Đề tài Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 1. Khái niệm và những vấn đề có liên quan 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm của phương pháp điều tra xã hội học: 1.3. Phân loại điều tra xã hội học 2. Việc đo lường và lập thang điểm đánh giá các hiện tượng xã hội 2.1. Những vấn đề chung về đo lường 2.2. Các loại thang đo 2.3. Một số cách đặt thang điểm cơ bản 3. Các loại câu hỏi trong bảng hỏi 3.1. Theo công dụng a. Theo nội dung b. Theo chức năng 3.2. Theo biểu hiện a. Theo biểu hiện của câu trả lời b. Theo biểu hiện của câu hỏi 4. Các phương pháp thu thập thông tin 4.1. Phương pháp phỏng vấn a.Phương pháp Anket (phỏng vấn viết) b.Phương pháp phỏng vấn trực diện c.Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại 4.2. Phương pháp quan sát a. Theo tính chất tham gia b. Theo thời gian c. Theo hình thức hoá d. Theo địa điểm 4.3. Phương pháp thực nghiệm 4.4. Phương pháp phân tích tư liệu 4.5. Phương pháp nghiên cứu điền dã 5. Bảng hỏi – kỹ thuật xây dựng và các vấn đề có liên quan 5.1. Những nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng bảng hỏi 5.2. Bố cục chung của một bảng hỏi 5.3. Kỹ thuật câu hỏi trong bảng hỏi II. QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC ĐIỀU XÃ HỘI HỌC CHƯƠNG II XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 1. Một số vấn đề về năng lực giảng dạy của giảng viên đại học 2. Sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam 3. Sự cần thiết của việc ứng dụng điều tra xã hội học để đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học. II. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA 1. Xác định mục đích của cuộc điều tra 2. Xác định đối tượng điều tra 3. Xác định nội dung điều tra 4. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin 5. Chọn mẫu điều tra III. NỘI DUNG BẢNG HỎI 1. Một vài nét khái quát về bảng hỏi 2. Chi tiết về bảng hỏi CHƯƠNG III: XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. PHƯƠNG PHÁP NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU II. HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1. Tổng hợp ý kiến trả lời và mô tả 1.1. Tổng hợp ý kiến trả lời về thông tin cá nhân 1.2. Tổng hợp ý kiến trả lời về hoạt động tham gia các chương trình đào 2. Phân tích mối liên hệ a. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình. b. Phân tích mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm khi tham gia chương trình và mức độ cải thiện/tiến bộ trong tác phong làm việc cũng như trong các kỹ năng giảng dạy c. Phân tích mối liên hệ giữa độ tuổi và nhận định về các yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào chương trình hợp tác ĐT QT d. Phân tích mối liên hệ giữa mức độ phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình và công việc thường xuyên của các giảng viên với mức độ cải thiện trong việc nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy 3. Những kinh nghiệm rút ra từ cuộc điều tra KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc không thực sự quá quan trọng, nó đóng vai trò như một câu hỏi sự kiện nhằm gợi mở lại các suy nghĩ và nhận định của họ về các chương trình đào tạo Quốc tế mà họ đã và đang tham gia. Đồng thời, qua câu hỏi này, ta có thể có một số nhận định sơ bộ về hoạt động tham gia các chương trình đào tạo Quốc tế của các giảng viên được điều tra. Và xem xét xem liệu có sự khác nhau nào về nhận xét và đánh giá giữa việc tham gia vào nhiều loại chương trình với việc tham gia chỉ một loại chương trình hay không? Câu 11 Thầy/Cô tham gia trong các chương trình HTĐT QT là do □1 Sự chủ động của cá nhân là chính □2 Sự phân công của tập thể là chính □3 Cả hai Với việc sử dụng câu hỏi lọc như trên, người nghiên cứu muốn xem xét việc các giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế là do đâu? Do sự chủ động của cá nhân, do sự phân công của tập thể hay là do cả hai yếu tố trên. Từ đây, có thể thấy được xu hướng nào là phổ biến hiện nay, đồng thời có thể thấy được mối quan hệ giữa các dự án hợp tác đào tạo Quốc tế với hoạt động thường xuyên của nhà trường. Như chúng ta biết, hoạt động của một dự án muốn thành công thì vừa phải đi sâu vào trong các hoạt động thường xuyên của nhà trường, vừa phải có tính độc lập riêng của nó. Vì thế, với câu hỏi trên: nếu việc tham gia chương trình là do sự chủ động của cá nhân là chính chiếm đa số lựa chọn thì điều này có nghĩa là tính độc lập của các giảng viên này rất cao, họ tự tìm hiểu và chủ động liên hệ để tham gia vào các chương trình này điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế chưa thực sự đi sâu vào trong các hoạt động thường xuyên của nhà trường cũng như hoạt động của tập thể. Còn nếu do sự phân công của tập thể là chính chiếm đa số lựa chọn thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế đã thực sự đi sâu vào trong hoạt động thường xuyên của trường và của tập thể, thực sự được các tập thể quan tâm để lựa chọn các cá nhân phù hợp tham gia. Còn nếu lựa chọn cả hai yếu tố trên chiếm đa số thì ta có thể thấy ở đây có sự kết hợp hài hoà giữa tính độc lập của cá nhân và tinh thần làm việc trong tập thể của các giảng viên, mặt khác, điều này còn có nghĩa là hoạt động của các dự án vừa hoà nhập vào hoạt động chung của trường nhưng cũng vừa mang tính độc lập tương đối. Câu 12 Những điều Thầy/Cô đánh giá cao khi tham gia vào làm việc trong chương trình Đào tạo Quốc tế (có thể lựa chọn nhiều phương án) □1 Được làm việc với giáo sư nước ngoài □2 Được cập nhật/ tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới □3 Học viên có thái độ học tập nghiêm túc □4 Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn □5 Được làm công việc mang tính thách thức – thử thách □6 Mở rộng mạng lưới quan hệ □7 Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ □8 Tăng thu nhập □9 Khác (xin ghi rõ)……………………………………………………… Vậy yếu tố nào được đánh giá cao nhất (lựa chọn một phương án) □1 Được làm việc với giáo sư nước ngoài □2 Được cập nhật/ tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới □3 Học viên có thái độ học tập nghiêm túc □4 Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn □5 Được làm công việc mang tính thách thức – thử thách □6 Mở rộng mạng lưới quan hệ □7 Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ □8 Tăng thu nhập □9 Khác (xin ghi rõ)……………………………………………………………. Câu hỏi này được thiết kế bao gồm hai vế nhỏ. Với vế thứ nhất , người nghiên cứu có muốn xem xét những yếu tố được các giảng viên đánh giá cao khi tham gia vào chương trình Quốc tế hay nói cách khác đây chính là những lợi thế có được khi tham gia vào chương trình. Ai cũng có thể biết được là việc tham gia vào làm việc trong các chương trình đào tạo Quốc tế sẽ có những ưu thế nhất định hơn so với các chương trình trong nước, tuy nhiên thông qua câu hỏi này người làm chương trình sẽ biết được những yếu tố nào được được đánh giá cao hơn cả. Đây sẽ là những động lực chính thu hút và khuyến khích các giảng viên tham gia vào chương trình. Còn vế thứ hai của câu hỏi nhằm xác định xem yếu tố nào được đánh giá cao nhất khi tham gia, thông qua vế này người làm chương trình sẽ biết được yếu tố nào chiếm đa số lựa chọn là được đánh giá cao nhất hay nói cách khác là yếu tố có tính chất ưu thế nhất của chương trình. Từ đó, người làm chương trình có thể gián tiếp đánh giá được mục đích chính khi tham gia vào chương trình này của các giảng viên. Ví dụ như nếu yếu tố “được làm việc với giáo sư nước ngoài” được lựa chọn đa số thì người nghiên cứu có thể thấy rằng được làm việc với các giáo sư nước ngoài là yếu tố mà các chương trình đào tạo trong nước không thể có được nên đây là mục đích chính khi tham gia chương trình của các giảng viên. Câu 13 Những yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào chương trình hợp tác đào tạo quốc tế? (Hãy chọn 3 yếu tố quan trọng nhất) □1 Có trình độ chuyên môn vượt trội □2 Có khả năng ngoại ngữ vượt trội □3 Có kỹ năng/tác phong làm việc chuyên nghiệp □4 Có tinh thần hợp tác cao □5 Có học hàm học vị cao □6 Có quan hệ cá nhân tốt đối với ban điều hành các dự án □7 Có quyền đại diện cho đơn vị của mình □8 Khác (xin ghi rõ)...................................................................................……. Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem những yếu tố nào thực sự mang tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế, liệu đó là những yếu tố do có những khả năng hay năng lực vượt trội hay là những yếu tố dựa trên những mối quan hệ cá nhân, quyền đại diện cho đơn vị mình hay là cả hai loại yếu tố trên đều cần thiết? Tuy nhiên, cùng với việc đưa ra các phương án trả lời có thể có, câu hỏi vẫn có phương án mở để thu thập thêm các ý kiến mà mình chưa thể lường trước được. Nếu những yếu tố do có những khả năng vượt trội chiếm đa số lựa chọn điều này có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế đòi hỏi phải có thực lực chứ không phải chỉ dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Ngược lại, nếu các yếu tố về quan hệ cá nhân hay có quyền đại diện cho đơn vị chiếm đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình này vẫn chưa thực sự có những đòi hỏi khắt khe về năng lực. Còn nếu, cả hai loại yếu tố trên đều được lựa chọn đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế ngoài việc phải thực sự có những năng lực vượt trội thì vẫn cần có sự quen biết dựa trên các mối quan hệ cá nhân hay là có quyền đại diện cho đơn vị. Câu 14 Lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế có phù hợp với công việc thường xuyên của Thầy (Cô) không? □1 Hoàn toàn phù hợp □2 Có liên quan □3 Lĩnh vực hầu như khác hẳn Với việc sử dụng câu hỏi lọc này, người nghiên cứu muốn lọc đối tượng nghiên cứu ra thành ba nhóm: lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế hoàn toàn phù hợp với công việc thường xuyên – lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế có liên quan tới công việc thường xuyên – lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế hầu như khác hẳn so với công việc thường xuyên. Thông qua việc lọc ra ba nhóm này, người nghiên cứu muốn xem xét sự khác nhau về các nhận định và đánh giá của họ đối với các vấn đề liên quan đến chương trình. Ngoài ra, người nghiên cứu còn muốn xem xét đến việc sử dụng những giảng viên đã qua đào tạo trong nhà trường. Trên thực tế, có một số giảng viên không sử dụng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo trong công việc giảng dạy thường xuyên của mình, nhưng khi tham gia vào chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế họ lại có thể sử dụng chuyên môn của mình để làm việc. Vì vậy, đây là vấn đề rất cần được xem xét đến. Câu 15 Với việc tham gia vào các chương trình Hợp tác ĐTQT, các Thầy(Cô) cảm thấy cải thiện/tiến bộ rõ rệt trong: Không rõ Rất rõ rệt rệt 1 2 3 4 5 Tác phong làm việc □ □ □ □ □ Nâng cao, cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy □ □ □ □ □ Đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy □ □ □ □ □ Nâng cao khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn □ □ □ □ □ Yếu tố khác (xin ghi rõ) □ □ □ □ □ ………………………………………………………… Câu hỏi này ngoài mục đích thu thập thông tin về những lợi ích mà chương trình mang lại cho các giảng viên trong việc cải thiện tác phong làm việc cũng như các kỹ năng trong công việc giảng dạy hàng ngày còn có tác dụng đánh giá một cách gián tiếp khả năng áp dụng các kỹ năng đó vào công việc giảng dạy hàng ngày của họ (các chương trình giảng dạy trong nước). Bởi vì, nếu tác phong làm việc và các kỹ năng trên được các giảng viên nhận định là cải thiện/tiến bộ rõ rệt thì có nghĩa là họ có thể áp dụng được rất nhiều những gì nhận được vào trong các công việc giảng dạy hàng ngày của họ. Ngược lại, nếu như họ cảm thấy không có sự cải thiện/tiến bộ rõ rệt thì họ không thể áp dụng được gì nhiều vào công việc giảng dạy hàng ngày của mình. Đây là một trong những thông tin cực kỳ quan trọng mà cuộc điều tra muốn hướng tới, qua kết quả phản hồi người nghiên cứu muốn biết liệu việc tham gia làm việc trong các chương trình Đào tạo Quốc tế có thực sự giúp ích cho việc nâng cao năng lực giảng dạy của cán bộ giảng viên hay không hay nói cách khác nó có thực sự hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng và phát triển cán bộ giảng viên hay không? Câu 16 Trong quá trình tham gia vào chương trình Hợp tác đào tạo Quốc tế: Có Không Thầy/Cô có nhận được sự ủng hộ/hỗ trợ của các cấp trên? □ □ Thầy/Cô có nhận được sự ủng hộ/hỗ trợ của các đồng nghiệp? □ □ Thầy/Cô có chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp? □ □ Câu hỏi này nhằm mục đích xác định mối quan hệ đối với tập thể của các giảng viên trong quá trình tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế. Chúng ta ai cũng biết, đối với một giảng viên khi tham gia vào các chương trình này thì sự ủng hộ và hỗ trợ cấp trên cũng như của các cá nhân trong tập thể là rất quan trọng, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế của các giảng viên. Nếu được sự tạo điều kiện giúp đỡ từ cấp trên; sự ủng hộ, hỗ trợ và chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp thì chắc chắn việc tham gia vào chương trình này sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Còn ngược lại, nếu việc tham gia của giảng viên mà không nhận được sự tạo điều kiện giúp đỡ từ các cấp trên; sự ủng hộ, hỗ trợ và chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp thì họ không thể yên tâm làm việc trong các chương trình này được, điều này có thể dẫn đến giảm sút chất lượng làm việc. Câu 17 Ý kiến của Thầy/Cô về vai trò của đào tạo Quốc tế đối với nhà trường □1 Rất có lợi cho nhà trường □2 Tương đối có lợi □3 Không đem lại những lợi ích đáng kể cho nhà trường □4 Có một chút lợi ích nhưng cũng tạo ra những vấn đề phức tạp về tổ chức, nhân sự □5 Có hại nhiều hơn có lợi □6 Ý kiến khác (xin ghi rõ)…………………………………………………… Mục đích của việc sử dụng câu hỏi này là nhằm thu thập những ý kiến đánh giá về vai trò của đào tạo Quốc tế đối với nhà trường, qua đây người nghiên cứu có thể biết được ý kiến của các giảng viên về vai trò của đào tạo Quốc tế đối với nhà trường, liệu các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế có thể thực sự đem lại lợi ích cho nhà trường hay không? Đây là vấn đề đang rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường hiện nay. Đồng thời, thông tin thu được từ câu hỏi này sẽ giúp cho Ban quản lý dự án các chương trình đào tạo Quốc tế thấy được nhận xét của cán bộ giảng viên về lợi ích thực sự mà chương trình mang lại cho nhà trường. Qua đây, sẽ có những hướng điều chỉnh phù hợp sao cho có ích hơn và hiệu quả hơn. Câu 18 Theo Thầy(Cô) những lợi ích đó là (có thể chọn nhiều phương án): □1 Là môi trường tốt để giảng viên trong trường tiếp tục học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy □2 Nâng cao uy tín của nhà trường trong công tác giảng dạy và đào tạo □3 Tạo ra môi trường học tập phong phú hơn cho sinh viên trong trường □4 Tăng nguồn thu cho nhà trường □5 Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường □6 Khác ( xin ghi rõ ) …………………………………………………………… Với việc sử dụng câu hỏi nửa đóng trong trường hợp này, người nghiên cứu muốn xem xét về những lợi ích của các chương trình đào tạo Quốc tế đem lại cho nhà trường là gì, lợi ích nào là rõ rệt nhất. Mặt khác, với việc sử dụng câu hỏi này đã gián tiếp quảng bá cho các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế về những lợi ích đem lại cho nhà trường. Từ đây, các cấp lãnh đạo của nhà trường sẽ có thêm thông tin về lợi ích từ các chương trình đào tạo Quốc tế mang lại để có thể tận dụng có hiệu quả những lợi ích này. Ví dụ nếu lợi ích chủ yếu đem lại cho nhà trường là “môi trường tốt để giảng viên trong trường tiếp tục học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy” thì nhà trường có thể xem xét và sử dụng lợi ích này như một hướng bồi dưỡng và phát triển cán bộ giảng viên có hiệu quả và hữu ích. Câu 19 Theo Thầy/Cô, chương trình đào tạo Quốc tế đem lại lợi ích cho : □1 Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường □2 Đa phần các cán bộ và giảng viên trong trường (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) □3 Chỉ đem lại lợi ích cho một số cá nhân (một số đơn vị) trực tiếp tham gia hay có liên quan Đây là câu hỏi nhằm thu thập các ý kiến của các giảng viên được điều tra về bộ phận những cán bộ giảng viên thu nhận được lợi ích do các chương trình đào tạo Quốc tế đem lại. Qua việc sử dụng câu hỏi này, người nghiên cứu có thể biết được là trên thực tế những người nhận được lợi ích do các chương trình đào tạo Quốc tế đem lại bao gồm toàn bộ đội ngũ cán bộ, giảng viên hay đa số họ hay chỉ có những người trực tiếp tham gia vào chương trình. Vậy thì, nếu trong trường hợp phương án “chỉ đem lại lợi ích cho một số cá nhân (một số đơn vị) trực tiếp tham gia hay có liên quan” được lựa chọn đa số thì có thể các cấp lãnh đạo nhà trường và Ban quản lý các dự án sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp để chương trình đem lại lợi ích cho càng nhiều người càng tốt. CHƯƠNG III XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. PHƯƠNG PHÁP NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Việc mã hoá dữ liệu được thể hiện ở cột cuối cùng của bảng hỏi. Khi tiến hành nhập số liệu, ta làm như sau: Câu 1: Kí hiệu là C1 Ta nhập số tuổi được ghi trong bảng hỏi. Câu 2: Kí hiệu là C2 Ở câu này, dữ liệu được nhập theo số của phương án trả lời tương ứng đã được quy định, cụ thể là Nếu chọn “nam” thì ghi số 1. Nếu chọn “nữ” thì ghi số 2. Câu 3: Kí hiệu là C3 Ta nhập số liệu thể hiện thâm niên công tác giảng dạy được ghi trong phiếu. Câu 4: Kí hiệu là C4 * Để tổng hợp về chức vụ kí hiệu là 4.1 * Để tổng hợp về chức danh kí hiệu là 4.2 Nếu lựa chọn là “giảng viên” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “giảng viên chính” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “phó giáo sư” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “giáo sư” thì ghi số 4. Câu 5: Kí hiệu là C5 * Tổng hợp về các khoá đào tạo chuyên môn đã tham gia học tập “Trình độ thạc sỹ” kí hiệu là 5.1.1 Nếu được lựa chọn thì ghi số 1. Nếu không có lựa chọn thì bỏ trống. “Năm tốt nghiệp” kí hiệu là 5.1.2 “Nước đào tạo” kí hiệu là 5.1.3 “Thời gian đào tạo” kí hiệu là 5.1.4 “Học tại” kí hiệu là 5.1.5 Nếu lựa chọn là “Việt Nam” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Nước ngoài” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Việt Nam và nước ngoài” thì ghi số 3. “Trình độ Tiến sỹ” kí hiệu là 5.2.1 Nếu có lựa chọn thì ghi số 1. Nếu không có lựa chọn thì bỏ trống. “Năm tốt nghiệp” kí hiệu là 5.2.3 “Nước đào tạo” kí hiệu là 5.2.4 “Thời gian đào tạo” kí hiệu là 5.2.5 “Học tại” kí hiệu là 5.2.6 Nếu lựa chọn là “Việt Nam” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Nước ngoài” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Việt Nam và nước ngoài” thì ghi số 3. * Tổng hợp về số khoá đào tạo ngắn hạn của nước ngoài đã từng tham gia học tập kí hiệu là 5.3 Nếu lựa chọn là “chưa từng tham gia bất kỳ khoá nào” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “1-2 khoá” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “3-5 khoá” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “>5 khoá” thì ghi số 4. Câu 6: Kí hiệu là C6 Đối với phương án “Không tham gia bất kỳ hoạt động nào” kí hiệu là 6.1; Đối với phương án “Tham gia các hoạt động quản lý” kí hiệu là 6.2; Đối với phương án “Tham gia các hoạt động giảng dạy” kí hiệu là 6.3; Đối với phương án“Tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn” kí hiệu là 6.4; Đối với phương án “Các hoạt động khác” kí hiệu là 6.5; Trong 5 phương án trên, phương án nào được lựa chọn thì ghi số 1, phương án nào không được lựa chọn thì bỏ trống. Câu 7: Kí hiệu là C7 Nếu lựa chọn là “Đã đạt tầm Quốc tế và sẽ tăng cường các hoạt động ở tầm Quốc tế” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Hướng tới đạt được các chuẩn mực Quốc tế” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Đạt/phấn đấu đạt các chuẩn mực/danh hiệu của Việt Nam” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “Khác” thì ghi số 4. Câu 8: Kí hiệu là C8 Nếu lựa chọn là “Giảng viên” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Trợ giảng” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Cán bộ quản lý” thì ghi số 3. Câu 9: Kí hiệu là C9 Nếu lựa chọn là “Công việc thường xuyên” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Hàng tháng” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Theo học kỳ” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “Theo năm” thì ghi số 4. Nếu lựa chọn là “Thỉnh thoảng không xác định” thì ghi số 5. Câu 10: Kí hiệu là C10 Nếu lựa chọn là “Chương trình đào tạo thạc sỹ” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Chương trình đào tạo đại học” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Chương trình đào tạo ngắn hạn” thì ghi số 3. Câu 11: Kí hiệu là C11 Nếu lựa chọn là “Sự chủ động của cá nhân là chính” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Sự phân công của tập thể là chính” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Cả hai” thì ghi số 3. Câu 12: Kí hiệu là C12 Câu 12 có hai vế nên số liệu được nhập như sau: * Vế 1 của câu 12: “Những điều Thầy/Cô đánh giá cao khi tham gia vào làm việc trong các chương trình đào tạo Quốc tế” kí hiệu là 12.1 Đối với phương án “Được làm việc với giáo sư nước ngoài” kí hiệu là 12.1.1; Đối với phương án “Được cập nhật/tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới” kí hiệu là 12.1.2; Đối với phương án “Học viên có thái độ học tập nghiêm túc” kí hiệu là 12.1.3; Đối với phương án “Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn” kí hiệu là 12.1.4; Đối với phương án “Được làm công việc mang tính chất thách thức/thử thách” kí hiệu là 12.1.5; Đối với phương án “Mở rộng mạng lưới quan hệ” kí hiệu là 12.1.6; Đối với phương án “Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ” kí hiệu là 12.1.7; Đối với phương án “Tăng thu nhập” kí hiệu là 12.1.8; Đối với phương án “Khác” kí hiệu là 12.1.9; Trong 9 phương án trên, phương án nào được lựa chọn thì ghi số 1, phương án nào không được lựa chọn thì bỏ trống. * Vế 2 của câu 12: “Yếu tố nào được đánh giá cao nhất” kí hiệu là 12.2. Nếu lựa chọn là “Được làm việc với giáo sư nước ngoài” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Được cập nhật/tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Học viên có thái độ học tập nghiêm túc” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn” thì ghi số 4. Nếu lựa chọn là “Được làm công việc mang tính chất thách thức/thử thách” thì ghi số 5. Nếu lựa chọn là “Mở rộng mạng lưới quan hệ” thì ghi số 6. Nếu lựa chọn là “Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ” thì ghi số 7. Nếu lựa chọn là “Tăng thu nhập” thì ghi số 8. Nếu lựa chọn là “Khác” thì ghi số 9. Câu 13: Kí hiệu là C13 Đối với phương án “Có trình độ chuyên môn vượt trội” kí hiệu là 13.1; Đối với phương án “Có khả năng ngoại ngữ vượt trội” kí hiệu là 13.2; Đối với phương án “Có kỹ năng/tác phong làm việc chuyên nghiệp” kí hiệu là 13.3; Đối với phương án “Có tinh thần hợp tác cao” kí hiệu là 13.4; Đối với phương án “Có học hàm, học vị cao” kí hiệu là 13.5; Đối với phương án “Có quan hệ cá nhân tốt với ban điều hành các dự án” kí hiệu là 13.6; Đối với phương án “Có quyền đại diện cho đơn vị của mình” kí hiệu là 13.7; Đối với phương án “Khác” kí hiệu là 13.8 Với 8 phương án trả lời trên, phương án nào được lựa chọn thì ghi số 1, phương án nào không được lựa chọn thì bỏ trống. Câu 14: Kí hiệu là C14 Nếu lựa chọn là “Hoàn toàn phù hợp” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Có liên quan” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Lĩnh vực hầu như khác hẳn” thì ghi số 3. Câu 15: Kí hiệu là C15 Đối với phương án “Tác phong làm việc” kí hiệu là 15.1; Đối với phương án “Nâng cao, cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy” kí hiệu là 15.2; Đối với phương án “Đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy” kí hiệu là 15.3; Đối với phương án “Nâng cao khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn” kí hiệu là 15.4; Đối với phương án “yếu tố khác” kí hiệu là 15.5; Đối với các phương án trên, tuỳ theo ô được chọn để ghi số tương ứng. Câu 16: Kí hiệu là C16 Đối với phương án “Thầy/Cô có nhận được sự ủng hộ/hỗ trợ của các cấp trên” kí hiệu là 16.1; Đối với phương án “Thầy/Cô có nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các đồng nghiệp” kí hiệu là 16.2; Đối với phương án “Thầy/Cô có chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp” kí hiệu là 16.3; Đối với các phương án trên : Nếu lựa chọn là “Có” thì ghi số 1; Nếu lựa chọn là “Không” thì ghi số 2. Câu 17: Kí hiệu là C17 Nếu lựa chọn là “Rất có lợi cho nhà trường” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Tương đối có lợi” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Không đem lại những lợi ích đáng kể cho nhà trường” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “Có một chút lợi ích nhưng cũng tạo ra những vấn đề phức tạp về tổ chức, nhân sự” thì ghi số 4. Nếu lựa chọn là “Có hại nhiều hơn có lợi” thì ghi số 5. Nếu lựa chọn là “ý kiến khác” thì ghi số 6. Câu 18: Kí hiệu là C18 Nếu lựa chọn là “Là môi trường tốt để giảng viên trong trường tiếp tục học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Nâng cao uy tín của nhà trường trong công tác giảng dạy và đào tạo” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Tạo ra môi trường học tập phong phú hơn cho sinh viên trong trường” thì ghi số 3. Nếu lựa chọn là “Tăng nguồn thu cho nhà trường” thì ghi số 4. Nếu lựa chọn là “Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường” thì ghi số 5. Nếu lựa chọn là “Khác” thì ghi số 6. Câu 19: Kí hiệu là C19 Nếu lựa chọn là “Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường” thì ghi số 1. Nếu lựa chọn là “Đa phần các cán bộ, giảng viên trong trường (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp)” thì ghi số 2. Nếu lựa chọn là “Chỉ đem lại lợi ích cho một số cá nhân (một số đơn vị) trực tiếp tham gia hay có liên quan” thì ghi số 3. II. HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1. Tổng hợp ý kiến trả lời và mô tả 1.1. Tổng hợp ý kiến trả lời về thông tin cá nhân Bảng 1: Số lượng và cơ cấu độ tuổi của các giảng viên tham gia trả lời Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) Dưới 35 35-50 Trên 50 Tổng Qua bảng này ta sẽ thấy được số lượng và cơ cấu độ tuổi của các giảng viên được điều tra. Từ đó có thể thấy được độ tuổi nào tham gia vào chương trình nhiều nhất và rút ra những nhận xét về đặc trưng độ tuổi của các giảng viên tham gia vào chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế. Bảng 2: Số lượng và cơ cấu giới tính của các giảng viên tham gia trả lời Giới tính Số người Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Qua bảng này ta thấy được số lượng và cơ cấu giới tính của các giảng viên tham gia trả lời. Từ đây, rút ra những nhận định xem việc tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế có sự liên hệ nào với giới tính không? Hay nói cách khác là có sự chênh lệch nào đáng kể về giới tính của các giảng viên tham gia không? Bảng 3: Số lượng và cơ cấu giảng viên phân theo chức danh Chức danh Số người Tỷ lệ (%) Giảng viên Giảng viên chính Phó giáo sư Giáo sư Tổng Bảng 4: Số lượng và cơ cấu giảng viên tham gia trả lời phân theo trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%) Thạc sỹ Tiến sỹ Tổng Bảng 5: Số lượng và cơ cấu giảng viên tham gia trả lời phân theo nước đào tạo Nước đào tạo Số người Tỷ lệ (%) Trong nước Nước ngoài Tổng Qua những bảng này, ta có thể có những nhận xét sơ bộ về cơ cấu giảng viên theo chức vụ; chức danh; trình độ chuyên môn; nước đào tạo. Đồng thời thông tin thu thập được trong các bảng này sẽ là dữ liệu quan trọng trong việc phân tích các mối liên hệ. Bảng 6: Cơ cấu các hoạt động tham gia bên ngoài trường Các hoạt động tham gia bên ngoài trường Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ ý kiến lựa chọn (% trên tổng số người trả lời có tham gia) Tham gia các hoạt động quản lý Tham gia các hoạt động giảng dạy Tham gia các hoạt động nghiên cứu tư vấn Tổng Qua thông tin ở bảng trên, ta thấy được cơ cấu về việc tham gia các hoạt động bên ngoài trường của các giảng viên. Từ đây, ta có thể xác định xem vậy thì việc tham gia vào hoạt động nào là phổ biến nhất hiện nay hay nói cách khác là xu hướng tham gia vào hoạt động loại nào là phổ biến nhất hiện nay. Bảng 7: Cơ cấu định hướng phát triển nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Đã đạt tầm Quốc tế và tăng cường các hoạt động ở tầm Quốc tế Hướng tới đạt được các chuẩn mực Quốc tế Đạt/phấn đấu đạt các chuẩn mực/danh hiệu của Việt Nam Định hướng khác Tổng Thông qua bảng này, chúng ta sẽ thấy được cơ cấu định hướng nghề nghiệp của các giảng viên từ đó gián tiếp đánh giá được chất lượng của các giảng viên tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế, mặt khác cũng hiểu rõ hơn mục đích và mong muốn của họ khi tham gia chương trình. 1.2. Tổng hợp ý kiến trả lời về hoạt động tham gia các chương trình đào tạo Quốc tế Bảng 8: Vai trò đảm nhiệm khi tham gia chương trình Vai trò Số người Tỷ lệ (%) Giảng viên Trợ giảng Cán bộ quản lý Tổng Với thông tin từ bảng này, chúng ta có thể xem xét xem các giảng viên tham gia vào chương trình chủ yếu với vai trò là gì thông qua tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong bảng. Từ đó, có thể rút ra nhận định là: vậy thì, nhu cầu của các dự án cần cán bộ giảng viên để chủ yếu đảm nhận vai trò gì. Đồng thời, thông tin này sẽ được sử dụng cho việc phân tích các mối liên hệ với các yếu tố khác. Ví dụ như phân tích mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm trong các chương trình đào tạo Quốc tế với nhận định về sự cải thiện/tiến bộ trong tác phong làm việc và các kỹ năng khi tham gia vào các chương trình hợp tác ĐTQT chẳng hạn xem có sự khác nhau trong việc cải thiện hay không… Bảng 9: Mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình Mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình Số người Tỷ lệ (%) Công việc thường xuyên Hàng tháng Theo học kỳ Theo năm Thỉnh thoảng không xác định Tổng Với thông tin từ bảng này, chúng ta sẽ biết được việc tham gia vào chương trình đào tạo Quốc tế với mức độ thường xuyên như thế nào là phổ biến nhất hiện nay, và vì sao lại như vậy. Mặt khác, với thông tin thu được ở đây cũng được dùng để phân tích các mối liên hệ với yếu tố khác giữa các đối tượng đã được lọc để xem có sự khác biệt nào tồn tại hay không, ví dụ như :phân tích mối liên hệ với giới tính chẳng hạn, để xem xét xem liệu có sự khác nhau về mức độ thường xuyên tham gia công việc với giới tính của giảng viên hay không? Bảng 10: Các chương trình đào tạo Quốc tế tham gia Các chương trình hợp tác ĐTQT tham gia Số người Tỷ lệ (%) Chương trình đào tạo Thạc sỹ Chương trình đào tạo đại học Chương trình đào tạo ngắn hạn Tổng Thực chất, thông tin thu được trong câu hỏi này không quá quan trọng cho cuộc điều tra, người nghiên cứu chỉ muốn có nhận định sơ bộ xem việc tham gia chương trình nào là phổ biến nhất hiện nay, hay nói cách khác là nhu cầu của chương trình nào là lớn nhất hiện nay. Bảng 11: Lý do dẫn đến việc tham gia vào chương trình Lý do Số người Tỷ lệ (%) Sự chủ động của cá nhân là chính Sự phân công của tập thể là chính Cả hai Tổng Với thông tin thu được trong bảng này, chúng ta có thế xem xét mối quan hệ giữa dự án với các hoạt động thường xuyên của nhà trường. Nếu lý do là sự chủ động của cá nhân là chính chiếm đa số thì có nghĩa là hoạt động của các dự án vẫn còn khá độc lập, chưa thực sự hoà nhập vào các hoạt động chung của nhà trường nên chưa đi sâu vào hoạt động của các tập thể, và vì vậy các cá nhân tự chủ động tìm hiểu và liên hệ để tham gia vào chương trình. Còn ngược lại, nếu lựa chọn sự phân công của tập thể là chính chiếm đa số thì có nghĩa là hoạt động của các dự án dường như đã trở thành một trong những hoạt động chung của nhà trường, đi sâu vào hoạt động của tập thể và được các tập thể cử người tham gia phù hợp. Còn nếu lựa chọn cả hai chiếm đa số thì có nghĩa là hoạt động của các dự án vừa hoà nhập vào hoạt động chung của trường nhưng cũng vừa mang tính độc lập tương đối. Bảng 12a: Những điều đánh giá cao khi tham gia vào làm việc trong chương trình hợp tác ĐTQT Những điều đánh giá cao Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ ý kiến lựa chọn (% trên số người trả lời) Được làm việc với giáo sư nước ngoài Được cập nhật/tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới Học viên có thái độ học tập nghiêm túc Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn Được làm công việc mang tính thách thức-thử thách Mở rộng mạng lưới quan hệ Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ Tăng thu nhập Khác Tổng Qua số liệu có được ở bảng này, ta có thể thấy được những yếu tố được các giảng viên đánh giá cao khi tham gia vào chương trình hợp tác ĐTQT hay nói cách khác là những yếu tố lợi thế khi tham gia vào chương trình. Những yếu tố được lựa chọn đa số là những yếu tố tạo nên ưu thế nhất định của các chương trình hợp tác ĐTQT so với các chương trình trong nước, đây chính là những động lực chủ yếu thu hút và khuyến khích các giảng viên tham gia vào chương trình. Mặt khác, thông qua đây, ta cũng có thể gián tiếp biết được những lợi ích nổi bật các giảng viên nhận được khi tham gia vào chương trình. Bảng 12b: Yếu tố được đánh giá cao nhất khi tham gia vào làm việc trong chương trình hợp tác ĐTQT Yếu tố được đánh giá cao nhất Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ ý kiến lựa chọn (% trên số người trả lời) Được làm việc với giáo sư nước ngoài Được cập nhật/tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới Học viên có thái độ học tập nghiêm túc Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn Được làm công việc mang tính thách thức-thử thách Mở rộng mạng lưới quan hệ Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ Tăng thu nhập Khác Tổng Thực ra, với thông tin có được trong bảng này, người nghiên cứu chỉ muốn xem xét yếu tố nào thực sự được các giảng viên đánh giá cao nhất khi tham gia vào chương trình hợp tác ĐTQT. Hay nói cách khác, yếu tố này sẽ là yếu tố có tính chất ưu thế tuyệt đối so với các chương trình trong nước, là yếu tố mà lợi ích của nó mang lại thì hầu như không thể chương trình trong nước nào có được. Bảng 13: Những yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia làm việc trong chương trình hợp tác ĐTQT Yếu tố có tính chất quyết định Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ ý kiến lựa chọn (% trên số người trả lời) Có trình độ chuyên môn vượt trội Có khả năng ngoại ngữ vượt trội Có kỹ năng/tác phong làm việc chuyên nghiệp Có tinh thần hợp tác cao Có học hàm, học vị cao Có quan hệ cá nhân tốt đối với ban điều hành các dự án Có quyền đại diện cho đơn vị của mình Khác Tổng Với những số liệu thu thập được được biểu diễn trong bảng này, chúng ta có thể biết được những yếu tố nào thực sự có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế. Nếu đây chủ yếu là các yếu tố do có khả năng hay năng lực vượt trội thì có nghĩa là điều kiện để có thể tham gia vào các chương trình này là phải dựa vào thực lực chứ không phải chỉ dựa vào các mối quan hệ cá nhân hay quyền đại diện cho đơn vị. Ngược lại, nếu các yếu tố về quan hệ cá nhân hay có quyền đại diện cho dơn vị chiếm đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình nàychưa thực sự có những đòi hỏi khắt khe về năng lực. Còn nếu cả hai yếu tố trên đều nằm trong những lựa chọn chủ yếu thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế ngoài việc phải thực sự có năng lực vượt trội thì vẫn cần có sự quen biết dựa trên các mối quan hệ cá nhân hay là có quyền đại diện cho đơn vị mình. Bảng 14: Sự phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình và công việc thường xuyên Mức độ phù hợp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Hoàn toàn phù hợp Có liên quan Lĩnh vực hầu như khác hẳn Tổng Với thông tin thu được trong bảng này, người nghiên cứu muốn xem xét mức độ phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình và công việc thường xuyên của các giảng viên như thế nào, qua đó đánh giá việc sử dụng các giảng viên đã qua đào tạo ở trường. Bởi vì, trên thực tế, có một số giảng viên mà công việc thường xuyên của họ không phù hợp với lĩnh vực chuyên môn mà họ đã được đào tạo. Bảng 15: Tổng hợp lợi ích mà việc tham gia vào chương trình hợp tác ĐTQT mang đến cho các giảng viên Các mức độ Lợi ích Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Tác phong làm việc Nâng cao, cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy Đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy Nâng cao khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn Yếu tố khác Tổng Qua thông tin thu được ở bảng trên, ta có thể thấy được các ý kiến nhận định về mức độ cải thiện/tiến bộ nào chiếm đa số theo từng kỹ năng và theo tất cả các kỹ năng thu nhận được khi tham gia vào chương trình. Qua đây, ta có thể đánh giá về lợi ích của chương trình mang lại cho các giảng viên tham gia trong việc nâng cao năng lực giảng dạy xét theo từng kỹ năng cũng như xét theo toàn bộ các kỹ năng hay nói cách khác là lợi ích tổng hợp mang lại cho các giảng viên khi tham gia chương trình. Bảng 16: Mối quan hệ với lãnh đạo và tập thể khi tham gia các chương trình hợp tác ĐTQT Mối quan hệ Có Không Tổng Nhận được sự ủng hộ/hỗ trợ của các cấp trên Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Nhận được sự ủng hộ/hỗ trợ của các đồng nghiệp Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Chia sẻ/trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Qua bảng này, chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa cá nhân các giảng viên đối với tập thể trong quá trình tham gia các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế. Hay nói cách khác, chúng ta có thể thấy được các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia vào chương trình của các giảng viên. Nếu lựa chọn Có chiếm đa số thì có nghĩa là giảng viên trong quá trình tham gia vào các chương trình này nhận được sự tạo điều kiện giúp đỡ từ cấp trên, sự ủng hộ, hỗ trợ và cùng trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, như vậy đây sẽ là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia vào chương trình của các giảng viên, làm tăng hiệu quả khi tham gia vào các chương trình này. Ngược lại, nếu lựa chọn Không chiếm đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình hợp tác ĐTQT của các giảng viên không nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn từ các cấp lãnh đạo cũng như đồng nghiệp, việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi tham gia vào chương trình. Bảng 17: Ý kiến về vai trò của ĐTQT đối với nhà trường Vai trò của đào tạo Quốc tế đối với nhà trường Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Rất có lợi cho nhà trường Tương đối có lợi Không đem lại những lợi ích đáng kể cho nhà trường Có một chút lợi ích nhưng cũng tạo ra những vấn đề phức tạp về tổ chức Có hại nhiều hơn có lợi ý kiến khác Tổng Với thông tin thu thập cho bảng này, mục đích của người nghiên cứu muốn biết ý kiến của các giảng viên tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế về vai trò của đào tạo Quốc tế đối với nhà trường thông qua phương án sẽ được lựa chọn nhiều nhất. Câu hỏi này nhằm cung cấp thông tin cho Ban quản lý các dự án đào tạo Quốc tế cũng như cho lãnh đạo nhà trường về vấn đề này. Qua đây, họ sẽ có những điều chỉnh thích hợp hơn cho tình hình hiện tại. Bảng 18: Những lợi ích mà các chương trình đào tạo Quốc tế đem lại cho nhà trường Những lợi ích đem lại cho nhà trường Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Là môi trường tốt để giảng viên trong trường tiếp tục học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy Nâng cao uy tín của nhà trường trong công tác đao tạo và giảng dạy Tạo ra môi trường học tập phong phú hơn cho sinh viên trong trường Tăng nguồn thu cho nhà trường Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường Khác Tổng Thông qua những phương án được lựa chọn đa số thể hiện trong bảng này cho ta thấy những lợi ích rõ rệt nhất mà các chương trình đào tạo Quốc tế mang lại cho nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo. Với thông tin này, các cấp lãnh đạo nhà trường sẽ có chiến lược tận dụng có hiệu quả những lợi ích thu được này. Ví dụ nếu lợi ích chủ yếu đem lại cho nhà trường là môi trường tốt để giảng viên trong trường tiếp tục học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy thì nhà trường có thể sử dụng lợi ích này như một hướng bồi dưỡng và phát triển cán bộ giảng viên có hiệu quả. Bảng 19: Ý kiến về bộ phận cán bộ giảng viên nhận được lợi ích từ chương trình Những người nhận được lợi ích từ chương trình Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường Đa phần các cán bộ và giảng viên trong trường (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) Chỉ đem lại lợi ích cho một số cá nhân (một số đơn vị ) trực tiếp tham gia hay có liên quan Tổng Qua những phương án được lựa chọn đa số trong bảng này, chúng ta có thể thấy được thực sự bộ phận giảng viên nào nhận được lợi ích do các chương trình đào tạo quốc tế đem lại. Đồng thời qua đây ta cũng có thể gián tiếp nhận định xem thực sự hoạt động từ các chương trình này đã đi sâu vào trong hoạt động chung của nhà trường cũng như hoạt động của tập thể hay chưa. Mặt khác, thông tin thu được từ câu hỏi này sẽ giúp cho Ban quản lý dự án cũng như các cấp lãnh đạo nhà trường có sự điều chỉnh thích hợp để mang lại lợi ích cho càng nhiều người càng tốt. 2. Phân tích mối liên hệ Ở phần này ta sẽ tiến hành phân tích mối liên hệ giữa một số yếu tố để kiểm tra xem chúng độc lập hay phụ thuộc vào nhau, từ đó rút ra một số nhận định cơ bản cho cuộc điều tra. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình. Bảng 20: Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình Giới tính Mức độ thường xuyên Nam Nữ Tổng Công việc thường xuyên Hàng tháng Theo học kỳ Theo năm Thỉnh thoảng không xác định Tổng Qua bảng phân tổ kết hợp này ta có thể thấy được cơ cấu giới tính trong mỗi mức độ thường xuyên tham gia chương trình và ngược lại thấy được cơ cấu mức độ thường xuyên tham gia chương trình ở mỗi giới tính. Với bảng phân tổ kết hợp ở trên, ta sử dụng kiểm định ÷2 để kiểm định tính độc lập giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế. Nếu qua kết quả kiểm định ta thấy giá trị của Sig>0,025 có nghĩa là giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình là độc lập với nhau, tức là không phải với giới tính khác nhau thì mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình là khác nhau. Ngược lại, nếu kết quả kiểm định cho thấy giá trị của Sig <0,025 có nghĩa là giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia chương trình phụ thuộc vào nhau, tức là với giới tính khác nhau thì mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình có sự khác nhau, có một lý giải hợp lý cho việc này đó là phụ nữ phải dành thời gian cho công việc ở nhà nhiều hơn nam giới. Phân tích mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm khi tham gia chương trình và mức độ cải thiện/tiến bộ trong tác phong làm việc cũng như trong các kỹ năng giảng dạy Bảng 21a: Mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm và mức độ cải thiện/tiến bộ trong tác phong làm việc Vai trò đảm nhiệm Cải thiện tác phong làm việc Giảng viên Trợ giảng Cán bộ quản lý Tổng Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Bảng 21b: Mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm và mức độ cải thiện/tiến bộ trong việc nâng cao, cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy Vai trò đảm nhiệm Cập nhật kiến thức, tài liệu giảng dạy Giảng viên Trợ giảng Cán bộ quản lý Tổng Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Bảng 21c: Mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm và mức độ cải thiện/tiến bộ trong đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy Vai trò đảm nhiệm Cải tiến phương pháp giảng dạy Giảng viên Trợ giảng Cán bộ quản lý Tổng Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Bảng 21d: Mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm và mức độ cải thiện/tiến bộ trong khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn Vai trò đảm nhiệm Cải thiện khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn Giảng viên Trợ giảng Cán bộ quản lý Tổng Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Qua các bảng phân tổ kết hợp này ta sử dụng kiểm định ÷2 để kiểm định tính độc lập giữa vai trò đảm nhiệm trong chương trình và mức độ cải thiện/tiến bộ trong các yếu tố về tác phong làm việc cũng như kỹ năng giảng dạy. Nếu qua kết quả kiểm định ta thấy giá trị của Sig>0,025 có nghĩa là vai trò đảm nhiệm và mức độ cải thiện/tiến bộ của các yếu tố về tác phong làm việc và kỹ năng giảng dạy là độc lập với nhau, tức là dù có tham gia với tư cách là giảng viên, trợ giảng hay cán bộ quản lý thì mức độ cải thiện/tiến bộ về tác phong làm việc cũng như các kỹ năng giảng dạy không có sự khác nhau gì nhiều. Ngược lại, nếu kết quả kiểm định cho thấy giá trị của Sig <0,025 có nghĩa là giữa vai trò đảm nhiệm trong chương trình và mức độ cải thiện/tiến bộ đối với các yếu tố về tác phong và kỹ năng giảng dạy và nước đào tạo là phụ thuộc vào nhau, tức là với vai trò đảm nhiệm khác nhau thì mức độ cải thiện/tiến bộ đối với các yếu tố trên là có sự khác nhau, có thể nguyên nhân của vấn đề này là do nếu đảm nhiệm với tư cách là giảng viên thì sẽ cần phải có sự cố gắng và nỗ lực để trau dồi kiến thức, kỹ năng; chú ý tác phong làm việc hơn là khi chỉ đảm nhiệm với vai trò là trợ giảng hay cán bộ quản lý. Phân tích mối liên hệ giữa độ tuổi và nhận định về các yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào chương trình hợp tác ĐT QT Ở đây, do có quá nhiều các yếu tố được đề cập đến nên ta chỉ tiến hành phân tổ kết hợp giữa độ tuổi và các yếu tố có tính chất quyết định đến việc tham gia chương trình (các yếu tố mà được lựa chọn đa số ở các độ tuổi) để xem có sự khác nhau khi nhận định về vấn đề này ở các độ tuổi khác nhau hay không. Ví dụ ở độ tuổi 50 lựa chọn đa số là yếu tố có học hàm, học vị cao. Như vậy, với việc phân tổ kết hợp giữa độ tuổi và các yếu tố này để xem có sự phụ thuộc vào nhau giữa độ tuổi và quan điểm của học hay không? Bảng 22: Mối liên hệ giữa độ tuổi và nhận định về các yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào các chương trình hợp tác ĐTQT Độ tuổi Yếu tố quyết định < 35 tuổi 35 – 50 tuổi > 50 tuổi Tổng Có khả năng ngoại ngữ vượt trội (Yếu tố được lựa chọn đa số của độ tuổi <35) Có trình độ chuyên môn vượt trội (Yếu tố được lựa chọn đa số của độ tuổi 35-50) Có học hàm, học vị cao (Yếu tố được lựa chọn đa số của độ tuổi >50) Khác(các yếu tố còn lại) Tổng Phân tích mối liên hệ giữa mức độ phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình và công việc thường xuyên của các giảng viên với mức độ cải thiện trong việc nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy Mức độ phù hợp Cập nhật kiến thức, tài liệu giảng dạy Hoàn toàn phù hợp Có liên quan Hầu như khác hẳn Tổng Không rõ rệt Tương đối không rõ rệt Bình thường Tương đối rõ rệt Rất rõ rệt Tổng Qua bảng trên, ta có thể thấy được cơ cấu về các ý kiến thể hiện sự cải thiện/tiến bộ về cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy là khác nhau ở từng sự phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên khác nhau. Ngược lại, ở mỗi loại mức độ cải thiện/tiến bộ cũng có cơ cấu khác nhau về sự phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên. Để xem xét xem tính độc lập giữa sự phù hợp của lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên và mức độ cải thiện/tiến bộ trong việc nâng cao, cập nhập kiến thức và tài liệu giảng dạy chúng ta sử dụng kiểm định ÷2 để kiểm định tính độc lập. Nếu qua kết quả kiểm định ta thấy giá trị của Sig>0,025 có nghĩa là sự phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên và mức độ cải thiện/tiến bộ trong việc nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy là độc lập với nhau, tức là dù lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên có phù hợp hay không thì mức độ cải thiện/tiến bộ về nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy không có sự khác biệt đáng kể. Ngược lại, nếu kết quả kiểm định cho thấy giá trị của Sig <0,025 có nghĩa là sự phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn và công việc thường xuyên với mức độ cải thiện/tiến bộ về nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy là phụ thuộc vào nhau, tức là nếu mức độ phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn hoạt động trong chương trình và công việc thường xuyên có sự khác nhau thì sẽ dẫn đến sự khác nhau trong mức độ cải thiện/ tiến bộ về việc nâng cao/cập nhật kiếm thức và tài liệu giảng dạy. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do nếu có sự phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn hoạt động trong chương trình và công việc thường xuyên thì chắc chắn việc tham gia chương trình sẽ giúp ích rất nhiều cho các giảng viên trong việc nâng cao, cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy, còn ngược lại, nếu lĩnh vực chuyên môn mà không phù hợp với công việc thường xuyên thì sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều cho công việc thường xuyên của họ trong việc nâng cao kiến thức và tài liệu giảng dạy. 3. Những kinh nghiệm rút ra từ cuộc điều tra Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chuẩn bị điều tra Xác định mục đích của cuộc điều tra Muốn xác định được mục đích của cuộc điều tra ta cần phải xác định được vấn đề nghiên cứu nghĩa là phải trả lời được hai câu hỏi: đối tượng điều tra là ai? điều tra về vấn đề gì? Sau khi đã xác định rõ ràng hai yếu tố trên, việc lựa chọn tên đề tài nghiên cứu phải nêu bật được cả hai yếu tố này để người đọc có thể nắm bắt được ngay mục đích nghiên cứu khi đọc tên đề tài. Đối với cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là “các giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang tham gia vào các chương trình hợp tác ĐTQT” và vấn đề điều tra là “đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của các giảng viên”. - Xác định nội dung điều tra Nội dung của cuộc điều tra nhằm cung cấp thông tin công cho việc phân tích. Vì vậy, nội dung điều tra được thể hiện trực tiếp bằng các câu hỏi trong bảng hỏi. Để có thể thu thập đầy đủ thông tin về các vấn đề quan tâm, thì các câu hỏi trong bảng hỏi vừa phải đa dạng để thu thập được nhiều thông tin không chỉ về vấn đề nghiên cứu mà có thể ngay cả những vấn đề có liên quan nhưng đồng thời cũng vừa phải bám sát vào những vấn đề chính mà ta quan tâm. Bảng hỏi của cuộc điều tra này không chỉ gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin trực tiếp về vấn đề nghiên cứu như: lợi ích mà chương trình đào tạo quốc tế mang lại cho các giảng viên tham gia trong việc nâng cao năng lực giảng dạy; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình của các giảng viên thì còn gồm có các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các vấn đề như: những lợi ích mà đào tạo quốc tế mang lại cho nhà trường; bộ phận các cán bộ giảng viên có được lợi ích từ các chương trình này đem lại. Thông qua đây, ta có thể biết được liệu có phải đào tạo quốc tế chỉ đem lại lợi ích chỉ cho những người tham gia hay không để có những điều chỉnh phù hợp. - Xác định phương pháp thu thập thông tin Cần dựa trên những đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, tình huống của cuộc điều tra cũng như những khả năng về tài chính, cán bộ điều tra để xác định phương pháp thu thập thông tin sao cho phù hợp nhất. Đối với cuộc điều tra này, do đối tượng nghiên cứu đều là các giảng viên đại học vì vậy trình độ học vấn cũng như tinh thần trách nhiệm của họ đều rất cao. Đồng thời có sự hạn chế về thời gian tiến hành và cán bộ điều tra vì vậy phương pháp thu thập thông tin được lựa chọn là phương pháp Anket (phỏng vấn viết) để vừa có thể thu thập được thông tin nhanh chóng mà vẫn không lo lắng về hạn chế của phương pháp này. - Việc thiết kế bảng hỏi Bảng hỏi phải được thiết kế sao cho vừa dễ hiểu nhưng cũng vừa tiện cho việc nhập và phân tích số liệu. Vì vậy, bảng hỏi trong cuộc điều tra này được thiết kế gồm 3 cột: cột thứ nhất là thứ tự của các câu hỏi; cột thứ hai là nội dung các câu hỏi và cột thứ ba là cột mã hoá câu hỏi để tiện cho việc nhập dữ liệu. Các câu hỏi trong bảng hỏi phải sử dung ngôn ngữ sao cho phì hợp với đối tượng điều tra. Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra là các giảng viên nên ngôn ngữ được dùng phải nghiêm túc, kính trọng. Các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm hay nhận xét của đối tượng điều tra về một vấn đề, mặc dù có thể người nghiên cứu đã gần như biết được các phương án trả lời có thể có nhưng vẫn nên để các câu hỏi đó dưới dạng nửa đóng để đề phòng người trả lời đưa ra những phương án không thể lường trước được. KẾT LUẬN Một cuộc điều tra xã hội học nhất thiết phải trải qua ba giai đoạn chính đó là: chuẩn bị điều tra; tiến hành điều tra; xử lý và phân tích thông tin. Muốn thành công trong một cuộc điều tra, người điều tra không những phải trải qua 3 giai đoạn trên, mà còn phải nắm vững được các kiến thức chuyên sâu và có những hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong thực tế. Cuộc điều tra về ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của các giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân sẽ cung cấp những thông tin quí báu về chương trình như: lợi ích mà chương trình mang lại cho các giảng viên tham gia nói riêng cũng như cho toàn trường nói chung; vị trí các hoạt động của chương trình trong hoạt động thường xuyên của nhà trường; việc sử dụng lĩnh vực chuyên môn của các giảng viên đã qua đào tạo ở trường…Tất cả những thông tin này đều vô cùng quan trọng đối với không chỉ các cấp lãnh đạo của nhà trường mà còn với các Ban quản lý dự án để sao cho có những định hướng phù hợp để phát huy hơn nữa lợi ích do các chương trình mang lại, có như thế thì hoạt động của chương trình này mới ngày càng đi sâu vào hoạt động chung của nhà trường và của tập thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng điều tra xã hội học Điều tra thăm dò dư luận – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 1996 Business research – Jill Hussey and Roger Hussey Tạp chí giáo dục số 78 – 8/2004 Tạp chí giáo dục số 80 – 9/2004 Báo cáo nhân lực trường đại học Kinh tế Quốc dân – 5/2002 Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (66).doc
Tài liệu liên quan