1. Lý do chọn đề tài
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Văn hóa Mỹ thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống trong đó có văn học. Có lẽ ít có một nền văn học nào độc đáo như văn học Mỹ, một nền văn học non trẻ đã đóng góp cho văn học nhân loại nhiều giá trị, khi tiếp xúc với văn học Mỹ đó là một nền văn học mạnh mẽ sôi động, muôn màu muôn vẻ cách tân về mọi phương diện. Nếu ví văn học Mỹ như một vườn hoa rực rỡ thì nhà văn Jack London là một bông hoa đẹp tô điêm cho vườn hoa ấy.Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê cho bao thế hệ độc giả Những trải nhiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: Giữa thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mỹ, chủ nghĩa hiện thực cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc. Jack London là một trong những nhà văn đề cập đến văn hóa Mỹ một cách sinh động trong sáng tác của mình. Không gian trong sáng tác của ông trải rộng từ vùng băng giá Yukon gần Bắc Cực đến những bờ biển Thái Bình Dương ấm áp. Truyện ngắn Nhóm Lửa là một sáng tác tiêu biểu, ở đó ông đã mô tả cái mong manh, dòn ải của con người trước cái dã man của thiên nhiên. Trong tác phẩm hình tượng con người luôn hiện ra với sức sống và tinh thần quật cường, họ đã đấu tranh giành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà còn cho toàn xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong lòng bạn đọc. Nghiên cứu đề tài: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London, tôi hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa Mỹ cũng như hình ảnh con người Mỹ trong tác phẩm.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4139 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Văn hóa Mỹ thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống trong đó có văn học. Có lẽ ít có một nền văn học nào độc đáo như văn học Mỹ, một nền văn học non trẻ đã đóng góp cho văn học nhân loại nhiều giá trị, khi tiếp xúc với văn học Mỹ đó là một nền văn học mạnh mẽ sôi động, muôn màu muôn vẻ cách tân về mọi phương diện. Nếu ví văn học Mỹ như một vườn hoa rực rỡ thì nhà văn Jack London là một bông hoa đẹp tô điêm cho vườn hoa ấy.Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê cho bao thế hệ độc giả… Những trải nhiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: Giữa thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mỹ, chủ nghĩa hiện thực cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc.
Jack London là một trong những nhà văn đề cập đến văn hóa Mỹ một cách sinh động trong sáng tác của mình. Không gian trong sáng tác của ông trải rộng từ vùng băng giá Yukon gần Bắc Cực đến những bờ biển Thái Bình Dương ấm áp. Truyện ngắn Nhóm Lửa là một sáng tác tiêu biểu, ở đó ông đã mô tả cái mong manh, dòn ải của con người trước cái dã man của thiên nhiên. Trong tác phẩm hình tượng con người luôn hiện ra với sức sống và tinh thần quật cường, họ đã đấu tranh giành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà còn cho toàn xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong lòng bạn đọc.
Nghiên cứu đề tài: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London, tôi hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa Mỹ cũng như hình ảnh con người Mỹ trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về cuộc đời, giá trị nghệ thuật, tư tưởng cũng như tính cách con người Mỹ trong truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London đã có những công trình nghiên cứu:
Ialơ Lâybơ trong Lời giới thiệu “ Tuyển tập các tác phẩm ngắn của Jack London” đã viết về ông: sinh năm 1876, mười bốn năm trước cuộc điều tra dân số 1890 – đánh dấu việc đóng cửa biên giới và mất 1916, kém một năm trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Jack London là nhà văn điển hình cho sự chuyển tiếp quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa Mỹ. Thế hệ ông là thế hệ cuối cùng hiện thân thực sự cho cái “ thô ráp và sức mạnh kết hợp với sự tinh nhạy và sự ham hiểu biết” cho “ năng lực bị kích động, không ngừng nghỉ” cho “cá thể ưu trội hoàn mỹ và cởi mở”.
Tony Tanơ trong: “ The call of the wild in the critial response”, nhận xét: Có lẽ ông chưa phải là nhà văn vĩ đại, có lẽ ông giống Mactin Iđơn, ông chịu đựng cái vụng về của sức mạnh quá vĩ đại. Nhưng đa số những gì được ông gọi là chủ nghĩa hiện thực cảm xúc vẫn có một sức mạnh kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc.
Ở nước ta, Jack London không phải là một cái tên xa lạ. Nghiên cứu về văn chương của ông có một số công trình tiêu biểu:
Thông qua bài tổng thuật “Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam” trong cuốn: Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh chủ biên, 1997), các nhất ở Việt Nam, bắt đầu từ: Gót sắt được dịch năm 1960, Tiếng gọi nơi hoang dã năm 1983, Sự im lặng Màu trắng năm 1984, Mactin Eden năm 1985 tác giả giới thiệu Jack London là một trong số những nhà văn Mỹ chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng và có số lượng tác phẩm được dịch nhiều -1986, Sóng lớn Canaca năm 1986, Từ bỏ thế giới vàng năm 1989, Sói biển năm 1992, Nanh trắng năm 1994 Trong các tác phẩm này, nhân vật mà nhà văn miêu tả là những con người luôn phải đối mặt với thiên nhiên hoặc với cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội loài người. Ông lên tiếng “bênh vực những người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột và chống lại xã hội tư bản”. Ngoài ra, bài viết còn khẳng định: việc giới thiệu khá kĩ lưỡng về Jack London là hoàn toàn hợp lý và thoả đáng bởi vì “Jack London thuộc lớp tác giả đầu tiên của văn học xã hội chủ nghĩa”.
Văn học Mỹ (Lê Huy Bắc), (2002), Nxb Đại học sư phạm.
Phê bình, bình luận văn học: Jack London, O. Henry, Mark Tuên, Heemingway,(1999) Nxb Văn nghệ, Tp. HCM.
Ngoài ra còn có một số tạp chí văn học nghiên cứu về văn chương và sự nghiệp của Jack London như:
Lê Đình Cúc (1976) với bài viết: Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đăng trên tạp chí văn học, số 4, tr.116.
Đỗ Đức Dục (1966) với bài viết: giấc mơ đầu thế kỉ của Jack London, Tạp chí văn học, số 2, tr.19.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về văn học Mỹ. Trong bài tiểu luận của mình tôi sẽ tìm hiểu khái quát hơn về văn hóa Mỹ trong truyện ngắn Nhóm Lửa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Mỹ qua một tác phẩm văn học nó thể hiện ở nhiều khía cạnh như quan niệm sống, quan niệm về cái đẹp, lí tưởng và tính cách con người.
- Đối tượng: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn của Jack London
- Phạm vi : Văn hóa Mỹ thể hiện qua truyện ngắn Nhóm Lửa
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi có sử dụng những phương pháp sau
Phương pháp tìm tài liệu
Phương pháp đọc hiểu
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được triển khai qua hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.2. Khái niệm truyện ngắn
1.2. Những đặc điểm của văn hóa Mỹ
CHƯƠNG II: CON NGƯỜI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN NHÓM LỬA
2.1. Jack London và truyện ngắn
2.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp tác giả
Jack London sinh ngày 12/1/1876 là nhà văn Mĩ tiêu biểu nhất giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Jack London là kết quả tình yêu ngoài giá thú của Flora Wellman và nhà chiêm tinh Uyliam Chanay. Thời thơ ấu cậu đã sống với đầy nghị lực, rắn rỏi. Đây là quãng đời rất nhọc nhằn của Jack. Nhiều năm sau. Jack nhớ lại đứa bé là mình lúc ấy suốt ngày cứ “mơ tưởng đến một miếng thịt” và bản thân mình chẳng là gì khác hơn “một con thú làm việc”. London tìm cách thoát khỏi cuộc sống trần ải đó bằng hai phương tiện: thứ nhất là bằng văn học; thứ hai là bằng ước nguyện du ngoạn.
Năm mười bảy tuổi, London đã kiếm được một chiếc thuyền con và bỗng nhiên khám phá ra ở bản thân một thiên hướng về song nước biển cả - một cuộc sống đầy hăng hái và năng động. Trong thời gian này, ông cũng đã tích lũy một cách sáng suốt mọi kinh nghiệm từ cuộc sống và nhặt nhạnh mọi chứng cứ trong tầm tay để làm chất liệu cho tác phẩm. Chuyến đi này đã mang lại cho London những hiểu biết thú vị để ông tái hiện thành công và đoạt giải qua thiên kí sự Bão biển Nhật Bản và đấy còn là kho tư liệu để ông khai thác trong Sói biển xuất bản mười năm sau.
Mười chin tuổi, London vào học cấp ba tại trường trung học Oaclen bởi những năm tháng cơ hàn đã giúp ông hiểu được rằng: để chiếm lĩnh đỉnh cao của cuộc sống con người cần phải học. Năm 1896, ông đã vượi qua kỳ thi tuyển vào đại học Beccơlây của bang California. Nhưng chỉ sau một kỳ học, ông phải rời trường, đi làm để nuôi gia đình.
Năm 1897, Jack London đã đi theo đoàn người tìm vàng đến tận những miền băng tuyết ở Bắc Cực, nhưng ít quan tâm đến vàng mà đến công sức của con người và nhất là đến những điều mà người khác đã trải qua. Tất cả đều được Jack ghi lại… Những tháng năm lăn lộn kiếm sống đã giúp Jack London tích lũy được khối tài sản vô giá, đó là những quyển sổ ghi chép đầy ắp các sự kiện, phác thảo.
Từ kinh nghiệm thực tế cộng với tài năng bẩm sinh và niềm say mê văn chương, Jack London trở thành một trong những văn hào kiệt xuất của thế giới.
Bắt đầu từ tháng 5/1899 truyện ngắn và bài báo cáo của London bắt đầu xuất hiện trên nhiều tạp chí… Tháng 12, tạp chí Atlantic nhận đăng mỗi truyện ngắn với giá 120 đôla. Đây là dấu hiệu đầu tiên của văn nghiệp hái ra tiền triệu của London. Và ngay sau đó, nhà xuất bản Houghton, Miffin hợp đồng in tập truyện ngắn đầu tiên của London. Ông tiếp tục đọc và học hỏi từ những nhà văn nổi tiếng trước ông. Etga Tô và Kipling là hai trong số những nhà văn được ông ưa thích nhất. Bên cạnh đó, ông còn mở rộng quan hệ với những tri thức đương thời. Nhờ tiền bán sách, ông đã mua được ngôi nhà khá khang trang ở Oaclen. Ngôi nhà ấy đã trở thành trung tâm cho các hoạt động về xã hội, tri thức và tiệc tùng lu bù. Cánh bạn cũ thời đi biển và đi tìm vàng sát cánh bên các nhà văn, nhà triết học và những nhà lí luận phê bình có học thức cao. Chính những quan hệ xã hội như thế đã giữ cho phong cách nghệ thuật của London vừa gần gũi, dung dị với đời thường nhưng cũng bao hàm trong nó cái nhìn sâu sắc mang tính triết học, có tầm khái quát cao độ về cuộc đời.
Năm 1900, tập truyện ngắn con trai của sói ra đời. Tập sách được nhiều nhà phê bình và độc giả nồng nhiệt ca ngợi. Tiếng tăm của ông vang dậy khắp nơi. Tiếp sau đó là hàng loạt những tác phẩm có giá trị lần lượt ra đời như: Những đứa con của băng giá (1902), Cuộc du ngoạn của Đazlơ (1902), Chuyện đội tuần tra cá (1905), Con người của địa ngục (1905), Những bức thư Kemptơn – wax (1903). Đặc biệt với Tiếng gọi nơi hoang dã, London đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn. Bằng những giá trị nghệ thuật và tư tưởng trác tuyệt, ngay lập tức cuốn sách được xếp vào hàng cổ điển. Sói biển cũng là một thành công rực rỡ của ông. Tạp chí Thế kỉ trả London 4000 đôla để được quyền đăng nhiều kì trên tạp chí. Và bản thảo trước khi được in thành sách, đã có đến bốn mươi ngàn bản thảo đặt mua trước. Thành công này càng khuyến khích Jack London miệt mài sáng tác. Năm 1905 là Cuộc chiến của các giai cấp, 1907 có Trước Adam và Gót sắt những tác phẩm này cho thấy xu hướng thiên về chủ nghĩa xã hội của London.
Thành công trong sáng tác và cải thiện về kinh tế không ngăn được những bất hòa ngày một gia tăng trong đời sống của vợ chồng London. Ông li dị vợ vào năm 1905 và sau đó kết hôn với Chamian Kitiricgiơ.
Năm 1909, ông hoàn thành cuốn tự truyện MactinIđơn, cuốn Chuyện phiêu lưu và nhiều truyện ngắn.
Năm 1913, ngôi nhà tráng lệ được ông đặt tên là Nhà sói gặp hỏa hoạn và cháy rụi. Tuy nhiên, năm này ông vẫn gặt hái được nhiều thành công trong sáng tác như: Kẻ sinh ban đêm, Con thú tồi tệ, Thung lũng mặt trăng, Nạn dịch đỏ và năm sau, ông hoàn thành Cuộc nổi loạn ở Ensino.
Nhưng kể từ sau vụ cháy đó niềm tin của London vào con người bị lung lay. Ông uống rượu nhiều hơn, nợ nần chồng chất thê. Vào hai năm cuối đời, sức viết của ông suy giảm. Ông thường hoài niệm về Klonđai và ý thức được đã có nhiều nhà văn trẻ đang vượt qua ông. Cuộc sống gia đình với Chamian không còn dễ chịu như trước. Tồi tệ hơn cả, ông bị bệnh tật giày vò… Ông chết vì uống thuốc ngủ quá liều vào ngày 22 tháng 11 năm 1916.
2.1.2. Truyện ngắn Jack London
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình, Jack London đã sáng tạo nên những tiểu thuyết tuyệt vời như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Gót sắt, MáctinIđơn, bên vạnh đó ông còn để lại một loạt truyện ngắn có giá trị như Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, Đoạn cuối câu chuyện cổ tích, Kẻ bỏ đạo, Ngôi nhà Mapuhi… Những truyện ngắn xuất sắc này đã thể hiện được nghệ thuật bậc thầy của Jack London, thống nhất trong đa dạng và sáng tạo không ngừng.
Truyện ngắn Jack London thường tập trung vào hai mảng lớn là mâu thuẩn giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.
Truyện ngắn của Jack London dù viết về bất cứ đề tài nào vẫn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là sự cao thượng trong tình yêu và sự hòa hợp của con người với môi trường tự nhiên.
2.1.3. Truyện ngắn Nhóm Lửa
Nhóm lửa là một trong những truyện ngắn ít nhiều có lien quan đến vùng sông I – u – con, miền Alaxca băng giá quanh năm và hành trình đi săn vàng của những người da trắng, mà trong số đó có cả Jack London. Nó ngợi ca sức sống bất diệt của con người.
Bất chấp lời khuyên của ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh, người đàn ông trong Nhóm lửa khinh suất đi một mình dưới trời giá lạnh âm 70 độ. Anh muốn sớm về đến trại, nơi mọi người quây quần bên đống lửa đợi anh cùng ăn tối. Một con chó lai sói đi cùng với anh. Linh tính mach bảo nó rằng nhiều mối nguy hiểm chết người đang chờ đón chủ tớ nó phía trước. Nó muốn chủ đốt lửa ngồi lại hoặc muốn đào cho mình cái hố trong tuyết để ủ ấm đợi nhiệt độ tăng thêm. Nhưng tự tin vào khả năng, người đàn ông vẫn giục nó tiến bước, vẫn muốn vượt qua cái lạnh lẽo ấy để về đích. Thiên nhiên nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo: Mũi, má anh lạnh không còn cảm giác, nước bọt nhai thuốc lá vừa chảy ra khỏi miệng thì đông cứng thành bộ râu nước đá nặng dưới cằm. Vũ khí duy nhất lúc này để anh chống chọi với băng tuyết là lửa. Khi còn diêm thì anh còn lửa mà diêm thì anh có nhiều. Băng tuyết cứ tiếp tục gia tăng sức mạnh. Bất cứ khi nào cởi găng thì tay anh lập tức rơi vào trạng thái mất dần cảm giác. Điều đó khiến anh có phần sợ hãi. Anh càng thấm thía hơn những lời khuyên của ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh và hiểu ra rằng: đừng bao giờ quá dám chắc một điều gì…
Người đàn ông dần chìm vào giấc ngủ êm đềm trong tâm thế “ chết cũng phải chết cho có tư thế” và miên man nghĩ rằng “ Ông nói đúng, ông già ạ: ông nói đúng đấy”…
2.2. Thiên nhiên trong truyện ngắn Nhóm Lửa
Thiên nhiên vốn là đối tượng chinh phục của con người từ ngàn xưa và đến bây giờ vẫn thế. Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở Klondai của nhiều người dân Mĩ, kể cả London cũng không nằm ngoài mục đích đó. Vàng tuy nhiề nhưng để tìm ra quả không phải dễ. Đại đa số những người ưa phiêu lưu, muốn đổi đời nhanh chóng đều phải ra về với hai bàn tay trắng. London cũng thất bại trong cuộc chinh phục đó nhưng nhờ chuyến đi mà ông hiểu ra rằng con người sở dĩ vĩ đại là vì họ biết vượt lên hoàn cảnh và bản năng con người là níu giữ sự sống đến khoảnh khắc cuối cùng… nhưng kẻ chinh phục vĩ đại không phải là con người mà là thiên nhiên hung vĩ kia. Thiên nhiên ban tặng con người điều kiện sống, môi trường thể hiện… nhưng chi trong giới hạn nhất định: Nếu liều lĩnh vượt qua thì có thể họ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Jack London đã vận dụng khả năng quan sát, nguyên tắc hiện thực để tái hiện khung cảnh thiên nhiên khắc nhiệt vùng Bắc Cực. Để rồi, từ những địa danh rất thực ấy, ông dần dần “ mờ hóa” nó thành huyền thoại. Điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn kì diệu ở bút pháp miêu tả của Jack London. Thiên nhiên mênh mang, kì vĩ và cũng vô cùng nguy hiểm. Những địa danh được nhắc đến trong truyện Nhóm lửa ít nhiều có lien quan đến vùng sông I – u – con, miền nam Alaxca băng giá quanh năm “ con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc này là con đường mòn – lại là con đường chính chạy về phía Nam khoảng ngót một nghìn cây số để đến hồ Trincút và hồ nước mặn. Rồi về phía Bắc hai nghìn cây số nữa để đến Naratô, cuối cùng đến Xanh Maicơn nằm trên bờ biển Berinh, phải đến tới hai nghìn cây số nữa” [10, tr.14]. Một đoạn đường thăm thẳm, ngoằn ngèo… và trên hết, đoạn đường ấy được bao bọc bởi tuyết trắng và cái lạnh đến rợn người.
London đặt nhân vật của mình trong một không gian hoàn toàn tĩnh lặng, từ bước chân con người cho đến mênh mông tuyết trắng. Là người rất yêu biển, London từng viết: “ một lần làm thủy thủ thì mãi mãi là thủy thủ vì mùi vị của muối thì chẳng thể nào phai” [2, tr.399], nhưng thực tế, chỉ có băng tuyết mới làm nổi rõ tính chất của nó. Tính chất đó được bộc lộ qua sự tương tác với nhân vật chính trong tác phẩm. Đặc tính của nhân vật băng tuyết là sự tĩnh lặng, không có dấu hiệu sự sống trải rộng đến rợn người “ tuyết trắng một màu, chổ nào băng ùn lại nhiều, mắt tuyết cuộn thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ Bắc xuống Nam, xa hút tầm mắt, tuyết trắng trải một màu trắng mênh mang” [10, tr.14], có khi “tuyết đã rơi ngập đến ba mươi phân” [10, tr.16].
Thiên nhiên được mô tả như những cái bẫy chết người, được giăng đề nơi bước chân con người đặt đến. Có thể, đó là những cạm bẫy được nhìn thấy dễ dàng như: con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc, lớp tuyết dày đến gang tay…nhưng đáng sợ và nguy hiểm hơn là trên nhiều đoạn đường ngỡ như an toàn, con người lại phải đối đầu với cạm bẫy tự nhiên. Đó là những cạm bẫy, chúng giấu những vùng nước ngầm dưới lớp tuyết dày từ bảy phân đến ngàn thước. Đôi khi, có một lớp băng mỏng chừng một phân phủ lên mặt nước rồi trên là một lớp tuyết. Cũng có khi nước và băng lại chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sẩy chân, thụt xuống thì cứ gọi là phải ngập đến lưng. Con người dù đã chủ động tránh sự thách thức này nhưng vẫn luôn bị băng tuyết chơi khăm. Sự khuấy động và gia tăng của lớp băng tuyết và hơi lạnh khiến cho con người- dù là dũng cảm nhất cũng phải chấp nhận cái lạnh màu trắng đáng sợ ấy “ cái lạnh ngày càng gia tăng, người đàn ông cuống cuồng níu giữ sự sống bằng cách chạy thục mạng. Cuối cùng, biết mình chẳng thể về được trại, anh chấp nhận cái chết trong tư thế đông lạnh tử tế” [10, tr. 35].
Không chỉ vật lộn với băng tuyết nhân vật của Jack London còn phải một mình đối diện với sự rình rập, đe dọa từ một thế lực khác cũng không kém phần nguy hiểm là những con thú hoang khát thức ăn, luôn rình râp cơ hội để cắm ngập răng vào cổ con người. Con người phải chiến đấu gìn giữ sinh mạng và phải đấu tranh với đàn thú hoang để duy trì sự sống.
2.3. Hình tượng con người
Con người là thực thể đẹp nhất của xã hội. Trong lịch sử văn học thế giớ, xuất hiện rất nhiều hình tượng nhân vật có sức sống và tinh thần quật cường, họ đấu tranh chống lại nhiều thế lực thù địch dành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà cho toàn thể xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong long bạn đọc muôn thế hệ. Đó có thể là Fauxt (Fauxt), Uylixơ (Trường ca Odixê), Ruồi trâu (Ruồi trâu), Paven (Thép đã tôi thế ấy)… Trong Nhóm lửa, nhân vật chính không có tên, cũng không mang các sứ mệnh lớn lao, cũng không phải chiến đấu chống lại bọn quỷ dữ, chỉ đơn thuần được đặt trong một môi trường rất cụ thể nhưng vô cùng khắc nhiệt là thiên nhiên vùng phương Bắc. Họ phải tự thân vận động, tự tìm cách sinh tồn và hơn hết phải vượt lên chính mình, chiến thắng nỗi sợ hãi đang dần dần hình thành, mỗi lúc một lớn hơn.
2.3.1. Con người trước sức mạnh của tự nhiên
2.3.2. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của bản năng con người trước môi trường khắc nhiệt
Trong suốt quá trình sáng tác của mình dẫu muốn khước từ nhưng
2.3.3. Đề cao sức sống bất diệt của con người
London để cho người đàn ông trong Nhóm lửa đương đầu với băng tuyết vĩnh cửu. Đấy là một người “lanh lẹ, nhạy bén trước việc đời nhưng chỉ đối với công việc chứ trước ý nghĩa của công việc ấy, anh lại chẳng hay biết gì” [10, tr.14]. Anh có nhiệm vụ về khu mỏ cũ ở nhánh sông bên trái của sông Henđơxơn nhưng trước đó anh phải đi vòng quanh đê để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở của cải từ các cù lao trên sông I – u – con ra được không, mục tiêu mà anh đề ra trong chuyến hành trình này là phải hoàn thành xong công việc về đến trại với anh em vào lúc sáu giờ. Với anh, đó không phải là điều quá khó khăn, anh tin rằng “ lúc đó chân trời đã tối và an hem chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng lên và bữa cơm tối chắc cũng đã sẵn sàng” [10, tr.16]. Với người đàn ông dũng cảm này, những thứ như: con đường nhỏ như sợi chỉ thần bí dài muôn dặm, cảnh thiếu mặt trời, cảnh hoang vu kì quái… tất cả chỉ gây cảm giác lạnh và khó chịu chứ không hề khiến anh mảy may sợ hãi hay lo ngại “ anh khoan khoái mỉm cười” [10, tr.16] – nụ cười ngay giữa vùng băng tuyết giá lạnh, chẳng phải ý nghĩa lắm sao? Ngay từ đầu Jack London đã đề cập đến những lời nhắc nhở của ông già vùng sông Lưu Huỳnh, ông già là hiện thân của sự trải nghiệm thực tế. Việc người đàn ông “ cười nhạo” ông ấy cho thấy tuy từng trải và can đảm nhưng trong trò chơi với tự nhiên anh vẫn còn là đứa trẻ.
Người đàn ông trong Nhóm lửa, dù rất đơn độc, chỉ có con chó lai sói đi cùng nhưng trước cái lạnh anh không hề xem thường, không tự tin thái quá vào bản thân. Ý chí soi đường cho từng bước chân anh.
Càng dấn sâu vào vùng băng tuyết, những suy nghĩ có phần thiếu thực tế trước kia, nụ cười ngạo nghễ trước kia không lâu dần dần nhường bước cho thái độ có phần e dè của người đàn ông. Trước, anh đinh ninh nhiệt độ là khoảng 50 độ dưới không “ năm mươi độ dưới không đối với anh là cái rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo găng, đội mũ che tai đi giày da và đi tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu ở nhiệt độ độ dưới không độ còn có điều gì khác nữa hay không” [10, tr.15] nhưng sau đó anh chợt hiểu ra rằng “ không còn nghi ngờ gì nữa, nhiệt độ phải lạnh hơn dưới năm mươi độ không” [10, tr. 15]. Tuy vậy, anh vẫn muốn vượt qua chặng đường dài ấy để về với anh em. Anh đã chuẩn bị thức ăn và đồ chống rét nhằm đối phó với cái lạnh rợn người kia, đó là “ những chiếc bánh quy cắt đôi đẫm mỡ và chiếc nào cũng kẹp một miếng thịt rán to bự” [10, tr.16]. Anh tự tin và hăm hở tiến bước…
Thiên nhiên nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo “ bộ râu anh như râu ngô xũng đọng đầy tuyết và mỗi lúc một dày thêm khi anh phả hơi ấm ra” [10, tr.17] miệng anh “đóng cứng toàn băng tuyết” [10,tr. 21], mũi, má anh không còn cảm giác nữa… nhưng trí óc anh vẫn sáng suốt để tính toán mọi việc “ anh nhìn đồng hồ - mới mười giờ… Như vậy tốc độ đi khoảng sáu giờ cây số nên anh nhẩm tính mình sẽ tới ngã ba sông khoảng mười hai giờ trưa” [10, tr.78]. Chưa bao giờ, dù là trong lúc quẫn bách nhất, đầu óc anh thôi nghĩ ngợi, phán đoán tình thế. Anh đắn đo trong từng tình huống, lúc vong sang bên trái, khi dò từng bước, vừ đi vừa nghe ngóng. Khi thấy không còn nguy hiểm nữa anh mới lấy một miếng thuốc lá khác ra nhai và lại tiếp tục đi với tốc độ sáu cây số một giờ, trong một trường hơp khác “ thấy bị nguy hiểm anh bắt con chó đi trước” [10, tr.26].
Băng tuyết mỗi lúc lại dày thêm khiến anh hoảng sợ, anh thực sự gặp nguy hiểm bởi những lớp băng trắng xóa “ ở một chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi mặt tuyết phủ mềm mải phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc, thì anh lại bị thụt chân. Chỗ đó không sâu lắm, nên bị ướt đến giữa bắp chân” [10, tr.23]. Bất cứ khi nào cởi găng tay ra anh lập tức rơi vào trạng thái mất dần cảm giác, anh thực sự sững sờ khi không còn nhận ra ngón tay, ngón chân của mình có bị tê cóng hay không. Lời nhắc nhở của ông già vùng sông Lưu Huỳnh lại xuất hiện trong anh, anh không còn thái độ xem thường bậc tiền bối già ấy nữa.
Những nỗ lực tuyệt vời hòng tìm kiếm sự sống của người đàn ông khiến bạn đọc phải nghiên mình than phục. Vũ khí duy nhất mà anh có lúc này để chóng chọi với băng tuyết là lửa và một ý chí kiên định. Khi còn diêm thì anh còn lửa mà diêm anh có rất nhiều. Lửa lúc này là cứu cánh duy nhất của người đàn ông. Không chỉ một lần người đàn ông thực hiện công việc này, anh nhóm lửa với tất cả niềm tin, sự cẩn thận và kiên trì của mình. Mới nghe qua, bạn đọc có lẽ nghĩ đây là khá đơn giản và dễ dàng – không đủ lớn để chứng minh cho lòng kiên trì và sức sống mãnh liệt của con người. Nhưng tiếp xúc vơi trang văn của Jack London, chúng ta nhận ra rằng – đó thực sự là công việc dành cho những con người có bản lĩnh và ý chí sinh tồn mãnh liệt.
Lần đầu, người đàn ông nhóm lửa không mấy khó khăn, tất cả diễn ra thuận lợi như mong muốn của anh “ đoạn anh chạy đi kiếm củi còn mắc lại ở những bụi cây khi nước tràn lên vào mùa xuân năm ngoái, rồi rút diêm ra nhóm lửa, dần dần ngọn lửa bùng lên cháy ù ù “ [10, tr.22]. Lủa được nhóm thành công cũng chính là lúc người đàn ông lấy lại được sự tự tin cần thiết để tiếp tục cuộc hành trình đầy thử thách “ anh nhồi thuốc vào tẩu rồi hút một cách khoan khoái” [10, tr.22].
Người đàn ông bắt tay vào nhóm lửa lần thứ hai sau khi bị xa vào bẫy của băng tuyết. anh cần lửa để hong cho khô giầy và tất, nhưng lúc này thời tiết không còn như trước, tuyết đã đóng băng trắng xóa mọi nơi. Muốn nhóm lửa thành công cần phải có thật nhiều củi khô. May mắn đã mỉm cười khi trên bờ sông lẫn lộn trong bụi cây mọc quanh những cây thong nhỏ, có vô số củi khô – đặc biệt là những cây con, ngoài ra, còn có cả cỏ khô vương mặt tuyết làm nền cho ngọn lửa mới nhóm khỏi bị tắt và tuyết tan. Anh nhóm lửa một cách “ từ từ và cẩn thận” [10, tr.24] như đặt vào đó tất cả lòng mình, vì anh biết nhiều nguy hiểm đang chờ đợi mình phí trước “ anh biết rằng không được để lửa tắt, vì khi thời tiết ở bảy mươi năm độ âm, chân lại bị ướt nữa thì ngay từ đầu là phải nhóm lửa sao cho nó không được tắt” [10, tr.24]. Cái giá lạnh của không gian lúc này đang giáng xuống mỏm địa cầu trơ trụi vùng phương Bắc và anh có cảm giác như một mình mình phải hứng lấy cái lạnh tàn khốc ấy. Lúc này, cơ thể anh không còn khỏe mạnh như trước nữa, máu trong người anh dường như co lại trước cái lạnh kinh hồn này. Ngón tay, ngón chân của anh chưa tê hẳn nhưng dần rơi vào trạng thái mất cảm giác dù anh vẫn chưa nhận ra. Lần này, anh mỉm cười khi nhớ đến lời khuyên của ông già miền sông Lưu Huỳnh “ anh đã có mặt ở đây rồi gặp tai nạn một thân một mình cuối cùng đã tự cứu lấy bản thân. Anh cho rằng ông già này tính rụt rè như đàn bà. Điều cần phải làm đối vơi người đàn ông là phải giữ bình tĩnh, thế là ổn” [10, tr.26]. Anh tin như vậy bởi “ ngọn lửa đang nhảy múa kia, đang kêu lên răng rắc, lốp bốp đó là hứa hẹn của sự sống” [10, tr.26]. Tất cả đang ủng hộ anh, và anh xứng đáng được nhận sự ủng hộ ấy.
Nhưng tạo hóa thật trêu ngươi, sau những nỗ lực hết mình, người đàn ông lại phải trả giá cho sai lầm của chính mình chứ không phải là băng tuyết “ đáng lẽ không được nhóm lửa dưới cây thông mà phải nhóm lửa ngoài khoảng trống” [10, tr.27], bởi mỗi lần anh rút cụi từ trong bụi ra là cái cây lại bị động nhẹ, vậy mà anh không hay biết gì. Xong cái động nhẹ ấy cũng đủ gây tai nạn. Cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống những cành dưới và cứ như thế truyền ra khắp cây chẳng khác gì một trận tuyết nở, cuối cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dập ngọn lửa tắt ngấm! Nơi trước đấy là một đống lửa, giờ ngổn ngang những tuyết là tuyết. Anh đã vui như thế nào khi nhóm lửa thành công, ngọn lửa tắt đột ngột do sự sơ suất của chính mình khiến anh hoàn tàn tê dại, anh hoảng sợ. Tuy vậy, con người này hoàn toàn xứng đáng với danh từ con người, thất vọng nhưng không hề mất hi vọng.
Anh tiếp tục công việc nhóm lửa, lần này là lần thứu ba. Rút kinh nghiệm lần này anh chọn “ chỗ bãi trống để cho không có một cái cây xảo trá nào có thể làm tắt ngọn lửa” [10, tr. 28]. Anh làm việc như cái máy và không hề ý thức được rằng toàn thân anh lúc này gần như bị tê cóng “ Vẫn biết cái vỏ còn nằm trong túi, thế mà tìm mãi vẫn không có cảm giác gì”, “anh cố hết sức mà không sao nắm đượcmiếng vỏ cây” [10, tr. 28] …Tất cả, tất cả những việc anh muốn làm lúc này đều trở nên khó khăn vô cùng. Trong anh, dấy lên một cảm giác lạ lùng đến khó tin “ trong lòng dội lên một nỗ ghen tức với con vật vì nó có bộ lông thiên nhiên che chở cho ấm áp và an toàn”. Lần này công việc nhóm lửa không còn đơn giản như trước nữa. Người đàn ông làm việc theo bản năng “ anh rụt hàm dưới vào, uốn cong môi trên trông đến kì quái, rồi lấy hàm răng trên ngậm bao diêm nhằm để tách lấy một que diêm”. Toàn cơ thể anh lúc này như đồng loạt chống lại mệnh lệnh của ý chí anh, chúng muốn buông xuôi. Que diêm lần lượt rơi xuống đất, tắt ngấm… sự tuyệt vọng anh cố gắng kiềm chế lúc này trỗi dậy, hơn bao giờ hết “ quá năm mươi độ dưới không, ai muốn đi đâu, phải có bạn đồng hành” [10, tr. 30].
Tưởng chừng, người đàn ông sẽ bỏ cuộc nhưng “ anh lấy cùi tay kẹp bao diêm vào. Do cơ bắp ở hai cánh tay không bị cóng nên anh có thể kẹp chặt bao diêm ở chỗ hai cùi tay. Sau đó, anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng chân… giơ diêm ra như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy” [9, tr. 30]. Anh nâng niu ngọn lửa một cách cẩn thận vì lửa là sự sống, da thịt anh có bị cháy cũng chẳng sao, quan trong hơn là ngọn lửa bắt đầu cháy lên. Tất cả suy nghĩ của anh lúc này đều tập chung vào ngọn lửa nhỏ nhoi này. Khi “ một mảng rêu to rơi xuống đúng ngay giữa đóm lửa nhỏ”, anh không ngại nguy hiểm “ lấy ngón tay cố cời nó ra nhưng tấm thân run lẩy bẩy làm cho anh cời lửa đi đâu ấy, hất tung cả mớ cỏ đang cháy và thế là đống lửa nhỏ bị hổng ở giữa” [10, tr. 30]. Người nhóm lửa lần này thất bại hoàn toàn, không còn diêm, không còn vỏ cây phong và cũng không còn sức lực nữa, anh nhìn mọi thứ một cách lãnh đạm, hững hờ.
Không thể nhóm lửa, anh bắt đầu cố gắng xoay sở, tìm mọi cách để có thể vượt qua vùng băng tuyết lạnh lẽo và đáng sợ này. Anh nhớ lại câu chuyện về một người bị cuốn trong bão tuyết. Người ấy đã giết chết con nai và chui vào xác của nó. Câu chuyện ấy đã khiến anh có một ý nghĩ man rợ “ anh sẽ giết con chó và thọc tay vào người nó cho đến khi tê dại thì thôi, sau đó lại có thể nhóm được đống lửa khác” [10, tr. 31]. Từ ý nghĩ đến hành động, anh “ vội dơ tay vồ lấy nó” và lúc đó anh ý thức rõ tình thế của mình “ tay mình không còn nắm được nữa còn những ngón tay thì không sao co lại được mà cũng không có cảm giác gì” [ 10, tr. 32]. Anh tuyệt vọng vì không còn khả năng giết được con chó chỉ có thể “ ngồi ôm khư khư lấy con vật”. Có lẽ con chó không chạy đi thì anh sẽ ngồi đó mãi mãi.
Không còn lửa, anh cố thu hết nghị lực buộc đôi chân phải hoạt động bằng cách lao người chạy, cố chốn thoát khỏi biển tuyết bao la kia. Trải qua rất nhiều cố gắng mà vẫn không thành công, trong lòng người đàn ông can đảm này đã dấy lên một nỗi sợ chết lờ mờ vì “ anh nhận ra rằng đây không còn là vấn đề những ngón tay ngón chân bị tê cóng hoặc để mất cả hai bàn tay và bàn chân mà đó là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mong manh” [ 10, tr. 33]. Bản năng sinh tồn trong anh trỗi dậy mạnh mẽ “ anh quay cổ chạy một mạch trên lòng sông dọc theo con đường mòn cũ”. Anh cuống cuồng níu giữ sự sống bằng cách chạy thục mạng. Anh chạy như phản xạ của con người biết mình ở tình thế khó mà thoát khỏi cái chết, trong nỗi hoảng loạn chưa từng phải trải qua trong đời… anh vấp ngã liên tục nhưng không hề có cảm giác đau đớn “ nhiều lần anh vấp ngã, loạng choạng đứng dậy rồi ngã”, “ anh lại đứng vùng lên chạy thục mạng dọc theo con đường”. Nghĩ đến cái rét tê cóng, anh lại càng chạy thục mạng, nhưng chưa được ba chục mét đã lảo đảo ngã chúi xuống. Không còn sức để chạy, anh biết mình phải đối diện với tuyết trắng. Cái lạnh càng gia tăng trong anh. Lần này, cái rét đến với anh nhanh hơn. Anh đang bó tay trước cái rét đang lan khắp thân mình. Cuối cùng, biết mình chẳng thể về được trại, anh chấp nhận chọn cái chết trong tư thế đông lạnh tử tế “ thôi thì đằng nào cũng bị chết cóng nên phải chết cho đoàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh tâm mới này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giấc ngủ ngàn thu ngon lành, chẳng khác gì uống một liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta tưởng đâu. Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều” [10, tr. 36].
Anh là hiện thân của những người có khát vọng sống mãnh liệt. Anh cố gắng nhóm lửa với hi vọng được sưởi ấm để về đến trại cùng anh em. Đã từng suy tính giết con chó, dùng thân nhiệt của nó sưởi ấm đôi tay để đốt lên ngọn lửa của sự sống từ chỗ diêm còn lại. Bi kịch thay, con chó trung thành ấy lại cảnh giác và chạy thoát khỏi đôi tay lóng ngóng gần như mất hẳn cảm giác của anh. Có thể nói, trong cuộc chiến đấu chống lại thiên nhiên mà cụ thể ở đây là băng tuyết, con người đã thất bại. Người đàn ông đành chấp nhận cái chết “anh thiếp đi trong giấc ngủ ngon lành mà dường như chưa bao giờ mình được hưởng” [10, tr.36]. Những gì người đàn ông làm được thật vĩ đại và đáng ngưỡng mộ. Anh chấp nhận từ bỏ khi biết mình không còn có thể làm điều gì hơn nữa. Cái chết trong tư thế thanh thản, nhẹ nhàng “anh tưởng tượng ngày mai an hem tìm thấy xác. Bổng nhiên anh thấy mình cùng mọi người dọc theo đường mòn và tìm kiếm anh” [10, tr.36], “anh không còn thuộc về bản thân mình nữa”. Điều đọng lại trong anh ở những giây phút cuối không phải là nỗi sợ hãi mà là sự thừa nhận sai lầm của mình khi coi thường lời nhác nhở của ông già vùng sông Lưu Huỳnh. Trong trạng thái miên man, anh nghĩ: “Ông nói đúng ông già ạ: ông nói đúng đấy” [10, tr. 36]
2.2.1. Sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên
Dù xuất hiện vơi tư cách nhân vật chinh phục – thử thạch nhưng thiên nhiên không chỉ thành công với tư cách ấy. Thiên nhiên còn đóng vai trò hỗ trợ con người đắc lực trong qua trình tìm kiếm sự sống. Xét cho cùng con người dù nỗ lực đến mấy cũng không thể tách rời thiên nhiên, sự tồn tại của con người hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
Con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên vẫn tự hào về một bản lĩnh vững vàng và trí tuệ uyên bác “ điều cần phải làm đối với người đàn ông là phải giữ bình tĩnh và thế là ổn. Bất cư ai là đàn ông đều có thể đi lại một mình” [10,tr. 26] thì xét cho cùng vẫn dựa vào sự hỗ trợ khách quan từ thiên nhiên. Như vậy, có thể nói, thiên nhiên là nhân vật mang tính hai mặt vừa là bạn đồng hành vừa là kẻ thù của con người.
Với tư cách là người bạn đồng hành, thiên nhiên mang đến cho con người ngọn lửa và thức ăn. Bên cạnh bản lĩnh vững vàng, con người vẫn phải dựa vào hai nguồn trợ giúp quý giá này để vượt qua những thử thách mà thiên nhiên dặt ra.
Trong Nhóm lửa, ngọn lửa dù là biểu hiện tinh thần quật cường của người đàn ông nhưng lại là sản phẩm tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người. Không có lửa, một điều chắc chắn là người đàn ông sẽ chết cóng vì giá lạnh, dù cho anh ta có can đảm đến nhường nào. Chính thiên nhiên với quyền năng tuyệt đối của mình đã ban cho con người cơ hội được sống “ ngọn lửa đang nhảy múa kia đang kêu lên răng rắc, lốp bốp đó là hứa hẹn của sự sống” [10, tr.26]. Ngọn lửa trở thành niềm vui, niềm hi vọng sống của người đàn ông trong suốt chặng hành trình của mình. Vật liệu tạo nên ngọn lửa là sản phẩm của thiên nhiên: vỏ cây phong và cành thông khô. Trong một chừng mực nào đó, bàn tay con người có thể tạo nên tất cả nhưng đôi khi bàn tay ấy cần sự trợ giúp từ một thế lực khác cũng lớn mạnh không kém là tự nhiên. Là người bạn, thiên nhiên không bao giờ quay lưng mỗi khi con người cần – minh chứng cụ thể là nhờ vào những cành thông khô rơi vãi, người đàn ông đã nhóm lửa thành công không chỉ một lần, nếu không vì một sơ xuất nhỏ, anh có thể được cứu sống.
Nhân vật người đàn ông trong truyện ngắn Nhóm lửa là người có bản lĩnh, thừa tự tin để vượt qua vùng băng giá lại đón nhận cái chết trơ trọi. Cái chết dù trong tư thế của người chiến thắng nhưng cũng không thể phủ nhận là thiên nhiên đã chiến thắng con người trong cuộc đấu tranh tay đôi này. Anh phải trả giá cho sự khinh xuất chết người và nụ cười ngạo nghễ trước lời khuyên của ông già vung sông Lưu Huỳnh. Con người chỉ có thể chiến thắng tự nhiên khi họ nắm vững được quy luật tồn tại của nó, đôi khi là sự nhường bước “ không ai được đi một mình trong vùng Klondai với cái rét năm mươi độ dưới không” [10, tr. 26]. Người đàn ông do quá tự tin vào bản thân bỏ ngoài tai quy luật được đúc kết từ thực thế là những nấm mồ giữa mênh mông tuyết trắng để đi một mình. Chiến thắng gần như nằm trọn trong tay anh sau lần nhóm lửa thành công “ anh đã có mặt ở đây rồi gặp tai nạn một mình, cuối cùng đã tựu cứu lấy bản thân” [10, tr. 26]. Và do không nắm rõ quy luật tự nhiên, anh thất bại ở lần nhóm lửa tiếp theo, không thể nhóm lửa dưới cây thông, mà phải nhóm lửa ở ngoài khoảng trống bởi cây thông anh nhóm lửa ở dưới lúc này nặng trĩu băng tuyết, cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống cành dưới và cứ như thế thì truyền qua khắp cây chẳng khác gì một trận tuyết nở, cuối cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dập ngon lửa tắt ngấm. Trước thiên nhiên – kẻ chinh phục thì con người cần hành động nhưng hành động phải nằm trong quy luật của tự nhiên, bản lĩnh của con người có mạnh mẽ đến bao nhiêu cũng không thể vượt qua quyền năng băng giá. Người đàn ông không nhận lấy cái chết nếu anh nghe theo lời khuyên của ông già vùng sông Lưu Huỳnh. Nếu anh nắm rõ và hiểu được sức mạnh của tự nhiên, chờ đợi cho thời tiết dễ chịu hơn hoặc đi cùng vài người bạn thì trong cuộc đấu tranh này anh là người chiến thắng.
2.3.4. Con người không khuất phục trước gian khó
Trước sức mạnh của thiên nhiên thù địch, con người chỉ là một cây sậy nhưng là cây sậy biết suy nghĩ, cây sậy biết hành động như chính Jack London từng viết: Chung quanh tôi diễn ra những sức mạnh to lớn, những mối uy hiếp tày trời, những tên khổng lồ phá hoại, những quái vật không mảy may tình cảm, chúng coi tôi như cách tôi coi hạt cát mà tôi dày xéo dưới chân. Những quái vật đó tên gọi là gió lốc và cuồng phong, là chớp giật và sấm động, là song giữ và cây nước, là động đất và núi nước, là những làn nước bạc vang dội bên bờ đá lởm chởm đá ngầm và những con song chồm lên trên cả những chiếc tàu lớn nhất, biến những con người thành nhão hoặc quăng họ xuống bể
Thử thách mà người đàn ông trong Nhóm lửa phải vượt qua là băng tuyết với cái lạnh dưới bảy mươi độ không – cái lạnh mà bất kì ai cũng không nên đi ra ngoài một mình. Nhưng với người đàn ông trong truyện ngắn này – điều này chẳng là vấn đề gì cả “ năm mươi độ dưới không đối với anh là cái rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo gang tay, đội mũ che tai đi giày da và tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu ở nhiệt độ dưới không độ còn có điều gì khác nữ hay không” [8, tr. 15]. Thái độ hăm hở ấy chính là hành trang quý giá anh mang vào cuộc hành trình của mình. Đôi lúc cái lạnh khiến anh thoáng giật mình nhưng rồi ngay lập tức anh lấy lại sự bình thản vốn có, nhiều lần trong lòng anh có những suy ngĩ khác nhau về lời ông già trong vùng sông Lưu Huỳnh, có lúc anh nghĩ “ ông già từ vùng sông Lưu Huỳnh đã nói đến điều đó từ mùa thu năm ngoái, và giờ anh mới thấy hết những lời khuyên đó” [10, tr. 25], “ anh lại nhớ đến những lời khuyên của ông già miền sông Lưu Huỳnh, rồi mỉm cười… anh cho rằng ông già này có tính rụt rè như đàn bà” [10, tr. 26], “có lẽ ông gìa vùng sông Lưu Huỳnh lần này lại nói đúng” [10, tr.27] và lần cuối trước khi chết anh khẳng định ông già đã đúng. Hơn nhiều lần anh khẳng định ông già đã nói đúng về cái rét lần này nhưng chưa bao giờ anh từ bỏ ý định tìm kiếm cho mình. Hơn ai hết anh hiểu lửa là sự sống, vì vậy anh nâng niu lửa một cách cẩn thận đến vụng về “ những mẫu gỗ mục và những đấ rêu xanh bám cả vào củi, nên anh phải cố ghé răng mà nhặt bớt đi [10, tr. 31]. Với anh, việc duy trì ngọn lửa gắn liền với việc đảm bảo mạng sống, anh rất có trách nhiệm với bản thân mình, trong ý nghĩ của anh chưa bao có hai chữ “ từ bỏ”. Ngọn lửa do anh cố nhen nhóm đều lần lượt bị dập tắt trong sự nuối tiếc tuyệt vọng “ anh nhận ra rằng đây không còn là vấn đề những ngón tay và ngón chân bị tê cóng hoặc để mất cả hai bàn tay và bàn chân mà đó là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mong manh” [10, tr. 33]. Anh đón nhận cái chết trong tư thế ngẩng cao đầu của người chiến thắng. Cái chết đến với anh nhẹ nhàng và bình thản biết bao “ anh tưởng tượng ngày mai anh em tìm thấy xác. Bỗng nhiên anh thấy mình đang cùng moi người dọc theo con đường tìm kiếm anh. Rồi anh lại cùng họ đi tới chỗ rẽ của con đường và thấy mình nằm trên tuyết. Anh không còn thuộc về bản thân mình nữa, vì thậm chí ngay lúc đó anh đã thấy thoát xác, đứng cùng với anh em và nhìn vào xác mình nằm trên tuyết” [10, tr. 36]. Là người rất quý trọng sự sống, không từ bỏ bất cứ việc gì để duy trì sự sống kể cả ý định giết con chó để chui vào xác của nó nhưng anh không hề suy sụp hay tuyệt vọng khi đón nhận cái chết. Tâm thế ấy thật đáng ngưỡng mộ. Điều đó giải thích tại sao Nhóm Lửa được xem như một trong những thiên truyện ngắn tuyệt vời nhất của ông. Một kết thúc không thật có hậu, con người phải khuất phục trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, nhận lấy cái chết do sự khinh xuất, chủ quan của mình nhưng vẫn được xem như bức thông điệp về sức sống mãnh liệt của con người.
Sức mạnh mà Jack London nhắc đến trong Nhóm lửa chính là sự nhẫn nại, lòng kiên trì và bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người ở mọi hoàn cảnh dù là khắc nhiệt nhất. Chính sức mạnh ấy tạo nên vẻ đẹp của người đàn ông. Anh luôn nhận biết mình ở trong hoàn cảnh như thế nào, anh không bận tâm đến sự giá lạnh của thời tiết cũng không quan tâm đến những việc khác, anh chỉ quan tâm duy nhất là làm sao để nhóm ngọn lửa để sưởi ấm cơ thể gần như đã mất cảm giác của mình. Anh tập trung hết tâm huyết của mình vào ngọn lửa với một sự cẩn thận tuyệt đối. Bao lần anh hi vọng ngọn lửa sẽ trụ vững giữa vùng băng tuyết giá lạnh là bấy nhiêu lần thiên nhiên lại dập tắt ngọn lửa cũng là dập tắt sự sống đang được hồi sinh của anh. Tuy vậy, còn một chút sinh lực anh vẫn tiếp tục tìm cách nhóm lửa. Đó là nỗ lực tuyệt vời của con người vĩ đại.
Có thể nói hầu hết các tác phẩm của Jack London trực tiếp hay gián tiếp đều nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người ở môi trường họ đang tồn tại, hoặc là môi trường xã hội với những quan hệ phức tạp, hoặc là thiên nhiên trong biến hóa khôn lường mà bản thân con người chưa thể nắm bắt hết được. Trong hoàn cảnh nào, bản lĩnh của con người cũng là điều được Jack London đặc biệt quan tâm. Ông ngợi ca những con người không chỉ có một trái tim biết yêu thương, biết chia sẻ mà ông còn đề cao con người có ý chí vững vàng, không bao giờ chịu bó tay đầu hang. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, họ có thể phải chấp nhận một cái chết cô đơn, lạnh lẽo nhưng khát vọng sinh tồn của họ như ngọn lửa Đankô vẫn luôn rực sáng từng trang sách, từng thế hệ bạn đọc. Cái chết không còn đáng sợ…
PHẦN KẾT LUẬN
Jack London là cuộc đời con người hết sức ngắn ngủi, nhưng được ví như một huyền thoại, nhà văn xuất sắc. Các tác phẩm của ông gần gũi với thiên nhiên, nghiêng về phiêu lưu của con người với thiên nhiên, vật lộn tìm ra của cải. Giấc mơ trở thành triệu phú của ông cũng là của người Mỹ.
Lớn lên trong cảnh nghèo khổ, từng trải qua cơn thử lửa của cuộc sống khắc nhiệt, tàn nhẫn trong đấu tranh xã hội và đấu tranh với thiên nhiên. Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình lời nguyền rủa cay đắng, nỗi căm giận phẫn uất có khi đến lạnh lùng. Hoặc ông mô tả cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt trong xã hội Mỹ, hoặc ông mô tả cuộc xung đột đẫm máu, một mất một còn, giữa bọn da trắng đi trinh phục với những dân tộc ít người như dân E – xki – mô, dân da đỏ, miền biên giới phương bắc, hay dân da đen trên những quần đảo miền nam, ông luôn luôn nhấn mạnh vào cái tàn khốc của cuộc đời, của xã hội con người với những quy luật của thú dữ, của rừng hoang: mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết, ăn người hoặc bị người ăn, máu đổi máu. Và ông thường lồng vào cuộc đấu tranh giữ người và người đó cuộc vật lộn không kém phần thảm khốc giữa con người với thiên nhiên: bệnh tật, chết chóc, bão tuyết, giông tố, sóng gió… Ngòi bút gân guốc, sắc bén của ông làm nổi lên cái mặt tàn bạo, hung cuồng của những lực lượng thiên nhiên bao vây và uy hiếp con người làm đậm nét tấm bi kịch người đấu tranh với người
Truyện ngắn Nhóm Lửa được xem là một tác phẩm độc đáo của ông. Trong tác phẩm này Jack London đã đặt con người vào một môi trường hoàn toàn hoang sơ, từ đó ông đề cao sức sống mãnh liệt của con người, ngợi ca tinh thần bất khuất của con người trước gian khó. Đó cũng chính là tính cách con người Mỹ qua đó thể hiện được một phần giá trị văn hóa Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc (2004), Phê bình – bình luận văn học Anh – Mỹ, Nxb Giáo dục.
2. Lê Huy Bắc (2002), Văn học Mỹ, Nxb Đại học sư phạm.
3. Nguyễn Phong Nam (2004), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb ĐHSP – Đại học Đà Nẵng.
4. Hữu Ngọc (1975), Hồ sơ văn hóa Mĩ, Nxb Thế giới.
5. Nhiều tác giả (1999), Tủ sách nhà trường Jack London – O. Henri – Mark Tuên – Heeminguây, Nxb Văn nghệ, Tp. HCM.
6. Lê Đình Cúc (1976), Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, Tạp chí Văn học, số 4, tr.116.
7. Đỗ Đức Dục (1966), Giấc mơ đầu thế kỉ của Jack London, Tạp chí Văn học, số 2, tr.19
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục
10. Jack London (Mạnh Chương, Nguyễn Công Ái, Vũ Tuấn Phương)(dịch), Tiếng gọi nơi hoang dã, Nxb Tác phẩm mới
11. Lê Xuân Mai (1998), Bước đầu tìm hiểu văn học Bắc Mĩ, Tạp chí Văn học, số 10, tr.79.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van hamp243a m7929 minh.doc