Đề tài Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và quản lý doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ cho phép – xác định hướng sản xuất kinh daonh của doanh nghiệp. Thị trưòng tồn tại một cánh khách quan không theo ý muốn của con người. Do vậy người quản lý cấn phải biết được nhu cầu, thị hiếu thói quen của khách hang, thong qua đó mà doanh nghiệp biết được phải cung cấp hàng hoá gì cho thị trường.
Mặc dù thị trường tồn tại khách quan song bản thân nó cũng luôn vận động. Do vậy người quản lý cần phải thường xuyên tìm hiểu va nắm bắt được thị trường. Phải đón đàu được nhu cầu của khách hang đẻ kịp thời tung ra thị trường sản phẩm mới.
Tóm lại: có thể nói bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại thong qua hai mối quan hệ phổ biến khách quan ấy, mối quan hệ bên trong quyết sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của mối quan hệ bên ngoài có ảnh hưởng nhất định, đôi khi còn mang tính quyết định nếu nó thông qua mối quan hệ bên trong của doanh nghiệp.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và quản lý doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Để có một tri thức đúng đắn, một cái nhìn sâu sắc đối với mỗi sự vật đòi hỏi ta phải có một cái nhìn tổng quan dưới góc nhìn của”mối liên hệ phổ biến”.
Đề tài vận dụng mối quan điểm toàn diện quan điểm toàn diện để tìm hiểu về quản lý doanh nghiệp.
Thuật ngữ quản trị có nghĩa là nghệ thuật làm việc bằng và thông qua
người khác. Quản trị ngày càng trở lên quan trọng với các quốc gia phát triển, với số lượng công nhân ngày càng tăng việc kinh doanh ngày càng phức tạp thực tế đề ra là cầ một đội ngũ các nhà quản trị giỏi.
Ta không thể phủ nhận vai trò thực sự to lớn của các nhà quản trị doanh nghiệp, họ đóng vai trò là linh hồn, là đầu tàu dẫn dắt từng bước đi của doanh nghiệp.
Bất cứ một tổ chức nào, một trường học, một câu lạc bộ quần chúng, một doanh nghiệp nhỏ, hay một công ty đa quốc gia thì đều phải tổ chức và quản lý một cách hợp lý nếu muốn hoàn thành mục tiêu đề ra.
Chính vì vậy việc tìm hiểu quản lý doanh nghiệp là một việc rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cũng như bồi dưỡg được một đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp trẻ.
Nội dung đề tài:
1. Mối liên hệ phổ biến
Như ta đã biết: thế giới của chúng ta được tạo thành từ những sư vật ,hiện tượng ,những quá trình khác nhau .Vậy câu hỏi đặt ra là giữa chúng có những mối quan hệ nào không ,hay chúng chỉ là những sự vật ,hiện tượng tồn tại tách rời nhau.?Nếu chúng có mối liên hệ với nhau thì cái gì quy định mối liên hệ đó ?
1.1. Mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng
* Theo quan điểm của những người có quan điểm siêu hình thì các sự vật,hiên tương chỉ đơn thuần là chúng tồn tại cạnh nhau ,tách rời ,giữa chúng không có sự ràng buộc liên hệ nào cả .
Nếu giữa chúng có mối liên hệ, thì đó chỉ la mối quan hệ bên ngoài ,mang tính chất ngẫu nhiên…Cũng có những người theo quan điểm siêu hình thừa nhận mối lien hệ giữa các sự vật nhưng họ lai phủ nhận khả năng chuyển hoá của các sự vật hiện tương .
*Theo quan điểm của những nhà biện chứng thì thế giới là một thể thống nhất không tách rời ,các sự vật và hiện tượng liên hệ ràng buộc lẫn nhau .Giữa chúng có sự chuyển hoá ,xâm nhập lẫn nhau .Các quá trình này diễn ra một cách liên tục ,chúng tồn tại trong mỗi sự vật ,hiện tượng .
Ví dụ như trong một sự vật sẽ tồn tại quá trình đồng hoá và dị hoá, hai quá trình nay vừa trái ngược nhau .lai cùng nhau tồn tại trong cùng một hiện tượng giữa chúng luôn có sự chuyển hoá
1.2. Nhân tố quy định mối liên hệ đó
*Những người theo chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng chỉ là ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ý thức cảm giác của con người. Thật vậy:
- Quan điểm duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh Béccơli thì cho rằng cơ sở của sự lien hệ giữa các sự vật hiện tượng là cảm giác
- Đại diện cho triết học cổ điển Đức, nhà biện chứng đồng thời cũng là nhà duy tâm khách quan Hêghen tìm ra cơ sở của mối liên hệ là ý niệm tuyệt đối
* Những người theo quan điểm biện chứng lại khẳng định rằng cơ sở của sự liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này thì các hiện tượng và sự vật dù có khác nhau thế nào thì chúng cũng chỉ là các dạng tồn tại khác nhau của thế giới vật chất.
Ngay cả tư tưởng ý thức của con người vốn được coi là sản phẩm phi vật chất thì nay cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Những nội dung của sự vật hiện tượng này chỉ là sự phản ánh của thế giới vật chất và bộ óc con người.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng các quá trình mà nó còn nêu lên tính đa dạng của sự liên hệ đó. Trong các mối liên hệ có những mối liên hệ là chủ yếu có những mối liên hệ là thứ yếu có những mối liên hệ bao trùm lên toàn bộ sự vật hiện tượng hay chỉ nói về một hay nhiều lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có Những mối liên hệ trực tiếp gián tiếp má trong đó sự tác động qua lại được thực hiện qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và có mối liên hệ không bản chất liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng khác nhau, có mối liên hệ giũa các mặt của cùng một sự vật hiện tượng .
Sự vật hiện tượng nào cũng vận động trải qua nhiều giai đoạn và giữa các giai đoạn đó cũng có những mối liên hệ tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng…
Tính đa dạng của sự liên hệ cũng là do các sự vật tồn tại và vận động phát triển một cách rất đa dạng.
Các loại lien hệ khác nhau đóng vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng.
1.3. Các mối liên hệ.
1.3.1. Mối lien hệ bên trong:
Mối lien hệ này dược hiểu là mối lien hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt các hiện tượng khác nhau trong cùng một sự vật nó quyết định sự vận động tồn tại và phát triển của các sự vật .
Ví dụ như quá trình đồng hoá và dị hoá trong cùng một sự vật.
1.3.2. Mối liên hệ bên ngoài:
là mối lien hệ giữa các sự vật hiện tượng khác nhau, nó không có ý nghĩa quyết định ,cơ thể chúng ta không thể tồn tại dược nếu không có môi trường , đát nước ta không thể tiến lên XHCN nếu không có quá trình hội nhập quốc tế, không tận dụng dược thành quả của cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đạt dược.
Nói cách khác mối lien hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng đôi khi cũng có thể giữ vai trò quyết định,ta có thể thấy mối liên hệ bên ngoài cũng có những sự tác động lien quan tới sự tồn tại và phát triển. Nó thường phải thông qua các mối quan hệ bên trong mà phát huy được tác dụng.
Ví dụ như:Một học sinh được học trong trường có môi trương tốt ,các bạn học giỏi ,xong ta không thể khẳng định được học sinh đó học giỏi được.muốn học giỏi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính bản than người học sinh đó .
Cũng tương tự như vậy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo ra thời cơ vừa tạo ra những thách thức cho những nước chậm phát triển (trong đó có nước ta) nước ta có thể tranh thủ được thời cơ do cuộc cách mạng tạo ra hay không chủ yếu dựa vào năng lực của Đảng của nhà nước của nhân dân.
1.3.3. Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên:
Chúng cũng có tính chất tương tự như đã nêu trên ngoài ra chúng cũng có những nét đặc thù riêng.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự lien hệ đòi hỏi tính tương đối trong phân loại các mối lien hệ ,các mối lien hệ có thể chuyển hoá lẫn nhau sự chuyển hoá có thể do sự vận đọng thay đổi của các sự vật hiện tượng cũng có thể do sự thay đổi về góc nhìn đối với mỗi sự vật hiện tượng.
Ví dụ như : khi xem xét các lĩnh vực kinh tế ,chính trị xã hội , lĩnh vực tinh thần ,tư tưởng như những thực thể riêng biệt thì sự lien hệ giữa chúng và mối lien hệ bên ngoài còn khi xét chúng như các mặt của xã hội thì chúng lại là mối lien hệ bên trong .
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối lien hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn…
Khi tìm hiểu về các sự vật hiện tượng,ta cần có những tri thức đúng đắn về sự vật ,hiện tượng đó .Muốn như vậy ,ta cần phải có cái nhìn toàn diẹn ,tổng quan về tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó …Đây cũng chính là yêu cầu của quan điẻm toàn diẹn .
Theo V.I.Lenin”Muốn thực sự hiểu được sự vật ,cần phải nhìn bao quát và nghiên cứư tất cả các mặt ,tất cả các mối quan hệ và “quan hệ gián tiếp trực tiếp”của sự vật đó .
Hơn thế nữa ,quan điểm toàn diện đòi hỏi tìm hiểu một sự vật , hiện tuơng trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người .Bời vì khi tìm hiểu một sự vật hiện tượng thì mục đích của việc tìm hiểu la phục vụ cho cuộc sống của con người.
Ta biết tri thức mà con người đạt được chỉ là tương đối, không đày đủ ,trọn vẹn.Qua mỗi giai đoạn lịch sử ,con người chỉ nhạn thức được một phần nào đó của tri thức . Ý thức được điều này ta tránh được việc tuyệt đối hoá nhữngc tri thức đã có về sự vật .Chinh vì vậy khi xem xét sự vật ta không nên xem xéi sự vật một cách phiến diện, cứng nhắc.
Xong, ta cũng không nên quan niệm sai lầm rằng quan điểm toàn diện là xem xet sự vật xét tất cả các mặt một cách dàn đều, không có trọng tâm,trọng điểm.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta đi từ tri thức nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, từ chỗ khái khoát của sự vật rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó .
Như vậy quan điểm toàn diẹn không đòng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê các mối liên hệ của sự vật: nó đòi hỏi phải làm nổi bật lên cái cơ bản ,cái quan trọng của sự vật hiện tương đó.
Vận dụng quan điểm toàn diện vàothực tiễn đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm.
Ví dụ như: Trong công cuộc đổi mới nhà nước ta ưu tiên phát triẻn tất cả các nghành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ nhưng xác định rằng phát triển dịch vụ là nghành mũi nhọn.
2. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và quản lý doanh nghiệp.
2.1. Các quan hệ nội tại trong quản lý doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hình thành đèu thể hiện hai mối quan hệ tất yếu, khách quan: quan hệ bên ngoài doanh nghiệp và quan hệ nội bộ giữa các yếu tố trong doanh nghiệp để có thể quản lý được doanh nghiệp thì các nhaàquản lý phải nắm rõ được các mối quan hệ, kịp thời điều chỉnh hai mối quan hệ đó cho phù hợp.
Doanh nghiệp là một tổ chức có mục đich sản xuất, trao dổi hàng ho á.một doanh nghiệp gồm có nhiều nhiệm vụ, muốn quản lý tốt một doanh nghiệp phải phân chia doanh nghieepj thành nhiều công việc .Và ta phải chú ý tới mối quan hệ biện chứng giưa các loại công việc đó.chẳng hạn
2.1.1. Công việc kỹ thuật
Ta biết răng một sản phẩm khi được tung ra thị trường chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định làm nên thương hiệu của sản phẩm, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Người quản trị quan tâm tới công việc kỹ thuật cũng chính là giữ mối quan hệ lâu dài với khách hang tạo được niềm tin của họ đây cũng chính là phương pháp tạo nên thương hiệu một cách vững bền nhất.
Công việc kỹ thuật quyết định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và do vậy, người quản lý trước hwts phải quan tâm đến số công nhân kỹ thuật . Người quản lý không chỉ biết đến sự khai thác khả năng kỹ thuật của họ mà phải quan tâm đến các phương diện khác như máy móc giúp họ thực hiện khả năng của mình. Trên thực tế người công nhân không chỉ có cuộc sống và môi trường làm việc trong nhà máy họ còn có rất nhiều mối quan hệ khác: gia đình, xã hội, đồng nghiệp …Để tạo điều kiện cho họ có thể phát huy hết khả năng ta phải săn sóc giúp đỡ họ ổn định tinh thần, chăm sóc đời sống của họ , gia đình …
2.1.2. Công viẹc thương mại:
đây là công việc thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hang , thông qua việc bán sản phẩm tra đổi sản phẩm cuủa doanh nghiệp mua bán vật tư , nguyên liệu để chế biến thành sản phẩm .
Công việc thương mại không chỉ quyết định doanh thu của doanh nghiệp mà nó còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quy trình khác phát triển.
Công việc này đòi hỏi người quản lý phải có một cái nhìn tổng quan về:
phải nắm được nhu cầu thị hiếu của khách hang
phải biết chỉ huy nhân viên và tổ chức công việc cho họ
biết quảng cáo tìm cách tăng doanh số bán
- khi mua cần biết phải mua vật tư gnuyên liệu như thế nào , giá cả loại hang đó đang lên hay xuống
- cần biết định giá của sản phẩm
- cần nhanh nhậy nắm bắt thong tin của các doanh nghiệp cạnh tranh
2.1.3. Công việc tài chính
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có vốn, vốn đóng vai trò quan trọng với sự sống còn của một doanh nghiệp.
Người quản lý cần phải tính toán sao cho số vốn vừa đủ.
Nếu số vốn bị thiếu doanh nghiệp sẽ lâm nguy phải đi vay mượn vừa tốn tiền lời vừa mất tự do.
Nếu số vốn dư thừa cũng có những bất lợi vì có một số tiền không dùng tới không sinh lợi dễ phung phí mua những thiết bị không cần thiết…
Do đó khi xử lý mối quan hệ này người quản lý phải hết sức nhạy bén, nắm vững hoạt dộng của doanh nghiệp .
2.1.4. Công việc an toàn trong sản xuất
Đây là mối quan hệ nội tại rất cần thiết . Muốn đảm bảo công việc cho doanh nghiệp phải xác lập quan hệ an toàn , việc này không chỉ tiết kiệm cho doanh nghiệp những khoản tiền bị mất do rủi ro hỏng hóc ( máy móc ) tiền đền bù cho công nhân , mà nó còn tạo cảm giác an toàn cho các công nhân, có thể phát huy hết khả năng của mình.
Muốn đảm bảo an toàn trong sản xuất cần quan tâm tới hai yếu tố : người và máy móc.
Về người phải chọn người có năng lực phù hợp với công việc được giao. Nếu họ không đủ năng lực mà vẫn giao công việc cho họ, sẽ gây ra rất nhiều rắc rối và không khỏi tai nạn. Do vậy người quản lý phải tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho thợ, vì thiếu kinh nghiệm sẽ dẫn tới nhiều tai nạn.
Về máy móc phải chọn loại máy phù hợp với công nhân, phải chăm sóc , sửa chữa định kỳ, đặt máy móc ở chỗ thích hợp chú ý những bộ phận dễ gây tai nạn
2.1.5. Công việc kế toán
Một doanh nghiệp cần có những bước đi đúng đắn và công việc kế toán phải đảm nhận vai trò này. Một người kế toán giỏi cần phải có khả năng báo trước được những rủi ro và nguy hiểm cho doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp nếu nhiều kỹ sư giỏi về kỹ thuật song công việc kế toán lại kém sẽ rất dễ bị phá sản vì doanh nghiệp không biết hướng đi đúng đắn, không biết cách thay đổi phương pháp hoạt động cho doanh nghiệp.
Do vậy theo chúng tôi công việc kế toán có thể được coi là căp mắt của doanh nghiệp, nói chung gnười quản lý biết tình hình kinh tế trong doanh nghiệp một cách minh bạch và chính xác.
2.1.6. Công việc quản lý
Đây là công việc quan trọng nhất. Người quản lý cần phải có đủ năng lực để dự tính công việc, tổ chức cách thức làm việc, điều hành các bộ phận trong doanh nghiệp , kiểm soát từng bộ phận từng công việc. Có thể coi người quản lý là bộ óc của doanh nghiệp.
Công việc quản lý đòi hỏi người quản lý có đầu óc nhanh nhạy nắm bắt mọi sự thay đổi của doanh nghiệp, phải đón đầu trước những thay đổi đó.
Trên đây là 6 công việc cơ bản của một doanh nghiệp và cũng có thể coi là 6 mặt của một quá trình cần người quản lý phải biết kết hợp chặt chẽ, biết phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các công việc này để tìm ra phương pháp quản lý thích hợp thúc đẩy từng loại công việc phát triển.
Nhìn bề ngoài các công việc dường như tồn tại biệt lập, không liên quan tới nhau nhưng trên thực tế các công việc này gắn kết chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, công việc kỹ thuật lien quan đến công việc kế toán tài chính. Nhiều doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm rất tốt, nhưng công việc tài chính, kế toán kém tất yếu sẽ làm cho doanh nghiệp bị lỗ .
Trong các công việc trên thì công việc quản lý l à c ông vi ệc khó khăn nhưng lại có vai trò quyết định. Công việc quản lý có vai trò kết nối các công việc còn lại.Vậy vấn đề chủ chốt của một doanh nghiệp là tìm ra được người quan lý giỏi.
Với một doanh nghiệp nếu chỉ có lực lượng đội ngũ cán bộ giỏi mà không có nhà quản lý giỏi, sẽ không khai thác được hết khả năng của các nhân viên.
...
Song, suy cho cùng, những quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp mới là quan hệ đóng vai tròquyết đính sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người quản lý giỏi là người biết phân tích, biết giải quyết các mối quan hệ đó trong doanh nghiệp thì các mối quan hệ này luôn vận động biến đổi, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải chú ý quá trình quá độ chuyển từ công việc này sang công việc khác.
2.2.Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, quan hệ với thị trường.
Ngoài những mối quan hệ ta đã xét ở trên các doanh nghiệp còn có mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong thị trường.
2.2.1. Ở đây chung ta xét tới sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp_một loại quan hệ phức tạp chịu nhiều sự tác động của các yêu tố môi trường, tác động trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Chúng ta đang sống trong một thời buổi cạnh tranh quyết liệt chíh điều này đã thúc đẩy chúng ta không ngừng vươn lên. Và nếu chúng ta không thắng trong cuộc cạnh tranh này thì thất bại là điều tất yếu. Để giải quyết các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp phải song song với việc giải quyết những mối quan hệ nội tại của doanh nghiệp.
Do vậy mỗi nhà quản lý càc giải quyết các mối quan hệ nội tại một cách hợp lý nhằm đươa doanh nghiệp vào môi trường cạch tranh đúng hướng. Hoạt động doanh nghiệp giống như trò chơi kinh doanh, chúng ta phải cạnh tranh ( nhưng là cạnh tranh lành mạnh ) có như vậy muốn thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Cạnh tranh lành mạnh là gì? Làm thế nào để cạnh tranh lành mạnh?
Trả lời câu hỏi thứ nhất:
Chúng ta sẽ cạnh tranh một cách song phẳng, lành mạnh. Muốn làm được điều này, người quản lý kinh doanh xử lý các mối quan hệ phải khách quan, bởi vì cạnh tranh không phải là làm cho đói phương bị triệt hại, mà thong qua cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của cả hai doanh nghiệp, buộc hai doanh nghiệp không ngừng cải thiện cách thức làm việc của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thông qua cạnh tranh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người, mọi doanh nghiệp.
Nhìn bên ngoài cạnh tranh làm cho hai doanh nghiệp dường như đối lập nhau nhưng thực chất chúng không tiêu diệt nhau, chúng là điều kiện tạo tiền đè cho nhau phát triển. Cạnh tranh tạo ra sự kích thích thúc đẩy cả hai doanh nghiệp phát triển, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
“Đúng như Lênin đã nói:Sự phát triể là đấu tranh đối lập”
Trả lời câu hỏi thư 2: “Làm thế nào để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh”
Trước hết để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh chính doanh nghiệp của chúng ta tham gia cạnh tranh một cánh lành mạnh. Người quản lý doanh nghiệp không được coi cạnh tranh là cái dành cho sự ích kỷ của mình, và cũng không được phép xoá bỏ sự cạnh tranh đó mà phải coi thông qua cạnh tranh sẽ kích thích được các doanh nghiệp phát triển.
….
Tuy nhiên ta cũng phải thấy được mặt trái của cạnh tranh, môi trường cạnh tranh cũng có thể trở thanh sự tương phản, cô lập các doanh nghiệp thì nó sẽ mất đi ý nghĩa và năng lực sang tạo. Nó không những không thúc đẩy được sự phát triển, mặt khác còn làm cho các doanh nghiệp trù giập, triệt tiêu lẫn nhau. Về thực chất đây là dạng tự huỷ hoại
2.2.2 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường
Đây là mối quan hệ cho phép – xác định hướng sản xuất kinh daonh của doanh nghiệp. Thị trưòng tồn tại một cánh khách quan không theo ý muốn của con người. Do vậy người quản lý cấn phải biết được nhu cầu, thị hiếu thói quen của khách hang, thong qua đó mà doanh nghiệp biết được phải cung cấp hàng hoá gì cho thị trường.
Mặc dù thị trường tồn tại khách quan song bản thân nó cũng luôn vận động. Do vậy người quản lý cần phải thường xuyên tìm hiểu va nắm bắt được thị trường. Phải đón đàu được nhu cầu của khách hang đẻ kịp thời tung ra thị trường sản phẩm mới.
Tóm lại: có thể nói bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại thong qua hai mối quan hệ phổ biến khách quan ấy, mối quan hệ bên trong quyết sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của mối quan hệ bên ngoài có ảnh hưởng nhất định, đôi khi còn mang tính quyết định nếu nó thông qua mối quan hệ bên trong của doanh nghiệp.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình triết học Mac và LêNin
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Tác giả: PGS-PTS Lê Văn Tâm
Tổ chức và diều hành doanh nghiệp nhỏ
Tác giả: Clifford M. Baum back
Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
---o0o---
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: Dùng nguyên lý về mối liên hệ phổ biển của phếp biện chứng duy vật vào quản lý doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Dung
Lớp triết học: 32
Khoa đầu tư 48D
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Ngọc Anh
Hà Nội Tháng 5 Năm 2007
Mục Lục
lời mở đầu
1.Mối liên hệ phổ biến
1.1Mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng
1.2nhân tố quy định mối liên hệ đó
1.3 Các mối liên hệ
1.3.1 Mối lien hệ bên trong
1.3.2 Mối lien hệ bên ngoài
1.3.3 Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên
2. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và quản lý doanh nghiệp.
2.1 Các quan hệ nội tại trong quản lý doanh nghiệp
2.1.1công việc kỹ thuật
2.1.2. Công viẹc thương mại
2.1.3. Công việc tài chính
2.1.4. Công việc an toàn trong sản xuất
2.1.5. Công việc kế toán
2.1.6. Công việc quản lý
2.2 Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, quan hệ với thị trường.
Ngoài những mối quan hệ ta đã xét ở trên các doanh nghiệp còn có mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35940.doc