Đề tài Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian để nghiên cứu tình hình thực hiện vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 và Dự báo trong tương lai

Cùng với sự phát triển của đất nước và yêu cầu của việc đề ra hoạch định các chiến lược phát triển, ngày nay dự đoán được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế- chính trị- xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Việc dự đoán lượng vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng.Nó không chỉ là định hướng cho hoạt động của một Tổng công ty đứng đầu ngành Điện mà còn cho phép ta xem xét xem khả năng trong tương lai các công trình điện có được đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng và sản xuất của người dân hay không.

doc28 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian để nghiên cứu tình hình thực hiện vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 và Dự báo trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu 2 Phần I 4 I. Khái niệm, kết cấu, các loại dãy số thời gian.4 1. Khái niệm về dãy số thời gian...4 2. Kết cấu của dãy số thời gian.4 3. Các loại dãy số thời gian..5 II.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.7 1.Mức bình quân qua thời gian.7 2.Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối9 3. Tốc độ phát triển.............................................................................13 4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm )...............................................................16 5. Giá trị tuyệt đối 1 % tăng ( hoặc giảm ) III.Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng dựa trên Dãy số thời gian:.20 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.20 2.Phương pháp xây dựng dãy số bình quân trượt20 3.Phương pháp xây dựng hàm xu thế.21 phần II.24 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân24 2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.25 3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế..25 kết luận27 Lời nói đầu Kể từ khi nhà khoa học,nhà phát minh thiên tài Edison nghĩ ra Điện, thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển mình quan trọng để đưa Điện vào cuộc sống của con người.Dần dần từng bước,Điện đã trở thành một nhân tố không thể thiếu được của đời sống văn minh hiện nay của con người.Nó tham gia vào mọi mặt của đời sống: từ sản xuất cho đến sinh hoạt bình thường nhất, con người cũng phải cần có điện, mọi ngành công nghiệp cũng phải cần có điện để có thể vận hành bình thường.Như vậy, ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của Điện đối với cuộc sống hiện nay. Từ khi hội nhập vào kinh tế thế giới cho đến nay cũng đã hơn 10 năm,Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực: nền kinh tế tăng trưởng thuộc loại nhanh trong khu vực và thế giới (7-8% mỗi năm),là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan,.. Đời sống người dân vì thế cũng được cải thiện nhiều.Cùng song hành với những bước phát triển đó của đất nước,ngành Điện Việt Nam,mà tiêu biểu là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay đã là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), đã có những bước phát triển lớn mạnh theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nền kinh tế,nhu cầu sinh hoạt , tiêu dùng điện đang ngày một tăng lên của người dân.Các công trình điện được xây dựng lên không ngừng nhằm đảm bảo kịp thời và đầy đủ điện năng cung cấp cho tiêu dùng. Nhằm tìm hiểu sự biến động của số vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực, qua đó đánh giá sự phát triển của ngành Điện Việt Nam,em đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian để nghiên cứu tình hình thực hiện vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 1995-2005 và Dự báo trong tương lai”.Em hy vọng nhờ việc vận dụng Dãy số thời gian có thể giúp phân tích,đánh giá một cách chính xác tình hình đầu tư vào các công trình điện của Tổng công ty Điện lực.Đồng thời,qua đó giúp em có một cái nhìn sơ lược về sự phát triển của ngành Điện Việt Nam hiện nay và tương lai. Phần I. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích và đánh giá tình hình biến động vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực I. Khái niệm, kết cấu, các loại dãy số thời gian 1. Khái niệm về dãy số thời gian Mặt lượng của hiện tượng nói chung, các hiện tượng kinh tế xã hội nói riêng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong Thống kê để nghiên cứu sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian người ta sử dụng Dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các chỉ số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Tác dụng cơ bản của dãy số thời gian thể hiện ở chỗ thông qua dãy số thời gian chúng ta có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 2. Kết cấu của dãy số thời gian: Xét về cấu tạo dãy số thời gian được cấu thành bởi hai thành phần là yếu tố thời gian và chỉ tiêu hiện tượng được nghiên cứu. - Thời gian được đo bằng đơn vị đo thời gian khác nhau có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm tuỳ theo hiện tượng nghiên cứu. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. - Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, có thể là số tương đối hoặc số bình quân. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu được gọi là mức độ của dãy số. Khi thời gian thay đổi các mức độ của dãy số cũng thay đổi theo. 3. Các loại dãy số thời gian: 3.1. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời gian thành 2 loại: - Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Ví dụ: Có số liệu về tổng số vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực từ năm 1995 đến năm 2000 như sau: đơn vị:tỷ đồng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số vốn đầu tư 1.874,18 3.874,52 5.181,27 8.880,30 11.147,6 12.667,70 Dãy số thời kỳ này có độ dài thời gian là 1 năm. - Dãy số thời điểm: là dãy số trong đó các mức độ của nó là dãy số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định 3.2. Căn cứ vào biểu hiện của chỉ tiêu nghiên cứu có thể phân chia ra làm 3 loại: - Dãy số số tuyệt đối: các mức độ của dãy số là số tuyệt đối.Về thực chất, dãy số thời kỳ và thời điểm ở các ví dụ nêu trên đều là dãy số tuyệt đối. Ta có dãy số số tuyệt đối về Tổng vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực từ năm 1995 đến năm 2005 như sau: đơn vị:tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tư 1995 1.874,18 1996 3.874,52 1997 5.181,27 1998 8.880,30 1999 11.147,60 2000 12.667,70 2001 12.433,60 2002 13.275,59 2003 20.810,79 2004 25.574,00 2005 25.576,00 - Dãy số số tương đối: các mức độ của dãy số là số tương đối. Có thể có một số loại số tương đối sau: số tương đối động thái, số tương đối kết cấu,số tương đối cường độ và số tương đối không gian. Ví dụ: có dãy số thời gian về kết cấu vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực từ năm 1995 đến năm 2005 như sau: Năm Tổng số vốn đầu tư Trong đó Công trình nguồn điện Công trình lưới điện 1995 100% 53,56% 46,44% 1996 100% 83,38% 16,62% 1997 100% 55,89% 44,01% 1998 100% 61,24% 38,76% 1999 100% 62,15% 37,85% 2000 100% 73,74% 26.26% 2001 100% 31,38% 68,62% 2002 100% 31,41% 68,59% 2003 100% 51,58% 48,42% 2004 100% 42,34% 57,66% 2005 100% 46,55% 53,45% - Dãy số số bình quân : các mức độ của dãy số là số bình quân.Các mức độ của dãy số số bình quân có thể là 3,4 mức độ. Khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách đúng đắn khách quan về sự phát triển của hiện tượng qua thời gian.Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất về yêu cầu xã hội, về tính toán, phạm vi của hiện tượng được nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với các dãy số thời kỳ Trong thực tế các yên cầu trên thường bị vi phạm lúc đó đòi hỏi phải có một sự chỉnh lý thích hợp nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số với nhau II.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: Dãy số thời gian có 5 chỉ tiêu tiêu biểu đặc trưng nhất,đó là : mức bình quân qua thời gian,lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm).Tất cả 5 chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho ta những con số và thông tin cần thiết và khá đầy đủ để phân tích và đánh giá.Qua 5 chỉ tiêu này em sẽ áp dụng việc tính toán,phân tích và đánh giá Dãy số thời gian tuyệt đối, thời kỳ về Tổng số vốn đầu tư của Tổng công ty Điện lực trong giai đoạn 1995-2005 1.Mức bình quân qua thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà ta có các công thức tính khác nhau 1.1.Đối với dãy số thời kỳ: Mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: y1+ y2 +y3+..+yn ∑yi Y = = n n Trong đó yi( i = 1,2,3..n) là các mức độ của dãy số thời kỳ Đối với dãy số về Tổng vốn đầu tư,ta có thể tính trung bình theo các mức độ theo công thức trên vì dãy số về Tổng vốn đầu tư là một dãy số tuyệt đối thời kỳ.Ví dụ như ta tính trung bình theo 3 mức độ của dãy số vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực giai đoạn 1995 – 2003 như sau: đơn vị:tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tư Tổng số vốn đầu tư bình quân 1995 1.874,18 3.643,32 1996 3.874,52 1997 5.181,27 1998 8.880,30 10.898,53 1999 11.147,60 2000 12.667,70 2001 12.433,60 15.506,66 2002 13.275,59 2003 20.810,79 Với kết quả tính toán được, ta nhận thấy sự chênh lệch giữa các thời kỳ 3 năm là rất lớn.Nó thể hiện sự phát triển mạnh về số vốn đầu tư vào các công trình điện để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên chóng mặt của nền kinh tế và xã hội 1.2. Đối với dãy số thời điểm: 1.2.1.Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau : Ta có công thức sau đây : y1/2 + y2 +.+ yn-1 + yn/2 Y = n- 1 Trong đó yi ( i = 1,2 n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau 1.2.2. Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Mức độ trung bình theo thời gian được tính như sau : y1.t1 + y2.t2 +y3.t3 ++yn.tn Y = t1 + t2 + t3 + ..+tn Trong đó ti ( i =1,2,3..n ) là độ dài thời gian có mức độ yi 2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu, hay nó phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau : 2.1. Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn ( từng kỳ ): Phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng giữa hai thời gian ian nhau ( giữa thời gian i và i-1 ) Công thức tính : δi = yi – yi-1 Trong đó : δi :là lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn yi :là mức độ của hiện tượng ở thời gian i yi-1 :là mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 áp dụng đối với dãy số về lượng vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực giai đoạn 1995-2000 như sau: đơn vị:tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tư δi 1995 1.874,18 - 1996 3.874,52 2.000,34 1997 5.181,27 1.306,75 1998 8.880,30 3.699,03 1999 11.147,60 2.267,3 2000 12.667,70 1.520,1 2001 12.433,60 -234,1 2002 13.275,59 841,99 2003 20.810,79 7.535,2 2004 25.574,00 4.763,21 2005 25.576,00 2 Kết quả tính toán ở trên cho thấy qua 10 năm,Tổng công ty Điện lực đã có sự quan tâm đầu tư nhiều vào công trình điện (các kết quả tính được đa phần đều lớn hơn 0 chứng tỏ sự đầu tư năm sau lớn hơn năm trước),tuy nhiên vẫn có năm sự đầu tư giảm,đó là năm 2001.Đồng thời, ở trên ta cũng nhận thấy sự chênh lệch hay lượng tăng (giảm ) về số vốn đầu tư giữa các năm của Tổng công ty Điện lực là không đều.Thông thường, cứ có một năm có lượng tăng lớn thì những năm sau đó lượng tăng giảm lại nhỏ dần.Ví dụ như năm 1998 có lượng tăng tương đối lớn so với năm trước đó 1997 là 3.699,03 tỷ đồng thì 3 năm sau đó δi giảm dần và xuống mức – 234,1tỷ đồng vào năm 2001,cũng như vậy năm 2003 có lượng tăng so với năm trước đó là 7.535,2 tỷ đồng nhưng lại giảm còn một nửa δi vào năm sau đó 2004 và chỉ còn tăng 2 tỷ đồng vào năm 2005. 2.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc : Phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài ∆i = yi – y1 ( i = 2,3 .n ) Nó chính là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ một kỳ nào đó được chọn làm kỳ gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số Giữa lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối định gốc có mối liên hệ sau: δ1 + δ2 + δ3 +..+ δn = ∆n = yn – y1 Hay : n ∆n = ∑ δi i=2 áp dụng đối với dãy số trên như sau: đơn vị:tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tư ∆n 1995 1.874,18 - 1996 3.874,52 2.000,34 1997 5.181,27 3.307,09 1998 8.880,30 7.006,12 1999 11.147,60 9.273,42 2000 12.667,70 10.793,52 2001 12.433,60 10.559,42 2002 13.275,59 11.401,41 2003 20.810,79 18.936,61 2004 25.574,00 23.699,82 2005 25.576,00 23.701,82 Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta thấy được rằng 10 năm qua Tổng công ty Điện lực đã không ngừng đầu tư vào công trình điện (∆n tăng lên không ngừng qua 10 năm),so với năm gốc 1995 thì tổng số vốn đầu tư năm 2005 đã tăng lên 23.701,82 tỷ đồng,một con số khổng lồ.Ngoài ra,nó còn thể hiện sự lớn mạnh theo thời gian của Tổng công ty Điện lực,thể hiện ở việc số vốn đầu tư vào công trình điện ngày càng nhiều. 2.3 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân: Là mức độ trung bình của các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn n ∑ δi i =2 ∆n yn – y1 δ = = = n – 1 n – 1 n - 1 Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân thường chỉ nên tính khi dãy số có xu hướng biến động nhất định,nghĩa là cùng tăng hoặc cùng giảm.Vì vậy,ta nên tính lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân về vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực trong ngắn hạn.ở đây, ta nhận thấy từ năm 2002 đến 2005 có xu hướng biến động khá rõ rệt.Ta có thể tính lượng tăng giảm tuyệt đối trong giai đoạn từ 2002-2005 như sau: 25.576,00 – 13.275,59 δ = = 4100,137 (tỷ đồng) 4 – 1 Như vậy,trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây,lượng tăng bình quân mỗi năm về số vốn đầu tư của Tổng công ty Điện lực vào các công trình điện là 4100,137 tỷ đồng,lớn hơn gấp 2 lần so với số vốn đầu tư vào công trình điện của năm 1995. 3. Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian.Thông qua chỉ tiêu tốc độ phát triển, ta có thể đánh giá sự tăng trưởng và tiến bộ của một doanh nghiệp, một công ty qua sự tăng lên không ngừng của Doanh thu,vốn đầu tư, và các biểu hiện khác. 3.1.Tốc độ phát triển liên hoàn: Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian ian nhau yi ti = ( i = 2,3,.,n ) yi-1 ti: được tính bằng lần hoặc % 3.2. Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài yi Ti = ( i = 1,2,.,n ) y1 Giữa hai tốc độ có mối quan hệ tích và quan hệ thường chặt chẽ với nhau t1 x t2 x..x tn = Tn Hay ∏ ti = Ti ( i = 2,3n ) Thương của hai tốc độ phát triển định gốc ian nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó Ti = ti ( i = 2,3..n) Ti-1 Dựa vào các công thức trên,chúng ta có thể đưa ra bảng tính toán sau: đơn vị:tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tư ti Ti 1995 1.874,18 - 1 1996 3.874,52 2,067315 2,067315 1997 5.181,27 1,337268 2,764553 1998 8.880,30 1,713923 4,738232 1999 11.147,60 1,255318 5,947988 2000 12.667,70 1,136361 6,759063 2001 12.433,60 0,98152 6,634155 2002 13.275,59 1,067719 7,083412 2003 20.810,79 1,567598 11,10394 2004 25.574,00 1,228882 13,64543 2005 25.576,00 1,000078 13,6465 Như vậy,từ bảng tính trên ta nhận thấy,tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm đa phần đều lớn hơn 1 ,trừ năm 2001 có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 1.Điều đó chứng tỏ số vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty Điện lực tăng lên không ngừng qua các năm.Trong đó năm 1996, 1998 và 2003 là những năm có tốc độ phát triển liên hoàn lớn hơn hẳn so với những năm gần đó, chứng tỏ vào những năm này có những chuyển biến và những công trình điện lớn của ngành Điện lực. Cũng từ bảng tính trên, khi xem xét tốc độ phát triển định gốc ta nhận thấy từ năm 1995 đến năm 2005, sự tăng lên của lượng vốn đầu tư vào các công trình điện của Tổng công ty Điện lực là không ngừng,điều đó thể hiện xu hướng tiến bộ trong đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân.Điện đã trở thành thiết yếu và xuất hiện trong mọi mặt đời sống.Lờy mốc so sánh là năm 1995,là năm mà nước ta chập chững bước vào con đường hội nhập vào kinh tế thế giới thì đến năm 2004,2005 con số vốn đầu tư vào các công trình điện đã tăng gấp 13,64 lần,một con số khổng lồ chỉ sau khoảng 10 năm. 3.3. Tốc độ phát triển trung bình : Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn Ti = n-1√ t2 x t3 x.x tn = n-1√ ∏ ti ( i = 2,,n) Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ nên tính với những hiện tượng phát triển theo một xu hướng nhất định, những xu hướng lúc tăng lúc giảm thì không nên tính.Vì vậy,ở đây ta cũng chỉ nên tính tốc độ phát triển trung bình của Tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn từ 2002-2005,là giai đoạn có xu hướng rõ rệt: T4 = 3√ 1,067719 x 1,567598x1,228882x1,000078 =1,27178 (lần) Giá trị tính được cho ta thấy rằng trong giai đoạn 2002-2005 ,tốc độ phát triển bình quân của số vốn Tổng công ty Điện lực đầu tư vào các công trình điện là 1,27178 lần, nghĩa là năm sau tăng 1,27178 lần so với năm trước. 4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ): Tốc độ tăng ( hoặc giảm) phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần ( hoặc bao nhiêu phần trăm ) 4.1 Tốc độ tăng ( hoặc giảm) liên hoàn: Là tỷ số giữa lượng tăng ( hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn δi ai = ( i = 2,..,n) yi-1 Hay: yi – yi-1 yi yi-1 ai = = - yi-1 yi-1 yi-1 ai = ti – 1 ( Nừu tính theo đơn vị lần ) ai(%) = ti (%) – 100% ( nếu tính theo đơn vị % ) Năm Tổng số vốn đầu tư δi ai 1995 1.874,18 - - 1996 3.874,52 2.000,34 1.067314772 1997 5.181,27 1.306,75 0.337267584 1998 8.880,30 3.699,03 0.71392342 1999 11.147,60 2.267,3 0.255317951 2000 12.667,70 1.520,1 0.13636119 2001 12.433,60 -234,1 - 0.01848007 2002 13.275,59 841,99 0.067718923 2003 20.810,79 7.535,2 0.567598126 2004 25.574,00 4.763,21 0.228881748 2005 25.576,00 2 0 4.2. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định gốc: Tốc độ tăng ( hoặc giảm) định gốc là tỷ số giữa lượng tăng ( hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nừu ký hiệu Ai ( i =1,2.,n ) là các tốc dộ tăng ( hoặc giảm ) định gốc thì : ∆i Ai = ( i = 1,2,3n) yi Hay : yi – y1 yi y1 Ai = = - y1 y1 y1 Ai = Ti – 1 ( Nừu tính theo lần ) Hoặc : Ai (% ) = Ti (% ) – 100 ( Nừu tính theo % ) Năm Tổng số vốn đầu tư ∆n Ai 1995 1.874,18 - - 1996 3.874,52 2.000,34 1.067315 1997 5.181,27 3.307,09 1.764553 1998 8.880,30 7.006,12 3.738232 1999 11.147,60 9.273,42 4.947988 2000 12.667,70 10.793,52 5.759063 2001 12.433,60 10.559,42 5.634155 2002 13.275,59 11.401,41 6.083412 2003 20.810,79 18.936,61 10.10394 2004 25.574,00 23.699,82 12.64543 2005 25.576,00 23.701,82 12.6465 4.3 Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) trung bình: Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng ( hoặc giảm ) đại biểu trong ian thời gian nghiên cứu.Nừu ký hiệu a là tốc độ tăng ( hoặc giảm ) trung bình thì : ai = t - 1 ( Nừu tính theo đơn vị lần ) Hoặc ai ( % ) = t ( % ) – 100 ( Nừu tính theo đơn vị % ) Trong phần trên,ta đã tính tốc độ tăng giảm trung bình trong giai đoạn 2002-2005 nên ở đây ta có thể tính tốc độ tăng giảm trung bình trong giai đoạn 2002-2005 của Tổng số vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực: ai = 1,27178 – 1 = 0,27178 (lần) = 27,178 % 5. Giá trị tuyệt đối 1 % tăng ( hoặc giảm ) Giá trị tuyệt đối 1 % tăng ( hoặc giảm ) của tốc độ tăng ( hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu δi gi = ( i = 2,3, n ) ai(%) Với gi là giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm ) Biến đổi công thức trên ta có : Δi yi – yi-1 yi-1 gi = = = ai(%) yi – yi-1 x 100 100 yi-1 Chỉ tiêu này thể hiện sự vận dụng số tương đối và số tuyệt đối. Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn thời kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định gốc vì luôn là một số không đổi và bằng y1/100 Năm Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) δi gi (tỷ đồng) 1995 1.874,18 - - 1996 3.874,52 2.000,34 18.7418 1997 5.181,27 1.306,75 38.7452 1998 8.880,30 3.699,03 51.8127 1999 11.147,60 2.267,3 88.803 2000 12.667,70 1.520,1 111.476 2001 12.433,60 -234,1 126.677 2002 13.275,59 841,99 124.336 2003 20.810,79 7.535,2 132.7559 2004 25.574,00 4.763,21 208.1079 2005 25.576,00 2 255.74 Giá trị tuyệt đối 1% tăng ( giảm ) tăng lên không ngừng qua các năm.Cụ thể là tăng mạnh vào giai đoạn năm 1996 đến 2001,và tăng (giảm ) iant vào giai đoạn năm 2001-2003, rồi lại có những bước tiến nhanh và mạnh vào những năm 2004, 2005.Mức tăng của giá trị tuyệt đối 1% những năm 2004,2005 là gần gấp đôi so với năm 2003.Điều đó cho thấy những công trình điện cần đầu tư về sau là rất nhiều và có thể còn đòi hỏi một chất lượng cao.Nó cũng đồng thời phản ánh nhu cầu tiêu dùng điện của người dân Việt Nam ngày nay đang không ngừng tăng lên. III.Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng dựa trên Dãy số thời gian: Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có thể phân ra thành 2 loại yếu tố: - Yếu tố chủ yếu tác động vào hiện tượng dẫn đến xác lập nên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng ,hay còn gọi là tính quy luật của sự phát triển. - Yếu tố ngẫu nhiên : tác động vào hiện tượng một cách rất ngẫu nhiên vào những thời gian khác nhau, với những mức độ khác nhau, với xu hướng không giống nhau.Thành phần này rất khó xác định Để xác định xu hướng phát triển của hiện tượng , trong Thống kê sử dụng một số phương pháp nhằm phần nào loại bỏ tác động của yếu tố ngẫu nhiên tới mặt lượng của hiện tượng.Trước khi sử dụng phương pháp đó phải đảm bảo yêu cầu cơ bản : các mức độ của dãy số phải so sánh được với nhau.Sau đây là 3 phương pháp cơ bản : 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: Đây là phương pháp đơn giản nhất, được sử dụng với dãy số thời kì có khoảng cách thời gian quá ngắn.Phương pháp này mở rộng thời iant h ngày sang tuần, từ tuần sang tháng, từ tháng sang quí, Tuy nhiên,do dãy số cần phân tích của ta ở đây là dãy số có khoảng cách thời gian tương đối dài ( 1 năm) nên ta không áp dụng phương pháp này. 2.Phương pháp xây dựng dãy số bình quân trượt: Phương pháp này thực chất là việc ta tính chuyển dãy số số tuyệt đối về dãy số số bình quan và lợi dụng đặc điểm của số bình quân là san bằng các chệnh lệch để loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên. Ta có thể tính bình quân trượt theo các mức độ.Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để xác định số mức độ để trượt: + Nếu sự biến động qua thời gian tương đối đều đặn : trượt 3-4 mức độ + Nếu sự biến động qua thời gian thay đổi lớn : trượt 5,6,7 mức độ,điều này còn phụ thuộc nhiều vào dãy số nhiều hay ít. Dãy số bình quân trượt càng được tính nhiều mức độ thì khả năng san bằng các chênh lệch ngẫu nhiên càng lớn, đồng thời nó làm cho dãy số bình quân trượt càng ít mức độ.Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc phân tích xu hướng phát triển lâu dài Do dãy số về lượng vốn đầu tư thực hiện về công trình điện của Tổng công ty Điện lực chỉ có khoảng thời gian 10 năm,với 10 mức độ nên ta không nên áp dụng phương pháp này. 3.Phương pháp xây dựng hàm xu thế: Phương pháp này là việc biểu diễn các mức độ của hiện tượng qua thời gian bằng một hàm số, hàm số đó được gọi là hàm xu thế. Hàm xu thế: Ŷ = f ( t ) ở đó : y : mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế t : thứ tự thời gian (năm) Với dãy số thời gian về số vốn đầu tư thực hiện về công trình điện của Tổng công ty Điện lực, chúng ta có đồ thị sau đây: Dựa vào đồ thị, ta nhận thấy có thể xây dựng hàm xu thế dạng tuyến tính đối với dãy số về lượng vốn đầu tư thực hiện về công trình điện của Tổng công ty Điện lực. Hàm xu thế sẽ có dạng sau: Ŷt = bo + b1 .t Theo phương pháp bình quân nhỏ nhất, ta có hệ phương trình: ∑y = n. bo + b1 . ∑t ∑y.t = bo. ∑t + b1. ∑t2 Ta có bảng tính toán sau đây: Năm y (tỷ đồng) t y.t t2 1995 1.874,18 1 1874.18 1 1996 3.874,52 2 7749.04 4 1997 5.181,27 3 15543.81 9 1998 8.880,30 4 35521.2 16 1999 11.147,60 5 55738 25 2000 12.667,70 6 76006.2 36 2001 12.433,60 7 87035.2 49 2002 13.275,59 8 106204.7 64 2003 20.810,79 9 187297.1 81 2004 25.574,00 10 255740 100 2005 25.576,00 11 281336 121 Tổng 141.295,55 66 1110045 506 Thay kết quả tính được vào hệ phương trình (*), ta có: 141.295,55 = 11bo + 66b1 1110045 = 66bo + 506b1 bo = - 1.460,68 b1 = 2.384,29 Vậy, phương trình xu thế tuyến tính có dạng: Ŷ(t) = - 1.460,68 + 2.384,29* t với t = 1,2,,9,10,11 Đây là hàm xu thế dạng tuyến tính của lượng vốn đầu tư thực hiện vào các công trình điện của Tổng công ty Điện lực dựa trên dãy số liệu từ năm 1995 đến 2005. Phần II. Sử dụng phương pháp Dự đoán dựa trên dãy số thời gian để dự báo trong tương lai Cùng với sự phát triển của đất nước và yêu cầu của việc đề ra hoạch định các chiến lược phát triển, ngày nay dự đoán được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế- chính trị- xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Việc dự đoán lượng vốn đầu tư vào công trình điện của Tổng công ty điện lực vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng.Nó không chỉ là định hướng cho hoạt động của một Tổng công ty đứng đầu ngành Điện mà còn cho phép ta xem xét xem khả năng trong tương lai các công trình điện có được đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng và sản xuất của người dân hay không. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn,nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và phương pháp thích hợp.Thông thường, ta hay sử dụng 3 phương pháp dự đoán dựa trên 2 chỉ tiêu quan trọng của thống kê là : lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân,tốc độ phát triển bình quân và một ứng dụng khác là Hàm xu thế. 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.Nó được tính theo công thức: yn – y1 δ = n Ta có mô hình dự đoán: Ŷ(n+ h) = yn + δ . h ( h = 1,2,3..) yn : là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Phương pháp này thường được sử dụng trong ngắn hạn nên dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân ta tính ở trên cho thời kì 2002 -2005 ,ta có thể dự báo về Tổng số vốn đầu tư của Tổng công ty Điện lực về công trình điện trong khoảng 2 đến 3 năm tới. Tuy nhiên, do lượng tăng (giảm ) liên hoàn giữa các năm của lượng vốn đầu tư thực hiện về công trình điện của Tổng công ty điện lực là không xấp xỉ bằng nhau nên ta không sử dụng phương pháp này 2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.Tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức: n - 1 Ti = √ t2 x t3 x.x tn Ta có mô hình dự đoán : Ŷ(n+ h) = yn x ( Ti )h Đối với phương pháp này, do tốc độ phát triển liên hoàn của số vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực qua các năm là không xấp xỉ bằng nhau nên ta không nên vận dụng nó. 3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế Trên cơ sở của Dãy số thời gian,ta sẽ xây dựng được hàm xu thế phù hợp,từ đó để ngoại suy hàm xu thế : Ŷ(t) = f (t+l) ở trên, ta đã xác định được dãy số về vốn đầu tư thực hiện về công trình điện của Tổng công ty Điện lực có hàm xu thế tuyến tính có dạng: Ŷ(t + l) = - 1.460,68 + 2.384,29* t ở đó: t - là thứ tự thời gian ( t = 1,2,..,10,11) l - khoảng cách thời gian cần dự đoán ( l = 1,2,3,) Ŷ(t + l) - là mức độ dự đoán tại thời gian ( t + l) Ta sẽ tiến hành dự đoán: - Dự đoán lượng vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực năm 2006 ( t = 11, l = 1) : Ŷ(12) = - 1.460,68 + 2.384,29*12 = 27.150,8 (tỷ đồng) - Dự đoán lượng vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực năm 2007 ( t = 11, l = 2) : Ŷ(13) = - 1.460,68 + 2.384,29*13 = 29.535,09 (tỷ đồng) - Dự đoán lượng vốn đầu tư về công trình điện của Tổng công ty Điện lực năm 2008 ( t = 11, l = 3): Ŷ(14) = - 1.460,68 + 2.384,29*14 = 31.919,38 (tỷ đồng) Kết luận Con người càng ngày càng phát triển về mọi mặt, kèm theo đó là sự tiêu thụ năng lượng một cách không giới hạn.Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng đó. Ngành Điện nói riêng và thế giới nói chung phải không ngừng nỗ lực tìm ra nguồn năng lượng mới và xây dựng các công trình điện ngày càng nhiều nhằm sản xuất đủ điện năng,nâng cao hiệu quả sử dụng điện.Hoà cùng vào thế giới, Việt Nam hiện nay đang bước vào con đường hội nhập với thế giới về nhiều mặt.Ngành Điện của Việt Nam, mà tiêu biểu là Tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng của các công trình điện.Đề án môn học này đã giúp em phần nào thấy được sự phát triển của từ trước tới nay của ngành Điện Việt Nam qua sự tăng trưởng của lượng vốn đầu tư vào các công trình điện.Nhờ việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian,mà đặc biệt là sử dụng hàm xu thế, ta đã có thể xác định xu hướng biến động, phát triển của lượng vốn.Đồng thời , ta có thể tiến hành dự báo trong ngắn hạn về lượng vốn đầu tư vào các công trình điện của Tổng công ty Điện lực.Điều này có thể sẽ có ích trong việc hoạch định các chính sách phát triển trong tương lai của ngành Điện. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn là Ths. Phạm Mai Hương đã tận tình giúp đỡ,chỉ bảo để em có thể hoàn thành đề án môn học này! Z Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý thuyết Thống kê - PGS.TS Trần Ngọc Phác, TS Trần Thị Kim Thu- NXB Thống kê 2006 2. Giáo trình kinh tế phát triển – NXB Thống kê Hà Nội 04/2001 3. Nguồn số liệu tổng hợp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam(EVN) ( www.evn.com.vn) 4. Báo cáo kế hoạch năm 2006 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam kèm theo công văn số 3620/CV- EVN- KH ngày 14/07/2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0193.doc
Tài liệu liên quan