Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Với những thuận lợi khi gia nhập vào WTO ,Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức khi bước đầu gia nhập vào nền kinh tế chung của thế giới.Khả năng cạnh tranh còn hạn chế do nhiều yếu tố như cơ sở vật chất chưa đồng bộ và phù hợp,công nghệ lạc hậu mất cân đối,thiếu trầm trọng lao động lành nghề.Bên cạnh đó,trong bối cảnh gia nhập quốc tế,dù đã có những cố gắng nỗ lực lớn trong quan hệ đa phương nhưng khi tham gia vào thị trường quốc tế Việt Nam vẫn còn gặp phải những rào cản phi thương mại của các nước phát triển.Vài năm trở lại đây Việt Nam đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên khu vực và thế giới ở mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.Các doanh nghiệp ngày càng có chố đứng không những ở trong nước mà còn ở khu vực và thế giới.Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như mọi doanh nghiệp khác đều đang tìm cách tận dụng những lợi thế khi tham gia vào nền kinh tế thế giới, không ngừng nâng cao khả năng tài chính của mình để tiến hành kinh doanh có lãi.Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ta thầy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 đều tăng so với năm 2006.Điều đó chứng minh được răng ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng là:”ổn định,an toàn và hiệu quả”.Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực đặc thù nên phải chịu nhiều rủi ro,tùy thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh,và sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế.Do đó việc đưa ra các biện pháp làm tăng lợi nhuận giảm chi phí 1 cách hợp lí là việc làm hết sức quan trọng.Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa chi phí,lợi nhuận,đảm bảo thu nhập ổn định và ngày càng tăng là hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO, cùng với sự phát triển của các ngành khác thì doanh nghiệp kinh doanh cũng thay đổi một cách mạnh mẽ. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận.Nó không những là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp mà nó còn phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng cũng được coi như là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên vấn đề lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu.Bất cứ với doanh nghiệp kinh doanh nào thì vấn đề lợi nhuận và rủi ro luôn luôn đi đôi với nhau.Lợi nhuận càng cao thỉ rủi ro càng lớn,và ngược lại.Bất cứ mỗi sự biến động nền kinh tế xã hội thế giới đều có tác động tới nền kinh tế của Việt Nam và từ đó ảnh hưởng tới các ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng.Hiện nay ở Việt Nam, thống kê đã và đang thể hiện rõ tầm quan trọng của mình.Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng,có vai trò cung cấp các thông tin trung thực,chính xác, khách quan,đầy đủ và kịp thời cho các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá,dự báo tình hình,hoạch định chiến lược,chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn.Môn học lý thuyết thống kê đã trở thnahf môn học hết sức quan trọng, cung cấp cho sinh viên những phương pháp để phân tích biến động của các hiện tượng kinh tế-xã hội như: phương pháp điều tra thống kê, tổng hợp thống kê,kiểm định,hồi quy tương quan,chỉ số…Trong tất cả các phương pháp đó,phương pháp chỉ số đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích biến động của hiện tượng kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê thì việc xem xét phân tích và đánh giá,từ đó rút ra các kết luận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết.Trong khuôn khổ của đề án môn học em lựa chọn phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các nhà lãnh đạo của ngân hàng có cơ sở để đưa ra các biện pháp tăng lợi nhuận kinh doanh,giảm chi phí,nâng cao kết quả của hoạt động kinh doanh.Vi thế đề tài của em có tên: "Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.” NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của phương pháp chỉ số 1. Phương pháp chỉ số 1.1. Khái niệm Chỉ số trong thống kê là chỉ số tương đối biểu hiện quan hệ mối so sánh giữa 2 mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt qua không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Trong thực tế đối tượng nghiên cứu là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều đơn vị,nhiều phần tử có tính chất khác nhau. 1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Vận dụng tính toán trong thực tế đối với các chỉ số đơn (chẳng hạn như chỉ số giá của từng mặt hàng,chỉ số khối lượng hàng tiêu thụ của từng loại hàng hóa trên thị trường…) sau khi đã tổng hợp được nguồn dữ liệu,có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ so sánh để phân tích cho từng đơn vị của phần tử trong tổng thể.Tuy nhiên, các chỉ số thống kê phổ biến trong kinh tế và kinh doanh lại là những chỉ số tổng hợp phản ánh cho các hiện tượng phức tạp như chỉ số giá tiêu dùng CPI,chỉ số giá nhập khẩu,…Khi tính các chỉ số này cần tổng hợp theo chỉ tiêu nghiên cứu cho một nhóm đơn vị được lựa chọn hoặc toàn bộ tổng thể và trên cơ sở đó thiết lập mối quan hệ so sánh.Trong các chỉ số nêu trên giá và khối lượng sản phẩm của các mặt hàng khác nhau là các đại lượng không thể tổng hợp một cách có ý nghĩa bằng phép cộng đơn giản.Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp,bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể cộng trực tiếp được với nhau. Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản sau: +Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với nhân tố khác.Như vậy phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giông nhau để có thể so sánh được. +Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số, phải giả định có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi.Việc giả định này để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh 1.3. Tác dụng của phương pháp chỉ số -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian được gọi là chỉ số phát triển. -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động củ hiện tượng qua không gian được gọi là chỉ số không gian. -Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch được gọi là chỉ số kế hoạch. -Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố.Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này. Qua các tác dụng nói trên cho thấy chỉ số là phương pháp không những có khả năng nêu lên sự biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự biến động này. 1.4. Phân loại Trong nghiên cứu chỉ số người ta căn cứ vào nội dung, phạm vi tính toán và tính chất của chỉ tiêu để phân chia thành các loại chỉ số cơ bản: *Theo nội dung chỉ số bao gồm: Chỉ số kế hoạch Chỉ số không gian Chỉ số phat triển *Theo phạm vi tính toán chỉ số bao gồm Chỉ số đơn Chỉ số tổng hợp *Theo tính chất chỉ số bao gồm: Chỉ số chỉ tiêu chất lượng Chỉ số chỉ tiêu khối lượng 2. Các loại chỉ số 2.1. Chỉ số phát triển a. Chỉ số đơn Chỉ số đơn là tỉ lệ giữa trị số của hiện tượng kì nghiên cứu với kì gốc nào đó. *Chỉ số đơn giá cả i= Chỉ số đơn về giá phản ánh biến động giá bán của từng mặt hàng ở kì nghiên cứu so với kì gốc. *Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ i= Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở kì nghiên cứu so với kì gốc. Trong đó p: Giá hàng hóa q: lượng hàng hóa tiêu thụ 0: kì gốc 1: kì nghiên cứu i: chỉ số đơn b. Chỉ số tổng hợp *Chỉ số tổng hợp về giá cả Chỉ số tổng hợp về giá biểu hiện quan hệ so sánh giữa giá bán của một nhóm hay toàn bộ mặt hàng ở kì nghiên cứu với kì gốc qua đó phản ánh biến động chung giá bán của các mặt hàng. Như đã nói ở trên khi xây dựng chỉ số tổng hợp giá không thể tổng hợp đơn thuần, nghĩa là cộng giá đơn vị các mặt hàng ở kì nghiên cứu và kì gốc.Bản thân việc cộng giá các đơn vị là không có ý nghĩa và đồng thời bỏ qua tình hình tiêu thụ thực tế của mỗi mặt hàng có tầm quan trọng khác nhau.Để đưa về đại lượng có thể tổng hợp được khi xây dựng chỉ số tổng hợp giá phải nhân giá mỗi mặt hàng với lượng tiêu thụ tương ứng trên cơ sở đó thiết lập mối quan hệ so sánh.Bằng cách thiết lập như vậy, chỉ số giá tổng hợp được biểu hiện qua công thức: I= Trong chỉ số 1 cả hai nhân tố là giá và lượng đều biến động.Do đó, để nghiên cứu sự biến động của giá cả thì phải cố định lượng hàng hóa tiêu thụ ở một kì nhất định và việc cố định đó được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp giá cả.Do việc cố định thời kì quyền số mà ta có các công thức tính chỉ số tổng hợp giá cả như sau: +Nếu chọn quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kì gốc (q) ta có chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres: = (2) +Nếu chọn quyền số là lượng hàng hóa ở kì nghiên cứu (q) ta có chỉ số tổng hợp giá cả của Passche: = (3) Kết quả tính chỉ số tổng hợp giá theo công thức (2), (3) thuờng có sự chênh lệch.Nguyên nhân cơ bản là do sự khác biệt về thời kỳ quyền số.Hơn nữa, bản chất chỉ số Laspeyres và Passche đều có thể xác định từ các chỉ số đơn giá nhưng theo công thức bình quân khác nhau.Mặt khác, chỉ số tổng hợp Laspeyres và Paache có bất lợi là không có tính nghịch đảo và tính liên hoàn nên ta có chỉ số tổng hợp của Fisher. +Nếu chọn quyền số là lượng hàng tiêu thụ ở kỳ gốc (q) và lượng hàng tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu (q) ta có chỉ số tổng hợp Fisher: = (4) *Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ biểu hiện quan hệ so sánh giữa khối lượng tiêu thụ của nhóm hay toàn bộ mặt hàng thuộc phạm vi nghiên cứu giữa hai thời gian hoặc qua đó phản ánh biến động chung về khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng. Cần phải cố định giá cả tại một thời kì nhất định được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiệu thụ +Nếu chọn quyền số là giá cả hàng hóa kì gốc (p),ta chọn chỉ số tổng hợp Laspeyres: = (5) +Nếu chọn hàng hóa là giá cả hàng hóa kì nghiên cứu (p), ta chọn chỉ số tổng hợp Passche: = (6) +Nếu chọn quyền số là giá của các mặt hàng kì gốc và kỳ nghiên cứu, ta chọn chỉ số tổng hàng tiêu thụ Fisher: = (7) c. Quyền số của chỉ số phát triển Quyền số của chỉ số là những đại lượng được giữ cố định trong công thức chỉ số tổng hợp.Nó có tác dụng: -Làm cho các phân tử với đại lượng biểu hiện không thể cộng trực tiếp được với nhau được chuyển về cùng một đại lượng đồng nhất và có thể tổng hợp được -Biểu hiện vai trò và tầm quan trọng của mỗi phần tử hay bộ phận trong toàn bộ tổng thể 2.2. Chỉ số không gian a. Chỉ số đơn * Chỉ số đơn về giá: phản ánh sự biến động về giá cả của từng mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia. = *Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ: phản ánh sự biến động về lượng hàng hóa tiêu thụ của từng mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia = b. Chỉ số tổng hợp *Chỉ số tổng hợp về giá cả: phản ánh sự biến động về giá cả của một số mặt hàng ở thị trường này với thị trường kia.Quyền số thường được sử dụng là lượng hàng hóa tiêu thụ chung của hai thị trường tính riêng cho từng mặt hàng Q= = *Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ (Quyền số là giá cả) Quyền số của chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường có thể là giá cố định do Nhà Nước ban hành hoặc giá trung bình của từng mặt hàng ở hai thị trường. +Nếu sử dụng quyền số là giá cố định, công thức tính chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường thể hiện như sau: I= Trong đó: plà giá cố định từng mặt hàng +Nếu căn cứ vào dữ liệu giá bán ở cả hai thị trường để xác định giá bán bình quân của từng mặt hàng thì chỉ số tổng hợp lưọng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trưòng được thể hiện như sau: I= Trong đó: Giá trung bình của từng mặt hàng đựoc tính theo công thức trung bình cộng gia quyền với quyền số là lượng hàng tiêu thụ ở mỗi thị trường: = 2.3. Chỉ số kế hoạch Chỉ số kế hoạch biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng chỉ tiêu. Khi thiết lập và tính toán các chỉ số tổng hợp phân tích kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu, việc lựa chọn quyền số cũng căn cứ vào đặc điểm dữ liệu và mục đích nghiên cứu. Trường hợp phân tích kế hoạch giá thành các sản phẩm của một doanh nghiệp, quyền số có thể là sản lượng thực tế hoặc sản lượng kế hoạch +Nếu căn cứ vào dữ liệu về sản lượng thực tế của doanh nghiệp ở các kỳ, có thể thiết lập các chỉ số sau a. Chỉ số đơn * Chỉ số đơn về giá thành sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch = + Hoàn thành kế hoạch = *Chỉ số đơn về khối lượng sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch = + Hoàn thành kế hoạch = b. Chỉ số tổng hợp Khi thiết lập và tính toán các chỉ số tổng hợp phân tích kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu, việc lựa chọn quyền số cũng căn cứ vào đặc điểm dữ liệu và mục đích nghiên cứu. Trường hợp phân tích kế hoạch giá thành các sản phẩm của một doanh nghiệp, quyền số có thể là sản lượng thực tế hoặc sản lượng kế hoạch. * Chỉ số giá thành tổng hợp sản phẩm +Nếu căn cứ vào dữ liệu về sản lượng thực tế của doanh nghiệp ở các kỳ, có thể thiết lập chỉ số sau: = +Nếu căn cứ vào sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp ở các kì, ta có thể thiết lập chỉ số sau: = *Chỉ số tổng hợp về khối lượng sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch = + Hoàn thành kế hoạch = Trong các công thức tính chỉ số kế hoạch trên, mỗi loại quyền số đều có tác dụng nhất định.Chẳng hạn, việc dùng quyền số là sản lượng thực tế kỳ nghiên cứu có thể phản ánh được đúng điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.Còn trường hợp sử dụng quyền số là sản lượng kế hoạch có thể cho phép phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong điều kiện giả định doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch về sản lượng. 3. Hệ thống chỉ số 3.1. Khái niệm Các chỉ số đơn, chỉ số tổng hợp chỉ có thể đánh giá những ảnh hưởng riêng lẻ của từng yếu tố lên hiện tượng kinh tế nghiên cứu.Nhiều nội dung nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải phân tích mối liên hệ tác động giữa các hiện tượng. Nên, cần phải có một phương pháp có thể nêu lên được ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tới hiện tượng kinh tế nghiên cứu.Đó là sử dụng hệ thống các chỉ số. Vậy: Hệ thống các chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng. 3.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các tác dụng sau: Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được cấu thành từ các nhân tố.Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc tuyệt đối.Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của từng nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào có ảnh hưởng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liện hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng. 3.3. Hệ thống chỉ số 3.3.1. Hệ thống chỉ số phát triển a. Hệ thống chỉ số đơn Doanh thu = giá bán đơn vị x lượng hàng hóa tiêu thụ => Chỉ số doanh thu = chỉ số giá bán đơn vị x chỉ số lượng hàng tiêu thụ = x b. Hệ thống chỉ số tổng hợp * Phương pháp liên hoàn Dựa trên cơ sở cho rằng sự biến động của chỉ số toàn bộ là do ảnh hưởng biến động của các chỉ số nhân tố.Các chỉ số nhân tố biến động trong những điều kiện khác nhau do đó quyền số của các chỉ số nhân tố được chọn ở thời kì khác nhau. Thứ tự phân tích các nhân tố trong hệ thống chỉ số được xác định chủ yếu thông qua việc phân biệt các nhân tố mang đặc tính chất lượng hay mang đặc tính số lượng. = x = x Đặc điểm: Quyền số của các chỉ số nhân tố ở các thời kì khác nhau.Do đó, hệ thống chỉ số không phải là duy nhất. Việc thiết lập một hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn được thực hiện theo các bước sau : -Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành, đồng thời sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần. -Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố.Trong đó đói với chỉ số nhân tố chất lượng thông thường sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kì nghiên cứu, và với chỉ số số lượng thì sử dụng quyền số nhân tố chất lượng kì gốc. *Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt Dựa trên cơ sở cho rằng sự biến động của toàn bộ hiện tượng do ảnh hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố và tác động đồng thời của các nhân tố.Quyền số của các nhân tố đều lấy từ kì gốc. = x x k k là chỉ số liên hệ k= Chỉ số liên hệ phản ánh tác động của các nhân tố đối với toàn bộ hiện tượng Đặc điểm: Hệ thống chỉ số là duy nhất. 3.3.2. Hệ thống chỉ số bình quân = phụ thuộc vào hai nhân tố: Lượng biến của tiêu thức xi Kết cấu của tổng thể -> phụ thuộc vào sự biến động của xi,fi (i=1,n) Theo cách xác định các nhân tố cấu thành chỉ tiêu bình quân như vậy thì một hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân theo phương pháp liên hoàn sẽ bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân và hai chỉ số nhân tố phản ánh biến động của các nhân tố đối với chỉ tiêu bình quân.Nếu sử dụng các kí hiệu: X, X– Lượng biến của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kì gốc , - Số bình quân của kì nghiên cứu và kì gốc f, f –Số đơn vị trong tổng thể kì nghiên cứu và kì gốc Các chỉ số trong hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân được biểu hiện như sau: +Chỉ số cấu thành khả biến, biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ của chỉ tiêu bình quân ở kì nghiên cứu và kì gốc.Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: == Theo công thức, chỉ số này bao gồm biến động của cả hai nhân tố: tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể. +Chỉ số cấu thành cố định, phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng của tiêu thức nghiên cứu, trong điều kiện của kết cấu của tổng thể được coi như cố định.Trường hợp phân tích hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn thì kết cấu của tổng thể được giữ cố định ở kì nghiên cứu công thức biểu hiện như sau: == +Chỉ số ảnh hưởng kết cấu, phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của riêng kết cấu tổng thể.Chỉ số này được thiết lập với giả định các lượng biến tiêu thức không thay đổi và được cố định ở kì gốc. == Các chỉ tiêu trên hợp thành hệ thống chỉ số phân tích các chỉ tiêu bình quân như sau: =x Trong phân tích kinh tế và kinh doanh, mô hình trên có thể được vận dụng để phân tích biến động của các chỉ tiêu bình quân như: năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân, giá thành bình quân… 3.3.3. Hệ thống chỉ số của tổng lượng biến tiêu thức Tổng lượng biến tiêu thức trong phân tích thống kê được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu khác nhau như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng quỹ lương… = =>=. ==. II. Vận dụng phương pháp chỉ số,phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 1. Bảng chi tiêu kết quả phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Bảng 1 Chỉ tiêu Đơn vị tính Công thức tính Năm2006 Năm2007 Doanh thu(DT) tỷ đồng 4300,33 7370 Lợi nhuận sau thuế(M) tỷ đồng 613,161 1347,257 Tổng tài sản(TTS) tỷ đồng 158219 203539 Tài sản cố định(G) tỷ đồng 1279,8 3591,09 Số lao động người 150 215 HSSD tổng tài sản(H) tỷ đồng/tỷ đồng DT/TTS 0,0272 0,0362 HSSD tài sản cố định(H) tỷ đồng/tỷ đồng DT/G 3,3602 2,0523 NSBQ 1 lao động(W) tỷ đồng/người DT/L 28,668 34,279 Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) tỷ đồng/tỷ đồng M/TTS 0,00387 0,00662 Doanh lợi trên 1 lao động (R) tỷ đồng/người M/L 4,088 6,266 Mức TBTSCĐ trên 1 lao động (M) tỷ đồng /người G/L 8,532 16,703 (Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2006-2007) 2. Các mô hình phân tích doanh thu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Mô hình 1: Biến động của doanh thu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản(H) - Tổng tài sản(TSS) Ta có mô hình: I=== . (1) Có: H . TTS=0,0362 . 203539 = 7370 H . TTS=0,0272 . 203539= 5536,261 H . TTS=0,0272 . 158219= 4300,33 Thay số vào công thức ở mô hình 1 ta có: Biến động tương đối I== . 1,714 = 1,331 . 1,287 71,4% 33,1% 28,7% Biến động tuyệt đối: =)+ 3069,67 = 1833,739 + 1235,931 tỷ đồng =+ =+ 0,714 = 0,427 + 0,287 tỷ đồng Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy doanh thu của năm 2007 so với năm 2006 tăng 71,4% tương ứng với tăng 3069,67 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 tăng so với năm 2006 là 33,1% làm cho doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 42,7% hay tăng tương ứng là 1833,739 tỷ đồng Do tổng tài sản năm 2007 tăng so với năm 2006 là 28,7% làm cho doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 28,7% hay tăng tương ứng là 1235,931 tỷ đồng Như vậy, nhân tố chính ảnh hưởng làm cho doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là nhân tố hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Mô hình 2: Biến động của doanh thu chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H) - Mức trang bị tài sản cố định trên 1 lao động (M) - Tổng số lao động () Ta có mô hình I== . . (2) Có: H . M. =7370 H. M. =3,3602 . 16,703 . 215 = 12066,96 H.M. =3,3602 . 8,532 . 215 = 6163,884 H.M.=3,3602 .8.532 . 150 = 4300,33 Thay số vào công thức ở mô hình 2 ta có: Biến động tương đối I== . . 1,714 = 0,6107 . 1,958 . 1,433 71,4% -38,93% 95,8% 43,3% Biến động tuyệt đối =++ 3069,67 = -4766,96 + 5903,076 +1863,554 tỷ đồng =++ =++ 0,714 = -1,1085 + 1,3727 + 0,4333 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 71,4% hay tăng tương ứng là 3069,67 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2007 giảm 38,93% so với năm 2006 làm cho doanh thu năm 2007 giảm 110,85% hay tương ứng giảm 4766,96 tỷ đồng so với năm 2006. Do mức trang bị tài sản cố định trên 1 lao động năm 2007 tăng 95,8% so với năm 2006 làm cho doanh thu năm 2007 tăng 137,27% hay tăng tương ứng là 5903,076 tỷ đồng so với năm 2006. Do tổng số lao động năm 2007 tăng 43,3% so với năm 2006 làm cho doanh thu năm 2007 tăng 43,33% hay tăng tương ứng 1863,554 tỷ đồng so với năm 2006. Như vậy, nhân tố chủ yếu làm cho doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là nhân tố mức trang bị tài sản trên 1 lao động. Mô hình 3: Biến động của doanh thu chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Năng suất bình quân 1 lao động () - Tổng số lao động() Mô hình: I= . (3) Có : W.=34,279.215=7370 W.=28,668.215=6163,62 W.=28,668.150=4300,33 Thay số vào công thức 3 của mô hình 3 ta có Biến động tương đối I= = . 1,714 = 1,196 . 1,433 71,4% 19,6% 43,3% Biến động tuyệt đối =)+ 3069,67 =1206,38 +1863,29 tỷ đồng =+ =+ 0,714 =0,2805 + 0,433 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy,doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 71,4% tương ứng với tăng 3069,67 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do năng suất lao động năm 2007 tăng 19,6% so với năm 2006 làm cho doanh thu năm 2007 tăng 28,05% hay tăng tương ứng 1206,38 tỷ đồng so với năm 2006. Do tổng số lao động năm 2007 tăng 43,3% so với năm 2006 làm cho doanh thu tăng lên 43,3% so với năm 2006 hay tăng tương ứng 1863,29 tỷ đồng. Như vậy,nhân tố làm cho doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là nhân tố số lao động. 3. Các mô hình phân tích lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đầu tư và phát triển Mô hình 1: Biến động của lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tổng tài sản(TSS) Mô hình: I== . (4) Có: ROA .TTS= 0,00662 .203539 = 1347,257 ROA. TTS= 0,00387 . 203539 = 787,695 ROA. TTS= 0,00387 . 158219 = 613,161 Thay số vào công thức 4 ta có: Biến động tương đối I= = . 2,197 = 1,7104 . 1,285 119,7% 71,04% 28,5% Biến động tuyệt đối =+ 734,096 = 559,562 + 174,534 tỷ đồng =+ =+ 1,197 = 0,913 + 0,285 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 119,7% hay tăng tương ứng là 734,096 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản năm 2007 tăng 71,04% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 91,3% hay tăng tương ứng là 559,562 tỷ đồng. Do tổng tài sản năm 2007 tăng 28,5% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 28,5% hay tăng tương ứng là 174,534 tỷ đồng Như vậy, nhân tố chủ yếu làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007. tăng so với năm 2006 là nhân tố tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản. Mô hình 2: Biến động của lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: -Doanh lợi tính trên 1 lao động (R) - Tổng số lao động() Mô hình: I== . (5) Có: R . = 1347,257 R . = 4,088 . 215 = 878,92 R . = 613,161 Thay số vào công thức 5 ta có: Biến động tương đối I = = . 2,197 = 1,533 . 1,433 119,7% 53,3% 43,3% Biến động tuyệt đối =) + ) 734,096 = 468,337 + 265,759 tỷ đồng = + =+ 1,197 =0,764 + 0,433 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng 119,7% hay tăng tương ứng là 734,096 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do doanh lợi tính trên 1 lao động năm 2007 tăng 53,3% làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 76,4% hay tăng 468,337 tỷ đồng so với năm 2006. Tổng số lao động năm 2007 tăng 43,3% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 43,3% hay tăng tương ứng 265,759 tỷ đồng Như vậy,nhân tố chính làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là do nhân tố doanh lợi tính trên 1 lao động . KẾT LUẬN Với những thuận lợi khi gia nhập vào WTO ,Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức khi bước đầu gia nhập vào nền kinh tế chung của thế giới.Khả năng cạnh tranh còn hạn chế do nhiều yếu tố như cơ sở vật chất chưa đồng bộ và phù hợp,công nghệ lạc hậu mất cân đối,thiếu trầm trọng lao động lành nghề...Bên cạnh đó,trong bối cảnh gia nhập quốc tế,dù đã có những cố gắng nỗ lực lớn trong quan hệ đa phương nhưng khi tham gia vào thị trường quốc tế Việt Nam vẫn còn gặp phải những rào cản phi thương mại của các nước phát triển.Vài năm trở lại đây Việt Nam đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên khu vực và thế giới ở mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.Các doanh nghiệp ngày càng có chố đứng không những ở trong nước mà còn ở khu vực và thế giới.Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như mọi doanh nghiệp khác đều đang tìm cách tận dụng những lợi thế khi tham gia vào nền kinh tế thế giới, không ngừng nâng cao khả năng tài chính của mình để tiến hành kinh doanh có lãi.Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ta thầy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 đều tăng so với năm 2006.Điều đó chứng minh được răng ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng là:”ổn định,an toàn và hiệu quả”.Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực đặc thù nên phải chịu nhiều rủi ro,tùy thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh,và sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế.Do đó việc đưa ra các biện pháp làm tăng lợi nhuận giảm chi phí 1 cách hợp lí là việc làm hết sức quan trọng.Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa chi phí,lợi nhuận,đảm bảo thu nhập ổn định và ngày càng tăng là hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình lý thuyết thống kê – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân – NXB Thống Kê – Đồng chủ biên: PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị Kim Thu 2.Báo cáo thường niên năm 2006-2007 của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 3.Bài giảng môn lý thuyết thống kê của PGS.TS Trần Ngọc Phác 4.Một số tài liệu khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22355.doc
Tài liệu liên quan