Đề tài Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam

Suy cho cùng, văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả lâu dài và sự phát triển bền vững của các doanh nhân và doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Vấn đề khoá luận đặt ra thực sự vẫn chỉ đề cập đến khía cạnh chung nhất, dễ nhận biết nhất của văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh giống như một tảng băng trôi, 7 phần chìm, chỉ có 3 phần nổi, cái khó của các nhà nghiên cứu văn hoá chính là nhận diện để phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của những phần chìm đó. Nhưng có một điều mà mỗi cá nhân (không chỉ giới doanh nhân) có thể tự củng cố, xây dựng và bồi đắp cho văn hoá kinh doanh đậm đà, sáng lạn hơn, đó là: tu dưỡng, làm giàu văn hoá xuất phát từ bản thân mình. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá nói chung, và nó cũng là một “cơ thể sống” không ngừng cần được chăm sóc, gạn lọc và nuôi dưỡng./.

doc71 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm các liên doanh này hết thời hạn hoạt động và các mặt hàng điện tử của Nhật sẽ không phải cạnh tranh với các “anh em” của mình từ các nước khác nữa. Nguyên nhân của tình trạng này do yếu kém trong khả năng khai thác thông tin về hội nhập như thị trường quốc tế, đối tác, tiêu chuẩn hàng hóa dẫn đến thiếu một chiến lược về hội nhập. Để tham gia dự vào cuộc chơi AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược hội nhập như tăng cường thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, nâng cao giá trị thương hiệu. Nhìn lại năm 2002, nhiều ngành sản xuất dịch vụ tăng nhanh, xuất khẩu hải sản vượt 2 tỷ USD, sản lượng nông nghiệp ổn định ở mức cao... góp phần làm kinh tế tăng trưởng khoảng 7%- vào loại cao nhất thế giới [5. theo bài viết Vào sân phải chấp nhận cuộc chơi của Phạm Duy Hiển, tạp chí Tia sáng số Xuân Quý Mùi 2003]. Khi so sánh quá trình phát triển kinh tế của các nước trong một giai đoạn dài người ta thấy rằng nước nào có trình độ ban đầu càng thấp, càng tăng trưởng nhanh, sau đó tốc độ sẽ giảm dần. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... đang tăng 5-8% hàng năm trong khi đó Bắc Mỹ, Nhật và Tây Âu không vượt quá 1- 2%. Quy luật trên đây gọi là giả thuyết đuổi theo. Như thế tốc độ tăng trưởng của ta sẽ giảm dần khi kinh tế khấm khá hơn- đây là quy luật phát triển lành mạnh. Nhưng cái đáng sợ là một khi những nhân tố tiêu cực trong xã hội không được ngăn chặn kịp thời trong đó yếu tố xây dựng văn hóa kinh doanh đóng vai trò quyết định, chúng sẽ bột phát làm kìm hãm tăng trưởng hoặc dẫn đến khủng hoảng. Hội nhập cũng có nghĩa là phải thâm nhập vào các thị trường khu vực và thế giới, dù muốn hay không. Muốn kinh doanh mang yếu tố nước ngoài, trước hết phải hiểu đối tác là ai. *ASEAN: Đông Nam Á là một trong những vùng đất với nhiều sắc dân và nhiều nền văn minh phong phú nhất và cổ nhất của nhân loại. Người Trung Quốc không phải là người sáng chế ra kỹ thuật trồng lúa, mà chính là một số dân thuộc vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên của nhân loại. Trong lĩnh vực kỹ nghệ chế biến, sản xuất, người Đông Nam Á, đặc biệt người Việt Nam, đã phát triển kỹ thuật làm đồ đồng, đồ thiếc và đồ gốm khá cao. Về đồ gốm, người Việt Nam đã sản xuất nhiều sản phẩm nghệ thuật công phú và thanh tú, được bán trong khắp vùng Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu này đã hình thành trước sự ảnh hưởng của ấn Độ [5. theo bài Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn, tạp chí Tia sáng tháng 4/2002]. ASEAN đang tìm hướng đi riêng để tự khẳng định mình trên bản đồ kinh tế- chính trị- văn hóa thế giới: Mới đây, Malaysia đã quyết định phong tỏa các cơ sở sản xuất nước giải khát Coca- Cola của Mỹ và tiến tới phong tỏa tiếp hoạt động của các nhà hàng McDonald’s. Đây được coi là một hành động dũng cảm của Malaysia. Phản ứng mạnh của Malaysia phản ánh tình hình chung của các nước Đông Nam Á đang trưởng thành, tỏ thái độ đối mặt với các thách thức kinh tế. Đông Nam Á đã chứng tỏ rằng các nước này không còn muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ do nền kinh tế này còn nhiều bấp bênh. Họ cũng muốn giữ khoảng cách với Nhật vì nền kinh tế Nhật vẫn tiếp tục ốm yếu. Và cuối cùng, họ muốn tìm một hướng đi riêng để đối mặt với một nền kinh tế Trung Quốc khổng lồ. Thái Lan quyết tâm theo đuổi chính sách độc lập của Đảng “Thái rak Thái” (Thái Lan của người Thái). Indonesia thì tìm cách quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc trước ảnh hưởng ngày càng lớn của giới đầu tư Mỹ. Đông Nam Á biết rằng trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hai mặt hàng của họ là đường và thuốc tây đang bị Mỹ gây khó dễ trong xuất khẩu vì Mỹ quy định mức thuế rất cao. Đông Nam á biết rằng để ổn định tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao thì không thể chỉ dựa vào xuất khẩu vì hàng hóa của các bạn hàng mới như Trung Quốc, Ấn Độ có sức cạnh tranh rất mạnh. Vì vậy, Đông Nam Á chỉ khuyến khích giới đầu tư quốc tế có trình độ công nghệ mới và muốn tự mình tìm hướng đi riêng để phát triển. Chính tình cảm không ưa gì Mỹ đã khuyến khích khu vực này tập hợp trong một tổ chức kinh tế mạnh gồm 10 quốc gia- ASEAN. Hiện nay ASEAN biết rõ là chưa thể tìm được tiếng nói chung, mỗi nước đều muốn thể hiện thế mạnh riêng. Mỗi quốc gia chủ trương kéo công nghệ tiên tiến của nước ngoài theo một cách. Nhật biết điều đó nên Nhật chỉ muốn ký kết hợp tác song phương. Trước đây, dưới con mắt của ASEAN, Nhật là tấm gương sáng nhất trong khu vực, nhưng nay thì mọi việc đã khác. ASEAN mất dần lòng tin vào khả năng hồi phục kinh tế và ngân hàng của chính phủ Nhật. Trung Quốc đang phát triển thành một cường quốc kinh tế thế giới- đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nền kinh tế ASEAN do kinh tế Trung Quốc và ASEAN có nhiều nét tương đồng. Các chiến lược gia kinh tế cho rằng do tâm lý xa lánh Mỹ, không tin vào Nhật và ngại Trung Quốc, ASEAN cần tìm cho mình một hướng đi riêng, độc lập. Nhưng sự đoàn kết, hợp tác giữa 10 nước thành viên là điều quan trọng nhất. Khu vực vốn có nền kinh tế năng động này đang trong thời kỳ thai nghén cho những dự án mới để không chỉ phát triển, mà trước hết là để tồn tại trước sức cạnh tranh đến từ nhiều phía. *EU: EU hiện là một trong những thị trường lớn và đầy tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ về “tính cách” của ông khách đặc biệt này. Trong các hội thảo về thị trường may châu Âu, chúng ta rút ra được nhiều điều. Ví dụ các doanh nghiệp dệt may của EU chỉ sản xuất khi họ đã có đơn đặt hàng trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại sản xuất tràn lan rồi tìm thị trường tiêu thụ, đây là kiểu sản xuất kinh doanh có độ rủi ro cao. Do mức sống của người dân EU cao nên yếu tố mốt, mùa, chất liệu vải là những yếu tố quan trọng để người dân châu Âu quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, để chinh phục được người tiêu dùng châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam phải có bài bản, chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngành công nghiệp dệt may luôn là ngành quan trọng đối với các nước thành viên châu Âu. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm qua, số lượng việc làm trong ngành này bị sụt giảm. Chỉ riêng năm 2000, có 69.500 người trong ngành này mất việc làm. Nhưng cũng năm 2000, người Châu Âu đã tiêu khoảng 212 tỷ EURO tương đương với mức tăng trưởng về doanh thu là 2,4%. Vì vậy, để thâm nhập thị trường khó tính và ổn định này, nhà xuất khẩu cần hiểu cơ cấu thị trường của từng nước trong khối bởi mặc dù EU là một khối thống nhất nhưng kinh doanh ở mỗi nước lại không giống nhau. Ví dụ ở Đức người tiêu dùng thường mua hàng qua thư, qua mạng Internet vì các cửa hàng thường đóng cửa từ thứ Bảy và mở cửa vào sáng thứ Hai, trong khi ở Italia người dân thường mua hàng trực tiếp. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng và tham gia hội chợ, kể cả quan sát các buổi trình diễn thời trang... để thấy được xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng nhằm có những thay đổi cho phù hợp. *TRUNG QUỐC: Cho đến nay, đối với nhiều người, nhiều nước, Trung Quốc vẫn là một bí ẩn lớn. Một nền văn hóa lớn, một dân tộc lớn và các tác phẩm lớn như Thủy hử, Tam quốc chí, Hồng Lâu Mộng, A Q chính truyện... dường như làm người ta hình dung về người Trung Quốc có những suy tính khác lạ, ít người dám nghĩ tới, mà có nghĩ tới thì cũng ít người dám làm, mà có dám làm thì cũng ít người dám làm đến cùng (Ví dụ: chuyện Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng, A Q dám làm cách mạng mặc dầu chẳng biết gì về cách mạng...). Đặc tính này phát triển tiếp theo từ “tiêu diệt chim sẻ đến cùng” cho đến cuộc “cách mạng văn hóa” long trời lở đất, từ quy định “hai vợ chồng chỉ có một con” cho đến “một nước hai chế độ”, từ quan điểm “mèo đen, mèo trắng, mèo nào bắt được chuột đều tốt” đến “thuyết ba đại diện”... Người phương Tây cho phương Đông là huyền bí, còn người phương Đông lại nghĩ Trung Quốc huyền bí không kém. Tuy nhiên, sự huyền bí đó có thể bắt nguồn từ cái gốc là mọi người đều “dám nghĩ dám làm”. Nhưng Trung Quốc của ngày hôm nay như thế nào? Giờ đây Trung Quốc là thị trường chú ý đến nhãn hiệu nhất thế giới. Thói quen tiêu dùng tăng chóng mặt, sở thích dùng hàng hiệu đang bùng nổ, đặc biệt trong thanh niên. Lối sống mới mẻ này của thanh niên Trung Quốc quả là một cuộc cách mạng. Trước đây người ta sống thanh đạm, tằn tiện, thậm chí được dạy phải kìm hãm những thú vui của mình cho những lý tưởng xa vời. Ngày nay, có ý kiến cho rằng điều tồi tệ nhất trong văn hóa của Trung Quốc chính là sự thiếu nhân bản. Họ luôn được dạy nghĩ đến tập thể, như gia đình, công ty, đất nước. Bởi vậy cũng có thể lý giải chính vì sự kìm kẹp về nhu cầu và khả năng thể hiện mình trong một thời gian dài đó mà lối sống của thế hệ người Trung Quốc hôm nay cởi mở, thèm khát tiêu dùng và bộ lộ bản thân đến thế. Một câu hỏi được đặt ra: việc lựa chọn sử dụng hàng hiệu của thanh niên Trung Quốc có thể coi là tín hiệu đáng mừng? Câu trả lời đã có ở nhiều nước khác, và cũng đúng với Trung Quốc. Đó là sự phát triển kinh tế chứ không phải vấn đề đạo đức. Sự háo hức với hàng xa xỉ là một bước tiến cần thiết để một bộ phận trong số các thanh niên Trung Quốc theo đuổi sở thích cá nhân của họ. Như Mao Trạch Đông đã nói: Hãy cắn quả lê nếu bạn muốn biết mùi vị của nó như thế nào! Về đời sống tinh thần của thanh niên không có gì phải lo lắng quá, họ sẽ lên tiếng khi cần. Dự báo Trung Quốc sẽ là nhà nhập khẩu chính các mặt hàng của ASEAN. Bên cạnh là một nhà máy lớn của thế giới đã làm tràn ngập thị trường ASEAN với những sản phẩm rẻ tiền, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là khách hàng nhập khẩu quan trọng của các nước trong khu vực. 50% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào những thiết bị nhập khẩu mà phần lớn đến từ khu vực ASEAN. Theo các số liệu của một cơ quan Chính phủ Trung Quốc thì 10 quốc gia ASEAN đã thực hiện một khối lượng giao dịch với Trung Quốc lên đến 41,6 tỷ USD vào năm 2000, tăng 53% so với 27,2 tỷ USD vào năm 1999. Các số liệu còn cho thấy, trong khi Trung Quốc xuất khẩu một khối lượng hàng hóa trị giá 18,4 tỷ USD sang thị trường các nước ASEAN vào năm ngoái thì ngược lại, Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng hàng hóa trị giá 23,2 tỷ USD- cũng đồng nghĩa với một khoản thâm hụt mậu dịch là 4,8 tỷ USD. Trung Quốc không chỉ được coi là một nhà cạnh tranh mà còn quan trọng hơn là một thị trường tiềm năng rộng lớn cho các nước ASEAN. Trung Quốc có một thị trường trong nước đang phát triển tầm cỡ và sự dồi dào nhân lực cả có tay nghề lẫn không có tay nghề với mức chi phí nhân công khá thấp. Nhưng, để cạnh tranh thành công với Trung Quốc, các nước ASEAN phải biết tăng cường phát huy thị trường phù hợp của mình. Trước mắt là đoàn kết cùng nhau, ví như ASEAN đã ký thỏa thuận hiệp định về phát triển du lịch, theo đó sẽ mở rộng hơn việc đi lại tự do giữa các nước trong khối, mở cửa ngành dịch vụ hàng không. Hiệp định này đã khẳng định tầm quan trọng của ngành du lịch đối với các nước ASEAN và nhu cầu cần thiết phải tăng tính cạnh tranh của ngành du lịch trong khối, đặc biệt là giữa lúc ngành này đang gặp khó khăn bởi nạn khủng bố. Ngành du lịch là một trong những nguồn thu chính của nhiều nước ASEAN, thu nhập từ ngành này đã giúp nhiều nước vực dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998. Hiệp định du lịch mở rộng việc miễn visa cho người dân khi đi lại giữa các nước trong khối, loại bỏ các loại thuế phí du lịch và tiến tới thống nhất về thủ tục cấp visa cho du khách quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp định cũng khuyến khích việc sử dụng thẻ “thông minh” trong kinh doanh và du lịch giữa các thành viên trong khối. Với vị trí địa lý gần gũi, mức tiêu thụ thủy sản đạt 24kg/người/năm, Trung Quốc quả thực là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam. Chúng ta phải nắm được đặc trưng của thị trường này: dân số đông, nhu cầu đa dạng nên thị trường Trung Quốc dễ dàng chấp nhận các loại hàng hóa từ cao cấp đến bình dân nhưng lại không quá khắt khe về điều kiện nhập khẩu. Trung Quốc đang nhập nhiều loại mực khô, cá muối, tôm đông lạnh, cá thu và sò huyết từ Việt Nam... Hiện nay, thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc vẫn chủ yếu qua đường xuất khẩu tiểu ngạch, các “đầu nậu” phía Bắc đang bán hàng sang Trung Quốc bằng hình thức thu gom nguyên liệu sau đó phân loại, chọn hàng cao cấp để chế biến bán cho các thành phố lớn, những loại có phẩm cấp trung bình thì ướp lạnh, phơi khô xuất sang các tỉnh sát biên giới. Do đối tác chủ yếu là các tư thương và doanh nghiệp nhỏ nên việc thanh toán hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Đa số thương gia Trung Quốc thích thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng. Hiện nay thuế nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc khá cao, các sản phẩm đông lạnh 18- 22%. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chưa có thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, kiểm tra chất lượng. Hàng Việt Nam mặc dù kiểm tra trong nước vẫn phải chịu thêm một lần kiểm tra nữa, kéo dài thời gian vận chuyển và chờ đợi, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, khi Hiệp định về khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc được thực hiện khoảng giữa năm 2003, các mức thuế như vậy sẽ nhanh chóng được giảm xuống. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. *MỸ: Có thể coi Mỹ là một vị khách hàng không thể không có, dễ hợp tác mà cũng dễ gặp “sốc”. Ví dụ việc xuất khẩu cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang vô cùng thuận lợi và đầy tiềm năng thì Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ (CAF) phát ngay đơn kiện Việt Nam bán phá giá ca tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ, rồi cả ý định của các nhà sản xuất tôm ở Mỹ kiện tôm VN phá giá. Người ta nói Mỹ là nước chuộng kiện tụng nhất thế giới. Vậy mà khi Bộ Thương mại của Việt Nam kết hợp với một số cơ quan mở cuộc hội thảo về chống phá giá, doanh nghiệp của ta chỉ đến vào buổi khai mạc! Càng về sau càng ít. Quyền lợi sát sườn vậy mà cuối cùng, chỉ thấy đến dự toàn quan chức và cán bộ ngành. Chuyện bán phá giá đúng là quá mới mẻ với Việt Nam, cả đối với cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Trước kia các doanh nghiệp Nha nước thường ỷ lại vào ngân sách để tồn tại, chuyện kinh doanh, tóm lại chỉ là “trên giấy tờ”. Phải chăng doanh nghiệp vẫn nghĩ những chuyện phá giá là chuyện của Nhà nước phải quan tâm, giải quyết? Còn mình thì bình chân như vại. Biết mình biết người mới có thể có cơ hội chiến thắng. Không tìm cách tự cứu mình, thậm chí tận dụng các cơ hội nổi đình đám này để tiếp thị tên tuổi của mình thì thật đáng tiếc, đó cũng chính là bí quyết, kỹ năng kinh doanh, như trường hợp cá basa ngày càng được người tiêu dùng Mỹ biết đến nhiều hơn. Trong cái rủi có cái may, chuyện Tái ông mất ngựa đã cho chúng ta một phương châm và suy luận hay, trong kinh doanh, luôn phải biết tận dụng. Dù có “nóng lạnh” gì thì thị trường Mỹ vẫn rất hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp, bằng mọi cách lần hồi thâm nhập vào thị trường Mỹ, xem đó như một thành tích trong kinh doanh. Vậy thị trường Mỹ có những bí ẩn gì? Bí ẩn lớn nhất đối với thị trường Mỹ là hãy trả lời câu hỏi, mình làm ăn có chân thật và trong sạch hay không. Vì ở đâu có thể lọt lưới, còn ở Mỹ thì hệ thống pháp luật rất tinh vi, nó có thể phát hiện mọi gian dối trong kinh doanh. Sau đó là các bí ẩn về nếp sống và thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ nếu chưa quen thì có thể bị “sốc văn hóa”. Mỗi năm Mỹ nhập khẩu trị giá 1.000 tỷ USD. Năm 2002, Việt Nam chỉ mới xuất qua Mỹ khoảng 2 tỷ USD, tức chỉ được 2/1000 mà đã có không ít vụ kiện tụng. Bí ẩn sau luật là mạng Internet do Lầu năm góc sáng lập và quản lý. Đây là một năng lực thông tin lớn mà mọi doanh cơ đều phải chịu xoáy theo. Mỹ chiếm trên 40% vốn đầu tư cả thế giới vào công nghệ thông tin, số lượng máy vi tính và chuyên viên nhiều gấp 2 lần cả châu Âu và Nhật cộng lại. Nhưng Mỹ có một bí ẩn gần như “điểm liệt”, đó là thâm hụt do doanh nghiệp, người tiêu thụ cùng đầu tư và chi tiêu cao hơn mức họ kiếm được, kể cả mức tiết kiệm. Mỹ còn có một bí ẩn đe dọa kinh tế toàn cầu, đó là hệ thống “Khu ngoại thương- FTZ” là khu chế xuất nâng cao, miễn thuế quan và còn tái chế, bán lẻ tại kho, nên hàng nước ngoài rất khó “độc lập” đến thị trường Mỹ, mà phải qua các FTZ này. *Tình hình xây dựng, bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu không chỉ là tên của một sản phẩm, nó là niềm tự hào của một doanh nghiệp, một vùng, thậm chí là bộ mặt kinh tế của cả một quốc gia. Nó là một danh hiệu mang đặc trưng văn hóa và phẩm chất của một đất nước: hệ thống nhà hàng McDonald, nước uống Coca Cola của Mỹ, thời trang Chanel Pháp, pho mát, sữa Hà Lan, xe Ford Mỹ, xe Toyota Nhật, xe Mercedes Đức, Microsoft Mỹ, tivi Sony Nhật, Vespa Italy, cà phê Trung Nguyên, phở Việt Nam Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu. Tại TP.HCM, CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao và báo Sài Gòn tiếp thị năm 2002 có tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả điều tra 500 doanh nghiệp trên toàn quốc về vấn đề xây dựng thương hiệu. Kết quả cho thấy, 63,4% doanh nghiệp đã quan tâm đến thương hiệu và cho rằng “thương hiệu giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm khi mua và sử dụng sản phẩm”. Nhưng chỉ có 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về tiếp thị và xây dựng thương hiệu (84% doanh nghiệp còn lại chưa có bộ phận này), 20% doanh nghiệp chưa hề đầu tư xây dựng thương hiệu, 70% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề bảo hộ thương hiệu còn quá kém, có 80,6% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước phải đưa ra chính sách rõ ràng, xử lý nghiêm khắc nạn hàng giả hàng nhái. Nhìn lại sự kiện thuốc lá Vinataba đã giành lại được quyền sở hữu công nghiệp của mình tại thị trường Campuchia làm ví dụ. Công ty này đang chuẩn bị khiếu nại để lấy lại quyền sở hữu công nghệ và thương hiệu Vinataba bị “chiếm đoạt” tại một số thị trường nước ngoài khác. Nguyên nhân cũng một phần vì chúng ta không biết giữ. Muốn thâm nhập thị trường nước ngoài phải hiểu được người và hiểu chính mình. Luật sư Nguyễn Văn Trà [công ty tư vấn Phạm và Liên doanh] thì hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu ở ta hiện nay vẫn chưa ý thức hết quyền quyền sở hữu công nghiệp ngay cả việc thông thường nhất như đăng ký nhãn hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp... Do chưa thấy hết tầm quan trọng và cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc này nên nhiều giám đốc doanh nghiệp Nhà nước vẫn nghĩ rằng Nhà nước sinh ra họ thì nhãn hiệu sản phẩm của họ đã có Nhà nước bảo hộ! Chính vì vậy, khi mở rộng hoặc phát triển thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp mới vỡ lẽ mình không có quyền “sở hữu” và “sử dụng” nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp của những sản phẩm do chính mình tạo nên. Các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu thông qua đại lý ở nước ngoài nên nhiều khi chính đại lý phân phối đó khi thấy hàng hóa nào đứng được trên thị trường thị tự đứng ra đăng ký nhãn hiệu ấy để có thể độc quyền phân phối. Vifon là ví dụ. Công ty mì ăn liền này là một công ty Nhà nước có tiếng trong nước và đã xuất khẩu ra nước ngoài từ lâu. Nhưng khi Vifon nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với cơ quan hữu trách ở Ba Lan thì mới vỡ lẽ là đã có người khác đăng ký với cái tên “Vifon Kim Lân”. Bất ngờ tiếp theo, Vifon Kim Lân chính là đại lý trước đây của Vifon. Tất nhiên, với sự trợ giúp pháp lý của Cty Phạm và Liên danh, cuối cùng Vifon đã hủy được nhãn hiệu Vifon Kim Lân. Âu cũng là một bài học nhớ đời. Các doanh nghiệp đều thừa nhận rằng hàng hóa không chỉ là công cụ để phân biệt với những hàng hóa cùng loại mà nó còn tạo ra sự thu hút, lôi cuốn khách hàng. Chính vì thế, nhiều nhãn hàng hóa đã trở thành tài sản đặc biệt của doanh nghiệp, là đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp đó. Phải giữ gìn sở hữu văn hóa và trí tuệ ấy như thế nào? Không ít doanh nghiệp đã thiết kế được nhãn hiệu hàng hóa với trình độ nghệ thuật cao, giàu tính thẩm mỹ, tạo thành thứ quảng cáo sản phẩm. Những nhãn hiệu như thế, doanh nghiệp càng nên đăng ký trong nước, và tùy theo chiến lược phát triển mà đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình ở nước ngoài. Nhãn hiệu có giá trị như một tài sản, chẳng hạn giá trị tài sản của công ty Johnson & Johnson được đánh giá là 6,9 tỷ USD, nhưng riêng nhãn hiệu hàng hóa của nó đã chiếm 5 tỷ USD. ở Việt Nam không ít nhãn hiệu đã trở thành tài sản lớn của doanh nghiệp. Nhãn hiệu P/S là một ví dụ. Giá trị vốn góp vào liên doanh của nhà máy sản xuất kem đánh răng P/S là 4,3 triệu USD, trong khi giá trị nhãn hiệu P/S lên tới 4 triệu USD. Khách hàng chỉ cần thông qua nhãn hiệu có thể nhận biết ngay đó là hàng gì, chất lượng thế nào. Thương hiệu cũng có nghĩa là thương trường. Hiện ở nước ta, số doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều và mục tiêu của đại đa số đều là xuất khẩu. Cách để tăng hiệu quả cho sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trước tiên không gì bằng là tạo cho sản phẩm một thương hiệu độc đáo, dễ cuốn hút. Thế nhưng ít doanh nghiệp nghĩ được, thiết kế được nhãn hiệu với đầy đủ yếu tố thương trường. Và càng ít doanh nghiệp tính tới thiết kế thương hiệu cho dễ đăng ký để không bị trùng lặp với thương hiệu khác đã được đăng ký. Theo các nhà tư vấn, nếu doanh nghiệp Nhà nước không thay đổi quan niệm đương nhiên được bảo hộ nhãn hiệu, không tiến hành đăng ký sớm thì sẽ mất quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, và nguy hiểm hơn nữa, vô tình trở thành người vi phạm quyền nhãn hiệu của người khác và phải mua lại chính thương hiệu của mình với giá cao hơn rất nhiều so với đăng ký ngay từ đầu. Đáng mừng là một cuộc chiến thương hiệu đã bắt đầu từ chính những bài học “xương máu” đó. Cách đây 10 năm, một làn sóng đăng ký thương hiệu từ nước ngoài đổ vào Việt Nam, có tháng lên tới 8000 hoặc 9000 đơn đăng ký. Hiện nay đang diễn ra làn sóng ngược lại: đăng ký thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Có tình trạng đó là do pháp luật Việt Nam thừa nhận nguyên tắc quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn trước, còn pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận nguyên tắc quyền ưu tiên thuộc về người đã sử dụng trước thương hiệu đó. Sau một số vụ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị đăng ký ở nước ngoài như Trung Nguyên, Vinataba... cho thấy các đơn vị làm hàng xuất khẩu của Việt Nam đang ở trong tầm ngắm của những kẻ ăn cắp thương hiệu quốc tế. Dù có thể kiện tụng để lấy lại thương hiệu nhưng phải chi phí rất tốn kém. Nhận thức được điều này, đến nay Tổng công ty chè Việt Nam đã đăng ký thương hiệu chè xuất khẩu của Việt Nam tại 16 thị trường nước ngoài. Trong năm 2003, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm này được mở rộng thêm một số thị trường lớn trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Pakistan và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Theo các chuyên gia thương mại, thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam những năm qua đã phát triển, có xu hướng tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như EU, Nhật, Mỹ, Nga. Riêng Pakistan, Iran và Mỹ là những thị trường nhập khẩu chè có tên tuổi trên trường quốc tế, chè Việt Nam đã thâm nhập được từ những năm 1997 đến nay, đây là tín hiệu đáng mừng. Mặc dù đã có mặt ở nhiều nước và khắp châu lục, nhưng chè Việt Nam vẫn chưa có uy tín trên thị trường quốc tế do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen có độ ẩm cao, chất lượng kém với giá thấp. Đáng chú ý vẫn còn nhiều khách hàng phàn nàn về việc xuống cấp nhanh của chè Việt Nam. Không riêng với sản phẩm chè, nhiều mặt h àng xuất khẩu của Việt Nam chỉ được ở giai đoạn đầu, sau đó thường giảm chất lượng thay vì đáng lẽ phải ngày càng tạo ấn tượng tốt hơn. Nguyên nhân chính vì thái độ làm ăn không nghiêm túc, cẩu thả, chụp giật chứ không đến mối làm ăn lâu dài, kế hoạch dài hạn và cả uy tín thương hiệu, uy tín sản phẩm quốc gia. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA KINH DOANH MANG BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Truyền thống có hai mặt: mặt tích cực có thể là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, mặt tiêu cực thì níu kéo bước tiến ấy; thái độ đối với truyền thống sẽ quyết định tốc độ hiện đại hóa của một dân tộc. Sự hòa nhập giữa các nền văn hóa bao giờ cũng có đi có lại và không phải chuyện một sớm một chiều. Những gì thực sự là truyền thống dân tộc thì chẳng thể nào biến mất, vì nó bám chặt ở tầng sâu nhất trong tâm khảm, trong cách tư duy của mỗi người. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Chế độ thị trường và xu thế toàn cầu hóa đặt ra những thử thách và những cơ hội mới. Quyết định của người sản xuất cũng như người tiêu dùng ngày càng bị chi phối bởi những quy luật, những tình huống kinh tế. Chúng ta nhìn về tương lai với một niềm tin mãnh liệt ở nước ta, nhưng không sô vanh dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng nên hiểu tại sao phải giữ gìn, phát huy, và không lo sợ một cách võ đoán và phi lý những trào lưu văn hóa mới? Phải nhìn nhận quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế (toàn cầu hóa, quy mô thị trường rộng hơn, thu nhập cao hơn...) và văn hóa. Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: “Việt Nam sẽ tìm những cái gì giống mình để học và những gì khác mình để nghiên cứu và trân trọng”. Chúng ta cần có một chính sách văn hóa, nhưng chính sách ấy phải tôn trọng thực tế của kinh tế thị trường, trong thời đại mở cửa, không vướng mắc những ảo tưởng, cảm tính chủ quan. Có những mục tiêu mà chính sách đó có thể giúp thực hiện được, nhưng cũng có những khía cạnh không thể thực hiện được (hoặc đòi hỏi những hy sinh quá lớn về kinh tế, xã hội). Nghĩ cho cùng, một nền văn hóa lành mạnh trước hết phải là một nền văn hóa sống động. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng và Nhà nước ta vạch ra trong những năm tới đây như sau: Hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hoá. Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng; đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hoá, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khoẻ, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí... Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” [6. trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX]. 2. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001- 2010 của Đảng và Nhà nước ta là đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng chúng ta phải thực hiện là đẩy mạnh xuất khẩu, cụ thể các ngành như sau: - Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0- 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 17- 17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0- 3,5% triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9- 10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD. - Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10- 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40- 41% GDP và sử dụng 23- 24% lao động. Giá trị công nghiệp chiếm 70- 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Công nghiệp điện tử- thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. [6. trích từ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ IX] 3. Giải pháp a. Giải pháp từ phía Nhà nước - Thay đổi tư duy lạc hậu, nâng cao dân trí: Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xóa bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Không có khát vọng để hướng tới những sáng tạo mới mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, khoảng giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình hợp lý. áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kỳ. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Hiểu đặc sắc văn hóa dân tộc còn là giải phóng sức sáng tạo, tìm phương thức vun xới cho sức sáng tạo. Trong nền văn hóa cũ, sức sáng tạo của ta không khỏi có khuynh hướng tiểu kỹ, thiếu những sáng tạo mới. Trong tương lai, đó là nhược điểm. Đổi thay được nhược điểm đó chắc chắn không phải dễ dàng. Cũng khó mà kế hoạch hóa việc sáng tạo. Ta chỉ có thể chờ đợi điều đó ở những nhà tư tưởng, những nghệ sỹ, và ở nền sản xuất, tổ chức xã hội có khả năng sản sinh ra họ. Hơn ai hết Nhà nước phải nhìn trước, nhận sớm các vấn đề cốt tử của đất nước, của dân tộc, đặc biệt là vấn đề con người, không phải nói chung chung con người Việt Nam với tất cả các đức tính tốt đẹp và thói tật của nó. Sự tự nhận thức của một dân tộc là quá trình lâu dài và đau đớn, vất vả vì như Karl Marx đã nói, con người sinh ra trong tay không có sẵn cái gương để soi mình. Biết người đã khó, biết mình lại càng khó hơn. Phải tự nhận thức mình. Mới đây Bộ trưởng Bộ Thương mại vừa có chỉ thị về việc chống các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp sang thị trường Mỹ. Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ phải nghiên cứu và thực hiện đúng các quy định của Mỹ về thủ tục haỉ quan, xuất xứ hàng hóa, không được sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa nguồn gốc nước khác, phải báo cáo trung thực về chủng loại hàng... Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam nêu rõ Việt Nam cam kết không xuất khẩu cà phê kém chất lượng, tức là cà phê Robusta loại 4. Cùng với cam kết này, ngành cà phê Việt Nam cũng đang xúc tiến triển khai một số biện pháp để cùng các thành viên của Hiệp hội cà phê thế giới khắc phục nạn khủng hoảng thừa sản phẩm này. Bộ Thương mại cũng vừa có khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may khi xuất hàng sang Mỹ cần kiểm tra chặt chẽ các vận đơn xuất hàng, xuất trình đầy đủ các chứng từ liên quan và phải lưu trữ đủ hóa đơn cho hải quan Mỹ kiểm tra. Có một thực tế là hiện hải quan Mỹ luôn tìm cách quy kết hàng dệt may xuất từ Việt Nam là bất hợp pháp. Nếu rơi vào tình trạng này, doanh nghiệp có thể bị trừ gấp 3 lần số lượng đơn hàng bị giữ lại trong tổng hạn ngạch được cấp. Phải vươn tới sự giáo dục toàn diện: Trong tình hình các công ty của nước ta cũng như thế giới đang phải đối mặt với sự đa dạng về văn hóa, điều kiện sống cũng như làm việc, bất kỳ công ty nào cũng nhận thấy lợi thế của một nền tảng giáo dục toàn diện. Trong thực tế, nền tảng này sẽ hình thành tư duy kinh doanh vững chắc giúp giới lãnh đạo duy trì, nghiên cứu và tận dụng giá trị văn hóa của nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Tại châu á, những công ty mới gia nhập thị trường đều nhận thấy cần phải nghên cứu kỹ sự phát triển các quan hệ kinh doanh sau hàng thập kỷ giao lưu buôn bán của thị trường đó. Những nhà quản lý trưởng thành từ những trường ĐH có chương trình đào tạo toàn diện và ít tập trung vào kinh doanh hơn lại thường có thể có tầm nhìn xa hơn từ 15- 20 năm. Tất nhiên sự tập trung của chương trình đào tạo phải bảo đảm được tính hiệu quả, nhưng bên cạnh đó, họ sẽ thực hiện công việc của mình thành công hơn nếu họ có một kiến thức đầy đủ về kinh doanh và hiểu được hậu quả của những hành động của mình.Muốn đạt được điều này, hơn bao giờ hết phải có chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa cho cho từng người dân, từng doanh nhân về đạo đức kinh doanh. Bộ Giáo dục đào tạo cần tính đến những yêu cầu trên khi tiến hành nghiên cứu, xây dựng nội dung, phương thức cải tiến giáo dục sao cho phù hợp với tinh thần và đòi hỏi của xã hội phát triển. -Xúc tiến thương mại thế nào? Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nhất là cá doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung xúc tiến thương mại vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán hàng nhưng chưa có sự gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường, chưa gắn liền với thị trường, chưa gắn liền với các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh để tạo ra sản phẩm riêng độc đáo của mình. Sự bất cập này dẫn đến tình trạng thị trường nước ngoài tuy có được mở rộng nhưng thâm nhập thị trường còn yếu, nhiều thị trường “có danh mà không có thực”. Sự có mặt của hàng Việt Nam tại thị trường đó thường không vững chắc, thậm chí không duy trì được. Ví dụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ năm 1999- 2000 rất được ưa chuộng tại Nhật nhưng đến nay họ không còn chuộng nữa vì mẫu mã ít thay đổi. Đây là hậu quả của việc mở rộng thị trường mà không gắn liền với các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Một khảo sát gần đây cho thấy các doanh nghiệp thường tiến hành xúc tiến thương mại theo các hoạt động tập thể, tập trung vào triển lãm, tham gia đoàn khảo sát, khuyến mãi... nhưng đây vẫn là cách làm bị động, không có chiến lược lâu dài, không có trọng tâm và trọng điểm, hoặc chưa gắn kết với mặt hàng vì thế hiệu quả xúc tiến thương mại thấp. Sự yếu kém về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp thể hiện rất rõ trong 2 lĩnh vực: tìm kiếm- xử lý thông tin và tham gia hội chợ triển lãm. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 16% doanh nghiệp không có thông tin gì về quá trình hội nhập, 24% không biết về lịch trình giảm thuế theo AFTA và APEC, 34% không quan tâm đến WTO. Từ chỗ thiếu hiểu biết thông tin nên nhiều doanh nghiệp phải lệ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài và nhận phần thua thiệt. Nguyên nhân của bất cập này trước hết là chính các doanh nghiệp còn quá thụ động và yếu kém trong việc tiếp cận, xử lý và sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, các kênh thông tin thương mại của nước ta hoạt động chưa hiệu quả cộng với giá mua những thông tin chuyên sâu còn cao nên không hấp dẫn và hình thành được thói quen mua bán thông tin trong các doanh nghiệp. Các hội chợ triển lãm tổ chức ngày càng nhiều nhưng chất lượng còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu giao dịch và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Năm 2001, TP.HCM có 120 hội chợ đăng ký nhưng chỉ có 60 được tổ chức, trong đó có nhiều hội chợ không đúng với đăng ký, có hội chợ không đến 40 gian hàng... Nếu tiếp tục tình trạng này hội chợ sẽ biến thành những chợ tạm để bán lẻ hàng hóa hay tiêu thụ hàng tồn kho. Trong khi đó kỹ năng tham gia hội chợ nhất là các hội chợ quốc tế ở nước ngoài của các doanh nghiệp rất yếu. Có 2 dẫn chứng: một doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế nhưng chọn sai hàng hóa đi trưng bày; một doanh nghiệp tổ chức một đoàn cán bộ tiếp thị đi dự hội chợ nhưng không ai biết ngoại ngữ và kết thúc hội chợ họ bán lẻ hết số hàng mang theo nhưng không ký được hợp đồng nào! Hệ thống các cơ quan xúc tiến thương mại hiện nay khá phong phú. ở cấp Chính phủ đã có các bộ, ngành với Bộ Thương mại đóng vai trò nòng cốt trong xúc tiến xuất khẩu bằng các cơ quan chuyên trách như: Cục xúc tiến thương mại, 41 cơ quan đại diện ở nước ngoài, các trung tâm thông tin, tư vấn, hỗ trợ. ở các tỉnh đã có 34/61 tỉnh thành có phòng xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó là lực lượng đông đảo các tổ chức Hiệp hội ngành nghề và hơn 400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh xúc tiến thương mại [8. Phước Hà, Xúc tiến thương mại- Cần chiến lược ở tầm cỡ quốc gia- báo Thương mại số 43, ngày 24-30/10/2002]. Với lực lượng này bước đầu công tác xúc tiến thương mại đã được triển khai một cách rộng rãi nhưng lại thiếu tính đồng bộ và tập trung, thiếu hẳn vai trò quản lý, phối hợp của nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã hình thành những chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm: Chính phủ sẽ chi tiền và giữ vai trò điều tiết phối hợp các tổ chức, doanh nghiệp xúc tiến thương mại tập trung vào chương trình: cung cấp thông tin thương mại, quảng bá sản phẩm Việt Nam, hỗ trợ thông tin xuất khẩu, xây dựng kho ngoại quan và trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, thương mại điện tử... bằng cách này, vừa phát huy được vai trò của Chính phủ trong quy hoặc, hướng dẫn xúc tiến thương mại đồng thời nâng cao năng lực xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. Đưa hoạt động này vào chiều sâu, tránh chồng chéo, gây lãng phí và đặc biệt: xây dựng được một hình ảnh tốt chính từ văn hóa kinh doanh, không làm xấu đi hình ảnh Việt Nam với người tiêu dùng nước ngoài. - Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia: Thương hiệu là tài sản quốc gia. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã tiến hành xây dựng chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Chương trình cho phép các doanh nghiệp được dán biểu trưng với tựa đề tiếng Anh là Vietnam Value Inside (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí về chất lượng do chương trình quy định. Như vậy, bên cạnh thương hiệu riêng của sản phẩm, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sẽ được dán thêm biểu trưng của thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm của mình. Chương trình nhằm tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam, góp phần tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp không những tạo dựng chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra nước ngoài, giới thiệu các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết trong áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng doanh nghiệp. Nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, xây dựng Việt Nam là một quốc gia có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu uy tín, đa dạng phong phú với chất lượng cao. Đưa thương hiệu quốc gia vào năm 2010 trở thành một trong những công cụ marketing hữu hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao uy tín thương hiệu. Lộ trình thực hiện theo 3 giai đoạn như sau (tham khảo từ Cục Xúc tiến thương mại): Giai đoạn 1 (2003) thành lập Ban chỉ đạo thuộc Bộ Thương mại, Ban quản lý thuộc Cục Xúc tiến thương mại, lập Hội đồng tư vấn quốc gia, tổ chức hội thảo xây dựng và quảng bá thương hiệu tại các thành phố lớn, tổ chức Triển lãm thương hiệu trên Internet tại Hội chợ Expo 2003, học hỏi kinh nghiệm các quốc gia, thi chọn biểu trưng, tên chương trình và khẩu hiệu cho thương hiệu quốc gia. Giai đoạn 2 (2004): hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trên diện rộng, lấy hội chợ thương mại ASEAN 2004 tổ chức ở Hà Nội là cơ hội quảng bá Nhãn sản phẩm quốc gia trong khu vực các nước ASEAN. Giai đoạn 3 (2005- 2010): khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài. Lấy triển lãm thế giới AICHI 2005 tại Nhật làm điểm mốc để quảng bá mạnh mẽ thương hiệu quốc gia ra thị trường thế giới. Làm thế nào để các doanh nghiệp có động lực phấn đấu và có tiêu chuẩn để đạt được thương hiệu quốc gia? Cục XTTM đã soạn thảo Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia trong đó quy định những doanh nghiệp được gắn thương hiệu quốc gia phải thỏa mãn 7 chữ “có” và một chữ “đã”: - Có sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, thiết kế mẫu mã đẹp. - Có thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định. - Có thương hiệu đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. - Đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định được phân loại và bình chọn. Có chương trình kiểm tra, duy trì và cải tiến chất lượng đối với mọi mặt hàng. - Có bộ máy chuyên trách xây dựng và phát triển thương hiệu. - Có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm đối với xã hội. Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia ra đời sẽ khuyến khích cá doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn. Ngoài ra, thay vì phải định vị bằng nhiều thương hiệu khác nhau, khó gây được chú ý của khách hàng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được định vị bằng một thương hiệu. Chương trình này sẽ thống nhất quản lý thương hiệu trên toàn quốc. Làm được điều này, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tổng thể về môi trường sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý chất lượng của doanh nghiệp trước khi cho phép sử dụng thương hiệu quốc gia. Để đảm bảo các tiêu chí đã đề ra, thời hạn sử dụng thương hiệu quốc gia là 2 năm. b. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp -Biến đổi cơ cấu và cách thức quản lý công ty phù hợp với tình hình: Các công ty đa quốc gia hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Nếu trước kia công ty đa quốc gia là công ty của một nước nhưng có chi nhánh ở nước ngoài chịu trách nhiệm về một vùng lãnh thổ nhất định, thì nay, các công ty đa quốc gia có xu hướng tổ chức toàn cầu theo luồng sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cũng giống như năm đầu thế kỷ 20, các công ty đa quốc gia hiện nay được thống nhất và kiểm soát bởi quyền sở hữu. Ngược lại, đến năm 2050 các công ty đa quốc gia sẽ được thống nhất và kiểm soát bởi chiến lược. Những liên minh, liên doanh, thỏa thuận về bí quyết sản xuất sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng tạo nên nền tảng của một liên hiệp. Một tổ chức như vậy cần một hình thức quản lý ở cấp cao hoàn toàn khác. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý ở cấp cao nhất trong những công ty lớn ngày mai mà đặc biệt là các công ty đa quốc gia là cân bằng các nhu cầu mâu thuẫn trong kinh doanh xuất hiện từ các mục tiêu khác nhau ngắn hạn và dài hạn, từ các nhóm có quyền lợi ngang nhau nhưng cùng gắn với công ty như khách hàng, cổ đông (đặc biệt là các tổ chức đầu tư và quỹ hưu trí), lao động tri thức và cộng đồng [5. theo bài Xã hội tương lai- giáo sư Peter Drucker- tạp chí Nhà kinh tế tháng 1/2001- Hạnh Tâm dịch đăng trên tạp chí Tia sáng tháng 4/2002]. Hiện tại xu hướng sáp nhập chưa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, chúng ta ở tình trạng chưa có nhiều Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp; công ty vừa và nhỏ mọc lên khá nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy lợi thế của mình. Các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình, làng thủ công, làng nghề truyền thống... vừa là đặc trưng vừa là hình thức sản xuất kinh doanh đang tồn tại nhưng cần có những bước chuyển biến mới để phù hợp với môi trường tương lai. Sự hoán cải, biến đổi tất yếu sẽ diễn ra, thậm chí có những làng nghề sẽ biến mất, có những nghề thất truyền hoặc không còn phù hợp nữa... Nhưng tất cả không quan trọng bằng người đứng đầu hoặc bộ phận quản lý các đơn vị kinh doanh này kịp thời có thay đổi cơ cấu thích ứng và tìm ra cái xã hội cần. - Phác thảo chân dung nhà lãnh đạo doanh nghiệp của thời đại thông tin: Muốn xây dựng phong cách lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại, hiểu quả trong thời đại này, những nhà quản lý doanh nghiệp phải có khả năng đưa ra một viễn cảnh cho tương lai của mình, đặc biệt những điều họ cần phải có khả năng thực hiện là: + Nhận thức rõ và thực thi những nhiệm vụ trung tâm của một doanh nghiệp. + Điều chỉnh những nhiệm vụ trung tâm đó để đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của công việc kinh doanh. + Cụ thể hóa được những thế mạnh chính yếu của doanh nghiệp vào các sản phẩm, dịch vụ và tiếp theo là phát triển chúng xa hơn nữa. Hiểu được một cách rõ ràng những thành tựu của công ty và có khả năng sử dụng linh hoạt các thế mạnh riêng biệt của nó thông qua cạnh tranh một cách toàn diện. + Những viễn cảnh này không được cố định mà cần bao hàm được những quy trình năng động trong đó luôn luôn có sự thay đổi. Những lời tuyên bố chung về hình ảnh của doanh nghiệp nếu không linh hoạt sẽ không mang lại lợi ích và chỉ có hại mà thôi. Biện pháp tốt nhất để tránh rủi ro đó là một chút dũng cảm và sự sẵn sàng lắng nghe- một cách suy nghĩ của người lãnh đạo thực sự: sự tiếp thu những ý kiến phê bình và sẵn sàng sửa chữa. Sự nguy hiểm thực sự nằm ở chỗ tự khéo mình lại và hành động ngoan cố chỉ bởi vì không muốn nhận lỗi lầm của mình. Một lần nữa, khả năng lãnh đạo tốt được bắt nguồn không chỉ ở kiến thức chuyên môn sâu sắc mà ở cả sự am hiểu rộng rãi một số quy luật khác nhau. Và một người lãnh d dạo có năng lực không bao giờ ngừng học hỏi. Các kỹ năng quản trị phải được thay đổi đề phù hợp với từng thời điểm và điều kiện khác nhau. Kinh nghiệm này chắc chắn không thể thiếu được đối với những nhà quản trị trẻ, nắm vững thông tin, tự tin, sáng tạo và nỗ lực đổi mới- những con người tiêu biểu của thời đại thông tin ngày nay. - Xây dựng văn hóa công ty như thế nào? Từ những đánh giá trên, việc xây dựng văn hóa công ty của Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách hơn cho sự phát triển bền vững. Văn hóa công ty là một bộ phận khá quan trọng trong ngôi nhà chung xã hội doanh nghiệp tất yếu phải có văn hóa mới tồn tại, phát triển và thịnh vượng. Văn hóa trong doanh nghiệp cần được thể hiện trên các phương diện sau: - Mỗi người trong doanh nghiệp phải có văn hóa trong quan hệ làm việc với nhau theo kỷ cương và trật tự để tạo bầu không khí nhẹ nhàng, thanh thản, tái sản xuất được yếu tố tinh thần của sức lao động, đem lại hiệu quả chung của doanh nghiệp và lợi ích cá nhân của mỗi người. - Văn hóa ở mỗi người trong doanh nghiệp là sự hội tụ, dung hợp được các nhân tố nhân đạo, nhân văn, chân thật, cộng đồng, nghệ thuật, mỹ thuật, thể hiện trong cư xử, quan hệ làm việc bền chặt để tạo ra sức mạnh tối ưu của doanh nghiệp. - Mỗi người lao động thể hiện tính văn hóa ở chỗ: làm việc có trách nhiệm, tôn trọng kỷ cương, tôn trọng luật pháp. Có chuyên môn, có kỹ thuật và sáng tạo, thiện chí trong hợp tác và quan hệ, tạo năng suất, hiệu suất lao động cao, có sản phẩm tốt, đẹp đủ sức cạnh tranh trên thương trường. - Trong cơ chế thị trường, quan hệ cung- cầu là quan hệ “chắp nối” ngẫu nhiên, doanh nghiệp và người lao động của doanh nghiệp phải luôn thể hiện tính văn hóa, văn minh trong quan hệ với khách hàng và xã hội. Tư duy, hành động và sản phẩm làm ra phải để cho đối tác có thiện cảm, có chữ “tín” với mình thì quan hệ cung- cầu mới bền vững. - Hoạt động trên thương trường phải là hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì mới thúc đẩy được sự tiến bộ của mỗi con người, của khoa học kỹ thuật và quản lý, của doanh nghiệp và xã hội. Cạnh tranh lành mạnh có nghĩa cạnh tranh có văn hóa, văn minh ở môi trường này, tìm ra những giải pháp, quyết sách đúng đắn, khôn ngoan với các đối tác cạnh tranh. Thắng lợi trong cạnh tranh là nhờ hơn nhau về trình độ, năng lực, sản phẩm làm ra và chất lượng dịch vụ thương mại chứ không phải thắng nhờ thủ đoạn tiêu cực, trái với pháp luật và đạo đức kinh doanh. KẾT LUẬN CHUNG Suy cho cùng, văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả lâu dài và sự phát triển bền vững của các doanh nhân và doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Vấn đề khoá luận đặt ra thực sự vẫn chỉ đề cập đến khía cạnh chung nhất, dễ nhận biết nhất của văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh giống như một tảng băng trôi, 7 phần chìm, chỉ có 3 phần nổi, cái khó của các nhà nghiên cứu văn hoá chính là nhận diện để phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của những phần chìm đó. Nhưng có một điều mà mỗi cá nhân (không chỉ giới doanh nhân) có thể tự củng cố, xây dựng và bồi đắp cho văn hoá kinh doanh đậm đà, sáng lạn hơn, đó là: tu dưỡng, làm giàu văn hoá xuất phát từ bản thân mình. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá nói chung, và nó cũng là một “cơ thể sống” không ngừng cần được chăm sóc, gạn lọc và nuôi dưỡng./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí Triết học số 4/93. 2. Lê Văn Siêu, Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, NXB Cà Mau, 1993 3. Karl Mark, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 4. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng- ĐH Mở Bán công TP.HCM, 1995, tr26. 5. Phạm Duy Hiển, Vào sân phải chấp nhận cuộc chơi, tạp chí Tia sáng số Xuân Quý Mùi 2003 - Nguyễn Văn, Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam, tạp chí Tia sáng tháng 4/2002 6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ IX 7. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá VN, NXB Giáo dục, 1997 8. Phước Hà, Xúc tiến thương mại- Cần chiến lược ở tầm cỡ quốc gia, báo Thương mại số 43, ngày 24-30/10/2002. MỤC LỤC Lời mở đầu Trang 2 Chương1. Lý luận chung về văn hóa kinh doanh 4 1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh 4 a. Thế nào là văn hóa? 4 b, Văn hóa kinh doanh và đặc điểm 5 2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội 7 3. Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục 12 a. Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông 12 b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây 16 Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua 20 1.Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam 20 2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt 24 Nam 3. Tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh 28 doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam 36 4. Văn hóa kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập Chương III. Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa 51 kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy 51 bản sắc dân tộc 2. Định hướng phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt 53 Nam đến năm 2005 54 3. Giải pháp 54 a. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 61 b. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp. 65 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8390.doc
Tài liệu liên quan