Đề tài Văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá

Mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có nền văn hoá mang tính đặc thù riêng. Trong giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá và các hoạt động kinh doanh đều bao hàm nét văn hoá biểu hiện ở màu sắc, cấp độ khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển hàm lượng trí tuệ trong kết tinh hàng hoá càng cao, thì tính văn hoá bao hàm trong kinh doanh cũng ở mức độ cao, và ngược lại. Nói tóm lại: Trong mỗi hoạt động kinh doanh đều thể hiện đặc trưng văn hoá. Kinh doanh có văn hoá là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế và sự sống còn của hoạt động kinh doanh. Kinh doanh càng quan tâm đến yếu tố văn hoá, để cao giá trị văn hoá, tìm cách thăng hoá văn hoá truyền thống Thì kinh doanh càng hiệu quả càng cao và càng bền vững. Vị thế, kinh doanh có văn hoá sẽ chiến thắng và kinh doanh thu lợi bằng kinh tế bất kỳ giá nào trước sau đều thất bại. Các nền kinh tế lớn, các quốc gia, cộng đồng ngày nay đều hết sức coi trọng văn hoá trong kinh doanh và đề cao hoạt đông kinh doanh có văn hoá. Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng CNXH, Đảng ta hết sức quan tâm yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế,và hoạt động kinh doanh. Phải bằng nhiều giải pháp đồng bộ để vừa phát triển kinh tế mạnh mẽ, vừa tôn vinh nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Văn hoá là toàn thể những thành tựu của loài người trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần, là sự hiểu biết về sự vật, cách sử thế, là phép tắc lịch sự. Văn hoá còn là đạo đức, lối sống, hình tượng, tình cảm mang đặc thù dân tộc, cộng đồng và lĩnh vực khác nhau. Văn hoá trong kinh doanh là một lĩnh vực của văn hóa. Nó mang đầy đủ các đặc tính trên. Có nghĩa là phải văn minh, đồng thời đậm đà chất thương trường. Văn hoá thể hiện trong kinh doanh đó là: Văn minh sản xuất hàng hoá, văn minh giao tiếp và văn minh phục vụ. Kinh doanh có văn hoá chính là nâng cao, thăng hoa và đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Giới thiệu đề tài Đề tài “văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá” là một phạm trù rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành khác nhau. Trên góc độ con người thương mại, văn hoá kinh doanh bao giờ cũng tồn tại hai mặt: Hướng ngoại và hướng nội, hướng ngoại là hướng tới nền văn minh thế giới, kinh doanh làm sao vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa nâng cao dân trí, hướng nội là nội lực của nhà kinh doanh dựa vào văn hoá dân tộc để tạo ra hàng hoá dịch vụ, tạo sức mạnh hội nhập và phát triển. ở đây chỉ đây chỉ đề cập một khía cạnh quan trọng là văn hoá và kinh doanh có văn hoá sẽ ra sao. Mục địch hướng tới là đề cao hoạt động kinh doanh trong thời đại mở cửa, hội nhập, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về nhiều mặt. B Nội dung nghiên cứu: I. Lý luận chung về văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá trong cơ chế thị trường. Cơ sở lý luận: Văn hoá là gì: nghiên cứu về văn hoá và tính quy luật của sự hinh thành văn hoá chung ta thầy rằng: Văn hoá không chỉ thể hiện cụ thể trong mỗi con gười mà văn hoá ở đây được hình thành và phát triển ở trong xã hội, trong cuộc sống và mỗi dân tộc nói riêng. Vậy văn hoá là gì? Văn hoá được hiểu toàn diện là đạo đức và dữ gìn văn hoá. Văn hoá là tất cả giá trị cấu trúc chiều sâu mà do con người sáng tạo ra là hệ giá trị mang tính nhân văn. Theo các nhà triết học thì văn hoá là toàn bộ vật chất tinh thần do con người tạo ra thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử xã hội. Văn hoá là gi sản chung của xã hội, văn hoá một khi đã hình thành cũng là môi trường sống của con người . * Bản chất và chức năng của văn hoá Văn hóa được chia thành hai lĩnh vực cơ bản: Văn hoá vật chất và văn hoá Tinh thần Văn hoá vật chất: Là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tao ra kể từ cac tư liệu sản xuất cho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội thì các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau. Phản ánh các giai đoạn phát triển khác nhau của văn hoá. Văn hoá tinh thần: Là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần bao gồm khoa học và mức độ áp dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mục đạo đức trong hành vi của các thành viên trong xã hội, trinh độ phát triển nhu cầu của con người. Văn hoá tinh thần được trầm tích trong hình thức “ vật thể “ như đền chùa, lăng tẩm, những gi tích lịch sử. Tất cả những gì đó và công tác với thế thể hiện nay, là bảo vật của toàn bộ sự giàu có tinh thần con người. VD: Hòn đá vọng phu không có điêu khắc từ bàn tay con người mà hòn đá có trong tự nhiên nhưng phải có người gắn cho nó hình tượng là một người mẹ bồng con chờ chồng đại diên cho người phụ nữ thuỷ chung. Nó có cấu trúc chiều sâu là không phải hòn đá nào cũng giống như thế Văn hoá bao gồm cả những phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp ngôn ngữ. Ranh giới giữa văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất, chỉ có tính chất tương đối mà thôi Văn hoá có tính khách quan hiểu theo ý nghĩa đó là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần của loài người. Tuy xuất hiện với tính cách là sản phẩm của con người nhưng theo dòng lịch sử những thành tựu ấy tựa hồ như thiên thời gian, tạo ra truyền thống và không phụ thuộc và cá nhân riêng lẻ, không với tư cách là cá nhân, mà với tư cách là một thực thể được phát triển về mặt xã hội. Văn hoá đó là một biểu hiện riêng xã hội không bao quát quá khứ, hiện tại ,mà còn trải qua trong tương lai. Văn hoá quá khứ trong những tấm gương tốt đẹp, những tham dự và sống với hiện tại, con người sống và sáng tạo hôm nay là lại truyền thụ tư tưởng của mình, kết quả lao động của mình cho những thế hệ thay thế mình theo dòng lịch sử. Văn hoá là thước tính bản chất , đọc loài của người với chức năng, giáo dục nhận thức, định hướng, đánh giá, xác định, chuẩn mực của hành vi, điều chỉnh các quan hệ ứng sử, giao tiếp. Sang cốt lỏi trong các chức năng của những giá trị văn hoá đem lại là chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất cả những dạng giá trị ( giá trị vật chất và giá trị tinh thần ) sẽ mất đi mọi ý nghĩa. Ngày nay nền văn hoá nhân loại với tất cả tầm vóc của nó gợi cho con người nhưng điều tự hào cao cả và tinh thần trách nhiêm bên cạnh đó, con người không thể không no nắng và thậm chí cả sợ hãi trước vô số vần đề của thế giới hiện đại. * Tính giai cấp của văn hoá. Trong xã hội có giai cấp, văn hoá tinh thân mang tính giai cấp nó phục vụ lợi ích giai cấp nhất định. Tính giai cấp đó biểu hiện ở chỗ văn hoá do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào, cơ sở vật chất của văn hoá do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào, cơ sở vật chất của văn hoá ( các phương tiện thông tin, tuyên truyền các rạp hát, thư viện, trườn học, viện bảo tàng…v v) do ai làm chủ và có trách nhiệm.Tính giai cấp của văn hoá còn thể hiện chức năng của văn hoá, nó giáo dục, xây dựng con người theo một lý tưởng chính trị, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ của một giai cấp nhất định các chức năng khac của văn hoá cũng chứa đựng một giai cấp nhất định. Vì thế trong xã hội có đối kháng giai cấp, bên cạnh nền văn hoá của giai cấp áp bức bóc lột, còn nền văn hoá của quần chúng bị áp bức bóc lột không thể tách rời cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị về văn hoá của cấp thống trị giải phóng quần chúng bị áp bức, bị bóc lột khỏi ảnh hưởng của nền văn hoáđó. Trong xã hội có đối kháng, giai cấp nào đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiên tiến thì giai cấp đó có khả năng phản ánh được lợi ích, nguyện vọng nhất định của nhân dân, và do đó nền văn hoá có ý nghĩa tiến bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hoá của nhân loại. Văn hóa có tính giai cấp đồng thời có tính dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng, có điều kiện tự nhiên, có phong tục tập quán, những thói quen tâm lý riêng. Điều đó quy định đặc điểm riêng của văn hoá dân tộc. Điều kiện sinh hoạt vật chất của từng dân tộc không ngừng biến đổi cho nên đặc điểm văn hoá dân tộc cũng không ngừng biến đổi vể nội dung về hình thức.. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Môi trường văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá: Văn hoá và kinh doanh hiểu theo nghĩa là mối quan hệ tác động qua lại Lẫn nhau giữa hai lĩnh vực dường như tách bạch ấy và có nội dung rất phong phú và phức tạp. Mỗi cá nhân sống trong một môi trường xã hội, đêu chịu ảnh hưởng một nền văn hoá nhất định. Nếu môi trường tư nhiên và môi trường xã hội là điều kiện sự hình thành và phát triển của mọi trường văn hoá thì ngược lại môi trường văn hoá là một khi đã xuất hiện lại góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế nên không ngừng cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cũng từ môi trường tư nhiên và môi trường xã hội thì cũng tạo ra thế ứng sử của con người đẻ thúc đẩy kinh doanh. Mọi người thể hiện văn hoá của kinh doanh. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh là hoạt động đem cái đẹp, cải tiện nghi đến mọi nhà không thoả mãn với những gì có hôm nay. Các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh đã không ngừng cải tiến mẫu mã ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tác sản phẩm và đội ngũ của các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường sá xa xôi đưa sản phẩm đó đến lơi tiêu thụ, từng bươc hình thành mạng lưới xuyên quốc gia, xuyên lục địa cũng nhờ các phương tiện truyền thông tức thời. Nhờ Internet một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến khắp mọi lơi trên thế giới. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá của mình và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng văn minh hiện đại. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu nghĩa là quá trình lực lượng sản xuất và những quan hệ kinh tế đã vượt ra khỏi các quốc gia, khu vực trở thành một mạng lưới. Văn hoá kinh doanh còn thể hiện mối quan hệ giưã người bán và người mua, người mua có tiền nếu có tiền để chọn sản phẩm mà mình có nhu cầu với những chi tiêu về chất lượng và số lượng như là muốn mua một sản phẩm tốt có giá thành hợp lý và cùng mẫu mã tốt. Mặc dù bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng như thế. Người bán cố bày tỏ lòng kính trọng với người mua, có những cử chỉ, lời lẽ Maketing hết sức nhẹ nhàng và thuyết phục. Họ không hề tỏ ra vô phép và bất nhã mỗi khi khách hàng có nhu cầu muốn hiểu biết về một số sản phẩm bởi họ hiểu rằng chính khách hàng là ân nhân của họ, là “ thượng đế” trên thương trường còn nhà sản xuất coi thành đạt trong kinh doanh là nguyên nhân “ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” chính đưa đến sự phát triển sản xuất nên họ rất tôn trọng. Chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội bởi nó thúc đẩy quá trình tiến hoá của xã hội. Chính lợi nhuận do kinh doanh đem lại đã tạo nên tiền bạc kinh tế, khoa học, kỹ thuật cho mỗi đơn vị cá nhân tham gia kinh doanh, cũng có nghĩa là nếu dân giàu thì nước mạnh và từ đó “phú quý sinh lễ nghĩa” tức là một quan hệ văn hoá. Đươc duy trì trên cơ sở mọi người đều lao động và tham gia chuyển hóa thành quả lao động dưới hình thức kinh doanh từ đó mọi người thông cảm và hiểu biết nhau hơn, có điều kiện sống “ có văn hoá hơn “ trong sự điều tiết khách quan của “cơ chế thị thị trường năng động “ cái văn hoá trong kinh doanh là cơ sở điều tiết mọi mối quan hệ trong kinh doanh. Tuy nhiên phải nhìn nhận yếu tố văn hoá trong kinh doanh là như nhau, kiếm lời mọi hoạt động kinh doanh là như nhau, nếu thua nỗ thì không thể tồn tại do đó xuất hiện các nghệ thuật kinh doanh “thủ đoạn kinh doanh “ qua đó cũng thể hiện về ý thức đạo đức là toàn bộ những quan hệ thiện ác, tốt, xấu, lương tâm trách nhiệm, công bằng về những ứng sử cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư luận xã hội. Với ý thức đó, ý thức đạo đức là nhân tố quan trọng của tiến bộ xã hội, của sự nhân đạo hoá xã hội và cũng do đó các quan niệm về thiện ác, hạnh phúc, công bằng, lương tâm, danh dự lòng tự trọng đời sống văn hoá tinh thần của mỗi quốc gia độc lập, cộng đồng. Do đó yếu tố văn và hoá phản ánh văn hoá trong kinh doanh tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh, nhà kinh doanh nào thực tài thì có đối sách thích hợp để gặt hái trên thương trường. Ai có trí, có lực thì vượt qua được biến động ghế gớm không lường trước được và vương lên, vậy yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là bản lĩnh người tham gia kinh doanh. Nhiều tấm gương thành đạt của các doanh nhân nổi tiếng thế giới đã chứng minh điều đó. Nói tóm lại “Văn hoá trong kinh doanh “ chính là nỗ lực chủ quan của người tham gia kinh doanh, họ thực sự đã góp công sức cho sự tiến lên của xã hôi, song cũng chính họ nếu không đủ sức lực nhân và trí sẽ có những hành vi phản văn hoá trong kinh doanh do đó điều tiết mối quan hệ này chính là một hoạt động nhân văn có tính gia đình, tính quốc gia, tính quốc tế sâu sắc, được điều tiết trong một giải pháp tập thể vì sự tiến bộ và văn minh. Kinh doanh có văn hoá Hoạt động kinh doanh diễn ra trên khắp thế giới cả trong thời chiến và thời bình nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau. Ta có thể nói một cách hình ảnh rằng cả thế giới như là cả một chợ chỗ này buôn bán lương thực, thực phẩm chỗ khác buôn bán mặt hàng khác như vật liệu xây dựng hay nhà hàng khách sạn. Bởi lẽ ở tất cả các nơi đó đang diễn ra quá trình thoả mãn nhu cầu, mua bán trao đổi cái khác nhau cơ bản của hoạt động kinh doanh nhìn dưới góc độ văn hoá chính là “đối tượng “ và phương thức của quá trình kinh doanh trên thương trường. Trong phạm trù “ kinh doanh có văn hoá “ thì cái thiện và cái ác là thước đo giữa văn hoá và phản văn hoá, giữa văn minh và man rợ là biểu hiện cụ thể của phạm trù này chính là vật được đem đi trao đổi và tư cách của người bán kẻ mua. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện rõ nét trong mỗi quan hệ giữa các người làm kinh doanh. Có người để bán nhiều hành họ cải tiến phương pháp phục vụ tận tình và chu đáo hơn. Cách tiếp thị Marketing một cách nhanh nhẹn có hiệu quả, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật mua những thiết bị máy móc hay những đồ dùng cần thiết. Bên cạnh đó cũng có nhiều kẻ đê hèn, tham lam và vị kỷ dùng các thủ đoạn tranh mua, tranh bán, thậm chí tìm mọi cách thủ tiêu đối thủ của mình. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện ở cách chọn sản phẩm kinh doanh và đối tượng phục vụ. VD: Có hai nhà kinh doanh nhà hàng. Một nhà hàng chuyên phục vụ món ăn Việt Nam để khách trong nước và nước ngoài thưởng thức các món ăn thuần tuý của Việt Nam. Đôi lúc họ chỉ thua thiệt vì không kiếm lời nhưng đổi lại họ lại được lời trong tràng thái tâm lý lành mạnh yên tâm và thanh thản biết bao. Còn một nhà khác cũng với hình thức kinh doanh như vậy nhưng đằng sau tấm bảng với tên gọi món ăn việt thì có biết bao là món lạ lẫm khác đó là cả một ổ gái mại dâm để kích thích cho những ông khách lắm tiền để thu được lợi nhuận cao song đổi laị là những no âu ngày đêm bị phác giác và ra hầu toà. Do vậy chọn đối tượng kinh doanh phản ánh khía cạnh kinh doanh có văn hoá của người tham gia kinh doanh. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện việc đáp ứng nhu cầu thị trường và rất nhiều người không ngừng đầu tư công sức tiền của để cải tiến mẫu mã công nghệ nhưng cũng có kẻ lao vào con đường phạm pháp như làm hàng giả, ăn cướp mẫu mã, tranh cướp thị trường. Nếu ai đặt mục tiêu phục vụ tiến bộ xã hội lên trên người ấy có sự thành đạt toàn diện, hài hoà, yên tâm và thanh thản. Còn kẻ nào đặt mục kiếm tiền lên trên hết thì sự thành đạt về kinh tế xem như đã nằm trong tầm tay, nhưng chính kẻ đó phải chịu nỗi bất hạnh ghê gớm giằm vặt và day dứt phải áp dụng quá nhiều thủ đoạn phản văn hoá để đạt mục đích của mình. Vậy để hiểu được rõ về phạm trù kinh doanh có văn hoá sâu sắc nhất chính là phần thể hiện cái tâm và bản chất văn hoá của người tham gia kinh doanh. Nó chính là thước đo trình độ văn hoá, giáo dục, tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước vận mệnh của khách hàng để một xã hội kinh doanh có văn hoá là tập hợp các nhà kinh doanh có văn hoá. Xã hội trở nên văn minh, lành mạnh và phát triển. Nếu ngược lại có nghĩa là phải trả giá cho sự bất lực và yếu kém về trí tuệ và văn hoá trong kinh doanh. Những vụ tranh chấp đầy kịch tính, những phi vụ làm ăn maphiaa, những tham nhũng và buôn lậu trốn thuế là biểu hiện cụ thế của các hoạt động kinh doanh phản văn hoá. Hiện tượng trên chỉ khắc phục khi xã hội được tiến bộ văn minh trong đó ai cũng hiểu mục đích và phương pháp kinh doanh có văn hóa và loại trừ tiêu cực trong kinh doanh, để cho một xã hội phát triển trong sạch. b. Kinh tế thị trường là yếu tố khách quan trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam Từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây có lẽ không còn mấy ai nghi ngờ về vai trò sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời kỳ quà độ đi lên CNXH ởViệt Nam. Tuy vậy, do những quan niệm trước đây về một chủ nghĩa xã hội không có kinh tế hàng hoá, không có quan hệ thị trường và bản thân nền kinh tế lại có tính hai mặt của nó cho nên trong thực tế việc nhận thức cho đúng vai trò kinh tế thị trường đối với sự nghiệp xây dựng văn hoá nhưng vẫn còn nhiều vấn đề để cần phải thảo luận. Có thể nói suất một thời gian dài các nước XHCN và cả nước ta đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hoá của kinh tế thị trường đã đồng nhất hình thức sở hữu với tổ chức nền kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cung cầu, chỉ thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó đối lập kinh tế hàng hoá và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù của CNTB cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hoá trong khuôn khổ của “Thi đua XHCN “tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực để phát triển sản xuất, vô hình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động tăng chậm, gây rối loạn và ách tắc trong lĩnh vực phân phối lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì tuệ. c. Một số nét nổi bật của nền kinh tế nước ta trước khi chuyển sang kinh tế thị trường. Nước ta có 90% làm nông nghiệp. Nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đặc biệt là phương thức “ hợp tác hoá “ tạo nên sự trì trệ trong kinh tế. 95% dân cư mù chữ. - Nền công nghiệp nhỏ bé, thấp kém, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về nền tảng khoa học. - Ngành dịch vụ hầu như chưa phát triển, sản phẩm sản xuất ra được phân phối bằng tem phiếu. Đất nước bị cấm vận kinh tế từ thực tế đó, thời gian khá dài từ đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và nhà nước ta đã phân tích rõ nguyên nhân thực trạng nền kinh tế và đã thừa nhận sai lầm khuyết điểm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự phát triển kinh tế và quyết định nền kinh tế phát triển theo kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đảng ta đã đề ra chủ trương “ quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ trong kế hoạch hoá kinh tế quốc dân là một yếu tố khách quan …Việc sử dụng quan hệ hàng hoá- tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn liền với thị trường, đường nối đúng đắn đó một lần nữa được định lại trong đại hội đảng toàn quốc lần thư VII “ để phát huy vai trò to lớn của nền kinh tế nhiều thành phần phải tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước “ bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và công cụ khác, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã xác định rõ hơn vai trò của kinh tế thị trường “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Kinh tế thị trường không đồng nhất với kinh tế tư bản CN , không phải là thành quả của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường đã từng xuất hiện quá sớm trước chủ nghĩa tư bản và là thành quả chung của văn minh loài người. Việc chuyển đất nước sang vận hành theo cơ chế thị trường không đơn thuồn chỉ là quá trình thay lại cầu chúc nền sản xuất xã hội với sự đổi mới cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất, cơ cấu sử dụng nhân lực lao động mà đổi nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xã hội như cơ chế quản lý kinh tế và quản lý xã hội, hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ các thiết chế và chính sách xã hội đảm bảo ổn định chính trị xã hội, hệ thống pháp luật. Cụ thể là: với kinh tế thị trường, quy luật phân công lao động được riễn ra mạnh mẽ hơn, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác không chỉ rừng lại ở phân công lao động trong mà còn mở rộng phân công lao động và hợp tác quốc tế trong khu vực và trong thế giới. Điều đó không chỉ cho phép nước ta học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến về phương diện lamf ăn kinh tế mà còn có thể giao lưu trong lĩnh vực văn hoá xã hội. Vấn đề sở hữu tư nhân vốn là sở hữu cơ bản vốn có của co người nhưng đã có một thời gian dài chúng ta không thừa nhận mà thậm chí còn phủ định một cách tuyệt đối mọi hình thức sở hữu tư nhân trong kinh doanh là làm ăn kinh tế. Khắc phục sai lầm đó Đảng ta thừa nhận cơ chế thị trường với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã và đang tồn tại nhiều thành phần với những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động tạo đông lực và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động, các loại hình Doanh nghiệp phát triển mạnh và có hiệu quả góp phần xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường. Trên con đường đi của lịch sử phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở các nườc XHCN đã xuất hiện mô hình “kinh tế chỉ huy” hay mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình này xét về thực chất là soá bỏ các thanhc phần kinh tế với tư cách là cơ sở của sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa- tiền tệ hầu như bị hình thức hoá nếu không muốn nói là bị phủ nhận. Cùng với sự kém hiệu quả của mô hình kinh tế đó thì chúng ta phải thừa nhận vai trò lứon của kinh tế hàng hóa kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường bản thân nó những mặt tích cực là tạo ra những động lực mới để phát huy năng lực sáng tạo, khai thác mọi nguồn lực, phát triển và tăng trưởng kinh tế cao. Đó là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém. Hơn nữa chiến lược phát triển kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường là tiền đề mở đường cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đảng ta không coi cơ chế thị trường là liều thuốc vạn năng và vì vậy không khuyến khích phát triển nó về mọi phương diện. Bởi lẽ việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế thị trường sẽ rơi vào một sai lầm nguy hiểm từ phía khác. kinh tế thị trường sẽ rơi vào một sai lầm nguy hiểm từ phía tính tự phát, là môi trường thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, tuy mới áp dụng cơ chế thị trường chưa được bao lâu mà bên cạnh những thành tựu đạt được còn nảy sinh làm ăn thuần tuý chạy theo lợi nhuận dẫn đến các hình thức lừa đảo, hối lộ, trốn thuế, nợ nần khó trả, thương mại hoá một cách tràn lan xâm nhập vào các lĩnh vực dễ bị tổn thương như y tế, giáo dục, văn hoá… làm giá trị đạo đức bị băng hoại và xuống cấp, đồng tiền đã chi phối quan hệ giữa người với người, sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội có ít nhiều thay đổi cùng với những giá trị và chuẩn mực mới đã phần nào chi phối đến và đưa từng cá nhân trong xã hội từ đó hình thành nên những con người mới. Vì vậy hình thành nhân cách văn hoá con người trong nền kinh tế thị trường đang là một vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế xã hội. Việc vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lê nin vào sự nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở trong nước ta là một quyết đinh sáng suốt của Đảng và Nhà Nước, là một chân lý đã được chứng minh trong suốt quá trình phát triển của xã hội. Các nhà lãnh đạo nước ta xem xét, đánh giá toàn diện khách quan, tất cả các vấn đề diễn ra xung quanh nền kinh tế thị trường ở việt nam lần nữa đã chứng minh cho sự đúng đắn và sáng suốt trong phương hướng chỉ đạo của Đảng Cộng và hoạt động quản lý của Nhà nước. III. Một số quan điểm và giải pháp về xây dựng, phát triển văn hoá trong kinh doanh 1. Cần nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển hiện đại: Phát triển trong thời hiện đại đòi hỏi phải nhìn nhận văn hoá với một nhãn quan mới. ở thời đại chúng ta văn hoá đang có một vai trò quan trong chưa từng có trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một cá nhân, phát triển trì trệ của một dân tộc, thành công hay thất bại của một chiến lược phát triển, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều và chỗ văn hoá đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Ngày nay khoa học – kỹ thuật đang tiếp tục có những bước phát triển kỳ diệu đã đưa đến những biến đổi có tính cách mạng trong hoạt đông sản xuất kinh doanh kéo theo những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. đưa loài người bước vào kỷ nguyên mới của nền văn minh tin học. Văn minh trí tuệ, tình hình đó phải đòi hỏi phải xem văn hoá như một động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế – xã hội đồng thời vừa là mục tiêu cần đạt tới của CNXH. 2. Tôn vinh và tạo mọi thuận lợi phát triển các doanh nghiệp chân chính: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã huy động sức mạnh của văn hoá để xâm nhập vào quần chúng biến thành sức mạnh vật chất đánh bại kẻ thù, giải phóng đất nước. Công cuộc kến thiết đất nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được cách tiếp nhận thực sự khoa học nhằm sử dụng văn hoá việc nâng cao năng xuất lao động, tạo ra mọi sản phẩm làm giàu cho mọi nhà và cho mọi đất nước. Một nước việt nam giàu đẹp, văn minh, hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới- đi đầu trong sự nghiệp ấy phải là đội ngũ của các doanh nghiệp. Phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, trên thị trường (nơi gặp gỡ của mua và bán, của sản xuất và tiêu dùng, của nhu cầu và sản xuất …) đang xuất hiện những nhân tố mới. nhiều doanh nghiệp đã không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ, óc sáng tạo và cả sự khôn ngoan. Đó chính là nhân tố quan trọng của con người văn hoá - chủ thể mới của văn hoá. Tuy nhiên, những phẩm chất đó còn chưa đủ điều kiện thuận lợi để phát triển trong xã hội. Sự đổ vỡ của doanh nghiệp có căn nguyên của môi trường văn hoá. Vì vậy cần phải có quan điểm tôn vinh của doanh nghiệp, tạo điều kiện văn hoá xã hội để phát triển nhân tố con ngươì tạo ra nhiều hơn nữa những con người sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm phát triển kinh tế Chủ nghĩa yêu nước ngày nay cần mang một nội dung mới. ý trí chiến thắng kẻ thù vì độc lập dân tộc chuyển thành ý trí chiến đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh trên cơ sở quan tâm đến lợi ích thiết thực của mỗi cá nhân phù hợp với lơi ích của cộng đồng và xã hội. Trí thông minh óc sáng tạo cần được đặt lên hàng đầu của hệ thống giá trị văn hoá, phải được xã hội tôn vinh và tạo Môi trường thuận lợi để phát triển. 3. Văn hoá phải góp phần định hướng cho phát triển kinh tế: Văn hoá xét cho cùng là sự hiểu biết nhằm định hướng cho phát triển kinh tế, hành vi ứng sử của mỗi con người theo ý đúng, cái tốt, cái đẹp, văn hoá là một bộ phận quan trọng để khắc phục các khuyết tật vốn có của thị trường. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của văn hoá là tham gia vào lựa chọn con đường phát triển lâu bền của dân tộc nói chung và mỗi một doanh nghiệp nói riêng. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, đang được đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến quản lý văn hoá, mà việc giải quyết nó có ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với bản thân sự nghiệp văn hoá mà còn cả toàn bộ tiến trình đổi mới của đất nước. Với ý nghĩa to lớn nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá và đào tạo, bồi dưỡng con ngườ về chí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, tạo cho mỗi cá nhân một cách vững vàng, có bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới của đất nước, nhanh chóng bắt kịp xu thế phát triển thời đại. Đồng thời phải khắc phục được một cách cơ bản một cách tiêu cực và những khuynh hướng lệch lạc (thương mại hoá văn hoá, kinh doanh chạy theo lợi nhuận đơn thuần ). 4. Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bản lĩnh văn hoá: Trên nghĩa rộng văn hoá là toàn bộ hệ thống các giá trị tinh thần, vật chất là một dân tộc sáng tạo nên, đươc tiếp thu qua giao lưu thế giới qua ngàn năm lịch sử được cộng đồng chấp nhận và lưu truyền. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình đó mà chính họ là những người trên nền tảng văn hoá cộng đồng. Trên góc độ kinh doanh và thị trường vị trí quan trọng của doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển văn hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong kinh doanh hiện đại văn hoá chính là trí tụê của kinh doanh, là yếu tố và người bạn đồng hành trên con đường dẫn đến thành đạt. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường là động lực của sự phát triển xã hội song để cạnh tranh không nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà cạnh tranh đánh bại đổi thủ phải bằng trí tuệ và tài năng ( bằng khoa học công nghệ, bằng tài quản lý, tài ứng sử, chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin khách hàng ). Để làm được đó nhà kinh doanh phải được đào tạo đủ năng lực, phẩm chất nghề nghiệp. Nói rộng ra doanh nhân là một nhà văn hoá. Trên nhận thức chung đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta trong thời gian tới là phải có chiến lược giáo dục, đào tạo hình thành nên đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh văn hoá đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cần có biện pháp kiên quyết ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tạo sự phát triển bền vững: Trong lịch sử kinh tế thế giới có nhiều doanh nghiệp tên tuổi lẫy lừng, tồn tại hàng trăm năm vẫn liên tục phát triển như hãng Fond, Honda, Sonny…vv có nhiều cách để lý giải, trong đó có một nguyên nhân rất sâu xa đó là văn hoá. Các nghiên cứu nổi tiếng toàn thế giới đều thống nhất chung một quan điểm cho rằng sở dĩ các hãng đó kinh doanh thành đạt lâu bền là do họ đã thiết lập, duy trì phát triển được một nền “văn hoá doanh nghiệp” riêng, mang tính đặc thù. Văn hoá doanh nghiệp ( hay bản sắc văn hoá doanh nghiệp ) là toàn bộ các chuẩn mực về tinh thần vật chất quy định mỗi quan hệ, thái độ hành vi ứng sử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và xã hội đồng tình, tạo ra những nét riêng độc đáo đồng thời là sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp trên thương trường. Đảng và Nhà Nước ta đang có chủ trương xây dựng phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn ( các hãng, tập đoàn kinh tế ) trong quá trình đó, chắc chắn bài học kinh nghiệm ở trên phải được nghiên cứu vận dụng để cùng với việc đầu tư vốn, cơ sở vật chất … Tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có sức mạnh cạnh tranh trên thương trường. 6. Xây dựng phát triển văn hoá kinh doanh phải gắn liền với xây dựng, phát triển chiến lược về thông tin: Cuộc chiến “ trên thị trường” thực chất là “cuộc chiến về thông tin” thông tin ( về giá cả thị trường, về môi trường pháp lý, về tập quán, truyền thống) … vv nhanh, chính xác, kịp thời giúp các doanh nghiệp có những ứng sử và đối sách kịp thời để chủ động giải quyết những nảy sinh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Chiến lược của quốc gia, của mỗi doanh nghiệp về thông tin vừa là vấn đề cấp bách về kinh tế vừa thể hiện văn hoá của sự phát triển kinh tế của đất nước, của kinh doanh trong thời đại mở cửa và hội nhập. Do đó xây dựng , phát triển văn hoá kinh doanh phải gắn liền với xây dựng phát triển chiến lược thông tin. C. Kết luận: Mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có nền văn hoá mang tính đặc thù riêng. Trong giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá và các hoạt động kinh doanh đều bao hàm nét văn hoá biểu hiện ở màu sắc, cấp độ khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển hàm lượng trí tuệ trong kết tinh hàng hoá càng cao, thì tính văn hoá bao hàm trong kinh doanh cũng ở mức độ cao, và ngược lại. Nói tóm lại: Trong mỗi hoạt động kinh doanh đều thể hiện đặc trưng văn hoá. Kinh doanh có văn hoá là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế và sự sống còn của hoạt động kinh doanh. Kinh doanh càng quan tâm đến yếu tố văn hoá, để cao giá trị văn hoá, tìm cách thăng hoá văn hoá truyền thống … Thì kinh doanh càng hiệu quả càng cao và càng bền vững. Vị thế, kinh doanh có văn hoá sẽ chiến thắng và kinh doanh thu lợi bằng kinh tế bất kỳ giá nào trước sau đều thất bại. Các nền kinh tế lớn, các quốc gia, cộng đồng ngày nay đều hết sức coi trọng văn hoá trong kinh doanh và đề cao hoạt đông kinh doanh có văn hoá. Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng CNXH, Đảng ta hết sức quan tâm yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế,và hoạt động kinh doanh. Phải bằng nhiều giải pháp đồng bộ để vừa phát triển kinh tế mạnh mẽ, vừa tôn vinh nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Tài liệu tham khảo Sách triết học Mác – Lênin tập II Về một số xây dựng nhân cách hiện nay – Tạp chí triết học số 4 tháng 8/1999 Kinh tế thị trường trong sự nghiệp phát triển đất nước Giáo trình triết học Mác- Lênin- trường Đại học Quản lý và kinh doanh Mục lục Trang Lời mở đầu 1 A. Giới thiệu đề tài 1 B. Nôi dung nghiên cứu 1 I. lý luận chung về văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá trong cơ chế thị trường. 1 1. Cơ sở lý luận 1 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. Một số quan điểm và giải pháp về xây dựng, phát triển văn hoá trong kinh doanh 10 1. Cần nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của văn hoá trong phát triển hiện tại 13 2. Tôn vinh và tạo mọi thuận lợi phát triển các doanh nghiệp chân trính 14 3. Văn hoá phải góp phần định hướng cho phát triển kinh tế 15 4. xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bản lĩnh văn hoá 15 5. xây dựng văn hoá doanh nghiệp tạo sự phát triển bền vững 16 6. xây dựng phát triển văn hoá kinh doanh phải gắn liền với xây dựng phát triển chiến lược về thông tin 17 C. kết luận 17 Tài liệu tham khảo 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28253.doc
Tài liệu liên quan