Không những là nguồn bổ sung vốn quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Hàng năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu khoảng hàng chục tỷ USD (chưa kể dầu thô), trong đó giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Bước đầu hình thành được các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương. Cho đến nay, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài cũng đã thu hút khoảng 87 vạn lao động góp phần đáng kể cho việc tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, với môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện theo thông lệ quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục là một nguồn vốn quan trọng và có tỷ trọng đáng kể trong tổng các nguồn vốn đầu tư của Việt Nam.
d, Thị trường vốn quốc tế
71 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng nguồn vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán có mức tăng nhanh hơn các nguồn vốn khác. Tính từ đầu những năm 1970 đến cuối những năm 1990 của thế kỷ 20, vốn đầu tư trực tiếp của các nước nhóm G7 chỉ tăng 30 lần, trong khi đầu tư chứng khoán tăng khoảng 200 lần. Riêng trong thập kỷ 1990, giá trị cổ phiếu mà các nước công nghiệp phát triển đã phát hành trên thị trường vốn quốc tế đã tăng 6 lần đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD. Trong những năm gần đây, dòng vốn này đã và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào châu Á đã tăng gấp ba lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD. Năm 2005, dòng vốn đầu tư cổ phần gián tiếp đạt 42,3 tỷ USD vượt qua con số kỷ lục được lập trong năm 2004 là 35,3 tỷ USD. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thu hút được gần 30 tỷ USD. Được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới Châu Á hiện vẫn là nơi thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp đáng kể và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Đối với Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn huy động qua thị trường vốn cũng được chính phủ quan tâm. Các đề án về phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ta nước ngoài cũng đã và đang được triển khai. Năm 2005, chính phủ Việt Nam đã phát hành đợt trái phiếu đầu tiên trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ với kết quả được đánh giá là khá thành công.
Để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế Việt Nam phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Lựa chọn cẩn thận loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, thị trường phát hành và nhà bao tiêu phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hơn nữa, cũng cần cân nhắc thận trọng giữa việc huy động vốn khác như đầu tư trực tiếp và vay nợ qua hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng đề án cho việc phát hành trái phiếu, Việt Nam cũng cần phải xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng vốn huy động có hiệu quả.
Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng
Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng
Thống kê đầu tư và xây dựng là một bộ phận của thống kê học, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật số lượng của các hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn diễn ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các quy luật số lượng có nghĩa là:
+ Thống kê đầu tư và xây dựng nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng.
+ Thống kê đầu tư và xây dựng dùng con số, số lượng để biểu hiện bản chất và tính quy luật của các hiện tượng.
+ Con số trong thống kê đầu tư và xây dựng luôn là con số có nội dung kinh tế cụ thể, gắn với các nội dung kinh tế cụ thể. Do đó, để tạo ra các con số thống kê chính xác thì cần hiểu đúng nội dung kinh tế của các con số đó, và để sử dụng đúng các con số thống kê thì cần đọc, hiểu đúng các nội dung của các con số thống kê mà họ sẽ sử dụng.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng. Thống kê đầu tư và xây dựng không nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong các lĩnh vực khác, chỉ xem xét ảnh hưởng tương hỗ giữa các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực đầu tư – xây dựng với các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực khác mà thôi.
Hoạt động đầu tư và xây dựng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Nó liên quan đến việc tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, liên quan đến tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân.
Nội dung hoạt động đầu tư – xây dựng: Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm duy trì và tạo ra những năng lực sản xuất mới để thu được một kết quả nào đó về các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng là hoạt động nhằm tái sản xuất (giản đơn và mở rộng) tài sản cố định bao gồm các hoạt động: thăm dò, thiết kế, dự toán, xây lắp. Ngành xây dựng là một ngành kinh tế quốc dân có chức năng thực hiện tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển quy mô đầu tư – xây dựng ngày càng gia tăng.
Các hình thức tổ chức kinh doanh xây dựng: tái sản xuất tài sản cố định có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác: giao thầu, tự làm.
Đặc điểm của hoạt động và sản phẩm xây dựng: ngoài các đặc trưng chung của tài sản cố định, sản phẩm xây dựng có đặc điểm cơ bản là cố định trước, trong và sau quá trình sản xuất, giá trị lớn, chu kỳ sản xuất dài. Sản xuất xây dựng có các đặc điểm cơ bản là di dộng, chu kỳ sản xuất dài, mang tính thời vụ.
Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê đầu tư và xây dựng
Nhiệm vụ: thống kê đầu tư và xây dựng Việt nam có nhiệm vụ chung là phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ cơ bản của công tác thống kê đầu tư và xây dựng là đảm bảo cung cấp các số liệu thống kê khoa học, chính xác, kịp thời cho Đảng và Nhà nước để quyết định những đường lối chính sách, lập và kiểm tra hoàn thành kế hoạch ngăn ngừa và có biện pháp khắc phục các hiện tượng mất cân đối. Đồng thời, khai thác được những năng lực tiềm tàng, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất với hiệu quả kinh tế cao.
Phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng.
Trong điều tra
Các hình thức tổ chức điều tra: có hai hình thức tổ chức điều tra: Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.
Đơn vị báo cáo được xác định phụ thuộc vào phương thức sản xuất xây dựng
- Trong phương thức giao - nhận thầu (tách người đầu tư (A) và người xây dựng (B).
- Trong phương thức tự làm (không tách người đầu tư (A) và người xây dựng (B)) một đơn vị thực hiện cả hai chức năng trên.
Trong tổng hợp và phân tích
Thống kê đầu tư và xây dựng vận dụng các phương pháp của thống kê học như phân tổ, chỉ số, hồi quy- tương quan, dãy số thời gian
Thống kê đầu tư và xây dựng cũng khuyến khích sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại như máy vi tính..
Tình hình chung về vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam
Mục tiêu
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng này nên trong chiến lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm Đảng và Nhà nước đều đưa mục tiêu tăng lượng vốn đầu tư và coi là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất. Mục tiêu của nước ta là phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cụ thể là:
Công nghiệp đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để phát triển. Định hướng là đầu tư cho công nghiệp cơ bản, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giảm tính gia công của sản xuất từng bước phát triển để sản phẩm xuất khẩu của nước ta ít bị lệ thuộc vào giá cả và thị trường nguyên liệu thế giới, nâng cao giá trị ngành công nghiệp.
Dịch vụ được chú trọng đầu tư để nâng cao tỷ trọng trong GDP. Đây là một ngành công nghiệp không khói ngày càng chiếm một tỷ trọng cao trong GDP của các nước công nghiệp phát triển. Nó đóng góp rất lớn vào GDP nên phải được đầu tư tương xứng đặc biệt trong điều kiện nước ta rất có tiềm năng nên phải có biện pháp khai thác tốt.
Nông – lâm - thuỷ hải sản: chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng của ngành này trong GDP nhưng phải nâng cao giá trị sản phẩm của ngành. Cần phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, chuyển đổi mô hình nuôi và trồng sao cho đạt hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm.
Thực trạng
B1: Bảng số liệu vốn đầu tư của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007 (tỷ đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn đầu tư
129460
147993
166814
189319
213931
243306
306100
(số liệu từ niên giám thống kê Việt Nam năm 2007)
Vốn đầu tư phát triển của cả nước ngày một gia tăng cả về lượng tuyệt đối cũng như tỷ lệ lượng vốn đó so với GDP, điều này phù hợp với thực tế nước ta. Nước ta vừa mới gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới để thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là lượng vốn FDI. Cụ thể là năm 2006 thu hút được 12 tỷ USD, năm 2007 là 21,3 tỷ USD, năm 2008 là 64 tỷ USD đã giải ngân được 11 tỷ USD. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, các nhà đầu tư đánh giá lại chiến lược kinh doanh, nhiều dự án đã được cấp phép sẽ bị dãn tiến độ, thu hẹp quy mô và có thể không thực hiện được nên dự kiến lượng vốn này trong vài năm tới sẽ giảm ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước sẽ giảm theo.
Tuy nhiên,theo một số tính toán của các nhà kinh tế thì số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57% cho tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%; năm 2005 đạt 40,9%; năm 2006 đạt 41%; năm 2007 đạt 40,4% và kế hoạch năm 2008 còn cao hơn nữa lên đến 42%). Đây là một tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn đầu tư
Quy mô (khối lượng) vốn đầu tư
Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền theo giá trị dự toán, phản ánh chi phí để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất - kỹ thuật thông qua việc xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, lắp đặt các thiết bị máy móc trên nền bệ, thiết bị tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác cần thiết để các cơ sở vật chất - kỹ thuật có thể hoạt động được. Như vậy, khối lượng vốn đầu tư là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, tính theo đơn vị giá trị.
Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động đầu tư, tình hình tái sản xuất các cơ sở vật chất - kỹ thuật tiềm năng kinh tế của đất nước, phương hướng, tốc độ, quy mô phát triển và phân bố các cơ sở vật chất - kỹ thuật của tất cả các ngành kinh tế của đất nước.
Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư được tính cho toàn bộ nền kinh tế, từng ngành, từng đơn vị có tiến hành hoạt động đầu tư.
Cơ cấu vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung của vốn
- Chi phí xây lắp: chi phí xây dựng công trình mới, di chuyển máy móc thi công, chi phí phá dỡ các công trình xây dựng cũ, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng công trình tạm, chi phí lắp đặt thiết bị.
- Chi phí thiết bị: gồm chi phí cho mua sắm máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển trang thiết bị, chi phí thuế, bảo hiểm cho thiết bị chiếm khoảng 60% vốn đầu tư.
- Chi phí khác:
+ Chi phí khác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
./ Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
./ Chi phí tuyên truyền, quảng cáo
./ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án
./ Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư
+ Chi phí khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư.
./ Chi phí khởi công công trình
./ Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện di dời
./ Chi phí thuê đất, hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất
./ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, chi phí tư vấn khác,
./ Chi phí ban quản lý dự án
./ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình
./ Chi phí kiểm định vật liệu đưa vào công trình
./ Chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình.
+ Chi phí khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng gồm: chi phí thực hiện việc quy đổi vốn, chi phí tháo dỡ công trình tạm, chi phí thuê chuyên gia vận hành chạy thử, chi phí thường xuyên đối với cơ sở hành chính.
Cơ cấu vốn đầu tư theo phân cấp quản lý
Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,B,C
Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,B và C, trong đó, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua tiêu chí về dự án quan trọng quốc gia bao gồm:
+ Qui mô vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên đối với dự án có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên.
+ Dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường và tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như nhà máy điện hạt nhân, dự án sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên..
+ Dự án phải di dân tái định cư từ 20000 người trở lên ở miền núi, từ 50000 người trở lên ở các vùng khác.
+ Dự án đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử văn hoá.
+ Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, cần được Quốc hội quyết định.
Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tượng đầu tư
Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị) và đầu tư cho các đối tượng phi vất chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư cho đối tượng vất chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Phân thành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài.
+ Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: các hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư.
+ Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: hoạt động đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài.
Cách phân loại này có tác dụng chỉ ra vai trò từng nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong đó, phải thống nhất quan điểm: vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Cơ cấu vốn đầu tư theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư.
Phân thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.
Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình vốn đầu tư tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2007
Khái quát về tỉnh Thái Bình
Vị trí địa lý
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển gần 50 km, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định bởi sông Hồng dài 67 km, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng bởi sông Luộc và sông Hoá dài 88 km. Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi, với độ dốc dưới 1%, độ cao trung bình từ 1- 2 m so với mặt nước biển và thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh tại thời điểm cuối năm 2005 là 1543,5 km2; chiếm 10,42% diện tích tự nhiên của 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và là tỉnh lớn thứ 4 trong vùng (sau các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Nam Định).
Đất đai Thái Bình màu mỡ, được bồi tụ bởi sông Hồng và sông Thái Bình. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23- 240 C. Đặc điểm tự nhiên đó giúp cho Thái Bình có điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện.
Thái Bình có nguồn nước ngọt dồi dào, 50 km bờ biển với 3 cửa sông lớn đổ ra, cộng với hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải là tiềm năng lớn để khai thác nguồn lợi biển.
Tiềm năng
Tiềm năng khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc KCN Tiền Hải.
Tiềm năng du lịch: Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý. Thái Bình có nhiều công trình văn hoá được xếp hạng, như: Chùa Keo, Đền Tiên La, Đền Đồng Bằng. Thái Bình có 80 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa và nghệ thuật cổ truyền.
Tài nguyên đất: Đất đai Thái Bình phi nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, và sông Luộc.
Tiềm năng về nhân tố con người: Dân số Thái Bình năm 2007 là 1868 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 1730 ngàn người (chiếm 92,6%), dân số thành thị là 138 ngàn người (chiếm 8,4%); mật độ dân số là 1208 người/km2. Từ đó ta nhận thấy là nguồn lao động tiềm năng của tỉnh là rất lớn mà chưa được khai thác sử dụng hết.
Thực trạng vốn đầu tư phát triển và sử dụng vốn của tỉnh
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2001 – 2005 ước đạt 11.702 tỷ đồng (Kế hoạch 5 năm đề ra là 10.510 tỷ đồng), gấp 2,64 lần 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển bình quân là 13,3%/năm. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý chiếm 20,2%; Nguồn vốn ngân sách do Trung ương đầu tư trên địa bàn chiếm 18,6%; Nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 49,6%; Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước chiếm 6,4%; Nguồn vốn FDI chiếm 2,2%.
Đối với vốn ngân sách tập trung của địa phương, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương tỉnh còn bổ sung cân đối thêm từ nguồn vay Kho bạc Nhà nước, các nguồn thu từ đất đai để bổ sung vốn cho xây dựng hạ tầng (kể cả cấp tỉnh, huyện, xã). Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh còn tăng cường thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh đồng thời huy động tốt các nguồn vốn tín dụng, vốn của các tầng lớp dân cư cho phát triển kinh tế xã hội.
Năm năm qua đã đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng then chốt của địa phương như: Nâng cấp đường 10, trong đó có cầu Tân đệ, đường 217 QP, đường Đồng châu, đường 223, cầu Vô hối và một số đường làng nghề, tuyến đường du lịch. Xây dựng cơ bản hạ tầng Khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh; nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi đầu mối, đê điều, nạo vét sông trục, kiên cố kênh mương, hỗ trợ hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư cho chương trình bảo quản giống và các dự án nông nghiệp khác; Một số công trình văn hoá xã hội như: Nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản, Trung tâm y tế của các huyện; Hỗ trợ các phòng học, nhà thực nghiệm của các trường PTTH công lập, Trường cao đẳng, trường THCN và dạy nghề; Tu bổ khu di tích Đền Trần, Nhà bảo tàng tỉnh, cải tạo nâng cấp Chùa Keo, Đền An Cố, Nhà thi đấu thể thao.; Đầu tư nâng cấp Thành phố Thái Bình đạt đô thị loại 3, trong đó xây dựng 3 Khu dân cư đô thị lớn (Trần Hưng Đạo, Kỳ bá, Trần Lãm), hệ thống giao thông đô thị, xây dựng Nhà máy xử lý rác Thành phố, nâng cấp Nhà máy nước lên 3 vạn m3/ngày đêm, hoàn thành Nhà máy nước các huyện Thái Thuỵ, Kiến Xương, Tiền Hải. Đến hết năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 196 dự án đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký là 4250 tỷ đồng, số lao động đăng ký 53348 người, trong đó có 126 dự án đã đưa vào sản xuất với số vốn đầu tư là 2875 tỷ đồng, thu hút 37265 lao động. Và đến năm 2007, tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đã đạt là 4288645 tỷ đồng và lượng vốn đầu tư vào tỉnh sẽ ngày càng gia tăng nền kinh tế của tỉnh sẽ ngày càng phát triển.
Hệ thống ngân hàng, tín dụng đã có cố gắng thực hiện các chủ trương, chính sách của ngành sát với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, đã tăng cường huy động vốn trên địa bàn, góp phần khai thác nội lực nền kinh tế của tỉnh (bình quân huy động vốn hàng năm tăng 18,1%), đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.
Vận dụng một số phương pháp phân tích
Phân tích tổng vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2000-2007
B2: Bảng số liệu vốn đầu tư tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2007.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
t
Vốn đầu tư (Y)
2000
1
1726500
2001
2
1455706
2002
3
1619946
2003
4
1699842
2004
5
2078231
2005
6
2907424
2006
7
3503768
2007
8
4288645
(số liệu từ báo cáo vốn đầu tư thực hiện các năm của tỉnh Thái Bình)
Mức độ trung bình qua thời gian của quy mô tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư bình quân hàng năm từ 2000 đến 2007 của tỉnh Thái Bình đạt 2410008 (triệu đồng).
Phân tích tổng vốn đầu tư dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối
-Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn.
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
Như vậy, nhìn chung năm sau so với năm trước lượng vốn đầu tư của tỉnh đều tăng lên riêng năm 2001 giảm so với năm 2000 là 270794 triệu đồng. Lượng vốn đầu tư năm 2005 so với năm 2004 là tăng lên lớn nhất là 829193 triệu đồng.
-Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc.
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
Lượng vốn đầu tư của năm 2001,2002,2003 so với năm 2000 là giảm đi và nhiều nhất là năm 2001. Những năm sau đó lượng vốn đầu tư bắt đầu tăng dần lên, đến năm 2007 thì lượng vốn đầu tư đã đạt 4288645 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 2562145 triệu đồng.
-Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
(triệu đồng)
Tức là, trong giai đoạn 2000 – 2007 tổng lượng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Thái Bình đã tăng bình quân hàng năm là 366020,7 triệu đồng.
Phân tích tổng vốn đầu tư dựa vào tốc độ phát triển
-Tốc độ phát triển liên hoàn.
lần hay 84,3%
lần hay 111,3%
lần hay 104,9%
lần hay 122,3%
lần hay 139,9%
lần hay 120,5%
lần hay 122,4%
-Tốc độ phát triển định gốc.
lần hay 84,3%
lần hay 93,8%
lần hay 98,4%
lần hay 120,4%
lần hay 168,4%
lần hay 202,9%
lần hay 248,4%
-Tốc độ phát triển bình quân.
lần hay 113,9%
Tốc độ phát triển bình quân hàng năm về vốn đầu tư của tỉnh bằng 1,139 lần hay 113,9%.
Phân tích tổng vốn đầu tư dựa vào tốc độ tăng (hoặc giảm)
-Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
lần hay -15,7%
lần hay 11,3%
lần hay 4,9%
lần hay 22,3%
lần hay 39,9%
lần hay 20,5%
lần hay 22,4%
-Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc.
lần hay -15,7%
lần hay -6,2%
lần hay -1,6%
lần hay 20,4%
lần hay 68,4%
lần hay 102,9%
lần hay 148,4%
-Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân.
lần
Hay:
Tốc độ tăng bình quân hàng năm về vốn đầu tư của tỉnh là 13,9%.
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
(triệu đồng)
Tức là, cứ 1% giảm đi của năm 2001 so với năm 2000 thì tương ứng là 17265 triệu đồng.
(triệu đồng)
Tức là, cứ 1% tăng lên của năm 2002 so với năm 2001 thì tương ứng là 14557,06 triệu đồng.
(triệu đồng)
Cứ 1% tăng lên của năm 2003 so với năm 2002 thì tương ứng là 16199,46 triệu đồng.
(triệu đồng)
Cứ 1% tăng lên của năm 2004 so với năm 2003 thì tương ứng là 16998,42 triệu đồng.
(triệu đồng)
Cứ 1% tăng lên của năm 2005 so với năm 2004 thì tương ứng là 20782,31 triệu đồng.
(triệu đồng)
Cứ 1% tăng lên của năm 2006 so với năm 2005 thì tương ứng là 29074,24 triệu đồng.
(triệu đồng)
Cứ 1% tăng lên của năm 2007 so với năm 2006 thì tương ứng là 35037,68 triệu đồng.
B3: Bảng phân tích biến động tổng vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2000-2007.
Năm
2000
1726500
-
-
-
-
-
-
-
2001
1455706
-270794
-270794
84,3
84,3
-15,7
-15,7
17265
2002
1619946
164240
-106554
111,3
93,8
11,3
6,2
1455,7
2003
1699842
79896
-26658
104,9
98,4
4,9
1,6
16199,46
2004
2078231
378389
351731
122,3
120,4
22,3
20,4
16998,42
2005
2907424
829193
1180924
139,9
168,4
39,9
68,4
20782,31
2006
3503768
596344
1777268
120,5
202,9
20,5
102,9
29074,24
2007
4288645
784877
2562145
122,4
248,4
22,4
148,4
35037,68
Trong đó:
là tổng vốn đầu tư thực hiện (đơn vị: triệu đồng)
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (đơn vị: triệu đồng)
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (đơn vị: triệu đồng)
là tốc độ phát triển liên hoàn (đơn vị: %)
là tốc độ phát triển định gốc (đơn vị: %)
là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (đơn vị: %)
là tốc độ tăng (giảm) định gốc (đơn vị: %)
là giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (đơn vị: triệu đồng)
Phân tích quy mô tổng vốn bằng phương pháp hồi quy
(Biểu đồ1: biểu diễn vốn đầu tư tỉnh Thái Bình qua các năm)
Xây dựng hàm xu thế phản ánh biến động vốn đầu tư theo thời gian:
Các hàm
Hàm tuyến tính
Hàm Hyperbol
Hàm Parabol
Phương trình
=673428,393+385906,524*t
=3081468,144-
=1976376,071-395862,083*t +86863,178*t2
SE
471645,043
933610,64
115842,6
Dựa vào SE ta sẽ lựa chọn mô hình nào có SE min do dó hàm xu thế biến động của vốn đầu tư thực hiện qua các năm sẽ có dạng hàm Parabol.
Phương trình:
Với SE min = 115842,6
Phân tích cơ cấu vốn đầu tư
Phân tích cơ cấu vốn đầu tư chia theo nguồn vốn
Phân tích t ỷ trọng vốn đầu tư theo nguồn vốn
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư chia theo nguồn vốn
Vốn nhà nước
Vốn ngoài nhà nước
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B4: Bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của tỉnh Thái Bình
(triệu đồng)
Năm
Tổng số vốn đầu tư
Chia ra
Vốn nhà nước
Vốn ngoài nhà nước
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2000
1726500
965700
760800
0
2001
1455706
699051
756655
0
2002
1619946
601422
1017256
1268
2003
1699842
599275
1096897
3670
2004
2078231
675002
1187460
215769
2005
2907424
997136
1867712
42576
2006
3503768
981688
2372819
149261
2007
4288645
1037054
3094352
157239
Cơ cấu (%)
2000
100
55,90
44,1
0
2001
100
48,02
51,98
0
2002
100
37,13
62,79
0,08
2003
100
35,25
64,53
0,22
2004
100
32,48
57,14
10,38
2005
100
34,30
64,24
1,46
2006
100
28,02
67,72
4,26
2007
100
24,18
72,15
3,67
(số liệu từ báo cáo vốn đầu tư các năm của tỉnh Thái Bình)
Vốn đầu tư chia theo nguồn vốn gồm có: vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ trọng của ba nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh trong giai đoạn 2000-2007 có những biến động. Cụ thể là cơ cấu vốn đầu tư nhà nước có xu hướng giảm dần tỷ trọng, năm 2000 vốn đầu tư nhà nước chiếm 55,9% tổng vốn đầu tư nhưng đến năm 2007 chỉ còn chiếm 24,18%. Lượng vốn đầu tư ngoài nhà nước cơ cấu ngày càng gia tăng năm 2000 là 44,1% thì đến hết năm 2007 đã chiếm 72,15% trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỷ trọng bắt đầu gia tăng cụ thể: là năm 2000 hầu như tỉnh không thu hút được nguồn vốn này, thì đến năm 2004 đã thu hút được 215769 triệu đồng chiếm 10,38% trong tổng vốn đầu tư của năm đó. Xu hướng biến động tỷ trọng của vốn đầu tư chia theo nguồn vốn trong những năm gần đây là phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và chứng tỏ những chủ trương chính sách của tỉnh đã đi đúng hướng với mục tiêu mà tỉnh đề ra.
Phân tích vốn đầu tư nhà nước
B5: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư nhà nước của tỉnh Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn nhà nước (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
2000
965700
-
-
-
-
-
-
2001
699051
-266649
-266649
72,39
72,39
-27,61
-27,61
2002
601422
-97629
-364278
86,03
62,28
-13,97
-37,72
2003
599275
-2147
-366425
99,64
62,06
-0,36
-37,94
2004
675002
75727
-290698
112,64
69,9
12,64
-30,1
2005
997136
322134
31436
147,72
103,26
47,72
3,26
2006
981688
-15448
15988
98,45
101,66
-1,55
1,66
2007
1037054
55366
71354
105,64
107,39
5,64
7,39
Qua bảng số liệu tính toán trên ta nhận thấy lượng vốn đầu tư nhà nước của tỉnh trong giai đoạn 2000-2007 biến động không đều đó là do chủ trương chính sách phát triển của nhà nước và tình hình kinh tế của địa phương. Những năm 2001, 2002, 2003, 2004 lượng vốn đầu tư nhà nước có xu hướng giảm đi so với năm 2000, đặc biệt là năm 2003 lượng vốn này là 599275 triệu đồng giảm 366425 triệu đồng so với năm 2000 (giảm 37,94%). Đến năm 2005 lượng vốn đầu tư nhà nước tăng 322134 triệu đồng so với năm 2004, và tăng 31436 triệu đồng so với năm 2000 và tiếp tục tăng ở các năm sau đó là do tác động của các chính sách phát triển kinh tế.
Phân tích vốn đầu tư ngoài nhà nước
B6: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngoài nhà nước của Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn ngoài nhà nước (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
2000
760800
-
-
-
-
-
-
2001
756655
-4145
-4145
99,46
99,46
-0,54
-0,54
2002
1017256
260601
256456
134,44
133,71
34,44
33,71
2003
1096897
79641
336097
107,83
144,18
7,83
44,18
2004
1187460
90563
426660
108,26
156,08
8,26
56,08
2005
1867712
680252
1106912
157,29
245,49
57,29
145,49
2006
2372819
505107
1612019
127,04
311,88
27,04
211,88
2007
3094352
721533
2333552
130,41
406,72
30,41
306,72
Trung bình
1519244
333364,57
x
235,92
x
135,92
x
Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư ngoài nhà nước trong giai đoạn 2000-2007 liên tục tăng lên năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên tốc độ không đều. Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 333364,57 triệu đồng, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 235,92%. Đến năm 2007 lượng vốn đầu tư ngoài nhà nước đạt 3094352 triệu đồng tăng 3,07 lần so với năm 2000 và chiếm 72,15% tổng vốn đầu tư của tỉnh. Lượng vốn đầu tư ngoài nhà nước đóng vài trò rất quan trọng trong việc tăng tổng lượng vốn đầu tư của tỉnh và có khả năng tăng cao nếu có chính sách và biện pháp huy động hiệu quả nguồn lực này để tăng vốn phát triển kinh tế của tỉnh.
Phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B7: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Bình (2000-2007).
(triệu đồng)
Năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn
định gốc
2000
0
-
-
2001
0
0
0
2002
1268
1268
1268
2003
3670
2402
3670
2004
215769
212099
215769
2005
42576
-173193
42576
2006
149261
106685
149261
2007
157239
7978
157239
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh còn rất hạn chế đến hết năm 2007 lượng vốn này chỉ đạt 157239 triệu đồng tăng lên 7978 triệu đồng so với năm 2004 và chiếm 3,67% trong tổng vốn đầu tư của tỉnh. Lượng vốn này còn rất khiêm tốn cũng là do tác động của tình hình giao thông giữa tỉnh và các tỉnh lân cận hầu hết là phải qua cầu phà do điều kiện giao thông không được thuận lợi đó tỉnh đã có những chính sách phát triển giao thông tốt hơn để kêu gọi đầu tư phát triển.
Phân tích vốn đầu tư chia theo khoản mục đầu tư
B8: Bảng số liệu vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư của Thái Bình (2000-2007)
(triệu đồng)
Năm
Đầu tư XDCB
Đầu tư khác
2000
1476100
250400
2001
1106391
349315
2002
1311119
308827
2003
1391673
308169
2004
1547909
530322
2005
2186383
721041
2006
2721156
782612
2007
2968724
1319921
Phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
B9: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Năm
Vốn XDCB (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
2000
1476100
-
-
-
-
-
-
2001
1106391
-369709
-369709
74,95
74,95
-25,05
-25,05
2002
1311119
204728
-164981
118,5
88,82
18,5
-11,18
2003
1391673
80554
-84427
106,14
94,28
6,14
-5,72
2004
1547909
156236
71809
111,23
104,86
11,23
4,86
2005
2186383
638474
710283
141,25
148,12
41,25
48,12
2006
2721156
534773
1245056
124,46
184,35
24,46
84,35
2007
2968724
247568
1492624
109,1
201,12
9,1
101,12
Lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2000-2007 biến động tăng lên năm sau cao hơn năm trước, lượng tăng bình quân hàng năm là 213232 triệu đồng, là do chính sách đầu tư của tỉnh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, giao thông, trường học bệnh viện và đã có nhiều công trình có vốn đầu tư lớn hoàn thành được đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng phục vụ cho sản xuất, đời sống như: cầu Vố Hối, cầu Trà Lý, hệ thống giao thông nội thị, nhà bảo tàng khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh Đến năm 2007 lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 2968724 triệu đồng chiếm 69,22% tổng vốn đầu tư của tỉnh.
Phân tích vốn đầu tư phát triển khác
B10: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư phát triển khác của Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn đầu tư khác (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
liên hoàn
định gốc
2000
250400
-
-
-
-
-
-
2001
349315
98915
98915
139,5
139,5
39,5
39,5
2002
308827
-40488
58427
88,41
123,33
-11,59
23,33
2003
308169
-658
57769
99,79
123,07
-0,21
23,07
2004
530322
222153
279922
172,1
211,8
72,1
111,8
2005
721041
190719
470641
135,96
287,96
35,96
187,96
2006
782612
61571
532212
108,54
312,54
8,54
212,54
2007
1319921
537309
1069521
168,66
527,13
68,66
427,13
Lượng vốn đầu tư phát triển khác trong giai đoạn 2000-2007 biến động tăng liên tục nhưng không đều giữa các năm. Đến năm 2007, lượng vốn này đạt 1319921 triệu đồng tăng 1069521 triệu đồng so với năm 2000 và tăng 537309 triệu đồng so với năm 2004 chiếm 30,78% tổng vốn đầu tư của tỉnh.
Phân tích cơ cấu vốn đầu tư chia theo thành phần kinh tế
B11: Bảng số liệu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái Bình (2000-2007).
(triệu đồng)
Năm
Tổng vốn đầu tư
Chia theo nhóm ngành
Nông-lâm-thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
1726500
249581
335248
1141671
2001
1455706
250466
336247
868993
2002
1619946
260762
387290
971894
2003
1699842
259281
576337
864224
2004
2078231
313693
659374
1105164
2005
2907424
463521
896968
1546935
2006
3503768
372408
1143841
1987519
2007
4288645
570441
1248680
2469524
Biểu đồ 3: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái Bình
Vốn đầu tư ngành nông – lâm - thuỷ sản
Vốn đầu tư ngành công nghiệp
Vốn đầu tư ngành dịch vụ
Phân tích vốn đầu tư cho ngành nông – lâm nghiệp và thuỷ sản
B12: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành nông – lâm - thuỷ sản của Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn ngành nông lâm-thuỷ sản (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2000
249581
-
-
-
-
-
-
2001
250466
885
885
100,35
100,35
0,35
0,35
2002
260762
10296
11181
104,11
104,48
4,11
4,48
2003
259281
-1481
9700
99,43
103,89
-0,57
3,89
2004
313693
54412
64112
120,99
125,7
20,99
25,7
2005
463521
149828
213940
147,76
185,72
47,76
85,72
2006
372408
-91113
122827
80,34
149,21
-19,66
49,21
2007
570441
198033
320860
153,18
228,6
53,18
128,6
Trung bình
342519
45837,14
x
112,5
x
12,5
x
Lượng vốn đầu tư cho ngành nông – lâm - thuỷ sản trong giai đoạn này liên tục tăng nhưng giữa các năm thì lượng tăng không đều nhau. Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm 45837, 14 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 112,5%. Đến năm 2007, lượng vốn đầu tư của ngành nông – lâm - thuỷ sản là 570441 triệu đồng chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh.
Phân tích vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng
B13: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành công nghiệp của Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn của ngành công nghiệp (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2000
335248
-
-
-
-
-
-
2001
336247
999
999
100,3
100,3
0,3
0,3
2002
387290
51043
52042
115,18
115,52
15,18
15,52
2003
576337
189047
241089
148,81
171,91
48,81
71,91
2004
659374
83037
324126
114,41
196,68
14,41
96,68
2005
896968
237594
561720
136,03
267,55
36,03
167,55
2006
1143841
246873
808593
127,52
341,19
27,52
241,19
2007
1248680
104839
913432
109,17
372,46
9,17
272,46
Trung bình
697998.13
14977
x
232,97
x
132,97
x
Lượng vốn đầu tư của ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2000-2007 liên tục gia tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng không đều giữa các năm. Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 14977 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 232,97%. Đến năm 2007, vốn đầu tư của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 1248680 triệu đồng tăng 913432 triệu đồng (hay 3,72 lần) so với năm 2000 và chiếm 29,1% trong tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh.
Phân tích vốn đầu tư cho ngành thương mại và dịch vụ
B14: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành thương mại - dịch vụ của Thái Bình (2000-2007).
Năm
Vốn của ngành thương mại -dịch vụ
(triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2000
1141671
-
-
-
-
-
-
2001
868993
-272678
-272678
76,12
76,12
-23,88
-23,88
2002
971894
102901
-169777
111,84
85,13
11,84
-14,87
2003
864224
-107670
-277447
88,92
75,7
-11,08
-24,3
2004
1105164
240940
-36507
127,88
96,8
27,88
3,2
2005
1546935
441771
405264
139,97
135,5
39,97
35,5
2006
1987519
440584
845848
128,48
174,1
28,48
74,1
2007
2469524
482005
1327853
124,25
216,31
24,25
116,31
Trung bình
1369490,5
189693,3
x
215,57
x
115,57
x
Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm của vốn đầu tư ngành thương mại dịch vụ trong giai đoạn 2000-2007 là 189693,3 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 215,57% . Đến năm 2007, vốn đầu tư của ngành thương mại- dịch vụ là 2469524 triệu đồng tăng gấp 2,16 lần so với năm 2000 và chiếm 57,6% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 2007.
Phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư và GDP của tỉnh giai đoạn 2000-2007
B15: Bảng số liệu GDP và vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2000-2007.
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm
GDP
Vốn đầu tư
2000
4558
1727
2001
4779
1456
2002
5137
1620
2003
5431
1700
2004
5988
2078
2005
6464
2907
2006
7136
3504
2007
7957
4289
(số liệu từ niên giám thống kê Thái Bình năm 2004,2007)
Áp dụng phần mềm SPSS ta tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa GDP và vốn đầu tư. Ta có đồ thị sau:
Từ đồ thị ta nhận thấy có thể xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa vốn đầu tư và GDP của tỉnh.
Xử lý bằng SPSS ta có kết quả sau:
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.966(a)
.933
.922
332.04185
a Predictors: (Constant), VON
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
3266.883
313.311
10.427
.000
VON
1.105
.121
.966
9.172
.000
a Dependent Variable: GDP
+Từ bảng thứ nhất cho thấy: Hệ số tương quan R=0,966 >0 phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư và GDP là rất chặt chẽ và là mối liên hệ thuận.
+Từ bảng thứ hai cho thấy: các tham số =3266,883 và =1,105; kiểm định của các tham số này đều khác 0 (Sig.=0,000<0,025).
Như vậy mô hình phản ánh mối liên hệ giữa vốn đầu tư và GDP là:
b1= 1,105>0 tức là khi vốn đầu tư tăng lên (hoặc giảm đi) 1tỷ đồng thì GDP sẽ tăng lên (hoặc giảm đi) bình quân 1,105 tỷ đồng.
Trong đó: y là GDP, x là vốn đầu tư.
Một số kết luận và kiến nghị
Kết luận
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh ngày càng gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2001-2005 so với thời kỳ 1996-2000 tăng gấp 2,6 lần. Đến năm 2007, tổng vốn đầu tư đã đạt 4289 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước chiếm 24,18%, vốn ngoài nhà nước chiếm 72,15% còn lại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 3,76%. Và dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 khoảng 30900 tỷ đồng, gấp 2,7 lần giai đoạn trước; Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân hàng năm 23,4%.
Trong đó: Định hướng đầu tư phát triển các ngành kinh tế sau:
- Đối với ngành công nghiệp: hoàn thành kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đang xây dựng, triển khai xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp mới. Các nguồn vốn khác: Xây dựng các công trình sản xuất, kho tàng công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: tập trung đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối, trọng điểm phục vụ tốt cho chương trình phòng chống thiên tai, chương trình chuyển đổi xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha, cứng hoá kênh mương. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung quy mô lớn (40-50 ha trở lên), xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây con, tăng diện tích trồng rừng của tỉnh.
Huy động các nguồn vốn để đầu tư các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.
- Đối với ngành thương mại, du lịch: nhà nước hỗ trợ các công trình có mục tiêu xây dựng hạ tầng du lịch, một số chợ đầu mối Các nguồn vốn khác: xây dựng khu trung tâm thương mại Đài loan, khách sạn Dream, xây dựng trung tâm thương mại thành phố, khu du lịch Cồn Vành.
Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội
- Về hạ tầng giao thông: Các công trình của Trung ương: hoàn thành tuyến đường tránh QL 10, nâng cấp QL 39; xây dựng một số cầu mới như cầu Diêm Điền, cầu Tịnh Xuyên, các cầu nối với các tỉnh ngoài như Cầu Hiệp (qua đường 217 sang Hải Dương), cầu Hồng Quỳnh sang Hải Phòng (qua đường 39B); Đề nghị nhà nước quy hoạch và sớm xây dựng tuyến đường cao tốc ven biển qua Thái Bình.
Hoàn thành đầu tư nâng cấp một số tuyến đường quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội như: Tuyến đường 217, đường Vô Hối – Diêm Điền, tuyến đường 39B từ thành phố qua Trà Lý nối với cầu Hồng Quỳnh, cầu Diêm Điền, đường 223, đường 222 (Kiến Xương), đường Chùa Keo và một số tuyến đường trục quan trọng của huyện như: đường 17 (Quỳnh Phụ), đường 221 Nam Trung, đường 216, đường 221 A ra
Cồn vành Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh một số đường làng nghề, đường du lịch.
- Về hạ tầng đô thị: Đổi mới và nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị ở Thành phố và các huyện lỵ (đường cơ đê Trà Lý, một số cầu qua sông Kiên Giang và đường kè sông Kiến giang đến Tân đệ, các tuyến đường vành đai, nút giao thông Thành phố). Tiếp tục xây dựng xong 3 nhà máy nước ở các huyện chưa có: Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Xây dựng mới Nhà máy nước ở Thành phố công suất 1 vạn m3/ngày đêm cho phù hợp phát triển đô thị và khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hoàn chỉnh Nhà máy chế biến rác thải tại Thành phố; Xây dựng các cơ sở xử lý và chế biến rác thải ở các Thị Trấn (hiện chưa có) và các công trình đô thị khác (hoàn chỉnh khu đô thị mới Trần Hưng Đạo và một số khu đô thị khác).
- Về văn hoá xã hội, thể thao: tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cấp các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực y tế như: Bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện ở các huyện, thị trấn, mua sắm thêm máy móc thiết bị y tế; Hoàn chỉnh nâng cấp các trường học trong tỉnh, cơ sở đào tạo nghề; xây dựng các trung tâm huấn luyện và đào tạo thể thao, sân vận động, bể bơi; hoàn chỉnh lại khu di tích Đền Trần, chùa Keo, trung tâm văn hoá thanh niên..
Kiến nghị
Các kiến nghị về giải pháp thu hút vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh:
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương đầu tư hỗ trợ đối với tỉnh nghèo đang trong quá trình chuyển đổi phát triển như: Xây dựng các cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, hỗ trợ các chương trình phát triển xây dựng hạ tầng chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, các công trình đầu tư tại địa phương thuộc Bộ ngành quản lý.
- Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung của nhà nước địa phương quản lý: cần khai thác triệt để và huy động tối đa nội lực của địa phương.
- Tăng nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông
- Nguồn vốn FDI phải thu hút mạnh nguồn vốn này để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân doanh được coi là nguồn lực rất lớn để đầu tư phát triển cần phải có chính sách để thu hút hiệu quả nguồn lực này. Tích cực thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào tỉnh, đặc biệt khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất và chế biến nông sản phẩm và nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư bao gồm: chính sách đầu tư hấp dẫn, cơ sở hạ tầng thuận lợi, những vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, các thủ tục hành chính thông thoáng thuận lợi.
+ Về chính sách hấp dẫn: Đối với chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung cần nhất quán áp dụng không chỉ đối với khu công nghiệp tập trung đã có mà còn cho cả các khu công nghiệp sẽ phát triển hoặc mở rộng thêm. Còn đối với các cụm công nghiệp huyện tuỳ theo điều kiện xây dựng hạ tầng kĩ thuật của từng huyện nhưng cần ưu đãi đối với các nhà đầu tư: tiền giải phóng mặt bằng, hỗ trợ san bằng lấp trũng, xây dựng các chuyến đường chính, đường điện vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
+ Về quản lý và sử dụng đất: tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các chương trình chuyển đổi ( hạ tầng các khu chăn nuôi tập trung xa dân cư, các khu nuôi thuỷ sản tập trung) tạo điều kiện cho phát triển các trang trại, gia trại
+ Cải cách các thủ tục hành chính: nghiên cứu thực hiện chế độ 1 cửa đối với các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, định kỳ UBND tỉnh gặp mặt các doanh nghiệp tìm hiểu và giải quyết các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, có chính sách khen thưởng tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân.
Kết luận
Thái bình đã vượt qua thời kỳ trì trệ, mất ổn định, đã có những bước tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, năng lực sản xuất được tăng cường tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý kinh tế và những hạn chế của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện nay đã dẫn đến kém lợi thế phát triển kinh tế và giao lưu thương mại so với các tỉnh trong khu vực, làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh và ảnh hưởng đến tăng trưởng cao của kinh tế, phát triển văn hoá xã hội. Do đó vốn đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng, trong những năm vừa qua tình hình thu hút vốn của tỉnh bắt đầu gia tăng nhưng vẫn còn thấp.
Mục tiêu năm 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh đạt 7000 tỷ đồng. Trước tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay để đạt được mục tiêu đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Trong đó, vốn đầu tư nhà nước có khả năng gia tăng nhờ vào tác động của gói kích cầu kinh tế của chính phủ. Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài ước tính sẽ giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng. Nhưng lượng giảm nhẹ do dự án ký kết trước vẫn còn trong quá trình giải ngân rất lớn. Đặc biệt là việc mới phát hiện ra mỏ than đồng bằng sông Hồng trữ lượng rất lớn lại nằm trên địa bàn tỉnh nên thu hút vốn đầu tư để khai thác và phát triển công nghiệp phụ trợ. Do đó khả quan đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trước những thành tựu và thực trạng còn tồn tại cùng một số phân tích về biến động của vốn như ở trên cùng với một vài giải pháp được đưa ra có thể đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới để phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Mục lục
B1: Bảng số liệu vốn đầu tư của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007 32
B2: Bảng số liệu vốn đầu tư tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2007..40
B3: Bảng phân tích biến động tổng vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2000-2007..46
B4: Bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của tỉnh Thái Bình..49
B5: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư nhà nước của tỉnh Thái Bình (2000-2007)..50
B6: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngoài nhà nước của Thái Bình (2000-2007)51
B7: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Bình (2000-2007).52
B8: Bảng số liệu vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư của Thái Bình (2000-2007)..53
B9: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản..53
B10: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư phát triển khác của Thái Bình (2000-2007).54
B11: Bảng số liệu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái Bình (2000-2007)55
B12: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành nông – lâm - thuỷ sản của Thái Bình (2000-2007)57
B13: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành công nghiệp của Thái Bình (2000-2007)58
B14: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành thương mại - dịch vụ của Thái Bình (2000-2007)59
B15: Bảng số liệu GDP và vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2000-2007..60
Biểu đồ1: biểu diễn vốn đầu tư tỉnh Thái Bình qua các năm47
Biểu đồ 3: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái Bình48
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư chia theo nguồn vốn56
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình lý thuyết thống kê - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb thống kê, Hà Nội 2006
2. Giáo trình thống kê kinh tế - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Giáo dục – 2002
3. Giáo trình kinh tế đầu tư – Nxb trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007
4. Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb thống kê, Hà Nội 2004
5. Niên giám thống kê Thái Bình năm 2004,2007
6. Báo cáo vốn đầu tư phát triển thực hiện của các năm 2000 đến 2007
7. Báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) của tỉnh
8. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh
9. Trang Web tổng cục thống kê
10. Trang Web uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2102.doc