Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội

Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin cầ thu thu thập về đối tượng nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu khác nhau ,nhu cầu thông tin khác nhau, do đó hệ thống chỉ tiêu thống kê khác nhau ,ở đây cần xác định rõ mục đích nghiên cứu là :nghiên cứu tình hình xuất khẩu ,vì vậy các chỉ tiêu trong hệ thống phải đảm bảo cung cấp các thông tin về vấn đề này. + Căn cứ vào tính chất đặc điểm của từng đối tựơng nghiên cứu hiện tượng càng phức tạp ,số lượng chỉ tiêu càng nhiều và ngược lại .Hiện tượng thuộc dạng ý thức thường phải dùng nhiều chỉ tiêu thể hiện hơn là hiện tượng thuộc vật chất

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng gay gắt từ những nhà sản phẩm Trung Quốc và các nước trong khu vực ,hàng rào phi thuế quan với những nguy cơ kiện tụng ,tranh chấp đã hạn chế khả năng xuất khẩu các chi phí và lệ phí trong hoạt động xuất khẩu còn khá cao làm tăng giá thành sản phẩm đã hạn chế sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những nguyên nhân chủ quan cần được giải quyết Thứ nhất: chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 đã được thành phố xây dựng song còn nhiều bất cập ,đặc biệt trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, cơ cấu thành phần tham gia xuất khẩu của thành phố chưa thể hiện tính đồng bộ từ tổ chức sản xuất ,thu hút đầu tư nước ngoài ,khai thác nguồn hàng đến tổ chức thâm nhập và củng cố thị trường xuất khẩu .Bên cạnh đó các cơ chế chính sách của thành phố chưa đủ mạnh để kích thích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất Thứ hai : thủ tục của nghành hải quan trong vịêc hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu và của ngành thuế trong việc hoàn thành thuế trong vạêc hoàn thuế GTGT chưa đáp ứng yêu cầu yêu cầu của doanh nghiệp ,môi trường thu hút đầu tư nước ngoài còn chưa thực sự hấp dẫn ,tình trạng buôn lậu ,hàng giả và gian lận thương mại ,trốn thuế vẫn phổ biến Thứ ba:công tác thông tin dự báo thị trường ,nhóm hàng và mặt hàng cho thị trường còn yếu . Thứ tư: công tác xúc tiến thương mại đã được quan tâm và triển khai nhiều năm ,nhưng chưa xây dựng được một chương trình xúc tiến thương mại dài để tập trung vào thị trường trọng điểm ,những mặt hàng có thế mạnh của thành phố ,của vùng kinh tế trọng điểm do đó chưa tổng hợp được nguồn lực Thứ năm:do các doanh nghiệp chưa chưa thực sự chủ động nhất là khi trình độ quản lý lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế ,sản phẩm hàng hoá phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài ,mẫu mã sản phẩm chưa phong phú đa dạng, nhiều doang nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn ,thiếu quan tâm phát triển thương hiệu . Năm 2004 ,kế hoạch xuất khẩu của thành phố đạt kim ngạch hơn 2.130tỷ USD tăng 17.1% so với năm 2003 ,ba tháng còn lại của năm 2004 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 611 triệu USD .Đạt được kim ngạch này ,đòi hỏi thành phố phải có sự cố gắng rất lớn hơn nữa ,cần phải có chiến lược cho xuất khẩu năm 2005 ,với mục tiêu xuất khẩu tăng 12 % so với năm 2004 .Đây là thách thức rất lớn trong việc xuất khẩu của thành phố .Năm 2005 thành phố sẽ tập trung xuất khẩu các nhóm hàng xuất khẩu chính là :nông sản ,dầy da,dệt may ,điện tử ,thủ công mỹ nghệ và phát triển các mặt hàng hiện nay chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao như :cơ kim khí ,đồ gỗ ,hàn điện dây điện và cáp điện Để đáp ứng mục tiêu này nhiều giải pháp và định hướng cụ thể đã được đặt ra ,trước tiên là giải pháp tín dụng .Các ngân hàng đóng trên địa bàn thủ đô cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản hải sản trên địa bàn thủ đô vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi, hải quan giảm tối đa thủ tục giúp doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hoá xuất khẩu và hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu ,ngành thuế cần phải quy định rõ và thực hiện đúng thời hạn làm thủ tục hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ,thành phố có cơ chế chính sách khuyến khích mạnh hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài để tăng tỷ trọng xuất khẩu của doạnh nghiệp FDI lên hơn 30% vào năm 2005 và 60-70% vào năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố ,tập trung vào các sản phẩm ,điện ,điện tử cơ khí, dây điện và cáp điện ,nghiên cứu và xây dựng các trung tâm sản xuất mẫu mốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tổng công ty thương mại Hà Nội lập dự án đầu tư xây dựng một số điểm thông quan mới trên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứhai là giải pháp về XTTM với mục tiêu đẩy mạnh công tác đào tạo doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu ,động viên doanh nghiệp tiếp tục tham gia các hội chợ quốc tế ,tập trungcác thị trường trọng điểm như : Nhật Bản, EU, Hoa Kì tây nam trung Quốc, đẩy mạnh cung cấp thông tin và xây dựng đề án thành lập trung tâm thông tin phục vụ doanh nghiệp , đẩy mạnh hoạt động văn phòng thươngmại thành phố Nhật bản, lập văn phòng xúc tiến ở Côn Minh (Trung Quốc), tại Hoa Kí và giao dịch cho một số công ty và công ty triển khai xây dựng đề án thành lập và quản lí một số trung tâm trao đổi hàng hoá, trước mắt tập trung vào thị trường Nga, Campuchia, EU, Nam Phi thành lập và tạo điều kiện hoạt động cho một số nghành hàng, đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trung ương,doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp khác trên địa bàn. CHƯƠNG II LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN. 1. Khái niệm về dãy số thời gian . Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ dãy số. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỹ và dãy số thời gian. - Dẫy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối kượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện trong những khoảng thời gian dài. - Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượn)g của hiện tượng tại thời điểm nhất định. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ). Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. 2. Phân loại dãy số thời gian 2.1 Phân loại theo mức độ trung bình Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: - Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. - Đối với dãy số thời điểm: + Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì được tính theo công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. + Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tinhs bằng công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là độ dài thời gian có mức độ yi. 2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian a.chỉ tiêu tuyệt đối +. Lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ). Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đố (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (thời gian i - 1 và thời gian i). Công thức tính như sau: = yi - (i = 2, 3,......., n) Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. +. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn). Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (yi). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu Di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có: Di = - y1 (i = 2, 3,............, n) +. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình. Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, tao có: + Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một chỉ số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,.........., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì: gi = (i = 2, 3,.........., n) b. Chỉ tiêu tương đối +. Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức được tính như sau: (i = 2, 3,.........., n) Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1 -1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1 yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i +. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau: (i = 2, 3,.........., n) Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định giá gốc có mối liên hệ sau đây: - Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là: t2 . t3 ........ tn = Tn hay: Pti = Ti (i = 2, 3,.........., n) - Thứ hai: Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó. Tức là: = ti (i = 2, 3,.........., n) +. Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của hai tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu ký hiệu là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau: = Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. +Tốc độ tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. ai = = ti-1 (i = 2, 3,.........., n) -. Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc; là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai (i = 2, 3,.........., n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì: Ai = (i = 2, 3,.........., n) -. Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình; là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì: II.CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN 2.1. Phân tích đặc điểm biến động Sự biện động của hiện tương qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng, còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng thường được biểu hiện là chiều hướng tiến triển chung nào đó, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian, xác định tính quy luật biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê. Vì vậy, cần phải sử dụng những phương pháp thích hợp, trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng. Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. a. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. b. Phương pháp số trung bình trượt (di động). Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi. Giải sử có dãy số thời gian: y1, y2, y3, ........, , ........, yn Nếu tính trung bình trượt cho các nhóm ba mức độ, ta sẽ có: Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt: Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến đoọng của hiện tượng và số lượng các mức độc của dãy số thời gian. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ 3 mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ 5 hoặc 7 mức độ. Trung bình trượt cũng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy số trung bình trượt. c. Phương pháp hồi quy. Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: = f(t, a0, a1, .........., an) Trong đó: : mức độ lý thuyết a0, a1,....., an: các tham số t: thứ tự thời gian Để lựa chọn đúng đắn dạng các phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như (như dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng (giảm) tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển...). Các tham số ai (i = 1, 2, 3, ........, n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tức là: = min Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: - Phương trình đường thẳng: = a0 + a1.t Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàb di (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1. - Phương trình parabol bậc 2: yt = a0 + a1t + a2t2 Phương trình parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây: - Phương trình hàm mũ. Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau đây: d. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thời tiết khí hậu) và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư. Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương: lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nhu cầu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội. Nhiệm vụ của nhiệm vụ thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ biến động thời vụ. Trong các trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Ii = Trong đó: Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian : Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i. : Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số. Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của cácơ cấu năm có sự tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Ii = Trong đó: yịj: mức độ thực tế ở thời gian i năm j : mức độ tính toán (có thể là một số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j) 2.2. Hồi quy - tương quan trong dãy số thời gian. a. Tự hồi quy và tự tương quan. Trong nhiều dãy số thời gian, mức độ ở một thời gian nào đó có sự phụ thuộc nhất định vào các mức độ ở các thời gian trước đó. Sự phụ thuộc này gọi là tự tương quan. Việc nhu cầu tự hồi quy và tự tương quan cho phép xác định những đặc điểm của quá trình biến động qua thời gian, phân tích mối liên hệ giữa các dãy số phương pháp dự đoán thống kê. Nghiên cứu tự hồi quy và tự tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, tìm phương trình phản ánh sự phụ thuộc giữa các mức độ trong dãy số thời gian - Gọi là phương trình tự hồi quy. Ví dụ phương trình tự hồi quy giữa yt và yt-1 là: - Thứ hai, đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phụ thuộc bằng hệ số tự tương quan. Ví dụ, với phương trình tự hồi quy ở trên, hệ số tự tương quan là: b. Tương quan giữa các dãy số thời gian. Mối liên hệ giữa các hiện tượng không những được biểu hiện qua không gian mà còn được biểu hiện qua thời gian. Ví dụ: mối liên hệ giữa khối lượng một loại sản phẩm nào đó được sản xuất với giá cả của nó trên thị trường, mối liên hệ giữa diện tích và năng suất qua các vụ, mối liên hệ số cuộc kết hôn với số trẻ em được sinh ra... Có thể vận dụng phương pháp tương quan để nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc này, nghĩa là nghiên cứu tương quan giữa các dãy số thời gian. Để xác định đúng đắn mối liên hệ tương quan giữa các hiện tương được biểu hiện qua dãy số thời gian, đòi hỏi trong từng dãy số thời gian không tồn tại tự tương quan. Nhưng trong thực tế, tự tương quan là hiện tượng thường gặp. Để phần nào loại bỏ ảnh hưởng của tự tương quan, có thể sử dụng một số phương pháp. Một trong những phương pháp đơn giản và thường được sử dụng là nghiên cứu tương quan giữa các độ lệch. Giả sử có hai dãy số thời gian là Xt và Yt với xu thế từng dãy số là và . Các độ lệch là: dxt = Xt - dyt = Yt - Hệ số tương quan giữa các độ lệnh được tính theo công thức: 2.3. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn. Dự đoán theo nghĩa chung nhất là xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa to lớn về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ngày nay, dự đoán được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, khoa học - kỹ thuật, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội... Trong việc phân loại dự đoán, xuất phát từ các giác độ khác nhau mà có nhiều cách phân lợi khác nhau. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, từ các nguồn tài liệu và các phương pháp thích hợp, thống kê thường thực hiện dự đoán ngắn hạn (như dự đoán tháng, quý, năm) - và gọi là dự đoán thống kê ngắn hạn. Dự đoán thống kê ngắn hạn là công cụ quan trọng để tổ chức sản xuất một cách thường xuyên và liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đơn vị cơ sở đến các cấp, các ngành; nó cho phép phát hiện những nhân tố mới, những sự cân đối để từ đó đề ta những biện pháp phù hợp nhằm có sự điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả. Phương pháp tổng quát của dự đoán thống kê ngắn hạn lại ngoại suy dãy số thời gian. Sau đây chỉ đề cập đến một số phương pháp đơn giản nhất của dự đoán thống kê ngắn hạn. a. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình dự đoán: = yn + Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L) L : Tấm xa của dự đoán yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân b. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Phương pháp bày được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình dự đoán: = yn . Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L) L : Tấm xa của dự đoán yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian : Tốc độ phát triển bình quân c. Ngoại suy hàm xu thế. Trường hợp đơn giản là từ hàm hồi quy theo thời gian, ta có thể ngoại suy để xác định giá trị của nó ở thời gian cần dự đoán. Mô hình dự đoán: = f(t + L) Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian (t + L) L = 1, 2, 3....... Trong trường hợp phức tạp hơn là dự đoán được tiến hành trên cơ sở phân tích các thành phần biến động các hiện tượng qua thời gian. - Phân tích các thành phần của dãy số thời gian gồm: + Thứ nhất, xu thế (ký hiệu f(t)) nói lên hướng phát triển cơ bản của các hiện tượng do tác động của các nhân tố chủ yếu. + Thứ hai, biến động thời vụ (ký hiệu là g(t)) là biến động mang tính lặp lại vào những thời gian nhất định trong năm. + Thứ ba, thành phần ngẫu nhiên (ký hiệu u(t)) phản ánh sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên đối với các mức độ của hiện tượng. Ba thành phần trên được kết hợp với nhau theo một trong hai dạng chủ yếu sau: yt = f(t) + g(t) + u(t) (Dạng cộng) Hoặc: yt = f(t). [g(t) + u(t)] (Dạng cộng) Dự đoán được thực hiện trên cơ sở mô hình hoá thành phần xu thế và biến động thời vụ, còn thành phần ngẫu nhiên, do việc biểu hiện của nó không phải đơn giản, do đó không được đưa vào mô hình dự đoán. Phù hợp với hai dạng kết hợp ở trên, ta có hai mô hình dự đoán sau đây: = f(t + L) + g(t + L) Hoặc = f(t + L) . g(t + L) d. Dự đoán dựa vào bảng Buys - Ballot. Giả sử xu thế là một hàm tuyến tính ft = a + bt với ( t = 1, 2, ..... T) Biến động thời vụ: St = Cj (j = ) Biến động ngẫu nhiên: Zt: Khó mô hình hoá Mô hình có dạng: = a + bt + Cj Ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nhưng trong thực tế người thường sử dụng bảng B-B. Bảng Buy Ballot j (tháng) i (năm) 1 ¼ j ¼ m i x Ti 1 y1,1 ¼ Y1,j ¼ y1,m T1 1 x Ti ¼ ¼ ¼ ¼ ¼ ¼ ¼ i yi,1 ¼ yi,j ¼ yi,m Ti i x Ti ¼ ¼ ¼ i yn,1 ¼ Yn,j ¼ yn,m Tn N x Ti T1 ¼ Tj ¼ Tm t = 1, 2 ..... n x m = a + bt + Cj j = 1, 2 ..... m b = a = Cj = (j = ) e. Phương pháp ngoại suy xu thế phát triển. Phương pháp ngoại suy xu thế có hai trường hợp. + Trường hợp 1: Áp dụng khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời gian quan sát chỉ do hai nhóm nhân tố tác động là nhóm nhân tố tác động mạnh và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên. Với mô hình dự đoán: = f(t + L; a0; a1; ..... an) + et Sai số dự đoán được xác định theo công thức: Sp = Se Trong đó: Sp: Sai số dự đoán n: Số các mức độ trong dãy số thời kỳ tiền sử Se: Độ lệch chuẩn của mô hình miêu tả L: Tầm xa dự đoán. Khoảng dự đoán là: (yn+L ± ta . Sp) Trong đó: ta: Giá trị theo bảng của tiêu chuẩn t - Student với (n - 2) bậc tự do và xác suất tin cậy (1 - a) + Trường hợp 2: Áp dụng khi đối tượng dự đoán biến động chẳng những ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố như trường hợp một mà còn ảnh hưởng của nhón nhân tố tác động một cách có chu kỳ. Ví dụ: Có tính chất mùa vụ của du lịch Khi đó mô hình có dạng: yn+L = f(n + L) . Itv + et Trong đó: Itv: Chỉ số thời vụ Phương pháp này chính xác hơn, có thể sử dụng phương pháp phân tích điều hoà, nhưng việc tính toán khá phức tạp. f. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy. Ta có phương trình hồi quy: = f(t, a0, a1, ...... an) Có thể dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi quy: = f(t + h, a0, a1, ...... an) Trong đó: h = 1, 2, 3 ........ : Mức độ dự đoán ở thời gian (t + h) Trên đây là 6 phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn đơn giản có thể sử dụng để dự đoán thống kê ngắn hạn. Những kết quả dự đoán thống kê ngắn hạn đã chr ra những khả năng cần được khai thác và những thiếu sót cần khắc phục có tác dụng rất lớn trong việc quản lý kinh tế đặc biệt là ở cấp vĩ mô cũng như đối với quản lý kinh tế ở cấp vi mô. Tuy nhiên mức độ chính xác xủa các phương pháp đó phụ thuộc các tính chất biến động nhiều hay ít của dãy số thời gian. Các phương pháp này đều dựa trên giả thiết răng: sự tác động của các nhân tố cơ bản, chủ yếu vào hiện tượng trong thời gian được dự đoán không có sự thay đôi đáng kể. Nhưng trong thực tế các nhân tố tác động đến hiện tượng thường thay đổi. Do đó, để có những kết quả dự đoán tương đối chính xác thì những thông tin mới về sự biến động của hiện tượng cần được phản ánh vào mô hình dự đoán làm cho mô hình thích nghi với tình hình thực tế. CHƯƠNG III VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ ĐỊA BÀN HÀ NỘI Tình hình kinh tế đất nước Đại hội VII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 .Đại hội XI đánh giá việc thực hiện chiến lược đó và quyết định chién lược phát triển kinh tế –xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI “chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá -hiện đại hoá theo định hướng XHCN ,xây dựng nèn tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Sau 10 năm thực hiện chiến lược (1991-2000)nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực ,nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế –xã hội .Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và đông âu tan rã .Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận nước ta ,các thế lực thù địch tìm cách chống phá ta về nhiều mặt ,những năm cuối thập kỷ 90 nước ta lại chịu sự tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính –kinh tế khu vực và bị thiệt hại to lớn do thiên tai liên tiếp xẩy ra ở nhiều vùng . Mặc dù có nhiều khó khăn thách thức gay gắt nhưng việc thực hiẹn chiến lược 1991-2000 đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng Sau mấy năm đầu thực hiện chiến lược ,đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế –xã hội .Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm đã tăng lên gấp đôi (2.07lần) .Tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm2000 đã đạt 27% GDP .Từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đạp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế ,tăng xuất khẩu và có dự trữ ,kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội phát triển nhanh .Cơ cấu kinh tế có bước tiến triển tích cực .Trong GDP tỷ trọng nông nghiệp từ 18.7% giảm xuống còn 24.3%,công nghiệp và xây dựng tăng từ 22.7% tăng lên 36.6% dịch vụ từ 38.6% tăng lên 39.1% Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế .Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước ,thích nghi dần với cơ chế mới ,hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. kinh tế hộ phát huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp ,kinh tế cá thể tư nhân ,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh .Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển knh tế –xã hội Từ chỗ bao vây cấm vận nước ta đã phát triẻn quan hệ với hàu hết các nước, gia nhập và có vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức kinh tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả kinh tế thế giới ,nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp 3 lần nhịp độ tăng GDP .Thu hút một khối lượng khá lớn vốn đầu tư nước ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm và quản lý tiên tiến . Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rã rệt .Trình độ dân trí ,chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể .Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước ,bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng ,số sinh viên đại học cao đẳng tăng 6 làn ,đào tạo nghề được mở rộng .Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường ứng dụng được nhiều công nghệ tiên tiến ,các hoạt động thể thao văn hoá thông tin phát triển rộng rãi và có chất lượng . Đánh giá tổng quát phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong chiến lược kinh tế –xã hội 1991-2000 đã được thực hiện ,nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất ,quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt văn hoá xã hội không ngừng tién bộ .Thế lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước ,tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá . . Về hoạt động xuất khẩu Đường lối mở cửa của đảng và nhà nước ta đã đem lại những kết quả kỳ diệu cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Kết quả nổi bật của hoạt động xuất khẩu 10năm qua thể hiện trên các mặt sau :tăng cường xuất khẩu cao và liên tục ,sự tham gia của các ngành ,các thành phần kinh tế trong đó có sự đóng góp tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thị trường xuất khẩu mở rộng ,cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghệ chế biến ,một số mặt hàng chủ yếu ,đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu dần dần được ổn định .Đường lối phát triển của đảng được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô ,trực tiếp và gián tiếp xuất khẩu ,nếu lây năm 1989 làm gốc thì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1990-2000 của xuất khẩu cao gấp 2.6 lần tốc độ tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăng ,năm 2000 đã đạt mức xuất khẩu bình quân 184USD/người đưa đất nước ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển Bảng1:Xuất khẩu bình quân đầu người và so với GDP Chỉ tiêu 1990-2000 1990-1995 1996-2000 Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) 89 17 136 Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP(%) 33.6 26.4 37.6 Từ đầu năm 1990 ,một số ngành công nghiệp khai thác và chế biến đã phát triển mạnh hơn ,cơ cấu hàng xuất khẩu theo ngành kinh tế quốc dân đã thể hiện xu hướng đó ,bình quân thời kỳ 1995-2000 trong tổng giá trị xuất khẩu ,sản phẩm nông ,lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 14.5% ,công nghiệp khai thác 20.3% công nghiệp chế biến 63.3% ,đáng chú ý là trong ba nhóm sản phẩm xuất khẩu trên thì sản phẩm công nghiệp chế biến có tốc độ tăng bình quân cao nhất ,tiếp theo là công nghiệp khai thác và nông sản Trong những thay đổi quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1991-2000 còn phải kể đến sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ,khu vực này không những góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ngày càng vươn lên trong công tác quản lý kinh doanh ,đầu tư và cạnh tranh lành mạnh ,nâng cao chất lượng sản phẩm đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thời kỳ 1991-2000 cũng đánh dấu bước tiến quan trọng của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sự gia tăng nhanh chóng của một số mặt hàng mới như dầu thô ,gạo ,hàng điện tử ,máy tính hàng dẹt may ,hàng thủ công mỹ nghệ ,thuỷ sản hạt điều ,nếu như năm 1989 mới có 2 mắt hàng có giá trị xuất khẩu trên 200 triệu USD thì đến nay đã có 10 mặt hàng trong đó có 4 mặt hàng vượt mức 1 tỷ USD vào năm 2000 là : dầu thô,hàng dệt may, giầy dép và thuỷ sản (riêng dầu thô đã vượt mức 2 tỷ USD) 2. Tình hình kinh tế của Hà Nội Trong Đại Hội VI (tháng12 năm 1996) của Đảng đã đề ra chính sách đổi mới về vấn đề xuất khẩu cụ thể : Xoá bỏ độc quyền ngoại thương ,các đơn vị kinh doanh được tạo mọi điều kiện cần thiết để tiếp xúc với mọi bạn hàng và thị trường bên ngoài .Do đó công tác xuất nhập khẩu của nước ta nói chung và trên địa bà Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ . Các doanh nghiệp sản xuất được thành lập theo đúng quy định của pháp luật ,có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường xuất khẩu ở nước ngoài .Có nhiều doanh nghiệp còn có cả văn phòng đại diện ở nước ngoài .Hiện nay trong ngành xuất khẩu nước ta đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn có kinh nghiệm ,đó là một thuận lợi lớn cho quan hệ ngoại thương .Với hệ thống pháp luật hiện nay rất đơn giản nhưng cũng rất chặt chẽ ,là điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp có ý định xuất khẩu hàng hoá . Từ tháng ba năm 1989 nước ta thực hiện chính sách một tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố dựa trên cơ sở xem xét ,tổng hợp các yếu tố lạm phát ,cán cân thanh toán quốc tế ,lãi suất tỷ giá xuất khẩu và giá ngoại tệ trên thị trường tự do .Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá xuất khẩu ,nó giúp quá trình xuất khẩu nhanh chóng và làm vốn quay vòng nhanh hơn . Trong những năm gần đây ,xuất khẩu của nước ta có nhiều bước thay đổi lớn .tỷ trọng về xuất khẩu tăng mạnh hàng hoá có chất lượng tốt đã đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường và có thể cạnh tranh với hàng hoá của nhiều nước khác .Điều này phản ánh sự chuyển hướng chính sách công nghiệp của nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc hiện đại hoá máy móc kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả trong sản xuất với mục tiêu đưa xuất khẩu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước . Những năm gần đây hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đã đóng một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng chung của cả nước cụ thể: Tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển ngoại thương trên địa bàn Hà Nội năm 1995 là 36.7% nhưng đến năm 1996 là 29.59% giảm so với năm trước và vẫn giảm dần đến năm 1998 trở đi tốc độ tăng trưởng lại tăng mạnh cụ thể năm 1998 là 20.5 Triệu USD tức là tăng 120.5 % so với năm trước, trong đó sự đóng góp của xuất khẩu là 2.8% còn lại là nhập khẩu. Từ năm 1999 trở đi khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu không xa lắm, năm 2002 tốc độ tăng trưởng tổng mức chu chuyển ngoại thương trên địa bàn Hà Nội là 32.3% trong đó xuất khẩu chiếm 16.31% và nhập khẩu chiếm 78.38%. II.BIẾN ĐỘNG DOANH THU VÀ KẾT CẤU QUA GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Biến động doanh thu Chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngoại thương là chỉ tiêu tổng giá trị ,kết quả nghiên cứu biến động của chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch trong thời gian tới ,xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước ,nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá trên địa bàn cũng như cả nước ,đưa nước ta hội nhập ngoại thương với các nước trong khu vực và thế gới .Nhìn chung những thành công mà nước ta gặt hái được trong thời gian vừa qua chưa phản ánh đung so với tiềm năng mà nước ta có nhưng nó cũng đã góp một phần không nhỏ trong sự vươn lên của nền kinh tế đất nước.Tình hình biến động của giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội qua các năm được thể hiện qua các bảng sau: Bảng2: Biến động của giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn (1993-2004) Năm Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) Lượng tăng(giảm) tuyệt đối (triệu USD) Tốc độ phát triển (lần ) Liên hoàn (di) Định gốc (Di) Liên hoàn (ti ) Định gốc (Ti) 1995 755 1996 1037.52 282.52 282.52 1.374 1.374 1997 1201.48 163.96 446.48 1.158 1.591 1998 1235.2 33.72 480.2 1.028 1.636 1999 1375 139.8 620 1.113 1.821 2000 1402 27 647 1.019 1.856 2001 1502.27 100.27 747.27 1.071 1.989 2002 1630 127.73 875 1.085 2.15 2003 1712 82 957 1.050 2.267 2004 1862 150 1107 1.087 2.466 Giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội trong những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây (1995-2004)đều tăng liên tục ,đạt được những mục tiêu đặt ra, đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế . Năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 1862 triệu USD ,tăng 1107 triệu USD hay gấp (2.466 lần )so với năm 1995(năm 199 đạt 755 triệu USD).Giai đoạn 1996-2004 nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân 17%/năm ,tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng gần 10 tỷ USD .Tuy nhiên trong giai đoạn 1996 trở lại đây tốc độ phát triển của giá trị xuất khẩu có xu hưởng giảm ( tốc độ phát triển liên hoàn năm 1996 so với năm 1995 là 1.374 lần nhưng tốc độ phát triển liên hoàn của năm 1997 so với năm 1996 chỉ là 1.158 lần đến năm 2004 tốc độ phát triển so với năm 2003 là 1.087 lần ).Điều này cho biết rằng mặc dù quy mô xuất khẩu hàng hoá tăng mạnh hơn trước nhưng tốc độ là chưa cao do đó thành phố cần phải có những giải phấp tích cực cho hàng hoá xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt cả hai mục tiêu :vừa tăng quy mô xuất khẩu đồng thời tốc độ của hàng hoá xuất khẩu trong những năm tới phục vụ cho mục tiêu kinh tế của thủ đô Hà Nội cũng như kinh tế đất nước - Lượng tăng (giảm )tuyệt đối bình quân giá trị xuất khẩu giai đoạn (1995 -2004) = 1862-775/10-1=123( triệu USD) -Tốc độ phát triển bình quân của giá trị xuất khẩu giai đoạn (1995-2004) t =ÖT = =1.17 lần -Tốc độ tăng (giảm )trung bình của giá trị xuất khẩu giai đoạn (1995-2004) =0.17 lần Bảng 3:Một số chỉ tiêu trung bình của giá trị xuất khẩu giai đoạn (1993-2004) Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị xuất khẩu Mức độ trung bình theo thời gian() Triệu USD 1371.247 Lượng tăng (giảm)tuyệt đối trung bình () Triệu USD 123 Tốc độ phát triển trung bình () % 117 Tốc độ tăng (giảm) trung bình () % 0.17 +Sản phẩm xuất khẩu Hà Nội đã hình thành được nhóm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực có khối lượng tương đối lớn như: hàng dệt may ,giầy ,giép ,điện ,điện tử ,thủ công mỹ nghệ ,nông sản và thuỷ hải sản .Ngoài ra những năm gần đây xuất hiện một số mặt hàng trong lĩnh vực cơ -kim khí và mặt hàng công nghệ phần mềm cũng đang dần hình thành và phát triển . +Thị trường xuất khẩu : Từ những năm 1991 trở về trước ,xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức trả nợ theo các hiệp định của chính phủ .Từ khi các nước XHCN Đông Âu tan rã nước ta đã vượt qua đước sự khủng hoảng của thị trường vào những năm 1990 ,về cơ bản thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường vàđa dạng hoá quan hệ kinh tế ,tích cực thâm nhập ,tạo thế đứng trên thị trường mới . Hà Nội đă có quan hệ thương mại với hơn quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã tìm ra một số thị trường lớn như:thị trường EU ,ASEAN,Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Trung Quốc ,Hồng Kông ,Hoa Kỳ 2.2 Cơ cấu giá trị xuất khẩu qua các năm Tổng giá trị xuất khẩu được cấu tạo từ nhiều nguồn khác nhau có thể phân theo hai hình thức : * Hình quản lý và hình thức phân theo nhóm hàng - Phân theo hình thức quản lý có thể cấu tạo từ ba nguồn chính Trung ương Địa phương Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài -Phân theo nhóm hàng có thể được cấu tạo từ các nguồn : Hàng nông sản ,hàng dệt may ,dày ,giép và sản phẩm từ da ,hàng điện tử,thủ công mỹ nghệ ,xăng dầu và các loại mặt hàng khác a Phân theo hình thức quản lý Bảng 4: Quy mô giá trị xuất khẩu phân theo hình thức quản lý đơn vị: triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 755 1037.5 1020.5 1232 1375 1402 1502, 1654.6 1712 1862 Trung ương 536.5 724.7 719.12 890 986.5 1002 865 953.5 1008 1116 Địa phương 164.1 222.02 209.61 211.2 233.5 238.5 451.9 490.22 503 531 DN có vốn đầu tư nước ngoài 54.43 6.06 92.46 134 155 161.2 185.3 210.9 201 215 Qua bảng số liệu trên quy mô giá trị xuất khẩu của các đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội năm 2004 tăng cao hơn so với năm 2003 (trung ương tăng 108 triệu USD ,địa phương tăng 28 triệu USD ,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14 triệu USD )đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trung ương 71.06 69.85 70.40 72.05 71.74 71.48 57.58 57.63 58.87 59.93 Địa phương 21.73 21.4 20.54 17.1 17 17.02 30.08 29.63 29.38 28.51 DN có vốn đầu tư nước ngoài 7.21 8.75 9.06 10.52 10.27 11.5 12.35 12.75 11.74 11.54 với xuất khẩu Hà Nội nói chung và kinh tế của Hà Nội nói riêng ,tuy nhiên cũng như những năm trước đây thì năm 2004 giá trị xuất khẩu của trung ương (các đơn vị của nhà nước )luôn là đơn vị chủ đạo trong tổng giá trị xuất khẩu với giá trị xuất khẩu lên tới 1116 triệu USD .Vì vậy giải pháp đặt ra lúc này là các đơn vị xuất khẩu của địa phương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước cần phải cố gắng nhiều hơn giúp cho tổng giá trị xuất khẩu của địa bàn Hà Nội trong những năm tới không quá phụ thuộc vào các đơn vị trực thuộc trung ương . Bảng5: Kết cấu giá trị xuất khẩu phân theo hình thức quản lý Đơnvị: % Qua bảng kết cấu giá trị xuất khẩu ta có thể nhận thấy vị trí của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng trong ngành xuất khẩu của nước ta .Điều đó thể hiện qua % giá trị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu được trong tổng giá trị xuất khẩu Năm 1995 giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 7.21% so với tổng giá trị xuất khẩu của cả thành phố Hà Nội nhưng từ năm 1995 trở đi nó đã dần có vị trí quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cụ thể năm 2000 là 11.5% và đến năm 2002 đã lên đến 12.75% .Nhưng những năm gần đây tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biến động giảm cụ thể (năm 2003 tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 11.745 thấp hơn so với năm 2002 (năm 2002 là 12.75%) và năm 2004 cũng chỉ đạt 11.54% . Trong khi đó tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của trung ương giảm xuống đáng kể nhất là những năm gần đây (2001-2004)còn tỷ trọng của địa phương những năm đầu có xu hướng giảm nhưng đến năm 2001.2002 lại có xu hướng tăng cao ,chiếm 30.08%(năm2001)và 29.63% năm 2002 .Tuy vậy tỷ trọng của trung ương vẫn đứng đầu mặc dù trong những năm gần đây nó đã giảm đáng kể.Năm 2004 tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của địa phương và trung ương đều tăng cao hơn so với năm 2003 và tỷ trọng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn điều này có thể khẳng định thành phố Hà Nội đã quan tâm nhiều hơn đối với các đơn vị nội địa đây là một tín hiệu đáng mừng cho các đơn vị sản xuất trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung . b .Phân theo hình thức nhóm hàng Theo hình thức này có thể phân thành các nguồn Hàng nông sản (NS) Hàng dệt may (DM) Giầy dép các loại và các sản phẩm từ da(GD &SP D) Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Xăng dầu (XD) Các loại hàng khác Bảng 6: Quy mô giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng đơn vị: triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 755 1037.5 1201.5 1235.2 1375 1402 1502.3 1654.6 1712 1862 Hàng Nông sản 226.9 320.2 364.9 383.5 434.2 441.9 478.3 532.7 550 587 Dệt may 113.6 202.4 278.4 282.7 330.7 333.4 362.5 427.5 465 512 Giầy dép&Sản phẩm từ da 96.49 67.85 123.1 61.39 58.43 56.78 65.8 68.9 73 69 Hàng điện tử - 25.63 30.76 62.38 57.06 74.73 97.78 94.06 112 131 Hàng Thủ công mỹ nghệ 100.2 53.85 70.76 107.7 103 91.41 96.44 110 120 124 Xăng dầu - 103.9 113.7 124.14 141.3 154.5 171 138.2 121 152 Các loại hàng khác 217.8 289.3 214.9 213.3 250.2 24903 230.4 273.4 271 287 Qua bảng tổng giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng ta có thể nhận thấy rằng : nhìn chung giá trị xuất khẩu của từng nhóm hàng đều tăng so với năm trước ,riêng đối với mặt hàng Giầy dép và sản phẩm từ Da và các nhóm hàng khác có sự biến đổi thất thường . Nhóm hàng Giầy dép và sản phẩm từ Da tăng nhanh trong năm 1995 (96.49 triệu USD)và năm 1997 là 121.3 triệu USD rồi giảm trong các năm kế tiếp và đến năm 2002 có sự chuyển biến lớn giá trị xuất khẩu hàng này lên tới 678.9 triệu USD Nhóm hàng khác :các năm đầu kỳ tăng nhưng đến 1995 đã tăng với tốc dộ cao hơn (217.8 triệu USD) và tăng nhanh trong năm 1996 (389.3 triệu USD) rồi giảm dần trong các năm kế tiếp nhưng tỷ trọng giảm đó không đáng kể và vẫn tăng hơn so với những năm đầu ,cụ thể là năm 2004 tăng so với năm 1995 là 69.2 triệu USD. Đối với mặt hàng Xăng dầu :Do nước ta có nhiều lợi thế về ba mặt giáp biển ,có thềm lục địa giầu tiềm năng trong đó có dầu mỏ mặt khác, năm 2004 giá dầu trên thế giới đã tăng kỷ lục (hơn 50 USD/thùng )đã kéo theo lượng xuất khẩu của mặt hàng này ở nước ta cũng tăng đột ngột và mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ nhiều lên đáng kể năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 152 triệu USD tăng so với năm 2003 31 triệu đây cũng là năm giá trị xuất khẩu xăng dầu đạt cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn Hà Nội . Mặc dù nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng khá nhanh như (hàng điện tử , hàng thủ công mỹ nghệ )nhưng có thể khẳng định hai mặt hàng chính là :hàng nông sản và dệt may vẫn chiếm vai trò chủ đạo ,chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu và cũng sẽ là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của địa bàn Hà Nội trong những năm tới Với những kết quả trên thành phố Hà Nội cần có những biện pháp điều chỉnh một số mặt hàng xuất khẩu có xu hướng ngày càng cân bằng hơn để không quá phụ thuộc vào một số mặt hàng truyền thống ,để góp phần thúc đẩy kinh tế của thủ đô khi có sự bién động lớn về giá cả thì tổng giá trị xuất khẩu không quá phụ thuộc nhiều vào một mặt hàng nào đó . Bảng 7:Kết cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng Đơn vin tính% Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Hàng Nông sản 30.05 30.86 30.37 31.05 31.58 31.52 31.84 32.2 32.12 31.52 Dệt may 15.05 19.51 23.17 22.89 24.05 23.78 24.13 25.83 27.16 27.45 Sản phẩm từ da 12.78 6.54 10.25 4.97 4.25 4.05 4.8 4.77 4.26 3.70 Điện tử - 2.47 2.56 5.05 4.15 5.33 6.51 5.68 6.54 7.03 Thủ công Mỹ nghệ 13.27 5.19 5.89 8.72 7.49 6.52 6.42 6.65 7.0 6.65 Xăng dầu - 10.02 9.87 10.05 10.28 11.02 11.38 8.35 7.06 8.16 Hàng hoá khác 28.85 27.88 17.89 17.27 18.2 17.78 15.34 16.51 15.82 15.41 Nhìn vào bảng 7 ta có thể thấy rằng hàng nông sản là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội nội trong 10 năm qua mặc dù mức tăng tuyệt đối của mặt hàng này là cao hơn hẳn so với những mặt hàng còn lại (bảng 6) ,nhưng những năm gần đây một số mặt hàng đã có tốc độ phát triển vượt bậc .Nếu như năm 1995 hàng nông sản chiếm tỷ trọng 30.05% giá trị xuất khẩu trong khi hàng dệt may chỉ chiếm có 15.05% trong tổng giá trị xuất khẩu của thủ đô ,thì đến năm 2004 giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm 31.52% trong khi đó thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã chiếm 27.45% tổng giá trị xuất khẩu .Qua đó ta có thể thấy mặc dù quy mô hàng nông sản xuất khẩu vẫn tăng liên tục qua các năm nhưng kết cấu của mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu lại tương đối ổn định (cụ thể trong 10 năm qua ). Nhìn vào bảng trên chúng ta cũng dễ nhận thấy ngoại trừ hai mặt hàng trên (hàng Nông sản và hàng Dệt may) thì các mặt hàng còn lại đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 1995 và sau đó có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo ,điều này có thể có hai cách lý giải Một là :hai loại mặt hàng (hàng Nông sản ,và hàng Dệt may)tăng quy mô quá nhanh Hai là :những mặt hàng còn lại tăng quá chậm hay có xu hướng giảm xuống Nhưng nhìn chung trong 10 năm kết cấu của các mặt hàng xuất khẩu trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của thủ đô Hà Nội là tương đối ổn định ,không có quá nhiều biến động lớn .Điều này vừa có tín hiệu đáng mừng vừa có tín hiệu đáng lo .Mừng vì hai mặt hàng xuất khẩu là hàng Nông sản và hàng Dệt may luôn đi đầu về giá trị xuất khẩu và luôn mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho thủ đô Hà Nội góp phần lớn trong mục tiêu kinh tế ,lo vì tổng giá trị xuất khẩu của thủ đô Hà Nội lại quá phụ thuộc vào hai mặt hàng này nên dễ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế mỗi khi giá cả của các mặt hàng này biến động. Vì vậy bên cạnh những mặt hàng chủ đạo (hàng nông sản và hàng dệt may) thì Hà Nội cần phải nghiên cứu và xem xét đến thế mạnh của các mặt hàng khác cũng như những hiệu quả của từng mặt hàng để phát huy hết thế mạnh của mặt hàng đó nhằm tăng quy mô và kết cấu mặt hàng đó nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế của đất nước và thủ đô Hà Nội trong những năm tới. III.NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Bảng 8:giá trị xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1995-2004 Năm Thời gian(t) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 1995 1 755 1996 2 1037.5 1997 3 1020.5 1998 4 1235.2 1999 5 1375 2000 6 1402 2001 7 1502.3 2002 8 1654.6 2003 9 1712 2004 10 1862 Đồ thị thăm dò Đồ thị biểu diễn các dạng hàm xu thế Bảng 9: Bảng biểu diễn các dạng hàm xu thế Dạng hàm Hàm tuyến tính Hàm parabol Hàm bậc ba Hàm xu thế =781.10+107.74t = 699.81+148.39t-3.69t2 = 489.99+334.48t-44.04t2+2.44t3 Hệ số xác định(R2) 0.96377 0.97103 0.98961 Sai số thuần SE 67.08429 64.13608 41.47915 Kiểm định hệ số H0:b=0 H1:b¹0(BB H0) H0:b=0 H1:b¹0(BB H0) H0:b=0 H1 :b¹0 (BB H0) Lựa chọn mô hành dự đoán Dựa vào kết quả tính toán của bảng 9 :do hàm bậc ba có SE= 41.47915 là nhỏ nhất nhưng hệ số b ¹ 0 nên hàm dự đoán tối ưu nhất là hàm bậc ba Vậy mô hình dự đoán là = 489.99+334.48t-44.04t2+2.44t3 Ta có thể dự đoán giá trị xuất khẩu cho các năm 2005 ,2006 như sau =b0+b1(t+h)-b2(t+h)2+b3(t+h)3 h=1,2số năm dự đoán Năm 2005 t=10,h=1 = 489.99+334.48(10+1)-44.04(10+1)2+2.44(10+1)3 = 2088.07(triệu USD) Năm 2006 t=10,h=2 = 489.99 + 334.48(10+2)- 44.04(10+2)2 + 2.44(10+2)3 =2378.31(triệu USD) KIẾN NGHỊ Hoạt động xuất khẩu hiện nay có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh tế của nước ta nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng. Nó góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh tế của các đơn vị tham gia hoạt động này. Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tham gia vào hoạt động này đã góp một phần không nhỏ trong giá trị xuất khẩu của nước ta ,cũng như các lĩnh vực khác ,các đơn vị tham gia vào lĩnh vực này không ngừng hoàn thiện mình ,từng bước khắc phục khó khăn làm tăng hiệu quả g.Và những kết quả này đã được cục thống kê Hà Nội thu thập lại được thể hiện trong niêm giám thống kê các năm ,nhìn vào đó ta cỏ thể biết được những biến động của hoạt động xuất khẩu qua các năm và xu hướng biến động của các năm tới thông qua dự báo thống kê Trong những năm qua việc thực hiện công tác dự báo khả năng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế . Qua nghiên cứu số liệu ,xu hướng dự báo xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn thành phố tôi có kiến nghị như sau : Thứ nhất: việc áp dụng các phương pháp khoa học để dự báo đã được áp dụng nhưng trong phạm vi hẹp cần có kế hoạch sử dụng để thuận tiện hơn trong hoạt động xuất khẩu Thứ hai: cần kết hợp những phương pháp dự báo chuyên gia với các phương pháp dự báo khác để dự báo sát thực hơn Thứ ba: vì hoạt động này trong cục thống kê là rất mới nên còn nhiều hạn chế trong công tác thu ththu thập thông tin cung như dự báo MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3672.doc
Tài liệu liên quan