Việc giáo dục con người toàn diện luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước.Vì vậy, ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho viêc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với môn kĩ thuật công nghiệp nói chung và môn kĩ thuật cơ khí lớp 11 nói riêng, việc vận dụng phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm để dạy cho học sinh phổ thông là điều cần thiết và cấp bách. Nhất là trong thời đại mới hiện nay, chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học có nhiếu ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác. Để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, năng lực, kĩ năng, tư duy kĩ thuật và năng lực tưởng tượng cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
59 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo của động cơ đốt trong (14 tiết)
Chương 3: ứng dụng của động cơ đốt trong (13 tiết)
Ôn tập, kiểm tra (2 tiết)
Phân môn kĩ thuật cơ khí lớp 11 phổ thông có 4 nhóm kiến thức:
+ Hệ thống khái niệm kĩ thuật: khái niệm về động cơ đốt trong, động cơ hai kỳ, động cơ bốn kỳ, chu trình làm việc,...
+ Các phương tiện kỹ thuật: Các chi tiết, bộ phận, cơ cấu, hệ thống máy. + Các phương pháp gia công và công nghệ khi gia công chế tạo các chi tiết, bộ phận, cơ cấu hệ thống máy móc: khoan, mạ, doa, hàn,...
+ Các nguyên lý kĩ thuật:
- Nguyên lý cấu tạo.
- Nguyên lý hoạt động.
2.1.2.2 Đặc điểm của môn kĩ thuật cơ khí
Môn kĩ thuật cơ khí cũng mang đầy đủ những đặc điểm của môn kĩ thuật công nghiệp nói chung:
a. Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học.
+ Tính cụ thể: tính cụ thể của môn học thể hiện ở nội dung môn học đề cập đến những máy móc, thiết bị, . . . Đây là những vật phẩm kĩ thuật rất cụ thể đồng thời môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 còn đề cập đến những thao tác kĩ thuật cơ bản và cụ thể như: thực hành lắp ráp sản phẩm, chuẩn đoán hỏng hóc, . . . Những kiến thức trực quan này học sinh có thể quan sát thông qua phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên.
+ Tính trừu tượng: tính trừu tượng được phản ánh trong hệ thống các khái niệm kĩ thuật, các nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kì, động cơ 2 kì, các cơ cấu hệ thống, . . . mà học sinh không trực tiếp tri giác được.
VD: Sự tạo thành hỗn hợp xăng với không khí trong bộ chế hoà khí, chu trình làm việc thực tế của động cơ đốt trong...
Những nội dung này học sinh muốn hiểu được phải tự mình tư duy trừu tượng thông qua lời giảng của giáo viên, sự phân tích của người hướng dẫn. Để có tư liệu cho tư duy tưởng tượng thì phải có những nhận thức cảm tính hay trực quan, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì thế trong quá trình giảng dạy các nguyên lý kĩ thuật đòi hỏi phải trực quan hóa các nội dung bằng phương tiện trực quan như: hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, mô hình và thao tác mẫu của giáo viên.
b. Tính thực tiễn của môn học
Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học kĩ thuật cơ khí phản ánh các phương tiện trong hoạt động thực tiễn cuộc sống như: ôtô, xe máy, các loại động cơ được sử dụng trong các máy công - nông nghiệp, . . . Các loại phương tiện máy móc này luôn gắn bó với quá trình sản xuất và sử dụng trong thực tế cuộc sống hằng này. Dựa trên cơ sở khoa học nhưng phân môn kĩ thuật cơ khí xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và giải quyết các nhiệm vụ, nhu cầu cụ thể trong sản xuất và đời sống. Đặc điểm này làm nổi bật nội dung bài giảng, làm nội dung bài giảng bao giờ cũng gần gũi với học sinh hơn nhưng không làm giảm ý nghĩa khoa học của môn học. Khi giảng dạy người giáo viên cần phải vận dụng kiến thức thực tế cuộc sống đồng thời gợi mở những hiểu biết trong thực tế của học sinh, những kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, của các hệ thống chính trên ôtô, xe máy, . . . Đây là những kiến thức rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống vì vậy môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông góp phần đáp ứng những nhu cầu trên của xã hội.
Hiện nay, môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông, được giảng dạy ở hầu hết các trường phổ thông trong cả nước. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải khái quát những kiến thức đó thành nguyên lý chung ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ. Từ nguyên lý chung của các thiết bị máy móc để tìm ra ứng dụng của nó trong quá trình sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày, làm cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn. Từ đó giúp học sinh có khả năng nhận biết các sự vật hiện tượng đơn giản ở xung quanh và giải thích được chúng.
VD: Trong quá trình chạy rà động cơ
Đối với động cơ bình thường không được dùng dầu bôi trơn quá nhớt để chạy rà. Bởi vì nếu dầu quá nhớt sẽ không lọt được tới những vị trí có khe hở nhỏ.
c. Tính tổng hợp - tích hợp.
Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức của môn học kĩ thuật cơ khí được xây dựng trên nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Do đó kiến thức mang tính phổ thông, chìa khoá, làm cơ sở cho những nội dung chuyên ngành sau này. Nhờ có đặc điểm này mà môn học mang trong nó tiềm năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp to lớn, tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng phân tích, khai thác trong từng nội dung cụ thể.
Môn kĩ thuật có khi mang tính chất tích hợp vì nó là môn khoa học ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: toán học, vật lý, hoá học,... nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau để phản ánh những đối tượng kĩ thuật cụ thể
VD: Toán học là công cụ để mô tả, thực hiện việc tính toán, thiết kế các thông số và kết cấu của động cơ đốt trong. Những định luật vật lý về chất khí, chất lỏng và nhiệt học là cơ sở để xây dựng nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. Những hiểu biết về hoá học là cơ sở để nghiên cứu nhiên liệu, dầu mỏ và quá trình cháy của động cơ.
Đặc điểm này của môn học đòi hỏi trong khi giảng dạy người giáo viên cần phải chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện tượng kĩ thuật, giải pháp kĩ thuật,... trong bài đồng thời phân tích khả năng áp dụng chúng trong những trường hợp tương tự. Vì vậy, khi dạy mỗi nội dung khác nhau giáo viên cần tham khảo các sách có liên quan để nội dung môn học được phong phú, không trùng lặp, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
d. Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật.
Dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ chung là: lời nói và chữ viết, ngoài ra môn kĩ thuật cơ khí còn có nhiều qui ước, tranh vẽ, sơ đồ, . . . Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng chính xác các thuật ngữ kĩ thuật, các khái niệm, . . . của các chi tiết bộ phận trong động cơ, ôtô, xe máy, . . . đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng sổ tay kĩ thuật.
2.2 Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông.
2.2.1 Mức độ sử dụng phương tiện trực quan:
Trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh đã thực hiện một phần nhiệm vụ giáo dục. Giáo viên là người truyền đạt kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội đã tích lũy qua các thế hệ trước. Để lĩnh hội được những kiến thức đó học sinh phải tái hiện và sáng tạo trong quá trình học tập. Hoạt động sáng tạo và tái hiện trong thực tế thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau và có mối liện hệ chặt chẽ với nhau. Một quá trình sáng tạo bất kỳ đều bắt đầu từ sự tái hiện những cái đã biết.
Phương tiện trực quan là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình dạy học. Bởi vì, phương tiện trực quan được hiểu là những công cụ (phương tiện) mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua sự tri giác trực tiếp bằng giác quan.
Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan giúp bài giảng của giáo viên trở nên sống động, cuốn hút được học sinh bởi các hiện tượng tự nhiên được giáo viên mô tả như các vật thật, vật tạo hình. Các phương tiện dạy học giúp giáo viên không trở thành người độc diễn trong suốt bài giảng.
Nhờ có phương tiện trực quan giáo viên kích thích được tính tò mò, sáng tạo, ham hiểu biết và lòng yêu khoa học của học sinh. Phương tiện trực quan có tầm quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh. Vì vậy, thông qua sự tương tác giữa phương pháp dạy học và phương tiện trực quan thường gặp hai mức độ sử dụng sau:
- Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa.
- Sử dụng phương tiện trực quan tìm tòi bộ phận.
2.2.1.1 Mức độ sử dụng phương tiện trực quan để minh họa
a. Mức độ minh họa:
Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa tức là: dùng phương tiện trực quan để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho: những sự vật, hiện tượng mà bằng lời nói không thể mô tả được một cách đầy đủ; các yếu tố nghịch lý, mâu thuẫn, các sự kiện tương phản, các yếu tố thông tin mới không thể hiểu được nếu chỉ giải thích bằng lời nói.
b. Các bước thực hiện:
Quá trình dạy học sử dụng phương tiện trực quan để minh họa được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy
+ Xác định mục tiêu, nội dung bài học phạm vi kiến thức cần tìm kiếm, cần làm sáng tỏ.
+ Xây dựng lôgic tiến trình bài dạy và cách thức tiến hành giờ học.
+ Lựa chọn phương tiện trực quan sử dụng trong bài dạy.
+ Chuẩn bị các phương tiện trực quan và các điều kiện vật chất cần thiết cho giờ học.
+ Soạn giáo án.
Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp
- Giáo viên thông báo nội dung, vấn đề nghiên cứu, xác định phạm vi kiến thức cần lĩnh hội.
Tuỳ vào nội dung từng bài mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan để minh họa theo các hướng khác nhau: hình thành khái niệm, giải quyết mâu thuẫn, . . . để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của bài học.
Bước 3: Học sinh nghe, ghi các nội dung tương ứng.
- Học sinh nghe, ghi theo lời giới thiệu, giải thích của giáo viên và có thể kết hợp trả lời các câu hỏi ngắn do giáo viên đưa ra.
VD: Trong bài “Đại cương về động cơ đốt trong” ở phần III ( Những thuật ngữ chính).
Mục đích của phần này là: Giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc về các thuật ngữ thường sử dụng đối với động cơ đốt trong. Khi học về các thuật ngữ này học sinh thường rất khó hiểu và khó hình dung. Vì vậy, khi sử dụng phương tiện trực quan để dạy học sinh dễ hiểu bài hơn. Cụ thể khi dạy về hành trình của pittông, nếu giáo viên chỉ nêu lên khái niệm cho học sinh thôi thì học sinh sẽ không hiểu. Nhưng nếu sử dụng tranh trực quan hình 1b [9] và mô hình động cơ để minh họa khi dạy thì học sinh sẽ hiểu hơn.
Trước tiên giáo viên giảng cho học sinh để học sinh nghe và ghi:
GV: - Hành trình của pittông là khoảng cách giữa hai điểm chết.
- Hành trình của pittông được kí hiệu: S
Lúc này học sinh sẽ thắc mắc.
HS: Thưa cô sao lại gọi khoảng cách giữa hai điểm chết là hành trình của pittông?
Trước sự thắc mắc đó của học sinh giáo viên đưa tranh trực quan cho học sinh quan sát.
GV: Khoảng cách S được giới hạn bởi những vị trí nào?
HS: Khoảng cách S được giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
GV: Đúng! Để hiểu rõ hơn các em hãy quan sát trên mô hình.
Giáo viên quay trục khuỷu cho học sinh quan sát và đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời.
GV: Khi trục khuỷu quay pittông chuyển động như thế nào?
HS: Pittông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và ngược lại.
GV: Đúng! Khi trục khuỷu quay pittông sẽ từ điểm chết trên đi xuống điểm chết dưới và ngược lại, khi pittông đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới nó đã thực hiện được một hành trình (Giáo viên giải thích cho học sinh).
Trong quá trình dạy học có nhiều trường hợp nếu chỉ giải thích bằng lời nói, học sinh sẽ không hiểu ý đồ giảng dạy của giáo viên. Như vậy trong quá trình dạy học gặp phải những vấn đề khó hiểu, khó suy luận nếu người giáo viên biết cách sử dụng phương tiện trực quan minh họa kết hợp với các phương pháp dạy học khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho bài dạy. Học sinh sẽ hứng thú học tập hơn và tiếp thu bài nhanh hơn.
2.2.1.2 Sử dụng phương tiện trực quan ở mức độ tìm tòi bộ phận.
a. Mức độ tìm tòi bộ phận.
Sử dụng phương tiện trực quan để tìm tòi bộ phận tức là sau khi được giới thiệu về nội dung bài học, phương tiện trực quan, các yêu cầu cần giải quyết. Trên cơ sở đó, học sinh phải tìm ra các chi tiết, bộ phận, mối liên hệ giữa chúng, nguyên lý hoạt động, . . . trên phương tiện trực quan. Học sinh hiểu rõ cấu tạo và mối liên hệ giữa các chi tiết, bộ phận, . . . trao đổi, rút ra kết luận và tự lĩnh hội tri thức
b. Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy
- Xác định mục đích, nội dung của bài dạy.
- Xây dựng tiến trình bài dạy và cách thức tiến hành giảng dạy.
- Lựa chọn phương tiện trực quan và chuẩn bị phương tiện trực quan cho bài học.
- Soạn giáo án.
Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp.
- Thông báo những nội dung kiến thức cần nghiên cứu và lĩnh hội.
- Giáo viên trình bày trực quan theo lôgic vấn đề nghiên cứu: định hướng, hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác phương tiện để lĩnh hội tri thức mới.
Bước 3: Học sinh phát biểu kết quả.
- Học sinh trình bày kết quả quan sát dựa trên các phương tiện trực quan, trả lời các câu hỏi của giáo viên, tự rút ra kết luận.
- Giáo viên, nhận xét, bổ sung, giải quyết thắc mắc của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức.
- Học sinh vận dụng kiến thức.
VD: Trong khi dạy về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn.
Mục đích của phần này là: Sau khi học xong học sinh phải hiểu được rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn.
Khó khăn: Nếu giáo viên chỉ giảng cấu tạo và nguyên lý hoạt động trên cơ sở lí thuyết thì học sinh sẽ khó nhận biết được hình dáng, sự liên hệ giữa các bộ phận của hệ thống cũng như hoạt động của nó. Vì vậy, khi dạy giáo viên sử dụng tranh trực quan hình 19 [9], sơ đồ khối cho học sinh quan sát, học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu hơn.
Trước tiên giáo viên giảng cho học sinh biết qua về cấu tạo của hệ thống, đặc điểm của từng bộ phận và đưa ra tranh trực quan cho học sinh quan sát (Tranh không có thuyết minh).
GV: Các em hãy quan sát và sau đó một em lên điền các bộ phận tương ứng.
Sau khi học sinh quan sát xong giáo viên gọi học sinh lên điền tên các bộ phận. Khi học sinh đã điền đầy đủ tên các bộ phận của hệ thống, giáo viên vẽ sơ đồ khối cho học sinh quan sát.
GV: Các em hãy quan sát trên sơ đồ, đối chiếu với tranh mà các em vừa quan sát và tìm hiểu xem dầu đi như thế nào?
Sau một hồi quan sát và tìm hiểu.
HS: Dầu từ các te được bơm dầu hút lên đưa tới bình lọc, qua két làm mát đến đường dầu chính đi bôi trơn các bộ phận của động cơ.
GV: Van quá tải 3 có nhiệm vụ gì?
HS: ...
GV: Khi áp suất dầu phía sau bơm quá lớn thì hiện tượng gì xảy ra?
HS: Khi đó van 3 mở cho dầu thừa trở về các te hoặc quay về cửa hút của bơm.
GV: Đúng! Chính vì vậy mà van 3 có nhiệm vụ tránh không cho áp suất dầu phía sau bơm quá lớn.
Cứ như vậy giáo viên cho học sinh quan sát, hướng dẫn và đưa ra các câu hỏi kích thích học sinh học tập. Sau khi học xong cấu tạo và nguyên lý hoạt động giáo viên đưa ra câu hỏi.
GV: Từ cấu tạo và hoạt động của hệ thống bôi trơn các em hãy cho cô biết nhiêm vụ của hệ thống?
HS: Hệ thống đưa dầu đi bôi trơn và tản nhiệt cho các mặt ma sát.
Lúc này sẽ có một số học sinh thắc mắc:
HS: Thưa cô tại sao hệ thống bôi trơn lại có nhiệm vụ làm mát nữa ạ?
Lúc này giáo viên khẳng định và giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn.
GV: Đúng! Trong khi hoạt động nhiều chi tiết của động cơ trượt trên bề mặt của chi tiết khác, trong khi đó bề mặt ma sát của các chi tiết luôn có sự nhấp nhô nên khi chuyển động gây ra lực ma sát làm nóng các chi tiết và làm các chi tiết mòn, hỏng.
Như vậy phương tiện trực quan không chỉ dùng để minh họa mà còn dùng để tìm tòi bộ phận, phát triển khả năng tư duy lôgic, phát triển năng lực kĩ thuật, lòng say mê khoa học của học sinh.
Các bước sử dụng phương tiện trực quan để tìm tòi được thể hiện trên sơ đồ sau:
Cung cấp thông tin về nội dung bài học có liên quan
Vận dụng và phát triển nội dung
Xử lí thông tin để rút ra kết luận( nội dung kiến thức-kĩ năng)
- Kênh nhìn( quan sát)
- Hình vẽ
- Mô hình
- Vật thật
- Lời nói, chữ viết
- Trả lời câu hỏi
- Đối chiếu, nhận biết
- So sánh, phân biệt , tóm tắt
- Thao tác trên PTTQ
- Trả lời, thảo luận
- Liên hệ thực tế
- Giải quyết tình huống
- Dùng nội dung đó xây dựng tiếp nội dung khác
2.2.2 Phạm vi – khả năng sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông.
Sự lĩnh hội tri thức của học sinh không thể bắt đầu từ bản thân vật phẩm kĩ thuật riêng lẻ, mà người giáo viên phải kết hợp các phương pháp giảng dạy của bản thân cùng với phương tiện trực quan, sao cho kiến thức cụ thể hoá. Điều này cho thấy, phương pháp trình bày trực quan có vai trò quan trọng trong cả hai quá trình dạy lý thuyết và thực hành.
2.2.2.1 Phương tiện trực quan trong dạy lý thuyết kĩ thuật cơ khí lớp 11
Lý thuyết của tất cả các môn học nói chung và của môn kĩ thuật cơ khí nói riêng đều bắt nguồn từ thực tiễn mà có, để giải quyết các nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Để thiết thực với cuộc sống, trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải sử dụng phương tiện trực quan để dạy lý thuyết trong việc hình thành khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy móc thiết bị như: động cơ, ôtô, xe máy, . . .
a. Sử dụng phương tiện trực quan trong việc hình thành khái niệm cho học sinh.
Khái niệm là kết quả của quá trình tư duy nên việc sử dụng phương tiện trực quan và dùng lời nói của giáo viên để giải thích thêm, là con đường cần thiết để hình thành khái niệm cho học sinh. Tuy nhiên đối với học sinh chưa có khái niệm ban đầu, về một đối tượng nào đó thì có thể xuất phát từ cái cụ thể, để hình thành khái niệm ban đầu. Quá trình hình thành khái niệm có thể diễn giải theo sơ đồ sau:
Phân tích, so sánh
Phân tích biện chứng
Hướng dẫn quan sát
Giáo viên
Học sinh
VTQ 2
VTQ 1
VTQ 3
VTQ n
Khái niệm
Dấu hiệu chung
Dấu hiệu riêng
Vận dụng khái niệm
VD: Khi hình thành khái niệm động cơ bốn kì, động cơ hai kì cho học sinh.
Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ và phân biệt được hai loại động cơ này.
Phương tiện trực quan được sử dụng:
+ Mô hình động cơ bốn kì.
+ Mô hình động cơ hai kì.
GV: Các em hãy quan sát và cho biết mô hình của hai loại động cơ này, về hình dạng và kết cấu có gì khác nhau?
HS: Động cơ bốn kì có hai cửa (một cửa nạp và một cửa thải) còn động cơ hai kì có ba cửa (một cửa quét, một cửa nạp và một cửa thải).
GV: Từ mô hình hai loại động cơ các em thử phán đoán xem khi trục khuỷu quay một vòng pittông sẽ chuyển động như thế nào trong xilanh?
Lúc này học sinh sẽ cảm thấy lúng túng trước câu hỏi của giáo viên, để giúp học sinh biết được pittông chuyển động như thế nào giáo viên sẽ quay cho động cơ chuyển động để học sinh quan sát.
GV: Khi quan sát hoạt động của hai loại động cơ này các em có những nhận xét gì?
HS: Khi quan sát ta thấy:
- Động cơ bốn kì có hai lần pittông đi lên và hai lần pittông đi xuống.
- Động cơ hai kì có một lần pittông đi lên và một lần pittông đi xuống.
GV: Từ những quan sát trên các em hãy nêu khái niệm về động cơ hai kì và động cơ bốn kì.
HS: Động cơ hai kì là động cơ có chu trình làm việc thực hiện trong hai hành trình của pittông.
Động cơ bốn kì là động cơ có chu trình hoạt động thực hiện trong bốn hành trình của pittông.
Việc học tập của học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhờ có sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh phát huy được năng lực, khả năng trừu tượng hoá các quan hệ thực tế giữa các sự vật hiện tượng. Quá trình trừu tượng hoá luôn song song với quá trình khái quát hoá và hình thành khái niệm.
b. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy về cấu tạo của vật phẩm kĩ thuật.
Cấu tạo của các đối tượng kĩ thuật là trình bày hình dạng, kết cấu, chất liệu hợp thành hay nói một cách khác là nêu lên trạng thái tĩnh của nó. Trình bày cấu tạo của các đối tượng kĩ thuật thì trước hết giáo viên phải biết vạch ra các bộ phận ( chi tiết, cơ cấu, hệ thống) và mối liên hệ giữa chúng trong một đối tượng cụ thể.
Tiến trình giảng dạy cấu tạo như sau:
+ Giới thiệu khái quát phương tiện trực quan( tên gọi, vị trí, công dụng).
+ Hướng dẫn học sinh quan sát,liệt kê các dấu hiệu của từng bộ phận, nhấn mạnh các bộ phận có liên quan bản chất kĩ thuật với nhau.
+ Miêu tả từng bộ phận : tên gọi, hình dáng, vật liệu chế tạo, chú ý nơi xảy ra hiện tượng chủ yếu.
+ Chỉ rõ mối liên hệ lắp ghép giữa các bộ phận.
+ Củng cố lại bài.
VD: Khi dạy về cấu tạo của động cơ Điêden 4 kì.
Mục đích: Học sinh phải nắm vững cấu tạo của động cơ bốn kì và nhận biết được chúng trong thực tế.
Phương tiện trực quan sử dụng: Mô hình động cơ 4 kì (sử dụng ở mức độ tìm tòi bộ phận).
Trước tiên giáo viên giới thiệu khái quát về động cơ Điêden 4 kì, kể tên từng cơ cấu, hệ thống, giới thiệu sơ qua về các bộ phận này. Giáo viên cho học sinh quan sát trên mô hình trực quan để học sinh tìm hiểu xem có đúng như lời giảng của giáo viên không. Sau khi cho học sinh tự tìm hiểu thì giáo viên đưa ra các câu hỏi giúp học sinh hiểu bài hơn.
GV: Nhìn vào mô hình các em hãy kể tên các bộ phận của động cơ 4 kì? HS: Trên mô hình động cơ có các bộ phận: Pittông, xilanh, thanh truyền.
GV: Ngoài những bộ phận trên động cơ 4 kì còn những bộ phận nào?
HS: Trục khuỷu, bánh đà, xupap xả, xupap nạp, con đội, bơm cao áp, vòi phun, nắp xilanh, trục cam, cần bẩy.
GV: Trong động cơ pittông nằm ở đâu? Nó được nối với bộ phận nào?
HS : Pittông nằm trong xilanh, nó được nối với thanh truyền.
GV: Pittông chuyển động như thế nào trong xilanh?
HS: Pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh và truyền chuyển động đến trục khuỷu thông qua thanh truyền.
GV: Bánh đà nằm ở đâu? Nó có nhiệm vụ gì?
HS: Bánh đà nối với đầu trục khuỷu và điều hoà mô men của trục khuỷu.
GV: Nắp xilanh dùng để làm gì?
HS: Nắp xilanh dùng để đậy kín xilanh.
GV: Hai xupap nằm ở vị trí nào? Nó có nhiệm vụ gì?
HS: Hai xupap được đặt ở nắp xilanh; có nhiệm vụ đóng và mở cửa nạp, cửa xả.
Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm tòi các bộ phận và thường xuyên đưa ra các câu hỏi mang tính gợi mở và kích thích óc tò mò học tập của học sinh giúp các em hiểu ró cấu tạo và sự liên kết giữa các chi tiết trong động cơ. Cuối cùng khi kết thúc buổi học giáo viên gọi học sinh lên chỉ vào mô hình nêu cấu tạo của động cơ và nhận xét, củng cố lại nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Như vậy trong khi dạy cấu tạo giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn học sinh quan sát trực quan theo hướng tích cực để học sinh có thể phát huy
được khả năng tư duy của mình.
c. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy nguyên lý hoạt động.
Cấu tạo của các vật phẩm kĩ thuật là trình bày kết cấu, hình dáng, kích thước, chất liệu hợp thành hay nói một cách khác là nêu lên trạng thái tĩnh của nó. Còn trạng thái động là biểu hiện bằng nguyên lý hoạt động, thường là nội dung trừu tượng. Do vậy, trình bày phương tiện trực quan theo trình tự sau:
+ Nêu cơ sở khoa học để xây dựng nguyên lý hoạt động.
+ Nêu nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận, giải thích rõ nhiệm vụ của từng bộ phận (các hiện tượng vật lí, kĩ thuật xảy ra trong đó).
+ Nêu nguyên lý hoạt động tổng thể, nhấn mạnh nơi xảy ra hiện tượng, bản chất kĩ thuật.
+ Điều kiện làm việc của máy móc, cơ cấu...các yêu cầu kĩ thuật và lợi ích kinh tế.
+ Nêu các nguyên nhân, cách khắc phục sự cố thường gặp.
VD: Trong bài “Đại cương về động cơ đốt trong” khi dạy về chu trình làm việc của động cơ đốt trong (động cơ điêden).Nếu không sử dụng mô hình trực quan để dạy thì học sinh sẽ gặp phải khó khăn khi giải thích sự biến đổi năng lượng trong động cơ.
Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của động cơ điêden 4 kì.
Phương tiện trực quan sử dụng: Mô hình động cơ điêden 4 kì.
Trước tiên giáo viên nêu cơ sở khoa học để hình thành nguyên lý hoạt động của động cơ: “Để biến hoá năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng để phục vụ cho các mục đích khác nhau, về nguyên tắc người ta đưa nhiên liệu vào khoang kín và đốt cháy, công của khí cháy giãn nở được biến thành cơ năng. Đây chính là quá trình diễn ra trong động cơ”.
Sau khi giới thiệu xong, giáo viên cho học sinh quan sát mô hình trực quan để các em tự suy nghĩ xem động cơ 4 kì điêden hoạt động như thế nào.
GV: Để biến hóa năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng thì người ta đưa nhiên liệu vào đường nào?
Lúc này học sinh sẽ có nhiều ý kiến.
HS: - Không khí được bơm vào theo đường nạp.
- Pittông đi xuống hút không khí vào.
GV: Lúc này hai xupáp đóng mở thế nào?
HS: Xupáp nạp mở, xupáp thải đóng.
GV: Đúng thế. Vậy nhiên liệu được nạp vào như thế nào thì đúng?
HS: Không khí được bơm vào động cơ theo đường nạp đẩy pittông đi xuống.
GV: Để xem các em suy đoán đúng hay chưa các em hãy quan sát mô hình.
Lúc này giáo viên sử dụng mô hình quay cho pittông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới để học sinh quan sát và rút ra kết luận.
HS: Khi pittông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới thì xupáp nạp mở còn xupáp thải đóng, không khí theo đường nạp được nạp đầy vào xi lanh.
Giáo viên để học sinh vẫn tiếp tục quan sát trên mô hình trực quan.
GV: Khi pittông đi đến điểm chết dưới thì có thể đưa nhiên liệu vào buồng cháy được chưa?
HS: Chưa ạ.
GV: Tại sao? Và phải làm thế nào?
HS: Vì lúc này thể tích lớn, áp suất nhỏ không thuận lợi cho sự cháy vì vậy mà phải nén khí lại.
GV: Làm thế nào để nén được khí?
HS: Pittông phải đi lên điểm chết trên.
GV: Lúc này hai xupáp đóng hay mở?
HS: Cả hai xupáp đều đóng
Lúc này giáo viên lại đưa mô hình ra cho học sinh quan sát sự vận hành của nó để học sinh rút ra kết luận cho suy đoán của mình.
HS: ở giai đoạn nén không khí có đặc điểm:
- Pittông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên.
- Cả 2 xupap đều đóng.
- Không khí bị nén lại nên áp suất và nhiệt độ tăng.
GV: Cuối kỳ nén áp suất và nhiệt độ của không khí khá lớn.
GV: Khi pittông chuyển động gần đến điểm chết trên, người ta phun nhiên liệu dưới dạng sương mù và áp suất cao vào buồng cháy, khi đó hiện tượng gì xảy ra?
HS: Nhiên liệu được hoà trộn với không khí để tạo thành hỗn hợp.
GV: Còn hiện tượng gì khác không?
HS: .... (Lúng túng)
GV: ở thời điểm này, cần có sự cháy của nhiên liệu để sinh công.Với các điều kiện đã có về áp suất về nhiệt độ có cần tạo tia lửa để đốt cháy nhiên liệu không ?
Lúc này học sinh bàn luận rất sôi nổi và có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
HS: - Phải tạo ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu vì dầu diêzen là nhiên liệu khó cháy.
- Không phải tạo ra tia lửa điện vì nhiên liệu có thể tự cháy do áp suất và nhiệt độ cao.
Giáo viên cho học sinh quan sát trên mô hình để các em rút ra kết luận chính xác cho sự phán đoán của mình.
Tuy nhiên, học sinh rất khó tự rút ra kết luận vì thế giáo viên có thể khẳng định kết luận cho học sinh.
GV: Với áp suất và nhiệt độ của khí nén cao cộng với sự phun nhiện liệu ở áp suất rất lớn nên hỗn hợp sẽ tự bốc cháy.
GV: Hỗn hợp cháy sẽ gây tác động gì đến pittông?
HS: Khí cháy giãn nở sẽ đẩy pittông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
GV: Khi đó 2 xupáp ở trạng thái nào?
HS: Cả 2 xupáp vẫn đóng.
Lúc này, giáo viên vận hành mô hình động cơ để học sinh quan sát so sánh với phán đoán của mình và khẳng định kiến thức.
HS: ở giai đoạn này:
- Khí hỗn hợp có áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy.
- Pittông bị đẩy từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
- Cả 2 xupap đều đóng. Đây là giai đoạn sinh công.
GV: Khi pittông đi đến điểm chết dưới ta đã có thể mở cửa nạp để nạp nhiên liệu vào chưa?
HS: Chưa được vì khí cháy trong xi lanh có áp suất cao nên khí nạp không thể vào được.
GV: Vậy lúc này phải làm gì?
HS: Phải đẩy hết khí cháy ra ngoài lấy chỗ cho khí nạp mới. Pittông sẽ tiếp tục đi lên.
GV: Lúc này 2 xupap đóng mở như thế nào?
HS: Xupap nạp vẫn đóng còn xupap thải mở.
GV: Quá trình thải khí được thực hiện như thế nào?
HS: Khi xupap bắt đầu mở, do sự chênh áp suất khí thải được thải ra ngoài đồng thời pittông vẫn tiếp tục đi lên và đẩy nốt khí thải ra.
Giáo viên lại cho học sinh quan sát hiện tượng trên mô hình và tự đưa ra kết luận.
HS: ở giai đoạn này, ta thấy:
- Pittông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên.
- Xupap nạp đóng, xupap thải mở.
- Khí thải được đẩy ra ngoài.
Giáo viên bổ sung, hoàn thiện:
GV: Cuối kì thải, áp suất trong xi lanh bao giờ cũng lớn hơn áp suất không khí nên khí thải tiếp tục bị đẩy ra ngoài. Sau kì này hoạt động của động cơ tiếp tục lặp lại như cũ, một hành trình mới lại bắt đầu.
Sau khi dạy xong toàn bộ giáo viên cho học sinh quan sát lại mô hình, gọi một học sinh lên nhìn vào mô hình phát biểu nguyên lý hoạt động của động cơ. Đưa ra câu hỏi củng cố bài.
GV: Trong một chu trình làm việc của động cơ ta vừa xét, có mấy hành trình sinh công?
Sau một hồi suy nghĩ cùng sự trợ giúp của giáo viên, học sinh sẽ đưa ra câu hỏi trả lời.
HS: Trong một chu trình làm việc của động cơ có:
- Một hành trình sinh công.
- Ba hành trình còn lại không sinh công mà tiêu thụ công.
Nói chung khi dạy về nguyên lý hoạt động của vật phẩm kỹ thuật ngoài việc sử dụng trực quan người giáo viên cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác của bản thân để giúp học sinh tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất.
2.2.2.2 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy thực hành.
Trong quá trình dạy thực hành, hình thức biểu diễn trực quan ngoài phương tiện trực quan thì thao tác mẫu của giáo viên cũng rất quan trọng. Trong khi học thực hành học sinh không chỉ quan sát, học hỏi, khám phá mà còn phải bắt chước, trực tiếp thực hiện các thao tác quan sát được. Khi dạy thực hành giáo viên thực hiện theo các bước sau:
- Giáo viên giới thiệu trên tranh trực quan các chi tiết, bộ phận...; giới thiệu các thao tác, mục đích và yêu cầu kĩ thuật các thao tác, những điểm cần chú ý khi thực hiện thao tác - trình tự các thao tác.
- Giáo viên thực hiện thao tác mẫu theo đúng trình tự để học sinh quan sát.
Các bước làm mẫu thao tác:
+ Định hướng thao tác cho học sinh bằng cách nêu rõ mục đích ( nhiệm vụ) của thao tác, trình tự các động tác (cử động) và phương tiện kèm theo, yêu cầu (kết quả) cần đạt được...
+ Biểu diễn thao tác mẫu với tốc độ bình thường, trong điều kiện tiêu chuẩn.
+ Biểu diễn thao tác mẫu với tốc độ chậm, chia rõ thành những động tác, cử động riêng biệt và phân tích các khâu chuyển tiếp..., nhằm giúp học sinh nắm chính xác từng thao tác và ghi nhớ trình tự của chúng.
+ Lặp lại những động tác khó, những chỗ chuyển tiếp phức tạp kết hợp với những giải thích bằng lời, chỉ ra những sai sót thường gặp khi thực hiện.
+ Biểu diễn tóm tắt lại toàn bộ thao tác với tốc độ bình thường để học sinh có được ấn tượng về tiến trình công việc.
- Học sinh làm theo mẫu.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại bài cho học sinh.
VD: Khi dạy bài thực hành kiểm tra động cơ bị “mất hơi”.
Mục đích của bài: Giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích, suy đoán để giải quyết vấn đề, đồng thời làm quen với cách thức tìm ra hư hỏng của động cơ.
Các bước tiến hành:
- Trước tiên, giáo viên giới thiệu cho học sinh mục đích bài thực hành, các bước tiến hành kiểm tra động cơ. Giáo viên thực hiện các thao tác theo trình tự các bước cho học sinh quan sát( Giáo viên vừa trình bày, vừa thực hiện).
GV: Theo các em có thể kiểm tra động cơ bị “mất hơi” bằng cách nào?
HS: Tháo động cơ ra để trực tiếp quan sát và kiểm tra chi tiết.
GV: Các em nói đúng, tuy nhiên việc tháo ra để kiểm tra rất phức tạp, người ta chỉ tiến hành khi có sửa chữa lớn. Vậy các em thử nghĩ xem còn cách nào khác không?
HS: ....( Tỏ ra lúng túng)
GV: Nếu động cơ bị “mất hơi” thì nó có nổ được không?
HS: Không nổ được.
GV: Nếu lúc đó đạp khởi động thì có hiện tượng gì?(giả dụ là xe máy)
HS: Đạp khởi động thấy nhẹ.
GV: Nếu tháo buji, bịt tay vào lỗ lắp buji rồi đạp khởi động thì cảm giác ở tay thế nào trong các trường hợp: Động cơ “mất hơi” và động cơ không “mất hơi”?
HS: ...(lúng túng)
Lúc này giáo viên vừa thực hiện các bước kiểm tra vừa giảng cho học sinh hiện tượng xảy ra.
GV: Đối với động cơ bị “mất hơi” khí nén đẩy nhẹ hoặc rất yếu còn đối với động cơ không bị “mất hơi” thì khí nén đẩy rất mạnh( Tay ta chịu một lực đẩy rất mạnh bật ra ngoài kèm theo tiếng nổ của hơi bật).
Khi đã làm mẫu xong, giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt thực hành động tác như vừa quan sát giáo viên làm và học sinh phải tự rút ra kết luận cho bản thân.
Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
Kết luận chương 2
Căn cứ vào nội dung chương trình, đặc điểm kiến thức cũng như tình hình giảng dạy và học tập môn kỹ thuật công nghiệp lớp 11, vận dụng các quan điểm dạy học theo phương pháp trực quan em đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất:
- Đưa ra các đề xuất về mức độ và phạm vi sử dụng phương pháp dạy học trực quan.
- Trên cơ sở dạy học trực quan tăng cường, phát huy tích cực, tự giác học tập, tìm tòi, nghiên cứu của học sinh phát triển tư duy lôgic và năng lực kĩ thuật cho học sinh.
- Giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển, định hướng hoạt động cho học sinh và đưa ra kết luận chính xác nhất về kiến thức cho học sinh.
Tính hiệu quả của phương pháp dạy học trực quan được kiểm chứng lại thông qua việc thực nghiệm ở chương 3.
Chương 3
Thực nghiệm đánh giá
3.1 Mục đích nội dung và phương pháp thực nghiệm.
3.1.1 Mục đích thực nghiệm.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của đề tài: Dạy học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông trung học theo phương pháp dạy học trực quan nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy trừu tượng, phát triển năng lực kĩ thuật, óc sáng tạo, nắm vững tri thức.
+ Xử lí, phân tích, đánh giá tác động hóa hoạt động của học sinh thông qua phương tiện trực quan.
Để đạt được mục đích này, thực nghiệm có nhiệm vụ sau:
- Triển khai dạy học một vài bài theo tiến trình soạn thảo với phương pháp dạy học trực quan.
- Đánh giá vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học qua đó có những điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các mức độ sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học.
- So sánh đánh giá kết quả bài dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá sơ bộ hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp trực quan đã soạn.
3.1.2 Nội dung thực nghiệm.
3.1.2.1Đối tượng thực nghiệm.
Việc thực nghiệm được em tiến hành ở hai lớp 11A4và 11A5 trường THPT Vân Cốc - Phúc Thọ - Hà Tây.
Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 11A5 gồm có 36 học sinh. Điểm trung bình môn kĩ thuật công nghiệp ở học kì trước là 6,52.
Lớp đối chứng (ĐC) là lớp11A4 gồm có 32 học sinh. Điểm trung bình môn kĩ thuật công nghiệp ở học kì trước là 6,67.
Như vậy chất lượng đầu vào của cả hai lớp là tương đương nhau.
3.1.2.2 Nội dung các bài thực nghiệm. Trên cơ sở của phương pháp dạy học trực quan để xây dựng bài giảng em đã tiến hành soạn một giáo án trong chương trình môn kĩ thuật lớp 11 phổ thông.
Tên bài soạn là : “Hệ thống truyền lực và bộ li hợp”..
Theo như giáo án đã soạn, phần công dụng và cấu tạo của hệ thống truyền lực, học sinh đã được biết qua ở bài: “Cấu tạo chung về ôtô” vì vậy phần này chỉ đề cập lướt qua. Phần bộ li hợp sẽ giảng theo phương pháp dạy học trực quan và đi sâu hơn vì đây là trọng tâm của bài. Mục tiêu của bài dạy là học sinh phải hiểu và nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của bộ li hợp ma sát khô thường đóng. Phần này được tiến hành dạy như sau:
Ban đầu khi hình thành định nghĩa bộ li hợp cho học sinh, học sinh không hiểu rõ về định nghĩa. Một số học sinh không hiểu hai trục có cùng một đường tâm là thế nào. Nhưng khi giáo viên chỉ trên tranh trực quan cho học sinh quan sát và giải thích thêm học sinh đã hiểu ra vấn đề. đồng thời giáo viên cho học sinh quan sát trên mô hình để hiểu vì sao lại gọi là li hợp, sau đó giáo viên cất mô hình chỉ để tranh trực quan dạy sang cấu tạo.
Trước tiên, giáo viên chỉ trên tranh trực quan cho học sinh quan sát và giới thiệu nhanh các bộ phận trong li hợp cho học sinh. Sau đó, giáo viên cất tranh trực quan đưa mô hình ra cho học sinh tìm các bộ phận của li hợp. Lúc này hầu như tất cả học sinh đều tập trung vào mô hình. Nhưng học sinh lại lúng túng trước yêu cầu của giáo viên. Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý cho học sinh để các em tích cực phát huy tư duy lôgic của bản thân, kích thích sự tập trung suy nghĩ của các em. Các em đã từng bước, từng bước tìm ra các bộ phận quan trọng trong li hợp và mối liên hệ giữa các bộ phận, chi tiết trong bộ phận li hợp.
Khi có sự hướng dẫn, tác động của giáo viên như vậy học sinh sẽ quan sát kĩ hơn, tham gia tranh luận sôi nổi hơn, tự các em có thể đánh giá đúng sai suy luận của bản thân và đưa ra kết luận chính xác.
Khi dạy về phần nguyên lý hoạt động, trên cơ sở vừa học cấu tạo của li hợp, giáo viên cho học sinh quan sát tranh trực quan và đưa ra câu hỏi:
GV: Bình thường li hợp luôn ở trạng thái đóng, chỉ khi nào cần thiết li hợp mới ở trạng thái mở. Vậy các em thử xem khi nào thì li hợp mở và khi nào thì li hợp đóng ?
Trước câu hỏi của giáo viên như vậy học sinh sẽ rất lúng túng nhưng nó lại kích thích sự tập trung cao độ của các em, các em có thể tự mình suy luận, tự mình đưa ra các phương án.
Khi học sinh quan sát, tìm hiểu, đưa ra các câu trả lời rồi thì lúc này giáo viên đưa mô hình li hợp ra dạy cho học sinh. Giáo viên cho học sinh quan sát quan sát các chuyển động của li hợp và đưa ra kết luận đúng nhất.
Cuối buổi, giáo viên tổng kết lại nguyên tắc hoạt động của li hợp một lần cuối cùng kết hợp với thao tác trên mô hình để khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh. Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi:
GV: Từ nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của li hợp, các em hãy cho biết li hợp có những nhiệm vụ gì ?
HS: Đã nêu ra 4 nhiệm vụ của li hợp .
Nói tóm lại, khi giáo viên đưa ra tranh trực quan và mô hình, đặc biệt là mô hình phần lớn học sinh rất thích thú và tỏ ra tập trung với tính chất là tò mò vì sự mới lạ. Còn việc tìm hiểu về nó xem nó được cấu tạo ra sao ? hoạt động như thế nào thì học sinh còn lúng túng. Khi được sự hướng dẫn, khích lệ của giáo viên, khi giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở thì học sinh tự tin hơn, tích cực tham gia quan sát và tìm ra bản chất của vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Học sinh tự quan sát, vận dụng tư duy trừu tượng và tự lĩnh hội lấy tri thức.
3.1.3 Phương pháp thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo trình tự: thăm dò, điều tra đầu vào (trình độ của học sinh, cơ sở vật chất, . . ); tiến hành thực nghiệm; kiểm tra đánh giá kết quả và xử lí số liệu.
Khi thực nghiệm: Tiến hành dạy song song hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng nội dung, cùng khoảng thời gian. Các bài kiểm tra do em và giáo viên cộng tác là cô giáo Kim Thị Canh trường THPT Vân Cốc cùng tiến hành. Lớp thực nghiệm do em dạy với giáo án đã soạn còn lớp đối chứng do cô Kim Thị Canh dạy theo giáo án bình thường. Kết quả thu được được thông qua ban thanh tra giáo dục của trường THPT Vân Cốc.
Trao đổi với giáo viên cộng tác về ý tưởng bài dạy cụ thể, nội dung, mục tiêu và cách thức tiến hành bài thực nghiệm. Phân tích làm rõ điểm khác nhau giữa cách dạy thực nghiệm với cách dạy thông thường, dự kiến khó khăn và cách giải quyết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho dạy thực nghiệm.
3.2 Kết quả thực nghiệm.
3.2.1 Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.
Thông qua quá trình soạn giáo án và tiến hành làm thực nghiệm cho thấy:
* Về nội dung:
- Hai giáo án tiến hành dạy cùng một bài.
- Nội dung chính dựa trên sách giáo khoa.
* Mục tiêu và cách sử dụng phương tiện trực quan:
- Mục tiêu: Cả hai giáo án chung một mục tiêu là học sinh phải hiểu và nắm chắc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ li hợp.
- Cách sử dụng phương tiện trực quan:
+ Giáo án đối chứng dùng phương tiện trực quan như một phương tiện để minh họa; tức là chủ yếu là giáo viên giảng bài và giải thích cho học sinh.
+ Giáo án thực nghiệm dùng phương tiện trực quan như một nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi bộ phận; tức là hoạt động của học sinh là chính còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Học sinh phải làm việc, suy nghĩ, thảo luận nhiều hơn.
Đối với giáo án thực nghiệm việc tổ chức cho học sinh tìm tòi phương tiện trực quan được tiến hành:
+ Giáo viên sử dụng một tranh câm (tranh giáo khoa bỏ hết các thuyết minh) sau đó cho học sinh tự quan sát.
+ Cho học sinh đối chiếu sơ đồ cấu tạo với sơ đồ nguyên lý để học sinh có thể đưa ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh quan sát, nhận biết các bộ phận trên mô hình, nhận biết các chi tiết thật.
+ Học sinh tự thao tác trên mô hình để tìm hiểu nguyên lý hoạt động.
Khi dạy học sinh theo phương pháp thực nghiệm sẽ gặp phải một số khó khăn:
+ Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài dạy.
+ Mất nhiều thời gian để học sinh quan sát, tìm tòi và thảo luận.
+ Học sinh có thể hỏi nhiều vấn đề có liên quan đến bài học vì vậy giáo viên phải đọc thêm nhiều tài liệu, nghiên cứu kĩ phương tiện trực quan để luôn ở thế chủ động.
Nhận xét:
Qua bài thực nghiệm với hai tiết dạy em thấy:
- Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy nghĩ và thảo luận.
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua các phương tiện trực quan, biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của học sinh nhanh hơn.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học tốn nhiều thời gian và công sức.
- Thời gian dành cho hoạt động quan sát, tìm hiểu của học sinh tốn nhiều.
- Không phải lúc nào cũng sử dụng được trực quan.
3.3.2 Phân tích - đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.2.1 Bài kiểm tra
a. Mục đích:
Để đánh giá thực nghiệm tiết dạy, em đã cùng giáo viên cộng tác cho học sinh làm một bài kiểm tra 10 phút sau tiết dạy. Bài kiểm tra nhằm mục đích:
- Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở mức độ nào: nhớ, hiểu và vận dụng.
b. Nội dung bài kiểm tra:
Đề bài: Nhìn vào sơ đồ cấu tạo trên bảng hãy chỉ tên các bộ phận của bộ li hợp ma sát khô thường đóng.
Bài kiểm tra này được tiến hành trong 10 phút sau khi học xong cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của bộ li hợp ma sát khô thường đóng.
3.2.2.2 Xử lí kết quả
Kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo phương pháp thống kê toán học gồm các bước:
- Lập bảng phân phối Fi (số học sinh đạt điểm Xi ).
- Lập bảng phân phối fi (số phần trăm học sinh đạt điểm Xi).
- Lập bảng tần suất hội tụ tiến fa ư (số phần trăm học sinh đạt điểm Xi trở lên).
- Tính các tham số thống kê:
+ Điểm trung bình:
với:
N: tổng số học sinh được kiểm tra.
Xi : số điểm mà học sinh đạt được, 0 Ê Xi Ê 10.
+ Phương sai:
+ Độ lệch chuẩn:
+ Hệ số biến thiên:
- Lập bảng so sánh các tham số thống kê.
- Đánh giá các tham số thống kê qua hai hệ số t (Student) và F (Fisber - Snedecor) là các hệ số được xác định bằng phép kiểm định thống kê. Kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh được kiểm tra
Điểm học sinh đạt được (Xi)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
36
2
5
10
14
5
ĐC
32
1
4
7
11
9
- Bảng tần suất fi (%) (số học sinh đạt điểm Xi )
Lớp
Số HS được kiểm tra
Điểm học sinh đạt được (Xi)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
36
5,55
13,89
27,78
38,89
13,89
ĐC
32
3,13
12,5
21,87
34,38
28,12
- Bảng tần suất hội tụ tiến fa ư(số phần trăm học sinh đạt điểm Xi ư)
Lớp
Số HS được kiểm tra
Điểm học sinh đạt được (Xi)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
36
100
94,45
80,56
52,78
13,89
ĐC
32
100
96,87
84,37
62,5
28,12
- Tính các tham số thống kê.
+ Điểm trung bình
+ Tính phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp đối chứng
Xi
Fi
Xi -
(Xi -)2
Fi .(Xi -)2
4
1
-2,72
7,40
7,04
5
4
-1,72
2,96
11,84
6
7
- 0,72
0,52
3,64
7
11
0,28
0,08
0,88
8
9
1,28
1,64
14,76
Ta có:
+ Tính phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp thực nghiệm.
Xi
Fi
Xi -
(Xi -)2
Fi .(Xi -)2
5
2
- 2,41
5,81
11,62
6
5
-1,41
1,99
9,95
7
10
- 0,41
0,17
1,70
8
14
0,59
0,35
4,9
9
5
1,59
2,53
12,65
Ta có:
- Lập bảng so sánh:
Lớp
Số học sinh kiểm tra
d2
d
V (%)
Đối chứng
32
6,72
1,48
1,22
18,15
Thực nghiệm
36
7,41
1,16
1,07
14,43
- Tính hệ số t (Student)
Chọn xác xuất là a = 0,05 tra bảng với k = (NĐC + NTN) - 2 = 66
Tra bảng ta được tak = 1,995.
So sánh ta thấy: t >ta,k suy ra sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa.
Tính hệ số F (Fisher - Snedecor):
Theo phân bố F, chọn mức có ý nghĩa a = 0,05. Tra bảng phân phối F ta được, Fbảng = 1,79.
So sánh ta thấy: F < Fbảng nghĩa là sự sai khác giữa và là chấp nhận được.
Từ các số liệu tính toán trên, ta có đường tần suất fi và đường tần suất hội tụ tiến fa của hai lớp thực nghiệm và đối chứng (xem hình 3.1 và hình 3.2).
Hình 3.1. Đồ thị đường tần suất fi (%).
Hình 3.2. Đồ thị đường tần suất hội tụ tiến fa ư (%).
Nhận xét:
Qua các số liệu đã phân tích ta thấy, chất lượng nắm vững và vận dụng kiến thức ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng vì:
+ : điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Đường fi và fa của lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng: điều này chứng tỏ rằng điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn của lớp đối chứng và điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn của lớp đối chứng.
+ VTN < VĐC : nghĩa là độ phân tán về điểm số giữa giá trị trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ hơn so với lớp đối chứng.
+ Đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp thực nghiệm nằm bên phải phía trên lớp đối chứng. Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn của lớp đối chứng.
Kết luận chương 3
Việc thực nghiệm được tiến hành với số lượng học sinh hạn chế và nội dung dùng thực nghiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, những kết quả thu được chứng tỏ rằng, sử dụng phương pháp dạy học trực quan để dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông sẽ kích thích được khả năng nhớ và hiểu bài của học sinh. Trên cơ sở đó phát triển năng lực kĩ thuật, óc sáng tạo và tư duy trừu tượng cho học sinh, giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, tập trung cao hơn đặc biệt các em không cảm thấy nhàm chán.
Qua thực nghiệm cho thấy việc dạy học bằng phương pháp dạy học trực quan là rất phù hợp với môn kĩ thuật lớp 11 phổ thông. Tuy nhiên, kết hợp phương pháp dạy học này với các phương pháp khác thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Kết luận chung
Việc giáo dục con người toàn diện luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước.Vì vậy, ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho viêc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với môn kĩ thuật công nghiệp nói chung và môn kĩ thuật cơ khí lớp 11 nói riêng, việc vận dụng phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm để dạy cho học sinh phổ thông là điều cần thiết và cấp bách. Nhất là trong thời đại mới hiện nay, chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học có nhiếu ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác. Để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, năng lực, kĩ năng, tư duy kĩ thuật và năng lực tưởng tượng cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Thông qua tìm hiểu nội dung chương trình môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 và nghiên cứu về phương pháp dạy học trực quan em đã đưa ra đề xuất về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan với các mức độ: minh họa và tìm tòi.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quả của việc dạy học bằng phương pháp dạy học trực quan. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định, dạy học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 theo phương pháp dạy học trực quan có thể tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh hứng thú học, tích cực phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh và giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới.
Qua thực nghiệm cũng thấy còn nhiều vấn đề:
+ Dạy học theo phương pháp dạy học trực quan, đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học nay, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Hơn thế nữa phương pháp giảng dạy trực quan không phải là vạn năng, không phải lúc nào cũng sử dụng được (tuỳ vào cơ sở vật chất). Vì vậy trong khi dạy học người giáo viên cần kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như đàm thoại, nêu tình huống.
+ Đề tài mới được thực nghiệm một lần chưa thể khẳng định giá trị của nó. Chính vì vậy, cần thực nghiệm nhiều lần hơn nữa để đánh giá đúng đắn, chính xác hiệu quả của phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông
Qua nghiên cứu thực hiện đề tài em tự thấy bản thân phải cố gắng học tập và trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa. Để có thể áp dụng một cách hợp lý phương pháp dạy học trực quan vào công tác giảng dạy sau này của bản thân, góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Bính (chủ biên).
Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp, tập 1- phần đại cương.
NXB Giáo dục, 1999.
[2]. Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Văn Khôi.
Hướng dẫn giảng dạy KTCN lớp 11.
Trường ĐHSP Hà Nội 1, 1992.
[3]. Bộ giáo dục và đào tạo.
Phân phối chương trình môn KTCN THPT, Hà Nội 2000- 2001.
[4]. V.V. Đa- Vư- Đôv.
Các dạng khái quát hoá trong dạy học (Những vấn đề lôgíc - tâm lí học của cấu trúc các môn học), Tài liệu dịch.
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000.
[5]. Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Loan.
Để học tốt Kỹ thuật 11 – cơ khí.
NXB Giáo dục,1999.
[6]. Phan Trọng Ngọ (chủ biên).
Vấn đề trực quan trong dạy học, tập 1 (cơ sở triết học của nhận thức trực quan).
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000.
[7]. Tống Đình Quỳ.
Giáo trình xác suất thống kê.
NXB Giáo dục.
[8]. Trần Sinh Thành ( chủ biên).
Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp, tập 2 – phần hướng dẫn cụ thể.
NXB Giáo dục, 2001
[9]. Nguyễn Tất Tiến.
Kỹ thuật 11 – Cơ khí.
NXB Giáo dục, Hà Nội 2000.
Mục lục
Tiêu đề
Trang
Lời cảm ơn
Phần mở đầu
1
1. Lý do nghiên cứu đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2
6. Cấu trúc của khoá luận
3
Chương 1 cơ sở lí luận của việc vận dụng phưong pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thụât công nghiệp lớp 11 phổ thông
4
1.1 Một số khái niệm liên quan
4
1.2 Cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan
7
1.3 Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông
12
Kết luận chương 1
18
Chương 2 vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông
20
2.1 Khái quát môn học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông
20
2.2 Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương pháp dạy học trực quan
25
Kết luận chương 2
43
Chương 3. thực nghiệm đánh giá
45
3.1 Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm
45
3.2 Kết quả thực nghiệm
48
Kết luận chương 3
56
Kết luận chung
56
Tài liệu tham khảo
58
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0116.doc