Đề tài Văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Việc tiếp thu chọn lọc các nền văn hoá trong quá trình giao lưu hợp tác sẽ xây dựng nên văn hoá Việt Nam vừa mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, vừa có tính linh hoạt của văn hoá hiện đại, các DN Việt Nam cần và sẽ phải đẩy mạnh những hoạt động trong DN để xây dựng nên nền văn hoá kinh doanh đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng nguyện vọng của người lao động và đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình cạnh tranh. Song không phải đơn giản là nói đến văn hoá sẽ làm được những vấn đề có tính văn hoá, vấn đề này không thể được cải thiện và thấy được kết quả của nó trong một sớm một chiều mà do cả một quá trình cố gắng của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời vấn đề này cần có sự quan tâm của mọi người mọi tầng lớp trong xã hội. Con người đúng ở vị trí trung tâm trong quá trình tìm kiếm, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá.

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ ràng. Nếu như bất cứ DN hay cá nhân nào hành động trái với các vấn đề trên đều bị coi là trái pháp luật và sai nguyên tắc. Do đó tính sáng tạo bị vùi dập, tính logic trong hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận không đáp ứng, quan hệ giữa các cá nhân thay bằng thủ tục hành chính. Điều đó làm cho các DN không thể vươn lên mà ngày càng làm ăn kém hiệu quả, để lại hậu quả lâu dài cho xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do hệ thống giáo dục và quản lý sử dụng mang tính '' dân chủ '' dàn hàng ngang do cách đánh giá tài năng còn quá tin vào bằng cấp, hàm vị... và do nguyên nhân lịch sử khách quan khác, cho nền lúc này hay lúc khác đã xảy ra tình hình có những người được làm nhưng không biết làm. Kết quả là người thì dư sức, người thì đuối sức mà hiệu quả chung thấp kém. Một khía cạnh gai góc của văn hoá quản lý là vấn đề '' giải quan liêu, tham nhũng ''. Trong quản lý kinh tế lúc bấy giờ, nhiều cán bộ quản lý kinh tế lạm dụng chức quyền, tư túi : từ viên chức, giám đốc, quản đốc, chủ nhiệm hợp tác xã... Mọi tài sản là của công thì lập tức bị bòn rút, chẳng ai thương sót, tức là ''vô chủ '', '' Cha chung không ai khóc ''. Nhìn chung, trong thời kỳ này môi trường kinh doanh có thể nói là không lành mạnh, người lao động chưa được quan tâm và coi trọng đúng mức, hình ảnh của DN bị lu mờ. 2. Văn hoá DN Việt nam trong cơ chế thị trường. 2.1. Văn hoá DN trong những năm đầu khi mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Mọi người đều biết, do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng là hiện tượng tất nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì thế chủ yếu phải thông qua trao đổi các sản phẩm làm ra. Về thực chất, việc trao đổi này là sự trao đổi những giá trị sáng tạo đích thực của con người. Nhưng khi các sản phẩm đó được bán và mua trên thị trường thì lại phải thông qua tiền tệ ( dưới dạng tiền mặt hay trái phiếu ). Và người có nhiều tiền dường như có thể mua được tất cả ! Đó chính là cội nguồn sâu sa làm nảy sinh sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất. Sự sùng bái ấy dần dần biến thành triết lý hành động, triết lý sống của một số người. ở Việt Nam, trong những năm đầu khi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số người đã tung ra quan niệm : '' Tiền là tiên là phật là sức bật của cuộc đời là tiếng cười của tuổi trẻ là sức khoẻ của ông già Là cái đà của danh vọng là cái lọng che thân là cán cân công lý ôi ! tiền là hết ý !'' Rõ ràng là trong triết lý sống của một số người theo quan niệm nói trên, đồng tiền đã '' xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người, cũng như đối với những liên hệ xã hội khác ''. Như C.Mác đã từng phân tích. Đó chính là mặt trái, là sự tha hoá của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và một bước tiến của văn minh. Nhưng thực tế lại cho thấy tiền không phải là tiên là phật. Có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được, đó là hạnh phúc và niềm vui chân chính của con người. Hạnh phúc - đó là điều mà đồng tiền không thể mua được. Không ít nhà kinh doanh giàu có ngồi trên cả đống vàng mà vẫn thấy mình bất hạnh vì tình cảm giữa con người với con người cạn kiệt, gia đình tan vỡ, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội tràn lan....là những cái chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống. ở nhật bản, một nước có nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất trên thế giới, người ta cũng rất đề cao triết lý '' Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa ''... Sáng tạo ra ba loại giá trị : Giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện ''. Ngay từ thời kỳ đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, các DN vẫn chưa coi trọng văn hoá DN. Do ảnh hưởng của những tập quán từ thời kỳ trước, các DN vẫn lao vào làm ăn nhiều khi bỏ quên '' Giá trị đích thực ''. Hơn nữa, kinh tế thời kỳ này vẫn chưa phát triển nhiều, do vậy văn hoá DN - Tài sản vô hình của Công ty vẫn chưa được đề cao, họ vẫn chưa coi đây là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh sắc bén. Khi cuộc sống chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên người ta chỉ biết lao vào làm ăn kinh tế đủ để trang trải cho cuộc sống mà không còn thời gian quan tâm tới đời sống tinh thần. Những người nhân viên có thể chấp nhận làm việc trong một môi trường không thuận lợi miễn sao có tiền như nhiều thường nói ''Có thực mới vực được đạo ''. 2.2. Hiện nay 2.2.1. Đánh giá chung Khi nền kinh tế đi vào sự phát triển, đời sống của con người được cải thiện, con người không chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất đơn thuần mà còn đòi hỏi giá trị tinh thần, giá trị của chân thiện mỹ. Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đang chuyển mình bước sang giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Dưới sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ, sự bùng nổ thông tin, mặc dù Việt Nam vẫn chưa được xem là một nước có nền kinh tế phát triển nhưng kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt cụ thể là : Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 91 - 95 đạt xấp xỉ 8% nếu tính cả giai đoạn này là 7,5%, tỷ lệ GDP bình quân đầu người đã được cải thiện một cách rõ rệt từ 200USD/người năm 1990 lên 400US/ người năm 2000. Điều này cho thấy đại bộ phận dân cư đã được nâng cao mức sống, tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời do những thành công trong giai đoạn này mà cơ cấu nền kinh tế trở nên hợp lý hơn. Nhà nước cũng như các DN đã có nhiều kinh nghiệm và nhiều cơ hội giao lưu hợp tác với các DN nước ngoài. Tuy nhiên để thực hiện việc giao lưu hợp tác không phải DN nào cũng đạt được. Có thể nói sức ép cạnh tranh giữa các DN ngày càng lớn, trận chiến ngày càng khốc liệt và bất cứ một DN nào cũng có thể bị đào thải nếu hoạt động không hiệu quả. Trong cuộc chạy đua này, có một thứ ''vũ khí'' rất lợi hại được nhiều nhà quản trị quan tâm đó chính là ''văn hoá DN ''. Theo Trần Hoàng Bảo - Giám đốc Công ty thiết bị văn phòng BNP :'' Làm cho DN của mình phồn thịnh là điều mơ ước của mọi doanh nhân. Có lẽ bí quyết chính là xây dựng nền tảng văn hoá cho Công ty. Nhiều khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài ta cho rằng nói nhiều về doanh số là có thể thuyết phục được họ. Nhưng không phải chỉ có vậy kinh nghiệm ba năm qua cho tôi thấy đối tác đánh giá mình qua những điều khác. Họ đánh giá DN qua thứ tài sản vô hình là văn hoá Công ty, đây là điều ít được để ý đến.văn hoá công ty thể hiện qua phong cách người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên, công ty có văn hoá là nơi đó nhân viên có tinh thần tự giác cao,cống hiến hết lòng cho công việc. Làm được điều này không phải dễ,có khi phải mất 5-10 năm '' . Như vậy, ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể hơn đó là những người chủ doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới vấn đề văn hoá doanh nghiệp và coi đây là công cụ cạnh tranh sắc bén..Tuy nền kinh tế thị trường còn ở dạng sơ khai với không ít hiện tượng tiêu cực trong xã hội, buôn bán, giao dịch...Nhưng ngày càng có nhiều nhà kinh doanh biết suy nghĩ và hành động vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, trong đó có hạnh phúc của bản thân và gia đình mình. Ngay sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nhà kinh doanh nổi tiếng Trịnh văn Bô đã nêu một tấm gương như vậy. Gia đình ông đã tự nguyện ủng hộ cho quỹ độc lập số tiền giá trị tương đương 5000 lạng vàng. Lẽ sống và cũng là triết lý kinh doanh của gia đình này là '' Buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lại 7 còn lại thì giúp đỡ người nghèo và làm những việc phúc đức. Khi cần để nuôi độc lập thì cống hiến tất cả. Đó là triết lý kinh doanh, là mục tiêu làm việc của những con người có lý tưởng nhân bản sâu sắc, vì nó dựa trên một quan niệm đúng đắn về hạnh phúc cá nhân không tách rời mà gắn bó mật thiết với hạnh phúc công đồng. Phải chăng đó là sự kết tinh những giá trị văn hoá trong kinh doanh ?. Theo Lê tấn Hùng, Giám đốc Công ty Trang Vàng Việt Nam '' Sự thành công hay thất bại của một DN là điều bình thường. Nhưng tôi cho rằng trước khi nói đến sự thành đạt cần phải nói đến cái tâm. Điều mà tôi luôn tâm niệm khi lập nghiệp là mình còn trẻ, con đường phía trước còn dài. Do đó, đừng vì muốn đạt được lợi ích trước mắt mà gây hậu quả xấu cho xã hội. Khi còn chưa đóng góp được gì nhiều cho xã hội thì đừng tàn phá tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... sẽ không thể nào thành công nếu chỉ biết vun vén cho chính mình '' Hiện nay, ở các DN Việt Nam họ không những chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn quan tâm thích đáng tới khía cạnh xã hội của hạt động kinh doanh. Các giá tri tinh thần truyền thống buộc các nhà DN phải đặt mình trong cộng đồng dân tộc. Xã hội là một gia đình lớn, các DN là một gia đình nhỏ. Việc đóng góp cho ngân sách nhà nước, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh là thái độ văn hoá tối thiểu của các DN. Các DN thực hiện chế độ thuế với nhà nước một cách đầy đủ, khi cần tham gia hoạt động xã hội từ thiện cụ thể ở nước ta như hạn hán, thiên tai liên tục xẩy ra gây những tổn thất to lớn về người và của, do vậy rất nhiều DN đã ủng hộ cả về vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào lũ lụt. Tuy nhiên không phải mọi DN ở nước ta đều thực hiện được như vậy.Tình trạng ô nhiễm môi trường, gian lận thuế, làm hàng giả vẫn diễn ra thường xuyên và là nỗi nhức nhối của xã hội. Những hành động này vô hình chung DN đã từ chối cội nguồn và nghĩa vụ của mình,và như thế cũng có nghĩa là DN cũng đã tự tha hoá và tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, bất chấp tất cả cái lợi trước mắt.Trên con đường mưu sinh vẻ hào nhoáng của danh, sức hấp dẫn của lợi đã làm cho nhiều người khó phân biệt lúc nào là tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình và lúc nào là vi phạm đạo đức. Cho nên có người đã khuyên rằng :'' Người khôn ngoan là người biết đến giới hạn nào thì tham vọng không còn là một phẩm chất tốt nữa '' Văn hoá DN trong cơ chế thị trường ở Việt Nam còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên, thể hiện ở phong cách của người lãnh đạo và người lao động. Đã qua rồi thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, không còn nữa tình trạng làm việc theo mệnh lệnh, trên đe dưới búa, xem người lao động như những máy làm việc, triệt tiêu ý tưởng sáng tạo, năng lực làm việc của họ. Các DN bây giờ không chỉ quan tâm tới vấn đề lợi nhuận mà còn quan tâm rất nhiều tới người lao động xem người lao động vừa là động lực cho sự phát triển kinh doanh vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Bầu không khí làm việc trong DN là bầu không khí thoải mái, các cá nhân được phát huy tối đa tính sáng tạo của mình, được yêu cầu những điều kiện cần thiết... Mỗi thành viên trong DN đều có trách nhiệm hành động vì sự tồn tại của gia đình thứ hai của mình. Đó là DN nơi họ làm việc. Bời vì quá trình kinh doanh là quá trình vượt dốc, và không ai có thể một mình thắng ở quá trình này. Cá nhân chỉ là cái chấm đỏ nhỏ nhoi trong lòng của tập thể người lao động. Đó chính là thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần doanh nghiệp : Hòn đá nặng Một người vác Vác không nặng Nhiều người vác Vác lên nặng Đoàn Sỹ Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty mỹ phẩm Quốc tế ICC trong một bài phát biểu đã nói;''Có người hỏi tôi tinh thần DN là gì ? thừ nhất là ở đâu có nhu cầu thì ở đó có kinh doanh và khi đã làm kinh doanh thì phải đặt hết tâm huyết vào.Điều thứ hai là khi đã xác định con đường mình muốn đặt tới thì phải quyết tâm. Đã làm thì phải làm cho tới cùng, giám chấp nhận thử thách và sự cạnh tranh. Để làm được điều này không phải chỉ một mình ông chủ mà phải thổi tự tin đó vào đội ngũ nhân viên, như thế mới có sức mạnh để đi tới.'' Tuy người lao động có vai trò to lớn như vậy song ở nhiều DN người lao động bị đối xử rất bạc đãi. Họ xem người lao động như những công cụ lao động, trừng phạt người lao động một cách tàn bạo. Chính vì vậy mới có nhiều cuộc đình công của người lao động ở các DN, đặc biệt là DN liên doanh tạo nên môi trường làm việc nặng nề. Tuy tình hình này đang ngày một được cải thiện song vẫn đang tồn tại nhiều. Trước những thử thách của môi trường đầy biến động, nhiều DN đã rơi vào tình trạng khó khăn có lúc tưởng như giải thể, phá sản. Tuy nhiên trước những thử thách như vậy nhiều DN đã biết '' Vượt dốc '', biết chấp nhận rủi ro, không nản lòng trước thất bại. Đó chính là những tập quán không thành văn, là thái độ đối với sự thành công hay thất bại trong thương trường :'' Thắng không kiêu, bại không nản ", '' Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười ''. Vilacera là một ví dụ điển hình. Để có được vóc dáng như ngày hôm nay để có thương hiệu Vilacera được người tiêu dùng quen mặt biết tên đaau phải dễ dàng, có những đêm mất ngủ đấy, có những bóng người ngụp lặn trong đêm đấy, có máu đổ và những giọt nước mắt đã rơi nóng hổi... Để từ đất, từ cái thăng hoa lên thành ánh sáng lấp lánh của men sứ, thành sự trong suốt đến mềm lòng của kính, thành sự vững chãi và kiểu cách đỏm dáng của những viên gạch, viên ngói lợp lên bao mái ấm gia đình...Điều đó cũng thật gian khổ nếu không có nghị lực cùng những trí tuệ và hoài bão ''vượt dốc '' không nghỉ ngơi thì sự hoá thân của những viên đất những hạt cát kia vẫn mãi chỉ là giấc mơ. Vilacera với niềm tin mãnh liệt ở trong ngực mình, với trí tuệ sáng suốt ở trong đầu đã dần bước để vượt dốc và bứt lên biến ước mơ nhà ngói sơn gạch đến cho bao người Nhìn chung,''văn hoá doanh nghiệp '' trong thời kì kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được quan tâm và cải thiện hơn nhiều so với thời kì trước. Song cái gì cũng có mặt trái của nó. Khi nền kinh tế càng phát triển, càng nhiều vấn đề tiêu cực, không lành mạnh diễn ra. Vì vậy cần phải quan tâm nhiều hơn tới văn hoá trong kinh doanh, tìm cách nâng cao văn hoá trong kinh doanh và để cho'' văn hoá doanh nghiệp'' thực sự trở thành tài sản vô hình, thành công cụ cạnh tranh sắc bén của công ty. 2.2.2. Những điểm mạnh và điểm yếu khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở việt nam 2.2.2.1. Điểm mạnh Trong điều kiện mở cửa hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, lợi nhuận trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của kinh doanh. Người ta sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Nhiều người rất bi quan, nhưng ngày từ thời các Vua Hùng đến nay, nhân dân ta đã được rèn luyện thử thách qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chính nền văn hoá dân tộc là lá chắn, là cái lọc khổng lồ lựa chọn, tiếp thu những luồng gió thơm tho, hiện đại, đồng thời loại bỏ những gì xấu xa, vô đạo đức của những nhân tố ngoại lai để bảo vệ dân tộc ta trong quá trình phát triển. Ngay từ thời xa xưa,ông cha ta đã đặt chữ nhân lên hàng đầu. Nguyễn Trãi từ thế kỷ 15 đã nêu cao đạo lý Nhân Nghĩa của dân tộc ta, một dân tộc '' thắng không kiêu, bại không nản '', một dân tộc có truyền thống '' nhường cơm xẻ áo '', '' lá lành đùm lá rách '', một dân tộc sẵn sàng hy sinh quyền lợi của cá nhân cho xã hội : '' Người ăn thì còn, con ăn thì hết '', xem tiền bạc chỉ là phương tiện để có cuộc sống ấm no chứ không phải là mục tiêu chính của con người. '' Tiền bạc như phấn thổ,nhân nghĩa tựa thiên kim ''. Chúng ta được thừa hưởng cả một giá trị tinh thần to lớn mang tính thời đại như thế thật là may mắn. Chính vì được thừa hưởng những giá trị truyền thống cao đẹp như vậy đã tạo ra nét văn hoá chung và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam nói riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc bao gồm tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cuả nền văn hoá khác. Thái độ cởi mở, khoa học đúng đắn của chúng ta trong thời kỳ mở cửa, sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của các nhà đầu tư sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển, sớm hoà nhập vào nền kinh tế chung của cộng đồng quốc tế mà vẫn không làm mất đi bản sắc dân tộc, thực hiện '' hoà nhập nhưng không hoà tan''. Chính những giá trị đạo đức truyền thống đã tác động tích cực tới văn hoá doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc xây dựng văn hoá DN. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển thì điều tất yếu, thu nhập của người dân được nâng cao. Cụ thể ở Việt Nam, thu nhập của người dân đã ngày một tăng đời sống con người ổn định hơn. Bây giờ người dân, khách hàng đã trở thành những vị thượng đế khó tính. Tuy nhiên đây cũng là một điểm mạnh cho việc xây dựng văn hoá DN. Nếu DN nào tạo được niềm tin trong con mắt khách hàng thì DN coi như đã thành công hơn nữa. Nếu xét trên góc độ là người lao động, khi thu nhập đã cải thiện, mỗi người đến công sở không phải chỉ vì mục tiêu kiếm tiền, tiền là trên hết. Mức sống nâng cao, những nhu cầu vật chất được thoả mãn thì nấc thang nhu cầu không chỉ dừng lại ở đó mà nâng lên đó là nhu cầu về tinh thần, nhu cầu của cái tôi. Không thể chỉ đem lương cao ra để dụ dỗ người lao động, mà nngười lao động làm việc cần có môi trường thoải mái phát huy tính sáng tạo của mỗi người, người lao động đòi hỏi sự tôn trọng chứ không phải theo kiểu đối xử chủ tớ. Và lẽ dĩ nhiên, nếu DN có một môi trường làm việc tốt sẽ phát huy khả năng làm việc của mọi thành viên trong DN. Như vậy nắm bắt được tâm lý này, các DN sẽ tự xây dựng một nền văn hoá DN lành mạnh, đủ sức thu hút người lao động và khách hàng. Khi nhu cầu của con người đòi hỏi như vậy thì tất nhiên họ cũng sẵn sàng tham gia vào việc xây dựng văn hoá DN thông qua những cư xử hàng ngày, qua lối sống lành mạnh. Mặt khác, cũng do nhu cầu của con người ngày càng phát triển, và đa dạng, sự phát triển thần kỳ của khoa học kỹ thuật đã làm đa dạng hoá các nghành nghề sản xuất kinh doanh. Việt Nam cũng đã mở cửa tiếp thu các luồng gió mới, tiếp thu những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ.Trên con đường mở của hội nhập nhiều, rất nhiều DN, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam làm cho hàng hoá đa dạng hơn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại.Việc cạnh tranh nhau không chỉ qua chất lượng sản phẩm mà còn qua những thứ tài sản vô hình khác trong đó có văn hoá DN. Nhìn vào một DN có triết lý kinh doanh đúng đắn, có môi trường làm việc thoải mái, mọi thành viên đối xử với nhau bằng sự tôn trọng thì người ta có thể có cảm giác tốt về DN, tạo niềm tin và cảm giác bình an cho người tiêu dùng. DN nào chỉ cần gây hình ảnh xấu trong con mắt khách hàng thì cũng đồng nghĩa với việc DN cũng đang dần bị loại bỏ khỏi thương trường. Một mặt khi nghành nghề đa dạng, cạnh tranh nhau thì việc thu hút chất xám, thu hút tri thức ngày càng trở nên quan trọng. Và vấn đề là ở chỗ làm thế nào để thu hút được đội ngũ lao động tri thức ? Lương là yếu tố quan trọng khi tìm việc song phải luôn đặt nó trong gói chung các điều kiện nhằm vào mục đích phát triển lâu dài. Có nhiều người đã từ chối ở những nơi có lương rất cao để dến làm việc cho những công ty trả lương rất bình thường bởi dù lương thấp nhưng điều kiện làm việc thoải mái, họ thực sự được tôn trọng chứ không phải bị coi như người làm thuê. Chính điều này làm cho các công ty phải xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động. Trong thời kỳ hiện nay, nhiều nhà quản trị đã nâng cao tầm hiểu biết thông qua quá trình mở cửa hội nhập, nhà quản trị có lối sống cởi mở hơn, đối xử tốt với người lao động hơn.Trong quan niệm sống, lý tưởng sống họ đã có triết lý sống mà cụ thể là triết lý kinh doanh đúng đắn, làm lợi cho xã hội cho người lao động. Không ít nhà DN trẻ tuổi thành đạt trên thương trường đã có triết lý sống đúng đắn, phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Chính họ là người đã thổi những tư tưởng, tinh thần vào trong DN, tạo nên nền văn hoá DN lành mạnh. Khác với thời kỳ trước, trong thời kỳ này, yêu cầu về đội ngũ lao đọng tri thức ngày càng cao, tri thức được coi là một tài sản đặc biệt của DN. Đội ngũ lao động có trình độ cao ngày càng nhiều. Khi sự hiểu biết cao con người sống với nhau sẽ tốt đẹp hơn, họ sẽ cư xử với nhau có '' văn hoá'' hơn. Chính điều này là điểm mạnh cho việc xây dựng văn hoá DN Việt Nam. Tìm hiểu và biết được những điểm mạnh để từ đó xây dựng một nền văn hoá DN mạnh bởi chúng ta có những con người mang trong mình dòng máu nhân nghĩa của cha ông, có những con người luôn khát khao vươn tới cái chân, thiện, mỹ. 2.2.2.2. Điểm yếu Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, muốn đất nước tiến lên cần thẳng thắn nhìn nhận về mình, không thể cứ '' tốt khoe, xấu che''. Người Trung Quốc đã rất khôn ngoan khi tự phê trong cuốn sách nổi tiếng '' Người Trung Quốc xấu xí'', còn người Nhật tự phê mình qua tác phẩm '' Người Nhật ghê tởm''... nhờ thế họ đã biết khắc phục những tính xấu, những nhược điểm và vươn lên. Người Việt nam nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng đều xuất thân từ nông dân. Người nông dân hiền lành chất phát luôn là biểu tượng của nhiều đúc tính tốt đẹp. Tuy nhiên, nguồn gốc nông dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đặc biệt tư tưởng, tâm lý tiểu nông đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm tác phong, tập tính và cách làm việc, từ đó ảnh hưởng tới vấn đề văn hoá trong DN. Trước hết, đó là những suy nghĩ manh mún và không hệ thống. Một trong những biểu hiện của lối suy nghĩ này là tính tự phát, chạy theo phong trào, không theo một quy hoạch nào trong sản xuất nông nghiệp. Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân, kể cả sự bất cập trong công tác quy hoạch của Nhà nước, nhưng tư tưởng tiểu nông là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Người lao động mang tư tưởng tiểu nông thường suy nghĩ một cách giản đơn về công việc và vai trò họ đang làm. Việc chạy theo những mối lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài cũng rất phổ biến trong giới công nhân lẫn công chức. Nhiều công nhân bị sa thải vì ăn cắp vặt, hoặc lợi dụng thiết bị trong nhà máy vào công việc riêng. Ngay cả nhân viên văn phòng, được xem là có học thức hơn, vẫn có hiện tượng mang dụng cụ văn phòng về nhà sử dụng vô tội vạ, dùng điện thoại cơ quan nói chuyện riêng... Họ quên rằng quyền lợi của họ gắn với quyền lợi của công ty, mà làm như vậy không chỉ gây thiệt hại cho công ty mà còn ảnh hưởng cả uy tín của bản thân họ. Nhiều người nước ngoài rất ngạc nhiên về điều này, vì dù đã được trả mức lương tương xứng rồi, nhiều người lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách '' kiếm tiền thêm'' vì lợi ích riêng có khi rất nhỏ nhoi. Một điểm yếu nữa của lao động Việt Nam là tính kỷ luật kém. Một biểu hiện rất khó chịu thường thấy ở các cơ quan hành chính sự nghiệp và các công ty quốc doanh : buổi sáng thường đi làm trễ hơn quy định, rồi sau đó thì đi ăn sáng, uống cà phê, đi chợ và làm nhiều việc "giết " thời gian như uống trà, chơi cờ tướng... Đây là một tập quán xấu cản trở sự phát triển của nền kinh tế và gây ấn tượng không tốt cho lao động Việt Nam trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các DN, tình trạng lộn xộn, bừa bãi rất phổ biến. Nhiều vụ nổ, cháy chết người gây ra bởi sự vô kỷ luật này. Nhiều xung đột đã diễn ra giữa các ông chủ nước ngoài nghiêm khắc với các công nhân Việt Nam vô kỉ luật này. Khách quan mà xét, những người nước ngoài đã quen sống trong môi trường kỷ luật, nề nếp nên khó có thể chấp nhận những biểu hiện chểnh mảng, vô kỷ luật của không ít người lao động Việt Nam. Người lao động việt nam còn có tính chủ quan, ỷ vào khả năng xoay sở của mình, không nhìn xa trông rộng. Quan niệm ''tới đâu hay tới đó '' thói quen'' nước tới chân mới nhảy '', không kế hoạch, không chuẩn bị rất phổ biến..Với tâm lí này, rõ ràng khi hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta sẽ rất ngỡ ngàng và bị thua thiệt. Học sinh sinh viên việt nam thường có thói quen lên lớp, chỉ để điểm danh ghi chép...lấy lệ để rồi mùa thi lại...''vắt giò lên cổ ''. Khi đi làm họ cũng mang tâm lí ''từ từ rồi mọi chuyện cũng sẽ qua thôi '' Chính những điều này tạo nên nhiều khó khăn cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp . khi chiến tranh,mọi người đều rất đồng lòng đứng lên chiến đấu nhưng khi hoà bình lập laị thì nội bộ lục đục, đấu đá lẫn nhau.Nguyên nhân của tính xấu này cũng chính từ sự nhỏ nhen, tham lam và đầu óc tư lợi. Lịch sử cho thấy, trong các triều đại phong kiến, những vị Vua đầu tiên thường giành lại đất nước từ tây kẻ thù, nhưng những thế hệ con cháu sau đó lại thường để đất nước rơi vào tay giặc.Ngay cả công thần Nguyễn Trãi, một đỉnh cao của trí tuệ và mưu lược, vẫn không sao thoát khỏi sự ác nghiệt của thị phi vu cáo trong triều đình. Ngày nay nạn kéo bè phái không phải là ít trong các tổ chức trong các công ty. Tính không đoàn kết cũng là nguyên nhân khiến hoạt động của DN không hiệu quả, do '' Năm người mười ý '', ai cũng tìm mọi cách bảo vệ cái tôi của mình. Mặt khác, do cuộc sống của người Việt Nam vẫn chưa cao, nhu cầu vật chất của con người chưa được đáp ứng đầy đủ. Nếu nhu cầu chưa được đáp ứng đầy đủ thì ắt họ phải tìm cách làm cho nhu cầu được đáp ứng. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên tệ tham nhũng, quan liêu. Tham nhũng đang ngày một trở thành '' Quốc nạn '' của nền kinh tế. Người Việt Nam có dân chí không cao mà đặc biệt là người lao động chân tay. Người lao động là lực lượng chính trong DN, là lực lượng ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng nên văn hoá DN. Chính trình độ thấp ảnh hưởng không tốt trong việc hình thành nền văn hoá DN ngay từ những cư xử hàng ngày, thái độ đối với công việc, quan niệm sống cũng như mục tiêu làm việc Có thể nói bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu trong việc xây dựng văn hoá DN. Vì vậy cần tìm cách khắc phục những điểm yếu như bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, mở các lớp học nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động... 3. ảnh hưởng văn hoá DN tới sự thành công của các DN Việt Nam DN nước ta ngày nay đã và đang vươn lên chiếm được đỉnh cao của sự thành công như Trung Nguyên, Kinh Đô, FPT... và tạo được niềm tin đối với khách hàng nhưng các DN như vậy chưa nhiều và hầu như sự thành công của họ ít nhiều cũng có sự may mắn. Tuy vậy họ cũng đã biết khơi dậy trong mỗi chúng ta về lòng tự hào dân tộc, về sự kiêu hãnh của trí tuệ Việt Nam và về lòng say mê của những con người bình thường nhưng đã khát vọng lớn lao là muốn đưa Việt Nam giàu đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc Năm Châu. Đó chính là truyền thống Việt Nam và cũng là nét văn hoá Việt Nam. Song chúng ta cũng phải nhận thức một cách khách quan rằng nếu không có một chiến lược, một triết lý kinh doanh cụ thể rõ ràng và có tính khả thi cao thì những gì chúng ta đạt được hôm nay chỉ là ''Phù du '' và có lẽ thị trường khu vực, thế giới cũng chỉ là '' Miền đất hứa'' cho các DN Việt Nam.Vì vậy các DN phải xây dựng được hình ảnh riêng, một sắc thái riêng, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống và kết hợp hài hoà với nền văn minh của nhân loại làm nên văn hoá DN Việt Nam. Thứ nhất, văn hoá DN là chữ tín đối với khách hàng, mà khách hàng là người quyết định đến sự thành bại của DN. Nếu xây dựng cho mình chữ tín thông qua sản phẩm chất lượng tốt, dịch vụ cung ứng tốt và sự quan niệm các sản phẩm được cung ứng đến khách hành không phải là sự trao đổi thuần tuý mà là sự trao đổi những giá trị sáng tạo trong DN. Trong thời đại hiện đại hoá, chữ tín là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự sống còn của DN. Nét văn hoá đẹp chính là xây dựng chữ tín đối với khách hàng. Thứ hai, văn hoá DN là sự quan tâm đúng mức đến lợi ích của người lao động và lợi ích của toàn xã hội. Một khi lợi ích của người lao động và xã hội không được đáp ứng thì dẫn đến những xung đột từ phiá nội bộ DN và phía môi trường pháp lý. Như vậy không chỉ làm cho DN gặp nhiều phiền hà mà còn tạo ra tâm lý xấu đối với người lao động, người lao động sẽ không yên tâm làm việc, tạo hiệu quả công việc kém. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, từng ngày, từng giờ, các hoạt động vẫn diễn ra và thường xuyên thay đổi, sản phẩm nối tiếp sản phẩm, nhu cầu nối tiếp nhu cầu. Chính vậy, việc giữ được những khách hàng trung thành đối tác lâu năm, việc khơi dậy khách hàng tiềm ẩn là điều vô cùng khó khăn. Không gì khác, ngoài việc tạo dựng hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng tạo niềm tin đối với dư luận và công chúng. Để làm được điều này, ngay từ khi thành lập cũng như trong quá trình phát triển phải xây dựng triết lý kinh doanh đúng đắn, mối quan hệ trong nội bộ trên tinh thần tương thân, tương ái... đoàn kết cùng phát triển. Nét văn hoá DN đẹp sẽ là động lực cho sự phát triển của các DN là mục tiêu phấn đấu của DN. Do văn hoá là đối tượng thay đổi nền văn hoá kinh doanh cũng là đối tượng chịu sự tác động lớn từ phía môi trường. Chính vì vậy các DN cần phải thường xuyên linh hoạt trong cách ứng xử với khách hàng, đối tác và người lao động làm sao vừa không làm mất đi những giá trị đạo đức truyền thống vừa không làm cho mình trở nên lạc hậu. Vì vậy sự thành công sẽ được nhen nhóm, hun đúc trong từng hoạt động có văn hoá. Vì chỉ có văn hoá mới tạo ra được sự phát triển lâu bền và vững chắc. Mỗi DN Việt Nam vừa là đối tượng điều chỉnh của văn hoá, DN vừa là hạt nhân làm cho văn hoá DN phát triển mạnh mang nét riêng của văn hoá Việt Nam. Chương 3. Văn hoá DoaNh nghiệp ở một số DoaNh nghiệp thành công và một số đề xuất trong việc xây dựng một nền văn hoá DoaNh nghiệp lành mạnh 1. Văn hoá DN ở một số DN thành công trong kinh doanh. Người dân trên thế giới nói chung, và người dân Việt Nam nói riêng chắc đã quen thuộc với hãng 'Honda". Hiện nay khi đời sống phát triển nhu cầu đi lại ngày càng nhiều, ''Honda'' đã trở thành người bạn tin cậy của nhiều gia đình Việt Nam. Nói đến ''Honda'' là người ta hình dung ra những chiếc spacy sang trọng, những chiếc dream trang nhã và lịch sự... Để có được sự tin tưởng của khách hàng ngày hôm nay, Honda đã thực hiện những chiến lược rất phù hợp và đúng đắn. Honda Motor có thể được ví như huyền thoại Peter Pan của ngành công nghiệp ô tô bởi tập đoàn này không muốn quá mạnh. Là gương mặt trẻ trong số các tập đoàn ô tô lớn, đồng thời còn là một trong các công ty ô tô độc lập chưa bị sáp nhập với các đại gia xe hơi lớn, dường như Honda đang thắng lớn với chiến lược rất riêng '' quy mô nhỏ, một mình một hướng ''. Và chiến lược một mình một hướng này đã phát huy hiệu quả cho Honda ít nhất là từ năm 1948 tới nay, khi hãng thành lập ban đầu chỉ là một nhà sản xuất xe máy. Bây giờ thì Honda đã là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 7 trên thế giới và là một trong những tập đoàn xe hơi thu nhiều lợi nhuận nhất. Với thị phần khoảng 15% ở Nhật, Honda đã vượt Nissan để trở thành nhà sản xuất xe hơi thu lớn thứ hai nước này sau người khổng lồ Toyota. Tại Bắc Mỹ, nơi chiếm 2/3 tổng lợi nhuận của tập đoàn, hãng vừa mới khánh thành một nhà máy lắp ráp thứ 5 và đang tấn công vào mặt trận cuối cùng của 3 đại gia ô tô Mỹ ( General Motor, Ford và chrýler) là thị trưòng xe tải hạng nhẹ. Honda cũng đang chiếm ưu thế trong việc ứng dụng các chất liệu thay thế xăng trong khi các hãng khác đang vật lộn với vấn đề khí thải và mức tiêu thụ xăng - những vấn đề rồi đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong công nghệ chế tạo xe hơi thế kỷ 21 - thì Honda đang dẫn đầu trên hai phương diện quan trọng này. Phong cách kinh doanh của Honda là '' nhỏ lẻ''. Các nhà quản trị của hãng phần lớn là những người không mấy tiếng tăm và chẳng được các đồng nghiệp làm cho các đối thủ cạnh tranh nể sợ. Tại văn phòng của Honda trên khắp thế giới, các nhân viên của hãng làm việc trong các phòng ngăn hoặc làm việc trong một phòng lớn, vật lộn với trách nhiệm và chức năng chồng chất, đồng thời bộ máy "linh hoạt" này là một phần tất yếu của '' cuộc sống '' Honda. Tại các cấp quản lý thấp hơn các nhà quản trị cấp trung của hãng nổi danh là những "con ong" chăm chỉ làm việc nhiều hơn và lĩnh lương, thưởng ít hơn các đối thủ cạnh tranh đồng thời là những '' viên chức Công ty '' mẫn cán luôn coi trọng văn hoá tập đoàn. Có lẽ không Công ty nào lại có cách tuyển người giống như tập đoàn này đó là 'Honda không tuyển những kỹ sư hay nhà quản trị xuất sắc''. ''Honda'' sử dụng chiến lược tuyển chọn người mẫn cán và nghiêm túc. Bây giờ hãng có thể trả lương cho họ cao hơn trước đây, nhưng vẫn còn thấp hơn với đối thủ cạnh tranh Theo ông Ggarel giáo sư kinh tế Trường Candiff tại Wales thì ''Honda đã chứng minh một thực tế là một tập đoàn xe hơi dù đến muộn nhưng với khả năng sản xuất tốt, năng lực quản trị thông minh và các sản phẩm phù hợp có thể vẫn thành công. Người đưa lại kết quả kỳ diệu này cho Honda là ông Hiro yuki yoshino Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn và là người đã từng làm việc nhiều năm dưới trướng của người sáng lập hãng là ông Soi chiro Honda yoshino dường như hiếm khi bỏ qua một cơ hội nào để phát huy tôn chỉ '' Một mình một nhường '' của Honda và áp dụng điều này với tất cả mọi thứ, từ thiết kế động cơ tới chiến lược chung của tập đoàn. ''Chúng tôi không muốn bắt chiếc người khác '', Ông nói '' Chúng tôi muốn đi theo một hướng riêng của mình ''.Chính tư tưởng chiến lược xuyên suốt đó đã giúp Honda thành công lớn như ngày hôn nay. Nếu Honda thành công nhờ vào những chiến lược ''Một mình một hướng '' nhờ sử dụng nguồn nhân lực dường như rất kỳ lạ ấy thì thì Microsoff lại khác Từ một Công ty sáng lập bởi hai chàng trai trẻ Bill Gates và Paul Allen mới ở đầu tuổi 20, sau gần 25 năm Microsoff đã trở thành Công ty lớn nhất thế giới. Thành công vang dội có một không hai trong lịch sử này chính là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty đứng đầu là Bill Gates và hoạt động sáng tạo nhiệt tình của một đội ngũ các nhà lập trình và quản lý còn rất trẻ. Cùng với sự lớn lên của Công ty, hàng nghìn nhân viên Microsoff đã trở thành triệu phú và trên chục người đã thành tỷ phú, tuy nhiên sự thành công của Microsoff không chỉ được đánh giá bằng tiền bạc mà còn bằng những phát minh khoa học và công nghệ, những sản phẩm mang giá trị trí tuệ, văn hoá tinh thần cao cho nhân loại. Ngày nay, trên thế giới hàng chục triệu người trong đó có chúng ta đang sống, làm việc và làm bạn với những sản phẩm của Microsoff, ngưỡng mộ Bill Gates và những người đã sáng tạo ra chúng Bill Gates đã biết kết hợp tầm nhìn chiến lược với tư tưởng kinh doanh phục vụ số đông người tiêu dùng nhạy cảm đối với nhu cầu của họ kể cả các nhu cầu tiềm ẩn. Microsoff đã liên tục sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, nắm bắt được mọi thời cơ và tận dụng triệt để chúng bằng việc đưa ra các sản phẩm mới và hoàn thiện chúng không ngừng để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngoài ra Microsoff còn có những chính sách khôn khéo trong việc hợp tác với mọi đối tác có thể, kể cả việc mua lại Công ty của họ cũng như biện pháp tạo thế cạnh tranh của Công ty với đối thủ, bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường. Nhưng thành công này cũng không thể có được, nếu Công ty không có một cách thức quản lý được gọi là ''phong cách quản lý Bill Gates '' Chính phong cách này đã giúp ông tập hợp được đội ngũ hùng mạnh nhất những nhà lập trình tài năng, tạo môi trường và điều kiện tốt nhất, thoải mái nhất, hiệu quả nhất cho hoạt động sáng tạo của họ, kết quả là các thành phẩm trí tuệ - Phần mềm tuyệt vời mang tên Microsoff đã ra đời. Đưa Microsoff tới đỉnh cao chói lọi, Công ty giàu mạnh nhất trong thiên niên kỷ thứ hai này của loài người. Khác với cách tuyển người ở Honda, Microsoff tuyển người đều bắt buộc đó là '' Những người cực kỳ giỏi'' vì theo họ '' Khi tuyển nhầm những người có khả năng trung bình thì đó là ngày tàn của Microsoff'' Trong Microsoff có một số người tài hoa, một số người thậm chí còn chưa tốt nghiệp trung học và nghành tin học này lại quen trả lương cho họ như những người bằng cấp. Không có lý do gì trong bất kỳ ngành công nghiệp nào mà lại không thuê một người có phẩm chất đơn thuần chỉ vì họ không có bằng cấp cả, tất cả những vấn đề là những người ấy có thể thực hiện công việc tốt đến đâu Đây chính là điểm khác, rất khác so với ở Việt Nam, vấn đề bằng cấp rất được coi trọng nên nhiều khi có người chỉ biết '' học '' mà không biết ''hành''. Một điểm riêng của Microsoff và có lẽ là điểm quan trọng góp phần làm nên sự thành công của Microsoff hôm nay. Đó là khi đã được nhận vào Microsoff, nhưng chưa phải là đã yên vị, còn phải biết cố gắng liên tục để giữ được vị trí của mình. Cứ 6 tháng một lần mọi người lại phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả làm việc. Những cuộc đánh giá như vậy sẽ cho thấy mọi người có làm tụt hậu Công ty hay không, nếu có chắc kết quả sẽ là gì rồi. Kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến nghề nghiệp, mức lương, số cổ phiếu được phân phối. Chính điều này đã tạo nên môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh tạo động lực cho nhân viên làm việc. Môi trường làm việc của Microsoff không chỉ có vậy, tại nhiều Công ty ta thường thấy một phong cách quản lý thông tin, chia sẻ thông tin như quyền lực. Mọi người giữ thông tin cho bản thân mình và để nó nhỏ giọt ra chút ít khi cần thiết tuyệt đối. Microsoff làm điều ngược lại, mọi người ở đây phát tán các báo cáo tiến độ, các lịch biểu thiết kế kiến trúc một cách rộng rãi nhất có thể được.Thông tin này được theo dõi và bổ sung thêm khi có yêu cầu. Điều này làm cho hệ thống thông tin trong suốt, loại bỏ đi các mức độ quan liêu mà việc bảo vệ thông tin đòi hỏi. Nhắc đến Microsoff là người ta nghĩ ngay đến tinh thần đoàn kết của các nhân viên. Đây là nét văn hoá rất riêng của Microsoff. Tinh thần của toàn Công ty là một ưu thế cạnh tranh cực kỳ lớn của Microsoff. Khi cần tham gia một trận đánh lớn thì tinh thần toàn Công ty gồm trên 30000 người được bộc lộ mạnh liệt nhất, như đã thể hiện trong việc cho ra đời phần mềm Internet explorer trong một thời gian kỷ lục là 9 tháng để đuổi kịp và vượt Nestcape Navigator Đến đây, có lẽ chúng ta đã hiểu được phần nào sự thành công của Microsoff hôm nay. Nét văn hoá lành mạnh dựa trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng nhau góp phần làm nên những thành công chói lọi ngày hôm nay của Microsoff. Song nếu chỉ dừng lại ở đây thì chưa đủ. Khi tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệp thành công ở Microsoff chúng ta cũng không quên quan tâm tới những chính sách ở tập đoàn này, đó chính là mục tiêu kinh doanh hay triết lý kinh doanh góp phần làm lành mạnh thêm văn hoá Công ty này. Trong một nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển mỗi Công ty phải tạo và chọn cho mình một chiến lược tạo củng cố, phát triển và cao nhất là chiếm lĩnh thị trường. Đây luôn là vấn đề mang tính nguyên tắc số một cần phải giải quyết. Trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế, nhất là đối với các Công ty tầm cỡ toàn cầu, vấn đề chiến lược cạnh tranh và chinh phục thị trường lại mang một ý nghĩa quyết định Microsoff - dưới sự lãnh đạo của Bill Gates, đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là liên tục tạo ra và cải tiến các phần mềm sao cho chúng ngày càng '' thân thiện'' hơn, hiệu quả cao hơn do đó là hấp dẫn đối với người sử dụng. Đây là chính sách '' Sản phẩm hướng người tiêu dùng ''. Với chính sách này, Bill Gates và Microsoff đã và sẽ tham gia vào mọi cuộc chơi trong các trận đấu phần mềm cho máy PC và giải pháp mạng, sẽ làm bất kỳ những gì cần thiết để giành chiến thắng. Công ty đã mở rộng, thiết lập các mối quan hệ với các đối tác và mua lại được nhiều sản phẩm nổi tiếng để phát triển đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. Một nét văn hoá nổi bật nữa ở đây mà ít Công ty nào tạo được. Đó chính là tinh thần, không khí làm việc. Hàng năm, toàn thể Công ty Microsoff được chở trên những chuyến xe buýt tới tụ tập ở những nơi có sân khấu biểu diễn để vui vẻ nói chuyện với nhau về những vấn đề lớn trong Công ty các thành viên của nhóm cũng thoải mái thảo luận xem sắp tới chương trình nhóm mình sẽ đi đâu. Nó tuy là những cuộc họp nhưng ''không buồn ngủ ''. Bill có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và nhắc nhở nhân viên Microsoff biết rằng Bill sẽ luôn ở bên họ. Điều này nói lên rằng với Microsoff bức tranh diễn ra hiện tại và tương lai đối với người lãnh đạo là rát rõ ràng và sáng sủa. Với tinh thần đoàn kết đó, tất cả đều cố gắng để hoàn thành bất kỳ việc gì, tất cả đều tập trung để đạt cùng một mục tiêu. để gắn kết mọi người với Công ty Microsoff có một chính sách để tất cả các nhân viên đều sở hữu một dự án của mình. Điều chủ chốt tượng trưng cho tinh thần công ty là sự tập trung tối đa vào đề án của mỗi người. Sự tập trung này tạo cho các nhân viên một cái gì đó để sống và chết. Các nhân viên có thể sống, ăn, ngủ, và thở theo dự án của họ và họ làm như vậy. Mọi người tại Microsoff vào mọi lúc sẽ làm một chút ít gì đó khác hơn ngủ và làm việc. Họ thường làm việc trong những giờ mà đấy là sự tình nguyện của họ chứ không phải bởi vì họ được yêu cầu làm. Cách làm việc tập trung cũng cho phép nhân viên đạt được hiệu suất cao hơn. Và một môi trường hiệu suất giúp tạo ra tinh thần toàn công ty bởi vì mọi người hạnh phúc hơn,sung sướng hơn. lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoff - Bill Gates từng nói ''Tôi không trả lương cao cho nhân viên , nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới''. Tất cả các nhân viên ở đây làm việc đều có phòng riêng của mình, họ có thể đóng cửa lại, bật nhạc lên, điều chỉnh ánh sáng và làm việc.Không có những nguyên tắc cứng nhắc ở đây, không có quy định về ăn mặc tại Microsoff.Cách tổ chức nơi làm việc của Công ty chỉ nhằm một mục đích là tăng thêm tinh thần làm việc của nhân viên và do đó tăng năng xuất của từng thành viên. Thực tế Microsoff đã nhận được ích lợi tối đa tới từng nhân viên của mình. Hai tập đoàn hai lĩnh vực, ở hai miền Châu Lục khác nhau, hai nền văn hoá khác nhau, song Honda và Microsoff lại gặp nhau ở một điểm chung đó là sự thành công lớn trong kinh doanh. Có được thành công như ngày hôm nay, chính là nhờ họ đã biết kết hợp hài hoà giữa yếu tố ''văn hoá '' và yếu tố '' kinh doanh'' tạo nên nét văn hoá riêng trong mỗi tập đoàn. 2. Một số đề xuất trong việc xây dựng một nền văn hoá DN lành mạnh Ngày nay trong điều kiện mở cửa hợp tác hoá, đa phương hoá, việc tạo dựng hình ảnh tốt cho DN mà cụ thể ở đây là việc xây dựng nền văn hoá lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Văn hoá DN là tài sản vô hình, là công cụ cạnh tranh sắc bén của DN. Tuy nhiên việc xây dựng văn hoá DN không thể đưa ra tiêu chuẩn chung bắt buộc các DN vì mỗi DN sẽ có triết lý kinh doanh riêng, mục tiêu kinh doanh riêng và môi trường làm việc cũng không giống nhau từ đó hình thành nền '' văn hoá ''DN khác nhau. Tuy nhiên thông qua việc nghiên cứu về ''Văn hoá DN'' và tìm hiểu một số kinh nghiệm từ các DN thành công trên thương trường, em muốn đưa ra một số đề xuất góp phần xây dựng một nền văn hoá DN lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của DN cũng như của đất nước. Cụ thể là : Thứ nhất, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thông qua việc tìm hiểu hai tập đoàn Microsoff và Honda với hai nền văn hoá phương đông và phương tây khác nhau. Song hai tập đoàn này đã tạo niềm tin của mọi người trên thế giới bằng những giá trị đích thực của Công ty trong đó môi trường làm việc của Công ty là một trong những yếu tố quyết định sự thành công công của hai công ty này. Họ đã biết tạo nên môi trường làm việc thoải mái thông qua những buổi pich ních, qua tổ chức những buổi hội thảo, cho mọi người tự do làm việc, kích thích khả năng sáng tạo tối đa. ở Việt Nam, trong điều kiện đất nước còn nghèo, các DN chủ yếu là các DN vừa và nhỏ nên kinh phí dành cho những cuộc hội thảo pích ních là rất ít. Hơn nữa người dân Việt Nam kỷ luật không cao nên chắc chắn để mọi người tự do, thoải mái là điều không thể. vì vậy chúng ta cũng không áp dụng nguyên 2 mô hình của Honda và Microsoff vào các DN Việt Nam được mà cụ thể em xin đưa ra một số vấn đề. Một là, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật Với các DN điều quan trọng trong quá trình xây dựng bản triết lý kinh doanh là đề cập đến quy tắc xử sự trong DN khi có những vấn đề phát sinh và yếu tố không thể thiếu trong bản triết lý kinh doanh đó là ý thức của người lao động, xưa nay người lao động nước ta vẫn bị coi là vô kỷ luật, không có tinh thần trách nhiệm dẫn đến ảnh hưởng xấu đến môi trường chung của toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta không còn cách nào khác là phải cải thiện tình hình này bằng chính lòng quyết tâm muốn xây dựng nên DN kiểu mẫu, những DN điển hình và bằng các phương pháp khác nhau như đào tạo, giáo dục, thuyết phục tạo niềm tin cho họ và giúp họ thấy được quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm của họ, với truyền thống của người Phương Đông, coi trọng những những giá trị đạo đức cao đẹp, lòng nhân ái và đức tính bao dung, chúng ta phải khơi dậy cho họ biết họ đã và sẽ có tất cả. Đồng thời, muốn xây dựng niềm tin và ý thức làm việc tốt thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, phải quan tâm tới người lao động, kích thích và tạo niềm tin, niềm say mê làm việc cho người lao động. Khi họ mắc lỗi phải tận tình chỉ bảo và giúp họ nhận ra khuyết điểm của mình. Như vậy vừa tạo cho họ bầu không khí thoải mái, vừa tạo sự gần gũi giữa người lao động và các cấp quản trị trong DN. Ngày nay ý thức tổ chức kỷ luật không chỉ dừng lại ở những nguyên tắc cứng nhắc mà nó còn dựa trên những nền tảng cơ bản đó là tính chất và nhiệm vụ làm việc, khả năng và niềm tin mong muốn tôn trọng và được tôn trọng... Do vậy DN cần tạo ra những cuộc gặp gỡ thoải mái chân tình để trao đổi với người lao động hơn và qua đó sẽ thấy được họ cần gì và thiếu gì. Hai là đề cao sức mạnh tập thể Một môi trường làm việc tốt là trong đó mà các cá nhân nhận ra được vai trò và trách nhiệm của mình trước tập thể và trước DN. Từ đó làm cho người lao động trong một tập thể quan tâm và giúp đỡ nhau nhiều hơn, trao đổi thông tin tốt hơn. Các DN Việt Nam với đội ngũ người lao động cần cù, sáng tạo và họ luôn có những mối quan hệ tốt với nhau, ràng buộc không chỉ trong công việc mà còn mà cả trong cuộc sống. Vì vậy tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa người lao động với người lao động, người lao động với các nhà quản trị sẽ rút ngắn được khoảng cách về tâm lý và đều có ý nghĩa hơn là họ sẽ không cảm thấy bị cô lập, mong muốn được hiểu biết, được trao đổi sẽ xoá tan bầu không khí làm việc căng thẳng, nặng nhọc. Nhà quản trị phải quan tâm tới lợi ích của tập thể cũng là lợi ích cá nhân người lao động, doanh nghiệp thực sự là gia đình lớn của mọi người, có như vậy người lao động mới hướng về mục tiêu chung. Ba là phong cách của nhà quản trị Người Việt Nam có câu '' Thầy nào trò nấy''. ở đây chúng ta xem xét đến khía cạnh là một nhà quản trị. Đối với nhà quản trị thì điều quan trọng là phải cho người lao động thấy được khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình trước tập thể và người lao động. Nhà quản trị phải là tấm gương sáng về các mặt, phải luôn tạo ra bầu không khí thoải mái, phải gắn tác phong làm việc với tác phong chỉ đạo, phải là người có đầu óc tổ chức tốt, linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời nhà quản trị cũng phải là chỗ dựa tinh thần cho người lao động mới tôn trọng, làm theo sự hướng dẫn chỉ đạo của nhà quản trị, tránh tình trạng người lao động không làm theo quyết định của nhà quản trị, chống đối và mâu thuẫn với nhà quản trị. Hình ảnh của DN và sự sống còn của DN một phần lớn dựa vào phong cách nhà quản trị. Bốn là không gian và cảnh quan làm việc. Việc thiết kế, bố trí nơi làm việc hợp lý, bầu không khí trong lành người lao động đã nhận được sự thoải mái trong công việc. Từ bỏ quan niệm '' tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi cách ''. Mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận, lợi nhuận là điều kiện sống còn của các DN, tuy nhiên con đường để đạt được lợi nhuận như thế nào ? Nhiều Công ty đã tìm đến con đường dẫn tới lợi nhuận bằng mọi cách, kể cả vi phạm các giá trị đạo đức truyền thống. Muốn xây dựng một nền văn hoá lành mạnh cần phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh và các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Khi kinh doanh, cần phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, xã hội nếu có lợi cho DN mà tổn hại đến lợi ích cộng đồng thì không nên thực hiện vì phải xác định đến lợi ích lâu dài của DN. Như vậy ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận phải có mục tiêu rõ ràng. Mặt khác không vì lợi ích trước mắt của DN mà trốn thuế, buôn lậu, vì nộp ngân sách nhà nước là '' Quyền lợi và nghĩa vụ của DN ''. Xây dựng nền ''văn hoá DN'' cởi mở, trung thực và đáng tin cậy dựa trên nền tảng mọi người cùng sở hữu Công ty. Một trong những thay đổi mà các Công ty bây giờ muốn vững mạnh phải thực hiện là làm cho Công ty trở nên minh bạch hơn. Văn hoá Công ty vốn bị xói mòn bởi cơn sốt làm giàu trong thập niên 90 bằng cách để lợi nhuận lên trên tất cả, cũng đang cần được thay đổi. Cần phải sử dụng một phong cách cởi mở để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho nhân viên phản ánh và đóng góp ý kiến của mình về những hành vi vi phạm đạo đức và văn hoá Công ty qua các đường dây nóng. Kết luận Văn hoá là một vần đề có tính chất chung và không có tiêu chuẩn nào cụ thể cho các giai đoạn khác nhau. Có thể những việc làm, những hành động trong một dân tộc này có thể được coi là có văn hoá nhưng trong một dân tộc khác lại không được chấp nhận ngay cả trong một dân tộc mỗi giai đoạn khác nhau cũng có thể hiểu khác nhau. Việc tiếp thu chọn lọc các nền văn hoá trong quá trình giao lưu hợp tác sẽ xây dựng nên văn hoá Việt Nam vừa mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, vừa có tính linh hoạt của văn hoá hiện đại, các DN Việt Nam cần và sẽ phải đẩy mạnh những hoạt động trong DN để xây dựng nên nền văn hoá kinh doanh đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng nguyện vọng của người lao động và đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình cạnh tranh. Song không phải đơn giản là nói đến văn hoá sẽ làm được những vấn đề có tính văn hoá, vấn đề này không thể được cải thiện và thấy được kết quả của nó trong một sớm một chiều mà do cả một quá trình cố gắng của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời vấn đề này cần có sự quan tâm của mọi người mọi tầng lớp trong xã hội. Con người đúng ở vị trí trung tâm trong quá trình tìm kiếm, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá. Về phía các DN Việt Nam, cần quan tâm đến việc xây dựng và tạo lập văn hoá DN là điều kiện căn bản và tiên quyết giúp cho các DN thành công trong tương lai. Tài liệu tham khảo 1 Doanh nghiệp - nhà quản trị ( số 3, 5, 6) 2 Thời báo kinh tế sài gòn ( số 42, 44, 45, 47) 3 Văn hoá kinh doanh 4 Giáo trình Đạo Đức Kinh Doanh 5 Tạp chí kinh tế phát triển mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35304.doc
Tài liệu liên quan