Đề tài VAT & kế toán VAT

Khi tìm hiểu về thuê GTGT chúng ta nhận thấy nó là một phần không thể thiếu trong nguồn thu của đất nước với xu hướng phát triển ngày nay thuế sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng vì vậy một yêu cầu đặt ra là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả mà không tạo ra những khó khăn cho đối tượng nộp thuế Như vậy đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn chính sách thuế GTGT nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng để phù hợp thực tiễn phát triển của đất nước ta Để làm được điều này tôi nghĩ nó cần có sự đóng góp của môi người trong chúng ta đặc biêt là những sinh viên kinh tế .

doc22 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài VAT & kế toán VAT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thuế GTGT đã được ra đời từ rất lâu trên thế giới và đã có hơn 100 nước áp dụng luật thuế này ở VIỆT NAM thuế GTGT được bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/1999 . Từ khi áp dụng đến nay các chính sách thuế có nhiều những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước .tuy nhiên hiện nay chính sách này vẫn còn tồn tại những bất cập và trong số đó là phần kế toán thuế VAT .Chọn đề tài với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về loại thuế này và có thể đưa ra những suy nghĩ của mình về chính sách kế toán thuế VAT đang được áp dụng ngày nay góp một phần nhỏ cho quá trình hoàn thiện hơn chính sách về loại thuế này NỘI DUNG HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GTGT Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu áp dụng từ sau đại chiến thế giới lần thứ 1 ( 1914- 1918) nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của người dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước .Thuế doanh thu được áp dụng từ pháp (1917) tuy nhiên có tính chất trùng lặp trong việc đánh thuế .Vì vậy đến năm 1954 chính phủ PHÁP đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là giá trị gia tăng nhằm hạn chế việc thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực sản xuất khai sinh từ pháp thuế giá trị gia tăng đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước đến nay đã có trên 100 nước áp dụng luật thuế này chủ yếu là các nước CHÂU PHI , CHÂU MỸ LA TINH , các nước trong khối cộng động CHÂU ÂU , và một số nước CHÂU Á Về tên gọi có nhiều nước gọi là thuế giá trị gia tăng điển hình là PHÁP, ANH, THỤY ĐIỂN,. Một số nước gọi là thuế hàng hóa như CANADA, NIUDILAN, Một số vẫn gọi là thuế doanh thu .HUNGARI là nước XHCN đầu tiên áp dụng loại thuế này từ năm 1988 nước ta được biết đến với luật thuế GTGT năm 1917 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 Bản chất của thuế GTGT Theo kế toán PHÁP : thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa ,dịch vụ sau mỗi lần sản xuất bán buôn bán lẻ Theo luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 đã được quốc hội nước cộng hòa XHCN VN phê duyệt kỳ họp thứ 11 :Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa , dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất , lưu thông đến tiêu dùng Như vậy có thể hiểu thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu điển hình có phạm vi thu thuế rộng , được tính dựa trên giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ chịu thuế không căn cứ vào hình thái vật chất cũng như công dụng của sản phẩm , không đánh vào đầu tư vì nó nằm ngoài giá trị TSCĐ và giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ .Là một loại thuế có tính trung lập cao vì nó không trực tiếp điều chỉnh chênh lệch , không can thiệp sâu vào mục đích khuyến khích hay hạn chế kinh doanh Ta có thể nhận thấy thuế giá trị gia tăng có điểm khác biệt cơ bản với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng( dịch vụ ) lần đầu phải nộp thuế trên toàn bộ doanh thu bán hàng , còn người bán hàng ở các khâu tiếp theo chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm .Nói cách khác thuế GTGT là một sắc thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ , trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng khi khép kín 1 chu kỳ kinh tế .Đến cuối kỳ sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá trị hàng hóa hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng Có thể hiểu một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm hàng hóa dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau Thuế GTGT không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm hàng hóa sẽ trực tiếp nộp vào kho bạc Đây là loại thuế đánh vào các sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ trong nước kể cả hàng hóa nhập khẩu , nhưng với hàng hóa dùng cho mục địch xuất khẩu thì được hưởng mức thuế suất là 0% Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp tính thuế trực tiếp Theo phương pháp này : Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ = giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra - giá thanh toán của hàng hóa dv mua vào ở VIỆT NAM đối tượng đối tượng áp dụng tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng là: Cá nhân sản xuất kinh doanh là người VIỆT NAM Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở VIỆT NAM không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán hóa đơn chứng từ ,để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý , ngoại tệ Phương pháp khấu trừ thuế : Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra * thuế suất thuế GTGT Trong đó : Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa or chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu Ở Việt Nam đối tượng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần hợp tác xã và các đơn vị các tổ chức inh doanh khác ( trừ các đối tượng áp dụng việc tính thuế theo phương pháp trực tiếp ). VAI TRÒ CỦA THUẾ GTGT Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước Thuế giá trị gia tăng tạo nguồn thu ngày càng tăng cho nguồn ngân sách nhà nước, thông qua việc mở rộng và bao quát việc đánh thuế đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế và thuế là công cụ quan trọng nhất để tạo nguồn thu để đưa đất lên CNXH đặc biệt trong tình hình hiên nay nguồn thu từ nước ngoài đã giảm nhiều kinh tế đối ngoại chuyển nhanh sang quan hệ thuế là công cụ tích cức giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát ,từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài . Ngày nay khi xu hướng giảm thuế trực thu , tăng từ nauồn thuế gián thu thi GTGT ngày càng đóng vai trò quan trọng. Giúp cho nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các sắc thuế , việc xác định hợp lý người nộp thuế đối tượng đánh thuế , thuế suất , chế độ miễn giảm để quản lý nền kinh tế thuế GTGT để khuyến khích xuất khẩu ,khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất , và cũng có thể thông qua đó để hạn chế những mặt hàng cần phải hạn chế sản xuất cũng như tiêu dùng mà không có sự phản hồi gay gắt từ phiá người nộp thuế. Thuế giá trị gia tăng góp phần tạo sự bình đẳng các thành phần kinh tế trong xã hội, các cá nhân. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các nghành nghề , các thành phần kinh tế các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng bình đẳng sự bình đẳng này được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau các mức thuế suất được áp dụng như nhau với cùng mặt hàng , nó cũng không phân biệt mục đích sử dụng của hàng hóa đó. Thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Bằng chính sách người bán sản phẩm hang hóa dịch vụ tự kê khai tự nộp thuế mà giúp cho những nhà kinh doanh co ý thức trong việc sử dụng hóa đơn chứng từ vì vây sẽ có hoạt động mua bán chứng từ diễn ra , nguồn thu từ thuế ra trị gia tăng lớn do người nộp thuế tập chung và số lượng it vì vậy có thể giúp cho đầu tư phát triển nền kinh tế , và thông qua chính sách áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế , kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu giúp bảo vệ hàng trong nước NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỀ THUẾ GTGT Tính, kê khai đúng các khoản thuế các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế , tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết và sổ sách kế toán khác Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước để đảm bảo nộp đúng nộp đủ, kịp thời theo quy định Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm , hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp , trợ giá của nhà nước Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp KẾ TOÁN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM Những quy định về thuế GTGT từ trước đến nay Từ khi được áp dụng ở nước ta những quy định về kế toán thuế GTGT không có thay đổi đáng kể Từ khi luật thuế GTGT ra đời từ năm 1997 với luật số 02/1997/QH9 và nghị định số 28/1998/NĐ- CP ngày 11/5/1998 đã đưa ra những bổ sung vào luật thuế của chúng ta về thuế GTGT và những quy định về toán thuế GTGT ở nước ta với : Hóa Đơn Chứng Từ : Hóa đơn GTGT: loại hóa đơn này áp dụng với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa dịch vụ phải sử dụng Hóa đơn bán hàng: áp dụng với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa dịch vụ Hóa đơn tự in chứng từ đặc thù: các cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn chứng từ khác với mẫu quy định phải đăng ký kinh doanh với Bộ Tài Chính và chỉ được sủ dụng sau khi đã được chấp thuận bằng văn bản. Hóa đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hóa đơn chứng từ Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé sổ xố giá ghi trên vé là giá đã có VAT Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng, bảng kê theo mẫu số 05/GTGT Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hóa đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập Theo mẫu số 04/GTGT Tài Khoản Kế Toán Tài khoản 133_ thuế GTGT được khấu trừ Có 2 tài khoản cấp 2 TK 1331_ thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ TK 1332_ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Tài khoản 3331_ Thuế GTGT phải nộp TK33311_ Thuế GTGT đầu ra dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ TK 33312_ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN) bổ sung chỉ tiêu cố mã số 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận nhưng chưa được hoàn lại Chỉ tiêu 333 (bao gồm cả 3331 ) phản ánh số thuế phải nộp nhưng chưa nộp nhà nước Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DN) Có thêm phần III thuế GTGT được khấu trừ , thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm, phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ, số thuế được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại , số thuế đã được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ Sổ kế toán : Chế độ sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành theo QĐ số 1141TC/QĐ/CDKT có bổ sung thêm : Sổ theo dõi thuế GTGT( Mẫu số S01- DN) Sổ chi tết GTGT được hoàn lại (Mãu số S02- DN) Sổ chi tiết GTGT được miễn giảm (Mẫu số S03- DN) Và sổ cái theo các tài khoản 133, 333(3331) Từ khi được ban hành đến này nhìn 1 cách khái quát thì quy định về kế toán thuế GTGT đã không có sự thay đổi về : Tài khoản sử dụng Phương pháp tính thuế Cách hạch toán chỉ có những sự thay đổi nhỏ về bảng kê khai nộp thuế GTGT Với thông tư số 122/2000/TT- BTC đã quy định thay thế bảng kê mẫu số 02/GTGT , 03/GTGT bằng bảng kê mới kèm theo thông tư đó Năm 2003 luật thuế GTGT đã có sự thay đổi với luật thuế GTGT số 07/ 2003/QH 11 cùng với nó là thông tư 120/2003/TT- BTC quy định hướng dẫn luật mới đã có một số sửa đổi về mẫu bảng kê, có thêm 1 số mẫu mới và 2004 đã có sự thay đổi về bảng khai thuê GTGT qua thông tư 84 và thông tư 127 để phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn 2 Chế độ hiện hành về kế toán thuế GTGT Theo quy định mới nhất về kế toán thuế GTGT đó là các thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ- CP Theo đó : Hạch toán thuế GTGT Về thuế suất thuế GTGT Có 3 mức thuế suất : Mức 10% Mức 5% Mức 0% (áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT ). Các hàng hóa áp dụng các mức thuế suất trên được quy định cụ thể trong thông tư 120 của bộ tài chính Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Theo phương pháp khấu trừ VAT Tài khoản sử dụng TK 133 TK 3331 Thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu ra TK 152,153,156,211 TK 621,627,641,642 TK 133 TK 111,112,331 TK 632 TK 111,112,131 TK 3331 TK 111,112,131 TK 111,112 TK 133 TK 152,156,211 (1) (2) (3) (4) (4) (5) (1) (2) (3) Trong đó : (1) khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản (1) Bán hàng hóa dịch vụ Dùng vào họat động SXKD theo theo phương pháp tính Phương pháp khấu trừ thuế khấu trừ (2) khi mua vật tư dùng ngay vào (2) Nhập khẩu hàng sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (3) khi mua hàng giao bán ngay cho khách (3) Nhập khẩu hàng không Hàng không qua qua chịu thuế GTGT, theo (4) trả lại hàng cho người bán được hưởng theo pp trực tiếp chiết khấu thương mại (4)Khi có hàng bán bị trả lại or CKTM, giảm giá (5) khi nộp thuế GTGT Hàng nhập khẩu vào NSNN Quyết toán thuế GTGT Nợ TK 3331 Có Tk 133 Khi nộp thuế Nợ Tk 3331 Có Tk 111, 112 Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra số còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau Trong trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mà thường xuyên số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra sẽ được phép hoàn thuế theo QĐ của Chính Phủ Nợ TK 111, 112 Có TK 133 Với hàng hóa mua về được sử dụng cho sản xuất cả hàng hóa chịu thuế và không thuộc đối tượng chịu thuế thì phần thuế không được khấu trừ Nợ TK 632 Có TK 133 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào GVHB Nợ TK 142, 242 Có TK 133 THeo phương pháp trực tiếp Khi xác định được số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi Nợ TK 511, 512 – DTBH Có TK 333(3331) Khi nộp thuế Nợ TK 333(3331) Có TK 111,112 Hóa đơn chứng từ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng , cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT kể cả trường hợp bán hàng hóa dịch vụ có thuế TTĐB trừ trường hợp sử dụng hóa đơn chứng từ đặc thù hóa đơn có mẫu số là 01GTKT- 3LL Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT : Khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng Mẫu số 02GTTT- 3LL Khi thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản ta có Mẫu số 06TMH- 3LL Dịch vụ cho thuê tài chính Mẫu số 05TTC- LL Vận chuyển nội bộ Mẫu số 03PXK- 3LL Gửi bán đại lý Mẫu số 04 HDL- 3LL Hàng hóa bán lẻ Mẫu số 07 MTT Khi kê khai nộp thúê cho nhà nước phải sử dụng các mẫu bảng kê sau Mẫu số 01/ GTGT Tờ khai thuế theo phương pháp khấu trừ Mẫu số 02/ GTGT Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra Mẫu số 03/ GTGT Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào Mẫu số 04 / GTGT Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn Mẫu số 05 / GTGT Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng, hóa đơn thu mua hàng nông lâm, thủy sản Mẫu số 06 / GTGT Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ Mẫu số 07A/GTGT Tờ khai thuế GTGT dùng cho cơ sở tính thuế theo phương pháp trực tiếp & cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý Bên cạnh đó còn có các mẫu 11/GTGT, 12A/GTGT, 01B/GTGT, 07B/GTGT, 07C/GTGT đã được quy định chi tiết trong thông tư 120 Sổ sách kế toán : có 3 loại sổ đó là Sổ theo dõi thuế GTGT Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Và còn có sổ tổng hợp tài khoản 133, 333(3331) Ghi sổ kế toán Hình thức Nhật Ký - Sổ Cái Trình tự ghi sổ Từ chứng từ kế toán ( hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng ..) hàng ngày vào Nhật Ký - Sổ Cái , vào sổ chi tiết. Cuối kỳ vào sổ cái TK 133, TK 3331 và lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái Từ đó lên các báo cáo Sơ đồ : Nhật ký sổ cái Chứng từ kế toán Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Hình thức Nhật Ký Chung Trình tự ghi sổ : Từ chứng từ kế toán thuế GTGT hàng ngày ghi vaò nhật ký chung và theo dõi trên sổ chi tiết cuối kỳ kế toán từ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt ( nếu có) vào sổ cái , và lập bảng cân đối số phát sinh , từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết Từ đó lên các báo cáo kê toán với sơ đồ như sau : Chứng từ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chung Nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Hình thức chứng từ ghi sổ : Trình tự ghi : Từ chứng từ kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết thuế GTGT, từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối kỳ từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái tài khoản 133, 3331 từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh , còn từ các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết . Từ sổ cái lên các báo cáo kế toán Sơ đồ : Chứng từ Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng tù ghi sổ Hình thức Nhật Ký Chứng Từ: Trình tự ghi sổ : từ chứng từ kế toán hàng ngày ghi vào nhật ký chứng từ ( số 10 nếu là thuế GTGT đầu ra ) và theo dõi trên sổ chi tiết GTGT , bảng kê nếu có. Cuối kỳ từ nhật ký chứng từ và bảng kê vào sổ cái các tài khoản tương ứng, từ sổ chi tiết ta lập bảng tổng hợp chi tiết . Từ sổ cái lên báo cáo kế toán Sơ đồ hạch toán như sau : Chứng từ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng kê Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Trên bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DN ) Có chỉ tiêu 133 ( phần TS) phản ánh số thuế còn được khấu trừ và số thuế được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng cuối kỳ vẫn chưa hoàn lại Có chỉ tiêu 333(3331) phần nguồn vốn thể hiện số thuế GTGT còn phải nộp ngân sach nhà nước Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN) Báo cáo này gồm có 3 phần : Phần I Lãi, lỗ phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm có hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Phần II Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước phản ánh tình hình nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác Phần III phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm vào lúc cuối kỳ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM Dựa trên yêu cầu nhiệm vụ của việc hạch toán về thuế giá trị gia tăng. Ta nhận thấy Tuy các văn bản quy định về thuế GTGT đã đáp ứng về cơ bản là tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra nhưng trước xu hướng phát triển của đất nước của thời đại khi mà tỷ lệ động viên qua thuế ngày càng tăng và thuế xuất thuế thu nhập biên có xu hướng giảm, cấu trúc thuế có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần thuế trực thu tăng tỷ lệ thuế gián thu lên do đó yêu cầu về quản lý tốt nguồn thu này là một yêu cầu quan trọng vì vậy theo em chính sách thuế cũng nên có 1 số những sửa đổi về những vấn đề sau : 1 Tài khoản sử dụng Khi xem xét về số nợ, mức nợ, hạn nợ hoặc kiểm tra phân tích số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, nhất là đối với thuế GTGT khâu nhập khẩu còn nhiều hạn chế cần xem xét lại nội dung trên các tài khoản 133 và 3331 TK 133” thuế GTGT được khấu trừ” gồm 2 tài khoản cấp 2 đó là TK 1331” Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ “ TK 1332” Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” TK 3331 “ Thuế GTGT phải nộp “ được dùng phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế phải nộp và còn phải nộp vào NSNN Có 2 tài khoản cấp 3 đó là TK 33311” Thuế GTGT đầu ra “ phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa dịch vụ bán ra TK 33312” Thuế GTGT hàng nhập khẩu “ phán ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp và còn phải nộp của hàng nhập khẩu Theo quy định của luật thuế GTGT khâu nhập khẩu phải nộp sẽ được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra hoặc được hoàn lại ( ghi có TK 33312, nợ TK 1331or 1332 ) nhưng lại chưa có tài khoản chi tiết quy định cho việc hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng nhập khẩu mà hạch toán chung với cả hàng hóa, dịch vụ hoặc TSCĐ trong nước. Điều này gây khó khăn cho công tác hạch toán tại cơ sở kinh doanh cũng như phân tích, kiểm tra của cơ quan thuế trong khi quy định chỉ được khấu trừ khi CSKD đã thực nộp vào ngân sách nhà nước và có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.Như vậy cần thiết phải có thêm một TK 133 cấp 2 khác ( chẳng hạn TK 133- thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu) để hạch toán thuế GTGT đầu vào của khâu nhập khẩu khi đó kế toán ghi Nợ TK 1333 Có TK 33312 Thì tiện cho việc hạch toán cũng như kiểm tra, phân tích của cơ quan thuế.Và số phải nộp khâu nhập khẩu đồng thời phải kết chuyển số được khấu trừ từ TK 133 sang TK 3331( Nợ TK 3331, Có TK 133) theo nguyên tắc : Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào = số thuế GTGT đầu ra phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ sẽ được khấu trừ tiếp kỳ tính thuế sau or được xem xét hoàn thuế TK 3331 được phép được phép để số dư có cuối kỳ các cơ cở kinh doanh phải xác định theo nguyên tắc Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh - số phát sinh Có trong kỳ nợ trong kỳ Theo nguyên tắc trên, số dư có cuối kỳ hạch toán sẽ đúng bằng số dư đầu kỳ hạch toán ( chính là số phải nộp cuối kỳ trước chuyển sang) nếu số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế đầu vào được khấu trừ, còn nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế đầu vào và cơ sở kinh doanh không nộp hết trong kỳ còn tồn thì số dư cuối kỳ kế toán sẽ là số lũy kế kỳ trước và kỳ này Như vậy nếu CSKD không nộp hết thì trên TK 3331 luôn có số dư lũy kế các khoản nợ của nhiều kỳ hạch toán, kỳ tính thuế và đồng thời cũng xảy ra trường hợp vừa dư có trên TK 3331 và dư nợ trên TK 133 cuối kỳ được phản ánh cả 2 bên tài sản và nguồn vốn tuy việc hạch toán như trên không trái với chính sách thuế nhưng cũng xảy ra hiện tượng cơ sở kinh doanh sẽ nợ thuế GTGT do không nộp đúng hạn và trường hợp hạch toán bù trừ Như vậy sẽ cần phải có một “chiếc túi” riêng để chứa các khoản còn nợ kỳ trước lũy kế chưa nộp đó là một tài khoản khác và khi đó cuối kỳ nếu cơ sở kinh doanh không có khả năng nộp thì phải kết chuyển theo nguyên tắc Nợ TK 3331 Có TK A – nào đó Em nghĩ việc hạch toán như trên có thể thuận lợi hơn cho việc hạch toán cũng như việc quản lý để thu thuế 2 Phương pháp tính thuế Về phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp theo văn bản hướng dẫn thuế GTGT Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * thuế suất GTGT dịch vụ chịu thuế GTGT của hàng hóa = giá thanh toán của (1) - giá thanh toán của(2) dịch vụ chịu thuế hàng hóa dịch vụ bán ra hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng (1) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT & và các khoản phụ phí mà bên mua phải trả (2) giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào ( giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra Với phương pháp tính thuế như trên còn gây ra những bất cập vì GTGT hàng hóa = giá thanh toán của - giá thanh toán của dịch vụ hàng hóa dịch bán ra hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng giá ở đây là giá đã có thế GTGT nếu giá đã có thuế GTGT đem nhân với thuế suất GTGT sẽ bị trùng tức là sai lệch 5% nếu áp dụng thuế suất 5% và sai lệch 10% nếu thuế suất 10% vì vậy chúng ta có thể tính thuế trực tiếp theo 3 công thức sau GTGT hàng hóa dịch vụ = Giá trị thanh toán của - giá thanh toán của hàng Hàng hóa dịch vụ bán ra hóa dịch vụ mua vào (1) Giá trị của hàng hóa dich vụ = GTGT của hàng hóa / ( 1+ thuế suất GTGT) (2) Chưa có thuế GTGT dịch vụ thuế GTGT phải nộp = GTGTcủa hàng hóa * thuế suất GTGT (3) dịch vụ chưa có thuế GTGT Như vậy việc đánh trùng thuế sẽ bị loại bỏ sẽ phản ánh đúng hơn về bản chất của thuế cũng như việc đánh thuế Trên đây là một số kiến nghị mà em nghĩ là nó sẽ tốt hơn cho việc hạch toán thuế, cũng như việc tính thuế và việc quản lý và thu thuế sẽ hiệu quả hơn KẾT LUẬN Khi tìm hiểu về thuê GTGT chúng ta nhận thấy nó là một phần không thể thiếu trong nguồn thu của đất nước với xu hướng phát triển ngày nay thuế sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng vì vậy một yêu cầu đặt ra là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả mà không tạo ra những khó khăn cho đối tượng nộp thuế Như vậy đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn chính sách thuế GTGT nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng để phù hợp thực tiễn phát triển của đất nước ta Để làm được điều này tôi nghĩ nó cần có sự đóng góp của môi người trong chúng ta đặc biêt là những sinh viên kinh tế . TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp Tạp chí kế toán Tạp chí kiểm toán Tạp chí nghiên cứu và trao đổi Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 11-6-2003 Thông tư 120 /TT-BTC hướng dẫn thi hành chi tiết nghị định 158 /NĐ- CP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV191.doc
Tài liệu liên quan