Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của đơn vị do chủ đơn vị cơ sở và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trong một đơn vị cơ sở, nguồn vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, mọi hoạt động của đơn vị đều do nhà nước cấp vốn hoặc đầu tư nên nhà nước là chủ sở hữu vốn.
- Đối với các đơn vị liên doanh và công ty TNHH thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức cá nhân tham gia góp vốn.
108 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đảm bảo công ty ngày một phát triển.
Về hiệu quả sử dụng vốn cố định được phản ánh qua 2 chỉ tiêu chính là Năng suất VCĐ tính theo doanh thu và Mức doanh lợi vốn cố định (tính theo lợi nhuận trước thuế và sau thuế).
Kết quả tính toán cho thấy: Các chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2004 tăng so với năm 2003. Nguyên nhân do tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ phát triển VCĐ bình quân. đi vào cụ thể từng chỉ tiêu ta nhận thấy:
- Chỉ tiêu năng suất vốn cố định tính theo doanh thu: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ VCĐ đầu tư vào kinh doanh chỉ tạo ra được 2,986 trđ doanh thu, còn ở năm 2004 đã tạo ra được 3,384 trđ tăng 13,3%.
- Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định ( tính theo lợi nhuận sau thuế và trước thuế): Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,025 trđ lãi trước thuế và 0,022 trđ lãi sau thuế còn ở năm 2004 tạo ra được tương ứng 0,03 trđ và 0,027 trđ tăng tương đương 20% và 22,7%.
* ở đây mức mức doanh lợi vốn cố định (tính theo lợi nhuận trước thuế hay sau thuế) đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và năng suất sử dụng vốn cố định, biểu hiện bằng phương trình = . Để thấy rõ điều này ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích phương trình trên:
Đặt: a= = 0,027
Số tương đối:
1,20 = 1,111 1,08 (lần)
hay 120% = 111,1% 108% (%)
Số tuyệt đối:
0,005 = 0,003 + 0,002
Kết quả tính toán trên cho biết:
Doanh lợi vốn cố định kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 20% (hay tăng 0,005). Do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng 12,5% làm cho doanh lợi vốn cố định tăng 11,1% (hay tăng 0,003).
- Do năng suất vốn cố định tăng 13,3% làm cho doanh lợi vốn cố định tăng 8% (hay tăng 0,002).
3.2. Phân tích tình hình trang bị vốn lưu động cho lao động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm
Bảng 7: Tính và so sánh các chỉ tiêu mức đảm bảo vốn lưu động cho lao động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm 2003
Năm2004
i (%)
Vốn lưu động bình quân
trđ
84310
100090
1.187
doanh thu
DT
trđ
124000
170000
1.371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
1.469
Lợi nhụân sau thuế
M’
trđ
895
1377
1.539
Số lao động bình quân
người
969
978
1.009
Mức đảm bảo VLĐ cho lao động
trđ/người
87,007
102,342
1,176
Năng suất VLĐ tính theo doanh thu
-
1,471
1,698
1,154
Mức doanh lợi VLĐ tính theo lãi trước thuế
-
0,012
0,015
1,25
Mức doanh lợi VLĐ tính theo lãi sau thuế
-
0,011
0,014
1,273
Vòng quay vốn lưu động
vòng
1,471
1,698
1,154
Độ dài bình quân một vòng quay
Đ=
ngày
244
212
0,869
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
-
0,008
0,009
1,125
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên doanh thu
-
0,007
0,008
1,143
Với kết quả tính toán trên ta có được Số vốn lưu động tiết kiệm: Đ = -15110 trđ
Kết quả trên cho thấy:
* Về mức đảm bảo vốn lưu động cho lao động:
Kết quả tính toán cho thấy tốc độ phát triển của chỉ tiêu này > 1 phản ánh mức mức đảm bảo vốn lưu động cho lao động tăng. Nguyên nhân tốc độ phát triển vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ phát triển số lao động bình quân. Kết quả này cũng chứng tỏ Công ty trúng thầu nhiều công trình có quy mô lớn và sản xuất chế tạo lắp đặt nhiều máy móc thiết bị có quy mô lớn.
* Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua 2 chỉ tiêu chính: năng suất VLĐ tính theo doanh thu và mức doanh lợi VLĐ (tính theo lãi trước thuế và sau thuế).
Kết quả trên cho thấy các chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 tăng so với năm 2003. Nguyên nhân do tốc độ phát triển của doanh thu, lãi thuần trước thuế và sau thuế lơn hơn tốc độ phát triển vốn lưu động bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu trên ta nhận thấy:
- Chỉ tiêu năng suất VLĐ tính theo doanh thu: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ VLĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,471 trđ doanh thu thì đến năm 2004 đã tạo ra được 1,698 trđ tăng 15,4%.
- Mức doanh lợi VLĐ tính theo lãi trước thuế: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,012 trđ còn ở năm 2004 tạo ra được 0,015 trđ tăng 25%.
- Mức doanh lợi VLĐ tính theo lãi sau thuế: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,011 trđ còn ở năm 2004 tạo ra được 0,014 trđ tăng 27,3%.
* Về tốc độ chu chuyển VLĐ được phản ánh qua 2 chỉ tiêu chính vòng quay VLĐ và độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ.
Kết quả tính toán cho thấy tốc độ phát triển của vòng quay VLĐ > 1, độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ < 1 phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ của công ty năm 2004 nhanh hơn năm 2003. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy:
- Chỉ tiêu vòng quay VLĐ: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 VLĐ của công ty quay được 1,471 vòng còn ở năm 2004 quay được 1,698 vòng tăng 15,4 %.
- Chỉ tiêu độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ: Kết quả tính toán cho thấy năm 2003 VLĐ của công ty quay 1 vòng hết 244 ngày còn ở năm 2004
chỉ hết 212 ngày rút ngắn được 32 ngày (hay giảm 13,1%).
Nhờ tốc độ chu chuyển của VLĐ năm 2004 nhanh hơn năm 2003 nên so với năm 2003 công ty đã tiết kiệm được 15110 trđ.
* ở đây, mức doanh lợi vốn lưu động chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay vốn lưu động, biểu hiện bằng phương trình . Để thấy rõ điều này ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích phương trình trên:
Đặt: a == 0,014
Số tương đối:
1,25 = 1,071 1,167 (lần)
hay 125% = 107,1% 116,7% (%)
Số tuyệt đối:
0,003 = 0,001 + 0,002
Kết quả tính toán trên cho thấy:
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 25% (hay tăng 0,003). Do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng 12,5% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng 7,1% (hay tăng 0,001 ).
- Do vòng quay vốn lưu động tăng 15,4% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng 16,7% (hay tăng 0,002). Đây là nhân tố chủ yếu làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng.
3.3. Phân tích tình hình trang bị tổng vốn cho lao động và hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm
Bảng 8: Tính và so sáng các chỉ tiêu đảm bảo tổng vốn cho lao động và hiệu quả sử dụng tổng vốn năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i (%)
Tổng vốn bình quân
trđ
125833
150323
1,195
doanh thu
DT
trđ
124000
170000
1,371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
1,469
Lợi nhụân sau thuế
M’
trđ
895
1377
1,539
Số lao động bình quân
người
969
978
1,009
Mức đảm bảo tổng vốn cho lao động
TBK=
trđ/người
129,859
153,704
1,184
Năng suất tổng vốn tính theo doanh thu
HK=
-
0,985
1,131
1,148
Mức doanh lợi tổng vốn tính theo lãi trước thuế
DLK=
-
0,008
0,010
1,250
Mức doanh lợi tổng vốn tính theo lãi sau thuế
DL’K=
-
0,007
0,009
1,286
Vòng quay tổng vốn
LK=
vòng
0,985
1,131
1,148
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
-
0,008
0,009
1,125
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên doanh thu
-
0,007
0,008
1,143
Kết quả tính toán trên cho thấy:
* Về mức đảm bảo tổng vốn cho lao động: Kết quả trên cho thấy tốc độ phát triển của chỉ tiêu > 1 Phản ánh mức đảm bảo tổng vốn cho lao động năm 2004 tăng so với năm 2003. Nguyên nhân tốc độ phát triển tổng vốn bình quân lớn hơn tốc độ phát triển số lao động bình quân. Cụ thể ở năm 2003 cứ 1 lao động tham gia sản xuất được trang bị 129,859 trđ tổng vốn còn ở năm 2004 được trang bị 153,704 tổng vốn tăng 18,4%.
* Về hiệu quả sử dụng tổng vốn: Hiệu quả sử dụng tổng vốn được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: Năng suất tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn, vòng quay tổng vốn.
Kết quả tính toán cho thấy:
Các chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn năm 2004 tăng so với năm 2003. Nguyên nhân do tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ phát triển của tổng vốn bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy:
- Chỉ tiêu năng suất tổng vốn tính theo doanh thu: Kết quả tính toán cho thầy ở năm 2003 cứ 1 trđ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,985 trđ còn ở năm 2004 tạo ra được 1,131 trđ tăng 14,8%.
- Chỉ tiêu vòng quay tổng vốn: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 tổng vốn của công ty quay được 0,985 còn ở năm 2004 quay được 1,131 vòng tăng 14,8%.
- Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn (tính theo lãi trước thuế và sau thuế): Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,008 trđ lãi trước thuế và 0,010 lãi sau thuế còn ở năm 2004 tạo ra được tương ứng 0,007 trđ và 0,009 trđ tương đương tăng 25% và 28,6% .
* Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng vốn, biểu hiện bằng phương trình DLK = DLDT LK . Để thấy rõ điều này ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích phương trình trên:
Đặt: a = =0,009
Số tương đối:
(lần)
hay 125% = 111,1% 112,5% (%)
Số tuyệt đối:
0,002 = 0,001 + 0,001
Kết quả tính toán trên cho thấy:
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 25% (hay tăng 0,002). Do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 12,5% làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 11,1% (hay tăng 0,001).
- Do vòng quay tổng vốn tăng 14,8% làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 12,5% (hay tăng 0,001 ).
3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 9: Tính và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm 2003
Năm2004
i (%)
Vốn chủ sở hữu bình quân
trđ
19139
20080
1.049
doanh thu
DT
trđ
124000
170000
1,371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
1,469
Lợi nhụân sau thuế
M’
trđ
895
1377
1,539
Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu
-
6,479
8,466
1,307
Vòng quay vốn chủ sở hữu
vòng
6,479
8,466
1,307
Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu tính theo lãi trước thuế
-
0,054
0,075
1,389
Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu tính theo lãi sau thuế
-
0,047
0,069
1,468
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
-
0,008
0,009
1,125
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên doanh thu
-
0,007
0,008
1,143
Kết quả tính toán cho thấy:
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được phản ánh qua 3 chỉ tiêu chính: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu, vòng quay vốn chủ sở hữu, mức doanh lợi vốn chủ sở hữu (tính theo lãi trước thuế và lãi sau thuế):
Kết quả cho thấy các chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng so với năm 2003. Nguyên nhân do tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ phát triển vốn chủ sở hữu bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy:
- Chỉ tiêu năng suất vốn chủ sở hữu: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 6,479 trđ doanh thu còn ở năm 2004 tạo ra được 8,466 trđ tăng 30,7%.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn chủ sở hữu: Kết quả tính toán cho thấy ở năm 2003 vốn chủ sở hữu quay được 6,479 vòng còn ở năm 2004 quay được 8,466 vòng tăng 30,7%.
- Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn chủ sở hữu (tính theo lãi trước thuế và lãi sau thuế): Kết quả trên cho thấy ở năm 2003 cứ 1 trđ vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,054 lãi trước thuế và 0,075 trđ lãi sau thuế còn ở năm 2004 tạo ra được tương ứng 0,047 trđ và 0,069 trđ tăng tương đương 38,9% và 46,8%.
- ở đây, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay vốn chủ sở hữu, biểu hiện bằng phương trình . Để thấy rõ điều này ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích phương trình trên:
Đặt: a = = 0,0.068
Số tương đối:
1,389 = 1,103 1,259 (lần)
hay 138,9% = 110,3% 125,9% (%)
Số tuyệt đối:
0,021 = 0,007 + 0,014
Kết quả trên cho thấy:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 38,9% (hay tăng 0,021). Do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trên doanhh thu tăng 12,5% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 10,3% (hay tăng 0,007 ).
- Do số vòng quay vốn chủ sở hữu tăng 30,7% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 25,9% (hay tăng 0,014). Đây là nhân tố chủ yếu làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng.
4. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất, kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng vốn kinh doanh
a, Phân tích sự biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích phương trình:
Bảng 10: Tính và so sánh các chỉ tiêu tổng doanh thu và các nhân tố về sử dụng vốn cố định qua các năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
i
(lần)
Doanh thu
DT
trđ
124000
170000
46000
1,371
Tổng vốn bình quân
trđ
125833
150323
24490
1,195
VCĐ bình quân
trđ
41523
50233
8710
1,210
Năng suất VCD tính theo doanh thu
-
2,986
3,384
0,398
1,133
Tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn
k=
-
0,330
0,334
0,004
1,012
Đặt: a = = 149921 trd
b = = 148125 trđ
Số tương đối:
1,37 1 = 1,134 1,012 1,195 (lần)
hay 137,1% = 113,4% 101,2% 119,5% (%)
Số tuyệt đối:
(trđ)
DT1 – DT0 = (DT1 – a) + (a - b) + (b – DT0) (trđ)
46000 = 20079 + 1796 + 24125 (trđ)
Kết quả tính toán cho thấy:
Doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 37,1% (hay tăng 46000 trđ). Do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do năng suất vốn cố định tính theo doanh thu tăng 13,3% (hay tăng 0,398) làm cho tổng doanh thu tăng 13,4 % (hay tăng 20079 trđ).
- Do tỷ trọng vốn cố định tăng 1,2% (hay tăng0,004) làm cho tổng doanh thu tăng 1,2% (hay tăng 1796 trđ).
- Do tổng vốn bình quân tăng 19,5% (hay tăng 24490 trđ) làm cho tổng doanh thu tăng 19,5% (hay tăng 24125 trđ).
Có thể thấy, 2 nhân tố – năng suất vốn cố định tính theo doanh thu và tổng vốn bình quân là 2 nhân tố chủ yếu làm cho tổng doanh thu tăng.
b. Phân tích tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tỉch phương trình:
Bảng 11: Tính và so sánh các chỉ tiêu tổng lợi nhuận và các nhân tố về sử dụng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
i
(lần)
Doanh thu
DT
trđ
124000
170000
46000
1,371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
483
1,469
VLĐ bình quân
trđ
84310
100090
15780
1,187
Vòng quay VLĐ
1,471
1,698
0,227
1,154
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
-
0,008
0,009
0,001
1,125
Đặt: a = = 1360 trđ
b = = 1178 trđ
Số tương đối:
1,469 = 1,113 1,154 1,144 (lần)
hay 146,9% = 111,3% 115,4% 114,4% (%)
Số tuyệt đối:
(trđ)
M1 – M2 = (M1 – a) + (a – b) + (b- M0) (trđ)
483 = 153 + 182 + 148 (trđ)
Kết quả tính toán trên cho thấy:
Lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 46,9% (hay tăng 483 trđ). Do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trrên doanh thu tăng 12,5% (hay tăng0,001) làm cho tổng lợi nhuận tăng 11,3% (hay tăng 153 trđ).
- Do vòng quay vốn lưu động tăng 15,4% (hay tăng 0,227 vòng) làm cho tổng lợi nhuận tăng 15,4% (hay tăng 182 trđ).
- Do vốn lưu động bình quân tăng 18,7% (hay tăng 15780 trđ) làm cho tổng lợi nhuận tăng 14,4% (hay tăng 148 trđ).
c. Phân tích tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của nhân tố tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích phương trình:
Bảng 13: Tính và so sánh các chỉ tiêu tổng lợi nhuận và các nhân tốvề sử dụng tổng vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
i
(lần)
Doanh thu
DT
trđ
124000
170000
46000
1,371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
483
1,469
Tổng vốn bình quân
trđ
125833
150323
24490
1,195
Vòng quay tổng vốn
LK
vòng
0,985
1,131
0,146
1,148
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
DLDT
-
0,008
0,009
0,001
1,125
Đặt: a = = 1360 trđ
b = = 1185 trđ
Số tương đối:
1,469 = 1,113 1,148 1,15 (lần)
hay 146,9% = 111,3% 114,8% 115% (%)
Số tuyệt đối:
(trđ)
M1 – M0 = (M1 – a) + (a –b) + (b- M0) (trđ)
483 = 153 + 175 + 155 (trđ)
Kết quả tính toán trên cho thấy:
Tổng lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 46,9% (hay tăng 483trđ ). Do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 12,5% (hay tăng 0,001) làm cho tổng lợi nhuận tăng 11,3% (hay tăng 175 trđ).
- Do vòng quay tổng vốn tăng14,8% (hay tăng 0,146 vòng) làm cho tổng lợi nhuận tăng 14,8% (hay tăng 155 trđ)
- Do tổng vốn bình quân tăng 19,5% (hay tăng24490 trđ) làm cho tổng lợi nhuận tăng 15% (hay tăng 155 trđ).
d. Phân tích tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố vốn chủ sở hữu và tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu
Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích phương trình:
Bảng 13: Tính và so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận và các nhân tố về sử dụng vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Công thức
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
i
(lần)
Doanh thu
DT
trđ
124000
170000
46000
1,371
Lợi nhuận trước thuế
M
trđ
1030
1513
483
1,469
Vốn chủ sở hữu bình quân
trđ
19139
20080
941
1,049
Vòng quay vốn chủ sở hữu
6,479
8,466
1,987
1,307
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
DLDT
-
0,008
0,009
0,001
1,125
Đặt: a = = 1360 trđ
b = = 1041 trđ
Số tương đối:
1,469 = 1,113 1,306 1,011 (lần)
hay 146,9% = 111,3% 130,6% 101,1% (%)
Số tuyệt đối:
(trđ)
M1 – M0 = (M1 – a) + (a – b) + (b – M0) (trđ)
483 = 153 + 319 + 11 (trđ)
Kết quả tính toán trên cho thấy:
Tổng lợi nhuận kỳ nhiên cứu so với kỳ gốc tăng 46,9% (hay tăng 483 trđ). Do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu tăng 12,5% (hay tăng 0,001) làm cho tổng lợi nhuận tăng 11,3% (hay tăng 153 trđ).
- Do vòng quay vốn chủ sở hữu tăng 30,7% (hay tăng 1,987 vòng) làm cho tổng lợi nhuận tăng 30,6% (hay tăng 319 trđ)
- Do vốn chủ sở hữu bình quân tăng 4,9% (hay tăng 941 trđ) làm cho tổng lợi nhuận tăng 1,1% (hay tăng 11 trđ).
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay vốn chủ sở hữu là 2 nhân tố chính làm cho tổng lợi nhuận tăng
II. Phân tích kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004
1. Phân tích mức độc lập về mặt tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội qua các năm 2003-2004
Bảng 14: Phân tích mức độc lập về mặt tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội năm 2003-2004
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i(lần)
trđ
125833
150323
1,195
trđ
106694
130243
1,221
trđ
19139
20080
1,049
Tỷ suất nợ
-
0,848
0,866
1,022
Tỷ suất tự tài trợ
-
0,152
0,134
0,878
Kết quả tính toán trên cho thấy:
- Chỉ tiêu tỷ suất nợ phải trả: Kết quả cho thấy, tốc độ phát triển của chỉ tiêu tỷ suất nợ phải trả > 1 phản ánh sự phụ thuộc về mặt tài chính của công ty ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là tốc độ phát triển của chỉ tiêu nợ phải trả lớn hơn tốc độ phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Hơn thế nữa, trị số của chỉ tiêu tỷ suất nợ phải trả của công ty gần bằng 1 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty phụ thuộc rất lớn vào nguồn nợ phải trả, chiếm trên 80% - năm 2003 chiếm 84,8% tổng nguồn vốn, năm 2004 chiếm 86,6%. Sự phụ thuộc này có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty- vì hàng tháng, quý, năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền lãi lớn để chi trả phần công nợ của công ty. Do vậy trong những năm tới công ty cần phải có sự điều chỉnh cân đối giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu để công ty làm ăn có hiệu quả hơn.
- Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ: Kết quả cho thấy, tốc độ phát triển của chỉ tiêu < 1 tiếp tục phản ánh rằng, Công ty có sự phụ thuộc lớn về mặt tài chính. Nguyên nhân là tốc độ phát triển của nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ phát triển của tổng nguồn vốn. Vậy, Công ty càng cần phải có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới để có sự cân bằng, hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Ví dụ như thu hút nguồn vốn nội lực, nguồn vốn góp liên doanh....), không nên lạm dụng quá nguồn nợ phải trả làm giảm độ an toàn về mặt tài chính của công ty.
2. Phân tích khả năng thanh toán công nợ và tình hình chếm dụng vốn của công ty năm 2003-2004
Bảng 15: Tính các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán công nợ của Công ty năm 2003-2004
Chỉ Tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i(lần)
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (1)
trđ
84310
100090
1,187
Tiền, tài sản tương đương tiền(2)
trđ
66605
68906
1,035
Giá trị còn lại củaTSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (3)
trđ
22484
22613
1,006
Tổng nợ ngắn hạn (4)
trđ
66591
68894
1,035
Nợ tới hạn, nợ quá hạn (5)
trđ
23351
23896
1,023
Nợ dài hạn (6)
trđ
38962
60192
1,545
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (7=(1)/(4))
-
1,266
1,453
1,148
Khả năng thanh toán nhanh (8=(2)/(5))
-
2,852
2,884
1,011
Khả năng thanh nợ dài hạn (9=(3)/(6))
-
0,577
0,376
0,652
Kết quả tính toán ở bảng 14 cho thấy:
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Tốc độ phát triển của chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn > 1 phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003, với tốc độ tăng 14,8%. Nguyên nhân tốc độ phát triển của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ phát triển của tổng nợ ngắn hạn. Mặt khác trị số của chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong những năm vừa qua đều > 1 phản ánh công ty có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của công ty là bình thường.
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Tốc độ phát triển của chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh > 1 phản ánh khả năng thanh toán nhanh của công ty kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng. Nguyên nhân tốc độ phát triển của Tiền + Tài sản tương đương tiền lớn hơn tốc độ phát triển của Nợ tới hạn + Nợ quá hạn. Mặt khác trị số của chỉ tiêu này trong 2 năm qua đều > 0,5 phản ánh tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tương đối khả quan.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn: Tốc độ phát triển của chỉ tiêu này < 1 phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty giảm. Đồng thời cho thấy khả năng thanh toán dài hạn của công ty chủ yếu dựa vào số khấu hao TSCĐ đầu tư băng nguồn vốn vay mà không dùng những nguồn vốn khác như số khấu hao TSCĐ được hình thành từ vốn góp, từ lợi nhận không chia... Nguyên nhân tốc độ phát triển của Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn lớn hơn tốc độ phát triển nợ dài hạn.
Bảng 16: Phân tích tình hình chiếm dụng vốn của công ty năm
2003-2004
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i (lần)
Tổng số nợ phải trả
trđ
106694
130243
1.221
Tổng số nợ phải thu
trđ
65198
67487
1.035
Tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu
-
1,636
1,930
1.180
Kết quả tính toán cho thấy:
Tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu của cả 2 năm đều có tốc độ phát triển > 1 phản ánh công ty đang đi chiếm dụng vốn của đơn vị bạn. Nguyên nhân tốc độ phát triển của tổng số nợ phải trả lớn hơn tốc độ phát triển tổng số nợ phải thu. Trong những năm tới công ty cần phải có sự điều chỉnh cân đối giữa nợ phải trả và nợ phải thu. Không nên để tỷ suất nợ phải trả cao quá ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài chính của của công ty.
3. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay vốn và dấu hiệu nguy cơ phá sản
Bảng 17: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay vốn của công ty
năm 2003 so với 2004
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i (lần)
Lãi thuần trước thuế (1)
trđ
1030
1513
1,469
Số tiền lãi vay vốn phải trả (2)
trđ
638
825
1,293
Khả năng thanh toán lãi vay vốn (3=(1)/(2))
-
1,614
1,834
1,136
Kết quả tính toán cho thấy:
Khả năng thanh toán lãi vay vốn của công ty qua các năm tương đối khả quan. Không những thế so với năm 2003, năm 2004 khả năng thanh toán lãi vay vốn của công ty tiếp tục tăng, với tốc độ phát triển của khả năng thanh toán lãi vay vốn > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay và mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay của công ty cao. Nguyên nhân do tốc độ phát triển của lãi thuần trước thuế lớn hơn tốc độ phát triển số tiền lãi vay vốn phải trả, Điều này minh chứng một khả năng thanh toán lãi nợ vay khá tích cực tại công ty.
Bảng 18: Phân tích dấu hiệu nguy cơ phá sản qua nghiên cứu khả năng thanh toán công nợ của công ty năm 2003 -2004
Chỉ Tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
i (lần)
Tổng tài sản (1)
trđ
125833
150323
1,195
Nợ phải trả (2)
trđ
106694
130243
1,221
Khả năng thanh toán nói chung (3=(1)/(2))
-
1,179
1,154
0,979
Kết quả tính toán cho thấy:
Khả năng thanh toán nói chung của cả 2 năm đều lớn hơn 1, phản ánh chủ sở hữu vốn có tài sản riêng, đảm bảo các khoản nợ phải trả, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán công nợ đến hạn và quá hạn. Thực trạng tài chính của công ty là khả quan. Tuy nhiên so với năm 2003, năm 2004 khả năng thanh toán nói chung của công ty có giảm 2,1%. Như vậy trong thời gian tới công ty cần có biện pháp giảm nợ phải trả để đảm bảo khả năng thanh toán nói chung của công ty giữ ở mức độ ổn định và không để xẩy ra nguy cơ phá sản trong tương lai.
Tóm lại, thời kỳ 2000-2004 về cơ bản tình hình hoạt động tài chính của công ty tương đối khả quan. Nhờ thế, hàng năm công ty luôn đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn điều này, ta đi vào phân tích cụ thể một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau đây.
4. Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty thời kỳ 2000-2004
4.1. Phân tích biến động doanh thu của công ty thời kỳ 2000-2004
Bảng 19: Phân tích biến động doanh thu của công ty thời kỳ
2000-2004
Chỉ tiêu
Năm
DT (tỷđ)
Lượng tăng tuyệt đối (tỷđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
ti
Ti
ai
Ai
2000
78000
-
-
-
-
-
-
2001
87000
9
9
112
112
12
12
2002
102000
15
24
117
131
17
31
2003
124000
22
46
122
159
22
59
2004
170000
46
92
137
218
37
118
BQ
23
122
22
Tr đ
Biểu đồ 1: Doanh thu các năm
Năm
Kết quả tính toán trên cho thấy, thời kỳ 2000-2004 doanh thu công ty có tốc độ tăng trưởng khá cao: Năm 2000 doanh thu đạt được 73 trđ thì đến năm 2004 doanh thu đã lên tới 170 trđ với lượng tuyệt đối bình quân mỗi năm 23 trđ, tốc độ tăng bình quân 22%. Điều này chứng tỏ, trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và luôn được được các đối tác, các nhà đầu tư đánh giá cao và trở thành công ty vững mạnh của Tổng công ty.
4.2. Phân tích biến động lợi nhuận của công ty thời kỳ 2000-2004
Bảng 20: Phân tích biến động lợi nhuận của công ty thời kỳ 2000-2004.
Chỉ tiêu
Năm
M (trđ)
Lượng tăng tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
ti
Ti
ai
Ai
2000
570
-
-
-
-
-
-
2001
660
90
90
116
116
16
16
2002
820
160
250
124
144
24
44
2003
1030
210
460
126
181
26
81
2004
1513
483
943
147
265
47
165
BQ
235,75
128
28
Trđ
Biểu đồ 2: Lợi nhuận các năm
Năm
Kết quả trên cho thấy, lợi nhuận công ty tăng liên tục hàng năm từ 570 trđ năm 2000 thì đến năm 2004 đã lên tới 1513trđ, lượng tăng tuyệt đối bình quân 235,75 trđ , tốc độ tăng bình quân 28%. Kết quả này lại một lần nữa phản ánh Công ty đang thực sự trưởng thành vững mạnh đi lên và là một trong những công ty mạnh của Tổng công ty.
4.3. Phân tích biến động tình hình thực hiện nghiĩa vụ ngân sách nhà nước của công ty thời kỳ 2000-2004
Bảng 21: Phân tích biến động tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước của công ty thời kỳ 2000-2004
Chỉ tiêu
Năm
Nộp ngân sách nhà nước (trđ)
Lượng tăng tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
ti
Ti
ai
Ai
2000
3700
-
-
-
-
-
-
2001
4600
900
900
124
124
2002
6300
1700
2600
137
170
2003
7000
700
3300
111
189
2004
9000
2000
5300
129
243
BQ
1325
125
25
Biểu đồ 3: Nộp ngân sách Nhà nước
Trđ
Năm
Kết quả tính toán trên cho thấy, tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước trong những năm qua tăng liên tục đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một nguồn thu rất lớn: năm 2000 Công ty nộp vào ngân sách nhà nước 3700 trđ đến năm 2004 đã lên tới 9000 trđ, lượng tăng tuyệt đối bình quân năm 1325 trđ, tốc độ tăng đạt được 25%. Kết quả này không chỉ phán ánh trong những năm qua công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước mà một lần nữa khảng định công ty phải thực sự phát triển mới có được kết quả như vậy.
4.4. Phân tích biến động số lượng lao động của công ty thời kỳ 2000-2004
Bảng 22: Phân tích biến động số lượng lao động của công ty thời kỳ 2000-2004
Chỉ tiêu
năm
(trđ)
Lượng tăng tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
ti
Ti
ai
Ai
2000
600
-
-
-
-
-
-
2001
740
140
140
123
123
23
23
2002
950
210
350
128
158
28
58
2003
969
19
369
102
162
2
62
2004
978
9
378
101
163
1
63
BQ
94,5
114
người
Biểu đồ 4: Tổng số lao động
Năm
Kết quả trên cho thấy, Trong những năm qua tổng số lao động công ty tăng lên rất nhiều từ 600 người năm 2000 thì đến năm 2004 đã nâng tổng số lao động lên 978 người, lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm 94,5 người và tốc độ tăng bình quân là 14%. Có lẽ đây là điều quan trọng hơn cả, bởi vì không chỉ phán ánh công ty đang ngày càng phát triển lớn lao mà có một ý nghĩa hơn cả là công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, cuộc sống của mỗi người mỗi gia đình được ấm no hạnh phúc hơn, giảm bớt những khó khăn tệ nạn xã hội. Và thấy rõ được điều này hơn nữa, khi phân tích biến động thu nhập bình quân/lao động của công ty thời kỳ 2000-2004
4.5. Phân tích biến động thu nhập bình quân/laođộng của công ty thời kỳ 2000-2004
Bảng 23: Phân tích biến động thu nhập bình quân/laođộng của công ty
thời kỳ 2000-2004
Chỉ tiêu
Năm
Thu nhập bình quân / lao động
(trđ/người)
Lượng tăng tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
ti
Ti
ai
Ai
2000
1,1
-
-
-
-
-
-
2001
1,23
0,13
0,13
112
112
12
12
2002
1,55
0,32
0,45
126
141
26
41
2003
1,65
0,1
0,55
106
150
6
50
2004
1,75
0,1
0,65
106
159
6
59
BQ
0,1625
113
13
Kết quả tính toán trên cho thấy, thu nhập bình quân/lao động của công ty tăng liên tục hàng năm: từ 1,1 trđ/người đến năm 2004 đã lên đến 1,75 trđ/người, lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm 0,1625 trđ, tốc độ tăng 13%. Kết quả này lại một lần nữa cho thấy, Công ty đang ngày một lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Bởi điều quan trọng hơn cả công ty không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động mà thu nhập bình quân của mỗi người lao động tăng lên đáng kể, cuộc sống của mỗi người dân từng bước được nâng cao cả về tinh thần lẫn vật chất, góp phần ổn định xã hội, nền kinh tế đất nước phát triển.
Tóm lại thời kỳ 2000-2004 là thời kỳ công ty có tốc độ tăng trưởng cao, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Với những công trình thi công, lắp đặt chế tạo máy móc thiết bị được các chủ đối tác và các nhà đầu tư đánh giá cao đã đưa công ty lên một tầm cao mới, giữ vững được uy tín, tạo lòng tin với chủ đầu tư và các đối tác. Và điều đặc biệt hơn cả công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động với mức thu nhập bình quân ngày càng được nâng cao góp phần ổn định xã hội, cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Biểu đồ 5: Thu nhập bình quân/lao động
Trđ/người
Năm
C. Một số kiến nghị và giải pháp
Sau thời gian thực tập tại công ty, mặc dù thời gian chưa đủ dài và còn nhiều hạn chế trong công việc thực tế, và qua những phân tích ưu và nhược điểm trên đây của công ty, em cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kết quả hoạt động tài chính của công ty trong sản xuất kinh doanh như sau:
1. Một số kiến nghị
- Về tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004:
* Kết quả phân tích cho thấy tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh của công ty thời kỳ 2003-2004 về cơ bản đạt hiệu quả, cụ thể:
+ Quy mô tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động hàng năm tăng. Trong đó vốn cố định tăng phản ánh công ty đã chú trọng vào đầu tư chiều sâu: đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ tạo tiền đề tăng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vốn lưu động tăng phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố địng vốn lưu động tổng vốn vốn chủ sở hữu về cơ bản đều tăng. Đặc biệt hơn, Năng suất vốn lưu động tăng, tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng, vì thế mà so với năm 2003, năm 2004 số vốn lưu động mà công ty đã tiết kiệm được đã lên tới 15583,33 trđ - đây là kết quả nỗ lực của toàn công ty. Có thể thấy rằng, tình hình sử dụng vốn công ty trong những năm vừa qua đạt hiệu quả cao đã làm giảm bớt được tình trạng ứ đọng vốn và điều quan trọng hơn lợi nhuận, doanh thu hàng năm liên tục tăng cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động, vốn chử sở hữu tăng. Điều này phản ánh trong những năm qua, một trong những nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn tăng đó là công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả.
Như vậy có thể thẩy rằng, tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2000-2004 đã đạt hiệu quả. Nhờ sử dụng vốn có hiệu quả mà lợi nhuần hàng năm công ty tăng - nhất là thời kỳ 2002-2004 đây là thời kỳ công ty có bước tăng trưởng vượt bậc.
* Tuy nhiên tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những hạn chế mà công ty cần phải khắc phục, đó là:
+ Cơ cấu vốn của công ty có sự mất cân đối, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn làm cho công ty luôn mang gánh nặng lãi suất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Quy mô vốn lưu động còn lớn, nhất là các khoản phải thu chưa thu hồi được còn tăng, hàng tồn kho còn lớn dễ gây ra tình trạng ứ đọng vốn và phải chi thêm một khoản chi phí để bảo quản số hàng tồn kho vượt kế hoạch này. Mặc dù trên thực tế, vốn lưu động tăng phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Song nếu quy mô sản xuất kinh doanh tăng mà quy mô vốn lưu động vẫn giữ ở mức ổn định, thậm chí giảm thì việc sử dụng vốn sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được vốn lớn để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Như vậy có thể thấy rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh việc sử dụng và quản lý vốn tuy đạt hiệu quả nhưng chưa cao, còn sử dụng lãng phí.
- Về kết quả hoạt động tài chính:
* Kết quả phân tích trên cho thấy, về cơ bản tình hình hoạt động tài chính của công ty là bình thường, không gặp khó khăn lớn, cụ thể:
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh của công ty cho thấy công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán, công ty không gặp khó khăn trong thanh toán công nợ ngắn hạn.
+ Tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu > 1 phản ánh công ty đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác, mang tính chủ động cao.
+ Khả năng thanh toán lãi vay vốn ở mức độ an toàn.
+ Khả năng thanh toán nói chung > 1 phản ánh công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn và quá hạn, thực trạng tài chính của đơn vị là khả quan.
* Tuy nhiên tình hình hoạt động tài chính của công ty cũng gặp một số khó khăn công ty cần phải lưu ý:
+ Sự phụ thuộc về mặt tài chính của công ty là rất lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư và cho vay. Vì chỉ khi sự phụ thuộc về mặt tài chính của công ty là không cao thì các chủ nợ mới có cơ sở để tin tưởng vào sự đáo nợ đúng hạn của công ty, cũng là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư.
+ Khả năng thanh toán dài hạn < 1 phản ánh khả năng thanh toán dài hạn của công ty chủ yếu dựa vào số khấu hao TSCĐ đầu tư băng nguồn vốn vay mà không dùng những nguồn vốn khác như số khấu hao TSCĐ được hình thành từ vốn góp, từ lợi nhận không chia...
+ Tổng số nợ phải trả trên tổng vốn chiếm tỷ trọng lớn > 90%, mặc dù nó phản ánh công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị bạn, mang tính chủ động cao. Song nó cũng có hạn chế, Công ty luôn phải mang gánh nặng trả lãi suất, mức độ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, thời kỳ 2000 –2004 Công ty có bước phát triển mạnh và nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng: hàng chục công trình mỗi năm đã trúng thầu, chế tạo lắp đặt nhiều máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu thị trường; vì thế doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, số lao động, thu nhập bình quân/lao động tăng lên rất nhiều . Phải thấy rằng, để có được như vậy một trong những lý do đó là công ty đã sử dụng có hiệu quả về vốn tài chính. Mặc dù vẫn còn có một số hạn chế về việc sử dụng vốn tài chính công ty cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
2. Giải pháp
+ Để sử dụng vốn có hiệu quả, và đạt được kết quả cao trong hoạt động tài chính, trước hết công ty cần phải khai thác triệt để mọi nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp cần tận dụng. Bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, điều chỉnh cân đối nguồn vốn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu – bằng cách huy động nguồn vốn trong lao động công ty để phát huy sức mạnh nội lực của công ty, và nhằm tránh sự phụ thuộc lớn về mặt tài chính khi trong những năm qua sự phụ thuộc về mặt tài chính của công ty là rất lớn.
+ Công tác đổi mới kỹ thuật là cần thiết, song trong đầu tư cần phải cân nhắc kỹ hiệu quả sử dụng vốn. Cần kết hợp đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, đầu tư thiết bị tới đâu cần nhanh chóng đưa vào khai thác tới đó tránh việc hao mòn hữu hình và vô hình.
+ Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, bằng cách giảm các khoản phải thu, số lượng hàng tồn kho chậm luân chuyển.
+ Đổi mới số máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu công nghệ, cần có biện pháp xử lý kịp thời như thanh lý hoặc nhượng bán thu hồi vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đầu tư mua công nghệ mới.
+ Phải thực sự tiết kiệm chi tiêu, mua sắm và sử dụng hợp lý các nguyên vật liệu ở tất cả các đơn vị và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu vì nguyên vật liệu, công cụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của công ty. Bằng cách xây dựng và áp dụng các quy chế cụ thể về sử dụng sao cho hợp lý nhất là các loại vật tư – công cụ - điện năng – xe máy - điện thoại – chi tiêu tiếp khách – thiết bị văn phòng.
+ Công ty cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường, Nhất là trong năm 2005 nhà máy sản xuất thép tấm mạ sơn mầu LILAMA bắt đầu đi vào hoạt đông.
+ Phải thường xuyên tổ chức học tập để nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý và toàn bộ lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2005 số lượng lao động tăng lên là 250 lao động để phục vụ cho nhà máy sản xuất thép tấm mạ sơn lILAMA – số lượng lao động này càng cần phải được đào tạo, nâng cao tay nghề hơn nữa.
+ Kiên quyết thực hiện nội quy và kỷ luật lao động: Động viên khuyến khích mọi người thực hiện tốt kỷ luật lao động, Có chế độ ưu đãi cho các cá nhân và tập thể chấp hành tốt. Thông qua các quy chế, kiên quyết xử lý những người đi muộn về sớm, trong giờ không làm việc công và chỉ làm việc tư, uống rượu trong giờ làm việc, đánh bài ăn tiền, ăn cắp vật tư, công cụ sản xuất, gây ra những thất thoát tài sản, hư hỏng tài sản, gây tai nạn lao động cho người khác bằng hình thức thích đáng.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc tổng công ty Lắp máy Việt Nam với sự giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thị Son trưởng phòng Tổ chức và Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Công Nhự cùng các Cô Chú phòng Tổ chức và Thầy Cô trong khoa Thống Kê mà em đã hoàn thành song giai đoạn thực tập và viết luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong luận văn này, em đã rút ra được những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục trong tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết hoạt động tài chính của công ty. Để trong thời gian tới, Công ty đạt được kết quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức thực tế, nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thấy giáo PGS.TS. Nguyễn Công Nhự, các Thầy cô giáo trong khoa, các cô chú trong phòng tổ chức để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Công Nhự, các thầy cô trong khoa, Trưởng phòng Tổ chức cô Ngô Thị Son và các cô chú trong Công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Phương
TàI liệu tham khảo
Giáo trình lý thuyết thống kê - Trường ĐHKTQD
Chủ biên: PGS.TS Tô Phi Phượng - XB 1998
Giáo trình thống kê kinh doanh – Trường ĐHKTQD – XB 2004
Đồng chủ biên: GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm
PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Giáo trình thống kê công nghiệp – Trường ĐHKTQD – XB 2003
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Giáo trình Thống kê kinh tế – Trương ĐHKTQD – XB 2002
Chủ biên: PGS.TS. Phan Công nghĩa
Tài chính học – Trường ĐHKTQD
Chủ biên: GS.TS. Trương Mộc Lâm - Dương Đăng Chính
6. Giáo trình tài chính doanh nghiệp –Trường ĐHKTQD - XB 2003
7. Đọc, lập và kiểm tra báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp Trường ĐHKTQD – XB 2003
Phân tích hoạt động kinh doanh – Trường ĐHKTQD
Các báo cáo tài chính của Công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội
Các luận văn khoá trước
mục lục
Lời nói đầu......................................................................................... 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp .............. 3
A. Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp....................................................................................... 3
I. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh và những đắc trưng của nó ...... 3
II. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................... 4
1. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh ............................ 5
2. Theo phương thức luân chuyển giá trị ............................................. 7
III. Vai trò và hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 12
1. Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................. 12
2. Hiệu quả và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .............................................................. 13
B. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp ........... 14
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tài chính doanh nghiệp ...................... 14
1. Khái niệm, đặc điểm tài chính doanh nghiệp .................................. 14
2. Vai trò tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ............ 17
II. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ........................................................................................ 18
1. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình tài chính ................................ 18
2. Nội dung và tài liệu phân tích tình tài chính doanh nghiệp ............. 20
Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp ............................................. 21
A. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp) ............................................................... 21
I. Khái niệm, yều cầu, nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 21
1. Khái niệm và tác dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê ........................... 21
2. Yêu cầu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê ................................... 21
3. Nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê .............................. 22
II. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp) .................. 22
1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở ................................................................................................. 22
2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng vốn của đơn vị cơ sở ..................................................................................................... 23
III. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở .................................................................... 29
1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độc lập về mặt tài chính của đơn vị cơ sở .......................................................................................................... 29
2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán công nợ và tình hình chiếm dụng vốn của đơn vị cơ sở ......................................................... 30
B. Xác định một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở .................................................................................. 35
1. Phương pháp phân tổ ........................................................................ 35
2. Phương pháp bảng thống kê ............................................................ 37
3. Phương pháp đồ thị thống kê ........................................................... 39
4. Phương pháp dãy số thời gian .......................................................... 39
5. Phương pháp chỉ số ......................................................................... 45
C. Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích ...................... 47
1. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố .......................................................................................................... 47
2. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố .......................................................................... 47
Chương III: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty thời kỳ 2000 –2004 .... 48
A. Khái quát những vấn đề chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội........................................... 48
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty .................... 48
II. Cơ cấu tố chức của công ty ............................................................. 48
1. Sơ đồ tổ chức .................................................................................... 49
2. Chức năng của các phòng ban .......................................................... 49
III. Một số đặc điểm cơ bản của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội ............................................... 51
1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh ..................................................... 51
2. Đặc điểm nhân sự ............................................................................. 52
3. Quy mô vốn ..................................................................................... 52
IV. Kết quả đạt được của công ty trong một số năm vừa qua .............. 52
1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................... 52
2. Công tác đầu tư và hoạt động tài chính .......................................... 54
3. Một số hoạt động khác ..................................................................... 55
4. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................... 56
V. Nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện để đạt các chỉ tiêu đề ra ...... 56
1. Nhiệm vụ .......................................................................................... 56
2. Một số biện pháp thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra ......... 57
B. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty thời kỳ 2000 –2004 ................................. 58
I. Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000- 2004 .................................................................... 58
1. Phân tích quy mô tổng vốn thời kỳ 2000 –2004 ............................. 58
2. Phân tích cơ cấu tổng vốn thời kỳ 2000 – 2004 58
3. Phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2000 –2004 .......... 63
4. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ............... 74
II. Phân tích kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004 82
1. Phân tích mức độc lập về mặt tài chính của công ty qua các năm 2003 – 2004 ......................................................................................... 82
2. Phân tích khả năng thanh toán công nợ và tình hình chiếm dụng vốn của công ty năm 2003 –2004. 84
3. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay vốn và dấu hiệu nguy cơ phá sản ........................................................................................................ 86
4. Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty trong những năm qua 2000 –2004 ............................................................................ 87
C. Một số kiến nghị và giải pháp ........................................................ 93
1. Một số kiến nghị .............................................................................. 93
2. Giải pháp .......................................................................................... 96
Kết luận ............................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo ............................................................................. 100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4673.doc