Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan và khá toàn diện. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Những thành quả đạt được trong giai đoạn 1996-2006 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, và là điểm thu hút của các nhà đầu tư. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Đó là sự gia tăng lượng vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại của nền kinh tế tri thức và mở rộng thị trường ra thế giới, là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao theo hướng bền vững, tức là gắn với việc chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng lao động,
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại với tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 5 % cơ cấu GDP, đòi hỏi sự nỗ lực lớn và những chính sách điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế một cách thích hợp của Nhà Nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, là một trong những yếu tố tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trên thế giới.
31 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
au hơn hai mươi năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội. Trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của đất nước được xếp vào một trong những nước có tốc độ tăng lớn nhất Đông Á. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam từ một nước nông nghiệp kém phát triển, đang từng bước xây dựng một nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được những thành quả đó, một mặt do Nhà nước đã có những chính sách kinh tế đúng đắn, mặt khác phải không ngừng phân tích, đánh giá kết quả đạt được từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có điều chỉnh đúng đắn. Với ý nghĩa đó, vai trò của thông tin thống kê ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhập và thị trường toàn cầu. Việc áp dụng các phương pháp thống kê vào phân tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cho ta cái nhìn sâu sắc hơn, sát thực hơn về những gì đã đạt được và xu hướng phát triển trong tương lai. Do đó, em đã chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996-2006”.
Với sự hiểu biết nhất định về lý thuyết cũng như thực tế nên đề án của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề án được hoàn thành tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Ngọc Kiểm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án!
PHÂN I
LÝ THUYẾT VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN
I. Khái niệm về dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian,việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Ví dụ : Có tài liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP)của Việt Nam qua một số năm như sau:
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
GDP(tỷ đồng
244596
256272
273666
292535
313135
335821
Nguồn số liệu: niên giám thống kê năm 2006 - nhà xuất bản Tổng cục thông kê;GPD theo giá so sánh năm 1994
Dãy số thời gian trên phản ánh GDP của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2003
Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố:Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu
Thời gian có thể là ngày ,tuần ,tháng ,quí ,năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.Dãy số thời gian trên có khoảng cách thời gianlà một năm.
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối ,số tương đối ,số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số.
Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng )của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời diểm.
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô của hiện tượng trong từng khoảng thơì gian nhất định.Ví dụ ở trên là một
dãy số thời kỳ phản ánh tổng sản phẩm của Việt nam trong khoảng thời gian từng năm.
Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm, phản ánh qui mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
II. Phương pháp dãy số thời gian
1. Phân tích đăc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
1.1 Yêu cầu cơ bản
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể :
Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải được thống nhất
Các khoảng thời gian trong dãy số nên băng nhau,nhất là đối với dãy số thời kỳ
Trong thực tế ,do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan ,các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh dãy số trước khi phân tích.
Một số phương pháp điều chỉnh dãy số thời gian thường được sử dụng như:
Đồng nhất hóa dãy số thời gian bằng phương pháp hệ số
Đồng nhất hóa dãy số bằng phương pháp cộng đại số
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức được các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian,tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
1.2 Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích
1.2.1.Mức độ bình quân qua thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Tùy theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau.
Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công
thức như sau:
Trong đó: là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau, để tính mức độ bình quân cần giả thiết: sự biến động về các mức độ là tương đối đều đặn. Từ đó công thức tính mức độ bình quân của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là:
Trong đó: là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau đây:
Trong đó: là khoảng thời gian có mức độ
1.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu , có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau đây:
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ):phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề nhau và được tính theo công thức sau:
(với i=2,3,,n)
Trong đó:
:Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian i-1 đứng liền kề trước đó
:mức độ tuyệt đối ở thời gian i
:mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1
Nếu thì >0: Phản ánh quy mô hiện tượng tăng lên, ngược lại nếu thì <0: Phản ánh quy mô hiện tượng giảm
Lưọng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau:
(với i= 2,3,,n)
Trong đó :
:Luợng tăng(giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số
:Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
:Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
Dễ dàng nhận thấy :
Lưọng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức sau:
1.2.3 Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính các tốc độ phát triển sau:
Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian liền kề trước đó và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %
Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức:
(với i=2,3,..,n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc bằng %
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối liên hệ sau đây:
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc,tức là:
Thứ hai: Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gían i với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó,tức là:
(với i =2,3,...,n)
Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn,và được tính theo công thức:
Lưu ý: chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
1.2.4 Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tùy theo mục đích nghiên cứu,có thể tính các tốc độ tăng (giảm) sau:
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian i-1 và được tính theo công thức :
Tức là: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ đi 1
-Tốc độ tăng (giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức:
Tức là: Tốc độ tăng (giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ 1.
Tốc độ tăng (giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn,và được tính theo công thức:
(nếu biểu hiện bằng lần)
Hoặc:
(nếu biểu hiện bằng %)
1.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tức là:
Việc tính và phân tích năm chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tương đối sâu sắc và đầy đủ về sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
2. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
Như ta đã biết, sự biến động về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố và có thể chia thành hai loại:các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên.
Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Xu hướng phát triển cơ bản thường được hiểu là chiều hướng phát triển chung kéo dài theo thời gian, phản ánh tính quy luật của sự phát triển.
Với sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm chợ biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản.Vì vậy, cần sử dụng những phương pháp phù hợp, trong một chừng mực nhất định, nhằm loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng .
Trong phạm vi nghiên cứu của đề án này, tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp: Hàm xu thế . Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê đê nghiên cứu xu thế biến động của hiên tượng qua thời gian.
Với phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
với t = 1,2,...,n: Thứ tự thời gian của dãy số
Sau đây là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng:
-Hàm xu thế tuyến tính:
Hàm xu thế tuyến tính được xử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ các hệ số và :
- Hàm xu thế pa-ra-bol:
Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế parabol như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có một hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số và :
- Hàm xu thế hy-per-bôn:
Hàm xu thế hy-per-bôn được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế hyperbol như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để tìm giá trị của các hệ số :
- Hàm xu thế hàm mũ:
Hàm xu thế hàm mũ được sử dụng khi các tốc phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
Áp dụng phương pháo bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để
tìm giá trị của các hệ số :
Giải hệ phương trình trên sẽ được; tra đối sẽ được
Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào đồ thị và một số tiêu chuẩn khác như sai số của mô hình ký hiệu SE:
Trong đó:-Mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t.
-Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế.
- n : Số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
- p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế.
Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào cóa sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất.
Từ hàm xu thế ta cũng có thể dự đoán các mức độ trong tương lai của hiện tượng bằng cách thay t (thứ tự của thời gian cần dự đoán) vào hàm xu thế.
Ví dụ: trở lại ví dụ ở bảng 1, biểu diễn trên đồ thị với trục hoành là thứ tự thời gian, trục tung là các mức độ của dãy số:
Ngoài ra để lựa chọn đúng hàm xu thế còn căn cứ vào ý nghĩa thực tế của mô hình.Chi tiết sẽ nêu rõ trong phần 2 của đề án.
3. Dự đoán dãy số thời gian
Dự đoán được hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xác định mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai. Hiện nay dự đoán được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội với nhiều loại phương pháp dự đoán khác nhau.
Tùy thuộc vào đối tượng nhiệm vụ của dự đoán mà trong thực tế có nhiều phương pháp dự đoán được sử dụng. Có thể phân phương pháp dự đoán thành ba nhóm: Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia, dự đoán bằng mô hình, và dự đoán bằng dãy số thời gian. Trong đó dự đoán bằng dãy số thời gian là dựa vào dãy số thời gian phản ánh sự biến động của hiện tượng ở những thời gian đã qua để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai.
3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân ()
Mô hình dự đoán:
Với l=1,2,3...
Mô hình dự đoán này cho kết quả tốt khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên
hoàn xấp xỉ nhau.
3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân ()
Ta có mô hình dự đoán:
Với l =1,2,3...
Mô hình này cho kết quả dự đoán tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Sau khi đã xác định đúng hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau đây:
Với t =1,2,3... là các thứ tự thời của mức độ cần dự đoán trong dãy số thời gian.
Trong các mô hình dự đoán trên thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn - tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình dự đoán, có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau đây:
- Tổng bình phương sai số dự đoán:
Trong đó:
: Mức độ thực tế ở thời gian t
: Mức độ dự đoán ở thời gian t
- Sai số chuẩn của mô hình dự đoán:
min
Trong đó:
n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian
p: Số lượng các tham số của mô hình dự đoán
PHẦN 2
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 1996-2006
I.Ý nghĩa
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI). Trong đó chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích là GDP.Phân tích biến động chỉ tiêu GDP là một trong những nội dung quan trọng của phân tích đánh giá tăng trưởng kinh tế.Sự thay đổi về qui mô của GDP phản ánh động thái của tăng trưởng kinh tế,và sự chuyển dịch về kết cấu GDP theo nghành phản ánh chất lượng của tăng trưởng .
Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Vì vậy tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu phấn đấu của chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.
Việc phân tích tăng trưởng (chỉ tiêu GDP), và những kết quả của tăng trưởng mang lại giúp cho Nhà nước có những chính sách vĩ mô thích hợp để điều chỉnh sự tăng trưởng theo hướng bền vững.Những biến động về qui mô GDP qua thời gian cho thấy sự ổn định của một nền kinh tế. Đồng thời đây cũng là căn cứ để các nhà đầu tư quyết định việc có nên đầu tư vào Việt Nam hay không.
II.Phân tích tăng trưởng
1.Tăng trưởng về lượng
1.1 Biến động về qui mô
Bảng 1.Chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi về qui mô của GDP giai đoạn 1996-2006
Năm
GDP(tỷ đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển(%)
Tốc độ tăng(%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1996
213833
1997
231264
17431
17431
108.15
108.15
8.15
8.15
1998
244596
13332
30763
105.76
114.39
5.76
14.39
1999
256272
11676
42439
104.77
119.85
4.77
19.85
2000
273666
17394
59833
106.79
127.98
6.79
27.98
2001
292535
18869
78702
106.89
136.81
6.89
36.81
2002
313247
20712
99414
107.08
146.49
7.08
46.49
2003
336242
22995
122409
107.34
157.25
7.34
57.25
2004
362435
26193
148602
107.79
169.49
7.79
69.49
2005
393031
30596
179198
108.44
183.80
8.44
83.80
2006
425135
32104
211302
108.17
198.82
8.17
98.82
Bình quân
303841.45
21130.20
107.11
7.11
Nguồn:GDP thời kỳ 1996-2006 theo giá so sánh năm 1994; Tổng cục Thống kê
Từ kết quả trên cho thấy thời kỳ 1996-2006 GDP ở phạm vi toàn nền kinh tế tăng bình quân năm là: 7.11%. Năm 2006 so với năm 1996 tăng lên 98.82%. Nếu so sánh tốc độ tăng giữa các năm là không đồng đều, cao nhất là 8.44% (2005) và được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong năm, thấp nhất là 4.77% (1999). Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì GDP của năm sau so với năm trước đều tăng lên. Cụ thể có thể phân tích :
-Giai đoạn 1997-1999 tốc độ tăng GDP liên tục giảm từ 8.15% xuống 4.77%. Nguyên nhân của việc sụt giảm tốc độ là cuộc khủng hoảng tài chinh-tiền tệ Châu Á làm cho môi trường kinh doanh thay đổi. Nguồn đầu tư từ các nước giàu có và Việt Nam bị cắt giảm,vì các nhà đầu tư trở nên do dự không dám chơi trò mạo hiểm một lần nữa.
-Giai đoạn 2000-2006 là giai đoạn phục hồi và tăng lên liên tục của GDP từ 6.79% lên 8.44%. So với thế giới Việt Nam là một trong những nước có tôc tăng GDP (tăng trưởng kinh tế) cao nhất thế giới. Cộng thêm sự ổn định về chính trị đã thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó càng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đồng thời có thể nhận thấy việc tăng GDP của năm trước lại tạo tiền đề cho năm sau đạt tốc độ tăng cao hơn.
Từ số liệu GDP giai đoạn 1996-2006 theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế ta có :
Bảng 2: GDP giai đoạn 1996-2006 theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế
Năm
Tổng chung(tỷ đồng)
Phân theo ngành kinh tế
Nông lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Số tuyệt đối (tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
Số tuyệt đôi (tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
Số tuyệt đôi (tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
Số tuyệt đối (tỷ đ)
Tốc độ tăng (%)
1996
213833
53577
67016
93240
1997
231264
8.15
55895
4.33
75474
12.62
99895
7.14
1998
244596
5.76
57866
3.53
81764
8.33
104966
5.08
1999
256272
4.77
60895
5.23
88047
7.68
107330
2.25
2000
273666
6.79
63717
4.63
96913
10.07
113036
5.32
2001
292535
6.89
65618
2.98
106986
10.39
119931
6.10
2002
313247
7.08
68352
4.17
117125
9.48
127770
6.54
2003
336242
7.34
70827
3.62
129399
10.48
136016
6.45
2004
362435
7.79
73917
4.36
142621
10.22
145897
7.26
2005
393031
8.44
76888
4.02
157867
10.69
158276
8.48
2006
425135
8.17
79505
3.40
174238
10.37
171392
8.29
Tốc độ tăng bình quân (%)
7.11
4.03
10.03
6.28
Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế liên tục tăng trong các năm. Cụ thể, tăng nhẹ trong nông lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù có sự sụt giảm đáng kể
trong năm 2001 so với năm 2000 nhưng những năm tiếp theo đã có sự tăng trở lại; tăng cao nhất trong ngành công nghiệp và xây dựng, giữ tốc độ tăng bình quân trên 10% năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế; riêng trong ngành dịch vụ có sự gia tăng đều đặn hằng năm tuy tốc độ không cao, đạt cao nhất 8.48% (năm 2005).
1.2.Xu thế biến động và dự đoán
1.2.1 Xu thế biến động
Có thể nhận thấy xu hướng tăng lên về qui mô của GDP qua đồ thi sau:
Trên cơ sở dãy số thời gian về GDP thời kỳ 1996-2006 và biểu đồ 1, có thể sử dụng phương trình hồi quy theo một số dạng hàm sau đây để biểu hiện xu thế phát triển cơ bản của GDP:
Hàm xu thế tuyến tính:
Hàm số mũ:
Với t(=1,2,,11) là thứ tự thời gian của GDP qua các năm
: giá trị ước lượng của GDP bằng hàm xu thế
Áp dụng phương pháp bình phưong nhỏ nhất ta được mô hình
- Hàm tuyến tính:
Theo hàm số này ta có sai số của mô hình là SE= 11179.65566 tỷ đồng
- Hàm số mũ:
Sai số của mô hình là SE=4817.81 tỷ đồng
Việc biểu diễn theo hàm số mũ sẽ phù hợp với việc đánh giá tăng trưởng kinh tế sử dụng tốc độ tăng, còn biểu diễn theo hàm tuyến tính sẽ phù hợp với việc đánh giá tăng trưởng kinh tế sử dụng lượng tăng tuyệt đối.
Trong thực tế việc xây dựng mục tiêu phấn đấu cũng như đánh giá tăng trưởng kinh tế ở nước ta thường dùng tốc độ tăng. Do vậy, dưới đây sẽ sử dụng hàm số mũ để biểu diễn xu thế biến động của GDP và dự đoán một số năm tiếp theo. Mặt khác sai số của mô hình mũ cũng nhỏ hơn sai số của mô hình tuyến tính rất nhiều.
1.2.2 Dự đoán GDP một số năm tiếp theo
- Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Ta có: Lượng tăng tuyệt đối bình quân của GDP giai đoạn 1996-2006 là tỷ đồng
Dự đoán GDP năm 2007,2008:
tỷ đồng
tỷ đồng
Dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Ta có lần
tỷ đồng
tỷ đồng
Dựa vào hàm xu thế
Theo hàm tuyến tính:
Dự đoán GDP năm 2007 (t=12):
tỷ đồng
Dự đoán GDP năm 2008 (t=13):
tỷ đồng
Theo hàm số mũ:
GDP của Việt Nam năm 2007 (t=12) theo dự đoán là:
tỷ đồng
GDP năm 2008 (t=13):
tỷ đồng
Ta có bảng kết quả dự đoán của ba phương pháp trên như sau
Phương pháp dự đoán
Kết quả dự đoán (tỷ đồng)
Năm 2007
Năm 2008
Dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân
446265.2
467395.4
Dựa vào tốc độ phát triển bình quân
455362.09
487738.34
Dựa vào hàm tuyến tính
426929.71
447444.41
Dựa vào hàm mũ
446370
477616.05
Như vậy, phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân cho ta kết quả dự đoán cao nhất
2. Chất lượng tăng trưởng
2.1.Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
Về mặt lý thuyết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản chất của quá trình công nghiệp hóa. Sự thay đổi cơ cấu nghành kinh tế hoặc cơ cấu vùng, cơ cấu lao động , cơ cấu qui mô hay cơ cấu thành phần kinh tế , về thực chất là điều chỉnh phương thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Chuyển dịch cơ cấu nghành là tiêu điểm của chính sách công nghiệp. Trong khuôn khổ của đề án, chỉ xin phân tích cơ cấu nghành qua thời gian.
Có thể đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ nghiên cứu bằng việc sử dụng hệ số cos hoặc góc:
Công thức này do các chuyên gia Ngân hàng thế giới đề xuất
Ở đây: là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t
- là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế
-Nếu , không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-Nếu , cơ cấu kinh tế chuyển dịch lớn nhất
Nói cách khác, nếu sẽ không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngược lại , cơ cấu kinh tế chuyển dịch lớn nhất
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế theo ngành và mức độ chuyển dịch cơ cấu
Năm
Tổng chung(%)
Tỷ trọng (%)
Nông lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1996
100
25.06
31.34
43.60
1997
100
24.17
32.64
43.20
0.99963
1.56813
1998
100
23.66
33.43
42.91
0.99986
0.95118
1999
100
23.76
34.36
41.88
0.99973
1.33825
2000
100
23.28
35.41
41.30
0.99976
1.25466
2001
100
22.43
36.57
41.00
0.9997
1.41432
2002
100
21.82
37.39
40.79
0.99985
0.99655
2003
100
21.06
38.48
40.45
0.99974
1.30626
2004
100
20.39
39.35
40.25
0.99983
1.05027
2005
100
19.56
40.17
40.27
0.99982
1.08171
2006
100
18.70
40.98
40.31
0.99982
1.0919
1996-2006
0.98007
11.463
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong những năm qua là kết quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển, đến nay Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp tăng lên từ 31.34% (năm 1996) lên 40.98% (2006); tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 25.06% xuống 18.7%; tỷ trọng ngành dịch vụ xó xu hướng giảm từ 43.6% xuống còn 40.31%.
Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước Đông Nam Á, thấy rằng tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chưa thể đạt đến mức là một nước có nền kinh tế phát triển. Ví dụ, Nhật bản, nông nghiệp chỉ chiếm 2% (1999) GDP, ngành dịch vụ chiếm 61% . Tham khảo bảng 4.
Bảng 4: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999
Đơn vị: %
Nước
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Trung Quốc
18
49 (CN chế tác chiếm 37%)
33
Hàn Quốc
6
43 (CN chế tác chiếm 26%)
51
Malaysia
12
48 (CN chế tác chiếm 34%)
40
Thái Lan
11
40 (CN chế tác chiếm 29%)
49
Việt Nam
25,5
34,5 (CN chế tác chiếm 17,7%)
40
Nhật Bản
2
37 (CN chế tác chiếm 24%)
61
Philipin
17
32 (CN chế tác chiếm 22%)
51
Theo số liệu của trung tâm thông tin và dự báo quốc gia
Xét về chuyển dịch cơ cấu, ta thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp và thủy sản còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP so với mục tiêu cần đạt được.
Tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế lại có xu hướng giảm trong thời kỳ qua
Mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2006 là . Có thể thấy giai đoạn này ,sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế là rất chậm chạp với tốc độ chuyển dịch bình quân năm là .Năm có tốc độ chuyển dịch thấp nhất là năm 1998 với mức độ chuyển dich là . Nguyên nhân có thể là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. So sánh mức độ chuyển dịch cơ cấu với động thái tăng trưởng kinh tế ở biểu đồ 3
Ta nhận thấy sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra trong hai năm 1997 và 1998 có động thái tương tự như sự sụt giảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có tính hướng ngoại. Nếu xem xét kết hợp giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể thấy, tăng trưởng kinh tế năm trước tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu năm sau, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề của tăng trưởng kinh tế ổn định. Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng khá đều và chuyển dịch cơ cấu cũng khá đều. Đây cũng là cơ sở để nhận định tăng trưởng kinh tế là yếu tố tích lũy theo chiều rộng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển theo chiều sâu.
Ở Việt Nam trong thời kỳ dài, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm chạp trong khi tăng trưởng kinh tế dược duy trì khá cao cho thấy hiệu quả của các hoạt động kinh tế không cao hay nói cách khác các hoạt động trong nền kinh tế tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, chủ yếu là vốn đầu tư và lao động.
2.2.Hiệu quả đầu tư
Bảng 5: Đầu tư và tăng trưởng
Năm
GDP (tỷ đồng)
Đầu tư(tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP(%)
GDP từ một đồng vốn (đồng/đồng)
2000
273666
115089
42.05
2.38
2002
313247
147993
47.24
2.12
2003
336242
166814
49.61
2.02
2004
362435
189319
52.24
1.91
2005
393031
213931
54.43
1.84
2006
425135
239813
56.41
1.77
Tốc độ tăng bình quân năm(%)
7.11
15.82
6.05
-5.70
Nguồn: Đầu tư thực hiện theo giá so sánh- Tổng cục Thống kê
Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2006, với tốc độ tăng bình quân năm là 6.05%. Năm 2000 là 42.05% và đến năm 2006 là 56.41%. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 7.11% năm thì tốc độ tăng đầu tư một năm đạt 15.82% . Kết hợp những con số trên ta thấy tăng trưởng của Việt Nam dựa chủ yếu vào khai thác chiều rộng tức là tăng vốn đầu vào.
Nếu xem xét kết hợp giữa tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP với GDP thu được từ một đồng vốn bỏ ra ta càng thấy rõ hơn về nhận định trên .
Ở biểu đồ 4, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP liên tục tăng nhưng hiệu quả của đồng vốn bỏ ra lại giảm liên tục.Năm 2000 một đồng vốn bỏ ra tạo ra được 2.38 đồng GDP, thì đến năm 2006 chỉ còn tạo ra được 1.77 đồng GDP.Như vậy, tính hiệu quả của nền kinh tế có xu hướng giảm dần. Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào việc gia tăng đầu vào ( vốn, lao động) có thể phát huy trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, việc huy động các yếu tố này lại có hạn, do sự hạn chế về các nguồn lực.Trong xu thế toàn cầu hóa, mô hình tăng trưởng này sẽ dần mất đi lợi thế cạnh tranh.
Tuy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng xét về tính bền vững hay chất lượng tăng trưởng ( tức là tăng trưởng theo chiều sâu thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả vốn đầu tư,công nghệ,) lại đạt ở mức thấp trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của thế giới.
Mặt khác, do qui mô nền kinh tế nhỏ nên dù có tốc độ tăng nhanh thì so sánh với tăng trưởng của các cường quốc vẫn chưa đáng kể. Dù vậy, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được là rất to lớn so với điểm xuất phát của đất nước.
PHẦN 3
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Nhìn chung những trong năm qua, vai trò của thông tin thống kê ngày càng được chú trọng vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các phương pháp thống kê. Đó là cho ta thấy được sự biến động của mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tê –xã hội. Đánh giá đúng sự biến động của hiện tượng giúp nhà quản lý có những quyết định liên quan đến hiện tại và trong tương lai.
Phân tích dãy số thời gian không chỉ dừng lại ở những con số, mà qua đó ta còn thấy được sự phát triển của hiện tượng hay quá trình kinh tế -xã hội trong khoảng thời gian nghiên cứu cũng như xu hướng vận động của nó. Sự kết hợp của các chỉ tiêu dãy số thời gian sẽ phản ánh mối liên hệ giữa các hiện tượng. Liên hệ với thực tế phân tích ta thấy, để có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu nên kết hợp phương pháp dãy số thời gian với các phương pháp khác như: Dự đoán, phương pháp đồ thị, phân tích cơ cấu,Trong đó phải đảm bảo tính hệ thống của các phương pháp và ý nghĩa thực tế của sự kết hợp đó.
Sự biến động của các hiện tượng hay quá trình kinh tế đều có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, vì vậy không chỉ dùng đơn lẻ một chỉ tiêu để giải thích hiện tượng mà phải có sự kết hợp nhiều chỉ tiêu thống kê thích hợp.
Như vậy, việc đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nên đi sâu vào đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tăng trưởng. Qua đó, thấy được nguồn gốc của sự tăng trưởng về lượng.
K ÊT LUẬN
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan và khá toàn diện. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Những thành quả đạt được trong giai đoạn 1996-2006 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, và là điểm thu hút của các nhà đầu tư. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Đó là sự gia tăng lượng vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại của nền kinh tế tri thức và mở rộng thị trường ra thế giới,là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao theo hướng bền vững, tức là gắn với việc chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng lao động,
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại với tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 5 % cơ cấu GDP, đòi hỏi sự nỗ lực lớn và những chính sách điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế một cách thích hợp của Nhà Nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, là một trong những yếu tố tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trên thế giới.
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lý thuyết thống kê – Nhà xuất bản Thống kê 2006
2.Niên giám thống kê 2005 - Tổng cục thống kê
3.Tạp chí kinh tế và phát triển
4.Thông tin khoa học Thống kê - Viện khoa học Thống kê
5. Tạp chí đầu tư và chứng khoán - Bộ kế hoạch và đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0361.doc