Đoán chuyên gia có lịch sử lâu đời nhất nhưng đồng thời hiện nay lại được áp dụng nhiều trong thực tiễn công tác dự đoán và ngày càng sử dụng nhiều phương pháp số lượng chính xác trong việc thu thập và xử lý ý kiến chuyên gia.
Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được lập trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia. Trên cơ sở thông tin vốn có của họ, kinh nghiệm của họ và đôi khi còn được lấy từ các nguồn xuất bản hay bằng phát minh.
Nhìn chung các phương pháp dự đoán chuyên gia tỏ ra hữu hiệu và nhiều khi là phương pháp duy nhất trong các trường hợp hiếm thông tin xác thực, thông tin ít được lượng hoá, đối với cácđối tượng phức tạp. Với độ chính xác cao của môi trường hoạt động của nó, khi mà các phương pháp dự đoán kháckhông được áp dụng.
69 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thể thao.
Du khách vừa thoả mãn nhu cầu du lịch, thăm quan hoạt động các môn thể thao yêu thích. Hoặc cũng có thể các vận động viên đi thi đấu sau đó họ đi du lịch vùng mà họ đến thi đấu.
f)Du lịch nghiên cứu chuyên đề.
Đây là du lịch kết hợp với việc làm công tác khoa học về sử học, dân tộc học... Trong các trường hợp này nơi đến du lịch đáp ứng được các nhu cầu của đề tài khoa học đang nghiên cứu.
g)Du lịch có chủ đề.
Du khách đi du lịch có mục đích và chủ đề xác định. Việc phân chia du lịch thành các loại hình như trên chỉ có ý nghĩa nghiên cứu, trên thực tế rất khó có thể tách rời các loại hình mà nó thường đan xen nhau bởi vì khách du lịch thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau trong chuyến đi.
Các dạng du lịch
Có 3 dạng du lịch sau:
a) Du lịch từ nước ngoài vào
Là dạng du lịch mà khách du lịch là những người không mang quốc tịch của quốc gia đó vào quốc gia đó với mục đích không phải là để kiếm tiền hoặc định cư.
b)Du lịch trong nước
Là dạng du lịch mà khách hàng du lịch mang quốc tịch của một nước đi du lịch đến các vùng lãnh thổ thuộc địa phận nước đó, không vượt sang biên giới của nước khác.
c)Du lịch ra nước ngoài
Là dạng du lịch của những người mang quốc lịch của một nước đi du lịch ở những vùng không thuộc lãnh thổ nước đó.
2.1.1.2. Doanh thu du lịch
Khái niệm
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp, bao gồm như nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú và ăn uống.
Hành khách đi ra ngoài nơi ở thường xuyên của mình đều cần đến các dịch vụ về lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi. Đó là những yêu cầu thiết yếu liên quan đến sự sống còn của mỗi con người. Con người ở đâu là ở đó có nhu cầu. Trong kinh doanh "ý tưởng kinh tế bắt đầu từ khách", do đó các công ty du lịch trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và mang lại doanh thu tối đa cho cơ sở kinh doanh. Như vậy ta có thể định nghĩa doanh thu về khách số lượng (doanh thu du lịch) đó là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại của công ty du lịch.
Doanh thu về khách du lịch chia làm hai loại chính:
+ Doanh thu bán hàng hoá: gồm các khoản thu do bán hàng ăn uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác.
+ Doanh thu dịch vụ: gồm các khoản thu về buồng ngủ, vận chuyển trong nước, hướng dẫn du lịch...
Ngoài hai loại doanh thu chính ra còn có doanh thu khác như doanh thu cho thuê phòng họp mà không có nhân viên du lịch phục vụ.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu du lịch
-Phản ánh doanh thu ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động chung còn phản chất lượng và mức độ phục vụ rồi phản ánh sự thay đổi trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Là một trong các điều kiện cần để tính các chỉ tiêu hiệu quả.
-Phân tích cơ cấu doanh thu có thể cho thấy xu hướng kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch.
2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch
2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu
Mục đích chia theo đối tượng phục vụ để thấy rõ được cơ cấu doanh thu từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu.
- Thứ nhất, doanh thu phục vụ khách quốc tế.
Trước hết ta hiểu thế nào là khách quốc tế? Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích của chuyến đi không phải để hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nước tới thăm.
Như vậy, khách du lịch quốc tế phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch, đồng thời tiêu dùng sản phẩm do công ty du lịch cung cấp. Vì vậy ta có doanh thu phục vụ khách quốc tế.
"Là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động phục vụ khách quốc tế" (kể cả khách là người của các tổ chức nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở nước sở tại có nhu cầu tham quan du lịch).
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong nước, những năm gần đây nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên mọi lĩnh vực do đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng tuy số lượng không bằng khách nội địa nhưng có mức tiêu dùng cao hơn, do đó làm cho doanh thu khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.
- Thứ hai, doanh thu phục vụ khách trong nước.
"Là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người nước đó đi du lịch trong nước"
Trong đó khách du lịch trong nước được hiểu là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong phạm vi của nước đó với một khoảng cách nhất định). Nơi ấy khác với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian ít nhất hai mươi tư giờ hoặc là một tối trọ và thời gian không được quá một năm với mọi mục đích trừ mục đích kiến tiền tại nơi đến.
- Thứ ba, doanh thu phục vụ khách đi du lịch nước ngoài.
"Là toàn bộ số tiền thu được do việc tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài" (không kể tiền phải nộp của khách do về quá hạn)
2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động
Doanh thu dịch vụ
Mỗi khi khách du lịch có nhu cầu thì đều được đáp ứng tất cả các nhu cầu từ lớn chí bé của khách phát sinh trong quá trình lưu trú lại khách sạn. Do đó số lượng chủng loại các dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng tương ứng với các nhu cầu được thoả mãn thì doanh của mỗi dịch vụ được tạo ra. Do đó ta có khái niệm về doanh thu dịch vụ: "Là toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoàn thành các hoạt động dịch vụ của đơn vị".
Doanh thu dịch vụ bao gồm:
- Thứ nhất, doanh thu cho thuê buồng: "Là tổng số tiền thu được do cho thuê buồng; kể cả cho thuê buồng, nhà dài ngày mà có nhân viên đơn vị phục vụ"
- Thứ hai, doanh thu lữ hành: "là tổng số tiền thu được do hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa". Bao gồm toàn bộ doanh thu kinh doanh dịch vụ theo chương trình du lịch theo tour hoặc không theo tour.
- Thứ ba, doanh thu vận chuyển khách: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ chuyên chở khách đi lại và thăm quan du lịch".
- Thứ tư, doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách vui chơi giải trí". Đây chính là dịch vụ làm sống động hơn kỳ nghỉ và thời gian nghỉ ngơi như tổ chức tham gia chơi thể thao, đua thuyền, khiêu vũ hoặc là học cách nấu ăn các món ăn đặc sản, học các điệu múa và bài hát dân tộc...
Ngoài những doanh thu về dịch vụ kể trên còn có doanh thu dịch vụ khác; đó chính là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ cho khách. Dịch vụ khác ở đây có thể là dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách và giải phóng khách khỏi công việc lặt vặt như: giặt là, uốn sấy tóc, massage, hoặc là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc biệt như: cho thuê hướng dẫn viên riêng, cho thuê hội trường để thảo luận, hoà nhạc, đánh thức khách dậy, hoặc là những dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, mua vé xem ca nhạc...
Doanh thu bán hàng hoá
"Là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá các loại cho khách du lịch"
Trong doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu về ăn uống là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu bán hàng ăn uống: "Là tổng số tiền thu được do bán các sản phẩm dịch vụ cho ăn uống tại chỗ của khách", bao gồm các sản phẩm do đơn vị tự pha chế, pha chế và hàng chuyển bán phục vụ cho bữa ăn, ăn món, uống trong khi ăn và giải khát của khách.
Doanh thu khác
Là tổng số tiền thu được ngoài các khoản thu đã nêu trên như doanh thu cho thuê buồng dài ngày mà không có nhân viên của đơn vị trực tiếp phục vụ.
2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch
2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ dãy số.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện trong những khoảng thời gian dài.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại thời điểm nhất định.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ).
Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích.
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch
Trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây:
2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các công thức khác nhau.
- Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức sau đây:
n
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
- Đối với dãy số thời điểm:
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì được tính theo công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là độ dài thời gian có mức độ yi.
Qua đây ta có biết được rằng doanh thu du lịch bình quân qua các năm là bao nhiêu? tăng, giảm như thế nào, từ đó biết được xu thế biến động qua thời gian, so sánh doanh thu giữa các năm với doanh thu du lịch bình quân, từ đó biết được qua các năm doanh thu du lịch tăng, giảm như thế nào? so với doanh thu bình quân.
2.2.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại, mang dấu (-).
Tuỳ theo mục đích của việc nghiên cứu doanh thu du lịch ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây:
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch (thời gian i-1 và thời gian i) tăng hay giảm,tăng giảm như thế nào. Công thức tính như sau:
= yi - (i = 2, 3,......., n)
Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (yi). Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu Di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có:
Di = - y1 (i = 2, 3,............, n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình
Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, tao có:
Chỉ tiêu này cho biết được doanh thu du lịch trung bìnhcủa các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình qua các năm.
2.2.2.3 Tốc độ phát triển
Trong việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch thì việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển là cực kỳ quan trọng.
Như ta đã biết tốc độ phát triển là một số tương đối (thường là được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức được tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1
-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1
yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
Ti: Tốc độ phát triển định gốc
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
y1: Mức độ đầu tiên của dãy số
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định giá gốc có mối liên hệ sau đây:
- Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là:
t2 . t3 ........ tn = Tn
hay: Pti = Ti (i = 2, 3,.........., n)
- Thứ hai: Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Tức là:
= ti (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của hai tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu ký hiệu là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau:
=
Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
2.2.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
ai = = ti-1 (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc;
Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai (i = 2, 3,.........., n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì:
Ai = (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình:
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì:
2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một chỉ số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,.........., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì:
gi = (i = 2, 3,.........., n)
2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
Như ta đã biết trong dãy số thời gian có 5 phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng:
Ta có 5 phương pháp đó là:
-Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
-Phương pháp số trung bình trượt di động.
-Phương pháp hồi quy.
-Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ.
-Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B).
Tuy nhiên trong nghiên cứu, phân tích doanh thu du lịch thì người ta thường không sử dụng 2 phương pháp đầu tiên. Tại sao lại như vậy?
-Đối với phương pháp mở rộng dãy số thời gian thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thì không được sử dụng vì nó làm mất xu hướng biến động của hiện tượng trong du lịch. Mặt khác nó làm mất tính thời vụ.
-Đối với phương pháp số trung bình trượt di động thì trong nghiên cứu người ta ít sử dụng vì thời gian thu thập được số liệu trong nghiên cứu doanh thu du lịch chưa nhiều, chưa cụ thể. Mặt khác nó cũng làm mất tính thời vụ trong du lịch.
-Đối với các phương pháp còn lại thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thường hay sử dụng. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch vì vậy cần phải sử dụng những phương pháp thích hợp trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu du lịch.
Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch.
2.2.3.1 Phương pháp hồi quy
Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau:
= f(t, a0, a1, .........., an)
Trong đó:
: mức độ lý thuyết
a0, a1,....., an: các tham số
t: thứ tự thời gian
Để lựa chọn đúng đắn dạng các phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như (như dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng (giảm) tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển...).
Các tham số ai (i = 1, 2, 3, ........, n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tức là:
= min
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng:
- Phương trình đường thẳng:
= a0 + a1.t
Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàb di (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1.
- Phương trình parabol bậc 2:
yt = a0 + a1t + a2t2
Phương trình parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
- Phương trình hàm mũ.
Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
-Phương trình bậc 3:
yt=a0+a1t+a2t2+a3t3
Phương trình bậc 3 đựơc sử dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2, a3, được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
2.2.3.2 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thời tiết khí hậu) và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư.
Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương: lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nhu cầu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội.
Nhiệm vụ của nhiệm vụ thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ biến động thời vụ.
Trong các trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
Ii = (i =1,2,...,n)
Trong đó:
Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i (là tháng hoặc quý).
: Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i.
: Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số.
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các cơ cấu năm có sự tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
Ii =
Trong đó:
yịj: mức độ thực tế ở thời gian i năm j
: mức độ tính toán (có thể là một số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j)
2.2.3.3 Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B).
Giả sử xu thế là một hàm tuyến tính ft = a + bt với ( t = 1, 2, ..... T)
Biến động thời vụ: St = Cj (j = )
Biến động ngẫu nhiên: Zt: Khó mô hình hoá
Mô hình có dạng: = a + bt + Cj
Ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nhưng trong thực tế người thường sử dụng bảng B-B.
Bảng Buy Ballot
j (tháng,
quý)
i (năm)
1
¼
j
¼
m
i x Ti
1
Y1,1
¼
y1,j
¼
y1,m
T1
1 x Ti
¼
¼
¼
¼
¼
¼
¼
i
Yi,1
¼
yi,j
¼
yi,m
Ti
i x Ti
¼
¼
¼
n
Yn,1
¼
Yn,j
¼
yn,m
Tn
n x Ti
T1
¼
Tj
¼
Tm
t = 1, 2 ..... n x m
= a + bt + Cj j = 1, 2 ..... m
b =
a =
Cj = (j = )
2.3. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian
Dự đoán theo nghĩa chung nhất là xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa to lớn về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ngày nay, dự đoán được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, khoa học - kỹ thuật, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội...
Trong việc phân loại dự đoán, xuất phát từ các giác độ khác nhau mà có nhiều cách phân loại khác nhau. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, từ các nguồn tài liệu và các phương pháp thích hợp, thống kê thường thực hiện dự đoán ngắn hạn (như dự đoán tháng, quý, năm) - và gọi là dự đoán thống kê ngắn hạn.
Dự đoán thống kê ngắn hạn là công cụ quan trọng để tổ chức sản xuất một cách thường xuyên và liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đơn vị cơ sở đến các cấp, các ngành; nó cho phép phát hiện những nhân tố mới, những sự cân đối để từ đó đề ta những biện pháp phù hợp nhằm có sự điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả. Phương pháp tổng quát của dự đoán thống kê ngắn hạn là ngoại suy dãy số thời gian. Sau đây chỉ đề cập đến một số phương pháp đơn giản nhất của dự đoán thống kê ngắn hạn.
2.3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán:
= yn +
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L)
L : Tấm xa của dự đoán
yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
2.3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Phương pháp bày được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán:
= yn.
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L)
L : Tầm xa của dự đoán
yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: Tốc độ phát triển bình quân
2.3.3. Ngoại suy hàm xu thế
Phương pháp ngoại suy xu thế có hai trường hợp.
+ Trường hợp 1: Áp dụng khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời gian quan sát chỉ do hai nhóm nhân tố tác động là nhóm nhân tố tác động mạnh và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên.
Với mô hình dự đoán: = f(t + L; a0; a1; ..... an) + et
Sai số dự đoán được xác định theo công thức:
Sp = Se
Trong đó:
Sp: Sai số dự đoán
n: Số các mức độ trong dãy số thời kỳ tiền sử
Se: Độ lệch chuẩn của mô hình miêu tả
L: Tầm xa dự đoán.
Khoảng dự đoán là:
(yn+L ± ta . Sp)
Trong đó:
ta: Giá trị theo bảng của tiêu chuẩn t - Student với (n - 2) bậc tự do và xác suất tin cậy (1 - a)
+ Trường hợp 2: Áp dụng khi đối tượng dự đoán biến động chẳng những ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố như trường hợp một mà còn ảnh hưởng của nhóm nhân tố tác động một cách có chu kỳ, thời vụ. Cụ thể, trong du lịch ngoài thành phần xu thế còn chịu ảnh hưởng của thành phần thời vụ, vì vậy mô hình có dạng sau:
yn+L = f(n + L) . Itv + et
Trong đó:
Itv: Chỉ số thời vụ
2.3.4. Dự đoán dựa vào bảng Buys - Ballot.
Căn cứ vào bảng B-B đã trình bày ở phần trên ta có thể dự đoán doanh thu du lịch theo tháng, hoặc quý theo mô hình sau:
= a + bt + Cj
2.3.5. Phương pháp dự đoán chuyên gia
Trong hệ thống các phương pháp dự đoán thì các phương pháp dự doán chuyên gia có lịch sử lâu đời nhất nhưng đồng thời hiện nay lại được áp dụng nhiều trong thực tiễn công tác dự đoán và ngày càng sử dụng nhiều phương pháp số lượng chính xác trong việc thu thập và xử lý ý kiến chuyên gia.
Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được lập trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia. Trên cơ sở thông tin vốn có của họ, kinh nghiệm của họ và đôi khi còn được lấy từ các nguồn xuất bản hay bằng phát minh.
Nhìn chung các phương pháp dự đoán chuyên gia tỏ ra hữu hiệu và nhiều khi là phương pháp duy nhất trong các trường hợp hiếm thông tin xác thực, thông tin ít được lượng hoá, đối với cácđối tượng phức tạp. Với độ chính xác cao của môi trường hoạt động của nó, khi mà các phương pháp dự đoán kháckhông được áp dụng....
Trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch phương pháp dự đoán chuyên gia. Cũng thường được sử dụng trong dự đoán thị trường du lịch và dự đoán các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu du lịch. Trong tổng doanh thu du lịch có nhiều khoản doanh thu du lịch từ các hoạt động khác tạo nên, mặt khác thị trường du lịch Việt Nam hiện nay là thị trường mới mẻ thường xuyên biến động, đồng thời. Với lượng thông tin trong tình trạng khan hiếm. Do đó, phương pháp chuyên gia được áp dụng để dự đoán về sự biến động của các hoạt động đó ảnh hưởng tơí doanh thu.
Phương pháp này đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về các hoạt động cấu thành lên tổng doanh thu. Ngoài việc am hiểu ra các chuyên gia còn đòi hỏi phải có sự nhạy bén trong việc nghiên cứu trên số liệu có sẵn (thường là ít và thiếu chính xác). Họ phải biết loại bỏ các thông tin không có giá trị chính xác và các thông tin không liên quan.
Trên đây là 5 phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn đơn giản có thể sử dụng để dự đoán thống kê ngắn hạn. Những kết quả dự đoán thống kê ngắn hạn đã chỉ ra những khả năng cần được khai thác và những thiếu sót cần khắc phục có tác dụng rất lớn trong việc quản lý kinh tế đặc biệt là ở cấp vĩ mô cũng như đối với quản lý kinh tế ở cấp vi mô. Tuy nhiên mức độ chính xác xủa các phương pháp đó phụ thuộc các tính chất biến động nhiều hay ít của dãy số thời gian. Các phương pháp này đều dựa trên giả thiết rằng: Sự tác động của các nhân tố cơ bản, chủ yếu vào hiện tượng trong thời gian được dự đoán không có sự thay đổi đáng kể. Nhưng trong thực tế các nhân tố tác động đến hiện tượng thường thay đổi. Do đó, để có những kết quả dự đoán tương đối chính xác thì những thông tin mới về sự biến động của hiện tượng cần được phản ánh vào mô hình dự đoán làm cho mô hình thích nghi với tình hình thực tế.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 – 2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010
3.1. Một vài nét sử dụng thông tin trong phân tích và dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội
Để sử dụng các phương pháp thống kê nghiên cứu doanh thu du lịch cần phải có một số lượng thông tin tương đối đầy đủ chi tiết, toàn diện. Nhưng trên thực tế số liệu thống kê hiện nay không đầy đủ chi tiết, thiếu tính so sánh được với nhau qua thời gian và không gian, một số trường hợp do thu thập được quá chậm đã mất tính thời sự, thiếu chính xác, thậm chí nguồn số liệu của các cơ quan quản lý như số liệu của Sở Du lịch, Cục Thống kê cũng thiếu tính đồng bộ.
Với nguồn số liệu như vậy, việc phân tích, dự đoán thống kê doanh thu du lịch tại Hà Nội còn nhiều hạn chế: các chỉ tiêu phân tích chỉ dừng ở mức khái quát, thiết các chỉ tiêu phân tích chi tiết. Việc đánh giá, phân tích và dự báo doanh thu du lịch chỉ dừng lại ở mức độ là nhiều báo cáo, phân tích tình hình, đôi khi mang tính chất mô tả, chưa phân tích sâu sắc chi tiết...
Trước tình hình thực tế về thông tin doanh thu du lịch trong những năm qua không cho phép tiến hành sử dụng tất cả các phương pháp đã trình bày ở chương I, chương II để phân tích toàn diện doanh thu du lịch mà chỉ có thể sử dụng một số phương pháp như: dãy số thời gian, dự đoán.
Số liệu thu thập được chỉ bao gồm số chỉ tiêu:
- Doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng từ năm 2002 - 2007 và tổng doanh thu theo năm giai đoạn 2002 - 2008.
Sau đây xin trình bày một số nội dung phân tích như đã trình bày ở các chương trước.
3.2. Biến động tổng doanh thu và kết cấu qua thời gian
3.2.1. Nghiên cứu biến động tổng doanh thu phục vụ khách
Chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động du lịch. việc nghiên cứu chỉ tiêu này có tác dụng lập kế hoạch để phát triển du lịch một cách tốt nhất.
Du lịch Hà Nội tuy là một ngành non trẻ nhưng lại là một ngành đầy triển vọng, một ngành trong tương lai sẽ là ngành mũi nhọn của Thủ đô, doanh thu của ngành chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GDP. Sau đây là tình hình biến động của doanh thu khách du lịch tại Hà Nội qua các năm:
Bảng 04: Doanh thu phục vụ khách du lịch giai đoạn 2002 - 2008
Năm
Tổng doanh thu phục vụ khác du lịch (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
2002
895.160
-
-
2003
913.649
18.489
102,065
2004
1.049.869
136.220
114,909
2005
1.134.457
84.588
108,057
2006
1.202.386
67.929
105,987
2007
1.416.607
214.221
117,816
2008
1.563.892
147.285
110,397
Tổng
7.176.020
-
-
(Nguồn: Phòng thương mại, cục thống kê Hà Nội )
Với số liệu ở trên chúng ta có thể tính được một số chỉ tiêu sau:
- Doanh thu du lịch bình quân năm:
1.168.002,9 (triệu đồng/năm)
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân năm:
111.455,333 (triệu đồng/năm)
- Tốc độ phát triển bình quân năm:
= 1,0974 lần hay 109,74%
Qua kết quả tính toán ta thấy doanh thu phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2002 - 2008 liên tục tăng. Doanh thu về khách du lịch trung bình mỗi năm trong giai đoạn này là 1.168.002,9 triệu đồng/năm với tốc độ phát triển bình quân là 109,74% và trung bình mỗi năm tăng 111.455,333 triệu đồng/năm. Mặt khác ta thấy rằng doanh thu du lịch từ 2002-2008 có xu hướng tăng qua các năm. Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn cao nhất là năm 2006 - 2007 cụ thể là 214.221 (tr.đ) thấp nhất là năm 2002-2003 cụ thể là: 18.489(tr.đ). Tốc độ phát triển liên hoàn cao nhất là năm: 2006-2007 (117,816%) thấp nhất là năm:2002-2003 (102,065%).
Điều đó chứng tỏ có sự thay đổi theo hướng tốt lên của các thủ tục xuất nhập cảnh, các nơi tham quan đã được Đảng và Nhà nước đầu tư có chiều sâu, là năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới và có một số sự kiện quan trọng về kinh tế và chính trị đặc biệt trong năm này.
3.2.2 Phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002-2008
3.2.2.1. Xu hướng biến động chung
Để nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu du lịch có thể chọn các hàm xu thế: dạng tuyến tính, dạng parabol, hàm bậc 3... Với số liệu doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 2002 - 2008. Có thể biểu hiện xu hướng phát triển bằng các dạng hàm với kết quả tính toán như sau:
Dạng hàm
Tỷ số tương quan
Sai số mô hình
Hàm tuyến tính
= 715.913+113.022,46*t
0,9565
57.026,84
Hàm parabol
= 858.865,42 + 17.720,84*t
+ 11.912,70*t2
0,9885
32.938,04
Hàm bậc 3
= 845.608,42+32.819,09*t
+7.493,71*t2+368,25*t3
0,9883
37.905,01
Qua kết quả tính toán như trên ta thấy rằng hàm parabol có sai số nhỏ nhất và tỷ số tương quan lớn nhất. Tuy nhiên hàm tuyến tính và hàm bậc 3 có tỷ số tương quan khá cao song sai số của mô hình lớn hơn nhiều so với hàm parabol. Chính vì vậy mà chúng ta chọn hàm parabol để nghiên cứu xu hướng biến động cũng như để dự đoán sau này.
Hàm có dạng sau:
= 858.865,42 + 17.720,84*t + 11.912,70*t2.
3.2.2.2. Xu hướng biến động thời vụ.
Ta quan sát biến động thực tế của tổng doanh thu du lịch qua các tháng từ 2003 - 2008. Như ta đã biến tính thời vụ trong du lịch luôn là vấn đề quan trọng, vì thế cần phải phải nghiên cứu kỹ mới có thể tìm hiểu tốt về nhu cầu để chuẩn bị kịp thời để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch. Để từ đó có chính sách phát triển phù hợp cho ngành du lịch Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Bảng 05: Doanh thu du lịch theo các tháng
Tháng
2003
2004
2005
2006
2007
2008
81.500
90.015
106.225
108.116
127.420
137.432
79.500
86.130
102.548
107.894
127.100
136.180
76.370
82.105
98.832
95.738
112.775
120.635
54.900
82.076
96.770
89.788
105.770
107.890
42.750
79.934
93.725
85.338
100.524
107.672
38.100
79.040
90.795
83.885
98.815
100.634
64.800
80.780
89.850
92.372
108.810
111.652
68.306
87.634
83.954
93.253
109.849
114.459
81.700
89.874
76.830
97.100
114.381
112.280
92.250
92.162
80.795
105.530
124.499
149.325
112.350
101.998
90.868
116.010
136.694
172.980
121.723
98.121
123.265
127.362
149.970
192.690
Tổng
913.649
1.049.869
1.134.457
1.202.386
1.416.607
1.563.829
(Nguồn: Phòng thương mại, cục thống kê Hà Nội )
Với số liệu ở bảng trên ta thấy rằng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng kỳ qua các năm tăng lên. Biểu hiện tính thời vụ với xu hướng rõ rệt đồng thời có xu hướng phát triển theo thời gian. Ta sử dụng chỉ số thời vụ có tính đến xu hướng với công thức sau:
Ii = (i = ) (1)
Trong đó:
: Chỉ số thời vụ tháng i
yịj: mức độ thực tế ở thời gian i năm j
: mức độ tính toán (có thể là một số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j)
Từ số liệu bảng 05 ta xác định được hàm xu thế tuyến tính có dạng sau:
= 68.016,3+907,353*t
Trong đó t: là thứ tự thời gian theo tháng.
Trên cơ sở tính giá trị lý thuyết ở bảng sau:
Bảng 06: Doanh thu du lịch thực tế và lý thuyết (theo hàm xu thế)
t
Yt
t
yt
1
81.500
68.924
37
108.116
101.588
2
79.500
69.831
38
107.894
102.496
3
76.370
70.738
39
95.738
103.403
4
54.900
71.646
40
89.788
104.310
5
42.750
72.553
41
85.388
105.218
6
38.100
73.460
42
83.885
106.125
7
64.800
74.368
43
92.372
107.032
8
68.306
75.275
44
93.253
107.940
9
81.700
76.182
45
97.100
108.847
10
92.250
77.089
46
105.530
109.755
11
112.350
77.2004
47
116.010
110.662
12
121.723
78.905
48
127.362
111.569
13
90.015
79.812
49
127.420
112.477
14
86.130
80.719
50
127.100
113.384
15
82.105
81.627
51
112.775
114.291
16
82.076
82.534
52
105.770
115.199
17
79.934
83.441
53
100.524
116.106
18
79.040
83.349
54
98.815
117.013
19
80.780
85.256
55
108.810
117.921
20
87.634
86.163
56
109.849
118.828
21
89.874
87.071
57
114.381
149.735
22
92.162
87.978
58
124.499
120.643
23
101.998
88.885
59
136.694
121.550
24
98.121
89.793
60
149.970
122.457
25
106.225
90.700
61
137.432
123.365
26
102.548
91.607
62
136.180
124.272
27
98.832
92.515
63
120.635
125.180
28
96.770
93.422
64
107.890
126.087
29
93.725
94.330
65
107.672
126.994
30
90.795
95.237
66
100.634
127.902
31
89.850
96.144
67
111.652
128.809
32
83.954
97.052
68
114.459
129.716
33
76.830
97.959
69
112.280
130.624
34
80.795
98.866
70
149.325
131.531
35
90.868
99.774
71
172.980
132.438
36
123.265
100.681
72
192.690
133.346
Từ kết quả bảng 06 ta có thể tính được chỉ số thời vụ như sau:
Bảng 07: Chỉ số thời vụ theo tháng.
Năm
Tháng
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Ii (lần)
1
1,1825
1,1278
1,1711
1,0643
1,1328
1,140
6,7917
1,1319
2
1,1385
1,0670
1,1194
1,0527
1,1209
1,0958
6,5943
1,0990
3
1,0796
1,0058
1,0682
0,9258
0,9867
0,9636
5,3619
0,8936
4
0,7662
0,9945
1,0358
0,8607
0,9181
0,8556
5,4309
0,9051
5
0,5809
0,9579
0,9935
0,8110
0,8657
0,8478
5,0568
0,8428
6
0,5186
0,9370
0,9533
0,7904
0,8444
0,7868
4,8305
0,8051
7
0,8713
0,9475
0,9345
0,8630
0,9227
0,8688
5,4058
0,9009
8
0,9074
1,0170
0,8650
0,8639
0,9244
0,8823
5,4600
0,9100
9
1,0724
1,0321
0,7843
0,8920
0,9552
0,8595
5,5955
0,9326
10
1,1967
1,0475
0,8172
0,9615
1,0319
1,1352
6,1900
1,0316
11
1,4405
1,457
0,9107
1,0483
1,1245
1,3061
6,9776
1,1629
12
1,5265
1,0927
1,2243
1,1415
1,2246
1,4450
7,6546
1,2757
Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy rằng chỉ số thời vụ cao nhất là tháng 12 (là 127,57%) thấp nhất là tháng 6 (là 80,51%). Mặt khác ta còn thấy rằng chỉ số thời vụ cao vào tháng 1, 2, 10, 11, 12 và giảm mạnh vào tháng tháng 4, 5, 6, 7. Điều đó cho ta thấy rằng doanh thu du lịch có tính thời vụ rõ rệt, hay mang tính thời vụ rõ rệt.
Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu tháng 1, 2, 10, 11, 12 vì doanh thu trong các tháng này lớn hơn các tháng khác. Tại sao như vậy? Bởi vì trong những tháng này nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều lễ hội, và đặc biệt là tết cổ truyền... Là lúc mà khách quốc tế cũng như Việt kiều ở nước ngoài về nước rất lớn. Chính vì vậy mà doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này được thể hiện là chỉ số thời vụ trong các tháng này tương đối lớn. Căn cứ vào chỉ số thời vụ như đã trình bày ở trên, ngành du lịch Thủ đô cũng như cả nước có kế hoạch khai thác tối đa khả năng phục vụ vào những tháng du lịch như đi nghỉ đông của khách quốc tế, Việt kiều... Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật như khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, bố trí các tour du lịch hợp lý để đáp ứng nhu cầu khá đa dạng của khách du lịch.
3.3. Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010
3.3.1. Dự đoán doanh thu du lịch theo năm
Chúng ta chọn hàm parabol để dự đoán vì hàm này có tỷ số tương quan lớn nhất trong các hàm và có sai số mô hình nhỏ nhất. Vì vậy sử dụng hàm parabol để dự đoán là chính xác nhất.
= 858.865,42 + 17.720,84*t + 11.912,70*t2 +
Sử dụng mô hình:
= f(n + L) + et
2002 = 858.865,42+17.720,84*8+11.912,71*82
=1.763.045,117 (triệu đồng)
2003 = 858.865,42 + 17.720,84 x 9 + 11.9912,71 x 92
= 1.983282,49 (triệu đồng)
Khoảng dự đoán được tính theo công thức sau:
± ta . SP
Sai số mô hình:
Trong đó:
SP : Sai số dự đoán
n : Số các mức độ trong dãy số
Se: Sai số của mô hình
L: Tầm xa dự đoán
Thay số ta có:
= 43.126,025
Với ta giá trị theo bảng t - Student, n- 2 bậc tự do và xác suất tin cậy là 0,9 và số bậc tự do là 5 ta có ta = 1,476.
Kết quả dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2009 theo hàm parabol trong khoảng:
(1.699.391,107;1.826.699,127)
Kết quả dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2010 theo hàm parabol trong khoảng:
(1.919.628,48;2.046.963,50)
3.3.2. Dự đoán doanh thu du lịch dựa vào chỉ số thời vụ
Với bảng chỉ số thời vụ đã trình bày ở phần trên ta có thể dự báo về doanh thu phục vụ khách du lịch bằng công thức sau:
yi = x Ii
Trong đó:
yi : Doanh thu dự đoán tháng i năm dự đoán
ydđ : Doanh thu dự đoán năm dự đoán
Ii: Chỉ số thời vụ tháng i
Theo như kết quả dự đoán ở phần trớc ta có kết quả dự đoán doanh thu du lịch theo các tháng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 được trình bày ở biểu sau:
Bảng 08: Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng năm 2009
Tháng
It (lần)
Doanh thu dự đoán (tr.đ)
1,1319
166.299,231
1,0990
161.465,549
0,8936
131.288,093
0,9051
132.977,678
0,8428
123.824,535
0,8051
118.285,635
0,9009
132.360,612
0,9100
133.697,588
0,9326
137.017,989
1,0316
151.563,112
1,1629
170.853,763
1,2757
187.426,388
Tổng
1.747.060,173
Bảng 09: Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng năm 2010
Tháng
It (lần)
Doanh thu dự đoán (tr.đ)
1,1319
187.073,065
1,0990
181.635,567
0,8936
147.688,392
0,9051
149.589,037
0,8428
139.292,489
0,8051
133.061,688
0,9009
148.894,888
0,9100
150.398,877
0,9326
154.134,058
1,0316
170.496,134
1,1629
192.196,543
1,2757
210.839,393
Tổng
1.965.300,14
Bảng 10: Dự đoán khoảng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2009
Tháng
It (lần)
Doanh thu (tr.đ)
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
1,1319
158.590,631
174.007,829
1,0990
153.981,008
168.950,088
0,8936
125.202,393
137.373,793
0,9051
126.813,658
139.141,696
0,8428
118.084,799
129.564,271
0,8051
112.802,648
123.768,622
0,9009
126.225,196
138.496,027
0,9100
127.500,198
139.894,977
0,9326
130.666,688
143.309,292
1,0316
144.537,587
188.588,636
1,1629
162.934,045
178.773,482
1,2757
178.783,465
196.114,310
Tổng
1.666.077,316
1.828.043,023
Bảng 11: Dự đoán khoảng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2010
Tháng
It (lần)
Doanh thu (tr.đ)
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
1,1319
179.364,446
194.781,663
1,0990
174.151,027
189.120,107
0,8936
141.602,691
153.774,092
0,9051
143.425,018
155.753,056
0,8428
133.552,762
145.032,234
0,8051
127.578,701
138.544,675
0,9009
142.759,473
155.030,304
0,9100
144.201,487
156.596,266
0,9326
147.782,755
160.485,361
1,0316
163.470,609
177.521,657
1,1629
184.276,824
200.116,261
1,2757
202.151,470
219.527,315
Tổng
1.884.371,283
2.046.282,911
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Một số kiến nghị
Từ những vấn đề lý luận thực tiễn đã nghiên cứu, cùng với sự phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 xin đưa một số kiến nghị sau:
a. Về chiến lược phát triển thị trường du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Số khách du lịch quốc tế, trong nước đến Hà Nội vẫn có xu hướng tăng mạnh theo từng năm dẫn đến doanh thu du lịch từ khách quốc tế, trong nước tăng theo. Để duy trì và tăng hơn nữa số lượng khách cần có những biện pháp nhằm khai thác tối đa mọi nguồn khách và chuẩn bị đón tiếp khách chu đáo đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu qua các năm cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật để đón khách quốc tế, khách trong nước, có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại các khu du lịch trên địa bàn Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Gươm, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ... đồng thời xây dựng đan xen các khu vui chơi giải trí như công viên nước Hồ Tây, sàn nhảy, sân tenis...
- Xác định "sản phẩm du lịch" của Hà Nội có thể bán trên thị trường du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế cũng như trong nước góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu bán hàng.
- Đa dạng hoá các loại hình vui chơi giải trí trong và ngoài khách sạn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.
- Đặt đại diện ở một số thị trường du lịch trọng yếu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhằm tuyên truyền quảng cáo, từng bước định hướng nguồn khách du lịch đến, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong lĩnh vực du lịch cũng như kinh nghiệm trên thị trường.
b. Về mặt tổ chức thống kê nghiên cứu thị trường du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch một cách hoàn chỉnh.
- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chuyên ngành du lịch từ dưới lên trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để thu thập thông tin bằng các phương pháp gián tiếp và trực tiếp nhằm cung cấp một cách đầy đủ cho các đơn vị kinh doanh du lịch, để từ đó các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất cho mình.
c. Một số vấn đề cần giải quyết.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới việc giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh còn rất khó khăn nhất là các thủ tục hành chính đó là một trong những trở ngại đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như phần trên đã trình bày thì doanh thu chủ yếu là doanh thu khách quốc tế. Chính vì vậy lượng khách quốc tế vào Hà Nội tăng lên dẫn đến doanh thu khách quốc tế cũng tăng lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề này đã được giải quyết phần nào điều này được minh chứng là doanh thu du lịch của khách quốc tế hàng năm tăng lên rõ rệt.
Qua số liệu thu thập ở trên doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 ta thấy rằng tổng doanh thu du lịch qua các năm vẫn tăng nhưng tăng chủ yếu do số lượng khách tăng mạnh, số ngày khách tăng khá mạnh. Điều đó chứng tỏ rằng tổng doanh thu du lịch chưa tương xứng với lượng tăng về khách, ngày khách (số ngày lưu trú). Chính vì vậy mà chúng ta cần đầu tư thích đáng vào ngành du lịch Thủ đô nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch Thủ đô, như đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, bên cạnh đó phát huy hơn nữa lợi thế về tiềm năng du lịch như các khu di tích vốn có của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Vì thế mà ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị một cách chu đáo để đón tiếp một lượng khách không nhỏ trong dịp này. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các đơn vị kinh doanh du lịch sau này. Một điều tất yếu sẽ đến khi ngành du lịch phát triển mạnh mẽ là ngành du lịch góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn đề chung của xã hội là vấn đề việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp rất lớn hiện nay.
- Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên du lịch không những giỏi ngoại ngữ mà còn hiểu sâu về lịch sử văn hoá dân tộc, về các vấn đề khác có liên quan như thị hiếu, phong tục tập quán của khách du lịch, đồng thời nâng cao trình độ quản lý về du lịch.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn thu hút khách quốc tế làm cho du lịch Hà Nội và cả nước phát triển, sớm đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách quốc tế, khách trong nước về tham quan du lịch.
2. Kết luận
Hiện nay du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội đang là một ngành kinh tế mũi nhọn và trong tương lai gần ngành du lịch còn phát triển mạnh hơn nữa.
Với tiềm năng sẵn có cộng với thế mạnh vị trí địa lý. Vì vậy mà Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phát triển ngành du lịch phù hợp với tình hình hiện nay như tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh để khách du lịch quốc tế có điều kiện vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó các công ty du lịch Hà Nội cần phải phát triển nhiều mặt như quảng cáo trên mạng các loại hình du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch.
Qua việc phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 bằng phương pháp thống kê cụ thể là vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn đã cho chúng ta biết được thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội qua các năm. Từ đó có chính sách phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch Thủ đô phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng sẵn có, xứng đáng là đơn vị kinh doanh du lịch đứng đầu cả nước. Với sự phát triển ngành du lịch Hà Nội như hiện nay thì du lịch đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế trong thế kỷ 21.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Lý thuyết thống kê - NXB Giáo dục.
2) Giáo trình Thống kê du lịch - NXB Thống kê.
3) Niên giám thống kê Cục thống kê Hà Nội từ 2002 - 2007
4) Báo cáo Thống kê, tháng quí về khách du lịch, doanh thu du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2008.
5) Tạp chí du lịch Việt Nam các số từ 2002 - 2002.
6) Tạp chí Kinh tế phát triển 12/2008.
7) Tạp chí Con số sự kiện các số từ 2005 - 2002
8) Tạp chí Thị trường giá cả 9/2007
9) Tạp chí Kinh tế dự báo 1/2002.
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội 3
1.1.1. Những vấn đề chung 3
1.1.2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. 5
1.1.2.1. Hoạt động khách sạn du lịch. 5
1.1.2.2. Hoạt động dịch vụ - cho người nước ngoài thuê nhà và nhà trọ tư nhân 14
1.2. Việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 19
1.2.1. Sự cần thiết nghiên cứu doanh thu du lịch 19
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 20
1.3. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 23
1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng 23
1.3.2. Phân tích và dự đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội 24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DOANH THU DU LỊCH 25
2.1. doanh thu du lịch 25
2.1.1. Khái niệm doanh thu du lịch 25
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch 25
2.1.1.2. Doanh thu du lịch 28
2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch 29
2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu 29
2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động 30
2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 32
2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian 32
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 33
2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian 33
2.2.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 34
2.2.2.3 Tốc độ phát triển 35
2.2.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 37
2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). 38
2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng 38
2.2.3.1 Phương pháp hồi quy 39
2.2.3.2 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ 41
2.2.3.3 Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B). 42
2.3. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian 43
2.3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân. 44
2.3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 44
2.3.3. Ngoại suy hàm xu thế 45
2.3.4. Dự đoán dựa vào bảng Buys - Ballot. 46
2.3.5. Phương pháp dự đoán chuyên gia 46
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 – 2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 48
3.1. Một vài nét sử dụng thông tin trong phân tích và dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 48
3.2. Biến động tổng doanh thu và kết cấu qua thời gian 49
3.2.1. Nghiên cứu biến động tổng doanh thu phục vụ khách 49
3.2.2 Phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002-2008 50
3.2.2.1. Xu hướng biến động chung 50
3.2.2.2. Xu hướng biến động thời vụ. 51
3.3. Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 56
3.3.1. Dự đoán doanh thu du lịch theo năm 56
3.3.2. Dự đoán doanh thu du lịch dựa vào chỉ số thời vụ 57
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 62
1. Một số kiến nghị 62
2. Kết luận 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2295.doc