Đề tài Vi sinh vật ứng dụng trong xử lí phế thải

VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI I – TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHẾ THẢI 1. Khái niệm chung  Phế thải là gì ? Phế thải là sản phẩm loại bỏ được thải ra trong quá trinh hoạt động, sản xuất, chế biến của con người.  Nguồn gốc của phế thải Phế thải có nhiều nguồn gốc khác nhau: rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, rác thải nông nghiệp, rác thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp v.v  Nguyên nhân tạo ra phế thải – Do dân số tăng nhanh. – Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp. – Ý thức, trách nhiệm còn kém. – Các cấp chính quyền địa phương còn lơ là đối với việc quản lí môi trường. – Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.  Phân loại phế thải Phế thải rất đa dạng nhưng có thể xếp thành 3 nhóm: phế thải hữu cơ, phế thải rắn, phế thải lỏng. 2. Tác hại và tác dụng của phế thải  Tác hại của phế thải – Làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất – Gây độc hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng. – Làm mất cảnh quan văn hóa v.v  Tác dụng của phế thải Một số loại phế thải, rác thải có thể dùng để tái chế; rác sau khi xử lí có thể dùng để làm phân bón

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vi sinh vật ứng dụng trong xử lí phế thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011 DANH SÁCH NHÓM 2 Huỳnh Minh Chúc Đào Ngọc Chúc Nguyễn Tấn Dình Lâm Thị Chúc Lam Đỗ Hồng Mơ Trương Thúy Nghi Lê Văn Nghị Trần Thị Như Huỳnh Thị Vân Quỳnh Võ Minh Sớm Thang Phương Thùy Ngô Trà Tre Trần Minh Trí Hồ Kiều Yến VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI I – TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHẾ THẢI 1. Khái niệm chung v Phế thải là gì ? Phế thải là sản phẩm loại bỏ được thải ra trong quá trinh hoạt động, sản xuất, chế biến của con người. v Nguồn gốc của phế thải Phế thải có nhiều nguồn gốc khác nhau: rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, rác thải nông nghiệp, rác thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp v.v… v Nguyên nhân tạo ra phế thải – Do dân số tăng nhanh. – Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp. – Ý thức, trách nhiệm còn kém. – Các cấp chính quyền địa phương còn lơ là đối với việc quản lí môi trường. – Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. v Phân loại phế thải Phế thải rất đa dạng nhưng có thể xếp thành 3 nhóm: phế thải hữu cơ, phế thải rắn, phế thải lỏng. 2. Tác hại và tác dụng của phế thải v Tác hại của phế thải – Làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất… – Gây độc hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng. – Làm mất cảnh quan văn hóa v.v… v Tác dụng của phế thải Một số loại phế thải, rác thải có thể dùng để tái chế; rác sau khi xử lí có thể dùng để làm phân bón… 3. Các biện pháp xử lí phế thải Gồm 4 biện pháp: v Biện pháp chôn lấp – Ưu điểm: Đơn giản và dễ làm. – Khuyết điểm: + Tốn kém diện tích đất. + Thời gian xử lí lâu. + Sinh ra nhiều khí độc như CH4, H2S, NH3… gây nên mùi hôi thối. v Biện pháp đốt – Ưu điểm: Là biện pháp tạm thời để xử lí lượng rác thải lớn. – Khuyết điểm: + Gây ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng. + Gây hiệu ứng nhà kính. + Gây nên các loại bệnh về hô hấp. + Tốn kém nguyên liệu dùng để đốt v Biện pháp thải ra sông ngòi và ra biển Đây là biện pháp rất nguy hiểm, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí, nguồn nước, tiêu diệt sinh vật sống trong nước, gây ô nhiễm toàn cầu. v Biện pháp sinh học Đây là biện pháp dùng công nghệ vi sinh vật để phân hủy rác thải, là biện pháp tối ưu nhất và đang được quan tâm sử dụng rộng rãi. II – CHẾ PHẨM VI SINH VẬT DÙNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI SINH HOẠT (RÁC THẢI), PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP 1. Đặc điểm của rác thải, phế thải nông nghiệp v Đặc điểm rác thải: – Đó là một tập hợp không đồng nhất, cơ cấu thành phần luôn biến động và thay đổi theo mức sống của cộng đồng. – Đặc điểm rác thải sinh hoạt Việt Nam: + Thành phần hữu cơ chiếm 55 – 65% + Cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây dựng…) chiếm 12 – 15%. + Cấu tử khác chiếm 20 – 33%. v Đặc điểm phế thải nông nghiệp: Là phế phẩm bỏ đi của quá trình sản xuất và chế biến trong nông nghiệp, tàn dư thực vật… chứa nhiều hợp chất xơ sợi khó phân giải. 2. Thành phần của rác thải, phế thải nông nghiệp v Cellulose Cellulose là thành phần chủ yếu trong tế bào thực vật. Trong phế thải, cellulose thường tồn tại ở các dạng sau: - Phế liệu nông nghiệp: rơm rạ, lá cây, vỏ lạc, vỏ trấu, lõi thân ngô... - Phế liệu công nghiệp thực phẩm: vỏ và xơ quả, bã mía, bã cà phê, bã sắn... - Phế liệu trong công nghiệp chế biến gỗ: rễ cây, mùn cưa, gỗ vụn... - Các chất thải gia đình: rác, giấy loại... Cơ chế phân giải cellulose: Những vi sinh vật phát triển trên hợp chất chứa cellulose tiết ra các loại enzyme thích hợp để phân hủy và chuyển hóa cellulose. Cellulose tự nhiên Cellulose Hoạt động Đường hòa tan Glucose Endoglucanaza Exoglucanaza Cellobioza v Hemicellulose Hemicellulose có khối lượng khá lớn trong phế thải, chỉ đứng sau cellulose Cơ chế phân giải hemicellulose: Phần lớn hemicellulose có tính chất tương đồng với cellulose, do đó cơ chế phân giải hemicellulose cũng tương tự như phân giải cellulose. Tuy nhiên, hemicellulose có phân tử lượng nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn, kém bền vững hơn nên vi sinh vật dễ phân giải và phân giải nhanh hơn so với cellulose. v Lignin Là những hợp chất cao phân tử có thành phần và cấu trúc phức tạp. Cơ chế phân giải lignin: Vi sinh vật tiết enzyme phân giải lignin có khoảng 15 loại nhưng các enzyme đóng vai trò chủ chốt là: Ligninaza, lignin pezocydaza, mangan pezocydaza và laccaza. 3. Vi sinh vật phân giải rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp v Vi sinh vật phân giải hợp chất chứa cellulose: Gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh v.v… – Vi khuẩn: + Vi khuẩn hiếu khí: Cytophaga; Sporocytophaga; Sorangium; Cellvibrio + Vi khuẩn kị khí: Clostridium; Bacillus + Vi khuẩn sống ở dạ dày động vật ăn cỏ: Ruminococcus; Flavefaciens; Butyrivibrio; Bacteroides. + Ngoài ra còn có các chủng khác như: Cellulomonas; Acetobacter; Clostririum; Pseudomonas. – Nấm sợi: Các loại nấm sợi phân giải mạnh cellulose là Trichoderma; Penicillium; Phanerochate; Sporotrichum; Sclerotium. Trong đống ủ phế thải có nhiều loại nấm như Aspergillus; Alternaria; Chaetomium; Coprinus; Fomes; Fusarium; Myrothecium; Penicillium; Polypones; Rhizoctonia; Rhizopus; Tricoderma... – Xạ khuẩn: Có 2 nhóm là xạ khuẩn ưa ấm (phát triển mạnh ở 28 – 300C) và xạ khuẩn ưa nhiệt (phát triển mạnh ở 60 – 700C). Trong đống ủ phế thải có các loại xạ khuẩn như Actinomyces; Streptomyces; Frankia; Nocardia; Actinopolyspora; Actinosynoema; Dermatophilus; Pseudonocardia; Cellulomonas. v Vi sinh vật phân giải hemicellulose: – Vi khuẩn: Ruminococcus; Bacillus ; Bacteroides; Butyvibrio; Clostridium. – Nấm sợi: Aspegillus; Penicillium; Trichoderma. v Vi sinh vật phân giải lignin: – Vi khuẩn: Pseudomonas; Xanthomonas; Acinebacter – Nấm: Basidiomycetes; Acomycetes – Xạ khuẩn: Streptomyces. 4. Quy trình xử lí rác thải hữu cơ v Phương pháp sản xuất khí sinh học (Bioga) - ủ yếm khí – Ưu điểm: + Thu được nhiều loại khí làm chất đốt. + Không làm ô nhiễm môi trường. + Phế thải sau khi xử lí được chuyển hóa thành phân hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao được dùng để bón cho cây trồng. – Khuyết điểm: + Khó lấy các chất thải sau khi lên men. + Thực hiện phức tạp. + Vốn đầu tư lớn. + Năng suất thấp. + Khó khăn trong việc tuyển chọn nguyên liệu. v Phương pháp ủ phế thải thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn – Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. – Khuyết điểm: Mất vệ sinh, gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. v Phương pháp ủ phế thải thành đống không đảo trộn và có thổi khí Ưu điểm: Các quá trình chuyển hóa nhanh, nhiệt độ ổn định, ít ô nhiễm môi trường. v Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa Ưu điểm: Các vi sinh vật được tuyển chọn để bổ sung cho hệ vi sinh vật tự nhiên có trong đống ủ nên quá trình xảy ra nhanh, dễ kiểm soát, ít ô nhiễm. v Phương pháp lên men trong lò quay – Ưu điểm: nhanh chóng – Khuyết điểm: thực hiện phức tạp v Phương pháp xử lí rác thải hữu cơ công nghiệp (ủ rác theo phương pháp công nghiệp) – Ưu điểm: + Mức độ tự động hóa cao. + Rác được phân hủy tốt. + Tạo được nguồn phân bón – Khuyết điểm: + Đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao. + Chi phí tốn kém. v Phương pháp ủ rác thải hữu co làm phân ủ – Ưu điểm: + Tiết kiệm chi phí vận chuyền + Dễ dàng thu gom nguyên liệu. + Ứng dụng cho nhiều loại rác sinh hoạt, phế thải nông nghiệp, công nghiệp v.v… + Tạo được nguồn phân bón. – Khuyết điểm: + Chi phí vốn lớn. + Diện tích sử dụng lớn. + Tốn nhiều công sức phân loại và tuyển chọn rác. 5. Một số loại chế phẩm xử lí: – Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms) sử dụng trong xử lí rác thải sinh hoạt, chuồng trại chăn nuôi và sản xuất rau an toàn. Quy trình sử dụng, bảo quản các loại chế phẩm EM rất đơn giản và thuận tiện. Chế phẩm được sản xuất từ các hợp chất hữu cơ, thảo dược và các vi sinh vật sống có ích, do đó không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường. Giá thành của các loại chế phẩm EM rẻ, phù hợp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Chế phẩm EM gồm các loại: + Chế phẩm E.M 2:  Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc, có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, làm sạch môi trường; cải thiện tính chất hoá lí của đất; kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng vật nuôi. Được dùng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lí môi trường. + Chế phẩm E.M 5: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc. Được sử dụng trong trồng trọt, dùng để xua đuổi côn trùng, diệt trừ một số sâu hại; hạn chế, phòng ngừa bệnh tật, sâu hại, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng. + Chế phẩm E.M - F.P.E: Là dung dịch chiết xuất cây trồng được lên men từ EM gốc. Dùng trong trồng trọt nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng cây trồng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng. + Chế phẩm E.M - Bokashi chăn nuôi: Là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với EM 2. Dùng trong chăn nuôi nhằm tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại... + Chế phẩm E.M - Bokashi môi trường: Là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với E.M 2.  Trong trồng trọt dùng để xử lí đất trồng trước và sau khi thu hoạch, xử lí phế thải nông nghiệp sau thu hoạch. Trong chăn nuôi dùng để xử lí môi trường chuồng trại chăn nuôi, làm giảm thiểu mùi hôi chuồng trại và giúp cho vật nuôi tránh được một số bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da... Sản xuất chế phẩm EM – Chế phẩm vi sinh Biovina + Được dùng để xử lí chất thải tạo ra phân hữu cơ vi sinh. + Giống vi sinh Biovina đảm bảo tính thuần khiết, ổn định, có khả năng phân giải các chất hữu cơ nhanh, môi trường và điều kiện nuôi cấy có sẵn ở Việt Nam, quy trình công nghệ đơn giản và dễ thực hiện. + Có 2 loại: Biovina 1: Xử lí rác thải. Biovina 2: Xử lí nước thải. – Xử l rác thải ở nông thôn bằng Bio Micromix.   Hình A: Mô hình đống ủ rạ xử lí tại  ruộng bằng Biomix 1 (Micromix 3); Hình B: Sau khi xử lí 30 ngày rơm rạ ở đống ủ có bổ sung chế phẩm vi sinh vật đã mủn và gãy vụn Nước ao tại làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc được xử lí bằng Biomix 2 (Hình A: trước khi xử lí ; Hình B: sau khi xử lí) III – CHẾ PHẨM VI SINH VẬT DÙNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI HỮU CƠ RẮN Chất thải rắn có thể xử lí bằng phương pháp sinh học là chất thải có các thành phần hữu cơ cao như: rác thải đô thị, phế thải nông công nghiệp, chất thải rắn của các ngành chế biến nông sản và thực phẩm v.v… 1. Chất thải của ngành công nghiệp mía đường và các giải pháp xử lí. a) Các loại phế thải của ngành công nghiệp mía đường – Lá và ngọn mía: Đây là loại phế thải chính, chiếm khối lượng lớn (25 – 30%) với thành phần hóa học đa dạng như C; H; O; N; Si; cellulose; hemicellulose; lignin… – Bã mía: là chất thải của công đoạn ép mía, chiếm 25 – 30% khối lượng đem ép. Thành phần hóa học gồm cellulose; hemicellulose; lignin; chất béo; tro; silic… – Bùn lọc: là chất thải của công đoạn làm trong nước mía thô, có thành phần hóa học là chất béo; xơ; đường; SiO2; CaO; MgO; P2O5… b) Nghiên cứu bước đầu về xử lí phế thải ngành mía đường v Xử lí lá mía, ngọn mía: – Hướng xử lí: Tái sử dụng lá mía, ngọn mía để thay thế phân chuồng bón cho cây mía. – Thực tiễn nghiên cứu: + Vũ Hữu Yêm, Trần Công Hạnh (1995 – 1997) nghiên cứu hiệu quả việc vùi lá và ngọn mía kết hợp với phân NPK. + Tác giả Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đình Mạnh (2001 – 2002) nghiên cứu xử lí lá, ngọn mía bằng chế phẩm vi sinh vật. Đây là phương pháp xử lí tiện lợi và cho hiệu quả kinh tế cao. v Xử lí bã mía: Có các hướng xử lí sau: – Làm chất đốt phục vụ cho khâu chưng cất đường. – Sử dụng làm giá thể nuôi nấm ăn. – Trộn bã mía với đất có bổ sung các chất dinh dưỡng để làm bầu ươm cây giống. v Mùn mía: Dùng men vi sinh vật phân hủy những chất còn lại trong mùn mía và dùng những chủng vi sinh vật có ích có bổ sung NPK để làm phân hữu cơ vi sinh vật bón cho ây trồng. c) Kết quả bước đầu về xử lí phế thải hữu cơ và bã mía. – Xử lí vi sinh vật vào đống ủ có đảo trộn (xử lí hiếu khí và bán hiếu khí): Vi sinh vật được hòa với nước và phun đều vào đống ủ, đảm bảo độ ẩm từ 60 – 70%, đống ủ được đánh thành luống (kích thước 2,0 x 1,5m) dọc theo sân ủ có mái che, cứ 15 ngày đảo trộn 1 lần. – Xử lí vi sinh vật vào bể ủ không đảo trộn (xử lí yếm khí): Cho phế thải vào bể mỗi lớp dày khoảng 30cm rồi phun dịch vi sinh vật vào. Khi đầy bể thì lấy bùn ao trát kín bề mặt bể. Quy trình xử lí chế phẩm vi sinh vật vào đống ủ phế thải 2. Phế thải công nghiệp chế biến cà phê và giải pháp xử lí. a) Phế thải rắn từ vỏ cà phê. – Thành phần có trong phế thải: chủ yếu là lignin, cellulose, hợp chất lignin-cellulose và các chất khác. – Vi sinh vật phân giải: + Nấm: Gồm các giống như Chladomyces; Penicilium; Trichderma; Fusariumoxysporium. + Vi khuẩn: Gồm các chủng như Sporocytophaga methanogenes; Rudbeckia hirta L. – Biện pháp xử lí truyền thống ở Việt Nam là: Dùng một phần vỏ cà phê để làm giá thể nuôi trồng nấm ăn, còn phần lớn đổ vào môi trường gây ô nhiễm. Hiện nay các nhà khoa học đang thử nghiệm xử lí bằng công nghệ vi sinh vật. b) Một số kết quả bước đầu về xử lí phế thải vỏ cà phê bằng vi sinh vật. – Ủ thành đống lớn không có vách ngăn ở ngoài trời, phun chế phẩm vi sinh vật. Sau 4 tháng quá trình mùn hóa được 80%. – Xử lí trong các hố trong vách ngăn ở trong nhà, phun chế phẩm vi sinh vật. Sau 3 tháng quá trình mùn hóa được 80%. – Để tự nhiên ngoài trời không phun chế phẩm vi sinh vật (đối chứng). Sau 1 năm quá trình mùn hóa mới được 80%. c) Tái chế phế thải sau xử lí làm phân bón. Vỏ cà phê ủ 3 – 4 tháng trộn với NPK, phân vi lượng và vi sinh vật hữu hiệu tạo thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng. Kết quả sau khi bón so với đối chứng: - Cây mía: năng suất thực thu tăng 4 – 16%. - Cây ngô: năng suất thực thu tăng 12 – 25%. - Cà phê: năng suất thực thu tăng 11 – 19%. - Cao su: tăng tỉ lệ mủ sau một lần cạo. IV – CHẾ PHẨM VI SINH VẬT XỬ LÍ NƯỚC THẢI. 1. Nguồn nước thải. v Nước thải sinh hoạt: Chứa nhiều phân rác, các hợp chất hữu cơ, các muối hòa tan, nhiều loại vi sinh vật có hại, các loại trứng giun, sán… v Nước thải công nghiệp: Chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ (protein, carbonhydrate, dầu mỡ… ); hemicellulose; lignin; các hợp chất hóa học khó phân hủy khác; kim loại nặng,… 2. Khu hệ vi sinh vật và tác nhân gây bệnh trong nước thải. a) Khu hệ vi sinh vật trong nước thải. – Vi khuẩn gây thối: Pseudomonas fluorecens, P. aeruginosa, Proteus vulgaris, Bac. cereus, Bac. subtilis, Enterobacter cloacae... – Vi khuẩn phân giải đường, cellulose, urea: Cellulose, urea: Bac. cellosae, Bac. mesentericus, Clostridium, Micrococcus urea, Cytophaga sp... – Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh: Thiobacllus, Thiothrix, Beggiatoa. – Vi khuẩn nitrat hóa: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans. – Vi khuẩn phân giải hydrocarbon: Pseudomonas, Nocardia... – Nấm: gồm các giống nấm men Saccharomyces, Candida, Cryptococcus, Rhodotorula, Leptomitus lacteus, Fusarium aquaeducteum... – Tảo: tảo silic Bacillariophyta; tảo lục Chlorophyta; tảo giáp Pyrrophyta. b) Các tác nhân gây bệnh trong nước thải. – Vi khuẩn gây bệnh thương hàn (Salmonella dyenteria). – Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ (Shigella). – Xoắn khuẩn gây chứng sưng gan, sưng thận và tê liệt thần kinh trung ương (Leptospira). – Vi khuẩn đường ruột (E. Coli) và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột thuộc nhóm Coliform. – Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). – Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera). – Các chủng virus như Adenovirus; Echo; Coxsackie. c) Vai trò của vi sinh vật trong việc làm sạch nước thải. Vi sinh vật đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tự làm sạch của nước thải. 3. Các phương pháp xử lí nước thải. a) Xây dựng trạm xử lí nước thải. Sơ đồ hoạt động ở hồ oxy hóa b) Xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học. v Khái niệm Xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học là cách xử lí nước thải lợi dụng khả năng đồng hóa được nhiều nguồn cơ chất khác nhau của vi sinh vật để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải. v Điều kiện – Hợp chất hữu cơ trong nước thải phải là những chất dễ bị oxy hóa. – Nồng độ các chất độc hại, kim loại nặng phải nằm trong giới hạn cho phép. – Nhiệt độ, khí O2, độ pH cũng phải nằm trong giới hạn cho phép. v Thành phần và cấu trúc các loại vi sinh vật tham gia xử lí nước thải: – Sử dụng bùn hoạt tính (activated sludge) hoặc màng vi sinh vật. Đó là tập hợp các loại vi sinh vật với nhau. – Bùn hoạt tính là thể bông màu vàng nâu để dễ lắng, có kích thước 3 – 150nm, bao gồm các vi sinh vật sống (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, protozoa, dòi, giun… ) và cơ chất rắn. v Xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên – Cơ sở khoa học: Dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và nước dưới tác động của các tác nhân sinh học có trong tự nhiên để làm giảm lượng COD và BOD trong nước thải để nước thải trở thành nước lành có thể sử dụng được. – Diễn biến quá trình: Thực hiện ở các cánh đồng tưới, bãi lọc hoặc hồ sinh học. Người ta cho nước thải chảy qua cánh đồng hoặc ao hồ có sẵn, nước thải sẽ thấm qua lớp đất bề mặt còn cặn được giữ lại ở đáy ruộng hoặc ở đáy ao hồ. Trong quá trình tồn lưu nước ở đây, dưới tác dụng của các vi sinh vật cùng các loại tảo và thực vật sẽ diễn ra quá trình oxy hóa sinh học chuyển hóa các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Quá trình oxy hóa nước thải là quá trình cần oxygen (có trong các mao quản của đất hoặc có từ quá trình quang hợp của tảo). Trong điều kiện ít hoặc không có oxygen thì có nhóm vi sinh vật yếm khí sẽ hoạt động để khử nitrat trong nước thải. v Xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo – Xử lí hiếu khí: Nguyên lí chung của quá trình xử lí sinh học hiếu khí là khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trường như các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hấp thụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tiếp đó là giai đoạn khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào qua màng bán thấm (màng nguyên sinh), các chất vào trong tế bào dưới tác dụng của hệ enzyme nội bào sẽ được phân huỷ. Quá trình phân huỷ các chất bẩn hữu cơ xảy ra trong tế bào chất của tế bào sống là các phản ứng oxy hóa khử, có thể biểu diễn ở dạng sau: – Điều kiện: + Đảm bảo đủ O2 liên tục suốt quá trình xử lí nước thải. + Nồng độ chất bẩn hữu cơ phải thấp hơn ngưỡng cho phép. + Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phân giải nước thải. 4. Một số quy trình xử lí nước thải bằng công nghệ vi sinh v Bể lọc sinh học v Bể sục khí v Xử lí nước thải bằng công nghệ vi sinh vật theo phương pháp hiếu khí Sơ đồ xử lí nước thải bằng công nghệ vi sinh theo phương pháp hiếu khí v Xử lí kị khí Sơ đồ xử lí nước thải bằng phương pháp kị khí Các dạng công trình xử lí kị khí – Bể tự hoại – Bể lắng hai vỏ – Bể lọc methane cổ điển – Bể lọc kị khí AF – Bể xử lí sinh học kị khí với dòng chảy ngược – Công trình kết hợp giữa UASB và AF – Xử lí nước thải theo công nghê USA KẾT LUẬN Rác thải là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Làm sao để giải quyết lượng rác thải khổng lồ từ những khu công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt? Biện pháp nào đem lại hiêụ quả tốt nhất, triệt để nhất? Phải làm sao để những hình ảnh trên không còn nữa, thay vào đó là một môi trường trong sạch hơn, an toàn hơn, thân thiện hơn. Điều đó đòi hỏi chúng ta không chỉ là tìm kiếm một phương pháp hiệu quả, mà cần hơn nữa là ý thức của mỗi người trong việc giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà chung. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay con người sử dụng đang ngày càng cạn kiệt, trong khi đó con người lại không nhìn thấy nguồn tài nguyên quý giá ngay bên cạnh mình. Rác thải sẽ là nguồn tài nguyên dồi dào và hữu ích nếu như ta biết cách xử lí và chế biến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docseminar_vi_sinh_nong_nghiep_nhom2_6302.doc