Đề tài Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - Huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai

Qua phân tích trên chúng tôI thấy vốn là ván đề không thể thiếu được, đó là một trong các nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra được các kết luận quan trọng sau: - Hộ nghèo thường là những hộ đông nhân khẩu, số người ăn theo cao. Các hộ nghèo thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính - Đối với các hộ nghèo ở nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói riêng nhu cầu vốn là rất quan trọng khi mà nền kinh tế nông nghiệp còn bị kìm hãm bởi các yếu tố như: đất đai, lao động, thị trường, tâm lý của người dân trong sản xuất, sinh hoạt. Việc cho vay vốn không chỉ tạo ra một thiết chế chuẩn mực - Nhu cầu về vốn của các hộ nghèo rất khácnhau tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, kinh doanh. Đối với các hộ thuần nông thì nhu cầu vay vốn thường ít hơn so với các hộ làm nghề dịch vụ, kinh doanh.Song cũng có hộ tham gia vào sản xuất theo mô hình RVAC ( Ruộng, vườn, ao, chăn nuôi). Phát triển mô hình như vậy cần có nhiều vốn hỗ trợ nhưng số hộ này lại rất ít.

doc55 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - Huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân đối hàng năm cho xoá đói giảm nghèo còn thấp so với nhu cầu thực tế ở địa phương. Thực trạng đói nghèo có rất nhiều nguyên nhân, mỗi hộ đói nghèo đều do một hoặc một vài nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, hoặc do chủ quan của người nghèo, hoặc do các yếu tố khách quan. Theo số liệu điều tra các hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn mới, trong 34.016 hộ đói nghèo có thể phân loại đói nghèo theo từng nhóm nguyên nhân sau: Bảng 2 : Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ % Chủ Quan Thiếu kinh nghiệm làm ăn 13.059 38.39 Thiếu vốn 23.345 68.78 Đông người ăn và thiếu lao động 9.835 29.9 ốm đau, tàn tật 2.429 6.26 Mắc tệ nạn xã hội 2.78 Khách quan Thiếu đất sản xuất 9.292 27.13 Gặp rủi ro bởi thiên tai, khí hậu 870 2.56 Sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ 823 2.42 Một số nguyên nhân khách quan có tính bao trùm chung là do: - Điều kiện địa lý xa xôi cách biệt khu trung tâm thị xã, địa bàn là vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn. - Do trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin, giao lưu giữa các vùng, các dân tộc còn hạn chế. - Xác định tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với diều kiện của từng vùng còn chậm. - Thời gian lao động ở những nơi sản xuát một vụ còn lãng phí ( trong 1 năm số ngày nhàn rỗi lên tới 90/360 ) Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có các nguyên nhân khác như ăn tiêu lãng phí, lười lao động hoặc do phong tục tập quán lạc hậu, do việc tổ chức thực hiện các chính sách ở cơ sở chưa tốt. Chưa tạo điều kiện thuận lợi trong làm ăn cho người nghèo để họ có điều kiện vươn lên ... Các nguyên nhân đói nghèo thường kết hợp đan xen vào nhau, một hộ đói nghèo có thể là do cùng một lúc bị tác động bởi một vài hoặc tất cả các nguyên nhân, nhất là ở các hộ đồng bào dân tộc ít người, các hộ vùng sâu, vùng xa. Nhóm nguyên nhân khách quan tuy chưa phải là nguyên nhân chính song nó cũng tác động không nhỏ đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của tỉnh. Trên thực tế cho thấy, vấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Ngày 25/12/2001 Chính phủ đã ban hành QĐ số 143/2001/QĐ - TTg phê duyệt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm 2001-2005 nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn hộ đói kinh niên, giảm tỷ kệ hộ nghèo xuống dưới 15% ( bình quân mỗi năm giảm 3%) thông qua lồng ghép các nguồn vốn, chương trình để thực hiện mục tiêu hỗ trợ xoá đói giảm nghèo. Nội dung của chương trình này là: - Tập trung cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác có hiệu quả nguồn vốn ( ngân sách TW, ngân sách địa phương, vốn các đề án và dự án tài trợ của các tổ chức trong nước, Quốc tế, vốn vay, vốn huy động trong nhân dân...) - Tập trung tất cả các nguồn lực triển khai đồng bộ và có hiệu qua các đề án, dự án hỗ trợ trực tiếp các hộ đói nghèo những điều kiện cần thiết để họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, Thực hiện thắng lợi chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai một cách vững chắc, trên cơ sở lồng gháp các đề án và dự án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo chủ yếu sau: - Giải quyết việc làm cho người lao động. - Đào tạo cán bộ cơ sở. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. - Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư. - Phát triển ngành nghề nông thôn. - Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. - Tín dụng nông thôn và tín dụng cho người nghèo. - Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. - Hỗ trợ y tế cho người nghèo. Tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình là 119.539 triệu đồng. Trong đó :+ Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đói nghèo: 108.859 triệu đồng + Đào tạo cán bộ quản lý điều hành: 10.680 triệu đồng 2.1.2. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai Theo báo cáo đánh giá đề án xoá đói giảm nghèo 3 năm 2001-2003. Cuối năm 2000 theo tiêu chí mới tại quyết định số 1143/QĐ- LĐTBXH của bộ Lao động thương binh xã hội toàn tỉnh còn 34.016 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 29.96% tổng số hộ. Trong 2 năm 200-2002 giảm được 11.8% hộ nghèo, đến hết năm 2002 còn 22.699 hộ nghèo, tỷ lệ còn chiếm 19.19% tổng số hộ. Trong đó năm 2001 giảm 4.19% hộ nghèo, năm 2002 giảm 6.95% hộ nghèo. Năm 2003 theo báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7.585 hộ nghèo / 4.140 hộ vượt gần 83.2% kế hoạch đề ra. Số hộ nghèo còn lại 16.585 hộ chiếm tỷ lệ 13.31% tổng số hộ toàn tỉnh. Như vậy trong 3 năm 2001-2003 gỉm được 17.431 hộ nghèo (giảm hơn một nửa số hộ nghèo), tỷ lệ số hộ nghèo giảm 16.65% (từ 29.96% xuống còn 13.31% ) bình quân mỗi năm tỷ lệ giảm trên 5.5%. Hiện nay chỉ cò 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% là Si Ma Cai, Mường Khương, và Than Uyên, 5 huyện tỷ lệ dưới 15%. Có được kết quả trên là do chương trình xoá đói giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách xoá đói giảm nghèo được ban hành kịp thời. Tỉnh Lào Cai đã xác định xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có những giải pháp thích hợp để tổ chức thực hiện. Nhiều mục tiêu chung của chương trình và mục tiêu cụ thể của từng dự án được các cấp, các nghành quan tâm nên đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra như: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng : Trong 2 năm 1999-2000 chương trình 135 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo là 473 công trình. Tổng giá trị đã đầu tư cho các công trình là 122.336 triệu đồng. Đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 360/473 công trình đạt 76% tổng số công trình đầu tư. Chương trình nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã nghèo 2 năm qua đã thực hiện được 1.389.200 ngày công lao động với giá trị là 13.892 triệu đồng. Dự án hỗ trợ sản xuất phát triển nghành nghề : Trong 2 năm tổng kinh phí đầu ư là 9.640 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 950 triệu đồng. Riêng hỗ trợ cây con, trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp cho nông dân là 9.400 triệu đồng, còn lại là hỗ trợ cho phát triển ngành nghề nông thôn như hướng dẫn ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp cho 700 hộ gia đình, hỗ trợ 1 làng nghề dệt thổ cẩm ở Tả Phìn – SaPa, hỗ trợ cho nhóm hộ 2 dây truyền chế biến thức ăn gia súc với công suất 500kg/ngày, hỗ trợ 5 lò sao chè cải tiến, 1 cơ sở chế biến chè với công suất 1 tấn chè tươi / ngày. -Dự án khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn làm ăn cho người nghèo: Đã mở 115 lớp khuyến nông hướng dẫn cách làm ăn cho 6.225 lượt người tổng kinh phí thực hiện là 1.695.720 triệu đồng. Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở hạ tầng bao gồm 171 khuyến nông viên xã, thành lập được 120 câu lạc bộ khuyến nông xây dựng các mô hình trình diễn để nông dân học tập và làm theo như các mô hình: lúa lai 100 ha cây ngô lai 236.5 ha, cây đậu tương 127.45 ha, cây chè 6 ha, khoai tây 47 ha, mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình canh tác tổng hợp, hỗ trợ cung ứng cây ăn quả, sản xuất 4.200 bộ tài liệu tuyên truyền, 400 băng cát sét (tiếng Mông, Dao. Kinh ) để phát cho các câu lạc bộ, hộ nông dân các xã đặc biệt khó khăn, phát hành 50 tờ áp phích, 2000 tờ rơi kỹ thuật, 600 cuốn sách kỹ thuật, hỗ trợ thành lập 150 túi thuốc thú y. -Dự án hỗ trợ định canh, định cư , di dân xây dựng vùng kinh tế mới: Trong 2 năm 1999 – 2000 đã xây dựng và thực hiện 70 dự án với tổng kinh phí đầu tư thuộc ngân sách cấp là 9.964,8 triệu đồng, trong đó: Về định canh, định cư: Chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xất và hỗ trợ đời sống cho người dân, đã xây dựng được 20 công trình thuỷ lợi và nước ăn, 10 trường học, 4 nhà văn hoá, 1 chợ, 1 công trình điện lưới, hỗ trợ 14 máy làm đất. Đã hỗ trợ sản xuất cho các hộ nông dân được 140 tấn phân bón, 7 tấn giống lúa và ngô mới, 40.500 cây giống ăn quả, 21 cây vạn tuế con và các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trị giá hàng trăm triệu đồng. Giải quyết có hiệu quả vấn đề dân di cư tự do, tình trạng di dân tự do đã giảm nhanh ( số hộ di dân tự do năm 1999 là 625 hộ đến năm 2000 chỉ còn 85 hộ ). Về công tác điều động dân cư : Đã điều động đưa dân vào các vùng dự án và di dãn dân ra biên giới, trong 2 năm điều động 1.343 hộ gia đình trong đó điều đến xã biên giới là 400 hộ, đến vùng dự án là 943 hộ. - Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Trong 2 năm 1999 – 2000 đã thực hiện 19 dự án với tổng số kinh phí 1.490,2 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: 4 công trình nước sạch, 4 trường tiểu học, 1 công trình thuỷ lợi, còn lại là hỗ trợ sản xuất cho 2360 hộ. - Dự án hỗ trợ tín dụng cho người nghèo: Tổng nguồn vốn tín dụng cho ngườ nghèo trong 2 năm là 86.910 triệu đồng với 37.802 lượt hộ vay, trong đó: + Nguồn vốn tín dụng quốc tế: Dự án hợp tác Việt - Đức(KFW) về xoá đói giảm nghèo đầu tư cho vay từ năm 1997 ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Than Uyên với tổng số vốn đầu tư cho vay đến hết năm 1998 là 3697 triệu đồng. Trong 2 năm 1999- 2000 có 875 hộ được vay vốn với số vốn 2620 triệu đồng, đã có 839 hộ thoát nghèo. + Nguồn vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo : Doanh số cho vay trong 2 năm là 83.097 triệu đồng với 36.565 lượt hộ vay. + Dự án xoá đói giảm nghèo Misereor( CHLB Đức) thực hiện từ tháng 7/1999 tại xã Phong Niên- Bảo Thắng cho 162 hộ nghèo vay vốn với số tiền là 412 triệu đồng, dự án đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, một số hộ đời sống được nâng lên mức khá và giàu. Cơ bản các hộ nghèo vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. + Nguồn vốn từ các dự án khác ( OPEC, tài chính vi mô....) cho vay 781 triệu đồng, với 200 hộ vay vốn. Ngoài ra còn có các nguồn vốn tín dụng lồng ghép như: + Vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm ( theo Nghị quyết 120/HĐBT) Trong 2 năm thực hiện đã tổ chức cho vay 420 dự án với tổng số vốn là 17.376 triệu đồng, thu hút và hỗ trợ việc làm cho 14.483 lượt người lao động. + Nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp cho các hộ sản xuất kinh doanh vay với doanh số mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức đoần thể 10.680 triệu đồng. Nguồn vốn : thực hiện lồng ghép các nguồn vốn các dự án, đề án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. + Nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp cho hộ sản xuất kinh doanh vay với doanh số mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể tự huy động đầu tư cho vay phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho các hội viên, tổng doanh số cho vay 2 năm là 7.095 triệu đồng. Về chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 27/ 1999 QĐ-UB ngày 30/01/1999 quy định việc cấp bù lãi suất tín dụng cho vùng nghèo, vùng sản xuất nhiên liệu. Kết quả trong 2 năm 1999-2000 tỉnh đã thực hiện cấp bù lãi suất cho vay nguồn vốn ngân hàng phục vụ người nghèo là 7.997 triệu đồng, cấp bù lãi suất cho vay vốn xoá đói giảm nghèo Việt - Đức và vốn Misereor là 435.6 triệu đồng. -Dự án nâng cao năng lực cán bộ xoá đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo Đã tăng cường 115 cán bộ cho 115 xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135, cơ bản số hộ này đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong 2 năm đã tổ chức 97 lớp đào tạo cán bộ nghèo và cán bộ cơ sở với 5794 lượt người. Tổng kinh phí đầu tư 1.031 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương 952 triệu đồng. Dự án hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo: Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại các cơ sỏ khám chữa bệnh tuyến huyện, tổ chức quầy bán thuốc chữa bệnh tại các trạm y tế xã. Năm 2000 tỉnh triển khai thí điểm mua thẻ bảo hiểm y tế cho nguời nghèo. Số người được cấp thẻ bảo hiểm y tế là :3.197 người, kinh phí mua thẻ là : 95,37 triệu đồng. Dự án hỗ trợ người nghèo trong giáo dục và đào tạo : Trong hai năm tỉnh đã tiến hành miễn giảm học phí cho 33.212 lượt học sinh, với tổng kinh phí miễn giảm là : 938 triệu đồng. Đã tiến hành hỗ trợ vở viết và sách giáo khoa cho 126.261 lượt học sinh với tổng kinh phí là 2.445 triệu đồng. - Những chương trình , mục tiêu lồng ghép với các dự án chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo: Ngoài việc thực hiện các dự án thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo còn có các chương trình, mục tiêu lồng ghép như chuơng trình Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, chuơng trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, mục tiêu hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc vùng cao, mục tiêu phát triển văn hoá vùng sâu, vùng xa.. Tổng kinh phí đầu tư cho các chương trình là 44.367 triệu đồng. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Lào Cai Căn cứ theo chuẩn mực đói nghèo mới do Bộ Lao động- TBXH hướng dẫn văn bản số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 qua điều tra khảo sát năm 2000 của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai cố 34.616 hộ đói, nghèo chiếm tỷ lệ 29.96% tổng số hộ trong tỉnh. Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp điều tra thực trạng đói nghèo của tỉnh Lào Cai ta thấy tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nan giải, tỷ lệ đói nghèo giữa các huyện thị xã rất khác nhau. Điều đó cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố và điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế ở từng địa phương, huyện, thị xã trong tỉnh. Tỷ lệ hộ dân bị nghèo đói cách xa nhau giữa các huyện gần trung tâm với các huyện vùng sâu, vùng xa, giữa nhóm người buôn bán với nhóm người sống bằng nghề nông, đi làm thuê, giữa nhóm người dân tộc kinh và người dân tộc thiểu số. Xét đói nghèo phân theo khu vực Mặc dù cùng phân bố trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhưng hai thị xã của tỉnh có số hộ dân đói nghèo ít hơn các huyện đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa. Trong khi thị xã Lào Cai với tổng số hộ là 9.525 thì chỉ có 558 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5.86%, không có hộ đói và thị xã Cam Đường với tổng số 8.114 hộ thì có 1.114 hộ nghèo đói ( hộ nghèo có 9.18 hộ chiếm 13.31%, hộ đói là 223 hộ chiếm 2.75%) thì các huyện khác trong tỉnh có số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất là huyện Si Ma Cai ( 45.82% ) tiếp theo là các huyện Mường Khương: 44.88%, Than Uyên : 40.45% hộ nghèo đói, huyện Bắc Hà : 43.65%, huyện Bảo Thắng : 33.15% hộ đói nghèo và các huyện Bảo Yên (22.92%), huyện Bát Xát ( 22.84%), huyện Sa Pa (35.98%), huyện Văn Bàn (26.06%). Bảng 3: Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Lào Cai STT Huyện Thị xã Tổng số hộ Số hộ nghèo đói Hộ nghèo Hộ đói Tổng Số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1 Thị xã Lào Cai 9.525 558 5.86 558 5.86 2 Thị xã Cam Đường 8114 1.141 14.06 9.18 13.31 223 2.75 3 Huyện Bảo Yên 20.748 6.877 33.15 5.671 27.33 1.206 5.81 4 Huyện Bảo Thắng 13.238 3.034 22.92 2.226 16.82 808 610 5 Huyện Bắc Hà 8.227 3.591 43.65 2.934 35.66 657 7.99 6 Huyện Bát Xát 10.186 2.632 25.84 2.142 21.03 490 4.81 7 Huyện Sa Pa 6.312 2.271 35.98 1.855 29.39 410 6.59 8 Huyện Than Uyên 13.590 5.497 40.45 3.994 25.71 20.03 14.74 9 Huyện Mường Khương 7.984 3.583 44.88 2.710 33.94 873 10.93 10 Huyện Văn Bàn 11.778 3.069 26.06 2.365 20.08 704 5.98 11 Huyện Si Ma Cai 3.848 1.763 45.82 1.265 32.87 498 1294 Toàn tỉnh 113.550 34.016 29.96 26.138 23.03 7.878 6.94 Nguyên nhân của tình trạng này là vì thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường ở ngay trung tâm tỉnh, giao thông thuận lợi, tỉnh Lào Cai lại gần cửa khẩu với Trung Quốc nên cũng khá thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá cũng như tiếp thu các chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời. Đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây ở mức cao. Phần lớn các hộ đói nghèo ở thị xã đều rơi vào các hộ già cả, cô đơn hay các gia đình thiếu sức lao động, bệnh tật, không có vốn và thiếu kiến thức sản xuất hoặc các gia đình có người sa vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, nghiện hút. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong các huyện tỷ lệ nghèo đói cũng rất khác nhau. Hầu hết các huyện này có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, giao lưu về mặt chính trị, kinh tế - xã hội bị hạn chế nhiều so với thị xã. Kinh tế ở các huyện chủ yếu phát triển chuyên canh lúa, và nghề dệt thổ cẩm, thu nhập của người dân nơi đây rất thấp. Các hộ gia đình chưa phát huy được hết tiềm năng lao động vì vậy tỷ lệ đói nghèo ở các huyện còn cao. ở huyện Bảo Thắng có 3.034 hộ đói nghèo / 13.238 hộ gia đình, trong đó hộ nghèo là 2.226, hộ đói là 808 hộ. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức sử dụng ruộng đất ở đây còn thấp, cơ cấu sử dụng ruộng đất chưa hợp lý. - Về diện tích đất tự nhiên : 1.11 ha - Về diện tích đất ruộng nước : 0.03 ha Trong sản xuất nông nghiệp, đất đưa vào sử dụng chủ yếu là đất ruộng, đất đưa vào gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả gieo trồng còn ít. Cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn kém phát triển, chưa được chú ý đầu tư, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào những ngày mưa, đường lầy lội, xe máy,ô tô không thể vào được các xã vì đường trơn lại bị lún. Điều này đã hạn chế sự phát triển về kinh tế của huyện. Chính điều này cũng hạn chế lớn đối với việc trao đổi về thông tin, tiếp nhận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và các chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến người dân để tự phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Mức sống của người dân nơi đây có sự chênh lệch so với mức sống của người dân các vùng thị xã. Bên cạnh đó có một số nhóm hộ trung bình đủ ăn là bộ phận dân cư chiếm số đông, nhóm hộ này có sức lao động, nhạy bén với những cái mới và được giúp đỡ về vốn, làm tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm nếu được cung cấp về thông tin kinh tế, hướng dẫn cách làm ăn mới sẽ vượt qua được khó khăn trở thành hộ khá giả , còn tráI lại nếu gặp chuyện rủi ro, ốm đau, thiên tai, mất mùa thì sẽ rơi vào nhóm hộ đói nghèo. Ngoài ra cũng phải kể đến những nguyên nhân tác động đến nghèo đói ở các huyện này như các điều kiện chủ quan và khách quan. Số dân ở các huyện này đa số người dân có trình độ học vấn thấp lại có quan niệm phải sinh nhiều con để có thêm lao động, họ liên tục đi từ nghèo đói này đến nghèo đói khác như một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Xét đói nghèo xét từ trình độ học vấn Qua đièu tra xã hội học bằng phương pháp phỏng vấn sâu các hộ gia đình ở xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thì đa số người dân đều có trình độ học vấn thấp. Trong tổng số 15 người được phỏng vấn thì có đến 7 người mù chữ ( 5 nữ , 2 nam), 6 người có trình độ cấp I , cấp II, và 2 người có trình dộ cấp III, không coa ai có trình độ đại học. Những thành viên trong hộ gia đình này cũng có trình độ rất thấp, có trường hợp trong gia đình cả vợ và chồng đều bị mù chữ, hoặc trường hơp vợ mù chữ, còn chồng thì chỉ biết qua các mặt chữ. Từ nhận thức về học vấn họ cũng chỉ cho con cáI theo học hết cấp I để biết cáI chữ bởi theo họ “ ở đây học cao cũng chẳng để làm gì, ông to bà lớn chẳng đến lượt mình”. ( Nam, 40 tuổi, xã Phong HảI, Bảo Thắng). “ Học xong về có xin được việc đâu lại quay về làm ruộng thì ở nhà trước còn hơn đỡ tốn tiền.” ( Nam , 42 tuổi , xã Phong HảI ) Cũng phảI kể thêm đến tình hình giáo dục ở đây cũng rất khó khăn. Giáo viên pphảI đến tận nhà động viên để cho học sinh đến trường bởi lẽ “ Nhà neo người con đi học thì lấy ai làm” ( Nam, 45 tuổi, xã Phong HảI, Bảo Thắng) . “Đến trường đi học thì cũng phải ăn, ở nhà làm thì mới có cái mà ăn chứ đi học thì có cái ăn đâu”. ( Nữ 37 tuổi, xã phong Hải) Điều này đã không làm cho chúng tôi ngạc nhiên khi they trong một lớp học chỉ có 15 đến 20 học sinh và đa số lại là học sinh nam. Để lý giải điều này tôi đã tìm hiểu và tận mắt chứng kiến một ngày của các em gái. Sáng dậy sớm, cơm nước, bế em giúp mẹ, rồi lên nương, chiều về chăm các em, cơm nước. PhảI công nhận rằng các em gáI giúp được rất nhiều việc cho bố mẹ hơn hẳn các em trai. Hưn nữa đa số các bậc phụ huynh cho con trai đI học vì theo họ : “ Con trai mới cần biết chữ “ ( Nam 40 tuổi, xã Phong Hải). Như vậy trong ý thức của người dân ở đây vẫn còn tư tưởng” trọng nam khinh nữ “. Để xoá bỏ nếp nghĩ này không phảI là vấn đề một sớm, một chiều, không thể ngay lập tức mà cần phảI có thời gian và biện pháp cụ thể đề họ nhận thức khác đi, sửa đổi những ý kiến cổ hủ lỗi thời lạc hậu. Qua quan sát thực tế chúng tôi thấy đời sống của người dân miền núi quá khó khăn, trong gia đình không có tài sản gì đáng giá, nhiều đồ dùng tối thiểu trong gia đình còn thiếu hoặc có nhưng chất lượng không tốt. Nghèo đói là cái vòng luẩn quẩn, nghèo đói dẫn đến thất học, thất học lại dẫn đến nghèo đói “ vòng luẩn quẩn “ của sự nghèo đói được diễn tả như sau : Nghèo đói -không có tiền đI học - thiếu kiến thức làm ăn - nghèo đói hơn. Hay: Nghèo đói - điều kiện sinh hoạt tồi tàn - bệnh tật - chi phí lớn - càng nghèo hơn. Đây là rào cản lớn nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi hiện nay, khi mà loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức, xã hội công nghệ thông tin, do đó một trong những chính sách xã hội cho việc xoá đói giảm nghèo hiện nay là chính sách giáo dục miễn giảm học phí cho các hộ nghèo. Xét đói nghèo do yếu tố khách quan ở nông thôn miền núi vấn đề thị trường tiêu thụ là một vấn đề nan giải, trong cơ chế thị trường cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nghề phụ. Song nếu không tạo được thị trường thì khiến cho các hộ nghèo càng gặp khó khăn hơn bởi vì nếu người ta vay vốn để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi mà không có thị trường tiêu thụ thì sẽ không trả được vốn vay và “nghèo vẫn hoàn nghèo” nhưng cũng cần lưu ý rằng nguyên nhân thiếu thị trường ở nông thôn miền núi lại bị chi phối bởi một số yếu tố khác như vị trí cư trú xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận lợi. thiếu an toàn, thiếu các chính sách hỗ trợ khuyến khích…Như vậy việc không tìm được thị trường cho đầu ra cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho các hộ gia đình ở nông thôn đặc biệt là các hộ nghèo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Uỷ ban phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong một nghiên cứu về vấn đề nghèo đói năm 1994 đã nhận xét : “ Các quan sát đã khẳng định rằng, vấn đề đối với người nghèo ở nông thôn Việt Nam không phải là họ làm việc quá ít mà là họ làm việc quá nhiều. Chính cái năng suất lao động cực kỳ thấp của họ, cả trong nghành nông nghiệp và phi nông nghiệp là nguyên nhân đẩy họ rơi vào cảnh nghèo. Vòng xoáy đi xuống của những bất lợi còn tồi tệ hơn nữa do cái bẫy nợ nần và do sản phẩm của người nghèo chỉ bán được với giá thấp hơn hẳn do mối quan hệ không bình đẳng giữa họ với người dân buôn bán”. Nhận xét trên cho thấy, thị trường cũng là một nguyên nhân tiềm tàng, có tầm quan trọng đối với người nghèo. Tất cả mọi biện pháp cứu trợ chỉ có giá trị nhất thời, không thể làm thay đổi cảnh nghèo đói của người nghèo, do đó cũng không thay đổi được thân phận của người nghèo được. Điều quan trọng để họ tự vươn lên, vượt qua nghèo đói là đẩy mạnh sản xuất,tăng thu nhập. Muốn như vậy cần phải có thị trường vứa để cung cấp vật tư, nguyên liệu, cũng như tiêu thụ sản phẩm theo giá thoả thuận. Với dặc điểm đó khi thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo cần đặc biệt chú ý đến vấn đề thị trường cho sản phẩm, có như vậy mới góp phần giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói. 2.2.2 Triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo Từ thực trạng đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của tỉnh, chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2003 và dự án xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2005 đã được triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập để xoá đói giảm nghèo. Chương trình xoá đói giảm nghèo là một chương trình tổng hợp có tính chất liên nghành nằm trong chién lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mục tiêu của chương trình là giải quyết cơ bản hộ đói, hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% vào năm 2005, bình quân mỗi năm giảm trên 3%, không còn hộ đói kinh niên. Tổng nguồn vốn đầu tư của chương trình này là 119.539 triệu đồng. Trong đó :- Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo là 108.859 triệu đồng. - Đào tạo cán bộ quản lý điều hành là 10.680 triệu đồng. Chương trình gồm 5 dự án chính như sau: Dự án hỗ trợ về giáo dục. Dự án hỗ trự về y tế. Dự án hỗ trợ về tín dụng. Dự án sản xuất phát triển ngành nghề. Dự án phổ biến kiến thức, công nghệ sản xuất cho người nghèo. Chương trình đã triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ kết quả sau 3 năm triển khai chương trình như sau: Giảm 17.431 hộ nghèo đạt 50% kế hoạch đề ra. Một số kết quả cụ thể khác đạt được từ những dự án hỗ trợ cho chương trình như sau: Có 89.656 lượt hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh. + Hỗ trợ về kiến thức, công nghệ sản xuất cho người nghèo trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tổ chức đoàn thhẻ: Hội phụ nữ, cựu chiến binh, hội khuyến nông...tổ chức học tập hướng dẫn kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho hàng nghìn hộ đói biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật váo sản xuất, kinh doanh. + Hỗ trợ về giáo dục: Miễn giảm tiền học phí, tiền xây dựng trường cho 56.772/108.000 học sinh đạt 52.6% so với mục tiêu của đề án, cấp học bổng cho 6.870 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kinh phí 3.324.6 triệu đồng . Hỗ trợ vở, sách giáo khoa cho 331.439 lướt hóc sinh kinh phí 10.547.8 triẹu đồng . Ngoài ra các cơ sở trường học đã dược tỉnh hết sức quan tâm nhưnâng cấp đầu tư xây dựng nhiều phòng học cao tần khang trang, kiên cố, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của nhân dân trong tỉnh. + Hỗ trợ về y tế :Những người nghèo , nhất là người nghèo ở vùng sâu , vùng xa cơ bản đã được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ khám chữa bệh miễn phí . Những hủ tục lạc hậu trong quan niệm và biệ phápchữa bệnh đã dần được xoá bỏ, sức khoẻ của nhân dân dược từng bước nâng cao. Trong ba năm thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho 598.567 lượt người nghèo với tổng kinh phí thục hiện 6,5 tỷ đồng . Trong đó năm 2003 thực hiện cấp phát thẻ và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho gần 100.000 người nghèo theo quyết định 139/ 2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của thủ tướng Chính Phủ với kinh phí thực hiện là 3 tỷ đồng . + Hỗ trợ phát triển nghành nghề phổ biến kiến thức, công nghệ sản xuất cho người nghèo đã tập trung xây dựng mô hình trình diễn, ưu tiên cho vùng có nhiều hộ nghèo, vùng sản xuất tập trung, các chủ trang trại và chủ nhiệm hợp tác xã.Có 171/180 xã, phường đã có cán bộ khuyến nông, về cơ bản người nghèo đã tiếp cận được với khoa học kỹ thuật sản xuất mới, tác động tích cực đến việc thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của ngươi dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Đã triển khai thực hiện 516 lớp tập huấn cho 20.742 lượt người về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Đã xây dựng 1.994 mô hình trình diễn như mô hình chè có cây cải tạo đất, mô hình canh tác tổng hợp cho người nghèo, mô hình ngô lai giống mới, đậu tương giống mới, gà thả vườn, túi thuốc thú y. In và cấp phát 1.666 cuốn cẩm nang khuyến nông trang bị cho cán bộ khuyến nông và hơn 150.000 tờ rơi kỹ thuật về nuôi trồng các loại cây, con cho người dân. Kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2003 đã được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai đánh giá như sau: “ Chương trình triển khai thực hiện có hiệu quả. Có sự chuyển biến mạnh về nhận thức của người dân trong công tác xoá đói giảm nghèo và ý thức khắc phục khó khăn tự vươn lên làm giàu của những hộ nghèo. Năm 2003 theo báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7.585 hộ nghèo vượt gần 83.2% kế hoạch đề ra. Số hộ nghèo còn lại 16.585 hộ chiếm tỷ lệ 13.31% tổng số hộ toàn tỉnh. ‘’ Đó là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp cụ thể và tác động lồng ghép của nhiều chương trình kinh tế xã hội khác. Do thới gian và năng lực có hạn tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ vốn cho người nghèo trong chương trình xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai. 2.2.3 Vốn hỗ trợ cho người nghèo Theo số liệu điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai năm 2001 cho biết số hộ có đủ điều kiện để vay vốn là 89.656 hộ / 113.550 hộ. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đã tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất và đời sống của con người, nhiều gia đình không tự vươn lên khắc phục được mà đòi hỏi phải có sự trợ giúp của Nhà nước, của Đảng, của Cộng đồng. Với nhiều giải pháp hỗ trợ giúp đỡ họ trong đó có sự hỗ trợ về vốn. Bảng 4 : Thực trạng hộ đói nghèo đủ điều kiện vay vốn ở tỉnh Lào Cai STT Huyện Thị xã Tổng số hộ Số hộ đói, nghèo cần vay vốn Số hộ đủ điều kiện vay vốn Hộ nghèo Hộ đói Hộ Tỷ lệ% Hộ Tỷ lệ% Hộ Tỷ lệ% 1 Thị xã Lào Cai 9.525 558 5.86 558 5.86 2 Thị xã Cam Đường 8.114 918 11.31 223 2.75 939 11.57 3 Huyện Bảo Thắng 20.748 5.671 27.33 1.206 5.81 5768 27.8 4 Huyện Bảo Yên 13.238 2.226 16.82 808 6.10 2090 15.7 5 Huyện Bắc Hà 8.227 2.934 35.66 657 7.99 3412 41.47 6 Huyện Bát Xát 10.186 2.142 21.03 490 4.81 2319 22.76 7 Huyện Sa Pa 6.312 1.855 29.39 416 6.59 2137 33.85 8 Huyện Than Uyên 13.590 3.494 25.71 2003 14.74 2211 40.22 9 Huyện Mường Khương 7.984 2.710 33.94 873 10.93 2503 31.35 10 Huyện Văn Bàn 11.778 2.365 20.08 704 5.98 2760 23.43 11 Huyện Si Ma Cai 3.848 1.265 32.87 498 12.94 979 25.40 Toàn tỉnh 113.550 26.138 23.02 7.878 6.94 25676 22.61 2.2.4 Nhận thức và sử dụng vốn của các hộ nghèo ỏ xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Các hộ nghèo đa số là sống ở vùng sâu, vùng xa khả năng tiếp cận các cơ hội còn bị hạn chế, điều kiện môi trường sống khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, thị trường tiêu thụ khép kín, môi trường xã hội nông thôn tĩnh lặng. Tâm lý và tập quán sản xuất truyền thống, cáh nghĩ cách làm bao đời để lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ . Do cuộc sống thiếu thốn nghèo khó nên họ phải vay mượn. Vay mượn để vượt qua đói nghèo, vay mượn để khắc phục bệnh tật, biến cố rủi ro, hoặc những công việc đột xuất chứ vay mượn chưa hẳn là để sản xuất kinh doanh. Các hộ được vay chủ yếu là bà con trong tỉnh, ở các xã, huyện. Trong các đối tượng trên ưu tiên những đối tượng là người tàn tật, là lao động nữ. Để thoát khỏi đói nghèo thì phải đầu tư vào sản xuất hoặc đầu tư vào các ngành nghề đề tăng thu nhập. Họ lại không có vốn nhưng người nghèo thường không dám nghĩ đến vay ngân hàng . Lý do là họ không có tài sản thế chấp nên ngân hàng không cho vay vốn vì nguồn vốn của ngân hàng cho vay là vốn đi vay của người khác để cho dân vay nên yêu cầu cho vay phải an toàn và hiệu quả. Do vậy nên người nghèo không có vốn buộc phải đi làm thuê mướn, lao động của họ vất vả, thu nhập lại thấp nên họ chỉ đủ ăn để sống không có cơ hội tích luỹ sản xuất. Qua điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai năm 2001 toàn tỉnh có 34.016 hộ đói nghèo cần phải vay vốn chỉ có 25.676 hộ đủ điều kiện để được vay vốn. Để tạo điều kiện giúp đỡ các hộ gia đình nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, chương trình xoá đói giảm nghèo đã tập trung huy động mọi nguồn vốn để có lượng vốn nhất định giành cho các hộ nghèo vay. Họ được vay từ ngân hàng nông nghiệp, do huy động từ cộng đồng, từ nguồn hợp tác quốc tế, lồng ghép các chương trình. Việc huy động mọi nguồn vốn trong tỉnh phần nào giảI quyết được khó khăn về nhu cầu vốn cho các hộ nghèo vay. Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị M ( 42 tuổi , xã Phong Hải) , bà được ngân hàng cho vay vón vứi số tiền là 3 triệu đồng, bà đã đầu tư cho chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ nhỏ. Bên cạnh đó cũng có hộ gia đình không có khả năng vay vốn ngân hàng đã vay tín chấp thông qua các hội, đoàn thể như bà Hoàng Thị T ( 54 tuổi, xã Phong Hải), anh Nguyễn Tiến D ( 36 tuổi, xã Phong Hải) vay của hội nông dân. Trung bình mỗi hộ được vay từ 3 đến 5 triệu đồng trong thời hạn là 1 năm. Khi phỏng vấn sâu anh Nguyễn Tiến D về độ rủi ro trong sản xuất chăn nuôI, ông đã trả lời: “ Khi vay tôi cũng đã tìm hiểu rất kỹ, nếu vay sử dụng đúng mục đích mà lại bị rủi ro thì đến hạn cứ vay đem trả ngân hàng rồi hội lại cho vay để tổ chức chăn nuôi lại, phục hồi vốn.” Từ đó cho thấy đoàn thể ( Hội nông dân, hội Liên hiệp hợp tác xã, Tỉnh hội phụ nữ…..) là nguồn động viên khích lệ họ vì thế các hộ nghèo rất yên tâm mạnh dạn vay để sản xuất kinh doanh. Mặt khác, với hình thức vay tín chấp thông qua Hội, Đoàn thể góp phần nhỏ xoá bỏ tình trạng vay nặng lãI và giúp hộ nghèo là thành viên trong hội vay vốn để sản xuất.. Thông thường các hộ nghèo sử dụng đúng mục đích đồng vốn vì họ không muốn mất uy tín với hội. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy các hộ nghèo thường đầu tư vào chăn nuôI sản xuất… đến kỳ hạn là họ trả cả gốc và lãI, sau đó lại vay tiếp. Khi hỏi về thủ tục vay vốn thì thu được câu trả lời là ‘’ Nhanh”, “ Chỉ trong vòng một tuần từ khi làm đơn là tôi nhận được tiền” ( Nữ, 42 tuổi, xã Phong Hải). Theo báo cáo của các Hội, Đoàn thể trong tỉnh thì từ năm 2000 đến nay chỉ có một vài trường hợp nợ quá hạn do đầu tư đúng mục đích nhưng không tiêu thụ được sản phẩm, một vài hộ do quá khó khăn, vay tiền chỉ để ăn, chạy chữa bệnh tật, không đầu tư được vào sản xuất. Song bên cạnh đó các dự án cho vay vốn hầu hết đều được triển khai kịp thời, đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả tốt, thu hút được nhiều lao động. Qua tìm hiểu thực tế tại xã Phong Hải cho thấy mục đích sử dụng vốn của các hộ nghèo là rất khác nhau. Nó phụ thuộc vào cơ cấu nghề nghiệp và năng lực của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ở xã Phong Hải đa số người nghèo vay vốn để đầu tư phát triển cây trồng vật nuôi, và kinh doanh buôn bán nhỏ. Với lượng vốn cho vay chỉ có từ 3 đến 5 triệu đồng nên các hộ gia đình đầu tư sản uất nông nghiệp, trồng chè, trồng mận… Các hộ gia đình được hỗ trợ vay vốn ở xã Phong Hải đã có hướng chuyển nghề như trồng các cây ngắn ngày ( cây đậu tương, cây thực phẩm). Đó là cách sử dụng vốn có mục đích và hiệu quả thiết thực nhất. 2.2.5 . Hiệu quả sử dụng vốn vay từ các dự án Các dự án chính trong chương trình hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo đều được triển khai đồng bộ và thực hiện đạt chỉ tiêu đạt ra như: - Dự án tín dụng nông thôn: Đã thực hiện cho 89.656 lượt hộ vay với doanh số cho vay đạt 569.5 tỷ đồng. Dư nợ đạt 272.7 tỷ với 34.100 hộ dư nợ. Với những chính sách của Nhà nước, của tỉnh đến nay cơ bản giảI quyết tốt tình trạng thiếu vốn sản xuất của các hộ nghèo. Năm 2001 toàn tỉnh có 23.396 hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất đến năm 2003 còn lại 6.283 hộ, các hộ chưa vay chủ yếu là không có nhu cầu vay vốn hoặc không có điều kiện vay vốn. Nhờ có chương trình vay vốn xoá đói giảm nghèo này đến năm 2003 toàn tỉnh giảm 7585 hộ nghèo, vượt gần 83.2% kế hoạch đề ra. Số hộ nghèo còn lại 16.585 hộ chiếm tỷ lệ 13.31% tổng số hộ toàn tỉnh. Riêng ở xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng nhờ có chương trình vay vốn mà đã có nhiều hộ có hướng đầu tư chuyển nghề như sản xuất lâm nghiệp, chế biến nông sản( đậu phụ, xay xát gạo, nghiền thức ăn gia súc), sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích gieo trồng rau xanh, đậu đỗ hàng năm đạt 10-12 ha sản lượng rau và đậu đỗ các loại đạt 48.60 tấn. Sản lượng quả tươI các loại ước thực hiện 300 tấn . Như vậy, tín dụng nông thôn tạo môi trường kinh tế cho các hộ dân nghèo thông qua việc đầu tư cho vay, giúp các hộ dân nghèo có điều kiện tham gia vào các thành phần kinh tế khác nhau từ đó giúp họ làm ăn có hiệu quả thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra với chức năng hoạt động của mình tín dụng nông thôn đã vực dậy và tạo ra nhiều ngành nghề mới trong nền kinh tế. Các ngành nghề phát triển nhu cầu nhân công tăng lên, người nghèo từ đó tìm được công ăn việc làm cho bản thân tăng thu nhập cho mình và cho gia đình. Ngoài ra tín dụng nông thôn còn giúp cho người dân nghèo biết tính toán làm ăn để có đồng lãi cho đồng vốn sinh lời bởi nguyên tắc cho vay của ngân hàng là người vay phảI trả cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn phảI trả. Mặt khác từ nguyên tắc trên người dân sẽ dần dần biết sử dụng đồng vốn vào phát triển kinh tế. ngành nghề cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng vốn vay khi đó có tác dụng thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng sức sản xuất, tăng nhu cầu để phục vụ sản xuất để đẩy mạnh năng suất cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tín dụng nông thôn còn giúp cho những hộ dân nghèo xoá bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm cảu người dân nhất là hộ dân quá nghèo. Đặc điểm tâm lý của người nghèo là rất rụt rè, tự ti, trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình thường là đông con và vì vậy họ khó thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống. Rõ ràng trong hoàn cảnh đó hộ không còn con đường nào khác là tự bản thân phải thoát khỏi cảnh nghèo đói, thoát khỏi tâm lý tự ti đó bàng chính sức lao động của mình. Động lực giúp họ thoát khỏi tình trạng này là sự quan tâm của Đảng và Chính phủ thể hiện bằng các chính sách xã hội như chính sách về y tế, chăm sóc sức khoẻ, chính sách về giáo dục miễn giảm học phí, xây dựng trường cho con em họ đang đI học, chính sách tín dụng cho vay vốn hướng dẫn cách sản xuất kinh doanh. Nhờ có nguồn vốn vay hỗ trợ cộng với cách làm ăn có kế hoạch sẽ làm cho đồng vốn có cơ hội sinh lời. Đời sống của người dân được cảI thiện hơn về vật chất, tinh thần đáp ứng được nhu cầu những nhu càu của các hộ nghèo. Qua hình thức vay vốn các hộ gia đình với các loại hình nghề nghiệp khác nhau thu được hiệu quả về kinh tế như giải phóng sức lao động, tạo công ăn việc làm, chuyển cơ cấu cây trồng và vật nuôI, đầu tư mua sắm trang thiét bị sản xuất kinh doanh. Và cơ bản nhất là tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên bằng chính sức lao động của mình, làm giàu cho bản thân, nâng cao mức sống gia đình, giảm gánh nặng cho xã hội. Điều đó chính là góp phần làm giàu cho xã hội, tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh. Một trong những tám gương tiêu biểu là bà Hoàng Thị T ( 54 tuổi, xã Phong Hải ) được Hội phụ nữ cho vay vốn ( 4 triệu ) đã đầu tư vào trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp như: trám, quế, và chăn nuôi dê, đào ao thả cá, nhờ đầu tư vốn có hiệu quả nên gia đình đã mua được ti vi, xe máy, ô tô để tham gia kinh doanh vận tải hành khách. Hay như hộ gia đình của bà Nguyễn Thị M cũng được Hội phụ nữ cho vay 3 triệu cộng vốn tự có của gia đình đã đầu tư cho chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ nhỏ, do biết cách đầu tư kinh doanh có hiệu quả đến nay đã thoát khỏi đói nghèo, gia đình có cuộc sống ổn định, có cửa hàng dịch vụ sửa chữa cơ khí điện tử. Nguồn vốn góp phần xoá bỏ từng bước thực trạng phân hoá giàu nghèo đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở mọi nơi. Đời sống nhân dân khá lên sẽ kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng ( điện, đường, trường, trạm) nhà cửa, làng, ngõ xóm tạo bộ mặt nông thôn miền núi khang trang hiện đại. Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, hút chích…sẽ giảm đI vì khi người dân có vốn trong tay thì họ phải suy nghĩ, tìm cách tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào để đồng vốn có hiệu quả. Ngoài ra nguồn vốn vay còn tạo ra sự liên kết trong cộng đồng xã hội khi một cá nhân hay một nhóm sử dụng có hiệu quả thì sẽ kéo theo nhiều hộ đến học hỏi kinh nghiệm, làm theo như phát triển mô hình RVAC, trồng rừng, nuôI cá, áp dụng các giống mới trong nông nghiệp, chăn nuôi… Từ đó tạo ra hiệu quả dây truyền, từ một mô hình gia đình có thể áp dụng và nhân rộng ra các vùng, các địa phương khác. Như vậy, bên cạnh hiệu quả kinh tế của đồng vốn còn có hiệu quả xã hội của nó. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau kinh tế góp phần ổn định xã hội, sự ổn định xã hội tạo cho kinh tế phát triển. Phần kết luận và khuyến nghị ------------* * * ----------- kết luận Qua phân tích trên chúng tôI thấy vốn là ván đề không thể thiếu được, đó là một trong các nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra được các kết luận quan trọng sau: - Hộ nghèo thường là những hộ đông nhân khẩu, số người ăn theo cao. Các hộ nghèo thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính - Đối với các hộ nghèo ở nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói riêng nhu cầu vốn là rất quan trọng khi mà nền kinh tế nông nghiệp còn bị kìm hãm bởi các yếu tố như: đất đai, lao động, thị trường, tâm lý của người dân trong sản xuất, sinh hoạt. Việc cho vay vốn không chỉ tạo ra một thiết chế chuẩn mực - Nhu cầu về vốn của các hộ nghèo rất khácnhau tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, kinh doanh. Đối với các hộ thuần nông thì nhu cầu vay vốn thường ít hơn so với các hộ làm nghề dịch vụ, kinh doanh.Song cũng có hộ tham gia vào sản xuất theo mô hình RVAC ( Ruộng, vườn, ao, chăn nuôi). Phát triển mô hình như vậy cần có nhiều vốn hỗ trợ nhưng số hộ này lại rất ít. Qua nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân nghèo chưa có nhu cầu cao, tâm lý lại không dám vay nhiều sợ không trả được nợ. Họ chưa mạnh dạn đầu tư vào mở rộng sản xuất vì kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn ở mức hạn chế. Mặt khác, từ trước đến nay họ chỉ sản xuất xoay quanh mảnh ruộng, sản xuất theo thời vụ do đó việc giúp đỡ về đồng vốn luôn gắn lion với sự hướng dẫn các mô hình sản xuất kinh doanh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chỉ khi đó họ mới yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng vốn vay mới sinh lời có hiệu quả - Nhìn chung các hộ dân nghèo vay vốn thường sử dụng đúng mục đích sản xuất kinh doanh và đồng vốn sinh lời. Song cũng có hộ sai mục đích nhưng vẫn hoàn trả được vốn hoặc có một vài hộ không trả được vốn do những lý do chủ quan và khách quan tác động. Do vậy cần đẩy mạnh sự kết hợp giữa chính quyền, ngân hàng, tổ chức xã hội và cộng đồng để tạo điều kiện giúp đỡ họ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thoát khỏi đói nghèo. - Các tổ chức xã hội như:: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến nông… ở địa phương đã tích cực hoạt động trên trận tuyến chống đói nghèo. Các đoàn thể này tổ chức cho nhân dân vay vốn, tổ chức cách thức sản xuất cho nhân dân trên cơ sở đồng vốn vay ấy, các hộ bị đói nghèo nhận được “ chiếc cần câu cá để câu lấy cá mà ăn”. khuyến nghị Từ những nghiên cứu trên, tôI xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau: * Trước hết phảI giúp cho người dân hiểu được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ( do bản thân mình nghèo, do địa phương nghèo…). Sau đó tiến hành đồng bộ thống nhất các biện pháp trong chính sách xoá đói giảm nghào từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện. * Về tiêu chí cho các hộ nghèo vay: - Cần tăng cường đầu tư vốn để đảm bảo nguồn vốn cho người dân có nhu cầu vay được vay. - Song song với việc đẩy mạnh chương trình tín dụng cho vay tới tận tay người nghèo, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cần phối hợp chặt chẽ và đẩy mạnh hơn công tác hướng dẫn, phổ biến kién thức khoa học kỹ thuật về sản xuất và kinh doanh. - Kéo dài thời gian cho vay, thời hạn thấp nhất cũng phải là 2 năm để các hộ yên tâm sản xuất kinh doanh. - Cần ưu tiên cho số hộ dân nghèo vay vốn. Đối với các hộ này nên xem xét cho vay bằng hình thức cấp vật tư trực tiếp cho họ hay đầu tư mở các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho họ đến tham gia lao động sản xuất tăng thu nhập. - Về số lượng vay vốn: Nếu hộ nào có cơ hội và khả năng chi trả thì tạo điều kiện cho vay. Không nên thực hiện cơ chế cứng nhắcđối với lượng vốn vay để giúp các hộ nghèo thâm canh tăng vụ, mở rộng nghề, cảI tiến kỹ thuật sản xuất kinh doanh. - Phối hợp chặt chẽ với các ngành thành viên Ban lãnh đạo cho vay vốn của tỉnh tăng ường tập huấn để nâng cao nhận thức và kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm dự án ở các cấp. - Nghiên cứu cải tiến thủ tục, mức vay phù hợp với đặc điểm của địa phương, tổ chức xét duyệt đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng. - Phải có những giải pháp xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn. Cần có những chính sách bù lỗ trợ giá kịp thời để người nông dân nói chung và người dân nghèo nói riêng không bị thiệt để họ yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, mạnh dạn vay vốn ngân hàng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống tiến kịp cộng đồng. - Với đòi hỏi thế chấp tài sản có giá trị, người nông dân thường có ít tài sản nên họ khó vay được vốn vì thế nên tăng cường hình thức tín chấp đối với hộ nông dân nghèo thông qua chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể. Tài liệu trích dẫn 1. Báo cáo kết quả xoá đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2001. 2. Báo cáo thực hiện công tác cho vay vốn của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2003. 3 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng. 4. Đề án xoá đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000 - 2005 5. Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2001. 6.Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998. 7. UNDP – Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 1996. 8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - Nhà xuất bản Sự Thật. 9. Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1997. 10. Việt Nam – Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Nam á. 11. Việt Nam tiếng nói của người nghèo – Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói có sự tham gia của ngời dân do Ngân hàng Thế giới và Bộ Phận phát triển quốc tế của Sứ quán Anh phối hợp với Action Aid Việt Nam (Anh), Ofram (Anh), Quỹ hỗ trợ nhi đồng Anh và Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển tiến hành 11-1999. Biên bản phỏng vấn sâu (trích dẫn) 1. Nam, 36 tuổi, 2 con (1 trai, 1 gái), học hết lớp 7, làm ruộng, xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - Hỏi: Gia đình anh vay vốn xoá đói giảm nghèo có dễ không? + Trả lời: Cũng phải thế chấp thôi, mà nhà cửa thế này có thế chấp cũng chẳng đáng là bao. Thời hạn vay chỉ trong vòng một năm, chưa kịp làm gì đã phải trả vốn. - Hỏi: Mỗi lần anh được vay bao nhiêu tiền? + Trả lời: Nhà tôi ở đây mỗi lần làm đơn xin vay chỉ vay được 2 triệu, nhiều nhất là 3 triệu. - Hỏi: Khi được vay vốn anh đã sử dụng vốn như thế nào? + Trả lời: Tôi đầu tư vào chăn nuôi, vừa rồi vay được 2 triệu thì mua 2 con lợn giống hết 500.000 đồng, mua 20 con vịt hết 160.000 đồng, mua thức ăn cho chúng rồi sửa lại chuồng trại cũng hết 700.000 đồng. Còn lai thì để giành phòng khi nào cần thiết thì dùng đến. - Hỏi : Anh có tính đến độ rủi ro trong chăn nuôi không? + Trả lời: Tôi cũng lo lắm chứ, nhưng tôi do hội nông dân đứng ra bảo lãnh, khi vay tôi cũng hỏi hội rồi. Nếu vay sử dụng đúng mục đích mà chẳng may mất vốn thì đến hạn cứ vay trả ngân hàng rồi hội lại cho vay để tổ chức chăn nuôi, phục hồi lại vốn. Xin chân thành cảm ơn anh ! Biên bản phỏng vấn sâu (Trích dẫn) 2. Nữ , 35 tuổi, 3 con (2 trai 1 gái), học hết lớp 4, buôn bán nhỏ, xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Hỏi: Thời hạn chị làm thủ tục vay vốn đến khi nhận được tiền vay có lâu không? + Trả lời: Chị làm thủ tục vay cho đến khi nhận được tiền chỉ trong vòng 1 tuần, nhanh ấy mà ! - Hỏi: Theo chị việc vay và trả lại vốn vay cả gốc và lãi của các hộ nghèo thế nào? + Trả lời: Nhìn chung là ở đây cứ đến hạn trả là mọi người đem trả cả gốc và lãi chỉ có một vài trường hợp không trả được là do vay nhưng không đầu tư sản xuất, vay để ăn, đấy là trường hợp quá khó khăn hay trong khi sản xuất gặp rủi ro thì không trả được thôi. - Hỏi: Đối với hộ vay không trả được vốn thì có biện pháp gì với họ không? + Trả lời: Các hộ đó phải đa ra Uỷ ban xã để xem xét, Uỷ ban xã sẽ giúp đỡ, bảo lãnh kéo dài thời hạn vay để hộ đó có thêm thời gian làm để trả vốn cho ngân hàng. - Hỏi: Trong trường hợp nào thì không được xét cho vay vốn? + Trả lời: Những hộ có người mắc các tệ nạn như cờ bạc, hút chích, lười lao động, cả xã hiện có khoảng 30 trường hợp rơi vào tình trạng này. Xin chân thành cảm ơn chị ! Biên bản phỏng vấn sâu ( Trích dẫn) 3. Nam, 45 tuổi, 5 con (3 gái 2 trai), mù chữ, làm ruộng , xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Hỏi: Tại sao anh không cho con cái tiếp tục theo học cấp 3 ? + Trả lời : Học tiếp để làm gì? Người dân miền núi chúng tôi chỉ cần học để biết cái chữ, biết đọc, biết viết miễn là không mù chữ là được. Cứ học hết cấp II thì về làm ruộng. Lấy đâu ra tiền mà đi học tiếp. - Hỏi: Thất học sẽ sinh ra nghèo đói vậy anh nghĩ gì khi con cái mình lại chịu cảnh nghèo? + Trả lời: Nhà tôi thiếu người làm, cho con đi học thì lấy ai làm? Lấy ai trông đứa bé? Lấy ai cơm nước? Nhà có tiền đâu mà cho con học cao, mà học xong có xin được việc đâu thà ở nhà trước còn hơn đỡ tốn tiền, ở đây học cao cũng chẳng để làm gì ông to bà lớn cũng chẳng đến lượt mình Xin chân thành cảm ơn anh ! Biên bản phỏng vấn sâu (Trích dẫn) 4. Nữ , 37 tuổi, 2 con ( con gái), mù chữ, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Hỏi: Chị có định cho con gái mình theo học tiếp cấp 3 không? + Trả lời: Không, chỉ cho học hết cấp II thôi. Học cao để làm gì? Đến trường đi học thì cũng phải ăn, ở nhà làm thì mới có cái mà ăn chứ, học thì có cái ăn đâu? - Hỏi: Con gái có giúp được chị nhiều việc không? + Trả lời : Có chứ, hàng ngày bố mẹ đi ra ruộng thì nó ở nhà trông em thi thoảng nó cũng ra ruộng giúp bố mẹ Xin chân thành cảm ơn chị! Biên bản phỏng vấn sâu (Trích dẫn) 5. Nam, 40 tuổi, 3 con ( 2 gái, 1 trai), mù chữ, làm ruộng và buôn bán nhỏ, xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Hỏi: Tại sao anh lại cho con trai đến trường mà không cho con gái đến trường? + Trả lời : Con gái thì học để làm gì? Con trai mới cần biết chữ. Con gái đến tuổi lấy chồng, theo chồng, phụ thuộc chồng. Con trai là trụ cột cho gia đình mới cần phải biết chữ. Xin chân thành cảm ơn anh! Mục lục Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu 3 3. ý nghĩa của đề tài 4 4.phạm vi của đề tài 4 5. Đối tượng, khách thể, thời gian nghiên cứu 5 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6 8. Kết cấu của khoá luận 8 Phần nội dung chính Chương I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9 1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11 1.3 Các khái niệm sử dụng 15 Chương II Nội dung nghiên cứu 2 Thực trạng đói nghèo ở Lào Cai 21 2.1 Nguyên nhân của đói nghèo 28 2.2 Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 29 3. Vốn hỗ trợ cho người nghèo 38 3.1 Nhận thức và sử dụng vốn của các hộ nghèo xã Phong Hải 39 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay ở xã Phong Hải và hiệu quả từ các dự án 46 Phần kết luận và khuyến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0038.doc
Tài liệu liên quan