 5.601.960 5.649.891 21.608.484 Chè 217.190 919.235 944.265 463.104 451.915 445.424 3.441.133 Bột sắn 71.133 173.283 190.869 811.566 363.090 365.344 1.975.285 Vừng - - - - 660.765 - 660.765 Sắn lát - - - - - 3.500 3.500 Đậu đỏ - - - - - 373.599 373.599 Hàng khác 94.291 151.263 157.628 1.631.892 1.315.089 1.420.781 4.770.944 Tổng 4.152.010 5.307.958 8.632.846 9.972.980 10.635.914 10.279.333 48.981.041 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam) Bảng 4: Giá trị các mặt hàng nông sản xuất khẩu ra các thị trường Đơn vị : USD Thị trường Năm EU Asean Mỹ Nga Trung Quốc Thị trường khác Tổng 2000 884.201 948.760 215.875 498.761 567.324 1.037.089 4.152.010 2001 1.076.859 1.141.418 408.533 691.419 759.982 1.229.747 5.307.958 2002 1.631.007 1.695.566 962.681 1.245.567 1.314.130 1.783.895 8.632.846 2003 1.854.362 1.918.923 1.186.036 1.468.923 1.537.485 2.007.251 9.972.980 2004 1.964.851 2.029.412 1.296.525 1.579.412 1.647.974 2.117.740 10.635.914 2005 1.905.421 1.969.982 1.237.095 1.519.982 1.588.544 2.058.310 10.279.333 Tổng 9.316.700 9.704.061 5.306.745 7.004.064 7.415.439 10.234.032 48.981.041 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam) Bảng 6 : Cơ cấu giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường CT Năm Tổng giá trị (USD) EU ASEAN Mỹ Nga Trung Quốc Thị trường khác Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 2000 4.152.010 884.201 21,3 948.760 22,8 215.875 5,2 498.761 12,0 567.324 13,7 1.037.089 24,9 2001 5.307.958 1.076.859 20,3 1.141.418 21,5 408.533 7,7 691.419 13,0 759.982 14,3 1.229.747 23,2 2002 8.632.846 1.631.007 18,9 1.695.566 19,6 962.681 11,1 1.245.567 14,4 1.314.130 15,2 1.789.895 20,7 2003 9.972.980 1.854.362 18,6 1.918.923 19,2 1.186.036 11,9 1.468.923 14,7 1.537.485 15,4 2.007.251 20,1 2004 10.635.914 1.964.851 18,5 2.029.412 19,1 1.296.525 12,2 1.519.982 14,8 1.647.974 15,5 2.117.740 19,9 2005 10.279.333 1.905.421 18,5 1.969.982 19,2 1.237.095 12,0 7.004.064 14,8 1.588.544 15,4 2.058.310 20,2 Tổng 48.981.041 9.316.700 9.704.061 5.306.745 7.415.439 10.234.032 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam) Bảng 8: Biến động tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản Chỉ tiêu Năm Giá trị XK (USD) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (USD) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Giá trị 1% tăng (giảm) LH: di ĐG: Di LH: t ĐG: T LH: ai ĐG: Ai 2000 4.152.010 - 0 - 0 - 0 - 2001 5.307.958 1.155.948 1.155.948 127,84 127,84 27,84 27,84 41.521,12 2002 8.632.846 3.324.888 4.480.836 162,64 207,92 62,64 107,92 53.079,31 2003 9.972.980 1.340.134 5.820.970 115,52 240,19 15,52 140,19 86.348,84 2004 10.635.914 662.934 6.483.904 106,65 256,16 6,65 156,16 99.689,32 2005 10.279.333 -356.581 6.127.323 96,65 247,57 -3,35 147,57 106.442,09 Trung bình 8.163.506,833 1.225.464,6 121,86 21,86 Bảng 9 Biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản do ảnh hưởng của yếu tố xu thế và yếu tố ngẫu nhiên Chỉ tiêu Năm Yt t et (Yt - ) 2000 4.152.010 1 47.737.748,47 -585.738,47 - - - - - - 2001 5.307.958 2 6.108.051,82 -800.093,82 1.155.948 1.370.303,35 -214.355,35 1.155.948 1.370.303,35 -214.355,35 2002 8.632.846 3 7.478.355,16 1.154.490,84 3.324.888 1.370.303,34 1.954.584,66 4.480.836 2.740.606,69 1.740.229,31 2003 9.972.980 4 8.848.658,49 1.124.321,51 1.340.134 1.370.303,33 -30.169,33 5.820.970 4.110.910,02 1.710.059,98 2004 10.635.914 5 10.218.961,83 416.952,17 662.934 1.370.303,34 -707.369,34 6.483.904 5.481.213,36 1.002.690,64 2005 10.279.333 6 11.589.265,17 -1.309.932,17 -356.581 1.370.303,34 -1.726.884,34 6.127.323 6.851.516,7 -724.193,7 Tổng 48.981.041 21 48.981.040,94 0,06 6.127.323 6.851.516,7 -724.193,7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5527.doc
Tài liệu liên quan